Buổi 7: Hướng Dẫn Thiền Tha Thứ & Giảng Về Bài Kinh Satta Sutta Về Chúng Sinh – Thiền Sư Khánh Hỷ

Thiền tha thứ:

Từ bữa hành thiền đến nay, quý vị thấy cái tham, sân, si của mình có giảm bớt không? Nhất là cái sân, có thấy giảm bớt cái sân không? Tiến bộ là nhìn ở cái tham, sân xem có giảm không. Nhất là cái sân, làm sao hành thiền để thấy rõ mình bây giờ sân giảm nhiều lắm, khi đó mới thấy tiến bộ. Khi sân giảm tại sao nó giảm? Tại vì tham giảm nên sân kéo theo giảm. Cho nên hành thiền niệm tâm từ, và sự tha thứ rất là quan trọng, giúp cho việc hành Thiền Minh Sát được tốt đẹp. Luôn luôn mỗi lần tâm tham, tâm sân khởi sinh lên là ghi nhận liền, ghi nhận biến thành thói quen, tâm tham tâm sân không bao giờ khởi sinh. Lúc mới tập, tâm tham tâm sân lâu lâu khởi sanh 1 lúc thôi, cố gắng tập thì 1-2 năm mới khởi sinh lên 1 lần, khởi sinh lên 1 lần thì sau đó là nó không khởi sinh nhiều nữa, nhiều khi 4-5 năm khởi sinh 1 lần. Khi đó mình rất hãnh diện, sung sướng, hạnh phúc.

Vì lầm lạc và không minh mẫn, nên con đã có hành động, lời nói và ý nghĩ sai lầm, làm thiệt hại và gây ra đau khổ cho người khác, cho chúng sinh khác. Xin tất cả mở rộng lòng từ bi và trí tuệ tha thứ cho con. (x3)

Những câu hành thiền tha thứ này mình có thể đọc nhiều lần, 10 lần, 20 lần cũng được. Nhưng thông thường mình không đủ thì giờ, nhất là trong những buổi thuyết pháp nên đọc 3 lần. Nhưng lâu lâu mình đọc không cần phải đếm mấy lần cả, mới 2 lần, hoặc lên 4 lần cũng được, qua phần khác không sao. 

Con xin thành thật tha thứ cho tất cả những ai đã có hành động, lời nói và ý nghĩ sai lầm, làm thiệt hại và gây ra đau khổ cho con. (x3)

Con xin thành thật tha thứ cho chính con, và nguyện từ nay về sau làm lành, lánh dữ, giữ tâm trong sạch. (x3)

 

Nhớ là luôn luôn nhớ câu này, quá khứ đã qua rồi, tương lai chưa đến, hiện tại nhiệm vụ ta là làm sao cho hết khổ, mình khổ vì tham sân si chi phối, si khó thấy, tham, sân dễ thấy. Làm bất cứ gì, suy nghĩ gì, nói năng gì mình thực hành để mình thấy khi nào tâm tham, sân thì không làm, tâm sân khởi sanh nhất định không làm, mình đợi chút xíu suy nghĩ cho kĩ càng rồi làm. Thành ra người biết hành thiền, biết chánh niệm rồi, làm cái gì trước khi mà làm là phải suy nghĩ kĩ càng, khi làm cũng chậm rãi. Nhưng quý vị thấy, cứ thực hành 1 thời gian đi, khi quen rồi mình ghi nhận tâm mình rất là nhanh, và làm nhanh giống như người bình thường vậy đó. Mặc dù làm nhanh như vậy mà tâm cũng có sự suy nghĩ đàng hoàng, chín chắn. Cũng giống như người mới lái xe, đi trên đường họ sợ lắm, họ đi chậm chậm. Nhưng khi quen rồi họ có thể lái rất nhanh, nhưng họ vẫn chánh niệm đàng hoàng. Từ từ cái chánh niệm biến thành tự động. Như khi quý vị lái xe vậy đó, có chuyện gì nguy hiểm tự nhiên cái chân mình đạp thắng, hay tay mình nắm thắng.

Thiền Tâm Từ:

Nguyện cho con tràn đầy tình thương, khoan dung tha thứ, có đầy đủ sức khỏe, bình an, hạnh phúc, thanh tịnh, tĩnh lặng, thân không tật bệnh, tâm không phiền não, hàng ngày an vui, không gặp chướng ngại. (x2)

Thì phải tập cho đến khi nào tình thương lan đến khắp mọi nơi, lan trong từng thớ thịt làn da luôn, như bài thơ họ nói đó “tình lan tràn khắp thớ thịt, làn da, vừa lên mặt lệ nồng tươm khóe mắt, tim nỡ trổ khúc nhạc lồng từng điệp một, âm vang còn rờn rợn ở đâu đây, đàn vẫn rung phảng phất 9 tầng mây, từng nhịp một đôi bờ vai tiến bước”. Tình thương của mình đối với tất cả mọi người giống như 1 người ở trong cảnh nghe tiếng đàn như vậy đó, thương tất cả chúng sanh. Mình tập sao cho khi mình đụng đến 1 người nào như đụng đến mình vậy đó. Bởi khi hành thiền câu đầu tiên rất quan trọng, rải tâm từ cho chính mình, chính mình không thương thì còn thương ai được nữa. 

