Thần Thông

Bài Giảng Sư Toại Khanh Youtube 2019

Hôm nay chúng ta sẽ học bài kinh số 70. Bài kinh có nội dung là thế này: Không có thiền định thì không có lục thông. Nội dung bài kinh 70 là chỉ có 1 câu đó thôi. Ở đây sẽ có hai nhóm người: Một là tò mò không biết lục thông là cài gì. Và nhóm hai là thắc mắc là mình tu là để giải thoát phiền não, giải thoát sanh tử mà sao lại có cái tuệ thần thông làm chi bởi vì trong lục thông chỉ có thông thứ 6 thôi (lậu tận thông) là thật sự cần thiết cho cái lộ trình giác ngộ, cứu cánh, trí tưởng giác ngộ, chứ còn mắc mớ cái gì mà phải nhắc tới 5 cái thông trước?

Xin thưa nó như thế này. Tôi ví dụ ở ngoài đời thôi mình có con, cái mình mong là con mình nó có cái bằng bác sĩ, nó có cái bằng đại học. Nhưng mà khi nó có cái bằng đại học thì tự nhiên nó kéo theo đó rất là nhiều chuyện. Thí dụ như khi nó có cái bằng đại học, thì ngoài cái kiến thức chuyên môn của nó học trong mấy năm đại học ra, ngoài cái kiến thức đó ra, nó còn có cái khả năng kiếm tiền tốt hơn cái người mà không có cái bằng đại học. Mình phải nhìn nhận với nhau cái chuyện đó. Mục đích của mình là muốn con nó tốt nghiệp 4 năm đại học, 6 năm đại học hoặc là có cái bằng bác sĩ mười mấy năm, nhưng mà bây giờ trước mắt là ngoài kiến thức chuyên môn ra, thì nó có được vô số những thứ khác, thí dụ như nó có khả năng kiếm tiền, rồi cái gì nữa? Cái khả năng hội nhập xã hội tốt hơn là nó không học đại học, bởi vì nếu nó không có bằng đại học, bạn bè của nó cũng rất là hạn chế. Nó có những loại bạn mà nó chơi hỏng có được, nhưng mà khi nó có 4 năm đại học rồi đó, thì ngoài cái chuyện mà nó có kiến thức chuyên môn, ngoài cái chuyện mà nó có khả năng kiếm tiền, thì nó có khả năng hội nhập xã hội tốt hơn, ngõ ngách nào, bậc thang nào nó cũng leo lên được và một cái nữa mình không thường nhắc tới nhưng đó là sự thật, đó là cái khả năng kiếm bạn của nó tốt hơn. Nếu mà nó không có bằng đại học thì số bạn của nó rất là hạn chế, nó chỉ chơi được ở một tầng lớp nhất định nào đó. Nhưng mà khi nó có 4 năm đại học thì nó chơi với người không biết chữ cũng được, mà nó chơi với người đại học cũng được, nó chơi với bác sĩ, kỹ sư bình thường, nha.

Ở đây cũng vậy, cứu cánh của chuyện tu hành là chấm dứt phiền não, chấm dứt sanh tử, nhưng ở đây rất nhiều trường hợp chúng ta được Thế Tôn Ngài nhắc tới là lục thông. Lục thông là gì ta?

* Lục thông cái đầu tiên là thiên nhãn thông, có hai loại thiên nhãn. Thiên nhãn một là cái khả năng mắt thần, thấy được những cái nhỏ nhất và xa nhất mà mắt thường không thấy được.Thứ hai là cái khả năng thấy biết nhân duyên nào đã tạo nên các cảnh giới, các thân phận của chúng sinh.

* Rồi cái thiên nhĩ thông là cái khả năng nghe được những âm thanh mà cái thính giác bình thường nghe không nỗi.

Tôi nói rất là nhiều lần, thí dụ như âm thanh đó quá xa hoặc là âm thanh đó được phát ra với một cái tầng số quá thấp, gọi là hạ âm, quá thấp, thì chúng ta cũng đồng ý với nhau là trong thế giới động vật tính luôn con người thì ở nhiều cái loài động vật nó không có thính giác, hoặc có những loài nó có rất là yếu, và có những loài cái thính giác nó rất là nhạy, nhạy lắm. Thì ở thần thông nó còn ghê hơn cái đó nữa, thần thông là nghe được ở những khoảng cách xa mà mình muốn, chứ khoảng cách đó không bị giới hạn bởi cái thước đo vật lý bình thường như là ngàn cây số, ba ngàn cây số, một ngàn năm ánh sáng, hai ngàn năm ánh sáng, chuyện đó hỏng quan trọng. Mà vấn đề đó là họ muốn nghe, thí dụ như họ ngồi ở đây mà họ muốn nghe âm thanh của chư thiên cõi đao lợi nói cái gì, họ nghe được. Đó là thiên nhĩ thông.

* Rồi cái thứ ba là tha tam thông có nghĩa là vị này có thể đọc hiểu được tâm của người khác. Và tùy chỗ mà lục thông này được kể khác nhau, có chỗ trong đó có kể ý hóa thông nữa, là Manomayā iddhi có nghĩa là vị này có thể một mình mình mà biến ra nhiều người giống như mình và nhiều người mình có thể biến thành một, một biến thành nhiều. Vị này có khả năng đọc hiểu được tâm người, biết cái người trước mặt mình họ đang nghĩ cái gì, tâm đó là tâm thiện, tâm ác, mình biết.

* Tiếp theo là túc mạng thông là vị đó có khả năng nhớ được nhiều đời quá khứ mà tôi nói là cái quả sanh tử đó. Tức là vị này nhớ được đời xưa kiếp trước của mình và của người khác. Các vị sẽ hỏi người khác là người nào? Người khác là cái người nào mình muốn tìm hiểu, thì mình chỉ liếc mình nhìn người đó là mình biết cách đây 50 kiếp, 80 kiếp, 1 ngàn kiếp người đó ở đâu, làm gì, hình dáng, sinh hoạt, tuổi thọ, sở thích ra sao, mình biết. Mình nhìn lại, mình nhìn quán chiếu người đó giống như mình nghĩ lại cái chuyện hôm qua, nghĩ về cái chuyện của một người mà mình đã quen biết từ lâu ngày. Thí dụ như bây giờ tôi liếc tôi nhìn ông cậu Tám của tôi, thì tôi vừa nhìn cậu Tám là tôi biết liền, tôi biết ông cậu Tám này là con của bà ngoại tôi, cậu Tám hồi nhỏ là bị cái gì. Rồi cậu Tám lớn lên đi lính, cậu Tám bị thương rồi cậu Tám xuất ngũ, cậu Tám về lấy vợ, cậu Tám buôn bán cái gì đó. Rồi sau đó cậu Tám đi đâu, làm gì, rồi có bao nhiêu người con, thành bại, vinh nhục ra sao tôi đều nhớ hết.

Thì ở đây cũng vậy, túc mạng thông nó giống vậy đó, nghĩa là mình nhìn mình, mình muốn biết cách đây 5 kiếp, 10 kiếp ra sao cũng được, giống như mình nhớ lại một chuyện cũ của bản thân hoặc là mình quán chiếu đến người khác cũng dễ dàng như hồi nãy tôi nói tôi nhìn cậu Tám của tôi vậy đó.

* Nhưng mà cái đó hỏng có ghê, qua tới cái thiên nhãn hai mới ghê, còn có cái tên gọi là sanh tử minh Cutūpapātañāṇa. Có nghĩa là cái túc mạng thông thì chỉ nhớ cái quả luân hồi thôi, nhớ người ta sanh ra ở đâu, hình dáng, tuổi thọ, sở thích, sinh hoạt thế nào. Còn cái sanh tử thông hoặc là thiên nhãn thông loại hai đó, tức là có thể biết trước là vì đâu mà 300 kiếp trước ông này ổng làm vua, vì đâu mà 292 kiếp về trước ông này ổng làm ăn mày, ổng làm con chó, con mèo, con heo, con giun, con gián, con dế, con ruồi. Đó! Biết cái nghiệp nào.

* Và tất cả những cái đó đó nó không phải là cứu cánh giải thoát, cứu cánh tu hành, bởi vì cái thứ 6 mới là cứu cánh tu hành. Đó chính là cái khả năng chán sợ sanh tử một cách rốt ráo, thấy ra mọi thứ chỉ là do duyên mà có rồi cũng do duyên mà mất, mọi thứ luôn trong cái tình trạng vô ngã, vô thường.

Vô thường là không có cái gì đứng yên còn hoài không mất. Còn vô ngã là biết rõ rằng không có một cái cá thể, không có cái gì độc lập mà có thể tồn tại, biết tất cả chỉ là đồ ráp, vô ngã là vậy. Tôi nhắc đi nhắc lại vô ngã đây không phải là nothing mà là nobody. Có nghĩa là, vô ngã không phải là không có gì, mà là không có ai. Ở đây cái gọi là ông A, bà B nó chỉ là một cái khối tổng hợp của nhiều thứ nhân duyên mà mình có thể gom gọn lại đó là: thiện, ác, buồn, vui. Chỉ bao nhiêu đó thôi.

Thì với cái khả năng mà thấu suốt tinh tường, rốt ráo như vậy, vị này chán sợ sanh tử ở cái mức tuyệt đối. Và ở cấp thấp nhất là vị này chứng được là Tu đà hườn, lên nữa là Tư đà hàm, rồi A na hàm, rồi A la hán.

Cái lậu tận thông là chỉ cho cái quả vị La hán. Ở cái tầng này thì một vị La hán, một vị Thánh Tứ quả hoàn toàn không còn tham, sân, si, ái, mạn, kiến, nghi. Ở các cái tầng thánh thấp, tuy không còn khả năng đọa lạc nhưng mà vẫn còn thích thú trong thiền và có thể sanh về các cảnh giới phạm thiên, nhưng mà riêng ở cái tầng La hán thì không. Ở tầng này không còn cái gì để các Ngài thích dù về vật chất hay là tinh thần, cho nên vị này khi dứt hơi, mệnh chung rồi thì không còn tái sinh nữa. Thì cái trình độ mà lìa bỏ phiền não một cách rốt ráo tuyệt đối như vậy được gọi là lậu tận minh hay lậu tận thông.

Thì toàn bộ các khả năng mà chúng tôi vừa nói, trong bài kinh này nè chứ không phải chúng tôi, trong kinh vừa nhắc đó, thì tất cả khả năng ấy chỉ có ở một người có thiền định thôi, nhớ.

Cái này phải ghi, 5 cái khả năng đầu của lục thông có thể có ở phàm phu đắc thiền, nhưng khả năng thứ 6 chỉ có ở Thánh nhân, kể cả Thánh nhân không đắc thiền. Lục thông thì gom hết, người có đủ lục thông thì bắt buộc phải có thiền định, nhưng mà cái thông thứ 6 thì không nhất thiết, thông thứ 6 này là có thể có ở bậc Thánh không có thiền định.

Không có thiền định đây là sao ta? Có nghĩa là vị này chưa từng đắc sơ, nhị, tam, tứ thiền, nhưng trong cái giây phút mà chứng Thánh, vị nào cũng phải có cái khả năng tập trung tư tưởng tương đương với tầng sơ thiền.

Mấy cái này là mấy cái phải ghi, mấy cái mà tôi chịu khó mà tôi gõ là mấy cái đó bà con phải chép lại, nhớ nha. Chớ tôi hỏng có quỡn mà chép mấy cái mà không cần thiết, mà cái nào tôi ngừng lại để tôi gõ thì bà con làm ơn ghi cái note. Và sẵn chúng tôi cũng nói luôn, học kinh tạng trong room này là có người nắm tay mình bước vào thế giới kinh tạng, mình học cho biết chứ mình hỏng có phải để trở thành học giả có bằng cấp. Tuy nhiên nếu có cái lòng mà học nghiêm túc, ở mỗi bài kinh này nên note, ghi chú để mà làm của riêng, chưa kể mình còn sưu khảo, tầm nguyên, truy ngọn, truy gốc, tìm hiểu thêm trên internet nữa. Nhớ làm sao mà mình trải qua được một năm, hai năm, ba năm, tám năm, mười năm mà học kinh tạng với từng cái note ghi chú của từng bài đó, thì tôi nghĩ rằng trong năm năm, bảy năm, mười năm các vị sẽ khác đi nhiều lắm. Những cái này không có ghi nó uổng, nha, coi như có người đọc sách dùm mình mà, nhớ cái này.

Nhớ trong lục thông thì chỉ có 5 thông đầu tiên là bắt buộc phải có đắc chứng thiền định. Riêng cái thông thứ 6 thì trong trường hợp mình chỉ tu tuệ quán không có đắc thiền thì mình vẫn đắc được thông thứ 6. Còn trong trường hợp mà Đức Phật Ngài gom chung lục thông lại với nhau thành một thì lúc đó bắt buộc là chúng ta phải có tu tập thiền định. Rồi bây giờ tôi mới quay lại.

Tại sao cái cứu cánh cao nhất của đạo nghiệp tu hành là cái thông thứ 6 là lậu tận thông hay là lậu tân minh? Mà tại sao phải nhắc chi 5 cái thông đầu tiên? Nãy tôi có nói rồi, đó là phụ thu, là thứ phẩm của cái người tu tập viên mãn tam học. Có nghĩa là dầu muốn dầu không thì đương nhiên, tự nhiên, mặc nhiên, cố nhiên, dĩ nhiên là họ có được 5 cái khả năng đó. Đó là cái chuyện thứ nhất.

