Nội Dung Chính
- – CHƯƠNG 6 –
CHUYỂN SANG THIỀN
QUAN SÁT THEO ‘SẮC’ (RŪPA)
- Lý Thuyết Giải Thích Về Phương Pháp
- HƯỚNG DẪN TU TẬP
- Quan Sát Theo ‘Sắc Do Nghiệp Trợ Sanh’ (Kammaja Rūpa)
- Quan Sát Theo ‘Sắc Do Tâm Trợ Sanh’ (Cittaja Rūpa)
- Quan Sát Theo ‘Sắc Do Quí Tiết Trợ Sanh’ (Utuja Rūpa)
- Quan Sát Theo ‘Sắc Do Vật Thực Trợ Sanh’ (Āhāraja Rūpa)
- Sự Sinh Khởi Của Hai Nhánh ‘Bọn Sắc’ (Rūpa kalāpa)
– CHƯƠNG 6 –
CHUYỂN SANG THIỀN
QUAN SÁT THEO ‘SẮC’ (RŪPA)
Khi thiền sinh đã tu tập 4 ‘Thiền Bảo Hộ’, những chi phần được hoàn thành để chuyển sang ‘tịnh kiến’ (diṭṭhi visuddhi). Phương pháp chuyển sang ‘tịnh kiến’ (diṭṭhi visuddhi) thường được dạy trong Kinh (sutta). Sau khi xuất khỏi thiền thứ tư (4th jhāna) ‘biến xứ’ (kasiṇa) trắng, vị ấy có thể bắt đầu quan sát[31] ‘sắc’ (rūpa) hoặc vị ấy có thể bắt đầu với quan sát ‘danh’ (nāma). Giả dụ vị ấy bắt đầu quan sát ‘sắc’ (rūpa). Trong trường hợp này, củng cố định bằng thiền 4 ‘giới’ (dhātu). Khi ánh sáng trở nên mạnh mẽ, quan sát rõ 32 phần của thân đầy đủ một cách nhanh chóng. Sau 32 phần (koṭṭhasa)[32], cố định tâm theo xương ngoại phần ghê tởm nhất. Thiền như thiền xương. Khi đạt được thiền thứ nhất (1st jhāna) chỉ tác ý, chú ý theo màu trắng của xương mà không chú ý theo sự ghê tởm của xương. Thiền như thiền ‘biến xứ’ (kasiṇa) trắng lần lượt cho đến khi đạt được thiền thứ tư (4th jhāna). Khi ánh sáng của thiền thứ tư trở nên sáng rực, bạn có thể chuyển sang ‘tịnh kiến’ (diṭṭhi visuddhi).
Về phương pháp chuyển sang ‘tịnh kiến’ (diṭṭhi visuddhi), Đức Phật dạy trong Mahā Assapura Sutta, Mulapannasa, Majjhima Nikāya về chuyển sang ‘quán’ (vipassanā) từ thiền thứ tư (4th jhāna). So evaṃ samāhite citte parisuddhe pariyodāte anangane vigatūpakkilese mudubhute kammaniye ṭhite aneñjappatte āsavānaṃ khayañaṇāya cittaṃ abhininnāmeti – thiền sinh nên tu tập phát triển đến thiền thứ tư (4th jhāna) cho đến khi tâm vị ấy được:
1) Parisuddha – thanh tịnh, biến tịnh, hoàn mỹ
2) Pariyodāta – sáng rực rỡ
3) Anangaṇa – thoát khỏi tham ái (rāga)
4) Vigatupakkilesa – thoát khỏi phiền não
5) Mudubhūta – nhu nhuyến, dễ dạy
6) Kammaniya – thích nghi, thích ứng với tu tiến (bhāvanā). Đó có nghĩa là bất cứ ‘đế’ nào trong 4 ‘Thánh đế’ (Ariya sacca) mà vị ấy mong muốn biết rõ, nếu vị ấy có khuynh hướng hướng tâm đến ‘đế’ (sacca) ấy thì vị ấy sẽ thấy rõ về ‘đế’ ấy. Tu tập để được thích nghi.
7) Ṭhita – tâm vững vàng
8) Aneñjappatta – tâm bất động, không lay chuyển
Sau khi tu tiến thiền thứ tư (4th jhāna) như vậy thì Āsavānaṃ khayañānāya cittaṃ abhininnāmeti – vị ấy có khuynh hướng hướng tâm về ‘tuệ đạo ứng cúng’ (Arahatta magga ñāṇa) nơi pháp lậu (āsava) bị trừ tiệt. Điều chi xảy ra với khuynh hướng như vậy? So idaṃ dukkhanti yathābhūtaṃ pajānāti, ayaṃ dukkhasamudayoti yathābhutaṃ pajānāti, ayaṃ dukkhanirodhoti yathābhūtaṃ pajānāti, ayaṃ dukkhanirodhagāminī-paṭipadāti yathābhūtaṃ pajānāti – Vị ấy thấy rõ theo thực tính ‘đây là khổ’, ‘đây là nhân của khổ’, ‘đây là sự dứt khổ’, ‘đây là con đường tu tập đưa đến sự dứt khổ’.
Theo lời dạy này, rõ ràng là Đức Phật có dụng ý để chúng ta tu tiến định đầu tiên trước khi chúng ta cố gắng nhận thấy rõ 4 ‘Thánh đế’. Chỉ khi có định, bậc tu tiến mới có thể đạt đến tuệ thấy rõ theo thực tính. Cho nên, sau khi củng cố định, nếu bậc tu tiến muốn chuyển sang ‘tịnh kiến’ (diṭṭhi visuddhi) bắt đầu với ‘sắc nghiệp xứ’ (rūpa kammaṭṭhāna) để thấy rõ theo thực tính[33], sắc uẩn (rūpa khandha) là phần của ‘khổ đế’, vị ấy phải làm gì? Sau khi đạt thiền thứ tư (4th jhāna) bằng ‘biến xứ’ (kasiṇa) trắng, khi định được củng cố, không chú ý theo ‘biến xứ’ (kasiṇa) trắng nữa. Quan sát thấy biết rõ theo 4 ‘giới’ (dhātu) trong tự thân của vị ấy.
Thiền theo 4 đại ‘giới’ (dhātu) (paṭhavī, āpo, tejo, vāyo: địa, thủy, hỏa, phong – tất cả 12 trạng thái như trong CHƯƠNG 1) trong thân bạn. Nếu toàn thân bạn xuất hiện hình dạng trắng do định (samādhi) đã củng cố trước, rồi tiếp tục định theo việc quan sát thấy biết rõ 4 ‘giới’ (dhātu) trong dạng trắng đó. Dần dần nó sẽ trở nên trong suốt như khối nước đá hay thủy tinh. Đối với thiền sinh có pāramī[34] quá khứ tốt, nếu vị ấy tiếp tục thiền, quan sát theo 4 ‘giới’ (dhātu) ở dạng trong suốt đó. Kế đến, nó sẽ bị phá vỡ thành những hạt nhỏ gọi là ‘bọn sắc’ (rūpa kalāpa). Nếu dạng trong suốt không vỡ thành những hạt nhỏ (bọn sắc kalāpa), thì quan sát theo ‘hư không’ (ākāsa) (khoảng không nhỏ) trong dạng trong suốt bằng tuệ quán. Ví dụ, trên bàn tay có nhiều lỗ chân lông mà vị ấy không thể thấy nếu vị ấy không chú ý. Nhưng nếu vị ấy nhìn chăm chú, vị ấy sẽ thấy có nhiều lỗ chân lông nhỏ. Cũng tương tự, nếu vị ấy quan sát theo hình dạng trong suốt có nhiều kẽ hở nhỏ hay khoảng không nhỏ được gọi là hư không giới (ākāsa dhātu). Không lâu sau, vị ấy thấy những khoảng không nhỏ giữa những bọn (kalāpa), vị ấy bắt đầu thấy những ‘bọn sắc’ (rūpa kalāpa).
Nói chung có hai loại Kalāpa: Bọn (kalāpa) thanh triệt và bọn (kalāpa) phi thanh triệt. Bọn (kalāpa) thanh triệt là những bọn (kalāpa) gồm ‘nhãn thanh triệt’ (cakkhu pasāda), ‘nhĩ thanh triệt’ (sota pasāda), ‘tỷ thanh triệt’ (ghāna pasāda), ‘thiệt thanh triệt’ (jivhā pasāda) và ‘thân thanh triệt’ (kāyapasāda). ‘Thân thanh triệt’ (kāyapasāda) tồn tại khắp toàn thân. ‘Thân giới thanh triệt’ (kāyapasāda) là ‘giới’ (dhātu) mà tâm nương sanh biết cảnh xúc chạm. Nếu có người chạm vào bất cứ phần nào ở thân của bạn, bạn đều có thể biết; cho nên, ‘thân giới thanh triệt’ có khắp toàn thân. Trong khi ‘nhãn giới thanh triệt’ thì chỉ tồn tại trong mắt; ‘nhĩ giới thanh triệt’ chỉ tồn tại trong tai; ‘tỷ giới thanh triệt’ chỉ tồn tại trong mũi; ‘thiệt giới thanh triệt’ chỉ tồn tại trên lưỡi. Song, ‘thân giới thanh triệt’ thì ở tất cả 6 xứ.
Trước khi phân tích, phá vỡ ‘khối sắc’ (rūpa ghāna) bạn sẽ thấy nó là một dạng trong suốt. Nếu bạn quan sát thấy biết rõ theo ‘hư không’ (ākāsa) giữa những ‘sắc’ (rūpa), kế đến nó bị phân tích, phá vỡ thành những hạt nhỏ hay bọn (kalāpa). Khi nó bị phân tích, phá vỡ thành những hạt nhỏ hay bọn (kalāpa), quan sát theo bốn đại ‘giới’ (dhātu) trong những bọn (kalāpa) ‘thanh triệt’ và ‘phi thanh triệt’. Nếu không có khả năng quan sát như vậy thì chỉ quan sát theo trạng thái cứng khắp thân như trước. Kế đến, quan sát theo trạng thái cứng của một bọn (kalāpa) thanh triệt. Quan sát lặp đi lặp lại theo cách này, xuôi và ngược, trước tiên là trạng thái cứng trong khắp thân, kế đến là trạng thái cứng trong một bọn (kalāpa) thanh triệt. Sau khi nhận biết trạng thái cứng thì chuyển sang thực tính nhám, quan sát theo cùng cách. Đó là quan sát lặp đi lặp lại, xuôi và ngược, trước tiên là trạng thái nhám trong toàn thân, kế đến là trạng thái nhám trong một bọn (kalāpa) thanh triệt. Cũng vậy, lần lượt quan sát những trạng thái còn lại, trạng thái này đến trạng thái khác (gồm 2 trạng thái trước, có 12 trạng thái: nặng, mềm, mịn, nhẹ, chảy, dính, nóng, lạnh, đỡ chịu, đẩy). Sau khi thành công trong việc này, tu tập để có khả năng quan sát 4 ‘giới’ (dhātu) của bọn (kalāpa) ở tất cả sáu xứ khi nào bạn thiền. Khi trí trở nên sắc bén và có khả năng quan sát theo như vậy, bạn có thể thấy 4 ‘giới’ (dhātu). Bậc tu tiến phải làm gì thêm sau ‘giới nghiệp xứ’ (dhātu kammaṭṭhāna)?
Lý Thuyết Giải Thích Về Phương Pháp
Bậc tu tiến có thể hỏi làm sao bậc tu tiến có thể đạt đến ‘ứng cúng, vô sanh’ (Arahatta) bằng ‘giới nghiệp xứ’ (dhātu kammaṭṭhāna)? Nếu vị ấy có khả năng phân tích ‘địa’ (paṭhavī), ‘thủy’ (āpo), ‘hỏa’ (tejo), ‘phong’ (vāyo) trong mỗi ‘bọn’ (kalāpa), thì đó là hoàn thành giai đoạn ‘cận định’ (upacāra samādhi) trong ‘giới nghiệp xứ’ (dhātu kammaṭṭhāna). Có thể đạt được ‘cận định’ (upacāra samādhi) bằng cách tu tập ‘giới nghiệp xứ’ (dhātu kammaṭṭhāna) trước. Tu tập thêm nữa ra sao sau khi đạt ‘cận định’ (upacāra samādhi) nếu vị ấy muốn đạt đến ‘ứng cúng, vô sanh’ (Arahatta)? Vấn đề được giải thích khái quát ở gần trang 241 và 241 của Chú giải Sammoha vinodanī: Ime cattāro mahā bhute patigganhantassa upāda rūpaṃ pākañaṃ hoti. Khi bậc tu tiến có khả năng quan sát thấy biết rõ theo 4 ‘giới’ (dhātu) trong mỗi bọn (kalāpa) ‘thanh triệt’ và ‘phi thanh triệt’ ở sáu ‘xứ’ (āyatana) bằng tuệ quán, 24 loại sắc y sinh (upādā rūpa) dần trở nên trong suốt. Maha bhūtaṃ nāma upādā rupena paricchinnaṃ upādārūpaṃ mahābhūtena. Phân biệt bốn ‘đại giới’ và sắc y sinh (upādā rūpa) lẫn nhau và ngược lại. Phân biệt sắc y sinh (upādā rūpa) và biết ‘đây là 4 đại giới’; phân biệt 4 đại ‘giới’ (dhātu) và biết ‘đây là sắc y sinh (upādā rūpa)’.
