– CHƯƠNG 15 –
TÁN DƯƠNG
NHẬP TỨC XUẤT TỨC NIỆM (ĀNĀPĀNASATI)
Đức Phật đã dạy rằng:
Ānāpānassati bhikkhave bhāvita bahulīkatā mahapphalā hoti mahānisaṃsā – Này chư bhikkhu, nếu thiền theo hơi thở vào và hơi thở ra được phát triển và tu tập nhiều, thì nó mang về quả lớn và lợi ích lớn.
Ayampi kho bhikkhave ānāpānassati samādhi bhāvito bahulīkato santo ceva panīto ca asecanako ca sukho ca vihāro uppannuppanne ca pāpake akusale dhamme thānaso antaradhāpeti vūpasameti – Này chư bhikkhu, thiền theo hơi thở vào và hơi thở ra nếu đã phát triển và tu tập nhiều thì yên tịnh và cao quí, tinh lương; không cần thiết thêm điều gì khác; bậc tu tiến tràn ngập trong lạc; những trạng thái bất thiện đã sanh biến mất trong thời gian ngắn.
(1) Santo ceva Panīto – là yên tịnh và cao quí, tinh lương.
Về việc yên tịnh (santa) và cao quí, tinh lương (panīta) được giải thích trong Visuddhimagga trang 259, quyển 1. Ayañhi yathā asubha kammaṭṭhānaṃ kevalaṃ paṭivedha vasena santañca panītañca, olārikārammaṇattā pana paṭikkūlārammaṇattā ca ārammaṇa vasena neva santaṃ na panītaṃ (Vism, VIII, 148). Đối với thiền sinh nào có khả năng ‘tu tiến bất tịnh/ghê tởm’ (asubha bhāvanā), thì sự ghê tởm này là một cảnh rất thô vì nó lấy tử thi mà nhất là sự ghê tởm và sự thối rữa làm cảnh của thiền. Tuy nhiên theo quan điểm của thiền (‘tu tiến nghiệp xứ’ – Bhāvanā kammaṭṭhāna), nếu thiền sinh đạt đến thiền (jhāna) thứ nhất lấy tử thi làm cảnh thì khi ấy, do sức mạnh của sự thông đạt (paṭivedha), nó có thể được mô tả là một thiền yên tịnh và cao quí, tinh lương. Sự thông đạt (paṭivedha) ở đây có nghĩa là đạt đến ‘thiền định’ (jhāna samādhi) thứ nhất. Nếu bậc tu tiến đạt đến thiền (jhāna) thứ nhất, trong đó 5 chi thiền (jhānaṅga) [tầm (vitakka), tứ (vicāra), hỷ (pīti), lạc (sukha), định (ekaggatā)] xuất hiện rõ ràng, thì do sức mạnh của tu tiến (bhāvanā) hay sự thông đạt (paṭivedha) thiền ‘bất tịnh’ (asubha) trở thành một thiền yên tịnh và cao quí, tinh lương. Tuy nhiên từ quan điểm đề mục của thiền, vì cảnh là thô và ghê tởm, thiền này không thể được mô tả là yên tịnh và cao quí, tinh lương. Nhưng về ‘niệm biết theo hơi thở vào hơi thở ra’ (ānāpānasati) thì sao?
Na evaṃ kenaci pAriyayena asanto vā apanīto vā. Về phần ‘niệm biết theo hơi thở vào hơi thở ra’ (ānāpānasati), dù có ra sao bạn nhìn nó, nó không thể nói thiền là không yên tịnh (asanto), không cao quí, tinh lương (apanīto). Atha kho ārammaṇa santāyapi santo vūpasanto nibbuto, paṭivedha saṅkhāta anga santāyapi. Trong ‘niệm biết theo hơi thở vào hơi thở ra’ (ānāpānasati), trước tiên thiền sinh thiền theo hơi thở. Sau đó, nếu ấn tướng (nimitta) ‘que’ sinh khởi có thể là màu khói xám thì đó được gọi là ‘chuẩn bị tướng’ (parikamma nimitta). Nếu nó trở nên rất trắng thì nó đã chuyển sang ‘học tướng’ (uggaha nimitta). Nếu nó đã thay đổi trở nên sáng rực rỡ và thuần khiết không tỳ vết từ giai đoạn ‘học tướng’ (uggaha nimitta), thì đó được gọi là ‘tợ tướng’ (paṭibhāga nimitta). 3 ấn tướng (nimitta) [‘chuẩn bị tướng’ (parikamma nimitta), ‘học tướng’ (uggaha nimitta) và ‘tợ tướng’ (paṭibhāga nimitta)] là những cảnh của ‘niệm biết theo hơi thở vào hơi thở ra’ (ānāpānasati). Là một cảnh, dù có ra sao bạn nhìn nó, nó không thể được mô tả là không yên tịnh, không cao quí, tinh lương. Trên thực tế, cả 3 ấn tướng (nimitta) đều yên tịnh (santo), rất yên tịnh (vupasanto), yên tĩnh (nibbuta)[100]. Chỉ bằng cách nhìn ấn tướng (nimitta), sự yên tĩnh truyền đến ‘sắc ý vật’ (hadaya vatthu) trong tim của thiền sinh. Paṭivedha saṅkhāta anga santāyapi. Thiền (jhāṇa) được gọi là đạt được sự ‘thông đạt/triệt ngộ’ (paṭivedha). Khi bậc tu tiến đạt đến thiền (jhāna) thứ nhất, vị ấy có được cảm giác rất yên tịnh. Khi vị ấy đạt đến thiền thứ hai, nó càng yên tịnh hơn. Rồi thiền thứ ba thì yên tịnh hơn nhiều. Yên tịnh nhất là thiền thứ tư. Sự yên tĩnh phù hợp với từng giai đoạn tương ứng. Ārammaṇa panītatāyapi panīto atitti kāro. Vì cảnh là cao quí, tinh lương, thiền ‘niệm biết theo hơi thở vào hơi thở ra’ (ānāpānasati) này là cao quí, tinh lương. Chính ấn tướng (nimitta) là cao quí, tinh lương. Anga panītatāyapiti. Những chi thiền (jhānaṅga) cũng cao quí, tinh lương. Tầm (vitakka), tứ (vicāra), hỷ (pīti), lạc (sukha), định (ekaggatā) là chư pháp cao quí, tinh lương. Cho nên Đức Phật tán dương ‘niệm biết theo hơi thở vào hơi thở ra’ (ānāpānasati) là yên tịnh (santa), cao quí, tinh lương (panīta).
