Nội Dung Chính
- Cơ hội đại-thiện-nghiệp, ác-nghiệp cho quả
- Nghiệp cho quả theo 4 sampatti, 4 vipatti.
- Giảng giải 16 trường-hợp
- 1- Ác-nghiệp nào gặp gativipatti thì có cơ hội cho quả xấu, quả khổ của ác-nghiệp ấy như thế nào?
- 2- Ác-nghiệp nào gặp upadhivipatti thì có cơ hội cho quả xấu, quả khổ của ác-nghiệp ấy như thế nào?
- 3- Ác-nghiệp nào gặp kālavipatti thì có cơ hội cho quả xấu, quả khổ của ác-nghiệp ấy như thế nào?
- 4- Ác-nghiệp nào gặp payogavipatti thì có cơ hội cho quả xấu, quả khổ của ác-nghiệp ấy như thế nào?
- 5- Ác-nghiệp gặp gatisampatti thì không có cơ hội cho quả xấu, quả khổ của ác-nghiệp ấy như thế nào?
- 6- Ác-nghiệp nào gặp upadhisampatti thì không có cơ hội cho quả xấu, quả khổ của ác-nghiệp ấy như thế nào?
- 7- Ác-nghiệp nào gặp kālasampatti thì không có cơ hội cho quả xấu, quả khổ của ác-nghiệp ấy như thế nào?
- 8- Ác-nghiệp nào gặp payogasampatti thì không có cơ hội cho quả xấu, quả khổ của ác-nghiệp ấy như thế nào?
- 9- Đại-thiện-nghiệp nào gặp gatisampatti thì có cơ hội cho quả tốt, quả an-lạc của đại-thiện-nghiệp ấy như thế nào?
- 10- Đại-thiện-nghiệp nào gặp upadhisampatti thì có cơ hội cho quả tốt, quả an-lạc của đại-thiện-nghiệp ấy như thế nào?
- 11- Đại-thiện-nghiệp nào gặp kālasampatti thì có cơ hội cho quả tốt, quả an-lạc của đại-thiện-nghiệp ấy như thế nào?
- 12- Đại-thiện-nghiệp nào gặp payogasampatti thì có cơ hội cho quả tốt, quả an-lạc của đại-thiện-nghiệp ấy như thế nào?
- 13- Đại-thiện-nghiệp nào gặp gativipatti thì không có cơ hội cho quả tốt, quả an-lạc của đại-thiện-nghiệp ấy như thế nào?
- 14- Đại-thiện-nghiệp nào gặp upadhivipatti thì không có cơ hội cho quả tốt, quả an-lạc của đại-thiện-nghiệp ấy như thế nào?
- 15- Đại-thiện-nghiệp nào gặp kālavipatti thì không có cơ hội cho quả tốt, quả an-lạc của đại-thiện-nghiệp ấy như thế nào?
- 16- Đại-thiện-nghiệp nào gặp payogavipatti thì không có cơ hội cho quả tốt, quả an-lạc của đại-thiện-nghiệp ấy như thế nào?
Cơ hội đại-thiện-nghiệp, ác-nghiệp cho quả
Tất cả mọi chúng-sinh tam-giới nói chung, mỗi người trong cõi Nam-thiện-bộ-châu nói riêng, đã từng tạo mọi đại-thiện-nghiệp và mọi ác-nghiệp dù nặng, dù nhẹ cũng đều được lưu-trữ ở trong tâm của mỗi chúng-sinh, từ kiếp này sang kiếp kia, từ vô thủy trải qua vô số kiếp, trong vòng tử sinh luân-hồi trong 3 giới 4 loài cho đến kiếp hiện-tại.
* Nếu đại-thiện-nghiệp nào gặp trường hợp thuận- duyên (sampatti) thì đại-thiện-nghiệp ấy có cơ hội cho quả tốt, quả an-lạc của đại-thiện-nghiệp ấy, nhưng nếu gặp nghịch-duyên (vipatti) thì đại-thiện-nghiệp ấy bị cản ngăn, không có cơ hội cho quả của đại-thiện-nghiệp ấy, chờ cơ hội thuận-duyên khác.
