Nội Dung Chính
Buổi 3: Thiền Sư Khánh Hỷ Hướng Dẫn Thiền Tha Thứ, Thiền Rải Tâm Từ & Thiền Vipassana Cơ Bản 21.09
Thiền tha thứ:
Vì lầm lạc và không minh mẫn, nên con đã có hành động, lời nói và ý nghĩ sai lầm, làm thiệt hại và gây ra đau khổ cho người khác, cho chúng sinh khác. Xin tất cả mở rộng lòng từ bi và trí tuệ tha thứ cho con. (x3)
Con xin thành thật tha thứ cho tất cả những ai đã có hành động, lời nói và ý nghĩ sai lầm, làm thiệt hại và gây ra đau khổ cho con. (x3)
Con xin thành thật tha thứ cho chính con, và nguyện từ nay về sau làm lành, lánh dữ, giữ tâm trong sạch. (x3)
Thiền Tâm Từ:
Nguyện cho con tràn đầy tình thương, khoan dung tha thứ, có đầy đủ sức khỏe, bình an, hạnh phúc, thanh tịnh, tĩnh lặng, thân không tật bệnh, tâm không phiền não, hàng ngày an vui, không gặp chướng ngại. (x2)
Nguyện cho thầy tổ con, tràn đầy tình thương, khoan dung tha thứ, có đầy đủ sức khỏe, bình an, hạnh phúc, thanh tịnh, tĩnh lặng, thân không tật bệnh, tâm không phiền não, hàng ngày an vui, không gặp chướng ngại. (x2)
Nguyện cho cha mẹ con, tràn đầy tình thương, khoan dung tha thứ, có đầy đủ sức khỏe, bình an, hạnh phúc, thanh tịnh, tĩnh lặng, thân không tật bệnh, tâm không phiền não, hàng ngày an vui, không gặp chướng ngại. (x2)
Nguyện cho mọi người trong gia đình con, tràn đầy tình thương, khoan dung tha thứ, có đầy đủ sức khỏe, bình an, hạnh phúc, thanh tịnh, tĩnh lặng, thân không tật bệnh, tâm không phiền não, hàng ngày an vui, không gặp chướng ngại. (x2)
Nguyện cho thân bằng quyến thuộc con, tràn đầy tình thương, khoan dung tha thứ, có đầy đủ sức khỏe, bình an, hạnh phúc, thanh tịnh, tĩnh lặng, thân không tật bệnh, tâm không phiền não, hàng ngày an vui, không gặp chướng ngại. (x2)
Nguyện cho bạn bè con, tràn đầy tình thương, khoan dung tha thứ, có đầy đủ sức khỏe, bình an, hạnh phúc, thanh tịnh, tĩnh lặng, thân không tật bệnh, tâm không phiền não, hàng ngày an vui, không gặp chướng ngại. (x2)
Nguyện cho những người không quen biết con, tràn đầy tình thương, khoan dung tha thứ, có đầy đủ sức khỏe, bình an, hạnh phúc, thanh tịnh, tĩnh lặng, thân không tật bệnh, tâm không phiền não, hàng ngày an vui, không gặp chướng ngại. (x2)
Nguyện cho những người không có thiện cảm với con, tràn đầy tình thương, khoan dung tha thứ, có đầy đủ sức khỏe, bình an, hạnh phúc, thanh tịnh, tĩnh lặng, thân không tật bệnh, tâm không phiền não, hàng ngày an vui, không gặp chướng ngại. (x2)
Nguyện cho tất cả chúng sanh xung quanh nơi đây, tràn đầy tình thương, khoan dung tha thứ, có đầy đủ sức khỏe, bình an, hạnh phúc, thanh tịnh, tĩnh lặng, thân không tật bệnh, tâm không phiền não, hàng ngày an vui, không gặp chướng ngại. (x2)
Nguyện cho tất cả chúng sanh trong đất nước Việt Nam, tràn đầy tình thương, khoan dung tha thứ, có đầy đủ sức khỏe, bình an, hạnh phúc, thanh tịnh, tĩnh lặng, thân không tật bệnh, tâm không phiền não, hàng ngày an vui, không gặp chướng ngại. (x2)
Khi rải tâm từ, mình tưởng tượng luồng tâm từ của mình nó mát mẻ, nó đang đến người mình đang rải tâm từ đến, nó vuốt ve người đấy, làm cho họ được an vui hạnh phúc.
Nguyện cho tất cả chúng sanh trên thế giới, tràn đầy tình thương, khoan dung tha thứ, có đầy đủ sức khỏe, bình an, hạnh phúc, thanh tịnh, tĩnh lặng, thân không tật bệnh, tâm không phiền não, hàng ngày an vui, không gặp chướng ngại. (x2)
Nguyện cho tất cả chúng sanh đừng oan trái lẫn nhau, để cho được sự an vui, đừng có khổ, đừng làm hại lẫn nhau, đừng hẹp lượng, hãy cho được sống lâu, đừng có bệnh hoạn, hãy cho được thành tựu đầy đủ, hãy giữ mình cho được sự an vui, tất cả chúng sinh đang đau khổ, cầu mong cho hết khổ, đang kinh sợ, cầu mong cho hết kinh sợ, đang thước tiếc, cầu mong cho hết thương tiếc. (x2)
Mỗi câu mình có thể đọc 1, 2 lần hoặc nhiều hơn.
Sau khi đã hành thiền tha thứ và thiền tâm từ, chúng ta chuyển sang hành Thiền Minh Sát
Thiền Minh Sát
Bây giờ Sư sẽ hướng dẫn để hành Thiền Minh Sát. Những phần hướng dẫn hành Thiền Minh Sát này đã được Ngài Mahasi hướng dẫn, và hướng dẫn nhiều lần. Thường thường trong các trường thiền, khi họ vào hành thiền, họ đều gặp những bài hướng dẫn này cho nhớ, hành cho đúng. Trong những bài này, tùy mức tiến triển, tiến triển đến đâu thì quý vị tiếp tục hành thiền tới đó.
Sư sẽ đọc lại cho các vị nghe phần hướng dẫn của hòa thượng Mahasi.
