Nội Dung Chính
Quán
Bài Giảng Sư Toại Khanh Youtube 2019
Kính thưa quí vị, ở trong Trung bộ kinh rồi trong cả Trường bộ kinh, chúng ta có thể thấy ở đó hai cái bài kinh Đại niệm xứ mà Đức Phật đã xác định rằng Tứ niệm xứ là cái con đường duy nhất, con đường duy nhất để dẫn đến giải thoát. Có một điều là rất nhiều người trong chúng ta hôm nay có một cái hiểu lầm, là chúng ta có một cái phân biệt như là cái pháp học với pháp hành ấy. Chúng ta cho là cái người đi theo pháp học không có biết pháp hành, mà đi theo pháp hành thì không có mắc mớ gì pháp học, đó là trong cách nghĩ của người Việt nam, chứ thật ra Tứ niệm xứ nó là cái gì?
Tứ niệm xứ nó là, ở đây có hai điểm mà bà con phải lưu ý, thứ nhứt, người mà đại căn, đại duyên mà gặp được cái bậc thầy, bậc thầy lớn như là Đức Phật và các bậc Thánh tăng ấy, cái người mà đại căn, đại duyên mà gặp được các bậc thầy lớn như vậy đó, thì người ta không cần chuẩn bị gì hết á, người ta chỉ nghe thôi, chỉ nghe một câu kệ bốn dòng hay là một thời pháp thoại ngắn thì có thể ngay tại chỗ ngồi mà tu Tứ niệm xứ, tu Tứ niệm xứ là cái gì? Tu Tứ niệm xứ là cái gì? Là chánh niệm tỉnh giác, họ nhìn lại thân tâm của họ là do các duyên mà có, tất cả thiện ác, buồn vui do duyên mà có, có rồi phải mất, họ chỉ thấy bao nhiêu đó là họ thấy được bốn đế, 12 duyên khởi rồi họ đắc Thánh ngay tại chỗ, đó là trường hợp một, trường hợp một là đại căn đại duyên mà lại được sự hướng dẫn bởi các bậc thầy lớn.
Trường hợp hai, là không có được hai cái điều kiện đó thì bắt buộc chúng ta phải lấy công làm lời, có nghĩa là phải học giáo lý và phải tiếp xúc với nhiều bậc thầy, để mình tìm ra một cái đường lối hướng dẫn nào thích hợp với mình nhất, rồi nhờ đến những sự hỗ trợ thí dụ như là trú xứ, điều kiện sinh hoạt, khí hậu, thời tiết, thực phẩm v.v. Thì trường hợp thứ hai đó là dành cho cái người không có được như cái trường hợp một. Nhưng mà tựu trung lại thì pháp môn Tứ niệm xứ là cái con đường giải thoát duy nhất là bởi vì thông qua cái con đường đó, chúng ta mới có thể nhận thức một cách đầy đủ và chính xác về bản thân mình, mình sanh tử là do mình hiểu lầm về bản thân mình. Khi mình hiểu lầm về bản thân mình có nghĩa mình cũng mù tịt về người khác; trong khi đó nếu mình hiểu mình, thì cũng có nghĩa là mình hiểu được người khác, và cũng từ đó mình hiểu được cái gọi là vũ trụ và thế giới, tất cả chỉ là do các duyên tạo nên, mà làm sao thấy được đây?
Cái chuyện đầu tiên là anh thấy bản thân anh trước, anh thấy là anh lúc thiện lúc ác, lúc buồn lúc vui, anh thấy rằng đời sống của anh là một chuỗi dài tiếp nối liên tục, liên lũy giữa nhân với quả, nhân có đó mất đó, quả có đó mất đó, đời sống là sự tiếp nối liên tục giữa nhân và quả, cái sau nó thay thế cho cái trước, đại khái như vậy. Thì nói chung là pháp môn Tứ niệm xứ là con đường giải thoát duy nhất dầu chúng ta thấy dầu là một người chỉ nghe một câu họ đắc cũng là pháp môn Tứ niệm xứ, mà cái người mà lên rừng lên núi, kiêng khem khổ hạnh, thanh bần khổ tu suốt nhiều năm thì cũng là Tứ niệm xứ, miễn là đi đúng cái tinh thần Tứ niệm xứ. Tứ niệm xứ là sống chánh niệm, là sống chánh niệm, luôn luôn sống chánh niệm. Thì ở đây, trong bài kinh này, Đức Phật Ngài dạy rằng chúng ta không có tài nào mà chúng ta tu tập pháp môn Tứ niệm xứ nếu mà chúng ta không có bỏ được sáu thói quen sinh hoạt sau đây, không tài nào mà tu tập được pháp môn Tứ niệm xứ, có nghĩa là không có tài nào cầu được cái pháp giải thoát nếu mà không có lìa bỏ được sáu cái thói quen sinh hoạt sau đây:
Một là ưa thích công việc, thích bày đó, thích kiếm chuyện để làm, trong khi cái chuyện mà quan trọng nhất đối với hành giả Tứ niệm xứ là cái gì? Đó là sống chánh niệm. Chẳng qua là mang cái thân này thì chúng ta phải ăn uống, tắm rửa, tiểu tiện, đi đứng, nằm ngồi, hít thở. Đó là những cái nhu cầu tối yếu, tối cần, tối thiểu, ba cái “tối”, tối cần, tối yếu, tối thiểu thì bắc buộc chúng ta phải giữ nó lại, nhưng mà trong lúc mà sống với nó là phải thường trực chánh niệm, liên tục chánh niệm, luôn luôn chánh niệm, và chỉ chừng đó việc thôi. Hít thở vào ra, hít thở vào ra trong tỉnh thức, quan sát cái thiện ác, buồn vui xảy đến trong cái tâm mình trong sự tỉnh thức, đi đứng nằm ngồi, ăn uống nhai nuốt, im lặng nói cười cũng trong tỉnh thức. Chừng đó chuyện, tuy là chuyện tối yếu, tối cần và tối thiểu, tuy chừng đó chuyện, tuy là nói tối thiểu chớ thật ra nó đã lấy hết thời gian của chúng ta trong ngày. Ấy vậy mà có những người họ lại cảm thấy mệt mỏi với cái chuyện chánh niệm, họ lại nhân danh, viện cớ, nhân danh cái này cái kia, viện cớ này cớ nọ để mà kiếm thêm chuyện để mà làm, nha, mà nó không thật sự cần thiết. Tôi ví dụ như cái cốc của mình, phòng riêng của mình, cái chuyện mà mình giữ sạch, giữ cho nó thông thoáng, nắng gió đầy đủ, đó là chuyện cần thiết; nhưng mà cái chuyện đó nó không có mất nhiều thời gian cho chúng ta lắm, chúng ta mới bày ra nào là chưng dọn cái này cái kia, rồi cái lối đi thì phải là trồng hoa, trồng cỏ, xếp đá. Đúng ra, nếu mà để tránh rắn rít, cỏ dại có nhiều cách, nhưng mà đằng này chúng ta làm quá cái mức cần thiết mà nó qua tới cái mức trang hoàng, chưng dọn thì cái đó được gọi là ưa thích công việc, nha, nhớ cái đó. Cái việc mà mình cần làm đã lấy hết thời gian của mình, cho nên đối với một hành giả, một cái người cầu giải thoát, người ta không phải làm biếng mà bởi vì họ quá quí cái thời gian sống chánh niệm; cho nên họ không có thêm chuyện nữa, thêm chuyện để làm, bởi vì nếu một hành giả thứ thiệt thì chuyện gì cũng giữ chánh niệm, mà bây giờ mình đã có tám công việc, mười công việc để mà mình làm rồi, bây giờ kiếm thêm để chi? Một là mình phải sống thất niệm. Hai là tiếp tục làm cho chánh niệm nó mệt mỏi. Trong khi cái việc mà mình cần làm nhứt đó là nhu cầu thân xác, thí dụ như không tắm thì không được, không ăn là không được, không có xê dịch sinh hoạt trong bốn cái tư thế – thí dụ đi đứng nằm ngồi thì không được, thì kẹt lắm mình mới sống với những cái sinh hoạt đó, những hoạt động đó, nha. Chứ còn mà kiếm thêm công việc thì tự mình cái này khó nói lắm nha, rất là khó nói, tùy người, có người thì đối với họ cái việc đó là việc dư, việc thừa nhưng mà với nhiều người họ thấy chuyện đó là chuyện quan trọng, khó, rất khó định nghĩa thế nào là tham công tiếc việc. Thôi thì ở đây mình chỉ có một định nghĩa quay về với kinh điển, đó là “Cái việc gì mà nó không thật sự tối cần, không làm cũng được” cái gì mà không làm cũng được thì cái việc đó được gọi là việc dư, việc thừa, nha. Thí dụ như bây giờ mình chưng dọn trong phòng, trong phòng mình giữ sạch, đó là chuyện bắt buộc phải làm, không làm không được, giữ vệ sinh mà, bụi không hà, đồ đạc chất đống đống đống đống, cái đó là hỏng được, cái đó dứt khoát là hỏng được, cái đó mình phải dẹp, nhưng mà chưng dọn đây là bình bông, kia là một bức tượng, nọ là cái lọ cái bình thì cái đó là không cần thiết, bởi vì không có cũng được, thậm chí không có còn tốt nữa là khác. Cái định nghĩa gọn nhứt, những cái chuyện không cần thiết là những cái chuyện không làm cũng được, miễn là mình bảo đảm được đời sống chánh niệm của mình không bị gián đoạn, không có bị ảnh hưởng, nha. Còn cái chuyện gì mà không làm cũng được, chuyện đó gọi là chuyện thừa. Mà khi mà mình thích mất thời gian, tốn công sức cho những chuyện không làm cũng được thì chúng ta lọt vào trường hợp một, gọi là kammaramata(?) có nghĩa là tham công tiếc việc, thích kiếm chuyện để mà làm. Tui nhắc lại một lần nữa, không có thấy được cái hiện hữu này nó là khổ, không thấy hiện hữu này là gánh nặng, thì chúng ta nghe pháp thoại này chúng ta nghe hỏng nổi, đừng có nói là hành trì, nha. Nghe hỏng nổi vì thấy nó kỳ quá đi, kỳ quá, hồi đó giờ thói quen của tui là tui phải thế này thế kia, bây giờ tự nhiên tui hành thiền cấm tùm lum. Vấn đề không phải là cấm, không ai cấm quí vị hết, quí vị lỏa lồ không mặc áo quần, quí vị đi bơ bơ ngoài đường hỏng ai cấm hết, cảnh sát nó bắt hay không thì tùy cảnh sát, chứ còn mà dân chúng cũng hỏng ai làm gì mình hết, coi mình như đứa khùng vậy đó, hỏng ai có quyền ngăn cấm gì mình hết trơn á. Không ai mà cấm, nhưng cái vấn đề ở đây là mình sống trong một nhận thức rỏ ràng là cái thân xác này nó là gánh nặng, là cục nợ, nếu mà mình thường được sống trong nhận thức đó thì chúng ta không có kiếm thêm cái chuyện mà gọi là không cần thiết để chúng ta làm, trừ phi, trừ phi là chúng ta lén lén thấy rằng là nó hay hay, hiện hữu này nó có gì đó nó hay hay vui vui thì chúng ta mới kiếm chuyện để chúng ta làm. Kammaramata(?) là như vậy.
Cái thứ hai nữa là bhassārāmatā: trò chuyện, trao đổi. Có những người ăn cực một chút cũng được, sống ở chỗ chật chội chút cũng được, nóng nực chút cũng được, lạnh lẽo chút cũng được, đời sống vật chất thiếu thốn chút cũng được, nhưng mà cái niềm vui lớn nhứt của họ là có chỗ để họ nói. Cái đó tui nhớ tui gặp chắc cũng nhiều lắm, hình như là 2 phần 3 hoặc là 70, 80 phần trăm người tui quen đều có thói quen. Tức là họ sống điều kiện vật chất họ sống sao cũng được hết, nghèo thì sống kiểu nghèo, giàu sống kiểu giàu, đối với họ chuyện đó hỏng quan trọng mà quan trọng đó là họ sống mà không có chít chát, không có a lô, không có facebook, không có viber, không có WhatsApp, không có messenger, không có message họ chịu không nổi, không nổi. Mà trong khi đó họ sẵn sàng đến bửa họ chỉ làm một gói mì thôi, tô mì là được rồi, sao cũng được hết, dĩa rau luộc gì đó họ cũng xong nhưng mà phải cho họ nói. Đây là một thói quen rất là bậy, bậy vô cùng, vô cùng bậy.
Bởi vì nó có ba cái bậy, cái bậy thứ nhứt, tại sao anh thích, anh thích trao đổi là bởi cái đầu anh nó rãnh, anh không có chuyện quan trọng, anh không chuyện lợi ích để anh làm cho nên anh thích trao đổi. Về cái bậy đầu tiên, là cái đầu anh nó quá rỗi rảnh đi, quá rỗi rảnh, nó rảnh tới mức mà gọi là rảnh rỗi sanh nông nổi. Đấy, cái bậy thứ nhứt là cái đầu của anh trong tình trạng bỏ ngỏ.
Cái bậy thứ hai, cái người mà thích nói, họ không có khả năng độc cư, mà toàn bộ giáo pháp Đức Phật dành cho người độc cư. Thí dụ như trau dồi pháp học, trau dồi pháp hành, đấy, nghiên cứu giáo lý cũng phải là độc cư, cũng phải có khả năng sống một mình. Tu tập thiền định, thiền chỉ, thiền quán, samatha, vipassana cũng phải là dành cho cái người có khả năng sống một mình, nha. Còn cái người mà không có khả năng sống một mình thì trau dồi kiến thức giáo lý không được, tui nói thẳng luôn, không được. Và cái chuyện mà tu tập thiền định, tuệ quán cũng không được. Cho nên cái bậy thứ nhứt của người ham nói là đầu óc bị bỏ ngõ, đầu óc bỏ ngõ thì nó mới rãnh để mà nó mới thấy cái sự tẻ nhạt, hoạnh hiu, vô vị, cô đơn, nó mới đi tìm cái người mà nó trau trút. Trường hợp thứ hai nữa là, cái người thích nói vậy họ đánh mất khả năng sống một mình, tại quen rồi quí vị, quen rồi cho nên họ ở nhà một mình đi nữa, họ cũng phải liên lạc ở trên internet, trên phone, đó là cái thứ hai.
