Nội Dung Chính
Khổ
Bài Giảng Sư Toại Khanh Youtube 2019
Thưa đại chúng, hôm nay chúng ta học tiếp kinh 99, bắt đầu từ kinh 98 đi.
Kinh 98 hôm qua mình học, tức là một cái người còn trông đợi, còn hy vọng, còn nuôi ảo mộng kiếm tìm một cái gì vĩnh cửu thường hằng ở trong cái cuộc đời này thì cái người đó không thể nào mà chạm tay được cứu cánh giải thoát, hỏng thể nào mà chạm tay được. Nó có một cái chuyện rất là quan trọng mà hôm qua tôi nói mà trong room có để ý hôn? Một chuyện rất là quan trọng, đó là khi nào mà chánh niệm, trí tuệ của mình nó đủ mạnh, trước hết là chánh niệm trước, phải sống chánh niệm cho nó đủ mạnh để cho cái tuệ nó làm việc, nha, chánh niệm rất quan trọng.
Khi nào mình sống có chánh niệm đủ mạnh để nó hỗ trợ cho trí tuệ có mặt, và khi nào cả hai cái này nó đủ mạnh thì mình mới thấy được một điều vô cùng quan trọng, đó là cái sự hiện hữu này nó là một cái gánh nặng, nói vậy không sai, nó là một cái gánh nặng mình phải mang vác nó đi từng giờ, từng ngày, từng tháng, từng năm.
Thứ hai nữa, nó là một cái nhà ngục, một cái nhà giam, là bởi vì ngay trong chính hình hài này chúng ta muốn vượt thoát ra ngoài những hệ lụy của nó không được, hễ còn mang thân này là chúng ta phải chấp nhận những hệ lụy của nó. Nhẹ nhẹ đó, nhẹ nhẹ đó, là: đói, khát, nóng, lạnh, tê, mõi, nhức, buốt, ngứa ngái, đó, nhẹ đó. Rồi có cái thân này chúng ta phải ăn uống, tiểu tiện, tắm rửa, rồi áo quần, rồi nhà cửa, giày dép, xe cộ, tùm lum hết. Bao nhiêu là vấn đề, bao nhiêu là hệ lụy đi ra từ đó.
Phải là người có chánh niệm họ mới thấm cái đó, còn bây giờ mình không sống chánh niệm, mình sống lăng xăng lăng xăng, thất niệm và phóng dật, thì cái đó nếu mà chúng ta có nghe giảng 100 năm đi nữa thì chúng ta cũng không có thấy sợ đâu, không thấy sợ; nhưng mà phải sống chánh niệm chúng ta mới thấy cái thân này nó là gánh nặng.
Đó là gánh nặng, nó là cái nhà giam và với chánh niệm và trí tuệ, chúng ta thấy cái khía cạnh thứ ba, đó là cái sự vô nghĩa, đó là cái sự tẻ nhạt, đó là cái sự vô vị.
Chỉ với đời sống chánh niệm chúng ta mới thấy được những khía cạnh đó:
1. Nó là gánh nặng mà mình phải mang vác cả một đời.
2. Nó là nhà giam khiến mình phải bị tù hãm trong mấy chục ký lô này.
3. Cái sự tồn tại của nó là vô nghĩa, là sự vô vị, là sự tẻ nhạt mà không có một mục đích gì hết. Do nhân do duyên còn đủ thì nó còn hiện hữu, thì mai này nhân duyên của kiếp này mãn nó lại có nhân duyên nó đi về một phương khác, cứ như vậy một cái hành trình phải nói là thăm thẳm, đằng đẳng không biết bao giờ kết thúc.
Thì có hiểu được cái chỗ đó thì mình mới lìa được cái tư tưởng mà đi tìm một cái thường còn. Đi tìm một cái gì đó vĩnh cửu, cái ý niệm đó khởi đi từ cái chuyện mà mình còn thấy trên đời này nó có cái gì đó nó hay hay, nó ngọt ngọt.
Mình thấy nước Mỹ nó là cái gì đó, nước Nhật, nước Đức, nước Thụy sĩ, nó là cái gì đó mình mới có ý định cư, mình xin cái quốc tịch. Chớ còn nếu mà cái đất nước đó mà mình thấy nó là Syria, nó là Li băng, nó là Iraq, nó là Campuchia, nó là một cái xứ Ethiopia, Somalia, Uganda ở bên Châu Phi đó, nếu mình thấy nó như vậy thì mình không có hứng thú mà nghĩ đến chuyện định cư lâu dài, một sự nghiệp trường kỳ ở những nơi chốn đó đâu quí vị, tui khẳng định như vậy. Chỉ khi nào mình thấy nó là Úc, nó là Mỹ, nó là Nhật, nó là Pháp, nó là Thụy sĩ, nó là một xứ Bắc Âu ngon lành nào đó thì mình mới có ý định cư.
Ở đây cũng vậy khi mà mình còn thấy cái thế giới này nó là cái gì đó còn có chỗ ngọt ngào, còn có chỗ tin cậy, tín nhiệm, trông đợi, hoài vọng được thì chúng ta mới còn có ý tưởng, mới còn có ý tưởng đi tìm kiếm cái gì trường hằng vĩnh cửu.
