– CHƯƠNG 10 –
NÓI VỀ SANH DIỆT/ TIẾN THOÁI TUỆ (UDAYABBAYA ÑĀṆA)

 

Như trong vô minh (avijjā), nó thì tương tự đối với hành (saṅkhāra), thức (viññāṇa), danh sắc (nāmarūpa), sáu xứ (salāyatana), xúc (phassa), thọ (vedanā), ái (taṅhā), thủ (upādāna). Nó cũng tương tự đối với kiếp sống quá khứ. Chúng ta hãy lấy ví dụ về một kiếp sống: Jato bhavopaccuppanno, tassa nibbatti lakkhaṇaṃ udayo, viparinama lakkhaṇaṃ vāyo, anupassana ñāṇa (Paṭisambhidāmagga & Vism, XX, 94). Có hai loại ‘hữu’ (bhava): nghiệp hữu (kammabhava) và sanh hữu (upapattibhava). Nghiệp hữu (kammabhava) là nhân của sự sinh khởi và sanh hữu (upapattibhava) là sự trở thành (hay sự sinh khởi). Nghiệp hữu (kammabhava) là nhân, sanh hữu (upapattibhava) là quả. Cả hai được bao gồm. Khi trở thành/ sanh hữu (jāto bhava) được đề cập. Nếu nghiệp hữu (kammabhava) được đề cập trong kiếp hiện tại, đó là nghiệp luân (kamma vaṭṭa). Nibbatti lakkhaṇaṃ udayo – trạng thái của sự sanh là Udaya. Vipariṇamā lakkhaṇā vāyo – trạng thái là đối tượng bị biến hoại/ đổi thay, là ‘Vaya’. Anupassanā ñāṇa – tuệ đang thiền theo sự ‘sanh’ (Udaya) và ‘biến hoại, thay đổi hay diệt’ (Vaya) này nhiều lần được gọi là ‘tuệ tiến thoái/ sanh diệt’ (udayabbaya ñāṇa). Điều này được dạy trong Paṭisambhidāmagga ở trang 52. Điều dạy này liên kết kiếp sống 3 thời của ‘liên quan tương sinh’ (paṭiccasamuppāda). Theo lời dạy này, nếu chúng ta lấy kiếp sống hiện tại làm kiếp giữa, vô minh (avijjā) và hành (saṅkhāra) là của kiếp quá khứ. Thức (viññāṇa), danh sắc (nāma rūpa), sáu xứ (salāyatana), xúc (phassa), thọ (vedanā), ái (taṅhā), thủ (upādāna), nghiệp hữu (kammabhava) là pháp (dhamma) của kiếp hiện tại. Sanh (jāti), lão (jarā), tử (maraṇā) là phần pháp của kiếp sống vị lai. Sự sanh của 5 ‘uẩn’ (khandha) ấy là sanh hữu (upapattibhava) là sanh (jāti); lão (jarā) là tiến trình của sự sống; tử (maraṇā) là sự qua đời.

Cho nên tất cả ‘chi phần’ (aṅga) của pháp ‘liên quan tương sinh’ (paṭiccasamuppāda) tồn tại trong ba thời; quá khứ, hiện tại, vị lai được gọi là Jātā avijjā paccupanna, … Jāto bhavo paccuppannov.v… Điều đó được dạy là hiện tại (paccuppanna). Sát-na hiện tại là gì? Vô minh (avijjā) và hành (saṅkhāra) đã từng sanh trong kiếp quá khứ, là phần của quá khứ thì cũng được dạy là hiện tại (paccuppanna). 5 ‘uẩn’ (khandha) ấy là ‘sanh’ (upapatti), sanh vị lai sẽ là phần của kiếp sống vị lai chưa xảy ra cũng được dạy là hiện tại (paccuppanna). Về việc hiện tại (paccuppanna) là gì?’ được đề cập trong phụ Chú giải Visuddhimagga ở trang 419 đoạn 723. Paccuppanna rūpaṃ nāma jātaṃ khanattaya pariyāpannanti attho. Điều này được nói về hiện tại (paccuppanna) chủ yếu về ‘sắc’ (rūpa). Sắc hiện tại (paccuppanna rūpa) là chi? Nó là khanattaya = ‘bộ 3 sát-na’, Pariyāpannanti = phần của hoặc gồm cả. Nó có nghĩa đó là pháp (dhamma) là phần của 3 sát-na. 3 sát-na nghĩa là, trong thực tính siêu lý, sanh, trụ và diệt (uppāda, thiti, bhaṅga). Vì vậy pháp (dhamma) là phần của 3 sát-na sanh, trụ và diệt là hiện tại (paccuppanna).

Theo thời bình nhật[76] (hữu-bhava), nói đúng rằng vô minh (avijjā) và hành (saṅkhāra) là phần của quá khứ. Nhưng nếu vị ấy có khả năng quan sát theo sự sanh, trụ và diệt của vô minh (avijjā) thì đó có nghĩa là vị ấy đang thiền theo ‘sát-na hiện tại’ (khaṇapaccuppanna). Tương tự nếu vị ấy có khả năng quan sát theo sự sanh, trụ và diệt của chư pháp hành (saṅkhāra) nghĩa là vị ấy thiền theo ‘sát-na hiện tại’ (khaṇapaccuppanna). Vì vậy nếu vị ấy có thể quan sát theo sự ‘sanh’ (udaya) và ‘diệt’ (vaya) của vô minh (avijjā) và hành (saṅkhāra), thì tuệ đó được gọi là ‘sanh diệt/ tiến thoái tuệ’ (udayabbaya ñāṇa). Cho nên dù nói đến hiện tại (paccupanna), nó không chỉ thiền theo pháp (dhamma) là phần của kiếp sống hiện tại. Điều đó có thể được nói rằng vị ấy đang thiền theo ‘sát-na hiện tại’ (khaṇapaccuppanna) nếu vị ấy có thể quan sát theo sự sanh, trụ và diệt của bất cứ pháp nào dù chúng là phần của kiếp sống quá khứ hoặc phần của kiếp sống vị lai.

Như đã đề cập trước, ‘sanh hữu’ (upapatti bhava) là phần của kiếp sống vị lai. Đó là 5 ‘uẩn’ (khandha) là phần của kiếp sống vị lai. Nếu vị ấy có khả năng quan sát theo sự sanh, trụ và diệt của 5 ‘uẩn’ (khandha) này thì vị ấy đang thiền theo ‘sát-na hiện tại’ (khaṇapaccuppanna). Tuệ đang thiền theo ‘sát-na hiện tại’ (khaṇapaccuppanna) này là ‘sanh diệt/ tiến thoái tuệ’ (udayabbaya ñāṇa). Nó thì tương tự đối với thức (viññāṇa), danh sắc (nāma rūpa), sáu xứ (salāyatana), xúc (phassa), thọ (vedanā), ái (taṅhā), thủ (upādāna), nghiệp hữu (kammabhava) là phần của thời giữa. Trong thức (viññāṇa) đó, nó gồm cả thức tái tục (paṭisandhiviññāṇa) và tất cả các thức (viññāṇa), thức quả (vipākaviññāṇa) khác. Nếu nói bây giờ bạn 60 tuổi, thì thức tái tục (paṭisandhiviññāṇa) đã sanh khoảng 60 năm trước. Như vậy, nếu bạn có thể quan sát theo sự sanh, trụ và diệt của thức ấy có nghĩa là bạn đang thiền theo sát-na hiện tại (khaṇa paccuppanna). Tuệ quán đang thiền theo ‘sát-na hiện tại’ (khaṇapaccuppanna) này là ‘sanh diệt/ tiến thoái tuệ’ (udayabbaya ñāṇa). Cho nên đó là điều cần thiết để biết được hiện tại (paccuppanna) là chi, trong giai đoạn ‘quán’ (vipassanā).