Cái thứ ba, cái bậy thứ ba của người thích nói nhiều là liên tục chuốc phiền, chuốc phiền não. Một là bàn những đề tài tầm bậy tầm bạ mà mình thích. Hai là khi mà trau đổi như vậy đó, đa phần là chuyện phiền không hà – một là phiền mình, hai là gây phiền cho người khác, nha, nói chung là cái bậy thứ ba của tật ham nói là gây phiền, trước là gây phiền cho bản thân, sau là gây phiền cho người khác. Cái chuyện này nó rất là đơn giản, chúng ta bỏ ra một tí thời gian ngồi nghiệm lại coi có phải hôn? Bao nhiêu cái rắc rối trong cái cộng đồng người Việt trong nước và ngoài nước đa phần đều khởi lên từ những bà tám, những bà tám. Cho nên cái bậy của cái chuyện thích nói có ba:
a. Là đầu óc bỏ ngỏ, bỏ ngỏ – dĩ nhiên là khổ ít vui nhiều rồi đó.
b. Tự mình chặn cái đường về núi, có nghĩa là đánh mất khả năng sống một mình. Các vị biết cái chuyện sống một mình nó quan trọng lắm. Tôi có biết nhiều người họ sợ sống một mình vì vậy cho nên họ khó có những thành tựu sâu sắc trong cái kiến thức hay là trong đời sống nội tâm, kho lắm, tại vì đời sống của họ bị lệ thuộc vào người khác rất là nhiều, lệ thuộc lắm, vì có ai rãnh để mà chơi với mình, ai rãnh đây? Cũng phải là dân rãnh như mình nó mới chơi với mình được, mà dân rãnh là dân có vấn đề, tin tôi đi, dân rãnh là dân có vấn đề, nha. Dân mà rãnh á, mình cứ bóc phone là có nó, bóc phone là có nó đó, dân đó là dân có vấn đề. Cho nên cái thứ hai: đánh mất khả năng độc cư.
c. Gây phiền, chuốc phiền cho mình và gây phiền cho người.
Chưa kể thứ tư, thứ năm nữa đó là cái người nói nhiều như vậy đó, họ tụ họ đánh mất khả năng sâu sắc của tâm tư. Bởi vì nói là đưa ra, mà ngồi yên thì mình mới có thể nạp vào nhưng khi nói là mình đưa ra, mình trao ra, còn mình im lặng thì mình nạp vào, miệng mình ra tiếng là nó trao ra, cái đó thì mình có khỉ gì mà mình trao, có khỉ gì mà mình trao? Còn nếu mà mình có cái để mình trao ra đó thì tối thiểu cái phần mình cũng thiệt thòi -nếu mình có cái để trao ra đó – thì trước mắt là người ta chứ mình được cái gì đâu? Còn nếu không có cái trao ra, vừa làm mất thời gian của mình, vừa làm mất thời gian của người khác, gây phiền cho người khác.
Cho nên cái thứ hai là cái thói quen thích nói chuyện, trau đổi.
Cái thứ ba, niddārāmatā, thích an dưỡng, thích ngủ nghĩ tức là ngại động tay, động chân, ngại đổ mồ hôi, ngại mỏi chân mỏi tay, rồi ăn rồi cứ ngồi cứ nằm, kiếm chỗ nào ngồi cho nó sướng cái lưng, nằm cho nó khỏe cái chân, thích mát mát, mát mát, thơm thơm vậy đó, ánh sáng mờ mờ, âm thanh dìu dịu vậy đó, riu riu riu riu vậy đó, quí vị đừng có tưởng cái đó nghiện đó, nghiện chết luôn, cái đó là một thứ gây nghiện, nha. Kiểu sinh hoạt đó rất là dễ gây nghiện, về lâu về dài coi như là nó gây nghiện mà rút ra hỏng được, bỏ hỏng được thói quen đó, thói quen mà thích an dưỡng. Dầu người ngoài đời hay là người tu hành cầu giải thoát, mà ở ngoài đời tui không biết cái ngành nghề gì, tui không cần biết, tui chỉ biết cái người mà có thói quen mà thích an dưỡng, thích yên thân, hưởng nhàn, không động tay, động chân, ngại đi bộ, ngại làm việc, cái người đó thua, nha.
Nên thích an dưỡng là sai, nó không có đúng với đời sống tu hành của mình, đối với hành giả, ngại an dưỡng đây hỏng phải họ quay trở lại công việc này việc kia, mà ngại an dưỡng ở đây là lúc nào họ cũng trong cái tình trạng bật dậy để mà tinh tấn, tinh tấn trong cái gì?
Tinh tấn trong cái đời sống tỉnh thức. Khi mà chúng ta cứ nằm ù lì trong một chỗ thì lúc đó chúng ta đang để cho cái nội tâm của mình nó trở thành ra là một cái bãi đất hoang, chuột bọ, rắn rít, cỏ dại gai góc nó tha hồ nó mọc. Chỉ có cái người sống năng động, tích cực thì họ giống như một cái như cái nồi nước sôi ruồi nó hỏng có bu; một cục đá lăn hoài thì rêu hỏng có đóng, nhớ cái đó. Một cục đá lăn hoài trên bờ bãi biển thì rêu nó hỏng có đóng, mà cái nồi nước sôi thì ruồi nó hỏng có bu.
Một cái nội tâm mà năng động, tích cực, hướng thượng, tinh tấn, thường xuyên tỉnh thức thì những cái phiền não, những cái tạp niệm không có được, nhớ cái đó. Cho nên khi mà người có khuynh hướng an dưỡng, ngủ nghĩ đó, thì rỏ ràng mình thấy là nó có ba cái bậy:
Cái bậy thứ nhứt, người đó đã tiêu phí thời gian một cách phải nói là tức tưởi. Thời gian kiếp người hỏng có nhiều, tui nói là không biết bao nhiêu lần, mình lấy tờ 100 đồng mình đổi ra 5 tờ 20, thì tờ 20 nào trong số 5 tờ ấy nó cũng có giá trị tương đương, nha. Tôi nói lại lấy tờ 100 mà mình đổi ra 5 tờ 20 thì 5 tờ đó tờ nào cũng có giá trị giống nhau. Nhưng cái thời gian trong kiếp người nó hỏng phải như vậy, 20 năm đầu đời nó không có giống như 20 năm tiếp theo, tức là:
* Từ 1 tới 20 tuổi: cái 20 năm đó nó không có giống từ 20 cho tới 40,
* mà cái thời gian từ 40 cho tới 60 nó lại không có giống với 40 năm trước đó,
* rồi từ 60 tới 80 thì mang tiếng cũng là 20, đúng, nhưng mà cái chuyện mà mình có thể làm được nó ít, ít lắm quí vị, ít lắm.
Có nhiều cái việc chúng ta cần cái sự nhiệt huyết của tuổi trẻ; có nhiều cái việc chúng ta cần tới cái sự già dặn, chững chạc của người đứng tuổi, của người trưởng thành đã từng trãi cuộc đời; có nhiều việc chúng ta cần đến cái sự bình thản của một người đã xong việc, đó là tuổi già, phải không?
Mỗi thời gian, mỗi thời điểm nó lý tưởng cho một số công việc nào đó. Mỗi cái 20 năm trong đời mình có giá trị khác nhau và ở mỗi 20 năm trong cuộc đời mình, mình làm những việc khác nhau, cho nên:
* Từ 1 cho tới 20 có những việc mình không chịu làm, thí dụ như bây giờ nói theo ngoài đời, không lấy được bằng tú tài là tiêu. Từ 1 tới 20 tuổi mà không lấy được bằng tú tài là tiêu.
* 20 năm tiếp theo đó, không tìm được cho mình một cái nghề nghiệp ổn định là tiêu. Đấy, không có tìm được cho mình một cái nghề nghiệp ổn định là tiêu. Đó là từ 20 cho tới 40.
* Từ 40 cho tới 60 mà không có được một cái sự nghiệp ổn định là tiêu, nghe.
Một tới 20, không có được cái bằng tú tài là tiêu.
20 tới 40 không có được cái nghề nghiệp ổn định là tiêu.
40 tới 60 không có được cái sự nghiệp ổn định – sự nghiệp được định nghĩa là về tiền bạc, về nhà cửa, về hôn nhân, gia đình, nói chung – là tiêu.
Từ 60 đến 80, không có giữ được sức khỏe là tiêu.
Đấy, thấy rõ ràng như vậy. Nghĩa là mỗi một thời đoạn trong đời mình, chúng ta chỉ làm một ít việc thôi, và cái điều kiện tâm lý của mỗi lứa tuổi nó cũng không giống nhau. Có nhiều việc chúng ta cần đến cái nhiệt huyết của tuổi trẻ thì tuổi trẻ không còn nữa. Có nhiều lúc chúng ta cần đến ái sự bình thản, nhẹ nhàng của người lớn tuổi thì khổ thay lúc đó chúng ta đã cằn cỗi quá rồi, chúng ta đã qua khỏi giai đoạn bình thản rồi, chúng ta đã qua tới giai đoạn lú lẫn rồi, nha.
Hiểu được cái này mình mới thấy, “Ồ! Thì ra thời gian nó quí quá”. Cái chuyện mà nằm dật dựa, lăn qua trở lại, đó là sự hoang phí không có thể nào mà gọi là bỏ qua được, cái đó phải nhắc tới, nha. Chúng ta cứ nhớ, cái bịnh có thể đến với mình bất cứ lúc nào, cái chết có thể đến với mình bất cứ lúc nào, tai nạn có thể đến với mình bất cứ lúc nào.
Các vị thấy tui bị cái này hôn? Đêm hôm qua đó, suýt nữa tui muốn đi bịnh viện, ta nói hỏng có có gì đâu, cái cửa kiếng nó trong quá đi, trời nhập nhòa tối, không mở đèn, tui đi tới, thất niệm, đầu đang nghĩ chuyện khác, đóng vô một cái, một cái “Rầm” một cái. Ta nói lúc đó là tui chỉ rờ coi nó có còn nguyên không là các vị biết rồi, khiếp như vậy đó. Thì lúc đó tui nói với một người quen liền, tui nói tui bị như vậy, họ cũng bày cái này bày cái kia. Nhưng mà thôi cái chuyện đó, tui muốn nói với bà con, tuổi 50 này, tui đâu có đến nỗi lú lẫn, tui không phải là cái người dục chạt, vậy đó mà cũng bị cái trường hợp đó. Cái cửa kiếng nó trong quá cho nên tui khuyên quí vị nếu mà nhà mình có chỗ nào kiếng trong quá thì nên dán cái gì đó, bởi vì thế nào cũng có ngày mình không bị thì người khác cũng bị, nha. Cái chuyện nó dễ xảy ra vậy, tai nạn mà quí vị, nha. Bịnh hoạn nè, tai nạn, chết chóc, bao nhiêu cái chuyện khác, thị phi, rồi kiện cáo ai biết, thù oán ai biết, mấy cái đó toàn là trên trời nó rớt xuống không hà, trên trời nó rớt xuống, trên trời nó rớt xuống.
Cho nên là thời gian trong kiếp người nó không có nhiều, nó không có đủ để mà chúng ta hoang phí nó bằng cách là tìm đến sự an dưỡng, ngủ nghĩ.
Tiếp theo là đám đông, là sanganikārāmatā, có nhiều người họ không có khả năng sống một mình, họ phải nghe tiếng ồn, họ phải thấy ông đi qua, bà đi lại, họ mới có thể chịu nổi. Tôi có biết nhiều người phật tử quen, họ nói với tôi, họ ở một mình họ cũng vẫn phải mở ti vi vì họ sợ cái trạng thái mà im ắng, thanh lạnh. Bởi vì im ắng, thanh lạnh nó đồng nghĩa với cô quạnh, mà cô quạnh là cái gì đó nó dễ sợ, thay vì đối với rất nhiều người thì cô quạnh nó là một cái không khí, cũng là một cái không gian rất là lý tưởng để chúng ta có được cái chiều sâu về kiến thức, về suy tư. Nhưng mà với rất nhiều người họ sợ cái đó lắm, cho nên họ phải sống gắn liền với đám đông, với tiếng ồn, với sự nhộn nhịp của kẻ này người kia.
Đối với hành giả tu tập Tứ niệm xứ mà có thói quen này thì rất mệt. Các vị đi vào thiền viện, có ai, có ai mà chịu quần tụ với mình không? Dầu ở trong thiền đường, ngồi thiền tập thể thì mỗi người lo ngồi cái mùng của mình chớ có ai mà xáp lại mình để người ta nói đâu, đó là thiền viện. Còn mà đi chùa, kẻ nào chịu xáp lại với mình, hồi nãy tôi nói rồi, kẻ đó là kẻ tào lao. Đời mình có được bao lăm mà đi dành cho kẻ tào lao nhiều quá, khổ vậy đó.
Cho nên, người thích đám đông cũng y như mình thích nói chuyện vậy đó, có nghĩa là mình đánh mất cái khả năng độc cư, rồi thì người đó đầu óc bỏ ngõ họ mới thích đám đông. Mà sau cùng rồi, cái này mới ngại nè, kẻ mà thích đám đông, trong một cái tình huống đặc biệt mà phải sống một mình là họ chỉ có chết thôi, các vị biết, chỉ có chết thôi. Mình già mình bịnh còn ai bên cạnh mình nữa, các vị đừng có nói với tôi là các vị có con cháu, tôi khuyên bỏ suy nghĩ đó đi, bỏ đi, quên đi. Cái chuyện mà quí vị thấy, ông tư, bà tám mà bị bịnh mà có con cháu quây quần đó là chuyện của người ta, nha, nhớ đó là chuyện người ta. Còn mình thì hỏng chắc, bây giờ con đàn cháu đống chứ còn một ngày kia mà nó để mình nằm trong cái phòng ở ngoài nó hát karaoke, hay là nó tiệc tùng ăn uống, bỏ mình ở trong, chuyện đó là bình thường, bởi vì chơi với người già hỏng có gì vui hết, tôi nói thật, thẳng luôn, nha. Người già là phải có cái gì để cho người ta nghe, người già phải có tiền bạc cho con cháu nó trông đợi, người già phải có cái kiến thức, người già phải có cái đạo hạnh, người già phải có cái gì đó để cho tuổi trẻ có cái cớ để nó xáp vô, còn cái tiền mình không đủ để hấp dẫn họ, kiến thức, đức tánh mình không có đủ để mà cuốn hút họ, thì thôi, xong.
