VUA ASOKA VÀ NỬA QUẢ LÝ GAI

Nhiều người trong chúng ta đều biết đức vua Pháp A-dục (Dhammāsoka) quyền lực như thế nào, và giàu sang ra sao. Vì những mục đích hoằng dương Phật giáo, đức Vua có thể bỏ ra cả trăm tỷ đồng (tính theo tiền hiện nay) để bố thí. Tuy nhiên, cuối đời, vị vua quyền lực và giàu sang này chỉ có nửa trái lý gai mỗi ngày, theo Thanh Tịnh đạo (Visuddhi Magga):

Sakala½ medinim bhutva, datvā kotisata½ sukhi andamalakamatassa, ante issaratam gato.

“Đức Vua Asoka cực kỳ giàu có, sau khi hưởng được một thu nhập khổng lồ. Ngài chi tiêu cả trăm tỷ khi cần, nhưng cuối cùng ngài đã bị cắt giảm chỉ còn lại một nửa quả lý gai. Như vậy ngài đã bị tước đoạt mất cả quyền lực và sự sung túc.”

Khi đức vua Adục về già và bệnh hoạn, các quan cận thần của ngài đã chuyển quốc khố sang cho người cháu nội, tức Thái Tử. đức vua thích bố thí đến mức có thể cho người ta cả những chiếc cốc vàng và đĩa bạc để đựng thức ăn hàng ngày cho ngài. Vì thế các quan cận thần thấy rằng nếu thức ăn đem dâng cho ngài bằng cốc vàng đĩa bạc thì ngài sẽ cho đi nữa. Từ đó cốc đồng và đĩa đồng được sử dụng, và đức vua cũng vẫn bố thí cho đến cuối cùng khi chỉ nửa quả lý gai được dâng lên ngài trong một chiếc cốc đất. đức vua phán hỏi những người hầu, “Ai là người cai trị đất nước này?” Những người hầu nói rằng chính vua là người cai trị. Vua nói, “Không phải vậy, Ta đã mất vương vị rồi. Giờ đây ta chỉ có nửa trái lý gai mỗi ngày thôi.” Chẳng bao lâu sau vua băng hà. Luận giải Dibyāvadana nói như vậy. Và Thanh Tịnh đạo cũng nói như vậy. Chúng ta nên suy tư trên câu chuyện của đức Vua A-dục và thực hành lối sống biết tri túc, biết vừa lòng đối với những gì mình có nhờ vậy sẽ bớt khổ.

 ĐỨC PHẬT CŨNG CÓ LÚC KHÔNG AI THEO

Đức Phật thường có rất đông đồ chúng vây quanh nhưng cũng không ít lần ngài chẳng có ai bên cạnh. Một hôm khi đức Phật đang du hành cùng với người thị giả của ngài là Trưởng lão Nagāsamāla, bất ngờ vị Trưởng lão này yêu cầu đức Phật nhận lại y bát của ngài và nói rằng vị ấy muốn bỏ ngài. đức Phật bắt buộc phải nhận lại y bát và ra đi một mình. Nhưng việc đó xảy ra không lâu. Trưởng lão Nagāsamāla sau đó bị những kẻ xấu không những ăn cắp mất y bát mà còn đánh vị ấy bể đầu, vì thế vị ấy phải quay trở lại với đức Phật.

Lần khác, đức Phật đi đến làng Jantu cùng với một vị Tỳ kheo có tên là Meghiya. Khi họ đi ngang qua một rừng xoài, Meghiya nói với đức Phật rằng vị ấy muốn vào hành thiền trong khu rừng ấy và yêu cầu đức Phật lấy lại y bát của ngài. đức Phật thấy sự không thích hợp này và yêu cầu Meghiya chờ cho đến khi có một vị Tỳ-kheo khác đi đến, nhưng Meghiya vẫn cứ nằng nặc. Vì thế đức Phật lấy lại y bát từ nơi vị ấy, và ở lại đó một mình. Tình trạng đơn độc của đức Phật không đến nỗi quá lâu. Meghiya đi vào rừng xoài và ngồi trên một tảng đá để hành thiền. Nhưng trong lúc đang hành thiền vị ấy bị tấn công bởi những tà tư duy và dục vọng bất xứng. Lý do vị ấy bị như vậy là vì chính trên tảng đá ấy một trăm kiếp trước Meghiya đã hưởng lạc với các vũ công và hầu thiếp của mình; vị ấy làm vua trong những kiếp đó. Những vết tích của dục lạc quá khứ đã dính trên tảng đá ấy như nó từng là, và vị ấy đã bị chúng khơi dậy trong ý nghĩ một cách vô ý thức. Lúc ấy vị ấy quên mình là một vị Tỳ-kheo và cứ ngỡ như mình là vị vua đang hưởng lạc trên tảng đá này. Cũng chính trên tảng đá ấy, khi làm vua, vị ấy đã kết án tử hình một người ăn trộm và một người khác chung thân vì bị buộc tội ăn cắp.

Meghiya rất kinh ngạc trước những tư duy bất xứng đã tấn công vị ấy một cách bất ngờ khi đang hành thiền như vậy. Sau đó vị ấy chợt hiểu ra lý do tại sao đức Phật lại ngăn không cho vị ấy đi vào trong rừng xoài hành thiền. Và vị ấy quyết định trở lại với đức Phật.