Nguyện cho thầy tổ con, tràn đầy tình thương, khoan dung tha thứ, có đầy đủ sức khỏe, bình an, hạnh phúc, thanh tịnh, tĩnh lặng, thân không tật bệnh, tâm không phiền não, hàng ngày an vui, không gặp chướng ngại. (x2)

Nguyện cho cha mẹ con, tràn đầy tình thương, khoan dung tha thứ, có đầy đủ sức khỏe, bình an, hạnh phúc, thanh tịnh, tĩnh lặng, thân không tật bệnh, tâm không phiền não, hàng ngày an vui, không gặp chướng ngại. (x2)

Có nhiều thiền sinh khi rải tâm từ đến cho cha mẹ mình, cảm thấy khó chịu sao đó, cũng có nhiều thiền sinh nói với Sư, khi con rải đến cho cha mẹ con thì con thấy sự khó chịu phát sinh, vì con thấy mẹ con, cha con không thương con nhiều như những người anh, chị, em khác. Nhớ đó, nhà có đông anh em nhiều khi cha mẹ thương người này nhiều hơn người kia, nếu người nào làm cha mẹ phải có sự thương yêu đồng đều, đừng thương người này nhiều người kia ít. Như khi mình có tâm từ phải có tâm từ với tất cả mọi người, chứ không phải chỉ tâm từ với 1 số người thôi. Nên tình thương phải bao gồm tất cả mọi nơi, mọi chốn, nó lan tràn cả thế giới vậy đó.

Nguyện cho mọi người trong gia đình con, tràn đầy tình thương, khoan dung tha thứ, có đầy đủ sức khỏe, bình an, hạnh phúc, thanh tịnh, tĩnh lặng, thân không tật bệnh, tâm không phiền não, hàng ngày an vui, không gặp chướng ngại. (x2)

Sư đọc như vậy, mọi người cứ lặp đi lặp lại nhiều lần.

Nguyện cho thân bằng quyến thuộc con, tràn đầy tình thương, khoan dung tha thứ, có đầy đủ sức khỏe, bình an, hạnh phúc, thanh tịnh, tĩnh lặng, thân không tật bệnh, tâm không phiền não, hàng ngày an vui, không gặp chướng ngại. (x2)

Tập lần lần cho đến khi thương tất cả mọi người, tất cả chúng sinh, giống như thương cha mẹ, thương thầy tổ mình. Khi đó chỉ cần khởi tâm lên là tự nhiên tình thương mình bao trùm khắp tất cả. Khi đó mình không cần niệm tâm từ nữa, chỉ cần khởi tâm lên là mình đã có lòng từ ái trong đó rồi. Mình xét mình lúc nào cũng có lòng từ ái, lúc nào cũng thương yêu mọi người, lúc nào mình cũng không trách cứ ai hết. Tập như vậy, lần lần sẽ được như vậy. Thành ra, muốn có tâm từ phải tập, phải làm, không ai ban tâm từ cho mình cả, không có Phật, có Thánh nào ban tâm từ cho mình cả.

Nguyện cho bạn bè con, tràn đầy tình thương, khoan dung tha thứ, có đầy đủ sức khỏe, bình an, hạnh phúc, thanh tịnh, tĩnh lặng, thân không tật bệnh, tâm không phiền não, hàng ngày an vui, không gặp chướng ngại. (x2)

Nhớ là bạn bè rất là quan trọng, ảnh hưởng đến mình nhiều lắm, mình cũng ảnh hưởng đến bạn bè nhiều lắm. Cho nên có 1 lần Ngài Ananda nói với Đức Phật “Bạch Đức Thế Tôn, con thấy tình bạn chi phối hết nửa cuộc đời của con”, Đức Phật nói rằng “không phải vậy đâu Ananda, không phải tình bạn chi phối nửa cuộc đời con, mà tình bạn chi phối toàn thể cuộc đời của con”. Thành ra khi mình thấy tấy cả mọi chúng sinh trên thế gian này, mình đối xử như bạn thân của mình đó, từ cha mẹ, ông bà, anh em cũng có tình bạn trong đó. Nên Đức Phật nói, muốn trở thành người bạn tốt đẹp thì nhớ rằng, mình phải thương người bạn như chính mình, mà những người bạn thân thì họ mới sẵn sàng thấy mình có những khuyết điểm, họ mới nói cho mình khuyết điểm và khuyên nhủ mình. Thì ra cần phải thân nhiều mới dám nói khuyết điểm để mình sửa điểm. Người thân mình nói mình, họ tìm đủ cách để nói cho mình vừa lòng. Nhưng có khi họ chưa tập được, nên họ nói những câu làm cho mình không vừa lòng, họ biết mình không vừa lòng, nhưng vì lợi ích của mình nên họ vẫn nói. Thành ra người bạn thân là người sẵn sàng chỉ trích lỗi lầm của mình để mình sửa đổi. Người bạn rất là quan trọng là ở chỗ đó.