Chúng được phân biệt ra sao? Có khí hay mùi thơm và mùi hôi. Có sắc màu đỏ, trắng và vàng. Sắc nào được phân biệt như vậy? Đó là ‘sắc y sinh’ (upādā rūpa). ‘Sắc y sinh’ (upādā rūpa) có sắc (màu) và khí (mùi) phải chăng? Phải rồi, màu và mùi của ‘sắc y sinh’ (upādā rūpa) chỉ ra sự khác biệt với 4 ‘đại giới’. Ngay khi bậc tu tiến thấy sắc màu và mùi, vị ấy cũng thấy 4 ‘giới’ (dhātu). Chỉ khi bậc tu tiến đặc biệt thấy sắc màu, vị ấy có thể thấy bọn (kalāpa). Vị ấy có thể phân tích 4 ‘giới’ trong bọn chỉ khi vị ấy thấy những bọn (kalāpa). Bọn (kalāpa) không thể được hình thành mà không gồm 4 ‘giới’. Không có màu, bậc tu tiến không thể phân tích bọn (kalāpa) bằng tuệ quán. Bọn (kalāpa) không thể được hình thành ngoài 4 ‘giới’. Vì vậy, bọn (kalāpa) gồm 4 ‘giới’ và ‘sắc y sinh’ (upādā rūpa) ủng hộ qua lại lẫn nhau.
Chú giải đưa ra lối so sánh: Vào một ngày nắng, bóng của nhánh cây có thể được thấy trên mặt đất. Một người có thể biết ‘đây là bóng của nhánh cây’ do ánh sáng mặt trời, và ‘đây là ánh sáng mặt trời trên mặt đất’ do bóng mát. Chúng ủng hộ lẫn nhau để được nhận ra sự khác biệt. Nếu mặt trời bị mây che và nếu không có ánh sáng mặt trời, bạn có thể nào biết ‘đây là bóng của nhánh cây hay chăng? Bạn không thể. Bạn có thể nào biết ‘đây là ánh sáng trên mặt đất hay chăng? Bạn không thể. Chúng ta có thể lấy ví dụ khác của bức hình trắng và đen.
Màu trắng khác biệt màu đen và màu đen khác biệt màu trắng. Hình ảnh xuất hiện khi màu đen và trắng cùng hiện bày. Nếu tất cả chỉ là trắng, hình ảnh không thể hiện ra. Nếu tất cả chỉ là đen, hình ảnh cũng không thể hiện ra. Tương tự, vấn đề được giải thích rằng 4 đại giới và ‘sắc y sinh’ (upādā rūpa) ủng hộ qua lại lẫn nhau. Bậc tu tiến phải tu tập thêm nữa để quan sát theo những ‘sắc y sinh’ (upādā rūpa) này.
Rất khó ở giai đoạn quan sát theo và phân tích bọn (kalāpa). Những ‘bọn sắc’ (rūpa kalāpa) này diệt ngay sau khi sanh. Do đó rất khó tu tập để quan sát và phân tích 4 ‘đại giới’ và sự sanh ở tiểu sát-na sanh của chúng, chỉ thiền sinh nào với định vững vàng và tuệ sắc bén mới có thể quan sát thấy biết rõ theo chúng. Để giải quyết vấn đề này, trước tiên bạn phải cố gắng để có khả năng thấy 4 ‘giới’ (dhātu) thật nhanh chóng ở giai đoạn đầu, trước khi thấy những hạt nhỏ hay bọn (kalāpa). Trong ‘Vô tỷ pháp’ (Abhidhamma) của Đức Phật có đề cập rằng ‘sắc pháp’ (rūpa dhamma) tồn tại đến 17 sát-na tâm. Thọ mạng của ‘sắc pháp’ (rūpa dhamma) rất ngắn.
Thật ra ‘sắc pháp’ (rūpa dhamma) không thật sự là một khối. Mà một khối ‘bọn sắc’ (rūpa kalāpa) là nhỏ nhất. Có một cuộc tranh luận là dù tế bào, hạt điện tử electron, neutron, proton và hạt nhân nucleus trong khoa học thì có giống như bọn (kalāpa) hay không. Dù chúng có giống hay không, có thể có một sự đồng ý chung trong khoa học rằng sắc được hình thành bởi những nhóm ‘giới’ (dhātu). Trong ‘Vô tỷ pháp’ (Abhidhamma) của Đức Phật, thân được hình thành bởi những nhóm ‘giới’ (dhātu) nhỏ nhất được gọi là ‘bọn sắc’ (rūpa kalāpa). Nếu bậc tu tiến có khả năng phân tích những ‘bọn sắc’ (rūpa kalāpa) này vị ấy có thể thấu tới thực tính siêu lý (paramattha). Những ‘bọn sắc’ (rūpa kalāpa) này đang sanh và đang diệt rất nhanh. Nếu thiền theo vô thường (anicca), khổ (dukkha), vô ngã (anatta) chỉ theo sự sanh và diệt của bọn (kalāpa), thì bậc tu tiến chưa thấu tới thực tính siêu lý. Để thấu tới thực tính siêu lý, bậc tu tiến phải có khả năng quan sát và phân tích những bọn (kalāpa) này. Nếu vị ấy có thể phân tích ‘địa’ (paṭhavī), ‘thủy’ (āpo), ‘hỏa’ (tejo), ‘phong’ (vāyo), sắc màu (vaṇṇa), khí (gandha), vị (rasa), vật thực nội (oja); tám thứ trong mỗi bọn (kalāpa) thì vị ấy đã thấu đến thực tính siêu lý (paramattha). Khi vị ấy biết như vậy, vị ấy thấy rõ ‘địa’ (paṭhavī) là trạng thái cứng, mềm, nhám, mịn, nhẹ, nặng; ‘thủy’ (āpo), trạng thái chảy và dính; ‘hỏa’ (tejo), trạng thái nóng và lạnh; ‘phong’ (vāyo), đỡ, chịu và đẩy; và cả thực tính ‘sắc màu’, ‘khí hay mùi’, ‘vị’ và ‘vật thực nội’ (dinh dưỡng).
Nếu những thực tính này được hình thành cùng nhau, chúng trở thành một bọn (kalāpa). Nếu nhiều bọn (kalāpa) cùng hình thành, chúng trở thành 32 phần của thân (koṭṭhasa) hoặc, 42 phần (koṭṭhasa) của thân. Khi 42 phần của thân (koṭṭhasa) được hình thành thích hợp theo nghiệp (kamma) quá khứ chúng trở thành đàn ông, đàn bà, chúng sanh nhân loại, chúng sanh có sự sống. Họ được hình thành bởi những trạng thái thực tính này; chỉ thực tính ‘sắc’ (rūpa); chỉ thực tính siêu lý (paramattha). Bậc tu tiến phải quan sát theo thực tính siêu lý (paramattha) bằng tuệ quán. Điều đó thường chỉ được dạy sau khi thấu đến thực tính siêu lý (paramattha) thì tuệ quán về vô ngã (anatta) sẽ sanh. Trong Vô tỷ pháp (Abhidhamma) của Đức Phật, thực tính về bọn (kalāpa) là chúng diệt ngay sau sự sanh của chúng. Chúng không tồn tại trước và chúng không tồn tại sau khi diệt dứt. Chúng không xếp hàng nối nhau lần lượt sinh khởi. Chúng không chất đống như tử thi sau khi chúng diệt dứt. Đó chỉ là thực tính tạm sanh giữa sự không tồn tại trước và sự không tồn tại sau khi nó diệt dứt. Thấy rõ thực tính này bằng tuệ quán. Khi tuệ quán của thiền sinh thấy rõ thực tính siêu lý (paramattha). Sau đó, vị ấy phải quan sát thêm nữa theo 4 đại giới và sắc y sinh.
Athassa evaṃ `cattāri mahabhūtāni tevīsati upādarūpani rūpakkhandho’ti rūpakkhandhaṃ parigganhantassa āyatana dvāra vasena arūpino khandha pākaṭā honti. Điều này được đề cập rằng ‘danh pháp’ (nāmadhamma) trở nên rõ ràng với tuệ quán của thiền sinh nào đã quan sát theo ‘sắc’ (rūpa); ‘uẩn’ (khandha) (sắc uẩn) bằng tuệ quán qua ‘xứ môn’ (āyatana dvāra). Trong Abhidhamma, hai loại môn (dvāra) thông thường được đề cập: ‘nghiệp môn’ (kamma dvāra) và ‘xứ môn’ (āyatana dvāra).
– Nếu ‘thân môn’ (kāya dvāra), ‘khẩu môn’ (vacī dvāra) và ‘ý môn’ (mano dvāra) được đề cập thì đó là đang chỉ đến ‘nghiệp môn’ (kamma dvāra).
– Nếu ‘nhãn môn’ (cakkhu dvāra), ‘nhĩ môn’ (sota dvāra), ‘tỷ môn’ (ghāna dvāra), ‘thiệt môn’ (jivhā dvāra), ‘thân môn’ (kāya dvāra), và ‘ý môn’ (mano dvāra) được đề cập thì đó là đang chỉ đến ‘xứ môn’ (āyatana dvāra).
Bằng cách ‘xứ môn’ (āyatana dvāra) này, ‘danh pháp’ (nāmadhamma) trở nên rõ ràng. Điều này có nghĩa là thiền sinh phải quan sát theo ‘danh pháp’ (nāmadhamma) riêng từng lộ tương ứng gọi là ‘lộ nhãn môn’ (cakkhu dvāra vīthi), ‘lộ nhĩ môn’ (sota dvāra vīthi), ‘lộ tỷ môn’ (ghāna dvāra vīthi), ‘lộ thiệt môn’ (jivhā dvāra vīthi), ‘lộ thân môn’ (kāya dvāra vīthi) và ‘lộ ý môn’ (mano dvāra vīthi). Đó là một định luật. Khi ‘danh pháp’ (nāmadhamma) trở nên rõ ràng, thiền sinh cần phải làm gì thêm nữa?
Iti rūparūpa pariggaho pañcakkhandha honti. Pañcakkhandha dvādasāyatanani honti. dvādasāyatanani aṭṭhārasa dhātuyo hontīti. Khandhayatanadhātu vasena yamaka tālakkhandhaṃ phālento viya dvekoṭṭhāse katvā nāma rūpaṃ vavatthapeti. Khi chỉ định[35]‘sắc’ (rūpa) và ‘danh’ (nāma), tất cả ‘sắc pháp’ (rūpa dhamma) là ‘sắc uẩn’ (rūpa khandha); ‘danh pháp’ (nāmadhamma) được chia thành ‘thọ’ (vedanā), ‘tưởng’ (saññā), ‘hành’ (saṅkhāra) và ‘thức’ (viññāṇa) được gọi là bốn ‘danh uẩn’ (nāma khandha). Cho nên cả thảy năm ‘uẩn’ (khandha) đã được quán. Pañcakkhandha dvādasāyatanani honti – nếu chúng ta chia năm ‘uẩn’ (khandha) thành 12 phần chúng được gọi là nhóm 12 ‘xứ’ (āyatana). Dvādasāyatanāni aṭṭhārasa dhātuyo hontīti, – lần nữa nếu chia 12 ‘xứ’ (āyatana) thành 18 phần, nó trở thành 18 ‘giới’ (dhātu). Kết quả là chi? Khandhayatanadhātu vasena – có phương pháp tồn tại theo cách năm ‘uẩn’ (khandha); có phương pháp theo cách ‘xứ’ (āyatana); có phương pháp theo cách ‘giới’ (dhātu). Yamaka tālakkhandhaṃ phālento viya – Một phép so sánh được đưa ra như sự mở, nở của các chồi lá thốt nốt. Vào lúc đầu mùa mưa, người ta góp nhặt, đi lấy những quả thốt nốt chín và đặt chúng một bên. Kế đến trong mùa lạnh, những chồi cây bắt đầu mọc lên. Để nấu nó, người ta đặt nó trong lửa. Trước khi ăn, họ xé mở nó từng phần từ đầu của chồi. Dvekoṭṭhāse katvā nāma rūpaṃ vavatthapeti – Trong cùng cách như phép so sánh này, thiền sinh phân, chia ‘danh’ (nāma) và ‘sắc’ (rūpa) thành hai phần phân biệt chúng như “Đây là ‘danh’ (nāma), đây là ‘sắc’ (rūpa)”. Đây là giai đoạn phân biệt ‘danh’ (nāma) và ‘sắc’ (rūpa) và xác định ‘danh’ (nāma) và ‘sắc’ (rūpa). Sau khi phân biệt và xác định ‘danh’ (nāma) và ‘sắc’ (rūpa), vị ấy đạt ‘tuệ chỉ định danh sắc’ (nāma rūpa pariccheda ñāṇa). Tuệ quán thấy rõ, xác định và phân biệt ‘danh’ (nāma) và ‘sắc’ (rūpa) được gọi là ‘tuệ chỉ định danh sắc’ (nāma rūpa pariccheda ñāṇa). Sau khi đạt tuệ ấy, bậc tu tiến làm gì thêm nữa?