Cho nên ở đây nói rất là gọn, vị tỳ kheo này còn thấy các hành, thấy vạn vật là thường hằng thì vị đó không có khả năng nào chứng ngộ thánh quả hết. Cái đó nói gọn nhưng mà nói cho tới nơi thì nó như thế này: Sở dĩ mà anh còn thấy cái gì đó nó còn trường tồn là bởi vì anh chưa thấy mọi sự nó là khổ, mà khi anh chưa thấy mọi sự là khổ thì có nghĩa là anh chưa thấy khổ đế là gì, mà một người chưa thấy khổ đế thì làm sao mà thấy được tập đế, làm sao mà thấy được diệt và đạo đế? Mà một người không thấy bốn đế thì làm sao mà chứng thánh được, khổ quá, chuyện đó rất là đơn giản, rất là tiểu học, rất là sơ đẳng, nha.
Khi mà anh có lòng đi tìm một cái trường cửu nghĩa là anh không chịu thấy rằng mọi sự nó là nhà ngục, nó là sự giam hãm, nó là sự mệt mỏi, tẻ nhạt, vô vị, vô nghĩa, và trên hết nó là gánh nặng, nó là gánh nặng. Khi mà thấy được nó là gánh nặng, nó là nhà giam, nó là sự vô nghĩa thì chúng ta không có ý đi tìm cái kia. Chúng ta còn trông đợi vào một cái gì vĩnh hằng cũng có nghĩa là chúng ta chưa thấy được cái nọ, chưa thấy được mọi sự là khổ, nha, rất là quan trọng, rồi. Cái bài đó hôm qua mình học rồi, bây giờ mình ôn lại thôi cho nhớ.
Bây giờ tiếp theo bài 99 cũng y chang như vậy. Vị nào, ở đây Ngài nói là tỳ kheo nhưng mình phải hiểu ngầm là một phàm phu nào, mà còn thấy trong đời này nó còn có chút gì đó nó an lạc, hạnh phúc, thì chưa khá.
Bởi vì tôi nói không biết bao nhiêu lần, hạnh phúc hay đau khổ nó chỉ là sự đắp đổi, vắng mặt của đau khổ thì mình gọi đó là hạnh phúc. Ở đây chúng ta có hai định nghĩa rất là quan trọng quí vị phải ghi:
1. Hạnh phúc của kẻ hạ căn là sự vắng mặt của đau khổ (đau khổ đây tức là quả bất thiện)
2. Hạnh phúc của bậc thượng căn là sự vắng mặt của phiền não (nhân bất thiện)
Các vị có hiểu không? Cái hạnh phúc của kẻ hạ căn là sự vắng mặt của đau khổ, mà đau khổ là quả bất thiện, rồi cái hạnh phúc của bậc thượng căn là sự vắng mặt của phiền não, mà phiền não là nhân bất thiện. Các vị có hiểu chỗ này không? Có nghĩa là cái hạnh phúc của chúng sanh cao cấp và chúng sanh hạ cấp nó khác nhau ngàn trùng.
Tại sao mà hạnh phúc của kẻ hạ căn à sự vắng mặt của đau khổ? Thí dụ như bây giờ đối với chúng sanh tầm thường không trí tuệ, không tu hành, không hiểu biết, không nhận thức gì hết thì hạnh phúc là gì? Hạnh phúc là không bị bịnh hoạn, không bị tù tội, không bị nợ nần, không bị đau đớn nhức mõi, không có chuyện gì phải ưu tư lo lắng, đó, thì đối với họ đó là hạnh phúc. Hạnh phúc của cái kẻ hạ căn là sự vắng mặt của đau khổ, mà đau khổ ở đây mình phải hiểu là quả bất thiện.
Còn hạnh phúc của bậc thượng căn là sự vắng mặt của phiền não, mình thấy rõ ràng như vậy. Thí dụ như một vị tỳ kheo tu hành ngon lành – nắng, gió, mưa, sương, đói, khát, nóng, lạnh – đối với vị đó chuyện nhỏ mà cái vấn đề là cái phiền não tham, sân, si đối với vị đó – cái đó mới là chuyện lớn, nha. Chớ còn mà đói, khát, nóng, lạnh, nắng, gió, mưa, sương, đói hỏng có ăn, lạnh mặc hỏng có đủ ấm, rồi bịnh hỏng có thuốc uống đối với vị đó thì cái chuyện đó hỏng có ghê, mà cái ghê nhất là vị đó không có giải quyết được cái vấn đề phiền não của mình, nha. Cho nên nếu mình hiểu được cái này mình mới thấy: “Ờ thì ra cái hạnh phúc với cái đau khổ nó là một cái gì đó rất là tương đối”. Tùy người mà cái hạnh phúc đó là gì, tùy người mà cái đau khổ đó là gì, nha.
Với một người mà hiểu được cái lý 4 đế, thì họ thấy rằng mọi hiện hữu đều là khổ dầu đó là hạnh phúc hay đau khổ, bởi vì một bên là sự có mặt của nhân phiền não, của nhân bất thiện; một bên là sự có mặt của quả bất thiện. Dầu nhân bất thiện hay quả bất thiện thì cũng là anh em ruột, cũng đều là một cha một mẹ, cũng đều là anh em chú bác, cũng đều là anh em cô cậu hết á, một phe, nha.
