MỤC LỤC

 

Thiền Sư Mahāsi Sayādaw   1

PHÁP THẾ GIAN (Lokadhamma)       1

Tựa    7

Giới Thiệu     11

Pháp Thế Gian Là Gì?        13

LOKADHAMMA        14

Tám Pháp Thế Gian 15

Giàu SangHạnh Phúc Là Quan Trọng          19

Mọi Người đều Thích Các Pháp Tốt         21

Tốt và Xấu đi Chung Với Nhau     21

Người Ta Thường Hoan Hỷ Khi Gặp Điều Vừa Ý          22

Đức Phật và các bậc A-la-hán cũng phải gặp các Pháp Thế Gian      24

Phúc Lành Cao Thượng      26

Câu Hỏi        27

Câu Trả Lời Của Các Vị Tỳ Kheo  28

Sự Giải Thích Của Đức Phật         29

Không Thoát Khỏi Khổ       31

Yāsavà Ayāsa         31

Khen và Chê (Nindā và Pasanā)  32

Hạnh Phúc và Khổ Đau (Sukhavà Dukkha)       33

Những Thuộc Tính Đặc Biệt Của Người Nghe Kinh      34

Suy Tư về Được Mất, Khen Chê   34

Thoát Khỏi Khổ       37

Cách Tốt Nhất để Giũ Sạch Lo Lắng       38

Được Danh và Mất Danh    38

Khen và Chê           39

Mối Quan Hệ Giữa Khổ Đau Và Hạnh Phúc       40

Cách Chữa Rất Hiệu Quả   41

Mất Lợi (alabha) và Đức Phật      43

Câu Hỏi Của Đức Vua Milanda     48

Câu Trả Lời Của Thánh Tăng Nāgasena 49

Đức Phật Cũng Phải Dùng Lúa Ngựa      50

Vua Asoka và Nửa Quả Lý Gai     56

Đức Phật Cũng Có Lúc Không Ai Theo    57

Đức Phật Trước Những Lời Vu Khống      61

Lời Buộc Tội của Nàng Ciñcā        61

Lời Buộc Tội Của Sundari   63

Khổ Thân và Đức Phật       74

Thoát Khỏi Mọi Khổ đau    79

 Theo Bài Kinh Hạnh Phúc  80

Tại Sao Gọi Là Như Lai      83

Sayadaw USīlānanda         83

____________________

TỰA

Pháp Thế Gian (Loka Dhamma) là một bài Kinh rất phổ biến trong Phật Giáo. Bài Kinh này đã được Tôn giả Mahāsi Sayādaw giảng giải và viết lại thành sách bằng tiếng Miến, sau đó nó đã được dịch và xuất bản sang tiếng Anh. Bản dịch do ông U On Pe (bút danh Tet Toe), một nhà văn và học giả Anh ngữ nổi tiếng, ông cũng là thành viên trong Ban Phiên Dịch của Trung Tâm Mahasī Sāsana Yeiktha.

Tạng Kinh phần lớn bao gồm những bài kinh do chính đức Phật thuyết vào những dịp thích hợpkhác nhau và tạo thành một trong Ba Tạng Kinh điển (Tipitaka) của Phật Giáo. Có thể nói Kinh Tạng giống như một bộ sách thuốc vì những bài kinh trong đó được giảng giải hợp theo những cơ hội khác nhau và căn cơ của những người nghe khác nhau.

Trong số những bài Kinh Phật mà ngài Mahāsi Sayādaw thuyết giảng, một số bài đã được dịch sang tiếng Anh đặc biệt cho những người quan tâm đến triết học Phật giáo. Việc chọn dịch này được thực hiện bởi Ban Phiên Dịch của tổ chức Buddha Sāsanā Nuggaha với sự chấp thuận cuối cùng của Ngài Mahāsi Sayādaw. Cũng có một số bài Kinh khác được dịch sang tiếng Anh và đang trong tiến trình xuất bản.

VỀ TÔN GIẢ SAYADAW MAHASI

Tôn giả Mahāsi Sayādaw sinh năm 1904 tại Seikkhun, một ngôi làng trù phú và được nhiều người biết đến với kỹ nghệ dệt tay của nó trong thị trấn Shwebo nổi danh lịch sử ở vùng Thượng Miến. Bhaddanta Sobhana mà mọi người chúng ta thường gọi là Tôn giả Mahāsi Sayādaw, được xem như một trong những bậc thầy nổi tiếng về Thiền Minh Sát cả ở trong nước lẫn ngoài nước. Ngài nằm trong số những bậc tôn túc đệ nhất về Giới định Tuệ.

Nhờ thực hành liên tục và bền bỉ từ khi mới bắt đầu thọ giới Tỳ-kheo năm 20 tuổi, Tôn giả Mahāsi Sayādaw đã đạt được nhiều danh hiệu cao quý như: Mahā Therā (đại Trưởng Lão), Sāsāna-dhaja-siri-pavara dhammacariya (Pháp Sư Ưu Tú trong Phật Giáo), Agga Mahā Pandita (đại TríTuệ). Trong kỳ kết tập Tam Tạng Lần Thứ Sáu [1], ngài đã nổi lên như một bậc thầy và người hướng dẫn lừng danh trong lãnh vực thiền Minh sát. Tôn giả Mahāsi Sayādaw còn bỏ công sức ra để viết lại những bài giảng của ngài bằng thứ ngôn ngữ phổ thông hầu giúp những đệ tử của ngài có thể hiểu một cách dễ dàng những triết lý cao sâu và khó hiểu của pháp, đặc biệt nhấn mạnhđến những bài tập Minh Sát thực tiễn sao để mọi người có thể bắt đầu tiến hành từng bước cho đến khi đạt đến sự chứng đắc cuối cùng của Trí Tuệ (pađđā).

