2.4- Kaṭattākamma: Bình-thường-nghiệp

Thế nào gọi là bình-thường-nghiệp?

Kaṭattā  eva  kammanti  kaṭattākammaṃ:  Nghiệp  nào mà người chỉ tạo một cách bình thường mà thôi, không quan tâm, không chú ý nhiều trong việc ấy, nghiệp ấy không thuộc về 3 loại nghiệp trên gọi là bình-thường- nghiệp  (kaṭattākamma),  đó  là  12  bất-thiện-nghiệp  (12 ác-nghiệp) và 8 đại-thiện-nghiệp.

Bình-thường-nghiệp gồm tất cả mọi ác-nghiệp, mọi đại-thiện-nghiệp nào người đã tạo nghiệp ấy có ít năng lực, nên không thuộc về loại trọng-yếu-nghiệp, cũng không phải là nghiệp phát sinh lúc lâm chung, nên  không thuộc về cận-tử-nghiệp, cũng không phải là nghiệp thường hành hằng ngày, nên không thuộc về loại thường-hành-nghiệp.

Trong kiếp hiện-tại, bình-thường-nghiệp này không thuộc về 3 loại nghiệp trên, nên sau khi chúng-sinh chết, nếu trường hợp không có 3 loại nghiệp trên, thì bình- thường-nghiệp này mới có cơ hội cho quả trong thời-kỳ tái-sinh kiếp sau.

Trong những kiếp quá-khứ, bình-thường-nghiệp này là tất cả mọi ác-nghiệp, mọi đại-thiện-nghiệp đã từng được lưu-trữ ở trong tâm của mỗi chúng-sinh trải qua vô số kiếp quá-khứ. Cho nên, tất cả mọi chúng-sinh trong mọi cõi-giới đều có bình-thường-nghiệp này.

Bình-thường-nghiệp cho quả tái-sinh kiếp sau trong những trường-hợp như sau: Ví dụ:

*    Những thai-nhi bị chết trong bụng mẹ, những đứa trẻ sơ sinh vừa mới sinh ra đời rồi bị chết, những đứa bé còn nhỏ dại chưa biết gì rồi bị chết, v.v… những trường hợp như vậy, những thai-nhi, những trẻ sơ sinh, những đứa bé còn nhỏ dại, v.v… trong kiếp hiện-tại, chúng nó chưa tạo ác-nghiệp nào, cũng chưa tạo đại-thiện-nghiệp nào cả, cho nên, sau khi những thai-nhi, những trẻ sơ sinh, những đứa bé còn nhỏ dại ấy chết, bình-thường- nghiệp đó là ác-nghiệp nào hoặc đại-thiện-nghiệp nào của mỗi đứa trẻ được tích-lũy ở trong tâm từ vô số kiếp quá-khứ mới có cơ hội cho quả trong thời-kỳ tái-sinh kiếp sau (paṭisandhikāla) có quả-tâm ấy gọi là tái-sinh- tâm (paṭisandhicitta) làm phận sự tái-sinh kiếp sau thuộc về loài chúng-sinh nào, trong cõi-giới nào, hoàn toàn tùy thuộc vào quả của bình-thường-nghiệp ấy.

Hoặc vị Phạm-thiên ở tầng trời sắc-giới Vô-tưởng- thiên, khi hết tuổi thọ 500 đại-kiếp trái đất, rồi phải tái- sinh  kiếp  sau  với  kusala  kaṭattākamma:  bình-thường- đại-thiện-nghiệp mà vị phạm-thiên ấy đã được lưu-trữ   ở trong tâm trong tiền-kiếp quá-khứ, kể  từ  tiền-kiếp thứ ba trở về trước của vị phạm-thiên ấy, bởi vì vị phạm-thiên ở cõi trời sắc-giới Vô-tưởng-thiên thuộc về loại chúng-sinh chỉ có nhất-uẩn là sắc-uẩn mà thôi (không có 4 danh-uẩn), nghĩa là vị phạm-thiên ấy chỉ có thân mà không có tâm.

Như vậy, kiếp hiện-tại của vị phạm-thiên ở tầng trời sắc-giới Vô-tưởng-thiên này không có tâm, nên hoàn toàn không tạo thiện-nghiệp hoặc ác-nghiệp nào cả, chỉ hưởng quả của đệ ngũ thiền sắc-giới thiện-nghiệp suốt thời gian 500 đại-kiếp trái đất mà thôi.

Và tiền-kiếp thứ nhì của vị phạm-thiên ấy là hành-giả có đệ ngũ thiền sắc-giới thiện-nghiệp trong đệ ngũ thiền sắc-giới thiện-tâm cho quả là đệ ngũ thiền sắc-giới quả- tâm làm phận sự tái-sinh kiếp sau trên tầng trời sắc-giới Vô-tưởng-thiên xong rồi, còn các bậc thiền sắc-giới thiện-nghiệp bậc thấp đều trở thành vô-hiệu-quả-nghiệp không còn có khả năng cho quả trong thời-kỳ tái-sinh kiếp sau được nữa.

Vì vậy, khi vị phạm-thiên ấy hết tuổi thọ 500 đại-kiếp trái đất tại cõi trời sắc-giới Vô-tưởng-thiên rồi, chỉ có bình-thường đại-thiện-nghiệp mà vị phạm-thiên ấy đã được lưu-trữ từ tiền-kiếp thứ 3 trở về trước có cơ hội cho quả trong thời-kỳ tái-sinh kiếp sau có đại-quả-tâm gọi là tái-sinh-tâm (paṭisandhicitta) làm phận  sự tái-sinh kiếp sau trong cõi thiện-dục-giới (cõi người, cõi trời dục-giới).

Các bài viết trong sách

Dhamma Paññā

BQT trang Theravāda cố gắng sưu tầm thông tin tài liệu Dhamma trợ duyên quý độc giả tìm hiểu về Dhamma - Giáo Pháp Bậc Giác Ngộ thuyết giảng suốt 45 năm sau khi Ngài chứng đắc trở thành Đức Phật Chánh Đẳng Chánh Giác vào đêm Rằm tháng 4, tìm hiểu thêm phương pháp thực hành thiền Anapana, thiền Vipassana qua các tài liệu, bài giảng, pháp thoại từ các Thiền Sư, các Bậc Trưởng Lão, Bậc Thiện Trí.

Trả lời

Từ điển
Youtube
Live Stream
Tải app