– CHƯƠNG 2 –
ÁNH SÁNG CỦA TUỆ LÀ CHI?

 

Về việc tuệ có ánh sáng, Đức Phật dạy trong Nimitta sutta thuộc Aṅguttara Nikāya, Tika Nipata như sau: Yato ca kho bhikkhave adhicittamanuyutto bhikkhu kālena kālaṃ Samādhi nimittaṃ manasi karoti, kālena kālaṃ paggaha nimittaṃ manasi karoti, kālena kālaṃ upekkhā nimittaṃ manasi karoti, taṃ hoti cittaṃ muduñca kammaniyañca pabhassarañca, na ca pabhañgu, Sammā Samādhi yati āsavānaṃ khayaya. Bhikkhu tác ý, chú ý một lúc theo ‘ấn tướng’ (nimitta) là duyên trợ cho ‘định’ (samādhi), cố gắng tu tập phát triển ‘định’ (samādhi); tác ý, chú ý một lúc theo ‘ấn tướng’ (nimitta) là duyên trợ cho ‘cần’ (viriya), vị ấy cố gắng có ‘cần’ (viriya);tác ý, chú ý một lúc theo ‘ấn tướng’ (nimitta) là duyên trợ cho ‘xả’ (upekkhā), vị ấy cố gắng có ‘xả’ (upekkhā). Có nghĩa là vị ấy đang tu tập quân bình ba pháp này: ‘định’ (samādhi), ‘cần’ (viriya), ‘xả’ (upekkhā). Tâm được gọi là ‘tăng thượng tâm’ (adhicitta) là chi? Cả hai ‘tâm tu tiến chỉ tịnh’[11](samatha bhavanā citta) và ‘tâm tu tiến minh sát’ (vipassanā bhavanā citta) được gọi là ‘tăng thượng tâm’ (adhicitta). Người xuất gia đang cố gắng ‘tu tiến chỉ tịnh’ (samatha bhavanā) và ‘tu tiến minh sát’ (vipassanā bhavanā) gọi là ‘tăng thượng tâm’ (adhicitta) cần phải tác ý, chú tâm một lúc theo ‘ấn tướng’ (nimitta) là duyên trợ cho ‘định’ (samādhi); một lúc theo ‘ấn tướng’ (nimitta) là duyên trợ cho ‘cần’ (viriya); một lúc theo ‘ấn tướng’ (nimitta) là duyên trợ cho ‘xả’ (upekkhā). Nếu tu tập như vậy, điều chi sẽ xảy ra?

Taṃ hoti cittaṃ muduñca kammaniyañca pabhassarañca – ‘tâm tu tiến chỉ tịnh’ (samatha bhavanā citta), ‘tâm tu tiến minh sát’ (vipassanā bhavanā citta) trở nên nhu mềm, thích ứng với việc làm. Đó là nhu và thích. Nếu vị ấy mong muốn trú trong ‘định’ (samādhi), ‘định’ (samādhi) có thể được đắc. Nếu vị ấy chuyển sang ‘quán’ (vipassanā), vị ấy có thể chuyển sang ‘quán’ (vipassanā). Nếu vị ấy mong muốn thấy biết ‘sắc’ (rūpa), vị ấy có thể quan sát theo ‘sắc’ (rūpa). Nếu vị ấy mong muốn thấy biết ‘danh’ (nāma), vị ấy có thể quan sát theo ‘danh’ (nāma). Nếu vị ấy mong muốn thấy biết ‘nhân’, vị ấy có thể quan sát theo ‘nhân’. Nếu vị ấy mong muốn thấy biết ‘quả’, vị ấy có thể quan sát theo ‘quả’. Tâm trở nên định theo pháp nào mà vị ấy mong muốn để tu tập. Tâm trở nên thích ứng. Không chỉ như vậy, bên cạnh đó, tâm cũng trở nên chói sáng rực rỡ. Đức Phật dạy như vậy. Cho nên, có sự chói sáng trong ‘tâm tu tiến chỉ tịnh’ (samatha bhavanā citta) gọi là ‘tăng thượng tâm’ (adhicitta) hay chăng? Phải rồi, có. Có sự chói sáng trong ‘tâm tu tiến minh sát’ (vipassanā bhavanā citta) gọi là ‘tăng thượng tâm’ (adhicitta) hay chăng? Phải rồi, có.

