Ánh Sáng Của Tuệ – Chương 14 – Từ Nhập Tức Xuất Tức Niệm (ānāpānasati) Đến ‘quán/ Minh Sát’ (vipassanā)

– CHƯƠNG 14 –
TỪ NHẬP TỨC XUẤT TỨC NIỆM (ĀNĀPĀNASATI)
ĐẾN ‘QUÁN/ MINH SÁT’ (VIPASSANĀ)

 

(Theo những trích dẫn từ thời thuyết pháp dựa vào Sunita Thera Apadana. Thì sự hướng dẫn cơ bản về Ānāpānasati tương tự với chương trước, những trích dẫn phía dưới bắt đầu với sự đạt đến thiền (jhāna) thứ tư trong Ānāpānasati)

`Passambhayaṃ kāyasaṅkhāraṃ assasissāmī’ti sikkhati. `Passambhayaṃ kāyasaṅkhāraṃ passasissāmī’ti sikkhati. – ‘Tôi sẽ rèn luyện/tập cho hơi thở thô thành yên tịnh.’ Làm sao bậc tu tiến rèn luyện như vậy? Nếu bậc tu tiến từng bước tu tập ‘niệm biết theo hơi thở vào hơi thở ra’ (ānāpānasati) thì khi ‘tợ tướng niệm hơi thở vào hơi thở ra’ (Ānāpānasati paṭibhāga nimitta) sinh khởi và nếu tâm được tập trung yên tịnh theo ấn tướng (nimitta) này thì hơi thở vào và hơi thở ra sẽ trở nên vi tế. Sau đó hơi thở vào và hơi thở ra sẽ hoàn toàn diệt nếu bậc tu tiến đạt đến thiền (jhāna) thứ tư.

Nếu thiền sinh có thiền (jhāna) thứ tư muốn chuyển sang ‘quán’ (vipassanā) hoặc mong muốn đạt đến ‘Quả Ứng cúng’ (Arahatta Phala) vị ấy cần phải làm gì? Thiền sinh cần phải tu tập thiền đã được đề cập trong Chú giải Mūlapannasa (Majjhima Nikāya). So jhānā vutthahitvā assāsa passāse vā pariggaṇhāti jhanangani vā. Trước tiên thiền sinh phải nhập vào ‘thiền niệm biết theo hơi thở vào hơi thở ra’ (Ānāpānasati jhāna) từ thiền (jhāna) thứ nhất đến thiền (jhāna) thứ tư. Chỉ sau khi xuất khỏi thiền (jhāna), thiền sinh được hướng dẫn để quan sát theo hoặc hơi thở vào và hơi thở ra gọi là Assāsa Passāsa hay quan sát theo chi thiền (jhānaṅga), như vị ấy chọn. Thiền sinh nào dự định quan sát theo ‘sắc’ (rūpa) bắt đầu với hơi thở vào và hơi thở ra, Assāsa Passāsa được gọi là ‘người làm hơi thở vào và hơi thở ra’ (assāsa passāsa kammika puggala). Thiền sinh nào bắt đầu bằng việc quan sát theo chi thiền (jhānaṅga) được gọi là ‘người làm thiền’ (jhāna kammika puggala). Nếu thiền sinh là ‘người làm hơi thở vào và hơi thở ra’ (assāsa passāsa kammika puggala), đó là, vị ấy là người bắt đầu bằng việc quan sát theo ‘sắc’ (rūpa) gọi là ‘hơi thở vào và hơi thở ra’ (assāsa passāsa), thì làm sao vị ấy chuyển sang ‘quán’ (vipassanā)?

