CÂU HỎI CỦA ĐỨC VUA MILANDA

Liên quan tới sự kiện xảy ra tại làng Pañcasala, ñức Vua Milanda ñã ñặt câu hỏi này cho thánh tăng Nāgasena. “Tôn giả luôn luôn nói rằng ðức Phật là người có nhiều phước báu, ngài nhận ñược rất nhiều vật phẩm cúng dường, như y phục, thức ăn, trú xứ và thuốc trị bệnh, bốn thứ vật dụng thích hợp cho một vị tỳ-kheo, rồi sau ñó Tôn giả lại nói rằng ðức Phật có lúc thậm chí còn không nhận ñược dù chỉ một muỗng cơm khi ngài ñi khất thực trong ngôi làng Pañcasala. Hai lời tuyên bố này thực là mâu thuẫn nhau. Nếu ðức Phật có nhiều phước báu, lẽ ra ngài không nên nói có lúc ngài không nhận ñược dù một muỗng cơm. Nếu ðức Phật ñã không nhận ñược dù chỉ một muỗng cơm như vậy, không nên nói rằng ðức Phật có nhiều phước báu. Tôn giả Nāgasena, xin ngài vui lòng giải thích sự không nhất quán này cho trẫm hiểu.”

CÂU TRẢ LỜI CỦA THÁNH TĂNG Nāgasena 

“Tâu đại vương Milanda, nói rằng đức Phật là người có nhiều phước báu là điều chính xác. Và cũng chính xác khi nói rằng đức Phật không nhận được gì dù chỉ là một muỗng cơm ở làng Pađcasala. Nhưng sự kiện ngài không nhận được gì tại làng Pađcasala không chứng minh rằng đức Phật đang trong tình trạng thiếu thốn. Giống như, chúng ta không thể nói: một người dân quê kia đi đến cung điện của nhà vua cùng với món quà là một chai mật ong hay một tổ ong. Người lính gác cửa cung điện nói với người dân quê: Giờ này không phải là giờ đức Vua tiếp khách. Cút đi nếu không ta sẽ tống giam ngươi bây giờ.” Người dân quê quá sợ hãi và bỏ đi đem theo món quà mà ông có ý định dâng cho đức vua. đức vua kể như bị tước đoạt mất món quà này, nhưng liệu điều đó có nghĩa rằng đức vua đã rơi vào tình trạng thiếu thốn không? 

“Cũng vậy, đức Phật có nhiều phước báu nhưng trong trường hợp này, Ma-Vương hành xử giống như người gác cửa của đức vua, đã ngăn dân làng không cho đặt bát đến ngài. Liệu điều đó có chứng tỏ rằng đức Phật rơi vào tình cảnh thiếu thốn không? đại Vương không nên nghĩ như vậy. Ngoại trừ ngày hôm đó, đức Phật, suốt bốn mươi lăm năm, tức hơn mười sáu ngàn bốn trăm ngày, có rất nhiều món quà đã được cúng dường đến ngài mỗi ngày. Vì thế, nói rằng đức Phật có nhiều phước báu là chính xác.” Tôn giả Nāgasena đã nói như vậy để trả lời câu hỏi của đức Vua.

Chúng ta phải biết rằng, nhờ bố thí ba-la-mật (dāna pārami) mà đức Phật đã hoàn thành trong suốt bốn a-tăngkỳ và một trăm ngàn đại kiếp trước, ngài có một lượng phước báu to lớn gồm đủ mọi loại. Tuy nhiên, trong ngày hôm ấy, ít nhất ngài cũng phải chịu sự thiếu thốn do âm mưu đen tối của Ma-Vương. Ngài đã đương đầu với giai đoạn alabha (mất lợi) của pháp thế gian một cách vui vẻ trong thời gian ngắn đó. Còn đối với hàng phàm phu chúng ta, pháp thế gian bất lợi sẽ đến thăm chúng ta không ngừng. Nếu chúng ta có thể đi theo dấu chân của đức Phật với niềm tin lớn nơi ngài và trau dồi đức tính nhẫn nại để chịu đựng những cuộc tấn công của nghịch cảnh chúng ta sẽ lắng dịu được những day dứt của khổ đến một mức nào đó.

