– CHƯƠNG 9 –
VỀ ‘QUÁN’ (VIPASSANĀ):
PHỔ THÔNG TUỆ (SAMMASANA ÑĀṆA)
[72]

 

Đối với những thiền sinh đã đạt ‘hiển duyên tuệ’ (paccaya pariggaha ñāṇa), những vị ấy sẵn sàng chuyển sang thiền quán (vipassanā). Có hai cách thiền minh sát, đó là cách ‘quan sát liên tục’ (anupada dhamma vipassanā) và cách ‘quan sát theo nhóm phổ thông’ (kalāpa sammasana vipassanā). Trong cách ‘quan sát theo câu pháp’, chư ‘pháp siêu lý’ (paramattha dhamma) được quan sát theo từng pháp một. Ví dụ như bọn nhãn mười pháp (cakkhu dasaka kalāpa) được phân tích có 10 thứ ‘sắc’ (rūpa). Trong 10 thứ sắc này, thiền về 3 trạng thái vô thường (anicca), khổ (dukkha), vô ngã (anatta) chỉ theo địa giới/ đất (paṭhavī); kế đến chỉ theo thủy giới/ nước (āpo); kế đến chỉ theo hỏa giới/ lửa (tejo), v.v… Tương tự đối với ‘danh pháp’ thiền thứ nhất có 34 ‘danh pháp’ trong ‘đổng lực’ (javana). Trong 34 ‘danh pháp’ này, thiền về 3 trạng thái vô thường, khổ, vô ngã chỉ theo ‘tâm’ (citta); kế đến chỉ theo ‘xúc’ (phassa); kế đến chỉ theo ‘thọ’ (vedanā) v.v… thiền như vậy theo từng pháp một. Cách này được gọi là ‘quan sát liên tục’ (anupada dhamma vipassanā).

Còn như cách ‘nhóm phổ thông’ (kalāpa sammasana), ví dụ có 54 thứ ‘sắc’ (rūpa) ở nhãn, thiền theo ba trạng thái về vô thường (anicca), khổ (dukkha), vô ngã (anatta) của 54 thứ ‘sắc’ (rūpa) này như một tổng thể. Quan sát theo sự sanh và diệt của 54 thứ ‘sắc’ (rūpa) này, vị ấy thiền theo tính vô thường (anicca); quan sát rằng chúng đang bị áp bức bởi sự sanh và diệt không dứt, vị ấy thiền theo tính khổ (dukkha); quan sát rằng không có linh hồn, không cốt lõi bền vững trong 54 thứ ‘sắc’ (rūpa) này, vị ấy thiền theo tính vô ngã (anatta). Vì đã thiền theo nhãn như một tổng thể, tương tự thiền theo mỗi ‘xứ’ (āyatana) của nhĩ, tỷ, thiệt và thân, 42 thân phần koṭṭhāsa như một tổng thể. Thiền theo pháp nội phần như một tổng thể, kế đến thiền theo ‘sắc’ (rūpa) của những nhóm chúng sanh có sự sống trong 31 cõi như một tổng thể ngoại phần. ‘Sắc’ (rūpa) bên ngoài của cây, nước, đất, rừng, núi, những nhóm của vật không có sự sống cũng cần phải được thiền theo như một tổng thể. Cách thiền theo như một tổng thể này được gọi là ‘nhóm phổ thông’ (kalāpa sammasana). Thiền cùng cách đối với ‘danh pháp’ (nāma dhamma).

Đối với thiền sinh nào muốn đạt ‘tuệ phổ thông’ (sammāsana ñāṇa) hoàn toàn, là phần của những giai đoạn thanh tịnh gọi là ‘tuệ đạo phi đạo tri kiến thanh tịnh’ (Maggāmagga ñāṇa dassana visuddhi), vị ấy cần phải làm gì? Trong hai cách này, Thanh Tịnh Đạo Visuddhimagga quyển thứ 2 ở trang 241 có đề cập Taṃ Sampādetukāmena kalāpasammāsana saṅkhātāya nayavipassanāya tāva yogo karanīyo (Vism, XX, 2). Nó được chỉ dẫn để tu tập trước ‘phương pháp quán’ (nayavipassanā) gọi là ‘nhóm phổ thông’ (kalāpa sammasana). Còn như ‘nhóm phổ thông’ (kalāpa sammasana) – Ayaṃ kira jambudīpavāsīnaṃ abhilāpo (phụ Chú giải) – Tôn giả sống ở Jambudīpa (Ấn độ) đã gọi phương pháp này là ‘nhóm phổ thông’ (kalāpa sammasana). Cách ‘nhóm phổ thông’ (kalāpa sammasana) là gì? Atītadivasena anekabhedabhinne dhamme kalāpato sankhipītvā sammāsanaṃ kalāpasammāsanaṃ. Quan sát theo những loại pháp (dhamma) khác nhau như một tổng thể của quá khứ, hiện tại, vị lai v.v… được gọi là ‘nhóm phổ thông’ (kalāpa sammasana). ‘Thẩm sát’ ở đây nghĩa là quán là vô thường (anicca), khổ (dukkha), vô ngã (anatta). ‘Yaṃ kiñci rūpa’nti adinā nayena hi dhammānaṃ vipassanā naya vipassana. Những ai biết học thuộc Kinh Vô ngã tướng (Anatta lakkhaṇa sutta) sẽ hiểu Pāḷi này. Trong Kinh ấy, Đức Phật hỏi 5 vị bhikkhu, ‘‘sắc’ (rūpa) thì thường (nicca) hay vô thường (anicca)? Họ trả lời, vô thường (anicca); ‘sắc (rūpa) thì vô thường, thì khổ (dukkha) hay lạc (sukha)? Họ trả lời là khổ (dukkha). Và khi hỏi bậc tu tiến có nên hiểu hay chấp nhận sắc vô thường, khổ, phải chịu sự thay đổi liên tục, là ‘tôi’, ‘của tôi’, ‘linh hồn của tôi’ hay chăng? Họ trả lời là không nên. Câu chất vấn tương tự đối với thọ (vedanā), tưởng (saññā), hành (saṅkhāra) và thức (viññāṇa). Họ trả lời tương tự. Chỉ sau khi vấn và đáp như vậy, Đức Phật đã hướng dẫn tu tập ‘quán’ (vipassanā). Đức Phật đã dạy ra sao?

Tasmātiha bhikkhave yankiñci rūpaṃ atītānagata-paccuppannaṃ, ajjhattaṃ vā bahiddhā vā, olārikaṃ vā sukhumaṃ vā, hīnaṃ vā paṇītaṃ vā, yandure santike vā, sabbaṃ rūpaṃ, netaṃ mama, nesohamasmi na meso attāti, evametaṃ yathābhūtaṃ sammāppaññāya datthabbaṃ – Đức Phật đã dạy thiền theo tất cả 11 thứ sắc là ‘không phải của tôi’ (netaṃ mama), ‘không phải tôi’ (nesohamasmi), ‘không phải tự ngã của tôi, không phải linh hồn của tôi’ (na meso attāti). Theo Chú giải kinh Chandovada sutta có đề cập rằng sự thấy rõ về ‘không phải của tôi’, ‘không phải tôi’, ‘không phải tự ngã của tôi, không phải linh hồn của tôi’ có cùng ý nghĩa là thấy rõ vô thường (anicca), khổ (dukkha), vô ngã (anatta). Cùng ý nghĩa là sao? ‘Của tôi, của tôi’ là sự dính mắc gọi là ái (taṅhā). Ái (taṅhā) bị đoạn trừ khi trạng thái về khổ (dukkha) thật sự được rõ ràng. Sanh rồi tử; sanh rồi tử. Chúng ta hãy lấy ví dụ về một người mẹ. Mỗi khi người mẹ sanh một em bé, bé trai tử. Một bé trai được sanh, rồi bé trai tử; một bé trai được sanh, rồi bé trai tử v.v… Sau đó, người mẹ hiểu ‘Ồ, những điều này đến làm cho tôi khổ (dukkha).’ Tương tự quan sát theo những ‘danh’ và ‘sắc pháp’ ấy bị áp bức bởi sự sanh và diệt không dứt, vị ấy cũng thấy rõ, ‘Ồ, những pháp này đến cho tôi khổ (dukkha).’ Khi ấy, sự dính mắc vào ‘danh sắc’ (nāma rūpa) là ‘của tôi, của tôi’ có thể bị đoạn trừ.

Còn như sự dính mắc vào ngã mạn (māna) ‘tôi, tôi’ nó có thể bị đoạn trừ khi trạng thái vô thường (anicca) được rõ ràng. ‘Sắc’ (rūpa) và ‘danh’ (nāma) đang sanh và diệt. Không có ‘sắc’ (rūpa) và ‘danh’ (nāma) có thể tồn tại đủ lâu để bị dính mắc vào nó là ‘tôi, tôi’. Chúng diệt ngay lập tức. Nếu bậc tu tiến cố gắng tìm ra ‘tôi’, vị ấy không thể tìm thấy ‘tôi’. Đó là tại sao không có thời gian để kiêu căng, tự hào về ‘tôi’. Ngã mạn (māna) này có thể bị đoạn trừ.

Hơn nữa, nếu bậc tu tiến tìm một linh hồn tồn tại vĩnh cửu hay một cốt lõi bền vững trong ‘danh sắc’ (nāma rūpa), vị ấy có thể không bao giờ tìm thấy nó. Khi ấy, bậc tu tiến đạt tuệ thấy rõ tất cả là vô ngã (anatta), không có linh hồn. Nếu đạt được tuệ vô ngã (anatta ñāṇa), sự dính mắc vào tự thân hay linh hồn bị đoạn trừ. Đó là tại sao hướng dẫn thiền theo tính chất của vô thường (anicca), của khổ (dukkha), của vô ngã (anatta) và hướng dẫn để quan sát theo ‘không là của tôi, không là tôi; không là tự ngã của tôi’ là giống nhau. Thiền quán (vipassanā) này theo 11 thứ ‘sắc’ (rūpa) – sắc pháp quá khứ (atīta rūpa dhamma), sắc pháp vị lai (anāgata rūpa dhamma), sắc pháp hiện tại (paccuppanna rūpa dhamma), sắc pháp nội phần (ajjhatta rūpa dhamma), sắc pháp ngoại phần (bahiddhā rūpa dhamma), sắc pháp thô (olārika rūpa dhamma), sắc pháp tế (sukhuma rūpa dhamma), sắc pháp ty hạ (hīna rūpa dhamma), sắc pháp tinh lương/ cao quí (paṇītā rūpa dhamma), sắc pháp xa (dūra rūpa dhamma), sắc pháp gần (santika rūpa dhamma) – được gọi là cách ‘nhóm phổ thông’ (kalāpa sammasana); là nó được gọi bởi Tôn giả sống ở Jambudīpa (Ấn độ).

Khi thiền theo tính vô thường (anicca), khổ (dukkha), vô ngã (anatta) của ‘danh sắc’ (nāma rūpa) sanh trong 11 cách này cũng được gọi là ‘phương pháp quán’ (nayavipassanā). Ayaṃ kira tambapanni dīpavasīnaṃ abhilāpo nó được gọi ‘phương pháp quán’ (nayavipassanā) như vậy bởi Tôn giả sống ở Srilanka (Tampapanni). Hai tên gọi này có nghĩa giống nhau. Trong hai phương pháp [tức là giữa 1) ‘nhóm phổ thông’ (kalāpa sammasana)/ ‘phương pháp quán’ nayavipassanā và 2) ‘quán theo liên tục’ (anupada dhamma vipassanā)] nó được chỉ dẫn để bắt đầu bằng ‘phương pháp quán’ (nayavipassanā) vì nếu người mới bắt đầu, sơ cơ (ādikammika) quan sát theo từng pháp một thì vị ấy có thể gặp nhiều khó khăn; khi ấy tuệ của vị ấy chưa được sắc bén. Cho nên nó được chỉ dẫn để quan sát theo vô thường (anicca), khổ (dukkha), vô ngã (anatta) như một tổng thể.

Nếu như vậy, thì như một tổng thể mà pháp (dhamma) là cảnh của thiền quán (vipassanā) phải chăng? Nó được giải thích rằng nếu thiền theo ‘sắc’ (rūpa) tồn tại trong 11 cách là vô thường (anicca) thì đó là một ‘tuệ phổ thông’ (sammāsana ñāṇa). Nếu thiền tương tự là khổ (dukkha) thì đó là một ‘tuệ phổ thông’ (sammāsana ñāṇa). Nếu thiền là vô ngã (anatta) thì đó là một ‘tuệ phổ thông’ (sammāsana ñāṇa). Nó được giải thích tương tự cho thọ (vedanā), tưởng (saññā), hành (saṅkhāra), thức (viññāṇa). 5 ‘uẩn’ (khandha) này là cảnh của thiền quán (vipassanā). 5 ‘uẩn’ (khandha) là gì? 5 ‘uẩn’ (khandha) tồn tại theo 11 cách (quá khứ, vị lai, hiện tại, nội phần, ngoại phần, thô, tế, ty hạ, tinh lương, xa, gần) được xác định là cảnh của ‘tuệ quán phổ thông’ (vipassanā sammāsana ñāṇa). Vì vậy, 12 ‘xứ’ (āyatana) cũng là cảnh của ‘quán’ (vipassanā). Nếu ‘danh sắc’ (nāma rūpa) được chia thành 5 nhóm đó là 5 ‘uẩn’ (khandha); nếu chia thành 12 nhóm là 12 ‘xứ’ (āyatana); nếu chia thành 18 là 18 ‘giới’ (dhātu). Cho nên 5 ‘uẩn’ (khandha), 12 ‘xứ’ (āyatana), 18 ‘giới’ (dhātu) là cảnh của ‘quán’ (vipassanā). Nói cách khác, thiền thứ nhất, thiền thứ hai, thiền thứ ba, thiền thứ tư được bao gồm sự liên quan của nhân và quả ‘liên quan tương sinh’ (paṭiccasamuppāda) bắt đầu từ vô minh (avijjā) đến lão jarā, tử maraṇa cũng được liệt kê. Tóm lại, 5 ‘uẩn’ (khandha), 12 ‘xứ’ (āyatana), 18 ‘giới’ (dhātu) và pháp ‘liên quan tương sinh’ (paṭiccasamuppāda) là cảnh của ‘quán’ (vipassanā).

‘Pháp siêu thế’ (lokuttara dhamma) được bao gồm trong 5 ‘uẩn’ (khandha), 12 ‘xứ’ (āyatana), 18 ‘giới’ (dhātu). Nhưng vì thiền sinh vẫn là một ‘phàm phu’ (puthujjana), ‘đổng lực tố’ (kriya javana) không thể sanh trong tiến trình ‘danh pháp’ của vị ấy, vì vậy để nó qua một bên. Quan sát theo ‘tâm, sở hữu tâm hiệp thế’ (lokiya citta cetasika). Cũng vì thiền sinh là một người nhân loại, vị ấy phải loại ra ‘danh pháp quả’ (vipāka nāmadhamma) mà sẽ sanh trong cõi Phạm thiên Brahmā. Nếu bậc tu tiến đã đạt thiền (jhāna), cũng thiền theo chúng cùng nhau. Nếu thiền sinh chưa đạt thiền (jhāna), thì vị ấy không thể thực hiện thiền theo pháp thiền (jhāna dhamma). Phụ chú giải có đề cập rằng ‘danh pháp thiền’ (jhāna nāmadhamma) chỉ được rõ ràng trong tiến trình ‘danh pháp’ của thiền sinh nào đã đắc thiền (jhāna). Vì vậy, nói chung cảnh của thiền quán là những ‘danh pháp’ (nāmadhamma) hiệp thế và ‘sắc pháp’ (rūpa dhamma) có khả năng sinh khởi trong tiến trình liên tục của tự thân vị ấy.