Hãy chú tâm vào chuyển động của bụng, nên nhớ là chú tâm chứ không phải chú mắt vào bụng. Chú tâm vào bụng, chúng ta sẽ thấy được chuyển động phồng xẹp của bụng, nếu không thấy rõ được chuyển động phồng xẹp của bụng thì các vị có thể đặt 2 tay lên bụng để cảm giác sự phồng xẹp của bụng, một lúc sau thì quý vị sẽ thấy sự chuyển động của bụng. Các thiền sinh hãy ghi nhận sự phồng lên và xẹp xuống của bụng. Mọi chuyển động của bụng đều phải được ghi nhận. Từ bài tập này, chúng ta biết được chuyển động của bụng, không cần để ý đến hành động, hình dáng hay là tư thế của bụng, mà chỉ cần theo dõi cảm giác, sức ép do chuyển động của bụng tạo nên mà thôi. Càng thực tập lâu các bạn sẽ thấy sự chuyển động của bụng một cách rõ ràng, tinh tế hơn. Khi tuệ giác phát sinh một cách trọn vẹn thì ta sẽ nhận thức được những diễn tiến liên tục của quá trình thân và tâm qua mỗi giác quan. Vì là người sơ cơ hành thiền, sự chú ý và định tâm còn yếu nên thiền sinh sẽ thấy khó giữ tâm trên những chuyển động phồng xẹp của bụng, do đó thiền sinh có thể nghĩ rằng ta chả biết cách giữ tâm trên mọi chuyển động phồng xẹp này, cần phải nhớ, đây là 1 tiến trình học hỏi, vì thế yên tâm tiếp tục hành thiền. Chuyển động phồng xẹp của bụng luôn luôn hiện hữu, vì vậy không cần tìm kiếm chúng. Thực ra những thiền sinh mới chỉ cần đơn thuần chú tâm vào chuyển động phồng xẹp mà thôi, nên sự thực tập cũng không có gì khó khăn lắm.
Hãy liên tục thực hành bài tập này, bài tập chú ý vào chuyển động của phồng xẹp. Nhớ là đừng bao giờ lặp đi lặp lại ra lời những chữ phồng xẹp, mà chỉ cần niệm thầm thôi. Về sau khi tập quen rồi, mình không cần niệm thầm nữa, nhưng bây giờ thì cần niệm thầm. Khi bụng phồng mình niệm phồng, khi bụng xẹp mình niệm xẹp. Nên nhớ thở 1 cách tự nhiên, không thở dài quá hay ngắn quá. Có nhiều khi thiền sinh muốn thấy rõ chuyển động phồng xẹp của bụng nên thở dài hoặc thở nhanh, điều đó làm cho mình mệt. Trong khi thực tập quán sát phồng xẹp của bụng, thì những tư tưởng khác sẽ phát sinh làm cho chúng ta quên mất sự chú tâm. Có những tư tưởng như ham muốn, ý nghĩ, tưởng tượng… sẽ xuất hiện trong khi chúng ta đang chú tâm vào sự phồng xẹp. Khởi đầu chúng ta không thể bỏ qua những điều đó, mà chúng ta thấy như thế nào thì biết như thế đó, không đặt tên cho nó. Ví dụ khi đang ngồi thiền như vậy, mình tưởng tượng gì thì mình biết hiện tại chúng ta đang tưởng tượng và ghi nhận “tưởng tượng, tưởng tượng”. Khi đang hành thiền chú ý đến chuyển động phồng xẹp của bụng mà mình lại suy nghĩ điều gì thì mình ghi nhận “suy nghĩ, suy nghĩ”, tính toán điều gì thì ghi nhận “tính toán, tính toán” rồi trở về đề mục chính. Khi tâm đi lang bạt đến chỗ này chỗ kia thì ghi nhận “phóng tâm” hay “vọng tâm” rồi trở lại bụng. Khi tưởng tượng điều gì, đi đến 1 nơi nào đó thì mình cũng ghi nhận “tưởng tượng”, hay thấy mình đi thì ghi nhận “đi đi” rồi trở về lại chuyển động phồng xẹp ở bụng. Nhiều khi mình đi vậy lại thấy nó đến 1 nơi thì ghi nhận “đến, đến”, hoặc gặp ai thì ghi nhận “gặp, gặp”, khi nói chuyện với ai thì ghi nhận “nói, nói”, khi bàn cãi thì ghi nhận “bàn cãi, bàn cãi”. Đó là Sư nói khi mình đang hành thiền mà cái tâm hướng đến những chuyện như vậy đó, mà khi nó không hướng đến thì cứ chăm chú vào chuyển động phồng xẹp. Còn khi mình thấy bàn cãi với người nào thì ghi nhận “bàn cãi, bàn cãi”. Khi thấy hình ảnh nào xuất hiện thì ghi nhận “thấy, thấy”. Cũng có thể 1 cách tổng quát để khỏi phải tìm chữ, thì khi có gì hiện ra mình cứ niệm là “biết, biết” cũng được, ý là biết nó. Khi tâm thấy điều gì thì phải ghi nhận cho đến khi chúng biến mất. Sau khi chúng biến mất ta lại chú tâm đến chuyển động phồng xẹp của bụng. Phải chú tâm và hành trì, đừng chểnh mảng. Nhiều khi mình đang ngồi thiền mà nước bọt nó ra, mình định nuốt thì mình cũng phải ghi nhận “dự định, dự định” rồi khi nuốt mình cũng ghi nhận “nuốt, nuốt” rồi trở lại chuyển động phồng xẹp ở bụng. Khi mình muốn khum cổ xuống thì mình ghi nhận “muốn, muốn” rồi mình khum cổ xuống, ghi nhận “khum, khum”, khi ngửa cổ mình ghi nhận “ngửa, ngửa”. Sau khi mình chú tâm ghi nhận mỗi động tác thì trở lại chuyển động phồng xẹp ở bụng.