* Nếu ác-nghiệp nào gặp trường hợp nghịch-duyên (vippatti) thì ác-nghiệp ấy có cơ hội cho quả xấu, quả khổ của ác-nghiệp ấy, nhưng nếu gặp thuận-duyên (sampatti) thì ác-nghiệp ấy bị cản ngăn, không có cơ hội cho quả của ác-nghiệp ấy, chờ cơ hội nghịch-duyên.
Nghiệp cho quả theo 4 sampatti, 4 vipatti.
* Mỗi đại-thiện-nghiệp cho quả tốt, quả an-lạc theo 4 sampatti.
* Sampatti: Thuận-duyên có 4 pháp(1)
1- Gatisampatti: cõi-giới thuận-duyên là cõi thiện-giới.
2- Upadhisampatti: thân-thể thuận-duyên là thân-thể khỏe mạnh, có đầy đủ các bộ phận, không bị tật nguyền.
3- Kālasampatti: thời-gian thuận-duyên là thời gian có đầy đủ sung túc mọi nhu cầu cần thiết.
4- Payogasampatti: tinh-tấn thuận-duyên là sự tinh- tấn tạo mọi thiện-pháp.
Nếu đại-thiện-nghiệp nào gặp trường-hợp sampatti: thuận-duyên thì đại-thiện-nghiệp ấy có cơ hội cho quả tốt, quả an-lạc, nếu đại-thiện-nghiệp ấy gặp trường-hợp vipatti: nghịch-duyên thì đại-thiện-nghiệp ấy không có cơ hội cho quả tốt, quả an-lạc.
* Mỗi ác-nghiệp cho quả xấu, quả khổ theo 4 vipatti.
Vipatti: Nghịch-duyên có 4 pháp:
1- Gativipatti: cõi-giới nghịch-duyên là 4 cõi ác-giới.
2- Upadhivipatti: thân-thể nghịch-duyên là thân thể bị tật nguyền.
3- Kālavipatti: thời-gian nghịch-duyên là thời gian gặp nạn đói, nạn dịch bệnh, v.v…
4- Payogavipatti: tinh-tấn nghịch-duyên là tinh-tấn tạo mọi ác-pháp.
Nếu ác-nghiệp nào gặp trường hợp vipatti: nghịch- duyên thì ác-nghiệp ấy có cơ hội cho quả xấu, quả khổ, nếu ác-nghiệp ấy gặp trường hợp sampatti: thuận-duyên thì ác-nghiệp ấy không có cơ hội cho quả xấu, quả khổ.
Trong bộ Vi-Diệu-Pháp Yếu-Nghĩa phân chia:
– Ác-nghiệp có cơ hội cho quả xấu, quả khổ theo 4 vipatti: nghịch-duyên.
– Ác-nghiệp không có cơ hội cho quả xấu, quả khổ theo 4 sampatti: thuận-duyên.
– Đại-thiện-nghiệp có cơ hội cho quả tốt, quả an-lạc theo 4 sampatti: thuận-duyên.
– Đại-thiện-nghiệp không có cơ hội cho quả tốt, quả an-lạc theo 4 vipatti: nghịch-duyên.
Những cơ hội như sau:
1- Ác-nghiệp nào gặp gativipatti thì có cơ hội cho quả xấu, quả khổ của ác-nghiệp ấy.
2- Ác-nghiệp nào gặp upadhivipatti thì có cơ hội cho quả xấu, quả khổ của ác-nghiệp ấy.
3- Ác-nghiệp nào gặp kālavipatti thì có cơ hội cho quả xấu, quả khổ của ác-nghiệp ấy.
4- Ác-nghiệp nào gặp payogavipatti thì có cơ hội cho quả xấu, quả khổ của ác-nghiệp ấy.