Cho nên, một cái vị mà gọi là có hiểu đạo, có tu chứng thì vị này không có tài nào mà thấy được rằng trong cuộc đời này có một cái góc cạnh nào đó mà đáng gọi là hạnh phúc hết, bởi vì trong đây có ghi rõ mà, chúng tôi mới vừa ghi đó:
Hạnh phúc của bậc thượng căn chỉ là sự vắng mặt của phiền não thôi, còn hạnh phúc của kẻ hạ căn ấy là sự vắng mặt của quả xấu, khi mà nó không bị đói, không bị lạnh, không bị đau đớn, khi mà nó có được cái nó thích thì đó là hạnh phúc, vậy thôi. Đối với bậc thượng căn, đau khổ của họ là khi nào phiền não có mặt. Nhưng mà nếu mình nói như vậy thì có nghĩa là dầu hạnh phúc cỡ nào cũng là nằm quẩn quanh trong cái khổ thôi, nha. Một cái thì nhân khổ, một cái thì quả khổ, nha.
Cho nên là ở đây, một cái người mà không hiểu được chuyện đó, không hiểu được cái điều này nè, thì người đó mới còn có cái lòng trông đợi một cái góc đời nào đó còn hạnh phúc, còn trông đợi một cái góc đời nào đó có hạnh phúc.
Điều thứ ba nữa là một vị tỳ kheo còn thấy có một cái tôi lẫn khuất, phản phất, váng vất ở đâu đó trong cái cuộc đời phù du này, thì người đó chưa có khá. Thí dụ như, cái chuyện này có thiệt, ngày xưa mình chưa biết đạo mình thấy nhan sắc là của mình, mình thấy mình đẹp, mình thấy mình giỏi, mình thấy mình giàu, mình thấy mình có uy tín, mình có quyền lực blah blah blah blah… Bây giờ mình hiểu Phật Pháp rồi, mình biết mấy cái đó là phù du, là ảo mộng, là bọt nước, là mù sương; bây giờ là mình chuyên tâm tu tập giới, định, tuệ nhưng mà mình lại kẹt vô trong cái khác, đấy. Mình kẹt vô cái chỗ là mình thấy mình là ngon lành, mình có chánh niệm, mình có trí tuệ, mình có thiền định, mình có kiến thức giáo lý, mình là blah blah blah blah… Như vậy mình lại kẹt vô một cái khác, đấy.
Trong khi một cái người mà coi như là có tu chứng, có hiểu biết, có nhận thức thì họ không thấy cái chuyện tôi bất thiện hay là tôi thiện, họ không có thấy như vậy, họ không có nghĩ như vậy, họ không có quan niệm như vậy, họ không có nhận thức như vậy, họ không có ý niệm như vậy, nha. Mà họ thấy rất rõ rằng:
Bất thiện là gì? Đó là giây phút tâm xấu có mặt.
Tu tập là gì? Đó là giây phút tâm lành có mặt.
Chỉ vậy thôi, chỉ vậy thôi, thay vì lúc đau đớn nghĩ rằng tôi đang đau đớn, thân xác của tôi đang bị đau đớn thì vị hành giả chỉ ghi nhận rằng khổ thọ đang có mặt, xong. Ở đây không hề có một cái tôi nào ở đây hết. Và tôi hứa với các vị, có một cái sự khác biệt rất là lớn giữa hai cái nhận thức:
1. Tôi đang bị đau đớn, thân thể của tôi đang có vấn đề, đó là nhận thức một.
2. Nhận thức hai đơn giản hơn: đau khổ đang có mặt, khổ thọ đang có mặt và cũng đang mất đi.
Nhận thức hai này nó bóc tách được cái “tôi” ra thì tình hình nó khác đi, nhẹ lắm.
Tôi kể các vị nghe hoài cái câu chuyện một người phật tử đến hỏi vị thiền sư là:
“Tôi muốn hạnh phúc thì tôi phải làm sao?”, thì vị thiền sư đó nói trước nhất là:
bỏ chữ “tôi” trước cái đã,
rồi bỏ luôn cái “muốn”,
thì cái còn lại chính là “hạnh phúc”
Các vị nghe kịp không?
Tôi muốn hạnh phúc thì chuyện đầu tiên là bỏ chữ “tôi” trước cái đã, tiếp theo là bỏ chữ “muốn”, bỏ cái tôi đi tức là bỏ cái ngã chấp, rồi bỏ cái muốn tức là bỏ cái tham ái đi, thì cái còn lại đó là hạnh phúc, chỉ vậy thôi, nha.
Nghe nó hơi kỳ kỳ nhưng mà ngẫm lại coi, tại sao mình bị đau khổ? Là bởi vì: “muốn quá chừng muốn luôn”, mình muốn tùm lum hết; nhưng mà gom lại cái muốn đó nó có hai, nhưng chính vì muốn mà không được nên mới khổ. Cái muốn thứ nhứt, muốn cái mình thích mà không được. Cái muốn thứ hai là cái muốn tránh cái mình ghét cũng không được toại nguyện. Đấy, trong đời chúng ta, chúng ta nhớ trong tay có một tỷ cái muốn, mà gom được có hai cái đó thôi:
1. Muốn có được cái mình thích,
2. Muốn tránh được cái mình ghét.
Nhưng các vị biết mà, hai cái này hỏng có dễ đâu, hỏng có dễ đâu. Muốn có được cái mình thích, quí vị thích bao nhiêu thứ và có được toại nguyện bao nhiêu phần trăm ở trong đó? Rồi bây giờ qua tới cái ghét, quí vị muốn tránh bao nhiêu thứ và quí vị đã tránh được bao nhiêu trong số đó? Nghĩ kỹ lại dùm tôi đi, nghĩ kỹ lại đi, đừng có mà, quí vị làm việc có mình mình có gì đâu mà ngại phải hôn?