Tiếp theo, trong những pháp này, bậc tu tiến cần phải bắt đầu thiền quán (vipassanā) từ pháp (dhamma) nào? Điều này được nói trong Thanh tịnh Đạo Visuddhimagga, quyển 2, trang 244. Yepi ca sammāsanupagā tesu ye yassa pākatā honti sukhena pariggahaṃ gacchanti, tesu tena sammāsanaṃ ārabhitabbaṃ (Vism, XX,12) – danh sách những cảnh của thiền quán (vipassanā) đã đề cập ở trên là 5 ‘uẩn’ (khandha), 12 ‘xứ’ (āyatana), 18 ‘giới’ (dhātu), liên quan nhân và quả ‘liên quan tương sinh’ (paṭiccasamuppāda); ‘danh pháp thiền’ (jhāna nāma dhamma) được bao gồm trong 5 ‘uẩn’ (khandha). Thiền sinh cần phải bắt đầu thiền quán (vipassanā), vô thường (anicca), khổ (dukkha), vô ngã (anatta) theo bất cứ ‘danh sắc’ (nāma rūpa) nào trong danh sách ‘danh sắc hiệp thế’ (lokiya nāma rūpa) được rõ ràng với tuệ của vị ấy và dễ quán.

Đây là một câu trả lời cho câu hỏi, ‘bậc tu tiến cần phải bắt đầu thiền quán (vipassanā) từ pháp (dhamma) nào? Được hỏi bởi những vị đã đạt ‘tuệ chỉ định danh sắc’ (nāma rūpa pariccheda ñāṇa) và ‘tuệ hiển duyên’ (paccaya pariggaha ñāṇa), bây giờ cố gắng đạt ‘tuệ phổ thông’ (sammāsana ñāṇa). Vị ấy đã quan sát theo ‘danh sắc’ (nāma rūpa) của 3 thời quá khứ, hiện tại, vị lai. Nó không hướng dẫn cho những ai chưa thấy biết rõ ‘sắc’ (rūpa), chưa thấy biết rõ ‘danh’ (nāma), chưa thấy biết rõ nhân và quả, đi vào tu viện để bắt đầu thiền hôm nay. Sau khi đạt ‘tuệ chỉ định danh sắc’ (nāma rūpa pariccheda ñāṇa) và ‘tuệ hiển duyên’ (paccaya pariggaha ñāṇa), sự hướng dẫn là để bắt đầu thiền quán (vipassanā) theo ‘danh sắc’ (nāma rūpa) đã được quan sát theo mà rõ ràng với vị ấy. Có 5 loại hiển, rõ rệt pariggaha:

1) Rūpapariggaha          =  chỉ quan sát theo ‘sắc’ (rūpa).

2) Arūpapariggaha        =  chỉ quan sát theo ‘danh’ (nāma).

3) Arūpārūpapariggaha =  quan sát theo ‘danh sắc’ (nāma rūpa).

4) Paccayapariggaha     =  quan sát theo nhân quả của ‘danh sắc’ (nāma rūpa).

5) Addhānapariggaha    =  quan sát rằng chỉ có nhân và quả của ‘danh sắc’ (nāma rūpa) trong quá khứ và vị lai. Câu trả lời hay hướng dẫn ở trên là cho thiền sinh nào thành thạo trong 5 loại hiển, rõ rệt pariggaha này.

Từ ‘Ye’ trong Pāḷi ở trên được giải thích là ‘pháp sắc phi sắc’ (rūpārūpa dhamma), đó là ‘danh sắc’ (nāma rūpa). Cảnh phải là ‘sắc siêu lý’ (rūpa paramattha) hay ‘danh siêu lý’ (nāma paramattha). Bậc tu tiến sẽ đạt ‘sắc siêu lý’ chỉ sau khi có khả năng quan sát và phân tích ‘bọn’ (kalāpa). ‘Danh siêu lý’ có thể được thấy rõ sau khi quan sát theo ‘danh pháp’ (nāmadhamma) đang sanh theo ‘định luật về tâm’ (citta niyāma). Ví dụ trong lộ nhãn môn (cakkhu dvāra vīthi), có tâm, sở hữu tâm (citta cetasika) đang sanh ở những sát-na tâm. ‘Danh siêu lý’ được thấy rõ sau khi khối vững chắc (ghana) của chúng bị phá vỡ. Ngoài ra, thiền sinh phải quan sát theo nhân và quả ‘liên quan tương sinh’ (paṭiccasamuppāda) theo 3 thời quá khứ, hiện tại, vị lai. Như vậy câu hỏi là trong ‘danh sắc’ (nāma rūpa) đã quán này bậc tu tiến cần phải bắt đầu thiền quán (vipassanā) theo pháp (dhamma) gì. Câu trả lời là những pháp mà được rõ ràng và dễ dàng. Về việc này phụ Chú giải có đề cập, Ye rūpārūpa dhamma, yassati yogino, tesu tena sammāsanaṃ ārabhitabbaṃ, yathā pākataṃ vipassanābhinivesoti katvā. Pacchā pana anupatthahantepi upāyena upatthahāpetvā anavasesatova sammāsitabbā.

Thiền sinh cần phải quan sát theo tất cả ‘danh sắc’ (nāma rūpa) bằng ‘phương cách’ (upāya/ upāyena) – để cho ‘danh sắc’ (nāma rūpa) không được rõ ràng đó sẽ trở nên rõ ràng với tuệ của vị ấy. Sau đó, bậc tu tiến cần thiền theo tính vô thường (anicca), khổ (dukkha), vô ngã (anatta) theo tất cả ‘danh sắc’ (nāma rūpa) này. ‘Tất cả’ ở đây không có nghĩa hoàn toàn mà nó có nghĩa tất cả loại hay tất cả thứ. Quan sát theo ‘phương cách’ (upāya), thỉnh thoảng khi định (samādhi) bị suy giảm, ‘danh sắc’ (nāma rūpa) trở nên ít rõ hơn. Tuệ thấy biết ‘danh sắc’ (nāma rūpa) một cách sắc sảo được gọi là ‘trí’ (paññā). Nhân gần nhất để làm cho ‘trí’ (paññā) mạnh mẽ là gì? Chú giải đã giải thích là samādhi padaṭṭhānaṃ – định (samādhi) là nhân gần nhất của ‘trí’ (paññā).

Nó phù hợp với những gì Đức Phật Buddha dạy, `Samādhiṃ bhikkhave bhavetha samāhito bhikkhave bhikkhu yathā bhūtaṃ pajānati.’ – ‘chư bhikkhu tu tập phát triển định. Những ai có định thấy chư pháp theo thực tính.’ Cho nên khi ‘danh sắc’ (nāma rūpa) trở nên không còn rõ với tuệ của thiền sinh, vị ấy phải củng cố định lần nữa. Sau khi đã củng cố ‘định thiền thứ tư’ (4th jhāna samādhi) lần nữa và khi ánh sáng trở nên rực rỡ và ổn định, quan sát theo ‘danh sắc’ (nāma rūpa) lần nữa.

Tuy nhiên nếu ‘sắc y sinh’ (upādāyarūpa) hiện diện trong một bọn (kalāpa) không rõ ràng, vị ấy cần phải làm gì? Vị ấy cần phải quan sát theo 4 đại ‘giới’ (dhātu) của bọn (kalāpa) này lặp đi lặp lại vì ‘sắc y sinh’ (upādāyarūpa) sanh tùy thuộc vào 4 đại ‘giới’ (dhātu); như đã đề cập trước. Nếu 4 đại ‘giới’ (dhātu) trở nên rõ ràng, ‘sắc y sinh’ (upādāyarūpa) sẽ tự động trở nên rõ ràng. Đây là ‘phương cách’ upāya đối với ‘sắc’ (rūpa).

Kế đến, ‘phương cách’ (upāya) đối với ‘danh’ (nāma) là chi? Nói cách khác, khi quan sát theo ‘sắc’ (rūpa), khi thiền sinh cố gắng quan sát theo ‘danh’ (nāma) và nếu ‘danh’ (nāma) không rõ ràng vì chúng rất vi tế, vị ấy cần phải làm gì? Thiền sinh phải quan sát theo ‘sắc’ (rūpa) nhiều lần mà không từ bỏ nhiệm vụ quan sát theo ‘danh’ (nāma). Sau khi cố gắng quan sát theo ‘sắc’ (rūpa) nhiều lần thì ‘sắc’ (rūpa) sẽ trở nên rất rõ, mà không có sự không rõ ràng nào. Theo cách này ‘danh pháp’ lấy ‘sắc’ (rūpa) làm cảnh sẽ trở nên rõ ràng một cách tự nhiên. Cho nên nếu ‘danh’ (nāma) không được rõ ràng thì quan sát theo sắc nhiều lần là ‘phương cách’ (upāya) đối với ‘danh’ (nāma) trở nên rõ ràng.

Ở giai đoạn này, ‘quán’ (vipassanā) nghĩa là – Aniccadi vasena vividhehi ākārehi dhamme passātīti vipassanā (Aṭṭha Sālinī) – giai đoạn nơi chư pháp hành (saṅkhāra dhamma) gọi là ‘danh sắc’ (nāma rūpa), nhân và quả hay ‘khổ đế’ (dukkha sacca), ‘tập đế’ (samudaya sacca) được thiền theo là vô thường (anicca), khổ (dukkha), vô ngã (anatta) (3 trạng thái) được gọi là giai đoạn ‘quán’ (vipassanā). Bậc tu tiến phải thiền theo tất cả 3 trạng thái, như đã đề cập trong Thanh Tịnh Đạo Visuddhimagga, quyển 2, trang 301. Trong giai đoạn này có thiền sinh bắt đầu tu tập ‘quán’ (vipassanā) về ‘trạng thái vô thường’ (anicca lakkhaṇā); cũng có thể có một vài thiền sinh bắt đầu bằng ‘trạng thái khổ’ (dukkha lakkhaṇā); và cũng có thể có một vài thiền sinh bắt đầu bằng ‘trạng thái vô ngã’ (anatta lakkhaṇā).

Eko āditova aniccato saṅkhāre sammāsati (Vism, XXI, 88) – một thiền sinh bắt đầu thiền quán (vipassanā) theo chư pháp hành (saṅkhāra dhamma) gọi ‘khổ đế’ (dukkha sacca), ‘tập đế’ (samudaya sacca) là vô thường (anicca). Vị ấy bắt đầu thiền với vô thường (anicca) trước, quan sát theo đặc tính của sự sanh và diệt của chúng là tuệ. Yasma pana na aniccato sammāsanamatteneva vutthānaṃ hoti, dukkhatopi anattatopi sammāsitabbameva (Vism, XXl, 88) – Tiến trình ‘tâm đạo’ (magga citta) gọi là ‘quán đưa đến xuất ly’ (vuṭṭhānagāminī vipassanā) không thể sanh chỉ bằng cách thiền theo vô thường (anicca); bậc tu tiến cũng phải thiền theo khổ não (dukkha) và vô ngã (anatta). Tasmā dukkhatopi anattatopi sammāsati – Cho nên bậc tu tiến cũng phải thiền theo tính khổ não (dukkha) và tính vô ngã (anatta). Tassevaṃ paṭipannassa aniccato sammāsanakale vutthānaṃ hoti, ayaṃ aniccato abhinivisitvā anicca vutthāti nāma – lần lượt thiền theo tính vô thường (anicca), khổ não (dukkha), vô ngã (anatta), thì đó được gọi là thoát khỏi chư pháp hành (saṅkhāra dhamma) bởi ý nghĩa vô thường (anicca), chú ý theo tính vô thường (anicca).’ Đó là ‘quán đưa đến xuất ly’ (vuṭṭhānagāminī vipassanā).

Ý nghĩa của sự trình bày này là – ‘danh sắc’ (nāma rūpa) gọi là ‘khổ đế’ (dukkha sacca) và nhân và quả ‘liên quan tương sinh’ (paṭiccasamuppāda) gọi ‘tập đế’ (samudaya sacca) là pháp hành (saṅkhāra dhamma); chỉ khi bậc tu tiến thiền theo 3 trạng thái/ đặc tính của chư pháp hành (saṅkhāra dhamma) này thì ‘tuệ quán’ (vipassanā ñāṇa), ‘đạo tuệ’ gọi là ‘quán đưa đến xuất ly’ (vuṭṭhānagāminī vipassanā) sẽ sanh. ‘Tất cả’ ở đây có nghĩa là tất cả loại hay tất cả thứ ‘khổ đế’ (dukkha sacca), ‘tập đế’ (samudaya sacca), pháp hành (saṅkhāra dhamma) hiện hữu trong 31 cõi, tebhūmaka – chúng là cảnh của thiền quán và cảnh của thiền là tính vô thường (anicca), khổ (dukkha), vô ngã (anatta) của chúng.

Như đã đề cập trước, Chú giải chỉ dẫn bắt đầu thiền theo tính vô thường (anicca), khổ (dukkha), vô ngã (anatta) của ‘danh sắc’ (nāma rūpa) nào rõ và dễ. Trong trường hợp này, đối với hầu hết thiền sinh, nếu họ bắt đầu với ‘danh sắc’ (nāma rūpa) hiện tại thì tính vô thường (anicca), khổ (dukkha), vô ngã (anatta) có thể trở nên rõ dễ dàng; cho nên bắt đầu với hiện tại. Điều này được nói ngắn gọn trong Aṭṭha Sālinī, trang 270 và 271 về việc bắt đầu tu tập thiền quán (vipassanā) với pháp hiện tại ra sao. Nội phần ajjhatta và ngoại phần (bahiddhā) phải được thiền theo. ‘Sắc’ (rūpa) phải được thiền theo; ‘danh’ (nāma) phải được thiền theo. Bậc tu tiến phải thiền như vậy.

Idhekacco āditova ajjhattaṃ pañcasu khandhesu abhinivisati (Vism, XXl, 85) – một thiền sinh bắt đầu thiền quán (vipassanā) bằng cách chú ý theo 5 ‘uẩn’ (khandha) nội phần. Abhinivisitvā te aniccato passati – chú ý như vậy vị ấy thiền theo tính vô thường (anicca), khổ (dukkha), vô ngã (anatta) của chúng; và kế đến, Yasmā pana na suddha ajjhatta dassana matteneva magga vutthānaṃ hoti, bahiddhāpi datthabbameva (Vism, XXI, 85) – Đạo tuệ (magga ñāṇā) – có thể không bao giờ đạt được bằng cách chỉ thiền theo 5 ‘uẩn’ (khandha) nội phần. ‘Quán đưa đến xuất ly’ (vuṭṭhānagāminī vipassanā) có thể sẽ không bao giờ sanh; cho nên bậc tu tiến cũng phải thiền theo tính vô thường (anicca), khổ (dukkha), vô ngã (anatta) của 5 ‘uẩn’ (khandha) ngoại phần. Tasmā parassa khandhepi anupadinna saṅkhārepi `Aniccaṃ dukkhaṃ anattā’ti passati (Vism, XXI, 85) – cho nên thiền theo tính vô thường (anicca), khổ (dukkha), vô ngã (anatta) của 5 ‘uẩn’ (khandha) khác và của vật không có sự sống gọi là ‘pháp hành phi thành do thủ’ (anupadinna saṅkhāra).