Các vị đừng có nói với tôi là: “Ôi! Tôi con đàng cháu đống sợ gì”. Cẩn thận, cẩn thận, bởi vì các vị tưởng tượng, đi chơi với bạn nó vui hơn đi chơi với mình chứ, phải hôn? Nằm có mình mình, nằm lâu ngày nó bực dọc, hôi hám, ngứa ngái khó chịu, tánh tình cáu gắt, bẳn tính, khó lắm.
Cho nên là nhớ cẩn thận, chúng ta phải có lúc quay về với bản thân mình, mà người không có khả năng mà sống một mình, phải đi bôn ba kiếm tìm cái sự gọi là cọ quẹt, chung đụng, va chạm với người khác thì không có cách nào để mà tu tập Tứ niệm xứ được, bởi vì Tứ niệm xứ – cái chữ ekayano – pháp môn Tứ niệm xứ là con đường độc đạo. Chữ ekayano có nhiều nghĩa lắm:
1. Đó là cái con đường duy nhất dẫn đến giải thoát.
2. Cái con dường này chỉ dành cho những cái kẻ mà đi một mình. Yah, đi một mình. Dầu cho mình ngồi giữa đám đông thì cũng là chuyện mình mình biết, chuyện mình mình làm, đó mới đúng là Tứ niệm xứ.
Tôi nhắc lại, nhiều người nghe tôi nói cái này hiểu lầm tưởng là hồi nãy giờ tui xúi quí vị sống một mình, hỏng có phải, mà cái khả năng một mình là khả năng độc cư dầu lúc không có ai hay giữa đám đông, thì vẫn có khả năng rút lui về thế giới của chánh niệm, thì cái đó gọi là độc cư. Thí dụ như ngồi giữa đám đông ai nói gì nói, mình cứ theo dõi hơi thở; ai nói gì nói mình cứ nhắm mắt theo dõi hơi thở; kẹt lắm thì mở mắt nói chuyện vui đùa với người ta chút nhưng mà thấy cái thời gian mà tào lao nó hơi nhiều, làm ơn rút. Nếu mình biết thương mình, nếu mình biết giá trị của đời sống tỉnh thức, chánh niệm thì tôi nhắc lại một lần nữa, cứ ngoại giao, thù tạc không ai cản nhưng mà mình canh me, mình thấy hình như nó hơi lâu, nó hơi lâu, “hơi” đây tùy người, hơi đây có nghĩa là 15 phút, nửa tiếng, 45 phút, 1 tiếng gì đó tùy người. Tôi nhắc lại, tôi chưa bao giờ mà tôi nói tôi là hành giả nhưng phải nói, khi tôi nhận ra tôi đang ngồi giữa một cái đám người mà nó tào lao thì khoảng 15-20 phút hể tìm cách rút lui được là tui rút. Tui nhắc lại hỏng phải là tui tinh tấn tu hành, hỏng phải, tui vô tui đọc sách, hoặc tui vô tui chơi game, nói thẳng luôn, tui chơi game cũng được, nhưng mà ít ra, tui rút lui ra khỏi chỗ đó, ít ra khi tui làm cái chuyện gì một mình cho tui, ít ra tui cũng không gây phiền cho ai và cũng không ai gây phiền cho tui. Còn đằng này là cứ xáp vô đám đông là thua rồi, xáp vô là thua.
Cho nên hễ mà mình còn đời sống tại gia cư sĩ, kẹt quá thì cũng phải nói cười, giao tiếp, thù tạc, đúng, nhưng mà canh me mà thấy rút được là phải rút liền. Trong thời gian mà đang chung chạ đó mà thấy, giả sử lúc này mà mình nhắm mắt được mà không ai nói gì đó là nhắm liền theo dõi hơi thở, nhắm liền theo dõi hơi thở, mà với điều kiện là tùy, phải coi, mình tu là người phải có trí, chứ mà sống lập dị quá thì coi như tự mình làm cho mình trở nên quái đản thì cũng kỳ lắm, tu mà để cho người ta thấy mình kỳ cục là hỏng có nên, nha. Rất là dễ thương, càng tu phải càng dễ thương, và người tu cũng không mong người khác biết là mình tu. Một là mình để cho người khác biết với cái ý cho người ta nể phục là bậy, mà mình tu mình để cho người ta biết để cho người ta khó chịu, người ta mặc cảm cũng bậy, cả hai đều bậy. Tu mà muốn cho người khác biết để người ta quí, kính mình, cái đó là bậy; mà mình không có ý đó nhưng mà mình cũng chẳng màng cái chuyện mà lập dị, chẳng màng cái chuyện phản cảm, chẳng màng cái chuyện mà người ta nhận xét gì về mình thì cũng kỳ, cũng bậy, nha.
Hồi nãy tới giờ tôi nói rất là kỹ, thấy được, cái chữ gạch dưới “thấy được” thì rút. Nếu mà trong thời gian mình ở đó, mình vẫn vui vẻ nói cười nhưng mà mình thấy được lúc nào là mình quay về hơi thở mình liền, quay về với chánh niệm của mình liền.
Đó là trong kinh chính Đức Phật Ngài dạy đó là cái kiểu tu hạnh con rùa, hễ mà thấy hỏng xong rồi là rút vô cái mai liền nha, rút vô cái mai liền. Chớ còn mà hỏng có cái kinh nào bắt quí vị tóc tai, vợ con đầy đủ mà phải đi cắt đứt toàn bộ quan hệ xã hội, hỏng có cái kinh nào mà xúi kỳ cục vậy, nhưng mà trong kinh có dạy phải tranh thủ, tranh thủ để có.
Pattintiva vibatitanti(?) – Ngày đêm luôn qua mau lẹ, trong kinh có cái câu đó, nha.
Tiếp theo đó là không phòng hộ các căn, indriyesu aguttadvaratam, hôm qua tui nhớ tui giảng chỗ này rồi, có nghĩa là toàn bộ đời sống của chúng ta chỉ là một chuỗi dài của những năm tháng hoạt động thông qua 6 căn. Toàn bộ đời sống của chúng ta gồm có ruồi muỗi, dòi bọ, trâu bò, heo chó, gà vịt, con người, đế thích, ma vương, phạm thiên, phàm thánh, tất cả đều gọi là sống, sống hiện hữu ở đời này bằng cách là thông qua các hoạt động của 6 căn, có cõi thì đủ 6, có cõi hỏng đủ nhưng mà gôm chung lại 6 căn. Toàn bộ đời sống này chỉ 6 căn, mình an lạc hay mình đau khổ là do cái thái độ của mình trước 6 trần. Mình thiện hay là mình ác, khổ hay là vui, thiện – ác – khổ – vui hoàn toàn là tùy thuộc vào cái thái độ của mình trước 6 trần. Chư thánh nhân cũng có mắt tai mũi lưỡi như mình vậy nhưng mà các ngài sống không có ác, không có bất thiện. Các ngài cũng có mắt tai mũi lưỡi như mình nhưng các ngài không có sống đau khổ như mình, không có sống phiền lụy như mình, vì sao? Vì vấn đề là thái độ thôi, thái độ.
Tui nhớ tui nói cái câu này, nói hoài: “Trình độ nó dẫn đến thái độ”. Cái trình độ kiến thức, trình độ tu tập, trình độ của các hạnh lành, cái level, cái niveau của các hạnh lành.
Hạnh lành ở đây gồm có: tinh tấn, chánh niệm, trí tuệ, hành xả, nhẫn nhục. Đó, thì tùy thuộc vào cái mức độ của các hạnh lành, tùy thuộc vào các thói quen tâm lý nhiều đời nhiều kiếp, tùy thuộc vào cái gọi là tiền nghiệp quá khứ, trên một đống nền tảng ấy thì ta có một cái nhìn, có một cái cảm nhận với 6 trần khác nhau.
Cho nên thu thúc lục căn không có phải là nhắm rít con mắt lại, bịt lỗ tai, hỏng phải, mà là tiếp tục tỉnh thức. Cái thái độ tốt nhứt, thái độ tâm lý tốt nhứt, khi mà 6 căn tiếp xúc với 6 trần đó là mình làm việc với chánh niệm, với chánh niệm.
Tôi nói đi nói lại không biết bao nhiêu lần, một ngày có 24 giờ, ngay bây giờ thử bỏ ra 2 tiếng, 3 tiếng, 5 tiếng, sống chánh niệm trăm phần trăm coi nó ra sao? Rồi 1 tuần có 7 ngày, 1 tháng có 30 ngày, thôi thì mình thử mình bỏ ra vài ngày sống chánh niệm coi nó ra làm sao? Sống chánh niệm đây có nghĩa là dẹp hết trăm phần trăm, dẹp hết, cái gì tối yếu, tối cần thì mình mới giữ lại, nhưng mà nhớ đừng bao giờ biến mình trở thành người lập dị, đừng bao giờ tự mình cô lập mình với mọi người, hành giả kiểu đó là hỏng được, hỏng có đúng. Người tu đúng là càng tu càng dễ thương, cái chánh niệm ở đây nó hỏng phải là làm cho các vị nhìn như là bị bịnh mới hết, hỏng phải. Cái đó nhiều người họ khoái làm như vậy, hỏng biết họ khoái như vậy hay là cái kiểu của họ như vậy tui hỏng có biết, nha, nhưng mà rất nhiều người qua bên Myanmar với Shwe Oo Min, Mahasi, U Pandita, Pa Auk, gặp cái thứ đó nhiều lắm. Chánh niệm họ đi mà mình nhìn thấy bắt…mệt á, mà trong khi đó họ quên một chuyện đó là cứ bình thường vậy đó, y như là hồi đó đến giờ sao y chang vậy đó, tốc độ vẫn giữ nguyên. Họ nói rằng là giữ tốc độ như cũ niệm hỏng kịp, tôi xin hỏi một câu thôi: “Tốc độ của tâm thiện và tâm ác nó có nhanh chậm khác nhau không?” Không, tốc độ của tâm thiện và tâm ác nó tương đương. Vậy chứ ngày xưa khi mà mình sống thất niệm, tại sao mình vừa đi, đi bôn ba bương chải vậy, đi cà xẹt cà xẹt vậy đó, mà mình vừa đi mình vừa tham sân si được, thì tại sao bây giờ mình cũng không giữ tốc độ cũ mà mình vẫn chánh niệm bằng trí tuệ, hả, tại sao? Tại mình, tại mình không có hiểu cái chỗ đó, mình cứ tưởng phải chậm, phải làm chậm lại thì niệm nó mới kịp.
Thật ra cái tốc độ của niệm là, buổi đầu đúng, buổi đầu mình lăng xăng thì niệm nó hỏng kịp, nhưng mà cứ nhớ chánh niệm hỏng phải là mình đếm 1,2,3,4, hỏng phải, mà mình làm trong một cái ý thức, chỉ vậy thôi. Tôi ví dụ nha, các vị nói đi nhanh quá niệm hỏng kịp, vậy tôi hỏi quí vị một câu, các vị đi chân trần á, chân trần – barefoot, đi không có giày dép, bước lên một cái bãi cỏ mà mình không biết cái gì ở dưới, phân chó hay là gai, hay là miểng chai, thí dụ như vậy. Thì khi mình dẫm cái bàn chân trần của mình lên một bãi cỏ như vậy thì mình phải đi với tất cả sự cẩn trọng, đúng, sự cẩn trọng đó chính là chánh niệm chớ có gì đâu. Thì ở đây cũng vậy, là mình cứ cẩn trọng, cái tay cầm chìa khóa tra vào ổ một cách cẩn trọng, mình tưởng tượng giống như là bây giờ mình đang chọt cái chìa khóa vô trong ổ điện vậy đó, mình chỉ cần mình nghĩ là chọt vô mà không khéo là nó giựt, thí dụ như vậy, tôi ví dụ thôi nha; chứ đừng có mà nghe mà hiểu lầm, tưởng tượng mỗi lần mở ổ khóa mà tưởng là mình đang chọt ổ điện, hỏng phải; mà tôi đang ví dụ như vậy có nghĩa là làm với tất cả sự cẩn trọng, mình đưa cái chìa vô cái ổ mình biết, vậy thôi.
Mình đi đứng một cách rất là cẩn trọng, cẩn trọng ở đây hỏng phải gà mờ, cà rờ cà rờ, cà mò cà mò, cà rị cà mọ, hỏng phải. Cứ di chuyển bình thường nhưng mà làm cái gì biết cái đó, làm cái gì biết cái đó. Các vị cứ tưởng tượng giống như, nếu mà tui thất niệm, tui sẽ bị điện giựt thì lúc đó các vị mới hiểu chánh niệm là cái gì, nha. Bây giờ chỉ cần tui làm việc mà tui thất niệm một cái là tui bị điện giựt, khi nghĩ như vậy thì tự nhiên nó chánh niệm thôi.
Đó là tui chỉ ví dụ thôi, nghĩ là bây giờ mình thất niệm là bị điện giựt đó thì tự nhiên mình làm gì biết nấy hà, chứ còn mình mà làm cà rờ cà rờ thì sai cái tinh thần của Tứ niệm xứ. Các vị tưởng các vị chậm như vậy rồi tu được, tui hỏng tin. Bởi vì khi các vị chậm như vậy đó cũng là một cái cơ hội cho phiền não nó trào ra, nha. Thà sinh hoạt tự nhiên, khít khao chặt chẻ còn hơn là cứ cà rờ cà rờ; cầm cái ly mà giơ lên, mình tưởng mình chậm vậy là chắc thiện nó trào ra, niệm nó trào ra, hỏng dám đâu; nhưng mà nó kéo dài vậy là tham sân si ai mạn kiến nghi nó cũng trào theo, nha. Cho nên đừng có tưởng chậm như vậy là niệm đã luôn, hỏng dám đâu, chậm như vậy là phiền não nó cũng có cái khe hở cho nó trào ra cũng lớn không kém, đấy.
Cho nên thu thúc lục căn không phải là nhắm mắt, bịt lỗ tai, bịt lỗ mũi, hỏng phải, mà chánh niệm thu thúc lục căn ở đây là luôn luôn sống trong tỉnh thức, đấy.