Nghĩ kỹ lại coi quí vị thích bao nhiêu thứ và quí vị toại nguyện được bao nhiêu phần trăm. Rồi quí vị ghét bao nhiêu chuyện, bao nhiêu thứ, bao nhiêu vấn đề trên đời này trong số những cái quí vị ghét, quí vị tránh được bao nhiêu phần trăm?
Tôi nói thẳng luôn, các vị đâu có muốn trưa nắng chang chang mà phải đi trong nắng bởi vì đâu có muốn mình phải bị nực, các vị đâu có muốn mình phải bực mình, phải hờn giận, phải sợ hãi, đúng không? Các vị đâu có muốn, nhưng mà nó vẫn đến, đủ duyên thì nó đến vì nó do duyên mà đến mà. Cho nên duyên đủ thì tự nhiên là chúng ta thấy thoải mái vui vẻ, một cái loại duyên khác nó đến thì khiến chúng ta buồn khổ sợ hãi đau khổ, nha, đại khái như vậy.
Thì như vậy mình thấy rõ ràng rằng trong đời này, chỉ riêng cái khoản mà muốn thôi đó, là mình thấy có bao nhiêu thứ muốn, gom lại có hai thứ:
* muốn tránh mà không được là khổ,
* muốn có mà không được cũng là khổ.
Nếu mà gom lại như vậy rồi là mình thấy là ở đây không hề có một cái tôi nào ở đây hết, tất cả là do duyên hết, do duyên nó điều động hết, nha, do duyên điều động.
Vị tỳ kheo nào thấy rõ rằng:
Ở đây không có ai là người tu hành hết, chỉ có sự tu hành, chỉ có tâm tu hành đang có mặt.
Ở đây không có ai đang bị phiền não mà chỉ có phiền não đang có mặt.
Nhớ nha:
Ở đây không có ai bị đau khổ hết, chỉ có sự đau khổ đang có mặt.
Đấy, nghe nó kỳ dữ lắm, người không có hành trì, không có học giáo lý, nghe cái đó rất là kỳ, nhưng mà lâu ngày nó quen, quí vị.
Cũng giống như là một người có kiến thức khoa học, họ nhìn cái vấn đề nó khác mình nhiều lắm; thí dụ như họ đang có mặt bên một con thác đổ ầm ầm ầm, bên trên là trời mưa tối tăm mịt mù, sấm chớp tùm lum hết, thì họ nhìn cái đó, họ nhìn con thác đổ ầm ầm, rồi núi rừng cây cỏ nghiêng ngã trong cái bão tố phong ba thì họ ngại thì có ngại đó nhưng mà cái nhận thức nó khác; còn cái anh mọi ở trong rừng thì ảnh nhìn cái đó ảnh nghĩ khác: ảnh tưởng là một đấng thần linh nào đó đang nổi giận trừng phạt ảnh tùm lum hết, thí dụ như vậy các vị thấy chưa? Chỉ là một suy nghĩ thôi. Khi mình hiểu nó là vấn đề gì đó, mình hiểu nó là cái gì đó thì mình hiểu khác, chúng ta tiếp tục là anh mọi hay chúng ta tiếp tục là một sinh viên?
Anh sinh viên ảnh nhìn thấy những hiện tượng thiên nhiên, dầu có sợ đi nữa, nhưng mà cái sợ của ảnh nó khác hẳn cái sợ của anh mọi trong rừng, nha. Kêu anh thanh niên mà quì lạy cái thác, cái con thác đó, dòng thác đó, kêu ảnh quì lạy cái tia chớp đó, kêu ảnh quì lạy núi rừng đang nghiêng ngã, quì lạy giữa cơn phong ba đó ảnh làm hỏng được tại vì đó là hiện tượng thiên nhiên bình thường, nha, bình thường. Chớ cái anh mọi là ảnh thấy cái gì mà lạ lạ là ảnh chỉ rung thôi, nha. Cái hiện tượng mà bái vật, là thờ cái này cái kia, totem, cũng đi ra từ cái chỗ là đứng trước thiên nhiên mà họ không biết được cái đó là cái gì cho nên họ mới thích, mới ghét, mới sợ, đấy.
Ở đây cũng vậy, chúng ta đi thờ phụng, chúng ta đi kiếm tìm một cái tôi, một cái cái bản ngã là bởi vì chúng ta không biết mình thật sự mình được cấu tạo ra làm sao hết. Từ đó chúng ta mới dán một cái nhãn, cái mark lên trên cái hình hài mấy chục ký lô này: trí thức nè, nào là đẹp người, nào là giàu sang, nào là quyền lực, nào là may mắn, blah blah blah blah… Trong khi đó, chúng ta chỉ nghĩ rằng đây là một khối tổng hợp của các duyên, mọi thứ thân và tâm ở đây nó đang vận hành theo cái sự điều động của các duyên, duyên đủ thì mọi thứ có mặt, mà duyên thiếu thì mọi thứ vắng mặt.
