III- Pākakālacatukka: phần nghiệp phân chia theo nghiệp cho quả theo thời gian, có 4 loại nghiệp.
3.1- Diṭṭhadhammavedanīyakamma: Hiện-kiếp quả- nghiệp là nghiệp cho quả trong kiếp hiện-tại (kiếp thứ nhất).
3.2- Upapajjavedanīyakamma: Hậu-kiếp-quả-nghiệp là nghiệp cho quả tái-sinh kiếp kế-tiếp (kiếp thứ nhì).
3.3- Aparāpariyavedanīyakamma: Kiếp-kiếp-quả- nghiệp là nghiệp có cơ hội cho quả từ kiếp này đến kiếp kia kể từ kiếp thứ 3 cho đến kiếp chót của bậc Thánh A- ra-hán, trước khi tịch diệt Niết-bàn.
3.4- Ahosikamma: Vô-hiệu-quả-nghiệp là nghiệp không còn hiệu lực cho quả của nghiệp được nữa.
Mỗi loại nghiệp có 2 loại là bất-thiện-nghiệp (ác- nghiệp) và đại-thiện-nghiệp.
Đức-Phật dạy:
“Cetanā’haṃ bhikkhave, kammaṃ vadāmi, cetayitvā kammaṃ karoti kāyena vācāya manasā”(1).
– Này chư tỳ-khưu! Sau khi đã có tác-ý, rồi mới tạo nghiệp bằng thân, bằng khẩu, bằng ý. Vì vậy, Như-Lai dạy “tác-ý gọi là nghiệp.”
Muốn tạo nghiệp nào, người ta có tác-ý phát sinh trước, rồi mới tạo nghiệp ấy bằng thân, bằng khẩu, bằng ý.
* Tác-ý phát sinh rồi tạo nghiệp bằng thân gọi là thân-nghiệp (kāyakamma).
* Tác-ý phát sinh rồi tạo nghiệp bằng khẩu gọi là khẩu-nghiệp (vacīkamma).
* Tác-ý phát sinh rồi tạo nghiệp bằng ý gọi là ý- nghiệp (manokamma).
Do đó, nghiệp phát sinh do nương nhờ nơi 3 môn: thân-môn, khẩu-môn, ý-môn.
* Tác-ý (cetanā) đó là tác-ý tâm-sở (cetanācetasika) là 1 trong 52 tâm-sở đồng sinh với 89 hoặc 121 tâm.
* Tác-ý tâm-sở nào gọi là nghiệp?
– Tác-ý tâm-sở (cetanācetasika) đồng sinh với 12 bất- thiện-tâm(1) (12 ác-tâm) và 21 hoặc 37 thiện-tâm, tác-ý tâm-sở ấy gọi là nghiệp như sau:
– Tác-ý tâm-sở (cetanācetasika) đồng sinh với 12 bất- thiện-tâm (12 ác-tâm) gọi là bất-thiện-nghiệp (ác-nghiệp) do nương nhờ 3 môn: thân-môn, khẩu-môn, ý-môn.
– Tác-ý tâm-sở (cetanācetasika) đồng sinh với 8 đại- thiện-tâm gọi là đại-thiện-nghiệp do nương nhờ nơi 3 môn: thân-môn, khẩu-môn, ý-môn.
– Tác-ý tâm-sở (cetanācetasika) đồng sinh với 5 sắc- giới thiện-tâm gọi là sắc-giới thiện-nghiệp do nương nhờ nơi ý-môn.
– Tác-ý tâm-sở (cetanācetasika) đồng sinh với 4 vô- sắc-giới thiện-tâm gọi là vô-sắc-giới thiện-nghiệp do nương nhờ nơi ý-môn.
– Tác-ý tâm-sở (cetanācetasika) đồng sinh với 4 hoặc 20 Thánh-đạo-tâm gọi là 4 hoặc 20 siêu-tam-giới thiện- nghiệp do nương nhờ nơi ý-môn.
* Tác-ý tâm-sở nào không gọi là nghiệp?
– Nếu tác-ý tâm-sở (cetanācetasika) đồng sinh với 36 hoặc 52 quả-tâm(1) và 20 duy-tác-tâm(2) thì tác-ý tâm-sở ấy không gọi là nghiệp.