Rồi không có tiết độ trong ăn uống, bhojane amattannutam, là sao? Có nhiều người nghĩ rằng tui bị tiểu đường, tui có tuổi rồi, tui đâu có ăn nhiều cho nên cái này nó làm sao á, mấy cái khuyên trên thì tui cảm thấy tui có bị hay không bị, còn cái vụ ăn uống này mắc mớ gì tui, nhiều người họ nghĩ như vậy, sai bét. Cái vài kinh này dành cho tất cả phàm phu, yah, có nhiều người họ nói rằng họ không có thích ăn ngon, sai, tại họ chưa gặp đúng món hoặc là có thể do họ bị bịnh lâu ngày họ phải kiêng khem, nói chung là nó nhiều lý do lắm, nhưng mà tiết độ trong ăn uống ở đây có nghĩa là gì? Cái này quan trọng à, cái này không giải thích quí vị hiểu lầm. Không tiết độ trong ăn uống ở đây có nghĩa là: “Tiết độ trong ăn uống có nghĩa là mỗi lúc ăn uống luôn nhớ rằng ta đang đổ rác, ta đang đổ rác vào thùng để nuôi dưỡng cái tấm thân đau khổ này và mượn nó để tu tập”, đó gọi là tiết độ trong ăn uống. Trong kinh ghi như vậy chớ hỏng phải là tui chế ra cái định nghĩa đó, trong kinh ghi như vậy, cái ý đó đó. Tức là mỗi lần ăn uống, hành giả phải nhớ là ta ăn cái này là để mà nuôi dưỡng cái tấm thân dơ bẩn và đau khổ này, rồi mượn nó làm phương tiện tu tập. Giống như là một cái người sắp chết đuối, kiệt sức hoặc là không biết lội mà đành phải vịn vào cái xác chết của ai đó để mà lội vào bờ vậy đó, các vị nghe kịp không?
Đó là người tu tiết độ ăn uống là vậy đó, tiết độ ăn uống là hiểu rằng, là ta đang đổ rác vào trong cái thùng, đang đổ rác vào trong cái thùng để mà nuôi dưỡng cái tấm thân đau khổ này và lấy cái tấm thân này làm phương tiện tu tập, giống hệt như là một người sắp chết đuối do không biết bơi hoặc là kiệt sức không có tự mình bơi vào bờ được nữa, đành phải vin vào cái xác chết của ai đó, để mà lội vào bờ. Nghe thì nó rất là nặng, nghe khó tin lắm, trời ơi ăn uống là một trong các khoái lạc đời người mà giờ bắt tui phải quán niệm như vậy. Sự thật nó là như vậy, nếu hỏng muốn tu thì thôi, hỏng ai ép mình hết, nha.
Cũng giống như bây giờ các vị nghe bác sĩ nói thế này: “Ăn cho sướng miệng đi, anh có biết rằng mỗi ngày anh đang dành tiền để mua quan tài không?”, bác sĩ nói với anh như vậy, bác sĩ nói với quí vị như vậy đó. Bác sĩ nói cứ ăn cho đã đi, không cần kiêng, nhưng mà mỗi lần ăn cứ nhớ là mình đang để dành tiền mua hòm, mua quan tài. Tùy quí vị.
Các vị biết, Âu Mỹ họ ăn uống kỹ lắm, còn người Việt mình, theo tôi biết là mỗi ngày, họ đang, mỗi miếng ăn mà độc hại nó tương đương với một cây đinh để mà đóng hòm quí vị biết hôn? Tôi nói thiệt, cái cọng giá mà người Việt nam mình ăn, bửa hổm tình cờ có người gởi cho tôi coi một cái clip trên youtube mà cái cách người ta làm bì, làm bì là da heo đó, mà mình gặp cái chỗ mà người ta sản xuất bì đó là ta nói hồn vía lên mây. Thì mỗi cọng bún, mỗi cọng bì, mỗi cọng giá là một cây đinh đóng hòm quí vị biết hôn? Đó, mà bác sĩ họ can riết hết được rồi, họ kêu mình kỹ, cuối cùng họ đành phải nói thiệt: “Anh có biết mỗi một bửa ăn như vậy đó là anh đã dành tiền mua hòm đó, đang để dành tiền mua quan tài”, phải nói cho nó rốt ráo vậy. Ok, anh hỏng tin thì thôi, bác sĩ họ vẫn nói còn cái chuyện anh ăn, anh cứ chơi cho nó đã đời anh đi, nha. Mà dòng cái thứ tầm bậy, khi mà nó chết, nó chết tức tưởi lắm, thay vì người ta chết già người ta leo lét leo lét như cái đèn hết dầu người ta đi; chứ còn cái thứ mà nó mập ú, ăn càng tạp chừng nào nó ra nhiều bịnh chừng đó, trước khi chết oằn oại, nó trào ra chất vàng, mủ máu tùm lum hết. Mình cứ nghe bác sĩ nói, mình nói ông bác sĩ ổng nói chuyện ghê quá, mỗi cọng giá, mỗi cọng bì là cây đinh đóng hòm nghe ghê thiệt mà đó là sự thật, nha, đồ ăn độc hại.
Thì trong kinh Phật y chang như vậy, cứ mỗi lần mà mình ăn phải nhớ đó là mình đang đổ thức ăn vô thùng rác để nuôi dưỡng tấm thân đau khổ này tuy nhiên vẫn phải đổ là để lấy nó làm phương tiện tu học. Chúng ta tu học với tấm thân này bằng cái tâm trạng của cái người sắp chết đuối mà phải ôm lấy cái xác chết để lội vô bờ, rốt ráo như vậy. Còn nếu quí vị hỏng tin thì thôi, các vị hỏng làm thì thôi chứ hỏng ai ép mình, nha.
Mà tôi nhắc lại một lần nữa, có ba cách chết:
* Cái chết thứ nhứt: là cái chết thanh thản của một người đã xong việc, không còn gì để luyến lưu, không mong cầu cái chỗ đến mà cũng không tiếc nuối, luyến lưu, sợ hải cái chỗ vừa rời đi. Đó là cái chết của bậc thánh.
* Cái chết thứ hai: là cái chết chán chường của một cái người mà coi như là không còn gì để mà tiếc nuối, luyến thương đàng sau lưng nữa.
* Cái chết thứ ba: là cái chết của người sợ hải, không biết mình sẽ về đâu, hoặc là chết trong luyến tiếc, nghĩ tới những cái mà mình bỏ lại phía sau quá nhiều.
Cái chết thứ ba là cái chết dễ sợ nhất, cái chết thứ ba là cái chết của người mà kinh hoàng về cái trước mặt và nắm níu nấn ná cái còn lại sau lưng, đó là cái chết thứ ba.
Tùy các vị sống kiểu nào sống, cái trách nhiệm của người ta thuyết pháp, người ta giảng kinh phanh phui cho mình nghe, còn mình muốn sống kiểu nào mình sống, chớ hỏng nhất thiết là phải nghe, phải nghe cái người nào hết á. Nhưng mà đó là sự thật, còn chuyện người ta nói con người của cái tên đó nó ra sao kệ nó, nhưng mà mình ngồi mình ngẩm coi mình sẽ chết kiểu gì, chết kiểu gì, rồi.
Cho nên cái tiết độ ăn uống ở đây hỏng phải là ít, nhớ nha, không có đơn giản là, hỏng phải định nghĩa là ăn ít; mà chỉ cần anh ăn uống trong cái nhận thức như vậy thì đương nhiên, dĩ nhiên, cố nhiên, tất nhiên và mặc nhiên là anh sẽ không có coi cái ăn đó là một cái hưởng thụ và khi anh không coi nó là hưởng thụ thì anh cũng không có ăn tới mức mà đứng lên hỏng nổi nữa nha, hỏng có. Và anh chỉ ăn khi nào mà anh cảm thấy đói thôi, anh cũng không coi cái ăn đó là sự thưởng thức hưởng thụ nữa, đó gọi là tiết độ. Không có cần phải nói đến là cái số lượng ăn nhiều ăn ít, không cần, chuyện cần nhớ là luôn luôn, mọi nơi mọi lúc, mỗi lần bắt đầu ăn uống là phải nhớ là mình đang đổ rác vào thùng để mình nuôi cái tấm thân đau khổ này và lấy nó làm phương tiện tu học, luôn luôn ăn uống trong cái tâm trạng của một cái người mà vịn vào cái xác chết để vào bờ. Mỗi lần mình tắm rửa cũng nghĩ như vậy, đang kỳ cọ một cái xác chưa có chôn. Đó là sự thật, mỗi lần tắm rửa, súc miệng, đánh răng, lau mặt, mặc áo mặc quần, mình cứ nhớ là mình đang chăm sóc một cái xác chưa có chôn.
Tui biết trong room nhiều người rất là sốc với cái đề nghị này, sốc lắm, nhưng mà nếu có lòng cầu giải thoát là một, muốn có một cái chết ngon lành là hai, thì bắt buộc phải nhớ mấy lời này, là thường xuyên như vậy. Tắm rửa, đánh răng, mặc áo quần gì đó luôn luôn nhớ rằng ta đang chăm sóc cái xác chưa có chôn. Hôm nay ta còn chăm sóc rửa ráy nó được, nhưng mà mai này khi mình tắt thở rồi thì mấy cái nhân viên tang nghi quán hoặc là funeral home – nhà quàn, lúc đó mình hết làm được thì họ làm cho mình, nhưng mà trước khi mà giao cái xác này cho đám người đó thì mình, mỗi ngày mình làm trước, mỗi lần đánh son đánh phấn nhớ rằng là ở trong nhà quàn nó cũng làm chừng đó việc thôi.
Các vị biết cái chuyện đó hôn, trong room chắc hỏng ai biết cái đó, nhứt là mấy bà con trong nước. Các vị có biết ở bên Mỹ, cái nhà quàn khi mà đem cái xác người ta vô đó, họ tắm rửa, tắm xong nó bỏ vô cái hòm. Cái hòm, nắp nó có nửa phần là đậy cố định, còn nửa phần có thể mở lên mở xuống. Thì sáng tùy nhà quàn 9 giờ, 10 giờ nó mở cửa cho người ta vô thăm, đi viếng, khóc lóc rồi tổ chức ba cái cám ơn, cảm tạ, phúng điếu, điếu văn…Đạo Chúa, đạo Phật gì đó hỏng biết, là tụng niệm cho đã. Rồi chiều tối khoảng tầm 10 giờ, 9 giờ gì đó, họ đẩy vô trong cái nhà xác, đẩy vô trong phòng lạnh, rồi sáng hôm sau họ canh giờ họ đẩy ra. Mà trước khi họ đẩy ra họ cũng “tút” sơ cái mặt của mình chút, cũng phấn son này nọ, đàn ông đàn bà gì họ làm hết. Đàn ông nó cho mặc nguyên bộ đồ vest, đồ com-lê sang lắm rồi bắt đầu nó chỉnh chỉnh, nó coi dặm giá chỗ nào vậy đó, dặm ngó cũng được, nhiều người ngó cũng được cho bà con người ta ngó cho đừng có sốc.
Rồi, như vậy một loạt mấy bài kinh sau cũng y chang như vậy. Một người mà còn mắc vào 6 cái thói quen sinh hoạt tệ hại này, tức là thích: thích công việc, thích nói chuyện, thích ngủ nghĩ, thích đám đông, không phòng hộ các căn và không tiết độ trong ăn uống. Thì một người mà không có điều chỉnh 6 cái này thì không cách chi mà tu tập Tứ niệm xứ được, nha.
Các vị đừng có nói với tôi là “Bây giờ là tui đã ổn định gia đình rồi, chồng con, vợ chồng, con cái tui ngon lành rồi, bây giờ tui có cất cái am riêng đàng sau đất ngon lắm”. Các vị tự hỏi các vị có bị lọt vô trong mấy cái này hay không? Có bị lọt vô trong 6 cái này hay không? Các vị khoe là bây giờ tui đi Miến điện, tui là đệ tử Pa Auk, Pa iếc… Không, tự hỏi mình có bị kẹt trong 6 cái này hay không, nha. Còn bị dính cái này rồi là thì dầu có gọi là tu học trước mặt vị A la hán, mình cũng khá hỏng nỗi, khá hỏng nỗi, nhớ cái đó.
Cho nên một tỳ kheo nói riêng và hành giả nói chung thì không bỏ được 6 cái thói quen sinh hoạt này thì cả 4 pháp tu niệm xứ là thân, thọ, tâm, pháp, không có tài nào tu tập được, không có tài nào tu tập hết, nhớ cái đó.
Rồi, như vậy là kinh quán 1, kinh quán 2 đều có nội dung giống nhau, khoan, ở đây có một câu thế này: “Không đoạn tận 6 pháp này thì không thể quán thân trên nội thân, trên ngoại thân là sao? Quán nội thân là thấy mình nè, mình nè, mình coi mình nè há, lúc thiện nè, lúc ác nè, lúc buồn lúc vui nè, tấm thân này luôn luôn là bất tịnh và đau khổ, tấm thân này là của nợ, gánh nặng nè, đó mình thấy mình như vậy, sau khi mình quan sát mình như vậy thì bất cứ ai mà lọt vô tầm mắt của mình, mình cũng đều ghi nhận được rằng ta thế nào thì họ như thế ấy. Rồi tiếp tục quay trở lại với cái đề mục danh sắc của mình, nha. Mà bất cứ ai mà lọt vô tầm mắt của mình thì mình cũng đều nhận xét như vậy, ta ra sao thì họ y chang như vậy, y chang đây có nghĩa là sao? Có nghĩa là cũng từng bước sanh già đau chết, cũng từng bước vô ngã vô thường, cũng từng bước do duyên mà có, có rồi phải mất, cũng từng bước biến chuyển liên tục từ cái tình trạng này sang cái tình trạng khác, y chang như mình.
Mình ngó mình đã 3 tháng nay, 6 tháng nay mình biết rõ con người đang trở quẻ, nó đang phản thùng, nó lúc vầy lúc khác, nó là bất trắc, nó là tin không được, thân tâm mình đều như vậy, ta thế nào thì người khác y chang như vậy, có nghĩa là quán ngoại thân là quán như vậy đó.
Ở trong chú giải Đại niệm xứ nói cái chữ nội thân là attano kaye(?), có nghĩa là tấm thân của mình, còn ngoại thân tahittha(?) đây chỉ cho taratsaka(?) là của người khác, trong đó ghi rõ như vậy, nha. Có thắc mắc chớ ổng giảng dựa theo kinh nào? Tôi cũng nói luôn bà con coi tôi cái gì cũng được một điều, cái lớp kinh tạng này là cơ hội để bà con thâm nhập kinh tạng thông qua bộ chú giải mà người Âu Mỹ họ gọi tài liệu nghiên cứu bậc hai.
Tài liệu nghiên cứu bậc một đó là chánh tạng, tài liệu nghiên cứu bậc hai là chú giải, còn ba cái nhận định, suy diễn đời nay tôi không có chê nhưng mà cái gốc vẫn là chú giải, ngay Miến điện Thái lan, ngay cả Miến điện Tích lan, thì một cái vị đại sư giỏi bằng trời đi nữa như Ngài Pa Auk, có lẽ ít người Việt nam biết rằng Ngài Pa Auk được thiên hạ ghi nhận là một thiền sư, ngay cả chính phủ Miến điện cũng sắc phong cho Ngài một tước hiệu Maha Kammathana Cariya – Bậc Đại Thiền Sư, mà coi như là công nhận có giá trị toàn quốc, nha.