Vì bậc tu tiến phải thiền theo pháp nội phần và ngoại phần và cũng thiền theo chúng sanh có sự sống và vật không có sự sống thì bậc tu tiến cần phải bắt đầu thiền ra sao? So kālena ajjhattam sammasati, kālena bahiddhā – thiền sinh thiền một lúc theo tính vô thường (anicca), khổ (dukkha), vô ngã (anatta) của 5 ‘uẩn’ (khandha) nội phần; vị ấy thiền một lúc theo tính vô thường (anicca), khổ (dukkha), vô ngã (anatta) của 5 ‘uẩn’ (khandha) ngoại phần. Đó là nói thiền một lúc theo pháp nội phần và một lúc theo pháp ngoại phần. Đối với người bắt đầu với thiền theo pháp ngoại phần, vị ấy phải chuyển sang thiền theo pháp nội phần lần nữa vì vị ấy có thể không bao giờ đạt ‘Đạo tuệ’ (magga ñāṇa) bằng cách chỉ thiền theo pháp ngoại phần. Cho nên bậc tu tiến thiền một lúc theo pháp nội phần và một lúc theo pháp ngoại phần. Vì có ‘danh’ (nāma) và ‘sắc’ (rūpa), bậc tu tiến cần phải thiền theo chúng ra sao? Bậc tu tiến có thể bắt đầu với ‘danh’ (nāma) hoặc ‘sắc’ (rūpa).

Chẳng hạn bậc tu tiến bắt đầu với ‘sắc’ (rūpa). Aparo āditova rūpe abhinivisati (Vism, XXI, 86) – một thiền sinh chú ý theo ‘sắc’ (rūpa) để thiền quán lúc bắt đầu. ‘Chú ý’ có nghĩa là quan sát theo ‘sắc’ (rūpa) bằng tuệ. Sau đó, Abhinivisitvā bhūta rūpañca, upādā rūpañca paricchinditvā aniccadito passati (Vism, XXI, 86) – đã quan sát như vậy và sau khi phân biệt 4 ‘đại giới’ và ‘sắc’ (rūpa) y sinh, vị ấy thiền để thấy rõ tính vô thường (anicca), khổ (dukkha), vô ngã (anatta) của chúng. Yasmā pana na suddha rūpa dassana matteneva vutthānaṃ hoti – nếu chỉ thiền theo ‘sắc’ (rūpa) thì ‘quán đưa đến xuất ly’ (vuṭṭhānagāminī vipassanā) có thể không bao giờ sanh. ‘Tuệ đạo’ (magga ñāṇa) có thể không bao giờ sanh. Arūpampi datthabbameva – bậc tu tiến cũng phải thiền theo ‘danh’ (nāma). Đạo (magga) – có thể không bao giờ đạt được bởi chỉ thiền theo ‘sắc’ (rūpa); cho nên bậc tu tiến cũng phải thiền theo ‘danh’ (nāma). Kế đến, thiền theo ‘sắc’ (rūpa) gì? Tất cả sắc hiển/ chủng (bhūta rūpañca), tất cả sắc y sinh (upādā rūpañca) – bậc tu tiến phải thiền theo tất cả (loại/ thứ) 4 ‘đại giới’ (sắc chủng – bhūta rūpa) và sắc y sinh (upādā rūpa).

Về phần ‘danh’ (nāma), bậc tu tiến nên bắt đầu với ‘danh’ (nāma) nào? Tasmā taṃ rūpaṃ ārammaṇaṃ katvā uppannaṃ vedanaṃ saññaṃ saṅkhāre viññāṇañca `Idaṃ arūpa’nti paricchinditvā aniccadito passati (Vism, XXI, 86) – thiền sinh quan sát theo ‘thọ’ (vedanā), ‘tưởng’ (saññā), ‘sở hữu tâm hành’ (saṅkhāra cetasika) và ‘thức’ (viññāṇa) sanh, lấy ‘sắc’ (rūpa) đó làm cảnh là ‘danh’ (nāma). Chỉ sau khi đã xác định những ‘danh’ (nāma) này, thiền theo chúng để thấy rõ tính vô thường (anicca), khổ (dukkha), vô ngã (anatta) của chúng. Theo hướng dẫn này, ‘sắc’ (rūpa) phải được thiền và ‘danh’ (nāma) cũng phải được thiền. Kế đến, bắt đầu thiền ra sao? So kālena rūpaṃ sammāsati, kālena arūpaṃ – thiền sinh thiền một lúc theo tính vô thường (anicca), khổ (dukkha), vô ngã (anatta) của ‘sắc’ (rūpa) và một lúc của ‘danh’ (nāma).

Vì vậy thứ tự tu tập là thiền một lúc theo pháp nội phần, một lúc theo pháp ngoại phần, một lúc theo ‘sắc’ (rūpa), một lúc theo ‘danh’ (nāma). Thêm nữa, vì ‘Đạo tuệ’ (magga ñāṇa) – có thể không bao giờ đạt được bởi chỉ thiền theo vô thường (anicca), cho nên thiền sinh thiền một lúc theo tính vô thường (anicca), một lúc theo tính khổ não (dukkha), một lúc theo tính vô ngã (anatta). Đây là phương pháp thiền theo hiện tại. Phương pháp thì giống nhau đối với quá khứ và vị lai. Có vài nguyên tắc đã định. Thiền sinh nào đã biết những nguyên tắc này có thể muốn bắt đầu tu tập thiền quán (vipassanā) thì cần phải bắt đầu với ‘sắc’ (rūpa) bởi vì vị ấy sẽ dễ quan sát theo sắc hơn. Thiền quán (vipassanā) theo chúng. ‘Danh sắc’ (nāma rūpa) hiện tại thì dễ quan sát. Bậc tu tiến cũng có thể bắt đầu với pháp quá khứ nếu tuệ của vị ấy thật mạnh mẽ. Theo nghiên cứu, hầu hết tuệ của thiền sinh trở nên hoàn thiện dễ dàng nếu họ bắt đầu với ‘danh sắc’ (nāma rūpa) hiện tại.

Cho nên quan sát theo sự sanh và diệt của ‘sắc’ (rūpa) hiện tại ở 6 ‘xứ’ (āyatana), 42 phần (koṭṭhāsa) tổng quát, tập trung thiền theo tính vô thường (anicca) này. Trong trường hợp này dù sự sanh và diệt của ‘sắc’ (rūpa) có thể nhanh đến đâu, thiền sinh có thể thiền theo tính vô thường (anicca) chầm chậm. ‘Chầm chậm’ nghĩa là theo dõi tính vô thường (anicca) một lần một giây hay một lần một phút. Tỷ lệ là có nhiều trăm ngàn sự sanh và diệt trong một giây. Thọ mạng của ‘sắc’ (rūpa) là khoảng 500.000 trên giây. Cho nên trong vòng một giây có nhiều trăm ngàn sự sanh và diệt. Thọ mạng rất ngắn này của ‘sắc’ (rūpa) tạo nên nhiều hạt rất nhỏ paramānu (kalāpa) trong thân như đã đề cập trước. Chỉ sau khi đã phân tích những hạt rất nhỏ (kalāpa) bậc tu tiến quan sát theo sự sanh và diệt của ‘sắc siêu lý’ (paramattha rūpa), tập trung thiền theo tính vô thường (anicca). Sau khi đã thiền theo pháp nội phần, kế đến thiền theo pháp ngoại phần. Một lúc theo pháp nội phần, một lúc theo pháp ngoại phần, tập trung thiền theo tính vô thường (anicca).

Nếu thành công và nếu bậc tu tiến trở nên thuần thục trong đó thì chuyển sang thiền theo chư pháp hành (saṅkhāra dhamma) của vật không có sự sống. Quan sát theo 4 ‘giới’ (dhātu) của vật không có sự sống như cây cối, nước, đất, rừng, núi, vườn nông trại, nhà, tòa lầu, vàng, bạc, v.v… Tất cả những vật không có sự sống này sẽ trở thành bọn (kalāpa) ở giai đoạn này. Nếu phân tích những bọn (kalāpa) này có 9 thứ sắc nếu ‘thinh’ được gồm vào; nếu ‘thinh’ không được gồm vào thì chỉ có 8 thứ sắc. Quan sát theo sự sanh và diệt của 8 hay 9 thứ sắc này, tập trung thiền là vô thường (anicca). Nếu ‘tuệ vô thường tùy quán’ (aniccanupassanā ñāṇa) theo ‘sắc’ (rūpa) trở nên hoàn thiện phần nào thì vị ấy có thể chuyển sang ‘danh’ (nāma).

Do thực tế ở giai đoạn trước của ‘danh nghiệp xứ’ (nāma kammaṭṭhāna), những chi ‘danh’ (nāma) đã được quan sát theo ‘xứ môn’ (āyatana dvāra), thì nếu ở giai đoạn ‘quán’ (vipassanā) này bậc tu tiến thiền quán (vipassanā) chúng theo ‘xứ môn’ (āyatana dvāra) thì tuệ quán sẽ trở nên rõ ràng. Thiền theo nó ở tất cả 6 xứ bắt đầu với nhãn môn. Thiền theo ‘danh’ (nāma) sanh trong lộ tâm (citta vīthi) như là lộ nhãn môn (cakkhu dvāra vīthi) v.v…bao gồm cả hai nhóm thiện (kusala) và bất thiện (akusala). Quan sát theo sự sanh và diệt của những ‘danh pháp’ (nāmadhamma) này trong tiến trình liên tiếp của tâm nơi chúng sinh khởi, tập trung thiền là vô thường (anicca).

Chỉ khi ‘tuệ vô thường tùy quán’ (aniccanupassanā ñāṇa) trở nên hoàn thiện, thì quan sát theo đặc tính của ‘danh sắc’ (nāma rūpa) bằng tuệ biết rõ tính bị áp bức bởi sự sanh và diệt liên tục, tập trung thiền là khổ (dukkha). Khi ‘tuệ khổ não tùy quán’ (dukkhānupassanā ñāṇa) trở nên hoàn thiện, thì kế đến quan sát bằng tuệ biết rõ theo tính không có linh hồn, không có cốt lõi bền vững của ‘danh sắc’ (nāma rūpa), tập trung thiền là vô ngã (anatta). Kế đến bậc tu tiến có thể thiền một lúc theo pháp nội phần, một lúc theo pháp ngoại phần, một lúc theo ‘sắc’ (rūpa), một lúc theo ‘danh’ (nāma), một lúc bằng ‘tuệ vô thường tùy quán’ (aniccanupassanā ñāṇa), một lúc bằng ‘tuệ khổ não tùy quán’ (dukkhānupassanā ñāṇa), một lúc bằng ‘tuệ vô ngã tùy quán’ (anattānupassanā ñāṇa) của pháp hiện tại. Khi tuệ trở nên hoàn thiện phần nào, bậc tu tiến có thể thiền từ quá khứ đến vị lai theo cùng cách.

Điều đó được hướng dẫn trong Thanh Tịnh Đạo Visuddhimagga, quyển thứ hai, trang 245 với sự tham khảo Paṭisambhidāmagga Pāḷi trang 51 – Vuttañhetaṃ, `Rūpaṃ atītanāgata paccupannaṃ aniccaṃ khayatthenā’ (Vism, XX, 13-14) – do sự diệt tắt của ‘sắc’ (rūpa) quá khứ, vị lai, hiện tại sau sự sinh khởi của chúng, nó là vô thường (anicca). Nó dường như có thể giống với sự sinh khởi của sự diệt nhưng ý nghĩa sâu xa thì không giống. ‘Khaya’ nghĩa là không còn tồn tại nữa. ‘Sắc’ (rūpa) không tồn tại trước sự sinh khởi và sau sự diệt của chúng. Không có sắc tích lũy/ chất đống như nhiều tử thi của người nhân loại chất đống ở một nơi. Đặc tính của sắc siêu lý (paramattha rūpa) là chúng không tồn tại trước sự sinh khởi của chúng hay sau sự diệt của chúng; đó là đặc tính của chúng xảy ra giữa hai sự tạm thời không tồn tại này.

Như thế thì tại sao thân vật chất có thể được thấy? Đó là vì những nhân ủng hộ không biết bao nhiêu lần, cho nên chư pháp quả là ‘danh sắc’ (nāma rūpa) phải sanh không biết bao nhiêu lần. Nhân ủng hộ chưa diệt, quả sanh không biết bao nhiêu lần. Tuy nhiên chúng đang xảy ra rất nhanh. Vì chúng đang sanh và đang diệt rất nhanh, đối với những ai không thể phân biệt nhận ra sự khởi đầu và sự kết thúc bằng tuệ sẽ nghĩ rằng nó là một tiến trình cố định không gián đoạn. Ví dụ ánh sáng đang rực sáng bây giờ không phải là một tiến trình cố định không gián đoạn. Nó có vẻ như một tiến trình cố định không gián đoạn vì điện lực đang chạy. Tương tự, vì ‘danh sắc’ (nāma rūpa) đang xảy ra rất nhanh đến nỗi chỗ trống giữa chúng không thấy rõ, thân dường như một khối hay hình thể. Khi chư pháp nhân diệt, chư pháp quả cũng dừng. Thanh Tịnh Đạo Visuddhimagga, quyển 2 ở trang 245 đã đề cập về làm sao thiền theo tính vô thường (anicca) của ‘sắc’ (rūpa) quá khứ, vị lai và hiện tại.

Tasmā esa yaṃ atītaṃ rūpaṃ, taṃ yasmā atīteyeva khīnaṃ, nayimaṃ bhavaṃ sampattanti aniccaṃ khayaṭṭhena (Vism, XX, 14) – có ‘sắc’ (rūpa) từng sanh trong quá khứ; ‘sắc’ (rūpa) này đã diệt trong quá khứ. Nó không tiếp tục đi đến kiếp sống hiện tại. Cho nên thiền là vô thường (anicca). ‘Sắc’ (rūpa) vô thường do sự không còn/ sự diệt tắt (khayatthena) của nó. Quan sát để thấy đặc tính diệt tắt không còn này. Thiền là vô thường (anicca), quan sát bằng tuệ biết rõ đặc tính không còn sau khi sanh của chúng. Nói cách khác, thiền là vô thường (anicca), quan sát bằng tuệ biết rõ đặc tính diệt tắt sau khi sanh của chúng. ‘Sắc’ (rūpa) từng sanh trong quá khứ đã diệt trong quá khứ. Nó không tiếp tục đi đến kiếp sống hiện tại. Nó được chỉ dẫn thiền là vô thường (anicca), quan sát theo đặc tính này. Theo hướng dẫn này, bậc tu tiến phải quan sát theo ‘sắc’ (rūpa) quá khứ. Đây là sức mạnh của tuệ (ñāṇa). Đây có thể không chỉ được quan sát bằng ‘thắng trí niệm theo kiếp sống quá khứ/ túc mạng thông’ (pubbenivāsānussati abhiññā). Trong kinh Khajjaniya sutta, Đức Phật đã dạy rằng nó cũng có thể được quan sát bằng tuệ quán (vipassanā).