Cái chuyện thứ hai, khi nhắc tới ngủ thông tức là 5 khả năng đó, chúng ta có được một bài học rất là lớn mà không có ai nói, chúng ta không có để ý, là gì?

13:16

Cái này tôi nói thiệt là chậm nha, chỗ này tôi nói thiệt là chậm, cái này phải để ý: Khi mà Đức Phật nhắc đến thần thông thì mình đừng có nghĩ là Ngài kêu gọi mình trau dồi phù phép, biến hiện cho nó thỏa sức rong chơi, cho nó thỏa sức tò mò xưa giờ mình muốn mà không được. Không phải. Mà khi Ngài nói đến lục thông thì cái thông thứ 6 là Ngài nói đến cứu cánh giải thoát, đúng. Nhưng mà khi Ngài nói đến 5 thông đầu tiên là Ngài mở ra vấn đề như thế này: Khi tâm tư ta còn chìm sâu trong 5 dục nói riêng và trong phiền não nói chung thì cái khả năng quan sát thế giới của ta luôn có vấn đề, luôn có những hạn chế nhất định. Đó! Bây giờ các vị thấy cái bài học nó sâu là sâu chỗ đó.

Khi Ngài nói đến các khả năng thần thông hỏng phải Ngài kêu gọi, Ngài khuyến khích mình trau dồi phù phép, hỏng phải, nhưng mà Ngài muốn cho mình thấy rằng “Khi mà con đạt đến một cái trình độ tâm linh mà lìa bỏ được 5 dục thì cái cách mà con nhìn thấy thế giới này nó khác đi nhiều lắm, kể cả trường hợp khi đó con chưa kịp là một vị Thánh”. Chưa kịp là một vị Thánh thì cái khả năng mà con lai vãng lui tới thế giới này, cái khả năng mà con quan sát, con thấy, con nghe cái thế giới này nó cũng khác đi, nó không giống như ngày xưa.

Ngày xưa khi mà con còn hưởng dục, ngày xưa khi mà con còn thích, còn ghét, còn đam mê, còn bất mãn thì mọi thứ nghe, nghĩ của con, nhìn thấy của con nó còn bị giới hạn ở trong cái nhà ngục của 5 cái thứ mắt, tai, mũi, lưỡi, thịt, da, xương tầm thường của người bình thường. Nhưng mà hôm nay, khi con có thiền định, con có được cái khả năng thần thông thì con mới thấy thế giới này có nhiều cách nhìn lắm. Đó! Cái sâu sắc ở chỗ đó đó!

Cái thế giới này có nhiều cách để chúng ta nhìn thấy nó. Chúng ta có nhiều cách để đến với thế giới này, xưa giờ mình chỉ có khả năng lấy con mắt thịt mình nhìn, nhưng bây giờ mình có cái ống dòm, mình có viễn vọng kính, bây giờ mình có kính hiển vi, mình có binoculars, mình có microscope, mình có telescope, mình có ba, bốn thứ. Đó! Thì cái thế giới này các vị phải đồng ý với tôi, là cái thế giới này trong cái suy nghĩ của một người có học về hóa chất, có học về vật lý và có các phương tiện công nghệ hiện đại, thì cái thế giới ở trong mắt của cái người có đủ những điều kiện đó, vừa có kiến thức mà vừa có công cụ phương tiện hiện đại, thì thế giới của họ nó khác với thế giới của người bình thường.

Còn cái thế giới của cái người đã vừa dốt mà lại vừa không có các phương tiện nghe nhìn thì thế giới của họ nó chật lắm. Nói vậy trong room có hiểu cái này không? Có nghĩa là cái thế giới của một người đã vừa dốt mà lại vừa không có các phương tiện, công cụ thì coi như là nó chật dữ lắm. Thí dụ nha, bây giờ quí vị đi chơi mà quí vị không có cái ống dòm là quí vị thấy thua rồi. Có những cái chỗ mà mình không thể đặt chân đến mà mình có thể đứng nhìn từ xa, mà nếu lúc đó mình có được cái ống dòm thì tình hình nó khác. Mà trong cái ống dòm nó có tới ngàn lẽ một loại, loại đắc tiền và loại rẻ tiền. Cái loại đắc tiền nó cho phép mình nhìn xa, nhìn rõ. Còn cái loại rẻ tiền thì nó chỉ cho mình nhìn gần, nhìn mờ, không rõ.

Cho nên mình thấy rõ ràng rằng cũng trong một cuộc đi chơi dã ngoại mà ai có nhiều phương tiện đi đứng, nhiều phương tiện nghe nhìn thì vẫn tốt hơn là cái người mà trụi lủi chỉ có hai bàn chân và chỉ có cặp mắt thịt, nha. Đó! May là trong một cuộc chơi của phàm phu, cuộc chơi chỉ có vài giờ đồng hồ thôi mà mình thấy rằng ai có nhiều phương tiện vẫn tốt hơn, cuộc chơi nó vẫn trọn vẹn hơn, nó đầy đủ, nó viên mãn hơn.

Thì ở đây cũng vậy, cái cứu cánh tu hành của chúng ta là lậu tận thông, là lậu tận minh, là chấm dứt phiền não, là kết thúc tái sanh. Tuy nhiên khi một người mà có tu tập thiền định thì tình hình nó lại khác, bên cạnh cái khả năng chấm dứt phiền não, vị ấy có được một cái khả năng nghe nhìn và lui tới, làm việc, hoạt động trong thế giới này nó tốt hơn gấp tỷ lần một người không có thần thông. Đó! Nhớ chỗ đó!

Chẳng hạn như mình thấy trong kinh nói, cái này kinh chánh tạng chứ không phải chú giải, chánh tạng nói “Cái lợi ích của một người nghe nhiều giáo pháp là mai này đi về trời dễ dàng được nhắc nhở tu hành hơn là cái người mà ít nghe pháp hoặc là không nghe pháp”. Chỉ có bố thí mà không nghe pháp mai này cũng có thể về trời, chỉ có giữ giới không thì cũng có thể về trời, nhưng mà về trên đó mình vẫn tiếp tục sống với cái đầu bơ bơ của mình. Mà một người đã từng nghe nhiều giáo pháp, thông thuộc nhiều giáo lý thì mai này ở cảnh giới nào đi nữa thì mình cũng dễ dàng được cái sự nhắc nhở từ những thầy bạn, nha.

Trong kinh có ghi rõ, cái này mình học rồi, bài kinh này mình học rồi mà tôi không biết trong room ở đây có ai có nhớ không? Trong đó ghi rõ thế này: “Khi mang cái thân chư thiên, thì chúng ta sẽ nhớ lại mình đã học cái gì và đặc biệt là chúng ta sẽ biết rõ những cái chỗ nào mà mình đã học sai”. Cái thân chư thiên nó đặc biệt như vậy đó! Nhớ lại hồi đó mình ở cõi người mình đã học thuộc lòng cái Trường bộ kinh và trong suốt nhiều năm cái chỗ đó mình đọc sai, chỗ đó thật ra không phải như vậy. Khi mà mình tiếp tục mang thân người thì mình cắm đầu mình đọc hoài cái chỗ sai mà mình không biết. Nhưng mà khi mình về trời thì với khả năng thần thông của vị chư thiên, một vị trời thì chúng ta sẽ biết được “Ồ! Cái chỗ đó chỗ sai”. Chưa kể là chúng ta có vô số thầy bạn chung quanh mình, nhắc nhở mình, giải thích cho mình nghe nữa, nha.

Nói như vậy có nghĩa là sống trong cái cuộc sanh tử trầm luân này, chúng ta càng có nhiều phương tiện để sống, càng có nhiều phương tiện, điều kiện để làm việc thì nó vẫn tốt hơn là mọi thứ trong cái tầm hạn chế, nha. Đó! Bài kinh này nó sâu là sâu chỗ đó! Chứ còn cái chuyện thần thông, thần thiết gì đó chẳng là cái gì trong mắt của các bậc hiền thánh hết, nhưng mà khi các Ngài nhắc tới cái đó là các Ngài đã kín đáo, lặng lẽ nhắc tới những cái bài học khác mà là tôi vừa nói đó.

Thứ nhất thần thông là cái khả năng đương nhiên của một cái người đã tu tới nơi tới chốn các cái tầng thiền định, dầu muốn dầu không tự nhiên nó trào, nó vẫn trồi ra.

Cái chuyện thứ hai là khi Ngài nhắc đến thần thông là Ngài cho mình biết một chuyện vô cùng quan trọng, đó là: Cái thế giới này nó ra sao trong mắt của con nó còn tùy thuộc vào cái nền tảng tâm thức của con, nó tùy thuộc vào cái nhân cách, tùy thuộc vào cái trình độ, tùy thuộc vào cái nền tảng tâm tư, tinh thần, phước báu tiền duyên của con.

Đó! Nếu mà nói vậy có nghĩa là ngay bây giờ con phải tận dụng thời gian, tận dụng cơ hội để thực hiện các hạnh lành như có thể, định được thì định, niệm được thì niệm, tuệ được thì tuệ, dầu là văn, tư, tu có cơ hội không bỏ, có cơ hội bố thí thì nên bố thí, có cơ hội hành thiền thì nên hành thiền, có cơ hội phục vụ thì nên phục vụ, vì sao? Vì tất cả những vốn liếng ấy nó sẽ là cái nền tảng tâm thức cho con sau này, con tu thiền cũng dễ đắc thiền, con gặp Phật con nghe pháp cũng dễ giác ngộ.

20:55

Và một cái người dễ đắc thiền, dễ giác ngộ thì trước là lợi mình, sau là lợi người. Những vị La hán mà lợi căn thì giúp được cho bản thân mình tu đỡ cực mà đồng thời cái vị La hán lợi căn cũng giúp được cho nhiều người khác lắm. Thí dụ như mình thấy như Ngài Anan, Ngài Xá Lợi Phất, Ngài Mục Kiền Liên đó là những vị La hán lợi căn, có nghĩa là đủ duyên chứng Thánh và đồng thời cũng là những người có tư chất minh triết hơn người bình thường. Có vô số những vị La hán chỉ vừa đủ trí tuệ giác ngộ do sự hỗ trợ của Ba la mật, hiểu được 4 đế rồi thì thôi về núi ở một mình chứ còn yêu cầu, năn nỉ các vị này thuyết pháp thì đối với các Ngài không có tiện, các Ngài không có được thoải mái trong ngôn từ, trong cái cách diễn đạt các Ngài không có được thoải mái. Có, có trường hợp đó. Đó là những vị chứng Thánh mà độn căn. Còn những vị lợi căn, lợi là bén, những vị lợi căn thì giúp được cho nhiều người lắm.

Cho nên tùy thuộc vào cái hành trang, tùy thuộc vào cái chuẩn bị, cái trang bị của chúng ta mà chúng ta sống trong đời này nó dễ hay là nó khó, cho bản thân mình là dễ hay khó và đồng thời tùy thuộc vào cái vốn liếng, cái hành trang, cái trang bị của mình mà chúng ta giúp được người khác nhiều hay ít. Đó! Nói như vậy có nghĩa là cái chữ “Huân tu các hạnh lành” luôn luôn là cái điều cần thiết, trước là lợi mình sau là lợi người, nha, lợi mình và lợi người. Mình trí tuệ nhiều nè, mình phước bố thí nhiều nè, phước giữ giới, phước từ tâm, phước chánh niệm, phước thiền định nhiều thì đời sau sanh ra trước là bản thân mình tu tập trơn tru, mau chóng, dễ dàng và bên cạnh đó mình cũng giúp được nhiều người khác.

Thí dụ như Miến Điện, các vị mà chân tu, các vị mà giỏi giắn, tinh thông kinh điển thì nhiều lắm chớ đâu phải là ít, đếm làm sao cho xuể, nhưng mà các vị mà hội đủ các điều kiện để mà tự tu học và hỗ trợ người khác tu học thì mình thấy cũng đếm được chứ không có nhiều lắm. Thí dụ như trên đất Miến Điện, mấy trăm ngàn vị sư thì có được bao nhiêu vị là Sitagu, Sayadaw, có bao nhiêu vị được như Pa Auk Sayadaw, có bao nhiêu vị được như Shwe Oo Min Sayadaw, Tejaniya Sayadaw, được bao nhiêu vị như Jotika Sayadaw chẳng hạn. Ngài Jotika tuy không có thiền viện, học viện, đúng, nhưng mà Ngài có khả năng sinh ngữ, Ngài có khả năng Tây học. Khi mà Ngài tiếp cận với dân Âu Mỹ hay là dân trí thức Miến Điện thì Ngài có đủ đồ nghề để Ngài làm việc với họ, thấy chưa?

Cho nên cái khả năng tự tu thì luôn luôn là cần thiết nhưng phải thêm cái khả năng lợi tha nữa, chứ còn nếu mà chỉ có khả năng tự tu thì quá tốt nhưng mà còn một điều nó cũng chưa được viên mãn, vì sao? Vì tôi nói không biết bao nhiêu lần, cái giá trị của mỗi con người nó nằm ở hai phần, phần một là cái giá trị tự có ở bản thân mình là ai trong cuộc đời này. Và cái giá trị thứ hai của một con người đó là khả năng vi hiến, anh có thể đóng góp được bao nhiêu thứ cho cuộc đời. Đó là giá trị thứ hai của một con người.