So `idaṃ nāma rūpaṃ na ahetu, na apaccayani nibbāttaṃ. Sahetu sapaccayanibbattaṃ, ko panassa hetu, ko panassa paccayo’ti, upaparikkhandho `Avijjā paccayā taṅhāpaccaya kamma paccaya āhāra paccayā cā’ti tassa paccayaṃ vavatthapetvā `Atītepi paccayā ceva paccayā samuppannā dhamma ca, anāgatepi etarahipi paccayā ceva paccayā samuppannā dhammā ca, tato uddhaṃ satto vā puggalo vā natthi, suddha saṅkhārapuñjo evā’ti tīsu addhāsu kankhaṃ vitarati. Những ‘danh’ (nāma) và ‘sắc’ (rūpa) này không sanh ngoài duyên. Có những duyên gọi là ‘nhân sanh’ (janaka hetu) trợ trực tiếp cho quả sanh. Cũng có những duyên gọi là ‘trợ giúp và ủng hộ’ (upattham-bhaka). Do nguyên nhân gọi là ‘nhân’ (hetu) và ‘duyên’ (paccaya), ‘sắc pháp’ (rūpa dhamma) và ‘danh pháp’ (nāmadhamma) sinh khởi. Ko panassa hetu, ko panassa paccayo – khi vị ấy quan sát bằng tuệ quán để biết pháp gì là nhân (hetu) có thể trợ trực tiếp cho ‘danh’ (nāma) và ‘sắc’ (rūpa) sinh khởi và pháp nào là duyên ‘ủng hộ’ (upatthambhaka), kế đến pháp nào thiền sinh tìm thấy? Vị ấy thấy rõ những duyên của ‘danh’ (nāma) và ‘sắc’ (rūpa) bằng tuệ quán: do duyên vô minh (avijjā), ái (taṅhā), nghiệp (kamma), ‘vật thực’ (āhāra), ‘danh’ (nāma) và ‘sắc’ (rūpa) sanh.
Kế đến, chúng ta hãy xem xét điều này. ‘Danh’ (nāma) và ‘sắc’ (rūpa) sanh do vô minh (avijjā), ái (taṅhā), thủ (upādāna), hành (saṅkhāra). Nếu chúng ta lấy nhân hiện tại gọi là ‘vật thực’ (āhāra) cũng có bao gồm ‘tâm’ (citta), ‘quí tiết’ (utu), ‘vật thực’ (āhāra) cũng là nhân hiện tại. Nếu chúng ta nhấn mạnh, làm nổi bật ‘danh pháp’ (nāma), những nhân hiện tại gồm có xứ hay vật, cảnh, xúc, v.v… Đối với nhân hiện tại, hãy tạm để nó một bên. Giả dụ về nhân quá khứ đó là vô minh (avijjā), ái (taṅhā), thủ (upādāna), hành (saṅkhāra), nghiệp (kamma). Khi nào avijjā, taṅhā, upādāna, saṅkhāra, kamma này xảy ra? ‘Danh’ (nāma) và ‘sắc’ (rūpa) của kiếp sống hiện tại bị trợ tạo bởi avijjā, taṅhā, upādāna, saṅkhāra, kamma đã tích lũy trong kiếp sống hiện tại phải chăng? Không nên nói như thế. Vô minh (avijjā), ái (taṅhā), thủ (upādāna), hành (saṅkhāra), nghiệp (kamma) của kiếp sống hiện tại là nhân của kiếp sống vị lai. Chỉ có avijjā, taṅhā, upādāna, saṅkhāra, kamma đã tích lũy trong kiếp sống quá khứ làm nhân của ‘danh’ (nāma) và ‘sắc’ (rūpa) trong kiếp sống hiện tại. Không quán về quá khứ, có thể nào bậc tu tiến có khả năng thấy rõ nāma và rūpa hiện tại sanh do avijjā, taṅhā, upādāna, saṅkhāra, kamma quá khứ hay chăng? Đó là điều cần thiết để thấy rõ nó trong giai đoạn ‘tuệ chỉ định danh sắc’ (nāma rūpa pariccheda ñāṇa).
Avijjā paccayā taṅhāpaccayā kamma paccayā āhāra paccaya cā’ti tassa paccayaṃ vavatthapetva – Bậc tu tiến phân biệt và thấy rõ nhân của những ‘danh’ (nāma) và ‘sắc’ (rūpa) này. Chúng bị trợ tạo bởi vô minh (avijjā); bị trợ tạo bởi ái (taṅhā); bị trợ tạo bởi nghiệp (kamma); bị trợ tạo bởi ‘vật thực’ (āhāra). Sau đó, vị ấy phải làm gì? Atītepi paccayā ceva paccayā samuppannā dhammaṃ ca, anāgatepi etarahipi paccayā ceva paccayā samuppannā dhammā ca – Vị ấy thấy rõ rằng: chỉ có nhân và quả trong quá khứ; chỉ có nhân và quả trong vị lai. Tato uddhaṃ satto vā puggalo va natthi. Không có chi khác hơn nhân và quả. Không có đàn ông, không có đàn bà, không có người, không có chúng sanh, không có người nhân loại, không có chư thiên, không có Phạm thiên Brahmā. Suddha saṅkhārapuñjo evā’ti tīsu addhāsu kankhaṃ vitarati –
– Nếu vị ấy quan sát theo pháp quá khứ, chỉ có một đống pháp hành (saṅkhāra dhamma) gọi là nhân và quả;
– Nếu vị ấy quan sát theo pháp hiện tại, chỉ có một đống pháp hành (saṅkhāra dhamma) gọi là nhân và quả;
– Nếu vị ấy quan sát theo pháp vị lai, chỉ có một đống pháp hành (saṅkhāra dhamma) gọi là nhân và quả.
Sau khi thấy rõ như vậy, có thể nào bậc tu tiến vượt qua pháp ngờ vực, hoài nghi (kaṅkhā vicikicchā dhamma), là pháp ngờ vực liệu có bất cứ kiếp quá khứ hay kiếp vị lai nào hay chăng? Vâng, vị ấy có thể vượt qua. Thiền sinh tự thấy hay thấy rõ rằng ‘danh’ (nāma) và ‘sắc’ (rūpa) là do vô minh (avijjā), ái (taṅhā), thủ (upādāna), hành (saṅkhāra), nghiệp (kamma) quá khứ. Tương tự, vị ấy thấy rõ rằng kiếp vị lai sanh do avijjā, taṅhā, upādāna, saṅkhāra, kamma hiện tại. Khi vị ấy có khả năng quan sát thêm những kiếp sống quá khứ, vị ấy cũng thấy rõ rằng do avijjā, taṅhā, upādāna, saṅkhāra, kamma trong một kiếp quá khứ xa hơn, quả thức (viññāṇa), ‘danh sắc’ (nāma rūpa), sáu xứ (salāyatana), ‘xúc’ (phassa), ‘thọ’ (vedanā) sanh trong kiếp quá khứ gần hơn. Tương tự đối với những kiếp sống vị lai. Nếu kiếp sống tiếp tục ở vị lai, vị ấy sẽ thấy rõ rằng avijjā, taṅhā, upādāna, saṅkhāra, kamma trong một kiếp vị lai trợ cho một kiếp vị lai theo sau. Đối với một thiền sinh, vị ấy có đồng ý với quan điểm không có kiếp sống quá khứ và vị lai phải chăng? Vị ấy không đồng ý. Vị ấy đã vượt qua ngờ vực, nghi (kaṅkhā). Đó là điều cần thiết để quán như vậy.
Về việc này, trong Thanh tịnh đạo Visuddhimagga trang 237 đoạn 687 quyển thứ hai, có đề cập Vipassanena pana kammantarañca vipākantarañca ekadesato janitabbaṃ (Vism XIX, 97) – trong tu tập minh sát, bậc tu tiến phải thấy rõ một số nghiệp (kamma) và một số quả (vipāka) gọi là ‘dị thời nghiệp’ (kammantara) và ‘dị thục quả’ (vipākantara). Nếu vị ấy không thấy rõ ngay cả một số nghiệp (kamma) và quả (vipāka) thì Ekadesato janitabbaṃ anavasesato jānituṃ na sakkā avisayatta. Sabbena sabbaṃ ajanane paccayā pariggaho na paripurati. Trong phụ Chú giải (mahā tīkā) của Thanh tịnh đạo trang 380, có đề cập để biết ít nhất một số nghiệp (kamma) và một số quả (vipāka), bởi vì biết tất cả nghiệp (kamma) và tất cả ‘quả’ (vipāka) là không thuộc phạm vi của thinh văn đệ tử (sāvaka). Có nhiều loại nghiệp trợ cho quả trong kiếp sống hiện tại của chúng ta sinh khởi. Chúng ta trải nghiệm nhiều loại cảnh vừa ý và không vừa ý khác nhau. Trải nghiệm cảnh không vừa ý là do nghiệp bất thiện (akusala kamma) quá khứ. Trải nghiệm cảnh vừa ý là do nghiệp thiện (kusala kamma) quá khứ. Có thể nào một đệ tử Thinh văn (sāvaka) biết tất cả nghiệp thiện và bất thiện (kusala và akusala kamma) chăng? Họ không thể biết tất cả. Họ chỉ có thể biết một số nghiệp (kamma) và quả (vipāka). ‘Một số’ ở đây có nghĩa là chi? ‘Một số’ nghĩa là nếu tuệ quán của vị ấy được mạnh mẽ, nhiều nghiệp (kamma) và ‘quả’ (vipāka) được biết bởi vị ấy. Nếu tuệ của vị ấy yếu thì chỉ số ít nghiệp (kamma) và ‘quả’ (vipāka) được biết bởi vị ấy. Biết tất cả nghiệp (kamma) và ‘quả’ (vipāka) hoàn toàn ngoài phạm vi của đệ tử thinh văn (sāvaka). Đó chỉ là phạm vi của Phật Toàn tri (Sabbaññuta)[36]. Nếu bậc tu tiến hoàn toàn không thấy rõ bất cứ nghiệp (kamma) và ‘quả’ (vipāka) nào, điều gì sẽ xảy ra? Sabbena Sabbaṃ ajānane paccayā pariggaho na paripūrati – Nếu bậc tu tiến hoàn toàn không thấy rõ bất cứ nghiệp (kamma) và ‘quả’ (vipāka) nào thì vị ấy có thể không bao giờ đạt ‘tuệ hiển duyên’ (paccaya pariggaha ñāṇa). Đối với bậc tu tiến đã quan sát thấy biết rõ theo ‘danh’ (nāma) và ‘sắc’ (rūpa) theo ‘tuệ chỉ định danh sắc’ (nāma rūpa pariccheda ñāṇa), vị ấy phải quan sát thêm ‘tuệ hiển duyên’ (paccaya pariggaha ñāṇa). Ở giai đoạn ‘tuệ hiển duyên’ (paccaya pariggaha ñāṇa) quan sát, nếu vị ấy không thấy biết được dù một số ít nghiệp và quả của nghiệp, ‘tuệ hiển duyên’ (paccaya pariggaha ñāṇa) của vị ấy sẽ được trọn vẹn, đầy đủ hay không? Không, nó sẽ không được trọn vẹn, đầy đủ.
Khi vị ấy quan sát theo pháp quá khứ, chỉ có nhân và quả; khi vị ấy quan sát theo pháp hiện tại, chỉ có nhân và quả; khi vị ấy quan sát theo pháp vị lai, chỉ có nhân và quả. Không có chúng sanh, không có đàn ông, không có đàn bà, không có người nhân loại, không có chư thiên, không có Phạm thiên. Không có tự ngã tạo tác. Không có tự ngã bị tạo. Không có gì hơn nhân và quả. Những điều đó được rõ ràng với tuệ quán của vị ấy rằng chỉ có một đống pháp hành (saṅkhāra dhamma) gọi là nhân và quả. Khi nó trở nên rõ ràng, vị ấy vượt qua ‘pháp hoài nghi, ngờ vực’ (kaṅkhā vicikicchā dhamma), nghi về ba thời: quá khứ, hiện tại, vị lai.
