Nội Dung Chính
Pháp Môn Quyết Trạch
Bài Giảng Sư Toại Khanh Youtube 2019
Đây là những đề tài được đức Phật nhắc đến trong bài kinh này: Dục, cảm thọ, tưởng, lậu hoặc, nghiệp khổ,
Chuyện đầu tiên là thế giới được nói đến, được trình bày, được phô diễn qua chữ Dục, tức là toàn bộ thế giới này có nhiều cách phân tích trình bày lắm thưa quý vị, trong đó có một cách chỉ nói đến chữ Dục là đủ rồi. Từ cái chuyện mình muốn cái này muốn cái kia mới dẫn đến chuyện mình ghét cái này ghét cái kia, từ cái thích ghét mình mới giải quyết thích ghét. Có thích ghét mình mới có hướng giải quyết thích ghét. Chính vì mình tìm cách giải quyết thích và ghét nên mình mới tạo các nghiệp. Nghiệp ác thì đi xuống, nghiệp thiện thì đi lên. Và bắt buộc các vị phải tuyệt đối đồng ý với chúng tôi một điều đó là toàn bộ thế giới này nếu bỏ đi chữ Ý Muốn thì không còn cái gì hết. Một đứa bé bò lẫm lẫm ở dưới đất, nó cũng phải muốn cái này muốn cái kia,nó muốn mẹ nó, nó muốn đồ chơi, nó muốn bình sữa v.v… rồi con giun con dế, con giun đất bò bò trong đất thì nó cũng phải muốn cái gì đó, nó muốn đi tới, nó muốn đi lui, nó muốn chui xuống đất. Đến con giun mà nó vẫn còn ước muốn. Và con người cũng vậy, tất cả mọi hoạt động lớn bé của chúng ta từ cá nhân đến đoàn thể, mọi lĩnh vực, văn hóa, tôn giáo, chính trị, xã hội, kinh tế, ngoại giao, quân sự … tất cả đều được khởi đi từ Ước muốn. Cho nên đây là lý do đầu tiên mà đức Phật dạy rằng chỉ riêng chữ Muốn thôi là cả một vấn đề rất là lớn để chúng ta tìm hiểu nó, mỗi ngày trong từng phút từng giờ chúng ta phải xác định mình đang muốn cái gì, và cái Muốn ở đâu thì cái Ghét đi bên cạnh đó.
Cái đối lập với cái muốn luôn luôn gắn liền. Và cái tiếp theo, trong đây ngài kể cho mình nghe năm thể tài: Dục, Thọ, Tưởng, Lậu, Nghiệp, Khổ. Ở mỗi một thể tài như vậy, ví dụ như nói đến Dục, thì chuyện đầu tiên mình phải biết Dục là cái gì? Thứ hai là con đường nào dẫn đến các Dục. Thứ ba chúng ta phải biết rằng Dục nó có nhiều thứ sai biệt, khác nhau. Thứ tư chúng ta phải bết rằng chính những cái Dục đã đưa đến quả báo nào. Cái thứ năm chúng ta phải biết rằng, Dục biến mất chính là Khổ biến mất. Cái thứ sáu chúng ta phải biết rằng con đường dẫn đến chấm dứt tất cả mọi ước muốn đó là Bát Chánh Đạo. Mỗi đề tài ở đây, cần được biết đến qua sáu khía cạnh. Tổng cộng là sáu đề tài. Mà mỗi đề tài phải được biết qua sáu khía cạnh. Thứ nhất là Dục, đầu tiên mình phải biết Dục là cái gì. Tại sao bài kinh này tôi giảng mấy ngày trời, vì bài kinh này quá sâu. Thứ nhứt phải biết Dục là cái gì, đủ thứ dục hết, rất nhiều thứ Dục, tùy mỗi người chúng ta thích cái gì, chính vì cái trình độ dẫn đến thái độ, do tiền nghiệp, khuynh hướng tâm lý, và môi trường sống mà nó dẫn đến chuyện chúng ta thích cái gì và ghét cái gì. Đầu tiên chúng ta phải biết các Dục, thứ hai là dục duyên khởi, nghĩa là xúc, xúc rất là quan trọng. Bởi vì do sáu căn tiếp xúc sáu trần, nói một cách khác, do sự gặp gỡ, sự hội ngộ, sự tương phùng giữa căn và trần nó mới tạo ra các Dục. Đức Phật và các Bậc Thánh nói chung người ta cũng có Xúc, cũng có sáu căn, sáu trần, nhưng Xúc của họ không giống như mình. Cách tiếp xúc của người ta là một người có niệm có tuệ, cách tiếp xúc của mình chỉ có Tham Sân Si Ái Mạn Kiến Nghi thôi, nên nhớ chỗ đó. Bản thân Xúc không có tội, nhưng có trường hợp Ngài nhắc đến Xúc để ngài lưu ý mình một điều, nhiều khi vấn đề tệ hại nhất lại được khởi đi từ cái mấu chốt không có gì đáng nói. Thí dụ như ban đêm trước khi mình ngủ mình nghe người lớn nhắc, coi chừng cửa nẻo nghe, thật ra cái cửa mà mình quên cài chốt, cái chuyện quên cài chốt không có chết người. Hoặc là coi chừng củi lửa nhe. Thật ra một đám lửa, đóm lửa đầu tiên được thắp trong bếp hoặc trên bàn thờ, hoặc chốt cửa mình quên gài,ba cái này không có cái nào gây chết người.Tôi hứa như vậy, tôi bảo đảm như vậy, nó không gây chết người, nhưng vấn đề đằng sau nó, đằng sau chốt cửa không được cài, đằng sau đóm lửa trong bếp không được để ý, đằng sau cái đóm lửa nến trên bàn thờ, trong gian nhà thờ không được để ý, từ đằng sau cái mà không đáng chi dẫn đến bao nhiêu cớ sự can tràng. Ở đây chữ Xúc, bản thân Xúc không có cái gì hết, nó chỉ là chỗ gặp mặt của sáu căn sáu trần thôi. Thánh phàm đều có sáu căn sáu trần hết. Nhưng vấn đề ở chỗ, ngài lưu ý cho mình một chuyện rất là quan trọng, hãy nhớ nghe ngay chỗ không có gì, mà bất cẩn thì chết người như chơi. Nhớ chỗ này, chỗ này rất là đặc biệt. Có nhiều khi ngài nói thẳng vô phiền não, đây là gốc khổ, đây là tham, đây là sân, đây là si, ái, mạn, kiến, nghi, có chỗ ngài nói như vậy, nhưng có chỗ ngài không nói ngay cái điểm nguy hiểm mà ngài nói cho mình thấy một chuyện rất là nhẹ nhàng, chỗ này không nguy hiểm nhưng mà con bất cẩn, là con chết, chết ngay chỗ này. Như hồi nãy tôi nói, cái chốt cửa, bản thân cái chốt cửa mà không được gài, có biết bao nhiêu người ngủ mà không gài cửa, điều đó có nghĩa là cái chốt cửa không được gài không đủ để cho mình chết mà cái vấn đề là đằng sau cái chốt cửa không được gài cẩn thận ấy, đằng sau cái đóm lửa được nhen lên từ nhà bếp ấy, đằng sau ngọn nến được thắp lên trong gian thờ ấy nó lại là tiền đề, là cớ sự để khởi lên vô vàn hệ lụy ngay sau đó. Nhớ chỗ đó. Cho nên đầu tiên phải lưu ý, chúng ta luôn luôn sống lẫn lộn, sống chung với lũ, luôn luôn sống với ý tưởng ước muốn này nọ. VIệc đầu tiên phải biết sự có mặt của các ước muốn. Thứ hai, là phải biết rõ những ước muốn đó từ đâu nó đi ra? Từ Xúc, chính từ cái Xúc, tôi nhắc lại để bà con quên, toàn bộ cái chuyện bà con giữ giới, giữ giới Bát quan hay vô thiền viện ngồi thiền toàn là giải quyết cái chữ Xúc thôi à. Tại sao mà bà con không tiếp tục ở nhà? Tại vì các vị không có những cuộc hội ngộ với sáu trần mà có khả năng phương hại cho tâm tư của mình.. Chứ tu đâu cũng được, tu tâm chứ đâu phải mình tu tướng, tu hình, tu dáng, tu vẽ đâu. Tu là tu Tâm. Nhưng tại sao anh phải giữ Bát Quan, chính từng cái giới Bát Quan nó ngăn anh, đó là những bờ đê, bờ chắn, ngăn anh, hạn chế anh tiếp xúc với những trần cảnh mà có khả năng phương hại cho nội tâm của mình. Đó là tu Xúc đó quý vị. Tại sao mình không ở nhà mình tu thiền mà phải khổ cực mình chạy lên thiền viện làm cái gì? Vì trong bối cảnh, trong điều kiện của thiền viện chúng ta có thể kiểm soát cảm xúc của mình tốt hơn. Nhớ nhe, quan trọng lắm. Tại sao mình phải đi tụng kinh, tại sao mình phải nghe pháp, tại sao mình phải gần gũi bạn lành, tăng ni hành giả, tại sao? Là vì qua những cuộc gặp gỡ đó sáu xúc chúng ta được kiểm soát, được quan sát. Việc đầu tiên mình học về Dục. Biết rõ Dục là gì? Biết rõ con đường dẫn đến Dục ở đây chính là Xúc, biết rõ các Dục sai biệt ở đây ngài nói cho căn cơ sở tánh của nhiều người không giống nhau, mỗi người không giống nhau, mỗi người thích một kiểu, thích kiểu nào. Ngay trong số những người thích, cách nhìn đã có trăm ngàn kiểu cách nhìn, trong số những người thích nghe, có trăm ngàn kiểu thích nghe, nói ông đó thích nghe nhác, ông A, Ông B thích nghe nhạc, loại nhạc ông A, ông B nghe không giống nhau. Cho dù thích cùng một loại nhạc, một bài nhạc mà ca sĩ họ thích không giống nhau. Chưa hết, cái gu hòa âm phối khí của mỗi ông không giống nhau, có ông thích mộc mạc đơn giản, có ông thích cầu kỳ đầy đủ ổng mới chịu nghe. Cho nên ngay trong cái hình ảnh âm thanh mình thích đã không giống nhau rồi. Đó gọi là Dục sai biệt
Dục dị thục, Thích cái gì, chính những cái thích đó tạo ra những hướng dẫn đến hành động. Chính cái Dục đó tạo ra các quả thiện ác sướng khổ đời sau. Những quả thiện ác, sướng khổ đó được gọi là Dục dị thục, có nghĩa là hệ quả đi ra từ ước muốn quá khứ. Tôi nói không biết bao nhiêu lần, mỗi một phút, mỗi một giờ trôi qua hãy tự hỏi lòng mình mình đang theo đuổi cái gì, theo đuổi tức là Dục,cái mà mình theo đuổi nó sẽ quyết định lối về mai này của chúng ta, làm ơn nhớ dùng, đó chính là Dục dị thục.
Thế nào Dục đoạn diệt. Ngày nào chúng ta không còn dục nữa thì ngày đó chúng ta không còn sanh tử nữa, hết một cách tuyệt đối thì mới không còn sanh tử, chứ nhiều khi mình không còn trong năm dục vật chất, nhưng ta kẹt trong dục tinh thần, chẳng hạn như chúng ta còn đam mê trong thiền định, trong thần thông, trong các cõi trời phạm thiên như vậy cũng còn ước muốn mà còn ước muốn thì còn chốn về nhớ nhe. Cho nên Dục đoạn diệt ở đây có nghĩa là cái cứu cánh Niết Bàn, cái cứu cánh khi mà mình không còn thích cái này cái kia nữa, thì lúc đó mình không còn sanh tử. Và con đường dẫn đến sự đoạn diệt ấy đó chính là Bát Chánh Đạo. Chỉ có tu Bát Chánh Đạo thôi, tức là tu Giới Định Tuệ, hoặc nói rộng ra là Ba Bảy Pháp Bồ đề, chỉ có hành trình đó mới giúp cho mình kết thúc. Đó là nói về chữ Dục.Tôi tập trung nói rộng chữ Dục để mấy cái sau tôi chỉ ôn lại thôi.
Dục xong rồi tới Thọ, cũng y chang như vậy, vô lượng vũ trụ và tất cả chúng sanh, chỉ hiện hữu và vận hành trong một chữ Thọ, nói như vậy không hề sai, là vì sao? Là vì Thọ là một cái từ chuyên môn để gọi chung cho sướng khổ của tất cả chúng sanh. Chính vì trốn khổ tìm vui mà chuyện gì chúng ta cũng làm, chính vì trốn khổ tìm vui nên có mấy ai trong đời này thành công trong đường tu học. Có bao nhiêu người muốn thoát cái khổ mà thoát không được, vì tìm cái vui mà tìm không ra, cho nên cái chuyện đầu tiên, chính vì anh vùi đầu trong cái cảm xúc, cảm thọ, cho nên chuyện ác nào anh cũng làm, chuyện thiện nào anh cũng không chịu đầu tư. Vùi đầu trong cảm xúc cảm thọ tức là dọn đường cho sanh tử. Chuyện thứ hai ngay bây giờ và tại đây, khi anh vùi đầu vào trong cảm xúc, thay vì anh nhìn nó như những người khác, nó đến rồi nó đi, anh không chào mời trà nước,anh cũng không xua đuổi tống khứ, bởi vì anh xua đuổi tống khứ không thành công là một cái khổ, mà anh chào mời giữ lại mà không ở lại cũng là một cái khổ, thay vì anh như một hành giả, nó đến biết nó đến, nó đi biết nó đi, bởi vì không có đứa nào trụ lại quá một sát na hết. Chẳng qua mình thấy nỗi đau này nó lâu quá là vì hết nỗi đau này nối tiếp, nối tiếp, nỗi đau khác, là vì sao vậy? Hể còn đủ duyên thì hết thằng này đến thằng khác. Và cái sự dễ chiu cũng vậy đủ duyên thì sự dễ chịu nó kéo dài, thí dụ như trưa nắng, mở cái máy lạnh mát quá, nếu có đủ điều kiện, điện không tắc nữa chừng thì cái mát đó có thể kéo dài kéo dài cho đến bao giờ mình muốn dừng thì thôi. Nếu mà thiếu duyên một chút thì cái mát đó lập tức mất liền. Chưa kể cái mát đó nó chỉ là mát, khi mà nó hội đủ những điều kiện, ngoài điều kiện điện đóm ra còn vô số điều kiện khác. Các vị có tin không?