Trong việc phiên dịch những bài Kinh chọn lọc sang Anh ngữ Ban Phiên Dịch đã cố gắng hết sứcđể giữ lại phần tinh túy chứa đựng trong kinh và sự chính xác mang tính học thuật của tác giảđồng thời làm cho nó thành một bản dịch có thể đọc được đối với mọi người. Tất cả những cuốn sách Pháp này được viết bằng loại ngôn ngữ phổ thông và giản dị vì lợi ích của người học Phật bình thường, giúp họ nắm bắt và hiểu được đầy đủ những khái niệm thực của triết học Phật giáo thâm sâu.

Hy vọng cuốn sách “Pháp Thế Gian” hiện nay sẽ đóng vai trò như một người hướng dẫn hữu ích, và đưa ra được một cách áp dụng thực tiễn để chuyển hóa những khổ đau của cuộc sống vô thường thành hạnh phúc đích thực. Nó cũng giới thiệu một phương pháp dễ dàng để kềm chếnhững tham ái xuất phát từ vô minh và những thôi thúc mù quáng bằng phương tiện hành thiền đơn giản vốn sẽ cho bạn sự ổn định cần thiết của tâm. Sự thực cơ bản về cái chúng ta gọi là cuộc đời chỉ là hợp thể của Danh và Sắc (thân và tâm) do nghiệp (kamma) tác thành. Và do đó nó có khuynh hướng dẫn đến sự biến hoại, già nua, bệnh tật và cuối cùng là chết. đời người đầy những khổ đau, bất trắc và bấp bênh. để xử trí những Pháp Thế Gian chắc chắn sẽ xảy ra, và để có khả năng chịu đựng những khổ đau và giảm thiểu đến mức tối đa những nóng giận, sầu muộn, thất vọng, tham muốnrắc rốimọi người đều phải chịu khi đã sanh trong cuộc đời này, tập sách Pháp Thế Gian này sẽ chứng tỏ được sự hữu ích của nó.

Trong tập sách, Tôn giả Mahāsi Sayādaw đã trích dẫn một số những trường hợpviện dẫnnhững câu chuyệnliên quan trong Giáo Pháp của đức Phật theo cách đơn giảnthú vị nhất để thuyết phục người đọc rằng khổ không xảy ra với một người không còn dính mắc vào Danh-Sắc và rằng bậc trí, người đã kiểm soát được tâm tínhsuy nghĩ của mình, có thể chịu đựngđược những cuộc tấn công của pháp thế gian, hay những thăng trầm của cuộc sống vốn chắc chắn sẽ xảy ra. điều này rõ ràng chỉ ra cho thấy kẻ vô văn phàm phu không có tri kiến chân chánh và sự yên lắng của tâm trong khi người trí luôn phòng hộ những ý nghĩ của mình và thanh lọc những thói xấu khỏi tâm trong bất kỳ trường hợp nào khi đối diện với những thăng trầm của cuộc đời.

Cầu mong quý vị có thể chế ngự được tự thân đúng theo Pháp và có được hạnh phúc.

 

Min Swe Thư Ký

Buddha Sāsana Nuggaha Organization

Mahāsi Sāsana Yeikth Yangon

[1] Kỳ Kết Tập Tam Tạng Lần Thứ Sáu được tổ chức vào năm 1954 tại Yangoon, Miến Điện. Trong kỳ kết tập này ngài đứng vai trò vấn kinh (hỏi kinh), một vai trò tương đương với vai trò của Đại Trưởng Lão Ca-diếp trong cuộc kết tập lần thứ nhất.

 

 

—————————–

Bài viết được trích từ cuốn Pháp Thế Gian, tác giả Tỳ Khưu Mahasi Sayadaw

Link  cuốn Pháp Thế Gian
Link  tải sách ebook Pháp Thế Gian
Link  video cuốn Pháp Thế Gian
Link  audio cuốn Pháp Thế Gian
Link  thư mục tác giả Tỳ Khưu Mahasi Sayadaw
Link  thư mục ebook Tỳ Khưu Mahasi Sayadaw
Link  giới thiệu tác giả Tỳ Khưu Mahasi Sayadaw
Link  tải app mobile Phật Giáo Theravāda

Các bài viết trong sách

Dhamma Paññā

BQT trang Theravāda cố gắng sưu tầm thông tin tài liệu Dhamma trợ duyên quý độc giả tìm hiểu về Dhamma - Giáo Pháp Bậc Giác Ngộ thuyết giảng suốt 45 năm sau khi Ngài chứng đắc trở thành Đức Phật Chánh Đẳng Chánh Giác vào đêm Rằm tháng 4, tìm hiểu thêm phương pháp thực hành thiền Anapana, thiền Vipassana qua các tài liệu, bài giảng, pháp thoại từ các Thiền Sư, các Bậc Trưởng Lão, Bậc Thiện Trí.

Trả lời

Từ điển
Youtube
Live Stream
Tải app