Ayaṃ pana vipassanā saṅkhāra sallakkhaṇa ñāta pariñña nāma. Giai đoạn này được gọi là ý nghĩa đạt tri (ñāta pariñña)[37]. Trong Aparijānana sutta của Saṃyutta nikāya, Đức Phật dạy rằng nếu bậc tu tiến không thể phân biệt danh và sắc bằng ba ‘đạt tri’ (pariñña): ‘ý nghĩa đạt tri’ (ñātapariññā), ‘tam tướng đạt tri’ (tīraṇapariññā) và ‘đoạn trừ đạt tri’ (pahānapariññā), vị ấy không bao giờ có thể đạt đạo (magga), quả (phala), Nibbāna. Khổ (dukkha) có thể không bao giờ bị trừ tiệt. Ở giai đoạn này, vị ấy vừa đến ‘ý nghĩa đạt tri’ (ñātapariññā). Sau khi đạt ñātapariññā, kết quả là gì? Evaṃ saṅkhāre sallakkhetvā ṭhitassa pana bhikhussa dasabalassa sāsane mūlaṃ otiṇṇa nāma hoti. Vị ấy nắm căn bản vững chắc trong lời dạy của Đức Phật (Buddha sāsana), là người có mười sức mạnh. Bởi vì Phật giáo (Buddha sāsana) được xác minh thông qua bốn Thánh đế, nếu bậc tu tiến thấy rõ ‘khổ đế’ (dukkha sacca) và ‘tập đế’ (samudaya sacca) thì vị ấy nắm căn bản vững chắc về lời dạy (sāsana). Patiṭṭhaladdhā nāma – Vị ấy chắc chắn được ủng hộ để được tái tục trong một cõi vui. Culasotāpanno nāma hoti niyatagatiko. Vị ấy đến giai đoạn gọi là ‘tiểu dự lưu’ (cūlasotāpanna) nơi mà vị ấy sẽ chắc chắn được tái tục ở một cõi vui (sugati). Chỉ sau khi đạt đạo (magga) quả (phala) vị ấy sẽ đạt ‘đại dự lưu’ (mahāsotāpanna).
Chỉ sau khi có hai loại tuệ (ñāṇa): ‘tuệ chỉ định danh sắc’ (nāma rūpa pariccheda ñāṇa) và ‘tuệ hiển duyên’ (paccaya pariggaha ñāṇa) bậc tu tiến có thể đạt đến trạng thái ‘tiểu dự lưu’ (cūlasotāpanna). Đó có phải là điều tốt để cố gắng đạt hai ‘tuệ’ (ñāṇa) này khi có cơ hội ở trong giáo pháp (sāsana) này hay chăng? Chúng ta đều chắc chắn chết vào một ngày nào đó. Điều rất nặng nề là khi sống mà không biết chúng ta sẽ tái tục về đâu sau khi chết. Hãy cẩn thận về việc này. Bậc tu tiến cần phải thiền thêm nữa sau giai đoạn này ra sao? Tathārūpaṃ pana utu sappāyaṃ puggala sappāyaṃ bhojāna sappāyaṃ dhamma sāvana sappāyaṃ labhitvā ekāsane ekapallaṅkavaraga to tīni lakkhaṇāni āropetvā vipassanā vā patipatiyā saṅkhāre sammasanto arahattaṃ ganhāti –nếu bậc tu tiến có bốn sự thuận lợi, thích hợp: Utu sappāya – sống trong thời tiết thuận lợi; Puggala sappāya – có thầy và bạn thích hợp; Bhojāna sappāya – có vật thực thích hợp; Dhamma sāvana sappāya – có cơ hội nghe pháp (dhamma) có thể làm nơi nương tựa, ủng hộ bậc tu tiến để đạt Ứng cúng Arahatta, thì trong một thời ngồi nếu bậc tu tiến tiếp tục tu tập thiền quán (vipassanā) quan sát theo chư pháp hành (saṅkhāra dhamma) đó là ‘sắc’ (rūpa), ‘danh’ (nāma), nhân và quả của chúng, thấy rõ ba trạng thái của chúng: vô thường (anicca), khổ (dukkha), vô ngã (anatta) và dần dần phù hợp những giai đoạn của tuệ quán, kế đến vị ấy có thể chắc chắn đạt ‘quả ứng cúng’ (arahatta phala). Điều đã được đề cập là một kết luận phải chăng?
Idaṃ dhātu vasena abhiniviṭṭhassa bhikkhuno yāva arahattaṃ nigamanaṃ – điều này được nói đến cách trên để đạt đến ‘quả Ứng cúng’ (Arahatta phala) là cho những ai đang tu tập quán nghiệp xứ (vipassanā kammaṭṭhāna) qua phương pháp ‘giới nghiệp xứ’ (dhātu kammaṭṭhāna). Chúng ta cần theo những nguyên tắc này khi chúng ta đang tu tập thiền ‘giới nghiệp xứ’ (dhātukammaṭṭhāna). Biết khái quát những nguyên tắc này để đạt ‘quả Ứng cúng’ (Arahatta phala), vị ấy tu tập ra sao?
HƯỚNG DẪN TU TẬP
Quan Sát Theo ‘Sắc Do Nghiệp Trợ Sanh’ (Kammaja Rūpa)
Giả dụ chúng ta bắt đầu từ ‘giới nghiệp xứ’ (dhātu kammaṭṭhāna). Thiền sinh có thể phân tích bốn ‘giới’ (dhātu) của ‘bọn (kalāpa) thanh triệt’ và ‘bọn phi thanh triệt’ ở cả sáu xứ (āyatana) phải quan sát thêm sắc y sinh (upādā rūpa) có màu sắc gọi là ‘màu sắc giới’ (vaṇṇa dhātu). Có các màu khác nhau: trắng, đỏ, vàng, xanh, v.v…
Sau khi quan sát thấy biết rõ, xác định những màu sắc gọi là ‘màu sắc giới’ (vaṇṇa dhātu) này, vị ấy phải quan sát thêm mùi gọi là khí (gandha). Hầu hết có mùi hôi trong những bọn (kalāpa) này (duggandha jeguccha). Nếu vị ấy không có khả năng quan sát thấy biết rõ theo khí hay mùi bằng tuệ, vị ấy cần phải làm gì? Vị ấy cần phải quan sát theo bốn đại ‘giới’ (dhātu) ở nơi ‘tỷ giới thanh triệt’ (ghāna pasāda), bên trong mũi. Kế đến vị ấy sẽ tìm thấy bọn (kalāpa) thanh triệt. Quan sát theo ‘tỷ giới thanh triệt’ (ghāna pasāda) trong bọn (kalāpa). Quan sát theo ‘tỷ giới thanh triệt’ (ghāna pasāda) và tâm hữu phần (bhavaṅga) sáng tỏ cùng nhau. (Ở giai đoạn này, thiền sinh có thể phân tích cả hai bọn (kalāpa) thanh triệt và phi thanh triệt ở sáu xứ, có thể quan sát theo tâm hữu phần (bhavaṅga) sáng tỏ trong tim). Sau khi quan sát theo chúng cùng nhau, kế đến quan sát theo mùi (sắc cảnh khí) của ‘bọn sắc’ (rūpa kalāpa) lần nữa. Tại sao vị ấy phải quan sát theo như vậy? Mùi (sắc cảnh khí) của ‘bọn sắc’ (rūpa kalāpa) là pháp (dhamma) có thể được biết bằng ‘tỷ thức’ (ghāna viññāṇa). Nó cũng là pháp (dhamma) có thể được biết bằng ‘ý thức giới’ (mano viññāṇa dhātu), đó là tâm hữu phần (bhavaṅga) sanh nương trên sắc ý vật. Cho nên, có thể được trọn vẹn hơn bằng cách quan sát theo với sự trợ giúp của ‘tỷ thức’ (ghāna viññāṇa). Sau khi quan sát theo ‘tỷ giới thanh triệt’ (ghāna pasāda) và tâm hữu phần sáng tỏ, trước tiên phân tích địa (paṭhavī), thủy (āpo), hỏa (tejo), phong (vāyo) và sắc màu (vaṇṇa) trong một bọn (kalāpa) mà vị ấy muốn phân tích. Kế đến quan sát theo khí hay mùi.
Khi từng bước thành công trong việc quan sát thấy biết rõ, xác định mùi (sắc cảnh khí) trong bọn (kalāpa), kế đến quan sát theo ‘vị’ (sắc cảnh vị). Nếu không được rõ trong việc quan sát theo ‘vị’, phân tích bốn ‘giới’ tại lưỡi. Khi bọn (kalāpa) sắc ở đó trở nên nổi bật thì sau khi quan sát theo một hay một nhóm bọn thanh triệt, kế đến quan sát theo tâm hữu phần sáng tỏ. Sau khi quan sát theo chúng cùng nhau, quan sát theo ‘vị’ (sắc cảnh vị) trong ‘bọn sắc’ (rūpa kalāpa) lần nữa. Khi ấy ‘vị’ (sắc cảnh vị) trong ‘bọn sắc’ (rūpa kalāpa) trở nên nổi bật. Có sáu loại ‘vị’: ngọt, chua, mặn, đắng, chát/the và cay.
Nếu bạn có thể quan sát theo bảy ‘giới’ (dhātu) trong từng bọn, thì quan sát thêm ‘vật thực giới’ (ojā dhātu). Ojā dhātu là āhāra dhātu. Đây là vật thực nội (ojā) hay yếu tố dinh dưỡng. ‘Vật thực giới’ (āhāra dhātu) là chất dinh dưỡng trong bọn (kalāpa). Chất này trợ sanh nhiều ‘bọn sắc’ (rūpa kalāpa) liên tiếp khi có những duyên. ‘Sắc’ (rūpa) bị trợ tạo bởi ‘vật thực nội’ (ojā) mà không phải là ‘vật thực nội’ (ojā). Chỉ có chất trợ sanh bọn (kalāpa) được gọi là ‘vật thực nội’ (ojā). Hầu hết thiền sinh khó quan sát theo ‘sắc vật thực nội’ (ojā rūpa).
Sau khi có khả năng quan sát thấy biết rõ, xác định 8 thứ sắc trong bọn (kalāpa) thanh triệt và phi thanh triệt ở cả sáu môn, quan sát thêm sắc ‘mạng quyền’ (jīvita). Tất cả ‘bọn sắc’ (rūpa kalāpa) giới thanh triệt bị trợ tạo bởi nghiệp (kamma) quá khứ. Trong mỗi bọn (kalāpa) bị trợ tạo bởi nghiệp (kamma) quá khứ, sắc ‘mạng quyền’ (jīvita) đều hiện diện. Nghiệp (kamma) là cha mẹ và sắc do nghiệp trợ là con cái (kết quả) thì cách xa nhau. Chúng cách xa nhau ra sao? Giả dụ một thiền sinh 60 tuổi. Nghiệp (kamma) đã tích lũy trong kiếp quá khứ trợ tạo bọn sắc nghiệp (kammaja rūpa kalāpa) hiện tại của vị ấy. Nghiệp (kamma) và ‘bọn sắc’ (rūpa kalāpa) hiện tại thì cách xa nhau ít nhất 60 năm. Giống như việc chăm sóc một đứa trẻ mồ côi, ‘mạng quyền’ (jīvita) trông nom, chăm sóc bọn sắc nghiệp (kammaja rūpa kalāpa), là sắc cách xa cha mẹ của chúng, giữ vững chúng trong thời gian thọ mạng của chúng. Đó chỉ là một ‘mạng quyền giới’ (jīvita dhātu) trông nom, chăm sóc sắc nghiệp (kammaja rūpa), quan sát theo sắc này. Đó là thực tính của chúng sanh có sự sống. Nó đang di chuyển. Nó cũng đang trông nom, chăm sóc những thứ sắc còn lại trong cùng bọn (kalāpa). Ví dụ trong bọn nhãn mười pháp (cakkhu dasaka kalāpa) có mười thứ sắc. ‘Mạng quyền’ (jīvita) trong đó trông nom, chăm sóc chín thứ sắc khác: địa (paṭhavī), thủy (āpo), hỏa (tejo), phong (vāyo), sắc màu (vaṇṇa), khí (gandha), vị (rasa), vật thực nội (oja) và nhãn thanh triệt (cakkhu pasāda). Nếu vị ấy thấy biết được ‘mạng quyền’ (jīvita) trong bọn thanh triệt thì quan sát theo nó ở cả sáu xứ.