Anh là một viên ngọc, đúng, đó là tự thân anh phải có giá trị rồi đó, bản thân anh đã có đủ lý do để anh tồn tại trên đời này, đúng, vì bản thân anh là một viên ngọc. Nhưng nếu viên ngọc ấy mà nó nằm chìm sâu trong đáy núi, trong bờ cát, trong lòng sông, trong đáy biển thì cũng hơi tiếc, nha.

Bài kinh này nó sâu là sâu vậy đó!

24:29

Rồi tiếp theo là bài kinh Chứng nhân, bài kinh này nó gồm có 6 phần, ở đây cái vị tỳ kheo không có cách chi, không có tài nào thành tựu các đạo nghiệp nếu mà không có 6 khả năng này.

Một là biết rõ những gì ta đang sống cùng, đang hoạt động. Khả năng một là phải biết rõ những gì ta đang sống cùng, ta đang hoạt động, những cái đó nó có đẩy cho ta bị lui sụt hay không.

Cho nên phải ghi: Một, biết rõ cái gì có thể đi xuống, thụt lùi. Hai, biết rõ cái gì có thể dậm chân tại chỗ. Ba, biết rõ cái gì hay cách nào để giúp mình vươn lên cao hay tiến xa về phía trước. Bốn, biết rõ làm cách nào để mọi đạo nghiệp có thể trở thành đạo giải thoát, cái phần thể nhập đó, cái phần này hơi khó à. Bởi vì bửa hổm cách đây mới có hai, ba ngày tôi có giảng cái chỗ này.

Đức Thế Tôn Ngài dạy rằng có một sự khác biệt rất là lớn giữa cái người biết được Phật Pháp và người không biết Phật Pháp. Cái người không biết Phật Pháp một là họ sống ở trong cái bất thiện, còn hai nữa là khi mà họ biết làm thiện thì họ bị chìm sâu ở trong cái thiện, họ không có ngoi ra khỏi cái thiện đó được. Trong room này thế nào cũng có người họ thắc mắc “Ủa thiện là số một rồi tại sao phải ngoi ra?” Dạ thưa, nó như thế này, chúng sanh nó 3 hạng:

Hạng 1, không biết thiện ác là gì hết, chỉ biết chạy theo cái thích và biết trốn cái ghét thôi.

Hạng 2 là biết làm lành lánh dữ nhưng họ lại thỏa mãn, họ lại tâm đắc với cái đạo hạnh của mình, họ lại tâm đắc thỏa mãn với cái quả báu nhân thiên.

Chỉ có cái hạng thứ 3 là họ chán cái ác đã đành rồi, nhưng mà đối với cái thiện họ cũng biết rằng đây là cái nhân sanh tử.

Bởi vì cái thiện nó có 2 loại, một cái thiện chỉ nhắm tới cái quả báu nhân thiên, rồi cái thiện thứ hai là nhắm tới cái quả vị giác ngộ.

Thì cái hạng thứ 3 này là họ nhắm tới cái tinh thần đó đó. Họ chỉ làm thiện, lánh ác để nhắm đến một cứu cánh không còn thiện ác nữa. Cái đó nó mới khó!

Thì đa phần chúng sanh trong đời này nó chỉ có 2 hạng thôi: Một là chìm sâu trong tội lỗi ác nghiệp, sống thuần túy bản năng như loài súc vật, như loài động vật hạ cấp. Loại thứ hai, khá hơn một chút là biết làm lành, lánh dữ nhưng cũng chỉ quẩn quanh trong các cảnh giới nhân thiên.

Cái ở đây mình đang học cái điều thứ tư này nè, biết cái gì dự phần thể nhập (?) là vậy đó, tức là biết làm sao mà dầu mình có tu bố thí, trì giới, có phục vụ, có nghe pháp, có tu chỉ, có tu quán gì đi nữa thì phải biến tất cả đạo nghiệp đó trở thành chất xúc tác để dẫn đến giác ngộ. Chứ còn không, đắc sơ thiền kẹt cứng trong sơ thiền, đắc nhị thiền kẹt cứng trong nhị thiền, có thần thông kẹt cứng trong thần thông, là chết.

Đọc kỹ bài Kinh Ví dụ lõi cây của Trung bộ, trong đó Ngài dạy có những người đi tìm lõi cây nhưng mà gặp bông hoa, cành lá đẹp quá quên mất cái mục đích đi tìm lõi cây. Cũng vậy, có những người đến với đạo giải thoát, buổi đầu cũng có tâm lý, cũng có lý tưởng ngon lành nhưng về lâu về dài được chút danh, được chút lợi, quên sạch lý tưởng ban đầu. Hoặc có người cũng theo đuổi lý tưởng giải thoát nhưng mà có được chút đỉnh kiến thức Phật Pháp, có một miếng thiền định, một miếng thần thông, một chút giới hạnh, rồi cho đó là tất cả, còn ngoài ra là rác, quên mất lý tưởng giải thoát ban đầu, nhớ nha.

* Cho nên ở đây vị tỳ kheo phải biết rõ trong đời sống của mình khi mình tu giới, tu định, tu tuệ thì phải biết rõ cái nào là cái con đường dẫn đến thụt lùi, thối đọa, cái nào mà có sự can thiệp của cái tà tư duy, cái nào mà có sự can thiệp của 5 triền cái, cái nào mà có sự can thiệp của 10 kiết sử, nói chung là phiền não cho nó dễ nhớ. Đó! Thì cái đạo nghiệp nào mà còn dính líu, còn dây dưa, còn mắc míu với phiền não thì cái đạo nghiệp đó sớm muộn cũng chỉ quẩn quanh trong cái chuyện thụt lùi mà thôi, nhớ cái đó.

* Thứ hai là vị đó phải biết rõ cái nào, ở trong đây chữ dịch nghe rất là sang nhưng tối nghĩa “pháp này dự phần an trú” ở đây ṭhitibhāgiyā có nghĩa là mình biết cái kiểu sống nào, kiểu hành động nào mà nó khiến cho mình bị thụt lùi tức là thối đọa, biết kiểu sống nào, biết kiểu hành động nào mà nó khiến cho mình dậm chân tại chỗ, “thiti” ở đây có nghĩa là đứng yên, dậm chân tại chỗ.

* Cái thứ ba là biết rõ cái nào, cách nào mà nó giúp mình tiến xa, vượt xa. Mà muốn tiến xa, vượt xa thì làm sao ta? Phải quay trở lại: Biết rõ cái gì, cách nào mà làm cho mình bị thụt lùi? Có nghĩa là với sự can thiệp của phiền não, cái nào có sự can thiệp của thích, của ghét, của cái sự đầu tư sanh tử, của ý tưởng thích ghét, thì cái đó chỉ khiến cho mình bị thụt lùi. Đúng. Nhưng mà cái thứ hai đó là khi có lòng tâm đắc, đắm đuối, đê mê, vùi đầu, gục mặt ở trong cái quả chứng mình có, trong cái thành tựu đạo nghiệp mình có, thì như vậy vô tình là mình bị lọt vô cái thứ hai này nè, tức là dậm chân tại chỗ không đi xa được, nhớ nha. Trường hợp này bị nhiều lắm à, trong mấy người tu bị cái này nặng lắm à. Cái loại một thì quá tệ mình hỏng có nói, nghĩa là cả đời chỉ biết cắm đầu ở trong cái bất thiện. Nhưng mà cái loại hai là tâm đắc, thỏa mãn, vừa ý với cái mình đang có thì đứng yên không có đi xa.

Như vậy phải cần tới cái thứ ba là biết rõ cách nào để có thể vượt lên trên cao, tiến xa về phía trước. Đó là sao? Là biết chán cái thấp, biết chê cái cũ, biết hướng tới cái cao, biết nghĩ tới cái xa. Khi mà không chán được cái cũ, không thấy được cái gì là thấp, thì mình cả đời cứ đứng yên. Nhưng mà khi mình biết cái cũ, biết cái xưa giờ nó còn có cái hơn nữa, khi biết có cái hơn nữa thì mình mới đi xa được, khi biết có cái hơn nữa thì mình mới chán cái thấp để mà vươn lên cái cao. Còn nếu như không có được cái khả năng nhận thức, cứ dìm mình, gục mặt ở trong cái quả chứng hiện tại thì dầu bất cứ cái thiện pháp, công đức, đạo nghiệp nào đi nữa mà chỉ biết đó là tất cả, đó là cao nhất thì thua, nha.

32:03

Có 3 cái đặc điểm của vị Bồ tát các vị còn nhớ không?

Một là luôn hướng tới cái tốt hơn.

Thứ hai là khả năng buông bỏ của Bồ tát rất là tốt.

Cái thứ ba là Bồ tát biết vượt khỏi cái giới hạn cũ, cái này mới khó.

Giới hạn cũ là gì? Là hồi đó tầng đó, bây giờ phải ra khỏi cái tầng đó. Thứ hai, Bồ tát không có bao giờ tự xây cái nhà ngục để giam hăm mình ở trong một cái thành tựu nào hết. Và cái cuối cùng đă không có tự giam hăm mình trong cái thế giới của tình cảm, có nghĩa là sao? Mình hồi đó tới giờ mình chỉ biết có bản thân mình thôi, mấy chục ký lô này thôi, rồi xa hơn chút là mình chỉ biết có vợ mình, chồng mình, cha mình, mẹ mình, con mình, anh em, quyến thuộc bà con, bạn bè, láng giềng, đồng hương của mình, dân tộc của mình chớ mình hỏng có biết nghĩ xa. Nhưng Bồ tát thì không, Bồ tát hội đủ 3 cái đặc điểm, một là luôn hướng tới cái tốt hơn. Hai, khả năng buông bỏ rất tốt. Ba là không có tự giam hăm mình trong bất cứ cái nhà ngục nào.

Có nghĩa là Bồ tát có khả năng thương yêu muôn loài chúng sanh, trái tim Bồ tát vượt khỏi cái biên giới của phàm tình. Mình đó giờ mình chỉ biết có thương người của mình, người phe ta, người nội bộ, người trong nhà, người nội thuộc. Bồ tát thì không, Bồ tát hỏng có nội ngoại gì hết, Bồ tát gom chúng hết muôn loài vũ trụ, nhất thiết chúng sanh trong hằng hà sa thế giới, đối với Bồ tát tất cả là một nhà chứ không có vụ trong, ngoài, nội, ngoại gì hết. Bồ tát không có tự giam cầm mình trong bất cứ cái nhà ngục nào. Chính vì hành trì các hạnh lành bằng cái tinh thần ấy, không có giới hạn, không có biên tế, không bờ mé khi chứng quả rồi thì cái hạnh lành của Chánh đẳng giác là vô lượng vô biên. Đấy! Trí tuệ của Chánh đẳng giác là không có giới hạn.

Hạnh lành của Chánh đẳng giác là không có hạn chế. Bằng vị Chánh đẳng giác thì chỉ có Chư Phật Chánh đẳng giác với nhau chứ không hề có một vị Phật nào hơn vị Phật nào, chuyện đó không có. Nhớ nha, Chánh đẳng giác với nhau chỉ có bằng chớ không có hơn nhau bởi vì có vị hơn là có vị kém. Tại sao Chánh đẳng giác không có hơn kém nhau? Là bởi vì các Ngài đã đạt tới cái mức vô lượng vô biên, không biên tế, không bờ mé, không ngăn ngại, không giới hạn, không ranh giới, không giới tuyến thì lấy cái gì mà hơn mà kém nha, nhớ cái đó. Khi chúng ta có hơn có kém là bởi vì chúng ta còn bị giới hạn, còn bị giam nhốt trong những cái rào, trong những giới tuyến, biên giới, trong những giới hạn, những lằn ranh, lằn mức. Riêng cái vị mà đạt tới cảnh giới vô lượng vô biên, không bờ mé thì vị đó không còn sự hơn kém nhau vì giống hệt nhau mà, nha.

Cho nên ở đây vị tỳ kheo mà thiếu 6 cái khả năng này nè là không có thể nào thành tựu bất cứ quả chứng nào. Thứ nhất, là không biết rằng mình đang thụt lùi. Thứ hai là không biết rằng mình đang dậm chân tại chỗ . Thứ ba là không biết bằng cách nào để vươn được lên trên cao, đi xa về phía trước. Thứ tư là vị tỳ kheo không biết làm sao để mà biến tất cả đạo nghiệp trở thành ra là đạo nghiệp giải thoát. Dự phần thể nhập là như vậy, tức là thấy được tánh sanh diệt. Ở trong kinh ghi rõ là thấy được tánh sanh diệt tức là cái gì mình có nhiều lắm cũng chỉ là phương tiện, nha. Nghe kỹ nè, tất cả những cái tốt, cái lành, cái thiện, hay ho nhất mà mình có đều là phương tiện giải thoát. Rồi cái thứ hai, tất cả những gì mình có đều là khổ hết, đó là cái rốt ráo nhất, tất cả những cái mình có đều là khổ hết. Rồi trong số những cái khổ ấy, trong cái nguyên đống khổ, nguyên núi khổ đó đó, cái nào nó là thiện thì nó cũng chỉ là phương tiện thôi. Trong room có hiểu cái này không ta?

