– CHƯƠNG 7 –
QUAN SÁT THEO
DANH PHÁP (NĀMA DHAMMA)

 

Tadeva pariggahita rūpassa vasena arūpa dhamma pākāta honti. Cả – Athassa evaṃ `cattāri mahabhūtāni tevīsati upādā rūpāni rūpakkhandho’ti rūpakkhandhaṃ parigganhantassa āyatana dvāra vasena arūpino khandha pākatā honti điều này được đề cập rằng, sau khi quan sát theo ‘sắc pháp’ (rūpa dhamma), ‘danh pháp’ (nāmadhamma) trở nên rõ ràng bằng cách ‘xứ môn’ (āyatana dvāra). ‘Danh pháp’ (nāmadhamma) đang xảy ra trong lộ (vīthi – lộ tâm) là một định luật (niyāma) tự nhiên; là một định luật cố nhiên; không bao giờ thay đổi khỏi định luật này. Đây là một định luật tự nhiên của tâm. Đó là lý do tại sao nếu muốn quan sát thấy biết rõ ‘danh pháp’ (nāmadhamma), bậc tu tiến không thể quan sát chúng theo cách riêng của vị ấy mà phải quan sát chúng y theo định luật tự nhiên như chúng xảy ra. ‘Lộ ngũ môn’ (pañcadvāra vīthi) và ‘lộ ý môn’ (manodvāra vīthi) thì không giống nhau. Chúng khác biệt ra sao?

Trong ‘lộ ngũ môn’ (pañcadvāra vīthi), ví dụ trong ‘lộ nhãn môn’ (cakkhu dvāra vīthi), ‘nhãn thức’ (cakkhu viññāṇa) sinh khởi nương trên ‘nhãn giới thanh triệt’ gọi là ‘nhãn môn’ (cakkhu dvāra). Những ‘tâm lộ’ (vīthi citta) còn lại như ‘khai ngũ môn’ (pañcadvāravajjana), ‘tiếp thâu’ (sampaticchana), ‘thẩm tấn’ (santirana), ‘đoán định’ (voṭṭhapana), ‘đổng lực’ (javana), ‘na cảnh’ (tadālambana) và theo sau là ‘lộ ý môn’ (manodvāra vīthi) v.v…, sinh khởi dựa vào ‘tâm hữu phần’ (bhavaṅga citta) sáng tỏ gọi là ‘ý môn’ (mano dvāra) sinh khởi nương trên ‘sắc ý vật’ (hadaya vatthu). Ở giai đoạn này, cảnh sắc cùng lúc dội vào cả hai ‘môn’ (dvāra). Ví dụ, vào một ngày nắng, một con chim đậu trên một nhành cây. Nếu nhành cây lay động, bóng của nó trên mặt đất cùng lúc cũng lay động. Giống như vậy, ví dụ cảnh sắc cùng lúc dội vào ‘nhãn giới thanh triệt’ và ‘tâm hữu phần’ (bhavaṅga citta) sáng tỏ. Nếu thiền sinh muốn quan sát theo ‘tâm lộ’ (vīthi citta) khi ấy, vị ấy cần phải quan sát theo cả hai ‘môn’ (dvāra) cùng nhau và cả cảnh sắc.

Để quan sát theo cả hai xứ và cảnh được đề cập chính xác trong Chú giải Anupada sutta (Majjhima nikāya.121). Tôn giả Sāriputta đã quan sát theo ‘danh pháp’ (nāmadhamma) của thiền (jhāna) thứ nhất và tu tập ‘quán’ (vipassanā) theo chúng bằng phương pháp ‘quan sát liên tục’ (anupada[41]dhamma vipassanā). Ngài quan sát thấy biết rõ theo từng ‘danh pháp’ (nāmadhamma) đó là: ‘xúc’ (phassa), ‘thọ’ (vedanā), ‘tưởng’ (saññā), tư (cetanā), v.v… của thiền (jhāna) thứ nhất. Chú giải giải thích rằng Tôn giả Sāriputta có thể quan sát như vậy do ngài đã quan sát xong theo ‘xứ’ (āyatana) và ‘cảnh’ (ārammaṇa) cùng nhau. Trong ví dụ trên của chúng tôi về ‘lộ nhãn môn’ (cakkhu dvāra vīthi), ‘xứ’, tức là ‘nhãn giới thanh triệt’, là ‘sắc pháp’ (rūpa dhamma) mà ‘nhãn thức’ (cakkhuviññāṇa) nương sanh; cho nên nó được gọi là ‘nhãn vật’ (cakkhu vatthu) hay ‘nhãn xứ’. ‘Ý vật’ (hadaya vatthu) cũng được gọi như vậy vì nó là ‘sắc pháp’ (rūpa dhamma) mà những ‘tâm lộ nhãn môn’ (cakkhu dvāra vīthi citta) còn lại nương sanh. Trong hướng dẫn quan sát theo ‘sắc pháp’ (rūpa dhamma) gọi là ‘vật’ (vatthu), ở đây nó có nghĩa là ‘ý môn’ (mano dvāra). Cho nên, quan sát theo ‘nhãn giới thanh triệt’ và ‘tâm hữu phần’ (bhavaṅga citta) sáng tỏ cùng nhau; cũng quan sát theo cảnh sắc. ‘Nhãn giới thanh triệt’ và ‘tâm hữu phần’ (bhavaṅga citta) sáng tỏ là ‘vật’ (vatthu) hay ‘xứ’; đối tượng nhìn thấy là ‘cảnh’ (ārammaṇa). Sau khi quan sát theo ‘xứ’ và ‘cảnh’ cùng nhau, quan sát theo ‘danh pháp’ (nāmadhamma) đang sanh trong lộ nhãn môn.

Nếu thiền sinh phải quan sát như vậy, vị ấy có cần có khả năng quan sát thấy biết rõ theo ‘tâm hữu phần’ (bhavaṅga citta) sáng tỏ hay chăng? Vị ấy cần làm như vậy. Vị ấy có cần quan sát theo ‘nhãn giới thanh triệt’ hay chăng? Vị ấy cần làm như vậy. Không có khả năng thấy ‘nhãn giới thanh triệt’ và ‘tâm hữu phần’ (bhavaṅga citta) sáng tỏ thì không thể quan sát theo ‘lộ nhãn môn’ (cakkhu dvāra vīthi) một cách hệ thống. Việc này được giải thích làm sao ‘tâm quả’ (vipāka citta) sinh khởi trong ‘thời bình nhật’ (pavatti kāla)[42]. Cảnh sắc dội vào ‘nhãn giới thanh triệt’ do ‘nhãn giới thanh triệt’ không bị hư hỏng. Cảnh sắc cùng lúc dội vào cả hai ‘nhãn giới thanh triệt’ và ‘tâm hữu phần’ sáng tỏ, với sự có mặt của ánh sáng. Chỉ khi có ánh sáng, bậc tu tiến mới có thể thấy cảnh sắc. Tương tự, thiền sinh đang tu tập pháp ‘quán’ (vipassanā) phải quan sát theo sắc màu của ‘bọn sắc’ (rūpa kalāpa). Khi ấy ánh sáng của tuệ phải hiện diện. Nếu không có ánh sáng, bậc tu tiến không thể thấy ‘bọn sắc’. Đó là tại sao nó tùy thuộc vào ánh sáng.

Có hai loại ‘tác ý’ (manasikāra): ‘Tác ý thành lộ’ (vīthi paṭipādaka manasikāra) và ‘tác ý thành đổng lực’ (javana paṭipādaka manasikāra). ‘Tác ý thành lộ’ (vīthi paṭipādaka manasikāra) là ‘tâm’ (citta) xem lại cảnh của ‘tâm khai ngũ môn’ (pañcadvāravajjana citta) sinh khởi trước ‘nhãn thức’; vì vậy nó được gọi ‘tâm khai ngũ môn tác ý thành lộ’ (pañcadvāravajjana citta vīthi paṭipādaka manasikāra). Nó tương tự ở ‘lộ nhĩ môn…’ (sota dvāra vīthi…). ‘Tác ý thành đổng lực’ (javana paṭipādaka manasikāra) là ‘tâm đoán định’ (voṭṭhapana citta) là nhân hay duyên cơ bản trong việc quyết định ‘đổng lực’ (javana). ‘Đoán định’ (voṭṭhapana) định đoạt ‘đổng lực’ là ‘thiện’ (kusala) hay bất thiện (akusala). ‘Nhãn thức’ (cakkhuviññāṇa) và ‘tâm lộ’ (vīthi citta) sinh khởi do ‘khai ngũ môn’ (pañcadvāravajjana). Nếu ‘khai ngũ môn’ (pañcadvāravajjana) không xem lại cảnh sắc, những tâm lộ này không sinh khởi. Cho nên, ‘tâm nhãn thức’ (cakkhuviññāṇa citta) sinh khởi do nhân, duyên của nó, là ‘tác ý’ (manasikāra). ‘Tâm nhãn thức’ (cakkhuviññāṇa citta), với sự có mặt của ánh sáng, sinh khởi cùng với những sở hữu tâm. Quan sát thấy biết rõ chúng cùng sanh. Cho nên, chỉ quan sát theo ‘nhãn thức’ (cakkhuviññāṇa) là không đủ. ‘Nhãn giới thanh triệt’ bị trợ bởi nghiệp (kamma) quá khứ liên tục đang sanh và đang diệt. Cảnh sắc dội vào ‘nhãn giới thanh triệt’ vào giai đoạn trụ của nó. Khi cảnh sắc dội vào ‘nhãn giới thanh triệt’, hai ‘hữu phần’ (bhavaṅga) xuất hiện rồi diệt. ‘Hữu phần rúng động’ (bhavaṅgacalāna) và kế sau là ‘hữu phần dứt dòng’ (bhavaṅgagupaccheda). Ngay khi ‘hữu phần’ (bhavaṅga) này diệt, ‘tâm lộ khai ngũ môn’ (pañcadvāravajjana vīthi citta), là một tâm khai mở (avajjana citta) gọi là ‘tố ý giới’ (kiriya manodhātu), sinh khởi xem lại cảnh của tâm. Nó thực hiện phận sự của nó xem lại cảnh là gì.

Sau tâm phản khán này (tức là khai ngũ môn pañcadvārāvajjana), tâm lộ có thể là ‘tâm quả thiện’ (kusala vipāka citta) hay ‘tâm quả bất thiện’ (akusala vipāka citta) sinh khởi. Nếu cảnh là vừa ý thì đây là ‘tâm quả thiện’ (kusala vipāka citta). Nếu cảnh là không vừa ý thì đây là ‘tâm quả bất thiện’ (akusala vipāka citta). Sau đó, ‘tâm quả tiếp thâu’ (vipāka sampaṭicchana citta) gọi là ‘quả ý giới’ (vipāka manodhātu) sinh khởi, thực hiện phận sự tiếp nhận cảnh. Sau đó, ‘tâm thẩm tấn’ (santīraṇa citta) gọi là ‘quả ý thức giới’ (vipāka mano viññāṇa dhātu) sinh khởi; phận sự của nó là thẩm tra cảnh. Sau ‘thẩm tấn’ (santīraṇa), có sự sinh khởi của một ‘ý thức giới’ (mano viññāṇa dhātu) gọi là ‘tố vô nhân’ (kiriya ahetuka) quyết định cảnh là vừa ý hay đáng ghét là phận sự của nó. Đây là một ‘tâm khai ý môn’ (manodvārāvajjana citta) gọi là ‘tâm đoán định, phân đoán’ (voṭṭhapana citta). Nó luôn đi cùng với ‘xả thọ’ (upekkhā vedanā). Sau đó, có sự sinh khởi của những ‘đổng lực dục giới (kāmāvacara javana), có thể là ‘đổng lực thiện’ (kusala javana) hay ‘đổng lực bất thiện’ (akusala javana). Nếu ‘đoán định’ (voṭṭhapana) quyết định là ‘không khéo tác ý’ (ayoniso manasikāra) thì có sự sinh khởi của ‘đổng lực bất thiện’ (akusala javana). Còn như bậc Ứng cúng Arahatta chỉ có ‘đổng lực tố’ (kiriya javana). ‘Đổng lực’ (javana) sinh khởi 5 hoặc 7 sát-na tâm. Rồi sau đó, 1 trong 11 thứ ‘tâm na cảnh’ (tadārammaṇa citta) sẽ sinh khởi cho chúng sanh dục giới (kāmāvacara) có sự sống, phụ thuộc ‘đổng lực’ (javana). 3 ‘thẩm tấn’ (santīraṇa) và 4 ‘đại quả’ (mahā vipāka) có thể thực hiện phận sự ‘na cảnh’ (tadārammaṇa) là tâm cũng bắt cảnh của ‘đổng lực’ (javana).

Tóm tắt, những ‘tâm lộ’ (vīthi citta) xảy ra:

–   Ở nhãn môn là ‘khai ngũ môn’ (pañcadvāravajjana), ‘nhãn thức’ (cakkhuviññāṇa), ‘tiếp thâu’ (sampaṭicchana), ‘thẩm tấn’ (santīraṇa), ‘đoán định, phân đoán’ (voṭṭhapana), 7 sát-na tâm ‘đổng lực’ (javana), 2 sát-na tâm ‘na cảnh’ (tadārammaṇa).
[…k-nhãn-t-th-p-c-c-c-c-c-c-c-n-n…].

–   Ở nhĩ môn, xảy ra là ‘khai ngũ môn’ (pañcadvāravajjana), ‘nhĩ thức’ (sotaviññāṇa), ‘tiếp thâu’ (sampaṭicchana), ‘thẩm tấn’ (santīraṇa), ‘đoán định, phân đoán’ (voṭṭhapana), 7 sát-na tâm ‘đổng lực’ (javana), 2 sát-na tâm ‘na cảnh’ (tadārammaṇa).
[…k-nhĩ-t-th-p-c-c-c-c-c-c-c-n-n…].

‘Đổng lực’ (javana) có thể xảy ra 7 hoặc 5 sát-na tâm. Đây là định luật cố nhiên. Những môn khác có cùng tiến trình. Trong tiến trình ‘lộ ý môn’ (manodvāra), không chỉ có ‘tâm đổng lực dục giới’ (kāmāvacara javana citta), cũng có thể có ‘tâm đổng lực đáo đại’ (mahaggata javana citta). Theo cách này, quan sát theo tất cả ‘danh pháp’ (nāmadhamma) ở sáu môn. Bậc tu tiến phải quan sát theo những ‘danh pháp’ (nāmadhamma) này theo định luật cố nhiên, gọi là ‘tâm lộ’ (vīthi citta). ‘Danh pháp’ không bao giờ sanh ngoài tiến trình này.

Quan sát theo những ‘danh pháp’ (nāmadhamma) này ra sao? Thiền sinh muốn quan sát thấy biết rõ theo tiến trình tâm lộ nhãn môn và những sở hữu tâm (cakkhu dvāra vīthi citta cetasika) cùng sanh phải quan sát theo ‘nhãn giới thanh triệt’ và ‘tâm hữu phần’ (bhavaṅga citta) sáng tỏ cùng nhau và chú ý theo màu của một ‘bọn sắc’ (rūpa kalāpa) hay một nhóm ‘bọn sắc’. Khi màu của ‘cảnh sắc’ (rūpārammaṇa) dội vào ‘nhãn giới thanh triệt’ và ‘tâm hữu phần’ (bhavaṅga citta) sáng tỏ, ‘tâm lộ nhãn môn’ (cakkhu dvāra vīthi citta) và những ‘sở hữu tâm’ (cetasika) sinh khởi. Kế đến ‘tâm lộ ý môn’ (manodvāra vīthi citta) và những ‘sở hữu tâm’ (cetasika) như là những ‘tâm lộ ý môn nối tiếp’ (tadanuvattaka manodvāra vīthi citta) sẽ lần lượt sinh khởi. Cho nên, thiền sinh phải quan sát theo cách này.

Khi quan sát theo ‘danh pháp’ (nāmadhamma), vị ấy cần phá vỡ ‘khối thừa kế, liên tục’ (santati ghana) và quan sát theo chúng riêng từng pháp. Có 4 thứ ‘khối’ (ghana): ‘khối thừa kế, liên tục’ (santati ghana), ‘khối tập hợp’ (samūha ghana), và ‘khối phận sự/ việc làm’ (kicca ghana) và ‘khối cảnh’ (ārammaṇa ghana).

Khối thừa kế, liên tục’ (santati ghana) là tiến trình của ‘khai ngũ môn’ (pañcadvāravajjana), ‘nhãnthức’ (cakkhuviññāṇa), ‘tiếp thâu’ (sampaṭicchana), ‘tâm thẩm tấn’ (santīraṇa), ‘đoán định hay phân đoán’ (voṭṭhapana), 7 sát-na tâm ‘đổng lực’ (javana), v.v…
[…k-nhãn-t-th-p-c-c-c-c-c-c-c-…].
Nếu bậc tu tiến thấy cả tiến trình chỉ là một ‘tâm’ (citta), mà không phân tích, xác định ‘đây là – khai ngũ môn pañcadvāravajjana’, ‘đây là – nhãn thức cakkhu-viññāṇa’, ‘đây là – tiếp thâusampaṭicchana’, v.v… thì đó được nói rằng vị ấy bị ‘ngăn’ hay bị ‘che’ bởi ‘khối liên tục’ (santati ghana). Nếu vị ấy có thể phân tích ‘đây là – khai ngũ môn pañcadvāravajjana’, ‘đây là – nhãn thứccakkhuviññāṇa’, v.v…, từng pháp một thì đó có nghĩa là ‘khối liên tục’ (santati ghana) bị phá vỡ.