(2) Asecanako – nó không cần thiết thêm điều gì khác.
Nó không cần thiết thêm điều gì khác vì Anasittako abbokinno pātiyekko āveniko – Chính nó (ānāpānasati) thì riêng biệt/ đặc biệt. Natthi ettha parikammena vā upacārena vā santatā ādisamannā hārato pabhuti attanb sabhāveneva santo ca panīto cāti attho. Nó thì yên tịnh và cao quí, tinh lương không chỉ khi bậc tu tiến đạt đến ‘cận định’ (upacāra samādhi) hay ‘an chỉ định’ (appanā samādhi). Vào lúc bậc tu tiến bắt đầu thiền, dù trước khi ấn tướng (nimitta) sanh, thiền ‘niệm biết theo hơi thở vào hơi thở ra’ (ānāpānasati) thì yên tịnh. Đó là thiền mà tâm được yên tĩnh, yên tịnh và cao quí, tinh lương. Nó không cần thiết thêm điều gì khác. Hơn nữa, giả dụ nếu một thiền sinh muốn tu tập thiền ‘biến xứ đất’ (paṭhavī kasiṇa). Nếu vị ấy không thiện xảo ở lúc đầu thì vị ấy phải làm một vải tròn (với đất trải bằng phẳng trên đó). Nếu vị ấy đạt một chút ít sự tập trung và nếu vị ấy trở nên thiện xảo vị ấy có thể chuyển sang thiền theo vòng tròn đã vẽ trên mặt đất kích thước của một cái khay và sạch sẽ, thầm gán cho là ‘paṭhavī, paṭhavī, …’ hay ‘đất, đất, …’. Vị ấy lấy đó làm ấn tướng (nimitta). Vị ấy không có khả năng thiền ngay. Việc vị ấy phải làm trước tiên được gọi là việc chuẩn bị (parikamma). Nhưng đối với ‘niệm biết theo hơi thở vào hơi thở ra’ (ānāpānasati) nó không cần thiết thêm điều gì khác như việc chuẩn bị (parikamma). Thiền sinh có thể bắt đầu bằng cách chú ý theo hơi thở, tập trung theo nó.
(3) Sukho ca vihāro – bậc tu tiến tràn ngập trong lạc.
Nó là nhân tràn ngập trong lạc. Thật ra, bất cứ thiền (nghiệp xứ – kammaṭṭhāna) nào là nhân tràn ngập trong lạc nhưng vì đây là phần tán dương ‘nghiệp xứ niệm biết theo hơi thở vào hơi thở ra’ (ānāpānasati kammaṭṭhāna), cho nên ‘niệm biết theo hơi thở vào hơi thở ra’ (ānāpānasati) được tán dương vì nó có thể vui sướng ra sao.
Nó có thể là nhân làm cho biến mất sự sanh của những pháp bất thiện (akusala dhamma) tức thì. Đức Phật đã nêu sự so sánh: Seyyathāpi bhikkhave gimhānaṃ pacchi-memase uhataṃ rajojallaṃ tamenaṃ mahā akālagho thānaso antaradhāpeti vūpasameti. Trong tháng hè qua, do nhiệt và gió, bụi bị thổi bay khắp nơi. Mưa lớn trái mùa có thể làm cho bụi biến mất tức thì. Cũng vậy nếu thiền sinh phát triển và tu tập ‘niệm biết theo hơi thở vào hơi thở ra’ (ānāpānasati) thì nó được yên tịnh và cao quí, tinh lương; không cần thiết thêm điều gì khác; bậc tu tiến tràn ngập trong lạc, làm cho biến mất những pháp bất thiện (akusala dhamma) đã sanh trong thời gian ngắn.