TỐT VÀ XẤU ĐI CHUNG VỚI NHAU

Đôi khi người ta có thể đạt được những gì họ muốn, hay có thể thành tựu được những mục đích của mình. Song cũng có lúc họ không đạt được những gì mình mong muốn, và thậm chí có thể mất đi những gì mình đã có. Và, cho dù một vài thứ có thể ở lại với bạn suốt đời, khi chết bạn cũng phải bỏ lại chúng. Vì thế, khi bạn có Labha (được lợi), thì Alabha (Alabha) cũng sẽ có đi theo bạn.

Một thời, bạn có thể có vợ (chồng), bạn có thể có những bạn bè, người đồng hành và nhiều người theo mình; nhưng cũng không ít lần bạn bị mất hết những người ấy. Ngay cả Đức Phật, người luôn luôn có một số đông đồ chúng theo sau, đôi khi ngài cũng buộc phải sống một mình. Vì thế, không ai có thể hy vọng luôn luôn được người này người nọ chăm sóc; cuối cùng khi chúng ta chết, chúng ta phải bỏ lại tất cả. Yāsa (có tùy tùng) luôn luôn có Ayāsa (không có tùy tùng) đi kèm nghĩa là như vậy.

Bạn được khen vì bạn đáng được khen. Được khen là tốt nhưng với điều kiện bạn phải thực sự xứng đáng với lời khen ấy. Chỉ sau khi bạn đã nỗ lực hết sức mình, bạn nhận được lời khen, lời khen thực sự chứ không phải lời tâng bốc, và bạn buộc phải cố gắng hơn nữa để giữ gìn sự quý trọng ấy. Ngay cả như vậy, nếu có người nào hiểu lầm hay ghét bạn, hoặc nếu, một điều gì đó xảy ra khiến bạn bị chỉ trích hay chê bai, bạn đánh mất sự quý trọng mà bạn đã từng nỗ lực để giữ nó. Ngay cả ðức Phật, bậc đã dứt sạch những lầm lỗi, cũng còn phải chịu sự chỉ trích và chê bai của người khác; nói gì đến những người bình thường như chúng ta. Vì thế khen luôn luôn đi kèm với chê.

Hạnh phúc và đau khổ cũng thế, luôn đi chung với nhau. Nếu gặp những hoàn cảnh thuận lợi bạn tìm được hạnh phúc và thành công, và nếu những hoàn cảnh bất lợi, bạn sẽ rơi vào đau khổ. Điều này cũng giống như khi đi bộ. Khi đi, mỗi lần bạn chỉ đứng trên một chân trong khi chân kia phải nhấc lên. Hạnh phúc và đau khổ cũng thay phiên nhau như vậy.

NGƯỜI TA THƯỜNG HOAN HỶ KHI GẶP ĐIỀU VỪA Ý

Bạn phải học cách đón nhận các pháp thế gian với thái độ nhẫn nại và hiểu biết. Ai không thể kham nhẫn và hiểu biết bản chất của các pháp thế gian sẽ vô cùng hoan hỷ và kích động khi gặp những điều vừa ý và chán nản, tuyệt vọng khi rơi vào cảnh khốn cùng hoặc gặp những điều bất lợi. 

Người ta thường đau khổ khi gặp những điều xấu vốn là một sự thể hiện của pháp thế gian. Nếu bạn không nhận được những món quà của cuộc sống hay bị mất đi những gì bạn đã có; nếu bạn bị bỏ rơi một mình không có ai theo; nếu bạn bị chỉ trích hay chê bai; nếu bạn phải chịu đựng những chứng bệnh và cảnh cơ cực, bạn sẽ cảm thấy đau khổ và buồn chán. ðiều này luôn luôn là như vậy. 

Có những trường hợp người ta trở nên điên lọan hay phải chết do lâm vào cảnh cùng quẩn, nghèo nàn. Họ cảm thấy bị chấn động cực kỳ khi đánh mất tài sản. Theo Kỳna-giáo (Jainism), tài sản là một phần của sự sống đối với con người. Cái tội lớn nhất là độc ác với sự sống, và vì tài sản tạo thành một phần của sự sống, nên tước đoạt tài sản của một người có nghĩa là đã giết chết người đó, vì thế nó được xem là một trọng tội. Tài sản, theo niềm tin của tôn giáo này, là một yếu tố hỗ trợ chính của sự sống, vì thế nếu một người bị tước đoạt mất tài sản, cuối cùng họ có thể chết do thiếu phương tiện sinh sống trong cuộc đời mà tài sản vốn cho họ. Nói rằng tài sản là một phần của sự sống là hoàn toàn hợp lý theo luận cứ của họ. Mất lợi (Alābha) có thể giết chết một người là như thế. 

Bạn sẽ khổ sở nếu bị tước đoạt mất những người đồng hành và tùy tùng. Bạn cảm thấy khó chịu khi bị chỉ trích hay chế nhạo, và tính nghiêm trọng của nỗi khổ ấy có thể được đo lường bằng sự sắc bén của lời chỉ trích và sự thâm thúy của lời chế nhạo. Nỗi đau chắc chắn sẽ lớn hơn trong trường hợp của sự mưu sát thanh danh. Những bất an về thể xác loại nhẹ bạn có thể phớt lờ, nhưng những bệnh tật và sự bạc đãi ở những mức độ khác nhau luôn luôn làm cho bạn không thể chịu đựng được, và đó thường được xem là một nỗi bất hạnh lớn.

 

 

Các bài viết trong sách

Dhamma Paññā

BQT trang Theravāda cố gắng sưu tầm thông tin tài liệu Dhamma trợ duyên quý độc giả tìm hiểu về Dhamma - Giáo Pháp Bậc Giác Ngộ thuyết giảng suốt 45 năm sau khi Ngài chứng đắc trở thành Đức Phật Chánh Đẳng Chánh Giác vào đêm Rằm tháng 4, tìm hiểu thêm phương pháp thực hành thiền Anapana, thiền Vipassana qua các tài liệu, bài giảng, pháp thoại từ các Thiền Sư, các Bậc Trưởng Lão, Bậc Thiện Trí.

Trả lời

Từ điển
Youtube
Live Stream
Tải app