 ĐỨC PHẬT CŨNG PHẢI DÙNG LÚA NGỰA

Mười hai năm sau khi thành đạo, có lần đức Phật đi đến thị tứ Verađja, một vùng đất ở phía Tây Ấn độ. Ngài ngồi dưới một bóng cây gọi là cây Naleru cách thị tứ ấy không xa. Cái cây được đặt tên theo tên của thần dạ-xoa chiếm hữu cây đó. Cũng như ở Miến điện chúng ta có một số cây mà người ta nói là có phi nhân ở và được gọi theo tên của phi nhân ấy vậy. Cùng đi với đức Phật có năm trăm vị Tỳ-kheo.

Lúc bấy giờ một người Bà-la-môn nọ, là cư dân của thị tứ ấy, đi đến chỗ đức Phật và đưa ra những lời buộc tội ngài, đức Phật nhân dịp này thuyết cho ông ta nghe một bài pháp, và ông ta đắc đạo quả nhập lưu. Sau đó nguời Bàla-môn thỉnh đức Phật nhập hạ tại thị tứ của mình. đức Phật nhận lời, và cùng với năm trăm vị Tỳ-kheo an cư mùa mưa tại đó.

Người Bà-la-môn ở Verađja thỉnh đức Phật an cư mùa mưa tại đây nhưng ông ta lại không xây dựng một tịnh xá cho ngài. Do đó năm trăm vị Tỳ-kheo phải tìm nơi trú ấn ở bất cứ chỗ nào có thể được gần cây đó. Cũng may năm đó một đợt hạn hán kéo dài nên các vị Tỳ-kheo không bị phiền phức do mưa làm ướt.

Trong khi ở tại đó, Ma-vương đã làm những điều ác của y. Ông khiến cho cư dân sống trong phạm vi một dotuần (khoảng 6 miles) quanh đó không biết đến (sự hiện diện) đức Phật, và chúng tăng. Ngoài ra còn có một nạn đói. Bản thân cư dân ở đó cũng chỉ được cung cấp thức ăn theo khẩu phần. Thời bấy giờ sự thông tin liên lạc tệ đến nỗi việc phân phối hàng hóa cũng gặp phải tình trạng thảm họa. Nhiều người chết đói. Không ai trong thị tứ cúng dường thức ăn cho chư Tăng.

Lúc bấy giờ năm trăm người buôn ngựa từ vùng Kashmir phía Bắc Ấn độ cũng đi đến thị tứ đó. Vì có nạn đói nên không ai mua ngựa, trong khi đó ở quê nhà của họ mùa mưa đã đến, nên họ buộc phải ở lại. Những người thương buôn này muốn dâng cúng vật thực đến đức Phật và các vị Tỳ-kheo nhưng vì họ chỉ là những người tạm trú, không có những phương tiện để thực hiện việc cúng dường hàng ngày. Họ chỉ mang theo một lượng lớn pukula hay một loại lúa mì dai để nuôi ngựa. Từ pukula6 thường được dịch là lúa ngựa. Những thương buôn này chỉ cho ngựa ăn ngày một lần thay vì hai như họ thường làm trước đây, và cúng dường phần thức ăn cho ngựa đó đến đức Phật và Tăng chúng. Vì họ chỉ là những người tạm trú nên không có điều kiện giã gạo và nấu nướng để dâng cúng thức ăn đã chín cho đức Phật. Các vị Tỳ-kheo phải tự làm những gì nhóm thương buôn này cúng dường cho họ.

Lúa ngựa phải được nấu chín và hong khô dưới nắng mặt trời, sau khi lúa khô đem nghiền hoặc giã nát rồi trộn với nước để làm thành cơm ăn. Công việc đòi hỏi phải được làm theo nhóm, mỗi nhóm tám hoặc mười vị Tỳkheo. Những thương buôn cũng cúng dường bơ và mật ong đến đức Phật và chư Tăng. Trưởng lão Ānanda tự tay làm món ăn và dâng đến đức Phật. Người ta nói rằng các vị chư thiên nhân cơ hội đó đã bỏ thức ăn chư thiên của họ vào món ăn ấy. đức Phật thọ nhận món ăn, và sau khi thọ thực, ngài nhập thánh quả định và trải qua trọn ngày hôm ấy dưới gốc cây Naleru. Các vị Tỳ-kheo khác, ngoại trừ Ānanda, đều là thánh A-la-hán. Chúng ta biết Tôn giả Ānanda lúc đó mới chỉ là một bậc thánh nhập lưu. Vì thế, các vị Tỳ-kheo khác cũng ngồi quanh gốc cây và nhập vào thánh quả định cả ngày. Theo cách tương tự đức Phật và năm trăm vị A-la-hán trải qua mùa an cư tại vùng có nạn đói hoành hành ấy. đây là một trường hợp mà chúng ta buộc phải có sự thán phục đối với đức Phật và các vị đệ tử của ngài.