Bậc tu tiến phải chú tâm không chỉ theo ‘ấn tướng’ (nimitta) là duyên trợ cho ‘định’ (samādhi); cũng không chỉ theo ‘ấn tướng’ (nimitta) là duyên trợ cho ‘cần’ (viriya); cũng không chỉ theo ‘ấn tướng’ (nimitta) là duyên trợ cho ‘xả’ (upekkhā). Bậc tu tiến cần phải chú tâm đều theo cả ba ‘định’ (samādhi), ‘cần’ (viriya) và ‘xả’ (upekkhā). Nếu ‘cần’ (viriya) quá mức, tâm có thể lang thang. Nếu ‘định’ (samādhi) quá mức, bậc tu tiến trở nên chán ngán. Nếu xả (upekkhā) quá mức bậc tu tiến có thể rơi vào si (moha). Cho nên, điều cần thiết là thiền sinh phải quân bình ‘định’ (samādhi) và ‘cần’ (viriya). Có hai loại ‘cần’ (viriya): ‘thân cần’ (kayika viriya)[12] và ‘sở hữu cần’ (cetasika viriya). Cả hai đều phải mạnh mẽ. Mặc dù thân đang ngồi, nếu vị ấy không có ‘cần’ (viriya) ngăn tâm khỏi lang thang quanh quá nhiều cảnh, vị ấy có thể được thành tựu hay không? Không, vị ấy không thể. Mặc dù có sự mong mỏi cố gắng thiền, nếu thân vị ấy không thể chịu đựng (việc đang ngồi), tức là vị ấy không có ‘thân cần’ (kayika viriya), vị ấy có thể được thành tựu hay không? Không, vị ấy không thể. Cho nên, ‘cần’ (viriya) thì cần thiết; ‘định’ (samādhi) cũng cần thiết. Nếu ‘cần’ (viriya) và ‘định’ (samādhi) cùng đang hiện diện, đó là điều cần thiết để giữ tâm quân bình theo cảnh của thiền. Điều cần thiết là không để hăng hái quá mức và cũng không để vô tư chẳng chú ý quá mức. Nếu không chú ý, ‘tâm tu tiến’ (bhavanā citta) sẽ trở nên yếu. Nếu vị ấy hăng hái quá mức, tâm vị ấy bị lay động và lang thang. Cho nên, bậc tu tiến phải có khả năng duy trì tâm quân bình theo cảnh của thiền. Đây được gọi là ‘trung bình’ (tatramajjhattata). Nhưng ở đây nó không được gọi là tướng xả (upekkhā nimitta).

Để làm cho ‘định’ (samādhi) và ‘cần’ (viriya) quân bình, nếu bậc tu tiến có thể dùng sức mạnh của xả (upekkhā) thì ‘tâm tu tiến chỉ tịnh’ (samatha bhavanā citta), ‘tâm tu tiến minh sát’ (vipassanā bhavanā citta) trở nên nhu mềm (mudu) và thích ứng (kammaniya) cho bất cứ pháp tu tiến (bhavanā) nào. Pabhassara (rất sáng, sáng chói rực rỡ) – Tâm sẽ trở nên sáng chói rực rỡ. Na ca pabhangu – tâm này sẽ không bị phiền não (kilesa) phá hủy, gọi là đối lập với pháp ‘cái’ (nīvarana). Sammā samādhi yati āsavānaṃ khayāya – Tâm vị ấy sẽ trở nên vững vàng để đắc ‘quả Ứng cúng’ (arahatta phala) nơi mà chư pháp lậu (āsava) bị trừ tiệt. Đức Phật dạy như vậy. Theo lời dạy này, có ánh sáng nào của ‘tâm tu tiến chỉ tịnh’ (samatha bhavanā citta), ‘tâm tu tiến minh sát’ (vipassanā bhavanā citta) hay chăng? Có ánh sáng. Tuy nhiên, hầu hết người thế gian biết rằng chỉ ‘tâm tu tiến minh sát’ (vipassanā bhavanā citta) có ánh sáng, nhất là của ‘tiến thoái tuệ’ (udayabbaya ñāṇa). Sự thật thì việc ‘tâm tu tiến chỉ tịnh’ (samatha bhavanā citta) có ánh sáng ít được biết đến. Trong Anguttara Nikāya có một bài Pacalāyamāna Sutta, nói về ngài Mahā Moggallāna đạt Arahatta (Ứng cúng). Trong kinh này, Đức Phật có hướng dẫn cho ngài Mahā Moggallāna tạo ra ánh sáng (āloka) cả vào ban ngày và vào ban đêm để vượt qua ‘hôn trầm – thùy miên’ (thīna-middha). Theo phụ Chú giải thì có 4 loại ánh sáng. Đức Phật cũng dạy trong Āloka suttaĀbhā sutta thuộc Anguttara Nikāya rằng có 4 loại ánh sáng: 1) ánh sáng mặt trời; 2) ánh sáng mặt trăng, 3) ánh sáng của lửa, 4) ánh sáng của tuệ. Về phần ánh sáng của tuệ, phụ Chú giải đề cập có 4 loại:

