4.3- Rūpāvacarakusalakamma: Sắc-giới thiện-nghiệp

Phần dục-giới thiện-nghiệp (đại-thiện-nghiệp) và quả của dục-giới thiện-nghiệp (đại-thiện-nghiệp) đã giải thích xong, tiếp theo giải thích sắc-giới thiện-nghiệp và quả của sắc-giới thiện-nghiệp.

Trong quyển sách này chỉ trình bày, giải thích nghiệp và quả của nghiệp, cho nên, phần sắc-giới thiện-nghiệp này không trình bày phương pháp thực-hành pháp-hành thiền-định dẫn đến chứng đắc 5 bậc thiền sắc-giới thiện- tâm(1), mà chỉ trình bày, giải thích về sắc-giới thiện- nghiệp và quả của sắc-giới thiện-nghiệp mà thôi.

Sắc-giới thiện-nghiệp

Sắc-giới thiện-nghiệp đó là  tác-ý tâm-sở (cetanā- cetasika) đồng sinh với 5 sắc-giới thiện-tâm, cho nên sắc- giới thiện-nghiệp có 5 loại thuộc về ý thiện-nghiệp.

5 sắc-giới thiện-tâm đó là 5 bậc thiền sắc-giới thiện- tâm phát sinh do nương nhờ nơi đề-mục thiền-định.

Pháp-hành thiền-định có 40 đề-mục thiền-định:

–  10 đề-mục hình vòng tròn kasiṇa.

–  10 đề-mục tử thi bất-tịnh (asubha).

–  10 đề-mục niệm-niệm (anussati).

–  4 đề-mục tứ vô-lượng-tâm (appamaññā).

–  1 đề-mục vật-thực đáng nhờm (āhāre paṭikkūlasaññā).

–  1 đề-mục phân tích tứ-đại (catudhātuvavatthāna).

–  4 đề-mục vô-sắc (āruppa).

Trong 40 đề-mục thiền-định này, mỗi đề-mục có tính chất khác nhau, thô hoặc vi-tế khác nhau, nên dẫn đến chứng đắc bậc thiền sắc-giới thiện-tâm khác nhau, được phân loại 40 đề-mục thiền-định theo tính chất như sau:

*  10 đề-mục dẫn đến cận-định (upacārasamādhi):

1-  Đề-mục niệm-niệm 9 Ân-Đức-Phật (Buddhānussati).

2- Đề-mục niệm-niệm 6 Ân-Đức-Pháp (Dhammānussati).

3-  Đề-mục niệm-niệm 9 Ân-Đức-Tăng (Saṃghānussati).

4- Đề-mục niệm-niệm giới trong sạch của mình (Sīlā-nussati).

5- Đề-mục niệm-niệm sự bố-thí của mình (Cāgānussati)

6- Đề-mục niệm-niệm 5 pháp chư-thiên có nơi mình (Devānussati).

7- Đề-mục niệm-niệm trạng thái an-lạc tịch tịnh Niết- bàn (Upasamānussati).

8-  Đề-mục niệm-niệm về sự chết (Maraṇānussati).

9-  Đề-mục vật thực đáng nhờm (Āhāre paṭikkūlasaññā).

10- Đề-mục phân tích tứ-đại (catudhātavavatthāna).

Hành-giả thực-hành 1 trong 10 đề-mục thiền-định này chỉ có khả năng dẫn đến cận-định (upacārasamādhi) mà thôi, thuộc về dục-giới thiện-tâm, bởi vì 10 đề-mục thiền- định này thuộc về chân-nghĩa-pháp (paramatthadhamma)

Cho nên, hành-giả không thể chứng đắc được bậc thiền sắc-giới nào cả, tâm của hành-giả vẫn còn là dục- giới thiện-tâm (đại-thiện-tâm).

*  11 đề-mục thiền-định dẫn đến chứng đắc đệ nhất thiền sắc-giới thiện-tâm:

–  10 đề-mục tử thi bất tịnh (asubha).

–  1 đề-mục niệm 32 thể trược trong thân (kāyagatāsati).

Hành-giả thực-hành 1 trong 11 đề-mục thiền-định này có tính chất thô nên chỉ có khả năng dẫn đến chứng đắc đệ nhất thiền sắc-giới mà thôi, không thể chứng đắc các bậc thiền sắc-giới bậc cao.