Nguyện cho những người cùng chỗ làm với con, con hay gặp gỡ, tràn đầy tình thương, khoan dung tha thứ, có đầy đủ sức khỏe, bình an, hạnh phúc, thanh tịnh, tĩnh lặng, thân không tật bệnh, tâm không phiền não, hàng ngày an vui, không gặp chướng ngại. (x2)

Nguyện cho tất cả thiền sinh, tất cả Phật tử, tràn đầy tình thương, khoan dung tha thứ, có đầy đủ sức khỏe, bình an, hạnh phúc, thanh tịnh, tĩnh lặng, thân không tật bệnh, tâm không phiền não, hàng ngày an vui, không gặp chướng ngại. (x2)

Nguyện cho những người không quen biết con, tràn đầy tình thương, khoan dung tha thứ, có đầy đủ sức khỏe, bình an, hạnh phúc, thanh tịnh, tĩnh lặng, thân không tật bệnh, tâm không phiền não, hàng ngày an vui, không gặp chướng ngại. (x2)

Nguyện cho những người không có thiện cảm với con, tràn đầy tình thương, khoan dung tha thứ, có đầy đủ sức khỏe, bình an, hạnh phúc, thanh tịnh, tĩnh lặng, thân không tật bệnh, tâm không phiền não, hàng ngày an vui, không gặp chướng ngại. (x2)

Những người không có thiện cảm với mình, thường mọi người hay nói rằng là kẻ thù mình đó. Nhưng khi mình hành thiền, tu hành rồi, mình không có kẻ thù. Người khác có thể vì nghiệp lực của chính mình nên họ đối xử mình như vậy, chứ mình không có kẻ thù. Người nào có hành động, lời nói, suy nghĩ hại mình, là do nghiệp lực của họ, hãy nghĩ như vậy rồi rải tâm từ cho họ.

Nguyện cho tất cả chúng sanh, tràn đầy tình thương, khoan dung tha thứ, có đầy đủ sức khỏe, bình an, hạnh phúc, thanh tịnh, tĩnh lặng, thân không tật bệnh, tâm không phiền não, hàng ngày an vui, không gặp chướng ngại. (x2)

Nguyện cho tất cả chúng sanh đừng oan trái lẫn nhau, để cho được sự an vui, đừng có khổ, đừng làm hại lẫn nhau, đừng hẹp lượng, hãy cho được sống lâu, đừng có bệnh hoạn, hãy cho được thành tựu đầy đủ, hãy giữ mình cho được sự an vui, tất cả chúng sinh đang đau khổ, cầu mong cho hết khổ, đang kinh sợ, cầu mong cho hết kinh sợ, đang thương tiếc, cầu mong cho hết thương tiếc. (x2)

Lúc này tâm mình đã an lạc, tĩnh lặng, tràn đầy tình thương rồi chuyển sang Thiền Minh Sát.

Thiền Minh Sát

Chú tâm vào yếu tố đất, nước, gió, lửa trong sự chuyển động của bụng, trong hơi thở, hoặc chú tâm vào toàn bộ cơ thể, để thấy yếu tố đất, nước, gió, lửa trong toàn bộ cơ thể, rồi thấy nó sinh nó diệt. Thấy nó sinh, nó diệt, nó tan biến. Nhớ chú tâm để khối vật chất, và khối tâm đó nó luôn luôn tan biến, nó đến rồi đi, đến rồi đi mà không có tôi ta nào trong khối đó cả.

Với tâm tỉnh giác, với sự hay biết, không để tâm lù mù lờ mờ, khi nào thấy tâm chạy đi chỗ khác nhiều quá thì có nhiều cách để hướng tâm vào đề mục chính. Có thể mình lấy ngón tay phải rờ vào tay trái, rồi lấy 1 ngón tay chạy trên cánh tay mình, mình sẽ thấy những cảm giác trong đó. Cảm thấy dễ dàng nhất là có gì đang chạy chạy đó, mình để ngón tay vào trong cánh tay, mình kéo tới kéo lui, mình nhận biết rõ ràng như vậy chứ không phải tưởng tượng. Đức Phật nói nhìn sự vật giống như con mắt đang mở ra vậy, giống như cái tay đụng vào trong đó, giống như tất cả ngũ căn mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, tâm đều ở trạng thái đang tác động, không có mù mờ. Nó mù mờ thì phải thêm tỉnh giác vào, nên thường thường chánh niệm phải đi liền với tỉnh giác. Tỉnh giác tức là hay biết 1 cách sáng suốt. 