Tôi nói hoài hà, tiếng đàn không nằm trên ngón tay, tiếng đàn không nằm trên dây đàn, tiếng đàn không nằm trong thùng đàn, tiếng đàn không có nằm ở đâu hết, nhưng, khi mà cái ý muốn chơi đàn nó cộng với ngón tay, cộng với dây đàn, cộng với thùng đàn thì tự nhiên nó ra tiếng. Đó chính là vô ngã ở chỗ đó. Vốn dĩ không có tiếng đàn mà nó là cái kết quả có được từ sự tổng hợp từ sự gặp gỡ giữa các điều kiện.
Rồi ngọn lửa trong cái hộp quẹt cũng vậy, mình để cái hộp quẹt ở trong cái túi quần mình vô hại hỏng sao hết, bởi vì khi nào mà cái bánh xe quẹt, rồi cái viên đá lửa, cái gas mà nó không tương tác lẫn nhau thì khi đó không có lửa, nha. Khi nào ba cái thứ này nó tương tác với nhau một cách hợp lý thì bèn có lửa. Chớ còn trước đó lửa nó không có, nói nó không có cũng không đúng mà nói rằng nó có cũng không đúng, mà nó ở trong cái tình trạng chờ nhân duyên, chờ đủ điều kiện thì nó có mặt. Các vị nghe kịp không?
Uh, nhớ, nhớ ngọn lửa trong cái hộp quẹt và tiếng đàn trong cây đàn, nhớ hai cái hình ảnh này thì sẽ hiểu vô ngã là cái gì.
Vô ngã ở đây không phải là “nothing”, không phải là không có gì, mà là “nobody”, là không có ai hết. Nhớ cái đó, nothing khác và nobody khác, hai cái này khác nhau nhiều lắm. Chớ còn mà học ba mớ, mình tưởng vô ngã là nothing là sai, có chứ, nó có chứ, nó có kiểu đó, nó có cái kiểu đó, kiểu: tạm bợ, lắp ráp, do vô vàng điều kiện nhân duyên, môi trường, hoàn cảnh cộng ghép nên nó mới ra một cái gì đó, đấy, các vị có nghe kịp không?
Uh, rồi đó, mà một người không thấy được cái đó, không thấy được vạn hữu nó tồn tại theo cái cách thế đó, thì cái người đó không có cái cửa nào mà đắc chứng thánh quả hết. Bởi vì sao? Vì chuyện đó rất đổi căn bản, mà anh không có hiểu là đứa nào tu, hỏng có đứa nào tu hết, hỏng có đứa nào bất thiện hết, hỏng có đứa nào chứng đắc, vô đắc, vô sở đắc, vô sở chứng, không có cái gì để đắc và cũng không có ai đắc, không có gì để đắc, nha. Ở đây là một cái hành trình của các duyên, khi mà duyên đủ thì phiền não còn, mình còn sanh tử; khi mà mình có bát chánh đạo, bát chánh đạo là duyên hỗ trợ cho phiền não biến mất, mà phiền não biến mất thì cái duyên cho luân hồi cũng biến mất, chỉ vậy thôi.
Tôi kể hoài cái câu chuyện riết tôi nhục luôn, tôi kể bửa nay đếm lại là 3 ngàn 8 trăm lần rồi, là có cái anh đó ảnh đến ảnh gặp cái vị thiền sư, ảnh hỏi:
“Thầy ơi thầy, mình chết rồi mình đi về đâu hả thầy?
Thì ông thầy ổng nói, ổng hỏi cái câu đó ngay trong chánh điện, lúc đó trong chánh điện có cây nến, thì ông thầy ổng nói:
“Anh lên anh thổi cái cây nến đó đi”
Thì anh thanh niên lên thổi, thổi xong thì ông thầy ổng nói:
“Muốn biết ngọn lửa tắt rồi đi về đâu thì phải nhớ lại xem trước đây ngọn lửa từ đâu đến.”
Các vị có hiểu câu này không? Cái câu này nó sâu kinh dị lắm nhưng mà cái room này tôi giảng có ai hiểu hông? Ảnh hỏi thưa thầy chết rồi mình đi về đâu, thì ông thầy ổng không trả lời mà ổng chỉ kêu ông này lên thổi cây nến, xong rồi ổng mới nói thế này: Muốn biết ngọn lửa tắt rồi đi về đâu thì phải tìm hiểu xem ngọn lửa trước đây nó từ đã đâu đến. Khi có đủ duyên thì ngọn lửa có mặt trên cây nến. Khi duyên nó cạn rồi thì cây nến nó ra đi theo cái cách mà nó đã đến, đấy. Biết có hiểu hay không?…
Cho nên, một cái người mà không hiểu được cái đó, một người mà không hiểu được cái đó mà hỏi đắc chứng, đắc cái gì?
Nãy giờ tôi đã dùng vô lượng phương tiện, nha, tôi đã đem nào là tiếng đàn, nào là ngọn lửa, nào là cây nến, tôi nói cho các vị nghe về cái vô ngã, mà chừng đó mà quí vị không hiểu được thì thôi đành hẹn kiếp lai sinh, chờ có Phật Di lạc ra đời lúc đó mình có gặp được Ngài hay không? Rồi nhờ Ngài gõ cho mình mấy phát coi có ngộ được hay không?