5- Ác-nghiệp nào gặp gatisampatti thì không có cơ hội cho quả xấu, quả khổ của ác-nghiệp ấy.
6- Ác-nghiệp nào gặp upadhisampatti thì không có cơ hội cho quả xấu, quả khổ của ác-nghiệp ấy.
7- Ác-nghiệp nào gặp kālasampatti thì không có cơ hội cho quả xấu, quả khổ của ác-nghiệp ấy.
8- Ác-nghiệp nào gặp payogasampatti thì không có cơ hội cho quả xấu, quả khổ của ác-nghiệp ấy.
9- Đại-thiện-nghiệp nào gặp gatisampatti thì có cơ hội cho quả tốt, quả an-lạc của đại-thiện-nghiệp ấy.
10- Đại-thiện-nghiệp nào gặp upadhisampatti thì có cơ hội cho quả tốt, quả an-lạc của đại-thiện-nghiệp ấy,
11- Đại-thiện-nghiệp nào gặp kālasampatti thì có cơ hội cho quả tốt, quả an-lạc của đại-thiện-nghiệp ấy.
12- Đại-thiện-nghiệp nào gặp payogasampatti thì có cơ hội cho quả tốt, quả an-lạc của đại-thiện-nghiệp ấy.
13- Đại-thiện-nghiệp nào gặp gativipatti thì không có cơ hội cho quả tốt, quả an-lạc của đại-thiện-nghiệp ấy.
14- Đại-thiện-nghiệp nào gặp upadhivipatti thì không có cơ hội cho quả tốt, quả an-lạc của đại-thiện-nghiệp ấy.
15- Đại-thiện-nghiệp nào gặp kālavipatti thì không có cơ hội cho quả tốt, quả an-lạc của đại-thiện-nghiệp ấy.
16- Đại-thiện-nghiệp nào gặp payogavipatti thì không có cơ hội cho quả tốt, quả an-lạc của đại-thiện-nghiệp ấy.
Giảng giải 16 trường-hợp
1- Ác-nghiệp nào gặp gativipatti thì có cơ hội cho quả xấu, quả khổ của ác-nghiệp ấy như thế nào?
Chúng-sinh nào đã tạo ác-nghiệp nào, sau khi chúng- sinh ấy chết, nếu ác-nghiệp ấy có cơ hội cho quả trong thời-kỳ tái-sinh kiếp sau (paṭisandhikāla) trong cõi ác- giới (gativipatti) thì ác-nghiệp ấy có cơ hội cho quả xấu, quả khổ của ác-nghiệp ấy.
2- Ác-nghiệp nào gặp upadhivipatti thì có cơ hội cho quả xấu, quả khổ của ác-nghiệp ấy như thế nào?
Đại-thiện-nghiệp cho quả trong thời-kỳ tái-sinh kiếp sau (paṭisandhikāla) đầu thai làm người trong gia đình thấp hèn nghèo khổ, tiếp theo trong thời-kỳ sau khi đã tái-sinh (pavattikāla), kiếp hiện-tại, ác-nghiệp cho quả xấu nên thai nhi bị tật nguyền từ trong bụng mẹ.
Khi thai nhi sinh ra đời có thân hình tật nguyền xấu xí, đến lúc trưởng thành, đứa bé có thân hình tật nguyền xấu xí (upadhivipatti), nên ác-nghiệp có cơ hội cho quả khổ của ác-nghiệp, đứa bé chịu bao nhiêu nỗi khổ bệnh hoạn ốm đau thiếu thốn đói khổ trong cuộc sống.
3- Ác-nghiệp nào gặp kālavipatti thì có cơ hội cho quả xấu, quả khổ của ác-nghiệp ấy như thế nào?
Người nào sinh ra trong thời-kỳ gặp nạn đói (kāla- vipatti), nên ác-nghiệp có cơ hội cho quả khổ đối với người ấy chịu cảnh thiếu ăn đói khổ.
4- Ác-nghiệp nào gặp payogavipatti thì có cơ hội cho quả xấu, quả khổ của ác-nghiệp ấy như thế nào?
