Pháp có mười sáu chi
– Soḷasakicca – 16 phận sự trong tứ thánh: 1) dukkhaṃ pariññeyyaṃ: phải hành cho thấy rõ cái khổ; 2) dukkhasamudaya pahātabbo: phải dứt bỏ (ái dục) nguyên nhân phát sanh lên cái khổ; 3) dukkhanirodhosacchikātabbo: phải làm cho thấu rõ Niết-bàn là nơi diệt khổ; 4) dukkhanirodhagāminīpati padā bhāvetabbo: phải niệm tưởng, tham cứu con đường thực hành để đi đến nơi diệt khổ.
Trong Tu-đà-huờn đạo, Tư-đà-hàm, A-na-hàm và A-la-hán đạo mỗi bậc đều có 4 phận sự in nhau thành ra cả thảy 16 phận sự.
– Soḷasa attha – 16 lý (hay là trạng thái) của Tứ diệu đế: Khổ đế có 4 lý: 1) piḷanattha: có trạng thái làm hại, phá hoại; 2) saṅkhatattha: có trạng thái do nguyên nhân cấu tạo nên; 3) santāpattha: có trạng thái nóng nảy, bực bội; 4) viparināmattha: có trạng thái luôn luôn thay đổi. Tập đế có 4 lý: 1) ayuhanattha: có trạng thái làm cho phát sanh cái khổ; 2) nidānattha: có trạng thái tỏ ra hay là nguyên nhân của cái khổ; 3) saṃyogattha: có năng lực giam hãm chúng sanh trong tam giới; 4) palibodhanattha: có trạng thái làm cho bận rộn trong cảnh khổ.
Diệt đế có 4 lý: 1) nissaraṇattha: có tánh cách thoát khỏi phiền não (khổ); 2) vivekattha: có trạng thái yên lặng tránh xa cái khổ; 3) asaṅkhatattha: có trạng thái không do nguyên nhân tạo thành được; 4) amatattha: có trạng thái không chết mất (trường tồn). Đạo đế có 4 lý: 1) niyyāttha: có năng lực đưa ra khỏi vòng sanh tử luân hồi; 2) hetvattha: có tánh cách là nguyên nhân đưa đến Niết-bàn; 3) dassaṇattha: có năng lực cho thấy rõ Niết-bàn; 4) adhipateyyattha: có tánh cách quan trọng của kiến tuệ giải thoát.
– Khí giới của Sa-môn có 16 thứ: 1) sakko: có tánh cách dạn dĩ; 2) uju: ngay thẳng (thân khẩu); 3) suhuju: tâm công bình; 4) suvaco: dễ dạy; 5) mudu: mềm mỏng; 6) anatimānī: không ngã mạn thái quá; 7) santusassako: tri túc; 8) subharo: dễ nuôi; 9) appakicco: ít bận rộn (không nhiều chuyện); 10) sallahukavutti: hành vi nhẹ nhàng; 11) santindriyo: có lục căn thanh tịnh; 12) nipako: có trí tuệ để giữ mình; 13) appagabbho: có tánh cách dũng cảm (không nhút nhát); 14) kulesu ananugiddho: không quyến luyến theo gia đình kẻ thế; 15) na ca khuddaṃ samācare kiñca yena viññūpare upavadeyyuṃ: không tạo nghiệp ác nào dầu là nhỏ nhen để làm cho bậc trí thức khác khinh bỉ được; 16) sukhino va khemino hontu: được sự an vui, yên ổn (và rải lòng bác ái cho tất cả chúng sanh được sự an vui yên ổn).
– Tha tâm minh biết được 16 tâm chúng sanh: 1) sarāga cittaṃ: tâm ái tình; 2) vītarāga cittaṃ: tâm không ái tình; 3) sadosa cittaṃ: tâm sân hận; 4) vītadosacittaṃ: tâm không sân hận; 5) samoha cittaṃ: tâm si mê; 6) vītamoha cittaṃ: tâm không si mê; 7) saṅkhitta cittaṃ: tâm dụ dự (lười biếng); 8) vikkhitta cittaṃ: tâm phóng đi (xao lãng); 9) mahaggata cittaṃ: tâm rộng lớn (là tâm đắc thiền vào cảnh sắc); 10) amahaggata cittaṃ: tâm chưa được rộng lớn (là tâm chưa đắc thiền); 11) sa uttara cittaṃ: tâm này còn có tâm khác quí báu hơn (là tâm còn trong cảnh dục); 12) anuttara cittaṃ: tâm rất quí báu (là tâm đã vào cảnh sắc và vô sắc giới); 13) samāhita cittaṃ: tâm yên trụ (đã tịnh); 14) asamāhita cittaṃ: tâm chưa yên trụ; 15) vimutta cittaṃ: tâm đã giải thoát; 16) avimutta cittaṃ: tâm chưa giải thoát.
– Phiền não có 16 thứ: 1) rāga: ái tình; 2) dosa: sân hận; 3) moha: si mê; 4) kodha: hung dữ; 5) upanāha: thù oán; 6) makkha: bạc ơn; 7) paḷāsa: làm oai kiêu hãnh; 8) issā macchariya: ganh tị bỏn xẻn; 9) māyā: giả dối (không thật); 10) sātheyya: phản phúc, mánh lới; 11) thambha: cứng đầu; 13)sārambha: cang nghạnh; 13) māna: ngã mạn; 14) atimāna: tự cao (hống hách); 15) mada: say đắm; 16) pamāda: dể duôi (cẩu thả).