Mặc dù ‘khối liên tục’ (santati ghana) bị phá vỡ hay trừ tiệt, bậc tu tiến vẫn chưa với tới thực tính siêu lý (paramattha). Ở ‘khai ngũ môn’ (pañcadvāravajjana) có 11 ‘danh pháp’ (nāmadhamma) đó là: ‘tâm’ (citta), ‘xúc’ (phassa), ‘thọ’ (vedanā), ‘tưởng’ (saññā), tư (cetanā), nhất hành (ekaggatā), mạng quyền (jīvita), tác ý (manasikāra), tầm (vitakka), tứ (vicāra), thắng giải (adhimokkha). Ở ‘nhãn thức’ (cakkhuviññāṇa) có 8 ‘danh pháp’ (nāmadhamma): ‘tâm’ (citta) và 7 sở hữu tâm cùng sanh. Bậc tu tiến phải quan sát và phân tích, xác định từng ‘danh pháp’ trong số những ‘danh pháp’ đó. Nếu có 11 ‘danh pháp’, thì vị ấy có thể phân tích, xác định 11 ‘danh pháp’; nếu có 8 ‘danh pháp’, thì vị ấy có thể phân tích, xác định 8 ‘danh pháp’; nếu có 12 ‘danh pháp’, thì vị ấy có thể phân tích, xác định 12 ‘danh pháp’; nếu có 34 ‘danh pháp’, thì vị ấy có thể phân tích, xác định 34 ‘danh pháp’, từng pháp một. Nếu bậc tu tiến có thể quan sát và phân tích, xác định như vậy thì ‘khối tập hợp’ (samūha ghana) bị phá vỡ. Sau đó, thiền sinh phải tu tập thêm để phá vỡ ‘khối phận sự, việc làm’ (kicca ghana).

Khối phận sự/ việc làm’ (kicca ghana) là riêng từng phận sự của mỗi ‘danh pháp’. Ví dụ, phận sự xúc (phassa kicca) là tiếp xúc cảnh. Nó thực hiện phận sự tiếp xúc giữa cảnh và tâm. Phận sự của thọ (vedanā kicca) là phận sự cảm thọ/ trải nghiệm cảnh, v.v… ‘Khối phận sự/ việc làm’ (kicca ghana) sẽ bị trừ tiệt nếu thiền sinh có thể phân tích và thấy rõ phận sự của những ‘danh pháp’ này. Nếu ‘khối thừa kế, liên tục’ (santati ghana), ‘khối tập hợp’ (samūha ghana), và ‘khối phận sự/ việc làm’ (kicca ghana) bị trừ tiệt thì vị ấy đã với tới giai đoạn thực tính siêu lý (paramattha).

Nhưng thiền sinh vẫn phải tu tập để phá vỡ ba thành phần của tâm quán (tuệ – ñāṇa) đang quan sát theo nhãn thức và những sở hữu tâm cùng sanh với thức ấy. Tâm quán ở giai đoạn ‘quán’ (vipassanā) này được gọi là ‘pháp hữu tri cảnh’ (sārammaṇa dhamma), là pháp có thể bắt cảnh. Nếu thiền sinh đã với tới giai đoạn ‘hoại trí/ diệt một tuệ’ (bhaṅga ñāṇa) thì được dạy tu tập ‘quán’ (vipassanā) theo cả hai ‘ñāta’[43] và ‘ñāṇa’. 5 ‘uẩn’ (khandha) với nhân, duyên của nó được gọi là ‘ñāta’. Trí hay tuệ quan sát theo những pháp này (ñāta) là ‘ñāṇa’. Tương tự, trong phương pháp ‘nhóm bảy sắc’ (rūpa sattaka) và ‘nhóm bảy phi sắc’ (arūpa sattaka), nó đề cập tu tập quan sát theo ‘tâm’ (citta) trước bằng một ‘tâm’ (citta) sau, đó là quan sát theo ‘tâm lộ’ (vīthi citta) trước bằng một ‘tâm lộ’ (vīthi citta) sau. Cho nên, khối tâm quan sát theo ‘nhãn thức’ và những sở hữu tâm cùng sanh phải được phá vỡ. Trong tâm quan sát này chủ yếu có sự xảy ra của những ‘tâm lộ đổng lực ý môn’ (manodvārika javana vīthi citta) lặp đi lặp lại. ‘Tâm lộ đổng lực ý môn’ (manodvārika javana vīthi citta) này xảy ra là ‘khai ý môn’ (manodvārāvajjana) và 7 sát-na tâm ‘đổng lực’ (javana). Nếu cảnh nó quan sát theo là ‘sắc pháp’ (rūpa dhamma) và ‘danh pháp dục giới’ (kāmāvacara nāmadhamma) thì ‘na cảnh’ (tadārammaṇa) có thể hoặc không thể sinh khởi. Nếu bậc tu tiến có thể quan sát theo ‘đây là khai ý môn – manodvārāvajjana’, ‘đây là đổng lực – javana thứ nhất’, ‘đây là đổng lực – javana thứ hai’, v.v…, từng pháp một thì ‘khối thừa kế, liên tục’ (santati ghana) bị phá vỡ. Sau khi phá vỡ ‘khối thừa kế, liên tục’ (santati ghana), nếu vị ấy có khả năng quan sát thấy biết rõ theo ‘tâm’ và những ‘sở hữu tâm’ cùng sanh, từng pháp một thì ‘khối tập hợp’ (samūha ghana) bị phá vỡ. Đó là, ở ‘khai ý môn’ (manodvārāvajjana) có 12 ‘danh pháp’; ở ‘đổng lực’ (javana), nếu ‘tuệ’ (ñāṇa) và ‘hỷ’ (pīti) hiện diện thì nói chung có 34 ‘danh pháp’. Sau đây, thiền sinh cần phải tu tập thêm nữa để phá vỡ ‘khối phận sự/ việc làm’ (kicca ghana) bằng cách biết ‘xúc’ (phassa) thực hiện phận sự gì; ‘thọ’ (vedanā) thực hiện phận sự gì, v.v… Để có khả năng phá vỡ ‘khối phận sự, việc làm’ (kicca ghana), bậc tu tiến cần có khả năng quan sát theo ‘sắc’ (rūpa) và ‘danh’ (nāma) qua ‘trạng thái’ (lakkhaṇa), ‘phận sự’ (rasa), ‘thành tựu’ (paccupaṭṭhāna) và ‘nhân cận’ (padaṭṭhāna) của chúng.

Thiền sinh phải quan sát theo những pháp này để phá vỡ ba khối của cả hai ‘danh’ (nāma) bị quan sát và tâm (tuệ) quan sát. Đó là điều cần thiết để có khả năng quan sát và phá vỡ ba khối về ‘danh pháp’. Nếu bậc tu tiến không có khả năng phá vỡ những khối này thì vị ấy sẽ không đạt đến tuệ về thực tính siêu lý (paramattha). Ngoài tuệ về thực tính siêu lý (paramattha), tuệ về vô ngã (anatta) sẽ không sanh. Ngoài tuệ về vô ngã (anatta), bậc tu tiến sẽ không có khả năng đạt đến ‘đạo’ (magga), ‘quả’ (phala), Nibbāna. Cho nên, đó là điều cần thiết để tuệ phá vỡ 4 khối của ‘danh pháp’ (nāmadhamma) đang xảy ra theo định luật tự nhiên, gọi là ‘lộ trình’ (vīthi).

‘Danh pháp’ (nāmadhamma) nào dễ quan sát hơn vào lúc ban đầu? Đối với thiền sinh ‘căn tánh chỉ tịnh’ (samatha yānika) bắt đầu với ‘danh pháp thiền’ (jhāna nāmadhamma) thì dễ hơn. Chúng tôi lấy ví dụ về ‘danh pháp’ (nāmadhamma) này dựa theo ‘thiền biến xứ’ (kasiṇa jhāna) trắng mà thiền sinh đã tu tập thành tựu trước. Lần nữa thiền theo ‘biến xứ’ (kasiṇa) trắng cho đến thiền thứ tư (4thjhāna). Xuất khỏi thiền và quan sát theo ‘sắc’ (rūpa). Đối với những ai muốn quan sát theo ‘danh pháp’ (nāmadhamma), nhập vào thiền thứ nhất (1st jhāna). Khi có thể thấy dễ dàng năm ‘chi thiền’ (jhānaṅga) do bạn thuần thục nhập vào thiền này, tu tập để cho năm chi thiền liên tục sinh khởi. Nếu bạn không thấy biết được trong việc tu tập như vậy thì quan sát thấy biết rõ theo ‘tâm hữu phần’ (bhavaṅga citta) sáng tỏ và bắt ấn tướng biến xứ (kasiṇa nimitta) trắng làm cảnh. Ấn tướng biến xứ (kasiṇa nimitta) trắng này không dễ dàng biến mất trong khi ấy. Trong khi bắt ‘biến xứ’ (kasiṇa) trắng làm cảnh và quan sát tại ‘tâm hữu phần’ (bhavaṅga citta) sáng tỏ, ngay khi ấn tướng biến xứ (kasiṇa nimitta) dội vào ‘tâm hữu phần’ (bhavaṅga citta) sáng tỏ, năm chi thiền này có thể được thấy rõ ràng. Khi ấy bắt đầu cố gắng thấy 5 chi thiền cùng nhau là một nhóm lặp đi lặp lại. Nếu thành tựu, bạn phải quan sát theo những ‘danh pháp’ câu sanh còn lại, gọi là ‘chư pháp tương ưng thiền’ (jhāna sampayutta dhamma) đồng sanh với những chi thiền.

1)     Citta – (tâm): tâm có nghĩa là chi? ‘Biết, biết’, nghĩa là có khả năng quan sát biết cảnh. Nếu bậc tu tiến nói vị ấy quan sát thấy biết rõ theo ‘nhãn giới thanh triệt’ nghĩa là vị ấy đang biết theo ‘nhãn giới thanh triệt’. Nếu vị ấy không có khả năng quan sát theo ‘nhãn giới thanh triệt’, điều đó có thể nói vị ấy biết ‘nhãn giới thanh triệt’ hay chăng? Không thể. Tương tự trong trường hợp này, bởi vì cảnh là ‘tợ tướng’ (paṭibhāga nimitta) của ‘biến xứ’ (kasiṇa) trắng. Thực tính bắt ‘tợ tướng biến xứ’ (kasiṇa paṭibhāga nimitta) trắng được gọi là tâm.

2)     Phassa – (xúc): xúc chạm ‘tợ tướng’ (paṭibhāga nimitta) là ‘phassa’. Sự dội, đập vào của ‘danh pháp’ (nāmadhamma) không giống như hai dùi cui đập vào nhau. Đó không phải là trạng thái của dấu ấn; nó không thật sự xúc chạm.

3)     Vedanā – (thọ): là trạng thái hứng chịu, thọ hưởng hay trải nghiệm sự vừa ý về ‘tợ tướng biến xứ’ (kasiṇa paṭibhāga nimitta) trắng. Trong trường hợp này, trong thiền thứ nhất chỉ có ‘thọ hỷ’ (somanassa vedanā), danh cảm thọ vừa ý.

4)     Saññā – (tưởng): thực tính của ‘danh pháp’ ghi dấu ‘tợ tướng biến xứ’ (kasiṇa paṭibhāga nimitta) là trắng.

5)     Cetanā – (tư): thực tính thúc đẩy, thúc giục những ‘danh pháp’ cùng sanh hướng về ‘tợ tướng biến xứ’ (kasiṇa paṭibhāga nimitta) trắng.

        Trước tiên, tu tập quan sát thấy biết rõ theo từng chi của cả năm danh pháp: ‘tâm’ (citta), ‘xúc’ (phassa), ‘thọ’ (vedanā), ‘tưởng’ (saññā), tư (cetanā). Bạn chỉ nên quan sát theo tâm lặp đi lặp lại trước khi chuyển sang quan sát theo những ‘danh pháp’ kế. Sau khi tu tập như vậy, quan sát theo hai ‘danh pháp’ cùng nhau: ‘tâm’ và ‘xúc’ lặp đi lặp lại trước khi chuyển sang hai ‘danh pháp’ kế. Tiếp tục quan sát theo ba: ‘tâm’, ‘xúc’ và ‘thọ’ cùng nhau lặp đi lặp lại trước khi chuyển sang phần kế. Kế đến quan sát theo bốn cùng nhau: ‘tâm’, ‘xúc’, ‘thọ’ và ‘tưởng’. Kế đến tất cả năm. Tu tập quan sát theo sự sinh khởi của ‘nhóm năm pháp xúc’ (phassa pañcamaka dhamma) này. Nếu thành tựu thì quan sát thêm từng ‘danh pháp’ (nāmadhamma) đồng sanh còn lại.

6)     Ekaggatā – (nhất hành) thực tính ổn định và cố định theo cảnh ‘tợ tướng biến xứ’ (kasiṇa paṭibhāga nimitta) trắng.

7)     Jivitā – (mạng quyền) thực tính bảo vệ hoặc chăm nom pháp tương ưng tâm (citta) và sở hữu tâm (cetasika) về phần ‘tợ tướng biến xứ’ (kasiṇa paṭibhāga nimitta) trắng. ‘Mạng quyền’ này là pháp bảo vệ thọ mạng của ‘danh pháp’ (nāmadhamma).

8)     Manasikāra – (tác ý) thực tính điều khiển để hướng tâm và ‘danh pháp’ cùng sanh hướng đến ‘tợ tướng biến xứ’ (kasiṇa paṭibhāga nimitta) trắng.

        Đây là một tâm và bảy ‘sở hữu biến hành’ (sadhāraṇa cetasika) này. Sau khi quan sát theo sự liên tục sinh khởi của tám ‘danh pháp’ này, bạn có thể quan sát thêm sáu ‘sở hữu biệt cảnh’ (pakiṇṇaka cetasika) theo sau.

9)     Vitakka – (tầm) đưa, đặt tâm và ‘danh pháp’ cùng sanh đến ‘tợ tướng biến xứ’ (kasiṇa paṭibhāga nimitta) trắng.

        Vitakka – (tầm) đưa, đặt tâm và ‘danh pháp’ cùng sanh đến cảnh. Manasikāra (tác ý) hướng tâm và ‘danh pháp’ cùng sanh hướng đến cảnh. Cetanā (tư) thúc đẩy, thúc giục tâm và những ‘danh pháp’ cùng sanh đến cảnh. Sự khác biệt là chi? Tôn giả Sayadawgyi ở Mahāgandhayoong đưa ra sự so sánh của một thuyền đua. Có ba người chèo thuyền. Một người ở phía sau, một người ở giữa và một người ở phía trước. Người ngồi ở phía sau có hai phận sự điều khiển hướng con thuyền và chèo con thuyền tiến về phía trước. Người ở giữa không có phận sự điều khiển con thuyền. Phận sự của anh ấy là chỉ chèo con thuyền tiến về phía trước. Người ở phía trước không chỉ chèo con thuyền tiến về phía trước mà còn nhặt hoa tại cột gôn đích đến. Vị ấy là người bận rộn. Người ngồi trước được ví như cetanā (tư). Người ở giữa được ví như vitakka (tầm) và người ở cuối được ví như manasikāra (tác ý). Theo cách này, manasikāra (tác ý) điều khiển hướng tâm và ‘danh pháp’ cùng sanh với tới cảnh, vitakka (tầm) đưa, đặt tâm và ‘danh pháp’ cùng sanh đến cảnh mà được điều khiển, nhắm hướng bởi manasikāra (tác ý). Cetanā (tư) là pháp bận rộn nhất. Nó tợ như người phụ việc của một người chủ thợ mộc. Người phụ việc tin cậy của người chủ phải làm việc và cũng thúc đẩy những người học trò khác làm việc của họ. Thiền sinh phải quan sát thấy biết rõ theo chúng bằng tuệ, theo từng phận sự riêng của chúng.

10)   Vicāra – (tứ) liên tục duy trì tâm và ‘danh pháp’ cùng sanh theo ‘tợ tướng biến xứ’ (kasiṇa paṭibhāga nimitta) trắng.

11)   Adhimokkha – (thắng giải) thực tính quyết đoán ‘tợ tướng biến xứ’ (kasiṇa paṭibhāga nimitta) trắng là trắng.

12)   Viriya – (tinh cần) biết ‘tợ tướng biến xứ’ (kasiṇa paṭibhāga nimitta) trắng. Đó là tinh cần để phát sinh ‘xúc’ (phassa), ‘thọ’ (vedanā) và những ‘danh pháp’ câu sanh khác.

13)   Pīti – (hỷ) là vui mừng về ‘tợ tướng biến xứ’ (kasiṇa paṭibhāga nimitta) trắng.

14)   Chanda – (dục) là mong muốn biết ‘tợ tướng biến xứ’ (kasiṇa paṭibhāga nimitta) trắng. Đó là sự mong muốn cho những ‘danh pháp’ câu sanh khác sinh khởi [Ví dụ: mong muốn về sự xúc chạm với ‘tợ tướng’ (paṭibhāga nimitta); mong muốn cảm thọ ‘tợ tướng’ (paṭibhāga nimitta) v.v…]

        Từ #9 đến #14 trên là 6 ‘sở hữu biệt cảnh’ (pakiṇṇaka cetasika). Bây giờ, cả thảy có 14 danh pháp: 7 sở hữu biến hành, 6 sở hữu biệt cảnh và một tâm. Nếu thiền sinh có khả năng quan sát theo 14 ‘danh pháp’ này sinh khởi riêng biệt thì vị ấy có thể quan sát thêm 19 ‘sở hữu tịnh hảo biến hành’ (sobhana sadhārana cetasika) sau:

15)   Saddhā – (tín)[44]: tin theo Phật (Buddha), Pháp (Dhamma), Tăng (Saṅgha). Đó cũng là tin theo ba Thánh ‘học’ (sikkhā) về ‘Giới’ (sīla), ‘Định’ (samādhi), ‘Tuệ’ (paññā). Tin theo pháp ‘liên quan tương sinh’ (paṭiccasamuppāda) cũng được bao gồm. Vì vậy, tin là có kiếp sống quá khứ, 5 ‘uẩn’ (khandha) quá khứ; tin là có kiếp sống vị lai. Đó là trạng thái có đức tin. Có 3 học: ‘Giới’ (sīla), ‘Định’ (samādhi), ‘Tuệ’ (paññā). Thiền theo ‘tợ tướng biến xứ’ (kasiṇa paṭibhāga nimitta) trắng là tu tập ‘định’ (samādhi) học. Tin theo ‘học’ (sikkhā) này là ‘tín’ (saddhā). Nếu có người hỏi thiền này, bậc tu tiến có thể thiền thành tựu theo ‘biến xứ’ (kasiṇa) trắng hay chăng?; bạn nghĩ vị ấy sẽ trả lời ra sao? Vị ấy sẽ trả lời Có thể. Nếu vị ấy trả lời “có thể”, vị ấy có tin vào thành tựu của sự tu tập thiền ‘biến xứ’ (kasiṇa) trắng hay chăng? Vị ấy có niềm tin vào nó bởi vì vị ấy thật sự có thể thiền theo ‘biến xứ’ (kasiṇa) trắng. Vị ấy tin vào tu tập ‘định’ (samādhi). Trong giai đoạn thiền (jhāna), saddhālà tin vào tu tập ‘định’ (samādhi). Tuy nhiên, đối với ‘xả thí’ (dāna), ‘tín’ (saddhā) là tin theo nghiệp (kamma) và quả của ‘nghiệp’. Ở giai đoạn quan sát theo ‘sắc’ (rūpa) và ‘danh’ (nāma), quan sát thấy biết rõ theo thực tính siêu lý của 4 ‘giới’ (dhātu), có tuệ có thể thâm nhập vào ‘nhãn giới thanh triệt’ v.v…, là ‘tuệ’ (paññā) học. Cho nên, trong giai đoạn ‘giới’ (sīla), ‘tín’ (saddhā) là tin theo ‘giới’ (sīla); trong giai đoạn ‘định’ (samādhi) đó là tin theo ‘định’ (samādhi); trong giai đoạn ‘tuệ’ (paññā) là tin theo ‘tuệ’ (paññā) và ở giai đoạn ‘xả thí’ (dāna), tin theo nghiệp (kamma) rộng lượng và quả của nó. Nếu thiền theo ân Đức Phật (Buddha), đó là tin theo ân Đức Phật. Ở giai đoạn thiền theo ân đức Pháp (dhamma) và quan sát theo ‘danh pháp thiện’ (kusala nāmadhamma) này, đó là tin theo ân đức Pháp (dhamma). Ở giai đoạn thiền theo ân đức Tăng (Saṅgha) và quan sát theo ‘danh pháp thiện’ (kusala nāmadhamma) này, đó là tin theo ân đức Tăng (Saṅgha). ‘Tín’ (saddhā) là theo đúng, phù hợp với duyên tương ứng. Cho nên, đó là điều cần thiết để quan sát theo ‘tín’ (saddhā) y theo duyên tương ứng.

