Pháp có mười chi

– Nāthakaraṇadhamma: pháp nương nhờ có 10: 1) sīlavā: thâu thúc trong giới hạnh; 2) bahussuto hoti: có sự nghe nhiều học rộng Phật ngôn; 3) kalyāṇamitto hoti: có bạn lành, bậc trí thức; 4) sovacassato hoti: người có tánh nết dễ dạy; 5)kiṃkaraṇīyāni tattha dakkho hoti: những công việc nào trong hàng phạm hạnh mà phát sanh lên, có thể suy nghĩ lo làm cho xong được; 6) dhammakāmo hoti: có sự mến thích nhiều trong giáo pháp; 7) santuṭṭho hoti: có sự tri túc trong tứ vật dụng (dầu tốt xấu); 8) āraddhavlriyo hoti: có sự tinh tấn luôn luôn; 9) satimā hoti: có đầy đủ sự ghi nhớ (trong việc làm, lời nói đã qua lâu); 10) paññavā hoti: có trí tuệ thấy rõ sự tấn hóa, sự thối hóa của pháp hữu vi, trí tuệ có thể làm cho dứt khổ.

– Đề mục kasiṇa có 10: 1) pathavīkasiṇa: đề mục đất; 2) āpokasiṇa:  đề  mục  nước;  3)  tejokasiṇa:  đề  mục  lửa;  4) vāyokasiṇa:  đề  mục  gió;  5)  nīlakasiṇa:  màu  xanh;  6) pītakasiṇa:  màu  vàng;  7)  lohitakasiṇa:  màu  đỏ;  8) odātakasiṇa:  màu  trắng;  9)  ākāsakasiṇa:  hư  không;  10) viññāṇakasiṇa: cái thức (tâm thức). (Thường đề mục thứ 10 kasiṇa thì là āloka kasiṇa; nhưng chỗ này đổi lại là cái thức, vì aloka là ánh sáng mà trong 9 đề mục kia khi phát sanh lên cũng đều có ánh sáng cả). 

– Thập ác: 1) pāṇātipato: sát sanh; 2) adinnādānaṃ: trộm cắp; 3) kāmesu micchācāro: tà dâm; 4) musāvādo: nói dối; 5) pisuṇāvācā: nói đâm thọc; 6) pharusa vācā: nói độc ác (chửi mắng); 7) samphappalāpo: nói viển vông vô ích; 8) abhijjhā:  tham  muốn  gắt;  9)  byāpādo:  thù  oán;  10) micchādiṭthi: tà kiến (thấy si lầm). Ngược lại 10 điều là thập thiện (kusalakammapatha). 

– Pháp thường trú trong tâm của bậc thánh nhơn (A-la-hán): 1) pañcaṅgavippahīno: đã dứt bỏ hẳn 5 pháp che lắp (pháp cái); 2) chalaṅgasamannāgato: có 6 căn thanh tịnh (là 6 tâm xả khi lục căn tiếp xúc với lục trần); 3) ekārakkho: có tánh gìn giữ pháp (là có sự ghi nhớ luôn pháp bảo); 4) caturāpasseno: có 4 pháp làm nơi nương dựa (là suy nghĩ kỹ rồi mới dùng xài, mới đè nén, xa lánh dứt bỏ những vật hợp pháp hay không); 5) panuṇṇappaccekasacco: dứt bỏ sự cố chấp cho là đúng (là bỏ đi, cắt đứt những pháp cho là đúng của nhóm sa-môn và bà-la-môn); 6) samavayaseṭṭhesano: đã dứt bỏ hẳn sự tìm kiếm (là dứt bỏ sự tìm kiếm ngũ trần, cảnh giới tái sanh và thực hành phạm hạnh); 7) anāvilasaṅkappo: có sự suy nghĩ không nhơ bẩn (là dứt bỏ sự suy nghĩ về tà tư duy); 8) passaddhakāyasaṅkhāro: có sự hành vi của thân đã yên lặng (là nhập vào tứ thiền, tâm không còn vui khổ và hơi thở cũng diệt mất); 9) suvimuttacitto: tâm đã giải thoát tốt đẹp (là tâm đã xa lìa tham, sân, si); 10) suvimuttappañño: trí tuệ đã giải thoát tốt đẹp (là tuệ biết rõ rằng: ái tình, sân hận, si mê ta đã dứt bỏ rồi, đã đào tận gốc không còn dư sót, không cho sanh lên được như cây thốt nốt đứt ngang củ hủ cũng không thể mọc lên được vậy). 