Còn như giai đoạn ‘sanh diệt/ tiến thoái tuệ’ (udayabbaya ñāṇa), có 2 phương pháp: phương pháp vắn tắt và phương pháp chi tiết. Nếu thiền sinh đã có khả năng thiền theo đặc tính của 3 trạng thái vô thường (anicca), khổ (dukkha), vô ngã (anatta) của ‘sắc pháp’ (rūpadhamma) và ‘danh pháp’ (nāmadhamma) trong 3 thời quá khứ, hiện tại, vị lai bằng cách ‘danh pháp’ (nāmadhamma) hay cách ‘sắc pháp’ (rūpadhamma) hoặc cách 12 ‘xứ’ (āyatana); và theo pháp ‘liên quan tương sinh’ (paṭiccasamuppāda) nhiều lần từ giai đoạn ‘liên tiếp hiện tại’ (santati paccupanna) cho đến ‘sát-na hiện tại’ (khaṇa paccupanna), vị ấy cần phải làm gì? Vị ấy có thể chuyển sang phương pháp chi tiết của ‘sanh diệt/ tiến thoái tuệ’ (udayabbaya ñāṇa). Về phần phương pháp chi tiết, Đức Phât Buddha dạy trong tu tập về Satipaṭṭhāna: Samudaya dhammānupassī vā kāyasmiṃ viharati, vayadhammānupassi vā kāyasmiṃ viharati, samudayavaya-dhammānupassi vā kāyasmiṃ viharati. Tôn giả Sāriputta đã giải thích sự hướng dẫn này chi tiết lần nữa trong Paṭisambhidāmagga. ‘Niệm theo pháp tập khởi’ (Samudaya[77] dhammanupassi) nghĩa là bậc tu tiến phải quan sát rằng do nhân sanh, vì vậy quả sanh. Bậc tu tiến cũng phải quan sát theo sự sanh của pháp quả. Tuy nhiên nó không có nghĩa là chỉ quan sát theo pháp quả mà không quan sát theo sự sinh khởi của pháp nhân. Điều đó được đề cập là Sappaccaya nāmarūpantilakkhaṇa āropetvā – thiền quán (vipassanā) về tính của vô thường (anicca), khổ (dukkha), vô ngã (anatta) của ‘danh sắc’ (nāma rūpa) cùng với chư pháp nhân của nó. Điều này được đề cập trong những Chú giải như là Chú giải Mūlapannasa. Theo sự trình bày này, ở giai đoạn này chư pháp nhân cũng phải được quan sát. Cả hai nhân và quả phải được quan sát theo. Sự quan sát theo là trong 2 phần đó là: (1) do nhân sanh (2) quả sanh.

Về việc này, Tôn giả Sāriputta đã dạy trong Paṭisambhidāmagga: Avijjā samudayā rūpa samudayo, taṅhā samudayā rūpa samudayo, kamma samudayā rūpa samudayo, āhāra samudayā rūpa samudayo, nibbatti lakkhaṇā – đó là quan sát theo ‘do vô minh (avijjā) sanh, sắc (rūpa) sanh; do ái (taṅhā) sanh, sắc (rūpa) sanh; do nghiệp (kamma) sanh, sắc (rūpa) sanh; do vật thực (āhāra) sanh, sắc (rūpa) sanh; đây là sự sinh khởi của sắc (rūpa).’ Chi tiết hơn, nếu vô minh (avijjā) và ái (taṅhā) được đề cập thì nó nên được hiểu rằng thủ (upādāna), cũng là phần của ‘phiền não luân’ (kilesa vaṭṭa), được bao gồm. Cũng nếu vô minh (avijjā), ái (taṅhā), thủ (upādāna) được đề cập nó nên được hiểu rằng ‘tâm sở hữu tâm tương ưng’ (sampayutta citta cetasika) sinh khởi ở một sát-na tâm cũng được bao gồm. Về phần nghiệp (kamma), nếu nghiệp (kamma) được nói đến là hành (saṅkhāra), đó cũng là phần của ‘nghiệp luân’ (kamma vaṭṭa) cũng phải được bao gồm. Có 5 nhân quá khứ: vô minh (avijjā), ái (taṅhā), thủ (upādāna), hành (saṅkhāra), nghiệp (kamma). Thiền sinh phải quan sát theo chư pháp ấy vì do 5 nhân quá khứ này, ‘sắc do nghiệp trợ sanh’ (kammaja rūpa) sinh khởi. Đây là một phần quan sát về ‘sắc uẩn’ (rūpa khandha).

Kế đến, về phần Paccuppanna pavatti hetu, chư pháp nhân hiện hữu trong hiện tại nó được đề cập: Āhāra samudayā rūpa samudayo – Do bởi ‘vật thực’ (āhāra), ‘sắc vật thực’ (āhāraja rūpa) sanh. Theo phương pháp Lakkhaṇāhāra netti[78] cũng được bao gồm. Nếu một trong những nhân trong cuộc sống hiện tại, ‘vật thực’ (āhāra), được dạy thì ‘tâm (citta) và ‘quí tiết’ (utu) cũng là chư pháp nhân trong cuộc sống hiện tại cần phải được bao gồm, tại sao? Vì có ‘sắc’ (rūpa) bị trợ bằng ‘vật thực’ (āhāra), cũng có ‘sắc’ (rūpa) bị trợ bằng ‘tâm’ (citta) và ‘quí tiết’ (utu) (trong cuộc sống hiện tại).

Cho nên đối với ‘sắc uẩn’ (rūpa khandha), hoàn thành việc quan sát là có khả năng thấy rõ:

(1)   ‘Do vô minh (avijjā), sắc (rūpa) sanh; do ái (taṅhā), sắc (rūpa) sanh; do thủ (upādāna), sắc (rūpa) sanh; do hành (saṅkhāra), sắc (rūpa) sanh; do nghiệp (kamma), sắc (rūpa) sanh; đây là sự sanh của ‘sắc do nghiệp trợ’ (kammaja rūpa)’.

(2)   ‘Do tâm (citta), sắc (rūpa) sanh; đây là sự sanh của ‘sắc do tâm trợ’ (cittaja rūpa)’.

(3)   ‘Do quí tiết (utu), sắc (rūpa) sanh; đây là sự sanh của ‘sắc do quí tiết trợ’ (utuja rūpa)’.

(4)   ‘Do vật thực (āhāra), sắc (rūpa) sanh; đây là sự sanh của ‘sắc do vật thực trợ’ (āhāraja rūpa)’.

Quan sát theo, phân biệt như vậy. Đây là đối với ‘sắc uẩn’ (rūpa khandha). Kế đến thiền theo ‘sắc uẩn’ (rūpa khandha) nào? Thiền theo ‘sắc uẩn’ (rūpa khandha) hiện tại, nhất là ‘uẩn’ (khandha) của sắc tim (hadaya) mà ‘danh pháp quả’ (vipāka nāmadhamma) nương vào. Nếu đó là sát-na của tâm tái tục (paṭisandhi), thì ‘sắc’ (rūpa) do ‘tâm’ (citta), ‘quí tiết’ (utu), ‘vật thực’ (āhāra) trợ chưa sanh ở giai đoạn sanh của tâm tái tục (paṭisandhi). Cho nên nếu cảnh của thiền là ở giai đoạn sanh của tái tục (paṭisandhi), ‘sắc’ (rūpa) do ‘tâm’ (citta), ‘quí tiết’ (utu), ‘vật thực’ (āhāra) trợ có thể bị loại trừ. Nhưng sự quan sát bây giờ là để cho khi có sự sanh đầy đủ của tất cả những thứ ‘sắc’ (rūpa). Đây là về sự sinh khởi.

Nó tương tự đối với ‘Thọ uẩn’ (vedanākhandha). Nó tương tự ra sao? Chẳng hạn đối với ‘thọ tái tục’ (paṭisandhi vedanā). Nếu ‘danh tái tục’ (paṭisandhi nāma) là 3 nhân (ti-hetuka), đi cùng với hỷ và cả hai ‘tuệ’ (ñāṇa) và ‘hỷ’ (pīti) được bao gồm, thì có 34 danh pháp. Trong số 34 ‘danh pháp’ này, ‘thọ’ (vedanā) được bao gồm, sanh do bởi nhân quá khứ: vô minh (avijjā), ái (taṅhā), thủ (upādāna), hành (saṅkhāra), nghiệp (kamma). Trong thế giới nhân loại (là trong cõi 5 ‘uẩn’ (khandha)), ‘thọ’ (vedanā) chỉ có thể sanh nếu có ‘vật’ (vatthu) để ‘thọ’ (vedanā) nương sanh. ‘Vật’ (vatthu) là một nhân. Kế đến ‘cảnh’ (ārammaṇa) của ‘tái tục’ (paṭisandhi) có thể là cảnh ‘nghiệp’ (kamma), ‘điềm nghiệp/ nghiệp tướng’ (kamma nimitta) hay ‘điềm sanh/ thú tướng’ (gati nimitta). Đó là cùng một cảnh sanh lúc ‘cận tử (maraṇāsanna), của tâm cận tử ở kiếp sống quá khứ. Cảnh này phải rõ ràng vì ‘thọ’ (vedanā) hưởng/hứng chịu cảnh. ‘thọ’ (vedanā) chỉ có thể sanh nếu có một cảnh để hưởng/hứng chịu. Ngoài ra, ‘thọ’ (vedanā) chỉ có thể sanh nếu có những ‘danh pháp’ cùng sanh mà ‘xúc’ (phassa) thì vượt trội. Cho nên có nhân (đối với thọ-vedanā) như là ‘vật’ (vatthu), ‘cảnh’ (ārammaṇa), ‘xúc’ (phassa). Vì vậy trong ‘tái tục’ (paṭisandhi), nó được quan sát là do vô minh (avijjā), thọ (vedanā) sanh; do ái (taṅhā), thọ (vedanā) sanh; do hành (saṅkhāra), thọ (vedanā) sanh; do nghiệp (kamma), thọ (vedanā) sanh; do vật (vatthu), thọ (vedanā) sanh; do cảnh (ārammaṇa), thọ (vedanā) sanh; do xúc (phassa), thọ (vedanā) sanh (trong trường hợp này nó không có nghĩa chỉ có ‘xúc’ (phassa) mà còn những ‘danh pháp’ cùng sanh khác); Đây là sự sinh khởi của thọ (vedanā). Quan sát theo như vậy. Đây là đối với giai đoạn sanh. Quan sát tương tự đối với tưởng (saññā), hành (saṅkhāra), thức (viññāṇa).

