Tính chất 4 loại nghiệp cho quả theo tuần tự

Nghiệp cho quả theo tuần tự có 4 loại:

1-  Trọng-yếu-nghiệp (Garukakamma).

2-  Cận-tử-nghiệp (Āsannakamma)

3-  Thường-hành-nghiệp (Āciṇṇakamma)

4-  Bình-thường-nghiệp (Kaṭattākamma)

Mỗi loại nghiệp có 2 loại: ác-nghiệp và đại-thiện-nghiệp

1-  Trọng-yếu ác-nghiệp có 2 loại:

* Ác-nghiệp tà-kiến cố-định.

* Ác-nghiệp vô-gián trọng-tội.

2-  Cận-tử ác-nghiệp.

3-  Thường-hành ác-nghiệp.

4-  Bình-thường ác-nghiệp.

Trong 4 loại ác-nghiệp này, chỉ có ác-nghiệp tà-kiến cố-định là ác-nghiệp cực kỳ nặng nhất mà thôi, các ác- nghiệp còn lại từ nặng xuống nhẹ giảm dần theo tuần tự.

–    Nếu người nào có đủ 4 ác-nghiệp này, sau khi người ấy chết thì chỉ có ác-nghiệp tà-kiến cố-định có quyền ưu tiên hàng đầu, có cơ hội ưu tiên cho quả trong thời-kỳ tái-sinh kiếp sau (paṭisandhikāla) trong cõi đại- địa-ngục Avīci mà thôi. Các ác-nghiệp còn lại trở thành hỗ-trợ ác-nghiệp có phận sự hỗ trợ cho quả của ác- nghiệp tà-kiến cố-định càng thêm nặng gấp bội phần, khó thoát ra khỏi cõi địa-ngục, bởi vì chúng-sinh ấy không tin nghiệp và quả của nghiệp.

*    Nếu người nào không có ác-nghiệp tà-kiến cố- định mà có ác-nghiệp vô-gián trọng-tội, sau khi người ấy chết thì chỉ có ác-nghiệp vô-gián trọng-tội có quyền ưu tiên, có cơ hội ưu tiên cho quả trong thời-kỳ tái-sinh kiếp  sau  (paṭisandhikāla)  trong  cõi  đại-địa-ngục  Avīci mà thôi. Các ác-nghiệp còn lại trở thành hỗ-trợ ác-nghiệp có phận sự hỗ trợ cho quả của ác-nghiệp vô-  gián trọng-tội càng nặng thêm lên, chịu quả khổ từ cõi đại-địa-ngục này sang các cõi tiểu-địa-ngục  kia,  cho đến khi mãn quả của ác-nghiệp ấy mới mong thoát ra khỏi cõi địa-ngục được.

*   Nếu người nào không có 2 loại trọng yếu ác-nghiệp mà có cận-tử ác-nghiệp đặc biệt phát sinh trong lúc lâm chung, thì sau khi người ấy chết, cận-tử ác-nghiệp có cơ hội cho quả trong thời-kỳ tái-sinh kiếp sau (paṭisandhi- kāla) trong cõi ác-giới (địa-ngục, a-su-ra, ngạ-quỷ, súc- sinh), tùy theo năng lực quả của ác-nghiệp ấy. Các ác- nghiệp còn lại trở thành hỗ-trợ ác-nghiệp có phận sự hỗ trợ cho quả của cận-tử ác-nghiệp càng nặng thêm lên,  rồi chịu khổ cho đến khi mãn quả của ác-nghiệp ấy, mới thoát khỏi cõi ác-giới ấy.

*   Nếu người nào không có 2 loại trọng yếu ác-nghiệp và không có cận-tử ác-nghiệp, mà có thường-hành ác- nghiệp, sau khi người ấy chết, thì thường-hành ác- nghiệp ấy có cơ hội cho quả trong thời-kỳ tái-sinh kiếp sau trong cõi ác-giới (địa-ngục, a-su-ra, ngạ-quỷ, súc- sinh), tùy theo năng lực quả của ác-nghiệp ấy các ác- nghiệp còn lại trở thành hỗ-trợ ác-nghiệp có phận sự hỗ trợ cho quả của thường-hành ác-nghiệp ấy càng nặng thêm, rồi chịu khổ cho đến khi mãn quả của ác-nghiệp ấy.