– Pháp vô học của bậc thánh vô lậu có 10: 1) asekkho sammādiṭṭhi:  chánh  kiến  vô  lậu;  2)  asekkho  sammā sañkappo: chánh tư duy vô lậu; 3) asekkho sammā vācā: chánh ngữ vô lậu; 4) asekkho sammā kammanto: chánh nghiệp vô lậu; 5) asekkho sammā ājivo: chánh mạng vô lậu; 6)  asekkho  sammā  vāyāmo: chánh tinh tấn vô lậu; 7) asekkho sammā sati: chánh niệm vô lậu; 8) asekkho sammā samādhi: chánh định vô lậu; 9) asekkho sammā ñāṇaṃ: chánh tuệ vô lậu; 10) asekkho sammā vimutti: chánh giải thoát vô lậu. 

–  Nên biết rõ nơi phát sanh lên cái tâm có 10:1) cakkhvāyatanaṃ: nhãn căn; 2) rūpāyatanaṃ: sắc căn; 3) sotāyatanaṃ: nhĩ căn; 4) saddāyatanaṃ: thinh căn; 5) ghānāyatanaṃ: tỉ căn; 6) gandhāyatanaṃ: hương căn; 7) jivhāyatanaṃ: thiệt căn; 8) rasāyatana: vị căn; 9) kāyāyatanaṃ: thân căn; 10) phoṭṭhabbāyatanaṃ: xúc căn. 

– Những tư tưởng nên làm cho phát sanh lên có 10: 1) asubhasaññā: tưởng bất tịnh (là tưởng tử thi và thân thể này không sạch); 2) maraṅasaññā: tưởng sự chết sẽ đến chắc chắn; 3) āhāre patikulasaññā: tưởng sự không sạch của vật thực ăn vô; 4) sabbaloke anabhiratasaññā: tưởng sự chán nản tất cả mọi vật trên thế gian (là không có vui thích); 5) aniccasaññā: tưởng vô thường; 6) dukkhasaññā: tưởng khổ não; 7) anattasaññā: tưởng vô ngã; 8) pahānasaññā: tưởng sự dứt bỏ; 9) virāgasaññā: tưởng sự dứt bỏ tình dục (không đáng mê thích); 10) nirodhasaññā: tưởng sự diệt tắt cái khổ (là Niết-bàn).

– Mười pháp tưởng trong kinh Girimānanda: 1) aniccasaññā: tưởng vô thường (của ngũ uẩn); 2) anattasaññā: tưởng vô ngã (của lục căn và lục trần); 3) asubhasaññā: tưởng bất tịnh (của thân thể có 32 vật đáng nhờm gớm); 4) ādinavasaññā: tưởng sự tội lỗi của thân (có rất nhiều chứng bệnh); 5) pahānasaññā: tưởng sự dứt bỏ tà tư duy; 6) virāgasaññā: tưởng sự dứt bỏ tình dục (là Niết-bàn có nhiều ân đức cao thượng quí báu xa lìa ái dục phiền não); 7) nirodhasaññā: tưởng sự diệt tắt cái khổ (là Niết-bàn có nhiều đức lành cao thượng diệt tắt cả các pháp hữu vi, ái dục, phiền não); 8) sabbaloke anabhiratasaññā: tưởng sự dứt bỏ các pháp ác nào trong tâm mà ta cố chấp là ái dục và tà kiến ấy ra); 9) sabbasaṅkhāresu anicchasaññā: tưởng tất cả pháp hữu vi (như ngũ uẩn này) đáng chán nản, nhờm gớm (không muốn có nữa); 10) ānāpānassati: sự ghi nhớ theo hơi thở ra vô. 

– Pháp thực hành của vua chúa hiền đức có 10: 1) dāna: bố thí; 2) sīla: trì giới; 3) pariccāga: bỏ của cải ra để làm công việc lợi ích chung; 4) ājjava: công bình, ngay thẳng; 5) maddava: có tánh tình ôn hòa, mềm dịu; 6) tapa: cố gắng dứt bỏ sự ác; 7) akodha: không có sân hận, hung dữ, vô lý (do lòng bác ái); 8) avihiṃsā: không có lòng thù oán, hãm hại kẻ khác  (do  tâm  bi  mẫn);  9)  khanti:  có  sự  nhẫn  nại;  10) avirodhana: không làm quá, vi phạm luật lệ của quốc gia đã có, vì lòng bất bình, sân hận của mình. 