Các vị tưởng tượng, tôi muốn mát, tôi mở máy lạnh tự nhiên nó mát. Hiểu như vậy thì nghèo quá, không phải đơn giản như vậy đâu quý vị. Có điện đóm, máy lạnh không hư, nhưng mà cửa sổ phải đóng, nếu cửa sổ mở toác hoác thì máy lạnh không làm việc được, chưa hết, còn cái này các vị không tin nhưng mà có thật, các vị ở trong tình trạng tâm sinh lý Ok, thì quý vị mới thưởng thức được cái mát lạnh đó. Trong room có hiểu được không? Các vị phải ở trong tình trạng tâm sinh lý rất là Ok. Chứ nếu quý vị vợ chồng gây gỗ, chén dĩa bay ngập nhà thì thử hỏi cái máy lạnh còn có tác dụng hay không? Không, Tôi không tin. Nếu lúc đó các vị bị sạn thận, bị ruột du ôm bụng quằn quại, lăn lóc, kêu gào, thì xin hỏi lúc đó máy lạnh có tác dụng hay không? Không. Ói mửa, nhứt răng thì lúc đó máy lạnh có tác dụng nữa không? Không. Tính theo khoa học thì lúc đó máy lạnh vẫn hoạt động bình thường, nhưng mà lúc đó đối với đương sự nó là Zero. Nhứt thiết duy tâm tạo mà. Cái gì cũng đều do tâm mà ra hết. Ngay cả cái thân, cái thân này nó đang khỏe mà tâm nổi điên lên thì cái khỏe đó cũng thành Zero, hoặc là cái tâm đang vui đang Ok nhưng cái thân nó đau, chính cái đau nó làm tác động ngược lại cái tâm. Cái Tâm mà có vấn đề thì ngoại cảnh, ngoại trần banh chành không còn cái gì hết. Cho nên nếu mà hành giả hiểu được cái Thọ, cái cảm xúc, đời sống cảm xúc của mình mong manh như vậy. Nó mong manh là sao? là nó phải nhờ đến một tỷ điều kiện, một tỷ nhân duyên để có được cảm thọ dễ chịu. khi có rồi nó lại có hàng tỷ lý do để nó biến mất. Chỉ có hành giả mới thấy được cái này, chứ còn học giáo lý không thì không có đủ. Vì đâu có chỗ nào nói nguyên văn như vậy đâu, nhưng mà ta tổng quát đại khái như vậy. Học giáo lý mình cũng biết, nhưng bản thân hành giả ngồi yên thì mới hiểu cái điều tôi vừa nói. Có nghĩa là để có niềm vui trong vòng 1 phút, là phải có 1 tỷ điều kiện, tôi nói 1 tỷ là nhiều người trong room giật mình, họ nói 1 tỷ nhiều lắm sư ơi, một tỷ đến 9 con số 0. Tôi nói không sai đâu, rất nhiều yếu tố, rất nhiều điều kiện để cho quý vị vui. Tôi ví dụ nhe, các vị đừng có nói với tôi, quan hệ trục trặc của Mỹ với Trung Quốc không ảnh hưởng quý vị. Sai, sai bét, cái Huawei điện thoại của Trung Quốc, mìnhlà người Việt Nam, mình đang ở California, mình đang ở Boston, mình đang ở Sài gòn, Cà Mau, mắc mớ gì mình. Sai, chính vì cái ngoài nổ Huawei đó tạo ra sự tác động kinh tế lên nửa phần hay toàn phần kinh tế của thế giới. Trong đó có Việt Nam, trong đó có người thân của chúng ta ở nước ngoài, chính vì kinh tế của Mỹ ảnh hưởng đến toàn quốc, cho nên trong có người thân của mình bị ảnh hưởng, cho nên số tiền người thân của mình rót về Việt Nam mỗi tháng có bị ảnh hưởng và chính vì số tiền rót về của người thân quý vị bị ảnh hưởng cho nên sinh hoạt trong nhà của quý vị, những toan tính của quý vị dứt khoát bị ảnh hưởng, và những công việc làm ăn của quý vị cũng bị ảnh hưởng, chuyện xây nhà sửa cửa ảnh hưởng thì dứt khoát từng người, từng thành viên trong gia đình bị ảnh hưởng. Lúc bấy giờ các vị mới sáng con mắt đui của mình. Oh thì ra trong thế giới tương duyên chi hữu này, không có cái nào là không có liên quan chẳng qua nó xa gần, gián hay trực tiếp mà thôi. Nói như vậy cũng có nghĩa là những cái khó chịu, những cái dễ chịu của chúng ta 1 tỷ lý do, trong đó có những lý do rất là xa, chiến tranh Trung Đông, chiến tranh về quân sự, về dầu hỏa, về kinh tế của Mỹ với Trung Quốc, rồi những xáo trộn trong khu vực, trong quốc gia, tình trạng đất nước của mình, tình trạng về kinh tế, về tài chánh, vê chính trị, về ngoại giao… đừng có nói là không ảnh hưởng. Cho nên một hành giả phải hiểu rằng: ồ, thì ra để có được một niềm vui nó mệt lắm, nhiêu khê lắm, mà khi có nó rồi muốn giữ được nó không phải chuyện dễ. còn nỗi khổ niềm đau cũng y cái hạnh phúc, nó cũng cần 1 tỷ điều kiện để nó có mặt. Nhưng có một điều vì khuynh hướng nhiều đời của chúng ta ác nhiều hơn thiện, cho nên hễ nhân ác nhiều hơn nhân thiện thì quả khổ lúc nào cũng nhiều cũng mạnh hơn là quả vui. Cái khổ cái lạc nó giống nhau, là nó luôn luôn vô thường. Đúng, nhưng mà vì nhân lành của mình ít hơn nhân ác, nên niềm vui của mình bị mất tìm cái vui khác lấp vô hơi khó. Nhưng vì cái ác mình nhiều quá, cái tài khoản của mình cho cái ác nhiều quá cho nên hụt cái khổ này là có cái khổ khác lấp vô. Mình có hai tài khoản cho cái thiện cho cái ác, cái thiện là nó tạo ra cái vui còn cái ác thì nó tạo ra cái khổ mà cái tài khoản mà mình dành cho cái vui ít quá, mình có hai tài khoản trong nhà băng mà cái tài khoản để đầu tư cho cái vui ít quá, mà đầu tư cho cái khổ nhiều quá. Cho nên cái khổ nhiều, đồng ý là cũng vô thường cũng rất là mong manh, cảm thọ nào cũng mong manh hết, khó chịu hay dễ chịu đều rất là mong manh như nhau hết. Nhưng mà khổ một chỗ, cái anh quả lành ảnh cũng mong manh như khi ảnh bị lụi bị tàn thì rất khó có cái khác thế vào, chen chân vào khó lắm. Nhưng mà cái ác thì có nhiều quý vị có biết không? Cái ác này cái khổ này vừa mất thì cái khổ khác nó trào ra. Đó là nói về nhân xa, còn nhân gần thì do phiền não. Ngay trong bản thân cái ước muốn trốn khổ tìm vui,nó đã là khổ rồi không cần biết cái khổ các vị đang chịu là cái gì. Tôi dẹp tôi không cần nhắc, nói cái đó là đã nhứt đầu rồi, tôi nói ngay cái ước muốn trốn khổ tìm vui nó đã là khổ vì sao? Vì trốn khổ mà trốn không được lại là khổ, chỉ cần ước muốn trốn không được thôi, còn tìm vui mà tìm không được nó đã là khổ. Tôi ví dụ nhe, trong kinh nói kẻ phàm phu bị đau hai lần, bậc thánh chỉ đau có một nửa. Bậc thánh khi đau, ngoài khả năng kham nhẫn bằng thiền định bằng thánh trí ra thì bậc thánh không hề thêu dệt cái khổ như phàm phu. Còn phàm phu thì sao, thứ nhất không có khả năng thiền định chánh niệm như thánh nhân là thấy mệt rồi. Thứ hai là phàm phu khổ gấp đôi, là bản thân nó bị khổ là khổ thân mà còn bị khổ tâm nữa. Muốn hết bịnh mà nó không chịu hết là bắt đầu lo, Wow, bậc thánh khi bị đau thận, bậc thánh chỉ biết đau là đau, còn mình thì bắt đầu lo, bắt đầu sợ chết, bắt đầu mình tiếc của, biết đầu mình lệch ngang thì bỏ lại bao nhiêu thứ tình cảm cha mẹ vợ chồng con cái bạn bè… trời ơi đất nước người ta đẹp quá, trời ơi mình còn bao nhiêu toan tình, bao nhiêu trù hoạch, bao nhiêu kế sách mà chưa có hoàn thành, trời ơi bây giờ mình đi sớm quá. Trong khi cái đau nó chỉ là một phần cơ thể, mà cái nỗi lo âu, tiếc nuối, sợ hãi kia nó gấp mấy lần cái đau đó quý vị có biết không? khổ vì kẻ phàm phu khác bậc thánh ở chỗ đó, cho nên ngay trong cảm thọ đã là khổ, ngay trong ước muốn trốn khổ tìm vui nó lại cũng là một cái khổ nữa, cho nên trong kinh nói bậc thánh chỉ khổ có một nửa, mình thì khổ gấp đôi. Một nửa là sao? Nghĩa là mỗi lần người ta bị đau người ta phải rên, phải xiết, phải sợ hãi, phải này nọ. Các Ngài không. Đau trên thân xác các ngài chỉ dừng lại ngay trên thân xác, các ngài không cho nó leo qua cái tâm của các ngài. Còn mình thì đau một mà cho nó leo tràn lan từa lưa.
Thí dụ ban đêm đang ngủ tự nhiên nghe nó nhói, nhói một lần là mình đã hơi ngại rồi, mà cứ nhói nhói nãy giờ mười lăm phút nhói rồi, là bắt đầu mình nghĩ bậy, nghĩ nào là ung thư, nghĩ nào là ruôt dư, nào là thận nào là gan nào là tụy tạng tùm lum hết. Nghĩ quá nhiều, suy diễn vì sao? vì mình sợ chết. Mà tại sao mình sợ chết? là bởi vì mình sợ mất cái này sợ mất cái kia. Cho nên chỉ làm chủ cảm thọ, làm chủ ở đây nhiều người hiểu sai, họ nghĩ làm chủ cảm thọ là bậc thánh không có đau, sai, Làm chủ cảm thọ ở đây có nghĩa là coi tất cả các cảm giác chỉ là khách. Làm chủ cảm thọ ở đây không có nghĩa là không còn đau đớn muốn sướng thì sướng không phải, bậc thánh không phải như vậy, mà làm chủ ở đây có nghĩa là chỉ xem các cảm giác như là khách lạ bên thềm. Làm chủ cảm thọ ở đây không có nghĩa là không còn đau đớn muốn sướng thì sướng, bậc thánh không phải như vậy, mà làm chủ ở đây là các ngài ngồi yên nhìn nó tới. Khó chịu biết khó chịu, gió mát tới biết dễ chịu, ngồi trong phòng đang nực, mở máy lạnh lên ngài biết, bây giờ mát, biết lạc thọ đang có mặt, ngoài ra không có gì thêu dệt thêm. Rồi tiếp tới cơn đau đớn trong cơ thể nó tới thì ngài biết ừ cơn đau đang có mặt, khổ thọ đang có mặt, hoặc một cách quán chiếu khác, khổ thọ vừa vô thường đã xong. Cách quán chiếu kỳ cục vậy đó. Khi mà mình quán chiếu khổ thọ đang có mặt không có sai nhưng mà nó hơi muộn, phải quán khổ thọ vừa vắng mặt, bởi vì khi mà mình thấy nó thì cái khổ đã mất rồi. Nhớ nó, cái này phải ghi lại. Bất cứ cái khổ nào, cái niềm vui nào, sự sung sướng nào mà ta thấy được nó là nó đã mất và cái khác đang hiện hữu.
Bởi thì theo A tỳ đàm thì không bao giờ có cái gì trên đời này tồn tại quá 1 sát na. Đó là chuyện thứ nhất, chuyện thứ hai là không bao giờ có hai cái tâm cùng lúc tồn tại, cho nên cái này đi mất thì cái kia mới tới, nên khi tôi đau tôi biết rằng tôi đang đau, cái đau mà tôi biết đã trở thành quá khứ rồi. Và cái tâm mà tôi biết đang đau đó vừa xuất hiện nó cũng biến mất nó nhanh như vậy đó quý vị. Và vì hôm nay chúng ta chỉ học trên mặt lý thuyết cho nên chúng ta, nên chúng ta không có thấm, chứ nếu một ngày nào đó chúng ta là hành giả, chúng ta sống hết mình với cái điều mà tôi vừa nói, thì lúc đó sự dính mắc ở trong sáu trần ít đinh nhiều lắm. Và từ đó dẫn đến chuyện mình bớt khổ nhiều lắm, và từ đó cái chuyện bớt dính mắc là bớt sợ chết. Tại sao anh sợ chết? Vì anh sợ mất. Nói thẳng luôn, một là anh sợ mất thứ hai là anh mịt mù anh không biết anh sẽ đi về đâu? Tai sao anh sợ hãi khi không biết đi về đâu? là vì mình sợ khổ ở trong một cảnh giới nào đó. MÌnh không còn sung sướng như bây giờ nữa, bây giờ tài khoản của mình ở trong nhà băng đã lên 36 tỉ đồng Việt nam rồi, mình có mấy chiếc xe, con cái mình gửi qua Úc, qua Mỹ học hết rồi, tương lai đang sáng ngời mình đang chờ bồng những đứa cháu nội cháu ngoại bụ bẫm kháu khỉnh. Bây giờ đùng một phát vô bệnh viện là mấy cái này mất sạch, 36 tỉ đó là đứa khác nó xài, cháu nội, cháu ngoại những đứa khác nó bồng. Rồi mai này những đứa con, những đứa cháu tốt nghiệp đại học về ai đón nó ở phi trường đây? Bao nhiêu người mơ ước được 1% những gì mình có mà không được, bao nhiêu kẻ bây giờ đang bán vé số, bán bánh mì, bán dạo buôn gánh bán bưng, bán chè bán cháo đầy đường, vậy mà họ sống trơ trơ, mà mình đây những thứ mình có mà một sớm mai hồng mình lìa bỏ tất cả lòng mà cam. Nhưng vì sống với tứ niệm xứ, quán chiếu tới điều mà tôi vừa nói, thấy rõ mọi thứ có rồi mất, có rồi mất, chớp tắt, chớp tắt,lâu ngày như vậy thì ba cái dụ con cháu, cháu nội cháu ngoại là xong, mình nhìn nó một cách khác đi. Lúc đó mình bước vào một thế giới rất là khác thưa quý vị, và ở đây tôi phải nói rõ một chuyện không thể không nói. Lấy con mắt mà nhìn chúng ta là những người Việt Nam sống trong bản đồ chữ S, chúng ta là những người Việt Nam đang sống ở California, chúng ta là những người Việt Nam đang sống ở Châu Âu, nhưng mà đó là cái nhìn bằng mắt, cái nhìn bằng kiến thức học đường. Chứ theo giáo lý nhà Phật, cái thế giới này, ngay trong hành tinh này có tới hàng tỉ cảnh giới trong đó. Là sao? Quý vị nghe nè, bãi biển buổi chiều trong đầu của một anh chàng kỹ sư không giống như trong đầu một anh chàng bác sĩ. Bãi biển chiều trong nắng hoàng hôn nhuộm thẩm với những con sóng đánh dạt dào trong từng phút, cái bối cảnh đó ta tưởng nó là một, sai bét, trong đầu anh kỹ sư điện toán không giống trong đầu anh chàng kỹ sư nông lâm nông nghiệp. Và cái bãi biển chiều đó trong đầu một anh bác sĩ không giống như trong đầu của cô y tá. Bãi biển chiều đó trong đầu một thương gia, một doanh nhân không giống như trong đầu của một linh mục, một tu sĩ Phật giáo nhe. Bãi biển chiều đó trong đầu một người đang thất tình với một người đang hẹn hò nó cũng không giống nhau, mặc dù lấy mắt nhìn, quay phim chụp hình y chang như nhau, nhưng cảm nhận không giống nhau, thưa quý vị. Bữa nay tôi cũng phải nói luôn một chuyện, thế giới này trong mắt của một hành giả khỏi nói, không giống mình, bởi vì họ thấy chớp tắt, chớp tắt, bản thân chúng tôi là những người đang nói chuyện đây, nếu chiều nay mà chúng ta cùng có mặt với nhau, bên nhau ở một bờ biển nào đó trên hành tinh này, tôi đoan chắc một điều rằng cái cảm nhận của từng người chúng ta, trong room này trong đó có chúng tôi không hề giống nhau tí nào đâu quý vị. Vì sao? Vì chúng ta đem cái tâm tình, cái vốn luyến tâm thức của mình chúng ta đón nhận, chúng ta đánh giá, nhận xét cái bối cảnh đó theo cái vốn luyến, cái nền tảng mà chúng ta đang có, làm sao mà giống được. Như tôi nhìn miếng vườn sau nhà tôi chỉ nghĩ chuyện rất đơn giản là buổi nay chim về nhiều quá. Bữa nay trời hơi lạnh, chim về không biết có gì cho nó ăn, tôi chỉ nghĩ như vậy thôi, nó về nó kêu um sùm, nó đói nó la, nhưng mà người ở bên cạnh tôi họ nhìn thấy họ lo họ nói: ” trời ơi trời, lạnh như vậy trồng cây chắc chết hết”. Có nghĩa là cũng trong bối cảnh đó một người bận tâm tới mấy con chim, một người bận tâm đến cây bầu cây bí quý vị có thấy không?
