3.2-   Upapajjavedanīyakamma: Hậu-Kiếp-Quả-Nghiệp

Upapajjavedanīyakamma: Hậu-kiếp-quả-nghiệp là nghiệp cho quả tái-sinh kiếp kế-tiếp (kiếp thứ nhì).

Thế nào gọi là hậu-kiếp-quả-nghiệp cho quả tái-sinh kiếp kế-tiếp (kiếp thứ nhì)?

Upapajjavedanīyaṃ phalaṃ etassāti: upapajja- vedanīyaṃ.

Nghiệp nào cho quả tái-sinh kiếp kế-tiếp liền sau khi kết thúc kiếp hiện-tại (kiếp thứ nhất), nghiệp ấy gọi là hậu-kiếp-quả-nghiệp, là nghiệp cho quả tái-sinh kiếp kế-tiếp (kiếp thứ 2), đó là tác-ý tâm-sở đồng sinh với 12 bất-thiện-tâm (12 ác-tâm) và 8 đại-thiện-tâm làm phận sự dục-giới tác-hành-tâm (kāmajavanakicca), sát-na tâm thứ 7 của dục-giới tác-hành-tâm (cuối cùng) trong mỗi dục-giới lộ-trình-tâm.

Upapajjavedanīyakamma: Hậu-kiếp-quả-nghiệp   là nghiệp cho quả tái-sinh kiếp kế-tiếp, có 2 loại nghiệp:

3.2.1- Ác-nghiệp cho quả tái-sinh kiếp kế-tiếp.

3.2.2- Đại-thiện-nghiệp cho quả tái-sinh kiếp kế-tiếp.

Dục-giới lộ-trình-tâm có 7 sát-na-tâm của dục-giới tác- hành-tâm (kāmajavanacitta)

(Biểu đồ) 

Mọi ác-nghiệp, mọi đại-thiện-nghiệp đều được thành tựu trong phần 7 sát-na dục-giới tác-hành-tâm (kāma-javanacitta) cùng một loại tâm sinh rồi diệt liên  tục trong mỗi dục-giới lộ-trình-tâm mà thôi.

Trong 7 sát-na dục-giới tác-hành-tâm cùng một loại tâm sinh rồi diệt liên tục, mà tác-ý tâm-sở (cetanā- cetasika) đồng sinh trong mỗi sát-na dục-giới tác-hành- tâm làm phận sự tạo nghiệp cho quả khác nhau như sau:

Tác-ý tâm-sở đồng sinh trong sát-na dục-giới tác- hành-tâm thứ nhất làm phận sự tạo nghiệp cho quả ngay kiếp hiện-tại (kiếp thứ nhất) gọi là hiện-kiếp-quả- nghiệp (diṭṭhadhammavedanīyakamma).

Tác-ý tâm-sở đồng sinh trong sát-na dục-giới tác- hành-tâm thứ 7 làm phận sự tạo nghiệp cho quả tái- sinh kiếp kế-tiếp (kiếp thứ nhì) gọi là hậu-kiếp-quả- nghiệp (upapajjavedanīyakamma).

–   Tác-ý tâm-sở đồng sinh trong 5 sát-na dục-giới tác- hành-tâm, từ sát-na dục-giới tác-hành-tâm thứ 2 đến sát-na dục-giới tác-hành-tâm thứ 6 làm phận sự tạo nghiệp có cơ hội cho quả kiếp sau sau từ kiếp này đến kiếp kia kể từ kiếp thứ 3 cho đến kiếp chót của bậc Thánh A-ra-hán trước khi tịch diệt Niết-bàn (nếu có cơ hội thì cho quả) gọi là kiếp-kiếp-quả-nghiệp (aparā- pariyavedanīyakamma).

Thật ra, trong 7 sát-na dục-giới tác-hành-tâm trong mỗi dục-giới lộ-trình-tâm, thì sát-na dục-giới tác-hành- tâm thứ 7 đóng vai trò chính yếu trong mọi thân hành động, khẩu nói năng, ý suy nghĩ để tạo thân ác-nghiệp hoặc thân thiện-nghiệp, khẩu ác-nghiệp hoặc khẩu thiện-nghiệp, ý ác-nghiệp hoặc ý thiện-nghiệp. Cho nên, sát-na dục-giới tác-hành-tâm thứ 7 cuối cùng này có nhiều năng lực hơn 6 sát-na dục-giới tác-hành-tâm trước, bởi vì, sát-na dục-giới tác-hành-tâm thứ 7 tiếp nhận được đầy đủ sự hỗ trợ của thường-tác-duyên (āsevanapaccaya) từ 6 sát-na dục-giới tác-hành-tâm sinh rồi diệt theo tuần tự.