Sau khi quan sát theo sự sinh khởi, Đức Phật Buddha đã dạy giai đoạn diệt theo chiều ngược: ‘do vô minh (avijjā) diệt, sắc (rūpa) diệt.’ Khi nào nó sẽ diệt? Nó sẽ diệt khi đạt được Đạo Ứng cúng (Arahatta magga) ở vị lai. Quan sát theo ‘diệt vô sanh’ (anuppādanirodha), sự diệt không có sanh nữa của ‘danh sắc’ (nāma rūpa) sau khi ‘tử hoàn toàn Nibbāna’ (Parinibbāna cuti) vì sự diệt của vô minh (avijjā), ái (taṅhā), thủ (upādāna).     “Do sự diệt của vô minh (avijjā), sắc (rūpa) diệt; do sự diệt của ái (taṅhā), sắc (rūpa) diệt; do sự diệt của thủ (upādāna), sắc (rūpa) diệt; do sự diệt của hành (saṅkhāra), sắc (rūpa) diệt; do sự diệt của nghiệp (kamma), sắc (rūpa) diệt. Đây là sự diệt của sắc do nghiệp trợ sanh (kammaja rūpa)”. “Do sự diệt của ‘tâm’ (citta), ‘sắc tâm’ (cittaja rūpa) diệt. Đây là sự diệt của ‘sắc do tâm trợ sanh’ (cittaja rūpa)”. “Do sự diệt của ‘vật thực’ (āhāra), ‘sắc vật thực’ (āhāraja rūpa) diệt. Đây là sự diệt của ‘sắc do vật thực trợ sanh’ (āhāraja rūpa)”.

Thiền theo cùng cách đối với ‘uẩn’ (khandha) còn lại như là ‘Thọ uẩn’ (vedanākhandha). Hai cách này chỉ thiền theo sự sanh và chỉ thiền theo sự diệt được Đức Phật dạy trong tu tập ‘Niệm xứ’ (Satipaṭṭhāna).

Cách thiền theo sự sanh và diệt cùng nhau là ‘niệm theo pháp sanh diệt’ (samudaya vaya dhammānupassi) cũng được dạy. Theo cách này, do vô minh (avijjā) sanh, sắc (rūpa) sanh; do vô minh (avijjā) diệt, sắc (rūpa) diệt. Do ái (taṅhā) sanh, sắc (rūpa) sanh; do ái (taṅhā) diệt, sắc (rūpa) diệt. Do thủ (upādāya) sanh, sắc (rūpa) sanh; do thủ (upādāya) diệt, sắc (rūpa) diệt. Do hành (saṅkhāra) sanh, sắc (rūpa) sanh; do hành (saṅkhāra) diệt, sắc (rūpa) diệt. Do nghiệp (kamma) sanh, ‘sắc nghiệp’ (kammajarūpa) sanh; do nghiệp (kamma) diệt, ‘sắc nghiệp’ (kammajarūpa) diệt. Do tâm (citta) sanh, ‘sắc tâm’ (cittajarūpa) sanh; do tâm (citta) diệt, ‘sắc tâm’ (cittajarūpa) diệt. Do quí tiết (utu) sanh, ‘sắc quí tiết’ (utujarūpa) sanh; do ‘quí tiết’ (utu) diệt, ‘sắc quí tiết’ (utujarūpa) diệt. Do ‘vật thực’ (āhāra) sanh, ‘sắc vật thực’ (āhārajarūpa) sanh; do ‘vật thực’ (āhāra) diệt, ‘sắc vật thực’ (āhārajarūpa) diệt. Đây là quan sát theo sự sanh và diệt cùng nhau.

Sappaccaya nāmarūpantilakkhaṇa āropetvā. Nếu bậc tu tiến muốn thiền theo đặc tính của 3 trạng thái, vị ấy cần phải làm gì? Vị ấy cần phải thiền là:

–   ‘Do vô minh (avijjā) sanh, sắc (rūpa) sanh; do vô minh (avijjā) diệt, sắc (rūpa) diệt. Vô minh (avijjā) đang sanh và đang diệt, vô thường (anicca); sắc (rūpa) đang sanh và đang diệt, vô thường (anicca).

–   ‘Do ái (taṅhā) sanh, sắc (rūpa) sanh; do ái (taṅhā) diệt, sắc (rūpa) diệt. Ái (taṅhā) đang sanh và đang diệt, vô thường (anicca); sắc (rūpa) đang sanh và đang diệt, vô thường (anicca).

–   ‘Do thủ (upādāna) sanh, sắc (rūpa) sanh; do thủ (upādāna) diệt, sắc (rūpa) diệt. Thủ (upādāna) đang sanh và đang diệt, vô thường (anicca); sắc (rūpa) đang sanh và đang diệt, vô thường (anicca).

–   ‘Do hành (saṅkhāra) sanh, sắc (rūpa) sanh; do hành (saṅkhāra) diệt, sắc (rūpa) diệt. Hành (saṅkhāra) đang sanh và đang diệt, vô thường (anicca); sắc (rūpa) đang sanh và đang diệt, vô thường (anicca).

–   ‘Do nghiệp (kamma) sanh, sắc (rūpa) sanh; do nghiệp (kamma) diệt, sắc (rūpa) diệt. Nghiệp (kamma) đang sanh và đang diệt, vô thường (anicca); sắc (rūpa) đang sanh và đang diệt, vô thường (anicca).

Trong trường hợp này, nghiệp (kamma) là cảnh của thiền quán (vipassanā) thì chủ yếu đề cập là ‘tư’ (cetanā) và không là sức mạnh của nghiệp (kamma satti).

Kế đến,

–   Cũng “do tâm (citta) sanh, sắc tâm (cittajarūpa) sanh; do tâm (citta) diệt, sắc tâm (cittajarūpa) diệt. Tâm (citta) đang sanh và đang diệt, vô thường (anicca); sắc tâm (cittajarūpa) đang sanh và đang diệt, vô thường (anicca).

–   “Do quí tiết (utu) sanh, sắc quí tiết (utujarūpa) sanh; do quí tiết (utu) diệt, sắc quí tiết (utujarūpa) diệt. Quí tiết (utu) đang sanh và đang diệt, vô thường (anicca); sắc quí tiết (utujarūpa) đang sanh và đang diệt, vô thường (anicca).

–   “Do vật thực (āhāra) sanh, sắc vật thực (āhārajarūpa) sanh; do vật thực (āhāra) diệt, sắc vật thực (āhārajarūpa) diệt. Vật thực (āhāra) đang sanh và đang diệt, vô thường (anicca); sắc vật thực (āhārajarūpa) đang sanh và đang diệt, vô thường (anicca).

Điều đó tương tự so với trạng thái của khổ não (dukkha) và vô ngã (anatta). Phương pháp này được gọi là phương pháp ‘sanh diệt/ tiến thoái’ (udayabbaya) chi tiết. Đó là thiền để quan sát theo tất cả sáu ‘xứ’ (āyatana) ở mỗi ‘sát-na tâm’ (cittakhaṇa) bằng cách nhóm 5 ‘uẩn’ (khandha). Như trong việc quan sát theo pháp hiện tại, nó thì giống so với quan sát theo pháp quá khứ và vị lai. Đó là, thiền theo 3 sát-na của pháp quá khứ và vị lai bằng ‘tuệ sanh diệt/ tiến thoái’ (udayabbaya ñāṇa). Đức Phật Buddha đã chỉ dẫn những phương pháp này tóm tắt trong tu tập SatipaṭṭhānaSamudaya dhammānupassī vā kāyasmiṃ viharati, vayadhammānupassī vā kāyasmiṃ viharati, samudayavayadhammānupassī vā kāyasmiṃ viharati. Chú giải đã giải thích lần nữa theo chi tiết, tham khảo Paṭisambhidāmagga Pāḷi.

Nếu bậc tu tiến tu tập theo hệ thống những phương pháp này, điều gì sẽ xảy ra? Tassevaṃ manasikāroti `iti kirime dhammā ahutvā sambhonti, hutvā pativentī’ti ñāṇaṃvisadataraṃ hoti (Vism, XX, 98) – Tuệ của vị ấy trở nên rõ hơn về ‘pháp danh sắc’ (nāma rūpa dhamma) này, nhân và quả sinh khởi ở sát-na đó mà không trước và diệt ngay sau khi sanh. Tuệ trở nên rất sắc bén và rất rõ. ‘Chúng sinh khởi ở sát-na đó mà không trước’, tại sao? Vì chúng có nhân, quả sẽ sanh. Khi nhân diệt, quả diệt. Nó trở nên rõ ràng với tuệ của vị ấy. Khi quan sát theo pháp nhân, nó đang sanh và diệt, nó là ‘pháp vô thường’ (anicca dhamma), ‘pháp khổ não’ (dukkha dhamma), ‘pháp vô ngã’ (anatta dhamma). Khi quan sát theo pháp quả, nó cũng là ‘pháp vô thường’ (anicca dhamma), ‘pháp khổ não’ (dukkha dhamma), ‘pháp vô ngã’ (anatta dhamma). Bậc tu tiến không thể tìm thấy bất cứ linh hồn hay cốt lõi bền vững nào trong pháp nhân và pháp quả. Một ‘Atta’- bản ngã tạo tác và ‘Atta’- bản ngã bị tạo không thể tìm thấy trong nhân và quả. Tuệ trở nên rất rõ rằng chúng sinh khởi tại sát-na đó mà không trước và diệt ngay sau khi sanh. Theo sự trình bày này, chúng chỉ sinh khởi ở tại sát-na đó, giữa sự không tồn tại trước và sự không tồn tại sau. Khi nó trở nên rõ ràng, điều gì xảy ra?