Tattha assāsa passāsa kammiko `lime assāsa passāsā kiṃ nissitā, vatthuṃ nissitā, vatthu nāma karajakāyo, karajakāyo nāma cattari mahābhūtāni upādārūpañcā’ti evaṃ rūpaṃ pariggaṇhāti. Thiền sinh phải quan sát để biết ‘hơi thở vào và hơi thở ra sanh do nương vào chi?’ Trong trường hợp này vì thiền sinh phải chuyển sang pháp siêu lý (paramattha), vị ấy phải quan sát theo 4 ‘giới’ (dhātu) của hơi thở vào và hơi thở ra sau khi đã xuất khỏi thiền (jhāna) thứ tư. Tại sao vị ấy phải quan sát theo 4 ‘giới’ (dhātu) ? Trong khi đang tu tập phát triển định, nói đúng là có 40 phương pháp thiền hay nghiệp xứ (kammaṭṭhāna). Nhưng trong giai đoạn ‘quán’ (vipassanā) chỉ có 2 loại nghiệp xứ (kammaṭṭhāna): ‘Sắc nghiệp xứ’ (rūpa kammaṭṭhāna) và ‘danh nghiệp xứ’ (nāma kammaṭṭhāna). Trong hai nghiệp xứ này, Đức Phật đã dạy quan sát theo ‘sắc nghiệp xứ’ (rūpa kammaṭṭhāna) ra sao? Tattha bhagava rūpa kammaṭṭhānaṃ kathento saṅkhepa manasikāra vasena vā vitthāra manasikāra vasena vā catu dhātu vavatthanaṃ kathesi. Điều này được đề cập trong Chú giải Mulapannasa (Majjhima Nikāya) quyển thứ nhất ở trang 280. Về việc ‘sắc nghiệp xứ’ (rūpa kammaṭṭhāna), Đức Phật đã dạy ‘giới nghiệp xứ’ (dhātu kammaṭṭhāna), là thiền theo 4 đại giới, theo phương pháp tóm tắt hay chi tiết. Cho nên nếu thiền sinh muốn quan sát theo ‘sắc’ (rūpa), vị ấy phải tu tập ‘giới nghiệp xứ’ (dhātu kammaṭṭhāna), theo phương pháp tóm tắt hay chi tiết, tùy theo sự lựa chọn của vị ấy.

Thiền sinh phải quan sát theo 4 ‘giới’ (dhātu) của hơi thở vào và hơi thở ra. Quan sát theo nó bắt đầu với ‘phong giới’ (vāyo dhātu). Trong trường hợp này hơi thở ‘chế định’ (paññatti) không còn được lấy làm cảnh; mà ‘phong giới’ (vāyo dhātu) là trạng thái đẩy làm cảnh để chuyển sang pháp siêu lý (paramattha). Trạng thái đẩy của ‘phong giới’ đang đi vào và trạng thái đẩy của ‘phong giới’ đang đi ra. Kế đến với trạng thái đẩy là cơ bản, cứng, mềm, nhám, mịn, nặng, nhẹ sẽ xuất hiện với ‘tuệ’. Sau đó quan sát thêm trạng thái nóng và lạnh. Nói chung bậc tu tiến sẽ thấy nóng khi vị ấy thở ra và lạnh khi vị ấy thở vào. Quan sát theo chúng rõ ràng bằng tuệ. Kế đến quan sát thêm sự ủng hộ. Sau sự chảy ra đó, kế đến sự kết dính.

Nếu thiền sinh không có khả năng quan sát theo 4 ‘giới’ (dhātu) trong hơi thở vào và hơi thở ra thì tu tập quan sát theo chúng ở toàn thân. Từ kinh nghiệm của các thiền sinh, dựa vào đó một thiền sinh có thể dễ dàng tu tập nếu vị ấy bắt đầu với việc quan sát theo trạng thái đẩy của ‘phong giới’ (vāyo dhātu) ở giai đoạn này. Cho nên thiền sinh được hướng dẫn bắt đầu từ trạng thái đẩy. [Những hướng dẫn ở đây hướng tới về phía ‘giới nghiệp xứ’ (dhātu kammaṭṭhāna) thì tương tự chương về thiền theo bốn đại giới, trong Phần Một.]

