THOÁT KHỎI MỌI KHỔ ĐAU

Sự giải thoát khỏi khổ vừa đề cập ở các phần trước chỉ là thoát khỏi cái khổ trong kiếp hiện tại. Khi một người trở thành bậc thánh A-la-hán và nhập vô dư Niết-bàn, tất cả mọi loại khổ sẽ biến mất và sự tịnh lạc sẽ được bảo đảm. đức Phật đưa ra sự bảo đảm này trong phần kết luận.

Kẻ vô văn phàm phu (puthujjana) không rõ biết bản chất vô thường, khổ, và vô ngã của những giai đoạn thăng trầm (sự thể hiện của pháp thế gian, lokadhamma), vì thế người ấy hân hoan khi các pháp thế gian tốt đến và cảm thấy đau khổ khi đối diện với những pháp thế gian xấu. Lúc gặp nghịch cảnh như vậy, người ấy bị tràn ngập với tham (lobha) và sân (dosa), phạm vào những nghiệp bất thiện, và vì vậy không thể thoát khỏi khổ đau. Tuy nhiên, đối với người có nghe pháp, nhận thức được những thăng trầm của cuộc đời hợp theo pháp thế gian, ghi nhận bản chất vô thường, khổ, và vô ngã của chúng với chánh kiến. Vị ấy không quá vui khi những pháp thế gian tốt đến trong cuộc sống cũng không chán chường khi lượt pháp thế gian xấu đến, và nhất là không để bị áp đảo bởi tham và sân. Vị ấy tận dụng những cơ hội tốt để tạo thiện nghiệp và nhờ vậy có được phước báu, nhất là phước hành thiền. Vì thế, trong đời hiện tại vị ấy thoát khỏi khổ tâm, và khi vị ấy đắc đạo quả A-la-hán và nhập Niết Bàn, vị ấy hoàn toàn thoát khỏi mọi khổ đau. Người trí có được những đức như vậy. 

THEO BÀI KINH HẠNH PHÚC

Theo Hạnh Phúc Kinh (Ma|gala Sutta), người trí không bị tác động bởi những cuộc tấn công của các Pháp Thế Gian, ngược lại, kẻ vô văn phàm phu sẽ bị kích động mãnh liệt. đó là sự khác biệt lớn nhất giữa kẻ ngu và người trí. Vì thế đức Phật nói:

Phutthassa lokadhammehi, 

Cittaµ yassa na kampati. 

Asokam virajaµ khema½, 

Eta½ mangamuttama. 

(‘Khi xúc chạm việc đời, 

Tâm không động, không sầu, 

Tự tại và vô nhiễm, 

Là phúc lành cao thượng. HT Viên Minh) 

“Dù bị tấn công bởi những thăng trầm của cuộc đời thuận theo pháp thế gian, tâm của bậc A-la-hán, hay tâm của vị đa văn đệ tử Phật, không có sự giao động. Không có sự sầu muộn; không bị những phiền não bao phủ; không có sự hiểm nguy hay sợ hãi, tâm ấy đã thoát khỏi sầu muộn, phiền não hay đe dọa. Tâm ấy có đầy đủ phúc lành cao thượng.” 

Mọi người chúng ta nên đối diện những cuộc tấn công của pháp thế gian với tâm vững chắc như tâm của vị A-la-hán. Muốn được như vậy, chúng ta phải thực hành để trở thành một bậc A-la-hán. Nếu bạn không thể đạt đến giai đoạn ấy, hãy nỗ lực để đạt đến giai đoạn bất lai, hay nhất lai hay nhập lưu. Tất nhiên trong ba giai đoạn này bạn không thể bất động hoàn toàn (trước các pháp thế gian), cũng không thể có sự ổn định trong tâm vì bạn chưa hoàn toàn thoát khỏi tham và sân. Tuy nhiên khi bạn đến được giai đoạn nhập lưu (sotāpan) bạn đã có đủ thông tin về pháp nhờ vậy bạn có thể thực hành minh sát, suy xét tương đối tốt trên tính chất vô thường, khổ, và vô ngã của các hiện tượng và như vậy có thể chịu đựng được những cuộc tấn công của pháp thế gian.

Ngay cả khi bạn chưa đạt đến giai đoạn nhập lưu, bạn vẫn có thể chịu đựng được những cuộc tấn công của pháp thế gian đến một mức độ nào đó nhờ hành thiền. Nếu bạn phát triển được định tâm thêm nữa và hay biết rõ tính chất đặc biệt của các hiện tượng danh sắc và tin chắc rằng không có gì hấp dẫn trong các hiện tượng này, lúc đó bạn có thể chịu đựng được những cuộc tấn công của pháp thế gian tốt hơn nữa. Nếu định của bạn tiến triển thêm và nhận thức được các hiện tượng danh sắc tách biệt nhau và dưới dạng vô thường, khổ, và vô ngã, sức chịu đựng của bạn sẽ tăng cường thêm, và sẽ tìm được sự khuây khỏa nhiều hơn.

Nếu trí thuộc thiền định (samādhiđā|a) được phát triển thêm nữa, bạn có thể thấy rõ những thay đổi không ngừng trong chuỗi nghiệp quả (hay thấy các hiện tượng danh sắc sanh và diệt không ngừng) của kiếp sống với thái độ xả, và đến giai đoạn này kể như bạn đã đắc Hành Xả Trí (sa|khārupekkhā đā|a). Là người hành thiền, lúc đó bạn sẽ có được sự thanh thản và giữ được tâm bất động, không vui cũng không buồn trước những thăng trầm hay thưởng phạt của pháp thế gian. Dù không được đầy đủ như một bậc Ala-hán, nhưng ít nhất bạn cũng có được sự bình yên và thanh thản ở một mức độ nào đó. Nếu bạn nỗ lực tu tập để phát triển trí tuệ minh sát, bạn sẽ đạt đến giai đoạn cuối cùng của A-la-hán thánh đạo trí (arahatta magga đāïa) và trở thành một bậc A-la-hán, lúc đó bạn sẽ có đầy đủ phúc lành cao thượng. Tất cả chúng ta nên nỗ lực để đạt đến giai đoạn cuối cùng của sự bất động tâm.

Đến đây chấm dứt bài giảng về Pháp Thế Gian (Lokadhamma). Bài giảng này được gởi đến toàn thể quý vị như một lời Chúc Mừng Năm Mới. Cầu mong quý vị, những người được nghe và đọc cuốn sách này với lòng kính trọng, có thể thực hành đức nhẫn nại và chịu đựng trước các cuộc tấn công của pháp thế gian, để chúng được đoạn trừ hoàn toàn, và sự an tịnh của Niết Bàn luôn luôn ngự trị trong tâm quý vị! 

(Sādhu! Sādhu! Sādhu!)

 

 

Các bài viết trong sách

Dhamma Paññā

BQT trang Theravāda cố gắng sưu tầm thông tin tài liệu Dhamma trợ duyên quý độc giả tìm hiểu về Dhamma - Giáo Pháp Bậc Giác Ngộ thuyết giảng suốt 45 năm sau khi Ngài chứng đắc trở thành Đức Phật Chánh Đẳng Chánh Giác vào đêm Rằm tháng 4, tìm hiểu thêm phương pháp thực hành thiền Anapana, thiền Vipassana qua các tài liệu, bài giảng, pháp thoại từ các Thiền Sư, các Bậc Trưởng Lão, Bậc Thiện Trí.

Trả lời

Từ điển
Youtube
Live Stream
Tải app