Vì vậy, tác-ý tâm-sở đồng sinh với sát-na dục-giới tác-hành-tâm thứ 7 này tạo nghiệp cho quả tái-sinh kiếp kế-tiếp (kiếp thứ nhì) liền sau khi kiếp  hiện-tại (kiếp thứ nhất) kết thúc (chết), không có khoảng cách thời gian chờ đợi, nghĩa là trong cận-tử lộ-trình-tâm (maraṇāsannavīthicitta) các tâm sinh rồi diệt theo tuần tự đến tử-tâm (cuticitta) diệt (chết) kết thúc kiếp hiện-tại cũ,  liền  tiếp  theo  tái-sinh-tâm  (paṭisandhicitta)  sinh  (1 sát-na-tâm) bắt đầu kiếp mới (kiếp hiện-tại mới), rồi diệt, tiếp theo là hộ-kiếp-tâm (bhavaṅgacitta) hộ-trì giữ gìn suốt kiếp hiện-tại của mỗi chúng-sinh nói chung, mỗi con người nói riêng.

Cho  nên,  tái-sinh-tâm  (paṭisandhicitta)  kiếp  hiện-tại mới này hoàn toàn khác với tử-tâm (cuticitta) kiếp trước.

3.2.1. Ác-nghiệp cho quả tái-sinh kiếp kế-tiếp

Trong tất cả mọi ác-nghiệp thì chỉ có ác-nghiệp trọng-yếu (akusala garukakamma) là ác-nghiệp chắc chắn cho quả tái-sinh kiếp kế-tiếp (kiếp thứ nhì) mà thôi.

Ác-nghiệp trọng-yếu có 2 loại đó là ác-nghiệp tà- kiến cố-định và ác-nghiệp vô-gián trọng-tội.

Trong 2 loại ác-nghiệp trọng-yếu này, nếu người nào có ác-nghiệp tà-kiến cố-định là ác-nghiệp hoàn toàn không tin nghiệp và quả của nghiệp, có tà-kiến chấp-thủ, không chịu từ bỏ cho đến lúc lâm chung, thì sau khi người ấy chết, chắc chắn ác-nghiệp tà-kiến cố-định có quyền ưu tiên, có cơ hội ưu tiên cho quả trong thời-kỳ tái-sinh  kiếp  kế-tiếp  (paṭisandhikāla)  có  suy-xét-tâm đồng sinh với thọ xả là quả của ác-nghiệp ấy gọi là tái- sinh-tâm (paṭisandhicitta) làm phận sự tái-sinh kiếp kế-tiếp hóa-sinh làm chúng-sinh trong cõi đại-địa-ngục Avīci, chịu quả khổ của ác-nghiệp ấy trong đại-địa-ngục này suốt thời gian lâu dài nhiều đại-kiếp trái đất không hạn định.

Nếu người nào không có ác-nghiệp tà-kiến cố-định, mà có ác-nghiệp vô-gián trọng-tội là giết mẹ, giết cha, giết bậc Thánh A-ra-hán, làm bầm máu bàn chân của Đức-Phật, chia rẽ chư tỳ-khưu-Tăng, dù phạm 1 trong   5 ác-nghiệp vô-gián trọng-tội này, sau khi người ấy chết, thì chắc chắn ác-nghiệp vô-gián trọng-tội này có quyền ưu tiên, có cơ hội ưu tiên cho quả trong thời-kỳ tái-sinh  kiếp  kế-tiếp  (paṭisandhikāla)  có  suy-xét-tâm đồng sinh với thọ xả là quả của ác-nghiệp ấy gọi là tái- sinh-tâm (paṭisandhicitta) làm phận sự tái-sinh kiếp kế- tiếp hóa-sinh làm chúng-sinh trong cõi đại-địa-ngục Avīci, chịu quả khổ của ác-nghiệp ấy trong đại-địa-ngục ấy suốt thời gian lâu dài nhiều đại-kiếp trái đất, cho đến khi mãn quả của ác-nghiệp ấy, mới thoát ra khỏi cõi địa- ngục được.

Hai loại ác-nghiệp trọng-yếu này chính là upapajja-vedanīyakamma: hậu-kiếp-quả-nghiệp đó là ác-nghiệp cho quả tái-sinh kiếp kế-tiếp (kiếp thứ nhì) liền sau khi kiếp hiện-tại thứ nhất kết thúc (chết).

Ngoài 2 loại ác-nghiệp trọng-yếu này ra, còn lại các ác-nghiệp khác, sau khi người ấy chết, nếu ác-nghiệp nào gặp nghịch-duyên (vipatti) có cơ hội thì ác-nghiệp ấy cho  quả  trong  thời-kỳ  tái-sinh  kiếp  kế-tiếp  (paṭisandhi- kāla) có suy-xét-tâm đồng sinh với thọ xả là quả của ác-nghiệp  ấy  gọi  là  tái-sinh-tâm  (paṭisandhicitta)  làm phận sự tái-sinh kiếp kế-tiếp vào 1 trong 4 cõi ác-giới (địa-ngục, a-su-ra, ngạ-quỷ, súc-sinh), chịu quả khổ của ác-nghiệp ấy, cho đến khi mãn quả của ác-nghiệp ấy.