22:29
Rồi tiếp theo là một tỳ kheo nào mà không thấy được niết bàn là an lạc thì cái người đó cũng không thể nào. Ở đây thế nào cũng có người nhảy dựng lên, các vị nói “Ủa niết bàn là chỉ có thánh mới thấy”, mà ở đây rõ ràng lại nói một phàm phu nào mà không thấy niết bàn là lạc thì đừng có hòng mà chứng thánh, nghĩa là sao ta? Nó như thế này nè:
Muốn hiểu chỗ này thì lật ngược cái kia lại là hiểu. Tôi không biết niết bàn là gì hết, nhưng mà do tôi biết rằng cái sự hiện hữu của cái này nè, nó quá sức khổ đi, cái tấm thân này nó là một cái hà giam, nó là một cái gánh nặng, nó là một cái chuỗi dài vô vị, tẻ nhạt. Khi mà tôi thấy được ba khía cạnh ở tấm thân này nè, tôi thấy nó rồi, thì chỉ cần mà tôi biết được có một cái sự vắng mặt vĩnh viễn của cái hiện hữu này, thì tôi biết ngay đó là hạnh phúc. Các vị có hiểu không?
Có rất nhiều người họ khó mà chấp nhận được cái cứu cánh niết bàn trong Phật Pháp, là vì sao? Là vì họ chưa chịu thấy được cái sự hiện hữu này là khổ, là gánh nặng. Khi họ chưa thấy nó là khổ, chưa thấy nó là gánh nặng, thì họ thấy cái sự biến mất của nó “thấy ghê, tự nhiên tu là biến mất tiêu”. Đó. Nhưng mà khi họ hiểu tới nơi tới chốn rằng cái sự hiện hữu này nó là vô ngã, vô thường, là tạm bợ, mong manh, là do các duyên, các điều kiện mà có, nó là gánh nặng, nó là nhà ngục, nó là cái sự giam hãm, tù đày, nó là cái sự tẻ nhạt, vô vị, vô nghĩa, vô ích, thì lúc mà họ hiểu nó tè le như vậy đó thì họ mới thấy cái sự vắng mặt của nó là một sự hạnh phúc. Đó hiểu niết bàn là hiểu như vậy đó.
Đấy, cũng giống như bây giờ, mình bị đau răng quá sức đau, mỏ mình sưng như cái mõm lợn vậy, đau quá đau đi, húp cháo cũng đau, thì lúc đó mình chỉ hiểu một điều đơn giản thôi “Ây da, bây giờ mà nó hết đau một phát là dứt khoát đó là hạnh phúc”. Mặc dầu bây giờ tôi không màng, tôi hỏng biết cái lúc hết đau nó ra làm sao tôi không màng, tôi chỉ biết rằng tôi đang ý thức rất rõ, cái răng của tôi, cái miệng của tôi nó đau quá đau, cái nướu, cái lợi của tôi nó đau quá đau, mủ đóng mủ, mủ xanh lè một cục thừ lừ ở trỏng vậy đó, đau quá sức đau, ăn cháo cũng đau nữa, ăn cái mềm mềm, ăn xoài chín cũng đau nữa, đau quá đau. Thì khi mà nó đau quá như vậy, thì tôi chỉ hiểu một cách rất đơn giản, tôi nghĩ một chuyện đơn giản: Hết đau là hạnh phúc.
Ở đây cũng vậy, khi mà mình ý thức được một cách rốt ráo, triệt để rằng sự có mặt này là khổ, thì khi đó mình thấy cái sự vắng mặt của tấm thân này là an lạc. Các vị hiểu chưa? Thấy niết bàn an lạc là thấy như vậy, chớ hỏng phải niết bàn ở đây nó chính là cái cứu cánh, nó là cái trạng thái mà bậc thánh chứng đắc. Hỏng phải. Mà niết bàn ở đây là vậy đó. Niết bàn chỉ có nghĩa là sự vắng mặt của những gì mà mình đang bị. Bởi vì niết bàn ở đây là trong cái trình độ của phàm phu, nhớ nha, niết bàn ở đây là trong cái trình độ của phàm phu, nhưng mà nó là đúng.
25:38
Như Ngài đệ nhất tài lộc trong room có nhớ không, vị đệ nhất tài lộc, đệ tử Phật nhớ không ta? Ngài Sivali ngày xưa, kiếp xưa rất xưa, có một kiếp Ngài làm ông vua, mẹ của Ngài kiếp đó là thái hậu. Hai mẹ con tấn công hãm thành bao vây một ngôi thành đông đúc dân cư. Bao vây có nghĩa là nội bất xuất, ngoại bất nhập, bao vây như vậy, các vị biết mà, một ngôi thành mà bị bao vây như vậy đó, cấm ra, cấm vào đời sống trong đó nó khó khăn ghê lắm.