Tassevaṃ paccayato ceva khaṇato ca dvedhā udayabbayaṃ passato saccapaticca samuppādanaya-lakkhanabhedā pākatā honti (Vism, XX, 98). Sau khi liên kết nhân và quả, thiền sinh nào đang tu tập ‘quán’ (vipassanā) theo nhân và quả được gọi là ‘sự thấy theo duyên của sanh diệt/tiến thoái’ (paccaya udayabbaya dassana) và ‘sự thấy theo sát-na của sanh diệt/tiến thoái’ (khaṇa udayabbaya dassana). 1) Quan sát theo sự sanh và diệt bằng cách của nhân như là ‘do vô minh (avijjā) sanh, ‘sắc’ (rūpa) sanh; do vô minh (avijjā) diệt, ‘sắc’ (rūpa) diệt’ được gọi là ‘thấy theo duyên sanh diệt/tiến thoái’ (paccaya udayabbaya dassana). 2) Quan sát theo bằng cách sát-na như là ‘vô minh (avijjā) đang sanh và diệt, vô thường (anicca)’, ‘sắc (rūpa) đang sanh và diệt, vô thường (anicca)’ được gọi là ‘thấy theo sát-na sanh diệt/tiến thoái’ (khaṇa udayabbaya dassana). Đối với thiền sinh tu tập bằng 2 cách này cho đến ‘tuệ tiến thoái/ sanh diệt’ (udayabbaya ñāṇa) được rõ ràng thì bốn Thánh đế (Ariya sacca), pháp ‘liên quan tương sinh’ (paṭiccasamuppāda) và 5 trạng thái sẽ trở nên rõ ràng. Điều này được nói như vậy. Trong trường hợp này bốn Thánh đế (Ariya sacca) đã đề cập muốn nói Thánh đế hiệp thế (lokiya Ariyasacca). Nếu bậc tu tiến không biết bốn Thánh đế (Ariya sacca), điều gì xảy ra? Đức Phật đã dạy về nó trong Kutagara sutta Sutta khác:

‘Này chư bhikkhu, nếu một người từng nói,’ Không biết Thánh đế về khổ theo thực tính như vậy bằng tuệ thấu suốt; không biết Thánh đế về ‘nhân của khổ’ theo thực tính như vậy bằng tuệ thấu suốt; không biết Thánh đế về sự ‘dứt khổ’ theo thực tính như vậy bằng tuệ thấu suốt; không biết Thánh đế về ‘cách tu tập đưa đến sự diệt dứt khổ’ theo thực tính như vậy bằng tuệ thấu suốt, tôi sẽ trừ tiệt khổ, ‘thì nó có thể không bao giờ là có thể’. Nếu như vậy, thì không biết bốn Thánh đế, khổ có thể không bao giờ bị trừ tiệt. Vậy thì khi nào bốn Thánh đế sẽ trở nên rõ ràng? Như đã đề cập trên, khi bậc tu tiến có khả năng thiền bằng 2 cách: bằng cách của nhân/ duyên (paccaayato) và bằng cách sát-na (khaṇato) trong tiến thoái/ sanh diệt (udayabbaya) như là (1) Do vô minh (avijjā) sanh, sắc (rūpa) sanh; do vô minh (avijjā) diệt, sắc (rūpa) diệt. (2) vô minh (avijjā) đang sanh và đang diệt, vô thường (anicca); sắc (rūpa) đang sanh và đang diệt, vô thường (anicca).

Có thể nào bậc tu tiến quan sát như vậy mà không quan sát theo pháp quá khứ và vị lai hay chăng? Không thể. Đối với kiếp sống hiện tại, vô minh (avijjā), ái (taṅhā), thủ (upādāna), hành (saṅkhāra), nghiệp (kamma) là chư pháp của kiếp sống quá khứ. Cho nên để có khả năng quan sát theo sự sinh khởi của chư pháp quả ‘danh sắc’ (nāma rūpa), thì vì 5 nhân quá khứ này, có thể nào vị ấy nhận ra tự vị ấy thấu rõ mà không quan sát theo pháp quá khứ hay chăng? Vị ấy không thể. Vị ấy cũng phải quan sát theo sự diệt của pháp quả ‘danh sắc’ (nāma rūpa), trong đó không còn sự sinh khởi khi chư pháp nhân vô minh (avijjā), ái (taṅhā), thủ (upādāna), hành (saṅkhāra), nghiệp (kamma) diệt sau khi tử hoàn toàn Nibbāna (Parinibbāna cuti). Do vị ấy chưa đến tới tử hoàn toàn Nibbāna(Parinibbāna cuti), có thể nào vị ấy quan sát theo sự diệt dứt này mà không quan sát theo pháp vị lai hay chăng? Vị ấy không thể. Sự diệt của vô minh (avijjā), ái (taṅhā), thủ (upādāna), hành (saṅkhāra), nghiệp (kamma) trong đó không còn sự sinh khởi gọi là ‘diệt vô sanh’ (anuppāda nidrodha) là ở vị lai khi vị ấy đạt đến ‘Đạo Ứng cúng’ (Arahatta magga). Sau khi tử hoàn toàn Nibbāna (Parinibbāna cuti), chư pháp quả ‘danh sắc’ (nāma rūpa) hoàn toàn diệt, trong đó không còn sự sanh do không còn nhân nữa. Bậc tu tiến có khả năng quan sát theo bằng những cách này sau khi có khả năng quan sát theo sự diệt này. Cho nên bậc tu tiến không thể quan sát bằng ‘tuệ tiến thoái/ sanh diệt’ (udayabbaya ñāṇa) chi tiết mà không quan sát theo pháp quá khứ và vị lai. Như vậy, khổ chỉ có thể bị trừ tiệt nếu vị ấy biết bốn Thánh đế đúng đắn bằng phương pháp chi tiết của ‘tiến thoái/ sanh diệt’ (udayabbaya).

Kế đến, Thánh đế về Khổ (dukkha sacca) là chi? Sankhittena pancu-padanakkhandha Dukkha – ‘tóm lại, 5 thủ uẩn (upādāna khandha) là Khổ’[79], Đức Phật Buddha dạy như vậy trong Dhammacakkapavattana Sutta. 5 thủ uẩn (upādāna khandha) là chi? Sắc thủ uẩn (rūpupādāna khandha), Thọ thủ uẩn (vedanupādāna khandha), Tưởng thủ uẩn (saññupādāna khandha), Hành thủ uẩn (saṅkharupādāna khandha), Thức thủ uẩn (viññanupādāna khandha). Sắc thủ uẩn (rūpupādāna khandha) là chi? Đức Phật Buddha dạy về pháp này trong Khandha Sutta của Khandha vagga Saṃyutta nikāya. Yaṃ kiñci bhikkhave rūpaṃ atītanāgatpaccuppannaṃ ajjhattaṃ vā Bahiddhā vā olārikaṃ vā sukhumaṃ vā hīnaṃ vā Paṇītaṃ vā yaṃ dūre santike vā, sāsavaṃ upādāniyaṃ, ayaṃ vuccati rūpupādānakkhandho. ‘Sắc’ (rūpa) tồn tại theo 11 cách – sắc pháp quá khứ (atīta rūpadhamma), sắc pháp vị lai (anāgata rūpadhamma), sắc pháp hiện tại (paccupanna rūpadhamma), sắc pháp nội phần (ajjhatta rūpadhamma), sắc pháp ngoại phần (bahiddhā rūpadhamma), sắc pháp thô (olārika rūpadhamma), sắc pháp tế (sukhuma rūpadhamma), sắc pháp ti hạ (hīna rūpadhamma), sắc pháp tinh lương/ cao quí (paṇīta rūpadhamma), sắc pháp xa (dūra rūpadhamma), sắc pháp gần (santika rūpadhamma) – là cảnh của ‘lậu’ (āsava) (có cảnh lậu sāsava), với sự dính mắc vào ‘ái kiến’ (taṅhā diṭṭhi) là ‘tôi’, ‘của tôi’ (cảnh thủ – upādāniya). Những sắc này tồn tại theo 11 cách là ‘Sắc uẩn’ (rūpa khandha), như Đức Phật Buddha đã dạy. Nó tương tự đã dạy đối với ‘Thọ uẩn’ (vedanā khandha), ‘Tưởng uẩn’ (saññā khandha), ‘Hành uẩn’ (saṅkhāra khandha), ‘Thức uẩn’ (viññāṇa khandha) còn lại. Cho nên 5 ‘uẩn’ (khandha) tồn tại theo 11 cách là Thánh đế về khổ, dukkha saccā. Và nếu bậc tu tiến không biết ‘khổ đế’ (dukkha saccā) theo thực tính như vậy, khổ không thể bị trừ tiệt. Nó được nói đến như vậy.