Phải liên tục ngồi thiền trong 1 thời gian dài với 1 tư thế ngồi hay nằm hay đứng hay đi thì chúng ta thấy mệt. Trong trường hợp này thì hãy chú tâm vào nơi mỏi mệt và ghi nhận “mỏi mệt, mỏi mệt”. Hãy ghi nhận 1 cách tự nhiên không mau quá cũng không chậm quá. Cảm giác mệt mỏi khi được ghi nhận thì dần dần sẽ giảm đi, cuối cùng mất hẳn. Nếu sự mệt mỏi kéo dài không chịu nổi, lúc bấy giờ phải thay đổi tư thế, tuy nhiên đừng quên ghi nhận “muốn, muốn” trước khi thay đổi tư thế. Với mỗi cử động nhỏ đều phải ghi nhận 1 cách trung thực và theo thứ tự. Ví dụ muốn đưa tay hay chân lên, thì hãy ghi nhận “dự định, dự định”, khi đưa tay hay chân ra thì ghi nhận “đưa, đưa”, muốn duỗi tay, duỗi chân ra thì ghi nhận “duỗi, duỗi”, khi đặt tay xuống ghi nhận “đặt, đặt”, khi 2 tay tiếp tục chuyển động thì ghi nhận “chuyển động, chuyển động”, khi 2 tay trở tư thế rồi để lại trên đùi thì ghi nhận “để lại, để lại”. Nên phải thực hiện động tác 1 cách chậm rãi để ghi nhận. Ngay khi bạn đang ở trong tư thế mới thì phải tiếp tục ghi nhận chuyển động phồng xẹp ở bụng, tư thế mới không thoải mãi, muốn đổi tư thế cũng ghi nhận “muốn đổi, muốn đổi”, trong khi đổi cũng ghi nhận “đổi, đổi”. Khi hành thiền mà ngứa ở chỗ nào đó thì chú tâm vào cái ngứa rồi ghi nhận “ngứa, ngứa”. Sự ghi nhận phải tự nhiên, chứ không có mau, cũng không có chậm. Khi cảm giác ngứa biến mất thì trở lại với sự phồng xẹp. Nếu ngứa quá không chịu đựng được mà muốn gãi, thì ghi nhận “muốn muốn”, đưa tay lên ghi nhận “đưa đưa”, tay đụng vào chỗ ngứa thì ghi nhận “đụng, đụng”, gãi biết “gãi, gãi”, gãi thấy dễ chịu ghi nhận “dễ chịu, dễ chịu”. Khi thấy hết ngứa rồi đưa tay về tư thế thiền thì biết “đưa tay về, đưa tay về”, khi tay về chỗ cũ và tiếp xúc với tay trước, hay để phía trước thì tay đụng vào chỗ nào thì biết “đụng, đụng” rồi quán sát chuyển động phồng xẹp của bụng.
Khi thấy đau, khó chịu hãy chú tâm đến chỗ đau, khó chịu đó. Hãy ghi nhận rõ ràng, chính xác cảm giác phát sinh, chả hạn đau nhức, đè nặng, mệt, tê cứng… Cần nhớ là sự ghi nhận này phải tự nhiên, đừng vội vã quá cũng đừng trễ quá. Cơn đau nhức có thể chấm dứt hay gia tăng, khi cơn đau nhức gia tăng cũng đừng hốt hoảng, sợ hãi mà tiếp tục hành thiền, lát sau cơn đau sẽ lắng đi. Nếu cơn đau vẫn kéo dài không chịu đựng được thì hãy bỏ qua sự đau nhức và chú tâm vào sự phồng xẹp. Nếu chú tâm vào phồng xẹp mà đau nhức vẫn khó chịu quá thì khi đó mình ghi nhận muốn dở chân, lúc đang dở chân cũng ghi nhận đang dở chân.
Nhớ là khi đang hành thiền tiến triển nhiều sẽ có nhiều cảm giác đau đớn, khó chịu khởi sinh. Có khi mình đang hành thiền vậy mà có những cảm giác khó chịu như nghèn nghẹn nơi cổ, hay kim châm chích trong cơ thể, hay cảm giác ngột ngạt như có con gì bò trong da thịt mình. Thì chúng ta cũng phải ghi nhận. Khi chú ý vào đó khó chịu quá, mình ngưng hành thiền thì khi ngưng hành thiền cảm giác đó hết ngay, tiếp tục hành thiền lại, khi định tâm thì cảm giác đó lại xuất hiện. Thì không có gì đáng lo ngại cả, không phải bệnh hoạn, mà chỉ là cảm giác bình thường nó hiện diện trong cơ thể mình, nhưng chúng bị che lấp vì tâm mình đang bận rộn với những đối tượng trước mắt. Khi thiền tiến triển tâm mình trở nên bén nhạy tinh tế, nên dễ dàng nhận thấy những cảm giác này. Giống như lúc đầu mình hành thiền sơ sơ, cái đau mình chỉ thấy sơ sơ. Thiền chăm chú tinh tế vào chỗ đau thì mình thấy giống như nó đau nhiều hơn, nhưng không phải nó đau nhiều hơn mà do mình thấy rõ ràng hơn, ngày xưa nó cũng đau mà mình không thấy rõ, bây giờ mình chánh niệm nên thấy rõ chỗ đau, thấy rõ gấp trăm, gấp ngàn lần, nên thấy đau không có gì phải sợ. Không chịu được thì thay đổi tư thế.
Như vậy hành thiền nhớ là phải can đảm, quyết tâm và phải liên tục. Nếu gặp những cảm giác khó chịu mà ta vẫn quyết tâm hành thiền, thì từ từ sẽ chinh phục được chúng. Chúng ta sẽ không bao giờ gặp những cảm giác khó chịu này nữa. Nhớ là khi hành thiền gặp cảm giác đó, nhất là những thiền sinh mới mình thấy khó chịu lắm, nhưng những cảm giác đó giúp mình chánh niệm. Sau tâm mình tiến triển rồi thì mình ngồi không thấy đau nhức gì hết, tâm dễ phóng tâm. Nên khi hành thiền còn thấy đau nhức dễ quan sát, nên hãy lợi dụng nó để hành thiền. Có thiền sinh về sau hành thiền không còn đau nữa, họ cố gắng ngồi ở 1 tư thế nào cho đau để họ thấy rõ. Thì không nên như vậy, hết đau rồi tiếp tục quan sát vào chuyển động phồng xẹp ở bụng, đừng đi tìm cảm giác đau nữa.
Khi mình đang ngồi mà muốn xoay mình, mình phải biết dự định xoay mình, khi đang xoay biết xoay. Khi đang hành thiền thấy cơ thể mình lắc lư qua lại, hay trước ra sau, thì cũng đừng sợ hãi hay thích thú, lúc đó mình ghi nhận cảm giác lúc đó rồi giữ lưng lại cho thẳng rồi tiếp tục hành thiền.