16)   Sati – (niệm) là giữ pháp tương ưng theo cảnh để cho chúng không trôi đi như quả bầu trên mặt nước hoặc chìm sâu như đá trong nước. Nói theo cách khác thì phận sự này được gọi là ‘không mê mờ quên lãng’ (asammosarasā)[45]. Niệm thực hiện phận sự không quên cảnh. Khả năng duy trì cảnh không biến mất được gọi là ‘Sati’. Sự biến mất của cảnh mà bậc tu tiến đang thiền là do thiếu, không có ‘niệm’ (sati). Nếu ‘niệm’ (sati) trở nên mạnh mẽ, cảnh của thiền trở nên rất rõ với tuệ. Đó là lý do tại sao làm cho ‘niệm’ (sati) mạnh mẽ, bậc tu tiến phải kiên quyết cố gắng với ‘cần’ (viriya) và ‘niệm’ (sati).

17)   Hirī – (tàm) đó là sự hổ thẹn về những hành vi bất thiện và ác hạnh.

18)   Ottappa – (úy) đó là ghê sợ về những hành vi bất thiện và ác hạnh. Hạnh hổ thẹn và ghê sợ này được gọi là ‘hirī ottappa’. Ở giai đoạn đang trong ‘định’ (samādhi), khi vị ấy trong thiền thứ nhất (1st jhāna), ‘danh pháp thiền thứ nhất (1st jhāna nāmadhamma) bắt ‘tợ tướng biến xứ’ (kasiṇa paṭibhāga nimitta) trắng làm cảnh, thì khi đang tập trung định trong đó, thái độ hổ thẹn và ghê sợ về bất thiện pháp và ác hạnh không sinh khởi. Kế đến bậc tu tiến có thể hỏi, ‘tàm’ (hirī) và ‘úy’ (ottappa) này là chi? Thiền sinh có hạnh hổ hẹn và hạnh ghê sợ này trước khi vị ấy tu tập thiền. Do hạnh hổ hẹn và hạnh ghê sợ, vị ấy tu tập thiền. Khi thiền, hạnh hổ hẹn và hạnh ghê sợ này đã hiện hữu, vì vậy, có thể nói sức mạnh của ‘tàm’ (hirī) và ‘úy’ (ottappa) đã hiện hữu. Điều này không có nghĩa là thái độ ‘danh pháp’ hổ thẹn và ghê sợ về ác hạnh đang sanh trong khi ấy.

19)   Alobha – (vô tham) thì đối lập với ‘tham’ (lobha). ‘Vô tham’ (alobha) là không dính mắc vào cảnh. Nó không như ‘tham’ (lobha) là pháp dính mắc vào cảnh. Thiền sinh đang thiền theo ‘tợ tướng biến xứ’ (kasiṇa paṭibhāga nimitta) trắng không dính mắc vào ‘ấn tướng’ (nimitta) là ‘của tôi, của tôi’. Sự không dính mắc này gọi là ‘vô tham’ (alobha).

20)   Adosa – (vô sân) là trạng thái không hung ác và thô tháo. Nó là pháp đối lập với ‘sân’ (dosa). Nếu ‘danh pháp thiền thứ nhất (1st jhāna nāmadhamma) sinh khởi liên tục trong thiền sinh thì thực tính này là không hung ác và thô tháo trở nên rõ ràng. Đây được gọi là ‘vô sân’ (adosa).

21)   Tatramajjhattata – (trung bình) trong lúc thiền, ngã mạn (māna) và tà kiến (diṭṭhi) không sinh khởi. ‘Hôn trầm’ (thīna) và ‘thùy miên’ (middha) không sinh khởi. Khả năng duy trì tâm giữa hai cực đoan này là ‘trung bình’ (tatramajjhattata). Nếu sức mạnh của ‘trung bình’ (tatramajjhattata) trở nên mạnh mẽ thì có khả năng bình thản hướng về tất cả chúng sanh có sự sống và vật không có sự sống. Chúng sanh có sự sống có nhiều khổ não. Tại sao? Bởi vì khả năng có sự bình thản của họ hướng về chúng sanh có sự sống và vật không có sự sống vẫn còn yếu. Thiền sinh cần phải tu tập làm cho khả năng này mạnh hơn.

22)   Kāya passaddhi – (tịnh thân) là sự yên tịnh của những ‘danh pháp’ câu sanh trong khi đang thiền theo ‘tợ tướng biến xứ’ (kasiṇa paṭibhāga nimitta) trắng.

23)   Citta passaddhi – (tịnh tâm) là sự yên tịnh của tâm trong khi đang thiền theo ‘tợ tướng biến xứ’ (kasiṇa paṭibhāga nimitta) trắng.

24)   Kāya lahutā – (khinh thân) là sự nhẹ nhàng, nhanh nhẹn của những ‘danh pháp’ câu sanh.

25)   Citta lahutā – (khinh tâm) là sự nhẹ nhàng hay nhanh nhẹn của tâm. Tâm sinh khởi nhanh chóng và nhẹ nhàng, không chậm chạp. Bậc tu tiến có thể hỏi, tại sao tâm trở nên nhanh chóng và nhẹ nhàng ở giai đoạn này mặc dù nó đang sinh khởi và đang diệt rất nhanh chóng. Điều này không như vậy. Khinh tâm có nghĩa là khả năng thiền theo cảnh nhẹ nhàng và nhanh chóng. Vị ấy không có khả năng như vậy lúc trước, nhưng bây giờ vị ấy có thể thiền nhanh chóng bởi vì vị ấy trở nên khéo léo trong thiền của vị ấy.

26)   Kāya mudutā – (nhu thân) là tính mềm dẻo, dễ uốn nắn, linh hoạt của những ‘danh pháp’ câu sanh.

27)   Citta mudutā – (nhu tâm) là tính mềm dẻo, dễ uốn nắn, linh hoạt của tâm. Đây có nghĩa là khi tâm trở nên yên tịnh theo ‘tợ tướng biến xứ’ (kasiṇa paṭibhāga nimitta) trắng, bậc tu tiến có thể bắt kịp[46] tâm và khi nó được huấn luyện bởi tín (saddhā), cần (viriya), niệm (sati), định (samādhi), tuệ (paññā) v.v…, khả năng của tâm được sinh khởi dễ dàng, linh hoạt. Điều đặc biệt là gì khi chúng sinh khởi? Do định này, bậc tu tiến có thể dễ dàng quan sát theo ‘khổ đế’ (dukkha sacca), nếu vị ấy muốn; bậc tu tiến có thể dễ dàng quan sát theo ‘tập đế’ (samudaya sacca), nếu vị ấy muốn. Vị ấy có thể với tới giai đoạn cao này. Ví dụ khi vàng trong giai đoạn nguyên chất, nó có thể dễ dàng được đúc, nặn thành những hình dạng đồ trang sức khác nhau như vị ấy mong muốn. Cũng vậy, khi tâm mềm dẻo, dễ uốn nắn, linh hoạt, nó trở nên thích hợp và sẵn sàng. Đức Phật Buddha dạy thêm những ‘danh pháp’ có cùng tính chất thích hợp và sẵn sàng như ‘nhu thân’ (kāya mudutā) và ‘nhu tâm’ (citta mudutā).

28)   Kāya kammaññatā – (thích thân) là khả năng thích ứng của những ‘danh pháp’ câu sanh trong tu tập thiền.

29)   Citta kammaññatā – (thích tâm) là khả năng thích ứng của tâm trong tu tập thiền. Trong trường hợp này, nó có nghĩa là khả năng thích ứng trong tu tập thiền theo ‘tợ tướng biến xứ’ (kasiṇa paṭibhāga nimitta) trắng. Còn như ‘xả thí’ (dāna), thích tâm thích ứng trong việc dâng cúng hay cho. Đối với ‘giới’ (sīla), nó thích ứng trong việc quan sát những ‘giới luật’ (sīla).

30)   Kāya paguññatā – (thuần thân) là sự thành thạo của những ‘danh pháp’ câu sanh.

31)   Citta paguññatā – (thuần tâm) là sự thành thạo của tâm. Đối với những ai đang thiền theo ‘tợ tướng biến xứ’ (kasiṇa paṭibhāga nimitta) trắng, nếu họ có thể thiền vào bất cứ lúc nào một cách dễ dàng thì có sự thành thạo. Thiền sinh có khả năng quan sát theo ‘danh pháp’ (nāmadhamma) có thể dễ dàng nhập vào ‘định của thiền thứ nhất’ (1st jhāna samādhi) lấy ‘tợ tướng biến xứ’ (kasiṇa paṭibhāga nimitta) trắng làm cảnh. Khả năng nhập vào ‘thiền thứ nhất’ (1st jhāna) một cách dễ dàng này là thành thạo, thuần thục.

32)   Kāyujjukatā – (chánh thân) là sự chánh trực, thẳng thắn của những ‘danh pháp’ câu sanh.

33)   Cittujjukatā – (chánh tâm) là sự chánh trực, thẳng thắn của tâm. Khi tâm được cố định theo ‘tợ tướng biến xứ’ (kasiṇa paṭibhāga nimitta) trắng, sự xảo trá, giả dối (māyā) và gian trá (sātheyya) không sinh khởi. Tâm và những ‘danh pháp’ câu sanh được chánh trực, thẳng thắn trong khi ấy.

        Cả thảy có 19 ‘danh pháp’ ‘tịnh hảo biến hành’ (sobhana sadhārana) câu sanh. Trong 19 ‘danh pháp’ này, có 6 đôi ‘danh pháp’ phải được rèn luyện để trở nên mạnh mẽ. 12 ‘danh pháp’ này là: tịnh thân (kāya passaddhi), tịnh tâm (citta passaddhi), khinh thân (kāya lahutā), khinh tâm (citta lahutā), nhu thân (kāya mudutā), nhu tâm (citta mudutā), thích thân (kāya kammaññatā), thích tâm (citta kammaññatā), thuần thân (kāya paguññatā), thuần tâm (citta paguññatā), chánh thân (kāyujjukatā) và chánh tâm (cittujjukatā). Nếu những pháp này trở nên mạnh mẽ thì có sự thuần thục, thiện xảo trong thiền. Thiền trở nên mạnh mẽ.

34)   Paññā – (trí, tuệ) khi quan sát theo ‘khổ đế’ (dukkha sacca), ‘trí’ (paññā) là tuệ thấu rõ về ‘khổ đế’ (dukkha sacca). Khi quan sát theo ‘tập đế’ (samudaya sacca), ‘trí’ (paññā) là tuệ thấu rõ về ‘tập đế’ (samudaya sacca). Tuy nhiên, ở giai đoạn này, ‘trí’ (paññā) là tuệ thấu rõ về ‘tợ tướng biến xứ’ (kasiṇa paṭibhāga nimitta) trắng. Đây là ‘thiền chánh kiến’ (jhāna sammā diṭṭhi). Pháp xem lại những ‘chi thiền’ (jhānaṅga) cũng được gọi là ‘trí’ (paññā). Nhưng trong trường hợp này không ở giai đoạn xem lại những ‘chi thiền’ (jhānaṅga). Đó là quan sát thấy biết rõ theo những ‘danh pháp’ thiền (jhāna nāmadhamma) bắt ‘tợ tướng biến xứ’ (kasiṇa paṭibhāga nimitta) trắng làm cảnh. Nếu bậc tu tiến xem lại và quan sát theo để biết những chi là cảnh của ‘danh pháp’ (nāmadhamma) thì vị ấy sẽ thấy rõ đó là ‘tợ tướng biến xứ’ (kasiṇa paṭibhāga nimitta) trắng. Tuệ này thấu rõ về ‘tợ tướng biến xứ’ (kasiṇa paṭibhāga nimitta) trắng được gọi là ‘trí chánh kiến’ (sammā diṭṭhi paññā).

Bây giờ cả thảy có 34 ‘danh pháp’ (nāmadhamma). 34 ‘danh pháp’ này là ‘danh pháp thiền thứ nhất’ (1st jhāna nāmadhamma). Về phần thiền ‘bi’ (karuṇā jhāna) và thiền ‘tùy hỷ’ (mudutā jhāna) có 35 ‘danh pháp’. 34 ‘danh pháp’ không tự sanh mà không có một ‘tâm hướng, khai mở’ (avajjana citta) gọi là ‘hướng/ khai ý môn’ (manodvārāvajjana). Nếu chúng ta đếm những ‘danh pháp’ của ‘hướng, khai ý môn’ (manodvārā-vajjana) thì có 12 ‘danh pháp’: tâm (citta), xúc (phassa), thọ (vedanā), tưởng (saññā), tư (cetanā), nhất hành (ekaggatā), mạng quyền (jīvita), tác ý (manasikāra), tầm (vitakka), tứ (vicāra), thắng giải (adhimokkha), cần (viriya). Khi 12 ‘danh pháp’ này đoán định, quyết định cảnh, ‘đổng lực’ (javana) sanh theo sau gọi là ‘danh pháp thiền thứ nhất (1st jhāna nāmadhamma) có 34 ‘danh pháp’, sinh khởi nhiều lần.

Có ba phương pháp trong việc quan sát theo ‘danh pháp’ (nāmadhamma). Phương pháp thứ nhất là bắt đầu quan sát thấy biết rõ theo ‘tâm’ (citta); phương pháp thứ hai là bắt đầu quan sát theo ‘xúc’ (phassa); và phương pháp thứ ba là bắt đầu quan sát theo ‘thọ’ (vedanā). Bậc tu tiến phải quan sát theo từng ‘danh pháp’ một trong ba phương pháp này. Trước tiên, thiền sinh phải quan sát từng ‘danh pháp’ một. Sau khi có khả năng quan sát theo tâm sinh khởi lặp đi lặp lại thì quan sát theo ‘tâm’ (citta) và ‘xúc’ (phassa) cùng nhau lặp đi lặp lại. Rồi tiếp theo sau bằng việc quan sát theo ‘tâm’ (citta), ‘xúc’ (phassa) và ‘thọ’ (vedanā) cùng nhau lặp đi lặp lại. Theo cách này, thiền sinh phải tu tập quan sát tất cả 34 ‘danh pháp’ từng 34 ‘danh pháp’ một lặp đi lặp lại. Trong khi đang tu tập như vậy, nếu bậc tu tiến có thể quan sát theo 34 ‘danh pháp’ này cùng sinh khởi theo một cảnh, thiền sinh cần phải làm điều gì?

So Sabbepi to arūpa dhamme namana lakkhanena ekato katvā `etaṃ nāma’nti passati(Vism, XVIII, 3) – trong Visuddhimagga, trang 223, đoạn 664, có dạy quan sát theo những ‘danh pháp’ (nāmadhamma) này như một tổng thể khi 34 ‘danh pháp’ này cùng sinh khởi. Đây là phần trong Visuddhimagga về quan sát theo ‘danh’ (nāma) và ‘sắc’ (rūpa). ‘Danh pháp’ là pháp tế và dễ sử dụng có thể không được rõ với thiền sinh khi vị ấy cố gắng quan sát theo chúng. Nếu như vậy, vị ấy không nên từ bỏ quan sát theo ‘danh pháp’ (nāmadhamma); nhưng vị ấy phải làm gì? Sace panassa tena tena mukhena rūpaṃ pariggahetvā arūpaṃ pariggaṇhato sukhumattā arūpaṃ na upaṭṭhāti, tena dhuranikkhepaṃ akatvā rūpameva punappunaṃ sammāsitabbaṃ manasikātabbaṃ pariggahetabbaṃ vavatthapetabbaṃ (Vism, XVlll, 15) – vị ấy cần phải quan sát theo ‘sắc pháp’ (rūpa dhamma) lần nữa bằng tuệ quán của vị ấy lặp đi lặp lại, từng pháp một. Theo hướng dẫn trong Visuddhimagga, ‘danh pháp’ (nāmadhamma) không được rõ với thiền sinh nào thì thiền sinh ấy cần phải quan sát theo ‘sắc pháp’ (rūpa dhamma) lần nữa. Nếu vị ấy quan sát theo ‘sắc pháp’ lặp đi lặp lại thì ‘sắc pháp’ sẽ trở nên rõ ràng với vị ấy, không phức tạp. Và khi vị ấy thấy chúng rõ ràng, thì ‘danh pháp’ nào sanh nương trên chúng tự động trở nên rõ ràng.

Điều này được giải thích như vậy với sự so sánh. Ví dụ, ngày xưa có người dùng bảng đồng hay thau làm gương soi. Nếu vị ấy nhìn vào gương và không thể thấy rõ, vị ấy sẽ đánh bóng gương. Khi bảng đồng, thau trở nên sáng vị ấy có thể thấy rõ hình ảnh của vị ấy. Theo cách tương tự, nếu ‘danh pháp’ (nāmadhamma) không được rõ ràng với thiền sinh thì vị ấy chỉ quan sát theo ‘sắc pháp’ (rūpa dhamma) cho đến khi ‘sắc pháp’ trở nên thật rõ ràng. Điều này nói rằng ‘danh pháp’ sẽ trở nên tự động rõ ràng khi ‘sắc pháp’ thật rõ ràng với tuệ quán của thiền sinh. Đây là một nguyên tắc để làm theo.