Tất nhiên đối với một người khả năng hiểu biết bình thường sự việc này không làm họ hoàn toàn thỏa mãn. Có thể người ấy sẽ hỏi tại sao đức Phật, người đã tạo nhiều phước báu và những thiện nghiệp cao quý trong vô lượng kiếp như vậy, lại buộc phải ăn loại thức ăn tầm thường này. Và các vị đệ tử của ngài, đều là bậc thánh A-la-hán, cũng phải ăn những món ăn khiêm tốn như vậy nữa sao? Câu trả lời đơn giản thôi. Cả đức Phật và các bậc thánh A-la-hán đều không được miễn trừ khỏi pháp thế gian. đó sẽ là câu trả lời ngắn gọn và thỏa mãn nhất. Còn câu trả lời trong Kinh PāLi thì như sau:

Phussassāham pāvacane, sāvake pribhāsayim. 

Yavam khādattha bhuđjatha, mā ca bhuđjatha sālayo. 

Tena kammavipakena, temāsam khāditam yavam. 

Nimantito brāhmanena, veriđjāyam vasim tadā.

Đức Phật nói , “Trong thời kỳ đức Phật Phussa, Ta đã nói các đệ tử của vị ấy phải ăn lúa ngựa (mayaw rice), thay vì ăn loại gạo salay (gạo làm từ lúa Sali) mềm và nhỏ hơn. điều này ta nói theo cách đe dọa. Do quả nghiệp của việc sử dụng ngôn ngữ lăng mạ ấy mà ta đã nhận lời thỉnh cầu của bà-la-môn Verađja an cư mùa mưa tại thị tứ Verađja này và buộc phải ăn loại lúa ngựa thô.”

Người ta có thể đặt câu hỏi, nếu đức Phật tránh cái thị tứ bị Ma ám ấy và đi đến một nơi khác để an cư mùa mưa thì có tốt hơn không. Chúng ta phải nhớ rằng quả nghiệp sẽ theo đức Phật bất cứ nơi đâu ngài đi, và vì vậy dù ngài ở lại đó nhập hạ hay đi chỗ nào khác cũng không làm khác đi được. Ma vương sẽ theo ngài và lừa gạt những người dân ở đó không cho họ cúng dường thức ăn cho ngài và các đệ tử của ngài. Ở lại Verađja vẫn tốt hơn vì chính ở đó còn có những người buôn ngựa dừng lại và ít ra họ cũng cúng dường lúa ngựa đến cho ngài và các vị đệ tử của ngài.

Vậy thì, người ta có thể hỏi tại sao Ma vương không làm ma thuật đối với những người buôn ngựa. Vấn đề này, phải nói là ông ta hơi trễ một tí. Trong khi Ma vương mê hoặc những người dân trong vùng, lúc ấy những người buôn ngựa đã cúng dường lúa ngựa đến đức Phật và các đệ tử của ngài rồi. Và bất cứ những gì đã được dâng cúng cho đức Phật không thể bị cám dỗ bởi bất cứ ai. đây là những gì Milinda Pađhā (tác phẩm Mi Tiên Vấn đáp), và các bản chú giải nói.

Đến đây chúng ta đã biết lý do tại sao đức Phật phải dùng lúa ngựa, đó là quả nghiệp bất thiện của ngôn ngữ lăng mạ ngài đã sử dụng trong một tiền kiếp trước. Thế còn năm trăm vị Tỳ-kheo đệ tử của ngài thì sao? Chúng ta có thể suy ra rằng, nếu một nhân cách như đức Phật sẽ thành (chỉ đức Phật) phạm vào một khẩu nghiệp như vậy, năm trăm vị Tỳ-kheo sẽ là các vị A-la-hán này chắc chắn đã phạm một tội tương tự ở một trong những tiền kiếp của họ vậy.