Khi hành thiền có những hình ảnh hiện ra trong tâm mình, nếu ghi nhận nhiều lần mà còn thấy hình ảnh thì có thể quên hình ảnh đó đi, mà quay lại chuyển động phồng xẹp.
Khi hành thiền thấy run rẩy, khó chịu, lắc lư thì cũng ghi nhận như trên. Tiếp tục ghi nhận.
Trong khi ngồi thiền mình thấy run hay ớn lạnh, có nhiều người thấy ớn lạnh sau lưng, hay trước ngực thì mình cũng ghi nhận cảm giác ớn lạnh đó.
Có nhiều khi những cảm giác hỷ lạc mới đầu phát sinh làm cho mình khó chịu, mình tiếp tục hành thêm thì sẽ thấy cảm giác hỷ lạc phát sinh. Khi hỷ lạc phát sinh mình cũng ghi nhận nó rồi trở lại chuyển động ở bụng.
Khi tâm đang trong thiền, chúng ta dễ bị giật mình khi có tiếng động, tiếng động nhỏ vậy nhưng mình thấy nó to, nên giật mình. Khi đó mình cũng bình tâm, biết giật mình. Khi ngồi thiền thấy khát nước thì ghi nhận “khát, khát”. Khi muốn đứng dậy thì ghi nhận “muốn muốn” và chú tâm vào những cử động nhỏ nhặt trong khi đứng dậy. Sau khi đứng dậy rồi, con mắt nhìn về phía trước thì mình biết “nhìn, nhìn”, mình khát nước mình đi lấy nước, nhìn chỗ nước thì mình biết “nhìn, nhìn”, khi đi đến chỗ nước, khi đi mình cũng ghi nhận “muốn đi”, khi bước mình cũng ghi nhận “đi, đi” hoặc “trái phải, trái phải”, hoặc “dở đạp, dở đạp”, phải luôn luôn chánh niệm, tỉnh giác trong từng bước đi, cho đến khi đứng lại. Khi đi tản bộ hay kinh hành cũng phải theo nguyên tắc trên, dở, đạp, dở, đạp. Đó là những ngày đầu, về sau ghi nhận nhiều hơn “dở, bước, đạp, dở, bước, đạp”. Mình ghi nhận vậy, nhưng mà trong dở có nhiều chuyển động, nó rung chuyển, nó đậm nó nhẹ, mình dùng chữ này để cho dễ nhớ, dễ chánh niệm. Dần dần trong việc hành thiền quý vị sẽ thấy niệm chữ vậy biến thành trở ngại, thì mình bỏ chữ niệm đi, vì giờ mình thấy chuyển động nhanh quá, tâm mình ghi nhận rõ ràng quá. Ví dụ hồi trước dở chân lên mình chỉ ghi nhận được 2, 3 niệm thôi, nhưng giờ mình thấy được cả trăm cái đấy trong 1 giây, thì mình sao niệm kịp nên chỉ nhìn nó thôi. Khi dừng chân thì biết dừng chân, khi đứng biết là đứng. Đưa tay ra lấy gì ghi nhận “đưa, đưa”, khi đụng biết “đụng, đụng”, khi cầm biết “cầm, cầm”.
Đang ngồi làm việc mà thấy mát thì ghi nhận “mát, mát”. Cũng vậy khi uống nước, đưa tay nắm lấy cái ly, tâm cũng phải ghi nhận, thấy nước chảy vào cũng biết, nắm ly biết nắm, uống biết uống, uống 1 miếng thấy mát ghi nhận mát, nuốt qua miệng ghi nhận biết, để ly nước xuống ghi nhận “để xuống, để xuống”.
Khi mình đi kinh hành, mình muốn quay lại thì biết “muốn, muốn”, rồi mình quay biết mình quay, quay xong đứng lại mình biết đứng lại, mình bước đi mình biết đi. Muốn làm gì mình cũng ghi nhận muốn. Khi dừng ghi nhận dừng, khi đến ghi nhận đứng, khi ngồi ghi nhận ngồi. Khi ngồi cũng ngồi chậm rãi, ghi nhận sự chuyển động ngồi. Như vậy cần chú ý mọi chuyển động ngồi, sau đó ghi nhận chuyển động ở bụng. Khi nằm cũng ghi nhận mọi động tác trong nằm, duỗi chân biết duỗi chân. Tất cả động tác phải làm chậm chạp.
Mọi cảm giác, cân nhắc, ý kiến, hay mọi tác động của tay và chân và thân thể, thấy gì hiện diện ra phải ghi nhận liền. Nếu thấy không còn cảm giác gì đặc biệt đáng ghi nhận thì trở về chuyển động phồng xẹp ở bụng.
Khi hành thiền buồn ngủ thì ghi nhận “buồn ngủ, buồn ngủ”. Nếu thiền sinh có đủ năng lực tập trung trong thiền, thì thiền sinh có thể vượt qua sự buồn ngủ và cảm thấy tươi tỉnh. Lúc bấy giờ nên tiếp tục theo dõi sự phồng xẹp. Nếu không thấy được sự phồng xẹp thì hãy tiếp tục niệm. Khi mình chú ý vào phồng xẹp, nó như quên buồn ngủ đi.