Các vị tưởng tượng nếu bây giờ các vị đang ở Saigon, mà ở trong cái Quận 3 đó, mà trong vòng mấy ngày trời mà không được ra khỏi Quận 3, các vị quẩn chân điên luôn. Có cái lệnh nào tôi hỏng biết, lệnh của chánh phủ hay là vấn đề chiến tranh, hay là vấn đề xã hội, v v… tôi hỏng biết, tôi chỉ biết là vì một lý do nào đó mà các vị không ra khỏi Quận 3 trong suốt một tuần là khó chịu lắm. Dĩ nhiên có nhiều người họ thấy ok, nhưng mà rất nhiều người họ chịu cái đó hỏng được. Chẳng thà đừng cấm họ, để mọi sự tự nhiên thì có khi cả tháng họ không thêm ra khỏi Quận 3, cái chuyện đó bình thường. Nhưng một khi họ biết được rằng mình bây giờ có muốn cũng không ra khỏi Quận 3, Quận 1, Quận 5, Quận 10, là mình điên luôn, nó khó chịu lắm.
Ở đây cũng vậy, hai mẹ con vây thành, hãm thành, bao vây thành không cho ai ra vào hết, một ngôi thành của đối phương, của nước láng giềng. Thì đến cái ngày thứ bảy, thì bắt đầu họ thấy cái dấu hiệu dân chúng nó rã rời, hai mẹ con cũng hơi chạnh lòng, mới bàn với nhau, nói thôi mình dằn mặt nó đủ rồi, giờ thôi rút quân. Thì dĩ nhiên trong lúc đó có rất nhiều người bịnh, họ cần ra khỏi thành để mà họ chửa bịnh, họ đi hỏng được. Có rất là nhiều người lúc đó họ phải chết vì cái sự mỏi mòn, trông đợi, nhớ thương một người nào đó bên ngoài, rồi họ tuổi già sức yếu, họ cũng không biết cái ngày nào mà được đi lại dễ dàng, họ trông đợi mỏi mòn họ chết. Nói chung, trong một tuần lễ mà vây hãm đó, có rất nhiều người đã đau khổ cực kỳ vì cái chuyện vây hãm đó.
Chỉ vì bao vây có bảy ngày đó, mà hai mẹ con của bà thái hậu, tức là tiền thân của mẹ con Ngài Sivali, chết rồi đi thẳng xuống địa ngục, từ đó không biết là mấy trăm ngàn năm ở dưới, tới hồi mà trồi lên làm người là cứ quởn quởn bị người ta nhốt, rảnh rảnh bị người ta giam, rồi quởn quởn bị người ta nhốt cũng hơi nhiều. Hể mỗi lần rãnh rãnh vậy đó, mà thả ra, Ngài chạy đi làm phước, thì cái hạnh tài lộc mà, ngộ lắm, khi mình nguyện cái hạnh nào rồi là mình cứ đẻ ra là mình tự động, mình theo quán tính mình trau dồi cái hạnh đó.
Cũng giống như Ngài Anuruddha, là đệ nhất về thiên nhãn, kể từ lúc Ngài nguyện cái hạnh đó xong, ngộ lắm, sanh ra đời Ngài đi đến nơi nào Ngài quan tâm chuyện đầu tiên là ánh sáng, điện nước hay gì đó hỏng biết, nhưng đầu tiên phải là điện thắp sáng, ngộ lắm. Vô chùa Ngài cũng kiếm, Ngài để ý coi điện đóm chùa nó ra làm sao, vô cái xóm nghèo thì cũng để ý coi điện đóm, ánh sáng nó ra làm sao, tới thăm một người nghèo, Ngài cũng coi điện đóm, ánh sáng nó ra làm sao, kỳ cục lắm, Ngài quan tâm tới cái đó. Lúc nào Ngài cũng ở trong cái tình trạng quan tâm đến điều kiện ánh sáng sinh hoạt cho người khác.
Ngài Sivali cũng vậy, trong suốt một thời gian dài tù đày giam hãm, Ngài cứ rãnh rãnh là đi làm phước, cho nên kiếp chót sanh ra, do cái nghiệp mà hồi xưa vây hãm thành, cho nên bây giờ là hai mẹ con bị một cái khổ giàn trời mây. Bà mẹ của Ngài là nàng Suppavāsā, nàng mang thai 7 năm 7 tháng mới bắt đầu chuyển dạ, mà các vị tưởng tượng cái bụng của mình mà tới tháng thứ bảy là bắt đầu nó lặt lè, nó nặng lắm, mà hể cái bụng nặng thì nó mỏi cái lưng. Trong room biết cái chuyện đó không ta? Á lô, bụng nặng thì mỏi cái lưng, ở đây có ai học chút đỉnh về sinh vật chắc hiểu cái này mà, cái cấu trúc của cơ thể mình bụng nặng thì mỏi cái lưng, mà người ta gồng khoảng chừng 2 tháng thôi, tức là từ tháng thứ 7 tới tháng thứ 9 là người ta đã è cái cổ người ta rồi, còn bà, bà cõng cái bầu đó 7 năm 7 tháng, các vị tưởng tượng cái số lẻ của bà nó muốn bằng cái số chẵn của người ta rồi.
Người ta là 9 tháng 10 ngày, còn bà quất một phát là 7 năm 7 tháng, cái lẻ của bà gần bằng cái chẵn của người ta. Đau lắm. Qua 7 năm 7 tháng, bà bắt đầu chuyển, người ta chuyển trong vòng một buổi thôi, nhiều lắm là một ngày, thí dụ như là sáng chuyển trưa đẻ, trưa chuyển chiều đẻ hoặc trễ lắm là chuyển hôm qua nay đẻ; hoặc có nhiều người họ chuyển dạ mà đẻ hụt, đau quá đau quá anh ơi, cái chở vô bịnh viện nó hỏng chịu, tắt, chở về, chở về ít bửa đau quá đau quá anh ơi, chở vô, tắt, rồi chở về, nhiều lắm một, hai tăng vậy thôi.