Yaṃ anāgataṃ anatarabhave nibbattissati, tampi tattheva khīyissati, na tato paraṃ bhavaṃ gamissatīti aniccaṃ khayaṭṭhena – có ‘sắc’ (rūpa) sẽ sanh trong kiếp sống kế (pháp hữu vị lai – anāgata bhava); bây giờ chúng chưa sanh. Tampi tattheva khīyissati – những ‘sắc’ (rūpa) vị lai này sẽ diệt ở vị lai nơi chúng sẽ sanh. Na tato paraṃ bhavaṃ gamissati – chúng có thể không bao giờ tiếp tục đi đến kiếp sống vị lai khác thêm nữa từ kiếp sống vị lai đó. Aniccaṃ khayaṭṭhena – cho nên nó vô thường (anicca). Thiền là vô thường (anicca), sau khi đã quan sát theo đặc tính diệt của chúng. Nó được chỉ dẫn trong Nguyên bản Pāḷi và Chú giải để quan sát theo ‘sắc’ (rūpa) vị lai.

Yaṃ paccuppannaṃ rūpaṃ, tampi idheva khīyati, na ito gacchatīti aniccaṃ khayaṭṭhena(Vism, XX, 14) – có ‘sắc’ (rūpa) sanh trong hiện tại. Những ‘sắc’ (rūpa) này chỉ diệt trong hiện tại. Chúng sẽ không bao giờ đi tiếp đến kiếp sống khác từ hiện tại. Cho nên thiền là vô thường (anicca), quan sát theo đặc tính diệt bằng tuệ. Điều đó được chỉ dẫn như vậy. Thiền cùng cách đối với ‘sắc’ (rūpa) nội (ajjhatta) và ngoại (bahiddhā); đối với những ‘sắc’ (rūpa) thô (olārika) và tế (sukhuma), những ‘sắc’ (rūpa) ty hạ (hīna) và tinh lương/ cao quí (paṇītā), những ‘sắc’ (rūpa) xa (dūra) và gần (santika). Vì vậy, quan sát theo sự sanh và diệt chỉ của ‘sắc’ (rūpa) từ quá khứ đến vị lai bằng tuệ, tập trung thiền là vô thường (anicca).

Cùng cách đối với ‘danh pháp’ (nāma), quan sát theo lộ tâm (vīthicitta) nói chung. Nó không còn quan sát lần lượt theo tiến trình như ‘lộ nhãn môn’ (cakkhu dvāra vīthi), kế đến ‘lộ nhĩ môn’ (sota dvāra vīthi), kế đến ‘lộ tỷ môn’ (ghāna dvāra vīthi), rồi ‘lộ thiệt môn’ (jivhā dvāra vīthi), v.v… Trong giai đoạn quan sát theo lộ tâm (vīthicitta) như chúng sinh khởi nói chung. Ví dụ sau sự sanh của ‘lộ ý môn’ (manodvāra vīthi), ‘lộ nhãn môn’ (cakkhu dvāra vīthi) có thể sanh lần nữa. ‘Lộ thiệt môn’ (jivhā dvāra vīthi) có thể được bỏ qua; kế đến ‘lộ nhãn môn’ (cakkhu dvāra vīthi) có thể sanh lần nữa. Trong vấn đề này, quan sát theo tâm hữu phần (bhavaṅga) sáng tỏ. Kế đến quan sát theo ‘danh pháp’ (tâm và sở hữu tâm lộ – vtithi citta cetasika) sanh giữa 2 tâm hữu phần (bhavaṅga) sáng tỏ cho đến khi khối vững chắc (ghana) của chúng bị phá vỡ, quan sát thêm nữa sự sanh và diệt của những ‘danh pháp’ (nāmadhamma) này và tập trung thiền là vô thường (anicca). Quan sát theo chúng từ quá khứ đến vị lai. Những ‘danh pháp’ sanh trong một kiếp sống có thể không bao giờ hoàn toàn được quan sát; nhưng bậc tu tiến cần phải quan sát càng nhiều càng tốt, thiền là vô thường (anicca), quan sát theo sự sanh và diệt của những ‘danh pháp’ này bằng tuệ.

Do thiền như vậy, tất cả loại ‘danh pháp’ đã được quan sát. Tuy nhiên tất cả ‘danh pháp’, là trong toàn bộ, có thể không bao giờ được quan sát. Có một con số không thể đếm về ‘lộ nhãn môn’ (cakkhu dvāra vīthi) sanh trong một kiếp sống. Bậc tu tiến có thể không bao giờ quan sát toàn bộ số không thể đếm ‘lộ nhãn môn’ (cakkhu dvāra vīthi) này. Tuy nhiên loại tâm lộ (vīthi citta) của ‘lộ nhãn môn’ (cakkhu dvāra vīthi) có thể được quan sát; Cho nên thiền theo tính vô thường (anicca) cho đến vị lai. Kế đến luân phiên thiền một lúc theo pháp nội phần, một lúc theo khổ (dukkha), một lúc theo vô ngã (anatta). Thiền như vậy từ quá khứ đến vị lai, nếu thành công thì thiền theo pháp hiện tại lần nữa. Sau đó chuyển sang thiền từ quá khứ đến vị lai lần nữa. Thiền theo cách này nhiều lần để được thuần thục.

Khi đã thiền như vậy, nếu tuệ trở nên sắc bén, bậc tu tiến có thể thiền bằng cách 5 ‘uẩn’ (khandha), nếu vị ấy muốn làm như vậy. Phương pháp kỷ thuật đã đề cập trên được chia thành hai nhóm – ‘danh’ (nāma) và ‘sắc’ (rūpa). Đó là cách ‘danh sắc’ (nāma rūpa). Nó cũng có thể được thiền bằng cách chia nó thành 5 nhóm. Vậy thì đối với ai được Đức Phật Buddha dạy chia làm 5 nhóm? Đó là đối với tuệ quán theo ‘sắc’ (rūpa) của vị nào được rõ ràng; nhưng tuệ quán theo ‘danh’ (nāma) của vị ấy không được rõ. Đức Phật Buddha đã chỉ dẫn một người quan sát theo ‘sắc’ (rūpa) chỉ là một nhóm như vậy vì tuệ quán theo ‘sắc’ (rūpa) của vị ấy được rõ ràng. Về phần ‘danh’ (nāma), vì tuệ quán theo ‘danh’ (nāma) của vị ấy không được rõ, vị ấy được chỉ dẫn chia nó thành 4 nhóm: ‘thọ’ (vedanā) một nhóm, ‘tưởng’ (saññā) một nhóm, ‘hành’ (saṅkhāra) một nhóm và ‘thức’ (viññāṇa) một nhóm. Đây là một câu trả lời. Câu trả lời khác là Đức Phật Buddha đã chỉ dẫn như vậy vì tuệ của thiền sinh được sắc bén. Đức Phật Buddha đã chỉ dẫn phương pháp 5 ‘uẩn’ (khandha) cho họ để thiền quán bằng cách chia ‘danh sắc’ (nāma rūpa) thành 5 nhóm.

Chẳng hạn nếu bậc tu tập bằng cách chia thành 5 nhóm trong hiện tại, ví dụ trong ‘lộ nhãn môn’ (cakkhu dvāra vīthi), nhãn cụ thể (sasambhāra cakkhu) cùng với sắc nhãn (cakkhu rūpa), có 54 thứ ‘sắc’ (rūpa) và ‘cảnh sắc’ (rūpārammaṇa) là sắc uẩn (rūpa khandha), ‘sắc pháp’ (rūpa dhamma). Khai ngũ môn (pañcadvārāvajjana) sanh nương vào sắc ý vật (hadaya vatthu). 54 thứ ‘sắc’ (rūpa) và ‘cảnh sắc’ (rūpārammaṇa) ở sắc ý vật (hadaya vatthu) là ‘sắc pháp’ (rūpa dhamma). Trong nhãn, 54 thứ ‘sắc’ (rūpa) đó và ‘cảnh sắc’ (rūpārammaṇa) là ‘sắc pháp’ (rūpa dhamma), sắc uẩn (rūpa khandha); tiếp thâu (sampaṭicchana) sanh nương vào sắc ý vật (hadaya vatthu). Thẩm tấn (sanṭiraṇa), đoán định (voṭṭhapana), ‘đổng lực’ (javana), na cảnh (tadārammaṇa) theo sau và lộ ý môn (manodvāra vīthi) bắt ‘cảnh sắc’ (rūpārammaṇa) thêm nữa làm cảnh, sanh nương vào sắc ý vật (hadaya vatthu). 54 thứ ‘sắc’ (rūpa) và ‘cảnh sắc’ (rūpārammaṇa); chúng (54) là sắc uẩn (rūpa khandha).

Điểm kế là duy nhất quan sát theo ‘thọ’ (vedanā) trong tâm lộ (vīthi citta) cho đến kết thúc tiến trình, như là: –

(1)   Ở ‘khai ngũ môn’ (pañcadvārāvajjana) nó là thọ xả (upekkhā vedanā).

(2)   Ở ‘nhãn thức’ (cakkhu viññāṇa) nó là thọ xả (upekkhā vedanā).

(3)   Ở ‘tiếp thâu’ (sampaṭicchana) nó là thọ xả (upekkhā vedanā).

(4)   Ở ‘thẩm tấn’ (sanṭiraṇa), nếu hỷ (pīti) hiện diện thì ‘thọ hỷ’ (somanassa vedanā); nếu hỷ (pīti) không hiện diện thì ‘thọ xả’ (upekkhā vedanā).

(5)   Ở ‘đoán định’ (voṭṭhapana) nó là ‘thọ xả’ (upekkhā vedanā).

(6)   Ở ‘đổng lực’ (javana), nếu hỷ (pīti) hiện diện thì ‘thọ hỷ’ (somanassa vedanā); nếu hỷ (pīti) không hiện diện thì ‘thọ xả’ (upekkhā vedanā). Nếu nó là đổng lực bất thiện (akusala javana) thì nó có thể là thọ hỷ hay xả (somanassa hay upekkhā vedanā). Nếu nó là đổng lực sân (dosa javana) thì nó là thọ ưu (domanassa vedanā).

Vì vậy, duy nhất quan sát theo ‘thọ’ (vedanā) cho đến kết thúc tiến trình. Kế đến duy nhất quan sát theo ‘tưởng’ (saññā); kế đến duy nhất quan sát theo hành (saṅkhāra); kế đến duy nhất quan sát theo thức (viññāṇa). Trong lộ tâm (citta vīthi) có cả thảy 5 nhóm: nhóm sắc (rūpa) (đó là xứ vật chất và cảnh sắc được dùng làm cảnh), nhóm thọ (vedanā), nhóm tưởng (saññā), nhóm hành (saṅkhāra), nhóm thức (viññāṇa).

Quan sát theo sự sanh và diệt của ‘sắc’ (rūpa) chỉ thiền là vô thường (anicca); quan sát theo đặc tính bị áp bức sanh và diệt, thiền là khổ (dukkha); quan sát theo đặc tính không có linh hồn, không có cốt lõi bền vững, thiền là vô ngã (anatta); Theo cùng cách lần lượt thiền theo 3 trạng thái vô thường (anicca), khổ (dukkha), vô ngã (anatta) chỉ của thọ (vedanā); kế đến chỉ của tưởng (saññā); kế đến chỉ của hành (saṅkhāra); kế đến chỉ của thức (viññāṇa). Theo cùng cách phân thành 5 nhóm, thiền theo pháp ngoại phần cũng như pháp nội phần. Vì bậc tu tiến quan sát theo ‘danh pháp’ (tâm sở hữu tâm – citta cetasika) sanh lấy cảnh sắc (rūpārammaṇa) làm cảnh nội phần, nó có thể được quan sát theo cùng cách với pháp ngoại phần.

Sau khi quan sát theo ‘cảnh sắc’ (rūpārammaṇa), kế đến quan sát thêm ‘danh pháp’ (nāma) sanh nơi sáu xứ tương ứng bắt một trong những pháp sau làm cảnh: lần lượt cảnh thinh, khí, vị, xúc và ‘cảnh pháp’ (dhammārammaṇa).

Nếu bậc tu tiến trở nên thuần thục về việc phân thành 5 nhóm thiền theo pháp nội phần và ngoại phần trong hiện tại, vị ấy có thể thiền thêm nữa từ quá khứ đến vị lai. Đức Phật Buddha đã dạy kỹ thuật này trong Anatta Lakkhaṇā Sutta và một số kinh khác. Theo sự hướng dẫn này, chỉ thiền theo ‘sắc’ (rūpa) từ quá khứ đến vị lai, nội phần và ngoại phần. Kế đến chỉ thiền theo ‘thọ’ (vedanā) như một tổng thể, nói chung. Khi ấy quan sát theo tâm lộ (vīthi citta) khi chúng sinh khởi mà không phân chính xác là loại tâm lộ (vīthi citta) nào. Quan sát theo tâm hữu phần (bhavaṅga) sáng tỏ, quan sát theo ‘thọ’ (vedanā) rõ ràng trong những tâm lộ (vīthi citta) sanh giữa tâm hữu phần (bhavaṅga) sáng tỏ cùng với ‘thọ’ (vedanā) tồn tại theo tâm ‘hữu phần’ (bhavaṅga), cho đến vị lai. Quan sát theo sự sanh và diệt của ‘thọ’ (vedanā), thiền là vô thường (anicca). Kế đến quan sát theo đặc tính liên tục bị áp bức bởi sự sanh và diệt của nó, thiền là khổ (dukkha). Quan sát theo đặc tính không có linh hồn của nó, không có cốt lõi bền vững, thiền là vô ngã (anatta). Lần lượt thiền theo tính vô thường (anicca), khổ (dukkha), vô ngã (anatta) chỉ của Thọ; kế đến chỉ theo thức (viññāṇa), từ quá khứ đến vị lai, nội phần và ngoại phần.

Thiền tổng quát như vậy, bậc tu tiến sẽ ngẫu nhiên quan sát theo một số ‘tâm, sở hữu tâm thiện’ (kusala citta cetasika) và một số ‘tâm, sở hữu tâm bất thiện’ (akusala citta cetasika). Nếu bậc tu tiến có thể quan sát theo cả hai nhóm ‘thiện’ (kusala) và nhóm ‘bất thiện’ (akusala) bắt cảnh có thể yêu thích, vừa ý (iṭṭha) và cảnh có thể không yêu thích, không vừa ý (aniṭṭha) làm cảnh tương ứng, thì tất cả loại ‘danh sắc’ (nāma rūpa) – thô và tế (olārika, sukhuma), ty hạ và tinh lương/ cao quí (hīna,paṇītā), xa và gần (dūra, santike) với tuệ quán – được bao gồm. Nếu bậc tu tiến không hài lòng/ thỏa mãn theo cách tổng quát, vị ấy có thể quan sát riêng lần nữa nếu vị ấy mong muốn. Nếu thiền sinh trở nên thuần thục với thiền theo cách 5 ‘uẩn’ (khandha) như Đức Phật đã dạy, vị ấy có thể tu tập quan sát theo sự bất tịnh (asubha bhāvanā).