Giấc ngủ là sự liên tục của luồng hộ kiếp, giống như trường hợp của tâm lúc tái sinh hay lúc chết. Cái tâm lúc này rất yếu ớt không nhận ra được gì cả. Khi mình buồn ngủ như vậy tâm không nhận ra điều gì cả, như mình lúc sắp chết đó. Khi chúng ta thức tâm lại tiếp tục xuất hiện, ngay lúc ta nhìn, chúng ta nghe, nếm, ngửi, suy nghĩ nhưng tâm này xuất hiện rất yếu và không tồn tại lâu nên khó nhận thấy, tâm này sẽ duy trì liên tục khi chúng ta ngủ. Nhưng khi đó mình không hay biết gì cả. Khi mình thức dậy, mọi tư tưởng sẽ được hiện ra, mình ghi nhận rõ ràng. Như vậy khi mình vừa ngủ thức dậy thì mình phải biết liền là mình thức giấc. Là thiền sinh mới khó ghi nhận tỉnh thức lúc bắt đầu thức dậy, nhưng cũng phải cố gắng. Ví dụ như quý vị nằm ngủ thức dậy thì mình phải chánh niệm ngay xem có gì nổi bật trong mình. Bước chân xuống mình cũng phải biết, dần dần mình sẽ không còn thấy cái chân mà chỉ còn chuyển động của chân thôi. Ví dụ lúc thức dậy mà mình tưởng đến điều gì thì phải ghi nhận “tưởng tượng” hay “nghĩ, nghĩ”. Khi dậy rồi, mình đi ngồi thiền thì tiếp tục chú tâm vào chuyển động phồng xẹp. Mọi tác động của tay chân và thân thể, bất kỳ lúc nào cũng phải được chánh niệm và ghi nhận. Lúc thức dậy rồi, nếu có suy nghĩ như “mấy giờ rồi ta” thì mình cũng phải ghi nhận. Khi chuẩn bị rời khỏi giường, mình cũng ghi nhận “chuẩn bị, chuẩn bị”. Khi ngồi thiền, lúc ngồi xuống mình cũng ghi nhận “ngồi, ngồi”. Lúc còn ngồi ở giường 1 lúc lâu, thì cũng chú tâm ghi nhận, thấy gì rõ nhất thì mình ghi nhận. Khi ở tư thế nằm, đừng đứng dậy đi liền mà ngồi 1 lát, chú tâm vào phồng xẹp ở bụng, vì từ tư thế nằm qua tư thế ngồi, máu di chuyển trong đó, mình đi liền nhiều khi máu chưa lên đến đầu mình có thể ngã, nên cứ làm chậm chậm vậy. Ngồi yên 1 lúc rồi mình mới đi, lúc đang ngồi mình cũng phải chánh niệm cái gì rõ nhất.
Lúc tắm cũng phải để tâm ghi nhận chi tiết. Chả hạn nhìn, ngắm, đóng cửa, mở cửa. Khi ăn cũng chú ý từng động tác 1 khi ăn. Khi ăn muốn gắp thức ăn thì mình trước hết phải nhìn thức ăn, thì biết mình đang nhìn, múc thức ăn thì niệm “múc, múc”, đưa thức ăn vào miệng thì biết “đưa, đưa”, thức ăn đụng miệng thì biết “đụng, đụng”. Thường thiền sinh muốn dễ dàng thì dùng muỗng múc ăn dễ quan sát hơn. Khi thức ăn đụng môi mình biết đụng, mình đưa thức ăn vào mình biết đưa vào, mình ngậm biết ngậm, ngậm xong xuôi bỏ tay xuống mình biết bỏ tay xuống, nên cố gắng ghi nhận. Lúc đầu mình thấy giống cái máy như vậy đó, rồi từ từ sẽ thấy quen. Khi tay đụng dĩa thức ăn thì biết đụng, khi nhai biết nhai, khi nhai mùi vị thế nào mình cũng biết, lúc nuốt thế nào mình cũng biết, thực phẩm đi qua cổ mình cũng biết. Còn thực phẩm đã xuống bao tử rồi thì không ghi nhận được đâu, nên đừng có tưởng tượng. Cần chú tâm theo dõi khi mình múc 1 muỗng cơm cho đến khi nuốt vô. Lúc đầu có nhiều thiếu sót, nhưng từ từ sẽ đầy đủ hơn.
Khi thiền tập, chúng ta phải cố gắng chánh niệm cho nhiều. Đến mức độ cao hơn, chúng ta ghi nhận được nhiều chi tiết hơn trong việc ăn, việc uống, đi, đứng, ngồi.
Bây giờ các vị chú ý ngồi trong vài phút.
Bây giờ các thiền sinh tiếp tục nghe.
Giữa 2 lần ngồi thiền thì khoảng giữa đó là thời gian mình phải đi kinh hành, gọi là thiền hành. Thì thiền hành xen kẽ giữa thiền tọa để quân bình năng lực và các yếu tố của sự định tâm, đồng thời để tránh buồn ngủ. Khi ngồi thiền định tâm sẽ nhiều hơn, khi đi kinh hành tinh tấn nhiều hơn. Muốn hành thiền tốt đẹp thì tinh tấn và định tâm phải quân bình. Do đó đi kinh hành tinh tấn có nhiều, kinh hành thì có thể gọi là tinh tấn có 7 phần, còn định tâm có 3 thôi. Khi ngồi thiền thì định tâm có 7 phần, tinh tấn có 3 thôi. Vì khi ngồi mình đâu phải nhúc nhích nhiều, còn đi kinh hành mình có nhiều thứ để chú ý đến. Do đó mình phải quân bình, 1 giờ ngồi thiền, 1 giờ đi kinh hành. Mình có thể đi trong phòng hay ngoài sân. Khi đi kinh hành ta nên đi chậm hơn lúc bình thường, đi 1 cách tự nhiên. Trong lúc thiền hành phải chú tâm vào sự chuyển động của chân, chú tâm cho đến khi bàn chân đặt xuống đất, khởi đầu nhấc chân lên ghi nhận là nhấc, khi đưa chân tới trước ghi nhận là bước, khi đạp chân xuống ghi nhận là đạp.
Cũng như khi ngồi thiền, khi đi mà phóng tâm hay cảm giác phải ghi nhận. Chả hạn chợt nhìn vật gì trong khi đi, thì ghi nhận là “nhìn, nhìn” rồi trở về chuyển động ở chân. Mặc dù trong khi đi, những vật mình nhìn không liên quan đến thiền hành, nhưng vô tình mình để tâm đến thì mình phải ghi nhận ngay là “nhìn, nhìn”. Khi đi đến mốc cuối của đường kinh hành, thì quay trở lại, lúc bấy giờ phải ghi nhận là “muốn, muốn”, hoặc “muốn quay, muốn quay”. Ý định muốn quay có thể khó ghi nhận lúc ban đầu, nhưng khi thiền của chúng ta tiến triển hơn thì sẽ dễ dàng ghi nhận. Sau khi ghi nhận ý định thì phải ghi nhận tất cả chi tiết của những tư tưởng và tác động liên quan đến việc quay.
Ở bước cuối cùng của đoạn đường, khi mà chúng ta đi kinh hành bắt đầu quay thì mình phải ghi nhận “quay, quay”. Khi chân chuyển động phải ghi nhận liền “dở, bước, đạp”. Trong lúc quay, thường bị sự cám dỗ ở bên ngoài nên mình có ý định muốn nhìn chỗ này, chỗ kia, nhìn xung quanh xem có gì không thì mình cũng ghi nhận “muốn, muốn”. Hoặc đang đinh kinh hành mình có dự định làm gì thì cũng ghi nhận “dự định, dự định”, mình biết là mình đang đi kinh hành nên mình quay trở lại việc đi kinh hành của mình.