Ai cũng nghĩ Ngài là một vị thiền sư nhưng mà có một chuyện mà trong room này có lẽ ít người biết, Ngài Pa Auk Sayadaw bên cạnh cái việc là một hành giả, một thiền sư hướng dẫn người khác, Ngài là một học giả cự phách, các vị có biết không, Ngài giỏi A tỳ đàm bằng trời, trong room có biết chuyện đó hôn? Đâu có biết, phải không? Ngài Pa Auk Ngài giỏi A tỳ đàm bằng trời, Ngài có mấy cái công trình biên khảo về Paṭṭhāna, tức là cái bộ mà, tạng A tỳ đàm có 7 bộ phải hôn? Pháp tụ, rồi Phân tích, rồi Nguyên chất ngữ, Ngữ tông, Song đối và Pháp thú. Thì cái bộ Pháp thú là cái bộ nó chua hơn giấm, chua hơn acid citric nữa, mà Ngài có mấy cái cuốn gọi là biên khảo, biên soạn, nghiên cứu đặc chuyên về bộ Paṭṭhāna, ác như vậy đó. Phải, phải học như vậy, phải học tinh thông.
Còn Pali của Ngài là vàng trời mây, ở đây tui muốn đọc về Ngài, tui có đọc về Ngài là mấy vị cao tăng Miến điện ngoài cái chuyện tinh thông kinh điển ra còn có khả năng là đặc tên Pali cho người ta, đặc tại chỗ, mà hỏng phải nổi hứng ngồi mà lắp ráp như Việt nam mình. Ví dụ như Thiện pháp, Pháp thiện, Tâm chánh, Chánh tâm, Minh thiện, Thiện minh, Diệu hoa, Hoa diệu, Tâm chánh, Tâm cần, Tâm hạnh, Tâm như, rồi cái bắt đầu Tâm là gì, Tâm là Citta, Như là cái gì, ngồi mò mò hồi cái Như chắc Như Lai là Tatagatha vậy lấy chữ Như là Tatha đi, còn Tâm Như thôi bây giờ là để Cittatatha, mà cái đó ở trong facebook nhiều một thiên ở trỏng, tui biết ác như vậy đó. Hỏi chữ Như đó ở đâu? Tâm Như là cái gì? Hán Việt không có, vốn liếng tiếng Việt không có; chữ Như mình cứ hiểu là giống thôi, bắt đầu mới mò Như Pali là cái gì cái ngồi rặn rặn rặn…rặn đỏ mặt, “Ờ chết rồi, đúng rồi, có rồi, chữ Như Lai, như vậy Như Tatha có rồi, Tâm là Citta, lấy chữ Citta cộng với chữ Như Lai thành ra Citta tatha là Tâm Như, mà cái đó nó kỳ dữ lắm, nó kỳ lắm, nó giống như là mặc áo dài mà chơi xà lỏn ở dưới vậy, nó tệ lắm, bửa nay tui nói thế nào cũng có người….ở phi trường, tui biết nhưng mà tui không nói không được bởi vì tôi là “Bồ tát vị pháp vong thân” không nói không được.
Thái lan, Miến điện mà nó gặp mấy cái tên này nó cười cho mà xịt khói, nhưng mà mấy cái vị Tích lan, Miến điện, họ đặc tên hỏng phải như vậy. Họ đặc tên, thí dụ như chữ Diễm đi, bây giờ cô đó là cổ tên Diễm đi. Chữ Diễm ít ra mình phải hiểu là cái gì, Diễm là đẹp, đúng hôn? Nay tui bày cho cách đặc tên nè, Diễm là đẹp, đúng. Trong Pali, chữ đẹp nó nhiều lắm: Sobhana, Subha, Visakha. Visakha là đẹp, sakha là các chi, như đầu mình tay chân; Visakha là người bộ phận nào cũng đẹp. Vidhehi, cũng là đẹp, cũng là Diễm thí dụ như vậy, chứ mắc cái chứng gì mà cứ có một chữ mà dịch hoài.
Ví dụ chữ Thiện, biết bao nhiêu chữ Thiện, mà cứ biết chữ Kusala thôi, trong khi Pali các vị biết chữ Thiện Giới đi, Thiện Giới trong Pali mình đâu cần dịch là Kusala Sila, nó quê một cục, mà tiếng Việt nam đương đại gọi là âm lịch và củ chuối, kiểu đặc tên đó là âm lịch củ chuối. Thiện Giới không ai dịch kỳ như vậy hết, Kusala Sila, kỳ lắm, dịch cái kiểu âm lịch, củ chuối, cù lần, cổ lỗ sĩ. Trong khi Pali có một chữ rất là hay, đó là Bhesala và nó có nghĩa là giới hạnh tốt đẹp, giới hạnh ngon lành, gọi là Bhesala.
Thì Ngài Pa Auk, Ngài cực kỳ, cực kỳ, tiếng Pali Ngài đủ để nghiên cứu tất cả kinh điển, chánh tạng, chú giải, phụ sớ; mà Pali của Ngài là Ngài đặc tên đệ tử, Ngài có thể viết lách, sáng tác bằng chữ Pali không trở ngại, tiếng Pali của Ngài Pa Auk phải vậy mới được.
Thì ở đây tôi quay lại nội dung của kinh nè, Tứ niệm xứ là cái gì? Là quán nội thân, quán ngoại thân:
* Nội thân ở đây tức là mình thuộc lòng về mình nè.
* Mình sao thiên hạ nó y chang như vậy, đó là ngoại thân.
Đời sống mình có hai phần, có kẻ thì lụy cái này, có kẻ lụy bên ngoài, tin tôi đi, có.
Tui biết có nhiều người họ coi cái cục nợ mấy chục ký này là quan trọng bậc nhứt, làm sao cho nó sướng, làm sao cho nó đẹp, làm sao cho nó sang, làm sao cho nó bảnh, ah… nhưng mà có những người thì toàn bộ đời sống tâm tư tình cảm buồn vui của họ là họ dồn vô đối tượng bên ngoài hết á.
Trong khi đó, Đức Phật Ngài dạy không được, đừng có vậy, cả cái này cũng phải lìa bỏ và ngoài cái này ra cái gì cũng phải lìa bỏ.
Mà muốn lìa bỏ cái này trước hết phải hiểu kỹ nó, hiểu thiệt là kỹ, mà hiểu nó cách nào? Chánh niệm, cứ chánh niệm đi, chánh niệm nó đủ mạnh tự nhiên trí tuệ nó nhào ra nó làm việc.
Tin tôi đi, tôi van xin quí vị đừng có bày đặt bắt chước người ta mà quán chiếu, nha, quán danh quán sắc mệt lắm. Cứ học giáo lý dùm, làm ơn phải học giáo lý trước cái đã, học 5 tháng, 10 tháng gì đó xong rồi bắt đầu nhảy qua sống chánh niệm, mà phải học giáo lý nha.
Học 9 chương A tỳ đàm ở trong Thắng pháp, học xong 9 chương đó xong xuôi rồi là nhào qua sống chánh niệm, đừng có quán chiếu cái gì danh sắc, dẹp, biết cái khỉ gì mà quán, bị vì tất cả những cái danh sắc đều là tục đế, đều là chế định, đều là thi thiết, đều là biên kế hết á.
Cứ sống chánh niệm làm gì biết nấy, thì với cái nền tảng chánh niệm cộng với kiến thức giáo lý, sẽ có một ngày ta ngộ ra nhiều chuyện ngộ lạ lắm, mình thấy “Ồ, đây là tâm sân nè, đây là ngã mạn nè, cái này là bỏn xẻn nè”. Bỏn xẻn khác tiết kiệm nha, khác. “Cái này là phung phí nè, cái này là rộng rãi nè, cái này là từ tâm nè, cái này là ái luyến nè”, phải hôn, hai cái khác nhau, “Cái này là xu nịnh nè, cái này là tùy hỷ nè”, đó, thấy rõ, tự nhiên cái nó rõ.
Phải nắm được 200 pháp thực tính, 200 pháp thực tính đã có in rồi, in rồi, in rồi, in trong cái quyển Kinh nghiệm tuệ quán 2, mà in xong bà con hỏng có đọc, cứ theo thị phi mà chửi chúng tôi banh xác, hỏi chúng tôi có tu thiền gì không mà dám in sách thiền, ok tùy quí vị thôi nha, rồi.
Thì là toàn bộ chúng sinh trong đời này chỉ có hai cái hướng để mà ghim sâu cắm chặt:
1. Đắm đuối đê mê ngay trong thân tâm này.
2. Dồn hết thời gian để hướng đến đối tượng bên ngoài.
Mà trong khi đó là anh muốn thoát khổ, chuyện đầu tiên là anh phải hiểu anh là gì cái đã, anh phải hiểu anh là gì cái đã, mà hiểu bằng cách nào? Là tu Tứ niệm xứ. Mà tu bằng cách nào? Học giáo lý xong rồi sống chánh niệm, chỉ vậy thôi.
Khi mà anh hiểu anh quá kỹ rồi đó, thì anh nhìn ai, cái tên nào nó trước mặt anh, anh biết nó y chang như cái này vậy, nó chỉ khác hơn chút, có thể trí tuệ nó nhiều hơn, đức tin nó nhiều hơn, thiện pháp nó nhiều hơn, nhưng mà nó giống căn bản ở chỗ nào? Mọi thứ ở con người ấy do duyên mà có, đã có rồi đều phải mất đi; thứ hai, người ấy phải chịu mọi trách nhiệm về những gì mình nói, làm và suy nghĩ trong từng phút, trong từng giây, trong từng mỗi một phần triệu của giây, đấy, ta thế nào thì người ấy y chang như vậy, nhớ cái đó.
Đó là quán nội thân và quán ngoại thân, rồi, xong.
Tiếp theo là kinh 119-Thấy bất tử. Cái tiếng Việt nam mình cái chữ “bất tử” nó có nghĩa là vầy: thình lình, ngẫu nhiên, đột ngột; thí dụ như nói: “Ông ghé ông phải báo chứ ông ghé bất tử vầy ai mà biết”. Các vị hiểu hông ta, trong room có nghe chữ đó hôn? “Ông ghé ông phải báo chứ ông ghé bất tử kiểu nầy ai mà biết đâu mà nấu cơm”. Đó, nghĩa bất tử có nghĩa là vậy đó.
Nhưng mà cái chữ bất tử ở đây nó nghĩa là niết bàn, là sự giải thoát tuyệt đối không còn trầm luân nữa gọi là bất tử. Tiếng Việt nam mình hiểu cái nghĩa bất tử theo cái nghĩa đột ngột, thình lình á.
Thì ở đây đó Đức Phật Ngài nói đến một người, đó là ông cư sĩ Tapussa. Tapussa này trong chú giải gọi ổng bằng một cái tên rất là đặc biệt Dvevācikupasaka, là sao ta? Dvevācikupasaka có nghĩa là cái người thiện nam chỉ qui y nhị bảo.
Dve là hai, vācika là lời.
Mình thọ tam qui mình nguyện bằng ba câu:
Con xin qui y Phật.
Con xin qui y Pháp.
Con xin qui y Tăng. Ba câu.
Còn cái ông này, ổng chỉ qui y có hai câu thôi là:
Con xin qui y Phật.
Con xin qui y Pháp. Vì sao?
Vì lúc Thế tôn mới vừa thành đạo xong, Ngài bỏ ra 7 lần 7 là 49 ngày, 7 tuần lễ đó, Ngài cứ trầm tư thiền định, có lúc thì Ngài nhập định, có lúc thì Ngài trầm tư về A tỳ đàm, về lý duyên khởi, mỗi một đề tài như vậy là một tuần trong các tư thế đi, đứng, ngồi, ba tư thế trong suốt 7 tuần.
Thì bửa ăn cuối cùng của Ngài trước khi thành đạo là của nàng Sujata cúng dường và nhờ bửa ăn đó Ngài đủ sức khỏe để mà Ngài đắc đạo rồi chịu trận suốt 7 tuần lễ như vậy. Tức là khả năng này chỉ có Chánh đẳng Chánh giác chứ còn trong tam thiên đại thiên thế giới này hễ mà mang thân con người thì hỏng ai chịu nổi vụ này hết; không ăn, không uống, không tiểu tiện gì hết suốt 7 tuần như vậy, có gì đâu mà tiểu tiện, 7 tuần như vậy.
Thì đến tuần lễ thứ bảy, có hai anh em thương khách, là khách lái buôn, họ đi buôn hàng hóa với 500 cỗ xe bò họ đi ngang cánh rừng. Cánh rừng đó có một vị thọ thần vốn là bà con kiếp trước của hai ông này, thấy rằng hôm nay Phật thành đạo mà đủ duyên hết rồi, Phật đã nhịn đói quá lâu, hôm nay cần ăn uống mà hai đứa này là em út của mình kiếp xưa, bây giờ mà nó đem đồ ăn tới nó cúng cho Ngài thì công đức của nó coi như là hỏng có cách chi mà tả hết. Mà trong khi đó giữa rừng sâu núi thẳm thế này mà Phật thì đã đói quá lâu ngày, mà bây giờ cái đám này nó đi ngang nó lại có đồ ăn nữa, đoàn lái buôn nữa thì nhân duyên đến đây nó đã quá khớp rồi, nó quá là xuất sắc thì tại sao mà không giúp cho tụi nó.
Thế là ổng mới khiến cho cái đoàn xe bò nó trục trặc, nó đang đi cái nó hỏng chịu đi nữa, thì hai anh em mới xuống xe dòm đập đập, gõ gõ, cạy cạy, gỡ gỡ coi cái gì vậy ta. Thì đúng ra họ ngồi trên xe bò nó êm đềm, họ đi ngang cánh rừng đó họ bỏ luôn nhưng vì nó trục trặc mới nhảy xuống; mà vì họ nhảy xuống thì họ mới nhìn thấy, họ nhìn thấy Ngài là họ coi như – quí vị hình dung ra được – họ là người có đạo tâm nhiều kiếp, bây giờ gặp một vị tôn dung Chánh đẳng Chánh giác Vô thượng Điều ngự 6 màu hào quang sáng lòa một góc rừng, họ nhìn làm sao mà họ chịu nổi, họ lết tới, họ mới đem nguyên cái mâm bánh cúng cho Ngài.
