Nội Dung Chính
- 4.3- Rūpāvacarakusalakamma: Sắc-giới thiện-nghiệp
- * 10 đề-mục dẫn đến cận-định (upacārasamādhi):
- * 11 đề-mục thiền-định dẫn đến chứng đắc đệ nhất thiền sắc-giới thiện-tâm:
- * 3 đề-mục vô-lượng-tâm dẫn đến chứng đắc 4 bậc thiền sắc-giới thiện-tâm:
- * Đề-mục niệm rải tâm-xả dẫn đến chứng đắc đệ ngũ thiền sắc-giới thiện-tâm:
- * 11 đề-mục thiền-định dẫn đến chứng đắc 5 bậc thiền sắc-giới thiện-tâm:
4.3- Rūpāvacarakusalakamma: Sắc-giới thiện-nghiệp
Phần dục-giới thiện-nghiệp (đại-thiện-nghiệp) và quả của dục-giới thiện-nghiệp (đại-thiện-nghiệp) đã giải thích xong, tiếp theo giải thích sắc-giới thiện-nghiệp và quả của sắc-giới thiện-nghiệp.
Trong quyển sách này chỉ trình bày, giải thích nghiệp và quả của nghiệp, cho nên, phần sắc-giới thiện-nghiệp này không trình bày phương pháp thực-hành pháp-hành thiền-định dẫn đến chứng đắc 5 bậc thiền sắc-giới thiện- tâm(1), mà chỉ trình bày, giải thích về sắc-giới thiện- nghiệp và quả của sắc-giới thiện-nghiệp mà thôi.
Sắc-giới thiện-nghiệp
Sắc-giới thiện-nghiệp đó là tác-ý tâm-sở (cetanā- cetasika) đồng sinh với 5 sắc-giới thiện-tâm, cho nên sắc- giới thiện-nghiệp có 5 loại thuộc về ý thiện-nghiệp.
5 sắc-giới thiện-tâm đó là 5 bậc thiền sắc-giới thiện- tâm phát sinh do nương nhờ nơi đề-mục thiền-định.
Pháp-hành thiền-định có 40 đề-mục thiền-định:
– 10 đề-mục hình vòng tròn kasiṇa.
– 10 đề-mục tử thi bất-tịnh (asubha).
– 10 đề-mục niệm-niệm (anussati).
– 4 đề-mục tứ vô-lượng-tâm (appamaññā).
– 1 đề-mục vật-thực đáng nhờm (āhāre paṭikkūlasaññā).
– 1 đề-mục phân tích tứ-đại (catudhātuvavatthāna).
– 4 đề-mục vô-sắc (āruppa).
Trong 40 đề-mục thiền-định này, mỗi đề-mục có tính chất khác nhau, thô hoặc vi-tế khác nhau, nên dẫn đến chứng đắc bậc thiền sắc-giới thiện-tâm khác nhau, được phân loại 40 đề-mục thiền-định theo tính chất như sau:
* 10 đề-mục dẫn đến cận-định (upacārasamādhi):
1- Đề-mục niệm-niệm 9 Ân-Đức-Phật (Buddhānussati).
2- Đề-mục niệm-niệm 6 Ân-Đức-Pháp (Dhammānussati).
3- Đề-mục niệm-niệm 9 Ân-Đức-Tăng (Saṃghānussati).
4- Đề-mục niệm-niệm giới trong sạch của mình (Sīlā-nussati).
5- Đề-mục niệm-niệm sự bố-thí của mình (Cāgānussati)
6- Đề-mục niệm-niệm 5 pháp chư-thiên có nơi mình (Devānussati).
7- Đề-mục niệm-niệm trạng thái an-lạc tịch tịnh Niết- bàn (Upasamānussati).
8- Đề-mục niệm-niệm về sự chết (Maraṇānussati).
9- Đề-mục vật thực đáng nhờm (Āhāre paṭikkūlasaññā).
10- Đề-mục phân tích tứ-đại (catudhātavavatthāna).