Người nào tinh-tấn tạo ác-nghiệp (payogavipatti), nên ác-nghiệp có cơ hội cho quả khổ đối với người ấy phải chịu quả xấu, quả khổ của ác-nghiệp ấy.
5- Ác-nghiệp gặp gatisampatti thì không có cơ hội cho quả xấu, quả khổ của ác-nghiệp ấy như thế nào?
Người nào đã từng tạo ác-nghiệp nào, sau khi người ấy chết, ác-nghiệp ấy không có cơ hội cho quả, mà đại- thiện-nghiệp khác có cơ hội cho quả trong thời-kỳ tái-sinh kiếp sau (paṭisandhikāla) hóa-sinh làm vị thiên-nam trên cõi trời dục-giới (gatisampatti), nên ác-nghiệp ấy bị ngăn cản, không có cơ hội cho quả khổ của ác-nghiệp ấy, đối với vị thiên-nam ấy.
6- Ác-nghiệp nào gặp upadhisampatti thì không có cơ hội cho quả xấu, quả khổ của ác-nghiệp ấy như thế nào?
Người nào đã từng tạo ác-nghiệp nào, sau khi người ấy chết, ác-nghiệp ấy không có cơ hội cho quả, mà đại- thiện-nghiệp có cơ hội cho quả trong thời-kỳ tái-sinh kiếp sau (paṭisandhikāla) đầu thai làm người, thai nhi là con gái trong gia đình nghèo tại làng quê.
Khi sinh ra đời, lúc lớn lên trở thành cô gái rất xinh đẹp tuyệt trần (upadhisampatti).
Một hôm, Đức-vua ngự đi du lãm, nhìn thấy cô gái ấy, Đức-vua đem lòng yêu dấu, nên rước về cung, tấn phong cô gái xinh đẹp tuyệt trần ấy lên ngôi Chánh-cung Hoàng-hậu của Đức-vua.
Như vậy, thân hình xinh đẹp tuyệt trần (upadhi- sampatti), nên ác-nghiệp ấy bị ngăn cản, không có cơ hội cho quả khổ của ác-nghiệp ấy .
7- Ác-nghiệp nào gặp kālasampatti thì không có cơ hội cho quả xấu, quả khổ của ác-nghiệp ấy như thế nào?
Người nào sinh ra trong thời-kỳ sung túc, có đầy đủ mọi thứ nhu cầu cần thiết trong cuộc sống (kāla- sampatti), nên ác-nghiệp ấy bị ngăn cản, không có cơ hội cho quả khổ của ác-nghiệp ấy đối với người ấy.
8- Ác-nghiệp nào gặp payogasampatti thì không có cơ hội cho quả xấu, quả khổ của ác-nghiệp ấy như thế nào?
Người nào đã từng tạo ác-nghiệp nào, về sau, người ấy tránh xa mọi ác-nghiệp ấy, cố gắng tinh-tấn tạo mọi đại-thiện-nghiệp (payogasampatti), nên ác-nghiệp ấy bị ngăn cản, không có cơ hội cho quả xấu, quả khổ của ác- nghiệp ấy đối với người ấy.
9- Đại-thiện-nghiệp nào gặp gatisampatti thì có cơ hội cho quả tốt, quả an-lạc của đại-thiện-nghiệp ấy như thế nào?
Người nào đã tạo đại-thiện-nghiệp nào, sau khi người ấy chết, đại-thiện-nghiệp ấy có cơ hội cho quả trong thời-kỳ tái-sinh kiếp sau (paṭisandhikāla) hóa-sinh làm vị thiên-nam trên cõi trời dục-giới (gatisampatti), nên đại-thiện-nghiệp ấy có cơ hội cho quả tốt, quả an-lạc của đại-thiện-nghiệp ấy đối với vị thiên-nam ấy.
10- Đại-thiện-nghiệp nào gặp upadhisampatti thì có cơ hội cho quả tốt, quả an-lạc của đại-thiện-nghiệp ấy như thế nào?