Tôi kể quý vị nghe một vài câu chuyện, là một bữa trưa hè đó có một vị sơn thần, ổng thấy một cô gái sơn nữ, xuống suối, cởi hết đồ đạt, ngâm mình trong một làn nước mát. Ổng mới nghĩ tại sao trong cõi nhân gian này đàn ông mê gái dữ vậy trời, sao mình nhìn con nhỏ này mình đâu có thấy gì đâu ta, ổng mới mon men lại gần nhìn ngược nhìn xuôi, nhìn trên nhìn dưới ổng cũng không thấy gì, ông mới nghĩ chắc mình nhìn không kỹ, mà lại gần sợ cổ giựt mình. Ổng mới biến thành con chuột bò lại gần chỗ cổ tắm. Thì khi ổng là con chuột ổng bò lại gần ổng không quan tâm đến cổ nữa mà ổng quan tâm đến những con trùng đang bò gần ở đó, ổng kiếm nó ổng ăn, ổng lắc mình ổng thấy chuột là không được, ổng lắc mình xoay qua làm con chim, ổng nghĩ chim bướm ong dĩ nhiên gần gũi với cái đẹp hơn, khi ổng làm bướm làm ong thì ổng đi kiếm hoa, khi ổng làm chim ụt chim cú thì ổng đi kiếm mấy con chuột. Cuối cùng ổng suy nghĩ trên đời này để mê gái thì ai ta, ai là người mê gái nhất? Ổng nghĩ chắc chỉ có mấy thằng cha đực rựa, mấy thằng đàn ông chứ không ai hết. Khi ổng rùng mình biến thành đàn ông thì bắt đầu ổng mới hiểu, à trong tâm thức hình hài của một người đàn ông nhân loại mình mới hiểu cô này là đẹp hay xấu. Dĩ nhiên, câu chuyện đó là câu chuyện tào lao, câu chuyện bịa của Nhật bổn nhưng câu chuyện đó tôi rất là thích, có nghĩa là trong hình hài một con chuột thì anh ở giữa một ngàn mỹ nhân trớt quớt, anh chỉ quan tâm đến những hạt dưa mà các nàng ăn mà bị rớt xuống thôi, chứ anh không màng đến bờ môi đó, hàm răng ngọc đó, không màng đến bàn tay trắng muốt đó, không màng đến cái dáng nuột nà cao ráo trắng trẻo đó, anh chỉ quan tâm đến cái hạt dưa mà các nàng cắn bị rớt xuống thôi, nếu anh là con chuột. Nếu anh là con gián anh chỉ quan tâm đến những mảnh thức ăn thừa của con người mà con gián thường ăn… đó là cái loài gì thì anh nhìn thế giới xuyên qua cái nhãn quan thị giác của cái loài đó, ngay cả con người cũng vậy. Nếu mình là kẻ móc túi, mình lên đến chỗ đông người mình không có quan sát ai đẹp ai xấu, trẻ già mà mình chỉ quan sát tới cái túi nào có thể móc được,có đúng như vậy không? còn những anh chàng đa tình thì ảnh thích đi nhìn lén người đẹp nhưng mà cái anh móc túi thì ảnh khoái quan sát cái túi hơn là chủ nhân của cái túi. Quý vị để ý coi thử có đúng không?
Chưa hết, quý bà quý cô khi quan sát người khác thì quan sát người ta mặc cái gì? cái đồ đó là đồ thiệt hay đồ giả thấy nó là Gucci nhưng đường may vụng quá, thấy là Elvi nhưng chỗ đường may chỗ nắm có đủ 6 múi may hay không? nếu không đủ 6 múi thì nó là đồ giả rồi. KHi mình là một người thích tỵ hiềm với nhau qua cái hình thức, thì mình con hắn xài phấn son, nước hoa, túi xách đồng hồ mắt kinh là loại gì? Khi mình là người háo sắc thì mình quan sát cái khác vòng một vòng hai vòng ba, còn mình là người móc túi thì mình quan sát cái khác, điều đó cho thấy rằng. Ngay trong hành tinh này nó có tới một tỉ cảnh giới là như vậy đó thưa quý vị. Nghĩa là do cái tâm tình, do cái trình độ do cái vốn luyến duyên nghiệp quá khứ do môi trường sinh trưởng giáo dục do điều kiện tâm thức, khuynh hướng tâm lý… tất cả cái đó nó cộng lại nó trở thành ra một nền tảng một điều kiện chung, điều kiện cần và đủ để mọi người cảm nhận thế giới này. Chính cái cảm quan, cái cảm thức của mỗi người nó làm cánh cửa dẫn vào rất là riêng tư mà kể cả hai người là hai vợ chồng, hai anh em, hai mẹ con đang ôm nhau, tay trong tay thì thế giới trong mắt của hai người ấy cũng không giống nhau, khác nhau nhiều lắm quý vị nhe. Tôi nói hoài một nhà văn một nhà thơ, một họa sĩ, một kiến trúc sư, rủ họ đi chơi, khi nhìn một cái nhà ông kiến trúc sư ổng nhìn tất cả cái nhà với cặp mắt kỳ cục lắm, nhìn coi cái nhà đó có lỗi gì, nó đẹp chỗ nào, cái khéo chỗ nào cái thông minh nằm ở chỗ nào, cái vụng nó nằm ở chỗ nào, đó là cha kiến trúc sư, riêng cha họa sĩ gã tìm cái góc độ nào để chả vẽ được một bức tranh đẹp. Còn cái thăng cha nhạc sĩ thì chả nhìn cái nhà, nhìn như thế nào đó, nhìn bối cảnh đó, cái khung trời đó để ảnh tìm cảm hứng để viết nhạc hoặc để ảnh làm thơ nhe. Tôi đang nói về Thọ.
Thọ xong rồi tới Tưởng, Thọ nó cũng có cái gốc cũng là Xúc. Các vị thấy lớn chuyện chưa? Từ cái Xúc do 6 xúc đó, do cái chỗ tương phùng gặp gỡ tương hội giữa sáu căn với sáu trần mà khiến cho chúng ta có cảm giác. Sáu cái cảnh của Xúc y chang như là sáu cảnh của Thọ. Bây giờ qua Tưởng, thế giới của Tưởng, hôm bữa tôi nói rồi, tất cả kiến thức của chúng ta, tất cả những ấn tượng, những quan điểm của chúng ta về sáu trần gồm các lĩnh vực: khảo cổ, điêu khắc,hội họa, kiến trúc âm nhạc, chính trị, văn hóa, quân sự,tất cả đều là tưởng hết đó quý vị. Tôi nhắc lại một lần nữa, một bức tranh được thực hiện dựa trên cái Tưởng, nghĩa là trên cái ấn tượng của chúng ta qua kinh nghiệm về màu sắc, về hình dáng, về cự ly, về tỉ lệ, mà chúng ta được học trong quá khứ, bây giờ chúng ta thực hiện một bức tranh. Rồi thì ai là người đóng khung tranh đó, dĩ nhiên không phải là họa sĩ, khung tranh khác bức tranh, người thợ đóng khung tranh họ đã đóng bằng kinh nghiệm. Và chưa hết, con ốc, cọng dây kẽm ai là người đã làm ra cọng dây kẽm đó, ai là người đã làm ra mấy con ốc đó,tất cả đều là Tưởng. Chính tưởng nó tạo ra mấy sợi dây kẽm và tạo ra con ốc, tạo ra khung tranh, tạo ra khung vải bố, tạo ra mấy cái ốc, mấy cái túyp màu, tạo ra mấy cây cọ vẽ. Sau cùng chính cha họa sĩ cũng dùng cái tưởng để chả vẽ với cái này cái nọ thông qua cái cảm, cái tưởng tượng của ông. Xong rồi chưa hết đâu, khi đem treo lên cái người treo cũng treo bằng Tưởng. Tại sao không treo chỗ này mà lại treo chỗ kia. Tại sao vậy? Vì ta làm dựa trên kinh nghiệm những ấn tượng trong quá khứ về thẩm mỹ, chứ không phải tự nhiên một đứa bé mới đẻ từ trong bụng ra nó đứng dậy nó đi treo tranh đâu có được. Một thằng mọi trong rừng, một người nông dân ở dưới quê, ta nắm tay đưa họ vào một villa kêu họ kiếm chỗ treo tranh rất là nguy hiểm bởi vì họ không biết chỗ nào họ treo, họ thấy chỗ nào rộng rộng họ đóng đinh họ treo thôi. Như vậy có đúng không? Dạ không, treo tranh là cả một vấn đề các vị có biết không? Tôi được biết những cơ sở làm ăn nhỏ nhỏ của Mỹ, ví dụ như Starbucks, Software, bánh mỳ Anton Antol, Popcorn … tất cả những chỗ đó các vị tưởng theo kiểu Việt Nam theo não trạng của người Việt Nam, tôi là chủ tiệm, tôi muốn treo gì tôi treo thì sẽ treo sai bét. Một cái tiệm bánh mỳ hoặc tiệm cà phê của Mỹ, tất cả những cái thiết trí, những cái bày biện trong đó đều do chuyên gia họ tới họ sắp xếp. Starbucks mà quý vị muốn mở cơ sở ở Việt Nam, quý vị muốn treo cái gì quý vị treo, quý vị treo hình tranh Đồng hồ đó là trật lất, không có được, phải do chính chuyên gia Starbucks treo, cho nên cái chuyện vẽ tranh rồi treo tranh, nó cũng là một vấn đề. Rồi chưa hết, cuối cùng là người thưởng thức tranh, ảnh thích hay ảnh không thích cũng phải dựa trên những ấn tượng, những kinh nghiệm nào đó trong quá khứ, các vị thấy dễ sợ chưa? Chỉ có bức tranh là thế giới của tưởng, quý vị có biết không? Từ con ốc, cọng dây kẽm, cái khung gỗ, khung vải bố để mình vẽ, các tuýp màu, rồi người vẽ tranh, người treo tranh,người thưởng thức tranh, nguyên một bè lũ đó toàn bộ đều làm việc trong điều kiện của Tưởng hết. Cho nên trong kinh, Đức Phật ngài mới gọi Tham ái chính là người cất nhà, hoặc là trong tâm, Đức Phật ngài gọi trong kinh chữ Tâm, chữ citta, có nhiều nghĩa, có nghĩa là bức tranh, mà cũng có nghĩa là sự thiết trí, decorating. Chữ Tâm, tâm là mind là ý thức của mình nó nhiều nghĩa như vậy đó
Bởi vì sao bởi vì tâm là sự thêu dệt vẽ vời. Trong kinh Đại Phương Quảng thuộc Trung Bộ Kinh ghi rất rõ, cái gì tạo nên tâm chính thọ, tưởng, là tâm hành, thân hành là thở vào ra, khẩu hành là tầm và tứ, nhưng tâm hành chính là thọ tưởng, không có một cái tâm nào mà không có cảm giác, thọ, và tâm không làm việc nếu như không có tưởng. Dầu cho đó là cái biết đầu tiên, biết về đề tài nào đó lần đầu tiên mình chưa từng biết qua nhưng phải dựa trên nền tảng của cái cũ, dựa trên cái cũ ta mới biết được cái mới. Cho nên từ cái chỗ cái tưởng đó, nếu mà một bậc thánh tưởng họ chỉ dùng nó ở ý nghĩa cần và đủ thôi, nhưng còn phàm phu đi quá xa cái tưởng. Từ đó dẫn đến ý niệm phân biệt, từ ý niệm phân biệt mới có ý niệm phân ly, mà có phân ly thì có đấu tranh. Là sao? là có phân biệt rằng dân tôi là dân Việt, dân kia là dân Tàu, biển này là biển Đông, hải phận của tôi phải đến đâu, hải phận của Tàu phải đến đâu? Mà hễ Tàu mà xài con đường lưỡi bò, thì tàu đã xâm phạm hải phận của tôi, xâm phạm biên giới lãnh hải của tôi, xâm phạm quyền lợi đất nước và dân tộc tôi, có nghĩa là từ cái phân biệt dẫn đến phân ly và từ phân ly dẫn đến đấu tranh và từ đấu tranh dẫn đến tan nát, can qua, chiến tranh, khói lửa mịt mù. Nhớ nhé, cái Tưởng nó lớn chuyện lắm quý vị. Tại sao mình chọn A mà không chọn B,mua nhà, cưới người, mua đồ đều là Tưởng hết. Và chính vì cái Tưởng mà nó dẫn đến cái chuyện thích cái này thích cái kia, cho nên trong đời sống của mình là hành trình của các Tưởng, của các kinh nghiệm, mà tu hành là mình giải cái Tưởng, chứ không có cái gì hết. Hôm qua tôi nói có 3 cái Tưởng: Dục tưởng, là ấn tượng của ta về 5 dục vật chất, Thiền tưởng là ấn tượng của các hành giả trên các đề mục quán tưởng, là ấn tượng buổi đầu, tạm thời của hành giả tứ niệm xứ, để rồi từng bước bóc tách, lột bỏ cái lớp vỏ ấn tượng ấy đi để đi sâu đi xa vào trong bản chất. Bởi vì tôi nói rồi, thế giới này có hai góc nhìn. Một là góc nhìn thông qua hiện tượng và thứ hai là góc nhìn xuyên qua bản chất. Nhớ nhe, thế giới hiện tượng và thế giới bản chất. Đa phần không phải đa phần mà 99,9% chúng sanh trong đời này chỉ sống trong thế giới hiện tượng thôi, chứ chúng ta không đủ sức, thậm chí không có nhu cầu để tìm hiểu thế giới bản chất. Mà anh muốn giải thoát khỏi thế giới này, giải thoát khỏi thế giới sanh tử thì anh phải hiểu, phải thông qua thế giới hiện tượng để tìm thế giới bản chất và từ đó anh chán bỏ cả hai, thì anh mới được giải thoát. Còn nếu không anh còn bị dính mắc, bị mắc mứu ở trong hai cái đó anh không thoát nổi.
Rồi Tưởng xong rồi đến các lậu hoặc, lậu hoặc hôm qua giảng rồi. Giờ mệt không giảng nữa, bây giờ giảng qua kinh khác chứ các vị nói có kinh này giảng hoài, mệt quá tôi cũng chán kinh này rồi nghe. Quý vị mê lắm nên cứ giảng hoài. Lậu hoặc ở đây cũng vậy trong đời sống của chúng ta người Việt Nam mà không có học đạo nghe chữ lậu hoặc là khó chịu lắm, nghe nó lạ lùng lắm, nhiều khi họ không biết họ nói kinh nói chuyện trên mây không à. Sai, toàn bộ bài kinh này quý vị nghe kỹ, mấy ngày nay, nguyên cả tuần nay tôi giảng bài kinh này. Toàn bộ mấy bài kinh này mới đọc thấy nó khô thiệt, nó tối thui, nó xa lạ thiệt, nhưng đến hồi mình phanh phui nó ra nó chính là vấn đề của từng người trong chúng ta trong từng giây từng phút. Tất cả vấn đề nói về lậu hoặc, lậu hoặc là cái gì? Lậu hoặc ở đây ngài không nói bốn lậu như chỗ khác, mà ở đây ngài nói có 3 thôi đó là Dục lậu, Sắc lậu và vô sắc lậu, có nghĩa là tứ lậu ở trong ba cõi. Có nghĩa là ở cõi nào người ta cũng có cái đam mê và cái hiểu lầm. Do cái hiểu lầm mới có tiếp tục đam mê mà do cái đam mê mới có cái hiểu lầm. Cõi nào cũng vậy hết trơn, Tứ lậu gom lại thành có 2 thôi là đam mê và hiểu lầm, hết. Tứ lậu: Dục lậu, kiến lậu, vô minh lậu, gom chung lại có 2 thôi một là đam mê hai là hiểu lầm. Hiểu lầm này là gốc, hổ tương cho cái đam mê mà đam mê lại hổ tương cho cái hiểu lầm. Như vậy thì do hiểu lầm trong thế giới Dục của vật chất, người ta tiếp tục tạo các nghiệp thiện ác để mà lui tới quẩn quanh trong cõi Dục. Vì hiểu lầm rằng các tầng thiền định là cái cứu cánh, là chốn về, an vui tuyệt đối, cho nên chúng ta đam mê nó và cuối cùng quẩn quanh trong đó. Và trong một bài kinh mà tôi đã giảng rồi, ở trong Tăng Chi, phần bốn chi, trong đó đức Phật
Tứ Lậu: Dục Lậu, Hữu Lậu, Kiến lậu và Vô Minh Lậu
Và trong một bài kinh mà tôi đã giảng rồi, ở trong Tăng Chi, phần bốn chi, trong đó đức Phật dạy rất rõ này các Tỳ kheo có một điểm khác biệt rất lớn giữa đệ tử Như Lai và những người không phải đệ tử Như Lai. Đó là những người không phải đệ tử Như Lai một là họ chìm sâu trong thế giới của 5 dục: sắc, thinh, khí, vị, xúc, trong khi đệ tử Như Lai họ có thể tiếp tục sống giữa 5 dục nhưng mà họ chán sợ 5 dục, từ chán sợ đó họ tu tập Bát Chánh Đạo được giải thoát. Trường hợp thứ hai, là có những người biết chán sợ 5 dục, biết coi rẻ, coi nhẹ nó để mà hướng đến đời sống thiền định, nhưng vì không học được Phật pháp cho nên khi họ được một tí ti trong thế giới thiền định là họ đam mê. Đắc được sơ thiền là chết mê chết mệt trong cái sơ thiền. Chưa kể sơ thiền dưới sơ thiền, chỉ cần mình ngồi thiền mà mình lắng tâm, mình theo dõi hơi thở ra vào biết rõ, đi đứng nằm ngồi biết rõ, tôi hứa với các vị, bảo đảm với các vị, nếu các vị sinh hoạt trong chánh niệm, khi không có gì để làm thì ngồi yên theo dõi hơi thở, nếu mà các vị lắng tâm như vậy trong 1 ngày 2 ngày 3 ngày, thì an lạc ghê lắm. Đó là nói thiền quán, còn bên thiền chỉ mình tập trung như vậy đó, thì các vị sẽ được những cảm giác mà từ xưa đến giờ mình chưa từng có, đó là cảm giác mát lạnh, nó rần rần chạy từ đốt xương cùng chạy lên tới ót, nó rần rần, mát lạnh từng cơn, có người cảm giác giống như sóng biển, có người họ cảm giác sống biển đang vỗ vào mình, một buổi trưa hè từng cơn sóng mát nó vỗ vào lưng mình, có người có cảm giác như người họ nhẹ không còn trọng lượng nữa. Tùy căn duyên, có người cảm thấy như họ phát sáng, họ lắng tâm như vậy họ làm như cục sắc xưa giờ họ là cục sắt mà bây giờ đưa vào một nhiệt độ nào đó thì cục sắc nó nhẹ đi, họ cảm thấy họ rũ bỏ bao nhiêu gánh nặng trần ai và bây giờ người nó nhẹ nhàng, nó bay bổng trong trạng thái không trọng lượng. Cho nên tùy người, có người cảm giác mát mẻ từng cơn, có người cảm giác nhẹ bổng, có người cảm giác phát quang. Rồi cứ vậy mà mê, cứ ăn rồi cứ chờ thu xếp chuyện nhà xong chạy vô góc ngồi xếp bằng để tìm cảm giác đó, rồi họ tưởng là họ tinh tấn tu hành, trong khi họ không hề biết rằng họ đã bị lụy rồi. Trên hành trình vạn lý họ đã bị chết dọc đường, vì mải mê hái hoa bắt bướm, mà họ không biết. Họ chỉ biết rằng họ đang có mặt trên đường thì họ khá hơn đứa ở nhà đang bắn bi đang đánh đáo, đang tắm sông, đang hái trái, mà bây giờ họ đang là những người có mặt trên đường họ tưởng họ hay, họ quên rằng họ không có là những đứa trẻ bắn bi đang đánh đáo, đang tắm sông, đang hái trái, nắn đất như mấy đứa trẻ đúng, họ hơn chúng, họ là những đứa trẻ dám đi trên con đường vạn lý để tìm về một tương lai, một phía trước của người lớn. Nhưng mà họ quên, ngay tại đây và bây giờ, trên quãng đường này họ đang lụy vì con ong con bướm, lụy vì những thứ của đường xa xứ lạ mà họ không biết. Mà trong khi đó, mục đích của hành trình này không phải là hoa bướm trên đường, không phải, mà đích đến ở đàng kia kìa, họ chết ngay trên đường. Đó là những điểm khác biệt lớn giữa những người đệ tử ngài và không phải đệ tử ngài. Ngài nói đệ tử ngài dầu sống trong 5 dục nhưng vẫn chán sợ 5 dục và lấy cái chán sợ đó làm cái giàn phóng và lấy 5 quyền là Rhenium làm cái nhiên liệu để vọt ra khỏi quỹ đạo sanh tử. Rồi khi đệ tử của Ngài tu thiền, họ cũng chỉ coi thiền đó là định học trong tam học mà thôi, giới định tuệ đó, giới học, định học, tuệ học. Đệ tử của ngài có đắc cái gì đi nữa cũng chỉ coi thiền như là phương tiện để vọt ra khỏi quỹ đạo sanh tử, thiền coi nó như là Rhenium thôi nhe. Trong khi đó cái người không phải đệ tử ngài được cái gì? Đụng đâu chết đó, đụng đâu chết đó, giống như con ruồi bị dính trong mật ong vậy đó, đụng là dính, chạm là dính, mà nó dính là nó chết, mà cái kẻ phàm phu, cho nên chữ Satta nó hay lắm quý vị biết không, chữ chúng sinh, hữu tình, chữ Satta những kẻ có cá tính có nhân cách riêng, personality. Hữu tình là một đơn vị, một cá thể trong trời đất mà nó có nhân cách, có cá tính riêng gọi là hữu tình. Nhưng chữ Satta này có nghĩa là dính. Dính là sao? Con mắt của mình luôn luôn trong cái tình trạng kiếm cái gì để nhìn mà nó thấy cái gì đẹp là nó bị kẹt trong đó. Lỗ tai mình thấy mình nhắm mắt vậy đó, nhưng nó trong tình trạng tổng động viên, có nghĩa là nó luôn trong tình trạng lắng nghe cái gì đó, cái đó mà hay là nó dính, theo kiểu hay, mà cái đó làm cho nó bực mình thì nó dính theo kiểu bực mình. Có nghĩa là khi các vị thấy một cái gì đó mà các vị thấy có sự khó chịu lúc đó là các vị đang dính. Tôi nói cho quý vị biết. Dính ở đây nó có hai nghĩa, không phải thích mới là dính, mà trong khi người tu đắc thánh không phải hiểu theo từ điển là attachment, mà khi anh ghét cũng là attachment ghét cũng là kiểu dính mắc, chứ không phải thích mới là dính mắc. Tôi nhớ có một đệ tử hỏi: ” Sư phụ ơi, tiếng Mỹ hay hơn tiếng Việt Nam, sư phụ ơi, người tu có được quyền xài email không?” Sư phụ nói :”Hoàn toàn được, it is Ok until you have an attachment”. Attachment nó có 2 nghĩa một là cái file đính kèm, attachment trong email, nhưng attachment này còn có nghĩa là dính mắc nên khi đệ tử hỏi sư phụ người tu có sử dụng email được không, thì sư phụ trả lời là được chứ con nhưng mà until you have an attachment, nhưng cho đến khi con còn có lòng dính mắc thì con phải stop ngay, stop tức khắc, hoặc câu đó có nghĩa là con là người tu con có thể xài email được nhưng email cho gọn nhẹ thôi. CHữ Attachment hay quá đi nhe. Cho nên chữ Satta có nghĩa là dính, dính là sao? Đa phần chúng sanh, khi chưa là thánh nhân thì mình luôn luôn trong tình trạng trực chờ để dính. Dính trong hai cách, dính vì ghét và dính vì thích. Và sáu căn của mình luôn luôn trong tình trạng tổng động viên, quý vị biết không? Và khi đứa này làm việc thì các đứa khác trong tình trạng tổng trù bị, có nghĩa là sáu căn không thể cùng lúc làm việc nhưng mà khi con mắt đang mê cái gì đó thì lỗ tai đang trực chờ, anh xong là tới phiên tôi à nhe. Theo như A Tỳ Đàm giải thích như vậy. Sáu căn nó dặn nhau như vậy đó, khi lỗ mũi hít cái mùi gì đó, thì lỗ tai nó dặn anh ngửi xong là tới tui đó nghe, tới tôi làm việc, và lúc đó con mắt cũng dặn mấy anh quởn là tôi nhào vô, Cho nên ở trong kinh Đức Phật dạy, này các Tỳ kheo nếu các ngươi đem con cá con chim con chồn con cáo, con rắn con rít mà bỏ chung vô một chỗ thì nếu có cơ hội thì con cá sẽ tìm về nước con chim sẽ tìm về trời, chồn cáo rắn rít sẽ tìm về lùm bụi, hang hố, cái vị dụ đó hay quá sức hay. Cũng vậy sáu căn luôn luôn trong tình trạng trực chờ để đi tìm về cái trần nào đó trong sáu trần. CHo nên chúng sanh phàm phu gọi là Satta, nghĩa là mấy cái đứa ăn rồi canh me để chờ dính, nên người ta gọi là satta, hay lắm quý vị nhe. Mắt dính cái này, lỗ tai dính cái kia. Dính có hai cách, nó dính bằng cách là nó ghét, nó dính bằng cách là nó thích. Xuất sắc lắm, Phật pháp không chịu học, khi mình học Phật pháp cho đã cho tới nơi nó lớn chuyện lắm.
Bây giờ tiếp theo mình học về lậu hoặc, ngài dạy rằng tứ lậu ở trong 3 cõi, tức là anh cõi Dục có đam mê và ngộ nhận của anh cõi dục, cái anh mà mê về thiền sắc giới, thì ảnh có đam mê và ngộ nhận của thiền sắc giới, anh khá hơn là ảnh chán thiền sắc giới, lên cõi thiền vô sắc giới thì ảnh lại tiếp tục có đam mê và hiểu lầm trong thiền vô sắc giới. Ba cái đó cộng lại gọi là ba thứ lậu hoặc: lậu hoặc dục giới, lậu hoặc sắc giới và lậu hoặc vô sắc giới. Ngày nào anh còn ba thứ lậu hoặc này thì ngày đó anh còn luân hồi sanh tử. Sẵn đây tôi nói luôn, anh có đi về cõi nào cao siêu bằng trời, tới cõi cao nhất thì hết tuổi thọ anh lại rớt về chỗ thấp nhất, anh nhớ dùm tôi cái đó, Đức Phật không hề nói xấu thế giới thế gian này, không nói thế gian này là máu lệ, ngài chỉ nói là không có bền thôi, khổ cỡ nào thì cũng có lúc nó phai phôi đi, mà sướng cỡ nào cũng có lúc nó nhạt nhòa hết. Phai phôi và nhạt nhòa chính là bản chất của thế giới và cái cuối cùng ngày hôm qua tôi có nói, tôi tiếc là tôi giảng trong room này có uổng lắm không? Nhiều khi tôi muốn giảng cho từng cá nhân, bởi vì tôi muốn nhìn cái mặt của họ để coi họ có hiểu không? Đó chính là ý nghĩa cao nhất và duy nhất của Phật Pháp chính là thấy ra sự vô nghĩa của mỗi hình thức hiện hữu. Cái câu nghe rất là kỳ, kỳ lắm nhưng mà buồn thay nó là sự thật. Tôi nhắc lại ý nghĩa cao nhất và duy nhất của Phật Pháp chính là thấy ra sự vô nghĩa của mỗi hình thức hiện hữu, dầu anh có là Đế Thích, Chuyển luân vương, thậm chí là một bậc Thánh, hay một con ruồi một con gián, một con dòi, một con bọ, một con ong, một cái kiến gì đó thì mọi hình thức hiện hữu đều vô nghĩa, chẳng qua thánh nhân là người đã đi hết đoạn đường sanh tử, bây giờ các ngài chỉ chờ hơi thở tàn là các ngài vẫy tay vĩnh biệt, chỉ vậy thôi. Chứ còn trong những ngày tháng làm thánh lây lất chờ chết không có gì vui hết. Các vị có biết không? Nghĩ tới đó nó chán lắm, cho nên anh bên Nam truyền khác Bắc Truyền, tôi không có nói đến đây bằng ý thức chia rẻ bè phái phá hoại khối đại đoàn kết dân tộc tôn giáo, không có nghe, tôi đang thuần túy nói về học thuật. Bắc truyền các Tổ mà bày ra cái chuyện mà đắc La Hán rồi trở thành Bồ Tát,hành Phật Đạo rồi sau cùng trở thành Phật. Bên tinh thần Nam Truyền, một cái người mà đã đắc Tu Đà Hòan rồi, họ gặp Phật họ quỳ lạy từ xa, mà kêu họ phát Bồ Đề Tâm để trở thành Phật họ lạnh xương sống luôn. Vì sao? Họ kính Phật vì tám lý do:
1. Phật là Đạo Sư của họ, không có Phật thì cái Đạo quả của mình làm gì có, Phật dạy cho mình mà, Phật hướng dẫn, nhờ Phật mà mình không còn sanh tử, cái ơn đó lớn lắm. Không có trời bể nào chứa cho hết, cho nên vì cái ơn đó họ lạy Phật một cái, Lạy Phật một cái vì những đức lành mà bản thân họ hàng chúng sanh họ không có. Lạy thêm một cái nữa là cái gì Phật cũng có Phật cũng biết mà không dính mắc trong đó, lạy thêm một cái nữa, mà quỡn quỡn cứ lạy riết, nhưng mà hỏi nhỏ họ một câu muốn thành Phật không họ lắc đầu cái rẹt. Tại Sao? là bởi vì họ thấy rất rõ là quá trình sanh tử nó cực quá, cái chuyện đó không phải là cái ngán, mà cái ngán nó vô nghĩa. Giống như đóng kịch vậy đó, kiếp làm cha người đó, kiếp làm chồng, kiếp là con, làm em… đáo tới đáo lui để mà huân tu các hạnh lành khi một ngày nào đó công viên quả mãn trở thành một vị Phật tổ. Rồi thì sao? KHi thành Phật ngay dưới gốc Bồ Đề ngài ê chề, ngài không có muốn làm cái gì nữa hết. Có người Phạm Thiên đến xuống thỉnh ngài đi hoằng Pháp, vì cái đại nguyện xưa thành Phật rồi đi độ sanh, chứ còn phải nói, cái nhiệt huyết mà cái lúc sơ phát Bồ Đề Tâm cho tới cái lúc ngài dùng cái lòng đại bi mà đi độ chúng sanh nó khác nhau hoàn toàn, ngày xưa còn bao nhiêu tâm huyết hừng hựt, còn bây giờ chỉ vì lòng đại bi, khi ngài đã qua bên kia bờ sanh tử, ngài thấy cái đám này nó loi nhoi lóc nhóc tội nghiệp, bây giờ ngài không thò tay ra thì ai độ họ đây, thôi ngài ráng ngài trụ thế thêm mớ năm nữa ngài giúp, chứ ngài không được cái gì trong cái chuyện độ sanh hết quý vị. Nó nản lắm quý vị biết không? Coi kỹ đời Phật, ngài không có gì vui, ngài ăn, ngài thở, ngài đi, ngài đứng, hoàn toàn theo kiểu sống của một vị tu sĩ không nhà mà bỏ hết đi tu, ngay cái lúc còn phàm đã bỏ hết rồi, thì khi thành Phật rồi ngài được cái gì? Cả vũ trụ quỳ lạy dưới chân ngài, hôn chân ngài thì ngài được cái gì? Mỗi ngày ngài phải ăn phải uống phải đi phải đứng, phải tắm phải rửa, nó mệt quá đi. Càng lớn tuổi cũng đau mỏi, cũng tê nhức, cũng nóng, cũng lạnh vậy, mệt quá đi. Trong nhiều kinh nói, khi ngài mệt quá ngài nhập thiền nhập định, cho tìm quên ít lâu trong một giờ hai giờ, một ngày hai ngày. Trong kinh kể năm 80 tuổi trước lúc Niết Bàn không có lâu, một buổi chiều đó sau khi ngài xả thiền ra trong kinh nói một câu là balakelano tức là một cơn đau xé mây xuất hiện trong tấm thân của ngài, ngài đau lắm. Mà cái đau đó có thể dẫn đến cái chết nếu mà cái xác phàm thì chết rồi đó, nhưng với khả năng của một vị Phật ngài dùng thiền định ngài chặn lại, và ngài suy nghĩ “Ta không nên đi ngay trong chiều nay, khi mà ta chưa từ giả chúng tỳ kheo, ta là bậc đạo sư chỗ dựa của muôn loài của tứ chúng không nên ra đi đột ngột như thế này.” Chứ không phải như mình, mà ngài ham cái đám ma lớn, ngài cù cưa cú cứa chờ cho có chỗ điều kiện đàng hoàng ngài nhập Niết Bàn, không phải đâu quý vị. Nếu Ngài ham đám ma lớn thì ngài đã về chỗ khác chứ ngài không về Kusinara, mà chuyện chiều nay ngài không có đi liền bởi vì ngài thương cái đám ở lại. Chứ chẳng có cái gì làm ngài vui hết trơn. Cho nên một vị tu đà hườn hiểu rất rõ cái này. Không có ai hành Ba la mật mà chỉ có tấm lòng hành Ba la mật, như trong kinh đã nói.
Không có ai chịu khổ mà chỉ có sự khổ, không có ai tạo khổ mà chỉ có nguyên nhân sanh khổ, không có ai giải thoát khổ mà chỉ có cứu cánh thoát khổ, không có ai tu tập con đường thoát khổ mà chỉ có con đường thoát khổ, đó là định nghĩa sâu sắc nhất của Phật giáo về Tứ diệu đế. Chứ nếu không mình cứ tưởng là có khổ đế thì phải có đứa chịu khổ, có tập đế thì phải có đứa tạo ra khổ, có diệt đế Niết Bàn thì phải có đứa nó chứng Niết Bàn, có đạo đế là phải có con đường thoát khổ, phải có đứa nó tu con đường thoát khổ. Chỉ có cái tu, danh sắc nó nối đuôi nhau. Cho nên có một cái ngộ nhận cực lớn ở đây có nghĩa là nhiều người tu Tứ Niệm Xứ mà không học giáo lý, cho nên họ đi tu toàn là bằng cái Tôi không, họ vô chùa họ vác nguyên cái Tôi to đùng vô thiền viện họ tu. Bữa nay tôi có chánh niệm tốt hơn tôi ngày hôm qua, tôi bữa nay tôi nhịn tốt hơn tôi lúc chưa vào thiền viện, tôi bữa nay tôi ngồi lâu hơn tôi tháng trước, vác cái tôi to đùng vào trong thiền viện, các vị thử tưởng tượng cái thiền viện có chừng 100 mét vuông mà mỗi em vác cái tôi 50 tấn thì nhét ngã nào cho nó lọt. Cho nên mình có ngồi thiền có này nọ, nhưng mà khả năng bùng nổ chiến tranh cực lớn, bởi vì sao? Vì ngay trong thiền viện người ta đã vác cái tôi to đùng trong đó, mà cái tôi này cọ quẹt va chạm với cái tôi kia, tránh để không xảy ra sự va chạm thì hình như hơi khó. CHo nên lẽ ra hành giả phải nhớ cái này. Không hề có ai khổ, chỉ có sự khổ, không hề có ai tạo ra khổ, chỉ có nguyên nhân tạo ra khổ, không ai thoát khổ, chỉ có cứu cánh hết khổ, không hề có ai tu đường thoát khổ, chỉ có con đường thoát khổ. Đọc như là thần chú, đọc cái đó còn hay hơn là đọc ba cái chú trời ơi đất hỡi, tôi ớn nhất là ba cái dụ lễ bái Tam Bảo, xin oai lực chư thiên chư Phật gia hộ, tôi ớn quá đi.
Tôi thầy chùa không tóc nhưng mà sao tôi không khoái khấn ba cái đó. Mà tôi chỉ khoái đọc những cái gì mà nó giúp cho lòng nó nhẹ đi, mà cái đó đúng là pháp nhủ Phật thân, đó đúng là cái mà Phật muốn mình nhớ mình học, mình giữ trong lòng, chứ Phật không muốn mình réo ngài, cầu khẩn tùm lum, con lạy Phật ba đời, con lạy Pháp ba đời, con lạy Tăng ba đời, con lạy chư thiên long thần hộ pháp, đế thích, tứ đại thiên vương, Phạm Thiên vô tưởng, hữu tưởng,vô sắc, nguyện được phước báu này chứng tri tấm lòng con hộ trì cho con gia đạo bình yên như ý tùm lum hết mệt quá đi nhe. Thật ra là phải đọc mấy câu kia: Vạn pháp do duyên mà có, rồi cũng do duyên mà mất đi, đọc mấy cái đó đó, càng đọc thấy cái lòng nhẹ đi nhiều lắm quý vị biết không? Mà trong vô số kiếp chúng ta không có dịp để đọc, để hiểu, để hành trì mấy cái câu đó. Bây giờ mình có duyên để đọc được nghe được, hiểu được hành trì được thì đây là cơ hội bằng kim cương quý vị biết không? Không phải bằng vàng đâu nhe, mà nó xui thế này, tùy thuộc vào vốn luyến, hành trang tâm thức của chúng ta mà chúng ta nghe mấy cái này chúng ta nghe có nổi không? Tôi ngồi giảng mà tôi còn nghe được tiếng ngáy của quý vị trong room, nghe được chứ không phải không nghe được, nghe bằng cái tâm, chứ không nghe bằng lỗ tai. Bởi vì nó buồn ngủ dữ lắm, nghe được tiếng ngáy của quý vị, mà thôi kệ
Rồi tiếp theo, trong 6 thể tài mình vừa nhắc ở đây, tất cả thể tài đều có một số điểm chung đó là: cái nào trong 6 thể tài này cũng đều là một diện mạo của thế giới, một góc trong viên kim cương 6 cạnh, và từng thứ trong 6 thứ này chính là cõi trầm luân sanh tử của chúng ta, muốn kết thúc nó chỉ có một con đường duy nhất là chánh đạo. Bát Chánh Đạo là tên gọi tắt của cách nói dài của Tam học: Chánh kiến, chánh tư duy là Tuệ Học, Chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng là Giới học, còn lại là Định học, đó gọi là Tam Học.
Tiếp theo đó là nghiệp, rất là sâu. Bây giờ mình nói qua cái mới, nghiệp là gì? Ở trên mình giảng về Tưởng.
Tôi xin hứa với bà con đây là lần đầu tiên mà tôi nhớ được cái chữ Voharavepakka khi định nghĩa về Tưởng, chữ Tưởng đây chính đức Thế Tôn dùng chữ Voharavepakka, Tưởng ở đây tức là ấn tượng tâm lý của chúng ta dựa trên những giá trị mặc ước, mặc định, ước lệ là Voharavepakka, định nghĩa này rất xuất sắc, rất là hiện đại, cực kỳ hiện đại. Một định nghĩa phải nói là nó mới tinh nghe cả mùi hồ chưa có bóc tem, mặc dù đã được thuyết giảng cách đây 26 thế kỷ. Bây giờ mình học qua nghiệp. Nghiệp là gì? Ở trong kinh đây chính ngài định nghĩa Nghiệp là sự cố ý, sự đầu tư của ý thức thì gọi là nghiệp, cũng một việc làm giống nhau nhưng có kẻ thực hiện điều ấy bằng chủ ý bất thiện thì đó gọi là ác nghiệp, cũng một việc làm y chang như vậy nhưng được làm bằng tâm lành bằng cái chủ ý lành thì cái việc ấy được gọi là thiện nghiệp. Không biết trong room có hiểu không? Cùng một việc làm giống nhau nhưng mà ai làm với chủ ý thiện thì cái đó được gọi là thiện nghiệp, cũng một việc làm y chang như vậy đó được thực hiện bằng chủ ý bất thiện. Ví dụ như có những người cũng làm những chuyện hay ho lắm nhưng họ làm với chủ ý được ghi điểm, làm để lấy lòng, khác với mình làm với lòng vị tha, với lòng để giúp đỡ người khác. Tôi biết ở Mỹ có cái anh Phật tử ảnh vui lắm, bình thường ảnh gặp các sư ảnh không có chào, anh nói chuyện tay đôi sang sảng giống như lưu manh vậy đó, mà cứ canh mỗi lần làm lễ có đông người, có phụ nữ, có mấy cô áo dài lên cúng dường này nọ, rót nước, dâng khăn gì đó là bắt đầu có ảnh, ảnh mon men đi theo ảnh cúi đầu cúi sát: “Dạ sư cần cái chi”. Mà trên đời không có cái gì bậy bằng cái chai nước suối của người ta mà thò tay vặn cái nắp, tôi ghét cái đó vô cùng các vị biết không? Cái vị mời nước người Mỹ không nên làm chuyện đó, đưa cho họ cái lon nước đừng có khui, đưa một cái chai nước đừng có mở nắp bởi vì nhiều lý do lắm. Thứ nhất vì lý do an toàn, người ta muốn uống cái gì thì chính người ta mở nắp, có cái dấu trong cái chai cái lon đó, khi mình mở người ta không biết mình bỏ cái gì trong đó, đó là cái thứ nhất. Cái thứ hai, giả sử người ta không muốn uống thì cái chai đó, cái lon đó nó còn nguyên, mình có thể giữ lại được. Đằng này có mặt ảnh là bao nhiêu chai nước của mấy sư là ảnh lại ảnh mở nắp hết, ảnh kiếm cái chuyện tào lao nhất để ảnh làm. Ví dụ như ảnh dòm dòm mấy cái dĩa, mấy cái mâm của quý sư, ảnh thấy mấy cô đông quá không biết làm cái gì ảnh dời cái dĩa xê cái dĩa 2cm dời qua lại 1cm, đẩy cái tô lên 1cm, ảnh kéo lại 1cm, mà ăn không yên với ảnh, ảnh kéo tới kéo lui mình nói anh ơi được rồi, nhưng ảnh cứ nói: ” Dạ để con để con phục vụ cho quý sư”. Mấy cô đi mất một cái là ảnh đi mất tiêu, ảnh nghe cái mùi son phấn là ảnh nhào vô ảnh phục vụ mà cho tới bây giờ chắc chết bờ chết bụi ở đâu tôi không thấy nữa, mà tôi ghét vô cùng, cái người sao nó gian quá gian. Cũng một cái việc đó thôi mà chủ ý của anh là cái gì, chủ ý của anh thiện thì nó là việc thiện, chủ ý của anh bất thiện thì cái việc làm đó là nghiệp bất thiện. Nhớ cái này nhe, cái này rất là quan trọng nhe. Ở đây việc đầu tiên ngài giải thích cho mình biết nghiệp nó có nhiều loại, nghiệp thiện, nghiệp ác, nghiệp đưa đến cõi dục, đưa đến cõi sắc, đưa đến cõi vô sắc, nghiệp hổ trợ cho đường giải thoát. Thứ hai, ở đây có chữ “sanh khởi”, ngài nói: “Này các tỳ kheo thế nào là nghiệp sanh khởi?” Sanh khởi ở đây phải hiểu là tập khởi, mà tôi không hiểu vì sao mà chỗ này ngài lại xài sanh khởi, đúng ra trong kinh Pali là điểm bắt đầu, nguyên nhân, cái tập khởi. Cái tập khởi của nghiệp là gì là Xúc, ngày trước tôi đọc cái này tôi khó chịu lắm, trời ơi sao cái Xúc cứ nhắc tới nhắc lui hoài vậy ta. Nhưng mà không, bây giờ già thấy cao siêu, khi mình gìa mình thấy chữ Xúc này quá hay.Tôi nhắc lại, ngài chỉ đem cái chốt cửa ra ngài nói thôi, đi ngủ nhớ cửa nẻo đàng hoàng nghe con. Tôi nhắc lại bản thân cái chốt cửa không có cái gì hết trơn, không ai chết vì cái chốt cửa không gài hết, chưa có, nhiều lắm thì gió thổi nó đánh đùng đùng,chứ chưa ai chết vì cái chốt cửa, nó chết là chuyện xảy ra đằng sau một cánh cửa chưa được gài chốt. Đó, ta chết là vì những cái chuyện xảy ra đằng sau cánh cửa chưa được gài chốt chứ bản thân cái cánh cửa và cái chốt chưa được gài ấy không phải là nguyên nhân gây chết người một cách trực tiếp đâu thưa quý vị. Mà ở đây ngài chỉ nói nguyên nhân đó là Xúc, ngài muốn nhấn mạnh cho mình thấy thì ra tấm thân sanh tử này nó không có tội, quý vị biết không? Nó là quả sanh tử chứ không phải nhân sanh tử, chính một vị Phật cũng có tấm thân này, cũng có mắt,tai, mũi, lưỡi, cũng lông, móng, răng, da, thịt, gân, xương, đàm, mỡ, máu mủ, nước tiểu y như mình vậy đó. Cái thân này chỉ là quả sanh tử không có tội lỗi gì hết. Nhưng cái vấn đề là khi anh có nó, anh phải giải quyết những vấn đề liên quan tới nó và từ ấy anh đã vì nó mà anh đã tạo ra biết bao nhiêu là thứ nghiệp ác, vô vàn những tội lỗi, các vị có nghe kịp không? Thì ở đây cái xúc cũng vậy, bản thân sự gặp gỡ của sáu căn sáu trần không có tội nhưng ngài nhấn mạnh, nó không có tội, nhưng mà con sơ ý một cái thì những vấn đề xảy ra đằng sau nó lớn chuyện gớm lắm nhe. Hồi nẩy tôi nói rồi, giữ giới là mình hổ trợ điều kiện cho cái việc tu Xúc, kiểm soát thiền định, sống chỗ thanh vắng là hổ trợ cho sáu xúc làm việc có kiểm soát, còn khi mình sống thất niệm là mình đang bỏ ngõ 6 Xúc. Nhớ nghe cái này rất là quan trọng. Khi mà sống thất niệm, sống không có Tàm không có Quý là chúng ta đang bỏ ngõ 6 Xúc, có nghĩa là sao? Có nghĩa là con mắt nó muốn đi tìm cái gì để nó nhìn, lỗ tai muốn nghe cái gì nó nghe, cái đầu muốn kiếm cái chuyện gì đó nghĩ thì nó nghĩ. Mà phàm phu mình tập khí nhiều đời, chúng ta luôn luôn có khuynh hướng tìm đến một cái gì đó để mình thích và để mình ghét. Luôn luôn là như vậy, nên nhớ cái này rất là quan trọng. Do cái thói quen nhiều đời sanh tử từ vô lượng kiếp, chúng ta luôn luôn có khuynh hướng thích và ghét trong bất cứ cái gì mà mình thấy nghe ngửi nếm đụng, đó là khuynh hướng của phàm phu, nên mới có chữ Satta là dính, cả ngày nó kiếm chỗ để nó dính.
Thứ nhất phải biết nghiệp là gì, ngài nói nghiệp chính là sự cố ý, chủ ý trong hành động lời nói và suy tư.
Thứ hai là điều kiện tạo ra các nghiệp là gì? Mình rất là hãi, rất là ngỡ ngàng khi ngài nói đó là Xúc. Hiểu Phật pháp mới thấy sâu, khi ngài chọn chữ Xúc. Ngài có nhiều cách nói lắm quý vị. Tập khởi nguyên nhân tạo ra nghiệp mình có thể nói hoàn toàn đó chính là do Vô Minh, không có sai, bởi vì chính giáo lý duyên khởi ngài nói là Vô Minh duyên Hành, mà Hành chi pháp của hành chính là Nghiệp Hữu, hành chính là nghiệp hành, tâm sở Tư. Nhưng ở đây ngài không nói Hành mới ghê, ngài nói Xúc, bởi vì ngài cho mình thấy rằng ngay ở trong 6 căn của con nó không có tội tình gì đó. Ngay trong 6 căn không có tội tình này nè, nếu các con vụng tu thì nó là cội nguồn của khổ nè. Bây giờ tôi khoái, tôi mê chữ Xúc của đức Phật rồi đó, bắt đầu tôi mê. Ngay trong 6 căn 6 trần không có tội tình gì hết nhưng rồi ngay trong sự hội ngộ tương phùng của 12 đứa đó, 6 cái này 6 cái kia, nó cũng không có tội lỗi gì, nhưng hãy cẩn thận, chính những chỗ mà tụi nó gặp nhau mà con không niệm, không tuệ là con đang gieo rắc vô vàn khổ nạn cho chính con, nhớ nghe. Cho nên khi nói tới Nghiệp chuyện đầu tiên ngài nói tới đó là con đường dẫn đến các nghiệp chính là Xúc, tiếp theo ngài nói đến nghiệp sai biệt, các thức nghiệp nó có nhiều loại, nghiệp đưa đến địa ngục, nghiệp đưa đến bàng sanh, đến ngạ quỷ, đến thế giới loài người, đến cảnh giới chư thiên. Rồi Nghiệp trổ quả ngay đời này, nghiệp trổ quả đời sau, đời kế tiếp, nghiệp trổ quả đời sau sau nữa, khi nói đến nghiệp thì nó nhiều lắm, nhiều cách nói. Sẵn đây nói luôn, tại sao gọi là sai biệt? Nghiệp nói theo khía cạnh sức mạnh, nói theo khía cạnh thời gian cho quả khác nhau. Nói theo sức mạnh, nghiệp gồm có 4:
1.Trọng nghiệp là nghiệp thiện ác mà có sức mạnh lớn do 3 điều kiện sau đây: Một là đối tượng tạo nghiệp, hai là tâm trạng của cái người tạo nghiệp và thứ ba là nghiệp ấy cụ thể là việc gì, để lại hậu quả gì. Các vị nghe nói nè, thí dụ như bây giờ đối tượng tạo nghiệp mà mình buông lời nguyền rủa là người có đức độ, thì cái tội nó nặng hơn là người không có đức độ. Thứ hai tâm trạng của người tạo nghiệp, tức là tâm trạng của người chửi, lúc mình chửi là mình có thù hằn sâu nặng gì hay không hay là do bực mình nhất thời rồi phun ra thôi. Hai cái này khác nhau, thù hằn lâu ngày mà buông lời xúc phạm như vậy cái tội nó khác, còn do bực mình nhất thời mình phun ra một câu hơi bất kính, hơi phạm thượng thì tội nó khác nghe. Cho nên muốn gọi là trọng nghiệp phải dựa trên ba điều kiện: Một là đối tượng đó là ai, rồi ngay cả một trái chuối một củ khoai, một miếng cơm cúng dường nếu mình cúng dường cho người có đức độ phước lớn hơn người không có tu hành gì, thư hai cũng trái chuối, củ khoai đó mình cho với cái tâm hờ hững, thấy đi ngang nhà mà không cho cũng kỳ, ra bẻ mấy trái chuối liệng vô bát rồi quay lưng đi vô, thì cái phước nó khác, đằng này với tất cả sự vui vẻ, hoan hỷ, mình bẻ mấy trái chuối mình lựa mấy trái chuối ngon, mình ra mình để vô, mình vui, mình đứng mình nhìn theo cái ông sư ổng ôm bát ổng đi giữa bữa sáng trời mưa đó mình thương, mình quý. Mấy trái chuối này thấy nó rẻ tiền chứ nó là sinh tố không đó. Nếu bữa nay đi bát không có cái gì thì sư cũng đủ sống cho một ngày rồi, mình vui quá mình quay trở vô cái tâm của mình lúc đó là trọng nghiệp , tại vì lúc đó mình làm với tât cả tấm lòng mà, chỉ có ba trái chuối thôi có cái gì đâu, nhưng mà bằng tất cả tấm lòng. Cho nên trọng nghiệp ở đây chuyện đầu tiên là đối tượng là ai thứ hai là tâm trạng của đối tượng tạo nghiệp và thứ ba là công việc ấy cụ thể là việc gì, để lại hậu quả gì. Thí dụ bây giờ ở Việt Nam có màn đổ rác trộm, không biết trong room có biết chuyện đó không? Tức là mình cứ canh khuya khuya mình lấy thùng rác ra nhà hàng xóm mình đổ. Thường ở đâu tôi không biết, chứ Việt Nam thì buổi sáng cộng rác còn nguyên à, thì bên đó nó qua nó đổ trở lại, nó đổi loại rác thôi. Tức là mình chỉ xả rác thì cái tội nó khác, nhưng mình phá hoại cái tội nó khác. Công đức cũng vậy. Khi mình chỉ cho người ta một bữa ăn, mình chỉ nghĩ đây bữa ăn để nó ăn no, thấy nó đói tội nghiệp. Thì cho nó ăn cái phước nó khác, nhưng nếu mình cho nó ăn mà mình có cái ý người ta nhờ bữa ăn này mà người ta có sức khỏe để người ta tu hành, để người ta phục vụ chúng sinh thì công đức lại khác.
Bởi vì công việc đó là công việc gì? Cũng số tiền đó, có 10 đồng bạc thôi nhưng mà mình cố ý mình cho người ta uống thuốc hoặc 10 đồng đó để cho người ta có bữa ăn, lấy 10 đồng đó mình có ý giúp người ta có chỗ ở, có được bộ quần áo, cũng số tiền 10 đồng đó không biết có đủ hay không, mình nghĩ trong bụng mình nghĩ thôi, có số tiền này mình thêm chút đỉnh mua được đôi dép, mua được bộ quần áo, số tiền này mình hùn vài ba viên gạch cho công trình đó, trước sau chỉ có 10 đồng, nhưng mà tùy thuộc vào chủ ý của mình, cái công việc đó là công việc gì và trong kinh nói mình tu hành cần có ba phước đó là phước vật, phước đức và phước trí. Phước vật là phước tạo ra vật chất, thì trong ba cái phước chỉ tập trung trong ba số 4 thôi. Phước vật không có phước nào lớn hơn phước bố thí vật chất nhắm đến đối tượng tứ phương tăng. Tứ phương tăng là sao? Thí dụ bây giờ mình nghèo quá mình mua cái tấm chùi chân, tấm xơ dừa mình để trước cửa. Nghèo quá mà chỉ để tất cả chư tăng xa gần về đây có chỗ chùi chân công đức nó lớn vô cùng. Trong khi các vị bỏ 5 tỷ đúc một cái tượng to đùng chỉ vì lòng háo danh, phước không bằng bà nhà quê bán vé số mà bả cúng dường cái tấm chùi chân xơ dừa đó, vì lúc đó bả nghĩ đến tứ phương tăng. Bả nghĩ con nghèo lắm, con biết cửa ra vào cần cái tấm chùi chân, con để ý lâu rồi mà chùa không có ai mua, thế thì con mua, mấy đồng bạc để con mua, tấm chùi chân xơ dừa rẻ lắm, hoặc nghèo quá nghèo mình ra sau vườn mình kiếm mấy trái mướp già khô mình cắt khúc đem vô chùa để nhà bếp họ rửa chén. Các vị biết tôi sống ở Âu Mỹ nhưng tôi mê cái đó vô cùng, không có xài cái đồ bằng nhựa, bằng kim loại, tôi mê cái đồ rửa chén bằng xơ mướp lắm. Lúc tôi rửa chén tôi mới có suy nghĩ người Việt Nam họ không biết dùng cái này không? Người Việt Nam hay sính ngoại, xài đồ ngoại đó, chứ họ không biết rằng mấy cái đồ Bio, mấy cái đồ Organic tốt dữ lắm. Cho nên nếu mình nghèo mình chỉ cần kiếm trái mướp khô, mình cắt ra từng khúc đem vô chùa để chùa rửa chén. Cái quan trọng nhất là ước muốn nhà bếp của chùa sẽ có những đồ rửa chén rửa dĩa sạch sẽ cho chư Tăng có những bữa ăn ngon lành. Chỉ là mấy trái mướp khô mà công đức vô vàn, vô lượng, vô biên. Đâu có ai dạy đâu mà biết. Được gọi trọng nghiệp nó có ba một là đối tượng là ai, thứ hai là chủ ý chủ tâm của người làm, thứ ba việc ấy là việc gì. Cái việc nào nhắm đến lợi ích lâu dài thì cái quả nó lớn, còn cái việc nào nhắm đến lợi ích ngắn hạn thì cái quả báo nó nhỏ. Nhớ nhe, trong Kinh Tăng Tương Ưng ghi rõ, làm đường, đào giếng, làm cầu cho người ta đi, công đức không thể nghĩ bàn, là vì sao? Cái đối tượng sử dụng ba cái món này là không giới hạn, và cái thời gian sử dụng ba cái này cũng không giới hạn, không biết lúc nào nó mới kết thúc. Tôi hỏi các vị một cái giếng mà làm cho đàng hoàng đó, các vị có biết ở ngoài Huế người ta phát hiện ra những cái giếng Chàm, giếng của người Chàm xưa mà giếng cổ làm bằng đá ong, trên một ngàn tuổi quý vị biết không? Ở ngoài Bắc có những cái giếng không biết nó đào từ đời Đinh Lê Lý Trần mà giờ mạch nước vẫn trong vắt, ngọt ngây, mát lạnh, gớm như vậy, cho nên nếu mà cái giếng đào đúng nơi đúng chỗ rồi đó, làm bệ, làm thành giếng rồi cho thả đá đá ong đá xanh xuống làm cho kiên cố thì tuổi thọ của cái giếng năm bảy trăm ngàn năm là bình thường. Cho nên làm cầu làm đường, làm giếng nước, trồng cây cho bóng mát, trồng cây gây rừng, công đức không thể nghĩ bàn, quan trọng mình phải nghĩ đến đối tượng sử dụng là tăng ni, phật tử hành giả những người tu hành sẽ sử dụng cái này và tất cả thiên hạ muôn phương bây giờ và ngày sau sau nữa,cứ đi ngang cái vùng đất này có chỗ dừng chân trú mưa trú nắng, nghĩ bao nhiêu đó thôi, trồng mấy cây tùm bậy tùm bạ, cây gòn, cây khế, cây chanh,… công đức vô lượng, khổ là mình không biết. Đó là trọng nghiệp.
Nghiệp thứ hai đó là Thường Nghiệp. Có nghĩa là những việc thiện ác mà mình cứ làm hoài mà nó không có nhiều không có đáng vào đâu hết, bởi vì nó đáng là nó đã lọt vô trọng nghiệp rồi. Còn cái này không đáng gì mình cứ lai rai mình làm hoài, làm đều đều, thầy giáo đi dạy học,mấy bà bán gà bán dạo thì đi gồng gánh mỗi ngày vậy đó, thì cái đó gọi là thường nghiệp, nó cứ loanh quanh, lai rai làm hoài cả đời. Cái đó gọi là thường nghiệp, thấy nó thường nhưng nó rất là mạnh bởi vì nó thường , nó lặp đi lặp lại nhiều lần
Nghiệp thứ ba gọi là Khinh thiểu nghiệp, có nghĩa là những chuyện thiện ác mà mình làm lai rai rải rác, rời rạc trong đời. Lâu lâu làm cái, lâu lâu làm một cái cho vui, năm ba năm đi câu một lần, năm ba năm tôi mới đi chùa một lần, năm ba năm tôi mới đi đánh bài một lần, những cái nghiệp đó gọi là khinh thiểu nghiệp.
Và cái nghiệp cuối cùng là cận tử nghiệp. Đó là những nghiệp thiện ác mà mình làm trong cái thời điểm mà mình sắp mất. Nghiệp đó có quan trọng khác, nó có cái sức mạnh khác, bởi vì lúc mà mình sắp đi, mình leo lét, mình chập chờn lắm, lúc đó tâm mình nó yếu như người chết đuối đụng cái gì nó chụp lấy vậy đó, nếu mà lúc đó mình khéo tạo ấn tượng tốt, ấn tượng tích cực trong thời điểm cận tử. Thì cái nghiệp đó gọi là nghiệp cận tử. Nhiều khi cả đời mình không có tu nhưng mình ôm cái nghiệp cận tử mình đi tái sanh. Sẵn đây tôi nhắc chừng, mình hộ niệm cái người hấp hối là cả một kinh nghiệm lớn chứ không phải không. Mình thương ba thương má, mình dắt cả họ bu quanh cái người sắp mất mà khóc kêu réo, ba ơi, má ơi đừng bỏ con là thấy bà nội luôn, là đẩy nó xuống tám tầng địa ngục nhe. Bởi vì mình làm cho người ta không yên để người ta đi. Thứ hai là tránh gợi nhớ cho người ta cái gì mà để cho người ta nhớ thương tiếc nuối, như má ơi, thằng Tèo nó sắp ra đại học rồi mà má không kịp thấy nó ra trường là không được nghe, chỉ nói cái gì nhẹ nhàng, nói cho má đi, má giũ áo ra đi không có vướng kẹt gì hết. Còn đa phần chúng sanh ngoài đời hay bị cái bệnh là nói với người sắp đi là kể. Giống như cái ông đó ổng ở bên Mỹ, ổng sắp mất ổng kêu bà vợ tới ổng hỏi: ” Bà nhớ hồi xưa tụi mình ở cùng làng, rồi khố rách áo ôm, rồi nhớ hồi đó tôi đi trốn quân dịch, rồi nhớ tôi đi lính rồi tôi bị thương, vùng 1 rồi vùng 2 bà nhớ không? Nhớ. Tôi bị đi cải tạo bà nuôi tôi bà nhớ không?” Bả nói nhớ, ổng cứ nói bả cứ hối nhanh nhanh đi thôi chuyện đó bỏ qua đi, vợ chồng mà. Nhưng ổng cứ kể cho hết: tôi đi vượt biên bị bắt ở tù cũng bà nuôi tôi, tôi đi vượt biên mấy lần bị đói lạnh cũng bà nuôi tôi. Rồi sau này tôi qua Mỹ tôi không có công ăn việc làm tôi đi chùi cầu, lau kiếng, đi sớm về khuya lạnh lẽo gió mưa cũng có bà đi theo, ông hỏi bà có nhớ không? bả nói nhớ, bả hỏi: vậy ông muốn cái gì, ông nói nhanh nhanh đi. Cái ổng hỏi: “Bà có nhận ra cái gì không?”. Bả nói : Không, tôi lúc nào cũng bên cạnh ông. Không, có nghĩa là tôi gặp mặt bà là tôi khổ, ổng nói xong rồi ổng hắt hơi ổng đi luôn. Gặp mặt bà là tôi khổ, thì tùy mình thôi, tùy mình trong cái lúc mà cận tử, thì làm sao mà bỏ cho bằng được tất cả những cái gì nó không đáng. Như cái ông đó ổng hỏi bà vợ đó, tôi hỏi thiệt bà tôi sắp mất rồi, trong cuộc đời mấy chục năm ở với nhau bà có phản bội tôi đi đến người khác không? Ông sắp mất rồi thôi tôi cũng nói thiệt luôn, có. Ổng hỏi mấy lần, thì bả nói cứ mỗi lần mà tôi giận ông tôi đến một người là tôi dấu cái hột đậu xanh để mà kỷ niệm. Ổng hỏi, cái hột đó ở đâu rồi, bả nói đem đi nấu chè hết rồi. Các vị biết không nó rất là ác, là bởi vì khi người ta sắp đi mình không có nên như vậy mà phải để cho người ta nhẹ nhàng thanh thản mà đi. Tìm đủ cách để cho người ta buông hết, chẳng hạn như trong kinh tạng trong Tương Ưng, ông chú họ của đức Phật hỏi đức Thế Tôn: “Đối với một người cận tử chúng con phải hộ niệm bằng cách nào?” Trong kinh nó hay lắm. Ngài nói hãy nhắc nhở cho người đó là việc nhà đã có kẻ ở lại lo, xin ba xin má thanh thản mà đi. Bấy giờ ba má có lo bằng trời thì cũng không làm ăn đươc gì đâu, chỉ có để cho đám ở lại nó lo. Ba má nhớ cái thân này bây giờ nó đã cũ xì rồi, nó đau đớn, nó hôi hám, nó bệnh hoạn, nó già nua lắm rồi, bỏ nó là phải rồi, không có cái gì là tiếc hết trơn, đi kiếm đồ mới xài. Rồi tiếp theo, ba má nhớ nè, dầu có quay lại thân nhân loại cũng không bằng đi lên các cảnh dục thiên, Đao Lợi, Dạ Ma, Đâu Xuất, kinh nói một vị chuyển luân vương sung sướng như vậy cũng không bằng một phần ngàn một vị trời vô danh trên dục thiên. Ba má nhớ, dầu có về dục thiên không bằng một vị phạm thiên, bởi vì dục thiên là luẩn quẩn quanh trong các cõi dục, về phạm thiên là cõi ly dục chỉ sống với thiền. Nhưng mà thưa ba thưa má dầu về cảnh thiền thì sao ở đó cũng vô ngã vô thường sống mãn thọ cũng trở về cái chỗ này thôi. Thôi thì ba má nhớ, con đường đẹp nhất tốt nhất cần thiết nhất để ba má đi lúc này là quán chiếu để thấy rằng ba cõi là ngôi nhà lửa vạn hữu là vô ngã, vô thường, không có gì để thích để ghét. Nếu ba má đủ duyên ba la mật chứng thánh ngay lúc này thì tụi con bội phần mãn nguyện, t đó là cách hộ niệm hay nhất ở trong Phật pháp. Mà buồn thay, đa phần Phật tử Việt Nam không hề biết bài kinh hộ niệm này. Cứ đè cái tên hấp hối ra mà đọc tùm lum, đôi lúc đọc cái bài mà lúc nó sống đã không hiểu rồi, lúc nó ngáp ngáp làm sao nó hiểu. Khi mà chết lạnh ngắt rồi là tụng cho mấy chầu, mấy tân, mấy chặp. Các vị làm ơn, các vị lục tung kinh tạng ra các vị kiếm dùng tôi có chỗ nào mà đức Phật và các vị Thánh xúm xít xung quanh một cái xác chết để mà cầu nguyện, không có, không bao giờ. Chỉ đến thăm bệnh thì có, mà người ta mời mới đến chứ không phải tự nhiên mà đến. Và khi các ngài nhận lời là các ngài đã quán chiếu duyên sự, tên mà sắp đi này nó có nghe được cái gì hay không? có hiểu, có hành được cái gì hay không thì mới tới. Chứ còn nó hôn mê, nó không biết trời đất gì hết thì cũng không tới nhe. Tới là phải giúp được. Một điều nữa, những gì mà các ngài nói ra trong lúc hộ niệm ấy toàn là pháp thoại cho cả người đi lẫn kẻ ở lại. Đó là lý tưởng, ý nghĩa của chuyện hộ niệm ngày xưa, cái thời sơ thời Phật giáo, còn mình bây giờ thì khác. Lúc sống thì không đi chùa, lúc ngáp ngáp thì rước tăng ni tới tụng tùm lum, tụng những thứ mà mình không hiểu, um xùm bát nháo, bát nhã thì ít mà bát nháo thì nhiều. Rồi tới hồi chết lạnh ngắt rồi lại tụng thêm mấy chầu nữa, rồi chôn rồi, thiêu rồi, vô ngủ rồi, xuống mộ rồi quất thêm 7 tuần, 7 lần 7 49 ngày, mõi mòn, là do não trạng của mình, mình làm cái chuyện mà chính mình nhiều khi cũng ngờ ngợ làm sao nghe. Đó là nghiệp nói theo sức mạnh.
Còn nghiệp nói theo thời gian cho quả là sao? Cái nghiệp mà nói theo thời gian cho quả đó là hiện nghiệp gồm có 4 thứ. Hiện nghiệp tức là những nghiệp thiện ác mà nó trổ quả thiện ác ngay trong đời này. Trong kinh ghi rõ nhãn tiền là sao, là ngay tại chỗ, ngay trước mắt vừa làm xong là nó làm ngay trước mắt cái bịch đó là nhãn tiền ngắn. Nhãn tiền dài là nó kéo dài nhiều tuần, nhiều tháng, nhiều năm, tuổi trẻ làm trung niên mới chịu quả, trung niên làm tuổi già mới chịu quả, và tuổi trẻ làm tuổi già mới chịu quả. Nhưng góp chung lại gọi là hiện nghiệp, có nghĩa là những nghiệp cho quả ngay trong kiếp này. Đó là hiện nghiệp.
Cái nghiệp thứ hai gọi là sanh báo nghiệp, có nghĩa là cái nghiệp phải trổ quả ngay kiếp kế. Tức là kiếp này vừa tắt thở là cái nghiệp trổ quả liền tức thì.Thí dụ như mấy người tu thiền, họ đắc thiền, sơ nhị tam tứ thiền, thì vừa chết xong là họ sanh về cõi Phạm thiên liền, với điều kiện là họ vẫn giữ được những tầng thiền ấy cho đến lúc chết, chứ còn họ đắc xong họ bỏ thì cái đó không có kể nghe. Đắc rồi phải giữ cho đến lúc chết, cái đó gọi là sanh báo nghiệp hoặc nói như bất thiện, chẳng hạn cái nghiệp giết cha, giết mẹ, giết La Hán, giết Phật, làm thân phật chảy máu thì cũng bắt buộc trổ quả ngay sau khi mình mất.
1:31:26
Đó là bên cái phía bất thiện. Như vậy:
* Hiện nghiệp là nghiệp trổ quả ngay đời này.
* Sanh báo nghiệp là nghiệp trổ quả ngay đời kế tiếp.
* Hậu báo nghiệp là nghiệp trổ quả từ đời thứ hai trở về sau, sau nữa.
Trong room hiểu không ta? Và chúng ta hãy nhớ rằng tất cả phàm phu ngày nào mà chưa có niết bàn thì mỗi người có tới một núi cái gọi là Hậu báo nghiệp. Hiện nghiệp là nghiệp trổ quả ngay đời này. Sanh báo nghiệp là kế cái đời này. Còn Hậu là từ đời thứ hai trở đi. Thì cái phần đó mình nhiều lắm và đương nhiên là cái phần nghiệp ác nhiều hơn nghiệp thiện.
Nhiều người họ nghe tôi nói vậy họ sợ họ hỏi “Sao kỳ vậy Sư?”. Tôi nói đâu có gì đâu mà kỳ, thì các vị ngồi yên thử coi, trong một ngày vậy các vị là Phật tử, đúng không? Biết Phật Pháp, đúng không? Tin lý nghiệp báo, sợ trời, sợ Phật tùm lum hết vậy chứ bây giờ trong một ngày như vậy các vị có bao nhiêu phần trăm thời gian có tâm lành, bao nhiêu phần trăm thời gian sống bằng tâm xấu? Mà may là trên đầu thờ Phật, trong tim có Phật, mà một ngày mình bất thiện chừng ấy phần trăm thời gian, thì thử hỏi những kiếp mà không biết Phật Pháp thì quí vị còn bậy bạ, còn tội lỗi cở nào nữa?
Cho nên trong cái kho chứa tiền nghiệp mình móc ra mình xài lai rai, lai rai mỗi ngày đó, thì coi như là nghiệp ác nó nhiều gấp không biết bao nhiêu lần cái nghiệp thiện. Nhưng mà sở dĩ mà hôm nay các vị thấy mình hồi nhỏ lớn mình đâu có bị cái gì đâu, là mình phải hiểu nó là một cái khoảng trống may mắn. Tại vì nó không phải khít rịt luôn luôn mà nó có lúc thưa lúc nhặt, lúc thưa lúc nhặt, lúc thưa lúc nhặt, chớ không phải lúc nào nó cũng dầy đặc nha. Có lúc thì cái quả lành nó trổ dồn dập, dồn dập, dồn dập. Có lúc thì cái quả ác nó trổ dồn dập, dồn dập. Có lúc nó thưa rểnh thưa rảng cả đời nghèo nghèo, tàng tàng, hỏng có gì đặc biệt, cũng có đủ ăn, đủ mặc, vậy là hỏng có gì đặc biệt. Nhưng mà qua tới giai đoạn nhặt đó, qua cái giai đoạn nhạt nhòa này nè là nó sẽ tới giai đoạn dồn dập mình hỏng biết lúc nào nó dồn dập, mà hỏng biết nó dồn thiện hay dồn ác mình hỏng biết. Có lúc đại họa lâm đầu nó đổ tới ào ào, ào ào, phải nói là cuốc đất trồng khoai họa vô ăn chuối đó, ờ “Phước bất trùng lai họa vô đơn chí” có nghĩa là cái phước người ta nó hiếm tới hai lần lắm mà cái họa thì nó tới coi như dồn dập. Lý do hỏng có gì lạ hết á, lý do là tại vì cái tâm bất thiện mình nó nhiều hơn chớ hỏng có gì hết trơn á. Người ngoài họ biết cái câu đó, họ biết Phước bất trùng lai họa vô đơn chí, họ biết, nhưng họ không hiểu lý do tại sao. Thì mình phải hiểu theo nhà Phật rất đơn giản là bởi cái tâm tào lao của mình luôn luôn nó nhiều dữ lắm, nhớ nha.
Nghiệp một là Hiện nghiệp, nghiệp hai là Sanh báo nghiệp, nghiệp ba là Hậu báo nghiệp, nghiệp bốn là cái gì? Là Vô hiệu nghiệp.
* Vô hiệu nghiệp là cái gì? Là những cái nghiệp mà nó không có khả năng cho quả. Nó gồm có hai trường hợp:
1/ Là đã quá hạn rồi. Quá hạn có nghĩa là lẻ ra nó đã trổ quả trong cái thời điểm, thí dụ mình tạo ra năm 1950 thì nó sẽ trổ quả năm 67, năm 73, năm 81, thí dụ như vậy. Nhưng mà đằng này do những nghiệp thiện khác nó đẩy, nghiệp thiện hoặc nghiệp ác khác nó mạnh hơn nó chen vô nó lấn lấn. Cuối cùng thì cái nghiệp này nó quá hạn thì nó mất. Trường hợp một là quá hạn.
2/ Trường hợp thứ hai là đối với vị Thánh viên tịch khi đắc A La Hán niết bàn không còn tái sanh nữa. Mà trước khi mình viên tịch có hai trường hợp:
-Đắc Thánh ngay đời này rồi niết bàn thì mấy cái nghiệp cũ coi như xù, coi như xù nợ luôn. Đó là một.
-Dầu chưa niết bàn, dầu chưa đắc A La Hán nhưng mà, trường hợp như ông Cấp Cô Độc, Đế Thích, Bà Visakha và nhiều người khác nữa họ đắc quả Thánh xong họ đi về các cõi cao thì rất nhiều cái nghiệp nó không có trổ trên đó được. Thí dụ như cái nghiệp mà bị đâm chém, nghiệp bị nói xấu, nghiệp bị vu oan, nghiệp bị chết lửa, chết chìm, nghiệp bị độc trùng mãnh thú tấn công, nhà sập, cây đổ, thiên tai, núi lửa, bảo tố, động đất. Những cái nghiệp đó là lên trên đó không còn nữa thì đành coi như xù luôn. Nghĩa là chưa niết bàn nhưng mà anh có mặt ở một cảnh giới nào đó vào đúng thời điểm trổ mà trổ không được thì xù luôn. Nhớ như vậy, nó có hai trường hợp Vô hiệu nghiệp, Ahosi kamma: một là niết bàn hoặc là trước khi niết bàn mình về cái cảnh giới nào đó mình ở thì nó không có điều kiện để nó phát tát, trường hợp hai là nó quá hạn. Nhớ nha. Nó nhiều trường hợp lắm nhưng mà gom chung lại bảo đảm chỉ có hai trường hợp này thôi. Thì khi nói nghiệp là phải hiểu đại khái là như vậy, nha. Bửa nay tôi phải giảng cho xong kinh này chứ. Thì ở đây Ngài nói nghiệp Dị biệt có tùm lum hết, có nghiệp này, nghiệp thiện, nghiệp ác tùm lum, nãy giờ kể rồi đó.
* Rồi cuối cùng là nghiệp Đoạn diệt, tức là Xúc Đoạn diệt. Có nghĩa là khi mà 6 căn không có làm việc với 6 trần thì coi như là chúng ta không có tạo thêm nghiệp nữa. Điều đó có nghĩa là khi mà anh tu Tứ niệm xứ là anh đã gọi là thay đổi dòng chảy luân hồi. Có hiểu không? Khi tu tập Tứ niệm xứ là anh đã thay đổi dòng chảy luân hồi, là sao ta? Trước đây là anh thất niệm, có nghĩa là anh nói năng, hành động hoàn toàn thiếu kiểm soát, mà hễ thiếu kiểm soát thì toàn là bất thiện. Nhưng mà bây giờ lại khác, bây giờ anh không để cặp mắt anh đi tìm cái gì để nhìn, anh không để lổ tai anh đi tìm cái gì để nghe, mà khi anh ngồi anh biết anh ngồi, anh thở anh biết anh thở, anh đi anh biết anh đi, anh ăn anh biết anh ăn; anh tắm, anh rửa, anh tiểu tiện anh biết rõ; anh không có để cho cái tạp niệm nó xen vào. Một ngày của anh gồm 3 tiếng, 5 tiếng, 6 tiếng, 8 tiếng, 10 tiếng, ngủ thì thôi hỏng nói, còn khi thức là anh luôn luôn sống trong chánh niệm. Đó là cái kiểu tu xúc là tu vậy đó.
Khi mà anh sống trong chánh niệm thì xúc của anh lúc bấy giờ nó chỉ gieo toàn nghiệp thiện thôi, nó đặc biệt như vậy. Nó chỉ có hai thứ tâm hà, khi mà các vị không sống bằng tâm ác thì lúc đó các vị sống bằng tâm thiện. Có loại tâm thứ ba là tâm vô ký nhưng mà ở đây trong cái bối cảnh mà đang thuyết pháp cho những người không có chuyên, thì tôi tránh tôi không có nói tới cái loại tâm thứ ba này nó mệt lắm. Nhưng mà nói đại khái, trong một ngày như vậy nếu mà mình làm sao đừng để cho tâm xấu xuất hiện thì lúc bấy giờ mình sống toàn là tâm tốt thôi. Đại khái như vậy đi cho nó dễ hiểu.
1:38:12
Thì hồi xưa mình chưa học giáo lý, tôi nói hoài hà, mình cứ đi tìm cái dịp để mình làm phước, thí dụ như mình tìm dịp để hành hương, cúng dường dâng y, cất chùa, tạo tượng, cái đó rất là tốt, tôi hỏng có chê, cái đó quí lắm à, hay lắm à, nhưng mà mình quên một chuyện, đó là khi mình ngồi yên một chỗ cũng là tu công đức mà mình hỏng có biết. Hồi đó mình chưa biết giáo lý thì mình cứ nghĩ làm phước là phải có cúng dường, phải có quì lạy, phải có khấn vái tùm lum hết mới gọi là tu phước. Nhưng bây giờ mình có hiểu giáo lý, mình hiểu: Không, làm cái gì, một công việc vô danh, ngó không có gì đáng kể nhưng mà làm trong chánh niệm vẫn là công đức, đó là đi cầu, ngồi trên bồn cầu mà bằng chánh niệm; đánh răng, súc miệng, rửa mặt bằng chánh niệm, ngồi ăn trên bàn ăn bằng chánh niệm; giặt đồ, phơi áo bằng chánh niệm; quét nhà, hút bụi bằng chánh niệm, lau dọn nhà cửa bằng chánh niệm, xếp đồ đạc, chăn đệm, mùng màn bằng chánh niệm.
Mỗi giây phút sống chánh niệm ấy đều là công đức cả, nha. Bởi vì sao? Vì lúc đó 6 xúc của mình được kiểm soát, mà khi nó được kiểm soát thì cái tâm bất thiện vắng mặt, mà hễ tâm bất thiện vắng mặt thì chỉ còn có một cách là tâm thiện nó có mặt thôi.
Cũng giống như tôi nói có hai cách tu: Cách tu thứ nhất là mong để đắc Thánh, cách tu thứ hai để không còn là phàm nữa. Nghe nó khác nhưng thật ra nó là một. Khi mà anh tu mà có lòng mà mong đắc Thánh nghe thì nó sang thiệt nhưng rất là nguy hiểm, thứ nhất anh dễ sanh lòng kiêu ngạo, thứ hai là anh dễ sanh tăng thượng mạn. Bởi vì anh đâu biết Thánh mặt mũi, hình dáng ra sao, anh thấy cái gì ngộ ngộ, lạ lạ anh tưởng đó là Thánh, anh tưởng anh đắc cái này cái kia, cái đó là cái bậy vô cùng.
Nhưng mà khi anh tu bằng cái lý tưởng tu để không còn là phàm nữa thì nó an toàn hơn, nó dễ hiểu hơn, là vì sao? Là vì mình biết rõ cái phàm mặt mũi nó ra làm sao, mình cứ dòm dòm mình thấy mình còn ganh tỵ nè, mình còn bủn xỉn, mình còn toan tính, mình còn thích cái này, mình còn ghét cái kia. Vậy đó là phàm. Mình cứ quan sát chừng nào hễ thấy cái phàm nó ló ra là mình biết, ló ra là mình biết, nó dễ. Đồng thời người tu mà phát hiện cái phàm nó dễ thương hơn người tu mà để thành Thánh.
Tôi đã gặp không ít người hành thiền ba mớ về nói chuyện ta nói ớn lắm, nói chuyện mà giống như muốn ngồi lên đầu mình luôn vậy, mà giáo lý thì hỏng có học, cứ vô đó xếp bằng một thời gian cái thấy nó mát lạnh, nó rùn mình vài cái là rồi đó, nó về là nó đắc rồi. Ớn cái thứ đó vô cùng, giáo lý thì không chịu học mà công phu thì cũng hời hợt, rời rạc một cõi luôn, nguyên một cõi ngộ nhận đầy ắp, dầy đặc. Vô đó thấy rợn rợn là về đắc rồi, nổi da gà là về đắc, ớn, nhắc tới còn thấy ghét.
Cho nên là nhớ cái đó nha, nhớ là tu là tu xúc, trong bài kinh này đặc biệt Ngài nói đến chữ xúc. Rồi tiếp theo nữa là Ngài dạy mình là phải biết rõ ngày nào xúc biến mất thì nghiệp biến mất và con đường dẫn đến cái chuyện kết thúc các nghiệp đó chính là con đường bát chánh đạo.
1:41:27
Rồi tiếp tục là khổ cũng vậy, bây giờ cái đoạn cuối cùng nó sâu theo một cái hướng khác. Các vị còn nhớ không, trong kinh định nghĩa mà tôi thường nhắc đó, 4 đế là cái gì?
– Khổ đế là sự thật đầu tiên: mọi thứ ở đời là khổ.
– Sự thật thứ hai: thích cái gì cũng là thích trong khổ.
– Sự thật thứ ba: muốn hết khổ thì đừng thích trong khổ nữa.
– Sự thật thứ tư: là luôn luôn sống bằng 3 nhận thức trên đây, đó là con đường thoát khổ.
Nhớ nha. Chúng ta dần dần làm quen với giáo lý mà được nói theo cách dành cho hành giả. Nhưng mà kinh nó sâu là sâu chỗ này nè, các vị vào ở trong cái Kinh Thánh Cầu, Trung bộ đó, nói cái chuyện này xuất sắc lắm. Đức Phật Ngài dạy là: Bậc Thánh ngay ở trong thân sanh tử này không có tầm cầu cái thân sanh tử khác, còn kẻ phàm phu ngay trong tấm thân sanh tử này để giải quyết những vấn đề của nó, họ lại tiếp tục đầu tư vô vàng những cái thân sanh tử khác. Đó là Kinh Thánh Cầu, nha. Các vị có nghe kịp không ta?
Bậc Thánh nhân để mọi sự kết thúc ngay ở tấm thân sanh tử này, để mọi sự kết thúc, không có tiếp tục đầu tư, không có đi tìm cái thương cái ghét. Khi không có cái thương cái ghét thì không cần phải giải quyết cái thương cái ghét đó bằng các nghiệp thiện ác. Còn phàm phu thì sao? Phàm phu do không hiểu 4 đế cho nên mới còn có thích có ghét và để giải quyết cái thích cái ghét ấy kẻ phàm phu tạo vô vàng các nghiệp, thế là ngay trong tấm thân sanh tử này kẻ phàm phu lại phải giải quyết những vấn đề của nó bằng cách tạo thêm vô vàng những tấm thân sanh tử khác.
Nói gọn lại là từ trong cái khổ này lại tạo ra vô vàng những cái khổ khác. Cho nên hồi đó giờ mình không học giáo lý, mình hiểu chữ khổ nghe nó nghèo dữ lắm. Trong khi chữ khổ theo trong kinh điển Pali “chữ khổ” nghĩa nó rộng lắm: Tất cả mọi hiện hữu là khổ. Mà nếu định nghĩa như vậy thì:
Chữ khổ ở đây là toàn bộ 6 căn, 6 trần, 6 thức.
Chữ khổ ở đây là toàn bộ danh sắc, 5 uẩn, 12 xứ, 18 giới.
Chữ khổ ở đây là toàn bộ vô lượng vũ trụ và tất cả thế giới trong đó, tất cả chúng sinh trong đó.
Nhớ nha, chữ khổ ở đây là như vậy đó, chữ khổ nghĩa rất là sâu.
Toàn bộ thế giới này chỉ là khổ, cho nên Đức Phật đã dạy rằng: Này các tỳ kheo, trong mấy mươi năm hoằng đạo, ta chỉ nói có hai chuyện thôi, đó là khổ và con đường thoát khổ. Nhiều người Phật tử, 99% Phật tử Việt Nam không hiểu được câu này, không hiểu.
Thật ra toàn bộ Phật Pháp có thể gom gọn trong câu này của Đức Thế Tôn, nha, Ngài nói rằng: trong mấy mươi năm hoằng đạo, ta chỉ nói có hai chuyện thôi, ta chỉ nói về cái khổ và con đường thoát khổ. Có nghĩa là ngoài chỗ nào mà Ngài nói đến 37 pháp Bồ đề gồm có Thất giác chi, Bát chánh đạo, Ngũ căn, Ngũ lực, Tứ như ý túc, Tứ chánh cần, ngoại trừ những chỗ nào Ngài nói cái đó thì phần còn lại là Ngài đều nói đến khổ hết.
Ngay cả nguyên cái Tạng Luật to đùng như vậy cũng chỉ để nói về khổ thôi, tại sao vậy? Vì con mang cái thân sanh tử thì con phải tu tập, mà tu thì cũng có hai là tu tâm và tu tướng. Người đại căn, đại duyên chỉ cần tu tâm đã xong, riêng người thiếu duyên cần phải thêm tu tướng.
Tu tướng có nghĩa là con phải đi xuất gia nè, rồi con phải y bát, đi đứng, sinh hoạt cho giống người xuất gia, trú xứ của con, vật dụng mà con sử dụng, những mối quan hệ tương tác của con với thiên hạ chung quanh con phải làm sao, lời ăn tiếng nói, sinh hoạt lớn bé v v… con phải làm sao? Con phải thấy tất cả những cái đó là khổ không? Nhưng mà vì muốn giải quyết tấm thân sanh tử này mà con phải học luật, con phải giữ luật, con phải trì luật. Nhớ nha.
Tạng kinh cũng vậy, bao nhiêu cái pháp thoại mà Đức Phật Ngài thuyết giảng cho các đối tượng mỏi mòn trong suốt 45 năm hoằng pháp, cũng chỉ để giải quyết cái khổ cho người ta, bằng cái cách là nói cho người ta, vạch ra cho người ta thấy cái khổ của cuộc đời nó nằm ở đâu, và sau đó đưa cho người ta cái giải pháp đề nghị, nha.
Cho nên trong suốt cuộc đời 45 năm hoằng pháp của Thế Tôn, Ngài chỉ có nói đúng hai chuyện thôi đó là khổ và con đường thoát khổ. Ở đây khổ Ngài nói là: Sống trong cuộc đời này chuyện đầu tiên là phải hiểu ta đang có mặt trong biển khổ. Khổ đây là cái gì? Khổ đây là gì ta?
Sanh, lão, bệnh, tử là khổ.
Muốn không được là khổ.
Thương phải xa, ghét phải gần là khổ.
Nhưng ở đây Ngài lại kể gọn hơn, trong đây nè:
Tóm lại 5 thủ uẩn là khổ. Có nghĩa là cái phần tóm lại, Phật tử Việt Nam không có đọc. Họ cứ đọc toàn là cái sanh, già, đau, chết, sầu bi khổ ưu não không hà. Mà riêng cái 5 thủ uẩn là cái gốc. Vì có cái thân này, cái tâm này nên chúng ta mới có đủ thứ khổ trong trời đất.
Tôi nói chuyện này chắc các vị nghe cũng ngạc nhiên nè: Phạm thiên là những người ly dục không còn thích trong 5 trần họ mới tu thiền, họ mới sanh về Phạm thiên. Và khi mà mình không còn thích trong 5 trần thì mình sẽ không còn tâm sân, tạm thời không còn tâm sân, không còn bất mãn, nhưng mà còn chuyện gì nữa? Còn chuyện khác, khi mà một người đã sanh về cõi Phạm thiên do không còn thích trong 5 dục cho nên không còn bất mãn trong 5 dục, có nghĩa là không còn dục ái và sân. Thì từ đó ở trên Phạm thiên họ không có những nổi khổ như dưới đây. Thí dụ như trên đó không có cái khổ vì thị phi, như mang tai mang tiếng, thích được nổi tiếng, trên Phạm thiên họ không có cái đó. Ở cõi dục thiên thì còn chút đỉnh, còn sợ thị phi, tai tiếng, nhưng mà Phạm thiên thì không có, trên cảnh giới đó có những cái thứ dưới đây mình coi lớn chuyện, trên đó họ không biết. Thí dụ như trong kinh nói rằng Phạm thiên mặt mũi họ đẹp lắm, rất là đẹp, nhưng mà thật ra họ không đủ 6 giác quan như mình. Mình dưới đây mình có mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý, còn họ ở trển chỉ có mắt, tai và ý thôi. Còn cái thần kinh khứu giác, thần kinh vị giác, thần kinh xúc giác họ không có, tại sao họ không có? Là bởi vì muốn đắc thiền là anh phải ly dục. Ly dục có nghĩa là không có hưởng thụ cho nên họ về trời, sở dĩ họ còn lại mắt và tai bởi vì mắt và tai ngoài ý nghĩa hưởng thụ ra còn có ý nghĩa là dụng cụ làm việc. Mắt với tai, tứ là thính giác và thị giác ngoài tác dụng thụ hưởng ra còn có ý nghĩa là dụng cụ làm việc nghiêm túc, vẫn phải xài nó, như là nghe pháp, gặp Phật, tu thiền là cần tới mắt và tai. Riêng mũi, lưỡi, thân ngoài cái chuyện hưởng thụ đời sống nó không có tác dụng gì hết. Cho nên trên Phạm thiên họ không cần, họ không có.
Ở trên đời này nó có hai trường hợp không có, một là mình không có cái đó là vì thiếu, thứ hai không có là vì mình không cần. Trong room có hiểu cái này không ta? … Không có ở đây trong kinh nói có phù trần căn là cái vẻ ngoài Phạm thiên họ rất là đẹp, họ chỉ không có thần kinh khứu giác, thần kinh vị giác, thần kinh xúc giác, chứ còn họ đẹp trai lộng lẫy, họ đẹp đến mức mà trong kinh đem so sánh với vị Chánh đẳng giác, trong kinh vị Chánh đẳng giác đẹp như Phạm thiên vậy, đẹp lắm … Tôi tạm ví dụ thôi, nó có những cái chip điện tử, thì ở trong cái thân, cái máy của ổng không có ba cái chip này, chỉ vậy thôi chứ cái cỗ máy vẫn rất là bình thường, nha, nhìn thì cũng ok lắm, nhưng ba cái chip điện tử khứu giác, vị giác, xúc giác là không có. Ổng vẫn là pho tượng tuyệt đẹp.
1:49:50
Rồi, xong. Và chúng tôi nhắc lại vì cái thích ở trên đó không còn thích trong vật chất mà họ chỉ còn vui trong thiền.
Chính vì cái thích hạn chế cho nên cái khổ cũng hạn chế.
Chính vì cái thích nó đơn giản cho nên cái khổ nó cũng đơn giản. Cái điểm này rất là sâu, sâu lắm. Có nghĩa là anh nhớ dùm tôi cái này:
Anh thích càng nhiều thì nổi khổ niềm đau của anh nó càng lớn.
Anh càng nhiều cái thích thì cái ghét của anh nó càng nhiều.
Tin tôi đi, cái thích càng nhiều thì cái ghét càng nhiều. Nhớ nha, cái này rất quan trọng. Cái thích càng nhiều thì cái ghét càng nhiều, mà cái ghét chính là một tên gọi khác của KHỔ, bởi vì sao?
Tránh không được cái ghét chính là khổ, mà tôi xin hỏi bà con trong room: Mấy chục năm trong cuộc đời đau thương này, bà con có được bao nhiêu lần toại nguyện khi mà tìm theo cái thích và trốn lánh cái ghét? Cái mình không ưa mình gánh hoài hà, nha…
Thì như vậy, ở trong đoạn cuối Đức Phật dạy thế này: Bản thân cái khổ phải được hiểu sâu sắc như sau: Nó là toàn bộ những cái trên cộng lại. Cái trên là cái gì ta?
Tất cả xúc, tất cả dục, tất cả thọ, tất cả tưởng, tất cả nghiệp, tất cả lậu hoặc, gom hết 5 cái kia lại dồn cho cái cuối cùng, đó là khổ: Mọi hiện hữu ở đời đều là khổ. Nhớ nha, thì cái gốc của khổ là ái, do có thích thì nó mới có ghét. Mà các vị chỉ nghe hai cái tên này các vị đã thấy khổ rồi. Nghe giảng riết mai mốt quen, chỉ cần nghe hai cái tên là thấy khổ rồi. Nghe nè:
Gốc của khổ là ái, tại sao vậy? Vì ái là muốn. Muốn không được là khổ. Tránh không được cái mình ghét là khổ. Mà trong khi đó hễ có muốn thì phải có ghét, cứ nhớ vậy đó, có muốn là có ghét, muốn cái này là phải có ghét cái kia. Mà mình không có được cái mình muốn là khổ, mà mình tránh không được cái mình ghét cũng là khổ. Cho nên chỉ cần nhớ bây nhiêu đây là mình có thể yên tâm là mình hiểu được một phần của 4 đế.
Sao nói thế giới này là khổ? Đơn giản thôi, bởi vì mọi hiện hữu trong đời, mọi thứ trong đời này được xếp vào hai thứ đối tượng: một là thích, hai là ghét. Tôi bảo đảm như vậy. Mọi thứ trên đời nó nằm trong hai cái dạng đó, tại chẳng qua nó xa quá mình nghĩ nó hỏng mắc mớ tới mình, chứ nếu khi mình sáp lại gần nó ở trước mặt mình coi, thì lúc đó cái gì trên đời này đem lại gần trước mặt mình đều được xếp vào trong hai cái dạng, hai cái category này hết, một là cái đó anh thích, hai là cái đó anh ghét, tránh không được cái ghét là khổ, mà không có được cái thích là khổ, nhớ nha.
Cho nên ở đây Ngài dạy thứ nhất là chúng sanh phàm phu ngay trong cái khổ này thì lại giải quyết bằng cách đi tìm cái khổ khác, lấy nợ trả nợ, người không biết đạo là lấy nợ trả nợ, bán bánh mì lấy tiền ăn bánh bao. Trong room có biết cái đó không ta? Lấy nợ trả nợ là vậy đó, là đi bán bánh mì lấy tiền ăn bánh bao, rồi đi bán bánh bao lấy tiền ăn yến. Tôi hỏi các vị tiền ở đâu mà chịu nổi hả trời? Mà cái loại này tôi thấy Việt Nam mình hơi bị nhiều đó, nha. Bán bánh mì lấy tiền ăn bánh bao là đã chết rồi, tới hồi tiền nó bán bánh bao nó đi mua yến nó ăn. Coi như lấy nợ mà đi trả nợ thì biết kiếp nào mà hết nợ?
Rồi, như vậy thì mình đã giảng xong cái bài Kinh Quyết Trạch, thì tới Chú nhật gặp lại bà con. Tuần sau mình mới học hết cái chương này, thấy nó dài chứ nó hỏng có nhiều các vị, nó dài, nó trùng nhiều lắm, nha. Chúc các vị một ngày vui, một đêm an lành nhiều mộng đẹp. Hẹn gặp ngày Chú nhật.