Hành-giả thực-hành 1 trong 10 đề-mục thiền-định này chỉ có khả năng dẫn đến cận-định (upacārasamādhi) mà thôi, thuộc về dục-giới thiện-tâm, bởi vì 10 đề-mục thiền- định này thuộc về chân-nghĩa-pháp (paramatthadhamma)
Cho nên, hành-giả không thể chứng đắc được bậc thiền sắc-giới nào cả, tâm của hành-giả vẫn còn là dục- giới thiện-tâm (đại-thiện-tâm).
* 11 đề-mục thiền-định dẫn đến chứng đắc đệ nhất thiền sắc-giới thiện-tâm:
– 10 đề-mục tử thi bất tịnh (asubha).
– 1 đề-mục niệm 32 thể trược trong thân (kāyagatāsati).
Hành-giả thực-hành 1 trong 11 đề-mục thiền-định này có tính chất thô nên chỉ có khả năng dẫn đến chứng đắc đệ nhất thiền sắc-giới mà thôi, không thể chứng đắc các bậc thiền sắc-giới bậc cao.
* 3 đề-mục vô-lượng-tâm dẫn đến chứng đắc 4 bậc thiền sắc-giới thiện-tâm:
– Đề-mục niệm rải tâm-từ đến chúng-sinh đáng yêu, đáng mến (piyamanāpasattapaññatti).
– Đề-mục niệm rải tâm-bi đến chúng-sinh đang khổ, mong được cứu khổ (dukkhitasattapaññatti).
– Đề-mục niệm rải tâm-hỷ đến chúng-sinh đang hưởng sự an-lạc, hạnh phúc (sukhitasattapaññatti).
Hành-giả thực-hành 1 trong 3 đề-mục thiền định vô- lượng này có khả năng dẫn đến chứng đắc từ đệ nhất thiền sắc-giới thiện-tâm cho đến đệ tứ thiền sắc-giới thiện-tâm, nhưng không có khả năng dẫn đến chứng đắc đệ ngũ thiền sắc-giới thiện-tâm, bởi vì 3 đề-mục vô- lượng này còn có thọ lạc là chi thiền.
* Đề-mục niệm rải tâm-xả dẫn đến chứng đắc đệ ngũ thiền sắc-giới thiện-tâm:
Hành-giả sau khi đã chứng đắc từ đệ nhất thiền sắc- giới thiện-tâm cho đến đệ tứ thiền sắc-giới thiện-tâm với 1 trong 3 đề-mục vô-lượng là đề-mục niệm rải tâm-từ hoặc đề-mục niệm rải tâm-bi hoặc đề-mục niệm rải tâm- hỷ xong.
Muốn chứng đắc đệ ngũ thiền sắc-giới thiện-tâm, hành-giả chỉ có thể thay đổi sang đề-mục niệm rải tâm- xả mà thôi, rồi hành-giả tiếp tục thực-hành đề-mục niệm rải tâm-xả ấy dẫn đến chứng đắc đệ ngũ thiền sắc-giới thiện-tâm.
Vì vậy, đề-mục niệm rải tâm-xả này chỉ có khả năng dẫn đến chứng đắc đệ ngũ thiền sắc-giới thiện-tâm mà thôi. Cho nên, hành-giả không thể bắt đầu thực-hành đề- mục niệm rải tâm-xả này.
* 11 đề-mục thiền-định dẫn đến chứng đắc 5 bậc thiền sắc-giới thiện-tâm:
– 10 đề-mục hình tròn kasiṇa.
– 1 đề-mục niệm hơi thở vào, hơi thở ra (ānāpānassati).
Hành-giả thực-hành 1 trong 11 đề-mục thiền-định này, đề-mục thiền-định nào cũng có khả năng dẫn đến chứng đắc từ đệ nhất thiền sắc-giới thiện-tâm cho đến đệ ngũ thiền sắc-giới thiện-tâm mà không cần thay đổi sang đề-mục thiền-định khác.
Đặc biệt 10 đề-mục hình tròn kasiṇa, khi hành-giả thực-hành thiền-định sử dụng 1 trong 10 đề-mục hình tròn kasiṇa dẫn đến chứng đắc từ đệ nhất thiền sắc-giới thiện-tâm cho đến đệ ngũ thiền sắc-giới thiện-tâm xong rồi; hành-giả muốn thay đổi sang đề-mục hình tròn kasiṇa khác, tiếp tục thực-hành pháp-hành thiền-định, với đề-mục hình tròn kasiṇa ấy dẫn đến chứng đắc từ đệ nhất thiền sắc-giới thiện-tâm cho đến đệ ngũ thiền sắc- giới thiện-tâm một cách dễ dàng, trong trường hợp hành-giả muốn luyện phép-thần-thông Iddhividha abhiññā (đa-dạng-thông).