Khi bạn thấy biết được giới thanh triệt ở sáu xứ tương ứng, rồi nếu đặt mỗi giới thanh triệt tương ứng cùng với chín thứ sắc khác của chúng, cả thảy có mười thứ sắc trong mỗi bọn. Nếu thành công, chỉ quan sát thêm bọn (kalāpa) sắc phi thanh triệt là sắc không trong ngần. Còn như những bọn (kalāpa) phi thanh triệt, chỉ một số bọn (kalāpa) này có ‘mạng quyền’ (jīvita) trong khi những bọn (kalāpa) khác không có. Ví dụ, ‘bọn (sắc) tâm’ (cittaja kalāpa) và ‘bọn (sắc) quí tiết’ (utuja kalāpa) là những bọn (kalāpa) phi thanh triệt không có ‘mạng quyền’ (jīvita) hiện diện. Một số ‘bọn sắc nghiệp’ (kammaja kalāpa) phi thanh triệt có ‘mạng quyền’ (jīvita) hiện diện. Tuy nhiên, trong mỗi ‘bọn thanh triệt’ (pasāda kalāpa) luôn có ‘mạng quyền’ (jīvita) hiện diện. Như đã đề cập trước, còn như bọn (kalāpa) phi thanh triệt, chỉ một số có ‘mạng quyền’ (jīvita) và một số không. Nếu bọn (kalāpa) đó là một ‘bọn sắc nghiệp’ (kammaja kalāpa) thì ‘mạng quyền’ (jīvita) hiện diện. Ví dụ, bọn (kalāpa) gồm ‘hỏa’ (tejo), gọi là ‘pacaka – lửa tiêu hóa’ tồn tại ở dưới dạ dày là một ‘bọn mạng quyền chín pháp’ (jīvita navaka kalāpa). Trong đó có ‘hỏa’ (tejo) hiện diện, ‘mạng quyền’ (jīvita) cũng vậy. Cũng có một số bọn (kalāpa) trong đó ‘sắc tính’ (bhāva rūpa) hiện diện. Trong những bọn (kalāpa) đó, ‘sắc tính’ (bhāva rūpa) hiện diện là phi thanh triệt; nhưng ‘mạng quyền’ (jīvita) cũng hiện diện. Cho nên, quan sát thấy biết rõ theo ‘mạng quyền’ (jīvita) trong những bọn này. Trong việc quan sát theo những bọn (kalāpa) phi thanh triệt, không phải tất cả bọn (kalāpa) phi thanh triệt đều có gồm ‘mạng quyền’ (jīvita). Trong một số bọn (kalāpa) có ‘mạng quyền’ (jīvita) hiện diện, ‘sắc tính’ (bhāva rūpa) có thể có hoặc không. Nếu là ‘bọn mạng quyền chín pháp’ (jīvita navaka kalāpa), ‘sắc tính’ (bhāva rūpa) không hiện diện. Nếu là ‘bọn sắc tính mười pháp’ (bhāva dasaka kalāpa), thì ‘sắc tính’ (bhāva rūpa) hiện diện.
‘Sắc tính’ (bhāva rūpa) nữ thì biểu hiện hay biểu lộ đặc trưng để được biết là nữ; và ‘sắc tính’ (bhāva rūpa) nam thì biểu hiện hay biểu lộ đặc trưng để được biết là nam. Thiền sinh cần phải quan sát lặp đi lặp lại để thấy rõ rằng do những biểu hiện này, ‘nam’ và ‘nữ’ tồn tại. Sau khi quan sát theo và thấy rõ nó ở cả sáu xứ (āyatana), bạn được thành công. Theo Abhidhamma của Đức Phật, ‘sắc tính’ (bhāva rūpa) hiện diện ở cả sáu xứ như sắc thân thanh triệt hiện diện khắp cả thân. Nét mặt nam và nét mặt nữ có giống nhau không? Không giống. Bàn tay nam và bàn tay nữ có giống nhau không? Không. Chân nam và chân nữ có giống nhau không? Không. Thân nam và thân nữ có giống nhau không? Không. Cho nên, theo Abhidhamma của Đức Phật thì ‘sắc tính’ (bhāva rūpa) hiện diện khắp cả thân thể.
Sau khi có khả năng phân tích những bọn (kalāpa) thanh triệt và những bọn phi thanh triệt ở tất cả sáu xứ, thiền sinh phải phân tích thêm ở nhãn. Có hai loại bọn (kalāpa) thanh triệt ở nhãn. Cũng có hai loại bọn (kalāpa) thanh triệt ở nhĩ, tỷ và thiệt. Trong thân và tim chỉ có một loại bọn (kalāpa) thanh triệt. Hai loại bọn (kalāpa) thanh triệt trong nhãn là:
(1) Bọn (kalāpa) gồm ‘nhãn giới thanh triệt’ cho nhãn thức (cakkhu viññāṇa) nương sanh biết được cảnh sắc.
(2) Bọn (kalāpa) gồm ‘thân giới thanh triệt’ cho thân thức (kāya viññāṇa) nương sanh biết được cảnh xúc.
Điều cần thiết là khả năng phân tích hai loại bọn (kalāpa) này. Sự khác biệt ra sao giữa ‘bọn thân mười pháp’ (kāya dasaka kalāpa) trong đó có ‘thân giới thanh triệt’ hiện diện và ‘bọn nhãn mười pháp’ (cakkhu dasaka kalāpa) trong đó có ‘nhãn giới thanh triệt’ hiện diện? Bậc tu tiến phải quan sát theo cả hai trong chúng. Để quan sát theo chúng, lấy cảnh tương ứng của nó. Rūpābhighātāraha bhūta pasāda lakkhaṇā – trạng thái trợ 4 giới thanh triệt và nhạy cảm với sự dội vào (xúc) của cảnh sắc được gọi là nhãn giới thanh triệt. Nó được định nghĩa trong sách. Theo định nghĩa, trước tiên quan sát thấy biết rõ theo một bọn (kalāpa) thanh triệt trong mắt. Kế đến, phân tích mười thứ sắc của bọn: địa (paṭhavī), thủy (āpo), hỏa (tejo), phong (vāyo), sắc màu (vaṇṇa), khí (gandha), vị (rasa), vật thực nội (oja), ‘mạng quyền’ (jīvita) và giới thanh triệt (pasāda). Trong những thứ sắc này, chú ý quan sát theo ‘nhãn giới thanh triệt’ (cakkhu pasāda). Khi lấy màu của một bọn (kalāpa) thanh triệt hay phi thanh triệt gần với nó, nếu màu dội vào giới thanh triệt nào thì giới thanh triệt ấy là ‘nhãn giới thanh triệt’. Như vậy, bọn (kalāpa) thanh triệt chứa ‘nhãn giới thanh triệt’ được gọi là ‘bọn nhãn mười pháp’ (cakkhu dasaka kalāpa). Sắc này nhạy cảm với sự dội vào bởi cảnh sắc.
Kế đến trong mắt, quan sát theo bọn (kalāpa) thanh triệt khác; rồi quan sát thấy biết rõ theo trạng thái cứng của ‘địa giới’ (paṭhavī) trong một bọn (kalāpa) thanh triệt hay phi thanh triệt gần nó. Nếu trạng thái cứng này dội vào giới thanh triệt nào thì giới thanh triệt nhạy cảm với sự dội vào bởi trạng thái cứng ấy là ‘thân giới thanh triệt’. Bọn (kalāpa) thanh triệt chứa ‘thân giới thanh triệt’ được gọi là ‘bọn thân mười pháp’ (kāya dasaka kalāpa). Cho nên, màu có thể dội vào giới thanh triệt được quan sát ở mắt hoặc không. Nếu địa (paṭhavī), hỏa (tejo), phong (vāyo) dội vào giới thanh triệt nào thì giới thanh triệt ấy được gọi là ‘thân giới thanh triệt’. Nếu màu dội vào giới thanh triệt nào thì giới thanh triệt ấy được gọi là ‘nhãn giới thanh triệt’. Nếu phân tích, có 10 thứ sắc trong ‘bọn nhãn mười pháp’ (cakkhu dasaka kalāpa). Đây là bọn (kalāpa) mà trong đó ‘nhãn giới thanh triệt’ là sắc thứ mười. ‘Bọn sắc tính mười pháp’ (bhāva dasaka kalāpa) chứa sắc tính cũng hiện diện ở mắt. Đến đây, ba loại bọn đã được quan sát theo trong mắt.
Khi có thể quan sát theo cả ba bọn (kalāpa) trong mắt, quan sát thêm nữa trong tai, mũi, lưỡi và tim; tất cả sáu xứ (āyatana). ‘Bọn thân mười pháp’ (kāya dasaka kalāpa) và ‘bọn sắc tính mười pháp’ (bhāva dasaka kalāpa) thì luôn hiện diện ở sáu xứ. Cho nên, quan sát theo hai bọn (kalāpa) này trong tai tương tự như trong mắt. ‘Bọn nhãn mười pháp’ (cakkhu dasaka kalāpa) chỉ có trong mắt mà không có trong tai. Trong tai chỉ có ‘bọn nhĩ mười pháp’ (sota dasaka kalāpa), là một bọn (kalāpa) thanh triệt. Quan sát theo một bọn (kalāpa) thanh triệt trong tai và lấy âm thanh gần bên làm cảnh. Nếu âm thanh dội vào ‘giới thanh triệt’ này thì trạng thái của ‘giới thanh triệt’ ấy làm cho 4 ‘giới’ (dhātu) trong suốt bị nhạy cảm với sự dội vào bởi âm thanh là ‘nhĩ giới thanh triệt’. Bọn (kalāpa) này chứa ‘nhĩ giới thanh triệt’ được gọi là ‘bọn nhĩ mười pháp’ (sota dasaka kalāpa).
Tương tự trong mũi, ‘giới’ (dhātu) mà làm cho 4 ‘giới’ (dhātu) trong suốt và nhạy cảm với sự dội vào của mùi là ‘tỷ giới thanh triệt’. Bọn (kalāpa) có chứa ‘tỷ giới thanh triệt’ được gọi là ‘bọn tỷ mười pháp’ (ghāna dasaka kalāpa). Cũng vậy ở lưỡi, giới mà làm cho 4 ‘giới’ trong suốt và bị nhạy cảm với sự dội vào bởi vì là ‘bọn thiệt mười pháp’ (jivhā dasaka kalāpa). Về phần thân, có hai loại bọn (kalāpa) được quan sát theo: ‘Bọn thân mười pháp’ (kāya dasaka kalāpa) và ‘bọn sắc tính mười pháp’ (bhāva dasaka kalāpa).
Trong ‘sắc tim’ (hadaya rūpa) có ba loại bọn (kalāpa): ‘bọn ý vật mười pháp’ (hadaya dasaka kalāpa), ‘bọn thân mười pháp’ (kāya dasaka kalāpa) và ‘bọn sắc tính mười pháp’ (bhāva dasaka kalāpa). Quan sát theo chúng. Điểm cần chú ý là ‘hữu phần’ (bhavaṅga) sáng tỏ rõ ràng có thể được gọi là ‘hữu phần’ (bhavaṅga) chủ[38] đang chiếu sáng rực rỡ. Quanh tâm ‘hữu phần’ (bhavaṅga) chủ sáng tỏ có cả hai bọn (kalāpa) thanh triệt và bọn (kalāpa) phi thanh triệt. Bọn (kalāpa) thanh triệt là ‘bọn thân mười pháp’ (kāya dasaka kalāpa). Những bọn (kalāpa) phi thanh triệt là ‘bọn ý vật mười pháp’ (hadaya dasaka kalāpa) và ‘bọn sắc tính mười pháp’ (bhāva dasaka kalāpa); bọn (kalāpa) sắc do ‘tâm trợ sanh’ (cittaja), do ‘quí tiết trợ sanh’ (utuja) và do ‘vật thực trợ sanh’ (āhāraja). Phương pháp để quan sát theo ‘bọn thân mười pháp’ (kāya dasaka kalāpa), và ‘bọn sắc tính mười pháp’ (bhāva dasaka kalāpa) thì giống nhau đối với tất cả sáu xứ (āyatana).
Nếu bạn phân tích ‘bọn ý vật mười pháp’ (hadaya dasaka kalāpa), bạn sẽ thấy rằng sắc ý vật là sắc thứ mười; cho nên nó được gọi là ‘bọn ý vật mười pháp’ (hadaya dasaka kalāpa). Mười thứ sắc là địa (paṭhavī), thủy (āpo), hỏa (tejo), phong (vāyo), sắc màu (vaṇṇa), khí (gandha), vị (rasa), vật thực nội (oja), ‘mạng quyền’ (jīvita) và ý vật (hadaya). Sắc ý vật (hadaya) là chi? Nó chỉ là sắc cụ thể, là nơi cho tâm ý giới (mano dhātu) và ý thức giới (mano viññāṇa dhātu) nương sanh. Từ quan điểm chế định có máu trong tim (ý vật – hadaya vatthu), tất cả tâm gồm tâm ‘hữu phần’ (bhavaṅga) sáng tỏ sanh nương trên sắc ấy. Tuy nhiên, theo thực tính siêu lý (paramattha), nếu bạn phân tích máu này, chỉ có những bọn (kalāpa). Những bọn (kalāpa) này là phi thanh triệt. Mỗi bọn (kalāpa) chứa 10 thứ sắc. Cho nên, ‘bọn ý vật mười pháp’ (hadaya dasaka kalāpa) chứa 10 thứ sắc. Thiền sinh phải tu tập lặp đi lặp lại để thấy biết được tâm ‘hữu phần’ (bhavaṅga) sáng tỏ. Ý giới (mano dhātu) và ý thức giới (mano viññāṇa dhātu) nương trên sắc ý vật (hadaya rūpa). Nếu bạn tu tập như vậy, bạn đã quan sát theo ‘bọn thân mười pháp’ (kāya dasaka kalāpa), ‘bọn sắc tính mười pháp’ (bhāva dasaka kalāpa) và ‘bọn ý vật mười pháp’ (hadaya dasaka kalāpa).