Thông thường đối với thiền sinh, nhất là thiền sinh mới, chú tâm đến 3 giai đoạn dở – bước – đạp rất là có hiệu quả. Tuy nhiên, tùy theo khả năng của từng người thiền sư có thể khuyên họ chú ý nhiều giai đoạn hay ít giai đoạn hơn. Nhiều lúc thấy sự đi chậm bất tiện, nhất là lúc đi ra ngoài khu vực hành thiền thì chúng ta có thể đi nhanh hơn và ghi nhận trái, phải, trái, phải. Mỗi khi ghi nhận phải ghi nhận một cách rõ ràng, chân trái bước mình biết, chân phải bước mình biết. Khi đó là lúc đầu, mình biết phải, trái, về sau phải ghi nhận những cử động bên trong bước đi, ghi nhận nhiều hay ít giai đoạn không quan trọng, quan trọng là phải chú tâm tỉnh thức trong từng bước đi 1.
Khi hành thiền tốt đẹp, thì tâm mình sẽ tiến triển. Sau 1 thời gian hành thiền, tâm định của bạn được phát triển và có thể theo dõi cử động phồng xẹp của bụng. Lúc bấy giờ chúng ta sẽ thấy có 1 thời gian hoặc kẻ hở giữa 2 giai đoạn phồng và xẹp. Ví dụ như mình niệm phồng, thì cuối phồng có 1 kẻ hở, cuối của sự xẹp cũng có 1 kẻ hở, thì ghi nhận khoảng hở đó. Nếu đang ngồi thiền thì ghi nhận phồng, xẹp, ngồi. Nhưng mà mình chỉ niệm như vậy khi mình thấy khoảng hở cơ, còn chưa thấy thì cứ ghi nhận phồng, xẹp. Chứ không phải bắt buộc ai cũng phải ghi nhận như vậy. Khi thấy khoảng thời gian trống giữa phồng và xẹp thì mình ghi nhận “phồng, xẹp, ngồi”. Còn đang nằm thì ghi nhận “phồng, xẹp, nằm”. Nếu thực hành 1 lát thì sự ghi nhận của ta sẽ có 3, 4 giai đoạn như trên không dễ dàng, thì giảm giai đoạn xuống như lúc đầu.
Trong khi chú tâm chuyển động của bụng hay của cơ thể, thì không cần chú tâm đến đối tượng thấy và nghe. Khi chúng ta có khả năng chú tâm vào chuyển động phồng và xẹp thì chúng ta cũng có khả năng chú tâm vào nghe và thấy. Nhưng khi chú ý vào 1 vật gì thì đồng thời phải ghi nhận 3 lần “thấy, thấy, thấy” rồi quay lại ghi nhận chuyển động của bụng. Giả sử có 1 người nào đó đi vào trung tâm trong tầm nhìn của mình, thì để thấy mình ghi nhận 2, 3 lần rồi trở lại “phồng, xẹp”, nếu nghe tiếng nói thì mình cũng ghi nhận, rồi mình xem thử có nghe tiếng nói nữa không, có lắng nghe hay không, khi mà lắng nghe thì ghi nhận là “nghe, nghe” hay “lắng nghe, lắng nghe” sau đó trở về với sự phồng xẹp ở bụng. Giả sử thiền sinh nghe tiếng động lớn như tiếng chó sủa, tiếng nói chuyện to, tiếng hát thì phải ghi nhận tức khắc 2, 3 lần rồi trở về chuyển động ở bụng. Nếu mà quên không ghi nhận, khi phóng tâm vào sự nghe thì có thể khiến cho chúng ta suy tưởng, chạy theo những chuyện diễn ra mà quên theo dõi phồng xẹp, thì sự theo dõi phồng xẹp sẽ yếu đi hay không phân biệt được nữa. Gặp những trường hợp bị lôi cuốn bởi những phiền não chồng chất như vậy thì ghi nhận 2, 3 lần “suy tưởng, suy tưởng” rồi trở về với sự phồng xẹp. Nếu quên ghi nhận sự chuyển động của cơ thể, tay, chân thì ghi nhận “quên, quên” rồi trở về với sự chuyển động phồng xẹp ở bụng.
Chúng ta có thể cảm thấy hơi thở chậm lại, hoặc chuyển động phồng xẹp không rõ ràng, nếu điều đó xảy ra thì đang ngồi hãy chú tâm ghi nhận vào sự ngồi, nếu đang nằm thì chú tâm ghi nhận “nằm, nằm”. Khi ghi nhận “đụng” không phải là chú tâm 1 điểm tiếp xúc, mà phải chú tâm vào nhiều điểm kế tiếp nhau, nhiều chỗ đụng, ít nhất là 6 hay 7 chỗ đụng phải ghi nhận, 1 trong những điểm đó là đùi, đầu gối, 2 tay chạm nhau, 2 chân đụng nhau, 2 ngón cái đụng nhau, chớp mắt, lưỡi đụng miệng, môi chạm nhau. Những khi phóng tâm nhiều thì mình chú ý vào đó để đưa sự chánh niệm vào đề mục.