Tính chất của 5 sắc-giới thiện-tâm
5 bậc thiền sắc-giới thiện-tâm này chỉ có thể phát sinh đối với hạng người tam-nhân (tihetukapuggala) có đủ 3 nhân (vô-tham, vô-sân, vô-si) mà thôi, không thể phát sinh đối với hạng người có nhị-nhân (dvihetuka- puggala) chỉ có 2 nhân (vô-tham và vô-sân) không có vô- si (trí-tuệ).
5 bậc thiền sắc-giới thiện-tâm này chỉ có thể phát sinh trong 22 cõi là 1 cõi người, 6 cõi trời dục-giới và 15 cõi trời sắc-giới phạm-thiên (trừ tầng trời sắc-giới Vô-tưởng- thiên, bởi vì cõi này không có tâm, chỉ có thân mà thôi).
5 bậc thiền sắc-giới thiện-tâm
Hành-giả thực-hành thiền-định chọn đề-mục thiền- định có khả năng dẫn đến chứng đắc theo tuần tự từ đệ nhất thiền sắc-giới thiện-tâm đến đệ ngũ thiền sắc-giới thiện-tâm như sau:
Ban đầu, hành-giả là hạng người tam-nhân thực-hành pháp-hành thiền-định với đề-mục thiền-định ấy, định- tâm phát sinh có 5 chi-thiền (jhānaṅga) có khả năng diệt bằng cách chế-ngự (vikkhambhanapāhāna) được 5 pháp chướng-ngại (nivaraṇa) ví như lấy đá đè cỏ, làm cho cỏ không thể vươn lên được.
5 chi-thiền (jhānaṅga)
1- Vitakka: hướng-tâm đến đối-tượng đề-mục thiền-định duy nhất ấy.
2- Vicāra: quan-sát trong đề-mục thiền-định ấy.
3- Pīti: hoan-hỷ phát sinh do định-tâm an trú trong đề- mục thiền-định ấy.
4- Sukha: an-lạc phát sinh do định-tâm hoan hỷ trong đề-mục thiền-định ấy.
5- Ekaggatā: nhất-tâm định-tâm vững chắc phát sinh do an-lạc trong đề-mục thiền-định ấy.
5 pháp-chướng-ngại (nivaraṇa)
1- Kāmacchanda nivaraṇa: tham-dục trong ngũ-dục (sắc, thanh, hương, vị, xúc) là pháp-chướng-ngại của thiền-định.
2- Byāpāda nivaraṇa: sân-hận là pháp-chướng-ngại của thiền-định.
3- Thīna-middha nivaraṇa: buồn-chán – buồn-ngủ là pháp-chướng-ngại của thiền-định.
4- Uddhacca-kukkucca nivaraṇa: phóng-tâm – hối-hận là pháp-chướng-ngại của thiền-định.
5- Viccikicchā nivaraṇa: hoài-nghi là pháp-chướng- ngại của thiền-định.
5 chi-thiền chế-ngự 5 pháp-chướng-ngại như thế nào?
5 chi-thiền đó là 5 tâm-sở đồng sinh với đại-thiện- tâm, còn 5 pháp-chướng-ngại đó là 7 tâm-sở đồng sinh với ác-tâm. Mỗi chi-thiền có khả năng chế ngự được mỗi pháp-chướng-ngại như sau:
1- Vitakka: hướng-tâm đến một đề-mục thiền-định nên chế-ngự được pháp-chướng-ngại buồn-chán – buồn- ngủ (thīna-middha nivaraṇa)
2- Vicāra: quan-sát trong đề-mục thiền-định nên chế- ngự được pháp-chướng-ngại hoài-nghi (viccikicchā nivaraṇa)
3- Pīti: hoan-hỷ trong đề-mục thiền-định nên chế-ngự được pháp-chướng-ngại sân-hận (byāpāda nivaraṇa).