– Ba-la-mật có 10 pháp: 1) dāna pāramī: bố thí ba-la-mật; 2) sīlapāramī: trì giới ba-la-mật; 3) nekkhaṃma pāramī: xuất gia ba-la-mật; 4) paññāpāramī: trí tuệ ba-la-mật; 5) viriya pāramī: tinh tấn ba-la-mật; 6) khanti pāramī: nhẫn nhục ba-la-mật; 7) sacca pāramī: chân chánh ba-la-mật; 8) adhiṭhāna pāramī: nguyện vọng ba-la-mật; 9) mettā pāramī: bác ái ba-la-mật; 10) upekkhā pāramī: xả tâm ba-la-mật.

– Những điều làm cho phát sanh phước đức có 10: 1) dānamada: phước phát sanh do sự bố thí; 2) sīlamada: phước phát sanh do sự trì giới; 3) bhāvanāmaya: phước phát sanh do sự tham thiền; 4) apacāyanamaya: phước phát sanh do sự hạ mình, nhỏ nhẹ, khiêm tốn; 5) veyyāvaccamaya: phước phát sanh do sự sốt sắng công việc phước thiện; 6) pattidānamaya: phước phát sanh do sự cho phước báu đến người khác (hồi hướng); 7) pattānumodanāmaya: do hoan hỉ thọ lãnh phước báu; 8) dhammassavanamaya: do nghe pháp; 9) dhammadesanāmaya: do sự thuyết pháp cho người nghe (nói đạo); 10) diṭṭhujukamma: phước phát sanh do sự sửa đổi kiến thức cho chân chánh. 

– Vật dụng làm phước có 10 thứ: 1) annaṃ: cơm; 2) pānaṃ: nước; 3) vatthaṃ: vải; 4) yānaṃ: xe cộ, ghe thuyền; 5) mālā: bông hoa (chùm tràng hoa); 6) gandhaṃ: vật thơm (như trầm, v.v…); 7) vilepanaṃ: vật thoa sức; 8) seyyā: chỗ nằm ngồi (giường, ghế, chiếu, v.v…); 9) āvasathaṃ: chỗ cư ngụ (như liêu, cốc, v.v…); 10) padipeyyaṃ: đèn (vật làm cho sáng). 

– Quả báu của giới theo thứ lớp có 10: 1) sīla: giới làm cho tâm mát mẻ, không bị bực bội nóng nảy; 2) avippaṭisāra: không nóng nảy bực bội thì được sự vui vẻ; 3) pāmojja: tâm được vui vẻ làm cho phỉ lạc phát sanh; 4) pīti: phỉ lạc phát sanh làm cho tâm an tịnh; 5) passaddhi: an tịnh phát sanh làm cho tâm được an vui; 6) sukha: an vui phát sanh làm cho tâm định lại; 7) samādhi: tâm định lại làm cho thấy rõ chân tướng của vạn vật; 8) yathābhūtaññāṇadassaṇa: thấy rõ chân tướng làm cho chán nản không còn mê thích nữa; 9) vīrāga: không còn mê thích nữa mới được giải thoát; 10) vimutti: được giải thoát là khỏi phải chịu sanh tử luân hồi.

– Đức Phật chế định giới luật có 10 điều lợi ích: 1) saṅgha sutthutāya: cho tốt đẹp đến chư tăng; 2) saṅgha phāsukatāya: cho được an vui đến chư tăng; 3) dummaṅkūnaṃ puggalānaṃ niggahāya: để răn đe, đè nén người có tánh xấu xa, phá giới; 4) pesalānaṃ bhikkhūnaṃ phāsukavihārāya: cho những tỳ khưu mến thích giới luật được sự an vui; 5) diṭṭhadhammikānaṃ āsāvānaṃ saṃvarāya: để thu thúc, ngăn ngừa không cho pháp ác phát sanh lên trong hiện tại; 6) saṃparāyikānaṃ āsavānaṃ paṭighātāya: để ngăn ngừa các pháp ác trong ngày vị lai; 7) appasannānaṃ palādāya: làm cho những người chưa trong sạch, có đức tin trong sạch phát sanh lên; 8) pasannānaṃ bhiyyobhāvāya: làm cho những người đã trong sạch rồi càng có đức tin trong sạch lên thêm; 8) saddhammaṭṭhitiyā: làm cho giáo pháp được bền vững lâu dài; 10) vinayānuggahāya: cho đặng tế độ đến tạng Luật.