Thánh đế về nhân của khổ (tập đế – samudaya sacca) là chi? Trong Titthāyatana Sutta, Đức Phật Buddha đã dạy chính xác rằng:

–   Sự liên quan của nhân và quả, ‘liên quan tương sinh’ (paṭiccasamuppāda) là ‘tập đế’ (samudaya sacca). Trong Vibhaga Pāḷi, ái (taṅhā) được dạy rõ là ‘tập đế’ (samudaya sacca). Đây là cách thứ nhất.

–   Trong cách thứ hai, 10 phiền não (kilesa) được dạy là ‘tập đế’ (samudaya sacca).

–   Trong cách thứ ba, tất cả pháp bất thiện (akusala dhamma) được dạy là ‘tập đế’ (samudaya sacca).

–   Trong cách thứ tư, tất cả nghiệp bất thiện (akusala kamma) và ba căn thiện (kusala mūla) gồm có vô tham (alobha), vô sân (adosa), vô si (amoha) được tích lũy có khuynh hướng hướng về ‘luân hồi khổ’ (saṃsāra dukkha), liên quan, nương luân hồi (vaṭṭa nissita), được dạy là ‘tập đế’ (samudaya sacca).

–   Trong cách thứ năm, tất cả nghiệp thiện và bất thiện (kusala akusala kamma) là ‘tập đế’ (samudaya sacca). Cách thứ năm là cách ‘Nippadesa’, đó là ‘bao gồm tất cả’ mà không có bỏ sót một phần về việc ‘tập đế’ (samudaya sacca). Cho nên tất cả nghiệp bất thiện (akusala kamma) và nghiệp thiện (kusala kamma) là ‘tập đế’ (samudaya sacca).

Ái (taṅhā) được gọi là ‘tập đế’ (samudaya sacca) bởi sự rõ nét. Nếu chỉ có ái (taṅhā), có thể nào nghiệp (kamma) trợ cho quả sanh hay chăng. Nếu có một hạt giống sung mãn và nếu nó được trồng ở một nơi mà đất, nước, phân bón thích hợp thì nó có sức mạnh tiềm tàng gây ra quả gọi là cây. Tương tự, vì chỉ khi ái (taṅhā) hiện diện có thể nghiệp (kamma) trợ sanh quả; Đức Phật Buddha dạy rõ là ‘tập đế’ (samudaya sacca). Trong 5 cách, 4 cách được dạy rõ. Chỉ cách thứ năm được dạy bao gồm tất cả. Vì vậy, nếu thiền sinh không thấu rõ ‘tập đế’ (samudaya sacca) theo thực tính như vậy, vị ấy không thể đạt đến Đạo (magga), Quả (phala), Nibbāna; khổ không thể bị trừ tiệt.

Nếu chúng ta phân tích ‘tập đế’ (samudaya sacca), là pháp có thể trợ sanh kiếp sống hiện tại, điều này được nói trước trong Nguyên bản Pāḷi là khi ‘tập đế’ (samudaya sacca) này xuất hiện. Về việc 5 ‘uẩn’ (khandha) hiện tại nói đến Rūpārūpaṃ pañcakkhandha taṃ hoti Dukkha saccaṃ – ‘danh sắc’ (nāma rūpa) là 5 ‘uẩn’ (khandha). 5 ‘uẩn’ (khandha) này là ‘khổ đế’ (dukkha sacca) theo ‘thuyết về đế’ (saccā desanā). Điều này được đề cập trong Sammoha Vinodanā trang 68 và 69. Taṃ samuṭṭhāpika purimā taṅhā samudaya saccā – ái (taṅhā) được tích lũy trong kiếp sống quá khứ là ‘tập đế’ (samudaya sacca). Ái (taṅhā) được tích lũy trong kiếp sống hiện tại là nhân phải chăng, ‘tập đế’ (samudaya sacca) thuộc 5 ‘uẩn’ (khandha) hiện tại gọi là ‘khổ đế’ (dukkha sacca) phải chăng? Không nên nói như thế; nhân là ái (taṅhā) đã tích lũy trong kiếp sống quá khứ. Như vậy, đó là không biết ái (taṅhā) nào là ‘tập đế’ (samudaya sacca)[80]. Nhân của 5 ‘uẩn’ (khandha) hiện tại, đó là ‘tập đế’ (samudaya sacca) không sinh khởi trong kiếp sống hiện tại. Ở đây, ái (taṅhā) được dạy rõ. Nhưng theo phương pháp ‘liên quan tương sinh’ (paṭiccasamuppāda), chúng sanh đã tích lũy vô minh (avijjā), ái (taṅhā), thủ (upādāna), hành (saṅkhāra) trong kiếp sống quá khứ. Chư pháp này là ‘tập đế’ (samudaya sacca). Bậc tu tiến phải quan sát rằng vì những ‘tập đế’ (samudaya sacca) này, 5 ‘uẩn’ (khandha) hiện tại đó là ‘khổ đế’ (dukkha sacca) sinh khởi. Chỉ sau đó bậc tu tiến sẽ thấy rõ ‘tập đế’ (samudaya sacca) theo thực tính như vậy. Nếu bậc tu tiến không thấy rõ như vậy, khổ không thể bị trừ tiệt.

‘Khổ đế’ (dukkha sacca) và ‘tập đế’ (samudaya sacca) được gọi là ‘đế luân’ (vaṭṭa sacca); chúng là cảnh của thiền quán (vipassanā). Thiền quán (vipassanā) phải được tu tập quan sát theo những cảnh ấy. Thiền quán (vipassanā) theo hai đế (saccā) này, thì ở cuối của tuệ quán (vipassanā), Đạo tuệ (maggañāṇa) và Quả tuệ (phalañāṇa) sẽ sanh. Đạo tuệ (maggañāṇa) và Quả tuệ (phalañāṇa) sẽ lấy Nibbāna vô vi (asaṅkhata[81] Nibbāna) làm cảnh. Nibbāna vô vi (asaṅkhata Nibbāna) này là ‘diệt đế’ (nirodha sacca). Những chi đạo câu sanh với Thánh đạo (Ariya magga) đang biết Nibbāna là ‘đạo đế’ (magga sacca). Cả thảy có bốn Thánh Đế. Nếu bậc tu tiến không thấy rõ bốn Thánh đế theo thực tính như vậy, không thể đạt đến Đạo tuệ (maggañāṇa) và Quả tuệ (phalañāṇa); khổ không thể bị trừ tiệt. Đức Phật Buddha đã dạy như vậy. Cho nên người muốn thoát khỏi vòng luân hồi (saṃsāra) phải biết bốn Thánh Đế. Đây là một điểm.

Điểm khác là, khi nào bốn Thánh đế sẽ được rõ ràng? Chúng sẽ được rõ khi bậc tu tiến thiền theo sự sanh và diệt bằng hai cách: bằng cách duyên (paccayato udayabbaya dassana) và bằng cách sát-na (khaṇato udayabbaya dassana). Nhưng trong trường hợp này ‘diệt đế’ (nirodha sacca) và ‘đạo đế’ (magga sacca) là muốn nói ‘diệt đế hiệp thế’ (lokiya nirodha sacca) và ‘đạo đế hiệp thế’ (lokiya magga ñāṇa). Đây chưa phải là giai đoạn của siêu thế (lokuttara) vì đó chỉ là giai đoạn ‘tuệ tiến thoái/ sanh diệt’ (udayabbaya ñāṇa).