4- Sukha: an-lạc trong đề-mục thiền-định nên chế- ngự được pháp-chướng-ngại phóng-tâm – hối-hận (uddhacca-kukkucca nivaraṇa).
5- Ekaggatā: Nhất-tâm trong đề-mục thiền-định nên chế-ngự được pháp-chướng-ngại tham-dục (kāmacchanda nivaraṇa).
* Thực-hành thiền sắc-giới thiện-tâm có 5 bậc
Hành-giả thực-hành pháp-hành thiền-định thuộc hạng hành-giả mandapuggala có trí-tuệ bậc thường có khả năng chế-ngự được mỗi chi-thiền để chứng đắc mỗi bậc thiền. Vì vậy, thiền sắc-giới thiện-tâm có 5 bậc thiền:
1- Hành-giả thực-hành pháp-hành thiền-định với một đề- mục thiền-định ấy, định-tâm phát sinh có đầy đủ 5 chi- thiền có khả năng diệt bằng cách chế-ngự được 5 pháp- chướng-ngại (nivaraṇa), nên chứng đắc đệ nhất thiền sắc-giới thiện-tâm, có 5 chi-thiền là vitakka, vicāra, pīti, sukha, ekaggatā do chế ngự được 5 pháp-chướng-ngại.
2- Sau khi đã chứng đắc đệ nhất thiền sắc-giới thiện-tâm có 5 chi-thiền, hành-giả tiếp tục thực-hành pháp-hành thiền-định, suy-xét thấy rõ chi-thiền vitakka: hướng-tâm còn thô, nên cần phải diệt, rồi tiếp tục thực- hành pháp-hành thiền-định với đề-mục thiền-định ấy, định-tâm phát sinh có khả năng diệt bằng cách chế-ngự chi-thiền vitakka, nên chứng đắc đệ nhị thiền sắc-giới thiện-tâm, có 4 chi-thiền là vicāra, pīti, sukha, ekaggatā do chế ngự được chi-thiền vitakka.
3- Sau khi đã chứng đắc đệ nhị thiền sắc-giới thiện- tâm có 4 chi-thiền, hành-giả tiếp tục thực-hành pháp-hành thiền-định, suy-xét thấy rõ chi-thiền vicāra: quan-sát còn thô, nên cần phải diệt, rồi tiếp tục thực-hành pháp- hành thiền-định với đề-mục thiền-định ấy, định-tâm phát sinh có khả năng diệt bằng cách chế-ngự chi-thiền vicāra, nên chứng đắc đệ tam thiền sắc-giới thiện-tâm, có 3 chi-thiền là pīti, sukha, ekaggatā do chế ngự được chi-thiền vicāra.
4- Sau khi đã chứng đắc đệ tam thiền sắc-giới thiện- tâm có 3 chi-thiền, hành-giả tiếp tục thực-hành pháp- hành thiền-định, suy-xét thấy rõ chi-thiền pīti: hoan-hỷ còn thô, nên cần phải diệt, rồi tiếp tục thực-hành pháp- hành thiền-định với đề-mục thiền-định ấy, định-tâm phát sinh có khả năng diệt bằng cách chế ngự chi-thiền pīti, nên chứng đắc đệ tứ thiền sắc-giới thiện-tâm, có 2 chi-thiền là sukha và ekaggatā do chế ngự được chi- thiền pīti.
5- Sau khi đã chứng đắc đệ tứ thiền sắc-giới thiện-tâm có 2 chi-thiền là sukha và ekaggatā, hành-giả tiếp tục thực-hành pháp-hành thiền-định, suy-xét thấy rõ chi- thiền sukha: an-lạc còn thô, nên cần phải thay thế chi- thiền sukha bằng chi-thiền upekkhā: xả, rồi tiếp tục thực- hành pháp-hành thiền-định với đề-mục thiền-định ấy, định-tâm phát sinh có khả năng thay thế chi-thiền sukha bằng chi-thiền upekkhā, nên chứng đắc đệ ngũ thiền sắc- giới thiện-tâm, có 2 chi-thiền là upekkhā, ekaggatā do thay thế chi-thiền sukha bằng chi-thiền upekkhā.