*  3 đề-mục vô-lượng-tâm dẫn đến chứng đắc 4 bậc thiền sắc-giới thiện-tâm:

–  Đề-mục niệm rải tâm-từ đến chúng-sinh đáng yêu, đáng mến (piyamanāpasattapaññatti).

–  Đề-mục niệm rải tâm-bi đến chúng-sinh đang khổ, mong được cứu khổ (dukkhitasattapaññatti).

–  Đề-mục niệm rải tâm-hỷ đến chúng-sinh đang hưởng sự an-lạc, hạnh phúc (sukhitasattapaññatti).

Hành-giả thực-hành 1 trong 3 đề-mục thiền định vô- lượng này có khả năng dẫn đến chứng đắc từ đệ nhất thiền sắc-giới thiện-tâm cho đến đệ tứ thiền sắc-giới thiện-tâm, nhưng không có khả năng dẫn đến chứng đắc đệ ngũ thiền sắc-giới thiện-tâm, bởi vì 3 đề-mục vô- lượng này còn có thọ lạc là chi thiền.

*  Đề-mục niệm rải tâm-xả dẫn đến chứng đắc đệ ngũ thiền sắc-giới thiện-tâm:

Hành-giả sau khi đã chứng đắc từ đệ nhất thiền sắc- giới thiện-tâm cho đến đệ tứ thiền sắc-giới thiện-tâm với 1 trong 3 đề-mục vô-lượng là đề-mục niệm rải tâm-từ hoặc đề-mục niệm rải tâm-bi hoặc đề-mục niệm rải tâm- hỷ xong.

Muốn chứng đắc đệ ngũ thiền sắc-giới thiện-tâm, hành-giả chỉ có thể thay đổi sang đề-mục niệm rải tâm- xả mà thôi, rồi hành-giả tiếp tục thực-hành đề-mục niệm rải tâm-xả ấy dẫn đến chứng đắc đệ ngũ thiền sắc-giới thiện-tâm.

Vì vậy, đề-mục niệm rải tâm-xả này chỉ có khả năng dẫn đến chứng đắc đệ ngũ thiền sắc-giới thiện-tâm mà thôi. Cho nên, hành-giả không thể bắt đầu thực-hành đề- mục niệm rải tâm-xả này.

*  11 đề-mục thiền-định dẫn đến chứng đắc 5 bậc thiền sắc-giới thiện-tâm:

10 đề-mục hình tròn kasiṇa.

– 1 đề-mục niệm hơi thở vào, hơi thở ra (ānāpānassati).

Hành-giả thực-hành 1 trong 11 đề-mục thiền-định này, đề-mục thiền-định nào cũng có khả năng dẫn đến chứng đắc từ đệ nhất thiền sắc-giới thiện-tâm cho đến đệ ngũ thiền sắc-giới thiện-tâm mà không cần thay đổi sang đề-mục thiền-định khác.

Đặc biệt 10 đề-mục hình tròn kasiṇa, khi hành-giả thực-hành thiền-định sử dụng 1 trong 10 đề-mục hình tròn kasiṇa dẫn đến chứng đắc từ đệ nhất thiền sắc-giới thiện-tâm cho đến đệ ngũ thiền sắc-giới thiện-tâm xong rồi; hành-giả muốn thay đổi sang đề-mục hình tròn kasiṇa khác, tiếp tục thực-hành pháp-hành thiền-định, với đề-mục hình tròn kasiṇa ấy dẫn đến chứng đắc từ đệ nhất thiền sắc-giới thiện-tâm cho đến đệ ngũ thiền sắc- giới thiện-tâm một cách dễ dàng, trong trường hợp hành-giả muốn luyện phép-thần-thông Iddhividha abhiññā (đa-dạng-thông).

Tính chất của 5 sắc-giới thiện-tâm

5 bậc thiền sắc-giới thiện-tâm này chỉ có thể phát  sinh đối với hạng  người  tam-nhân  (tihetukapuggala) có đủ 3 nhân (vô-tham, vô-sân, vô-si) mà thôi, không  thể phát sinh đối với hạng người có nhị-nhân (dvihetuka- puggala) chỉ có 2 nhân (vô-tham và vô-sân) không có vô- si (trí-tuệ).