Asubha bhāvetabbā rāgassa pahānāya – thiền theo sự bất tịnh (asubha bhāvanā) cần phải được tu tập để đoạn trừ tham ái rāga. Đức Phật Buddha đã dạy trong một số bài Kinh như là Mebhiya Sutta v.v… Phương pháp thiền theo sự ‘bất tịnh’ (asubha) trong giai đoạn chỉ tịnh (samatha) đã được giải thích. Trong giai đoạn này nó là tu tập của thiền theo sự ‘bất tịnh’ (asubha) theo cách ‘quán’ (vipassanā). Tại giai đoạn chỉ tịnh (samatha) bậc tu tiến phải thiền để đạt định của thiền (jhāna), lấy một tử thi làm cảnh; nếu thiền sinh là một người nữ thì cô ấy phải lấy một tử thi nữ làm cảnh của thiền. Nhưng trong giai đoạn ‘quán’ (vipassanā) này, nó không cùng cách. Nó không là giai đoạn tu tập để đạt đến thiền (jhāna). Mà nó là giai đoạn để quan sát sự sai lỗi và sự bất lợi của tự thân của một người và thân của người khác. Nó được gọi là ‘quá hoạn/ nguy nạn tùy quán’ (ādīnavānupassanā).

Trong giai đoạn này thiền sinh có thể thiền theo bất cứ tử thi nào, dù tử thi nữ hay nam. Một ví dụ về điều này có thể được tìm thấy trong Sutta Đức Phật đã dạy bốn hội chúng (hội chúng Tăng sĩ, hội chúng tu sĩ nữ, hội chúng cận sự nam, hội chúng cận sự nữ) tu tập sự bất tịnh (asubha bhāvanā) theo tử thi của Sirima, một người nữ. Sutta này được gọi Vijaya SuttaKāya Vicchedanika Sutta. Theo Sutta này, vì tu tập không đạt thiền (jhāna) nhưng để quan sát theo sự sai lỗi, nó được hướng dẫn là, Yathā etaṃ tathā idaṃ, yathā idaṃ tatha etaṃ – lần lượt thiền theo pháp nội phần và ngoại phần.

Đối với thiền sinh nào đã từng có khả năng tu tập ‘quán’ (vipassanā) – thiền theo tính vô thường (anicca), khổ (dukkha), vô ngã (anatta) của ‘danh sắc’ (nāma rūpa) xảy ra trong ba thời, nội phần và ngoại phần bằng cách ‘danh sắc’ (nāma rūpa) hay 5 ‘uẩn’ (khandha) hay ‘xứ’ (āyatana) hoặc ‘giới’ (dhātu) – nếu vị ấy dự định tu tập thiền ‘bất tịnh’ (asubha) thì soi sáng bằng ánh sáng theo hầu hết tử thi bất tịnh mà vị ấy từng thấy trước đó. Vào lúc này có ánh sáng hiện diện. Khi soi sáng bằng ánh sáng thì tử thi sẽ biến mất. Có thể thiền sinh chưa bao giờ thấy một tử thi trước đó, thì vị ấy cần đi và xem một tử thi vào lúc này. Dù là vị ấy tìm một tử thi, nếu vị ấy không thể tìm một tử thi thì vị ấy có thể thiền theo tử thi của một con chó hoặc tử thi của bất cứ loài nào từng thấy trước đó. Vị ấy phải thiền ‘bất tịnh, bất tịnh, …’ (asubha, asubha, …) lấy sự ghê tởm của tử thi làm cảnh, soi sáng theo tử thi đang thối rữa.

Nếu thiền sinh thiền như vậy và nếu sự ghê tởm trở nên rõ hơn với tuệ thì không lưu lại thêm một thời gian nữa; nếu vị ấy quan sát theo tự thân là ghê tởm bằng tuệ thì tức thì sự ghê tởm của chính vị ấy đang tử và thối rữa có thể xuất hiện rõ ràng. Nếu nó không được rõ ràng thì vị ấy phải quan sát theo tử thi ngoại phần nhiều lần. Sau đó quan sát theo tự thân bằng tuệ lần nữa. Luân phiên quan sát theo như vậy, khi sự ghê tởm của tự thân xuất hiện, vị ấy có thể thiền là ‘bất tịnh’ (asubha) theo tính chất ghê tởm của tử thi thối rữa của tự thân vị ấy sau khi tử làm cảnh. Lần lượt thiền theo tự thân và ngoại phần nhiều lần.

Thiền như vậy, khi ấy vì thực tế tuệ của thiền sinh đã trở nên sắc bén bởi thiền có trước theo ba trạng thái vô thường (anicca), khổ (dukkha), vô ngã (anatta), tử thi có thể sớm trở thành những ‘hạt/ bọn’ (kalāpa) nhỏ. Nếu nó không trở thành những ‘bọn’ (kalāpa) nhỏ, thì quan sát theo 4 ‘giới’ (dhātu) của tử thi. Nó sẽ dễ dàng trở thành những bọn (kalāpa). Kế đến phân tích những ‘bọn’ (kalāpa) này. ‘Đối với hầu hết’ những ‘bọn’ (kalāpa) này nếu phân tích có 8 thứ ‘sắc’ (rūpa) trong mỗi bọn (kalāpa); địa (paṭhavī), thủy (āpo), hỏa (tejo), phong (vāyo), sắc màu (vaṇṇa), khí (gandha), vị (rasa), vật thực (ojā). Thiền sinh phải quan sát bằng tuệ sự liên tục sinh khởi của chúng là do ‘hỏa giới’ (tejo dhātu) gọi là quí tiết (utu). Chỉ sau đó vị ấy phải thiền là vô thường (anicca) theo sự sanh và diệt của 8 thứ ‘sắc’ (rūpa) này; là khổ (dukkha) theo đặc tính bị áp bức bởi sự sanh và diệt của chúng; là vô ngã (anatta) theo đặc tính của không có linh hồn, không có cốt lõi bền vững. Thiền cách này theo pháp nội phần và ngoại phần.

Bây giờ thì cần giải thích từ ‘Đối với hầu hết’ đã được đề cập trên. Dù chúng ta lấy tử thi của người khác hay tử thi của tự thân, tất cả tử thi là ‘sắc do quí tiết trợ sanh’ (utuja rūpa). Nó được giải thích chính xác trong Nguyên bản Pāḷi. Tuy nhiên trong tu tập khi thiền sinh được chỉ dẫn để quan sát theo những ‘hạt/ bọn’ (kalāpa) của tử thi, một số thiền sinh đã tìm thấy những ‘giới thanh triệt’ (pasāda dhātu), là ‘sắc do nghiệp trợ sanh’ (kammaja rūpa) trong tử thi. Tại sao? Có một lý do về điều đó. Khi thiền sinh quan sát theo 4 ‘giới’ (dhātu) của tử thi thì nó trở thành những ‘hạt/ bọn’ (kalāpa) nhỏ. Nếu có những con giun trong tử thi, những con giun này đồng thời cũng trở thành những ‘hạt/ bọn’ (kalāpa) nhỏ. Nếu những con giun này vẫn còn sống, chúng có ít nhất ‘thân giới thanh triệt’ hay bọn thân (kāya kalāpa). Trong những con giun còn sống này ‘bọn thân mười pháp’ (kāya dasaka kalāpa) hiện diện. Đó là số lượng tối thiểu, thì thiền sinh đôi khi có thể tìm thấy những giới thanh triệt này (của những con giun). Tử thi không có ‘sắc do nghiệp trợ sanh’ (kammaja rūpa) như vậy. Nếu những con giun tồn tại trong tử thi vẫn còn sống thì những con giun này vẫn có ‘sắc do nghiệp trợ sanh’ (kammaja rūpa). Nếu thiền sinh tìm thấy chúng thì vị ấy đồng thời cũng cần phải phân tích giới thanh triệt của những con giun này. Khi vị ấy đạt đến thực tính siêu lý của những ‘sắc’ (rūpa) này, vị ấy có thể thiền theo tính vô thường (anicca), khổ (dukkha), vô ngã (anatta) của chúng. Đây là phương pháp cho thiền ‘bất tịnh’ (asubha) theo sự chết.

Thiền sinh có thể tu tập thiền ‘bất tịnh’ (asubha) thêm theo chúng sanh có sự sống. Đức Phật dạy tu tập thiền ‘bất tịnh’ (asubha) theo chúng sanh có sự sống trong Vijaya Sutta, Phenāpindupama Sutta, và Sutta khác. Trong Girimānanda Sutta của Aṅguttara Nikāya Ekadasa Nipata, Đức Phật dạy thiền theo 32 phần của thân là thiền ‘bất tịnh’ (asubha); cho nên đó là thiền ‘bất tịnh’ (asubha) theo chúng sanh có sự sống. Thiền ‘bất tịnh’ (asubha) theo chúng sanh có sự sống được đề cập là saviññāṇaka asubha trong Vijaya Sutta. Trong thiền theo sự chết này được gọi là saviññāṇaka asubha. Trong tu tập saviññāṇaka asubha, thiền sinh quan sát theo sự ghê tởm của 32 phần của thân đang tồn tại trong tự thân – nội phần (ajjhatta) và trong chúng sanh có sự sống khác – ngoại phần (bahiddhā). Vị ấy phải thiền ‘bất tịnh, bất tịnh, …’ (asubha, asubha, …) theo sự ghê tởm của 32 phần của thân . Vì thiền sinh đã thuần thục trong việc quan sát theo 32 phần của thân từ giai đoạn trước về quan sát theo ‘sắc’ (rūpa), trong giai đoạn này 32 phần của thân tồn tại trong tự thân và trong chúng sanh khác có thể được quan sát theo dễ dàng bằng cách soi sáng. Quan sát theo chúng, thiền là ‘bất tịnh, bất tịnh, …’ (asubha, asubha, …) theo sự ghê tởm của 32 phần của thân lần lượt của tự thân và của chúng sanh khác.

Thiền theo pháp nội phần và ngoại phần như vậy nhiều lần, chúng có thể trở thành những ‘hạt/ bọn’ (kalāpa) nhỏ. Tại sao? Đây là vì thiền trong quán ‘sắc’ (rūpa), trong việc phân tích những ‘hạt/ bọn’ (kalāpa) nhỏ đã được tu tập tốt cho đến giai đoạn này. Cho nên chúng có thể trở thành những hạt/ bọn (kalāpa). Đây là do tu tập trước. Tuy nhiên nó không thể dễ dàng trở thành những ‘hạt/ bọn’ (kalāpa) nếu tuệ khắn khít theo pháp chế định (paññatti) về sự ghê tởm của 32 phần của thân . Nếu nó không trở thành những ‘hạt/ bọn’ (kalāpa) nhỏ và nếu vị ấy muốn chuyển sang thiền theo 3 trạng thái, đặc tính lần nữa, Vị ấy cần phải làm gì? Quan sát theo 4 ‘giới’ (dhātu) của 32 phần của thân , rồi tất cả sẽ trở thành những ‘hạt/ bọn’ (kalāpa) nhỏ. Phân tích chúng như ở giai đoạn 6 ‘xứ’ (āyatana). 42 thân phần (koṭṭhāsa). Khi ấy vì đó là sự bất tịnh của chúng sanh có sự sống, có ‘sắc do nghiệp trợ sanh’ (kammaja rūpa), ‘sắc do tâm trợ sanh’ (cittaja rūpa), ‘sắc do quí tiết trợ sanh’ (utuja rūpa), ‘sắc do vật thực trợ sanh’ (āhāra rūpa) tồn tại – tất cả những loại ‘sắc’ (rūpa). Thiền tổng quát theo tính vô thường (anicca), khổ (dukkha), vô ngã (anatta) của những ‘sắc’ (rūpa) này bằng tuệ. Đây là một loại thiền ‘bất tịnh’ (asubha) theo chúng sanh có sự sống.

Có loại thiền ‘bất tịnh’ (asubha) khác theo chúng sanh có sự sống đã dạy trong Phenapindupama Sutta. Nếu quan sát. Có đầy những loại giun trong thân thể của tự thân và thân của người khác. Chúng đang làm gì trong thân? Chúng sanh trong thân, chúng làm sinh sôi nẩy nở trong thân, chúng tiểu tiện trong thân, chúng đại tiện trong thân; chúng vứt bỏ tử thi của chúng trong thân khi chúng chết. Bao nhiêu con giun chết bạn đã thấy đang được mang ra khỏi thân bạn? Không, bạn không thấy gì phải chăng? Thân thể của tự thân và của người khác là gì? Nó là một ‘ngôi nhà’ cho những con giun được sanh, sinh sôi nẩy nở, tiểu tiện, đại tiện và là nghĩa địa của chúng. Nó như là một ‘ngôi nhà’ ghê tởm phải chăng? Nó ghê tởm. Quan sát bằng tuệ theo đặc tính này của thân là ngôi nhà đầy những con giun, thiền theo sự ghê tởm này về thân thể của tự thân và của chúng sanh khác là ‘bất tịnh, bất tịnh, …’ (asubha, asubha, …).

Phương pháp khác về phần tu tập quan sát theo sự bất tịnh (asubha bhāvanā) vì ‘sắc pháp’ (rūpa dhamma) có mùi hôi, chúng có đặc tính ghê tởm. Bạn có thể thiền ‘bất tịnh, bất tịnh, …’ (asubha, asubha, …) theo ‘sắc pháp siêu lý’ (paramattha rūpa dhamma), chú ý theo đặc tính của chúng bị hòa trộn với mùi hôi, màu xấu, vị xấu. Đến đây có ba loại thiền ‘bất tịnh’ (asubha) theo chúng sanh có sự sống:

1)   Thiền theo chúng sanh có sự sống bằng cách chú ý theo sự ghê tởm của 32 phần của thân .

2)   Chú ý theo sự ghê tởm của thân nơi có đầy giun.

3)   Lấy mùi hôi, màu xấu, vị xấu, v.v… của ‘sắc pháp’ (rūpa dhamma) làm cảnh để thiền.

Một việc quan trọng để cẩn thận là ở giai đoạn thiền theo ‘sắc pháp’ (rūpa dhamma) cẩn thận khôngquan sát tính vô thường (anicca), khổ (dukkha), vô ngã (anatta) theo sự sanh và diệt của những hạt/ bọn (kalāpa). Vô thường (anicca), khổ (dukkha), vô ngã (anatta) được đề cập là ‘ngũ uẩn vô thường v.v…’ (Anicanti pañcakkhandha v.v…) trong nhiều chú giải. Vô thường (anicca) đã đề cập là muốn nói cho 5 ‘pháp uẩn siêu lý’ (khandha paramattha dhamma). Những hạt nhỏ gọi là bọn (kalāpa) vẫn là pháp chế định về hạt nhỏ nhất trong ‘tục đế’ (sammuti sacca). Nó chưa đến giai đoạn siêu lý (paramattha). Chỉ sau khi có khả năng quan sát và phân tích bằng tuệ theo ‘sắc pháp’ (rūpa dhamma) như địa (paṭhavī), thủy (āpo), hỏa (tejo), phong (vāyo), sắc màu (vaṇṇa), khí (gandha), vị (rasa), vật thực (ojā), thì thực tính siêu lý (paramattha) được với tới. Chỉ ‘sắc pháp siêu lý’ (paramattha rūpa dhamma) phải được thiền là vô thường (anicca), khổ (dukkha), vô ngã (anatta). Bậc tu tiến không phải thiền vô thường (anicca), khổ (dukkha), vô ngã (anatta) theo sự sanh và diệt của những ‘bọn’ (kalāpa), là pháp chế định.