Hôm nay Sư sẽ giảng cho thiền sinh nghe về bài kinh Satta Sutta trong Saṃyutta Nikāya. Bài kinh này khởi sinh nhân dịp Tỳ Khưu Rādha hỏi Đức Phật về nghĩa chữ Satta (chúng sanh). Thường mình nói nguyện cho tất cả chúng sinh được khỏe mạnh, an vui, hạnh phúc. Thì chúng sinh nghĩa là gì? Đức Phật đã giảng giải rằng:

“Chúng sanh là kẻ còn tham ái,

dính mắc mạnh mẽ vào các hiện tượng vật chất”

“Chúng sanh là kẻ còn tham ái,

dính mắc mạnh mẽ vào cảm thọ”

“Chúng sanh là kẻ còn tham ái,

dính mắc mạnh mẽ vào tưởng hay tri giác”

“Chúng sanh là kẻ còn tham ái,

dính mắc mạnh mẽ vào hành hay phản ứng của tâm”

“Chúng sanh là kẻ còn tham ái,

dính mắc mạnh mẽ vào thức”

Hiện tượng vật chất ở đây là mình nói về sắc (sắc ở trong sắc thọ tưởng hành thức). Tưởng hay còn nói là tri giác cho dễ nhớ. Thức là sự hay biết thuần túy. Khi thức biết thì đi kèm thêm những tâm sở khác nữa, nó đi kèm thọ tưởng hành. Quý vị cứ hành thiền đi rồi sẽ hiểu rõ nghĩa của những chữ đó. Nhưng không cần hiểu nghĩa của những chữ đó, chỉ cần cố gắng hành thiền thì tự nhiên sẽ thấy rõ.

Sau đó Đức Phật dạy:

“Này Rādha, hãy loại trừ, vứt bỏ sắc uẩn (thành phần vật chất) và hãy hành thiền để loại trừ tham ái (vào thành phần vật chất), giống như đứa trẻ đã phá bỏ, đạp đổ những căn nhà bằng cát khi chúng cảm thấy nhàm chán với những đồ chơi đó.

Này Rādha, hãy loại trừ, vứt bỏ thọ uẩn và hãy hành thiền để loại trừ tham ái vào thọ uẩn giống như đứa trẻ đã phá bỏ, đạp đổ những căn nhà bằng cát khi chúng cảm thấy nhàm chán với những đồ chơi đó.

Này Rādha, hãy loại trừ, vứt bỏ tưởng uẩn và hãy hành thiền để loại trừ tham ái vào tưởng uẩn giống như đứa trẻ đã phá bỏ, đạp đổ những căn nhà bằng cát khi chúng cảm thấy nhàm chán với những đồ chơi đó.

Này Rādha, hãy loại trừ, vứt bỏ hành uẩn và hãy hành thiền để loại trừ tham ái vào hành uẩn giống như đứa trẻ đã phá bỏ, đạp đổ những căn nhà bằng cát khi chúng cảm thấy nhàm chán với những đồ chơi đó.

Này Rādha, hãy loại trừ, vứt bỏ thức uẩn và hãy hành thiền để loại trừ tham ái vào thức uẩn giống như đứa trẻ đã phá bỏ, đạp đổ những căn nhà bằng cát khi chúng cảm thấy nhàm chán với những đồ chơi đó.

Này Rādha, hãy loại trừ, vứt bỏ ngũ uẩn và hãy hành thiền để loại trừ tham ái vào ngũ uẩn giống như đứa trẻ đã phá bỏ, đạp đổ những căn nhà bằng cát khi chúng cảm thấy nhàm chán với những đồ chơi đó.

Tóm lại, con phải thực hành để loại trừ ngũ uẩn: sắc uẩn, thọ uẩn, tưởng uẩn, hành uẩn, thức uẩn. Con hãy thực hành cho đến khi mọi tham ái, dính mắc vào năm uẩn được loại trừ hoàn toàn”.

Như vậy, theo lời Phật dạy, chúng ta phải loại trừ mọi tham ái, diệt tận mọi điều kiện tạo ra dính mắc, đó là loại trừ ngũ uẩn dẫn đến tái sanh. Phương pháp loại trừ thật là rõ ràng, đó là hành Thiền Minh Sát, quán sát sự sinh và diệt của các hiện tượng vật chất và tâm liên tục.