– Vô quả kiến có 10 thứ: 1) natthi dinnaṃ: bố thí không có quả chi; 2) nathi yitthaṃ: cúng dường long trọng không có quả chi; 3) natthi hutaṃ: cúng dường nhỏ nhen không có quả chi; 4) natthi sukatadukkatānaṃ kammānaṃ phalavipāko: cho rằng quả lành dữ do nghiệp đã tạo rồi cũng không có; 5) natthi ayaṃ loko: cho rằng đời hiện tại cũng không có; 6) natthi paraloko: đời vị lai cũng không có; 7) natthi mātā: mẹ cũng không có ơn chi; 8) natthi pitā: cha cũng không có ơn chi; 9) natthi sattā upapātikā: cho rằng chúng sanh thuộc về hóa sanh cũng không có; 10) natthi loke samaṇa brahmaṇā sammaggatā sammā paṭipannā: cho rằng các hạng sa-môn, bà-la-môn thực hành đúng đắn và đắc pháp cao thượng trong đời này không có. (Nếu ngược lại 10 điều này là sự thấy biết chơn chánh).

–  Đức lành của thiện tín có 10: 1) saṅghena saddhaṃ samānasukkhadukkho hoti: chung vui chung khổ cùng chư tăng; 2) kāyika vācasikañca surakkhitaṃ hoti: có thân và khẩu gìn giữ tốt đẹp; 3) dhammo adhipateyyo hoti: lấy giáo pháp làm trọng đại; 4) yathā thāmena saṃvibhāgaratova hoti: thỏa thích sự dứt bỏ của cải để bố thí tùy theo sức mình có ; 5) jinasāsanaṃ jānituñca vāyamati: cố gắng hành cho thấy rõ lời của đức Phật dạy; 6) sammā diṭṭhikova hoti: có chánh kiến; 7) apagato kotuhalamaṅgalikova hoti: không tin theo sự dị đoan hên xui; 8) jīvitahetupi aññnaṃ satthāraṃ na uddisati: dầu cho gặp việc phải mất mạng sống cũng không nương nhờ với vị giáo chủ khác; 9) samaggārāmova hoti: vui thích trong sự hòa thuận; 10) sāsane carati: chỉ thực hành theo lời Phật dạy.

– Không dứt bỏ được 10 pháp không thể đắc A-la-hán quả: 1) rāga: tình dục; 2) dosa: sân hận; 3) moha: si mê; 4) kadha: hung dữ; 5) upanāha: thù oán; 6) makkha: phản bội (bạc ơn);7) paḷāsa: kiêu hãnh; 8) issā: ganh tỵ; 9) macchariya: bỏn xẻn; 10) māna: tự cao, ngã mạn.

– Những pháp của người nên hành đầu đà có 10: 1) saddho: có đức tin; 2) hirimā: có sự hổ thẹn tội lỗi; 3) dhītimā: có trí sáng; 4) akuhako: không giả dối, ngay thẳng; 5) atthavasī: muốn tìm sự lợi ích; 6) alolo: không liến xáo, tánh nết nghiêm trang, tề chỉnh; 7) sikkhākāmo: ưa thích sự học hỏi; 8) daḷhasamāno: làm điều chi cũng bền bỉ, chắc chắn; 9) anujjhāna bahulo: không ưa kiếm và nói lỗi người; 10) mettāvihārī: tâm thường ở trong pháp bác ái. 

– Nguyên nhân làm cho tăng sự ngã mạn có 10: 1) jātiyā: do dòng giống; 2) gottena: do họ (của dòng); 3) kolaputtiyena: cho mình là con dòng quí phái; 4) vannapokkharatāya: do màu da tốt đẹp, hoặc sắc đẹp; 5) dhanena: do của cải; 6) ajjhena: do sự học thức; 7) kammāyatanena: do nghề nghiệp (chức phận); 8) sippāyatanena: do môn nghệ thuật hoặc quỉ thuật; 9) vijjatthānena: do môn khoa học (sự thông thái); 10) sutena: do sự nghe nhiều học rộng. 

– Ông Dhanaññajaya ban huấn từ cho cô Visākhā 10 điều: 1) lửa trong nhà đừng đem ra ngoài; 2) lửa ở ngoài đừng đem vô nhà; 3) nên cho đến người cho; 4) không nên cho đến người không cho mình; 5) nên cho đến người dầu họ cho hay không; 6) nên ngồi cho phải lẽ; 7) nên ăn cho phải lẽ (là sau cha mẹ và chồng); 8) nên ngũ cho phải lẽ; 9) phải cúng dường hầu hạ lửa (là chồng và cha mẹ chồng); 10) phải lễ bái Chư Thiên trong nhà (là cha mẹ chồng).

– Vật phụ tùng của phước báu ở cõi trời có 10: 1) dibbāyu: tuổi thọ (thật lâu); 2) dibbavaṇṇa: màu da thần tiên; 3) dibbasukha:  an  vui  thần;  4)  dibbayasa:  danh  vọng;  5) dibbādhipateyya: quyền thế; 6) dibbarūpa: sắc tướng thần tiên; 7) dibbasadda: thinh thần; 8) dibbagandha: hương thần; 9) dibba rasa: vị thần; 10) dibba phoṭṭhabba: xúc thần.