Sakalampi attano rūpakāyaṃ āvajjetvāphương pháp ‘giới nghiệp xứ’ (dhātu kammaṭṭhāna), thiền theo bốn ‘giới’ (dhātu) là quan sát theo bốn ‘giới’ (dhātu) trong toàn thân. Nhưng đối với ‘niệm biết theo hơi thở vào hơi thở ra’ (ānāpānasati), đó là thiền theo hơi thở đang chạm chỉ ở một nơi. Cho nên cách thiền/nghiệp xứ (kammaṭṭhāna) thì khác nhau.

[sau khi thành công trong ‘giới nghiệp xứ’ (dhātu kammaṭṭhāna), thiền sinh được hướng dẫn phân tích ‘bọn sắc’ (rūpa kalāpa) khi nó xuất hiện. Kế đến, đã quan sát theo 12 trạng thái của bốn ‘giới’(dhātu) trong ‘bọn sắc’ (rūpa kalāpa), vị ấy được hướng dẫn để quan sát thêm tiếp sau].

Khi thiền sinh có khả năng quan sát theo tất cả 12 trạng thái trong mỗi ‘bọn sắc’ (rūpa kalāpa), vị ấy cần phải làm gì? Lần nữa, quan sát theo hơi thở vào và hơi thở ra. Ngay khi vị ấy quan sát theo 4 ‘giới’ (dhātu) trong hơi thở vào và hơi thở ra, hơi thở trở thành những ‘bọn sắc’ (rūpa kalāpa). Nếu phân tích những bọn (kalāpa) này, mỗi bọn (kalāpa) có 8 thứ sắc: địa, thủy, hỏa, phong, sắc màu, khí, vị, vật thực nội/dinh dưỡng. Khi tính cứng của địa ‘giới’ (dhātu) trong một bọn (kalāpa) dội vào địa ‘giới’ (dhātu) của bọn (kalāpa) khác, âm thanh gọi là tiếng hơi thở sẽ sanh. Cùng với âm thanh có 9 ‘sắc’ (rūpa) gọi là ‘thân hơi thở vào và hơi thở ra’ (assāsa passāsa kāya).

Kế đến, quan sát theo ‘thân hơi thở vào và hơi thở ra’ (assāsa passāsa kāya), vị ấy cần phải làm thêm điều gì? Ime assāsa passāsā kiṃ nissitā – vị ấy phải quan sát theo để biết ‘hơi thở vào và hơi thở ra (assāsa passāsa) sanh do nương vào chi?’ Sau khi đã quan sát theo, vị ấy thấy rõ `Vatthuṃ nissitā’, chúng sinh khởi do nương vào vật (vatthu). Vật (vatthu) là chi? Vatthu nāma karaja kāyo – Vật (vatthu) được gọi là Karaja kāya. Karaja kāya là chi? `Karaja kayo nāma cattāri mahābhūtāni upādā rūpañcāti.’ Evaṃ rūpaṃ parigganhātiKaraja kāya nghĩa là 4 đại ‘giới’ (dhātu) và 24 sắc y sinh (upādā rūpa) sanh nương vào 4 đại ‘giới’ (dhātu). Quan sát theo 4 đại ‘giới’ (dhātu) và 24 sắc y sinh; kế đến thiền theo ‘sắc’ (rūpa) sẽ được hoàn thành. Karaja kāya nghĩa là cả 4 ‘giới’ (dhātu) và 24 sắc y sinh tồn tại ở 6 ‘xứ’, 42 phần (koṭṭhāsa).

[‘sắc nghiệp xứ’ (rūpa kammaṭṭhāna) ở đây tương tự chương về quán sắc, Chương 6, về việc quan sát theo sắc nghiệp (kammaja rūpa), sắc tâm (cittaja rūpa), sắc quí tiết (utuja rūpa) và sắc vật thực (āhāraja rūpa).]

Thiền sinh nào đã quan sát theo sắc, phải quan sát thêm nữa, Tato tadārammane phassa pañcamaka nāmati, evaṃ nāmarūpaṃ pariggahetvā. Vị ấy phải quan sát theo ‘danh pháp’ (nāmadhamma), ‘nhóm năm pháp xúc’ (phassa pañcamaka dhamma) sanh lấy 28 thứ ‘sắc’ (rūpa) làm cảnh. Phassa pañcamaka nghĩa là nhóm pháp (dhamma) trong đó ‘xúc’ (phassa) là pháp (dhamma) thứ năm: xúc (phassa), thọ (vedanā), tưởng (saññā), tư (cetanā), thức (viññāṇa). Quan sát theo những ‘danh pháp’ (nāmadhamma) này. Trong chúng, thọ (vedanā) là ‘thọ uẩn’ (vedanākkhandha), tưởng (saññā) là ‘tưởng uẩn’ (saññakkhandha); xúc (phassa) và tư (cetanā) là ‘hành uẩn’ (saṅkhārakkhandha); thức (viññāṇa) là ‘thức uẩn’ (viññāṇakkhandha). Trong 4 danh uẩn (nāma khandha) này, nếu xúc (phassa) và tư (cetanā) được đề cập, tất cả danh sở hữu là hành uẩn (saṅkhārakkhandha) được bao gồm. Phụ chú giải đã giải thích như vậy. Theo sự giải thích này, đó là thiền để đoạn trừ khối rắn chắc (ghāna) về ‘danh’ (nāma), sinh khởi lấy bất cứ ‘sắc’ (rūpa) nào làm cảnh, bằng tuệ trong mỗi sát-na tâm. Trong 28 thứ ‘sắc’ (rūpa), điều này được nói là ‘cảnh sắc’ (rūpārammaṇa), ‘cảnh thinh’ (saddārammaṇa), ‘cảnh khí’ (gandhārammaṇa), ‘cảnh vị’ (rasārammaṇa), ‘cảnh xúc’ (phoṭṭhabbārammaṇa). Cho nên, nói theo cảnh (ārammaṇa) có 6. Nó được hướng dẫn để quan sát theo ‘danh pháp’ (nāmadhamma) sinh khởi lấy bất cứ 1 trong 6 cảnh (ārammaṇa) làm cảnh, theo lộ tâm (citta vīthi).

Trong trường hợp này, vì thiền sinh đã đạt ‘thiền niệm biết theo hơi thở vào hơi thở ra’ (ānāpānasati jhāna), vị ấy phải quan sát theo ‘danh pháp’ (nāmadhamma) thiền (jhāna) thứ nhất sau khi xuất khỏi thiền thứ nhất, đặt chúng là cảnh pháp (dhammārammaṇa). Vị ấy cũng phải quan sát thêm ‘danh pháp thiền’ thứ hai, ‘danh pháp thiền’ thứ ba, ‘danh pháp thiền’ thứ tư sau khi lần lượt xuất khỏi những thiền này.

(Sau khi quan sát theo ‘danh pháp’ (nāmadhamma), thiền sinh quan sát thêm sự liên quan của nhân và quả như trong chương quan sát theo pháp ‘liên quan tương sinh’. Sau đó tu tập ‘quán’ (vipassanā) như đã đề cập trong Phần 1.)

 

 

Các bài viết trong sách

Dhamma Paññā

BQT trang Theravāda cố gắng sưu tầm thông tin tài liệu Dhamma trợ duyên quý độc giả tìm hiểu về Dhamma - Giáo Pháp Bậc Giác Ngộ thuyết giảng suốt 45 năm sau khi Ngài chứng đắc trở thành Đức Phật Chánh Đẳng Chánh Giác vào đêm Rằm tháng 4, tìm hiểu thêm phương pháp thực hành thiền Anapana, thiền Vipassana qua các tài liệu, bài giảng, pháp thoại từ các Thiền Sư, các Bậc Trưởng Lão, Bậc Thiện Trí.

Trả lời

Từ điển
Youtube
Live Stream
Tải app