Thật ra, tác-ý tâm-sở gọi là ác-nghiệp hoặc thiện- nghiệp khi tác-ý tâm-sở đồng sinh với 12 ác-tâm, 21 hoặc 37 thiện-tâm làm phận sự tác-hành-tâm (javana- kicca) trong 6 lộ-trình-tâm (vīthicitta).
Lộ-trình-tâm (vīthicitta) có 6 loại:
1- Nhãn-môn lộ-trình-tâm (Cakkhudvāravīthi).
2- Nhĩ-môn lộ-trình-tâm (Sotadvāravīthi).
3- Tỷ-môn lộ-trình-tâm (Ghānadvāravīthi).
4- Thiệt-môn lộ-trình-tâm (Jivhādvāravīthi).
5- Thân-môn lộ-trình-tâm (Kāyadvāravīthi).
6- Ý-môn lộ-trình-tâm (Manodvāravīthi).
Nếu mỗi loại lộ-trình-tâm gồm có các loại tâm sinh rồi diệt liên tục và đầy đủ, thì chắc chắn có đủ 7 sát-na- tâm của tác-hành-tâm (javanacitta).
7 sát-na-tâm của tác-hành-tâm (javanacitta) liên quan trực tiếp đến 4 loại nghiệp có cơ hội cho quả theo thời gian trong kiếp hiện-tại (kiếp thứ nhất), trong kiếp kế-tiếp (kiếp thứ nhì) và từ kiếp này đến kiếp kia kể từ kiếp thứ 3 cho đến chót của bậc Thánh A-ra-hán, trước khi tịch diệt Niết-bàn.
Dục-giới tác-hành-tâm (kāmajavanacitta) chỉ có 12 bất-thiện-tâm (12 ác-tâm) và 8 đại-thiện-tâm mà thôi. (không có 1 tâm mỉm cười của bậc Thánh A-ra-hán và 8 đại-duy-tác-tâm của bậc Thánh A-ra-hán).
Mỗi dục-giới lộ-trình-tâm có dục-giới tác-hành- tâm đầy đủ 7 sát-na tâm cùng một loại tâm sinh rồi diệt liên tục trong mỗi dục-giới lộ-trình-tâm ấy, gồm có 3 loại nghiệp cho quả theo thời gian trong kiếp hiện-tại, trong kiếp kế-tiếp và trong những kiếp sau sau nữa, …
Ví dụ: Đồ biểu dục-giới lộ-trình-tâm có 7 sát-na-tâm của dục-giới tác-hành-tâm.
Dục-giới lộ-trình-tâm có 7 sát-na-tâm của dục-giới tác- hành-tâm (kāmajavanacitta)
(Biểu đồ)
Mỗi dục-giới lộ-trình-tâm nếu có 7 sát-na-tâm của dục- giới tác-hành-tâm (kāmajavanacitta) thì gồm có 3 loại nghiệp cho quả theo thời gian được phân định như sau:
1- Tác-ý tâm-sở đồng sinh với tác-hành-tâm thứ nhất gọi là diṭṭhadhammavedanīyakamma: hiện-kiếp- quả-nghiệp là nghiệp cho quả ngay trong kiếp hiện-tại (kiếp thứ nhất).
2- Tác-ý tâm-sở đồng sinh với tác-hành-tâm thứ 7 gọi là upapajjavedanīyakamma: hậu-kiếp-quả-nghiệp là nghiệp cho quả ngay kiếp kế-tiếp (kiếp thứ nhì).
3- Tác-ý tâm-sở đồng sinh với 5 tác-hành-tâm thứ 2 đến thứ 6 gọi là aparāpariyavedanīyakamma: kiếp- kiếp-quả-nghiệp là nghiệp có cơ hội cho quả từ kiếp này đến kiếp kia kể từ kiếp thứ 3 cho đến kiếp chót của bậc Thánh A-ra-hán, trước khi tịch diệt Niết-bàn (nếu nghiệp nào có cơ hội thì nghiệp ấy cho quả của nghiệp).
Trong 3 loại nghiệp kể trên, nếu loại nghiệp nào không có cơ hội cho quả của nghiệp đúng theo thời gian quy định thì nghiệp ấy trở thành ahosikamma: vô-hiệu-quả-nghiệp là nghiệp không còn hiệu lực cho quả của nghiệp được nữa.