Ông anh tên là Tapussa, ông em là Bhallika, lúc đó Đức Phật Ngài Chánh đẳng Chánh giác Ngài suy nghĩ rất là nhanh: Người như ta không thể nào nhận thức ăn bằng tay. Mà từ cái lúc mà Ngài khổ hạnh Ngài bỏ mất bình bát rồi, còn cái vụ Sujata là lúc đó Ngài nhận thức ăn lúc đó Ngài còn phàm, mà Ngài nhận bằng cái mâm, trong room có nhớ cái đó không ta?
Nàng đem cái mâm, trong room còn nghe không? Á lô, rồi. Ngài nhận bằng cái mâm Ngài ăn xong rồi, lúc mà Ngài nhận Ngài mới nhìn Sujata, Ngài nhìn mà nàng hiểu, Ngài nhìn cái ý là “Cái mâm này tính làm sao?” thì Sujata nói “Dạ con cúng cơm con cúng luôn cái mâm luôn”, giàu thiệt chứ, giàu thiệt. Bây giờ mấy người mà làm phế liệu mà gặp cái mâm đó là đã luôn, mâm đó là mâm vàng. Thì Ngài nhìn Sujata Ngài hỏng có hỏi, chỉ nhìn mà Sujata hiểu “Dạ cái mâm này con cúng luôn”.
Ngài mới cầm cái mâm đó Ngài xuống bờ suối, Ngài vắt nguyên một cái mâm cơm thành bốn vắt, Ngài ăn hết. Trong kinh nói cái cơm đó nó bổ dưỡng không cách chi bằng, Chư thiên, Phạm thiên họ bỏ ba cái sinh tố gì của họ vô trong đó. Xong xuôi Ngài xuống Ngài thả cái mâm đó đó, Ngài nói “Nếu ta thành Phật được thì mà cái mâm hãy trôi ngược dòng”, thì cái chuyện đó quí vị biết rồi. Thì khi mà Ngài trở lên là coi như Ngài không có bình bát nữa.
Đó, cho nên bây giờ khi Ngài nhận thức ăn từ hai cái ông này Ngài nhận cách nào đây? Ngài nghĩ trong bụng rất là nhanh, Ngài nghĩ liền, Ngài nghĩ Chư Phật không bao giờ mà nhận thức ăn bằng tay. Khi mà Ngài nghĩ như vậy đó thì tâm lực của vị Chánh đẳng Chánh giác, tình huống khó xử của một vị Chánh đẳng Chánh giác, lập tức chiêu cảm, lập tức chiêu cảm, cái tình trạng khó xử, gặp cái chuyện khó khăn của vị Chánh đẳng Chánh giác, vị Chánh đẳng Chánh giác khi gặp khó khăn là trong tam thiên đại thiên ta bà vũ trụ phải có người biết tới để mà liệu.
Khi mà Ngài nghĩ như vậy là Tứ đại thiên vương lập tức có mặt, mỗi vị dâng cho Ngài một cái bát bằng ngọc, mình kêu bằng đá, đó là đá ngọc, đá ngọc xanh thì Ngài mới nghĩ trong tâm liền, Ngài nghĩ rằng là không để cho bốn người này buồn. Ngài mới lấy bốn cái bát Ngài chồng lên và Ngài chỉ chú nguyện một câu thôi “Thành một đi”. Lấy bốn cái Ngài nhận hết, Ngài chồng lên rồi Ngài nguyện “Thành một đi, bốn thành một đi” thế là cả bốn cái dồn lại còn một cái và cái bát này Thế tôn giữ lại xài cả đời, xài cả đời. Chúng ta không có duyên lành để thấy được bình bát đó nó bao lớn và nó nặng bao nhiêu và nó đẹp cở nào.
Rồi, xong rồi hỏng tin thì thôi, hỏng tin thì thôi, nha.
Xong rồi hai ông này ổng mới, khi mà Ngài thuyết pháp sơ xài cho họ nghe xong xuôi, thuyết pháp cho họ nghe rằng có bố thí, có trì giới, trước là mình an lạc, sau người khác an lạc, chết rồi được sanh thiên trên cõi trời nó làm sao làm sao, Ngài nói sơ trên cõi trời tuổi thọ hơn ở dưới này. Sắc, thinh, khí, vị, xúc trên cõi trời hơn thế này, Ngài nói bố thí, trì giới xong rồi Ngài nói về cõi trời.
Cuối cùng Ngài đúc kết lại Ngài nói sướng cở nào cũng chỉ là quẩn quanh trong đau khổ, rồi Ngài mới nói tội lỗi của ngủ trần. Nói xong xuôi rồi, hai người, cái duyên tới cái lúc đó cái duyên chưa đủ để xuất gia, chưa đủ để chứng thánh nên họ chỉ xin gặp Thế tôn “Con có việc phải đi mà không biết bao giờ gặp lại, con xin Thế tôn cho con một kỹ vật”.
Thì trước khi họ đi, Ngài nói pháp xong, họ mới xin qui y, mà trước khi Ngài cho họ kỹ vật thì lúc đó Tăng bảo hỏng có, chưa có chư tăng, cho nên họ chỉ qui y:
“Chúng con qui y một đời, trọn đời qui y Thế tôn và cái chánh pháp mà Thế tôn đã giác ngộ, đã thuyết giảng cho chúng con”. Chỉ qui y có hai câu đó thôi, xong rồi “Xin Thế tôn cho chúng con kỹ vật để chúng con về chúng con tôn thờ, đâu có biết dịp nào gặp lại Thế tôn”.
Trong kinh nói Thế tôn Ngài dùng thần thông vuốt tóc được 8 sợi, Ngài đưa.
Các vị biết ảo dịu lắm, tóc là một vật rất là lâu hư, đó là cái thứ nhứt; thứ hai nữa, tóc là cái vật ở cao nhứt trên người của Ngài. Họ lấy về họ thờ, từ 8 sợi tóc đó mà nó trở thành cái huyền thoại mà sau này người Miến điện họ nói rằng 8 sợi mà họ thờ ở Shwedagon là cũng từ cái vụ đó mà ra, từ cái sự kiện đó.
Rồi hai anh em Tapussa và Bhallikaddi đi về thu xếp chuyện nhà xong thì người em đi xuất gia đắc A la hán, còn người anh thì suốt đời ở vậy làm cư sĩ chứng Tu đà huờn, nha, rồi.
Thì trong cái loạt bài kinh này nè nó nhắc đến các vị cư sĩ, đầu tiên là Tapussa trong bài kinh 119.
Tiếp theo bài kinh 120 Ngài nhắc đến một loạt các cư sĩ, trong đó có mấy người mình biết, thí dụ như là ông Bhallika, cư sĩ Sudata Cấp cô độc, Citta Macchikasandika, cư sĩ Hatthaka Alavaka, đây là những vị đệ nhất không đó nha, đệ nhất cư sĩ về cái này, về cái kia. Bên tăng thì có đệ nhất như là Ngài Xá lợi phất, Mục kiền liên, Anan, Ca diếp. Bên ni thì có Khema, Uppalavanna. Mà bên cư sĩ thì có mấy vị này đây.
Đó, cả cái bài kinh 119 lẫn 120 thì có nội dung như thế này: Tất cả những người cư sĩ ấy đều thành tựu 6 pháp sau đây, đó là:
* họ có một niềm tin không có dời đổi đối với Đức Phật
* họ có một niềm tin không có dời đổi đối với Chánh pháp
* họ có một niềm tin không có dời đổi đối với Chư tăng
* họ có một niềm tin không có dời đổi đối với giới hạnh
* họ có một niềm tin không có dời đổi đối với thánh trí.
Thánh trí đây là gì? Thánh trí trong chú giải, cô Giọt mưa cô bỏ chú giải vô dùm cô, tôi không có nói lời khen cô tôi cũng không có cám ơn cô, chuyện gì cũng réo gọi cô, đây này thánh trí là giới hạnh, cô bỏ chú giải vô dùm đi, gọi là samannavaka vandana(?), trúng, trúng rồi đó.
Ariyenati Niddosena lokuttarasilena có nghĩa là giới siêu thế, niddosa là không có lầm lỗi, dosa ở đây có nhiều nghĩa là sân mà cũng có nghĩa là lỗi lầm, khuyết điểm, nha.
Niddosena lokuttarasilena có nghĩa là giới hạnh thánh nhân, giới siêu thế đó. Bởi vì sao?
Tôi đã nói hỏng biết là bao nhiêu lần, có nhiều cách giữ giới;
* Một, chúng ta giữ giới trên hình thức. Chúng ta không có biết khỉ gì hết á, nhưng mà bây giờ mình đi chùa lâu năm, ngày đó, lễ nào cũng bắt đầu bằng nghi thức truyền giới thì mình cũng nhận, rồi mình về mình chỉ biết giữ giới là có phước, giữ giới là tránh được nhiều cái tội, chỉ hiểu đại khái vậy, nha.
* Nhưng có những người họ giữ giới cao hơn một bậc, họ giữ giới không sát sanh là bởi vì họ có lòng thương chúng sanh, họ không có phạm những giới khác là vì họ có tàm có úy họ thấy thẹn họ không dám làm, blah blah blah blah…vì sợ tội báo kiếp sau.
* Nhưng mà cái giới cao cấp nhứt đó là thánh giới, nó cao ở chỗ nào? Nó cao ở chỗ là người ta không phải vì nghĩ nó tội lỗi mà người ta không phạm, mà bởi vì người ta không có điều kiện tâm lý để làm những điều ấy, nhớ nha.
Các vị hiểu hông ta? Cái thánh giới ở đây có nghĩa là họ không còn điều kiện tâm lý nữa, chớ còn mình giữ là giữ giới là tại vì để tránh tội, để được phước, đó là bậc hạ, đó là bậc hạ, nha, giữ giới vì để cầu được phước, để tránh tội, đó là bậc hạ.
Bậc trung là bởi vì họ biết nghĩ đến chúng sanh khác, ghi dùm tui nha, giữ giới có ba cấp:
-Cấp một là nghĩ tới mình, nghĩ tới mình là sao? Là sợ mình làm cái tội đó mình sẽ bị khổ, mình tránh cái giới đó là mình sẽ được cái này được cái kia, nói chung là để tránh tội cầu phúc cho mình, trường hợp một, giữ giới là để tránh tội cầu phúc cho mình.
-Cấp hai là vì nghĩ đến người khác, đó! cấp hai là vì nghĩ đến lợi ích của người khác, thí dụ như mình không có đoạt mạng chúng sanh khác, mình không có sang đoạt tài sản chúng sanh khác, không có phá gia can của người khác, mình không có muốn lừa đảo người khác làm cho người khác đau. Trường hợp thứ hai giữ giới là vì nghĩ đến người khác, cao hơn cấp một, cao hơn, cái đó cao hơn bởi vì nghĩ đến người khác, cao hơn nghĩ đến mình. Bởi vì cái người này là đối với người khác còn bận lòng như vậy thì đối với bản thân mình khỏi lo rồi, nha, giữ giới là vì lòng từ đối với người khác.
Giữ giới cấp một là nó đơn giản lắm, giữ giới cấp một là con nít giữ được, chỉ cần nói vầy nè: “Con, con, con, con đừng có giết kiến nha, con đừng giết gián nha, con tội chết nha con. Con giết nó xong con bị người khác nó giết lại con, mốt con bị xe nó cán con dẹp lép như con tép vậy đó con, con nhớ nha con. Con đừng giết con kiến, đừng chà con muỗi nha.” Cái kiểu đó con nít nó nghe nó làm được. Chứ còn giữ giới cấp một là nghĩ tới mình nhưng mà giữ giới cấp hai bắt đầu chua à, giữ giới là vì nghĩ đến quyền lợi của người khác, đấy vì lòng từ bi với người khác, nó đòi hỏi một cái trình độ cao hơn.
-Cái giữ giới thứ ba mới ghê, giữ giới thứ ba là không còn điều kiện tâm lý để mà phạm nữa. Có nghĩa là cái tham, cái sân của mình không đủ để mình phát sanh trộm cắp, tà dâm, nói dối, uống rượu blah blah blah blah…, mình không đủ cái điều kiện tâm lý để mình làm được. Cái này gọi là thánh giới, trường hợp ba này gọi là thánh giới, nha.
Thì tự bà con trong room này coi bà con giữ giới kiểu gì? Giữ giới là vì nghĩ tới mình, giữ giới là vì nghĩ tới người, giữ giới là vì không có còn điều kiện tâm lý để phạm nữa. Thí dụ như mình thấy hồi nhỏ mình bị bố mẹ la ăn ngọt, ăn kẹo, ăn đường tùm lum hết, ăn hư răng; lớn lên mình không có ăn như vậy vì mình sợ bị tiểu đường, nhưng khi mình kiêng tới một mức độ nào đó thì mình không còn vì tiểu đường nữa là bởi vì mình không còn ăn ngọt được nữa.
Tui có nhớ nhiều người lắm, tui mời họ cái gì, họ bỏ vô miệng họ nhăn mặt “Trời ơi, nó ngọt quá sư ơi, Sư hay thiệt đó, ngọt quá mà sư ăn được”. Có nghĩa là họ đã đạt tới cảnh giới không còn bị cha mẹ la, cũng không còn sợ bị bác sĩ la, họ cũng không còn nghĩ tới bịnh nữa là bởi cái lưỡi của họ bây giờ không có ăn cái đồ ngọt như vậy được nữa. Các vị hiểu hôn ta? Người ta ví dụ thôi, ví dụ thôi, có nghĩa là tới một cái mức mà cái lưỡi mình nó không còn ăn được nữa. Lúc đó bác sĩ họ cũng không nhớ tới, họ cũng không nhớ tới lời cha mẹ la, không nhớ tới bịnh hoạn nữa mà lúc đó cái lưỡi của họ từ lâu rồi đã không ăn quá cái mức như vậy, nha. Ở đây cũng vậy, cái đó gọi là thánh giới.
Rồi, tiếp theo là cái gì? Khoan, cái này bửa giảng rồi, giảng gượng, giảng tạm mới cách đây có 3-4 ngày hà.