Sự trình bày khác đã đề cập là sự liên quan của nhân và quả, liên quan tương sinh (paṭiccasamuppāda) sẽ trở nên rõ ràng với tuệ của thiền sinh đang thiền quán (vipassanā) bằng hai cách ở giai đoạn ‘tiến thoái/ sanh diệt’ (udayabbaya). Có thể nào đạt đến Đạo Quả (magga phala) nếu bậc tu tiến không biết sự liên quan của nhân và quả, liên quan tương sinh (paṭiccasamuppāda) hay chăng? Đức Phật Buddha đã dạy rằng, người không có khả năng thoát khỏi vòng luân hồi (saṃsāra) không có biết sự liên quan của nhân và quả, liên quan tương sinh (paṭiccasamuppāda) trong Mahānidāna Sutta. Nói đến lời Phật dạy này, Chú giải đã đề cập, Saṃsāra bhaya matīto, na koci supinantarepyatthi – không có biết sự liên quan của nhân và quả, liên quan tương sinh (paṭiccasamuppāda) bằng ba ‘đạt tri’ (pariññā) hoặc bằng ‘tùy giác trí’ (anubodha ñāṇa) và ‘thông đạt trí’ (paṭivedha ñāṇa) không có người nào có thể thoát khỏi vòng luân hồi (saṃsāra), dù trong mơ. Cho nên nếu bậc tu tiến muốn thoát khỏi vòng luân hồi (saṃsāra) phải biết sự liên quan giữa nhân và quả, liên quan tương sinh (paṭiccasamuppāda). Khi nào nó sẽ trở nên rõ ràng? Khi vị ấy thiền bằng hai cách ‘thấy rõ theo sự sanh và diệt do duyên’ (paccayato udayabbaya dassana) và ‘thấy rõ theo sát-na sanh diệt’ (khaṇato udayabbaya dassana)[82]. Bốn cách quan trọng trong ‘liên quan tương sinh’ (paṭiccasamuppāda) phải chăng? Lĩnh vực cũng trở nên rõ ràng: cách ‘ưng thuận / đồng nhất’ (ekatta), cách ‘khác biệt’ (ñāṇatta), cách ‘không tầm cầu’ (abyāpāda)[83] và cách ‘tự nhiên’ (evaṃ dhammatā). Tương tự 5 trạng thái trở nên rõ ràng [trạng thái vô thường (anicca lakkhaṇā), trạng thái khổ não (dukkha lakkhaṇā), trạng thái vô ngã (anatta lakkhaṇā), trạng thái thực tính (sabhāva lakkhaṇā[84]), trạng thái bị tạo/ hữu vi (saṅkhata lakkhaṇā)]. Chú giải giải thích thêm chúng trở nên rõ ràng ra sao trong Visuddhimagga quyển 2, trang 267, đoạn 727. Trước tiên, về ‘bốn Thánh đế’ trở nên rõ ràng ra sao.

Iccassevaṃ paccayato ceva khaṇato ca dvedhā udayabbayaṃ passato paccayato udaya dassanena samudaya saccaṃ pākataṃ hoti janakāvabodhato (Vism, XX, 100). Tập đế (samudaya sacca) trở nên rõ ràng do quan sát theo sự sanh bằng cách duyên. Sự đang sanh của nhân là chi? Do vô minh (avijjā) sanh, sắc (rūpa) sanh; do ái (taṅhā) sanh, sắc (rūpa) sanh; do thủ (upādāna) sanh, sắc (rūpa) sanh; do hành (saṅkhāra) sanh, sắc (rūpa) sanh; do nghiệp (kamma) sanh, sắc (rūpa) sanh. Đây là đang quan sát theo sự sanh bằng cách duyên. Quan sát theo như vậy ‘tập đế’ (samudaya sacca) trở nên rõ rằng vì janakāvabodhato – đó là vì duyên trực tiếp (janaka) của ‘danh sắc’ (nāma rūpa) được nhận ra vào khi vị ấy tự thấu rõ. Thiền này được tu tập để chính vị ấy tự nhận ra sự thấu rõ.

Khaṇato udayadassanena dukkha saccaṃ pākataṃ hoti jāti dukkhāvabodhato (Vism, XX, 100). Nếu quan sát theo “do vô minh (avijjā) sanh, sắc (rūpa) sanh; do ái (taṅhā) sanh, sắc (rūpa) sanh; v.v…” thì đó là quan sát theo sự sanh bằng cách duyên (paccayato). Nếu quan sát theo ‘đây là sự sanh của sắc nghiệp – kammaja rūpa’, thì đó là đang quan sát theo bằng cách sát-na (khaṇato). Quan sát theo bằng cách sát-na (khaṇato), ‘khổ đế’ (dukkha sacca) trở nên rõ ràng, tại sao? Vì Jāti ukkhāvabodhato – bậc tu tiến tự thấu biết rõ ‘khổ sanh’ (jāti dukkha). Chính Đức Phật dạy trong Dhammacakkappavattana Sutta `Jātipi dukkhā, jarapi dukkhā v.v…’ Sanh – jāti là phần của hàng loạt ‘khổ đế’ (dukkha sacca). Khi bậc tu tiến thấu biết rõ ‘sanh khổ’ (jāti dukkha), sự sanh là một khổ (dukkha). Tại sao sanh là một khổ (dukkha)? Do nhiều loại ‘thọ khổ’ (dukkha vedanā) tồn tại tùy thuộc vào sự sanh của 5 ‘uẩn’ (khandha). Nếu 5 ‘uẩn’ (khandha) này không sanh, ‘thọ khổ’ (dukkha vedanā) có thể tồn tại hay chăng? Không, chúng không tồn tại do không có ‘uẩn’ (khandha) để nương vào. Cho nên Đức Phật Buddha đặt ‘sanh – jāti’ trong ‘khổ đế’ (dukkha sacca) vì nó là ‘nơi’ của nhiều ‘thọ khổ’ (dukkha vedanā): Về phần ‘khổ đế’ (dukkha sacca) Paccayato vayadassanena nirodha saccaṃ pākataṃ hoti paccayānuppadena paccayavataṃ anuppādāvabodhato (Vis§, XX, 100). ‘Diệt đế’ (nirodha sacca) trở nên rõ ràng với thiền sinh nếu vị ấy thấy sự diệt bằng cách duyên. Tại sao? Bởi vì – Paccayānuppadena paccayavataṃ anuppādāvabodhato Chư pháp hành ‘danh sắc’ (nāma rūpa saṅkhāra) là nhân/ duyên (paccayavata), pháp (dhamma) có nhân/duyên. Khi nhân, duyên diệt trong đó không còn sanh trong Đạo Ứng cúng (arahatta magga), thì pháp quả (chỉ có thể sanh nếu có nhân) cũng diệt không còn sanh sau khi tử hoàn toàn Nibbāna(Parinibbāna cuti). Chính thiền sinh thấu biết rõ sự diệt này. Vì tuệ thấu rõ này bằng cách duyên, ‘diệt đế’ (nirodha sacca) trở nên rõ ràng với tuệ của vị ấy phải chăng? Trong trường hợp này ‘diệt đế’ (nirodha sacca) nghĩa là ‘Diệt đế hiệp thế’ (lokiya nirodha sacca). Đây chỉ là giai đoạn ‘sanh diệt/ tiến thoái tuệ’ (udayabbaya ñāṇa). Vì thiền sinh vẫn ở giai đoạn ‘sanh diệt/ tiến thoái tuệ’ (udayabbaya ñāṇa) và vì vị ấy chưa đạt đến ‘Đạo Quả tuệ’ (magga phala ñāṇa), vị ấy không biết ‘Nibbāna vô vi’ (asaṅkhata Nibbāna)[85] là cảnh của ‘Đạo Quả tuệ’ (magga phala ñāṇa). Cho nên có cần thiết phân biệt loại ‘diệt đế’ (nirodha sacca) sanh trong vị ấy hay chăng?

Nibbāna có thể được chia đại khái thành 3 loại phải chăng? Một mặt có ‘Nibbāna hữu dư’ (saupādisesa Nibbāna) và ‘Nibbāna vô dư’ (anupādisesa Nibbāna). Mặt khác có ‘Nibbāna vô vi’ (asaṅkhata Nibbāna). Kế đến, nảy sinh câu hỏi, Nibbāna hữu dư’ (saupādisesa Nibbāna) và ‘Nibbānavô dư’ (anupādisesa Nibbāna) là Nibbāna thật hay không thật? Có nhiều thảo luận về việc này. ‘Nibbāna hữu dư’ (saupādisesa Nibbāna) là sự trừ tiệt phiền não nhưng còn ‘uẩn’ (khandha). ‘Nibbānavô dư’ (anupādisesa Nibbāna) là khi ‘uẩn’ (khandha) không còn nữa. Cho nên ‘Nibbāna hữu dư’ (saupādisesa Nibbāna) được gọi là ‘phiền não hoàn toàn Nibbāna’ (kilesa Parinibbāna); và ‘Nibbānavô dư’ (anupādisesa Nibbāna) là ‘uẩn hoàn toàn Nibbāna’ (khandha Parinibbāna). Về việc ‘phiền não hoàn toàn Nibbāna’ (kilesa Parinibbāna) của Đức Phật, không có một ngày chính xác về ‘phiền não hoàn toàn Nibbāna’ của Ngài phải chăng? Vào ngày rằm trăng tròn của Vesākha, dưới cội cây Bodhi, Đức Phật chiến thắng, đạt ‘tuệ toàn tri’ (sabbaññuta ñāṇa) và ‘tuệ đạo Ứng cúng’ (Arahatta magga ñāṇa). Khi đạt ‘đạo Ứng cúng’ (Arahatta magga) có ‘phiền não hoàn toàn Nibbāna’ (kilesa Parinibbāna). Nếu như vậy có một ngày và nơi của ‘phiền não hoàn toàn Nibbāna’ (kilesa Parinibbāna) gọi là ‘Nibbāna hữu dư’ (saupādisesa Nibbāna). Sau ‘phiền não hoàn toàn Nibbāna’ (kilesa Parinibbāna) khi nào Đức Phật đạt đến ‘uẩn hoàn toàn Nibbāna’ (khandha Parinibbāna) cuối cùng? Ngài đạt đến ‘uẩn hoàn toàn Nibbāna’ (khandha Parinibbāna) ở Kusināra, sau 45 mùa an cư Vassa. Có một ngày và nơi chính xác của ‘uẩn hoàn toàn Nibbāna’ (khandha Parinibbāna) hay chăng?