Vị tỳ kheo phải hiểu rõ, cái người cầu giải thoát phải hiểu rõ hai chuyện. Thứ nhất là tất cả những gì mình có đều là khổ và trong cái đống khổ ấy cái nào là thiện thì cái đó cũng chỉ là phương tiện nhất thời mà thôi. Thí dụ như thấy rằng có mặt trong bệnh viện là khổ, nhưng cũng hiểu thêm rằng thuốc men và kim chích là thứ mình phải chấp nhận. Đó! Thì ở đây người tu phải luôn luôn nhớ tất cả những gì mình có đều là khổ nhưng trong đống khổ ấy, cái gì là thiện thì nó phải được xem là phương tiện. Và ở đây tôi nói cái này có nhiều vị chắc là chửi nữa hoặc là nhảy nhổm rớt khỏi ghế nè, vì mọi thứ đều là khổ nên tâm tham và bát chánh đạo cũng nằm trong biển khổ ấy nhưng khi trích xuất để nói chuyện thì Phật lấy riêng ra anh tham ái để gọi nó là nhân sanh khổ và bát chánh đạo là con đường thoát khổ.

Nhiều người chịu không nổi cái này, các vị cứ tưởng khổ đế là riêng không có mắc gì tập đế hết bởi vì tập đế là nguyên nhân sanh khổ, còn bát chánh đạo là con đường thoát khổ. Nhưng mà các vị không hề biết rằng toàn bộ mọi hiện hữu ở đời là khổ dầu đó là sanh già đau chết là khổ, đúng, mắt tai mũi lưỡi là khổ, đúng, nhưng mà cái tâm tham, tâm sân của mình trong lục trần cũng là khổ và chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh tư duy, tất cả đều nằm hết trong khổ. Nhưng mà sở dĩ mà Ngài trích xuất, Ngài lấy riêng ra để Ngài nói là vì Ngài dựa trên cái công dụng. Thí dụ như trong nguyên cái đống khổ đó, giống như bây giờ Ngài lấy tay Ngài chỉ vô nguyên một đống xoài, Ngài nói “Đây là đống xoài nè”, nhưng mà khi cần thiết thì Ngài mới nói rằng “Trong đống xoài ấy, cái hột xoài là cái mà các con có thể lấy các con trồng ra những trái xoài khác”. Trong room có hiểu không ta?

Á lô, cái room này tôi giảng tôi e rằng không hiểu. Bữa này mắc cái chứng gì mà thiên hạ cứ đè tôi ra mà viết tin nhắn mà chửi không còn cái non nước nào. Nếu mà nhiều năm về trước chắc tôi đau lắm, nhưng bây giờ tôi lại nghĩ khác là bởi vì mấy hôm này tôi bị nghe đau nhiều ở trong người lắm, tôi nghĩ tôi thọ hỏng có lâu, tự nhiên nó có lòng sợ chết. Từ khi mà thị phì nó đổ ập vô thì tôi mới nhận ra một chuyện: Khi mà mình bận tâm về cái chuyện này thì mình bớt cái chuyện kia. Thì khi mà mình nghĩ nhiều về cái chết, cái bệnh của mình thì tự nhiên mình giảm thị phi, mình giảm cái khổ thị phi đó là một cái hay. Cái hay thứ hai nữa khi mình tập trung về cái thị phi mình giảm cái sợ chết.

39:22

Thì bây giờ tôi nói bà còn nghe cái này nè, trong room nhiều người giận tôi lắm, tại sao mà tôi nói nặng lời? Tôi không có lý đó gì mà tôi gây thù với quí vị hết nhưng mà tôi nói các vị hỏng có hiểu. Các vị có hiểu không?

Một là không biết rồi cứ mình cứ lấy cái đầu mình ra mình tưởng tượng, còn hai là học giáo lý ba mớ không có chịu nổi sự thật động trời này: Thứ nhất, chính vì mọi thứ ở đời là khổ nên cả cái tâm thăm nó cũng là khổ, bát chánh đạo cũng là khổ nhưng mà sở dĩ Phật lấy tâm tham ra Phật nói “Đây là tập đế”, “Bát chánh đạo là đạo đế” là Ngài nói tới công dụng. Hồi nãy tôi nói rồi: Tôi nói có mặt trong bệnh viện là khổ, nhưng mà trong đó mình thấy nè, thuốc men, kim chích, nước biển nè, mấy cái ống truyền serum nè nó cũng nằm trong đống khổ đó, nguyên một đống trong bệnh viện là hiểu rồi.

Nhưng mà khi cần thiết mình phải nói riêng, mình nói hễ mà liệu pháp, liệu trình là mình phải lấy riêng thuốc men, kim chích, ống truyền serum mình lấy riêng ra, mình chất một đống riêng. Còn khi không cần thiết mình gom chung nguyên một núi mình nhét chung vô một đống bệnh viện, mình nói bệnh viện là khổ, bác sĩ, y tá, nha sĩ, luật sư đó là những cái người mà mình không có nên gặp trong cuộc đời này bởi vì sao? Vì:

Hữu sự mới đáo tụng đình,

Vô sự bất đăng tam bảo điện.

Bà còn có nghe câu này không ta?

40:46

Bà con có nghe câu này không ta? Hữu sự mới đáo tụng đình có nghĩa là có chuyện mới tới tòa án, có chuyện mới gõ cửa luật sư, có chuyện mới tới bác sĩ, mới tới nha sĩ. Vô sự bất đăng tam bảo điện có nghĩa hỏng có chuyện thì mắc cái chứng gì đi chùa làm cái gì, ta đang nói chuyện người ngoài đời đó, chớ còn mình đến chùa không phải nằm trong cái nhóm gọi là “hữu sự”. Nói theo quan điểm ngoài đời, thành ngữ nói “Vô sự bất đăng tam bảo điện”: hỏng có chuyện thì mắc cái chứng gì đi chùa làm cái gì, mà vô mà lạy lụt xì xụp làm chi, nha.

Cho nên ở đây đó, bà con phải nhớ cái sự thật phủ phàng như sau: Mọi thứ ở đời là khổ, nhưng mà khi nói về cái function, nói về về cái chức năng của từng cái vấn đề, từng pháp thì Đức Thế Tôn Ngài mới lấy riêng cái tâm tham Ngài nói “Mọi thứ ở đời là khổ, nhưng trong cái đống khổ ấy, riêng cái tâm tham nó vừa là khổ mà nó vừa là nguyên nhân sanh khổ”. Đó! Rồi trong nguyên cái đống khổ ấy nó có cả bát chánh đạo trong đó, nó có cả chánh kiến, chánh tư duy, vì sao? Là vì những cái này nó cũng nằm ở trong các tâm sở mà. Khổ quá. Cái gì nó còn nằm trong danh, trong sắc thì nó còn bị vô thường, vô ngã. Mà cái gì vô ngã, vô thường thì cái đó cũng là khổ đương nhiên.

Nhưng mà khi nói đến cái function, cái chức năng thì Ngài nói “Nè, tuy nguyên đống này là khổ nhưng mà con muốn thoát khổ con phải moi ra bằng được 8 cái này nè con đi theo nó là con thoát khổ”. Nhớ nha. Cũng giống như con đường ra rừng chính là con đường vào rừng. Và con đường vào rừng cũng chính là con đường ra rừng.

Con té ở đâu thì con phải đứng lên ở đó, chứ con không thể nào con té Bến Tre mà con về tới Cai Lậy con đứng lên là làm sao? Nha, con té ở đâu thì con phải đứng lên ở đó. Và chưa hết, con ăn đồ độc, con uống phải thuốc độc, con ăn cái gì thì con phải mửa ra cái đó, chứ làm sao con bị trúng độc chè trôi nước mà con ói ra bánh canh là sao? Hả, là sao ta? Không có, chuyện đó không có nha. Có người đầu độc con, họ bỏ thuốc độc vô bánh xèo thì con phải ói cho ra cái bánh xèo đó, chớ còn con ói ra bánh canh là con phải ói tiếp, ói nữa, con ói chừng nào nó ra được cái đống bánh xèo con mới yên. Hiểu không ta?

Thì ở đây cũng vậy. Ở đây là mình, mọi thứ là khổ, mình đam mê trong khổ, thì chính niềm đam mê ấy nó cũng là khổ luôn. Nhưng mà sở dĩ nó được gọi là con đường thoát khổ là vì sao? Vì nó có bản chất đối lập với cái dòng sanh tử mà xưa nay mình không có nhận ra điều đó. Chính vì ta không nhận ra cho nên ta chết ngay trong cái đống thuốc. Trong room có nghe câu đó không ta? Các vị có nghe cái câu mà “Người Việt chết trên đống thuốc” không? Có nghĩa là người Nhật họ qua bên mình, họ thấy mình nhìn đâu cũng thấy thuốc hết, mà mình uống toàn là thuốc tây không. Trong khi đó thuốc nam mình đó, là người Tàu họ có một câu rất là hay “Phục dược bất như thực dược”: Uống thuốc khi bệnh không bằng ăn thuốc lúc mạnh. Nha, dịch nó dài như vậy đó. Trong khi đó bình thường lúc ăn uống mà đàng hoàng, thông minh, khoa học một tí đó là mình đâu có bệnh.

Mấy ngày nay, các vị biết là tôi thuốc nam mà tôi ở trên đất Âu Mỹ, tôi ở đây bên đất Thụy Sĩ thuốc tây một núi đây nè nhưng mà tôi sợ lắm, uống nhiều hại gan, uống nhiều hại thận lắm nha. Mà trong khi đó thuốc nam là tôi uống Dadelion Bồ công anh uống từ lá cho tới rể. Còn cây nha đam tôi không có, là tôi đi kiếm lá lớn, lá bé về là tôi uống sống hết, mỗi lần bên Mỹ về tôi cũng đem theo tôi uống, còn không bên đây tôi coi mấy… tôi lượm về tôi uống. Tôi nói điều đó không phải tôi đang lạc đề mà tôi đang muốn nói là làm sao mình thấy được rằng ngay ở trong thức ăn thường nhật của mình, trong cái nguyên nhân mà gây bệnh, nếu mình khéo nó cũng là thuốc chửa bệnh trong đó. “Bệnh tùng khẩu nhập”, mình nói mình bệnh là do những thứ mình ăn vào nhưng thật ra trong cái đám mình ăn, nếu mình biết lựa lại coi trong đó có những thứ chữa bệnh.

Nên mọi thứ ở đời là khổ nhưng mà ở trong đống khổ ấy có cái là nguyên nhân sanh khổ, có cái là con đường thoát khổ. Mà chính vì chúng ta không biết được cái này, cho nên chúng ta:

* Thứ nhất là không biết mình đang đi thụt lùi.

* Không biết mình đang dậm chân tại chỗ.

* Mình không biết cách nào để vươn lên cao, tiến về phía trước.

* Cái thứ tư là không biết cách nào để biến mọi đạo nghiệp đi vào cái lộ trình giải thoát.

* Cái thứ năm là làm việc không chu toàn.

* Và cái thứ sáu là làm việc không lợi ích.

Làm việc không chu toàn là sao? Tôi năn nỉ các vị một chuyện, nghe giảng kinh tạng là phải có chú giải, phải tập cho nó quen, chứ còn mà để cho người ta nắm đầu người ta kéo, người ta lôi, người ta ban cho cái gì hưởng cái đó thì nó dễ bị khờ người lắm, nha.

Đây, không chu toàn ở đây có nghĩa là trong đây ghi rõ là na sukatakārī, na ādarakārī có nghĩa là thiếu trước hụt sau, cái cần sửa thì không sửa, cái cần thêm thì không thêm, cái cần bớt thì không bớt, cái đó gọi là không có chu toàn. Na sukatakārī, na ādarakārī, là không nghiêm túc, có nghĩa là không có đúng mức là vậy đó. Cái cần thêm thì không thêm, cái cần bớt thì không biết bớt, cái cần sửa thì không biết sửa, thì trong đây Ngài Minh Châu dịch là không chu toàn.

Làm việc không lợi ích là sao? Ở trong chú giải mới nói thế này, đó là na sappāyakārī có nghĩa là vầy, trong đây có giải thích là na upakārabhūta có nghĩa là mình muốn làm việc gì thì cũng cần đến, cũng phải quan tâm đến những điều kiện hỗ trợ cho cái việc mình đang làm. Trong room có nghe kịp cái này không? Tôi nhắc lại, mình muốn làm việc gì thì mình phải biết quan tâm đến những điều kiện hỗ trợ cho công việc ấy. Bởi vì nếu không, mình muốn làm việc đó mà mình không biết những điều kiện hỗ trợ đôi khi mình lại đi chấp nhận những điều kiện đối lập, thì công việc đó muôn đời không có xong, nha. Thí dụ như mình uống thuốc tiểu đường thì mình cũng phải biết là kiêng ăn ngọt. Đó! Là chỗ đó, phải biết là kiêng ăn ngọt.

Cho nên cái thứ năm là gì? Là làm việc chu toàn đây có nghĩa là phải biết cái gì cần thêm, cái gì cần bớt, cái gì cần chỉnh sửa.

Cái thứ sáu có nghĩa là biết cái gì cần thiết và không cần thiết.

Tôi nói không biết là bao nhiêu lần, cái sự khác biệt rất là lớn của một cái người có tu và không tu ở chỗ người không có tu chỉ biết cái gì mình thích mà thôi. Mình quan tâm tới cái thích, thiện ác không quan trọng, chỉ là trẩm thích thì được. Nhưng mà người có tu hành lại khác, người có tu hành không quan tâm đến cái cảm xúc thích ghét mà chỉ quan tâm đến cái việc “Chuyện ấy có cần thiết không?”