Phần mình nói ngũ uẩn, nhưng mình chia nhỏ ra rồi gom lại cho dễ là vật chất và tâm. Sắc là vật chất; còn thọ, tưởng, hành, thức thuộc về tâm. Ngũ uẩn mình nói đơn giản thành vật chất và tâm.

Chúng sanh (satta) là kẻ còn tham ái, dính mắc mạnh mẽ vào các tập hợp vật chất (sắc). Và sự tham ái, dính mắc vào các hiện tượng vật chất cũng được gọi là satta.

Theo nghĩa thứ nhất, satta là kẻ còn tham ái, dính mắc mạnh mẽ vào các tập hợp vật chất. Tham ái dính mắc bao gồm các mức độ của tham ái: tham ái, dính mắc, luyến ái, bám víu vào. Tại sao mình phân biệt tham ái dính mắc? Vì nó có từng mức độ của nó. Ví dụ chả hạn mình thích cái gì đó, thích sơ sơ thì không có gì, nhưng khi mình thích quá rồi, nó muốn mua bộ đồ đó. Thì tham ái mới thường thôi, nhưng tham ái dính mắc mạnh lắm. Thành ra, tham ái mạnh lắm, nó muốn giữ cái đó, nó muốn có cái đó. Ví dụ mình thấy đồ gì đẹp, mình tham ái vừa thôi nên mình không muốn giữ nó, mà tham ái mạnh quá nên mình tìm đủ mọi cách để có được vật đó. Mới tham ái thôi, nhưng dính mắc vào nó muốn có vật đó, thì từ tham ái biến thành thủ. Muốn thủ rồi nó phải có, vật có rồi theo thông thường bị định luật vô thường, khổ, vô ngã chi phối. Thành ra thí dụ như 1 người thương 1 người khác, mà thương sơ sơ thôi thì không khổ, khi thương quá rồi nó muốn thủ, muốn giữ người đó là 1 người của mình, nên tìm cách thủ giữ người đó. Khi thủ là khi có, những vật gì mình có nó theo định luật sinh diệt, nó đến rồi nó đi, tàn phai. Ví dụ 2 người đàn ông cùng thương 1 người đàn bà, rốt cuộc người được thương họ chỉ thành vợ chồng với 1 người thôi. Nếu cô đó đau yếu, bệnh tật, chết chóc thì người thủ vật đó – tức người cưới cô đó, xem cô đó là vợ thì người đó mới khổ, còn người kia thấy cô này có phải vợ mình đâu, nên không có khổ, nếu khổ thì cũng chỉ khổ sơ sơ thôi. 

Nên tham ái đưa đến chấp thủ. Chấp thủ có rồi thì bị chi phối bởi sanh, lão, bệnh, tử. Thành ra khi đầu mối với chữ tham ái dính mắc.

Nhớ rằng nghĩa thứ nhất của chúng sinh là còn tham ái dính mắc, tham ái dính mắc bao gồm các mức độ của tham ái là dính mắc, luyến ái, bám víu… Tất cả nghĩa chung đều là tham ái.

Nghĩa thứ 2 của satta, là dưới 1 hình thức của 1 động từ là tham ái dính mắc, dầu là dính mắc vào vật chất 1 cách thích thú, hay dính mắc vào vật chất 1 cách tự nhiên cũng đều gọi là dính mắc. Sự dích mắc có nguyên nhân là si mê.

Nếu phân tích 1 cách sáng suốt, chúng ta sẽ thấy vật chất của cơ thể này là sự tập hợp của nhiều thành phần vật chất. Muốn biết rõ có thể chia theo 32 thành phần như Đức Phật dạy, 20 thành phần đầu thuộc nhóm cứng mềm (đất), 3 nhóm còn lại là nước, gió, lửa. Đất là đặc tính cứng mềm vượt trội, khi mình quán sát sẽ thấy những thành phần đó gồm tóc, lông, móng, răng, da – thịt, gân, xương, tủy, thận – tim, gan, ruột, lá lách, phổi – phèo, bao tử, thực phẩm chưa tiêu, phẩn, óc. Tóc khi quan sát kỹ càng mình cũng thấy 4 yếu tố đất nước gió lửa, nhưng yếu tố cứng mềm nổi bật nhất nên được xếp vào nhóm đất. Tương tự, 19 thành phần còn lại cũng có yếu tố cứng mềm nổi bật nên được xếp vào nhóm đất. Khi quán sát vật chất, thiền sinh nhận được đặc tính cứng mềm là có kinh nghiệm về địa đại. Tương tự, yếu tố lửa khi kinh nghiệm được nhiệt độ, yếu tố gió khi kinh nghiệm được sự căng kéo, rung động, giãn nở, bành trướng. yếu tố nước kinh nghiệm được sự ướt, dính hút. Khi chú tâm quan sát vật chất xuyên qua 4 yếu tố đất, nước, gió, lửa thì chúng ta chú tâm vào đặc tính của chúng, mà đặc tính dễ thấy nhất là sự cứng mềm, dính hút, rung động, nhiệt độ, chứ không chú ý đến hình dáng, tư thế của chúng. Không phải đi, là mình chú ý vào sự đi, mà mình chú ý vào bên trong bước đi, chú ý vào những yếu tố đất, nước, gió, lửa khi đi, đứng, nằm, ngồi, chứ không phải chú ý vào hình dáng, tên của nó. Tại sao vậy? Nếu mình không chú ý vào đặc tính của tứ đại, mà chú ý vào hình dáng, tư thế, thì khi đó nó đưa đến niệm đây là đàn ông, đây là đàn bà, đây là con nít, đây là cái bàn, cái nhà, cái ghế…