Có hai dạng người: Một dạng người ‘căn tánh chỉ tịnh’ (samatha yānika) và một dạng người ‘căn tánh thuần quán’ (suddhavipassanā yānika). Trong phần quan sát theo ‘danh’ (nāma) và ‘sắc’ (rūpa), người có ‘căn tánh chỉ tịnh’ (samatha yānika) có thể quan sát theo ‘danh pháp’ (nāmadhamma) trước bằng sức mạnh của ‘định của thiền chỉ tịnh’ (samatha jhāna samādhi). Vị ấy cũng có thể quan sát theo ‘sắc pháp’ trước. Nếu thiền sinh là một người ‘căn tánh thuần quán’ (suddhavipassanā yānika) thì vị ấy không tu tập để đạt đến thiền (jhāna). Nếu vị ấy muốn đắc Arahatta bằng cách ‘thuần quán’ (suddhavipassanā), vị ấy được hướng dẫn rằng trước tiên vị ấy phải quan sát theo 4 ‘giới’ (dhātu). Vị ấy chỉ có thể bắt đầu thiền theo ‘sắc nghiệp xứ’ (rūpa kammaṭṭhāna). Trong trường hợp này, đây là một quy luật để làm theo.

Trong Visuddhimagga, trang 227, đoạn 671, có ba phương pháp quan sát theo ‘danh pháp’ (nāmadhamma): phương pháp bắt đầu với ‘tâm’ (citta), hoặc bắt đầu với ‘xúc’ (phassa), hoặc bắt đầu với ‘thọ’ (vedanā). Quy luật để làm theo khi quan sát bằng những phương pháp này là: Yasmā ca evaṃ suvisuddhā rūpa pariggahasseva tassa arūpa dhammā tīhākārehi pākatā honti(Vism, XVlll, 23) – ‘danh pháp’ (nāmadhamma) trở nên rõ ràng theo 3 cách (bằng tâm, xúc hoặc thọ được rõ trước) với tuệ chỉ của thiền sinh nào đã quan sát theo ‘sắc pháp’ (rūpa dhamma) thật rõ ràng. Vì vậy, chỉ thiền sinh nào đã quan sát theo ‘sắc pháp’ rõ ràng cần phải cố gắng quan sát theo ‘danh pháp’. Đối với những ai chưa hoàn thành quan sát thấy biết rõ theo ‘sắc pháp’ thì bị ngăn quan sát theo ‘danh pháp’. Suvisuddha rūpa pariggahasseva – điều cần thiết là quan sát theo ‘sắc pháp’ thật rõ ràng. Bậc tu tiến có thể hỏi điều gì sẽ xảy ra nếu bậc tu tiến chuyển sang quan sát theo ‘danh pháp’ mà không quan sát theo ‘sắc pháp’ rõ ràng? Câu hỏi này được trả lời trong Chú giải. Sace hi ekasmiṃ vā rūpadhamme upatthite dvīsu vā rūpaṃ pahaya arūpa pariggahaṃ ārabhati Kammaṭṭhānato parihāyati (Vism, XVlll, 23) – thiền của vị ấy có thể bị ‘hoại’ nếu vị ấy chuyển sang quan sát theo ‘danh pháp’ (nāmadhamma) sau khi chỉ quan sát theo một ‘bọn sắc’ (rūpa kalāpa). Vị ấy chỉ có thể nói biết ‘địa giới’ (paṭhavī dhātu). Kế đến vị ấy chuyển sang quan sát theo trạng thái cứng của ‘địa’ (paṭhavī) là ‘sắc pháp’ (rūpa dhamma) và pháp biết trạng thái cứng là ‘danh pháp’. Nếu vị ấy chuyển sang quan sát theo ‘danh pháp’ sau khi chỉ biết một ‘sắc’ (rūpa) thì thiền của vị ấy bị hoại. Hoặc nếu vị ấy chỉ biết hai ‘sắc’ (rūpa) và kế đến chuyển sang quan sát theo ‘danh pháp’, điều gì sẽ xảy ra? Kammaṭṭhānato parihāyati – thiền nghiệp xứ (kammaṭṭhāna) bị hoại. Đó là lời nhắc nhở.

Chính Đức Phật Buddha dạy trong Apparijanana sutta của Saṃyutta nikāya: Sabbaṃ bhikkhave anabhijānaṃ aparijānaṃ avirājayaṃ appajahaṃ abhabbo dukkhakkhayāya v.v… Bậc tu tiến có thể không bao giờ nhổ cái khổ mà không biết đầy đủ ‘danh’ (nāma) và ‘sắc pháp’ (rūpa dhamma) bằng ‘ba đạt tri’ (ti pariñña)[47]. Thiền sinh phải tu tập để có khả năng biết ‘danh’ và ‘sắc pháp’ đầy đủ bằng ‘ba đạt tri’ (ti pariñña). Khi tu tập như vậy, thiền sinh bắt đầu biết thực tính siêu lý khi vị ấy có thể phân tích ‘bọn sắc’ (rūpa kalāpa) bởi vì ‘sắc’ (rūpa) bị tạo/định hình bởi những ‘bọn sắc’ (rūpa kalāpa). Như ‘danh pháp’ (nāmadhamma) xảy ra theo tiến trình tâm, gọi là lộ trình (vīthi), thiền sinh có thể đạt tuệ quan sát theo ‘danh siêu lý’ (nāma paramattha) khi vị ấy có khả năng quan sát thấy biết rõ theo từng ‘danh pháp’ một, phân tích và nhổ bỏ khối vững chắc của tâm sinh khởi ở mỗi sát-na tâm theo định luật tự nhiên. Bằng cách chỉ thiền theo ‘sắc pháp’ và chuyển sang quan sát theo ‘danh pháp’, vị ấy có thể thấy ‘bọn sắc’ hay chăng? Vị ấy có thể phân tích ‘bọn sắc’ hay chăng? Vị ấy có thể quan sát theo 28 thứ ‘sắc’ hay chăng? Nếu vị ấy không có khả năng quan sát theo 28 thứ ‘sắc’ mặc dù vị ấy thiền cả kiếp sống, những Chú giải nói rằng thiền bị hoại là đúng hay sai? Cho nên, bậc tu tiến phải không được bác bỏ những lời dạy này bởi vì bậc tu tiến chỉ có thể đạt Nibbāna sau khi thấy biết đầy đủ ‘sắc’ và ‘danh pháp’ bằng ‘ba đạt tri’ (ti pariñña).

Điều này được nói đến ‘Vị ấy sẽ phát triển và đạt ‘đạo tuệ’ (magga ñāṇa), ‘quả tuệ’ (phala ñāṇa), Nibbāna’. Ai sẽ đạt như vậy? Là thiền sinh có thể quan sát theo ‘sắc pháp’ thật tốt bằng tuệ. Kế đến nếu vị ấy cố gắng quan sát theo ‘danh pháp’ (nāmadhamma), vị ấy sẽ phát triển và đạt ‘đạo tuệ’ (magga ñāṇa), ‘quả tuệ’ (phala ñāṇa), Nibbāna’. Điều này được nói như vậy. Đó là quy tắc quan trọng để từng bước làm theo. Thật ra chú giải đã tồn tại trong thời Đức Phật Buddha như Pakiṇṇaka desanā. Vào thời ấy, một số bhikkhu không hiểu lời dạy của Đức Phật nên đến Đức Phật để hỏi về lời dạy ấy. Đức Phật giải thích những lời dạy ấy cho họ. Những lời giải thích này là Pakiṇṇaka desanā. Đôi khi họ hỏi Tôn giả Sāriputta và Tôn giả Mahāmoggallāna. Những lời giải thích của chư Tôn giả này cũng là Pakiṇṇaka desanā. Vì vậy, những chú giải Pakiṇṇaka desanā này đã tồn tại từ thời Đức Phật.

Bậc tu tiến có thể hỏi, có thể nào một Thánh thinh văn (sāvaka) quan sát theo ‘danh pháp’ (nāmadhamma) không? Vâng, vị ấy có thể. Mỗi Thánh thinh văn, người thấy biết rõ theo bốn Thánh đế đã từng quan sát theo ‘danh pháp’. Chúng ta hãy lấy một ví dụ. Thánh thinh văn đầu tiên, Tôn giả Sāriputta quan sát thấy biết rõ theo ‘danh pháp thiền thứ nhất’ (1st jhāna nāmadhamma), như lời giảng trong Anupada sutta của Majjhima nikāya. Tại sao Sutta này giảng? Vào thời đó, Tôn giả Mahāmoggallāna rất nổi tiếng bởi vì Ngài giảng về việc thăm viếng thế giới chư Thiên (Deva), nơi đó Ngài hỏi chư Thiên về những nghiệp thiện (kusala kamma) trước đưa họ đến đó. Kế đến Ngài cũng giảng về việc thăm viếng Địa ngục (Apāya), hỏi chúng sanh ở đó về nghiệp bất thiện (akusala kamma) trước của họ đẩy họ xuống đó. Mặc dù Tôn giả Sāriputta sắc bén trong tuệ, Ngài không nổi tiếng. Đức Phật khen ngợi ân đức sắc bén của tuệ của Tôn giả Sāriputta bởi vì Ngài biết trước rằng nếu những người bày tỏ sự tôn kính, họ sẽ được lợi ích giúp họ đạt ‘đạo quả tuệ’ (magga phala ñāṇa). Cho nên, Đức Phật giảng Sutta này về ân đức của ngài Sāriputta. Trong Sutta này, Đức Phật chắc chắn đã giảng cho ngài Sāriputta quan sát ‘danh pháp thiền thứ nhất’ (1st jhāna nāmadhamma) ra sao.

Idha bhikkhave sāriputto kamehi vivajjeva vivajja akusalehi dhammehi savitakka savicaraṃ pīti sukhaṃ paṭhama Jhānaṃ upasampajja viharati – Tôn giả Sāriputta nhập vào ‘thiền thứ nhất’ (1st jhāna), ở đó tất cả những ‘pháp cái’ (nīvarana) đã bị đè nén từ giai đoạn cận định và tạm rời bỏ chư ‘pháp bất thiện’ (akusala dhamma). Đây là ân đức của ‘thiền thứ nhất’ (1stjhāna). Cho nên, sự kiên cố trong ‘định của thiền thứ nhất’ (1st jhāna samādhi) với năm chi thiền, rời bỏ chư ‘pháp cái’ và ‘pháp bất thiện’ được gọi là miệt mài trong ‘thiền thứ nhất’ (1st jhāna). Ngài đã làm gì thêm sau khi nhập vào ‘thiền thứ nhất’ (1st jhāna)? Ye ca paṭhame jhāne dhamma vitakko ca vicāro ca pīti ca sukhañca cittekaggatā ca phasso vedanā saññā cetanā cittaṃ chando, adhimokkho viriyaṃ sati upekkhā manasikāro – Đức Phật dạy 16 ‘danh pháp’ (nāmadhamma) này: tầm, tứ, hỷ, lạc, nhất tâm/nhất hành, xúc, thọ, tưởng, tư, tâm, dục, thắng giải, cần, niệm, xả (cũng gọi là sở hữu trung bình) và tác ý. 16 ‘danh pháp’ này hiện diện ở ‘danh pháp thiền thứ nhất’ (1st jhāna nāmadhamma). Tôn giả Sāriputta ‘định rõ/phân biệt’ (viseseti)[48] 16 ‘danh pháp’ này, từng pháp một bằng tuệ. Kế đến điều gì xảy ra?

Tyāssa dhammā anupada vavatthitā honti – những ‘danh pháp’ này trở nên rõ ràng với tuệ của vị ấy. Tyāssa dhammā viditā uppajjanti – Với tuệ, vị ấy biết rõ sự sinh khởi của những ‘danh pháp’ (nāmadhamma) này. Viditā upatthahanti – Với tuệ, vị ấy biết rõ giai đoạn trụ của những ‘danh pháp’ này. Viditā abbhatthaṃ gacchanti – Với tuệ, vị ấy biết rõ sự diệt dứt của những ‘danh pháp’ này. Biết như vậy, vị ấy thấy biết rõ điều chi? So evaṃ pajānāti `evaṃ kirame dhammā ahutvā sambonti, hutvā pativentī’ – khi vị ấy phân tích và ‘định rõ, phân biệt’ (viseseti) những ‘danh pháp’ này, từng pháp một, vị ấy thấy biết rõ rằng những ‘danh pháp’ này ngay khi sanh, không tồn tại trước đây, kế đến chúng lập tức diệt. Chúng không tồn tại trước đó mà chúng cũng không tồn tại sau khi diệt dứt. Vị ấy có thể quan sát rõ ràng rằng những ‘danh pháp’ (nāma dhamma) này chỉ tồn tại một sát-na rất ngắn, giữa sự không hiện hữu của nó trước đó và sự không hiện hữu của nó sau khi diệt. Khi quan sát theo giai đoạn sanh, vị ấy biết rõ giai đoạn sanh. Khi quan sát theo giai đoạn trụ, vị ấy biết rõ giai đoạn trụ. Khi quan sát theo giai đoạn diệt, vị ấy biết rõ giai đoạn diệt. Chính Đức Phật dạy trong Sutta rằng Tôn giả Sāriputta biết rõ như vậy.

Đại đức Sāriputta là một bậc Thánh Thinh văn (sāvaka) của Đức Phật. Cho nên, nếu bậc tu tiến hỏi, một bậc Thánh Thinh văn (sāvaka) có thể quan sát theo ‘danh pháp’ (nāmadhamma) hay chăng? Bạn trả lời thế nào? Vâng, vị ấy có thể. ‘Danh pháp’ sinh khởi không bao giờ lệch khỏi định luật tự nhiên của chúng. Định luật cố nhiên nghĩa là tiến trình ‘danh pháp’ của một người không khác với người khác. “Lộ nhãn môn’ (cakkhu dvāra vīthi) sinh khởi trong bất cứ người nào đều xảy ra như là khai ngũ môn (pañcadvāravajjana), nhãn thức (cakkhuviññāṇa), tiếp thâu (sampaticchana), thẩm tấn (santirana), đoán định, phân đoán (voṭṭhapana), ‘đổng lực’ (javana), na cảnh (tadā-rammaṇa) (K-Nhãn-T-Th-P-C-C-C-C-C-C-C-N-N). ‘Khai ngũ môn’ (pañcadvāravajjana) của bất cứ người nào đều có 11 ‘danh pháp’ (nāmadhamma). ‘Nhãn thức’ (cakkhu viññāṇa) của bất cứ người nào đều có 8 ‘danh pháp’ (nāmadhamma). Có thuyết nào nói rằng ‘nhãn thức’ (cakkhu viññāṇa) của một người có 9 ‘danh pháp’ bởi vì vị ấy là học trò đắc lực, trong khi học trò thông thường có 8 ‘danh pháp’ hay chăng? Chư pháp ấy không sinh khởi lệch khỏi định luật cố nhiên. Bậc tu tiến có thể quan sát theo những ‘danh pháp’ này sinh khởi theo định luật tự nhiên. Nếu bạn có thể quan sát và nhổ bỏ ba khối (ghana) của những ‘danh pháp’ này thì bạn sẽ thấy rõ thực tính siêu lý (paramattha). Sau khi thấy rõ thực tính siêu lý (paramattha), tuệ vô ngã (anatta) sẽ sinh khởi.

Tôn giả Sāriputta quan sát theo những ‘danh pháp’ (nāmadhamma) này bằng cách nào? Ettha pana taṃ ñāṇatā ceva ñāṇa bahutā ca mocetabba (Chú giải Anupada sutta) – thiền sinh cần từ bỏ quan niệm chỉ có một ‘tuệ’ (ñāṇa) và cũng từ bỏ quan niệm có nhiều ‘tuệ’ (ñāṇa) cùng sinh khởi. Taṃ ñāṇatā – điều đó không chính xác khi cho rằng ‘danh pháp’ bị quan sát và ‘danh pháp’ đang quan sát theo thì giống nhau. Điều đó cũng không chính xác khi cho rằng ‘danh pháp’ tự biết chính nó. Bậc tu tiến không nên chấp nhận có nhiều ‘tuệ’ (ñāṇa) sinh khởi trong một sát-na tâm.

Để quan sát theo những ‘danh pháp’ (nāmadhamma) này, trước tiên Tôn giả Sāriputta làm điều gì? Trước tiên vị ấy nhập vào ‘thiền thứ nhất’ (1st jhāna); kế đến, sau khi xuất khỏi thiền (jhāna) này, vị ấy quan sát thấy biết rõ theo ‘danh pháp thiền thứ nhất’ (1st jhāna nāmadhamma). ‘Danh pháp thiền thứ nhất’ (1st jhāna nāmadhamma) vẫn hiện diện khi vị ấy đã xuất khỏi ‘thiền thứ nhất’ (1st jhāna) phải chăng? Không nên nói như thế. Nên nhớ điều này. Vị ấy quan sát theo ‘danh pháp thiền thứ nhất’ (1st jhāna nāmadhamma) chỉ khi chúng không còn hiện diện. Đối với bậc Ứng cúng (Arahatta), quan sát theo ‘danh pháp’ là ‘tâm đại tố’ (mahā kiriya citta). Đối với người phàm (Puthujjana) và Thánh ‘hữu học’ (sekkha) [Thất lai (sotāpanna), Nhất lai (sakadāgāmi), Bất lai (anāgāmi)], đó là tâm thiện (kusala citta) gọi là ‘tâm lộ ý môn đổng lực đại thiện (mahā kusala manodvārika javana vīthi citta). Đó là một ‘tâm dục giới’ (kāmāvacara citta); mặt khác, quan sát theo ‘danh pháp thiền thứ nhất’ (1st jhāna nāmadhamma) là ‘tâm đáo đại’ (mahaggatā citta). Chúng không cùng một loại ‘tâm’ (citta). Bậc tu tiến cần phải nhận rõ về việc này. Yathā hi teneva aṅgulaggena taṃ aṅgulaggaṃ na sakkā phusituṃ – bây giờ duỗi một ngón tay ra và rồi chạm đầu ngón tay này bằng chính ngón tay ấy. Bạn có thể làm được chăng? Không, bạn không thể.