  1. i) Dibba cakkhu abhiññā (thiên nhãn thông) cũng là ánh sáng. Ánh sáng này rất mạnh mẽ;
  2. ii) Āloka kasiṇa (biến xứ ánh sáng) hay tất cả kasiṇa có ánh sáng;

iii) Bắt đầu từ ‘chuẩn bị định’ (parikamma samādhi) là định gần với ‘cận định’ (upacāra samādhi) cho đến ‘tâm tu tiến chỉ tịnh’ (samatha bhavanā citta) cao, những định này cũng có ánh sáng;

  1. iv) Trong ‘tùy phiền não’ (upakkilesa), gọi là vipassanobhāsa (sự sáng rực rỡ của ánh sáng trong minh sát) – đó là sự sáng chói rực rỡ của tuệ quán (vipassanā ñāṇa).

Đây là 4 loại ánh sáng đã đề cập.

Nếu như vậy, bậc tu tiến có thể hỏi rằng vì cả hai ‘tâm tu tiến chỉ tịnh’ (samatha bhavanā citta) và ‘tâm tu tiến minh sát’ (vipassanā bhavanā citta) có ánh sáng, tại sao nhấn mạnh cụ thể rằng ánh sáng của ‘tùy phiền não quán’ (vipassanā upakkilesa)[13] gọi là ‘obhāsa’ (sự sáng ngời của ánh sáng). Lý do là ánh sáng xuất hiện vào lúc ban đầu (sớm) không giống như ánh sáng ‘obhāsa’ này ở mức độ sức mạnh. Ánh sáng này được đề cập trong Thanh tịnh đạo (Visuddhimagga) trang 270: Na vata me ito pubbe evarūpo obhāso uppanna pubbo, addhā maggappattosmi phalapattosmi’ti. Amaggameva `maggo’ti, Aphalameva ca `phala’nti ganhati (Vism, XX, 107) – loại ánh sáng này chưa từng sanh với tôi trước đây. Chắc chắn nó phải là đạo (magga) và quả (phala), vị ấy nghĩ một cách sai trái như vậy. Trong khi đó không phải là đạo (magga), vị ấy nghĩ đó là đạo (magga). Trong khi đó không phải là quả (phala), vị ấy nghĩ đó là quả (phala). Vị ấy đã lạc khỏi ‘con đường’. Bởi vì đi lạc, ánh sáng này được liệt kê là một ‘tùy phiền não’ (upakkilesa). Đó là trạng thái ánh sáng xuất hiện trong giai đoạn này.