Đó! Một trong những cách thu gọn Phật Pháp, 8 muôn 4 ngàn pháp môn, trong nhiều cách thu gọn, trong đó có một cách là tu bằng cái câu mà tôi vừa phát biểu, đó là “Chuyện ấy có cần thiết không?”. Bất cứ một suy nghĩ nào, ừ quên trong room thế nào cũng có người nổi điên hỏi “Cái này ở đâu? Cái này ở đâu vậy?” Dạ thưa kinh Dvedhāvitakka Sutta nghe vậy mới sang chứ, Kinh Song tầm trong Trung bộ, tức là hai đường lối suy tư, hai ngã rẻ tâm tư. Khi mà Ngài thành Phật rồi Ngài kể lại: Ngày xưa khi ta còn trong khổ hạnh lâm thì ta suy tư thế này “Toàn bộ đời sống của mình nó chỉ có về tinh thần nhiều hơn là về vật chất, như vậy cái mà ta quan tâm chính là cái tâm”, đúng chưa? Vật chất sao cũng được nhưng quan trọng là cái tâm. Rồi làm gọn vấn đề, có hai cách giải quyết vấn đề, một là mình rọi sáng những góc khuất và hai là mình chia nhỏ vấn đề ra để giải quyết, không biết trong room còn nhớ cái đó không ta? Trong room còn nhớ hai cái này không?

Hai cách để giải quyết vấn đề, một là rọi sáng những góc khuất và hai là mình chia nhỏ vấn đề ra.

Thì ở đây Ngài cũng vậy, chuyện đầu tiên Ngài nói rằng “Toàn bộ đạo nghiệp chỉ là giải quyết vấn đề tinh thần”. Giải quyết bằng cách nào? Thì Ngài mới chia nhỏ ra, nhỏ làm sao ta? Ngài nói rằng bây giờ đó, ai cũng phải có cái ngã rẻ tâm tư hết đó, một là những cái suy tư nào có lợi cho cái đạo nghiệp giải thoát và cái suy tư nào mà có hại cho đạo nghiệp giải thoát. Thì Ngài thấy có lợi là sao ta? Là chánh tư duy có lợi cho đạo nghiệp giải thoát. Chánh tư duy là sao? Là không có bất mãn các trần, không đam mê trong các trần, đó gọi là chánh tư duy, gọi là ly dục tư duy. Vô sân tư duy và bất hại tư duy có nghĩa là không có ý chống phá bất cứ người hay vật nào ở đời, đó gọi là vô hại tư duy. Thì cái suy nghĩ hễ cái nào thuộc về chánh tư duy thì cái đó mới giúp cho đạo nghiệp. Còn cái nào mà nó đi ngược lại chánh tư duy thì nó là tà tư duy, có nghĩa là còn đam mê, còn bất mãn, còn ý chống đối người và vật trên đời thì đó là tà tư duy. Tự Ngài sẽ biết suy tư cái đó.

50:25

Cho nên là toàn bộ đạo nghiệp của người tu hành gom gọn lại có một câu thôi, đó là một dấu hỏi. Toàn bộ đạo nghiệp của một người tu hành cầu giải thoát chỉ gom vào trong một dấu hỏi thôi, đó là “Cái đó có cần thiết không?”. Cái suy nghĩ ấy, bây giờ mình đang suy nghĩ, mấy ngày nay mình cứ suy nghĩ hoài, cuối cùng mình phải tự hỏi mình “Những cái mà mình đang bận tâm, đang nặng lòng, đang cực lòng ấy nó có đáng để mình bận tâm không?”, “Nó có cần thiết không?”. Những cái mình ghét, những cái mình thích cũng vậy, những cái mình bận tâm để ghét hay bận tâm để thích thì cũng phải được kết thúc bằng một dấu hỏi “Cái thích ấy có cần thiết không?”, “Cái ghét ấy có cần thiết không?”, “Cái câu nói mà mình muốn nói đó có cần thiết không?”, nếu không cần thiết đừng nói. Suy nghĩ không cần thiết thì hãy bỏ qua. Và “Cái hành động với việc làm ấy có cần thiết cho mình, cho người, cho đời này, cho đời sau, cho đạo nghiệp giải thoát hay không?”. Nếu thấy là “Không!” thì phải có can đảm chấm than xuống dòng!

Như vậy đời tu của chúng ta chỉ có hai dấu thôi, một là dấu hỏi ?, hai là dấu chấm than ! Trong room có nghe kịp không ta?

Toàn bộ đời tu của chúng ta chỉ có hai dấu thôi, một là dấu hỏi ? Hỏi cái gì? “Cái này có cần thiết không?”. Rồi.

Dấu chấm than ! là gì? “Cần!”, còn “Không!”.

Toàn bộ đời tu của các vị sau khi buổi giảng này đóng lại, bà con chỉ mang hai cái dấu đó vào phòng, vào lòng, nha. Vào phòng và vào lòng để mà tu với nó, chiêm nghiệm nó, thấm thía nó, tiêu hóa nó, gậm nhấm nó, biến nó thành máu tủy thịt xương của mình.

Đời tu chỉ là hai cái dấu thôi, một là dấu hỏi “Chuyện ấy có cần thiết không?”. Và dấu chấm than để xuống dòng có nghĩa là không có dây dưa nữa, đó là dấu chấm than thứ nhất “Cần!”: Tiếp tục. Còn “Không cần!”: Dẹp. Đó là bhethabhutaka(?) có nghĩa là tu hành với một cái ngã rẻ tâm tư, gọi là ngã ba lòng là chỗ đó.

Người tu bây giờ, thí dụ các vị hỏi tôi chứ cái logo của đạo Phật là gì? Thì tôi nói là lá bồ đề, là y bát, là bát chánh đạo. Bây giờ mình thêm cái logo nữa, là gì ta? Các vị ra mua cái logo của xe Mercedes đem về treo, ai hỏi tại sao mà treo cái logo của Mercedes làm cái gì? Bởi vì tôi vừa nghe giảng trong bài kinh Song tầm. Có nghĩa là người tu nào cũng phải từng ngày, từng phút đang đứng trước cái ngã ba lòng. Ngã ba lòng là gì? Ngã ba lòng tức là lúc nào cũng đứng trước hai cái lối, hai cái dấu hỏi “Cần thiết không?” Đó! Lúc nào trong lòng mình cũng có cái dấu hỏi, tu là tu bằng hai cái dấu hỏi “Có cần thiết không??”, về mình tự mình giải quyết vấn đề bằng dấu chấm than !

Như vậy, chính vì cuộc tu là đối diện với ngã ba lòng ấy nên cái logo của mình nên là cái logo của xe Mercedes. Ở đây các vị có ai còn nhớ cái logo của xe Mercedes không ta? Ai hỏi các vị tại sao treo ở đây? Các vị nói “Không!”, đây không phải là Mercedes, Mẹc-xơ-đéc, mà nó là ngã ba lòng. Tu hành là đối diện với ngã ba lòng. Rồi, xong chưa?

53:40

Như vậy thì vị tỳ kheo nào mà nắm được, có được 6 cái khả năng này nè thì mới có thể thành tựu các quả chứng, thành tựu cái đạo nghiệp của đời tu mình:

1. Là biết rõ mình đang thụt lùi hay không? Bằng cách nào mà mình đang thụt lùi? Tại sao mình bị thụt lùi?

2. Biết rõ rằng có phải là mình đang dậm chân tại chỗ hay không? Nói thật ra thêm nhục chứ đa phần mình là hai cái đầu mình đã không có rồi, không hề biết rằng: Ta đang thụt lùi! Tại sao ta bị thụt lùi? Đó là cái thứ nhất. Cái thứ hai, không hề biết rằng: Ta đang dậm chân tại chỗ! Và tại sao ta lại dậm chân tại chỗ? Thì coi như là mình ở đây nguyên cái room của mình toàn là cái thứ đó thôi!

Chỉ trong 6 cái này mà 2 cái đầu là mình đã dính nguyên con luôn, lọt nguyên con trong hố luôn. Cái thứ nhất là không biết mình đang thụt lùi và tại sao mình bị như vậy? Thứ hai, không biết rằng ta đang dậm chân tại chỗ và tại sao như vậy? Chứ còn đừng có nói thêm mấy cái sau thêm nhục.

3. Là không biết rõ bằng cách nào ta có thể vươn lên cao và tiến về phía trước.

4. Là làm sao mà biến toàn bộ đạo nghiệp của chúng ta trở về với lộ trình giác ngộ giải thoát? Bằng cách nhận diện mọi thứ chỉ là sanh với diệt. Cái này là cái cao nhất. Dầu là giữ giới, dầu bố thí, dầu hành thiền, dầu đắc định thì tất thảy chỉ là sanh với diệt. Phải luôn luôn thấy rằng mọi thứ ở đời đều là khổ kể cả lòng đam mê trong cái khổ cũng là khổ, kể cả bát chánh đạo con đường thoát khổ cũng nằm trong cái bể khổ ấy. Phải thấy như vậy đó, thì mới biến tất thảy mọi nỗ lực của mình trở thành nguồn năng lượng giác ngộ, đưa tất cả trở về với lộ trình giác ngộ. Các vị có nghe kịp không?

5. Rồi cái thứ năm là cái khả năng làm việc chu toàn có nghĩa là biết rõ cái gì cần thêm, cái gì cần bớt, cái gì cần chỉnh sửa.

6. Và cái cuối cùng có nghĩa là biết rõ cái điều kiện nào hỗ trợ cho cái đạo nghiệp mà mình đang thực hiện. Tránh làm cái gì mà nó mang cái nội dung phương hại cho cái công việc mà mình đang thực hiện. Biết rõ cái gì có thể gây phương hại cho cái đạo nghiệp của mình, nó gây phương hại cho cái công phu của mình. Các vị nghe kịp không?

Các vị trong room còn nghe không? Sappāya là thuận lợi, thuận tiện nhưng mà trong chú giải định nghĩa, trong sớ giải nói sappāya ở đây là upakara, tức là helpful, nhớ nha. Cái mà Cô Giọt mưa mới post lên cái đó là chánh tạng. Cái chú giải là cái mà tôi mới vừa bỏ vô đó, trong chú giải nói sappāya ở đây nè là bởi vì sớ giải, cái sappāya nghĩa thường dùng là comfortable, là nhẹ nhàng, là thuận lợi, đúng không? Nhưng ở đây nó có nghĩa là helpful, trúng. Sappāya đây có nghĩa là upakārabhūtadhammakārī, trúng rồi, cám ơn nhiều lắm.

Trong room mình cần là cần cái người thế này. Bữa hổm khi mà thị phi nó đổ ập đến, Cô Giọt mưa dầu cổ tốt bụng bằng trời nhưng tôi nghe cái mùi từ xa cổ ngại, cổ buông cái room này cổ hỏng có làm, rồi biết kiếm ai mà thế. Và tôi hôm nay trong cái phút giây này, một lần nữa thiết tha kêu gọi bà con trong room ai là người có thể làm được cái việc mà Cô Giọt mưa đang làm thì xin một là hỗ trợ cổ, hai cổ đâu cần hỗ trợ nhưng mà trong trường hợp cổ có bỏ room mà đi thì cũng còn có người giúp, nha. Chứ còn bây giờ tôi vừa giảng mà bắt tôi vừa post ba cái này lên là tôi chết. Trong room các vị có nghe tôi nói gì không? Ai mà thấy mình làm được cái việc của Cô Giọt mưa thì nên sẵn lòng chờ dùm có thể giúp tôi, một là cổ già cổ chết, cổ bị bệnh, bị đau hai nữa cổ bỏ cuộc. Đó! Cái đó mới quan trọng. Mà cái đó tôi nghĩ chỉ cần có lòng thôi, nó hơi cực đó, nhưng mà về lâu về dài thì được. Còn nếu như không thì cứ hỏi bả coi bả làm sao, bả chỉ cho nha, bả chỉ sao cứ mỗi lần ổng nói mình moi ra, ổng nói cái mình moi ra. Ta nói nó giúp cho nhiều người lắm chứ không phải mình không, bả là Giọt mưa cuối mùa thì bây giờ mình làm Giọt mưa đầu mùa đi, nha.

Rồi, như vậy là mình học xong bài kinh 71.

58:15

Tiếp theo là mình học xong bài kinh 72. Ở đây, vị tỳ kheo có được 6 cái khả năng này nè thì mới có thể gọi là tự tại, trong đây bản Tiếng Việt gọi là “đạt được sức mạnh trong thiền định”, còn ở đây tôi dịch cho nó mềm, nó ít, cho nó gọn hơn là có được 6 cái này nè thì vị ấy mới có thể được “tự tại trong thiền định”. Tự tại là sao? Bởi vì trong chú giải cho mình biết có hai loại thiền định: một là samaya jhāna là thường trụ thiền và asamaya jhāna là tạm trú thiền, chữ này rất là kỳ nhưng tôi sẽ giải thích tại sao là tạm trú.