Mặt khác, có ‘Nibbāna vô vi’ (asaṅkhata Nibbāna). Về phần Nibbāna không có thời gian chính xác. Đó là một ‘pháp thường bất động’ (nicca thāvara dhamma). Dù một Đức Phật xuất hiện hay không và dù pháp tu tiến về tám chi Thánh đạo được trình bày chi tiết hay không, có ‘Nibbāna vô vi’ (asaṅkhata Nibbāna), một ‘pháp thường bất động’ (nicca thāvara dhamma). Là pháp không có thời sanh và không có thời không sanh. Cho nên ‘Nibbāna vô vi’ (asaṅkhata Nibbāna) giống như ‘Nibbāna hữu dư’ (saupādisesa Nibbāna) và ‘Nibbāna vô dư’ (anupādisesa Nibbāna) phải chăng? Không giống. Nếu như vậy đặc tính của ‘Nibbāna vô vi’ (asaṅkhata Nibbāna) là gì? Đức Phật dùng cụm từ ‘Nibbāna hữu dư’ (saupādisesa Nibbāna) và ‘Nibbāna vô dư’ (anupādisesa Nibbāna) là một phép ẩn dụ (pariyāya). Tại sao Đức Phật dùng phép ẩn dụ? Đó là vì đối với người gặp khó khăn trong việc hiểu ‘Nibbāna vô vi’ (asaṅkhata Nibbāna). Đức Phật dạy rằng sự diệt của phiền não (kilesa) thì Nibbāna; sự diệt của ‘uẩn’ (khandha) thì Nibbāna.

Xem xét vấn đề này cẩn thận: ‘Có nhân/ duyên cho sự diệt của phiền não (kilesa) hay chăng? Có nhân/ duyên cho sự diệt của ‘uẩn’ (khandha) hay chăng?’ Là ‘Nibbāna vô vi’ (asaṅkhata Nibbāna)? ‘Vô vi’ (asaṅkhata), pháp xảy ra không có tùy thuộc vào bất cứ nhân, duyên nào. Tuy nhiên có nhân, duyên cho sự diệt của phiền não (kilesa) gọi là ‘hữu dư’ (saupādisesa). Nhân, duyên của nó là chi? Khi ‘đạo quả tuệ’ (magga phala ñāṇa) lấy ‘Nibbāna vô vi’ (asaṅkhata Nibbāna) làm cảnh, ‘Nibbāna vô vi’ (asaṅkhata Nibbāna) ủng hộ nó bằng sức mạnh của cảnh duyên (ārammaṇa paccaya satti) vì ‘đạo quả tuệ’ (magga phala ñāṇa) được sự ủng hộ từ ‘Nibbāna vô vi’ (asaṅkhata Nibbāna), khi ấy chúng trừ tiệt những phiền não ngủ ngầm (anusaya kilesa) hoàn toàn không còn dư sót. Cho nên sự diệt của phiền não (kilesa) có ‘đạo tuệ’ (magga ñāṇa) là nhân của nó. Nó cũng có ‘Nibbāna vô vi’ (asaṅkhata Nibbāna) là nhân, duyên của nó. Nhưng ‘Nibbāna vô vi’ (asaṅkhata Nibbāna) không có nhân/duyên. Sự diệt của phiền não (kilesa) là pháp (dhamma) có nhân, duyên phiền não (kilesa) không tự động bị trừ tiệt mà không có nhân, duyên nào. Thêm nữa ‘đạo tuệ’ (magga ñāṇa) không thể sanh mà không có tuệ quán (vipassanā) trước phải chăng? Chỉ khi tuệ quán (vipassanā) từng bước ủng hộ, bằng ‘sức mạnh của cận y’ (upanissaya satti), ‘đạo tuệ’ (magga ñāṇa) sẽ sanh vào cuối của ‘tuệ quán’ (vipassanā ñāṇa).

Cho nên nó được đề cập: Pubbe kho susima dhammatthiti ñāṇaṃ pacchanibbaneñāṇaṃ – tuệ quán (vipassanā ñāṇa) thấy rõ tính vô thường (anicca), khổ (dukkha), vô ngã (anatta) của ‘chư pháp hành’ (saṅkhāra dhamma) sanh trước. ‘Đạo tuệ’ (magga ñāṇa) lấy ‘Nibbāna vô vi’ (asaṅkhata Nibbāna) làm cảnh sanh sau ‘tuệ quán’ (vipassanā ñāṇa). Như vậy ‘tuệ quán’ (vipassanā ñāṇa) là trước và ‘đạo tuệ’ (magga ñāṇa) là sau. ‘Đạo tuệ’ (magga ñāṇa) chỉ có thể sanh khi nó từng bước được ủng hộ bởi ‘tuệ quán’ (vipassanā ñāṇa). ‘Đạo tuệ’ (magga ñāṇa) chỉ có thể trừ tiệt phiền não (kilesa) chỉ khi nó lấy ‘Nibbāna vô vi’ (asaṅkhata Nibbāna) làm cảnh.

Cho nên sự diệt của phiền não (kilesa) có nhân nào hay chăng? Nó có. ‘Nibbāna vô vi’ (asaṅkhata Nibbāna) là pháp có nhân phải chăng? Không, nó không có nhân. Vì thế ‘Nibbāna vô vi’ (asaṅkhata Nibbāna) mà ‘Đạo tuệ’ (magga ñāṇa) lấy làm cảnh thì khác.

Về phần ‘uẩn hoàn toàn Nibbāna’ (khandha Parinibbāna), ‘uẩn’ (khandha) diệt sau khi tử hoàn toàn Nibbāna’ (Parinibbāna cuti). Sự diệt của ‘uẩn’ (khandha) có nhân nào hay chăng? Có nhân. Nó có sự diệt của ‘nghiệp phiền não’ (kamma kilesa) là nhân của nó. Do phiền não (kilesa) diệt, nghiệp (kamma) chỉ có thể trợ sanh quả nếu có phiền não (kilesa), không có cơ hội để trợ sanh quả và diệt. Do ‘nghiệp phiền não’ (kamma kilesa) diệt, ‘danh sắc’ (nāma rūpa) diệt không có sanh nữa sau khi tử hoàn toàn Nibbāna’ (Parinibbāna cuti) do ‘diệt vô sanh’ (anuppāda nirodha). Sự diệt đó được gọi là ‘Nibbāna vô dư’ (anupādisesa Nibbāna) và ‘uẩn hoàn toàn Nibbāna’ (khandha Parinibbāna). Như vậy, ‘Nibbāna hữu dư’ (saupādisesa Nibbāna) và ‘Nibbāna vô dư’ (anupādisesa Nibbāna) là một mặt; và ‘Nibbāna vô vi’ (asaṅkhata Nibbāna) là mặt khác. Giữa hai mặt này, ‘Nibbāna hữu dư’ (saupādisesa Nibbāna) và ‘Nibbāna vô dư’ (anupādisesa Nibbāna) được gọi là Nibbāna là một phép ẩn dụ; Chúng không thật là ‘Nibbāna vô vi’ (asaṅkhata Nibbāna). ‘Nibbāna vô vi’ (asaṅkhata Nibbāna) thì khác.

Chính Đức Phật đã đạt ‘đạo tuệ’ (magga ñāṇa) sau tiến trình tâm lộ: ‘Chuẩn bị’ (parikamma), ‘cận hành’ (upacāra), ‘thuận thứ’ (anuloma), ‘chuyển tộc’ (gotrabhū), là phần của lộ tâm đạo (magga vīthicitta) trước đạo tuệ (magga ñāṇa). Đức Phật đã dạy trong bộ ‘Vị Trí’ (Paṭṭhāna) rằng ‘Chuyển tộc’ (gotrabhū) bắt Nibbāna làm cảnh. Nibbānaṃ gotrabhuka ārammaṇa paccayena paccayo. Nibbāna ủng hộ ‘Chuyển tộc’ (gotrabhū) bằng ‘sức mạnh của Cảnh duyên’ (ārammaṇapaccaya satti). Nếu sự diệt của phiền não được lấy làm Nibbāna thì ‘chuyển tộc’ (gotrabhū) sẽ bắt cảnh Nibbāna nào vì ‘phiền não’ (kilesa) chỉ sẽ bị trừ tiệt khi đạt đến ‘đạo tuệ’ (magga ñāṇa) phải chăng? Đức Phật đã dạy kỹ rằng ‘chuyển tộc’ (gotrabhū) là trước khi đạo tuệ (magga ñāṇa) bắt Nibbāna làm cảnh. Cho nên, sự diệt của ‘phiền não’ (kilesa) là ‘Nibbāna vô vi’ (asaṅkhata Nibbāna) là phải chăng? Không nên nói như thế. Như vậy, lưu ý sự khác nhau này.