Evameva teneva cittena tassa cittassa uppādo vā ṭhiti vā bhaṅgo vā na sakko jānitunti, evaṃ tāva taṃ ñāṇatā mocetabbā – (Chú giải Anupada sutta) – tương tự, bậc tu tiến có thể biết sự sinh, trụ và diệt của một tâm bằng chính tâm ấy hay chăng? Không, không thể. Cho nên, bậc tu tiến phải từ bỏ quan niệm rằng tâm bị quan sát và tâm đang quan sát theo là cùng một tâm. Một tâm bị biết bởi cùng một tâm, điều này có đúng hay chăng? Không, điều này không đúng. Yadi pana dve cittāni ekato uppajjeyyuṃ, ekena cittena ekassa uppādo vā thiti vā bhaṅgo vā sakkā bhaveyya jānituṃ (Chú giải Anupada sutta) – nếu có thể 2 tâm có thể sanh cùng một lúc thì nó có thể có khả năng biết sự sanh, trụ và diệt của tâm bằng cùng một tâm. Dve pana phassā và vedanā vā Saññā và cetanā vā cittāni và ekato uppajjanakāni nāma natthi (Chú giải Anupada Sutta) – Trong một sát-na tâm, có hai tâm cùng sinh khởi hay chăng? Không, chúng không. Tương tự, 2 ‘xúc’ (phassa) không cùng sinh khởi; 2 ‘thọ’ (vedanā) không cùng sinh khởi; 2 ‘tưởng’ (saññā) không cùng sinh khởi; 2 tư (cetanā) không cùng sinh khởi; 2 thực tính của những sở tâm khác còn lại không cùng sinh khởi. Đó là định luật tự nhiên là một tâm sinh khởi ở một sát-na tâm. Evaṃ ñāṇa bahutā mocetabbā – cho nên bậc tu tiến phải thoát khỏi quan niệm có nhiều tuệ (ñāṇa) cùng sinh khởi. Evaṃ sante yathaṃ mahātherassa anto samāpattiyaṃ solasa dhamma viditā pākatā hontīti – 16 ‘danh pháp’ (nāmadhamma) của ‘thiền chứng thứ nhất’ (1st jhāna samāpatti) sinh khởi rõ ràng trong tuệ của Tôn giả Sāriputta, ra sao?

Vatthārammanānaṃ pariggahitatāya (Chú giải Anupada Sutta) – Theo giải thích trong Chú giải thì như vị ấy đã từng quan sát theo ‘xứ’ hay ‘vật’ (vatthu) và ‘cảnh’ (ārammaṇa) cùng nhau cho nên ‘danh pháp’ (nāmadhamma) trở nên rõ ràng. Đây là một trong những định luật dành cho tất cả tuân thủ theo. Giả dụ nếu bậc tu tiến muốn quan sát thấy biết rõ theo ‘thiền thứ nhất’ (1st jhāna) trong ví dụ của chúng ta; thì vị ấy phải đã có khả năng quan sát theo ‘cảnh’ (ārammaṇa), đó là ‘tợ tướng biến xứ’ (kasiṇa paṭibhāga nimitta) trắng. ‘Quan sát theo’ ở đây có nghĩa là khả năng tuệ ‘định rõ, phân biệt’ (viseseti) và thiền. ‘Xứ’ hay ‘vật’ (vatthu) nghĩa đặc biệt là ‘môn’ (dvāra). Kế đến, thiền sinh cũng đã phải có khả năng quan sát theo ‘tâm hữu phần’ (bhavaṅga citta) sáng tỏ gọi là ‘ý môn’ (mano dvāra). Khi thiền sinh quan sát theo ‘tâm hữu phần’ (bhavaṅga citta) sáng tỏ, lấy ‘tợ tướng biến xứ’ (kasiṇa paṭibhāga nimitta) trắng làm cảnh, kế đến ngay khi ấn tướng dội vào ‘tâm hữu phần’ (bhavaṅga citta) sáng tỏ, ‘danh pháp thiền thứ nhất’ (1st jhāna nāmadhamma) sinh khởi. Kế đến, thiền sinh quan sát theo những ‘danh pháp’ này khi chúng sinh khởi.

Therena hi vatthu ceva ārammaṇañca pariggahitaṃ, tenassa tesaṃ dhammānaṃ uppādaṃ āvajjantassa uppādo pākato hoti, thānaṃ āvajjantassa ṭhānaṃ pākataṃ hoti, bhedaṃ āvajjantassa bhedo pākaṭo hoti – Điều này được giải thích rằng bởi vì Tôn giả Sāriputta đã từng quan sát theo ‘xứ’ hay ‘vật’ (vatthu) và ‘cảnh’ (ārammaṇa) cùng nhau; nếu vị ấy quan sát theo giai đoạn sinh của ‘danh pháp thiền thứ nhất’ (1st jhāna nāmadhamma) thì giai đoạn sinh của chúng sẽ trở nên rõ ràng với vị ấy; nếu vị ấy quan sát theo giai đoạn trụ của ‘danh pháp thiền thứ nhất’ (1stjhāna nāmadhamma) thì giai đoạn trụ của chúng trở nên rõ ràng với vị ấy; nếu vị ấy quan sát theo giai đoạn diệt của ‘danh pháp thiền thứ nhất’ (1st jhāna nāmadhamma) thì giai đoạn diệt của chúng trở nên rõ ràng với vị ấy.

Sự giải thích này là một quy tắc trong phương pháp quan sát theo ‘danh pháp’ (nāmadhamma). Trong trường hợp này, ‘xứ’ hay ‘vật’ (vatthu) có nghĩa đặc biệt là ‘môn’ (dvāra). Có sáu loại ‘cảnh’ (ārammaṇa). ‘Danh pháp’ (nāma dhamma) là phần của ‘cảnh pháp’ (dhammārammaṇa). ‘Chế định’ (paññatti) cũng được gồm vào trong ‘cảnh pháp’. Nibbāna cũng được gồm vào trong ‘cảnh pháp’. Nếu chúng ta chia pháp siêu lý (paramattha) theo cảnh, có ‘cảnh sắc’ (rūpārammaṇa), ‘cảnh thinh’ (saddārammaṇa), ‘cảnh khí’ (gandhārammaṇa), ‘cảnh vị’ (rasārammaṇa), ‘cảnh xúc’ (phoṭṭhabbārammaṇa), ‘cảnh pháp’ (dhammā-rammaṇa): cả thảy 6 cảnh. ‘Cảnh’ (ārammaṇa) là chi? Nói khái quát, pháp bị biết là ‘cảnh’ (ārammaṇa). ‘Cảnh’ là nơi mà ‘danh pháp’ (tâm, sở hữu tâm – citta cetasika) dạo/vui thích[49]. Bậc tu tiến có thể nói rằng ‘danh pháp lộ nhãn môn’ (cakkhu dvāra vīthi citta cetasika) ‘dạo’ theo ‘cảnh sắc’ (rūpārammaṇa). ‘Dạo’ nghĩa là biết cảnh.

Lộ (tâm) (vīthi) sinh khởi bắt ‘cảnh sắc’ (rūpārammaṇa) làm cảnh là ‘lộ nhãn môn’ (cakkhu dvāra vīthi). Sau ‘lộ nhãn môn’ có lộ tâm sanh theo bắt cùng ‘cảnh sắc’ (rūpārammaṇa) được gọi là lộ phụ tùy/theo sau (tadānuvattaka vīthi), là ‘lộ thuần ý môn’ (suddha manodvāra vīthi); để dễ nhớ, đó là ‘lộ ý môn’ (manodvāra vīthi) sanh sau bắt cùng ‘cảnh sắc’ (rūpārammaṇa) làm cảnh. Tương tự:

–   ‘Lộ’ (vīthi) sinh khởi bắt ‘cảnh thinh’ (saddārammaṇa) làm cảnh là ‘lộ nhĩ môn’ (sota dvāra vīthi); sau ‘lộ nhĩ môn’ có ‘lộ ý môn’ (manodvāra vīthi) sanh theo sau bắt cùng ‘cảnh thinh’ (saddārammaṇa) làm cảnh.

–   Lộ (vīthi) sinh khởi bắt ‘cảnh khí’ (gandhārammaṇa) làm cảnh được gọi là ‘lộ tỷ môn’ (ghāna dvāra vīthi); sau ‘lộ tỷ môn’ có ‘lộ ý môn’ (manodvāra vīthi) sanh theo sau bắt cùng ‘cảnh khí’ (gandhārammaṇa) làm cảnh.

–   Lộ (vīthi) bắt ‘cảnh vị’ (rasārammaṇa) làm cảnh được gọi là ‘lộ thiệt môn’ (jivhā dvāra vīthi); sau ‘lộ thiệt môn’ có ‘lộ ý môn’ (manodvāra vīthi) sanh theo sau bắt cùng ‘cảnh vị’ (rasārammaṇa) làm cảnh.

–   Lộ (vīthi) sinh khởi bắt ‘cảnh xúc’ (phoṭṭhabbārammaṇa) làm cảnh được gọi là ‘lộ thân môn’ (kāyadvāra vīthi); sau ‘lộ thân môn’ cũng có ‘lộ ý môn’ (manodvāra vīthi) sanh theo sau bắt cùng ‘cảnh xúc’ (rasārammaṇa) làm cảnh.

Danh pháp sinh khởi lấy những ‘sắc’ (rūpa) còn lại (gồm 5 giới thanh triệt, gọi là sắc thanh triệt pasāda rūpa và 16 sắc tế – sukhuma rūpa) làm cảnh được gọi là ‘lộ thuần ý môn’ (suddha manodvāra vīthi). Theo cùng một cách, ‘danh pháp’ (nāmadhamma) có thể sinh khởi bắt ‘danh pháp tâm và sở hữu tâm’ (citta cetasika nāmadhamma) làm cảnh. ‘Danh pháp’ sinh khởi bắt ‘danh pháp’ làm cảnh cũng được gọi là ‘lộ ý môn’ (manodvāra vīthi). Vì vậy, có 6 loại ‘lộ tâm’ (vīthi) đã đề cập: ‘lộ nhãn môn’ (cakkhudvāra vīthi); ‘lộ nhĩ môn’ (sotadvāra vīthi); ‘lộ tỷ môn’ (ghānadvāra vīthi); ‘lộ thiệt môn’ (jivhādvāra vīthi); ‘lộ thân môn’ (kāyadvāra vīthi); và ‘lộ ý môn’ (manodvāra vīthi). Có 6 loại lộ thuộc ‘định luật cố nhiên (Niyāma).

Nói rằng, nếu thiền sinh muốn quan sát theo ‘lộ nhãn môn’ (cakkhudvāra vīthi) thì vị ấy phải thiền theo qui tắc ‘xứ’ (āyatana) hay ‘vật’ (vatthu) và ‘cảnh’ (ārammaṇa) phải được quan sát cùng nhau. Điều này được nói trong Chú giải bộ Pháp tụ (Atthasālinī), trang 114, về việc 5 môn (dvāra) ‘nhãn môn’ (cakkhudvāra), ‘nhĩ môn’ (sota dvāra), ‘tỷ môn’ (ghāna dvāra), ‘thiệt môn’ (jivhā dvāra), ‘thân môn’ (kāyadvāra) là nơi có năm ‘cảnh’ (pañcārammaṇa): ‘cảnh sắc’ (rūpārammaṇa), ‘cảnh thinh’ (saddārammaṇa), ‘cảnh khí’ (gandhārammaṇa), ‘cảnh vị’ (rasārammaṇa), ‘cảnh xúc’ (phoṭṭhabbārammaṇa). Điều gì đã được đề cập về năm cảnh này? Ekekaṃ ārammaṇa – mỗi cảnh. Dvisu dvisu dvāresu – theo 2 môn. Āpathamagacchati – đi vào, bước vào (mỗi cảnh đi vào 2 môn). Cho nên, nếu chúng ta lấy ví dụ của một ‘cảnh sắc’ (rūpārammaṇa), có bao nhiêu môn liên quan? Có hai môn: ‘nhãn môn’ (cakkhu dvāra) và ‘ý môn’ (manodvāra). Cho nên, theo phần trình bày thì ‘danh pháp’ (nāmadhamma) phải được quan sát sau khi quan sát theo ‘môn’ (dvāra) và ‘cảnh’ (ārammaṇa). Thiền sinh có ý định quan sát thấy biết rõ theo ‘tâm, sở hữu tâm nơi nhãn môn’ (cakkhudvāra citta cetasika) cần đã quan sát theo ‘nhãn môn’ (cakkhudvāra) gọi là ‘nhãn giới thanh triệt’ và ‘ý môn’ (manodvāra) gọi là ‘tâm hữu phần’ (bhavaṅga citta) sáng tỏ, cùng nhau. Cho nên, thiền sinh muốn tu tập ‘danh nghiệp xứ’ (nāma kamaṭṭhāna) mà không thấy rõ ‘nhãn giới thanh triệt’ (cakkhu pasāda) ra sao và ‘tâm hữu phần’ sáng tỏ ra sao thì không thể tu tập ‘danh nghiệp xứ’ một cách đúng đắn. Nguyên bản không nói đến trí/tuệ về ‘danh pháp’ tâm và sở hữu tâm (citta cetasika) là phạm vi của ‘toàn tri’ (sabbaññuta), trí toàn tri của Đức Phật Buddha mà không thuộc phạm vi của Thánh hữu học (sāvaka) đệ tử Đức Phật. Nếu nói như vậy thì đó có nghĩa là Đức Phật dạy ‘sắc pháp’ (rūpadhamma) và ‘danh pháp’ mà không thể được quan sát bởi đệ tử Thánh hữu học (sāvaka).

Cho nên, trước tiên thiền sinh phải quan sát theo 2 môn (dvāra), gồm ‘nhãn môn’ (cakkhudvāra) gọi là ‘nhãn giới thanh triệt’ và ‘ý môn’ (manodvāra) gọi là ‘tâm hữu phần’ (bhavaṅga citta) sáng tỏ. Kế đến, vị ấy phải quan sát thấy biết rõ theo ‘cảnh sắc’ (rūpārammaṇa). Sau khi quan sát như vậy, khi vị ấy bắt ‘cảnh sắc’ làm cảnh, nếu ‘cảnh sắc’ này dội vào ‘nhãn giới thanh triệt’ và ‘tâm hữu phần’ sáng tỏ thì ‘danh pháp’ lộ nhãn môn (cakkhudvāra vīthi nāmadhamma) sẽ sanh. Nếu tâm ‘đoán định, phân đoán’ (voṭṭhapana) phân định, quyết định là phần của lộ không thể tác ý khéo (ayoniso manasikāra) thì đổng lực bất thiện (akusala javana) sẽ sanh; nếu có thể tác ý khéo (yoniso manasikāra) thì đổng lực thiện (kusala javana) sẽ sanh. ‘Lộ ý môn’ (manodvāra vīthi) bắt cùng cảnh sắc làm cảnh, sanh sau dựa vào ‘tâm hữu phần’ (bhavaṅga citta) sáng tỏ nương vào sắc ý vật (hadaya vatthu). Cho nên thiền sinh [người muốn quan sát theo ‘danh pháp lộ nhãn môn’ (cakkhudvāra vīthi nāmadhamma) và ‘danh pháp lộ ý môn’ (manodvāra vīthi nāmadhamma) bắt cùng cảnh sắc làm cảnh] trước tiên phải quan sát theo ‘nhãn môn’ (cakkhudvāra) gọi là ‘nhãn giới thanh triệt’ và ‘ý môn’ (manodvāra) gọi là ‘tâm hữu phần’ (bhavaṅga citta) sáng tỏ. Kế đến quan sát theo ‘cảnh sắc’ (rūpārammaṇa). Bắt cảnh là cảnh dành cho quán. Khi lấy nó làm cảnh, ‘danh pháp lộ nhãn môn’ (cakkhudvāra vīthi nāmadhamma) và ‘danh pháp lộ ý môn’ (manodvāra vīthi nāmadhamma) sanh sau sẽ sinh khởi bắt cùng cảnh sắc làm cảnh.

Thiền sinh phải làm gì nếu vị ấy muốn quan sát thấy biết rõ theo ‘danh pháp lộ nhĩ môn’ (sotadvāra vīthi nāmadhamma) mà bắt cùng ‘cảnh thinh’ (saddārammaṇa) làm cảnh? Trước tiên quan sát theo ‘nhĩ môn’ (sotadvāra) và ‘ý môn’ (manodvāra) gọi là ‘nhĩ giới thanh triệt’ (sota pasāda) và ‘tâm hữu phần’ (bhavaṅga citta) sáng tỏ cùng nhau. Kế đến, lấy âm thanh làm cảnh. Bắt cảnh dành cho quán. Khi quán như vậy, âm thanh dội vào cả hai ‘nhĩ giới thanh triệt’ (sota pasāda) và ‘tâm hữu phần’ (bhavaṅga citta) sáng tỏ cùng nhau. Khi ấy ‘danh pháp lộ nhĩ môn’ (sotadvāra vīthi nāmadhamma) sẽ sinh khởi bắt ‘cảnh thinh’ (saddārammaṇa) làm cảnh. Đây là phương pháp quán.

Để quan sát theo ‘danh pháp lộ tỷ môn’ (ghānadvāra vīthi nāmadhamma) và ‘danh pháp lộ ý môn’ (manodvāra vīthi nāmadhamma) sanh sau, trước tiên quan sát theo ‘tỷ môn’ (ghānadvāra) gọi là ‘tỷ giới thanh triệt’ (ghānapasāda) và ‘ý môn’ (manodvāra) gọi là ‘tâm hữu phần’ (bhavaṅga citta) sáng tỏ, cùng nhau. Kế đến, lấy sắc cảnh khí hay mùi của ‘bọn sắc’ (rūpa kalāpa) hoặc một nhóm ‘bọn sắc’ làm cảnh. Khi khí hay mùi ấy dội vào ‘tỷ giới thanh triệt’ và ‘tâm hữu phần’ sáng tỏ cùng nhau, thì ‘danh pháp lộ tỷ môn’ và ‘danh pháp lộ ý môn’ sẽ sinh khởi, bắt cùng ‘cảnh khí’ (gandhārammaṇa) làm cảnh.