Thiền sinh phải có khả năng phân tích ‘bọn sắc’ (rūpa kalāpa), đạt đến giai đoạn sắc siêu lý (rūpa paramattha), có khả năng quan sát theo ‘pháp siêu lý’ (paramattha dhamma) và có khả năng thiền vô thường (anicca), khổ (dukkha), vô ngã (anatta) theo ‘pháp siêu lý’ (paramattha dhamma). Vị ấy cũng phải có khả năng thiền vô thường (anicca), khổ (dukkha), vô ngã (anatta) theo ‘danh pháp’ (nāmadhamma) trong 31 cõi như một tổng thể. Chỉ khi thiền sinh có thể quan sát như vậy và chỉ khi vị ấy có thể thiền vô thường (anicca), khổ (dukkha), vô ngã (anatta) theo ‘sắc pháp’ (rūpa dhamma) và ‘danh pháp’ (nāmadhamma) cùng với những nhân/duyên, nội phần và ngoại phần có thể vị ấy đạt Đạo (magga), Quả (phala), Nibbāna. Nó thường được nhắc trong Nguyên bản Pāḷi rằng ở giai đoạn này thiền cần phải được hệ thống, từng bước theo những giai đoạn của tuệ.

Trong giai đoạn ‘tuệ phổ thông’ (sammāsana ñāṇa) thiền sinh cần tu tập để cho tuệ về vô thường (anicca), khổ (dukkha), vô ngã (anatta) trở nên rõ ràng và lanh lợi. Đây là giai đoạn tu tập nhiều lần, nhiều lần để cho ‘tuệ vô thường tùy quán’ (aniccanupassanā), ‘tuệ khổ não tùy quán’ (dukkhā-nupassanā) và ‘tuệ vô ngã tùy quán’ (anattānupassanā) theo 5 ‘uẩn’ (khandha) hiện diện trong 11 hoàn cảnh khác nhau (ví dụ quá khứ, vị lai, hiện tại, nội phần, ngoại phần v.v…) sẽ thành thạo/ trưởng thành. Khi tuệ trở nên sắc bén, thiền sinh có thể chuyển sang thiền theo pháp ‘liên quan tương sinh’ (paṭiccasamuppāda) bắt đầu từ quá khứ đến vị lai đầu tiên; rồi từ quá khứ đến hiện tại; kế đến từ hiện tại đến vị lai cuối dựa theo phương pháp ‘danh sắc’ (nāma rūpa) hay phương pháp 5 ‘uẩn’ (khandha). Trong giai đoạn này tốt hơn là tu tập theo phương pháp của ‘liên quan tương sinh’ (paṭiccasamuppāda) thứ nhất. Sự sinh khởi của ‘thức’ (viññāṇa) do ‘hành’ (saṅkhāra) đã được quan sát trong giai đoạn ‘hiển duyên tuệ’ (paccaya pariggaha ñāṇa). Cho nên trong giai đoạn này, nếu thiền sinh dự định thiền quán (vipassanā) vị ấy phải quan sát rằng vô minh (avijjā) đang sanh và đang diệt, vô thường (anicca); hành (saṅkhāra) cũng đang sanh và đang diệt, vô thường (anicca).

Tuy nhiên vào lúc thiền như vậy, đó là điều cần thiết để loại bỏ ‘khối rắn chắc’ (ghana). Không chỉ thiền theo vô minh (avijjā) vì vô minh (avijjā) không thể sanh một mình. Nó không có khả năng đó. Dù vô minh (avijjā) cùng phối hợp với ái (taṅhā) và thủ (upādāna) không có khả năng chỉ tự sanh. Chúng phải phối hợp với những ‘danh pháp’ (nāma dhamma) câu sanh. Trong số những ‘danh pháp’ câu sanh, đối với hầu hết thiền sinh Yogi thông thường đó là nhóm tham tà kiến (lobha diṭṭhi). Trong nhóm này có 20 ‘danh pháp’ nếu ‘hỷ’ (pīti) được bao gồm. Nếu ‘hỷ’ (pīti) không được bao gồm, thì có 19 danh pháp. Thiền sinh phải quan sát theo 20 ‘danh pháp’ này của nhóm tham tà kiến (lobha diṭṭhi), trong đó vô minh (avijjā), ái (taṅhā), thủ (upādāna) vượt trội, đang sanh theo ‘đổng lực’ (javana). ‘Đổng lực’ (javana) không thể sanh không có ‘danh pháp’ sanh ngay trước gọi là ‘khai ý môn (manodvārāvajjana). Na cảnh (tadārammaṇa) có thể hoặc không thể sanh. Cho nên thiền sinh nào dự định thiền theo vô minh (avijjā) phải chấp nhận quy luật loại bỏ ‘khối rắn chắc’ (ghana).

Chỉ vì vô minh (avijjā) là ‘pháp siêu lý’ (paramattha) được thiền về ba trạng thái. Như vậy chỉ khi ‘khối rắn chắc’ (ghana) bị loại bỏ, tuệ của vị ấy sẽ đạt đến siêu lý (paramattha). Cho nên thiền vô thường (anicca), khổ (dukkha), vô ngã (anatta) bằng tuệ theo những ‘tâm lộ đổng lực ý môn’ (manodvārika javana vīthi citta) sanh là ‘khai ý môn’ (manodvārāvajjana), 7 ‘đổng lực’ (javana) và 2 ‘na cảnh’ (tadārammaṇa), nếu có. Đối với những đổng lực này, nếu ‘hỷ’ (pīti) được bao gồm có 20 danh pháp, nếu ‘hỷ’ (pīti) không được bao gồm chỉ 19 danh pháp. Đây là giai đoạn thiền vô thường (anicca) liên tiếp, thấy rõ bằng tuệ sự sanh và diệt của tiến trình; khổ (dukkha), thấy rõ bằng tuệ tính bị áp bức bởi sự sanh và diệt của chúng; vô ngã (anatta), thấy rõ tính không có linh hồn, không có chúng sanh tồn tại là bền vững. Trong trường hợp này cách tốt nhất là chỉ thiền vô thường (anicca) theo những ‘danh pháp’ này từ vô minh (avijjā) đến kiếp sống vị lai gọi là ‘sanh hữu’ (upapatti bhava); và kế đến chỉ khổ (dukkha); và kế đến chỉ vô ngã (anatta).

Tương tự, thiền sinh phải thiền để phá vỡ ‘hỷ’ (pīti) của hành (saṅkhāra). Chẳng hạn chúng ta lập nguyện mong muốn được tái tục ở cõi nhân loại sau khi đã dâng hoa hướng về chùa/bảo tháp trong một kiếp sống quá khứ. Không biết hay biết sai về người nhân loại là vô minh (avijjā); dính mắc vào kiếp sống nhân loại là ái (taṅhā); nắm chặt, giữ chặt váo kiếp sống nhân loại là thủ (upādāna). Tâm thiện (kusala citta) không có khả năng tự sanh mà không có ‘khai ý môn (manodvārāvajjana) sanh trước. Nói chung nếu ‘tư’ (cetanā) bao gồm ‘hỷ’ (pīti) và câu sanh với ‘tuệ’ (ñāṇa), (trong trường hợp này ‘tuệ’ (ñāṇa) chủ yếu là ‘chánh kiến về nghiệp’ (kamassakata sammā diṭṭhi) thì nghiệp thiện đi cùng với ‘tuệ’ (ñāṇa) này trợ sanh quả. Nếu nghiệp (kamma) trợ sanh quả, ‘tuệ’ (ñāṇa) đi cùng trong nghiệp (kamma) chủ yếu là ‘chánh kiến về nghiệp’ (kamassakata sammā diṭṭhi). Cho nên sự hiểu biết và tin về nghiệp (kamma) và quả của nghiệp được gọi là ‘chánh kiến về nghiệp’ (kamassakata sammā diṭṭhi). Nói chung có 34 danh và pháp nếu ‘hỷ’ (pīti) và ‘tuệ chánh kiến về nghiệp’ (kamassakata sammā diṭṭhi ñāṇa) được gồm vào. Nói chung có 34 ‘danh pháp’ sanh làm 7 ‘đổng lực’ (javana). Nếu ‘đổng lực’ (javana) mạnh mẽ, thì ‘na cảnh’ (tadārammaṇa) có thể hoặc không thể sanh.

Nói trong khi dâng cúng hoa hướng đến bảo tháp/ chùa, nếu ‘đổng lực’ (javana) sinh khởi lấy màu của hoa làm cảnh thì ‘na cảnh’ (tadārammaṇa) có thể sanh. Nếu ‘đổng lực’ (javana) lấy pháp ‘chế định’ (paññatti), hoa làm cảnh thì ‘na cảnh’ (tadārammaṇa) không thể sanh. Cho nên ‘khai ý môn’ (manodvārāvajjana), 7 ‘đổng lực’ (javana), 2 ‘na cảnh’ (tadārammaṇa) thường sanh. Có 12 ‘danh pháp’ ở ‘khai ý môn’ (manodvārāvajjana) và 34 ‘danh pháp’ ở mỗi sát-na tâm của 7 ‘đổng lực’ (javana). Nói chung có 34 ‘danh pháp’ ở ‘na cảnh’ (tadārammaṇa), có 34 ‘danh pháp’ ở ‘đổng lực’ (javana). Trong tiến trình này có ‘tư’ (cetanā) gọi là hành (saṇkhāra). Đức Phật dạy rằng ‘tư’ (cetanā) vượt trội. Thiền sinh phải thiền bằng tuệ, thấy rõ tính vô thường (anicca), thấy rõ tính khổ (dukkha), thấy rõ tính vô ngã (anatta).

Tương tự cách thiền về vô minh (avijjā) và hành (saṇkhāra), quan sát theo và phân tích những pháp còn lại như thức (viññāṇa), ‘danh sắc’ (nāma rūpa), sáu xứ (salāyatana), xúc (phassa), thọ (vedanā) để phá vỡ riêng từng ‘khối rắn chắc’ (ghana). Trong ‘quả’ (vipāka) do hành (saṇkhāra), tất cả thức quả (vipāka viññāṇa) được bao gồm. Thức quả (vipāka viññāṇa) trong ‘thời bình nhật’ (pavattati) được bao gồm cho phù hợp. ‘Phù hợp’ là chi? nghiệp (kamma) trợ sanh ‘hữu phần’ (bhavaṅga) và tái tục (paṭisandhi) có thể hoặc không thể trợ sanh ‘danh pháp quả’ (vipāka nāmadhamma). Bây giờ chúng ta quan sát theo sự liên quan giữa nhân và quả chủ yếu theo ‘hành’ (saṅkhāra) có thể trợ cho ‘tái tục’ (paṭisandhi) và ‘hữu phần’ (bhavaṅga), có thể hoặc không thể trợ sanh ‘danh pháp quả’ (vipāka nāmadhamma) khác trong ‘thời bình nhật’ (pavattati). Để hiểu về việc này, một ví dụ sẽ được trình bày.

Trong số chư pháp quả của Đức Phật là đau lưng. Có sự sinh khởi của ‘tâm lộ đổng lực thân môn’ (kāya dvārika javana vīthi citta) ở chân bằng ‘tâm sở hữu tâm thân thức câu hành khổ’ (dukkha sahagata kāyaviññāṇa citta cetasika) câu sanh với ‘thân thức’ (kāya viññāṇa) ở chân bằng ‘thọ khổ’ (dukkha vedanā). ‘Danh pháp quả’ (vipāka nāmadhamma) này không bị trợ bởi nghiệp mà trợ cho sự tái tục (paṭisandhi) của Bodhisatta. ‘Thọ’ (vedanā) nhức lưng là thức quả (vipāka viññāṇa) bị trợ sanh bởi nghiệp bất thiện (akusala kamma) của một kiếp sống khi Ngài từng là một võ sĩ làm gãy lưng đối thủ của Ngài. Cho nên tôi nói rằng điều này xảy ra ‘phù hợp’, vì có ‘danh pháp quả’ (vipāka nāmadhamma) bị trợ tạo bởi nghiệp khác cũng có.

Trong giai đoạn quan sát theo sự liên quan giữa nhân và quả có ‘thức tái tục’ (paṭisandhi viññāṇa), ‘thức hữu phần’ (bhavaṅga viññāṇa) và ‘thức tử’ (cuti viññāṇa) là ngoài những tâm lộ (vīthi citta). Ví dụ ở những ‘tâm lộ nhãn môn’ (cakkhu dvāra vīthi citta), ‘nhãn thức’ (cakkhu viññāṇa), ‘tiếp thâu’ (sampaṭicchāna), thẩm tấn’ (santīrana) và ‘na cảnh’ (tadārammaṇa) là 4 ‘thức quả’ (vipāka viññāṇa). 4 pháp này là ‘thức quả’ (vipāka viññāṇa) có thể được liên kết với pháp hành (saṅkhāra dhamma) quá khứ. Tuy nhiên những ‘thức quả’ (vipāka viññāṇa) này không thể sanh mà không có một ‘khai ngũ môn’ (pañcadvārāvajjana) sanh trước. Ngoài ra sau tiến trình là ‘khai ngũ môn’ (pañcadvārāvajjana) – ‘nhãn thức’ (cakkhu viññāṇa) – ‘tiếp thâu’ (sampaṭicchāna) sinh khởi, nó không bao giờ ngưng ở ‘tiếp thâu’ (sampaṭicchāna). Ngay khi ‘nhãn thức’ (cakkhu viññāṇa) sinh khởi nó có thể ngưng ở ‘đoán định’ (voṭṭhapana); hay, nếu nó mạnh mẽ vì cảnh rõ ràng, nó có thể ngưng ở ‘đổng lực’ (javana). Trong giáo pháp sāsana không có ‘lộ tâm’ (citta vīthi) ngưng ở ‘tiếp thâu’ (sampaṭicchāna) và thẩm tấn’ (santīrana). Cho nên trong tiến trình ‘nhãn thức’ (cakkhu viññāṇa) – ‘tiếp thâu’ (sampaṭicchāna) – thẩm tấn’ (santīrana) nó sẽ không xảy ra việc không có ‘khai ngũ môn’ (pañcadvārāvajjana) sanh trước, hoặc sau chúng không có ‘đoán định’ (voṭṭhapana). ‘Tâm’ (citta) tác ý xem lại theo cảnh được gọi là ‘khai ngũ môn’ (pañcadvārāvajjana) và tâm quyết định trên cảnh là vừa ý hay không vừa ý được gọi là ‘đoán định hay phân đoán’ (voṭṭhapana). Nếu mạnh mẽ, tâm đổng lực (javana citta) có thể sanh v.v…

…H-H-KNhãnTTH-P-C-C-C-C-C-C-C-NN-H-H-…

Thiền sinh phải quan sát theo tiến trình tâm. Vào giai đoạn ‘tuệ hiển duyên’ (paccaya pariggaha ñāṇa) thiền sinh phải chỉ quan sát theo sự liên quan giữa ‘danh pháp quả’ (vipāka nāmadhamma) và ‘hành’ (saṅkhāra) nhưng trong giai đoạn ‘quán’ (vipassanā), vị ấy phải thiền quán (vipassanā) theo ‘danh pháp quả’ (vipāka nāmadhamma) cùng với tâm tố (kiriya citta), tâm đổng lực thiện/ đổng lực bất thiện (kusala javana / akusala javana citta) sinh khởi trong một lộ vīthi. Tương tự quan sát theo ‘danh sắc’ (nāma rūpa), sáu xứ (salāyatana), xúc (phassa), thọ (vedanā), ái (taṅhā), thủ (upādāna), hữu (bhava). Chú giải và phụ Chú giải đã đề cập chính xác rằng đó không là điều bất lợi để thiền như vậy. Thiền sinh phải tu tập ‘quán’ (vipassanā), theo pháp nội phần và ngoại phần, ba trạng thái vô thường (anicca), khổ (dukkha), vô ngã (anatta), lần lượt từng trạng thái theo tất cả ‘danh pháp’ đã được quan sát này theo phương pháp của ‘tuệ hiển duyên’ (paccaya pariggaha ñāṇa) từ quá khứ trước đến vị lai sau. Khi vị ấy thiền quán theo cách này vị ấy đã thiền theo tất cả đề mục cần thiết để đạt ‘tuệ phổ thông’ (sammāsana ñāṇa). Vị ấy cần phải làm gì nếu ‘tuệ quán’ (vipassanā ñāṇa) chưa được hoàn thiện đầy đủ; và chưa nhanh và sắc bén.