Như vậy trong lúc hành Thiền Minh Sát, chúng ta phải đặt sự chú ý vào quán sát đất, nước, gió, lửa. Bỏ qua ý niệm đây là chân, tay mắt, mũi…

Lúc nãy mình đã có 20 thành phần thuộc về đất. Thành phần thuộc về nước trong cơ thể mình là gì, là mật, đàm, mủ, máu, mồ hôi, mỡ – nước mắt, nước mỡ, nước miếng, nước mũi, nước khớp xương, nước tiểu (12 thành phần). Đây là nước vì thành phần lỏng chiếm nhiều hơn, còn yếu tố đất, gió, lửa không ưu thế bằng. Lửa có thân nhiệt, sức nóng làm cho cơ thể trưởng thành và già nua, nhiệt độ quá cao (khi bị cảm sốt), sức nóng tiêu thụ thức ăn (4 loại). Gió có gió hướng lên khiến mình nôn, gió hướng xuống khiến phân, nước tiểu ra ngoài, gió trong ruột, gió ngoài ruột nhưng trong bụng, gió giúp ta cử động tay chân và vận động, hơi thở ra vào (6 thành phần). 

Các đặc tính này hợp lại thì ta có hình dáng. Nếu không nhìn bằng cặp mắt trí tuệ thì mình sẽ thêm vào các đặc tính khác, tôi, ta, đàn ông, đàn bà, ghế, bàn, nhà cửa… khiến sự dính mắc phát sinh.

Trong kinh Đức Phật so sánh cơ thể mình như mảng bọt ở trên mặt nước (bong bóng nước), mình thấy bên ngoài là 1 khối lớn, bền vững nhưng bên trong chỉ có không khí thôi, chỉ là khối tạm bợ, tan biến rất nhanh. Khi thấy vậy mình thấy sự vật trên thế gian không tồn tại vững bền, nó không có đẹp giống như mình nghĩ. Bởi vậy mình ghét người nào thì mình ghét cho đúng, mình chẻ nhỏ họ ra thành từng thành phần cho đỡ ghét, mình tách ra thành tóc, lông, móng, răng, da, rồi mình tự hỏi mình giận cái tóc của họ à, hay giận móng, da họ? Khi quán hết 32 thể trược mình thấy mình đâu giận cái gì trong đó. Nên thấy vô lý. 32 thể trược này luôn đến rồi đi, luôn luôn biến đổi. Khi hành thiền mình thấy nó luôn tan rã, mình muốn nó theo ý mình không được.

Trình Pháp:

Câu hỏi 1: Thưa Sư, con ngồi thiền hay bị hôn trầm, con cố gắng quay về hơi thở, vậy con có được mở mắt hé 1 chút nhìn về phía trước để thoát ra trạng thái buồn ngủ không ạ?

Trả lời: Khi buồn ngủ có nhiều cách để thoát khỏi cơn buồn ngủ. Có thể mở mắt ra, đi tới đi lui, tưởng tưởng có ánh sáng, thay đổi tư thế. Hoặc chú ý nhiều đề mục trong cơ thể từ đầu đến chân, chú ý đến đỉnh đầu xem có cảm giác gì, nếu lúc đầu không thấy rõ thì lấy tay gãi gãi đầu, mình nhìn vô đó thấy nóng hay lạnh, rần rần gì ở đó, rồi mình chú ý ở trán, rồi con mắt bên trái, con mắt bên phải… Mình thay đổi nhiều đề mục vậy sẽ hết buồn ngủ.

Câu hỏi 2: Hành thiền ngồi khá mệt với con, nhưng khi con nằm xuống thì con khá tỉnh, con quay về quan sát hơi thở 1 lúc sau con ngủ lại được. Trường hợp này thì bình thường phải không ạ?