Ở giai đoạn này, những chi đã được quan sát theo là: Trong mắt có ba loại bọn (kalāpa), đó là ‘bọn nhãn mười pháp’ (cakkhu dasaka kalāpa), ‘bọn thân mười pháp’ (kāya dasaka kalāpa), và ‘bọn sắc tính mười pháp’ (bhāva dasaka kalāpa), hoặc 30 thứ ‘sắc’ (rūpa); Trong tai cũng có ba loại bọn (kalāpa), đó là ‘bọn nhĩ mười pháp’ (sota dasaka kalāpa), ‘bọn thân mười pháp’ (kāya dasaka kalāpa), và ‘bọn sắc tính mười pháp’ (bhāva dasaka kalāpa), hoặc 30 thứ ‘sắc’ (rūpa); Trong mũi: ‘bọn tỷ mười pháp’ (ghāna dasaka kalāpa), ‘bọn thân mười pháp’ (kāya dasaka kalāpa), và ‘bọn sắc tính mười pháp’ (bhāva dasaka kalāpa), hoặc 30 thứ ‘sắc’ (rūpa); Trong lưỡi: ‘bọn thiệt mười pháp’ (jivhā dasaka kalāpa), ‘bọn thân mười pháp’ (kāya dasaka kalāpa), và ‘bọn sắc tính mười pháp’ (bhāva dasaka kalāpa), hoặc 30 thứ ‘sắc’ (rūpa); Nhưng trong thân chỉ có hai loại bọn (kalāpa): ‘bọn thân mười pháp’ (kāya dasaka kalāpa), và ‘bọn sắc tính mười pháp’ (bhāva dasaka kalāpa), hoặc 20 thứ ‘sắc’ (rūpa); Trong tim có ‘bọn ý vật mười pháp’ (hadaya dasaka kalāpa), ‘bọn thân mười pháp’ (kāya dasaka kalāpa), và ‘bọn sắc tính mười pháp’ (bhāva dasaka kalāpa), hoặc 30 thứ ‘sắc’ (rūpa). Những sắc này đều do nghiệp (kamma) trợ sanh.
Rūpassa pana kammaṃ cittaṃ utu āhāroti ayaṃ kammādiko catubbidho paccayo. Tattha kammaṃ atītameva kammasamuṭṭhānassa rūpassa paccaya hoti – trong Visuddhimagga có đề cập 4 nhân của ‘sắc pháp’ (rūpa dhamma) là: ‘do nghiệp trợ sanh’ (kammaja); ‘do tâm trợ sanh’ (cittaja); ‘do quí tiết trợ sanh’ (utuja); và ‘do vật thực trợ sanh’ (āhāraja). Trong bốn nhân này, chỉ có nghiệp ở kiếp sống quá khứ có thể trợ cho ‘sắc do nghiệp trợ sanh’ (kamma samuṭṭhāna rūpa)[39]. Phụ Chú giải Visuddhimagga cũng đề cập rằng nếu nghiệp (kamma) và quả của nghiệp sinh khởi cùng lúc trong khi một người đang tạo ‘nghiệp’, thì đó có nghĩa là nhân và quả của nó sinh khởi cùng lúc. Trong thế gian không có trạng thái thực tính cả hai nghiệp (kamma) và quả của nghiệp sinh khởi cùng lúc như vậy. Bậc tu tiến có thể không bao giờ tìm thấy một lời dạy của Đức Phật trong Tipaṭaka rằng nghiệp (kamma) nhân và quả là ‘sắc do nghiệp trợ sanh’ (kammaja rūpa) cùng sinh khởi. Nó chỉ do nghiệp (kamma) quá khứ hay do vị ấy tích lũy nghiệp (kamma) trong quá khứ mà quả sinh khởi trong hiện tại. Đức Phật cũng dạy rằng do chúng sanh tích lũy nghiệp (kamma) gọi là ‘dục giới’ (kāmāvacara) vì vậy ‘tâm quả (vipāka citta) gọi là ‘nhãn thức’ (cakkhu viññāṇa) sinh khởi v.v… Cho nên, nó không là trạng thái thực tính mà nghiệp (kamma) nhân và quả là ‘sắc do nghiệp trợ sanh’ (kammaja rūpa) cùng sinh khởi ở một sát-na tâm. Vậy thì, khi nào chúng xảy ra? Chúng đã xảy ra trong kiếp quá khứ. Ở giai đoạn này, chúng ta phải tạm thời chấp nhận rằng nhân của ‘sắc do nghiệp trợ sanh’ (kammaja rūpa) xảy ra trong kiếp quá khứ. Nghiệp (kamma) nhân đã tích lũy trong quá khứ, của ‘sắc do nghiệp trợ sanh’ (kammaja rūpa), sẽ được quan sát theo cách nào trong giai đoạn ‘tuệ hiển duyên’ (paccaya pariggaha ñāṇa). Những pháp đó, ở giai đoạn ‘tuệ hiển duyên’ (paccaya pariggaha ñāṇa) phải quan sát thêm để thấy tường tận nghiệp (kamma) quá khứ trợ riêng cho từng ‘danh sắc’ (nāma rūpa) hiện tại. Nhưng ở giai đoạn này chúng ta chấp nhận rằng 3 loại bọn (kalāpa), hoặc 30 thứ ‘sắc’ (rūpa) trong mắt, tai, mũi, lưỡi và tim; và 2 loại bọn (kalāpa), hoặc 20 thứ ‘sắc’ (rūpa) trong thân đều là ‘sắc do nghiệp trợ sanh’ (kammaja rūpa).
Quan Sát Theo ‘Sắc Do Tâm Trợ Sanh’ (Cittaja Rūpa)
Đối với những ai đã từng quan sát thấy biết rõ theo ‘sắc nghiệp’ hay ‘sắc do nghiệp trợ sanh’ (kammaja rūpa), họ cần phải quan sát thêm những chi? Họ cần phải quan sát thêm ‘sắc tâm’ hay ‘sắc do tâm trợ sanh’ (cittaja rūpa). Tâm nào có thể trợ cho ‘sắc tâm’ sanh? Mỗi tâm, gọi là tâm ‘hữu phần’ (bhavaṅga) sáng tỏ cùng với ‘ý giới’ (mano dhātu) và ‘ý thức giới’ (manoviññāṇa dhātu) có năng lực trợ cho ‘sắc tâm’ (cittaja rūpa) sanh. Để quan sát theo năng lực này, đối với những ai có thể phân tích ‘bọn sắc nghiệp’ (kammaja kalāpa) ở sáu xứ, kế đến sau khi phân tích những bọn (kalāpa) này, quan sát theo ‘hữu phần’ (bhavaṅga) sáng tỏ và kế đến ngọ nguậy (tức là co và duỗi) một trong những ngón tay của bạn. Không chú ý theo ngón tay mà tập trung định theo tâm hữu phần (bhavaṅga) sáng tỏ. Quan sát theo tâm sinh khởi có ý định co và tâm có ý định duỗi ngón tay. Cũng quan sát theo ‘bọn sắc tâm’ hay ‘bọn sắc do tâm trợ sanh’ (cittaja rūpa kalāpa) của những tâm có ý định này lan ra khắp toàn thân. Thiền sinh được hướng dẫn thiền như vậy (tức là ngọ nguậy ngón tay) để cho bậc tu tiến thấy biết được thêm nhanh chóng: do tâm, ‘sắc do tâm trợ sanh’ (cittaja rūpa) liên tục sinh khởi. ‘Sắc do tâm trợ sanh’ (cittaja rūpa) sinh khởi dù bậc tu tiến không ngọ nguậy ngón tay. ‘Sắc do tâm trợ sanh’ (cittaja rūpa) này là phi thanh triệt. Nếu phân tích, chúng chứa địa (paṭhavī), thủy (āpo), hỏa (tejo), phong (vāyo), sắc màu (vaṇṇa), khí (gandha), vị (rasa) và vật thực nội (oja); tám thứ ‘sắc’ (rūpa). Những bọn sắc này được trải ra khắp sáu xứ. Nếu bạn có khả năng quan sát thấy biết rõ theo ‘sắc do tâm trợ sanh’ (cittaja rūpa) sinh khởi do có ý định muốn co và duỗi ngón tay thì bạn phải quan sát thêm mỗi ‘tâm’ (citta) sinh khởi nương trên sắc ý vật (hadaya vatthu) có thể luôn trợ cho ‘sắc tâm’ (cittaja rūpa) sanh.
Nếu bạn không thấy biết chúng được trải khắp sáu xứ, thì quan sát thấy biết rõ theo tâm hữu phần sáng tỏ, cử động mắt, cử động tai, cử động mũi, cử động lưỡi, cử động thân. Bằng cách làm như vậy, bạn có thể thấy rằng ‘sắc tâm’ (cittaja rūpa) liên tục trải khắp sáu xứ. Trong bài thuyết về nơi xuất khởi (paṭṭhāna desanā) Đức Phật dạy rằng ‘sắc tâm’ (cittaja rūpa) sinh khởi do tâm trợ. Citta cetasika dhamma citte samuṭṭhānānaṃ rūpanaṃ sahajāta paccayena paccayo v.v… Ở đây, Đức Phật dạy cả hai pháp; đó là tâm làm nhân và quả của nó là ‘sắc do tâm trợ sanh’ (cittaja rūpa) cùng sinh khởi. Tuy nhiên, như đã đề cập trước, ‘sắc do nghiệp trợ sanh’ (kammaja rūpa) và nhân của nó là nghiệp, không cùng sinh khởi. Khi tâm và ‘sắc tâm’ (cittaja rūpa) cùng sinh khởi, thọ mạng của tâm thì ngắn trong khi thọ mạng của ‘sắc tâm’ (cittaja rūpa) thì dài hơn, nó tồn tại 17 sát-na tâm (cittakhaṇa). Trong một sát-na tâm (cittakhaṇa) có ba tiểu sát-na: (giai đoạn) sanh, trụ và diệt (uppāda, ṭhiti, bhaṅga). Sau ba tiểu sát-na thì tâm diệt, nhưng ‘sắc do tâm trợ sanh’ (cittaja rūpa) tồn tại đến 17 sát-na tâm hoặc 51 tiểu sát-na[40]. Trong Vô tỷ pháp Tập yếu (Abhidhammatthasaṅgaha) có đề cập rằng Jāyanta meva samuṭṭhapeti – Tâm có sức mạnh ở giai đoạn sanh của nó. Trong ba tiểu sát-na, tâm chỉ trợ cho ‘sắc tâm’ (cittaja rūpa) sanh ở giai đoạn sanh (uppāda). Cho nên, tâm và ‘sắc tâm’ (cittaja rūpa) là những pháp cùng sanh (sahajāta dhamma). Khi bậc tu tiến thấy biết được rằng ‘sắc tâm’ (cittaja rūpa) sanh ở tất cả sáu xứ do tâm trợ, vị ấy có thể quan sát thêm ‘sắc do quí tiết trợ sanh’ (utuja rūpa).