5 bậc thiền sắc-giới thiện-tâm này chỉ có thể phát sinh trong 22 cõi là 1 cõi người, 6 cõi trời dục-giới và 15 cõi trời sắc-giới phạm-thiên (trừ tầng trời sắc-giới Vô-tưởng- thiên, bởi vì cõi này không có tâm, chỉ có thân mà thôi).

5 bậc thiền sắc-giới thiện-tâm

Hành-giả thực-hành thiền-định chọn đề-mục thiền- định có khả năng dẫn đến chứng đắc theo tuần tự từ đệ nhất thiền sắc-giới thiện-tâm đến đệ ngũ thiền sắc-giới thiện-tâm như sau:

Ban đầu, hành-giả là hạng người tam-nhân thực-hành pháp-hành thiền-định với đề-mục thiền-định ấy, định- tâm phát sinh có 5 chi-thiền (jhānaṅga) có khả năng diệt bằng cách chế-ngự (vikkhambhanapāhāna) được 5 pháp chướng-ngại (nivaraṇa) ví như lấy đá đè cỏ, làm cho cỏ không thể vươn lên được.

5 chi-thiền (jhānaṅga)

1-    Vitakka: hướng-tâm đến đối-tượng đề-mục thiền-định duy nhất ấy.

2-    Vicāra: quan-sát trong đề-mục thiền-định ấy.

3-    Pīti: hoan-hỷ phát sinh do định-tâm an trú trong đề- mục thiền-định ấy.

4-    Sukha: an-lạc phát sinh do định-tâm hoan hỷ trong đề-mục thiền-định ấy.

5-   Ekaggatā: nhất-tâm định-tâm vững chắc phát sinh do an-lạc trong đề-mục thiền-định ấy.

5 pháp-chướng-ngại (nivaraṇa)

1- Kāmacchanda nivaraṇa: tham-dục trong ngũ-dục (sắc, thanh, hương, vị, xúc) là pháp-chướng-ngại của thiền-định.

2-   Byāpāda nivaraṇa: sân-hận là pháp-chướng-ngại của thiền-định.

3-   Thīna-middha nivaraṇa: buồn-chán – buồn-ngủ là pháp-chướng-ngại của thiền-định.

4-  Uddhacca-kukkucca nivaraṇa: phóng-tâm – hối-hận là pháp-chướng-ngại của thiền-định.

5- Viccikicchā nivaraṇa: hoài-nghi là pháp-chướng- ngại của thiền-định.

5 chi-thiền chế-ngự 5 pháp-chướng-ngại như thế nào?

5 chi-thiền đó là 5 tâm-sở đồng sinh với đại-thiện- tâm, còn 5 pháp-chướng-ngại đó là 7 tâm-sở đồng sinh với ác-tâm. Mỗi chi-thiền có khả năng chế ngự được mỗi pháp-chướng-ngại như sau:

1- Vitakka: hướng-tâm đến một đề-mục thiền-định nên chế-ngự được pháp-chướng-ngại buồn-chán – buồn- ngủ (thīna-middha nivaraṇa)

2-  Vicāra: quan-sát trong đề-mục thiền-định nên chế- ngự được pháp-chướng-ngại hoài-nghi (viccikicchā nivaraṇa)

3-   Pīti: hoan-hỷ trong đề-mục thiền-định nên chế-ngự được pháp-chướng-ngại sân-hận (byāpāda nivaraṇa).

4- Sukha: an-lạc trong đề-mục thiền-định nên chế- ngự được pháp-chướng-ngại phóng-tâm – hối-hận (uddhacca-kukkucca nivaraṇa).

5- Ekaggatā: Nhất-tâm trong đề-mục thiền-định nên chế-ngự được pháp-chướng-ngại tham-dục (kāmacchanda nivaraṇa).