Về phần ‘danh pháp lộ thiệt môn’ (jivhādvāra vīthi nāmadhamma) và ‘danh pháp lộ ý môn’ (manodvāra vīthi nāmadhamma) bắt cùng ‘cảnh vị’ (rasārammaṇa) làm cảnh, trước tiên quan sát theo ‘thiệt môn’ (jivhādvāra) gọi là ‘thiệt giới thanh triệt’ (jivhā pasāda) và ‘ý môn’ (manodvāra) gọi là ‘tâm hữu phần’ (bhavaṅga citta) sáng tỏ, cùng nhau. Kế đến lấy vị/sắc cảnh vị của một ‘bọn sắc’ (rūpa kalāpa) hoặc một nhóm ‘bọn sắc’ làm cảnh. Khi ‘cảnh vị’ (rāsārammaṇa) đó dội vào ‘thiệt giới thanh triệt’ và ‘tâm hữu phần’ sáng tỏ cùng nhau, thì ‘danh pháp lộ thiệt môn’ và ‘danh pháp lộ ý môn’ sẽ sinh khởi bắt ‘cảnh vị’ làm cảnh.

Về phần ‘danh pháp lộ thân môn’ (jivhādvāra vīthi nāmadhamma) và ‘danh pháp lộ ý môn’ (manodvāra vīthi nāmadhamma) bắt cùng ‘cảnh xúc’ (phoṭṭhabbārammaṇa) làm cảnh, trước tiên quan sát theo ‘thân môn’ (kāya dvāra) gọi là ‘thân giới thanh triệt’ (kāya pasāda) và ‘ý môn’ (manodvāra) gọi là ‘tâm hữu phần’ (bhavaṅga citta) sáng tỏ, cùng nhau. Kế đến lấy ‘xúc giới’ (phoṭṭhabba dhātu) [gồm địa (paṭhavī), hỏa (tejo), phong (vāyo)] tồn tại trong một ‘bọn sắc’ (rūpa kalāpa) hoặc một nhóm ‘bọn sắc’ làm cảnh. ‘Cảnh xúc’ này sẽ cùng lúc dội vào ‘thân giới thanh triệt’ và ‘tâm hữu phần’ sáng tỏ. Ví dụ, chỗ ngồi đang chạm. Nếu thiền sinh quan sát thấy biết rõ theo 4 ‘giới’ (dhātu) ở mông dưới đang chạm nền nhà, nó sẽ trở thành những hạt ‘bọn sắc’ (rūpa kalāpa) nhỏ. Phân tích 4 ‘giới’ (dhātu) của bọn (kalāpa) này. Có bao nhiêu thứ ‘sắc’ (rūpa)? Có 44 thứ sắc chỉ ở mông dưới. Chúng là ‘bọn thân mười pháp’ (dasaka kalāpa), ‘bọn sắc tính mười pháp’ (dasaka kalāpa), ‘bọn sắc tâm tám pháp’ (attha kalāpa), ‘bọn sắc quí tiết tám pháp’ (attha kalāpa), ‘bọn sắc vật thực tám pháp’ (attha kalāpa); cả thảy 5 loại ‘bọn sắc’ (rūpa kalāpa), hoặc 44 thứ ‘sắc’ (rūpa). Sau khi phân tích 44 thứ ‘sắc’ (rūpa) này, quan sát theo ‘thân giới thanh triệt’ (kāya pasāda) trong chúng và cũng quan sát theo ‘tâm hữu phần’ (bhavaṅga citta) sáng tỏ. Sau khi quan sát theo cả hai pháp này cùng nhau, lấy một ‘giới’ (dhātu) là ‘địa’ hoặc ‘hỏa’ hay ‘phong’ đang tồn tại trong bọn gần với ‘thân giới thanh triệt’ nhất. ‘Địa’ hoặc ‘hỏa’ hay ‘phong’ này cùng lúc sẽ dội vào ‘thân giới thanh triệt’ và ‘tâm hữu phần’ sáng tỏ. Khi ‘danh pháp lộ thân môn’ và ‘danh pháp lộ ý môn’ sanh sau sẽ sinh khởi bắt ‘cảnh xúc’ làm cảnh. Đây là phương pháp quan sát theo ‘lộ’ (vīthi) bắt ‘năm cảnh’ (pañcārammaṇa) làm cảnh.

Nếu thiền sinh muốn quan sát theo ‘danh pháp’ (nāmadhamma) lấy 5 ‘sắc thanh triệt’ (pasāda rūpa) hoặc sắc tế (sukhuma rūpa) hay danh pháp ‘tâm, sở hữu tâm’ (citta cetasika) làm cảnh, vị ấy chỉ cần quan sát theo một môn (dvāra). Quan sát theo ý môn (mano dvāra), gọi là ‘tâm hữu phần’ (bhavaṅga citta) sáng tỏ. Nói nếu vị ấy muốn quan sát theo ‘danh pháp’ sinh khởi lấy ‘nhãn giới thanh triệt’ (cakkhu pasāda) làm cảnh thì quan sát theo ‘nhãn giới thanh triệt’, lấy nó làm cảnh. Khi cảnh ‘nhãn giới thanh triệt’ này dội vào ‘tâm hữu phần’ sáng tỏ, ‘danh pháp’ đổng lực lộ ý môn (manodvārika javana vīthi) sẽ sinh khởi lấy ‘nhãn giới thanh triệt’ này làm cảnh. ‘Khai ý môn’ (manodvārāvajjana) này thực hiện phận sự xem lại, suy xét cảnh như là ‘nhãn giới thanh triệt’. Nếu phân đoán, đoán định ‘tác ý khéo’ (yoniso manasikāra) thì ‘đổng lực’ sẽ là ‘đổng lực thiện’ (kusala javana). Nếu phân đoán, đoán định ‘tác ý không khéo’ (ayoniso manasikāra) thì ‘đổng lực bất thiện’ (akusala javana) sẽ sinh khởi. ‘Tác ý khéo’ (yoniso manasikāra) là khả năng chú ý, hướng tâm khéo hay đúng.

Ví dụ, nếu bậc tu tiến quan sát theo ‘nhãn giới thanh triệt’ (cakkhu pasāda) chỉ là ‘nhãn giới thanh triệt’ thì đó là đúng. Nếu bậc tu tiến quan sát thấy biết rõ là ‘sắc’ (rūpa), đó là đúng. Nếu bậc tu tiến thiền theo thực tính sanh và diệt của nó, vô thường (anicca), đó là đúng. Nếu thiền là khổ (dukkha), bị áp bức bởi liên tục sanh và diệt, đó là đúng. Nếu thiền là vô ngã (anatta), không tồn tại một linh hồn hay thực thể bền vững, đó là đúng. ‘Nhãn giới thanh triệt’ (cakkhu pasāda) không tồn tại một mình; mà có địa, thủy, hỏa, phong, sắc màu, khí mùi, vị, vật thực nội và mạng quyền (jīvita) cùng tồn tại với ‘nhãn giới thanh triệt’: cả thảy 10 thứ ‘sắc’ (rūpa). Trong 10 thứ sắc này đôi khi ‘sắc cảnh khí hay mùi’ rất hôi thối. Đôi khi ‘sắc cảnh sắc’ là màu ghê tởm. Bậc tu tiến có thể thiền ‘bất tịnh’ (asubha) bằng cách lấy những ‘sắc’ (rūpa) có mùi hôi, màu ghê tởm này làm cảnh. Nếu thiền là ‘bất tịnh’ (asubha), đó là chú ý/tác ý đúng, ‘tác ý khéo’ (yoniso manasikāra). Nếu đó là ‘khéo tác ý’ thì ‘đổng lực thiện’ (kusala javana) sẽ sanh. Nhưng nếu vị ấy chấp thủ (upādāna) đó là thường (nicca), lạc (sukha) v.v… thì đó là ‘tác ý không khéo’ (ayoniso manasikāra), đổng lực sẽ là ‘đổng lực bất thiện’ (akusala javana). Cho nên, điều này được đề cập trong Chú giải rằng, người muốn quan sát theo ‘danh pháp’ (nāmadhamma) phải đã từng quan sát theo ‘sắc pháp’ (rūpa) rõ ràng chi tiết trước. Đó không là một cực đoan mà là một phương pháp rất hệ thống.

Để giải thích thêm ‘môn’ (dvāra) là chi? ‘Môn’ (dvāra) nghĩa là cửa xuyên qua mà người có thể đi vào và đi ra. Bởi vì 6 ‘giới’ (dhātu) này (nhãn giới thanh triệt, nhĩ giới thanh triệt, tỷ giới thanh triệt, thiệt giới thanh triệt, thân giới thanh triệt, và ‘tâm hữu phần’ sáng tỏ) ví như cửa xuyên qua mà ‘danh pháp’ đi vào và đi ra, vì vậy chúng cũng được gọi là ‘môn’ (dvāra) là một phép ẩn dụ. Một số pháp (dhamma) khó đặt tên được gọi bằng phép ẩn dụ. Thiền sinh đang tu tập ‘danh nghiệp xứ’ (nāma kamaṭṭhāna) cần phải quan sát theo 6 môn này. Tuy nhiên, điều cần thiết là đã quan sát theo ‘sắc pháp’ (rūpa dhamma) trước như thế là để có khả năng quan sát theo 6 ‘môn’ (dvāra). Chỉ khi ‘khối’ (ghana) bị phá vỡ trong ‘sắc nghiệp xứ’ (rūpa kammaṭṭhāna) thì 6 ‘môn’ này sẽ xuất hiện thật như vậy. Nếu ‘khối’ (ghana) không bị phá vỡ trong ‘sắc nghiệp xứ’ thì không dễ quan sát theo 6 ‘môn’. Nếu thiền sinh không có khả năng quan sát theo 6 ‘môn’ khi ấy chuyển sang quan sát theo những lộ (vīthi) này, vị ấy có thể quan sát theo chúng, phá vỡ ‘khối’ (ghana) một cách hệ thống hay chăng? Vị ấy không thể.

Vả lại, sự miệt mài trú trong thiền thứ nhất (1st jhāna) của Tôn giả Sāriputta đã được giải thích rồi. Chỉ sau khi xuất khỏi thiền thứ nhất (1st jhāna), vị ấy quan sát theo ‘danh pháp’ thiền thứ nhất (1stjhāna nāmadhamma) lần nữa. Khi ấy, Ngài chỉ là một bậc Nhập lưu (Sotāpanna). Đức Phật dạy về sự tu tập để đạt đến Arahatta của Tôn giả Sāriputta từ ngày thứ nhất đến ngày thứ mười lăm của Tabodwe tháng 1-2 (māgha māsa). Vì vị ấy chỉ là một bậc Nhập lưu (Sotāpanna), đổng lực ‘minh sát’ (vipassanā javana) của lộ nối tiếp của vị ấy chỉ là ‘đổng lực đại thiện’ (mahākusala javana). Chúng là ‘tâm lộ ý môn đổng lực đại thiện’ (mahākusala manodvārika javana vīthi citta). ‘Danh pháp thiền thứ nhất’ (1st jhāna nāmadhamma) của tâm thiền là ‘tâm đáo đại’ (mahaggata citta). Hai ‘tâm’ (citta) này giống nhau phải chăng? Chúng không giống nhau. Vào lúc ‘danh pháp thiền thứ nhất’ (1stjhāna nāmadhamma) sinh khởi, ‘tâm lộ ý môn đổng lực đại thiện’ (mahākusala manodvārika javana vīthi citta) quan sát thấy biết rõ theo ‘danh pháp thiền’ (jhāna nāmadhamma) không sinh khởi. Vào lúc ‘tâm lộ ý môn đổng lực đại thiện’ (mahākusala manodvārika javana vīthi citta) sinh khởi, ‘danh pháp thiền thứ nhất’ (1st jhāna nāmadhamma) này vẫn tồn tại phải chăng? Không, nó không còn tồn tại nữa. Tại sao? Có một trạng thái tự nhiên nào mà trong 1 sát-na tâm có 2 ‘tâm’ (citta) sẽ cùng sinh khởi hay chăng? Không. Cho nên, nếu ‘danh pháp thiền thứ nhất’ (1st jhāna nāmadhamma) sinh khởi, ‘tâm lộ ý môn đổng lực đại thiện’ (mahākusala manodvārika javana vīthi citta) không thể sanh; nếu ‘tâm lộ ý môn đổng lực đại thiện’ (mahākusala manodvārika javana vīthi citta) sinh khởi, ‘danh pháp thiền thứ nhất’ (1st jhāna nāmadhamma) không thể sanh. ‘Tâm lộ ý môn đổng lực đại thiện’ (mahākusala manodvārika javana vīthi citta) có khả năng quan sát theo ‘danh pháp thiền thứ nhất’ (1st jhāna nāmadhamma) là pháp không còn tồn tại phải chăng? Phải rồi, nó có khả năng làm như vậy. Nếu có khả năng quan sát theo pháp ấy thì nó có khả năng quan sát theo pháp quá khứ gần nhất phải chăng? Phải rồi.

Bậc tu tiến có thể nghĩ rằng, trong ‘quán, minh sát’ (vipassanā) chỉ quan sát theo pháp hiện tại và không quan sát theo pháp vị lai. Nếu như vậy, có thể nào ‘danh pháp’ (nāmadhamma) bị quan sát thấy biết ở sát-na đang sinh của nó hay chăng? Như đã đề cập trên, khi ‘danh pháp’ (là cảnh hay đối tượng của thiền) đang sinh khởi, thì ‘danh pháp’ sẽ quan sát chưa sanh. Khi ‘danh pháp’ đang quan sát sinh khởi, thì ‘danh pháp’ bị quan sát không còn tồn tại nữa, bởi vì không có định luật tự nhiên nào mà 2 ‘tâm’ (citta) cùng sanh trong một sát-na tâm. Cho nên, nó không thể quan sát theo ‘danh pháp’ (nāma dhamma) ở ngay sát-na sanh của nó. Nó chỉ có thể bị quan sát theo sau khi chúng sinh khởi. ‘Danh pháp’ chưa sanh hay sẽ sanh ở vị lai cũng có thể bị quan sát.

Trong Bhaddekaratta sutta, Đức Phật dạy: Atītaṃ nānvāgameyya, nappaṭikaṅkhe anāgataṃ, yadātītaṃ pahīnaṃ taṃ, appattañca anāgataṃ – “không theo sau 5 ‘uẩn’ (khandha) quá khứ, vì 5 ‘uẩn’ (khandha) quá khứ đã diệt. Không trông mong đến 5 ‘uẩn’ (khandha) vị lai vì 5 ‘uẩn’ (khandha) vị lai chưa sanh.” Quan sát như vậy, Chú giải có nêu Nānvagameyya ti taṅhādiṭṭhīhi nānugaccheyya – ‘không theo sau’ nghĩa là không theo nó với ‘ái kiến’ (taṅhā diṭṭhi), có nghĩa là không để ‘ái kiến’ (taṅhā diṭṭhi) sanh. Nappaṭikaṅkhe ti taṅhadiṭṭhīhi na pattheyya – ‘không trông mong’ nghĩa là không mong muốn đến vị lai bằng ‘ái kiến’ (taṅhā diṭṭhi). Ví dụ không mong muốn như: ‘Mong tôi là một người đàn ông’, ‘mong tôi là một người đàn bà’, ‘mong tôi là một người nhân loại’, ‘mong tôi là một người trời’, ‘mong tôi là một người Phạm thiên’ v.v… dạy không mong muốn đến vị lai như vậy, Đức Phật không dạy không quan sát theo pháp vị lai.

Paccuppannañca yo dhamma, tattha tattha vipassati, asaṃhīraṃ asaṃkuppaṃ, taṃ vidvā manubrūhaye – thiền sinh thiền theo 5 ‘uẩn’ (khandha) hiện tại, ‘danh sắc’ (nāma rūpa) ở sát-na ấy hay ở nơi ấy bằng cách ‘quán’ (vipassanā). Người trí (khéo tác ý) này cần phải duy trì tuệ quán (vipassanā ñāṇa) là pháp không bị hoại do ‘ái kiến’ (taṅhā diṭṭhi) và không kiệt sức do ‘ái kiến’ (taṅhā diṭṭhi); hoặc theo cách khác người trí này cần phải thiền lặp đi lặp lại theo Nibbāna là pháp không bị hoại do ‘ái kiến’ (taṅhā diṭṭhi) và không kiệt sức do ‘ái kiến’ (taṅhā diṭṭhi) bằng cách là nhập thiền quả (phala samāpatti) lặp đi lặp lại Trong giáo pháp này Đức Phật dạy là pháp (dhamma) trong hiện tại (paccuppanna); vì sự trình bày này, một số có thể nghĩ chỉ quan sát theo pháp hiện tại và không quan sát theo pháp quá khứ. Trong trường hợp này, pháp hiện tại (paccuppanna) có nghĩa là chi?

Trong Visuddhimagga, nó được liệt kê những cảnh, đề mục của thiền quán (vipassanā) ở giai đoạn ‘sanh diệt/ tiến thoái tuệ’ (udayabbaya ñāṇa). Trong những đề mục, tất cả những chi pháp ‘liên quan tương sinh’ (paṭiccasamuppāda) cũng được bao gồm. Kế đến, chúng ta hãy nhìn vào nó được dạy ra sao trong ‘Patisambhidā magga’ về phương pháp quan sát thấy biết rõ theo những chi pháp ‘liên quan tương sinh’ (paṭiccasamuppāda). Để hiểu rõ hơn, giả dụ bắt đầu nói về 5 ‘uẩn’ (khandha). Jātā rūpaṃ paccuppannaṃ tassa nibbatti lakkhaṇaṃ udayo, vipariṇāma lakkhaṇa vāyo, anupassana ñāṇaṃ (Paṭisambhidāmagga và Vism, XX, 94) – ‘sắc’ (rūpa) đang sanh là hiện tại (paccuppanna). Trạng thái sinh khởi của ‘sắc’ (rūpa) là ‘Udaya’, là đối tượng bị đổi thay, trạng thái diệt dứt là ‘Vaya’. Tuệ đang thiền theo trạng thái sinh và diệt này lặp đi lặp lại là ‘sanh diệt/ tiến thoái tuệ’ (udayabbaya ñāṇa). Trong trường hợp này, quan sát theo ‘sắc sanh hiện tại’ Jātā rūpaṃ paccuppannaṃ, phụ Chú giải nói Paccuppannaṃ khanatta ya pariyāpannaṃ – hiện tại (paccuppanna) nghĩa là pháp (dhamma) là phần của 3 tiểu sát-na: sanh, trụ và diệt (uppāda, ṭhithi, bhaṅga). Chú giải không nói là pháp đang sanh chỉ ở (tiểu) sát-na.[50] Nó có nghĩa là khoảng thời gian 3 tiểu sát-na là hiện tại (paccuppanna).