* Tức là niềm tin bất động nơi Phật là sao? Khi mà mình hiểu được Đức Phật từ đâu đến, nguyên thủy Ngài cũng là một người như mình nhưng mà vì cái lòng đại bi biết nghĩ đến đại cuộc, biết nghĩ đến chúng sinh. Ngài có 3 cái suy nghĩ mà từ đó Ngài trở thành một vị Phật:
1. Ngài ý thức được rằng không có lý do gì để tiếp tục hiện hữu trên cuộc đời này, Ngài ý thức được điều đó, Ngài ý thức không có lý do gì để tiếp tục luân hồi lăn lóc có mặt hiện hữu trên đời này nữa. Đó là cái thứ nhứt, trí.
2. Bi, Ngài biết rằng là bản thân mình, mình không muốn tiếp tục hiện hữu thì như vậy những người khác, biết bao nhiêu kẻ, họ cũng thấy mình như vậy, tội nghiệp quá, quá tội nghiệp, nhưng mà có một điều đâu phải ai cũng biết đường để mà chấm dứt sanh tử. Nguyên một đám mà bị chết đuối trên dòng đâu phải ai cũng có khả năng lội vào bờ. Nguyên một đám đi lạc trong rừng, trong sa mạc đâu phải đứa nào cũng có khả năng mưu sinh thoát hiểm để trở về đoàn tụ với bà con, nơi bản quán mình, đâu phải ai cũng vậy.
Thôi thì Ngài, cái thứ nhứt là đại trí, Ngài thấy rằng không có lý do nào để tiếp tục có mặt trong cuộc đời sanh tử này. Thứ hai là đại bi, Ngài nghĩ đến muôn loài chúng sinh Ngài thương.
3. Dũng, có nghĩa là Ngài nghĩ rằng mình phải có cái gan mình đứng ra mình gồng gánh, mình gánh vác, mình giúp đỡ cho những người mà họ không có tự đi được, có người họ cần nắm tay dắt, có người họ cần cõng, có người họ cần khiêng, có người cần phải được mình gây mê, có người cần phải được mình giải phẫu, blah blah blah blah…, mình giúp họ hết á, nhớ nha.
Như vậy là đại trí, đại bi và đại dũng, phải có cái đó, hiểu như vậy đó, chớ còn mà hiểu Phật là ông thần không có gốc tích, lý lịch thì mơ hồ như không ít các nhà lãnh đạo trên thế giới thích thêu dệt một cái nguồn gốc lạnh xương sống, coi như là đọc tới lý lịch của ổng là mình thấy chói rực hào quang. Không, một vị Phật không phải như vậy.
Một vị Phật bắt đầu cũng chỉ là một hạt cát vô danh nhưng hạt cát ấy hiểu mình là hạt cát. Hạt cát ấy phấn đấu để trở thành ra là một viên ngọc rồi quay lại độ cho vài nắm cát khác. Xong, các vị có hiểu không? Các vị có nghe tôi nói kịp không? Nguyên thủy Ngài chỉ là một hạt cát, hạt cát ấy có đại trí, đại bi và đại dũng, sau nhiều năm tháng hạt cát ấy tự trau luyện mình trở thành một viên ngọc và hạt cát ấy quay lại độ cho vài nắm cát khác.
Các vị biết, một vị Phật ra đời độ cho nhiều người lắm nhưng mà gom gom lại vài nắm cát thôi. Mình thấy Ngài thuyết pháp cho tam thiên đại thiên vũ trụ nhưng suy cho cùng chỉ là vài nắm cát trong sa mạc.
Phật Cù lưu tôn, Phật Câu na hàm, Phật Nhiên đăng, Phật Ca diếp, Phật Thích ca, Phật Di lạc, blah blah blah, blah… , thì mỗi vị như vậy tu hành lâu biết là bao nhiêu, tới hồi thành rồi chỉ độ vài nắm cát là xong. Vài nắm cát đây tôi nói nghĩa bóng, nghĩa bóng chứ hỏng phải là chính xác số cát trong nắm tay, vài nắm cát ở đây tui cố y tui xài cái hình ảnh nắm cát có nghĩa là mọi thứ ở đời chỉ là cát bụi thôi hà, cát bụi. Mỗi thân phận, mỗi kiếp sống chỉ là những hạt cát, Chư Phật ra đời các Ngài là từ cát mà thành ngọc, nha, rồi viên ngọc ấy quay lại để độ cho vài nắm cát khác là xong, nhưng mà ít ra mình phải hiểu như vậy mình mới thương Đức Phật, quí Đức Phật.
Muốn thương Đức Phật có nhiều cách, chẳng hạn như mỗi lần mà mình đi ngoài nắng, ngoài mưa, ngoài lạnh, ngoài nóng, những lần mà mình gây gỗ, giận hờn, mình bực dọc với ai, mỗi lần mình bị đau đớn trong người tê buốt, nhức mõi thì mình cứ nhớ tới Ngài. Lẽ ra là Ngài đã chứng quả niết bàn từ vô lượng kiếp rồi, nhưng mà vì mình mà Ngài phải tiếp tục lăn trôi trong ba cõi sáu đường, lúc làm vua, làm tướng, công hầu, lúc xuống làm chó làm heo, lúc thì xuống thẳng chín tầng địa ngục, không phải thị hiện gì hết á, mà trong vòng luân hồi có nhiều kiếp Ngài làm những cái chuyện mà cũng trời ơi đất hỡi, do nghiệp ác đó Ngài mới lọt xuống dưới, tới lúc mà trồi trở lên tu tiếp, mà lâu lâu gặp những cái điều kiện bạn xấu, thầy tầm bậy, thầy bạn không ra gì thì tiếp tục làm ác, mà làm xong là đọa nữa.
Cách đây 4 A tăng kỳ dưới chân Đức Phật tổ Nhiên đăng, khi mà Đức Phật Nhiên đăng nhìn thấy rõ cái căn khí của Bồ tát Thích ca mâu ni thì Ngài biết rõ cái con người này nè có đại trí, đại bi và đại dũng đối với chúng sanh không có dời đổi. Con người này đủ cái gan để mà đi vào địa ngục như là hoàng tử vào cung, Phật Nhiên đăng thấy như vậy, cho nên Phật Nhiên đăng mới thọ ký Ayam buddham karo hoti: đây chính là vị Phật tương lai. Buddha là Phật, ankura là cái mầm hay cái mụt măng. Ayam Buddham karo hoti, đây chính là vị Phật tương lai.
Trong kinh nói khi mà được thọ ký như vậy, Bồ tát Thích ca mâu ni lập tức có cái cảm giác hạnh phúc sung sướng vô bờ khôn tả, Ngài có cảm giác rằng 4 A tăng kỳ, tại Phật Nhiên đăng nói 4 A tăng kỳ nữa – một A tăng kỳ tức là 10 lũy thừa 140, “Bốn A tăng kỳ và 100 ngàn đại kiếp nữa con sẽ thành Phật giống như ta, cũng 32 tướng tốt, 80 tướng phụ, cũng có 6 Như lai biệt trí và 18 bất cổng pháp”. Ngài cảm giác là ngày mai thành, trong kinh nói Ngài có cảm giác là ngày mai thành chớ hỏng phải là 4 A tăng kỳ, Ngài hạnh phúc như vậy, cái cảm giác mà được một vị Phật Chánh đẳng Chánh giác, một vị Phật tổ chí tôn vô thượng mà xác nhận giữa ba cõi trời người rằng “Đây là một vị Phật tương lai”, cảm giác nó đã cở nào? Ngài về Ngài bỏ ăn nửa tháng, bỏ ăn ở đây không phải vì bịnh đâu, bỏ ăn tức là mỗi lần cầm miếng bánh, cầm cái trái cây, cầm chén cơm, cứ nghĩ đến chuyện mình sẽ thành Phật, suốt hai tuần như vậy, cảm giác mà biết mình sẽ thành Phật khiếp lắm, khiếp lắm.
Cảm giác mà cưới vợ, cảm giác mua được nhà, cảm giác có được sổ đỏ, cảm giác có được cái bằng bác sĩ, mấy cái đó rác, cảm giác kia mới khiếp.
Bây giờ cần gì mà thành Phật, chỉ cần cảm giác mình nghe nói mình đang trên đường đi gặp Phật thì đối với nhiều người họ nghe như vậy họ đã ngất rồi các vị biết không, trong kinh kể có nhiều người họ tu nhiều kiếp, cái chữ Phật in trong đầu của họ, họ chỉ cần nghe nói là Đức Phật đang đến hoặc là chúng ta đang trên đường đi đến gặp Ngài là họ đã ngất rồi, cái cảm giác đó. Mà tôi hoàn toàn hiểu được cảm giác tại vì trên đời có nhiều hạnh phúc nó lớn lắm mà mình nghe mình chết điếng, mình chỉ cần mình gặp lại người mẹ sau nhiều năm xa cách của mình, mình biết là còn 5 phút nữa mình gặp mẹ là mình đã như thế nào, ăn chén cơm hỏng nổi, các vị có biết mà? Trong room có lẽ có người có cảm giác đó, ăn hỏng nổi, 18 năm mới gặp lại mẹ, mà còn 5 phút nữa gặp lại bà rồi, bây giờ quí vị ăn, ăn cái nổi gì? Phở, bánh canh, bún riêu, hủ tíu, bún bò huế, ăn cái gì? Không ăn nổi, cầm đũa lên buông xuống vì 5 phút nữa gặp mẹ rồi, nha. Hiểu như vậy thì các vị mới biết cái cảm giác của Ngài như thế nào, thương là thương kiểu đó.
Đó là những gì chúng ta biết được về Đức Phật qua kinh điển, chớ còn vị Tu đà hườn họ còn biết ghê hơn vậy nữa, họ biết Đức Như lai đã là người ban cho mình sự giải thoát hiện tại, ban đây đang hỏng phải Ngài móc trong túi ra Ngài cho, mình cũng phải tu trầy vi tróc vẩy. Ngài chỉ gợi ý cho mình Ngài là gà mẹ chỉ mổ nhẹ, khựi cái trứng thôi, chứ mình cũng phải là một con gà con, một trứng gà ngon lành rồi, một cái trứng mà nó đã sắp nở rồi, thì Ngài chỉ gõ nhẹ thôi. Nhưng mà trong lòng vị Tu đà hườn thì Ngài cảm kích cái cú gõ đó lắm, cảm kích dữ lắm, là tại vì mình không có sợ sanh tử quí vị biết không? Nói huỵch toẹt ra đi, không có gì xấu hổ đâu mà chối, nha. Mình không có sợ sanh tử cho nên mình không có cảm được cái đó.
Mình mà sợ cái cảnh mà trồi lên lặn xuống làm chó làm heo, làm gà làm vịt, làm dòi làm bọ, làm trùn làm dế, mình mới sợ. Mình thử tưởng tượng cái cảnh đêm nay 3-4 giờ sáng người ta đang trùm mền ngủ ngon, chăn êm nệm ấm, phòng có điều hòa máy lạnh xè xè, phòng thơm ngát, ánh sáng mờ mờ, có nhạc tưng tưng, có mấy con heo, có mấy con bò bị lùa vô trong mấy cái lò mổ, khuya nào cũng vậy hết, khuya nào cũng như vậy, tại sao nó giết giờ đó? Bởi vì giết giờ đó thịt nó tươi, nó vừa giết xong là khoảng cái tầm một tiếng, tiếng mấy là nó tuồn ra ngoài chợ, ra siêu thị, ra mấy cái sạp thịt nó bán. Mà nó cũng trùng hợp là cái giờ mà xử bắn dành cho mấy tử tù cũng tầm cái giờ đó hay trễ hơn một chút, tầm 4 giờ mấy 5 giờ là bắn, thì heo bò là nó giết cái tầm 3-4 giờ.
Một khi mà mình đã có lòng nguyện thành Phật là mình phải biết, phải biết rằng cái chuyện mà mình làm heo, làm bò mà đêm đêm mà nó lùa mình ra lò mổ mà nó thịt á, nó làm bằng cách là chọc huyết, cắt cổ họng, chích điện, lấy búa nện…, mình phải biết cái đó, mình phải biết là khi nguyện thành Phật thì mình chắc chắn phải nếm cái mùi đó hằng tỷ lần, tỷ là 9 con số không, chớ không phải tỷ đây là nghĩa bóng, tỷ nghĩa đen á, phải là nhiều tỷ lần bị người ta chích điện, lấy búa nện hay lấy dao cắt cổ họng, lấy thau hứng huyết, thí dụ như vậy. Uh, là muốn nguyện thành Phật là mình phải có cái gan chấp nhận cái con đường máu lửa truân chuyên ấy.
Còn chánh pháp là gì? Chánh pháp là qui luật vận hành diễn tiến muôn đời của vũ trụ, phàm cái gì có rồi phải mất, mọi thứ đều do duyên mà sanh và diệt. Bát chánh đạo tức là tứ niệm xứ, là con đường duy nhất dẫn đến giải thoát, đây là những nguyên tắc của vũ trụ, mà cái nguyên tắc ấy đời đời nó nằm đó, không có ai mà sáng tác, sáng tạo, gầy dựng, chế biến ra hết, đó là nguyên tắc muôn thuở, nhưng mà làm sao mình biết đây? Khi có Chánh đẳng giác ra đời, Ngài dạy cho mình biết cái đó, Chánh đẳng giác không ra đời là những cái qui tắc, những cái qui luật này muôn đời là chìm trong bóng đêm như bao nhiêu là cái công thức, bao nhiêu là cái nguyên lý khoa học muôn thuở nó nằm ở đó chứ đâu đi đâu nhưng mà không có mấy nhà phát minh, mấy nhà khoa học, toán học, vật lý học, thì coi như là đời đời kiếp kiếp những sự thật ấy nó chìm sâu vào bóng đêm của tâm thức nhân loại.
Đấy, thì nhờ những cái nhà đó như là những ông Decard, Pascal, rồi nhờ những cái ông Einstein, Oppenheimer, v v…, nhờ những ông đó mình bây giờ mình mới có nền khoa học hiện đại, chính mấy ông đó phát hiện chớ hỏng phải người mà sáng tạo, sáng chế, chế biến ra nguyên tắc.