Quan Sát Theo ‘Sắc Do Quí Tiết Trợ Sanh’ (Utuja Rūpa)
‘Quí tiết’ (utu) ở đây nghĩa là ‘hỏa giới’ (tejo dhātu) có trạng thái thực tính nóng và lạnh. Hôm nay thời tiết nóng; hôm nay thời tiết lạnh. Nóng và lạnh được gọi là ‘hỏa giới’ (tejo dhātu). Chúng cũng được gọi là ‘quí tiết’ (utu). ‘Bọn sắc’ (rūpa kalāpa) sanh do ‘quí tiết’ (utu) gọi là ‘hỏa giới’ (tejo dhātu). Phân tích ‘sắc’ (rūpa) hiện diện đến sau khi quan sát thấy biết rõ ‘sắc nghiệp’ (kammaja rūpa) và ‘sắc tâm’ (cittaja rūpa). Nếu chúng ta phân tích nó, mỗi ‘bọn sắc nghiệp’ (kammaja rūpa kalāpa) chứa địa (paṭhavī), thủy (āpo), hỏa (tejo), phong (vāyo), gọi là bốn đại giới (mahā dhātu). Mỗi ‘bọn sắc tâm’ (cittaja rūpa kalāpa) chứa địa (paṭhavī), thủy (āpo), hỏa (tejo), phong (vāyo). Như một ví dụ, bậc tu tiến có thể bắt đầu quan sát ở nhãn (mắt). Nếu bạn phân tích ‘bọn nhãn mười pháp’ (cakkhu dasaka kalāpa) có mười thứ sắc; đặc biệt chú ý theo ‘hỏa giới’ (tejo dhātu) trong mười thứ sắc này. ‘Hỏa giới’ (tejo dhātu) chỉ có sức mạnh ở giai đoạn trụ. Ở sát-na sanh nó không mạnh; trong khi ở sát-na diệt của nó không có sức mạnh. Đó là thực tính của ‘sắc’ (rūpa) tồn tại 17 sát-na tâm, vì vậy nếu chúng ta trừ hoặc lấy ra giai đoạn (tiểu sát-na) sanh và diệt thì còn lại 49 tiểu sát-na ở giữa là giai đoạn trụ. Vì ‘sắc’ (rūpa) chỉ có sức mạnh ở giai đoạn trụ này, ‘sắc’ (rūpa) mới sinh khởi lần nữa do ‘quí tiết’ (utu) trợ gọi là ‘hỏa giới’ (tejo dhātu). Khi bạn quan sát thấy biết rõ theo ‘bọn nhãn mười pháp’ (cakkhu dasaka kalāpa), phân tích mười thứ sắc của bọn. Khi bạn đến giai đoạn thực tính siêu lý (paramattha), tập trung định theo ‘hỏa giới’ (tejo dhātu) của nó. ‘Hỏa giới’ (tejo dhātu) này có thể trợ tạo một ‘bọn sắc’ (rūpa kalāpa) mới. ‘Bọn sắc’ (rūpa kalāpa) mới là sắc phi thanh triệt. Nếu phân tích chỉ có tám thứ sắc: địa (paṭhavī), thủy (āpo), hỏa (tejo), phong (vāyo), sắc màu (vaṇṇa), khí (gandha), vị (rasa) và vật thực nội (oja). Tám thứ sắc này gọi là ‘sắc do quí tiết trợ sanh’ (utuja rūpa) bởi vì chúng bị trợ tạo bởi nhân ‘hỏa giới’ (tejo dhātu). Trong tám thứ sắc này cũng có ‘hỏa giới’ (tejo dhātu). ‘Hỏa giới’ (tejo dhātu) này có thể trợ cho một ‘bọn sắc’ (rūpa kalāpa) mới sanh lần nữa. Bọn (kalāpa) mới này cũng là phi thanh triệt với tám thứ sắc. Trong tám thứ sắc này cũng có ‘hỏa giới’ (tejo dhātu). ‘Hỏa giới’ (tejo dhātu) này cũng có thể trợ cho một ‘bọn sắc’ (rūpa kalāpa) mới sanh lần nữa. Thông thường ‘hỏa giới’ (tejo dhātu), là ‘quí tiết’ (utu) có khả năng trợ sanh bốn hay năm thế hệ ‘bọn quí tiết’ (utuja kalāpa). Sau khi thấy biết được ‘hỏa giới’ (tejo dhātu) thuộc ‘bọn nhãn mười pháp’ (cakkhu dasaka kalāpa) thì quan sát thấy biết rõ theo ‘hỏa giới’ (tejo dhātu) thuộc ‘bọn thân mười pháp’ (kāya dasaka kalāpa), ‘bọn sắc tính mười pháp’ (bhāva dasaka kalāpa), và ‘bọn sắc tâm’ (cittaja rūpa kalāpa) theo cùng một cách. Sự khác biệt chính giữa chúng là ‘hỏa giới’ (tejo dhātu) trong ‘bọn sắc tâm’ (cittaja rūpa kalāpa) bị trợ tạo bởi một ‘tâm dục giới’ (kāmāvacara) có thể trợ sanh 2 hay 3 thế hệ ‘bọn sắc’ (rūpa kalāpa) mới.
‘Hỏa giới’ (tejo dhātu) thuộc ‘bọn sắc tâm’ (cittaja kalāpa) bị trợ tạo bởi ‘tâm tu tiến chỉ tịnh’ (samatha bhāvanā citta) và ‘tâm tu tiến minh sát’ (vipassanā bhāvanā citta) mạnh mẽ có khả năng trợ sanh nhiều thế hệ ‘bọn sắc’ (rūpa kalāpa) nữa, không chỉ nội phần mà cả ngoại phần. Ánh sáng của thiền sinh trải ra bên ngoài là những ‘bọn sắc’ (rūpa kalāpa) bị trợ tạo bởi ‘hỏa giới’ (tejo dhātu). Những ‘sắc’ (rūpa) này là những sắc phi thanh triệt. Nếu phân tích thì có tám thứ sắc và sự sáng rực rỡ của ‘màu sắc giới’ (vaṇṇa dhātu) trong tám thứ sắc này. Chúng ta gọi đây là ‘hào quang’. Sau khi quan sát thấy biết rõ theo ‘hỏa giới’ (tejo dhātu) thuộc ‘bọn nhãn mười pháp’ (cakkhu dasaka kalāpa), ‘bọn sắc tính mười pháp’ (bhāva dasaka kalāpa) và ‘bọn sắc tâm’ (cittaja kalāpa) trong mắt thì theo cách tương tự quan sát thêm ‘sắc do quí tiết trợ sanh’ (utuja rūpa) ở tất cả sáu xứ.
Quan Sát Theo ‘Sắc Do Vật Thực Trợ Sanh’ (Āhāraja Rūpa)
Nếu thành công, bạn tiến lên tiếp tục quan sát thấy biết rõ theo ‘bọn do vật thực trợ sanh’ (āhāraja kalāpa). Cách làm thì trước tiên quan sát theo bốn ‘giới’ (dhātu) của vật thực đã ăn vào chưa tiêu hóa. Nếu bạn phân tích vật thực (trong bao tử), nó sẽ trở thành những bọn. Khi vật thực đang trong bao tử, trước khi được tiêu hóa, chúng bị trợ bởi ‘quí tiết’ (utu); gọi là ‘hỏa giới’ (tejo dhātu); vì vậy vật thực này được gọi là ‘sắc do quí tiết trợ sanh’ (utuja rūpa). Cũng vậy, trước khi vật thực được dùng, lúc vẫn còn trên đĩa, chúng cũng là ‘sắc do quí tiết trợ sanh’ (utuja rūpa). Thiền sinh phải quan sát lặp đi lặp lại để thấy rõ rằng chúng bị trợ sanh bởi ‘hỏa giới’ (tejo dhātu). Sau khi thấy biết rõ như vậy, phân tích vật thực chưa tiêu hóa trong bao tử là ‘bọn sắc quí tiết’ (utuja rūpa kalāpa) bị trợ tạo bởi ‘hỏa giới’ (tejo dhātu). Có tám thứ sắc và ‘vật thực nội’ (ojā) được bao gồm. ‘Vật thực nội’ (ojā) được gọi là ‘vật thực nội do quí tiết trợ sanh’ (utuja ojā) bởi vì nó được bao gồm trong ‘bọn do quí tiết trợ sanh’ (utuja kalāpa).
Có một loại ‘hỏa giới’ (tejo dhātu) trong ‘bọn mạng quyền chín pháp’ (jīvita navaka kalāpa) tồn tại ở dưới bao tử được gọi ‘hỏa làm cho chín/ tiêu hóa’ (pācaka tejo) bởi vì nó có khả năng tiêu hóa vật thực. ‘Vật thực nội’ (ojā) được bao gồm trong mỗi ‘bọn sắc do quí tiết trợ sanh’ (utuja kalāpa) có khả năng trợ cho những bọn (kalāpa) mới sanh thêm nếu nó được sự trợ giúp và ủng hộ bởi ‘hỏa làm cho chín/ tiêu hóa’ (pācaka tejo). Những bọn sắc mới đó được gọi là ‘bọn do vật thực trợ sanh’ (āhāraja kalāpa) bởi vì chúng bị trợ bởi nhân ‘vật thực nội’ (ojā). Những ‘bọn do vật thực trợ sanh’ (āhāraja kalāpa) cũng được trải ra khắp toàn thân, tất cả sáu xứ. Nếu phân tích, chúng là những bọn phi thanh triệt với tám thứ sắc: địa (paṭhavī), thủy (āpo), hỏa (tejo), phong (vāyo), sắc màu (vaṇṇa), khí (gandha), vị (rasa) và ‘vật thực nội’ (oja). Chúng hoạt động nhiều hơn chứ không chỉ trải ra khắp sáu xứ.
Giả dụ chúng được trải đến mắt, thì ‘vật thực nội’ (oja) thuộc ‘bọn do vật thực trợ sanh’ (āhāraja kalāpa) ủng hộ ‘vật thực nội’ (oja) thuộc ‘bọn nhãn mười pháp’ (cakkhu dasaka kalāpa). ‘Vật thực nội’ (oja) thuộc ‘bọn nhãn mười pháp’ (cakkhu dasaka kalāpa) này, với sự ủng hộ của ‘vật thực nội do vật thực trợ sanh’ (āhāraja oja) có thể trợ một nhóm sắc vật thực nội (ojā thambhaka rūpa) sanh mới có ‘vật thực nội’ (ojā) là sắc thứ tám. Nó có khả năng trợ sanh 4 hay 5 thế hệ nhóm sắc vật thực nội (ojā thambhaka rūpa). Tương tự, ‘vật thực nội’ (ojā) thuộc ‘bọn thân mười pháp’ (kāya dasaka kalāpa) trong mắt có khả năng trợ sanh nhiều thế hệ ‘bọn sắc’ (kalāpa) nếu nó được ‘vật thực nội do vật thực trợ sanh’ (āhāraja oja) ủng hộ. Cũng vậy, ‘vật thực nội’ (oja) thuộc ‘bọn sắc tính mười pháp’ (bhāva dasaka kalāpa) trong mắt có khả năng trợ sanh 4 hay 5 thế hệ ‘bọn sắc’ (kalāpa) nếu nó được ‘vật thực nội do vật thực trợ sanh’ (āhāraja oja) ủng hộ. Tương tự, ‘vật thực nội’ (oja) thuộc ‘bọn do tâm trợ sanh’ (cittaja kalāpa) và ‘bọn do quí tiết trợ sanh’ (utuja kalāpa) trong mắt có khả năng trợ sanh nhiều thế hệ ‘bọn sắc’ (rūpa kalāpa) mới nếu nó được ‘vật thực nội do vật thực trợ sanh’ (āhāraja oja) ủng hộ. Sắc này được đề cập rằng ‘bọn do vật thực trợ sanh’ (āhāraja kalāpa) đã ăn một lần có khả năng trải ra trong thân cho đến bảy ngày; cho nên ‘bọn do vật thực trợ sanh’ (āhāraja kalāpa) được trải ra liên tục đến mắt; tương tự đối với tất cả sáu xứ. Như vậy, bạn có thể thấy rõ ở mắt có ‘vật thực nội’ (oja) thuộc ‘bọn do vật thực trợ sanh’ (āhāraja kalāpa) hiện hữu. Nếu ‘bọn do vật thực trợ sanh’ (āhāraja kalāpa) sau ủng hộ, có khả năng trợ sanh những thế hệ nhóm bọn vật thực nội (ojā thambhaka kalāpa), trong đó ‘vật thực nội’ (oja) là sắc thứ tám. Bậc tu tiến phải thiền lặp đi lặp lại để thấy biết được tiến trình những ‘bọn do vật thực trợ sanh’ (āhāraja kalāpa) đang sinh khởi liên tiếp.