Chỉ về ‘ánh sáng của tuệ’, nảy sinh những câu hỏi: ‘Có ánh sáng của tuệ hay chăng?’, ‘Có ánh sáng của ‘danh pháp’ (nāmadhamma) hay chăng?’ Điều này được giải thích trong phụ Chú giải Thanh tịnh đạo (Visuddhimagga) trang 428, đoạn 733: Vipassanobhāso ti Vipassanā citta samuṭṭhitaṃ, sasantatipatitaṃ utu samunṭṭhanañca bhāsuraṃ Rūpaṃ Ánh sáng của tuệ quán (vipassanā) là chi? Hai loại nhân được đề cập. Ánh sáng rực rỡ này bị trợ bởi ‘tâm quán’ (vipassanā citta) và cũng bởi ‘hỏa giới’ (tejo dhātu) gọi là quí tiết (utu) xảy ra trong tiến trình ‘sắc’ (rūpa) của tự thân. Sự giải thích này có thể được hiểu dễ dàng bởi thiền sinh đang thiền ở giai đoạn ‘sắc nghiệp xứ’ (rūpa kammaṭṭhāna):

  • Đối với bất cứ người nào, chúng sanh có sự sống nào với cả ‘danh’ (nāma) và ‘sắc’ (rūpa), mỗi tâm sinh khởi đều nương vào ‘sắc ý vật hay sắc trái tim (hadaya vatthu) có thể trợ cho sắc tâm (cittaja rūpa). Những sắc tâm (cittaja rūpa) này sanh là những ‘bọn sắc tâm’ (cittaja kalāpa) trong cả kiếp sống. Nếu một trong những bọn (kalāpa) này được phân tích, có 8 thứ sắc: địa (paṭhavī), thủy (āpo), hỏa (tejo), phong (vāyo), sắc màu (vaṇṇa), khí hay mùi (gandha), vị (rasa), vật thực nội hay dinh dưỡng (ojā). Sắc màu của nó được gọi là ‘màu sắc giới’ (vaṇṇa dhātu). Mỗi ‘tâm tu tiến chỉ tịnh’ (samatha bhavanā citta) và ‘tâm tu tiến minh sát’ (vipassanā bhavanā citta) đều có thể trợ cho sắc tâm (cittaja rūpa) Như vậy trong trường hợp này, ‘tâm tu tiến minh sát’ (vipassanā bhavanā citta) có thể trợ cho sắc tâm (cittaja rūpa) sanh. Mỗi bọn sắc tâm (cittaja kalāpa) có cảnh sắc (rūpārammaṇa) gọi là ‘màu sắc giới’ (vaṇṇa dhātu). Cảnh sắc (rūpārammaṇa) này là Bhasuraṃ rūpaṃ’ – một ‘sắc’ (rūpa) sáng chói rực rỡ.
  • Cũng vậy, nếu quan sát thêm nữa, mỗi ‘bọn sắc tâm’ (cittaja rūpakalāpa) có 4 ‘giới’ (dhātu) : địa (paṭhavī), thủy (āpo), hỏa (tejo), phong (vāyo). Trong 4 ‘giới’ (dhātu) này, ‘hỏa giới’ (tejo dhātu) gọi là ‘quí tiết’ (utu) có thể trợ cho sanh nhiều thế hệ bọn sắc (kalāpa). Tùy thuộc vào sức mạnh của ‘tâm tu tiến chỉ tịnh’ (samatha bhavanā citta) và ‘tâm tu tiến minh sát’ (vipassanā bhavanā citta) ra sao, sự trợ sanh những thế hệ bọn sắc này bởi ‘hỏa giới’ (tejo dhātu) có khả năng lan tỏa từ bên trong (ajjhata) ra bên ngoài (bahiddhā). Nếu phân tích, mỗi bọn (kalāpa) bị trợ sanh bởi ‘hỏa giới’ (tejo dhātu) có 8 thứ ‘sắc’ (rūpa): địa (paṭhavī), thủy (āpo), hỏa (tejo), phong (vāyo), sắc màu (vaṇṇa), khí hay mùi (gandha), vị (rasa) và vật thực nội hay dinh dưỡng (ojā). Mỗi ‘bọn sắc quí tiết’ (utuja rūpakalāpa) có cảnh sắc (rūpārammaṇa) gọi là ‘màu sắc giới’ (vaṇṇa dhātu). Cảnh sắc (rūpārammaṇa) này là Bhasuraṃ rūpaṃ’ – một ‘sắc’ (rūpa) sáng chói rực rỡ.