Đã thiền theo tất cả đề mục của giai đoạn ‘phổ thông’ (sammāsana) có một phương pháp gọi là 40 “To” (40 cách). Đức Phật dạy trong một số Sutta để thiền theo 40 “To” (40 cách), đó là 10 cách trạng thái vô thường (anicca), 25 cách trạng thái khổ (dukkha), 5 cách trạng thái vô ngã (anatta). Đức Phật Buddha đã dạy thiền theo cách này như là vô thường (aniccato), khổ (dukkhato), đau bịnh (rogato), bịnh trạng (ābādhato) v.v… kết thúc bằng ‘to’. Đó là điều cần thiết để tu tập thiền này theo chi tiết. Trước tiên chỉ thiền vô thường (anicca) theo 5 ‘uẩn’ (khandha) hiện tại ở tất cả sáu xứ nội phần và ngoại phần. Kế đến vị ấy phải thiền pakola theo 5 ‘uẩn’ (khandha) ở tất cả sáu xứ. Chỉ sau khi được thuần thục và thành công vị ấy cần phải thiền theo 8 cách của vô thường (anicca) còn lại, bắt đầu với hiện tại. Sau khi được thuần thục, tiếp tục thiền theo 25 cách của khổ (dukkha) và 5 cách của vô ngã (anatta). Sau khi được thuần thục, thiền theo 40 cách này theo 5 ‘uẩn’ (khandha) từ quá khứ đến vị lai.

Điều gì sẽ xảy ra với thiền sinh thiền theo phương pháp này? Trạng thái vô thường (anicca), trạng thái khổ (dukkha) và trạng thái vô ngã (anatta) trở nên rất rõ ràng với tuệ của thiền sinh. Điều gì sẽ xảy ra khi tuệ vô thường tùy quán (aniccanupassanā), khổ não tùy quán (dukkhānupassanā) và vô ngã tùy quán (anattānupassanā) trở nên hoàn thiện đầy đủ? ‘Tuệ phiền yểm’ (nibbidā ñāṇa), là ghê tởm, chán ngán về ‘sắc pháp’ (rūpa dhamma), ‘danh pháp’ (nāma dhamma), nhân và quả, trở nên đặc biệt mạnh mẽ. Vị ấy thiền như vậy để cho vị ấy sẽ bị chán ngán và ghê tởm về ‘sắc pháp’ (rūpa dhamma) và ‘danh pháp’ (nāma dhamma).

Sau đó nếu vị ấy muốn bị chán ngán và ghê tởm về 5 ‘uẩn’ (khandha) quá khứ, thì thiền theo 3 trạng thái của 40 cách theo 5 ‘uẩn’ (khandha) quá khứ nhiều lần. Nếu vị ấy muốn bị chán ngán và ghê tởm về 5 ‘uẩn’ (khandha) hiện tại vị ấy cần phải thiền nhiều lần theo 5 ‘uẩn’ (khandha) hiện tại. Nếu vị ấy không muốn kiếp sống vị lai và muốn nhổ rễ những kiếp sống vị lai thiền 40 cách theo 5 ‘uẩn’ (khandha) vị lai để đoạn trừ ái (taṅhā), ngã mạn (māna), tà kiến (diṭṭhi); và để bị chán ngán và ghê tởm về 5 ‘uẩn’ (khandha) vị lai. Nếu vị ấy thiền theo cách này, sự sanh và diệt của ‘sắc pháp’ (rūpa dhamma) và ‘danh pháp’ (nāmadhamma) sẽ dần dần trở nên rõ hơn và rõ hơn với tuệ của thiền sinh.

Điều gì sẽ xảy ra với vị ấy? Evaṃ kālena rūpaṃ kālena arūpaṃ sammāsitvāpi tilakkhaṇaṃ āropetvà anukkamena patipajjamāno eko paññā bhàvanaṃ sampādeti (Vism, XX, 45) – ở trang 253, quyển thứ hai trong Visuddhimagga, nhà chú giải đã giải thích rằng ‘đạo tuệ’ (magga ñāṇa) và ‘quả tuệ’ (phala ñāṇa) – có thể đạt được khi thiền như vậy. Thiền sinh tu tập để đạt ‘đạo quả tuệ’ (magga phala ñāṇa) có thể được hoàn thành/ mãn nguyện. Nếu ‘tuệ quán’ (vipassanā ñāṇa) không được tu tập phát triển tốt dù là thiền bằng 40 cách ‘To’. Vị ấy cần phải làm gì? Bậc tu tiến được chỉ dẫn để tu tập phát triển ‘tuệ quán’ (vipassanā ñāṇa) bằng phương pháp ‘nhóm 7 phi sắc’ (arūpasattaka) và ‘nhóm 7 sắc’ (rūpasattaka) trong ‘nhóm 7 phi sắc’ trang 253, quyển thứ 2 (đã chuyển ngữ là ‘bộ bảy sắc’ và ‘bộ bảy phi sắc’ trong Vism, XX, 46).

Những phương pháp này được đề cập vắn tắt trước tiên bằng việc chia ‘sắc pháp’ (rūpadhamma) theo bảy cách.

1)   Ādānanikkhepana. Ādāna là tái tục (paṭisandhi) và Nikkhepana là tử (cuti). Giai đoạn giữa hai thời này là một kiếp sống – kiếp sống hiện tại này. Phương pháp của thiền vô thường (anicca), khổ (dukkha), vô ngã (anatta) theo ‘sắc’ (rūpa) tồn tại giữa tái tục (paṭisandhi) và tử (cuti) trong kiếp sống hiện tại này được gọi là phương pháp ‘sắc giữ lấy và từ bỏ’ (Ādānanikkhepana rūpa).

2)   Sau khi thiền theo phương pháp này, kế tiếp là phương pháp ‘chặng tuổi’ (vayo vuḍḍhatthaṅgama). Phương pháp này thì chi tiết hơn. Đây là phương pháp thiền chia một kiếp sống thành nhiều giai đoạn. Quan sát theo ‘sắc pháp’ (rūpadhamma) trong những giai đoạn này. Nếu chúng ta chia thời gian khoảng 100 năm kiếp sống của chúng ta thành 3 giai đoạn thì nó trở thành 33 năm đầu tiên lúc bắt đầu; kế đến vào giữa 34 năm kế; rồi 33 năm cuối. Sau khi chia như vậy, thiền vô thường (anicca) chỉ theo ‘sắc pháp’ (rūpadhamma) trong mỗi giai đoạn; rồi kế chỉ theo khổ (dukkha) và kế chỉ theo vô ngã (anatta), lần lượt từng trạng thái. Nếu chúng ta nhìn xem ở giai đoạn này thì từ sát-na hiện tại, ‘tái tục’ (paṭisandhi) là quá khứ phải chăng? Nó là quá khứ. Kế đến ‘tử’ (cuti) là vị lai. Nó được chỉ dẫn để quan sát theo ‘sắc pháp’ (rūpadhamma) giữa ‘tái tục’ (paṭisandhi) và ‘tử’ (cuti).

Đức Phật Buddha dùng phương pháp này từ khi giai đoạn trước Nibbāna. Đức Phật Buddha đã chịu khổ vì đau lưng vào lúc đầu của 11 tháng trước khi hoàn toàn Nibbāna (mahā Parinibbāna) của Ngài. Nghiệp bất thiện quá khứ, khi Ngài làm gãy lưng đối thủ của Ngài trong cuộc thi đấu vật với Ngài. Thọ này là một ‘ba loại thọ tử’ (Maraṇānitika vedanā). Đó có nghĩa ‘thọ’ (vedanā) này chỉ sẽ ngưng khi Ngài tử. Đức Phật đã vượt qua sự đau này ra sao? Đức Phật Buddha thiền quán (vipassanā) nhiều lần bằng phương pháp ‘nhóm 7 phi sắc’ (arūpasattaka) và ‘nhóm 7 sắc’ (rūpasattaka) để cho ‘tuệ quán’ (vipassanā ñāṇa) trở nên mạnh mẽ; rồi sau đó Ngài ‘nhập quả ứng cúng’ (arahatta phala samāpatti). Chỉ sau khi xuất khỏi ‘nhập quả ứng cúng’ (arahatta phala samāpatti) Ngài đã xác định rằng đau lưng sẽ không sanh từ ngày đó cho đến ngày hoàn toàn Nibbāna (Parinibbāna) của Ngài. Nhập quả (phala samāpatti) này là ‘nhập quả giữ tuổi thọ’ (āyupālaka phala samāpatti) hoặc ‘nhập giữ mạng’ (jīvita pālaka samāpatti) giữ/ chăm sóc thọ mạng của Đức Phật. Đó cũng được gọi là ‘nhập quả giữ tuổi của pháp hành’ (āyu saṅkhāra phala samāpatti) chăm sóc và kéo dài thọ mạng của Đức Phật.

Từ khoảng tháng an cư mùa mưa Vasso cho đến ngày rằm trăng tròn của Kason (Vesākha), Đức Phật Buddha đã tu tập Samāpatti mỗi ngày, nhập vào thiền quả ứng cúng (arahatta phala samāpatti) nhiều lần sau khi Ngài thiền quán (vipassanā) bằng phương pháp ‘nhóm 7 phi sắc’ (arūpasattaka) và ‘nhóm 7 sắc’ (rūpasattaka). Do yêu cầu và thôi thúc của Mara, nó chỉ vào ngày rằm trăng tròn của tháng Thabodwe (Magha), Đức Phật Buddha đã từ bỏ tuổi của pháp hành (āyu saṅkhāra). Từ bỏ tuổi của chư hành (āyu saṅkhāra) nghĩa là Đức Phật Buddha quyết định Ngài sẽ nhập vào tuổi của chư hành (āyu saṅkhāra), chăm sóc thọ mạng của Ngài chỉ từ ngày đó cho đến ngày rằm trăng tròn của Vesākha. Ngài quyết định sẽ không nhập vào Samāpatti này sau ngày rằm trăng tròn của Vesākha. Đây được gọi là từ bỏ tuổi của pháp hành (āyu saṅkhāra). Đức Phật Buddha chăm sóc và kéo dài thọ mạng của Ngài bằng cách nhập giữ tuổi của pháp hành (āyu saṅkhāra samāpatti), nhập quả ứng cúng (arahatta phala samāpatti) bằng phương pháp ‘nhóm 7 phi sắc’ (arūpasattaka) và ‘nhóm 7 sắc’ (rūpasattaka); cho đến từ bỏ Samāpatti này vào ngày rằm trăng tròn của Vesākha. Cho nên Đức Phật Buddha đã tự tu tập phương pháp minh sát về ‘nhóm 7 phi sắc’ (arūpasattaka) và ‘nhóm 7 sắc’ (rūpasattaka). Nó được lưu lại trong Chú giải.

Sau khi thiền bằng cách chia thành 3 giai đoạn trong thời gian một kiếp sống, kế đến chia thành 10 giai đoạn trong thời gian một kiếp sống; 10 năm trong mỗi giai đoạn. Bằng tuệ quán (vipassanā), thiền vô thường (anicca), khổ (dukkha), vô ngã (anatta) từng trạng thái một theo ‘sắc’ (rūpa) của mỗi giai đoạn. Sau đây chia thêm một kiếp sống thành 20 giai đoạn. Theo cách này, thời gian kiếp sống được chia thành từng ngày và cuối cùng thời gian của một ngày được chia thành 3 giai đoạn và ban đêm được chia thành 3 giai đoạn. Thiền vô thường (anicca), khổ (dukkha), vô ngã (anatta) theo ‘sắc’ (rūpa) của mỗi giai đoạn. Khi thiền như vậy, thiền vô thường (anicca), khổ (dukkha), vô ngã (anatta) theo ‘sắc’ (rūpa) của bất cứ tư thế nào: Nằm, ngồi, đứng, đi vào từng giai đoạn. Dù vào lúc đi, thiền theo ‘sắc pháp’ (rūpadhamma) sanh trong mỗi sát-na của 6 giai đoạn này chi tiết: đưa lên, nâng lên, đẩy tới, đặt xuống, chạm, nhấn. Thiền và quan sát theo chúng mỗi ngày. Đây là cách ‘chặng tuổi’ (vayo vuḍḍhatthaṅgama).

3)   Āhāramaya: là quan sát theo ‘sắc pháp’ (rūpa dhamma) sanh khi đói và quan sát theo ‘sắc pháp’ sanh trong giai đoạn sau khi ăn. Thiền theo giai đoạn này ra sao? Thiền theo 3 trạng thái của chúng.

4)   Utu – Quí tiết: Nghĩa là thiền theo ‘sắc pháp’ (rūpadhamma) sanh khi trời lạnh và khi trời nóng. Chi tiết mỗi ngày. Quan sát theo ‘sắc pháp’ mỗi ngày bị trợ tạo bởi nghiệp (kamma), tâm (citta), quí tiết (utu), vật thực (āhāra) ở tại một ‘xứ’.