Người nào đã tạo đại-thiện-nghiệp nào, sau khi người ấy chết, đại-thiện-nghiệp ấy có cơ hội cho quả trong thời-kỳ tái-sinh kiếp sau (paṭisandhikāla) đầu thai vào lòng Chánh-cung Hoàng-hậu của Đức-vua.
Khi sinh ra đời, lúc trưởng thành là Thái-tử khôi-ngô tuấn-tú (upadhisampatti) của Đức-vua, nên đại-thiện- nghiệp ấy có cơ hội cho quả Thái-tử lên ngôi làm vua hưởng mọi an-lạc của đại-thiện-nghiệp ấy.
11- Đại-thiện-nghiệp nào gặp kālasampatti thì có cơ hội cho quả tốt, quả an-lạc của đại-thiện-nghiệp ấy như thế nào?
Đại-thiện-nghiệp nào cho quả trong thời-kỳ tái-sinh kiếp sau (paṭisandhikāla) sinh làm người trong thời-kỳ đầu kiếp trái đất (kālasampatti), nên đại-thiện-nghiệp ấy có cơ hội cho quả tốt, quả an-lạc của đại-thiện-nghiệp ấy, có vật thực đồ ăn thức uống đầy đủ tự nhiên.
12- Đại-thiện-nghiệp nào gặp payogasampatti thì có cơ hội cho quả tốt, quả an-lạc của đại-thiện-nghiệp ấy như thế nào?
Người nào có sự tinh-tấn tạo mọi thiện-pháp (payoga- sampatti), nên đại-thiện-nghiệp ấy có cơ hội cho quả tốt, quả an-lạc của đại-thiện-nghiệp ấy đối với người ấy.
13- Đại-thiện-nghiệp nào gặp gativipatti thì không có cơ hội cho quả tốt, quả an-lạc của đại-thiện-nghiệp ấy như thế nào?
Người nào đã từng tạo đại-thiện-nghiệp nào, sau khi người ấy chết, đại-thiện-nghiệp ấy không có cơ hội cho quả, mà ác-nghiệp khác có cơ hội cho quả trong thời-kỳ tái-sinh kiếp sau (paṭisandhikāla) trong cõi ác-giới (gati- vipatti), nên đại-thiện-nghiệp ấy bị cản ngăn, không có cơ hội cho quả tốt, quả an-lạc của đại-thiện-nghiệp ấy đối với chúng-sinh ấy.
14- Đại-thiện-nghiệp nào gặp upadhivipatti thì không có cơ hội cho quả tốt, quả an-lạc của đại-thiện-nghiệp ấy như thế nào?
Người nào sinh làm vị hoàng-tử tật-nguyền của Đức- vua (upadhivipatti), nên đại-thiện-nghiệp ấy bị cản ngăn, không có cơ hội cho quả tốt, quả an-lạc của đại-thiện- nghiệp đối với vị hoàng-tử, nên không được chức vị cao cả nào trong triều đình.
15- Đại-thiện-nghiệp nào gặp kālavipatti thì không có cơ hội cho quả tốt, quả an-lạc của đại-thiện-nghiệp ấy như thế nào?
Nếu người nào sinh ra trong thời-kỳ gặp nạn đói (kālavipatti) thì đại-thiện-nghiệp ấy bị cản ngăn, không có cơ hội cho quả tốt, quả an-lạc của đại-thiện-nghiệp ấy đối với người ấy.
16- Đại-thiện-nghiệp nào gặp payogavipatti thì không có cơ hội cho quả tốt, quả an-lạc của đại-thiện-nghiệp ấy như thế nào?
Nếu người nào có sự tinh-tấn tạo ác-nghiệp (payoga- vipatti) thì đại-thiện-nghiệp ấy bị cản ngăn, không có cơ hội cho quả tốt, quả an-lạc của đại-thiện-nghiệp ấy đối với người ấy.