Sự giải thích này cho thấy rằng cả hai –

1)   Sự rực rỡ của ‘sắc giới’ (vaṇṇa[14] dhātu) của mỗi ‘bọn sắc tâm’ (cittaja rūpakalāpa) bị trợ tạo bởi ‘tâm minh sát’ (vipassanā citta) và

2)   Sự rực rỡ của ‘màu sắc giới’ (vaṇṇa dhātu) của mỗi ‘bọn sắc’ (kalāpa) bị trợ tạo bởi ‘hỏa giới’ (tejo dhātu) gọi là ‘quí tiết’ (utu) hiện diện trong ‘bọn sắc tâm’ (cittaja rūpakalāpa) – được gọi là Vipassanobhāsa[15], ánh sáng của ‘tuệ quán’ (vipassanā ñāṇa). Sự giải thích trên tương tự với ánh sáng xuất hiện theo ‘tâm tu tiến chỉ tịnh’ (samatha bhavanā citta). Như vậy, đây có phải thật sự là ánh sáng của tuệ quán (vipassanā ñāṇa) chăng? Không nên nói như thế. Điều đó chỉ được dùng theo cách ẩn dụ. Thay vì nói ‘sắc’ (rūpa) quả có ánh sáng bị trợ tạo bởi tuệ (ñāṇa), thì nên nói rằng nhân duyên tự nó có ánh sáng là một ẩn dụ. Đó thật sự là sắc màu (vaṇṇa), một ‘giới’ (dhātu), sắc cảnh (rūpārammaṇa) hiện diện trong ‘bọn sắc tâm’ (cittaja rūpakalāpa) và ‘bọn sắc quí tiết’ (utuja rūpakalāpa).

Ví dụ, chúng ta nói cái giường gây ồn ào (đây là một thành ngữ địa phương, nghĩa là một ai đó đang ngồi trên giường gây ồn ào). Cái giường có thể gây ồn ào hay chăng? Không nên nói như thế. Thật ra đó là do người đang ngồi trên giường gây ra sự ồn ào. Trong văn học, một vài từ được dùng như một phép ẩn dụ để làm cho sự việc có thể được hiểu dễ dàng. Tại sao phép ẩn dụ được dùng trong trường hợp này? Bởi vì ‘tâm tu tiến chỉ tịnh’ (samatha bhavanā citta) và ‘tâm tu tiến minh sát’ (vipassanā bhavanā citta) càng mạnh mẽ thì ánh sáng càng rực rỡ: cho thấy sự liên quan giữa nhân và quả. Cho nên, thật ra có ánh sáng của ‘danh pháp’ (nāmadhamma) hay chăng? Không nên nói như thế. Như đã nêu trên, đó là sự sáng rực rỡ của ‘sắc cảnh màu sắc giới’ (vaṇṇa dhātu rūpārammaṇa) hiện diện trong cả hai loại bọn sắc tâm (cittaja kalāpa) và ‘bọn sắc quí tiết’ (utuja kalāpa).

Điểm khác về vấn đề này: Ví dụ hội trường này được thắp sáng bằng những bóng đèn. Khi những bóng đèn sáng lên, ánh sáng được phản chiếu bằng những vật khác trong hội trường. Cũng vậy, khi sự sáng rực rỡ của ‘sắc cảnh màu sắc giới’ (vaṇṇa dhātu rūpārammaṇa) hiện diện trong ‘bọn sắc tâm’ (cittaja kalāpa) và ‘bọn sắc quí tiết’ (utuja kalāpa) sinh khởi, ‘màu sắc giới’ (vaṇṇa dhātu) của những bọn sắc khác còn lại như là ‘sắc nghiệp’ (kammaja rūpa) và ‘sắc vật thực’ (āhāraja rūpa) cũng sẽ được sáng cùng do sự phản chiếu. Cho nên, phụ Chú giải có đề cập Sasantati patitaṃ – Ánh sáng này xảy ra trong tiến trình liên tiếp của ‘sắc’ (rūpa).