Trả lời: Đúng rồi. Hành thiền nhiều khi ngồi mình không chánh niệm, nhưng khi nằm vài giây phút đầu tiên rất chánh niệm. Chả hạn đến giờ mình buồn ngủ rồi, mình muốn đi ngủ thì ghi nhận ý định đi ngủ. Rồi đi dần đến chỗ đi ngủ, đang đi nói mình phải đi uống nước trước khi ngủ/đi vệ sinh, rồi mình tiếp tục chánh niệm đi đến chỗ uống nước, chánh niệm mọi lúc, rồi đi chánh niệm từ từ đến giường ngủ, đi đến giường ngủ nhìn giường ngủ, biết mình đang nhìn, ngồi xuống giường biết mình ngồi xuống, mọi tác động đều chánh niệm để biết chuyển động trong cơ thể (chuyển động trong cơ thể là dễ thấy nhất).

Câu hỏi 3: Buổi tối bụng dưới con thắt lại rất đau, con thực hành quan sát cơn đau như Sư chỉ dạy nhưng con không thấy được sự sinh diệt của cơn đau, mà càng ngày càng thắt thêm như muốn bứt ra vậy. Lúc đó tâm con hoảng loạn và sợ hãi, con quán tưởng đến cái chết, trước khi chết con người thường rất khó chịu, nếu tâm không an thì xuống cảnh giới không tốt.

Trả lời: Khi cơn đau đến thì đây là đề mục rất là rõ đề mình nhìn, trong cái thắt đấy mình nhìn thấy nhiều cái thắt lắm, có thể nó vặn thì mình chú ý đến cái vặn, chú ý đến sự mất của cái vặn đó, chứ đừng đặt cho nó 1 cái tên. Nếu mình chịu đựng không nổi thì mình đổi tư thế, mình đứng dậy rồi đi, nó còn vặn thì mình đứng lại, vẫn vặn thì mình ngồi xuống, mình tìm tư thế để quan sát nó. Một hồi nó hết. Có nhiều khi do mình thiền, những cảm giác trong người mình lúc chưa chánh niệm không quan sát được cơn đau quặn đó, bây giờ mình chánh niệm tốt đẹp nên thấy rõ. Nhưng mình thử, nhiều khi có những cảm giác như vậy, mình bỏ không hành thiền nữa đi chơi, thì cảm giác đó mất đi. Như vậy mình thấy những cảm giác khởi sinh do tâm mình đến giai đoạn tốt đẹp nó sẽ thấy rõ từng chi tiết nhỏ trong bụng mình, thì mình nhìn rõ vào nó, chịu không được thì đổi tư thế, không chịu nổi nữa thì đi ngủ hoặc làm việc khác, tạm ngưng thiền lại, nhưng vẫn chánh niệm khi làm việc khác.

Câu hỏi 4: Khi con quan sát phồng xẹp, con thấy phồng xẹp thay đổi từ mềm mại sang căng cứng, nó thay đổi liên tục và sẽ có các hiện tượng mạnh hơn phồng xẹp như đau nhức, ngứa ngáy. Con quan sát nó thay đổi cho đến khi mất hẳn. Vậy là con quan sát sự vô thường của vật chất đúng không ạ?

Trả lời: Quan sát thôi, cái gì đến thì đến, còn mình ngồi nghĩ tôi ngồi quan sát khổ, quan sát vô thường là tâm bị phóng đó. Sư dạy mình vậy thì cứ như vậy, đừng thấy mình được như vậy là mình nghĩ mình quan sát được cái này rồi, cái kia rồi thì mình khởi lên 1 cái tâm nhận xét, tâm sẽ bị phóng ra ngoài. Nhớ là mình ngồi thiền không được suy tư, chỉ quán sát thôi. Giống như máy ảnh chỉ chụp ảnh thôi, máy ảnh nó không có suy nghĩ, cái gì hiện ra thì ghi nhận, cái tâm mình rất nhanh. Máy ảnh chụp nhanh lắm là 1/1.000s, thì tâm mình còn nhanh hơn nữa. Mình cứ ghi nhận thôi, ghi nhận được rồi thì mình sẽ thấy được sự sinh diệt của nó. Nó đến là nó đi.

Câu hỏi 5: Con đi kinh hành con niệm nhấc – dở – chạm, hoặc bước trái – bước phải. Con đi vẫn đúng chân mà con vẫn suy nghĩ được việc khác, tức là con làm 3 việc cùng lúc là vừa đi, vừa niệm bước đi, vừa suy nghĩ. Thưa Sư làm sao để quan sát từng sát na như Sư chỉ ạ?