Với những bạn hành thiền nhiều giờ rồi thì bạn có thể bắt đầu cảm thấy bắt đầu làm biếng khi nghĩ rằng mình chưa tiến bộ đuợc bao nhiêu, đừng bỏ dở, hãy tiếp tục ghi nhận “làm biếng, làm biếng”. Cứ tiếp tục cho đến khi bạn đủ sức mạnh để có khả năng chú ý, có định tâm, có tuệ giác. Chúng ta có thể nghi ngờ cách thực hành thiền mình có đúng hay không, hữu ích không thì mình ghi nhận “nghi ngờ, nghi ngờ”. Bạn có ao ước có thành quả tốt không, nếu có thì cũng ghi nhận “ao ước, ao ước”, “mong muốn, mong muốn”. Và có suy nghĩ lại cách thức thực tập để đạt được mức độ này không, nếu có thì cũng ghi nhận “xét lại, xét lại”. Nhiều khi mình hành thiền đó mà mình suy nghĩ không biết mình hành thiền có đúng không, thì mình cũng nhận biết nó. Có trường hợp nào chúng ta đang xem xét đối tượng thiền, và phân vân không biết đối tượng đó là vật chất hay tâm, nếu có thì ghi nhận “xem xét, xem xét”. Nhớ là khi hành thiền, cái gì nó đến đó là đề mục vật chất thì mình ghi nhận, khi nào tâm đến thì ghi nhận đề mục tâm, chứ không phải phân vân bây giờ ta chú ý đề mục gì đây. Nên nhớ, khi hành thiền, đề mục về thân thì dễ, lâu lâu mới có đề mục tâm xuất hiện, cứ chú ý vào đề mục thân thì tự nhiên đề mục tâm sẽ ít xuất hiện hơn, mà nếu khi nó xuất hiện rồi thì mới ghi nhận. Có khi nào thiền sinh cảm thấy tiếc nuối mình không đạt được tiến bộ nào không, nếu có thì thiền sinh phải ghi nhận “tiếc nuối, tiếc nuối”, ngược lại thiền sinh có thấy sung sướng khi mức độ thiền tiến triển, nếu có ghi nhận “sung sướng, sung sướng”.
Đây là cách thực hành của 1 thiền sinh khi ghi nhận mỗi 1 trạng thái của tư tưởng, hay chuyển động trong cơ thể.
Trong 1 khóa thiền tích cực, thời gian hành thiền bắt đầu từ lúc thức dậy cho đến khi đi ngủ, thiền sinh phải nhớ là luôn luôn thực hành, học bài tập căn bản, hoặc thực hành sự chú tâm xuyên suốt ngày cho đến đêm. Nếu chưa buồn ngủ thì tiếp tục hành thiền, chả có lúc nào ngơi nghỉ cả. Khi thiền sinh đạt mức tiến bộ cao thì bạn sẽ không còn thấy buồn ngủ, lúc đó bạn có thể thiền cả ngày lẫn đêm.
Tóm lại trong thời gian hành thiền, thiền sinh phải để tâm ghi nhận tất cả những trạng thái của tâm, dù đó là trạng thái tốt hay xấu, thiền sinh cũng phải chú tâm đến những chuyển động của cơ thể, dù đó là chuyển động lớn hay nhỏ. Phải chú tâm đến mỗi cảm giác, cảm giác đó dễ chịu hay khó chịu. Trong suốt thời gian hành thiền, nếu không có gì đặc biệt để mình ghi nhận, thì hãy trở về chuyển động phồng xẹp ở bụng.
Nếu thiền sinh đi làm 1 việc gì đó, chả hạn uống nước, thì thiền sinh phải chú ý đến những tác động cần thiết của sự đi, hãy chú tâm tỉnh thức, ghi nhận từng bước đi 1, chả hạn đi đi, hoặc trái, phải, trái, phải. Lúc đến nơi ghi nhận đứng, cầm nắm ly ghi nhận cầm nắm, khi uống ghi nhận uống.
Khi thiền hành thì chú ý 3 giai đoạn dở – bước – đạp. Thiền sinh phải nỗ lực tập luyện suốt ngày đêm mới sớm khai triển được định tâm và đạt tuệ giác, nhất là tuệ giác thứ 4 – tuệ giác sinh diệt, và đạt các tuệ giác cao hơn.
Việc hành thiền tốt đẹp, đến 1 giai đoạn nào đó mình sẽ thấy sự sinh diệt. Lúc đầu mới hành thiền, khi ngồi thiền mình biết rõ đây là cái thân, nó được cái tâm chú ý vào đề mục. Hành thiền thời gian nữa thì mình sẽ thấy cái nhân quả, bất kỳ mình làm gì đều có nhân hết. Để biết nhân quả nên trước khi làm gì mình phải nói chữ muốn ở đầu. Như muốn đưa tay ra thì mình ghi nhận chữ “muốn” rồi mới đưa tay, về sau mình thấy phải có muốn đó thì mới đưa tay ra được. Cứ như vậy mình sẽ thấy nhân quả. Đến thời gian sau, mình thấy tay đưa ra nó đưa rồi mất, đưa rồi mất. Rồi thời gian nữa sẽ thấy nhanh hơn, chỉ thấy mất thôi.
Một thiền sinh thực hành nghiêm chỉnh sẽ tích cực giữ tâm chánh niệm trong mọi lúc, dường như không biết đến sự ngủ nghỉ. Khi buồn ngủ thiền sinh liên tục ghi nhận cho đến khi hoàn toàn rơi vào giấc ngủ. Nếu việc hành thiền tốt đẹp, thiền sinh sẽ thấy tỉnh táo. Nếu hôn trầm dã dượi, buồn ngủ thì thiền sinh sẽ cảm thấy buồn ngủ, khi hôn trầm đến thiền sinh phải ghi nhận “buồn ngủ, buồn ngủ”, khi mí mắt sụp xuống ghi nhận “sụp xuống, sụp xuống”, khi mí mắt trở nên nặng ghi nhận “nặng, nặng”. Nếu mắt trở nên cay thì ghi nhận “cay”. Nếu ghi nhận 1 cách chánh niệm thì cơn buồn ngủ có thể biến mất, thiền sinh sẽ tươi tỉnh trở lại hành thiền.
Bây giờ cũng vừa đủ giờ. Quý vị nhớ là mấy bài hướng dẫn hành thiền này đều có in ra trong nhiều cuốn sách, cuốn sách mà Sư dịch xuất bản, lúc nào Sư cũng ghi cách hành thiền này ở phần sau cho quý vị xem. Thiền sinh cần phải tự coi những bài này, coi lui coi tới, Sư mới nói 1 vài phần thôi, nhưng là những phần quan trọng. Bây giờ quý vị tiếp tục đọc. Cứ vài bữa là họ bắt đọc 1 lần cho mình nhớ.
Trình Pháp:
Câu hỏi 1: Con đang mang thai tháng thứ 3, trong khi con ngồi thiền lúc đầu con quan sát phồng xẹp rất tốt, nhưng sau đó con không quan sát được nữa. Hít vào con thấy ổn nhưng thở ra con bị hụt hơi, con chỉ thấy ra được 1 nửa thôi. Con thấy hơi thở yếu và mệt. Thưa Sư con phải tập như thế nào ạ?