Cho nên khi mình lạy Phật, thương Phật, quí Phật, kính Phật thì mình cũng đồng thời hiểu được giá trị của Chánh pháp ở chỗ đó, hiểu là không có Phật là không có pháp. Cái hiếm hoi của cơ hội được nghe pháp nó tương đương với cơ hội được gặp Phật, nhớ cái đó, nhớ. Cái thứ ba, tăng bảo là người hành trì theo lời Phật. Tăng bảo là, đang nói thánh tăng, là những vị ăn, mặc, ở, sinh hoạt y chang như Phật. Y chang này là sao? Có nghĩa là đi, đứng, nằm, ngồi bằng từ bi, bằng chánh niệm, bằng trí tuệ, luôn luôn đi, đứng, nằm, ngồi bằng một cái nhận thức rất rõ mọi thứ do duyên mà có, có rồi phải mất, ở đời không có gì để thích cũng không có gì để ghét, không có gì để theo đuổi, không có gì để trốn chạy, bậc thánh luôn luôn và luôn luôn sống trong cái nhận thức như vậy. Nghĩ về tăng là nghĩ về cái đoàn thể gồm toàn là mấy cái người đó, gồm những người có tóc và không có tóc, những người ở trên mặt đất này, trong cõi nhân gian kể cả những người ở cõi thiên thượng, phải nhớ như vậy. Nghĩ như vậy đó mới có lòng kính tin tăng bảo, mà cái tin của nghe người khác nói, do đọc sách, do ngồi suy diễn; nghe nói, đọc sách, suy diễn, niềm tin đó không có ghê bằng niềm tin của cái ông mà ổng đắc Tu đà hườn, ổng biết rất rõ rằng cái dòng luân hồi của mình nó bị chận đứng, đã được chận đứng, không còn tái sanh quá 7 kiếp. Mình biết rất rõ rằng mình đã đoạn trừ các phiền não, thân kiến, hoài nghi, biết rất rõ, biết rất rõ rằng không có Thế tôn, A la hán, Chánh đẳng Chánh giác, Vô thượng, Điều ngự, Cha lành ba cõi, thiên nhân chi đạo sư, thì cái này của mình bây giờ cũng chưa có được khai thông, biết rất rõ như vậy cho nên bậc Tu đà hườn một lòng kính tin…nơi Phật.
Kinh Bhaddali(?), Trung bộ nói rằng vị Tu đà hườn thương kính Thế tôn đến mức có thể vì Thế tôn mà họ mĩm cười mà chết, thương Ngài đến cái mức như vậy. Có con nào mà thương cha, thương mẹ mà được vậy? Tất cả Tu đà hườn chớ hỏng phải là trường hợp cá biệt, “No”, tất cả Tu đà hườn đều sẵn sàng vì Tam bảo mà nhăn răng ra mà cười đủ 28 cái rồi chết, khiếp như vậy. Thương quí Tam bảo đến mức vậy, mặc dù hỏng có Phật nào muốn cho người ta chết vì mình, chuyện đó hỏng có, tuyệt đối hỏng có, dầu mặt trời có mọc đằng Tây đi nữa thì chuyện đó cũng không có, nhưng mà trên nguyên tắc nó là như vậy. Đắc được Tu đà hườn rồi thì có thể vì Tam bảo mà chết, cười đủ 28 cái răng không sót một cái, họ hiểu tới nơi tới chốn.
Cũng giống như mình không bị tâm thần, không bị say xỉn, đầu óc tỉnh táo mà cộng với 40 năm sống sát bên mẹ. Từ cái thuở cơ hàn rách nát, mẹ nắm tay dắt mình đi vào ngôi trường làng ở quê, mẹ buôn gánh bán bưng, gánh chè gánh cháo những đêm mưa gió tầm tã, đi sớm về khuya nuôi mình ăn học. Đến cái ngày mẹ con vượt biển, vượt biên qua xứ người mẹ làm lau công chùi cầu, lau kiếng, rửa chén nuôi mình. Với chừng đó hiểu biết, kỹ niệm ân tình về mẹ, hôm nay mỗi lần mình nhìn mẹ thức, mình nhìn mẹ ngủ, mình nhìn mẹ cười, mình nhìn mẹ ăn, mình nhìn mẹ đi, mình nhìn mẹ đứng, mình nhìn mẹ nằm xuôi tay trong áo quan giữa hai hàng nến trắng, lúc nào mình cũng nhìn mẹ bằng trọn vẹn cái tâm tình thương nhớ ngút trời hết, mình hiểu mẹ rành quá, nha.
Còn đằng này, 40 năm đầu có thấy mẹ đâu, tự nhiên ngày kia có người ta dắt tới một bà cụ nói “Má mày nè”, thương sao nổi mà thương?
Hôm nay mình đi chùa, mình nghe nói “Phật đó, lạy đi, Phật đó, Chí tôn Chí thánh, Chí thiện đó, lạy đi”; Ok, kêu lạy thì lạy, hỏng lạy nó nói mình vô thần, lạy “cụp”, ngước lên nhìn thấy nguyên cục xi măng lạ quắt và lạnh ngắt.
Ok, đó, cái độc đáo của vị thánh Tu đà hườn là chỗ đó, tức là hiểu Phật, thương Phật kinh lắm, thương Phật lắm.
Thì nguyên một loạt cư sĩ này thành tựu niềm tịnh tín với Phật, với Pháp, với Tăng, với giới – giữ giới theo kiểu cấp ba đó, giữ giới là vì không còn điều kiện phạm giới.
* Tiếp theo là thánh trí, thánh trí ở đây chỉ cho paccavekkhaṇañāna(?), là trí phản khán, khán ở đây không có g, phản khán ở đây là nhìn lại, nhìn lại cái gì? Khi mà cái trí Tu đà hườn nó xuất hiện rồi, bất cứ trí nào cũng vậy dầu trí Tu đà hườn, 4 trí thánh đó – Tu đà hườn, Tư đà hàm, A na hàm, A la hán, khi họ đắc vừa xong, tự động họ phải quay họ nhìn lại mình vừa nhìn thấy niết bàn, thấy ở đây là hiểu chứ niết bàn có gì đâu mà thấy, mình vừa nhìn thấy niết bàn là cái gì.
Thứ hai là phản khán niết bàn, thứ hai nữa là mình đã trừ cái phiền não nào đã không còn ở mình nữa và những phiền não nào còn sót lại ở mình, đó, và cái tâm thánh đạo mình vừa đắc đó là tầng thứ mấy, tầng 1, tầng 2, tầng 3, tầng 4. Cái tâm thánh quả mình vừa đắc đó là tầng mấy, tầng 1, tầng 2, tầng 3, tầng 4. Tổng cộng là 5 trí nhìn lại:
1. phản khán đạo,
2. phản khán quả là hai,
3. phản khán niết bàn là ba,
4. phản khán phiền não đã diệt là bốn,
5. phản khán phiền não còn dư sót là năm,
Các tầng thánh, riêng tầng thứ tư, tầng La hán, chỉ còn có bốn thôi, tức là:
1. phản khán cái đạo mà mình vừa đắc,
2. cái quả mình vừa đắc là hai,
3. phản khán cái phiền não mình đã trừ là ba,
4. phản khán niết bàn mình vừa thấy được là bốn,
Tức là phản khán đạo, quả, niết bàn và phiền não đã trừ, còn la hán đâu còn phiền não nào còn sót cho nên ở La hán chỉ có bốn trí nhìn lại thôi, nha, nhớ cái đó.
Bốn trí này rất quan trọng bởi vì bốn cái trí này là sự xác định, conform, kể từ bây giờ mình không còn loi nhoi lúc nhúc trong cái đám trời ơi đó nữa, mình đã leo lên bờ rửa sạch tay chân, tắm rửa thơm phức, mặc áo công hầu, không còn cái thân nô lệ nữa. Cho nên trong có cái từ gọi là gotrabhu, có nghĩa là chuyển tộc, không tiếp tục trong dòng cõi thấp kém phàm phu nữa; hoặc là chuyển tánh, nghĩa là từ đây về sau, tên họ của mình đã là xài theo tên họ của đại gia đình thánh nhân, mình đã là con của Phật rồi, mà con của một vị Phật cũng là con của tất cả Chư Phật, mình đã đổi dòng họ rồi, đổi tên đổi họ rồi, nha. Đó, trí phản khán đây gọi là thánh trí.
* Cái cuối cùng là thánh giải thoát, thánh giải thoát ở đây chỉ cho tâm quả, tâm quả có nghĩa là sau khi mà chứng rồi thì vị đó cũng vẫn sinh hoạt như mình vậy đó, cũng đi đứng nằm ngồi, nói cười vui vẻ hỏng có gì hết; nhưng mà khi nào cần, vị đó chỉ xếp bằng lại một cái nhìn thân đang vô thường, tâm đang vô thường, cảm thọ đang vô thường, chỉ nhìn vào cái đó thôi, dùng lại một trong bốn cái niệm xứ mà ngày xưa, trước đây mình đã đắc bằng cái gì thì bây giờ mình quay lại cái đó cho êm.
Thí dụ như trước đây tôi đã theo dõi hơi thở, rồi thấy 4 đế, 12 duyên khởi trong cái hơi thở đó thì vị đó đắc thánh; bây giờ một khi đắc rồi, mỗi lần muốn nghĩ ngơi, ngồi xuống, ngó vô hơi thở đó lần nữa, dùng lại cái thao tác cũ. Ngó được một chút xíu thì một loạt tâm thánh quả nó xuất hiện liên tục, thời gian bao lâu thì tùy mình, tùy mình chú nguyện. Thí dụ như là “Tôi sẽ nhập thiền quả trong một tiếng”, là suốt một tiếng đó nó là toàn là một loại tâm, tâm đó là tâm biết cảnh niết bàn, vừa đúng phút thứ 60 là tự động nó bật ra, trở lại người bình thường; còn lúc kia thì mình không biết cái gì hết. Mình chỉ dùng một thứ tâm thấy cảnh niết bàn, mà cái tâm thánh quả đặc biệt ở chỗ tâm nó không biết cảnh sắc thinh khí vị xúc, tâm đó chỉ biết cảnh niết bàn thôi.
Nếu học A tỳ đàm mà học sâu ta mới thấy nhiều cái thú vị lắm, chỉ có cái tâm nhãn thức, cái tâm mà dựa vào thần kinh thị giác nó mới biết hình ảnh này nọ, chỉ có cái tâm nhĩ thức, cái tâm mà nó dựa vào thính giác, nó mới biết nghe tiếng này tiếng nọ. Mỗi tâm nó làm một việc riêng. Cho nên khi vị thánh họ nhập vào cái tầng thánh quả, lúc đó họ không có thấy nghe ngửi nếm đụng gì hết, họ chỉ biết cảnh niết bàn thôi.
Trong room thế nào cũng có người thắc mắc niết bàn là cái gì, tôi đã nói không biết bao nhiêu lần, niết bàn có hai cách hiểu:
1. Cách hiểu của thánh nhân, người mà đã bỏ được tối thiểu là thân kiến, hoài nghi, hiểu niết bàn là cái gì. Đó là định nghĩa một.
2. Là khi nào anh thấy rằng còn hiện hữu trên đời này là còn khổ, còn sa đọa là còn khổ, còn cái chuyện bất tường, bất trắc, bất toại là khổ, khi nào anh thấy còn lăn trôi trong 3 cõi 6 đường, địa ngục súc sanh, anh thấy đó là khổ, thì lúc đó anh mới hiểu là chỉ cần không còn cái chỗ nào để tái sanh đầu thai nữa, đó là mừng lắm rồi. Thì cái chữ “mừng” mình hiểu nôm na nó là niết bàn, nhớ nha, đại khái như vậy.
Có nghĩa là ngày nào nó không còn nữa, hiểu như vậy thôi, chứ cần gì tìm hiểu niết bàn là cái gì vì cái đầu bư phàm phu của mình không cần, mình chỉ cần hiểu rằng thân này có phải là gánh nặng, là của nợ hay không, nó là một cái thùng rác, nó là một cái đống khổ đau hay không, và cái sự hiện hữu, sự tồn tại, sự có mặt của mình trong cái cõi đời này nó có thật sự cần thiết hay không, hay là nó tẻ nhạt, nó vô vị, nó vô nghĩa, nó vô ích, nha, rồi.
Nếu mà mình thấm thía được sự có mặt đó là khổ thì lúc đó mình chỉ cần hiểu thêm được một bước nữa: “Niết bàn là sự vắng mặt của tấm thân này”, bao nhiêu đó là đủ mừng rồi.
Mình đây đang bị nhức răng quá trời nhức răng bây giờ mình chỉ mong hết nhức răng là sướng, chỉ bấy nhiêu đó thôi. Mình đang nhớ thương cái người nào đó, nhớ tới mức muốn tự sát, mình chỉ nghĩ rằng mình gặp được người đó là vui, còn đằng sau việc gặp đó là gì blah blah blah… không quan trọng, không quan trọng, chỉ là gặp được người đó thôi.
Hoặc là có trường hợp mình ghét, mình ghét cái người đó quá cở, mình ghét tới mức nhiều lần mình tính … nó rồi mà không dám, thì đêm ngày cứ suy nghĩ làm sao đây ta, làm sao cho nó bỏ được chỗ này nó đi, còn không thì mình kiếm chỗ nào cho ngon lành để mình đi ta? Cái ngày mà mình mở mắt ra không thấy nó bên cạnh, nó đã cở nào hả ta? Trong room này có hiểu điều tôi nói không? Các vị có ở hoàn cảnh đó chưa? Các vị có ghét người, ghét vật, ghét cảnh nào đó đến cái mức mà mong rằng mở mắt ra không thấy nữa, các vị có hiểu cái đó không? Phải trãi qua cái đó mới được, có nhiều người, dĩ nhiên tôi không có đủ ác và cũng không có đủ gan tôi … họ, nhưng mà bây giờ tôi nghe nói họ chết rồi tôi bỏ ăn một tuần, tôi thề, tôi sướng, có nhiều người tôi nghe nói họ chết tôi mừng dữ lắm, mặc dù không có gan tôi… họ (cười), tôi không có gan và cũng không có đủ ác, đúng, nhưng mà giờ tôi nghe họ chết là tôi bỏ ăn một tuần, mở mắt ra mà tôi nghe họ chết là tôi sẽ cười sằng sặc, sằng sặc, cho đến bao giờ tôi ngủ trở lại thôi.
Thì cái niết bàn nó là như vậy đó, tức là nó ớn quá ớn rồi bây giờ chỉ cần mà nó biến mất là nó mừng rồi, nha. Chứ còn mình không cần phải phân tích là cái tên kia nó chết rồi thì cuộc đời mình sẽ ra sao, mệt lắm, chỉ cần là mình ớn nó quá ớn đi, bây giờ mà nghe nó chết một cái rồi đó nó đã, đã dữ lắm, đấy.
Mình đọc xong cái kinh đó rồi, tôi giảng tôi đùa đùa vậy chứ nhưng mà phải biết tôi giảng cái gì. Rồi, nghĩ, đủ rồi, đủ hai tiếng đồng hồ rồi. Chúc các vị một ngày vui, ngày mai gặp nữa.