Trả lời: Mình cứ tập từ từ đi, khi mình thấy tâm mình nghĩ qua chuyện khác thì mình kéo về đề mục quan sát tứ đại thôi, thấy nó chuyển động, cứng mềm thôi. Nhưng nhớ là khi mình dở chân mình thấy nóng lạnh chả hạn, mình đưa tới trước mình thấy chuyển động, hoặc khi dở chân thấy nó chuyển động, thì cái gì nổi bật nhất chú ý vào đó. Thường thường hành thiền phải liên tục, tâm ghi nhận liên tục mà lúc đầu chưa liên tục được đâu, có nhiều khoảng hở lắm. Mình cố gắng tinh tấn hành thiền, nhiều khi mình dở chân lên, mình chánh niệm được, nhưng bước tới không chánh niệm, đạp xuống không chánh niệm thì đừng có lo sợ gì cả, mình biết hiện tại vậy thôi. Có những lúc chánh niệm 1 sát na thôi mình đã giác ngộ được rồi. Nên mình cứ kiên trì hành thiền.

Câu hỏi 6: Có 4 phương pháp hành Thiền Minh Sát là đi đứng nằm ngồi, vậy con chỉ chọn đi đứng nằm được không ạ, hay con phải chọn cả 4 ạ.

Trả lời: 1 cái cũng được, mình thấy cái nào thích hợp thì chú ý vào cái đó. Như mình đi làm nghề, nghề nào có tiền thì mình làm, đừng phạm giới là được thôi. Mỗi người có 1 cách, người thấy yếu tố này rõ, người thấy yếu tố kia rõ.

Hỏi: thường có 1 giờ đi và 1 giờ ngồi, vậy các thiền sinh khác dựa theo câu trả lời này để chỉ ngồi không hoặc đi không thì được không ạ?

Trả lời: mới đầu những người hành thiền 1 giờ ngồi, 1 giờ đi thôi, bởi vì khi đi tinh tấn nhiều, khi ngồi định nó nhiều. Nên mình phải cân bằng, ngồi tâm định 7 phần, tinh tấn 3 phần, khi đi tâm định 3 phần, tinh tấn 7 phần, thì mình phải đi như vậy. Nhưng khi hành thiền 1 thời gian lâu rồi, mình trình pháp với thiền sư, thiền sư sẽ điều chỉnh lại cho mình, hoặc chính mình điều chỉnh, nhiều khi có thể ngồi nhiều hơn, hoặc đi lâu hơn, từ từ tất cả tư thế nào mình cũng chánh niệm được hết khi việc hành thiền của mình tiến triển.

Câu hỏi 7: Khi thực hành ngoài quan sát phồng xẹp ở bụng hoặc chuyển động ở hơi thở, chú ý nóng lạnh cứng mềm vào sự vật mình quan sát thì còn chú ý đến đất, nước, gió, lửa là gì ạ, xin Sư giải thích thêm.

Trả lời: Ví dụ chú ý đến bụng là mình chú ý đến đâu? Nếu chú ý đến vật chất là mình chú ý đến đất, nước, gió, lửa trong đó, chứ không phải chú ý riêng, tất cả mọi tác động nếu chú ý vào thân thì chú ý đến đất, nước, gió, lửa trong thân. Khi mình chú ý đất, nước, gió, lửa trong thân như vậy, tâm xuất hiện cái gì thì mình chú ý vào tâm, mục đích để thấy sự sinh diệt trong tâm mình. Nhưng nhớ đề mục thân dễ hơn, vì nó có mặt thường xuyên, còn tâm lâu lâu mới khởi sinh, khi nào khởi sinh mới chú ý vào đó. Còn khi nào mình thấy cái gì mạnh nhất thì chú ý vào đó. Những gì trong cơ thể về thân mình mạnh nhất thì chú ý vào đó, còn lúc chưa có gì rõ thì chú ý vào phồng xẹp/hơi thở. Còn bây giờ có 1 sự đau mạnh hơn, thì mình chú ý vào sự đau, trong cái đau cũng chú ý vào yếu tố đất nước gió lửa trong sự đau đó. Mình quán sát để thấy sự sinh diệt, sự đến đi của nó.

(Xin tri ân đạo hữu Vũ Thái Bình đã đánh máy)

Các bài viết trong sách

Dhamma Nanda

Namo Tassa Bhagavato Arahato Sammāsambuddhassa. Nhận thấy những lợi lạc vô cùng quý báu của Dhamma mà Bậc Giác Ngộ chỉ dạy, khoảng Rằm tháng 4 âm lịch năm 2020, con Dhamma Nanda và các bạn hữu Dhamma đã có tác ý phát triển trang Theravada.vn và hệ thống Phật Giáo Theravāda, nhằm tổng hợp lại các tài liệu Dhamma quý báu mà các Bậc Trưởng Lão và các Bậc Thiện Trí đã dày công lưu giữ và truyền dạy, nhằm đem lại lợi lạc đến nhiều người, đặc biệt là cộng đồng người Việt Nam.

Từ điển
Youtube
Live Stream
Tải app