Trả lời: mình cứ thở bình thường thôi, không cố gắng thở dài hay ngắn gì cả. Dù có mang hay không thì cũng vậy, không phải có mang mới có trường hợp đó. Mình có mang mình cố gắng giữ tâm chánh niệm tốt đẹp, thì sinh lý nó giúp cái thai tiến triển tốt đẹp. Mình mà lo lắng quá ảnh hưởng đến thai. Sư cũng gặp 1 người khi mà họ ở Việt Nam, gia đình đi vượt biên mà cô bị sót ở lại, lúc đó 16 tuổi thôi, bị hốt hoảng rồi đi tìm chỗ nương tựa. 17 tuổi cô có chồng với cái tâm sợ hãi. Đến khi sinh đứa con có vẻ khờ khờ. Về sau cô đi ra ngoại quốc rồi, tâm yên tĩnh rồi, sinh đứa con thứ 2 thì nó rất thông minh. Lúc này cô cũng may biết hành thiền, biết chánh Pháp. Nên mình có mang hãy giữ tâm bình thản, chánh niệm trong tất cả mọi việc, đừng để tâm suy ngĩ việc gì hết.
Nguời Việt Nam cũng nói, khi đứa con vào lòng thì mẹ giống như phải đi tu đó. Không biết với Sư khác thì thế nào, chứ Sư ra Huế Sư nghe vậy, họ nói khi đứa con vào dạ là mạ đi tu. Những người như vậy rồi làm việc gì phải biết, đi đứng nằm ngồi phải chậm rãi. Ngay cả khi mình tắm rửa chải đầu cũng phải chải đường ngôi cho thẳng, không để xiên xẹo, luôn sạch sẽ, lời nói tốt đẹp, để không ảnh hưởng đến con. Mình ăn uống ngồi đàng hoàng mà ăn. Ngày xưa giải chiếu thì cũng phải giải chiếu ngay ngắn cho ngồi. Mẹ mà không ý tứ như vậy thì sau đứa con sẽ nghịch ngợm. Đứa con mà ngịch ngợm thì mình có thể nói nó, ngày xưa mang thai con mẹ chải đầu thẳng thì con cũng phải tâm ngay thật, không tầm bậy. Ăn mẹ cũng ăn ngoài sáng đàng hoàng, để mong con tâm sau luôn sáng sủa, không làm gì mờ ám. Mẹ ngồi đất cũng ngồi đàng hoàng, không nghĩ gì xấu (nên lúc đó không đọc những gì không tốt đẹp), giữ cho tâm tốt đẹp. Đứa con vào dạ mình phải như tu vậy thì mới sinh đứa con tốt đẹp được.
Hồi xưa cũng có 1 vị đến Đức Phật nghe Đức Phật giảng đạo, người đó hỏi nhiều câu hỏi. Có 1 vị khác nói ông mà chưa quy y sao ông đặt nhiều câu hỏi vậy, ông nói sao nói tôi chưa quy y, ông kia nói lại thì có thấy ông quy y đâu, ông nói là tôi đã quy y từ trong bụng mẹ rồi. Khi mẹ tôi có mang mẹ đã dẫn tôi quy y, mặc dù tôi không biết, nhưng tôi đã quy y từ trong bụng mẹ rồi.
Nên những người có mang cần quy y, giữ giới không sát sanh, không trộm cắp, không tà dâm, không nói dối, không uống rượu và các chất say. Mình chỉ giữ 5 giới đó thôi, thì không chỉ ích lợi cho mình mà còn cho người khác nữa.
Cũng như có trường hợp ở Việt Nam, nếu mà có những tình trạng bây giờ là phá thai rất là nhiều. Nếu mọi người hỏi sao tránh được tình trạng đó, thì Sư nói hãy giữ ngũ giới cho đàng hoàng. Nội cái giới không tà dâm, chỉ được gần gũi với chồng hoặc vợ mình thôi, còn khi chưa có chồng, chưa có vợ thì không được gần gũi, như vậy làm sao có chuyện có mang ngoài ý muốn. Thành ra, mọi người giữ giới trong sạch thì không có chuyện nạo phá thai đâu. Rồi trộm cắp cũng không có đâu, xã hội này sẽ rất tốt đẹp. Không uống rượu là không xì ke ma túy đó, tâm cũng không bị mờ.
Những người có mang cũng cố gắng giữ giới cho trong sạch, tâm mình giữ bình tĩnh, không khổ sở, muốn vậy mình phải hành thiền, tuy chưa giác ngộ nhưng tâm luôn nhẹ nhàng. Nhớ là khi mình hành thiền mình được bình an hạnh phúc, nhưng mình phải nhớ đến chữ nghiệp. Nếu quý vị nào còn đau khổ chuyện này chuyện kia thì viết 1 chữ nghiệp thật lớn. Mọi chuyện xảy ra trong thế gian này đều có nhân hết, mình không thấy nhưng nhân đó ra quả bây giờ, nhân ở kiếp trước đây đó. Nên người thường, hay người hành thiền phải treo chữ nghiệp trong nhà, nên có chuyện gì thì mình biết do nghiệp rồi đó. Đức Phật nói nghiệp mình có thể tạo ra được, ví dụ mình nghèo, làm gì cũng không có tiền, phải đi ăn xin thì mình cũng có thể biến đổi nghiệp mình bằng cách tinh tấn, như bình thường đi ăn xin 8 tiếng thì giờ đi ăn xin 10 tiếng. Mình biết nghiệp vậy nhưng mình phải tạo duyên để ngăn cản nghiệp. Nghiệp xảy ra khi nó có cơ hội chứ không phải gây nghiệp gì ra thì phải nhận quả. Nó phải có cơ hội. Cũng như các chùa cũng tin vào nghiệp, nhưng tại sao chùa phải đóng cửa? Vì mình đóng cửa để ngăn những kẻ trộm vì trộm thấy khó vào hơn, chứ mở cửa thì nó vào trộm. Nên đừng tạo cơ hội cho người khác. Mình phải trí tuệ.
Như ngày xưa nói phụ nữ ban đêm không được ra ngoài. Thì vậy cũng tránh được nhiều nguy hiểm chứ. Vì dễ bị cướp bóc, kẻ khác xâm phạm mình. Nên mình phải nhớ đến nghiệp, và đừng tạo cơ hội để nghiệp trong quá khứ nó xảy ra.
(Xin tri ân đạo hữu Vũ Thái Bình đã đánh máy)