*   Nếu người nào không có 2 loại trọng-yếu ác-nghiệp cũng không có cận-tử ác-nghiệp và thường-hành ác- nghiệp, sau khi người ấy chết thì chắc chắn có bình- thường ác-nghiệp có cơ hội cho quả trong thời-kỳ tái- sinh  kiếp  sau  (paṭisandhikāla)  trong  cõi  ác-giới  (địa- ngục, a-su-ra, ngạ-quỷ, súc-sinh), tùy theo năng lực quả của ác-nghiệp ấy, rồi chịu quả khổ cho đến khi mãn quả của ác-nghiệp ấy mới thoát khỏi cõi ác-giới ấy.

*    4 loại thiện-nghiệp cho quả theo tuần tự

1-  Trọng-yếu thiện-nghiệp có 2 loại:

* Vô-sắc-giới thiện-nghiệp.

* Sắc-giới thiện-nghiệp.

2-  Cận-tử thiện-nghiệp.

3-  Thường-hành thiện-nghiệp.

4-  Bình-thường thiện-nghiệp.

*    Nếu hành-giả nào thuộc hạng phàm-nhân có khả năng đã chứng đắc 5 bậc thiền sắc-giới thiện-tâm và 4 bậc thiền vô-sắc-giới thiện-tâm, sau khi hành-giả ấy chết thì chỉ có đệ tứ thiền vô-sắc-giới thiện-nghiệp cao nhất gọi là phi-tưởng phi-phi-tưởng-xứ-thiền thiện-nghiệp cao nhất trong phi-tưởng phi-phi-tưởng-xứ-thiền thiện- tâm cao nhất có quyền ưu tiên, có cơ hội ưu tiên cho quả trong  thời-kỳ tái-sinh  kiếp  sau  (paṭisandhikāla)  có  phi- tưởng phi-phi-tưởng-xứ-thiền quả-tâm cao nhất gọi là tái-sinh-tâm (paṭisandhicitta) làm phận sự tái-sinh kiếp kế-tiếp hóa-sinh làm vị phạm-thiên trên tầng trời vô-sắc- giới phạm-thiên tột đỉnh gọi là Phi-tưởng phi-phi-tưởng- xứ-thiên, vị phạm-thiên ấy có tuổi thọ lâu nhất là 84.000 đại-kiếp trái đất.

Còn 5 bậc thiền sắc-giới thiện-nghiệp và 3 bậc thiền vô-sắc-giới thiện-nghiệp bậc thấp đều trở thành vô-hiệu- quả-nghiệp (ahosikamma) không còn có cơ hội cho quả được nữa.

*    Nếu hành-giả nào thuộc hạng phàm-nhân có khả năng đã chứng đắc 5 bậc thiền sắc-giới thiện-tâm, sau khi hành-giả ấy chết thì chỉ có đệ ngũ thiền sắc-giới thiện-nghiệp cao nhất trong đệ ngũ thiền sắc-giới thiện- tâm cao nhất có quyền ưu tiên, có cơ hội ưu tiên cho quả trong thời-kỳ tái-sinh kiếp kế-tiếp (paṭisandhikāla) có đệ ngũ thiền sắc-giới quả-tâm cao nhất gọi là tái-sinh-tâm (paṭisandhicitta) làm phận sự tái-sinh kiếp kế-tiếp hóa- sinh làm vị phạm-thiên trên tầng trời Quảng-quả-thiên (Vehapphala), có tuổi thọ 500 đại-kiếp trái đất.

Còn 4 bậc thiền sắc-giới thiện-nghiệp bậc thấp còn lại đều trở thành vô-hiệu-quả-nghiệp (ahosikamma) không còn có cơ hội cho quả được nữa.

*    Nếu người nào không có bậc thiền nào, mà chỉ có cận-tử đại-thiện-nghiệp phát sinh lúc lâm chung, sau khi người ấy chết thì chính cận-tử đại-thiện-nghiệp  trong đại-thiện-tâm phát sinh trong lúc lâm chung có cơ hội ưu tiên cho quả trong thời-kỳ tái-sinh kiếp sau (paṭi- sandhikāla)  có  đại-quả-tâm  gọi  là  tái-sinh-tâm  (paṭi- sandhicitta) làm phận sự tái-sinh kiếp sau trong cõi thiện dục-giới là cõi người hoặc 6 cõi trời dục-giới, tùy theo năng lực của đại-quả-tâm ấy, hưởng quả an-lạc cho đến mãn quả của đại-thiện-nghiệp ấy.

*    Nếu người nào không có cận-tử đại-thiện-nghiệp, mà chỉ có thường-hành đại-thiện-nghiệp, sau khi người ấy chết thì chính thường-hành đại-thiện-nghiệp ấy trong đại-thiện-tâm có cơ hội cho quả trong thời-kỳ tái-sinh kiếp sau (paṭisandhikāla) có đại-quả-tâm gọi là tái-sinh-tâm (paṭisandhicitta) làm phận sự tái-sinh kiếp sau trong cõi thiện dục-giới là cõi người hoặc 6 cõi trời dục-giới, hưởng quả an-lạc cho đến mãn quả của đại-thiện-nghiệp ấy.

