NHỮNG THUỘC TÍNH ĐẶC BIỆT CỦA NGƯỜI NGHE KINH

Đối với những người được nghe kinh hay đối với các bậc hiền trí và các bậc thánh, khi được mất, khen chê đến với họ, họ liền suy tư về bản chất vô thường, khổ, và vô ngã của chúng, nhờ vậy họ không bị lay động. đây là chỗ khác nhau giữa một kẻ phàm phu và một bậc thánh trong cách phản ứng. Bậc thánh được trang bị đầy đủ với kiến thức kinh điển (āgama suta), và đồng thời các ngài, nhờ hành thiền, đã tự mình chứng ngộ bản chất vô thường, khổ, và vô ngã của mọi hiện tượng. Sự chứng ngộ đó là Adhigama suta. Nói gì đến bậc thánh, ngay cả một bậc thiện trí phàm phu (kalyāna puthujjana) được trang bị với kiến thức kinh điển cũng ngộ ra được chân lý sâu sa ấy. Thực sự ra, bậc thiện trí phàm phu cũng được kể trong nhóm những bậc có giới đức hay các bậc thánh. Ngay cả một người chỉ nghe và chấp nhận lời dạy của đức Phật cũng được gọi là đệ tử của Ngài rồi.

 SUY TƯ VỀ ĐƯỢC MẤT, KHEN CHÊ

Như vậy, là đệ tử của đức Phật chúng ta nên suy tư về bản chất vô thường của lợi đắc, danh vọng khi chúng đến, và cũng nên suy tư trên những phiền hà, lo lắng khi phải giữ gìn những tài sản và vật sở hữu ấy. Ở đây, những phiền hà này không liên quan đến sự khó chịu hay bệnh hoạn của thân mà liên quan đến những ảo tưởng xuất phát từ việc hưởng lạc và những đau khổ, ưu sầu do được, mất gây ra. Dukkha hay khổ đề cập ở đây có ba loại: Hành Khổ (sazkhāra dukkha), Hoại Khổ (viparināma dukkha), Lý Do Khổ (pāriyāya dukkha). Hành Khổ là kết quả của sự vô thường và bất toại nguyện của các các pháp đã xảy ra và tình trạng hoàn toàn không thể kiểm soát được của chúng. Cái gọi là ‘Lợi đắc’ hay ‘được’ trong cuộc sống có thể bị hủy diệt và tình trạng dễ bị hủy diệt này là điều không dễ chịu, không vừa ý. Và đó gọi là Khổ hay Hành Khổ. Loại thứ hai, Hoại Khổ gây ra bởi sự thay đổi và biến hoại của những vật người ta đã nhận được. Nếu một người không tiếp tục có được những vật mình muốn hay nếu những cái họ đã nhận được bị mất đi hay bị hủy diệt đi, Hoại Khổ này sẽ xảy ra. Lý do khổ, thực sự được kể trong loại khổ thứ hai này bởi vì nó liên quan đến nguyên nhân của khổ. Vì thế khi bạn có được hay nhận được vật gì hãy suy tư trên tính chất vô thường và có thể bị hoại diệt của chúng. Và lợi đắc có thể bị hoại diệt như thế nào thì chủ nhân của lợi đắc cũng dễ bị hoại diệt như vậy. đây là tư duy đúng hay chánh tư duy.

Nếu bạn có suy nghĩ đúng, bạn sẽ không bị áp đảo bởi sự vui thích và thỏa mãn mà những lợi đắc ấy mang lại. ‘Cảm giác vui thích của người có suy tư đúng chẳng bao lâu sẽ biến mất; nó sẽ không tồn tại lâu đối với người ấy,” đức Phật nói như vậy. Theo cách tương tự, sầu khổ có thể khởi lên trong tâm của người có suy nghĩ đúng cũng sẽ chết yểu hay không tồn tại lâu. Người như vậy có thể bình thản nói rằng lợi đắc đến khi (đúng thời) chúng đến và lợi đắc đi khi (đúng thời) chúng đi. Nhiều thứ khác nữa có thể sẽ đến khi gặp hoàn cảnh thuận lợi. “Ta sinh ra vốn không có gì, và bây giờ với những gì ta có, như thế đã là đủ,” họ cũng sẽ suy tư trên bản chất dễ bị hoại diệt của các pháp như vậy.

Chúng ta thử nghĩ xem. Một chiếc bình đất sẽ bể khi bị rơi nhưng một chiếc bình làm bằng kim loại thì không. đó là điều tự nhiên. Chúng ta nên suy xét trên bản chất của các pháp và chấp nhận những gì xảy đến với một cái tâm an tịnh. Tuy nhiên, có trường hợp những người lớn tuổi sẽ trở nên giận dữ khi thấy người trẻ làm bể vật gì do đánh rơi. Họ thường không nhận ra bản chất của các pháp. Hãy nhớ rằng một vật đã bể không thể trở lại nguyên vẹn và hoàn hảo như xưa cho dù bạn có than tiếc nó. Vì thế chúng ta phải luôn suy tư trên bản chất vô thường và khả hoại của các pháp và chấp nhận những hệ quả của chúng với một thái độ thích hợp mà trong Pā©i gọi là Như Lý Tác Ý (yoniso manasikāra).

Nếu bạn có thể đón nhận mọi việc khi chúng xảy ra với ý thức chấp nhận và thích nghi, bạn sẽ không đau khổ nhiều khi bị mất mát. đối với một phàm nhân cái khổ sẽ giảm bớt, đối với bậc thánh nhập lưu và nhất lai cái khổ sẽ ít hơn, và đối với một bậc A-la-hán thì hoàn toàn không có khổ. Người nào có thể giữ được tâm mình trước được mất, khen chê người ấy sẽ có dư thời gian để kiến tạo thiện tâm. Khi họ được lợi, họ có thể xua tan tâm trạng vui thích và sở hữu bằng cách ghi nhận (với chánh niệm) trạng thái tâm ấy. Tương tự, họ có thể ghi nhận sự chán nản đang hiện hữu và nhờ vậy xua tan được nó khi đương đầu với sự mất mát. Như vậy, nếu sự chán nản phát sanh, nó sẽ diệt ngay tức thời. Và họ sẽ có sự bình yên trong tâm. đức Phật nói rằng người không hoan hỷ khi lợi đắc đến, và buồn tiếc khi mất mát xảy ra sẽ không khát khao lợi đắc hay cảm thấy chán nản đối với sự mất mát. Người như vậy sẽ hoàn thành công việc của họ, đó là hành thiền.

 

 

Các bài viết trong sách

Dhamma Paññā

BQT trang Theravāda cố gắng sưu tầm thông tin tài liệu Dhamma trợ duyên quý độc giả tìm hiểu về Dhamma - Giáo Pháp Bậc Giác Ngộ thuyết giảng suốt 45 năm sau khi Ngài chứng đắc trở thành Đức Phật Chánh Đẳng Chánh Giác vào đêm Rằm tháng 4, tìm hiểu thêm phương pháp thực hành thiền Anapana, thiền Vipassana qua các tài liệu, bài giảng, pháp thoại từ các Thiền Sư, các Bậc Trưởng Lão, Bậc Thiện Trí.

Trả lời

Từ điển
Youtube
Live Stream
Tải app