*  Thực-hành thiền sắc-giới thiện-tâm có 5 bậc

Hành-giả thực-hành pháp-hành thiền-định thuộc hạng hành-giả mandapuggala có trí-tuệ bậc thường có khả năng chế-ngự được mỗi chi-thiền để chứng đắc mỗi bậc thiền. Vì vậy, thiền sắc-giới thiện-tâm có 5 bậc thiền:

1-      Hành-giả thực-hành pháp-hành thiền-định với một đề- mục thiền-định ấy, định-tâm phát sinh có đầy đủ 5 chi- thiền có khả năng diệt bằng cách chế-ngự được 5 pháp- chướng-ngại (nivaraṇa), nên chứng đắc đệ nhất thiền sắc-giới thiện-tâm, có 5 chi-thiền là vitakka, vicāra, pīti, sukha, ekaggatā do chế ngự được 5 pháp-chướng-ngại.

2- Sau khi đã chứng đắc đệ nhất thiền sắc-giới thiện-tâm có 5 chi-thiền, hành-giả tiếp tục thực-hành pháp-hành thiền-định, suy-xét thấy rõ chi-thiền vitakka: hướng-tâm còn thô, nên cần phải diệt, rồi tiếp tục thực- hành pháp-hành thiền-định với đề-mục thiền-định ấy, định-tâm phát sinh có khả năng diệt bằng cách chế-ngự chi-thiền vitakka, nên chứng đắc đệ nhị thiền sắc-giới thiện-tâm, có 4 chi-thiền là vicāra, pīti, sukha, ekaggatā do chế ngự được chi-thiền vitakka.

3-   Sau khi đã chứng đắc đệ nhị thiền sắc-giới thiện- tâm có 4 chi-thiền, hành-giả tiếp tục thực-hành pháp-hành thiền-định, suy-xét thấy rõ chi-thiền vicāra: quan-sát còn thô, nên cần phải diệt, rồi tiếp tục thực-hành pháp- hành thiền-định với đề-mục thiền-định ấy, định-tâm  phát sinh có khả năng diệt bằng cách chế-ngự chi-thiền vicāra, nên chứng đắc đệ tam thiền sắc-giới thiện-tâm, có 3 chi-thiền là pīti, sukha, ekaggatā do chế ngự được chi-thiền vicāra.

4-  Sau khi đã chứng đắc đệ tam thiền sắc-giới thiện- tâm có 3 chi-thiền, hành-giả tiếp tục thực-hành pháp- hành thiền-định, suy-xét thấy rõ chi-thiền pīti: hoan-hỷ còn thô, nên cần phải diệt, rồi tiếp tục thực-hành pháp- hành thiền-định với đề-mục thiền-định ấy, định-tâm  phát sinh có khả năng diệt bằng cách chế ngự chi-thiền pīti, nên chứng đắc đệ tứ thiền sắc-giới thiện-tâm, có 2 chi-thiền là sukha và ekaggatā do chế ngự được chi- thiền pīti.

5-  Sau khi đã chứng đắc đệ tứ thiền sắc-giới thiện-tâm có 2 chi-thiền là sukha và ekaggatā, hành-giả tiếp tục thực-hành pháp-hành thiền-định, suy-xét thấy rõ chi- thiền sukha: an-lạc còn thô, nên cần phải thay thế chi- thiền sukha bằng chi-thiền upekkhā: xả, rồi tiếp tục thực- hành pháp-hành thiền-định với đề-mục thiền-định ấy, định-tâm phát sinh có khả năng thay thế chi-thiền sukha bằng chi-thiền upekkhā, nên chứng đắc đệ ngũ thiền sắc- giới thiện-tâm, có 2 chi-thiền là upekkhā, ekaggatā do thay thế chi-thiền sukha bằng chi-thiền upekkhā.

Thiền sắc-giới thiện-tâm có 5 bậc

1-   Đệ nhất thiền sắc-giới thiện-tâm có 5 chi-thiền là vitakka, vicāra, pīti, sukha, ekaggatā do chế ngự được 5 pháp-chướng-ngại (nivaraṇa).

2-   Đệ nhị thiền sắc-giới thiện-tâm có 4 chi-thiền là vicāra, pīti, sukha, ekaggatā do chế ngự được 1 chi-thiền vitakka.

3-    Đệ tam thiền sắc-giới thiện-tâm có 3 chi-thiền là pīti, sukha, ekaggatā do chế ngự được chi-thiền vicāra.

4- Đệ tứ thiền sắc-giới thiện-tâm có 2 chi-thiền là sukha, ekaggatā do chế ngự được chi-thiền pīti.