Thường trụ thiền ở đây là trong mọi điều kiện, mọi hoàn cảnh muốn vô là vô, muốn ra là ra, muốn vô thiền vô một cái rẹt, muốn ra là ra cái rẹt. Đó gọi là thường trụ, coi như là mình có quốc tịch luôn, có passport luôn, có nghĩa là muốn vô là vô, muốn ra là ra. Còn cái trường hợp thứ hai là asamaya jhāna. Ở đây bà con có nghe rõ không? Ở đây có một người nói là nghe không rõ, làm ơn coi lại cái máy mình đang dùng nó có đủ tốt hay không, coi lại cái đường truyền của mình có vấn đề hay không và cái thứ ba đó là coi lại cái lỗ tai của mình. Bởi vì có cái bà đó bả đi bác sĩ bả nói thế này, bả nói “Thời gian gần đây tại sao mà bả bị cái bệnh gì mà bả đánh rấm quá trời luôn có điều được cái là nó không có mùi hôi”. Bác sĩ mới nói “Như vậy là chết rồi, như vậy thì bà ngoài cái chuyện coi cái đường ruột ra là phải coi cái vấn đề lỗ mũi của bà nữa, bởi vì nãy giờ tôi muốn chết luôn mà bà lại không nghe mùi”. Các vị nghe kịp không?

Thì nhiều khi ở đây vấn đề nó không có phải là tôi nói nhỏ mà là tại vì cái máy của các vị có vấn đề hoặc là đường truyền yếu, nha, hoặc là lỗ tai.

Rồi, thì ở đây có hai trường hợp thiền giả, một là samaya jhāna hoặc là samaya vihari là thường trú thiền giả. Và asamaya vihari là tạm trú thiền giả, vị này chỉ có xài cái visa entrée thôi, có nghĩa là mỗi lần vô phải đi xin thôi mệt lắm, nhiều khi nó cho, nhiều khi nó không có cho. Ừ quên nữa, giảng xong chiều nay tôi phải vô điền cái đơn để mà xin cái visa vô Miến Điện nè, khổ quá đi, mỗi lần đi vô xin mệt quá mệt, chứ nếu bây giờ mình có được cái visa 5 năm của Việt Nam là mình hỏng có cần, có được cái visa của Việt Nam 5 năm, Miến Điện nằm trong khối Asia mình khỏi có cần đi xin lẻ tẻ, còn đằng này mình không có cái đó cho nên mỗi lần muốn về Miến Điện phải đi xin mệt quá. Mà tôi không có nói lạc đề đâu, tôi đang muốn nói cái gì các vị thấy không? Tôi đang muốn nói một chuyện là chỉ vì mình không có đủ giấy tờ, mỗi lần vô nó mệt quá. Có nhiều lần tôi đi từ Thái Lan, tôi phải xếp hàng ở cái chỗ chờ ở đại sứ quán, xếp hàng mệt muốn chết luôn vậy đó.

Thì ở đây cũng vậy, một vị đắc thiền có hai trường hợp, thứ nhất gọi là samaya vihari là thường trụ thiền giả, có nghĩa là sao ta? Có nghĩa là muốn vô là vô, muốn ra là ra bởi vì người ta có passport, người ta có visa dài hạn. Còn cái loại thứ hai là asamaya vihari có nghĩa là ra vô rất là khó.

Cho nên đây là lý do vì đâu mà có cái vụ đệ nhất thần thông là vậy đó. Cái vị đệ nhất thần thông là vị đó có thể trong tích tắc sử dụng rất nhiều cái đề mục và biến hiện vô số loại thần thông khác nhau. Có những loại thần thông phải được thực hiện bằng đề mục đất, nước, lửa, gió, hư không, áng sáng, xanh, vàng, đỏ trắng. Mà nếu vị nào giỏi, vị đó có thể trong tích tắc muốn, muốn, muốn, chỉ muốn là được, chỉ muốn là được. Nhớ nha. Còn vị nào mà dỏm quá là phải nhập từng thứ, chun ra chun vô, chun ra chun vô nó mệt dữ lắm, nha. Người ta nhập, người ta chỉ muốn là được. Còn mình phải chun, vạch rào chun qua bên màu xanh rồi vạch rào chun ngược lại màu vàng, leo rào qua màu đỏ rồi mới leo rào trở lại màu trắng, nó lâu lắm. Còn người ta chỉ ngồi yên người ta muốn, muốn, muốn, muốn, là xong, nha.

Đây cũng vậy, trong kinh nói cái vị mà samaya vihari là trời nóng lạnh, bản thân bệnh hoạn, thời tiết, nhức răng, lòi ruột, lòi phèo vẫn có thể muốn mà nhập định tỉnh bơ, nhiều vị bệnh đó, máu me tè le vậy đó nhưng mà muốn nhập là nhập.

Cho nên có lần Đức Phật Ngài đến thăm Ngài A xà chí bị bệnh, Ngài hỏi “A xà chí có thấy bớt được chút nào không?” thì Ngài A xà chí nói “Dạ nếu mà hôm nay con còn giữ được cái tầng thiền samatha nào đó thì con không có bị đau như thế này”. Mặc dù Ngài là vị Thánh rồi đó nhưng mà Ngài vẫn nói như vậy, “nếu mà hôm nay con còn giữ được” tại trước đây Ngài có đắc rồi, trong chú giải nói Ngài có đắc rồi nhưng Ngài không có giữ lại, hỏng có duy trì cái tầng thiền mà Ngài đã đắc. Cho nên hiện giờ Ngài là người không có thiền, cho nên ngay giây phút này nếu mà Ngài còn giữ được cái tầng thiền sơ, nhị tam, tứ là Ngài nhập vô đó một phát là coi như, bệnh thì vẫn bệnh thôi chứ không phải nhập thiền là hết bệnh, hỏng phải. Nhưng mà lúc bấy giờ là đã phiêu diêu cõi ngoài, phiêu bồng thoát sái, xác mình nằm ở đó nhưng tâm mình hoàn toàn an trụ trong cảnh thiền mình không biết đau là gì hết. Đó! Cái trường hợp đó được gọi là thường trụ thiền giả.

Còn cái hạng thứ hai là tạm trú thiền giả có nghĩa là asamaya vihari có nghĩa là phải kiếm chỗ ngồi đàng hoàng, trong điều kiện thời tiết, khí hậu ngon lành, thực phẩm, rồi thầy bạn, rồi liêu cốc; nói chung là y áo phải thoải mái, rộng rãi, mát mẻ, rồi ngồi từ từ nó mới vô, vô từ từ, hoặc là vô được thoải mái đó nhưng phải chậm. Còn cái vị này muốn là được, muốn là được, đó gọi là tự tại trong thiền. Ở đây Ngài Minh Châu dịch là “được sức mạnh trong thiền”. Nghe kịp chưa?

1:05:05

Rồi bây giờ có 6 cái.

* Ở đây là không thiện xảo đạt được thiền định có nghĩa là sao? Có nghĩa là vị đó đắc thiền do hên xui chứ không phải là người lợi căn. Người lợi căn khi họ ngồi ở trong, khi họ đối diện với một đề mục, đề mục hơi thở hay đề mục màu, đề mục đất, nước, lửa, gió, hư không, áng sáng, xanh, vàng, đỏ trắng; họ biết rõ cái lộ trình, biết rõ họ đang đi đến đâu chứ không có đắc thiền kiểu may rủi, họ đắc rất là nhanh.

Còn cái vị này là không thiện xảo trong thiền định có nghĩa là, cái chữ avacana ở đây đó nó có nghĩa là nhập, tức là khi đắc thiền, nhập thiền hoặc là khi hóa thông thì cái vị mà lợi căn họ muốn là được, họ không có phải bị chậm, họ không bị giới hạn như là người độn căn, bởi vì sao? Bởi vì thí dụ như họ đang ở trong tâm bình thường, tâm dục giới mà họ muốn nhập vào sơ thiền rất là dễ, họ chỉ cần họ quay trở lại cái đề mục mà hôm trước họ đắc đó trong tích tắc họ bỏ được liền. Và thí dụ như vị đó họ đang trong lúc sinh hoạt bình thường tâm dục giới mà vị đó muốn hóa hiện thần thông, vị đó an trú, vị đó nhập vào tứ thiền thì vị đó có thể hóa hiện thần thông như ý mình muốn. Như vậy thì đắc thiền, nhập thiền và hiện thông đều được như ý hết. Còn vị kia chậm, vị kia không có được cái khả năng đó, có nghĩa là muốn cái gì phải từ từ, từ từ, từ từ.

Nói cách khác thế này, mình giỏi nấu ăn, đêm hôm 2 giờ sáng đang ngáy pho pho có người dựng đầu dậy hỏi “Làm sao mà để cho bánh xèo nó giòn?” Là mình đưa ra bao nhiêu cách mà lúc mình đang ngáy ngủ mình trả lời rào rào, rào rào làm sao để bánh xèo nó giòn. Đó, rồi mình ngủ một giấc nó dựng đầu dậy nó hỏi tiếp “Làm sao để bánh cuốn nó đừng có dính với nhau?” Mình trả lời cái rẹt. Đó là đầu bếp giỏi. Còn cái thứ mà ngồi rờ rờ, rờ rờ là hỏng được, nhớ nha. Nhớ cái chỗ đó, còn vị đó mà thông thuộc rồi thì họ muốn là được, avacana là vậy.

* Cái thứ hai là thiện xảo an trú nghĩa là sao? Là vị đó có thể có cái khả năng kéo dài như ý mình muốn bao lâu cũng được.

* Và cái thứ ba là cái khả năng xuất khỏi, khả năng xuất thiền của vị đó rất là nhanh. Vuṭṭhāna là xuất thiền hoặc là đi ra khỏi.

Khả năng xuất thiền rất là nhanh. Bài kinh này học cho biết thôi, chứ còn ở đây trong room này là hỏng biết các vị có được cận định chưa nữa, đừng có nói cái khác mà nghe nó thêm nhức đầu. Nhưng mà tôi đã nói không biết bao nhiêu lần, một bài kinh nói về một đề tài mà xem ra có vẻ quá cao so với cái đầu của mình, mình tưởng mình không cần thiết. Sai bét, hỏng có phải như vậy. Dầu cho bài kinh đó nói về thánh trí, nói về thần thông, nói về thiền định thì bài kinh nào cũng có hai nghĩa hết. Một là cái nghĩa trực tiếp nội dung bài kinh, thứ hai là cái nghĩa liên quan. Không biết trong room có hiểu cái đó không ta?

Thí dụ như hồi nãy, cái bài kinh mà Ngài nói về lục thông thì mình thấy trên mặt nổi, rõ ràng bài kinh đó nói về ngũ thông cộng với thông thứ 6 là trí La hán, đúng. Nhưng mà nội dung hai cái bài kinh đó là gì? Là Ngài dạy rằng khi mà ta lìa bỏ được cái cảnh giới thấp để lên cảnh giới cao, thí dụ bỏ từ dục mà lên thiền sắc, bỏ từ sắc mà lên thiền vô sắc, bỏ được cảnh giới phàm vào được thánh trí. Thì ở mỗi một trình độ như vậy cái thế giới nó hiển hiện ra trong mắt của ta nó khác đi nhiều lắm. Cái khả năng lai vãng và nghe nhìn của ta sẽ khác đi nhiều lắm.

Thí dụ như mấy huynh đệ đang ngồi thiền trong tuyết sơn thì cái ông sư huynh ổng mới lên tiếng, ổng hỏi:

– Các sư đệ có thấy gì không?… Mấy anh em tỳ kheo đang ngồi với nhau thì vị sư huynh lớn nhất, vị đại sư huynh mới hỏi “Các sư đệ có thấy gì không?” Thì vị trẻ nhất mới nói là:

– Dạ đâu có gì đâu sư huynh.

Thì cái ông thứ hai ổng mới trả lời, ổng nói:

– Đệ thấy một cái vị Càn thác bà ôm đàn vừa đi ngang.

Vị thứ ba mới trả lời thế này:

– Đệ có nhìn thấy một khối 5 uẩn vừa di chuyển.

Nghe kịp chưa? Thì vị sư huynh mới trả lời thế này:

– Ở đây vị mà dùng trí tuệ quán có đồng ý với vị tu chỉ và vị tu chỉ có đồng ý với vị tu quán hay không?

Thì hai vị tỳ kheo ấy trả lời:

– Chính vì đồng ý cho nên chúng ta mới cùng màu áo.

Các vị còn nghe không ta? Chính vì đồng ý cho nên chúng ta mới cùng màu áo.

Tôi nói các vị nghe một chuyện, đó là có lần đó Ngài Maha Cunda là em của Ngài Xá Lợi Phất dạy cho chư tỳ kheo thế này: “Này các tỳ kheo, cái ngày nào mà vị pháp sư không có chống đối vị luật sư và vị luật sư không chống đối cái vị thiền sư, vị thiền sư không chống đối cái vị pháp sư, vị pháp sư không chống đối vị thiền sư thì ngày đó chư thiên và nhân loại còn được lợi lạc là bởi vì mỗi vị có một cái sở trường đóng góp cho chúng sanh khác nhau”.

Ở đây cũng vậy, vị tỳ kheo sư huynh hỏi các vị sư đệ, vị đầu tiên không có thành tựu gì hết, vị đó nói “Sư đệ đâu có thấy gì đâu” thôi mình để vị đó qua một bên. Gặp bên Bắc Tông họ nói cái ông đầu tiên này là Phú Lâu Na, chứng tánh không à. Nhưng mà bên Nam Tông thì ông kia ổng trả lời như vậy thì mình phải hiểu là không có đắc gì hết. Nhưng mà hỏi cái ông thứ hai, khi ông thứ hai nói “Dạ em vừa thấy một vị Càn thác bà ôm đàn đi ngang”, nhưng mà tới vị thứ ba: “Em thấy một khối 5 uẩn vừa đi ngang”. Thì cái vị đại sư huynh mới nói cái vị mà tu chỉ có nghĩa là thấy Càn thác bà có đồng ý với cái vị mà thấy 5 uẩn hay không và cái vị thấy 5 uẩn có đồng ý cái vị thấy Càn thác bà hay không? Thì vị đó trả lời câu rất là hay “Dạ chính vì đồng ý nên chúng ta mới cùng màu áo”. Bởi vì trong pháp này khi mà có học pháp rồi thì mình sẽ thấy rằng: Thấy đó là Càn thác bà là thấy theo thiền chỉ, thấy 5 uẩn là thấy theo thiền quán. Chỉ là định học, quán là tuệ học. Không có chống đối nhau. Các vị nghe kịp không?

