IV-  Pākaṭṭhānacatukka  phần  nghiệp  phân  chia theo nghiệp cho quả theo cõi-giới, có 4 loại nghiệp:

4.1- Akusalakamma: Bất-thiện-nghiệp (ác-nghiệp) trong 12 bất-thiện-tâm (ác-tâm) cho quả tái-sinh kiếp sau trong 4 cõi ác-giới là cõi địa-ngục, cõi a-su-ra, loài ngạ-quỷ, loài súc-sinh.

4.2- Kāmāvacarakusalakamma: Dục-giới thiện-nghiệp (đại-thiện-nghiệp) trong 8 dục-giới thiện-tâm (đại-thiện-tâm) cho quả tái-sinh kiếp sau trong 7 cõi thiện-dục-giới là cõi người và 6 cõi trời dục-giới.

4.3- Rūpāvacarakusalakamma: Sắc-giới thiện-nghiệp trong 5 sắc-giới thiện-tâm cho quả tái-sinh trên 16 tầng trời sắc-giới phạm-thiên.

4.4- Arūpavacarakusalakamma: Vô-sắc-giới thiện- nghiệp trong 4 vô-sắc-giới thiện-tâm cho quả tái-sinh trên 4 tầng trời vô-sắc-giới phạm-thiên.

Giải thích 4 loại nghiệp cho quả theo cõi-giới

4.1- Akusalakamma: Bất-thiện-nghiệp (ác-nghiệp)

Bất-thiện-nghiệp (ác-nghiệp) đó là tác-ý tâm-sở đồng sinh với 12 bất-thiện-tâm (12 ác-tâm).

Bất-thiện-tâm (Akusalacitta) có 12 tâm chia ra 3 loại:

a- Lobhacitta: tham-tâm có 8 tâm.

b- Dosacitta: sân-tâm có 2 tâm.

c- Mohacitta: si-tâm có 2 tâm.

a-  Lobhacitta: tham-tâm có 8 tâm:

1- Somanassasahagataṃ diṭṭhigatasampayuttaṃ asaṅkhārikaṃ.

Tham-tâm thứ nhất đồng sinh với thọ hỷ, hợp với tà- kiến, không cần tác-động.

2- Somanassasahagataṃ diṭṭhigatasampayuttaṃ sasaṅkhārikaṃ.

Tham-tâm thứ nhì đồng sinh với thọ hỷ, hợp với tà- kiến, cần tác-động.

3- Somanassasahagataṃ diṭṭhigatavippayuttaṃ asaṅkhārikaṃ.

Tham-tâm thứ ba đồng sinh với thọ hỷ, không hợp  với tà-kiến, không cần tác-động.

4-  Somanassasahagataṃ diṭṭhigatavippayuttaṃ sasaṅkhārikaṃ.

Tham-tâm thứ tư đồng sinh với thọ hỷ, không hợp với tà-kiến, cần tác-động.

5-  Upekkhāsahagataṃ diṭṭhigatasampayuttaṃ asaṅkhārikaṃ.

Tham-tâm thứ năm đồng sinh với thọ xả, hợp với tà- kiến, không cần tác-động.

6-  Upekkhāsahagataṃ diṭṭhigatasampayuttaṃ sasaṅkhārikaṃ.

Tham-tâm thứ sáu đồng sinh với thọ xả, hợp với tà- kiến, cần tác-động.

7-  Upesahagataṃ diṭṭhigatavippayuttaṃ asaṅkhārikaṃ.

Tham-tâm thứ bảy đồng sinh với thọ xả, không hợp với tà-kiến, không cần tác-động.

8-  Upekkhāsahagataṃ diṭṭhigatavippayuttaṃ sasaṅkhārikaṃ.

Tham-tâm thứ tám đồng sinh với thọ xả, không hợp với tà-kiến, cần tác-động.

b-   Dosacitta: sân-tâm có 2 tâm:

1-  Domanassasahagataṃ paṭighasampayuttaṃ asaṅkhārikaṃ.

Sân-tâm thứ nhất đồng sinh với thọ ưu, hợp với hận, không cần tác-động.

2-  Domanassasahagataṃ paṭighasampayuttaṃ sasaṅkhārikaṃ.

Sân-tâm thứ nhì đồng sinh với thọ ưu, hợp với hận, cần tác-động.

c-  Mohacitta: si-tâm có 2 tâm:(1)

1- Upekkhāsahagataṃ vicikicchāsampayuttaṃ.

Si-tâm thứ nhất đồng sinh với thọ xả, hợp với hoài-nghi.

2- Upekkhāsahagataṃ uddhaccasampayuttaṃ.

Si-tâm thứ nhì đồng sinh với thọ xả, hợp với phóng-tâm.

Bất-thiện-nghiệp (ác-nghiệp) đó là tác-ý tâm-sở đồng sinh với 12 bất-thiện-tâm (12 ác-tâm) tạo 10 bất-thiện- nghiệp (10 ác-nghiệp) phát sinh do nương nhờ nơi 3 môn là thân-môn, khẩu-môn, ý-môn như sau:

4.1.1- Ác-nghiệp phát sinh do nương nhờ nơi thân- môn gọi là thân ác-nghiệp, có 3 loại:

–  Ác-nghiệp sát-sinh.

–  Ác-nghiệp trộm-cắp.

–  Ác-nghiệp tà-dâm.

Ba thân-ác-nghiệp này còn gọi là 3 thân-hành-ác (kāyaduccarita).

4.1.2- Ác-nghiệp phát sinh do nương nhờ nơi khẩu- môn gọi là khẩu ác-nghiệp, có 4 loại:

–  Ác-nghiệp nói-dối.

–  Ác-nghiệp nói lời chia rẽ.

–  Ác-nghiệp nói lời thô tục.

–  Ác-nghiệp nói lời vô ích.

Bốn khẩu-ác-nghiệp này còn gọi là 4 khẩu-nói-ác (vacīduccarita).

4.1.3- Ác-nghiệp phát sinh do nương nhờ nơi ý-môn gọi là ý ác-nghiệp có 3 loại:

–  Ác-nghiệp tham lam tài sản của người khác.

–  Ác-nghiệp thù hận người khác.

–  Ác-nghiệp tà-kiến thấy sai chấp lầm.

Ba ý-ác-nghiệp này còn gọi là 3 ý-nghĩ-ác (mano- duccarita).

Các bài viết trong sách

Dhamma Paññā

BQT trang Theravāda cố gắng sưu tầm thông tin tài liệu Dhamma trợ duyên quý độc giả tìm hiểu về Dhamma - Giáo Pháp Bậc Giác Ngộ thuyết giảng suốt 45 năm sau khi Ngài chứng đắc trở thành Đức Phật Chánh Đẳng Chánh Giác vào đêm Rằm tháng 4, tìm hiểu thêm phương pháp thực hành thiền Anapana, thiền Vipassana qua các tài liệu, bài giảng, pháp thoại từ các Thiền Sư, các Bậc Trưởng Lão, Bậc Thiện Trí.

Trả lời

Từ điển
Youtube
Live Stream
Tải app