Phụ Chú giải so sánh thêm về sức mạnh giữa ánh sáng của ‘sắc tâm’ (cittaja rūpa) và ánh sáng của ‘sắc quí tiết’ (utuja rūpa). Tattha Vipassanā citta samuṭṭhitaṃ yogino sarīraṭṭhameva pabhassaraṃ hutvā tiṭṭhati, itaraṃ sarīraṃ muñcitvā ñāṇanubhāvānu Rūpaṃ samantato pattharati – sự rực rỡ của ‘sắc cảnh màu sắc giới’ (vaṇṇa dhātu rūpārammaṇa) của mỗi ‘bọn sắc’ (rūpa kalāpa) bị trợ tạo bởi ‘tâm tu tiến minh sát’ (vipassanā bhavanā citta) chỉ hiện hữu trong thân. Mặt khác, ‘màu sắc giới’ (vaṇṇa dhātu) của mỗi ‘bọn sắc quí tiết’ (utuja kalāpa) như đã nêu trên được lan tỏa không chỉ trong thân mà còn cả bên ngoài theo khắp phương hướng. Cho nên, ánh sáng lan tỏa ra bên ngoài là ánh sáng ‘cảnh sắc màu sắc giới’ (vaṇṇa dhātu rūpārammaṇa) hiện diện trong ‘bọn sắc quí tiết’ (utuja kalāpa). Sự rực rỡ này xảy ra theo mãnh lực của tuệ – ñāṇanubhāvānu rūpaṃ. Nếu mãnh lực của tuệ cao/mạnh, ánh sáng sẽ rất rực rỡ. Nếu tuệ yếu, ánh sáng sẽ không quá rực rỡ. Lực hay khả năng sáng phụ thuộc vào sức mạnh của tuệ.

Taṃ tasseva paññā yati – ánh sáng này chỉ có thể được thấy bằng tuệ của thiền sinh. Người khác không thể thấy ánh sáng này. Ví dụ, mắt thường của chúng ta có thể thấy tia X-quang phải chăng? Không nên nói như thế. Bởi vì mắt thường của chúng ta không thể thấy tia X-quang, vậy chúng ta có thể nói tia X- quang không hiện hữu phải chăng? Không nên nói như thế. Ảnh của tia X- quang có thể được chụp lại. Tena Phutthokāse Rūpagatampi passati – là ánh sáng được lan tỏa ra bên ngoài bất cứ nơi nào mà nó có thể chạm hay đi qua. Nếu nơi đó được quan sát thì nhiều loại vật có thể được thấy. Vị ấy thấy những vật này bằng chi? Passanato ca cakkhu viññaṇena passati, udāhu manoviññaṇenāti vīmaṃsitabbaṅti vadanti vị ấy có thể thấy rõ nhiều vật khác nhau hiện hữu nơi ánh sáng đi qua. Trong khi đang thấy, vị Thầy đáng kính dạy trong trường hợp này thẩm tra[16]dù vị ấy thấy bằng ‘nhãn thức’ (cakkhu viññāṇa) hay bằng ‘ý thức’ (mano viññāṇa). Ánh sáng bị trợ tạo bởi tuệ quán (vipassanā ñāṇa) có thể được dùng để quan sát thấy biết rõ những cảnh bên ngoài. Cũng vậy, nếu ‘tâm tu tiến minh sát’ (vipassanā bhavanā citta) có ánh sáng, nó có thể được dùng để quan sát theo những pháp ngoại phần; nhưng không chính xác như ‘thiên nhãn thông’ (dibba cakkhu abhiññā). Mặc dù không mạnh như ‘thiên nhãn thông’, nhưng nó vẫn có thể thấy những pháp ngoại phần. Trong khi đang thấy, cảnh ngoại phần được thấy bằng ‘nhãn thức’ hay ‘ý thức’?

Điều này được phụ Chú giải ‘Thanh tịnh đạo’ giải thích với kết luận rằng: Dibba Cakkhulābhino viya taṃ mano viññāṇa viṭṭeyyamevāti vuttaṃ viya dissatīti – tương tự như người đắc ‘thiên nhãn thông’ (dibba cakkhu abhiññā), thiền sinh thấy những pháp ngoại phần khác nhau bằng ‘ý thức’ (mano viññāṇa). Kết luận là không thấy bằng ‘nhãn thức’ (cakkhu viññāṇa). Nó được thấy bằng tâm lộ đổng lực ý môn (manodvārika javana vīthi citta) sanh nương vào ý vật (hadaya vatthu), không phải thấy bằng tâm nhãn thức (cakkhu viññāṇa citta) sanh nương vào nhãn thanh triệt[17] / nhãn giới.