*   Nếu người nào không có thường-hành thiện-nghiệp, mà chắc chắn có bình-thường đại-thiện-nghiệp, sau khi người ấy chết thì chính bình-thường đại-thiện-nghiệp ấy trong đại-thiện-tâm mới có cơ hội cho quả trong thời- kỳ tái-sinh kiếp sau (paṭisandhikāla) có đại-quả-tâm gọi là  tái-sinh-tâm  (paṭisandhicitta)  làm  phận  sự  tái-sinh kiếp sau trong cõi thiện dục-giới là cõi người hoặc 6 cõi trời dục-giới, hưởng quả an-lạc cho đến mãn quả của đại-thiện-nghiệp ấy.

Nghiệp theo tuần tự cho quả theo bộ Visuddhimagga và bộ Chú-giải Aṅguttaranikāya

Trong bộ Visuddhimagga (Thanh-Tịnh-Đạo) và bộ Chú-giải Aṅguttaranikāya Aṭṭhakathā (Chú-giải Chi-bộ- kinh) trình bày sắp đặt về 4 nghiệp theo tuần tự cho quả như sau:

1-  Trọng-yếu-nghiệp (garukakamma).

2-  Nghiệp được tạo nhiều lần (bahulakamma).

3- Cận-tử-nghiệp (āsannakamma).

4- Bình-thường-nghiệp (kaṭattākamma).

Trong bộ Thanh-Tịnh-Đạo và bộ Chú-giải Chi-bộ- kinh giải thích rằng:

Tuy cận-tử-nghiệp là nghiệp phát sinh lúc lâm chung, nhưng không phải lúc nào cũng có khả năng, có cơ hội cho quả trong thời-kỳ tái-sinh kiếp sau được.

Ví dụ: Trường hợp cận-tử-nghiệp có năng lực quá yếu, không có khả năng làm cho phát sinh 1 trong 3 đối- tượng là kamma: nghiệp hoặc kammanimitta: hiện- tượng của nghiệp hoặc gatinimitta: hiện-tượng cõi-giới tái-sinh làm đối-tượng trong cận-tử lộ-trình-tâm (maraṇāsannavīthicitta), thì cận-tử-nghiệp ấy không có khả năng cho quả trong thời-kỳ tái-sinh kiếp sau được. Khi ấy nghiệp được tạo nhiều lần (thường-hành-nghiệp) có nhiều năng lực, có khả năng làm cho phát sinh 1  trong 3 đối-tượng là kamma: nghiệp hoặc kamma- nimitta: hiện-tượng của nghiệp hoặc gatinimitta: hiện- tượng cõi-giới tái-sinh làm đối-tượng trong cận-tử lộ- trình-tâm (maraṇāsannavīthicitta), nên sau khi chết, nghiệp được tạo nhiều lần thường-hành-nghiệp ấy có cơ hội cho quả trong thời-kỳ tái-sinh kiếp sau trong cõi- giới nào tuỳ theo năng lực quả của nghiệp ấy.

Vì vậy, bộ Chú-giải Thanh-Tịnh-Đạo và Chi-bộ-kinh sắp đặt nghiệp được tạo nhiều lần  (bahulakamma)  tương đương với thường-hành-nghiệp (āciṇṇakamma) trước cận-tử-nghiệp theo tuần tự cho quả của nghiệp.

(Xong phần 4 loại nghiệp cho quả theo tuần tự)

TẢI MOBILE APP PHẬT GIÁO THERAVĀDA ĐỂ XEM THÊM NHIỀU THÔNG TIN HỮU ÍCH (ANDROID & IOS)

Các bài viết trong sách

Dhamma Paññā

BQT trang Theravāda cố gắng sưu tầm thông tin tài liệu Dhamma trợ duyên quý độc giả tìm hiểu về Dhamma - Giáo Pháp Bậc Giác Ngộ thuyết giảng suốt 45 năm sau khi Ngài chứng đắc trở thành Đức Phật Chánh Đẳng Chánh Giác vào đêm Rằm tháng 4, tìm hiểu thêm phương pháp thực hành thiền Anapana, thiền Vipassana qua các tài liệu, bài giảng, pháp thoại từ các Thiền Sư, các Bậc Trưởng Lão, Bậc Thiện Trí.

Trả lời

Từ điển
Youtube
Live Stream
Tải app