– Huệ lực Đức Phật có 10: 1) thānāthānaññāṇa: huệ biết rõ nguyên nhân hay không phải nguyên nhân đúng theo sự thật; 2) vipākaññāṇa: huệ biết rõ tất cả cái quả của nghiệp; 3) sabbatthagāmimaggaññāṇa: huệ biết rõ sự hành vi thế nào đưa chúng sanh đến chỗ vui, khổ; 4) nānādhātuññāṇa: huệ biết rõ tất cả nguyên chất khác nhau; 5) nānādhimuttiññāṇa: huệ biết rõ trình độ của chúng sanh thấp hèn hay cao thượng; 6) indriyaparopariyataññāṇa: huệ biết rõ căn cơ chúng sanh khác nhau; 7) jhānādiññāṇa: huệ biết rõ sự nhơ bẩn hay trong sạch của các cõi thiên và sự giải thoát; 8) pubbennivāsaññāṇa: biết rõ tiền kiếp của mình và chúng sanh; 9) cutūpapātaññāṇa: huệ biết rõ sự sanh tử của chúng sanh do theo duyên nghiệp lành dữ; 10) āsavakkhayaññāṇa: huệ biết rõ các pháp trầm luân và diệt tắt không còn dư sót.

– Tội của ngũ trần có 10: 1) aṭṭhika ukalūpamā: ngũ trần ví cũng như khúc xương không; 2) maṃsapesūpamā: ngũ trần ví cũng như cục thịt bầy quạ giành nhau ăn; 3) tiṇukk’upamā: ngũ trần ví cũng như người cầm cây đuốc rơm đi ngược gió; 4) aṅgārakās’ūpamā: ngũ trần ví cũng như hầm lửa to đang cháy; 5) supinak’ūpamā: ngũ trần ví cũng như giấc chiêm bao; 6) yācitak’ūpamā: ngũ trần ví cũng như vật mượn của người; 7) rukkhaphal’ūpamā: ngũ trần ví cũng như trái cây; 8) satisūl’ūpamā: ngũ trần ví cũng như mũi kiếm và lau; 9) asisūn’ūpamā:  ngũ  trần  ví  cũng  như  thớt  và  dao;  10) sappasir’ūpamā: ngũ trần ví cũng như đầu con rắn độc. 

– Nhân vật làm cho ràng buộc có 10: 1) mātā: mẹ; 2) pitā: cha; 3) bhariyā: vợ; 4) putta: con; 5) ñāti: thân quyến; 6) mitta: bè bạn; 7) dhana: của cải; 8) lābhāsakkāra: lợi lộc; 9) yasa: quyền tước danh vọng; 10) kāmaguṇa: ngũ trần (sắc, thinh, hương, vị, xúc) cột trói chúng sanh. 

– Sự bận rộn của thiền định có 10: 1) āvāsapalibodha: bận rộn chỗ ở (đang lo cất, sửa soạn); 2) kulapalibodha: bận rộn với gia quyến (hộ độ mình); 3) lābhapolibodha: bận rộn về sự lợi lộc cúng dường; 4) gaṇapalibodha: bận rộn về phe đảng (bè bạn); 5) kammapalibodha: bận rộn về công việc mới tạo; 6) addhānapalibodha: bận rộn về sự đi đường xa (lúc khởi sự); 7) ñātipalibodha: bận rộn về thân quyến (bà con); 8) ābādhapalibodha: bận rộn về sự chữa bệnh; 9) ganthapalibodha: bận rộn về sự học hành; 10) iddhipalibodha: bận rộn lo giữ pháp thần thông (bận rộn cho sự tu minh sát tuệ).

– Đề mục tử thi có 10: 1) uddhumātaka asubha: tử thi đang sình lên; 2) nīlaka asubha: tử thi sình lên có màu xanh xanh; 3) vipubbaka asubha: tử thi có mủ chảy ra; 4) vicchiddaka asubha: tử thi bị chặt đứt làm hai đoạn; 5) vikkhāyitaka asubha:  tử  thi  có  thú  đang  ăn  có  lủng  nhiều  chỗ;  6) vikkhittaka asubha: tử thi bị chặt đứt ra nhiều đoạn; 7) hatavikkhitaka asubha: tử thi bị chặt, chém có lằn nhiều chỗ; 8)  lohitaka  asubha:  tử  thi  có  máu  chảy ra  có  vũng;  9) puḷuvaka asubha: tử thi có dòi đang đục có đống; 10) aṭṭhika asubha: tử thi còn xương không.