Lại một lần khác, tại thị tứ Kosambi một cuộc tranh cãi nỗ ra giữa các vị Tỳ-kheo nhân sự kiện để lại một ít nước trong gáo tắm ở nhà cầu. đó không phải là một vấn đề quan trọng nhưng cuộc tranh luận vẫn bùng lên khiến các vị Tỳ-kheo bị chia thành hai nhóm. đức Phật đã cố gắng dàn xếp những bất đồng nhưng vô ích, vì thế đức Phật đã rời khỏi ngôi chùa Ghositārāma của thị tứ ấy và đi vào trong rừng Palele7, tại đó ngài sống một mình suốt ba tháng an cư. Tôn giả Ānandā lẽ ra đã đi cùng với đức Phật nhưng vị ấy biết rằng đức Phật muốn sống tại đó một mình. Trong khu rừng Palele một thớt tượng lớn (một chú voi khổng lồ) đã chăm sóc những nhu cầu cần thiết cho đức Phật. Hàng ngày đức Phật đi đến ngôi làng Palele để khất thực. Những người trong làng dựng một thảo am cho ngài trú mưa nắng. Theo quan niệm thế gian thì điều kiện sống của đức Phật trong giai đoạn đó là không thỏa mãn, nhưng đối với đức Phật thì nó là một cuộc sống hạnh phúc thực sự, một cuộc sống đem lại sự bình yên cho tâm hồn.

Mọi người chúng ta nên suy gẫm đến tâm trạng của đức Phật trong những điều kiện sống không tiện nghi như vậy và cố gắng trau dồi sự bình yên của tâm để tìm được hạnh phúc thực sự.

Đối với những người có đầu óc thế tục tất nhiên sẽ không thích sống một mình và chắc chắn sẽ rất buồn trong trạng thái cô đơn và bị bỏ rơi một mình như vậy. Có ai đã từng muốn sống không bạn bè, và có ai từng tránh được điều kiện sống như vậy chưa? Mọi người rồi ai cũng phải trải qua những tình trạng bị tước đoạt mất người thân yêu, hay những người tùy tùng như vậy, vì đó là pháp thế gian (lokadhamma). Trong năm cuối cùng của cuộc đời, đức Phật cũng bị bỏ lại một mình một thời gian ngắn, trước khi ngài nhập vô dư niết bàn.

Đức Phật dừng chân tại một ngôi làng lớn gọi là Medalupa cách kinh đô Sāvatthi của Vua Pasenadi, nước Kosala khoảng 24 dặm. Nghe tin, Vua Pasenadi đi đến cúng dường đức Phật. Trước khi bước vào nơi ở của đức Phật vua cởi bỏ triều phục và giao nó cho Digha Kārāyana, một người cháu của tướng quân Bandhura, tư lệnh tối cao của quân đội, và đi vào một mình. Vua đảnh lễ đức Phật và trao đổi với ngài về những vấn đề liên quan đến tôn giáo.

Trong khi đó, Digha Kārāyana đưa triều phục cho Vidūdabha, hoàng tử con của vua Pasenadi, và tôn vị này làm vua. Họ bỏ đức vua tại nơi ấy cùng với một con ngựa và một người hầu gái, và đi đến kinh thành Sāvatthi. Khi vua Pasenadi hầu chuyện với đức Phật xong bước ra, người hầu gái trình báo sự việc cho vua rõ. đức vua lúc đó quyết định đi đến chỗ cháu của mình, vua Ajatassatu (Axà-thế), để xin vị này giúp đỡ giết phản tặc. đoạn đường xa hơn 45 do-tuần (khoảng 300 dặm), vì thế khi đức vua đến được nhà nghỉ ở ngoài cổng thành Rajagaha, ngài chết vì bệnh và hoàn toàn kiệt sức.

Vào thời ấy Vua Pasenadi là một vị vua rất quyền lực ở Trung Ấn độ, nhưng do số phận đã định, ngài chết không có đoàn tùy tùng nào ngoài người hầu gái và con ngựa trong một căn nhà nghỉ bên ngoài kinh đô Vương Xá xa lạ. đó thực sự là một câu chuyện buồn, nhưng nó làm sáng tỏ những vận hành của hoàn cảnh bất lợi theo quy luật của cuộc sống, hay theo pháp thế gian. Vì thế khi chúng ta suy tư trên số phận của vị vua quyền lực này chúng ta có thể tìm được sự khuây khỏa khỏi khổ đau do những cuộc tấn công của pháp thế gian gây ra.

 

 

Các bài viết trong sách

Dhamma Paññā

BQT trang Theravāda cố gắng sưu tầm thông tin tài liệu Dhamma trợ duyên quý độc giả tìm hiểu về Dhamma - Giáo Pháp Bậc Giác Ngộ thuyết giảng suốt 45 năm sau khi Ngài chứng đắc trở thành Đức Phật Chánh Đẳng Chánh Giác vào đêm Rằm tháng 4, tìm hiểu thêm phương pháp thực hành thiền Anapana, thiền Vipassana qua các tài liệu, bài giảng, pháp thoại từ các Thiền Sư, các Bậc Trưởng Lão, Bậc Thiện Trí.

Trả lời

Từ điển
Youtube
Live Stream
Tải app