Kế đến vì nó chưa phải là ‘Nibbāna vô vi’ (asaṅkhata Nibbāna) ở giai đoạn này, thiền sinh quan sát theo sự diệt của nhân, duyên, ‘Diệt đế’ (nirodha sacca) trở nên rõ ràng, tại sao? Vì khi nhân duyên diệt, ở đó không có sự sanh nữa, vị ấy cũng thấy theo sự diệt của pháp quả nơi không có sự sanh nữa. Sự diệt này là ‘Nibbāna vô dư’ (anupādisesa Nibbāna) và ‘diệt vô sanh’ (anuppāda nirodha). Đây là ‘Diệt đế hiệp thế’ (lokiya nirodha sacca). Đó không là ‘Nibbāna vô vi’ (asaṅkhata Nibbāna) gọi là ‘Diệt đế’ (nirodha sacca). Thiền sinh đang thấy sự diệt của ‘danh sắc’ (nāma rūpa) nơi không có sự sanh thêm sau khi ‘tử hoàn toàn Nibbāna’ (Parinibbāna cuti) bằng tuệ quán (vipassanā). Vị ấy đang thấy ‘phi hữu’ (abhava), tính chất không ‘danh sắc’ (nāma rūpa). Ở giai đoạn này thiền sinh là người đã quan sát theo sự sanh và diệt của ‘danh sắc’ (nāma rūpa) lặp đi lặp lại nhiều lần. Vị ấy cũng đã quan sát lặp đi lặp lại nhiều lần rằng ‘do chư pháp nhân sanh, chư pháp quả sanh’. Khi vị ấy quan sát theo ‘do sự diệt của chư pháp nhân, chư pháp quả diệt’. Vị ấy bắt đầu thấy rõ tính chất này (của không ‘danh’ (nāma), không ‘sắc’ (rūpa)). Khi vị ấy thấy rõ như vậy, điều đó nói gì? ‘Vắng lặng, tất cả sự sanh và diệt đều ngưng.’ Nhưng thiền của vị ấy không trọn vẹn dù vị ấy đã thấy rõ như vậy. Vị ấy vẫn chỉ là trong giai đoạn chi tiết của ‘tuệ tiến thoái/ sanh diệt’ (udayabbaya ñāṇa). Cảnh ‘Nibbāna vô vi’ (asaṅkhata Nibbāna) vẫn xa xăm; cho nên vị ấy được khuyến khích tu tập thiền của vị ấy thêm nữa. Như vậy sự diệt của ‘danh sắc’ ở phía không có sự sanh thêm nữa sau khi tử hoàn toàn Nibbāna’ (Parinibbāna cuti) là ‘Diệt đế’ (nirodha sacca). Nói cách khác, đó là ‘Nibbāna vô dư’ (anupādisesa Nibbāna) hay ‘uẩn hoàn toàn Nibbāna’ (khandha Parinibbāna).

Khaṇato vayadassanena dukkhasaccameva pākataṃ hoti maranadukkhāvabodhato. Thiền theo sự diệt bằng cách sát-na (khaṇato). ‘Do vô minh (avijjā) diệt, sắc (rūpa) diệt. Đây là sự diệt của sắc (rūpa)’, ‘do ái (taṅhā) diệt, sắc (rūpa) diệt. Đây là sự diệt của sắc (rūpa)’. Bậc tu tiến phải quan sát theo tính diệt này. Đó được gọi là thiền theo tính diệt bằng cách sát-na (khaṇato). Thiền như vậy, ‘Khổ đế’ (dukkha sacca) trở nên rõ ràng vì – Maraṇadukkh-āvabodhato – vị ấy tự thấu rõ ‘khổ chết’ (maraṇadukkha) bằng cách sát-na (khaṇato).

Yañcassa udayabbayadassanaṃ, maggo vāyaṃ lokikoti maggasaccaṃ pākataṃ hoti tatra Sammoha vighātato. Quan sát theo ‘danh sắc’ (nāma rūpa), 5 ‘uẩn’ (khandha) vị ấy thấy biết rõ theo tính sanh và diệt của chúng. Quan sát theo nhân và quả, vị ấy thấy biết rõ theo tính sanh và diệt của chúng. Quan sát theo như vậy, Do vô minh (avijjā) sanh, sắc (rūpa) sanh; do vô minh (avijjā) diệt, sắc (rūpa) diệt. Vô minh (avijjā) đang sanh và đang diệt, vô thường (anicca). Sắc (rūpa) đang sanh và đang diệt, vô thường (anicca). Vị ấy thấy rõ rằng do nhân sanh, quả sanh; do nhân diệt, quả diệt. Vị ấy cũng thấy rõ sự sanh và diệt của cả hai nhân và quả. ‘Đạo đế hiệp thế’ (lokiya magga sacca) trở nên rõ ràng với tuệ của thiền sinh đang thấy rõ như vậy. Tại sao? Do – Tatra sammoha vighātato – tuệ quán (vipassanā) có sức mạnh đoạn tận (tadaṅga-pahāna)[86] si (moha) che đậy để cho không thấy rõ: (1) do nhân sanh đó, quả sanh; do sự diệt của nhân, quả diệt và (2) sự sanh và diệt của cả hai nhân và quả. Tuệ quán (vipassanā) thấy rõ 2 điểm này là ‘đạo đế hiệp thế’ (lokiya magga sacca).

Tại sát-na đó thường có 5 chi đạo, đó là ‘chánh kiến’ (sammādiṭṭhi), ‘chánh tư duy’ (sammāsaṅkappa), ‘chánh cần’ (sammāvāyama), ‘chánh niệm’ (sammāsati), ‘chánh định’ (sammāsamādhi). 3 chi đạo ‘giới’ (sīla) không có sức mạnh cùng sanh trong một sát-na tâm trong sát-na hiệp thế (lokiya) do chúng không cùng cảnh. Trong lĩnh vực ‘quán’ (vipassanā), 5 chi đạo này hoàn thành việc làm. 3 chi đạo giới (sīla) phải được quan sát trước. Chỉ sau khi giữ đúng nền tảng ‘giới’ (sīla), đã được quan sát đúng lúc, thì chi đạo ‘định’ (samādhi) và chi đạo ‘tuệ’ (paññā) được củng cố thêm. Kế đến ‘đạo đế hiệp thế’ (lokiya magga sacca) trở nên rõ ràng. Cả thảy bốn Thánh đế được đề cập. Giai đoạn này chỉ là giai đoạn ‘diệt đế hiệp thế’ (lokiya nirodha sacca) và ‘đạo đế hiệp thế’ (lokiya magga sacca). Bậc tu tiến chưa vươn đến giai đoạn siêu thế (lokuttara). Tuy nhiên nếu bốn Thánh đế hiệp thế (lokiya) không được thấy rõ theo thực tính như vậy, bốn Thánh đế siêu thế (lokuttara) không thể sanh. Chúng không thể sanh do ‘đạo tuệ quả tuệ siêu thế (lokuttara magga ñāṇa phala ñāṇa) chỉ có thể sanh khi nó được ‘tuệ quán hiệp thế’ (lokiya vipassanā ñāṇa) từng bước ủng hộ, bằng ‘sức mạnh của cận y’ (upanissaya satti). Đây là cách làm sao bốn Thánh đế xuất hiện.

Pháp ‘liên quan tương sinh’ (paṭiccasamuppāda) trở nên rõ ràng ra sao? Paccayato cassa udayadassanena anulomo paṭicca samuppado pākato hoti, `imasmiṃ sati idaṃ hotī’ti avabodhato. Thiền sinh chỉ quan sát theo sự sanh bằng cách của nhân như là ‘do vô minh (avijjā) sanh, sắc (rūpa) sanh; ‘do ái (taṅhā) sanh, sắc (rūpa) sanh; v.v… Nếu vị ấy thấu biết rõ rằng do chư pháp nhân vô minh (avijjā), ái (taṅhā), thủ (upādāna), hành (saṅkhāra), nghiệp (kamma) sanh, quả ‘danh sắc’ (nāma rūpa) sanh, thì khi ấy ‘pháp liên quan tương sinh theo chiều thuận’ (anuloma paṭicca samuppāda) trở nên rõ ràng với tuệ của vị ấy.

 

 

Các bài viết trong sách

Dhamma Paññā

BQT trang Theravāda cố gắng sưu tầm thông tin tài liệu Dhamma trợ duyên quý độc giả tìm hiểu về Dhamma - Giáo Pháp Bậc Giác Ngộ thuyết giảng suốt 45 năm sau khi Ngài chứng đắc trở thành Đức Phật Chánh Đẳng Chánh Giác vào đêm Rằm tháng 4, tìm hiểu thêm phương pháp thực hành thiền Anapana, thiền Vipassana qua các tài liệu, bài giảng, pháp thoại từ các Thiền Sư, các Bậc Trưởng Lão, Bậc Thiện Trí.

Trả lời

Từ điển
Youtube
Live Stream
Tải app