– Đề mục niệm niệm có 10: 1) Buddhānussati: niệm Phật; 2) Dhammānussati: niệm Pháp; 3) Saṅghānussati: niệm Tăng; 4) sīlānussati: niệm giới; 5) cāgānussati: niệm sự bố thí; 6) devānussati: niệm Chư Thiên (là niệm những đức lành làm cho sanh về cõi Chư Thiên); 7) maranānussati: niệm sự chết; 8) kāyagatāsati: niệm 32 thể trược; 9) ānāpānassati: niệm hơi thở; 10) upasamānussati: niệm Niết-bàn.

– Điều đàm thoại cho phát sanh sự phấn khởi thỏa thích có 10: 1) appicchakathā: nói chuyện những việc làm cho ít ham muốn; 2) santuṭṭhi kathā: nói chuyện làm cho có sự tri túc; 3) paviveka kathā: nói những điều làm cho thân tâm được thanh tịnh; 4) asaṃsaggā kathā: nói những điều làm cho mình không lộn xộn với phe đảng; 5) vīriyārambha kathā: nói những điều làm cho có sự tinh tấn; 6) sīla kathā: nói ân đức của giới (nói về giới luật); 7) samādhikathā: nói về thiền định; 8) paññā kathā: nói về trí tuệ (hoặc pháp cho phát sanh trí tuệ); 9) vimutti kathā: nói về sự giải thoát (phiền não); 10) vimuttiññāṇadassana kathā: nói về tuệ thấy rõ sự giải thoát.

–  Thông  thạo  cách  làm cho  nhập  định  được  có  10:  1) vatthuvisadakiriyā: làm cho sạch vật trong thân và bên ngoài (như cạo tóc dài, cắt móng tay, quét chỗ ở, giặt y dơ, v.v…); 2) indriyasamattapādanaṃ: làm cho ngũ căn đồng nhau; 3) nimittakosallaṃ: rành mạch trong ấn chứng (đã phát sanh lên); 4) samaye cittaṃ pagganhāti: phải phấn khởi tâm trong lúc nên phấn khởi; 5) sammaye cittaṃ nigganhāti: phải đè nén tâm trong lúc nên đè; 6) samaye cittaṃ sampahaṃseti: phải để cho tâm thỏa thích trong lúc nó vui thích; 7) samaye cittaṃ ajjhupekkhati: phải xả tâm trong lúc nên xả; 8) asamāhita puggalaparivajjanā: nên xa tránh người có tâm không yên tịnh; 9) samāhitapuggala sevanā: nên thân cận người có tâm yên trụ; 10) tadadhimuttatā: có tâm mê thích trong sự nhập định.

– Minh sát tuệ có 10: 1) sammasanaññāṇa: huệ suy xét cho thấy các pháp hữu vi đều vô thường, khổ não, vô ngã đúng theo thật tướng; 2) udayabbayaññāṇa: huệ suy xét cho thấy sự sanh diệt của pháp hữu vi; 3) bhangaññāṇa: huệ suy xét cho thấy sự tan rã của pháp hữu vi; 4) bhayatūpaṭṭhānaññāṇa: huệ suy xét cho thấy pháp hữu vi đáng ghê sợ; 5) ādīnavaññāṇa: huệ suy xét cho thấy rõ tội lỗi của pháp hữu vi; 6) nibbidāññāṇa: huệ suy xét thấy rõ các pháp hữu vi đáng chán nản; 7) muñcitukāmyatā ñāṇa: huệ suy xét muốn thoát khỏi pháp hữu vi; 8) paṭisaṅkhāraññāṇā: huệ suy xét tìm phương thế giải thoát; 9) sankhārupekkhāñāṇa: huệ suy xét thấy rõ thật tướng của pháp hữu vi rồi thì tâm xả trung bình (không còn vui khổ chi nữa); 10) anulomaññāṇa: huệ suy xét xuôi theo thánh đạo.

– Minh sát tuệ tùy phiền não có 10: 1) okāsā: hào quang sáng rực phát sanh lên (trong khi đang hành minh sát); 2) piti: hỉ lạc; 3) passaddhi: tâm yên tịnh; 4) adhimokkha: tâm tin chắc chắn; 5) paggaha: sự tinh tấn dõng mãnh; 6) sukha: an vui; 7) ñāṇa: trí tuệ sáng suốt; 8) uppaṭṭhāna: sự ghi nhớ già dặn; 9) upekkhā: xả tâm yên lặng; 10) nikanti: sự vui thích hết sức vi tế. 