Sự Sinh Khởi Của Hai Nhánh ‘Bọn Sắc’ (Rūpa kalāpa)
Vậy thì ‘hỏa giới’ (tejo dhātu) trong một bọn (kalāpa) có khả năng trợ sanh ‘sắc’ (rūpa), và ‘vật thực nội’ (ojā) trong bọn (kalāpa) đó cũng có khả năng trợ sanh bọn (kalāpa) mới nếu nó được ‘vật thực nội do vật thực trợ sanh’ (āhāra ojā) ủng hộ. Cả hai ‘hỏa giới’ (tejo dhātu) và ‘vật thực nội’ (ojā) có thể trợ sanh những ‘sắc’ (rūpa) mới; đó là hai nhánh hay sự phân chia trợ sanh trong một bọn (kalāpa). Nếu bạn phân tích bọn (kalāpa) mới vừa trợ theo cách này, chúng là phi thanh triệt với 8 thứ sắc: địa (paṭhavī), thủy (āpo), hỏa (tejo), phong (vāyo), sắc màu (vaṇṇa), khí (gandha), vị (rasa) và ‘vật thực nội’ (oja). 1) ‘Hỏa giới’ (tejo dhātu) trong tám thứ sắc này có thể trợ sanh nhiều bọn (kalāpa) mới. ‘Vật thực nội’ (ojā) trong đó cũng có thể trợ sanh nhiều bọn (kalāpa) mới. Nó được ủng hộ bởi ‘sắc do vật thực trợ sanh’ (āhāraja rūpa). Theo cách này, ‘bọn sắc’ (rūpa kalāpa) bị trợ theo hai nhánh, lặp đi lặp lại. 2) Tương tự, ‘vật thực nội’ (ojā) thuộc ‘nhãn mười pháp’ (cakkhu dasaka), có thể trợ sanh những ‘bọn do vật thực trợ’ (āhāraja kalāpa) có sắc ‘vật thực nội’ (ojā) là sắc thứ tám, nếu nó được ‘vật thực nội do vật thực trợ sanh’ (āhāraja ojā) ủng hộ. Nếu phân tích có tám thứ sắc và là phi thanh triệt, trong bọn (kalāpa) này, ‘hỏa giới’ (tejo dhātu) cũng hiện diện có thể trợ sanh những bọn (kalāpa) mới nữa. ‘Vật thực nội’ (ojā) thuộc bọn (kalāpa) này cũng có thể trợ sanh những bọn (kalāpa) mới nếu nó được ‘vật thực nội do vật thực trợ sanh’ (āhāraja ojā) ủng hộ. Cho nên có hai nhánh trợ sanh. Cũng theo cách đó, ‘hỏa giới’ (tejo dhātu) và ‘vật thực nội’ (ojā) thuộc ‘bọn thân mười pháp’ (kāya dasaka kalāpa), ‘bọn sắc tính mười pháp’ (bhāva dasaka kalāpa), ‘bọn do tâm trợ sanh’ (cittaja kalāpa), ‘bọn do quí tiết trợ sanh’ (utuja kalāpa) và ‘bọn do vật thực trợ sanh’ (āhāraja kalāpa) có thể trợ sanh nhiều thế hệ ‘sắc’ (rūpa). Như vậy, tất cả có hai nhánh trong việc trợ sanh ‘sắc’ (rūpa) mới. Thiền sinh phải tu tập để thấy biết được việc này. Như quan sát trong mắt, thiền sinh cũng cần phải quan sát theo chúng ở tất cả sáu xứ (āyatana).
Nếu có người hỏi, có bao nhiêu thứ sắc sanh trong mắt? 54 thứ ‘sắc’ (rūpa). Phương pháp tính vừa dạy được đề cập trong Visuddhimagga, quyển 2, trang 259, đoạn 714. Có 6 loại ‘bọn sắc’ (rūpa kalāpa) hoặc 54 thứ ‘sắc’ (rūpa) trong mắt, tai, mũi và lưỡi. Trong thân có 5 loại ‘bọn sắc’ (rūpa kalāpa) hoặc 44 thứ ‘sắc’ (rūpa). Trong tim có 6 loại ‘bọn sắc’ (rūpa kalāpa) hoặc 44 thứ ‘sắc’ (rūpa). Sau khi quan sát theo những ‘sắc pháp’ (rūpa dhamma) này ở từng môn có hệ thống, bạn có thể quan sát thêm 44 thứ ‘sắc’ (rūpa) của tóc, 44 thứ ‘sắc’ (rūpa) của lông. Phương pháp quan sát theo ‘sắc’ (rūpa) này được giải thích trong Visuddhimagga, quyển 2, trang 222 và 223. Sau khi quan sát theo sắc thực tính ở sáu xứ và 42 phần của thân, bạn cần phải quan sát thêm những ‘sắc’ (rūpa) phi thực tính. Thiền tu tập quan sát theo ‘sắc’ (rūpa) được hoàn thành sau khi bạn đã quan sát thấy biết rõ theo tất cả ‘sắc’ (rūpa) thực tính và ‘sắc’ (rūpa) phi thực tính. Thật ra, ‘sắc’ (rūpa) phi thực tính không là cảnh của thiền quán (vipassanā), nhưng trong Visuddhimagga, quyển 2, trang 225, đoạn 667, nó được hướng dẫn chính xác để quan sát theo cả hai ‘sắc’ (rūpa) thực tính và phi thực tính ở giai đoạn ‘tuệ chỉ định danh sắc’ (nāma rūpa pariccheda ñāṇa). Điều này có lý do.
Giả dụ rằng ở giai đoạn trước của thiền theo bốn đại ‘giới’ (dhātu) có sự sinh khởi theo dạng trong suốt, rồi bạn sẽ thấy những ‘bọn sắc’ (rūpa kalāpa). Kế đến bạn sẽ có khả năng phân tích những bọn (kalāpa). Bạn chỉ có thể vươn tới thực tính siêu lý (paramattha) sau khi bạn có khả năng phân tích những bọn (kalāpa). Nếu bạn không thể thấy giao giới/hư không thì bạn sẽ không có khả năng thấy những bọn (kalāpa). ‘Hư không giới’ (ākāsa dhātu) là một ‘sắc’ (rūpa) thực tính hay phi thực tính? Nó là phi thực tính. Trong Mahā Rāhulovāda sutta, chính Đức Phật đã dạy Tôn giả Rāhula quan sát theo ‘sắc’ (rūpa) phi thực tính này. Về ‘sắc’ (rūpa), Đức Phật đã dạy Tôn giả Rāhula quan sát thấy biết rõ theo địa (paṭhavī), thủy (āpo), hỏa (tejo), phong (vāyo) và ‘hư không giới’ (ākāsa dhātu). Về ‘danh’ (nāma), Ngài đã dạy quan sát theo ‘thức giới’ (viññāṇa dhātu). Dạy quan sát theo ‘hư không giới’ (ākāsa dhātu) thì tương tự với quan sát theo sắc giao giới hay khoảng không giữa những ‘bọn sắc’ (rūpa kalāpa). Quan sát theo khoảng không bạn sẽ dần có khả năng thấy biết rõ những ‘bọn sắc’ (rūpa kalāpa). Cho nên, trong lúc đang quan sát theo ‘sắc’ (rūpa) thực tính, có thể có cả ‘sắc’ (rūpa) phi thực tính. Nếu nó được gồm vào, Visuddhamagga dạy quan sát theo cả hai.
Kāya viññatti, vacī viññatti, ākāsadhātu, rūpassa lahutā, mudutā, kammaññatā, upacayo, santati, jaratā, aniccatāti imāni pana dasa rūpāni na sammasanupagāni (Vism, XVIII, 13) – Mười thứ ‘sắc’ (rūpa) phi thực tính là ‘thân biểu tri’ (kāya viññatti), ‘khẩu biểu tri’ (vacī viññatti), ‘nhẹ’ (lahutā), ‘mềm’ (mudutā), ‘thích sự’ (kammaññatā), ‘sự sinh khởi’ (upacaya) của sắc, ‘thừa kế’ (santati), ‘sự lão’ (jaratā) của sắc thực tính, ‘sự vô thường’ (aniccatā) hay diệt của những sắc thực tính. Chúng không thích hợp cho việc thấy rõ ba trạng thái vô thường (anicca), khổ (dukkha), vô ngã (anatta) trong tu tập ‘quán’ (vipassanā). Chúng không nên được dùng để quan sát theo ba trạng thái. Na rūparūpāni – chúng không phải là ‘sắc’ (rūpa) thực tính. Apica kho rūpānaṃ ākāravikāra antara pariccheda mattato – chúng chỉ là ‘cách thức’ (ākāra) của ‘sắc’ (rūpa) thực tính gọi là hư không (ākāsa) và ‘biểu hiện’ (vikāra) của ‘sắc’ (rūpa) thực tính gọi là thay đổi (vikāra). Về phần ‘hư không’ (ākāsa), nó chỉ là thực tính khoảng không phân chia những ‘bọn sắc’ (rūpa kalāpa). Nó không là ‘sắc’ (rūpa) thực tính. Nó chỉ là ‘sắc giao giới’ (pariccheda rūpa), tức là khoảng không giữa những ‘bọn sắc’ (rūpa kalāpa), làm cho những ‘bọn sắc’ (rūpa kalāpa) được giới hạn, phân định riêng. Rūpāti sankhaṃ gatāni – như vậy chúng chỉ được gọi là ‘sắc’ (rūpa). Iti sabbāni petāni sattavīsati rūpāni rūpakkhandho – chúng ta được dạy quan sát theo tất cả ‘sắc pháp’ (rūpa dhamma) là ‘sắc uẩn’ (rūpa khandha). Khi quan sát theo ‘sắc’ (rūpa) thực tính, bạn sẽ thấy những ‘sắc’ (rūpa) đó là ‘nhẹ’ (lahutā), ‘mềm’ (mudutā), ‘thích sự’ (kammaññatā). Bạn cũng sẽ thấy giai đoạn sanh, trụ và diệt. Khoảng không giữa những sắc cũng được thấy. Bạn cũng sẽ thấy ‘thân biểu tri’ (kāya viññatti) và ‘khẩu biểu tri’ (vacī viññatti). Nó được dạy quan sát theo tất cả những sắc này nếu bạn thấy chúng. Vì vậy, những sắc phi thực tính này được quan sát theo ở giai đoạn ‘tuệ chỉ định danh sắc’ (nāma rūpa pariccheda ñāṇa). Nhưng do không là cảnh thích hợp của thiền quán (vipassanā) nên chúng bị loại ra khỏi giai đoạn ‘quán’ (vipassanā) trong việc nhận ra vô thường (anicca), khổ (dukkha), vô ngã (anatta).
Thật ra, bậc tu tiến có thể đạt ‘tuệ chỉ định danh sắc’ (nāma rūpa pariccheda ñāṇa) chỉ sau khi vị ấy đã thành tựu trong việc quan sát theo những danh và sắc pháp, tức là cả hai ‘sắc’ (rūpa) thực tính và phi thực tính cho đến khi vị ấy với tới thực tính siêu lý và đã loại bỏ ý niệm về khối (ghāna). Vị ấy cũng đạt đến ‘tuệ hiển duyên’ (paccaya pariggaha ñāṇa) chỉ sau khi được thành tựu trong việc quan sát thấy biết rõ theo nhân và quả trong quá khứ, hiện tại và vị lai. Thiền quán (vipassanā) chỉ có thể được tu tập đối với những ai đã đạt hai tuệ (ñāṇa) này. Trong Visuddhimagga, quyển 2, trang 223 dạy quan sát theo tất cả ‘sắc pháp’ (rūpa) như một tổng thể, biết rằng chúng phải chịu sự đổi thay, ruppana lakkhaṇa (trạng thái liên tiếp đổi thay) – So sabbānipī tāni ruppana lakkhaṇena ekato katvā `etaṃ rūpa’nti passati. Ở giai đoạn nào bậc tu tiến cần phải thiền như vậy? Ở giai đoạn khi vị ấy có khả năng thấy ‘bọn sắc’ (rūpa kalāpa), phân tích những ‘bọn sắc’ đó và quan sát theo tất cả những thứ ‘sắc’ (rūpa).
Trạng thái liên tiếp đổi thay (ruppana lakkhaṇa) là chi? Nó phải chịu sự liên tiếp đổi thay. Nếu ‘sắc’ (rūpa) là nóng, nó là một loại; Nếu ‘sắc’ (rūpa) là lạnh, nó là một loại khác. Nếu ‘sắc’ (rūpa) là đói, nó là một loại; Nếu là no, nó là một loại khác. Bị nhai ăn bởi rắn là một loại; bị nhai ăn bởi bọ cạp là một loại khác. Tính chất bị đổi thay thành nhiều loại ‘sắc’ (rūpa) khác nhau được gọi là ‘Ruppana lakkhaṇa’ (trạng thái thay đổi liên miên). Theo cách tương tự, sự liên tục đổi thay của ‘sắc’ (rūpa) trước và liên tục đổi thay của ‘sắc’ (rūpa) sau được gọi là phải chịu sự đổi thay liên miên. Tương tự, ‘danh pháp’ (nāmadhamma) trước và ‘danh pháp’ sau không giống nhau. Bây giờ, bỏn xẻn sinh khởi; bây giờ, sân sinh khởi; bây giờ vui; bây giờ ghét. Chúng có thể xảy ra như vậy nếu sự liên tiếp giống nhau hay chăng? Không, nó sẽ không xảy ra. Nếu nó xảy ra thì ai ghét sẽ ghét vĩnh viễn và sẽ không bao giờ thương, ai cảm giác thương sẽ thương vĩnh viễn và sẽ không bao giờ ghét. Cho nên, những pháp này không liên tiếp giống nhau. Tính chất bị áp bức bởi sự liên tiếp đổi thay của sắc rất rõ ràng. Quan sát theo tính chất này sau khi bậc tu tiến có thể phân tích 28 thứ ‘sắc’ (rūpa) và có thể quan sát theo chúng có hệ thống.