5- Đệ ngũ thiền sắc-giới thiện-tâm có 2 chi-thiền là upekkhā, ekaggatā do thay thế chi-thiền sukha bằng chi- thiền upekkhā.

Thực-hành thiền sắc-giới thiện-tâm có 4 bậc

Đối với hành-giả là hạng tikkhapuggala có trí-tuệ sắc bén, sau khi đã chứng đắc đệ nhất thiền sắc-giới thiện- tâm có 5 chi-thiền là vitakka, vicāra, pīti, sukha, ekaggatā do chế ngự được 5 pháp-chướng-ngại (nivaraṇa).

Sau khi đã chứng đắc đệ nhất thiền sắc-giới thiện- tâm có đủ 5 chi-thiền, hành-giả tiếp tục thực-hành pháp-hành thiền-định, suy-xét thấy rõ chi-thiền vitakka: hướng-tâm và chi-thiền vicāra còn thô, nên cần phải diệt, rồi tiếp tục thực-hành pháp-hành thiền-định với đề- mục thiền-định ấy, định-tâm phát sinh có khả năng diệt bằng cách chế-ngự chi-thiền vitakka và chi-thiền vicāra cùng một lúc, nên chứng đắc đệ nhị thiền sắc-giới thiện- tâm có 3 chi-thiền là pīti, sukha, ekaggatā.

Vì vậy, đối với hành-giả là hạng tikkhapuggala có trí-tuệ sắc bén, thiền sắc-giới thiện-tâm có 4 bậc thiền như sau:

1-   Đệ nhất thiền sắc-giới thiện-tâm có 5 chi-thiền là vitakka, vicāra, pīti, sukha, ekaggatā do chế ngự được 5 pháp-chướng-ngại (nivaraṇa).

2- Đệ nhị thiền sắc-giới thiện-tâm có 3 chi-thiền là pīti, sukha, ekaggatā do chế ngự được 2 chi-thiền vitakka và vicāra cùng một lúc.

3- Đệ tam thiền sắc-giới thiện-tâm có 2 chi-thiền là sukha, ekaggatā do chế ngự được chi-thiền pīti.

4-    Đệ tứ thiền sắc-giới thiện-tâm có 2 chi-thiền là upekkhā, ekaggatā do thay thế chi-thiền sukha bằng chi- thiền upekkhā.

Đó là 4 bậc thiền sắc-giới thiện-tâm, đối với hành-  giả thuộc về hạng tikkhapuggala có trí-tuệ sắc bén.

Quả của sắc-giới thiện-nghiệp

Sắc-giới thiện-nghiệp đó là tác-ý tâm-sở đồng sinh với 5 sắc-giới thiện-tâm cho quả trong 2 thời-kỳ:

– Thời-kỳ tái-sinh kiếp sau (paṭisandhikāla).

– Thời-kỳ sau khi đã tái-sinh (pavattikāla), kiếp hiện-tại.

*  Thời-kỳ tái-sinh kiếp sau (paṭisandhikāla)

Sắc-giới thiện-nghiệp trong 5 sắc-giới thiện-tâm cho quả  tương  xứng  trong  thời-kỳ  tái-sinh  kiếp  sau  (paṭi- sandhikāla) có 5 sắc-giới quả-tâm gọi là sắc-giới tái- sinh-tâm  (paṭisandhicitta)  làm  phận  sự  tái-sinh  kiếp kế-tiếp  (paṭisandhikicca)  hóa-sinh  làm  vị  phạm-thiên trên 15 tầng trời sắc-giới phạm-thiên (trừ tầng trời sắc-giới Vô-tưởng-thiên).

15 tầng trời sắc-giới chia theo 4 sắc-giới quả-tâm

1-  Bậc đệ nhất thiền sắc-giới quả-tâm có 3 tầng trời:

–  Brahmapārisajjā: Tầng trời Phạm-chúng-thiên.

–  Brahmapurohitā: Tầng trời Phạm-sư-thiên.

–  Mahābrahmā: Tầng trời Đại-phạm-thiên.

2-  Bậc đệ nhị thiền sắc-giới quả-tâm có 3 tầng trời:

–  Parittābhā: Tầng trời Thiểu-quang-thiên.