Thiền sắc-giới thiện-tâm có 5 bậc
1- Đệ nhất thiền sắc-giới thiện-tâm có 5 chi-thiền là vitakka, vicāra, pīti, sukha, ekaggatā do chế ngự được 5 pháp-chướng-ngại (nivaraṇa).
2- Đệ nhị thiền sắc-giới thiện-tâm có 4 chi-thiền là vicāra, pīti, sukha, ekaggatā do chế ngự được 1 chi-thiền vitakka.
3- Đệ tam thiền sắc-giới thiện-tâm có 3 chi-thiền là pīti, sukha, ekaggatā do chế ngự được chi-thiền vicāra.
4- Đệ tứ thiền sắc-giới thiện-tâm có 2 chi-thiền là sukha, ekaggatā do chế ngự được chi-thiền pīti.
5- Đệ ngũ thiền sắc-giới thiện-tâm có 2 chi-thiền là upekkhā, ekaggatā do thay thế chi-thiền sukha bằng chi- thiền upekkhā.
Thực-hành thiền sắc-giới thiện-tâm có 4 bậc
Đối với hành-giả là hạng tikkhapuggala có trí-tuệ sắc bén, sau khi đã chứng đắc đệ nhất thiền sắc-giới thiện- tâm có 5 chi-thiền là vitakka, vicāra, pīti, sukha, ekaggatā do chế ngự được 5 pháp-chướng-ngại (nivaraṇa).
Sau khi đã chứng đắc đệ nhất thiền sắc-giới thiện- tâm có đủ 5 chi-thiền, hành-giả tiếp tục thực-hành pháp-hành thiền-định, suy-xét thấy rõ chi-thiền vitakka: hướng-tâm và chi-thiền vicāra còn thô, nên cần phải diệt, rồi tiếp tục thực-hành pháp-hành thiền-định với đề- mục thiền-định ấy, định-tâm phát sinh có khả năng diệt bằng cách chế-ngự chi-thiền vitakka và chi-thiền vicāra cùng một lúc, nên chứng đắc đệ nhị thiền sắc-giới thiện- tâm có 3 chi-thiền là pīti, sukha, ekaggatā.
Vì vậy, đối với hành-giả là hạng tikkhapuggala có trí-tuệ sắc bén, thiền sắc-giới thiện-tâm có 4 bậc thiền như sau:
1- Đệ nhất thiền sắc-giới thiện-tâm có 5 chi-thiền là vitakka, vicāra, pīti, sukha, ekaggatā do chế ngự được 5 pháp-chướng-ngại (nivaraṇa).
2- Đệ nhị thiền sắc-giới thiện-tâm có 3 chi-thiền là pīti, sukha, ekaggatā do chế ngự được 2 chi-thiền vitakka và vicāra cùng một lúc.
3- Đệ tam thiền sắc-giới thiện-tâm có 2 chi-thiền là sukha, ekaggatā do chế ngự được chi-thiền pīti.
4- Đệ tứ thiền sắc-giới thiện-tâm có 2 chi-thiền là upekkhā, ekaggatā do thay thế chi-thiền sukha bằng chi- thiền upekkhā.
Đó là 4 bậc thiền sắc-giới thiện-tâm, đối với hành- giả thuộc về hạng tikkhapuggala có trí-tuệ sắc bén.
Quả của sắc-giới thiện-nghiệp
Sắc-giới thiện-nghiệp đó là tác-ý tâm-sở đồng sinh với 5 sắc-giới thiện-tâm cho quả trong 2 thời-kỳ:
– Thời-kỳ tái-sinh kiếp sau (paṭisandhikāla).
– Thời-kỳ sau khi đã tái-sinh (pavattikāla), kiếp hiện-tại.
* Thời-kỳ tái-sinh kiếp sau (paṭisandhikāla)
Sắc-giới thiện-nghiệp trong 5 sắc-giới thiện-tâm cho quả tương xứng trong thời-kỳ tái-sinh kiếp sau (paṭi- sandhikāla) có 5 sắc-giới quả-tâm gọi là sắc-giới tái- sinh-tâm (paṭisandhicitta) làm phận sự tái-sinh kiếp kế-tiếp (paṭisandhikicca) hóa-sinh làm vị phạm-thiên trên 15 tầng trời sắc-giới phạm-thiên (trừ tầng trời sắc-giới Vô-tưởng-thiên).