Để hiểu rõ hơn, còn nhiều pháp sẽ được giải thích. 5 ‘uẩn’ (khandha), 12 ‘xứ’ (āyatana), 18 ‘giới’ (dhātu) được dạy theo cùng cách. Những chi pháp ‘liên quan tương sinh’ (paṭiccasamuppāda) cũng được dạy. Vô minh (avijjā) được dạy ra sao? Jātā avijjā paccuppannā, tassa nibbatti lakkhaṇā udayo viparināma lakkhaṇā vāyo, anupassanā ñāṇa – vô minh (avijjā) đang sanh là hiện tại (paccuppanna). Trạng thái đang sanh là ‘Udaya’, đang diệt là ‘Vaya’. Thiền theo sự sanh và diệt này là tuệ, ‘sanh diệt/ tiến thoái tuệ’ (udayabbaya ñāṇa). Việc này chỉ do vô minh (avijjā), ái (taṅhā), thủ (upādāna), hành (saṅkhāra), nghiệp (kamma) bị tích lũy, chất đống trong kiếp sống quá khứ, như vậy ‘danh sắc quả’ (vipāka nāma rūpa) sanh trong kiếp sống hiện tại. Nhưng vô minh (avijjā) được dùng ở đây ra sao? Jātā avijjā paccuppannā – vô minh (avijjā) đang sinh khởi là hiện tại. Cụm từ hiện tại (paccuppanna) nghĩa là sanh, trụ và diệt (uppāda, ṭhithi, bhaṅga) tức là khoảng thời gian của 3 tiểu sát-na. Nó có nghĩa là gì nếu thiền sinh có thể quan sát theo vô minh (avijjā) trong 3 tiểu sát-na của sanh, trụ và diệt thì đó là hiện tại (paccuppanna). Tuệ đang thiền theo pháp ‘hiện tại’ này là ‘sanh diệt/ tiến thoái tuệ’ (udayabbaya ñāṇa). Điều này không nói không quan sát theo pháp quá khứ. Nếu bậc tu tiến có thể quan sát theo sự sanh, trụ và diệt của pháp (dhamma) mà vị ấy đang thiền thì đó là hiện tại (paccuppanna). Điều này được hướng dẫn để quan sát theo loại pháp ‘hiện tại’ này.

Bây giờ chúng ta hãy lấy ví dụ về ‘hữu’ (bhava)[51]: Jato bhavo paccuppanno, tassa nibbatti lakkhaṇaṃ udayo, vipariṇama lakkhaṇaṃ vāyo, anupassanā ñāṇa – ‘hữu’ (bhava) đang sanh là hiện tại (paccuppanna). Trạng thái của đang sanh là ‘Udaya’; là đối tượng bị đổi thay, trạng thái đang diệt là ‘Vaya’. Tuệ đang thiền theo sự sanh và diệt này lặp đi lặp lại là ‘sanh diệt/ tiến thoái tuệ’ (udayabbaya ñāṇa). Về phần ‘hữu’ (bhava), có ‘nghiệp hữu’ (kamma bhava) và ‘sanh hữu’ (upapatti bhava). ‘Nghiệp hữu’ (kamma bhava) là nghiệp tích lũy, chất đống trong kiếp sống này với sự mong muốn về kiếp sống vị lai. ‘Sanh hữu’ (upapatti bhava) là 5 ‘uẩn’ (khandha) sẽ sanh ở vị lai do sức mạnh của ‘nghiệp hữu’ (kamma bhava). Quan sát theo 5 ‘uẩn’ (khandha) này. Quan sát theo 5 ‘uẩn’ (khandha) vị lai, đặc biệt là ‘sanh hữu’ (upapatti bhava), điều gì được nói đến? Jato Bhavo paccuppanno – ‘pháp’ (dhamma) này sẽ sanh ở vị lai; tại sao điều này được dạy là hiện tại (paccuppanna)? Khi thiền sinh quan sát theo pháp vị lai, nếu vị ấy có thể thấy 3 tiểu sát-na sanh, trụ và diệt của 5 ‘uẩn’ (khandha) vị lai thì vị ấy đang quan sát theo pháp hiện tại (paccuppanna). Nếu vị ấy có khả năng quan sát theo pháp ‘hiện tại’ như vậy, vị ấy đạt ‘sanh diệt/ tiến thoái tuệ’ (udayabbaya ñāṇa). Đây là nghĩa của nó. Nó không có nghĩa không quan sát theo pháp quá khứ và vị lai.

Nếu bậc tu tiến không quan sát theo sự liên quan giữa những chi pháp ‘liên quan tương sinh’ (paṭiccasamuppāda), vị ấy không thể đạt Nibbāna. Cho nên, trong danh sách cảnh, đề mục thiền quán (vipassanā), những chi pháp ‘liên quan tương sinh’ (paṭiccasamuppāda) được gồm vào. Những chi này là ‘pháp’ (dhamma) được Đức Phật dạy kết nối ba thời: quá khứ, hiện tại và vị lai. Cho nên, ‘không theo đuổi pháp quá khứ’ thực ra có nghĩa là không gây ra ‘ái kiến’ (taṅhā diṭṭhi) theo 5 ‘uẩn’ (khandha) quá khứ và ‘không trông mong pháp vị lai’ nghĩa là không gây ra ‘ái kiến’ (taṅhā diṭṭhi) theo 5 ‘uẩn (khandha) vị lai.

Kathañca Bhikkhave atītaṃ nānvāgameti, `evaṃrūpo ahosiṃ atītamaddhāna’nti tattha nandiṃ samanvāneti – nếu bậc tu tiến nghĩ ‘đó là sắc-rūpa của tôi trong quá khứ’ và tìm thấy sự thích thú về sắc thì vị ấy theo đuổi pháp quá khứ. Tương tự, với thọ (vedanā), tưởng (saññā), hành (saṅkhāra), thức (viññāṇa), nếu vị ấy tìm thấy sự thích thú về pháp quá khứ của họ thì vị ấy theo đuổi pháp quá khứ. Trái lại, nếu vị ấy không có thích thú về 5 ‘uẩn’ (khandha) quá khứ thì vị ấy không theo đuổi pháp quá khứ. Điều này được Đức Phật dạy trong Bhaddekaratta sutta.

Đức Phật dạy không ‘ái kiến’ (taṅhā diṭṭhi) theo pháp quá khứ và vị lai. Nếu bậc tu tiến không muốn có ‘ái kiến’ (taṅhā diṭṭhi), vị ấy phải làm gì? Vị ấy phải tinh cần đạt ‘tuệ quán’ (vipassanā ñāṇa). Nếu bậc tu tiến bị dính mắc vào ‘ái kiến’ (taṅhā diṭṭhi) thì khi nào ‘ái kiến’ (taṅhā diṭṭhi) này có thể bị trừ tiệt, nhổ bỏ? Chú giải đã giải thích Tattha saṃhīratīti vipassanāya abhāvato taṇhadiṭṭhīhi akaddhiyati – bởi vì ‘tuệ quán’ (vipassanā ñāṇa) không sinh khởi, chúng sanh bị ‘ái kiến’ (taṅhā diṭṭhi) kéo lê, lôi đi. Vì vậy, nếu bậc tu tiến không muốn có ‘ái kiến’ (taṅhā diṭṭhi) vị ấy phải cố gắng đạt ‘tuệ quán’. Nếu có ‘tuệ quán’ (vipassanā ñāṇa) về pháp (dhamma) hiện tại, thì ‘ái kiến’ (taṅhā diṭṭhi) không sanh theo pháp hiện tại. Nếu có ‘tuệ quán’ về pháp (dhamma) quá khứ, thì ‘ái kiến’ (taṅhā diṭṭhi) không sanh theo pháp quá khứ. Nếu có ‘tuệ quán’ về pháp vị lai, thì ‘ái kiến’ (taṅhā diṭṭhi) không sanh theo pháp vị lai. Cho nên nó không có nghĩa không quan sát theo pháp quá khứ và vị lai. Thật ra nó có nghĩa là không có ‘ái kiến’ (taṅhā diṭṭhi) về bất cứ pháp nào dù nó có thể là quá khứ, hiện tại hay vị lai. Để có thể không có ‘ái kiến’ (taṅhā diṭṭhi), bậc tu tiến phải cố gắng để có thể có ‘tuệ quán’. Điều này chính xác được đề cập trong Uparipannasa Chú giải Bhadekaratta sutta.

Đức Phật dạy rằng pháp quá khứ gần nhất có thể được quan sát bằng cách tham khảo việc quan sát của Tôn giả Sāriputta. Một số có thể nói rằng điều này thì có khả năng bởi vì Tôn giả Sāriputta đứng đầu về tuệ. Cho nên vị ấy có khả năng thực hành như vậy, những vị khác thì không như vị ấy. Thật ra, tuệ thì không giống nhau, nhưng chỉ có ba loại cảnh, đối tượng cho ‘quán hay minh sát’ (vipassanā) trong ‘lĩnh vực quán’ (vipassanā bhūmi). Nó có nghĩa là nơi mà tuệ quán được củng cố. Nó cũng được gọi là ‘quá trình xác định’ (sammasana[52] cāra). Đó cũng có nghĩa là cảnh giới mà tuệ quán thiền theo 3 trạng thái tự nhiên: vô thường (anicca), khổ (dukkha), vô ngã (anatta). Còn như ‘quá trình xác định’ (sammasana cāra) của ‘bồ tát Chánh đẳng giác tuệ’ (sammāsambodhi bodhisatta ñāṇa), các Ngài phải quan sát theo tất cả ‘danh sắc’ siêu lý (paramattha nāma rūpa) tồn tại trong một trăm ngàn (lakh) vũ trụ (cakkavāla), thiền theo tính vô thường (anicca), khổ (dukkha), vô ngã (anatta) của chúng. Kế đến Ngài trở thành một vị Phật (Buddha). Đây là đối với bậc Chánh đẳng giác’ (sammāsambodhi).

Về phần ‘Bồ tát độc giác’ (Pacceka Bodhisatta) các ngài phải tu tiến thiền quán (vipassanā) theo tính vô thường (anicca), khổ (dukkha), vô ngã (anatta) của ‘danh sắc’ (nāma rūpa) nội phần của chính các ngài và ‘danh sắc’ (nāma rūpa) trong tất cả pháp ngoại phần ở Jambudīpa[53] và tất cả vật không có sự sống gọi là ‘phi quyền ngoại phần’ (anindriya[54] bahiddhā).

Về phần tuệ tròn đủ (pāramī ñāṇa) của Thinh văn đệ tử (sāvaka), Chú giải Anupada sutta có nêu: Sasantanāgate sabba dhamme parasantānāgate ca tesaṃ santānavibhāgaṃ akatvā bahiddhā vabodhāya sāmaññata sammāsanaṃ, ayaṃ sāvakānaṃ sammāsana cāro – bậc tu tiến phải thiền theo tính vô thường (anicca), khổ (dukkha), vô ngã (anatta) của tất cả ‘danh sắc’ (nāma rūpa) tồn tại bên trong/nội phần (trong tự thân, sasantānāgate). ‘Tất cả’ nghĩa là tất cả loại. Nó không có nghĩa tất cả về tổng số. Nó được hướng dẫn thêm để thiền theo tính vô thường (anicca), khổ (dukkha), vô ngã (anatta) về ‘danh sắc’ (nāma rūpa) tồn tại trong người khác (parasantānāgate), không phân biệt là đàn ông, đàn bà, chúng sanh, bàng sanh, chư Thiên (Deva), chư Phạm thiên (Brahmā), v.v… mà như một tổng thể vì chúng giống với pháp ngoại phần.

Cả thảy có 3 ‘quá trình xác định’ (sammasana cāra). Trong Sammasana cāra đối với bậc Thinh văn đệ tử (sāvaka), Tôn giả Sāriputta là bậc lỗi lạc nhất, được nhắc đến. Nhưng là một bậc Thinh văn đệ tử (sāvaka), tất cả chư đệ tử phải quan sát theo toàn bộ những pháp đã nêu trong Sammasana cāra. Cho nên, Đức Phật dạy: Sabbaṃ bhikkhave anabhijānaṃ aparijānaṃ avirājayaṃ appajahaṃ abhabbo dukkhakkhayāya v.v… Đức Phật dạy rằng khổ (dukkha) có thể không bao giờ dứt nếu không có khả năng thấy rõ 5 ‘uẩn’ (khandha), ‘danh sắc’ (nāma rūpa) bằng ba ‘biến tri/ đạt tri’ (ti pariññā). Như vậy, tu tập Sammasana cāra của Tôn giả Sāriputta và tu tập Sammasana cāra của bậc Thinh văn đệ tử (sāvaka) khác có giống nhau không? Giống nhau. Tính chất của 5 ‘uẩn’ (khandha) thì giống nhau. Nhưng Tôn giả Sāriputta tu tập quan sát thấy biết rõ theo ‘giới siêu lý’ (paramattha dhātu) từng pháp một, bằng phương pháp ‘quan sát liên tục’ (anupada dhamma vipassanā). Bậc Thinh văn đệ tử (sāvaka) khác cũng có thể thiền bằng phương pháp ‘quan sát liên tục’ (anupada dhamma vipassanā) theo sự mong muốn của các vị hay họ có thể tu tập quan sát theo bằng phương pháp ‘xác định nhóm/ nhóm phổ thông’ (kalāpa sammasana), thiền theo tính vô thường (anicca), khổ (dukkha), vô ngã (anatta) (của thực tính siêu lý) như một tổng thể. Không có quan sát theo từng pháp thực tính siêu lý, vị ấy có thể quan sát thấy biết rõ theo chúng bằng tuệ như một tổng thể lấy ‘danh sắc’ (nāma rūpa) đang sanh làm cảnh. Thiền theo tính chất sinh và diệt của chúng, vô thường (anicca); bị áp bức bởi sự liên tiếp sanh và diệt, khổ (dukkha); không có linh hồn, không có thực thể của một cốt lõi bền vững, vô ngã (anatta). Có nhiều phương pháp quán, như là bằng phương pháp ‘danh sắc’ (nāma rūpa), chia thành 2 nhóm; bằng phương pháp 12 ‘xứ’ (āyatana), chia thành 12 nhóm; bằng phương pháp 18 ‘giới’ (dhātu), chia thành 18 nhóm; bằng phương pháp những chi pháp ‘liên quan tương sinh’ (paṭiccasamuppāda), từ vô minh (avijjā) cho đến ‘hữu’ (bhava) v.v… Thiền bằng những phương pháp khác nhau này được gọi là phương pháp ‘xác định nhóm’ (kalāpa sammasana). Bậc tu tiến có thể đạt được Ứng cúng quả (ārahatta phala) bằng những phương pháp này. Cho nên, nếu tất cả là chư Thinh văn đệ tử (sāvaka) thì phạm vi ‘quá trình xác định’ (Sammasana cāra) của các ngài đều giống nhau.

Sau khi thiền sinh đã quan sát theo ‘danh’ (nāma) và ‘sắc’ (rūpa), vị ấy phải làm thêm điều gì? Điều này được nói trong Visuddhimagga, trang 227 Sabbepi tebhūmake dhamme khaggena samuggaṃ vivaramāno viya yamakatālakandaṃ phālayamāno viya ca nāmañca rūpañcati dvedhā vavatthapeti (Vism. XVlll, 24) – thiền sinh phân tích/ xác định pháp trong 31 cõi là 2 loại: ‘danh’ (nāma) và ‘sắc’ (rūpa), chỉ như tách mở một cái thùng gươm hay tách mở một chồi lá thốt nốt bằng một cây dao. Nāmarūpamattato uddhaṃ añño satto vā puggalo vā devo va brahmā vā natthīti nitthaṃ gacchati – vị ấy đưa đến kết luận rằng không có gì hơn ngoài ‘danh sắc’ (nāma rūpa); không có chúng sanh, người, chư Thiên, Phạm thiên. Bậc tu tiến phải phân tích và xác định ‘danh’ (nāma) và ‘sắc’ (rūpa) như vậy.

Trước tiên chỉ quan sát ‘sắc’ (rūpa) được gọi là ‘nhận biết rõ sắc’ (rūpa pariggaha[55]). Kế đến chỉ quan sát ‘danh’ (nāma) được gọi là ‘nhận biết rõ danh’ (nāma pariggaha). ‘Pariggaha’ nghĩa là nhận biết rõ/ phân biệt. Nhận biết rõ/ phân biệt là phân biệt thấy rõ bằng tuệ. Sau khi quan sát thấy biết rõ theo ‘sắc’ (rūpa) và ‘danh’ (nāma), giai đoạn tiếp theo là ‘nhận biết rõ danh sắc’ (nāma rūpa pariggaha) hay ‘nhận biết rõ sắc phi sắc’ (rūpārūpa pariggaha), quan sát theo cả hai ‘danh’ (nāma) và ‘sắc’ (rūpa) là hai loại. Từ lúc thiền sinh đã quan sát theo ‘danh pháp’ (nāmadhamma) bằng cách ‘xứ/môn’ (āyatana dvāra), cho nên ở giai đoạn quan sát theo ‘danh sắc’ (nāma rūpa) này, quan sát là ‘sắc pháp, danh pháp’; ‘sắc pháp, danh pháp’ v.v… cũng bằng cách ‘xứ/môn’ (āyatana dvāra). Chỉ sau khi quan sát theo ‘danh sắc’ (nāma rūpa) có thể được phân tích ‘danh sắc’ (nāma rūpa). Phương pháp phân tích ‘danh sắc’ (nāma rūpa) được nêu trong một số Chú giải và một số phụ Chú giải. Điều đặc biệt trong việc phân tích ‘danh sắc’ (nāma rūpa) là gì? Như đã nêu trong Pāḷi trên, nó có khả năng thấy rõ rằng không có chúng sanh, người, chư Thiên (Deva), Phạm thiên (Brahma) trong ‘danh sắc’ (nāma rūpa). Đây là sức mạnh của ‘tuệ chỉ định danh sắc’ (nāma rūpa vavatthāna[56] ñāṇa).