5)   Kammaja rūpa (sắc do nghiệp trợ sanh) điều này được nói trước trong Visuddhimagga trang 259 đoạn 714 Kammajaṃ āyatana dvāravasena pākataṃ hotiKammaja rūpa – Sắc do nghiệp trợ sanh trở nên nổi bật ở tại xứ môn (āyatana dvāra). Cakkhudvārasmiṃ hi cakkhu kāya bhārva dasakavasena tiṃsa kammajarūpāni, upatthambhakāni pana tesaṃ utucittāhāra samuṭṭhānāni catuvīsatīti catu pannāsa honti (Vism, XX, 70). Trong nhãn có 10 thứ ‘sắc’ (rūpa) trong bọn nhãn mười pháp (cakkhu dasaka kalāpa), 10 thứ ‘sắc’ (rūpa) trong bọn thân mười pháp (kāya dasaka kalāpa), 10 thứ ‘sắc’ (rūpa) trong bọn sắc tính mười pháp (bhāva dasaka kalāpa). Tổng cộng 30 thứ sắc do nghiệp trợ sanh (kammaja rūpa). ‘Upatthambhaka rūpa’ ủng hộ thân hoặc sắc do nghiệp trợ sanh (kammaja rūpa) này là 8 thứ ‘sắc’ (rūpa) bị trợ sanh bởi ‘quí tiết’ (utu), 8 thứ ‘sắc’ (rūpa) bị trợ sanh bởi ‘tâm’ (citta) và 8 thứ ‘sắc’ (rūpa) bị trợ sanh bởi Vật thực (āhāra): Tổng cộng 24 thứ sắc. Cho nên, cả thảy có 54 thứ sắc ở nhãn. Tương tự có 54 thứ sắc ở nhĩ, có 54 thứ sắc ở tỷ, có 54 thứ sắc ở thiệt và có 44 thứ sắc ở thân. Trong thân có 44 thứ sắc của 5 loại ‘bọn’ (kalāpa), đó là ‘bọn thân mười pháp’ (kāya dasaka kalāpa), ‘bọn sắc tính mười pháp’ (bhāva dasaka kalāpa), ‘bọn sắc tâm tám pháp’ (cittaja aṭṭhaka kalāpa), ‘bọn sắc quí tiết tám pháp’ (utuja aṭṭhaka kalāpa), ‘bọn sắc vật thực tám pháp’ (āhāraja aṭṭhaka kalāpa). Trong tim có 6 loại ‘bọn sắc’ (rūpa kalāpa) đó là ‘bọn thân mười pháp’ (kāya dasaka kalāpa), ‘bọn sắc tính mười pháp’ (bhāva dasaka kalāpa), ‘bọn ý vật mười pháp’ (hadaya dasaka kalāpa), ‘bọn sắc tâm tám pháp’ (cittaja aṭṭhaka kalāpa), ‘bọn quí tiết tám pháp’ (utuja aṭṭhaka kalāpa), ‘bọn vật thực tám pháp’ (āhāraja aṭṭhaka kalāpa): 54 thứ ‘sắc’ (rūpa). Tất cả những sắc này tồn tại ở 6 xứ tương ứng. Nó được chỉ dẫn để thiền vô thường (anicca), khổ (dukkha), vô ngã (anatta) bằng tuệ theo sự sanh và diệt của ‘sắc’ (rūpa) hằng ngày mà không chuyển đổi ‘nơi/xứ’ (ṭhāna).

6)   ‘Sắc’ (rūpa) kế là ‘sắc có tâm làm sở sanh’ (citta samuṭṭhāna rūpa). Chúng là ‘sắc’ (rūpa) sanh khi bậc tu tiến cảm giác buồn hay vui. Bậc tu tiến phải thiền vô thường (anicca), khổ (dukkha), vô ngã (anatta) theo chúng mỗi ngày.

7)   Sau đó, ‘sắc’ (rūpa) khác là ‘sắc tự nhiên’ (dhammatā rūpa) được mô tả trong chú giải như là vàng, bạc, chì, đất, v.v… Tất cả các thứ kim loại như là vàng, v.v…; nông trại, nhà, cây cối, nước, rừng, núi được bao gồm. Tất cả những sắc này là ‘sắc tự nhiên’ (dhammatā rūpa). Quan sát theo những sắc này và phân tích chúng. Tất cả là những ‘hạt/ bọn’ (kalāpa) nhỏ. Nếu phân tích chỉ có 8 thứ của trạng thái tự nhiên. Chúng bị trợ tạo bởi ‘hỏa giới’ (tejo dhātu) gọi là quí tiết (utu). Đôi khi, nếu sắc thinh được gồm vào thì có 9 thứ ‘sắc’ (rūpa). Thiền vô thường (anicca), đặc tính sanh và diệt; khổ (dukkha), đặc tính bị áp bức sanh và diệt; vô ngã (anatta), không có linh hồn, không có cốt lõi bền vững thuộc về 8 hoặc 9 thứ ‘sắc’ (rūpa) này. Chúng sanh có sự sống dính mắc vào vàng và bạc phải chăng? Ái (taṅhā) sanh, ngã mạn (māna) sanh, tà kiến (diṭṭhi) sanh. Bậc tu tiến cần phải làm gì nếu muốn nhổ bỏ ái (taṅhā), ngã mạn (māna), tà kiến (diṭṭhi) về vàng và bạc này? Thiền vô thường (anicca), khổ (dukkha), vô ngã (anatta) về vàng và bạc. Chúng ta thiền theo pháp chế định phải chăng? Không; đó là phân tích 4 ‘giới’ (dhātu) của vàng và nó trở thành những ‘hạt/ bọn’ (kalāpa) nhỏ. Phân tích 4 ‘giới’ (dhātu) của bạc và nó trở thành những ‘hạt/ bọn’ (kalāpa) nhỏ. Lần nữa phân tích 8 thứ trong mỗi hạt. Chỉ sau đó bậc tu tiến phải thiền vô thường (anicca), khổ (dukkha), vô ngã (anatta) theo chúng. Để có khả năng quan sát theo như vậy, sự dính mắc của ái (taṅhā), tính kiêu ngạo của ngã mạn (māna) và thấy sai của tà kiến (diṭṭhi) về 4 ‘giới’ (dhātu) gọi là ‘hoa tai kim cương’, ‘vàng’, ‘bạc’ sẽ bị đoạn trừ. Tương tự đối với sự dính mắc vào bất cứ những vật không có sự sống nào, quan sát và phân tích vật không có sự sống đó. Kế đến phân tích ‘hạt/ bọn’ (kalāpa) nhỏ và thiền theo chúng về tính vô thường (anicca), khổ (dukkha), vô ngã (anatta).

Chỉ sau khi thiền theo ‘sắc pháp’ (rūpa dhamma) bằng 7 cách này về ‘nhóm 7 sắc’ (rūpasattaka) bậc tu tiến có thể chuyển sang thiền theo phương pháp ‘nhóm 7 phi sắc’ (arūpasattaka). Phương pháp ‘nhóm 7 phi sắc’ (arūpasattaka) là:

–   Thiền vô thường (anicca), khổ (dukkha), vô ngã (anatta) luân phiên từng trạng thái một theo ‘tuệ’ (ñāṇa)[73] đang thấy rõ tính vô thường (anicca) của ‘sắc’ (rūpa) bằng 7 cách trên;

–   Kế đến thiền vô thường (anicca), khổ (dukkha), vô ngã (anatta) luân phiên từng trạng thái một theo ‘tuệ’ (ñāṇa) đang thấy rõ tính khổ não (dukkha) của ‘sắc’ (rūpa) bằng 7 cách trên;

–   Kế đến thiền vô thường (anicca), khổ (dukkha), vô ngã (anatta) luân phiên từng trạng thái một theo ‘tuệ’ (ñāṇa) đang thấy rõ tính vô ngã (anatta) của ‘sắc’ (rūpa) bằng 7 cách trên.

Ñāṇa – Tuệ được đề cập vì nó là ‘sở hữu tâm’ (cetasika) vượt trội. Tâm minh sát (‘tuệ’ – ñāṇa) không có khả năng tự sinh khởi mà không có những danh sở hữu tâm. Để tu tập ‘quán’ (vipassanā), trước tiên cần phá vỡ ‘khối rắn chắn’ (ghana) để cho có khả năng vươn tới giai đoạn siêu lý (paramattha). Đó là thiền vô thường (anicca), khổ (dukkha), vô ngã (anatta) chỉ theo pháp siêu lý (paramattha). Đó cũng là thiền không chỉ theo ‘tuệ’ (ñāṇa). Trong ‘danh pháp’ (nāma dhamma) có 4 khối rắn chắc nếu ‘khối cảnh’ (ārammaṇa ghana) được bao gồm; 3 khối khác là ‘khối thừa kế, liên tục’ (santati ghana), ‘khối tập hợp’ (samūha ghana) và ‘khối phận sự/ việc làm’ (kicca ghana).

–   ‘Khối thừa kế, liên tục’ (santati ghana) sẽ bị phá vỡ chỉ khi mỗi ‘sát-na tâm’ (cittakhaṇa) được quan sát.

–   ‘Khối tập hợp’ (samūha ghana) sẽ bị phá vỡ chỉ khi bậc tu tiến có thể phân tích ‘danh pháp’ (nāma dhamma), đến mức nếu có 12 danh pháp, vị ấy quan sát theo 12 sanh pháp; nếu có 34 ‘danh pháp’ vị ấy quan sát theo 34 danh pháp.

–   ‘Khối phận sự/ việc làm’ (kicca ghana) sẽ bị phá vỡ chỉ khi có khả năng quan sát theo ‘pháp siêu lý’ (paramattha) bằng trạng thái, phận sự, thành tựu và nhân cận của nó.

Đối với thiền sinh nào đã quan sát theo những ‘danh pháp’ (nāma dhamma) này bằng trạng thái, phận sự, thành tựu và nhân cận của nó, ‘tuệ’ (ñāṇa) này có ‘khai ý môn’ (manodvārāvajjana), 7 sát-na tâm ‘đổng lực’ (javana) và 2 sát-na tâm ‘na cảnh’ (tadārammaṇa). Trong giai đoạn này có một châm ngôn rằng vào lúc ‘nhược tuệ/ tuệ quán yếu’ (taruṇa[74] vipassanā), ‘na cảnh’ (tadārammaṇa) có thể hoặc không thể sanh. Nhưng nếu đạt đến giai đoạn ‘cường tuệ/ tuệ quán mạnh mẽ’ (balava vipassanā)[75], có một sự dạy chính xác rằng không có ‘na cảnh’ (tadārammaṇa) trong ‘tuệ quán’ (vipassanā ñāṇa) cao hơn. Dù thế nào đi nữa nếu ‘na cảnh’ (tadārammaṇa) không sanh thì chỉ quan sát theo ‘khai ý môn’ (manodvārāvajjana) và ‘đổng lực’ (javana); nhưng nếu ‘na cảnh’ (tadārammaṇa) sanh thì cũng quan sát theo ‘na cảnh’. Thiền theo tính vô thường (anicca), khổ (dukkha), vô ngã (anatta) của ‘danh pháp’ (nāmadhamma), đó là 12 ‘danh pháp’ ở ‘khai ý môn’ (manodvārāvajjana) và 34 ‘danh pháp’ ở ‘đổng lực’ (javana). Theo cách ưng thuận / đồng nhất (ekatta) duy nhất ‘tuệ’ (ñāṇa) (tâm quan sát) được đề cập. Sau khi thiền như vậy như một tổng thể thì thiền riêng rẽ sau. Phương pháp trong quán như một tổng thể được định rõ là phương pháp theo nhóm/’bọn’ kalāpa.

Kế tiếp là phương pháp thiền theo ‘đôi’ (yamaka). Trong phương pháp này, trước tiên thiền theo cách ‘giữ lấy và từ bỏ’ (ādānanikkhepa) bằng cách:

–   Thiền vô thường (anicca) theo ‘sắc giữ lấy và từ bỏ’ (ādānanikkhepa rūpa) từ ‘tái tục’ (paṭisandhi) đến ‘tử’ (cuti). Kế đến thiền vô thường (anicca), khổ (dukkha), vô ngã (anatta) từng trạng thái một theo ‘tuệ’ (nāṇa) đang thấy rõ vô thường (anicca);

–   Kế đến thiền khổ (dukkha) theo ‘sắc giữ lấy và từ bỏ’ (ādānanikkhepa rūpa), sau đó thiền vô thường (anicca), khổ (dukkha), vô ngã (anatta) từng trạng thái một theo ‘tuệ’ (nāṇa) đang thấy rõ khổ (dukkha);

–   Kế đến thiền vô ngã (anatta) theo ‘sắc giữ lấy và từ bỏ’ (ādānanikkhepa rūpa), sau đó thiền vô thường (anicca), khổ (dukkha), vô ngã (anatta) từng trạng thái một theo ‘tuệ’ (nāṇa) đang thấy rõ vô ngã (anatta).

Cùng cách như thiền theo ‘sắc giữ lấy và từ bỏ’ (ādānanikkhepa rūpa), thiền chi tiết theo tất cả ‘sắc’ (rūpa) trong 7 cách trên, ‘nhóm 7 sắc’ (rūpa sattaka). Bậc tu tiến cần phải thiền theo ‘đôi’ (yamaka). Quan sát theo những sắc của cách thứ nhất này và kế đến thiền theo ‘sắc’ (rūpa) bằng cách thứ hai và kế đến thiền theo ‘tuệ’ (ñāṇa) đang thấy rõ ‘sắc’ (rūpa) bằng cách thứ hai. Theo cách thiền theo ‘đôi’ (yamaka) này, lần lượt. Đây được gọi là phương pháp theo ‘đôi’ (yamaka). Bậc tu tiến phải quan sát cùng cách tất cả sắc theo bảy cách.

Sau đây, cách ‘nhóm 7 phi sắc’ (arūpa sattaka) thứ ba là thiền bằng phương pháp ‘sát-na’ (khaṇika). Theo phương pháp này thiền vô thường (anicca) theo ‘sắc giữ lấy và từ bỏ’ (ādānanikkhepa rūpa) trước và kế đến thiền vô thường (anicca) theo ‘tuệ’ (ñāṇa) hoặc quan sát theo ‘tâm sở hữu tâm lộ’ (vīthi citta cetasika) quán bằng một ‘lộ’ (vīthi) thứ hai. Kế đến lần lượt thiền theo ‘lộ’ (vīthi) thứ hai bằng ‘lộ’ (vīthi) thứ ba; rồi thiền theo ‘lộ’ (vīthi) thứ ba bằng ‘lộ’ (vīthi) thứ tư; và thiền theo ‘lộ’ (vīthi) thứ tư bằng ‘lộ tâm’ (citta vīthi) thứ năm cho đến 5 bước hoặc giai đoạn được gọi là phương pháp ‘sát-na’ (khaṇika). Cách ‘nhóm 7 phi sắc’ (arūpa sattaka) thứ tư là phương pháp thực hành (paṭipatti). Ở đây thiền như trước theo một ‘lộ tâm’ (citta vīthi) trước bằng một ‘lộ tâm’ (citta vīthi) sau lần lượt từng bước, không chỉ 5 bước mà lên đến 10 bước. Đây là sự khác biệt duy nhất. Đó là thiền theo ‘sắc’ (rūpa) bằng ‘nhóm 7 sắc’ (rūpa sattaka) thứ nhất và kế đến thiền theo ‘tuệ’ (ñāṇa) cho đến 10 bước. Kế đến, thiền theo ‘sắc’ (rūpa) bằng phương pháp ‘nhóm 7 sắc’ (rūpa sattaka) thứ hai và thiền theo ‘tuệ’ (ñāṇa) từng giai đoạn một cho đến 10 giai đoạn.

 

 

Các bài viết trong sách

Dhamma Paññā

BQT trang Theravāda cố gắng sưu tầm thông tin tài liệu Dhamma trợ duyên quý độc giả tìm hiểu về Dhamma - Giáo Pháp Bậc Giác Ngộ thuyết giảng suốt 45 năm sau khi Ngài chứng đắc trở thành Đức Phật Chánh Đẳng Chánh Giác vào đêm Rằm tháng 4, tìm hiểu thêm phương pháp thực hành thiền Anapana, thiền Vipassana qua các tài liệu, bài giảng, pháp thoại từ các Thiền Sư, các Bậc Trưởng Lão, Bậc Thiện Trí.

Trả lời

Từ điển
Youtube
Live Stream
Tải app