15 tầng trời sắc-giới chia theo 4 sắc-giới quả-tâm
1- Bậc đệ nhất thiền sắc-giới quả-tâm có 3 tầng trời:
– Brahmapārisajjā: Tầng trời Phạm-chúng-thiên.
– Brahmapurohitā: Tầng trời Phạm-sư-thiên.
– Mahābrahmā: Tầng trời Đại-phạm-thiên.
2- Bậc đệ nhị thiền sắc-giới quả-tâm có 3 tầng trời:
– Parittābhā: Tầng trời Thiểu-quang-thiên.
– Appamāṇābhā: Tầng trời Vô-lượng-thiên.
– Ābhassarā: Cõi Quang-âm-thiên.
3- Bậc đệ tam thiền sắc-giới quả-tâm có 3 tầng trời:
– Parittasubhā: Tầng trời Thiểu-tịnh-thiên.
– Appamāṇasubhā: Tầng trời Vô-lượng-tịnh-thiên.
– Subhakiṇhā: Tầng trời Biến-tịnh-thiên.
4- Bậc đệ tứ thiền sắc-giới quả-tâm có 7 tầng trời:
– Vehapphalā: Tầng trời Quảng-quả-thiên.
– Asaññasattā: Tầng trời Vô-tưởng-thiên.
* Suddhāvāsa: Cõi Tịnh-cư-thiên có 5 tầng trời:
– Avihā: Tầng trời Vô-phiền-thiên.
– Atappā: Tầng trời Vô-nhiệt-thiên.
– Sudassā: Tầng trời Thiện-hiện-thiên
– Sudassī: Tầng trời Thiện-kiến-thiên.
– Akaniṭṭhā: Tầng trời Sắc-cứu-cánh-thiên.
Như vậy, từ bậc đệ nhất thiền sắc-giới quả-tâm cho đến bậc đệ tam thiền sắc-giới quả-tâm, mỗi bậc thiền sắc-giới quả-tâm có 3 tầng trời theo năng lực của 3 bậc thiền sắc-giới quả-tâm bậc hạ, bậc trung, bậc thượng.
Còn bậc đệ tứ thiền sắc-giới quả-tâm có 7 tầng trời là Vehapphalā: tầng trời Quảng-quả-thiên và Asañña- sattā: tầng trời Vô-tưởng-thiên đối với các hạng phàm- nhân và các bậc Thánh-nhân chứng đắc đệ ngũ thiền sắc- giới thiện-tâm.
Riêng Tịnh-cư-thiên có 5 tầng trời này chỉ dành riêng cho bậc Thánh Bất-lai chứng đắc đệ ngũ thiền sắc-giới thiện-tâm (hoặc bậc Thánh Bất-lai thuộc hạng tikkha- puggala chứng đắc đệ tứ thiền sắc-giới thiện-tâm).
* Do nguyên-nhân nào bậc thiền sắc-giới quả-tâm có 3 bậc: bậc hạ, bậc trung, bậc thượng?
* Mỗi bậc thiền sắc-giới thiện-tâm từ đệ nhất thiền sắc-giới thiện-tâm đến đệ tứ thiền sắc-giới thiện-tâm, mỗi bậc thiền có 3 bậc: bậc thiền sắc-giới bậc hạ, bậc thiền sắc-giới bậc trung, bậc thiền bậc thượng do năng lực của vasībhāva: 5 pháp-thuần-thục.
1- Vasībhāva: Pháp-thuần-thục có 5 pháp(1):
1- Āvajjanavasībhāva: pháp thuần-thục quán-triệt nghĩa là hành-giả có khả năng thuần-thục quán-triệt chi- thiền của bậc thiền sắc-giới thiện-tâm ấy.
2- Samāpajjanavasībhāva: pháp thuần-thục nhập bậc thiền nghĩa là hành-giả có khả năng thuần thục nhập bậc thiền sắc-giới thiện-tâm ấy.