Chỉ quan sát[57] ‘sắc’ (rūpa) là ‘tuệ chỉ định sắc’ (rūpa pariccheda ñāṇa). Chỉ quan sát ‘danh’ (nāma) là ‘tuệ chỉ định danh’ (nāma pariccheda ñāṇa). Quan sát ‘danh sắc’ (nāma rūpa) là ‘tuệ chỉ định danh sắc’ (nāma rūpa pariccheda ñāṇa). Phân tích/ xác định ‘danh’ (nāma) và ‘sắc’ (rūpa) là không có chúng sanh, người, chư Thiên (Deva), Phạm thiên (Brahma) mà chỉ ‘danh sắc’ (nāma rūpa) là ‘tuệ chỉ định danh sắc’ (nāma rūpa vavatthāna[58] ñāṇa). Bậc tu tiến phải tu tập lần lượt 4 giai đoạn này. Nếu thành công thì bậc tu tiến có thể bắt đầu thiền theo pháp ngoại phần (bahiddhā). Tốt hơn là bắt đầu với ‘sắc’ (rūpa) nếu thiền sinh đã quan sát ‘sắc’ (rūpa) nội phần (ajjhatta). Nếu như vậy, thì bậc tu tiến cần phải bắt đầu với pháp ngoại phần nào? Đối với thiền sinh có khả năng quan sát những sắc thực tính và phi thực tính có hệ thống ở 6 ‘xứ’ (āyatana), 42 phần (koṭṭhāsa) bên trong, quan sát theo pháp ngoại phần gần nhất là y phục bạn đang mặc. Bạn đã thấy biết rõ 4 ‘giới’ (dhātu) như là cứng, nhám, nóng, lạnh, v.v… Quan sát theo 4 ‘giới’ (dhātu) của y lót (y nội, nếu là vị sư) bạn đang mặc. Nếu thành công, chúng sẽ trở thành những hạt / bọn (kalāpa) nhỏ trong thời gian ngắn do tuệ của thiền sinh đã trở nên sắc bén trong khi ấy. Nếu những hạt / bọn (kalāpa) nhỏ này được phân tích, có 8 thứ sắc trong mỗi bọn (kalāpa): địa (paṭhavī), thủy (āpo), hỏa (tejo), phong (vāyo), sắc (vaṇṇa), khí (gandha), vị (rasa), vật thực nội (ojā). Thiền sinh phải quan sát lặp đi lặp lại để thấy rõ theo 8 thứ sinh khởi do ‘hỏa giới’ (tejo dhātu), tức là quí tiết (utu).

Nếu thấy biết rõ theo y lót/ y nội, kế đến chuyển sang quan sát theo áo ngoài/ y ngoại theo tương tự. Nếu thấy rõ theo áo ngoài thì chuyển sang quan sát thấy rõ theo nền nhà chỗ đang ngồi. Quan sát theo 4 ‘giới’ (dhātu) ở đó và khi nó trở thành những hạt nhỏ, phân tích chúng. Rồi sau đó, toàn ngôi nhà. Kế đến dần dần quan sát theo các cây cối, nước, đất, rừng, núi, làng. Chiếu sáng bằng ánh sáng, phân tích 4 ‘giới’ (dhātu) ở đó. Nếu những vật không có sự sống trong 31 cõi được quan sát theo như một tổng thể, rồi những hạt / bọn (kalāpa) nhỏ này có 8 thứ nếu không gồm ‘sắc cảnh thinh’ (saddārammaṇa); 9 thứ nếu gồm cả ‘sắc cảnh thinh’. Chỉ có bấy nhiêu hiện diện. Nếu vị ấy muốn quan sát theo chúng sanh có sự sống thì quan sát theo bên trong (ajjhatta) tự thân lần nữa. Phân tích 54 thứ ‘sắc’ (rūpa) trong mắt của tự thân. Kế đến phân tích 54 thứ ‘sắc’ (rūpa) bên ngoài. Nó tương tự đối với việc quan sát theo ‘sắc’ (rūpa) thực tính và phi thực tính của tai, mũi, lưỡi, thân và tim, tất cả 6 ‘xứ’ (āyatana), 42 phần (koṭṭhhāsa). Lần lượt quan sát theo pháp nội phần và ngoại phần. Nếu thành công trong việc quan sát thấu rõ ‘sắc’ (rūpa) thực tính và phi thực tính ở 6 ‘xứ’, 42 phần (koṭṭhhāsa) ngoại phần, kế đến bậc tu tiến phải quan sát theo 31 cõi như một tổng thể từ gần xung quanh cho đến rộng hơn, rộng hơn.

Nếu thành công, kế đến quan sát theo ‘danh pháp’ (nāmadhamma) (ngoại phần). Trong giai đoạn quan sát theo ‘danh pháp’, chỉ quan sát theo như một tổng thể bởi vì nó giống pháp ngoại phần. Tuệ quán không quan sát theo cụ thể tiến trình ‘danh pháp’ liên tục đang sanh trong mỗi người là gì. ‘Danh pháp’ được quan sát theo như một tổng thể bởi vì nó giống như pháp ngoại phần. Đối với ‘tuệ tròn đủ của Thinh văn đệ tử’ (sāvaka ñāṇa pāramī), tuệ quán (vipassanā) của vị ấy không thể biết tiến trình ‘danh pháp’ đang sinh khởi trong người khác. Nó chỉ là phạm vi của ‘tha tâm thông’ (para citta vijānana abhiññā). Nếu bậc tu tiến không đạt ‘tha tâm thông’, quan sát bằng tuệ quán không biết chính xác tâm của người khác. Đó chỉ là quan sát theo ‘danh pháp’ (nāmadhamma) ngoại phần là một tổng thể, là như nhau. Tu tập như vậy, thiền sinh chỉ có thể thấy rõ nếu vị ấy tu tập. Như trong việc quan sát theo ‘danh pháp’ lộ nhãn môn (cakkhu dvāra vīthi) nội phần và ‘danh pháp’ lộ ý môn (manodvāra vīthi) sanh sau bắt cùng cảnh sắc làm cảnh bằng cách quan sát theo ‘nhãn giới thanh triệt’ (cakkhu pasāda) và ‘tâm hữu phần’ (bhavaṅga citta) sáng tỏ cùng nhau. Tương tự đối với việc quan sát theo pháp ngoại phần, ‘danh pháp’ (nāmadhamma) sinh khởi lấy cảnh sắc làm cảnh bằng cách quan sát theo ‘nhãn giới thanh triệt’ (cakkhu pasāda) và ‘tâm hữu phần’ (bhavaṅga citta) sáng tỏ ngoại phần cùng nhau (quan sát theo như pháp nội phần).

Nếu bạn từng bước quan sát theo như là – chỉ quan sát theo ‘sắc’ (rūpa) nội phần, chỉ quan sát theo ‘sắc’ (rūpa) ngoại phần; chỉ quan sát theo ‘danh’ (nāma) nội phần, chỉ quan sát theo ‘danh’ (nāma) ngoại phần; chỉ quan sát theo ‘danh sắc’ (nāma rūpa) nội phần, chỉ quan sát theo ‘danh sắc’ (nāma rūpa) ngoại phần – rồi cuối cùng giai đoạn quan sát theo 5 ‘uẩn’ (khandha) nội phần và ngoại phần được hoàn thành. Quan sát theo ‘sắc’ (rūpa) là ‘sắc uẩn’ (rūpakkhandha), ‘thọ’ (vedanā) là ‘thọ uẩn’ (vedanakkhandha), ‘tưởng’ (saññā) là ‘tưởng uẩn’ (saññakkhandha), những ‘danh pháp’ câu sanh còn lại là ‘hành uẩn’ (saṅkhārakkhandha), tâm là ‘thức uẩn’ (viññānakkhandha). Bây giờ, thiền sinh đã quan sát theo 5 ‘uẩn’ (khandha) nội phần và ngoại phần. Đức Phật dạy trong mục Dhātu manasikāra trong Mahā Satipaṭṭhāna Sutta: Iti ajjattaṃ vā kāye kāyānupassī viharati, bahiddhā vā kāye kāyānupassī viharati, ajjhatta bahiddhā va kāye kāyānupassī viharati. Đây là phương pháp. Chỉ quan sát theo ‘sắc’ (rūpa) nội phần. Chỉ quan sát theo ‘danh’ (nāma) nội phần. Phân biệt thấy biết rõ ‘danh sắc’ (nāma rūpa) nội phần. Phân tích ‘danh sắc’ (nāma rūpa) nội phần. Chỉ quan sát theo ‘sắc’ (rūpa) ngoại phần. Chỉ quan sát theo ‘danh’ (nāma) ngoại phần. Phân biệt thấy biết rõ ‘danh sắc’ (nāma rūpa) ngoại phần. Phân tích ‘danh sắc’ (nāma rūpa) ngoại phần. Nếu thành công thì luân phiên thiền theo pháp nội phần và ngoại phần lặp đi lặp lại.

Idhekacco āditova ajjattaṃ pañcakkhandhesu abhinivisati – trong giáo pháp (sāsana) thiền sinh tu tập ‘quán, minh sát’ (vipassanā) bắt đầu từ 5 ‘uẩn’ (khandha) nội phần. Abhinivisati, thiền được giải thích là Pubba bhāge kassa bho nāmarūpa paricchedo vutto, pubba bhāge kassa bho sappaccaya nāma rūpa paricchedo vutto. Vào lúc ban đầu, trước khi tu tập ‘quán’ (vipassanā), nó là điều cần thiết để tu tập đạt đến ‘chỉ định danh sắc tuệ’ (nāma rūpa pariccheda ñāṇa) và ‘hiển duyên tuệ’ (paccaya pariggaha ñāṇa). Nó có nghĩa để thiền theo cảnh của minh sát, đó là ‘sắc pháp’ (rūpa dhamma), ‘danh pháp’ (nāmadhamma), nhân và quả của chúng. Sau khi quan sát chúng, vị ấy cần thiền theo thực tính của chúng đang sinh và đang diệt, vô thường (anicca); bị áp bức bởi sự sanh và diệt, khổ (dukkha); không có linh hồn, không có sự tồn tại của một thực thể bền vững, vô ngã (anatta). Sau khi thiền như vậy, điều gì xảy ra?

Yasmā pana na suddha ajjhatta dassana matteneva magga vutthānaṃ hoti – bậc tu tiến có thể không bao giờ đạt đạo tuệ (magga ñāṇa) chỉ bằng cách thiền theo 5 ‘uẩn’ (khandha) nội phần (ajjhatta). Bahiddhāpi datthabbameva – sau đó, bậc tu tiến cũng phải thiền theo 5 ‘uẩn’ (khandha) ngoại phần. Thiền theo pháp nội phần và ngoại phần như vậy, thiền sinh cần phải thiền quan sát thêm nữa ra sao? Tasmā parassa khandhe pi anupadinna saṅkhare pi anicca dukkhaṃ anatta nti passati. Thiền theo pháp ngoại phần có 2 loại cảnh khác nhau: Chúng sanh có sự sống và vật không có sự sống. Thiền sinh được hướng dẫn thiền theo tính vô thường (anicca), khổ (dukkha), vô ngã (anatta) của chúng sanh có sự sống bên ngoài, 5 ‘uẩn’ (khandha) và vật không có sự sống bên ngoài gọi là ‘pháp hành phi thành do thủ’ (Anupadinna saṅkhāra). Điều này được đề cập trong Aṭṭha Sālinī trang 270. Theo hướng dẫn này, thiền sinh cần thiền theo 5 ‘uẩn’ (khandha) nội phần và ngoại phần. Nó cũng là điều cần thiết để thiền theo ‘chư pháp hành’ saṅkhāra của vật không có sự sống bên ngoài cho đến giai đoạn sắc siêu lý (rūpa paramattha).

 

Kích Thước Của ‘Bọn Sắc’ (Rūpa Kalāpa)

Một người có thể hỏi, có thể nào bậc tu tiến quan sát theo thực tính siêu lý của họ? Nếu bạn quan sát 4 ‘giới’ (dhātu) trong thân theo ‘giới nghiệp xứ’ (dhātu kammaṭṭhāna) thì nó trở thành những ‘hạt/ bọn’ (kalāpa) nhỏ ngay khi bạn quan sát theo ‘hư không/ khoảng không’ (ākāsa) của ‘giới’ (dhātu) trống không. Nếu bạn có khả năng phân tích bọn (kalāpa) thì bạn sẽ đạt đến thực tính siêu lý (paramattha). Những bọn (kalāpa) này bao lớn? Nó được xác định rằng chúng nhỏ như khoảng kích thước của hạt nhỏ paramānu[59]. Ngày xưa, từ paramānu nghĩa là vật nhỏ nhất. Cho nên, nó chỉ là một kích thước ước lượng và không chính xác. Chúng ta không thể nói chính xác về kích thước hạt nhỏ ‘paramānu’. Trong sách thế thường, từ ‘paramānu’ hạt nhỏ được dùng. Theo những sách này, bụi nhỏ có thể thấy trong tia sáng mặt trời xuyên vào nhà qua một lỗ được gọi là hạt nhỏ ‘tajjārinu’. Bụi bay lên khi một chiếc xe hay một cỗ xe đi qua được gọi là hạt nhỏ ‘ratharenu’. Hạt nhỏ ‘tajjārinu’ là 1/36 của hạt nhỏ ‘ratharenu’. Nếu ‘tajjārinu’ được chia thành 36 phần, 1 phần 36 của ‘tajjārinu’ được gọi là hạt nhỏ ‘anu’. Rồi lần nữa, nếu chia một hạt nhỏ ‘anu’ thành 36 phần, 1 phần 36 của ‘anu’ được gọi là hạt nhỏ ‘paramānu’. ‘Bọn sắc’ (rupa kalāpa) có thể so sánh với kích thước này. Nó chỉ là một ước lượng bởi vì nó được dùng để chỉ rõ kích thước nhỏ nhất vào thời xưa. Hạt nhỏ ‘paramānu’ chỉ có thể được thấy bằng mắt của tuệ. Chúng có thể không bao giờ được thấy bởi mắt thường. Điều này được nói như vậy.

Một ‘hạt/ bọn’ (kalāpa) nhỏ, chỉ có thể được thấy bằng mắt của tuệ, được hình thành bởi ít nhất 8 thứ sắc: địa (paṭhavī), thủy (āpo), hỏa (tejo), phong (vāyo), sắc màu (vaṇṇa), khí/ mùi (gandha), vị (rasa) và vật thực nội (ojā). Như vậy, nếu 8 thứ sắc cùng được hình thành, nó trở thành một bọn (kalāpa). Chỉ khi những bọn (kalāpa) này được hình thành cùng nhau thì tóc, lông, móng, răng, da, v.v…, 32 phần (koṭṭhāsa), 42 phần (koṭṭhāsa) trở nên rõ ràng. Chỉ khi 32, 42 phần (koṭṭhāsa) được hình thành tích hợp theo nghiệp quá khứ thì tay, chân, thân thể trở nên rõ ràng; đàn ông, đàn bà, người, chúng sanh trở nên rõ ràng. Cho nên, theo Vô Tỷ Pháp (Abhidhamma) của Đức Phật, tay, chân, đầu không là ‘sắc pháp’ (rūpa dhamma). Nếu phân tích những ‘hạt/ bọn’ (kalāpa) nhỏ thì gần giống như những hạt nhỏ ‘paramānu’, có 8 thứ sắc thực tính. Chúng chỉ là những trạng thái thực tính. Nếu phân tích bọn (kalāpa) như 8 hay 9 hoặc 10 ‘giới’ (dhātu) thực tính thì hình dạng hay hình dáng biến mất và đạt đến thực tính siêu lý (paramattha). Khi đạt được thực tính siêu lý, thì nó chỉ là trạng thái thực tính; không có hình dạng hay hình dáng nữa. Hơn nữa, những bọn (kalāpa) này diệt ngay sau khi chúng sinh khởi.

Sau khi có khả năng quan sát theo danh và sắc nội phần và ngoại phần, thiền sinh cần phải làm thêm điều gì? Đức Phật dạy về vấn đề theo sau tu tập ở ‘tác ý giới’ (dhātu manasikāra) trong Mahā Satipaṭṭhāna Sutta. Samudaya dhammānupassī vā kāyasmiṃ viharati, vayadhammānupassī va kāyasmiṃ viharati, samudaya vaya dhammānupassī vā kāyasmiṃ viharati. Đức Phật dạy quan sát theo cả ba: 1) tính chất của sanh và sanh; 2) tính chất của diệt và diệt; 3) tính chất của sanh & diệt và sanh & diệt. Tính chất của sanh là chi? Avijjā samudayā rūpa samudayo, taṅhā samudaya rūpa samudayo, kamma samudaya rūpa samudayo, āhāra samudaya rūpa samudayo, … Nibbatti lakkhaṇā. Quan sát 5 pháp được nói đến: ‘do vô minh (avijjā), sắc (rūpa) sanh; do ái (taṅhā), sắc sanh; do nghiệp (kamma), sắc sanh; do ‘vật thực’ (āhāra), sắc sanh. Đây là tính chất của sự sinh khởi của ‘sắc’ (rūpa). Nếu vô minh (avijjā) và ái (taṅhā) được nói đến, thủ (upādāna) được bao gồm. Nếu nghiệp (kamma) được đề cập, ‘hành’ (saṅkhāra) được bao gồm. Tất cả 5 nhân quá khứ được bao gồm: vô minh (avijjā), ái (taṅhā), thủ (upādāna), hành (saṅkhāra), nghiệp (kamma). Nếu ‘vật thực’ (āhāra), là một nhân hiện tại, được nói đến thì ‘quí tiết’ (utu) và ‘tâm’ (citta) cũng là nhân trong thời bình nhật (pavatti), cũng được bao gồm. Về việc quan sát theo ‘sắc’ (rūpa), quan sát theo ‘sắc do nghiệp trợ sanh’ (kammaja rūpa) được bao gồm. Như đã nói, đó là nhân, nghiệp được tích lũy trong kiếp quá khứ.

 

 

Các bài viết trong sách

Dhamma Paññā

BQT trang Theravāda cố gắng sưu tầm thông tin tài liệu Dhamma trợ duyên quý độc giả tìm hiểu về Dhamma - Giáo Pháp Bậc Giác Ngộ thuyết giảng suốt 45 năm sau khi Ngài chứng đắc trở thành Đức Phật Chánh Đẳng Chánh Giác vào đêm Rằm tháng 4, tìm hiểu thêm phương pháp thực hành thiền Anapana, thiền Vipassana qua các tài liệu, bài giảng, pháp thoại từ các Thiền Sư, các Bậc Trưởng Lão, Bậc Thiện Trí.

Trả lời

Từ điển
Youtube
Live Stream
Tải app