–  Appamāṇābhā: Tầng trời Vô-lượng-thiên.

–  Ābhassarā: Cõi Quang-âm-thiên.

3-  Bậc đệ tam thiền sắc-giới quả-tâm có 3 tầng trời:

–  Parittasubhā: Tầng trời Thiểu-tịnh-thiên.

–  Appamāṇasubhā: Tầng trời Vô-lượng-tịnh-thiên.

–  Subhakiṇhā: Tầng trời Biến-tịnh-thiên.

4-  Bậc đệ tứ thiền sắc-giới quả-tâm có 7 tầng trời:

–  Vehapphalā: Tầng trời Quảng-quả-thiên.

–  Asaññasattā: Tầng trời Vô-tưởng-thiên.

* Suddhāvāsa: Cõi Tịnh-cư-thiên có 5 tầng trời:

–  Avihā: Tầng trời Vô-phiền-thiên.

–  Atappā: Tầng trời Vô-nhiệt-thiên.

–  Sudassā: Tầng trời Thiện-hiện-thiên

–  Sudassī: Tầng trời Thiện-kiến-thiên.

–  Akaniṭṭhā: Tầng trời Sắc-cứu-cánh-thiên.

Như vậy, từ bậc đệ nhất thiền sắc-giới quả-tâm cho đến bậc đệ tam thiền sắc-giới quả-tâm, mỗi bậc thiền sắc-giới quả-tâm có 3 tầng trời theo năng lực của 3 bậc thiền sắc-giới quả-tâm bậc hạ, bậc trung, bậc thượng.

Còn bậc đệ tứ thiền sắc-giới quả-tâm có 7 tầng trời là Vehapphalā: tầng trời Quảng-quả-thiên và Asañña- sattā: tầng trời Vô-tưởng-thiên đối với các hạng phàm- nhân và các bậc Thánh-nhân chứng đắc đệ ngũ thiền sắc- giới thiện-tâm.

Riêng Tịnh-cư-thiên có 5 tầng trời này chỉ dành riêng cho bậc Thánh Bất-lai chứng đắc đệ ngũ thiền sắc-giới thiện-tâm (hoặc bậc Thánh Bất-lai thuộc hạng tikkha- puggala chứng đắc đệ tứ thiền sắc-giới thiện-tâm).

*    Do nguyên-nhân nào bậc thiền sắc-giới quả-tâm có 3 bậc: bậc hạ, bậc trung, bậc thượng?

*    Mỗi bậc thiền sắc-giới thiện-tâm từ đệ nhất thiền sắc-giới thiện-tâm đến đệ tứ thiền sắc-giới thiện-tâm, mỗi bậc thiền có 3 bậc: bậc thiền sắc-giới bậc hạ, bậc thiền sắc-giới bậc trung, bậc thiền bậc thượng do năng lực của vasībhāva: 5 pháp-thuần-thục.

1- Vasībhāva: Pháp-thuần-thục có 5 pháp(1):

1-  Āvajjanavasībhāva: pháp thuần-thục quán-triệt nghĩa là hành-giả có khả năng thuần-thục quán-triệt chi- thiền của bậc thiền sắc-giới thiện-tâm ấy.

2-     Samāpajjanavasībhāva: pháp thuần-thục nhập bậc thiền nghĩa là hành-giả có khả năng thuần thục nhập bậc thiền sắc-giới thiện-tâm ấy.

3-    Adhiṭṭhānavasībhāva: pháp thuần-thục phát-nguyện nghĩa là hành-giả có khả năng thuần thục phát nguyện ấn định thời gian nhập bậc thiền sắc-giới thiện-tâm ấy.

4- Vuṭṭhānavasībhāva:  pháp  thuần-thục  xả-thiền  là hành-giả có khả năng thuần thục ấn định thời gian xả  bậc thiền sắc-giới thiện-tâm ấy.

5-     Paccavekkhaṇavasībhāva: pháp thuần-thục quán- triệt là hành-giả có khả năng thuần-thục quán-triệt chi- thiền của bậc thiền sắc-giới thiện-tâm ấy với tác-hành-tâm.

Ví dụ: Hành-giả sau khi đã chứng đắc đệ nhất thiền sắc-giới thiện-tâm.