– Pháp thằng thúc (sự cột trói) có 10: 1) sakkāyadiṭṭhi: thân kiến; 2) vicikicchā: hoài nghi; 3) sīlabbataparāmāsa: chấp theo lệ cúng tế (thần thánh); 4) kāmacchanda: vui thích tình dục; 5) byāpāda: thù oán bất bình; 6) rūparāga: mê thích trong cảnh sắc; 7) arūparāga: thích cảnh vô sắc; 8) māna: ngã mạn; 9) uddhacca: phóng tâm; 10) avijjā: vô minh. 

– Phạm hạnh pháp có 10 điều: 1) dāna: bố thí; 2) veyyāvacca: phụng sự sốt sắng; 3) paññca sīla: ngũ giới; 4) appamaññā: tứ vô lượng tâm; 5) methunavinati: xa lánh sự hành dâm; 6) sadāra santosa: chỉ vui thích vợ mình; 7) viriya: tinh tấn; 8) uposatha: trì bát quan trai; 9) ariyamagga: bát thánh đạo; 10) sāsana: giáo pháp (là giới định tuệ). 

– Sức mạnh (thân lực) mỗi vị Phật bằng 10 con voi chaddanta: 1) con voi kālāvaka mạnh bằng 10 người bậc trung; 2) 10 con voi kalāvaka bằng con voi gaṅgeyya; 3) 10 con voi gaṅgeyya bằng voi paṇḍhara; 4) 10 con voi paṇḍhara bằng sức voi tāmaba; 5) 10 con voi tāmaba bằng sức voi pīṅgala; 6) 10 con voi pīṅgala bằng sức voi gandha; 7) 10 con voi gandha bằng sức voi maṅgala; 8) 10 con voi maṅgala bằng sức voi hema; 9) 10 con voi hema bằng sức voi uposatha; 10) 10 con voi uposatha bằng sức voi chaddanta. (10 con voi chaddanta mới bằng sức lực của một vị Chánh Biến Tri).

– Sự  thuyết pháp của  Đức  Phật có  10 điều lợi ích:  1) visaṃyogāya: làm các pháp giam hãm (là phiền não) chúng sanh phải tiêu tan; 2) anupādānāya: làm cho dứt các điều cố chấp (nhất là chấp ngũ trần); 3) madanimmadanāya: làm cho dứt các pháp say đắm (nhất là ngũ trần); 4) pipāsavinayāna: làm cho dứt sự khát khao của ái dục; 5) anālāya samugghātāya: làm cho tiêu tan sự mến tiếc, thương yêu; 6) vaṭṭūpacchedāya: làm cho cắt đứt vòng sanh tử luân hồi; 7) taṇhakkhayāga: làm cho dứt hết lòng ái dục, tham lam; 8) virāgāya: làm cho dứt hết sự mê thích tình dục; 9) nirodhāya: làm cho diệt tắt tất cả lửa phiền não và sự thống khổ; 10) nibbānāya: làm cho thấu rõ Niết-bàn (cho đắc được Niết-bàn).

– Những đức tánh của người đã đắc huệ phân tích có 10: 1) visārado: tánh tình dạn dĩ; 2) amaṅkubhūto: không hổ thẹn bí  lối;  3)  anutrāso:  tâm  không  khớp  (khiếp  sợ);  4) acchambhito: không run sợ; 5) akampīto: tâm không rung động; 6) apaṭṭhāno: không ỷ lại vào ai; 7) aparibhāsanto: không kiếm lỗi được (lời nói không cần nhớ đọc); 8) vigata lomahaṃso: không có rởn óc kinh hãi; 9) hāsayanto: có tâm vui vẻ; 10) vissaṭṭho: nói năng một cách thân mật, bằng hữu trong khi hội họp giữa công chúng. 

– Trạng thái của không khí (không gian) có 10: 1) najīyati: không già; 2) na mīyati: không chết, không mất; 3) na cavati: không dời đổi; 4) na upajjati: không sanh; 5) appasayhaṃ: không cầm lại được; 6) acoragahaṇīyaṃ: trộm cướp bắt lấy đi giấu không được; 7) anissitaṃ: không chỗ nương ngụ (là cùng khắp cả); 8) vihaṅgagamanaṃ: chỉ có loài phi cầm, Chư Thiên và người có thần thông mới đi lên được; 9) nīrāvaranaṃ: không ai cản trở được; 10) anantaṃ: vô cùng, vô tận.