Nếu vị ấy đang tu tập phát triển ‘tâm tu tiến chỉ tịnh’ (samatha bhavanā citta) và ‘tâm tu tiến minh sát’ (vipassanā bhavanā citta) thì khi ấy có thể thấy (những vật này) nếu vị ấy quán, đặc biệt là thiền sinh đang tu tập pháp ‘từ nghiệp xứ’ (mettā kammaṭṭhāna) (thiền lòng từ). Nếu vị ấy rải lòng ‘từ’ (mettā) như là ‘Sabbe devā …’ mong cho tất cả chư thiên thoát khỏi hiểm nguy, v.v…’ thì bằng cách trải ra bằng sức mạnh của ánh sáng, vị ấy sẽ nhận thấy rõ có một số chư thiên phù hợp. Tương tự đối với ‘Sabbe vinipātikā …’, khi vị ấy lấy người khổ làm cảnh, vị ấy sẽ nhận thấy rõ một số chúng sanh khổ phù hợp. Thiền sinh có khả năng thấy họ do mãnh lực của ánh sáng bị trợ sanh bởi ‘tâm tu tiến chỉ tịnh’ (samatha bhavanā citta). Những điều này được thấy bằng tâm ý thức (mano viññāṇa citta), chúng không được thấy bằng ‘tâm nhãn thức’ (cakkhu viññāṇa citta). Tương tự, đối với thiền sinh đang ‘tu tiến minh sát nghiệp xứ’ (vipassanā bhavanā kammaṭṭhāna), nếu không có ánh sáng này, vị ấy không có khả năng thiền theo ‘danh sắc’ (nāma rūpa) ngoại phần trong 31 cõi, như là một tổng thể. Cho nên, có ánh sáng trong cả ‘tâm tu tiến chỉ tịnh’ (samatha bhavanā citta) và ‘tâm tu tiến minh sát’ (vipassanā bhavanā citta). Đức Phật dạy chính xác rằng ‘tâm tu tiến chỉ tịnh’ (samatha bhavanā citta) và ‘tâm tu tiến minh sát’ (vipassanā bhavanā citta) có ánh sáng, theo Nimitta sutta.

Mỗi khi ánh sáng xuất hiện, nói rằng vị ấy ở giai đoạn ‘sanh diệt tuệ hay tiến thoái tuệ’ (udayabbaya ñāṇa) thì có đúng hay chăng? Không nên nói như thế. Không phải ánh sáng nào cũng từ ‘tiến thoái tuệ’ (udayabbaya ñāṇa). Điều đó không đúng vì ánh sáng không chỉ hiện hữu từ ‘tiến thoái tuệ’ (udayabbaya ñāṇa). ‘Tâm tu tiến chỉ tịnh’ (samatha bhavanā citta) và ‘tâm tu tiến minh sát’ (vipassanā bhavanā citta) cũng có ánh sáng. Nhưng ánh sáng sanh ở giai đoạn ‘tiến thoái tuệ’ (udayabbaya ñāṇa) không như ánh sáng đã sanh trước đó. Nếu không giống nhau, vậy nó khác ra sao? Thiền sinh đang tu tập có thể thấy biết được điều ấy.  

 

 

Các bài viết trong sách

Dhamma Paññā

BQT trang Theravāda cố gắng sưu tầm thông tin tài liệu Dhamma trợ duyên quý độc giả tìm hiểu về Dhamma - Giáo Pháp Bậc Giác Ngộ thuyết giảng suốt 45 năm sau khi Ngài chứng đắc trở thành Đức Phật Chánh Đẳng Chánh Giác vào đêm Rằm tháng 4, tìm hiểu thêm phương pháp thực hành thiền Anapana, thiền Vipassana qua các tài liệu, bài giảng, pháp thoại từ các Thiền Sư, các Bậc Trưởng Lão, Bậc Thiện Trí.

Trả lời

Từ điển
Youtube
Live Stream
Tải app