3- Adhiṭṭhānavasībhāva: pháp thuần-thục phát-nguyện nghĩa là hành-giả có khả năng thuần thục phát nguyện ấn định thời gian nhập bậc thiền sắc-giới thiện-tâm ấy.
4- Vuṭṭhānavasībhāva: pháp thuần-thục xả-thiền là hành-giả có khả năng thuần thục ấn định thời gian xả bậc thiền sắc-giới thiện-tâm ấy.
5- Paccavekkhaṇavasībhāva: pháp thuần-thục quán- triệt là hành-giả có khả năng thuần-thục quán-triệt chi- thiền của bậc thiền sắc-giới thiện-tâm ấy với tác-hành-tâm.
Ví dụ: Hành-giả sau khi đã chứng đắc đệ nhất thiền sắc-giới thiện-tâm.
– Nếu hành-giả không thường xuyên nhập đệ nhất thiền sắc-giới thiện-tâm, thì 5 pháp-thuần-thục (vasī- bhāva) của bậc thiền ấy có ít năng lực, nên đệ nhất thiền sắc-giới thiện-tâm ấy trở thành đệ nhất thiền sắc-giới thiện-tâm bậc hạ.
– Nếu hành-giả thỉnh thoảng nhập đệ nhất thiền sắc- giới thiện-tâm, thì 5 pháp-thuần-thục (vasībhāva) của bậc thiền ấy có năng lực trung bình, nên đệ nhất thiền sắc- giới thiện-tâm ấy trở thành đệ nhất thiền sắc-giới thiện- tâm bậc trung. .
– Nếu hành-giả thường xuyên nhập đệ nhất thiền sắc-giới thiện-tâm, thì 5 pháp-thuần-thục (vasībhāva) của bậc thiền ấy có nhiều năng lực, nên đệ nhất thiền sắc- giới thiện-tâm ấy trở thành đệ nhất thiền sắc-giới thiện- tâm bậc thượng.
Hành-giả có thể sử dụng đệ nhất thiền sắc-giới thiện- tâm bậc thượng ấy làm nền-tảng, để tiếp tục thực-hành pháp-hành thiền-định để chứng đắc đệ nhị thiền sắc-giới thiện-tâm.
Tương tự như vậy, các bậc thiền còn lại là đệ nhị thiền sắc-giới thiện-tâm, đệ tam thiền sắc-giới thiện-tâm, đệ tứ thiền sắc-giới thiện-tâm, nếu hành-giả thực-hành giống như đệ nhất thiền sắc-giới thiện-tâm thì đệ nhị thiền sắc-giới thiện-tâm có 3 bậc là bậc hạ, bậc trung, bậc thượng; đệ tam thiền sắc-giới thiện-tâm có 3 bậc là bậc hạ, bậc trung, bậc thượng; đệ tứ thiền sắc-giới thiện-tâm có 3 bậc là bậc hạ, bậc trung, bậc thượng.
Mỗi sắc-giới thiện-nghiệp trong mỗi bậc thiền sắc- giới thiện-tâm bậc hạ, bậc trung, bậc thượng cho quả tương xứng trong thời-kỳ tái-sinh kiếp kế-tiếp (paṭisandhi- kāla) có mỗi bậc thiền sắc-giới quả-tâm bậc hạ, bậc trung bậc thượng gọi là sắc-giới tái-sinh-tâm (paṭisandhicitta) làm phận sự tái-sinh kiếp kế-tiếp hóa-sinh làm vị phạm- thiên trên tầng trời sắc-giới phạm-thiên tương xứng với bậc thiền sắc-giới quả-tâm ấy.
* Đối với hành-giả là hạng tikkhapuggala có trí-tuệ sắc bén có 4 bậc thiền sắc-giới quả-tâm làm phận sự tái- sinh kiếp kế-tiếp hóa-sinh làm vị phạm-thiên đúng theo 4 tầng trời bậc thiền sắc-giới quả-tâm.
* Đối với hành-giả là hạng mandapuggala có trí-tuệ bậc thường có 5 bậc thiền sắc-giới quả-tâm làm phận sự tái- sinh kiếp kế-tiếp hóa-sinh làm vị phạm-thiên theo 4 tầng trời bậc thiền sắc-giới quả-tâm được trình bày như sau: