– CHƯƠNG 11 –
TỪ TIẾN THOÁI TUỆ (UDAYABBAYA ÑĀṆA)
ĐẾN ĐẠO TUỆ (MAGGA ÑĀṆA)

 

10 Tùy Phiền Não (Upakkilesa)[87] ‘Quán’ (Vipassanā)

1) Vipassanobhāso, hào quang, ánh sáng của tuệ quán vipassanā. Vipassanobhāso ti vipassanācitta samuṭṭhitaṃ, sasantatipatitaṃ utusamuṭṭhānañca bhāsuraṃ rūpaṃ. Điều này được đề cập trong phụ Chú giải Visuddhimagga quyển 2 trang 428. Chúng là ‘sắc do tâm trợ sanh/ sắc tâm’ (cittaja rūpa) bị trợ tạo bởi tâm ‘quán’ (vipassanā). Trong ‘sắc tâm’ (cittaja rūpa) này có ‘hỏa giới’ (tejo dhātu) có thể trợ sanh nhiều thế hệ ‘sắc quí tiết’ (utuja rūpa) mới. ‘Sắc tâm’ (cittaja rūpa) và ‘sắc quí tiết’ (utuja rūpa) này đang sanh bên trong/ nội phần. Bên ngoài/ ngoại phần nó chỉ là những ‘bọn do quí tiết trợ sanh’ (utuja kalāpa), như đã giải thích trước. Nếu phân tích những bọn ‘sắc do tâm trợ sanh’ (cittaja rūpa kalāpa) này sanh bên trong, có 8 thứ sắc. Cũng có 8 thứ sắc nếu những ‘bọn sắc do quí tiết trợ sanh’ (utuja rūpa kalāpa) bên trong được phân tích. Sắc ‘cảnh sắc’ (rūpārammaṇa) hiện diện trong 8 thứ ‘sắc’ (rūpa) thì sáng chói. Ánh sáng sanh bên ngoài vì sự trải ra của những ‘bọn sắc’ (rūpa kalāpa) do ‘hỏa giới’ (tejo dhātu) gọi là ‘quí tiết’ (utu) trợ tạo. Trong những bọn (kalāpa) này, nếu phân tích là 8 thứ sắc. Thiền sinh phải thiền theo tính vô thường (anicca), khổ (dukkha), vô ngã (anatta) của 8 thứ ‘sắc’ (rūpa) này. Như vậy, nếu thiền sinh muốn thiền quán (vipassanā) theo ‘ánh sáng’ gọi là Obhāsa, vị ấy cần phải làm gì? Quan sát theo 4 ‘giới’ (dhātu) trong ánh sáng này. Kế đến nó sẽ trở thành những ‘hạt/ bọn’ (kalāpa) nhỏ. Chỉ sau khi ấy mới phân tích những bọn (kalāpa) này. Nội phần/ bên trong đó là ‘bọn sắc tâm’ (cittaja rūpa kalāpa) với 8 thứ sắc và ‘bọn sắc quí tiết’ (utuja rūpa kalāpa) với 8 thứ sắc. Ngoại phần/ bên ngoài đó là ‘bọn sắc quí tiết’ (utuja rūpa kalāpa) do ‘hỏa giới’ (tejo dhātu) trợ sanh với 8 thứ sắc. Bằng tuệ, thiền theo đặc tính sanh và diệt của 8 thứ sắc, vô thường (anicca); liên tiếp bị áp bức bởi sự sanh và diệt, khổ (dukkha); đặc tính không có cốt lõi bền vững, không linh hồn của chúng, vô ngã (anatta).

Theo ‘Vô Tỷ Pháp’ (Abhidhamma) của Đức Phật Buddha dù là ánh sáng rất nhỏ, tất cả ánh sáng chỉ là một nhóm những hạt/ bọn (kalāpa). Ánh sáng rực rỡ của sắc ‘cảnh sắc’ (rūpārammaṇa) hiện diện trong mỗi bọn (kalāpa) này. Khi những bọn (kalāpa) sanh sát với nhau, sắc ‘cảnh sắc’ (rūpārammaṇa) của một bọn (kalāpa) và sắc ‘cảnh sắc’ (rūpārammaṇa) của những bọn (kalāpa) khác kết hợp với nhau. Cho nên ánh sáng có vẻ như liên tục, không gián đoạn với tuệ của thiền sinh lúc ban đầu. Nhưng khi quan sát theo 4 ‘giới’ (dhātu) của nó, toàn bộ nó trở thành những ‘bọn’ (kalāpa). Nếu phân tích, bọn (kalāpa) có 8 thứ ‘sắc’ (rūpa). Đây là giai đoạn thiền quán (vipassanā), thấy rõ theo tính sanh và diệt của 8 thứ ‘sắc’ (rūpa) này bằng 3 trạng thái của vô thường (anicca), khổ (dukkha), vô ngã (anatta). Đây là phương pháp vượt qua ánh sáng (obhāsa).

2) Ñāṇa, tuệ sắc bén. Ñāṇanti vipassanāñāṇaṃ, tassa kira rūpārūpa dhamme tulayantassa tīrentassa vissattha inda vajiramiva avihatavegaṃ tikhinaṃ suraṃ ativisadaṃ ñāṇaṃ uppajjati – tuệ quán (vipassanā) vào lúc này trở nên rất sắc bén. Nó sắc bén ra sao? Khi thiền theo những trạng thái vô thường (anicca), khổ (dukkha), vô ngã (anatta) của ‘danh sắc’ (nāma rūpa), tuệ ấy như một tiếng sét. Tuệ xuyên suốt rất nhanh không có trở ngại. Tuệ về vô thường (anicca), khổ (dukkha), vô ngã (anatta) trở nên rất sắc bén, mạnh mẽ và trong sáng. Khi ấy sức mạnh của tuệ sanh rõ ràng.

3) Pīti, hỷ ‘quán’ (vipassanā). Tassa kira tasmiṃ samaye khuddakā pīti, khaṇika pītiṃ okkantikā pīti, ubbegā pīti, pharanā pãti ti ayaṃ pañca vidhā pīti sakāla sarīraṃ pūrayamānā uppajjati. Vào lúc này 5 loại hỷ (pīti) có thể sanh theo tuệ của thiền sinh:

–   Khuddaka pīti (thiểu hỷ) là cách vui mừng run lên làm cho dựng lông trên thân, sởn gai ốc.

–   Khaṇika pīti (quang thiểm hỷ) là cách vui mừng tức thời như tia chớp ở những lúc khác nhau.

–   Okkantikā pīti (lâng hỷ) là cách vui mừng cuồn cuộn như sóng lớn vỗ bờ nhiều lần.

–   Ubbeṅgā pīti (khinh thân hỷ) là cách vui mừng có sức mạnh có thể nâng thân lên.

–   Pharaṇā pīti (sâm thấu hỷ) là vì sắc tâm (cittaja rūpa) tinh lương/ cao quí (panīta) được trải khắp thân. Như cục bông gòn nhúng trong dầu, thân được lấp đầy bằng những sắc tâm (cittaja rūpa) cao quí (panīta).

Vì ‘sắc’ (rūpa) do tâm ‘quán’ (vipassanā) trợ sanh đi cùng với ‘hỷ’ (pīti) được trải khắp toàn thân, thiền sinh nghĩ rằng ‘hỷ’ (pīti) đang chầm chậm trải khắp thân.

4) Passaddhi, tịnh/ yên của những ‘danh pháp’ câu sanh với tuệ quán (vipassanā). Tassa kira tasmiṃ samaye rattitthāne và divātthāne và nisinnassa kāyacittānaṃ neva daratho, na gāravaṃ, na kakkhalatā, na akammaññatā na gelaññaṃ, na vankatā hoti, atha kho panassa kāyacittani passaddhāni lahūni mudūni kammaññāni suvisadāni ujukāniyeva honti. Có sáu đôi (yugala) danh pháp: Tịnh thân (kāya passaddhi), tịnh tâm (citta passaddhi), khinh thân (kāya lahutā), khinh tâm (citta lahutā), nhu thân (kāya mudutā), nhu tâm (citta mudutā), thích thân (kāya kammaññatā), thích tâm (citta kammaññatā), thuần thân (kāya pāguññatā), thuần tâm (cittapāguññatā), chánh thân (kāyujjukatā) và chánh tâm (cittujjukatā). Lúc này, sáu đôi (yugala) sở hữu tâm này thì mạnh mẽ. Điều này được nói rằng ‘tịnh’ (passaddhi) vượt trội. Điều gì có thể xảy ra khi những ‘danh pháp’ (nāma dhamma) trở nên rất mạnh mẽ trong thiền sinh? Suññāgaraṃ pavitthassa, santa cittassa bhikkhuno, :: amānusã rati hoti, sammā dhammaṃ vipassato, :: yato yato sammāsati khandhanaṃ udayabbayaṃ, :: labhatī pīti pāmojjaṃ, amataṃ taṃ vijānataṃ. Điều này được Đức Phật dạy. Đối với Tăng sĩ đã tịnh tâm, trú trong rừng, nơi yên tịnh và tu tập ‘minh sát nghiệp xứ’ (vipassanā kammaṭṭhāna) theo ‘pháp danh sắc’ (nāma rūpa dhamma), nhân và quả, pháp hành (saṅkhāra dhamma), thiền đúng theo tính vô thường (anicca), khổ (dukkha), vô ngã (anatta) của chúng, kế đến vui thích hay hạnh phúc về ‘tu tiến minh sát’ (vipassanā bhāvanā) gọi là amānusī xuất hiện trong vị ấy. Amānusī là loại vui thích đi cùng với tuệ quán (vipassanā) cao vượt qua sự vui thích phối hợp với 5 cảnh người thường cảm giác.

5) Vipassanā Sukha, quán lạc. Tassa kira tasmiṃ samaye sakāla sarīraṃ abhisandayamanaṃ ati panīta sukhaṃ uppajjati. Khi ấy thọ lạc (sukha vedanā) là sự sung sướng trải khắp toàn thân. ‘Sắc tâm’ (cittaja rūpa) do tâm minh sát trợ sanh được gọi là ‘sắc tâm tinh lương/ cao quí’ (panīta cittaja rūpa) trải khắp thân trong tất cả những nơi thì khi ‘địa’ (paṭhavī), ‘hỏa’ (tejo), ‘phong’ (vāyo) của bọn này xúc chạm, ‘thọ lạc’ (sukha vedanā) sanh. ‘Địa’ (paṭhavī), ‘hỏa’ (tejo), ‘phong giới’ (vāyodhātu) này xúc chạm khắp thân là chi? Chúng là ‘thân giới thanh triệt’ (kāya pasāda) khắp thân. Thiền sinh đã quan sát theo ‘sắc’ (rūpa) sẽ hiểu nó. Trong ‘Bọn thân mười pháp’ (kāya dasaka kalāpa), ‘thân giới thanh triệt’ hiện diện trải khắp thân. Khi ‘địa’ (paṭhavī), ‘hỏa’ (tejo), ‘phong giới’ (vāyo dhātu) của ‘sắc tâm tinh lương/ cao quí’ (panīta cittaja rūpa) dội vào mỗi ‘bọn’ (kalāpa), trong đó ‘thân giới thanh triệt’ hiện diện, ‘thọ lạc’ (sukha vedanā) sanh. Lạc này là sự rất sung sướng đi cùng với tâm ‘quán’ (vipassanā).

6) Adhimokkho là thắng giải/ tin chắc. Adhimokkho ti saddhā. Vipassanā sampayuttoyeva hissa citta cetasikānaṃ atisaya pasāda bhūtā balavatī saddhā uppajjati. Tín này đi cùng với tuệ quán (vipassanā). Vị ấy chắc chắn rằng có ‘sắc’ (rūpa); Vị ấy chắc chắn rằng có ‘danh’ (nāma); Vị ấy chắc chắn rằng có nhân; Vị ấy chắc chắn rằng có quả; Vị ấy chắc chắn rằng cả nhân và quả có tính vô thường (anicca), khổ (dukkha) và vô ngã (anatta). Vị ấy chắc chắn rằng có pháp hành (saṅkhāra dhamma) quá khứ, hiện tại, vị lai, nội phần, ngoại phần. Niềm tin trở nên rất chắc chắn do ‘tuệ’ (ñāṇa) vượt trội. Có tín (saddhā) phối hợp với tuệ quán (vipassanā) có thể là rất mạnh.

7) Paggaha là cần/cố gắng tu tập thiền, chánh cần (sammā vāyāma), một chi đạo. Vipassanā sampayuttameva hissa asithilaṃ anaccāraddhaṃ supaggahitaṃ vīriyaṃ uppajjati. Vào lúc có cần mạnh phối hợp với tuệ quán (vipassanā). Nó đang ủng hộ cho những ‘danh pháp’ không rơi xuống. Đó là không quá chùng cũng không quá căng, ‘thân cần’ (kayika viriya) và sở hữu tâm cần (cetasika viriya) ủng hộ ‘tâm tu tiến minh sát’ (vipassanā bhāvanā citta) không rút lui hoặc lùi bước trước cảnh. Đôi khi sự lười biếng có sanh trong một khóa tu hay chăng? Thiền sinh đôi lúc ngưng thiền của vị ấy và nói ‘thiền không tốt.’ Sự mong muốn không thiền đôi khi sinh khởi phải chăng? Khi ấy, mục đích để loại mong muốn này không sanh, ‘cần’ (viriya) trở nên mạnh mẽ ủng hộ cho những ‘danh pháp’ không rơi xuống khỏi cảnh đề mục thiền.

8) Upaṭṭhāna [88] là cường niệm. Vipassanā sampayuttāyeva hissa supatthita supatthitā nikhātā acalā pabbatarājasadisā Sati uppajjati. Đó là ‘niệm’ (sati) đi cùng với tuệ quán (vipassanā). Niệm này thì tương tự trụ cổng thành phố. Một trụ đá đứng cao khoảng 10 mét. Trụ cũng ẩn vào trong đất khoảng 10 mét. Một trụ như vậy không thể bị rung lắc khi gió thổi từ bất cứ hướng nào. Tương tự, ‘niệm’ (sati) duy trì ‘tâm tu tiến minh sát’ (vipassanā bhāvanā citta) được ổn định/bền theo cảnh ‘danh sắc’ (nāma rūpa), nhân và quả. Đây là giai đoạn thiền theo trạng thái vô thường (anicca), khổ (dukkha) và vô ngã (anatta) của ‘danh sắc’ (nāma rūpa), nhân và quả, pháp hành (saṅkhāra dhamma). Nó cũng tợ như một núi to lớn không rung lắc. Một núi to lớn không bao giờ rung lắc dù nếu có một cơn bão. Tương tự ‘niệm’ (sati) được duy trì vững chắc theo cảnh. So yaṃ yaṃ thānaṃ āvajjati samannāharati manasikāroti paccavekkhati, taṃ taṃ thanamassa okkanditvā pakkanditva dibbacakkhuno paraloko viya satiyā upatthāti. Có những bậc giới đức đã đạt ‘thiên nhãn thông’ (dibba cakkhu abhiññā). Nếu họ quan sát bên kia thế giới (paraloka), họ có thể thấy tất cả chúng sanh của bên kia thế giới. Tương tự ở giai đoạn này, nếu thiền sinh quan sát theo bất cứ cảnh nào dù nó là ‘danh’ (nāma) hay ‘sắc’ (rūpa), hoặc nhân và quả, hoặc pháp (dhamma) quá khứ hay vị lai, hoặc nội phần hay ngoại phần thì nó sẽ xuất hiện với tuệ của vị ấy tức thì. ‘Niệm’ (sati) rất mạnh mẽ.

9) Upekkhā, xả. Upekkhā ti vipassanupekkhā ceva avajjanupekkhā ca. Có hai loại xả upekkhā: ‘quán xả’ (vipassanā upekkhā) và ‘khai/ hướng xả’ (āvajjana upekkhā). Tasmiṃ hissa samaye sabbasankhāresu majjhatta bhūta vipassanupekkhāpi balavati uppajjati. Manodvāre avajjanuppekkhapi sā hissa taṃ taṃ thānaṃ avajjantassa vissattha indavajiramiva pattapute pakkhitta tattanārāco viya ca sūrā tikhinā hutvā vahati. ‘Khai/ hướng xả’ (āvajjana upekkhā) được đề cập là ‘khai ý môn’ (manodvārāvajjana) ngay trước ‘tâm lộ đổng lực tuệ quán’ (vipassanā ñāṇa javana vīthi citta). ‘Khai ý môn’ (manodvārāvajjana) này được gọi là ‘khai/ hướng xả’ (āvajjana upekkhā) vì chúng là những ‘danh pháp’ đi cùng với xả (upekkhā). ‘Quán xả’ (vipassanā upekkhā) được đề cập là sở hữu tâm trung bình (tatramajjhatatā) đi cùng với tuệ quán (vipassanā ñāṇa). Khi ấy có 34 ‘danh pháp’ tổng quát nếu tuệ (ñāṇa) và hỷ (pīti) hiện diện trong tuệ quán (vipassanā). Trong chúng có ‘danh pháp’ trung bình (tatramajjhatatā) là pháp có khả năng duy trì tâm thờ ơ theo cảnh với trung bình xả. ‘Danh pháp’ này trở nên rất mạnh mẽ. Nó mạnh ra sao? Nó như tiếng sét của Sakka buông ra. Tương tự nó như sức mạnh của thiền theo bất cứ pháp hành (saṅkhāra dhamma) nào thấy rõ trạng thái vô thường (anicca), khổ (dukkha) và vô ngã (anatta) của chúng bằng trung bình xả và không có bất cứ sự khát khao hay băn khoăn lo lắng nào. Vì trạng thái vô thường (anicca), khổ (dukkha) và vô ngã (anatta) của pháp hành (saṅkhāra dhamma) rất rõ ràng với tuệ, không có sự mong muốn hay dính mắc vào pháp hành (saṅkhāra dhamma). Tất cả những pháp này bị trừ tiệt vào khi ấy. Ví dụ nếu bậc tu tiến tìm thấy sự sai lỗi của những pháp vị ấy ưa mến, thì có thể nào vị ấy sẽ thờ ơ với chúng hay chăng? Tương tự khi thiền sinh thấy rõ sự sai lỗi của chư pháp hành (saṅkhāra dhamma) là vô thường; sự sai lỗi của chư pháp hành (saṅkhāra dhamma) là khổ; sự sai lỗi của chư pháp hành (saṅkhāra dhamma) là không tự ngã, không linh hồn thì ở đó xuất hiện khả năng duy trì tâm theo pháp hành (saṅkhāra dhamma) bằng sự thờ ơ, trung bình xả và không có sự dính mắc hay lo lắng nào.

10) Nikanti là dục cầu, ái, ưa mến, bám vào tuệ quán (vipassanā). Evaṃ obhāsādipatimanditāya hissa vipassanāya ālayaṃ kurumānā sukhumā santākārā nikanti uppajati. Yā nikanti kilesoti pariggahetumpi na sakkā hoti. Đôi khi có sự ưa mến đối với tuệ quán (vipassanā) là tuệ trang hoàng bằng 9 pháp (dhamma) (đã được đề cập trên từ ánh sáng tuệ quán vipassanobhāso đến quán xả vipassanā upekkhā). Nếu nó xảy ra, nó được gọi là ưa mến, ái thương – nikanti. Nó rất vi tế và thông thường thiền sinh không thể biết nó là nikanti. Nếu tuệ quán (vipassanā) trở nên mạnh mẽ bậc tu tiến có ưa mến hay chăng? Có sự ưa mến. Nó là trạng thái đang được ưa mến. Tuệ quán (vipassanā) đang thiền có thể đi cùng theo tất cả 9 pháp (dhamma). Bậc tu tiến phải thiền theo tính vô thường (anicca), khổ (dukkha) và vô ngã (anatta). Tuệ quán đã sanh trong ‘lộ tâm’ (citta vīthi) là khai ý môn (manodvārāvajjana) và 7 đổng lực (javana) đi cùng với tuệ (ñāṇa). Nếu vị ấy thiền như vậy thì ưa mến, bám vào ‘danh pháp’ (nāmadhamma) ấy, trong đó hỷ (pīti) và tịnh (passaddhi) vượt trội, sẽ bị đoạn trừ. Nhưng nếu Nikanti sinh khởi, thiền quán (vipassanā) theo tính vô thường (anicca), khổ (dukkha) và vô ngã (anatta) của tâm lộ khai ý môn (manodvārāvajjana vīthi citta) là đổng lực tham (lobha javana), trong đó Nikanti vượt trội. Đây là phương pháp vượt qua nó. Tu tập như vậy tuệ trở nên rất sắc bén.

Kế đến chỉ quan sát theo ‘sắc’ (rūpa); chỉ quan sát theo ‘danh’ (nāma) cho đến khi đến được ‘sát-na hiện tại’ (khaṇa paccuppanna). Thiền theo tính vô thường (anicca), khổ (dukkha) và vô ngã (anatta) của ‘sắc pháp’ (rūpadhamma) nội phần và ngoại phần. Thiền theo tính vô thường (anicca), khổ (dukkha) và vô ngã (anatta) của ‘danh pháp’ (nāmadhamma) nội phần và ngoại phần. Cũng quan sát theo pháp quá khứ và vị lai. Nếu bạn ưa thích cách 5 ‘uẩn’ (khandha) thì chia ‘danh sắc’ (nāma rūpa) thành 5 nhóm và tu tập ‘quán’ (vipassanā) theo chúng. Như bạn thiền nhiều lần như vậy, tuệ của bạn trở nên rất sắc bén. Khi ấy, nếu tuệ thật sắc bén theo tính vô thường (anicca), khổ (dukkha) và vô ngã (anatta) và bạn có thể thấy rằng ‘sát-na hiện tại’ (khaṇa paccuppanna) đang xảy ra rất nhanh thì bạn cần phải thiền theo tính vô thường (anicca), khổ (dukkha) và vô ngã (anatta) chầm chậm. Sự sanh và diệt của chư pháp hành (saṅkhāra dhamma) có thể là rất nhanh nhưng bạn không nên thiền theo tính vô thường (anicca), khổ (dukkha) và vô ngã (anatta) nhanh vì thiền sinh có thể trở nên mệt vào lúc ấy (nên là ‘Anicca, Anicca, Anicca, …, thay vì Anicca, Anicca, Anicca, …’). Hơn nữa sự diệt của chư pháp hành (saṅkhāra dhamma) có thể không được rõ ràng. Dù là chúng đang diệt rất nhanh, nhanh nhiều lần Koti, để mặc nó; nhưng thiền theo vô thường (anicca) một lúc một lần, khổ (dukkha) một lúc một lần, vô ngã (anatta) một lúc một lần. Bằng cách thiền theo tính vô thường (anicca), khổ (dukkha) và vô ngã (anatta) chầm chậm, nếu tuệ trở nên sắc bén, dần dần không chú ý theo sự sanh mà chỉ thiền theo sự diệt. Nếu tuệ trở nên sắc bén và nhanh, bạn chỉ thấy theo sự diệt mà không thấy theo sự sanh. Khi ấy điều gì xảy ra?

Tassevaṃ sallakkhetvā punappunaṃ `Aniccaṃ Dukkhaṃ Anattā’ ti rūpārūpa dhamme tulayato tīrayato taṃ ñāṇaṃ tikkhaṃ hutvā vahati – thiền sinh thấy rõ rằng ‘danh sắc’ (nāma rūpa), nhân và quả thì vô thường (anicca), khổ (dukkha), vô ngã (anatta). Như vậy vị ấy ‘kiểm tra’ (tulayato) và ‘quyết định’ (tirayato). Tuệ quyết định như vậy là rất sắc bén. Điều gì xảy ra khi tuệ trở nên rất sắc bén? Saṅkhāra lahuṃ upatthahanti – chư pháp hành (saṅkhāra dhamma) trở nên rõ ràng nhanh chóng. Nó không có nghĩa là chư pháp hành (saṅkhāra dhamma) không từng sanh và diệt nhanh trước đây, mà bây giờ chúng mới sanh và diệt nhanh. Nó không như vậy. Chư pháp hành (saṅkhāra dhamma) sanh và diệt nhanh theo định luật tự nhiên. Nhưng do tuệ quán của bậc tu tiến không sắc bén, vị ấy không thấy chúng sanh và diệt nhanh trước đây. Thấy rằng tuệ rất sắc bén, vị ấy có thể thấy chúng sanh và diệt nhanh như chúng đang xảy ra. Ñāṇe tikkhe vahante saṅkhāresu lahuṃ upatthahantesu uppādaṃ vā ṭhitiṃ vā pavattiṃ vā nimittaṃ vā na sampāpūnāti (Vism, XXI, 10) – nếu tuệ trở nên rất sắc bén thì chư pháp hành (saṅkhāra dhamma) (đó là ‘danh sắc’ nāma rūpa, nhân và quả, khổ đế dukkha sacca, tập đế samudaya sacca) trở nên rõ ràng rất nhanh. Khi ấy sự ‘sanh’ (uppāda) không còn rõ với tuệ của thiền sinh nữa; giai đoạn ‘trụ’ (ṭhiti) cũng không còn rõ nữa; pavattī – sự diễn tiến/ hiện bày không còn rõ nữa; đặc tính của ấn tướng (nimitta) không còn rõ nữa. Cả thảy có bốn không còn rõ nữa. Một vài sự giải thích ở đây là cần thiết.

Saṅkhāresu pana udayabbhayavasena lahuṃ lahuṃ upatthahantesu udaya dassanañca `uppādavato vināso’ti yāvadeva vayadassanatthaṃ tassa nibbidā vahattāti vaye evassa ābhogasamannāhāro manasikāro pavattati, tena uppādādiṃ muñcitva vayamevārabbha ñāṇaṃ uppajjati. Điều này được giải thích trong phụ Chú giải Visuddhimagga quyển 2 ở trang 430. Tại sao chư pháp hành (saṅkhāra dhamma) trở nên rõ ràng nhanh chóng với tuệ? Uppādavato vināso – pháp (dhamma) mà có sanh sẽ diệt. Vì nó đang diệt, Yāvadeva vayadassanatthaṃ – sự sanh được quan sát theo để thấy đặc tính ‘diệt’ (vaya). Đó là quan sát theo sự sanh và diệt để cuối cùng thấy theo sự diệt phải chăng? Nibbidā vahattā – chỉ khi sự diệt của chư pháp hành (saṅkhāra dhamma) được thiền sinh thấy, thì tuệ này có sức mạnh làm cho sanh sự ‘kinh tởm/ chán ngán’ (nibbidā). Nếu bậc tu tiến chỉ thấy sự diệt, tuệ này sẽ trở nên chán ngán và kinh tởm về ‘chư pháp hành’ (saṅkhāra dhamma). Nếu bậc tu tiến thật sự chán ngán và kinh tởm về ‘chư pháp hành’ (saṅkhāra dhamma) và không muốn chúng, thì sự dính mắc vào chúng sẽ bị đoạn trừ. Nếu bậc tu tiến muốn đi về nhà (từ tu viện/ trung tâm thiền), thì vị ấy vẫn có sự dính mắc hay không? Vị ấy vẫn có. Sự dính mắc không bị đoạn trừ. Vị ấy chưa chán ngán; chưa kinh tởm; chưa cảm giác ghê tởm. Vì tuệ chỉ đang quan sát theo sự diệt có sức mạnh để gây ra sự buồn chán và kinh tởm, điều gì sẽ xảy ra với thiền sinh? Vaye evassa ābhogasamannāhāro manasikāro pavattati, tena uppādādiṃ muñcitva vayame vārabbha ñāṇaṃ uppajjati – thiền sinh chỉ chú ý theo sự diệt của pháp hành (saṅkhāra dhamma) mà không chú ý để thấy sự sanh. Nếu chú ý như vậy, thì tuệ chỉ lấy giai đoạn ‘diệt’ (vaya) làm cảnh sẽ sanh; không lấy giai đoạn ‘sanh’; không lấy giai đoạn ‘trụ’; không lấy pavattī – sự diễn tiến/ hiện bày; và không lấy ấn tướng (nimitta) làm cảnh. Cho nên thiền sinh cần có khả năng chỉ chú ý theo sự diệt. Nếu vị ấy chú ý theo cả hai mặt thì vị ấy sẽ thấy sự sanh và diệt. Nó có nghĩa là nếu vị ấy chú ý quan sát theo sự sanh và diệt trong cả kiếp sống thì vị ấy sẽ thấy sự sanh và diệt trong cả kiếp sống. Nhưng bây giờ chỉ chú ý quan sát theo sự diệt, không theo sự sanh. Cho nên không thấy theo sự sanh, tuệ của vị ấy chuyển sang thấy theo sự diệt. Khi ấy sự sanh không được thấy, Uppādanti nibbatti vikāraṃ. Vị ấy cũng không thấy giai đoạn trụ (ṭhiti) và pavattī – sự diễn tiến/ hiện bày.

Chúng ta sẽ hiểu ‘pavattī – sự diễn tiến/ hiện bày’ khi chúng ta đọc phụ Chú giải liên quan đến Chú giải. Pavattanti upādinnakappa vattaṃ. Pavattī – ‘sự diễn tiến/ hiện bày’ đơn giản được dịch là tiến trình đang xảy ra liên tục. Nhưng ở đây trong phụ Chú giải nó được giải thích là `Upadinnakappa vattaṃ’, có nghĩa là do chư pháp nhân – vô minh (avijjā), ái (taṅhā), thủ (upādāna), hành (saṅkhāra), nghiệp (kamma) sanh, chư pháp quả như ‘danh sắc’ (nāma rūpa), sáu xứ (āyatana), xúc (phassa), thọ (vedanā) sanh. Nói cách khác, đó là phương pháp ‘liên quan tương sinh’ (paṭiccasamuppāda) thứ 5. Theo phương pháp thứ nhất, cách sanh của quả do nhân như là do vô minh (avijjā) sanh, hành (saṅkhāra) sanh; do hành (saṅkhāra) sanh, thức (viññāṇa) sanh v.v… là ‘luân kiếp thành do thủ’ (upādinnakappa vaṭṭa). Ở giai đoạn này tuệ của thiền sinh không thể theo ‘luân kiếp thành do thủ’ (upādinnakappa vaṭṭa) này do ngay khi ‘vô minh’ (avijjā) được quan sát nó diệt mất; ngay khi ‘hành’ (saṅkhāra) được quan sát nó diệt mất; ngay khi ‘thức’ (viññāṇa) được quan sát nó diệt mất; ngay khi ‘danh sắc’ (nāma rūpa) được quan sát nó diệt mất; tuệ không thể bắt lấy như do vô minh (avijjā) sanh, hành (saṅkhāra) sanh; do hành (saṅkhāra) sanh, thức (viññāṇa) sanh v.v… do sự diệt rất rõ ràng. Theo phương pháp ‘liên quan tương sinh’ (paṭicca samuppāda) thứ 5, ngay khi vị ấy quan sát theo chư pháp nhân vô minh (avijjā), ái (taṅhā), thủ (upādāna), hành (saṅkhāra), nghiệp (kamma) chúng đều diệt. Bậc tu tiến không có thời gian để quan sát rằng ‘do chư pháp nhân này, chư pháp quả sanh’. Nó trở nên rất nhanh như vậy.

Nimittanti Saṅkhāra nimittaṃ – Ấn tướng (nimitta) ở đây nghĩa là ‘hành tướng’ (saṅkhāra nimitta). Hành tướng (saṅkhāra nimitta) là chi? Yaṃ saṅkhārānaṃ samudayā dighana vasena, sakicca paricchedadatāya ca saviggahānaṃ viya upatthānaṃ, taṃ saṅkhāranimittaṃ. `Saviggaha‘ nghĩa là khối. Có khối rắn chắc ghana như là ‘khối tập hợp’ (samūha ghana), ‘khối phận sự/ việc làm’ (kicca ghana), ‘khối thừa kế, liên tục’ (santati ghana) v.v… Ở giai đoạn này, ‘khối thừa kế, liên tục’ (santati ghana) đã bị phá vỡ. Về phần ‘khối tập hợp’ (samūha ghana), khi ‘bọn sắc’ (rūpa kalāpa) được phân tích, nếu có 8 thứ sắc thì 8 thứ sắc; hoặc nếu có 9 thứ sắc thì 9 thứ sắc sẽ được thấy rõ ràng. ‘Khối phận sự/ việc làm’ (kicca ghana) cũng bị phá vỡ khi thiền sinh đã quan sát theo ‘danh sắc’ (nāma rūpa) bằng cách của trạng thái, phận sự, thành tựu và nhân cận. Kế đến, vào lúc này khối hay dạng gọi là hành tướng (saṅkhāra nimitta) không hiện diện. Loại khối hay dạng ở đây có nghĩa là chi? Trong ‘cõi Sắc’ (Rūpa loka) chỉ có những ‘hạt/ bọn’ (kalāpa) nhỏ. Ở giai đoạn này nó vượt xa hơn giai đoạn ‘chỉ định danh sắc’ (nāma rūpa pariccheda) của việc tìm ra không đàn ông, không đàn bà, không người, không chúng sanh. Những gì vị ấy tìm thấy là những ‘hạt’ (kalāpa) nhỏ. Do vị ấy đang thấy những hạt nhỏ đó là nhỏ như hạt paramānu nhỏ, khi ấy chúng là khối nhỏ gọi là saviggaha. Nó được nói rằng vào lúc này những khối này hoàn toàn không còn được thấy nữa. Vì những khối này là dấu hiệu để biết như thông tin chúng được gọi hành tướng (saṅkhāra nimitta). Những khối này không hiện diện vào lúc này. Tất cả biến mất. Biến mất nghĩa là không có ‘bọn’ (kalāpa) vào lúc này. Thiền sinh không thấy ‘bọn’ (kalāpa). Những gì vị ấy đang thấy chỉ là thực tính siêu lý. Vị ấy chỉ thấy trạng thái của ‘sắc’ (rūpa), trạng thái của ‘danh’ (nāma). Không có khối/dạng. Vị ấy hoàn toàn không thể thấy khối vào lúc này. Từ giai đoạn của ‘tuệ chỉ định danh sắc’ (nāma rūpa pariccheda ñāṇa) cho đến giai đoạn ‘tuệ tiến thoái/sanh diệt’ (udayabbaya ñāṇa) sung mãn/trưởng thành, khối ghana bị phá vỡ đối với ‘sắc’ (rūpa) là pháp vị ấy có thể thấy và đạt đến thực tính siêu lý. Nhưng vẫn có những pháp khác mà thiền sinh đã không quan sát vào lúc đó. Có những pháp mà thiền sinh có thể phân tích và cũng có những pháp mà thiền sinh không thể phân tích. Nhưng vào lúc này do tuệ của thiền sinh đã trở nên rất sắc bén, nhóm/ bọn (kalāpa) đã biến mất. Tất cả khối được biết là hành tướng (saṅkhāra nimitta) đã biến mất. Tuệ đã đạt đến thực tính siêu lý chỉ có trạng thái của ‘sắc’ (rūpa) và trạng thái của ‘danh’ (nāma).

Chỉ sau đó tuệ chỉ có thể bắt lấy giai đoạn diệt. Vị ấy không thấy giai đoạn sanh; vị ấy không thấy giai đoạn trụ; vị ấy không thấy ‘cách của quả sanh do pháp nhân’ gọi là ‘luân kiếp thành do thủ’ (upādinnakappa vaṭṭa); vị ấy không thấy hành tướng (saṅkhāra nimitta). Na sampāpuṇāti – vị ấy không thấy (4 pháp dhamma này). Tại sao vị ấy không thấy? Na sampāpunāti aggahanato. Điều này được giải thích trong phụ Chú giải Visuddhimagga ở trang 439, quyển 2. Đó là vì tuệ không còn bắt lấy (tức là không chú ý hay lấy làm cảnh) sự sanh (uppāda) nữa; không còn lấy giai đoạn trụ (ṭhiti) nữa; không lấy ‘cách của quả sanh do nhân’ gọi là ‘sự diễn tiến/ hiện bày’ (pavatta); tuệ không bắt lấy khối gọi là tướng (nimitta). Vì tuệ không chú ý theo chúng, vị ấy không thể thấy sự sanh, trụ, ‘sự diễn tiến/ hiện bày’ (pavatta) và hành tướng (saṅkhāra nimitta). Cho nên đó là điều cần thiết để có khả năng chú ý về một phía. Vì tuệ không thấy sanh, trụ, ‘sự diễn tiến/ hiện bày’ (pavatta), tướng (nimitta), thì tuệ ổn định ở đâu? Khaya vayabhedanirodheyeva sati santitthati (Vism, XXI, 10) – ‘Niệm’ (sati) chỉ được duy trì theo sự hoại, diệt, tan tác, diệt dứt. Khi vị ấy quan sát theo bất cứ ‘danh’ (nāma), bất cứ ‘sắc’ (rūpa), nhân và quả nội phần, ngoại phần trong 3 thời quá khứ, hiện tại và vị lai thì vị ấy chỉ thấy chúng hoại (khaya), diệt (vaya), tan tác (bheda), diệt dứt (nirodha).

Sati santitthatīti sati sīsena ñāṇa māha (phụ Chú giải.) – nó được nói rõ rằng khi ‘niệm’ (sati) dẫn đầu, tuệ quán (vipassanā) được bao gồm. Nói cách khác, tuệ quán (vipassanā) dẫn đầu bởi ‘niệm’ (sati) được duy trì theo sự hoại (khaya), diệt (vaya), tan tác (bheda), diệt dứt (nirodha) của chư pháp hành (saṅkhāra dhamma). Kế đến điều gì xảy ra với thiền sinh? Tassa `evaṃ uppajjitvā evaṃ nāma saṅkhāra gataṃ nirujjhatī’ti passato etasmiṃ ṭhāne bhaṅgānupassanaṃ nāma vipassanā ñāṇaṃ uppajjati (Vism, XXI, 11) – chỉ vào lúc này tuệ quán (vipassanā), ‘diệt tùy quán’ (bhaṅgānupassanā) sanh. Vị ấy đạt đến ‘diệt một tuệ’ (bhaṅga ñāṇa), tuệ về sự diệt dứt. Từ ‘diệt một tuệ’ (bhaṅga ñāṇa) lên đến tuệ quán (vipassanā) cao hơn là tuệ chỉ chú ý theo sự diệt (vaya).

Sau ‘diệt một tuệ’ (bhaṅga ñāṇa), khi vị ấy tu tập thêm cho sự chín chắn, trưởng thành của tuệ của vị ấy, quan sát theo sự diệt (vaya) của chư pháp hành (saṅkhāra), thì sự kinh hãi về chư pháp hành (saṅkhāra dhamma) sanh. Sự kinh hãi ở đây không phải là sự kinh hãi phối hợp với ‘sân’ (dosa) nhưng nó là sự kinh hãi đi cùng với ‘tuệ’ (ñāṇa). Ví dụ nếu chúng ta tìm thấy một người ác trên đường, chúng ta kinh hãi người ấy vì biết rằng người ấy có thể gây ra nhiều sự khổ đến người khác và cần phải tránh xa người ấy. Sự kinh hãi không do vị ấy là một người đàn ông mà đó là sự kinh hãi đi cùng với sự hiểu biết. Cũng vậy, từ khi vị ấy thấy sự diệt của chư pháp hành (saṅkhāra dhamma) bằng ‘tuệ’ (ñāṇa), vị ấy trở nên ghê tởm và kinh hãi về chư pháp hành (saṅkhāra dhamma). Không có mong muốn làm bất cứ điều gì với chúng.

Ādīnava nghĩa là sự sai lỗi, tội lỗi của chư pháp hành (saṅkhāra dhamma), là sự sai lỗi vì bị vô thường (anicca); sự sai lỗi vì bị khổ (dukkha); sự sai lỗi vì không tự ngã, không linh hồn, vô ngã (anatta) trở nên rõ ràng với ‘tuệ’ (ñāṇa) của thiền sinh. Kế đến điều gì xảy ra? Vị ấy có thể không tìm thấy còn nơi nào trong 31 cõi, bất cứ nơi nào vị ấy có thể ‘đứng yên’.

Từ khi vị ấy thấy rõ sự sai lỗi vì vô thường (anicca), khổ (dukkha), vô ngã (anatta) theo ‘chư pháp hành’ (saṅkhāra dhamma), vị ấy trở nên thêm chán ngán (nibbidā) về ‘chư pháp hành’ (saṅkhāra dhamma). Nếu sự chán ngán (nibbidā) sanh, vị ấy phải tu tập thêm cho sự trưởng thành, chín chắn của ‘yểm ly/ phiền yểm tuệ’ (nibbidā ñāṇa). Vị ấy phải thiền nhiều lần theo tính vô thường (anicca), khổ (dukkha), vô ngã (anatta) để vị ấy trở nên chán ngán, ghê tởm và cảm giác kinh tởm về chư pháp hành (saṅkhāra dhamma).

(1) Ở giai đoạn này, vô thường (anicca) không lấy ‘sự sanh rồi diệt’ làm cảnh; mà là Aniccaṃ khayatthena; nó lấy sự hoại hay diệt làm cảnh.

(2) Về phần khổ (dukkha), Dukkhaṃ bhayatthena. Thiền theo khổ (dukkha), lấy cảnh ‘kinh sợ vì thấy sự liên tiếp diệt vaya, tan tác bheda’ làm cảnh. Một người đang đứng ở một nơi trên một đống cát, thấy cát biến đi. Khi vị ấy nhìn bên phải, cát biến đi. Khi vị ấy nhìn bên trái, cát biến đi. Khi vị ấy nhìn phía trước, cát biến đi. Nơi vị ấy đang đứng cũng biến đi. Vị ấy trở nên kinh hãi. Tương tự có tính kinh hãi về chư pháp hành (saṅkhāra dhamma). Thiền theo đặc tính của khổ (dukkha), lấy tính kinh hãi này làm cảnh, ‘Khổ (dukkha), khổ (dukkha), v.v…’.

(3) Anatta asārakatthena – Ở giai đoạn này nếu tìm một linh hồn, tự ngã (atta) hoặc cốt lõi/ thực thể bền vững trong chư pháp hành (saṅkhāra dhamma), vị ấy không thể tìm thấy nó. Thiền theo tính vô ngã (anatta), lấy tính không có linh hồn, không cốt lõi, không thực thể làm cảnh.

Thiền một vòng theo tính vô thường (anicca). Kế đến thiền một vòng theo tính khổ (dukkha). Kế đến thiền một vòng theo tính vô ngã (anatta). Thiền như vậy, tuần tự thiền một lúc theo pháp nội phần; một lúc theo pháp ngoại phần; một lúc theo ‘sắc’ (rūpa); một lúc theo ‘danh’ (nāma); một lúc theo chư pháp nhân; một lúc theo chư pháp quả; một lúc theo quá khứ; một lúc theo vị lai. Kế đến thiền theo tính vô thường (anicca), khổ (dukkha), vô ngã (anatta) chỉ của ‘sắc’ (rūpa) từ quá khứ trước đến vị lai, nội phần và ngoại phần; thiền theo tính vô thường (anicca), khổ (dukkha), vô ngã (anatta) chỉ của ‘danh’ (nāma) từ quá khứ trước đến vị lai, nội phần và ngoại phần. Nhiều lần vị ấy thiền như vậy. Thiền như vậy nếu vị ấy không được hài lòng với sự quan sát bằng cách ‘danh sắc’ (nāma rūpa) vị ấy có thể thiền bằng cách 5 ‘uẩn’ (khandha). Dù vị ấy thiền bằng cách ‘danh sắc’ (nāma rūpa) hay bằng cách 5 ‘uẩn’ (khandha), vị ấy phải thiền theo 3 thời (quá khứ, hiện tại, vị lai), nội phần và ngoại phần, chỉ thiền theo vô thường (anicca), kế đến chỉ theo khổ (dukkha), kế đến chỉ theo vô ngã (anatta), như một tổng thể. Bằng cách thiền như vậy, tuệ chán ngán về chư pháp hành (saṅkhāra dhamma) sẽ trở nên trưởng thành chín chắn. Nếu tuệ trưởng thành mong mỏi được thoát khỏi chư pháp hành (saṅkhāra dhamma), tuệ mong mỏi được thoát khỏi chư pháp hành (saṅkhāra dhamma) sẽ sanh. Đó là ‘dục thoát tuệ’ (muñcitukamyatā ñāṇa).

Vị ấy cần phải làm gì để thoát khỏi chư pháp hành (saṅkhāra dhamma)? Vị ấy cần phải thiền lần nữa quan sát theo tính vô thường (anicca), khổ (dukkha), vô ngã (anatta) của chư pháp hành (saṅkhāra dhamma) này. Tuệ đang thiền lần nữa như vậy được gọi là ‘quyết ly tùy quán tuệ’ (patisaṅkhā-nupassanā ñāṇa). Vị ấy phải cố gắng thiền nhiều lần bằng sự cố gắng lớn lao để thoát khỏi chư pháp hành (saṅkhāra dhamma) này. Vị ấy cần phải thiền theo ‘sắc’ (rūpa), ‘danh’ (nāma), nhân, quả từ quá khứ đến vị lai. Ở giai đoạn này đó là tốt nhất dùng phương pháp ‘liên quan tương sinh’ (paṭiccasamuppāda) thứ nhất. Khi vị ấy quan sát theo vô minh (avijjā) vị ấy thấy sự diệt của nó; cũng thiền theo tâm tuệ quán đang diệt. Vào lúc tu tập như vậy từ ‘diệt một tuệ’ (bhaṅga ñāṇa) cho đến tuệ quán cao hơn nếu vị ấy quan sát theo ‘sắc’ (rūpa), vị ấy thấy sự diệt của ‘sắc’ (rūpa); nếu vị ấy quan sát theo ‘danh’ (nāma), vị ấy thấy sự diệt của ‘danh’ (nāma); bất cứ pháp (dhamma) nào vị ấy quan sát, vị ấy thấy nó diệt và tuệ quán theo sự diệt trưởng thành, chín chắn, vị ấy cần phải làm gì?

Ñātañca ñānañca ubhopi vipassatī (Vism, XXI, 13). ‘Danh sắc’ (nāma rūpa), 5 ‘uẩn’ (khandha), nhân và quả được phân biệt và biết bằng tuệ quán (vipassanā) được gọi là ‘trí đã thấu rõ’ (ñāta) [89]. Chúng là khổ đế (dukkha sacca), tập đế (samudaya sacca), chư pháp hành (saṅkhāra dhamma) bao gồm trong quá khứ hiện tại, vị lai, nội phần và ngoại phần. Bậc tu tiến phải thiền quán (vipassanā) theo tính vô thường (anicca), khổ (dukkha), vô ngã (anatta) của khổ đế (dukkha sacca) và tập đế (samudaya sacca) này gọi là ‘trí đã thấu rõ’ (ñāta). ‘Trí đã thấu rõ’ (ñāta) thì đang thiền theo tâm minh sát. Khi ấy tâm minh sát này sanh như là ‘khai ý môn’ (manodvārāvajjana) và 7 sát-na tâm ‘đổng lực’ (javana). Kế đến bậc tu tiến đã đạt đến giai đoạn tuệ quán lực (balavā vipassanā).

Điều đó được nêu chính xác rằng ‘na cảnh’ (tadārammaṇa) không sanh trong giai đoạn ‘quán’ (vipassanā) mạnh mẽ. Cho nên nó chỉ sanh như ‘khai ý môn’ (manodvārāvajjana) và 7 sát-na tâm ‘đổng lực’ (javana). Có 12 ‘danh pháp’ ở sát-na ‘khai ý môn’ (manodvārāvajjana). Ở sát-na ‘đổng lực’ (javana), ‘tuệ’ (ñāṇa) được bao gồm. Hỷ (pīti) có thể được bao gồm hoặc không. Như vậy có 34 ‘danh pháp’ nếu ‘tuệ’ (ñāṇa) và hỷ (pīti) được bao gồm; 33 ‘danh pháp’ nếu hỷ (pīti) không được bao gồm. Thiền quán theo tính vô thường (anicca), khổ (dukkha), vô ngã (anatta) về ‘tuệ’ (ñāṇa) này [là thấy rõ rằng ‘danh sắc’ (nāma rūpa), nhân và quả, khổ đế (dukkha sacca) và tập đế (samudaya sacca) thì vô thường (anicca), khổ (dukkha), vô ngã (anatta)] cũng vậy bậc tu tiến ấy sẽ không bị dính mắc vào tuệ đang thiền như là thường (nicca), lạc (sukha), ngã (atta). Thiền quán theo tất cả tâm (tuệ) minh sát đang thiền từ giai đoạn ‘tuệ diệt một’ (bhaṅga ñāṇa) lên đến tuệ quán cao hơn để thấy rõ rằng chúng cũng vô thường (anicca), khổ (dukkha), vô ngã (anatta) để cho bậc tu tiến sẽ không bị dính mắc (ưa mến, ái thương – nikanti) vào tuệ đang thiền. Bằng cách thiền như vậy khi tuệ đã trở nên phát triển đầy đủ thì có sự sinh khởi sức mạnh ở trung bình xả, không có sự lo lắng và không có sự khao khát đối với chư pháp hành (saṅkhāra dhamma). Sức mạnh này ra sao?

Evamevāyaṃ sabbasaṅkhārehi muñcitukāmo hutvā patisankhànupassanāya saṅkhāre pariggaṇhanto ahaṃ mamāti gahetabbaṃ adisvā bhayañca nandiñca vippahāya sabbasaṅkhāresu udāsīno hoti majjhato (Vism, XXI, 62). Visuddhimagga quyển 2 trang 294. Như đã đề cập trước có sự mong muốn thoát khỏi chư pháp hành (saṅkhāra dhamma); cho nên vị ấy phải thiền quán nhiều lần về chư pháp hành (saṅkhāra dhamma) để cho tính vô thường (anicca), khổ (dukkha), vô ngã (anatta) trở nên thật rõ ràng rằng dù bất cứ pháp (dhamma) nào vị ấy quan sát, dù quá khứ, hiện tại, vị lai, nội phần hay ngoại phần, nhân hay quả, vị ấy không thể tìm thấy bất cứ pháp (dhamma) nào đáng để dính mắc như là ‘tôi’, ‘của tôi’ (ahaṃ mama), trong 31 cõi. Hai thái cực của ‘lo lắng’ và ‘khao khát’ được đoạn trừ. Vị ấy có khả năng trung bình xả về phía chư pháp hành (saṅkhāra dhamma).

Có đề cập một sự so sánh. Một người đàn bà đã phạm vào những việc làm sai, khi chồng của bà ta phát hiện việc phạm tội thường xuyên của bà, ông ta đã ly dị bà ta. Sau khi ly dị bà ta, nếu ông ấy tiếp tục thấy việc phạm vào những việc làm sai của bà ta nữa, trong tâm của ông ta sẽ cảm giác ra sao? Ông ta hoàn toàn không cảm giác điều gì đối với bà ấy. Ông ta có thể thờ ơ với bà ta mà không có sự lo lắng hay mong mỏi. Tương tự, đối với bất cứ pháp hành (saṅkhāra dhamma) nào bậc tu tiến quan sát trong 31 cõi dù quá khứ, hiện tại, vị lai, nội phần hay ngoại phần, vì vị ấy thấy rõ sự sai lỗi của chúng về vô thường (anicca), khổ (dukkha), vô ngã (anatta) thật tốt, vị ấy thoát khỏi 2 thái cực của ‘lo lắng’ và ‘mong mỏi’ về chúng; khả năng để trung bình xả đối với chúng sinh khởi. Khả năng này được gọi là ‘hành xả tuệ’ (saṅkhārupekkhā ñāṇa). Đây là tuệ có thể duy trì trung bình xả về phía chư pháp hành (saṅkhāra dhamma). Nó không có nghĩa là ‘không quan tâm’ hay ‘từ bỏ’; mà vị ấy đang thấy sự sai lỗi của chư pháp hành (saṅkhāra dhamma) không có lo lắng hay mong mỏi. Đó là một loại tuệ thấy rõ sự diệt của chư pháp hành (saṅkhāra dhamma) không có sự lo lắng và mong mỏi gọi là ‘hành xả tuệ’ (saṅkhārupekkhā ñāṇa). Nếu ‘hành xả tuệ’ (saṅkhārupekkhā ñāṇa) sanh, thiền sinh không vui mừng, thỏa mãn với bất cứ loại ‘hữu’ (bhava) nào trong 31 cõi. Không có sự lo lắng, không có sự mong mỏi. Cho nên không có sự dính mắc vào bất cứ loại ‘hữu’ (bhava) nào, với sự mong muốn thoát khỏi chư pháp hành (saṅkhāra dhamma) vị ấy phải thiền quán (vipassanā) theo tính vô thường (anicca), khổ (dukkha), vô ngã (anatta) của ‘danh sắc’ (nāma rūpa) nhiều lần. Điều gì sẽ xảy ra với thiền sinh ở giai đoạn này?