–    Nếu hành-giả không thường xuyên nhập đệ nhất thiền sắc-giới thiện-tâm, thì 5 pháp-thuần-thục (vasī- bhāva) của bậc thiền ấy có ít năng lực, nên đệ nhất thiền sắc-giới thiện-tâm ấy trở thành đệ nhất thiền sắc-giới thiện-tâm bậc hạ.

–   Nếu hành-giả thỉnh thoảng nhập đệ nhất thiền sắc- giới thiện-tâm, thì 5 pháp-thuần-thục (vasībhāva) của bậc thiền ấy có năng lực trung bình, nên đệ nhất thiền sắc- giới thiện-tâm ấy trở thành đệ nhất thiền sắc-giới thiện- tâm bậc trung. .

–  Nếu hành-giả thường xuyên nhập đệ nhất thiền sắc-giới thiện-tâm, thì 5 pháp-thuần-thục (vasībhāva) của bậc thiền ấy có nhiều năng lực, nên đệ nhất thiền sắc- giới thiện-tâm ấy trở thành đệ nhất thiền sắc-giới thiện- tâm bậc thượng.

Hành-giả có thể sử dụng đệ nhất thiền sắc-giới thiện- tâm bậc thượng ấy làm nền-tảng, để tiếp tục thực-hành pháp-hành thiền-định để chứng đắc đệ nhị thiền sắc-giới thiện-tâm.

Tương tự như vậy, các bậc thiền còn lại là đệ nhị  thiền sắc-giới thiện-tâm, đệ tam thiền sắc-giới thiện-tâm, đệ tứ thiền sắc-giới thiện-tâm, nếu hành-giả thực-hành giống như đệ nhất thiền sắc-giới thiện-tâm thì đệ nhị thiền sắc-giới thiện-tâm có 3 bậc là bậc hạ, bậc trung, bậc thượng; đệ tam thiền sắc-giới thiện-tâm có 3 bậc là bậc hạ, bậc trung, bậc thượng; đệ tứ thiền sắc-giới thiện-tâm có 3 bậc là bậc hạ, bậc trung, bậc thượng.

Mỗi sắc-giới thiện-nghiệp trong mỗi bậc thiền sắc- giới thiện-tâm bậc hạ, bậc trung, bậc thượng cho quả tương xứng trong thời-kỳ tái-sinh kiếp kế-tiếp (paṭisandhi- kāla) có mỗi bậc thiền sắc-giới quả-tâm bậc hạ, bậc trung bậc thượng gọi là sắc-giới tái-sinh-tâm (paṭisandhicitta) làm phận sự tái-sinh kiếp kế-tiếp hóa-sinh làm vị phạm- thiên trên tầng trời sắc-giới phạm-thiên tương xứng với bậc thiền sắc-giới quả-tâm ấy.

*    Đối với hành-giả là hạng tikkhapuggala có trí-tuệ sắc bén có 4 bậc thiền sắc-giới quả-tâm làm phận sự tái- sinh kiếp kế-tiếp hóa-sinh làm vị phạm-thiên đúng theo 4 tầng trời bậc thiền sắc-giới quả-tâm.

*     Đối với hành-giả là hạng mandapuggala có trí-tuệ bậc thường có 5 bậc thiền sắc-giới quả-tâm làm phận sự tái- sinh kiếp kế-tiếp hóa-sinh làm vị phạm-thiên theo 4 tầng trời bậc thiền sắc-giới quả-tâm được trình bày như sau:

Các bài viết trong sách

Dhamma Paññā

BQT trang Theravāda cố gắng sưu tầm thông tin tài liệu Dhamma trợ duyên quý độc giả tìm hiểu về Dhamma - Giáo Pháp Bậc Giác Ngộ thuyết giảng suốt 45 năm sau khi Ngài chứng đắc trở thành Đức Phật Chánh Đẳng Chánh Giác vào đêm Rằm tháng 4, tìm hiểu thêm phương pháp thực hành thiền Anapana, thiền Vipassana qua các tài liệu, bài giảng, pháp thoại từ các Thiền Sư, các Bậc Trưởng Lão, Bậc Thiện Trí.

Trả lời

Từ điển
Youtube
Live Stream
Tải app