– Sự so sánh giới hạnh có 10 điều: 1) adagamo: như thuốc để  giải  độc;  2)  osathasamo:  ví  như  thuốc  trị  bệnh;  3) udakamo:  ví  như  nước  rửa  hết  tội  lỗi;  4)  maṇīratana manoharasamo: ví như ngọc mani (có năng lực làm cho ý muốn người được như ý nguyện); 5) nāvāsamo: ví như ghe thuyền để đưa người qua bờ kia; 6) satthavāhanassamo: ví như người hướng đạo đoàn (đưa qua khỏi chỗ nguy hiểm); 7) vātasamo: ví như gió (thổi tan sự nóng nảy phiền muộn đi); 8) mahāmeghavuṭṭhisamo: ví như đám mưa to; 9) acariyasamo: ví như thầy dạy đệ tử những điều lành; 10) desitasamo: ví như người chỉ đường cho người lạc đường.

– Mười điều dính theo thân mình: 1) sīti: sự mát mẻ; 2) uṇhaṃ: sự nóng (nực); 3) jighacchā: sự đói; 4) pipāsā: sự khát; 5) uccāro: sự đại tiện; 6) passāvo: sự tiểu tiện; 7) thīnamiddhaṃ: sự uể  oải, buồn ngủ; 8) jara: sự già; 9) byādhi: sự bệnh; 10) maranaṃ: sự chết. 

– Bậc xuất gia luôn luôn phải quán tưởng 10 pháp: 1) vevaṇṇa  yamhi ajjhūpagato: hình dáng ta đây khác hơn người thế; 2) parappaṭibaddhā me jīvikā: sự nuôi sống ta đây đều do nhờ kẻ khác; 3) añño me ākappo karaṇīyo: sự hành vi do thân khẩu của ta phải khác hơn kẻ thế; 4) kacci nukho me attā sīlato na upavadati: ta có thể khinh dể ta về giới luật không trong sạch chăng? 5) kacci nukho maṃ anuvicca viññu sabrahma cārī sīlato na upavadati: các bậc đồng phạm hạnh có trí tuệ đã xem xét ta, có thể khinh bỉ ta vì giới hạnh không trong sạch chăng? 6) sabbehi me piyehi manāpehi nānābhāvo vinābhāvo: thế nào ta cũng phải chia lìa người và vật ta có lòng thương yêu, ưa mến; 7) kammassakomhi kammādāyādo kammayoni kammabandhu kammappaṭisarano, yaṃ kammaṃ karissāmi kalyānam vā pāpakaṃ vātassa dāyādo bhavissāmi: cái nghiệp là của ta, nó trả quả cho ta, nó sanh ta ra, là thân quyến ta, là nơi ta nương nhờ; ta tạo nghiệp nào lành hoặc dữ ta sẽ lãnh lấy quả của nghiệp ấy không sai; 8) kathambhū tassa me rattindiyā vītipatani: ngày đêm qua mau thấm thoát, ta đã làm được việc gì chưa? (nhất định là hành đạo cao thượng); 9) kacci nu khohaṃ suññāgāre abhiramāmi: ta có thích ở nơi thanh vắng một mình chưa? 10) atthi nu kho me uttarimanussadhammo? Alamariyaññāṇa dassana visena viseso adhigato? Sohaṃ pacchi mekāle sabrahmacārīhi puttho na maṅku bhavissāmi? : ta có đắc được pháp cao nhơn  chưa? Ta đã đắc thánh pháp do trí tuệ cao thượng thấy rõ chưa? Trong lúc ta gần lâm chung, nếu có bậc phạm hạnh đến hỏi ta, ta sẽ không hổ thẹn mà trả lời chăng?

– Phiền não có 10 thứ: 1) lobha: tham; 2) dosa: sân; 3) moha: si; 4) māna: ngã mạn; 5) diṭṭhi: kiến thức; 6) vicikicchā: hoài nghi; 7) thīna: tâm dụ dự, uể oải; 8) uddhacca: phóng tâm; 9) ahirika: không hổ thẹn tội lỗi; 10) anottappa: không ghê sợ tội lỗi. 

–  Pháp  tà  vạy  có  10  điều:  1)  micchādiṭṭhi:  tà  kiến;  2) micchāsankappo:  tà tư  duy; 3)  micchā  vācā: tà  ngữ; 4) micchā kammanto: tà nghiệp; 5) micchā ājīvo: tà mạng; 6) micchā vāyāmo: tà tinh tấn; 7) micchā sati: tà niệm; 8) micchā samādhi: tà định; 9) micchā ñāṇaṃ: tà huệ; 10) micchā vimutti: tà giải thoát. (Ngược lại 10 điều này là pháp chân chánh – sammā). 

 

 

Trả lời

Từ điển
Youtube
Live Stream
Tải app