ĐỨC PHẬT VÀ CÁC BẬC A LA HÁN CŨNG GẶP CÁC PHÁP THẾ GIAN
Đối với người bình thường, pháp thế gian là sự nếm trải chung. Nhưng đối với các bậc Thánh A-la-hán, bậc đã tẩy sạch các phiền não kiết sử, cũng phải chịu sự tác động của các pháp thế gian mặc dù các ngài có thể đón nhận chúng với thái độ tự tại, thản nhiên. Vì thế trong Maïgala Sutta (Hạnh Phúc Kinh) Đức Phật dạy:
“Phu¥¥hassa lokadhammehi
cittaµ yassa na kampati,
asokaµ, virajaµ, khemaµ
Etaµ ma™galam’uttamaµ”
“Khi xúc chạm việc đời
Tâm không động, không sầu,
Tự tại và vô nhiễm
Là phúc lành cao thượng.”
“Tâm của bậc thánh A-la-hán không bao giờ xao động khi bị tấn công bởi tám pháp thế gian, vì các ngài không còn sầu lo và thất vọng. Trong các ngài không còn chút dấu vết của phiền não, vì thế không sự nguy hiểm nào có thể xảy đến cho các ngài. đây quả thực là phúc lành cao tột.”
Đức Phật và các vị A-la-hán dù đã diệt sạch mọi phiền não nhưng do vẫn còn sống trong cuộc đời này các vị cũng vẫn phải chịu sự tác động của các pháp thế gian không sao tránh khỏi. Bao lâu chưa nhập Vô Dư Niết Bàn, các vị vẫn phải chịu sự tác động của các pháp thế gian như mọi người vậy. Tuy nhiên, tâm của các vị không bị ảnh hưởng khi bị những thăng trầm của cuộc đời tấn công , vì các vị có khả năng giữ cho tâm mình vững chắc. Các vị không quá vui khi thành công đến cũng không chán chường, thất vọng khi những nghịch cảnh hỏi thăm. Không chỉ các bậc thánh A-la-hán, ngay cả các bậc Bất-lai cũng có thể chịu đựng được những sự tấn công dữ dội của các pháp thế gian. Còn các bậc thánh nhập lưu và nhất lai, các pháp thế gian vẫn ảnh hưởng đến họ đến một mức độ nhất định nào đó bởi vì các vị vẫn chưa dứt mình ra khỏi những dục lạc, lo lắng và sân hận. đó là lý do tại sao trưởng giả Cấpcô-độc (Anathapindaka) đã khóc khi mất Sumana Devi, đứa con gái thân yêu của mình. Tín nữ Visakha, khi mất một trong những đứa cháu nội của bà, cũng thế. Tuy nhiên họ hiểu biết pháp và có thể chịu được sự tấn công của số phận đến một mức nào đó.
Nói gì đến các bậc thánh, ngay cả một người bình thường (puthujjhana) cũng có thể chịu đựng được sự tấn công của các pháp thế gian đến một mức độ nào đó nếu họ thường xuyên tư duy trên pháp (dhamma). để tự bảo vệ mình khỏi những quả xấu của pháp thế gian không có cách nào khác ngoài tư duy trên pháp mà chúng ta nương tựa. Tất nhiên chúng ta vẫn phải cố gắng hết sức để chiến đấu với sự tấn công của các pháp thế gian bằng mọi phương tiện thực tiễn có thể được. Nhưng nếu những nỗ lực này thất bại, chúng ta nên nương tựa vào Pháp.
Tuy nhiên, nếu bạn không thể đương đầu được với các pháp thế gian dù đã áp dụng cách nương tựa pháp (đó là, hành thiền) bạn nên chấp nhận những cuộc tấn công ấy với thái độ buông xả, càng nhiều càng tốt. Bạn nên chấp nhận chúng như một vấn đề tự nhiên với lòng kham nhẫn và chịu đựng. Bạn phải nghĩ rằng những sự thể hiện của pháp thế gian là một thực tế hiển nhiên mà ngay cả các bậc Thánh như đức Phật cũng phải gặp và chấp nhận. Các bậc thánh đã chấp nhận những cuộc tấn công của chúng với thái độ kham nhẫn và chịu đựng, chúng ta phải đi theo bước chân của các vị. Trau dồi thái độ chấp nhận này thực sự rất quan trọng.
PHÚC LÀNH CAO THƯỢNG
Tâm của các Bậc Thánh A-la-hán không bị ô nhiễm khi các pháp thế gian tấn công, vì các ngài đã gột sạch mọi phiền não và không còn sợ hãi, các ngài chấp nhận sự tấn công của các pháp thế gian với thái độ buông xả. ðây được xem là hạnh phúc cao quý nhất trong các hạnh phúc.
Tất nhiên, mọi hạnh phúc (mangala) đều cao quý, vì chúng là phúc lành. Nhưng hạnh phúc đặc biệt này được xếp hạng cao nhất vì chỉ các bậc thánh A-la-hán mới có được đầy đủ. Bậc Thánh A-la-hán không bao giờ bị ảnh hưởng bởi các pháp thế gian, hay nói cách khác trước những thăng trầm của cuộc đời các ngài vẫn giữ được tâm an tịnh và vững chắc; và sự vững chắc của tâm này có nghĩa là hạnh phúc. Khi thuyết giảng Kinh Hạnh Phúc Mangala Sutta) ðức Phật đã đặt hạnh phúc này ở cuối bởi vì nó là cao quý nhất trong tất cả hạnh phúc.
Người hành thiền nên cố gắng để có được loại hạnh phúc này. đây là loại hạnh phúc gần gũi với việc hành thiền nhất vì khi người hành thiền ghi nhận sự sanh và diệt liên tục của các pháp (hiện tượng thân và tâm) và suy xét trên tính chất vô thường, khổ, vô ngã của chúng, đến một lúc nào đó vị ấy nhận ra rằng, suy cho cùng thì không có cái gọi là một người sống hay một người chết vì sống và chết cũng chỉ là sự cấu hợp của các uẩn nằm dưới sự cai trị của vô thường, khổ, vô ngã, nhờ đó người hành thiền có thể chấp nhận được sự tấn công của các pháp thế gian một cách kham nhẫn và hiểu biết.
Ngược lại, người không hành thiền sẽ nghĩ bản chất của các pháp là thường hằng, đem lại niềm vui thích; và họ cũng sẽ nghĩ thân của họ là chính họ. Vì thế, họ vui mừng và phấn khích khi những điều tốt đẹp của cuộc sống đến với họ và chán chường, tuyệt vọng khi những điều xấu đến. ðể phân biệt giữa người hiểu biết pháp và người không hiểu biết pháp (dhamma) ðức Phật đặt câu hỏi sau.