Nhớ cái đó. Có nghĩa là ở các vị thượng thừa họ là như vậy đó, có nghĩa là họ không lấy cái sở chứng, cái thành tựu của họ, họ không có lấy cái đó làm điều tâm đắc rồi phủ nhận cái của người khác. Đó cái bài học 72 này nó còn có cái nội dung thứ hai đó nữa. Có nghĩa là sao ta? Có bất cứ một công đức gì, bất cứ một thiện pháp gì, cái chuyện đầu tiên là ta phải biết rõ làm sao để thực hiện được nó, có nghĩa là phải tu tập nó. Thí dụ như bố thí hay là nghe pháp đi, chuyện đầu tiên là mình phải thấy được lợi ích trong đó để mình thực hiện, để mình trao dồi. Nhưng cái thứ hai nữa mình xét lại cái khả năng mà mình sống được trong thiện pháp nó bao lâu. Chứ nhiều khi mình cao hứng mình nghe người ta rủ đi hành thiền, rủ đi làm từ thiện mình cũng hăng lắm, nhưng mà mình làm được bao lâu?

Và cái cuối cùng là trong thiền, mình có khả năng xuất thiền, ngoài cái đó ra, những công đức khác mình làm được, mình cầm lên được thì mình bỏ xuống được. Trong room có nghe kịp cái đó không? Cầm lên được, bỏ xuống được. Bỏ đây không phải là liệng hỏng có tu nữa, mà bỏ đây có nghĩa là không có chấp ở trong đó, không có coi cái đó là số một, không có thấy ta là hay nhất trong vũ trụ, không có thấy ta là giữ giới ngon lành nhất, thiền định ngon lành nhất, chánh niệm ngon lành nhất, kiến thức ngon lành nhất, niềm tin ngon lành nhất, bố thí ngon lành nhất. Mình không có thấy như vậy, mình làm được bao nhiêu mình làm. Ngày nào mình còn một cái so sánh là hơn, bằng, thua, kém thì ngày đó mình chưa có khá được. Cứ làm thôi, cái chuyện so sánh là điều không cần thiết.

Cho nên nghĩa một của bài kinh này nói cái gì?

1. Nói đến cái khả năng của một thiền giả, người chứng thiền họ phải biết rõ cái cách nào để nhập thiền, cách nào để chứng thiền, hiện thông.

2. Cái thứ hai là họ có khả năng tự tại trong cái việc mà kéo dài thời gian nhập thiền bao lâu như ý.

3. Cái thứ ba là họ có khả năng xuất thiền như ý.

4. Cái thứ tư là làm việc chu toàn đã giải thích rồi.

5. Cái thứ năm ở đây có ba điều, hai điều đã giải thích ở kinh trên rồi cho nên chỉ giải thích một điều nữa là không kiên trì. Không kiên trì là gì? Là không có liên tục, có nghĩa là trong kinh nói có ba trường hợp mà khiến cho thiền nó bị mất, các vị còn nhớ không? Một là mạng chung, hai là phiền não mãnh liệt và ba là không có trau dồi thường xuyên. Trong room còn nhớ cái này không ta?

Ba cái lý do làm cho thiền mình không giữ được, một là mạng chung có nghĩa là mình chết thì cái thiền đó không còn nữa. Thí dụ như bây giờ tôi đắc tam thiền đi, khi tôi chết thì tôi sanh về cõi tam thiền, thì chuyện đầu tiên là tôi về trể tôi sống bằng tâm quả còn cái thân người đó không còn nữa, thân người khi tôi đắc đó là nhân loại mà, khi tôi chết những gì tôi làm được trong nhân loại là bỏ. Một đó là mạng chung.

Hai đó là gì ta? Hai đó là phiền não mãnh liệt. Thí dụ như Đề Bà Đạt Đa khi mà ổng có cái lòng hại Phật, có cái lòng chia rẻ tăng, có cái lòng làm giáo chủ là tự nhiên thiền mất. Hoặc như Bồ tát có lúc Ngài đang bay Ngài nhìn thấy bà hoàng hậu tắm thì Ngài bị đứt thiền, bị hoại thiền. Đó, vậy trường hợp thứ hai là do phiền não mãnh liệt.

Trường hợp ba là do không trau dồi thường xuyên. Thí dụ như Ngài A Xà Chí hồi nãy tôi nói đó hoặc là trường hợp bồ tát Tất Đạt Đa lúc 7 tuổi đắc sơ thiền xong rồi đâu có biết gì đâu mà trau dồi rồi để chìm lỉm. Sau này 28 năm sau trong rừng khổ hạnh lâm Uruvela Ngài mới nhớ lại Ngài nói: “Hay vậy ta, hay à, hồi nhỏ mình đâu có biết gì. Tại sao mà mình có thể hít ra thở vào rồi mình chỉ theo dõi nó có 3 hơi là mình được cái cảm giác rất là đặc biệt. Tại sao hay vậy ta?” Tại sao Ngài không nhớ lại cái kinh nghiệm thiền định vừa rồi cách đó mới có một, hai năm hà, trước khi Ngài khổ hạnh Ngài đắc tới phi tưởng phi phi tưởng mà tại sao Ngài không nhớ? Là tại vì cái mà Ngài nhớ là nhớ lúc nhỏ mới ghê, lúc Ngài 7 tuổi không biết gì hết, mình chỉ hít ra thở vào vài hơi là mình được cái cảm giác rất rất là đặc biệt. Khi mà Ngài xét cái đó Ngài mới bèn quay lại trau dồi thiền định và với cái sự trau dồi ấy trong vòng nháy mắt Ngài đắc lên tới tứ thiền. Tức là Ngài dùng hơi thở đắc tới thiền sắc giới thôi, rồi từ cái nền sắc giới ấy Ngài mới đắc thêm 4 cái tầng vô sắc. Mà nói chậm lại không thôi bà con hiểu lầm bà con nói là ổng nói tu hơi thở mà đắc vô sắc là sai, hỏng có đúng nha. Ngài đắc lên tới tứ thiền tức là ngủ thiền sắc giới xong rồi từ đó Ngài đắc luôn một lèo lên tới phi tưởng phi phi tưởng.

Cho nên trong cái giây phút mà Ngài thành đạo là Ngài có trong người của Ngài tới phi tưởng phi phi tưởng xứ, chớ không phải thấp đâu, trong cái đêm đó là Ngài đã đạt tới đỉnh cao của tam giới rồi. Có nghĩa là trong cái thời khắc đó, toàn bộ chúng sanh trong vô lượng vũ trụ, chúng sanh phàm phu, cảnh giới cao nhất của chúng sanh phàm phu là gì? Là phi tưởng phi phi tưởng. Thì bồ tát đêm ấy Ngài cũng đã ngự lên cảnh giới khiếp như vậy, dĩ nhiên cảnh giới tâm linh, cảnh giới tinh thần thôi. Khi mà Ngài đắc toàn bộ các tầng thiền, Ngài mới dùng tứ thiền hơi thở Ngài mới quán chiếu 12 duyên khởi, quán chiếu 12 duyên khởi Ngài đắc chứng hai minh đầu tiên, đó là:

* Túc mạng minh, Ngài dành nguyên cái canh đầu tiên để mà Ngài quán xét “Ồ! Mình kiếp xưa là như vậy, như vậy, như vậy và mình như thế nào, tất cả chúng sanh khác cũng đều như vậy. Cũng đều là sao? Cũng đều có nghĩa là lên voi xuống chó, lúc siêu lúc đọa, lúc bốn đường dữ lúc thì nhân thiên.

* Rồi tới canh hai, Ngài dùng cái sanh tử minh Ngài thấy rằng tất cả những cái thân sanh tử ấy là đều do các nghiệp thiện ác mà ra.

Rồi tới canh cuối, Ngài mới thấy rằng nhân sanh tử như vậy, quả sanh tử như vầy từ đâu mà ra? Từ vô minh mà ra, từ vô minh trong 4 đế, vô minh ấy tạo ra hành tức nghiệp thiện ác, do nghiệp thiện ác nó mới tạo ra các tâm đầu thai, do có các tâm đầu thai mới có danh sắc đầu đời. Từ đó nó mới có 6 căn, 6 xúc, 6 thọ, 6 ái. Từ 6 ái nó mới ra tứ thủ, hai hữu. Từ hai hữu nó mới ra sanh lão bệnh tử, sầu bi khổ ưu não. Trong nỗi khổ triền miên ấy, chúng sanh vật lộn tìm lối thoát, loay hoay một lát vì vẫn còn vô minh trong 4 đế cho nên họ mới làm cái vòng tròn mới.

Vì khổ quá mới tìm lối thoát mà do vô minh trong 4 đế cho nên lối thoát họ chọn được chính là quay quẩn trong các nghiệp thiện ác. Giải tỏa cái vấn đề của mình bằng cách là đầu tư các nghiệp thiện ác và đầu tư các nghiệp thiện ác thì lại tiếp tục tạo ra các tâm đầu thai. Do có các tâm đầu thai tiếp tục có 6 căn, 6 xúc, 6 thọ, 6 ái, tứ thủ, hai hữu và sanh lão bệnh tử. Ngài thấy như vậy, Ngài “Ồ! Thì ra thế giới này nó quẩn quanh trong đó”.

Như vậy thì từ cái đề mục hơi thở Ngài mới đắc được cái túc mạng minh và sanh tử minh. Khi quán chiếu hai cái này trong suốt hai canh đầu rồi tới canh thứ ba Ngài quán chiếu duyên khởi và Ngài chứng quả vô thượng Chánh đẳng chánh giác.

Và trong kinh giải thích thêm là tại sao Ngài đắc một đêm như vậy là bởi vì sao? Trong kinh nói Ngài giống như vị đại đế vậy. Tức là từ ở ngoài biên thùy mà muốn vào hoàng cung không có đi như cái người bình thường. Người bình thường có nghĩa là chỉ cần có một ba lô, một ghi đông nước, một ít tiền lẻ, một túi lương khô là xong. Ngài thì không, Ngài phải nghi trượng cờ quạt, tiền hô hậu ủng, xe Ngài đi đằng trước rồi bao nhiêu xe của tam cung lục diện, rồi tướng lãnh, nguyên soái, một đoàn quân đi đằng trước, một đoàn quân đi bên cạnh, một đoàn quân đi bọc hậu sau cùng và chung quanh Ngài có mấy lớp vệ sĩ đi từ từ, từ từ, từ từ, khi chặng nào thì có hành cung ở chặng ấy. Trong room có biết hành cung không ta?

Hành cung là cái chỗ mà mấy ông vua đi dọc đường xa mấy ổng tấp vô, vua có hành cung còn người thường có tràng đình vói tiểu đình. Cứ 10 dặm là tiểu đình, 100 dặm là tràng đình, cái chỗ mà ghé chân nghĩ mệt. Vua là hành cung, cứ đi xa xa vậy, ngày xưa chúng ta biết Tùy Vạn Đế bên Tàu, đời nhà Tùy ổng mê Tô Châu, Hàn Châu quá mà từ Bắc Kinh xuống đó xa quá đi, đi về Nam Kinh cũng xa mà nhất là từ Nam Kinh về Tô Châu, Hàn Châu đi bằng cách nào? Thế là ổng đã cho xây cái Đại vận hà dài 1 ngàn 800 cây số. Cho đến hôm nay, cái Đại vận hà nó vẫn là một công trình thủy lợi hàng đầu của thế giới. Đó! vì ông vua ổng muốn đi thôi mà nó phải rườm rà như vậy đó, nhờ cái Đại vận hà các đời hoàng đế mới có thể đi thỏa mái trong đất Trung Hoa, chứ còn đi đường bộ đi sao nổi quí vị? Các vị tưởng tôi nói lạc đề, hỏng có phải. Tôi muốn nói là một ông vua đi nó lớn chuyện như vậy đó. Có ai biết cái Đại vận hà được xây dựng trước hết là phục vụ cho các chuyến đi của vua Tùy Vạn Đế, rồi cái lợi ích thứ hai là thông thương, buôn bán cho thường dân, bá tánh, bách gia bách tính. Các vị nghe kịp không? Chỉ vì phục vụ cho mấy chuyến đi của vua Tùy Vạn Đế mà nó ra cái Đại vận hà đó, đâu ai biết, đâu ai tin cái chuyện đó đâu.