Mọi người chúng ta cần phải suy nghĩ về điểm này. Nếu một nhân cách như đức Phật còn phải trả quả của nghiệp dưới hình thức bị từ chối phước hay bị mất lợi (alābha) như trên, chúng ta, những kẻ phàm phu, một ngày nào đó chắc chắn sẽ phải đương đầu với một nghịch cảnh như vậy, và tất cả cái chúng ta phải làm là noi theo tấm gương của đức Phật, chịu đựng cảnh cơ hàn. Chúng ta nên trầm tư, suy xét như vậy, và trong khi tỏ ra khâm phục sự nhẫn nại và chịu đựng của đức Phật cũng đừng quên thực hành đức tính nhẫn nại và chịu đựng ấy giống như ngài. Chúng ta cũng nên suy xét đến sự kham nhẫn, chịu đựng của năm trăm vị đệ tử Phật, những người đã buộc phải tự giã loại lúa ngựa dai nhách để nấu thành cơm và ăn nó, loại gạo có thể nói là hạ cấp hơn rất nhiều so với loại gạo thường hiện nay chúng ta dùng, và tìm thấy sự kính phục từ nơi họ.

Vì thế đức Phật nói: “Này Ānanda, các ông là bậc hiền nhân, các ông đã đạt được thành công. Các ông đã chiến thắng được Tham (lobha) và những mong muốn tầm thường”.

Chiến thắng của đức Phật đối với sự thiếu thốn vật thực nằm ở lòng kham nhẫn và sức chịu đựng vô biên của ngài. Ngôi làng Verađja bị lâm vào nạn đói nhưng những ngôi làng kế bên không bị; có thể những ngôi làng này rất sung túc. Các vị đệ tử Phật đã không trách ngài vì đã chọn ở lại ngôi làng Verađja. Mọi người đều chịu đựng với sự kham nhẫn. đó là lý do vì sao đức Phật nói với thị giả Ānanda rằng tất cả những đệ tử của ngài đã đạt được sự thành công.

Sự chiến thắng tâm tham của các vị nằm ở sự kiện các vị đã không đi khất thực ở những chỗ xa hơn mà không có lý do xác đáng để trở về trong ngày, các vị cũng không chuyển đến nơi khác, vì như vậy kể như đã bị đứt hạ (phá vỡ lời nguyện nhập hạ tại nơi ấy). Sự chiến thắng những mong muốn tầm thường của các vị, như mong muốn nhận được lợi dưỡng bằng phương tiện phi pháp, nằm ở sự chế ngự không khoe khoang những pháp thượng nhân mà mình đã chứng, không tuyên bố rằng mình đã đạt đến quả vị Ala-hán cho mọi người biết để họ cúng dường tứ sự cho mình.

Sau khi đức Phật tán dương năm trăm vị Tỳ-kheo xong, Ngài tiên đoán rằng các vị Tỳ-kheo trong thời vị lai sẽ trở nên tham lam hơn nhiều. Ngài nói: “Nhiều vị sư trong tương lai sẽ rất kén chọn những vật phẩm mà người Phật tử cúng dường cho họ. Họ sẽ nói, món cơm này quá cứng, hay quá mềm, món cà-ry nọ mặn quá, hay nêm ít muối quá, món này, món nọ,…chua quá hay lạnh quá.” Ngày nay, những vị sư như thế chúng ta có thể tìm thấy rất nhiều vậy.

 

 

Các bài viết trong sách

Dhamma Paññā

BQT trang Theravāda cố gắng sưu tầm thông tin tài liệu Dhamma trợ duyên quý độc giả tìm hiểu về Dhamma - Giáo Pháp Bậc Giác Ngộ thuyết giảng suốt 45 năm sau khi Ngài chứng đắc trở thành Đức Phật Chánh Đẳng Chánh Giác vào đêm Rằm tháng 4, tìm hiểu thêm phương pháp thực hành thiền Anapana, thiền Vipassana qua các tài liệu, bài giảng, pháp thoại từ các Thiền Sư, các Bậc Trưởng Lão, Bậc Thiện Trí.

Trả lời

Từ điển
Youtube
Live Stream
Tải app