Thông thường ‘danh pháp’ (nāmadhamma) sanh lấy ‘cảnh ngũ’ (pañcārammaṇa) làm cảnh (sắc màu, thinh, khí, vị, xúc) từ từ biến mất. Tâm của thiền sinh điềm tĩnh, không có khả năng quan sát theo những ‘danh pháp’ (nāmadhamma) này. Đó có nghĩa là tâm của vị ấy chỉ ổn định theo sự diệt của chư pháp hành (saṅkhāra dhamma). Nó không thể bị lay động. Khi ấy nếu bình tĩnh thiền theo ‘sắc’ (rūpa), thì tiếp tục thiền theo ‘sắc’ (rūpa). Nếu vị ấy chuyển sang ‘danh’ (nāma) thì định của vị ấy có thể bị yếu một chút. Nếu tâm bình tĩnh đang thiền theo ‘danh’ (nāma), tiếp tục thiền theo ‘danh’ (nāma). Nếu vị ấy chuyển sang ‘sắc’ (rūpa) thì định của vị ấy có thể bị yếu. Nếu tâm bình tĩnh đang thiền theo ‘danh sắc’ (nāma rūpa) tiếp tục thiền theo ‘danh sắc’ (nāma rūpa) nội phần. Nếu vị ấy chuyển sang pháp ngoại phần vị ấy có thể thấy khó khăn một chút để đi xa hơn nữa vì định trở nên yếu. Nếu bình tỉnh thiền theo pháp ngoại phần tiếp tục thiền theo pháp ngoại phần. Dù là bình tĩnh như vậy, nếu sự diệt không ngưng và nếu tâm không chuyển sang ‘vô vi Nibbāna (asaṅkhata Nibbāna) thì Chú giải đã đề cập dùng phương pháp Yuganaddha [90], liên quan đến Yuganaddha Sutta.

Phương pháp Yuganaddha là phương pháp ‘quán pháp chỉ tịnh’ (samatha-vipassanā). Nói cách khác, đó là phương pháp cho người căn tánh chỉ tịnh (samatha yānika). Nhập vào thiền (jhāna) thứ nhất và kế đến xuất khỏi để thiền theo tính vô thường (anicca), khổ (dukkha), vô ngã (anatta) của thiền (jhāna) thứ nhất; nhập vào thiền (jhāna) thứ hai và sau đó thiền vô thường (anicca), khổ (dukkha), vô ngã (anatta) của thiền (jhāna) thứ hai. Nhưng trong giai đoạn này:

–   Nhập vào thiền (jhāna) thứ nhất và kế đến xuất khỏi để thiền theo tính vô thường (anicca), khổ (dukkha), vô ngã (anatta) của thiền (jhāna) thứ nhất; sau đó thiền vô thường (anicca), khổ (dukkha), vô ngã (anatta) theo tâm đang thiền quán (‘tuệ’ (ñāṇa)).

–   Nhập vào thiền (jhāna) thứ hai và xuất khỏi để thiền vô thường (anicca), khổ (dukkha), vô ngã (anatta) theo thiền (jhāna) thứ hai; sau đó thiền vô thường (anicca), khổ (dukkha), vô ngã (anatta) theo tâm đang quán (‘tuệ’ (ñāṇa)).

–   Nhập vào thiền (jhāna) thứ ba và xuất khỏi để thiền vô thường (anicca), khổ (dukkha), vô ngã (anatta) theo thiền (jhāna) thứ ba; sau đó thiền vô thường (anicca), khổ (dukkha), vô ngã (anatta) theo tâm đang quán (‘tuệ’ (ñāṇa)).

–   Nhập vào thiền (jhāna) thứ tư và xuất khỏi để thiền vô thường (anicca), khổ (dukkha), vô ngã (anatta) theo thiền (jhāna) thứ tư; sau đó thiền vô thường (anicca), khổ (dukkha), vô ngã (anatta) theo tâm đang quán (‘tuệ’ (ñāṇa)).

Bằng cách thiền như vậy, nếu tuệ dần trở nên nhanh và yên tịnh hơn vì vị ấy đã thiền đầy đủ (theo cảnh ‘quán’ (vipassanā)), thì thiền vô thường (anicca), khổ (dukkha), vô ngã (anatta) nhất là theo bất cứ 1 trong 4 bậc thiền nào bạn thích. Giả dụ, bạn chọn thiền nhất là theo thiền (jhāna) thứ tư. Khi bạn đã thiền đầy đủ theo 3 trạng thái vô thường (anicca lakkhaṇā), trạng thái khổ (dukkha lakkhaṇā), trạng thái vô ngã (anatta lakkhaṇā) thì đó là lúc thích hợp để thiền nhất là ‘vô ngã tùy quán’ (anattānupassanā). Tuy nhiên mong muốn/ dục (chanda) của những thiền sinh không giống nhau. Đối với một số, họ ưa vô thường (anicca) hơn, thì họ nên thiền nhất là theo trạng thái vô thường (anicca lakkhaṇā). Đối với một số ưa khổ (dukkha) hơn, thì họ cần phải thiền nhất là theo trạng thái khổ (dukkha lakkhaṇā). Đối với một số ưa vô ngã (anatta) hơn, thì họ cần phải thiền nhất là theo trạng thái vô ngã (anatta lakkhaṇā).

Trong khi thiền nhất là theo vô ngã (anatta) của thiền (jhāna) thứ tư, nếu tuệ chỉ yên lặng và sự diệt không ngưng, vị ấy cần phải làm gì? Vị ấy cần phải thiền lần nữa theo ‘danh sắc’ (nāma rūpa) lần lượt từ quá khứ đến vị lai, nội phần và ngoại phần là vô thường (anicca) một vòng, là khổ (dukkha) một vòng, là vô ngã (anatta) một vòng, luân phiên nhau. Tại sao? Vì tuệ quán (vipassanā) có thể bị yếu. Vị ấy không thể thấy ‘vô vi Nibbāna’ (asaṅkhata Nibbāna) [chư pháp hành (saṅkhāra dhamma) đang diệt, dứt] vì tuệ quán (vipassanā) theo chư pháp hành (saṅkhāra dhamma) vẫn còn yếu. Cho nên để làm cho tuệ quán (vipassanā) mạnh thiền quán (vipassanā) theo chư pháp hành (saṅkhāra dhamma) lần nữa từ quá khứ đến vị lai là vô thường (anicca), khổ (dukkha), vô ngã (anatta). Cũng thiền quán (vipassanā) theo pháp ‘liên quan tương sinh’ (paṭiccasamuppāda). Bằng cách thiền như vậy nhiều lần, nếu tuệ quán (vipassanā) trở nên trưởng thành chín chắn, tu tập theo phương pháp Yuganaddha là ‘quán pháp chỉ tịnh’ (samatha-vipassanā) lần nữa.

Đó là, thiền như vậy, nếu tâm không lay chuyển và được cố định chỉ theo sự diệt của chư pháp hành (saṅkhāra dhamma) thì lần nữa thiền theo ‘danh pháp’ thiền thứ tư (4th jhāna nāmadhamma) là vô thường (anicca), khổ (dukkha), vô ngã (anatta); rồi sau đó thiền theo nó nhất là vô ngã (anatta). Kế đến thiền theo tâm quán (‘tuệ’ (ñāṇa)) cũng cần phải được thiền theo một lúc. Thiền như vậy, tuệ của vị ấy có thể nhanh chóng vươn đến cạnh ‘vô vi Nibbāna’ (asaṅkhata Nibbāna) là trạng thái dứt chư pháp hành (saṅkhāra dhamma).

 

 

Các bài viết trong sách

Dhamma Paññā

BQT trang Theravāda cố gắng sưu tầm thông tin tài liệu Dhamma trợ duyên quý độc giả tìm hiểu về Dhamma - Giáo Pháp Bậc Giác Ngộ thuyết giảng suốt 45 năm sau khi Ngài chứng đắc trở thành Đức Phật Chánh Đẳng Chánh Giác vào đêm Rằm tháng 4, tìm hiểu thêm phương pháp thực hành thiền Anapana, thiền Vipassana qua các tài liệu, bài giảng, pháp thoại từ các Thiền Sư, các Bậc Trưởng Lão, Bậc Thiện Trí.

Trả lời

Từ điển
Youtube
Live Stream
Tải app