CÂU HỎI

“Này các Tỳ-kheo, giả sử rằng một kẻ vô văn phàm phu được tám pháp thế gian đến thăm, và một bậc thánh cũng được các pháp thế gian đến thăm. Sự phản ứng của người này và người kia khác nhau thế nào? Những nỗ lực (để chịu đựng sự tấn công) của người nào ưu việt hơn?”

Ở đây, có hai loại trí tuệ – trí tuệ phát sanh do “nghe”, và trí tuệ phát sanh do chứng đắc, PāLi gọi là āgama sutaadhigama suta. Āgama suta muốn nói đến việc thâu thập thông tin về những lời dạy của ðức Phật. Liên quan đến điều này, sự hiểu biết rằng tám pháp thế gian là tình trạng chung cho tất cả mọi người, không ai có thể tránh được, là một loại thông tin đại loại như vậy. Tuy mọi việc chắc chắn sẽ xảy ra, nhưng với sự hiểu biết về danh và sắc là vô thường, khổ, và vô ngã, người có sự hiểu biết sẽ không phản ứng như những người khác. Tất nhiên đây chỉ là sự thâu thập kiến thức đơn thuần và được gọi là āgama suta. Trong khi Adhigama suta là sự chứng ngộ sâu xa về chân lý, hay sự chứng ngộ Tứ Thánh đế với Minh Sát Trí. Sự chứng ngộ chân lý và ngay cả sự thâu thập kiến thức đơn thuần cũng là điều cần thiết cho một người để trụ vững trước những cuộc tấn công của tám pháp thế gian. Đức Phật đã hỏi về sự khác nhau trong phản ứng của một người không biết về hai loại suta (nghe) và một người được trang bị đầy đủ với hai loại ấy là thế nào.

CÂU TRẢ LỜI CỦA CÁC VỊ TỲ KHEO

Các vị Tỳ-kheo trả lời, “Bạch đức Thế Tôn: tất cả pháp xuất phát từ đức Thế Tôn, Bậc mà tất cả chúng con nương tựa, và việc giải thích Pháp là dành cho đức Thế Tôn. Do vậy, thật tốt lành thay nếu đức Thế Tôn thuyết pháp, chúng con sẽ lắng nghe và thọ trì suốt cuộc đời của chúng con.” điều này có nghĩa rằng các vị Tỳ-kheo đã thỉnh cầu đức Phật cung cấp câu trả lời cho câu hỏi do chính Ngài đặt ra.

SỰ GIẢI THÍCH ĐẶC BIỆT CỦA ĐỨC PHẬT

Đức Phật nói rằng kẻ vô văn phàm phu (puthujjana) không đón nhận món quà của sự thành công với ý thức hiểu biết rằng món quà này sẽ phải chịu sự thay đổi theo định luật tự nhiên của vô thường, gây ra khổ đau và rằng nó không thuộc về một tự ngã nào cả, thực sự không có gì được xem như tự ngã của ta, vì tất cả pháp là vô ngã (anatta). Người ấy đón nhận món quà ấy với sự hoan hỷ, nghĩ rằng nó là “của ta”, nó thuộc về “ta”. Người ấy không hiểu biết về thực tại. Những người không hiểu biết như vậy thâu thập tiền bạc và bất động sản hoặc bằng sự nỗ lực chính đáng hoặc có được chúng không phải bằng sự nỗ lực chính đáng. Họ xem đó là sự thành công. Họ nghĩ tất cả những thứ ấy là của họ hay thuộc về họ. Họ không nhận ra rằng những thứ ấy, suy cho cùng, không bền vững, không thường hằng; một ngày nào đó họ sẽ mất chúng, hoặc do lửa cháy, hoặc do trộm đạo, hay những thứ ấy rồi cũng sẽ suy tàn, sụp đổ do những hoàn cảnh bất lợi và cuối cùng là biến mất. Những người này không nhận ra rằng chính bản thân họ còn không trường tồn vì bản thân họ được tạo thành bởi danh (nāma) và sắc (rūpa) vốn phải chịu sự hoại diệt. Lại nữa, họ không nhận ra rằng của cải và bất động sản mà họ được sở hữu ấy là nhân sanh ra những lo lắng, suy nghĩ và phiền muộn đủ điều. đây gọi là những kẻ vô văn (không được nghe Pháp). Ở những nơi đạo Phật không hưng thịnh những thông tin như vậy rất hiếm. Ngay cả ở Myanmar (Miến điện) cũng vậy, có những người không từng được nghe nói đến những điều ấy và do đó họ hoàn toàn không hiểu biết ý nghĩa đích thực về những thăng trầm của cuộc đời.

Trong trường hợp bị mất mát tiền bạc và tài sản, kẻ vô văn phàm phu không có khả năng suy nghĩ về tính chất vô thường của các pháp và vì lý do đó phải chịu đau khổ. đức Phật tiếp tục giải thích, khi nhận được một món quà của cuộc sống kẻ vô văn phàm phu thường đánh mất đi cái tâm trong sạch và hiền thiện của họ, và khi bị mất mát tài sản tâm họ cũng bị như vậy. Do không nhận ra sự thực vô thường của vạn vật họ sẽ cảm thấy hoan hỷ khi tiền bạc và tài sản đến. Nhưng sự sở hữu ấy không dẫn đến thiện tâm, cũng không tạo cơ hội cho họ được nghe pháp hay thực hành thiền vì họ quá bận tâm trong việc kiếm tiền. Những người như vậy sẽ không thể chịu đựng được sự mất mát tài sản và họ cũng không bao giờ biết đủ với những gì mình có mà luôn cố gắng để kiếm thêm nữa. Nếu họ không thể kiếm được những gì mình muốn, họ sẽ thất vọng, và nếu họ bị mất đi những gì họ đã có họ sẽ cảm thấy chán nản. Không có cơ hội nào cho họ được ở trong trạng thái tâm thiện. Họ sẽ phí thời giờ quý báu để than khóc những gì đã mất.

Tất nhiên, mức độ hoan hỷ và buồn khổ của họ đối với sự được mất này còn tùy thuộc vào tầm cỡ của số tài sản họ được hay mất nữa. Do đó, đức Phật giải thích tiếp, người có của cải sẽ cảm thấy vui hoặc buồn khi được hoặc mất tài sản, và mức độ của nó tùy theo cách họ định giá trị tài sản ấy là bao nhiêu. Họ hài lòng khi kiếm được tài sản và giận dữ khi bị mất nó. Và tâm trạng đau buồn về sự mất mát của họ thường kéo dài, và âm ỉ lâu hơn.

 

 

Các bài viết trong sách

Dhamma Paññā

BQT trang Theravāda cố gắng sưu tầm thông tin tài liệu Dhamma trợ duyên quý độc giả tìm hiểu về Dhamma - Giáo Pháp Bậc Giác Ngộ thuyết giảng suốt 45 năm sau khi Ngài chứng đắc trở thành Đức Phật Chánh Đẳng Chánh Giác vào đêm Rằm tháng 4, tìm hiểu thêm phương pháp thực hành thiền Anapana, thiền Vipassana qua các tài liệu, bài giảng, pháp thoại từ các Thiền Sư, các Bậc Trưởng Lão, Bậc Thiện Trí.

Trả lời

Từ điển
Youtube
Live Stream
Tải app