3.2.2- Đại-thiện-nghiệp cho quả tái-sinh kiếp kế-tiếp

Trong tất cả mọi đại-thiện-nghiệp không có đại-thiện- nghiệp nào gọi là đại-thiện-nghiệp chắc chắn cho quả trong thời-kỳ tái-sinh kiếp kế-tiếp. Cho nên, sau khi người nào chết, nếu đại-thiện-nghiệp nào gặp thuận- duyên (sampatti) có cơ hội thì đại-thiện-nghiệp ấy cho quả  trong  thời-kỳ  tái-sinh  kiếp  kế-tiếp  (paṭisandhikāla) có đại-quả-tâm gọi là tái-sinh-tâm (paṭisandhicitta) làm phận sự tái-sinh kiếp sau vào 1 trong 7 cõi thiện dục-giới là cõi người hoặc 6 cõi trời dục-giới. Đại-thiện-nghiệp ấy gọi là upapajjavedanīyakamma: hậu-kiếp-quả-nghiệp cho quả tái-sinh kiếp kế-tiếp (kiếp thứ nhì) liền sau khi kiếp hiện-tại (kiếp thứ nhất) kết thúc (chết).

Tóm lại, nghiệp upapajjavedanīyaamma: hậu-kiếp- quả-nghiệp có 2 loại nghiệp là ác-nghiệp và đại-thiện- nghiệp cho quả kiếp kế-tiếp (kiếp thứ nhì) có 2 thời-kỳ:

1-  Hậu-kiếp-quả-nghiệp là nghiệp cho quả trong thời- kỳ tái-sinh kiếp kế-tiếp (paṭisandhikāla)((kiếp thứ nhì).

2-  Hậu-kiếp-quả-nghiệp là nghiệp cho quả trong thời- kỳ sau khi đã tái-sinh kiếp kế-tiếp (pavattikāla), kiếp hiện-tại (kiếp thứ nhì).

Tất cả mọi ác-nghiệp, mọi đại-thiện-nghiệp thuộc về upapajjavedanīyakamma: hậu-kiếp-quả-nghiệp là nghiệp cho  quả  trong  thời-kỳ  tái-sinh  kiếp  kế-tiếp  (paṭisandhi- kāla) (kiếp thứ nhì) và cho quả trong thời-kỳ sau khi đã tái-sinh (pavattikāla), kiếp hiện-tại (kiếp thứ nhì).

Nếu upapajjavedanīyakamma: hậu-kiếp-quả-nghiệp nào không có cơ hội cho quả trong thời-kỳ tái-sinh kiếp kế-tiếp (paṭisandhikāla) (kiếp thứ nhì) và cũng không có cơ hội cho quả trong thời-kỳ sau khi đã tái-sinh kiếp kế- tiếp (pavattikāla) kiếp hiện-tại (kiếp thứ nhì), thì upapajja-vedanīyakamma  ấy  đều  trở  thành vô-hiệu-quả-nghiệp (ahosikamma) không còn có cơ hội nào cho quả được nữa.

Nghiệp theo thời gian cho quả được phân định căn  cứ 7 sát-na dục-giới tác-hành-tâm trong mỗi lộ-trình-tâm.

*    Tâm-sở tác-ý trong dục-giới tác-hành-tâm thứ nhất gọi   là   diṭṭhadhammavedanīyakamma:   hiện-kiếp-quả- nghiệp là nghiệp chỉ cho quả trong kiếp hiện-tại (kiếp thứ nhất) mà thôi.

*   Tâm-sở tác-ý trong dục-giới tác-hành-tâm thứ 7 gọi là upapajjavedanīkamma: hậu-kiếp-quả-nghiệp là nghiệp chỉ cho quả tái-sinh kiếp kế-tiếp (kiếp thứ nhì) sau kiếp hiện-tại kết thúc mà thôi.

Vì vậy, diṭṭhadhammavedanīyakamma và upapajja- vedanīkamma này gọi là nghiệp cho quả theo thời gian nhất định.

Các bài viết trong sách

Dhamma Paññā

BQT trang Theravāda cố gắng sưu tầm thông tin tài liệu Dhamma trợ duyên quý độc giả tìm hiểu về Dhamma - Giáo Pháp Bậc Giác Ngộ thuyết giảng suốt 45 năm sau khi Ngài chứng đắc trở thành Đức Phật Chánh Đẳng Chánh Giác vào đêm Rằm tháng 4, tìm hiểu thêm phương pháp thực hành thiền Anapana, thiền Vipassana qua các tài liệu, bài giảng, pháp thoại từ các Thiền Sư, các Bậc Trưởng Lão, Bậc Thiện Trí.

Trả lời

Từ điển
Youtube
Live Stream
Tải app