1:20:53

Đây cũng vậy khi mà một vị hoàng đế đi đứng từ nơi này đến nơi khác, ngoài việc cờ quạt, nghi trượng còn có các hành cung, binh lính, tướng lãnh tùm lum tà la, tam cung lục diện. Ở đây cũng vậy, một vị La hán bình thường chỉ cần thấy lá rơi, nghe nước chảy, cảm nhận được, ghi nhận một thiện niệm, ác niệm trong lòng đắc cái rẹt lục thông tam minh và 4 trí vô ngại. Nhưng mà riêng Ngài thì không, Ngài là một vị hoàng đế, một vị pháp vương mà, từ từ, từ từ như vậy đến khi mà vào lúc rạng đông, bên Bắc tông nói là lúc nhìn sao mai. Lúc rạng đông, khi trí tứ quả của Ngài vừa xuất hiện một phát là 6 Như Lai biệt trí và 10 Như Lai lực. Như Lai biệt trí là gì? Là đại bi trí chúng sanh chư căn thượng hạ lực, chúng sanh khuynh hướng thiện ác lực, biết rõ khuynh hướng thiện ác của chúng sanh, rồi trí đại bi, trí song thông, trí vô ngại, tất cả 6 trí cùng lúc có mặt, là ngay lúc đó, khiếp như vậy.

Thì ở đây mình học về 6 cái này là mình có hai bài học. Cái thứ nhất là học về những khả năng cần có của một người tự tại trong thiền định mình đã chứng. Cái bài học thứ hai là gì? Đó là trong tất cả các công đức mình cũng phải có khả năng tương tự như vậy, có khả năng trau dồi thiện pháp, có khả năng cầm lên và bỏ xuống không có đắm đuối đê mê ở trong đó.

Và 3 cái còn lại đó là làm việc một cách chu toàn, nghiêm túc, làm việc một cách kiên trì và luôn luôn quan tâm đến những điều kiện hỗ trợ, làm công đức nào cũng phải vậy.

6. Muốn tu thiền cũng phải quan tâm những điều kiện hỗ trợ cho cái chuyện tu thiền chứ không phải tự nhiên mà xách cái ba lô vọt ào qua bên thiền viện, không có phải đâu. Mình phải quan tâm đến những điều kiện là sao? Trước khi đi làm ơn đi khám bệnh chút xíu, nếu xưa giờ mình có vấn đề về sức khỏe thì hôm nay trước khi cầm cái ba lô vọt qua Miến Điện làm ơn hỏi bác sĩ một tiếng “Tôi có đi được không?” Bác sĩ nói “Được”, còn không bác sĩ đòi mình vô 8 chai nước biển mình cũng phải nằm đó để bác sĩ vô. Rồi ổng dặn cầm cái gì đem theo, thuốc gan, thuốc mật, thuốc bao tử, tăng xông, cao máu gì đó là phải đem theo, rồi ổng dặn là mình ăn uống sao mình phải chuẩn bị.

Phải biết quan tâm những điều kiện hỗ trợ cho công việc của mình thì mình mới có thể hoàn thành công việc một cách tốt đẹp. Đây là điều cuối cùng rất quan trọng, biết quan tâm đến những điều kiện hỗ trợ. Muốn đi đâu, làm gì, bây giờ các vị muốn xuống bếp thì các vị cũng phải biết quan tâm tới những điều kiện hỗ trợ nha. Thí dụ mình muốn xuống bếp là mình phải coi dao, thớt, nồi, chảo phải ok, dầu, đường, mắm, muối, tiêu, tỏi, hành, hẹ phải ok mình mới nhào xuống bếp được nha.

Bi kịch của người nói trước đám đông là đứng trước đám đông mà không có đề tài. Bi kịch của người đầu bếp là xuống bếp mà không có đồ dùng. Bi kịch của hành giả là không có biết quan tâm những điều kiện hỗ trợ cho công phu của mình. Và cuối cùng bi kịch của một khách trầm luân trong cõi sanh tử đó là trên giường hấp hối không biết mình sẽ đi đâu về đâu, và ngó lại thì cái tư lương phải đem theo trên đường hoàn toàn không có.

Như vậy thì mình vừa học xong cái bài kinh số 72.

1:24:16

Bây giờ mình còn được 10 phút cho bài kinh 73: “Người muốn chứng thiền phải lìa được 5 triền cái, thấy được cái tai hại của dục lạc”. Tại sao mà ở đây mình thấy trong 5 triền cái đầu tiên là tham dục mà tới cái thứ 6 Đức Phật Ngài lại kể riêng là thấy được nguy hiểm trong các dục là vì sao? Là bởi vì trong một khoảnh khắc nào đó chúng ta có thể ly dục, không thích gì hết và ngay trong khoảnh khắc đó chúng ta có thể chứng thiền. Chẳng hạn như mình thấy bồ tát Tất Đạt Ngài không có biết dục là gì, Ngài cũng không có biết ly dục là gì, nhưng trong một khoảnh khắc của năm Ngài lên 7 tuổi, trong một khoảnh khắc ngắn ngủi miễn là dục ái vắng mặt thì bồ tát có thể chứng thiền, chứng được sơ thiền, đúng. Nhưng mà bồ tát không có được cái thứ 6 này, có nghĩa là Ngài không có thấy được nguy hiểm trong các dục. Bây giờ trong room hiểu chưa ta? Đây là lý do vì đâu đã lìa 5 triền cái mà tại sao Đức Thế Tôn Ngài kể luôn cái thứ 6 là bởi vậy đó.

Là bởi vì thái tử Tất Đạt rõ ràng rằng trong một tích tắc đã là người ly dục cho nên mới chứng được sơ thiền chứ, nhưng mà bồ tát Tất Đạt chỉ được 5 cái điều đầu tiên thôi tức là sự vắng mặt tạm thời của 5 triền cái, nếu mình đủ duyên và tu đúng, nghĩa là đúng và đủ thì trong tích tắc có thể chứng được sơ, nhị, tam, tứ thiền, đúng. Nhưng mà không có cái thứ 6 thì cái quả chứng ấy không bền, là vì sao? Là vì có rất nhiều và rất nhiều những người đắc thiền xong, rồi quay lại đời sống thế tục và không có thể trở lại với thiền định được nữa. Con số này đông hơn quân Nguyên chứ không phải là như quân Nguyên mà là đông hơn quân Nguyên. Có nghĩa là có vô số người trong cuộc đời này, trong đời sống của họ, họ đã từng đắc thiền, đắc sơ thiền mà họ không biết. Có, kể cả họ không biết Phật Pháp. Chẳng hạn như những vị đạo sĩ, có rất là nhiều người trong hàng Phật tử mình tôi nghĩ rằng cái chuyện mà thời nay tôi không biết, nhưng theo mô tả trong kinh thì thời Đức Phật cái người mà đắc sơ thiền trong tích tắc nhiều hơn quân Nguyên là vì sao? Vì mình thấy thái tử Tất Đạt 7 tuổi biết cái gì mà còn đắc sơ thiền, có một điều là do họ không biết, thứ nhất họ không biết cái cảm giác đó là cái gì. Nếu mà có học đạo và có thầy kềm cặp thì biết, còn không chính Ngài, lúc đó Ngài chỉ biết cảm giác rất là an lạc. Nếu mình là người huệ căn thì mai này mình có thể quay lại cảm giác đó bằng cách là thực hiện những thao tác cũ, thí dụ như hơi thở. “Bữa hổm mình làm sao mình được cảm giác đó ta?” Ngồi yên, biết rõ hơi thở ra, biết rõ hơi thở vào, với sự tập trung ấy 5 triền cái vắng mặt thời gian lâu mau tùy người, thì tâm sơ thiền xuất hiện lúc đó họ không biết đó là tâm sơ thiền, họ chỉ biết đó là cảm giác an lạc và thanh tịnh. Nếu họ muốn cảm giác đó quá thì họ phải quay lại với thao tác cũ, ngồi yên lại theo dõi hơi thở ra biết là ra, vào biết là vào, với sự tập trung ấy 5 triền cái vắng mặt và nếu đủ duyên thì tâm sơ thiền xuất hiện, họ chỉ biết tới đó thôi.

Nhưng còn cái vụ thứ 6 này không phải ai cũng có, đó là thật sự biết chán sợ trong 5 dục. Tôi nhắc lại, bài kinh này rất là sâu. Sâu ở chỗ nào? Sâu ở chỗ này: Anh muốn thực hiện cái gì chỉ cần anh làm đúng kỹ thuật thì anh sẽ làm được, có một điều là anh cần đến một cái nền tảng nhận thức, một nền tảng kiến thức để mà hỗ trợ cho công việc ấy. Tôi nói lại lần nữa, bất cứ việc gì nếu anh áp dụng đúng kỹ thuật thì anh sẽ thực hiện được, nhưng mà để đạt được sự lâu bền thì anh phải cần đến một khả năng nhận thức rất là vững vàng. Trong room có hiểu cái đó không ta?

Có nhiều chuyện đôi khi trong đời này chúng ta thực hiện được bằng sự ngẫu nhiên, nghe có hiểu không? Có nhiều sự trong đời, có nhiều trường hợp trong đời này chúng ta thực hiện thành công bằng sự ngẫu nhiên. Nhưng mà nếu muốn quay trở lại với sự thành tựu ấy và kéo dài nó, biến nó thành sở hữu của mình thì chúng ta không còn là vấn đề ngẫu nhiên, không còn là vấn đề may mắn mà phải tuân thủ chặt chẽ kỹ thuật. Quí vị nghe kịp không?

Cho nên 5 cái đầu có thể chỉ là sự may mắn, nhưng mà riêng cái thứ 6 này bắt buộc phải có thông qua một sự chuẩn bị, thông qua một sự đầu tư nghiêm túc. Đây chính là vì sao ở đây bên cạnh cái việc lìa bỏ 5 triền cái Đức Thế Tôn lại kể thêm điều thứ 6 là vậy đó quí vị.

Tôi nhắc lại bồ tát Tất Đạt rõ ràng trong một khoảnh khắc ngắn ngủi nào đó Ngài lại không có 5 triền cái và Ba la mật của Ngài phải nói là nhiều như biển, như núi, như trời cao đất rộng cho nên tích tắc là Ngài có ngay cái sơ thiền nhưng mà ngay lúc đó Ngài không có được cái thứ 6, Ngài không biết chán sợ trong các dục.

Tôi nói lại một lần nữa, cái đặc điểm của một vị bồ tát là cái gì ta? Là luôn luôn hướng tới cái tốt hơn, thứ hai khả năng buông bỏ rất giỏi và thứ ba không tự giam nhốt mình trong bất cứ một cái nhà ngục nào. Nếu hôm nay những người nào nghe giảng trong cái bài pháp này, trong cái room này thì chỉ cần ghi 3 đặc điểm của bồ tát về cũng có thể tu được một đời, tu được muôn kiếp chỉ bằng 3 cái này:

°Một, luôn hướng tới cái tốt hơn, về mặt tinh thần nha.

°Hai là khả năng buông bỏ rất giỏi, bởi vì khi anh muốn hướng tới cái tốt hơn thì anh phải có khả năng buông bỏ chứ. Chứ còn bây giờ mà anh cứ ôm cái nhà cấp 4 tôn thấp lè tè, lè tè thì làm sao anh có thể về Thảo Điền hay Phú Mỹ Hưng anh có cái nhà khác được, nha. Anh phải có cái gan bỏ cái nhà bên lổ cống thì anh mới đi xa được. Cho nên cái thứ nhất là phải có ý hướng về cái tốt hơn, thứ hai khả năng buông bỏ rất giỏi.

°Thứ ba, không bị giam nhốt trong bất cứ nhà ngục nào cho dầu đó là một cái thành tựu lớn bé, cho dầu nó là một niềm đam mê như thế nào đi nữa thì bồ tát luôn có khả năng đó. Một là hướng đến cái cao hơn, tốt hơn. Hai là bồ tát có khả năng buông bỏ rất giỏi. Ba là không tự giam nhốt mình trong bất cứ một cái nhà ngục nào.

Từ đó, bồ tát có thể thực hiện vô số hạnh lành, đặc biệt bồ tát về mặt tình cảm bồ tát không có tự giam nhốt mình trong cái gọi là tình thân. Đối với bồ tát muôn loài, vạn loài chúng sinh thảy đều là người một nhà bởi vì bồ tát không có bị giam nhốt. Về trí tuệ, bồ tát không ngừng tìm tòi trong văn, tư, tu. Còn về tình cảm thì bồ tát không bị giới hạn bởi những biên giới, bởi những giới tuyến, bởi những rào cản, bồ tát thương hết muôn loài.

Còn mình thì sao? Mình nói cho đã nhưng mà cuối cùng cái gọi là thương của mình chỉ là ái thôi chứ đừng nói từ. Mà đã nói ái là gì? Ái là thương yêu có điều kiện và trong giới hạn, còn từ bi thì không. Từ bi đúng nghĩa là không cần điều kiện và không có ranh giới thì cái tâm ấy mới được gọi là vô lượng tâm. Chứ còn cái thứ tâm từ mà chỉ rải riêng cho cái người nhà, cho bồ nhà, cho nội bộ, cái đó chưa được gọi là vô lượng tâm mà coi chừng nó mới còn ở cái mức tham ái, nha. Mà trong khi đó từ tâm là không cần điều kiện và không có biên giới, còn tham ái là yêu thương có điều kiện và bị giam nhốt trong biên giới.

Ok, bây giờ đúng là 4 giờ rồi. Chúc các vị một ngày vui và ngày mai chúng ta gặp lại nhau. Bye bye.

* Các bài Sư Toại Khanh (Tỳ Kheo Giác Nguyên) giảng trên Youtube năm 2019. Nguồn Vietheravada

Trả lời

Từ điển
Youtube
Live Stream
Tải app