Còn đằng này, Ngài triền miên khói lửa suốt một tuần như vậy, cứ chuyển chuyển chuyển mà nó hỏng chịu ra. Tới cái ngày thứ bảy là coi như mỏi mòn rồi đó, thì lúc đó cha của Ngài là một vị vương tôn, vào lạy Phật. Phật mới hỏi: “Suppavāsā có an lạc không?” thì ổng mới thưa thiệt: “Dạ, nàng mang thai lâu quá, một tuần lễ nay là coi như chỉ có rửa mặt bằng nước mắt, đau quá”, thì Đức Phật Ngài xét thấy cái nghiệp ác của hai mẹ con bửa nay nó đã mãn rồi. Ngài mới nói một câu mà một nửa giống như chúc phúc, một nửa giống như chú nguyện, Ngài nói: “Mong cho mẹ con họ được vuông tròn, đừng có khổ nữa”. Khi mà ở chùa Ngài nói như vậy thì lập tức ở nhà là bà sanh Ngài Sivali ra liền, khỏe mạnh, kháo khỉnh, bụ bẩm, cực kỳ dễ thương. Người ta tu 100 ngàn đại kiếp, thời gian tương đương Ngài Ca diếp, Anan mà làm sao mà dỏm được nhưng mà tại cái nghiệp nó đày chơi mấy năm cho biết mặt vậy thôi.
Thì cái chuyện nãy giờ tôi kể mới là cái chuyện rìa thôi. Bây giờ mới là cái chuyện gốc, trong thời gian mà nàng đau quá đó, nàng Suppavāsā lúc mà đau đẻ, đau quá, thì nàng có niệm như thế này, nàng có niệm 3 câu kinh mà do nàng nghĩ ra, mà một phần là nàng nghĩ ra, một phần là do nàng nghe pháp. Cộng lại thành ra 3 cái câu kinh, mà mỗi lần nàng niệm thì nàng bớt đau:
1- Thế tôn là người không còn đau đớn kiểu này nữa và Ngài đã dạy cái pháp hướng dẫn cho người ta không còn đau đớn như vầy nữa.
2- Chánh pháp của Thế tôn có hiệu năng giúp cho người hành trì không có bị đau đớn như vầy nữa.
3- Và tăng chúng đệ tử của Thế tôn là người đã và đang hành trì để không có bị đau khổ như vầy nữa.
Trong cơn đau đớn nàng niệm như vậy đó. Mà niệm như vậy có nghĩa là niệm ân đức tam bảo kết hợp với niết bàn. Niệm niết bàn là niệm như vậy đó.
Mỗi khi mà mình ngồi thẳng lưng thế này lên, mình chỉ ghi nhận: Khi mà đã viên tịch niết bàn, không còn phải trãi qua cái sự cố gắng như vầy nữa, không còn cần thiết phải mỏi lưng, phải tê buốt, ê ẩm như thế này nữa. Cái đó gọi là niệm niết bàn. Khi mà đã viên tịch niết bàn thì không còn phải vật lộn với phiền não như thế này, không còn bị khổ thân khổ tâm như thế này nữa. Đó là niệm niết bàn.
Thì nàng ở đây cũng nghĩ như vậy, nàng niệm rằng Thế tôn là vị đã hành trì cái con đường tu hành mà dẫn đến sự chấm dứt cái khổ như thế này nè. Chánh pháp mà Thế tôn giảng dạy có hiệu năng chấm dứt đau khổ như thế này nè. Và tăng chúng đệ tử của Thế tôn là những người đã và đang hành trì để mà chấm dứt cái khổ như thế này nè. Thì mỗi lần đau quá, đâu có biết kêu cha, kêu mẹ gì được, chỉ có cái chiêu đó là nàng bớt đau.
Bài kinh này rất là quan trọng, vô cùng và vô cùng quan trọng. Và cái bài kinh mà kể về chuyện mẹ con của Ngài tôi cũng sẽ cắt khúc, cắt khúc cái chỗ đó, chỗ ba câu nguyện, tôi đem vào trong Thiền môn nhật tụng Kalama để mai này bà con mà làm biếng xem kinh sách, hoặc là tuổi già mắt kém không thể đọc bộ này bộ kia, thì cứ khiêng cái quyển này về, là cứ đọc tới đọc lui thì có ngu bằng trời thì đọc 10 lần nó cũng hiểu. Và đặc biệt trong đó chúng tôi dùng, sử dụng cái bản dịch của Hòa thượng Minh Châu, trong trường hợp cần thiết chúng tôi có ghi chú footnote tí ti cho bà con biết: Ừ cái chỗ này chú giải chánh tạng giải thích vầy nè, rồi xong. Bà con ai mà nghĩ chúng tôi là phủ nhận công lao tiền bối thì đi chết đi, chúng tôi vẫn tôn thờ, tôn trọng bản dịch của tiền bối, ok? Có cái hay là bản dịch của Ngài Minh Châu có một cái là một ngàn năm nữa mới tìm ra được một dịch giả như vậy, đó là Ngài dịch mà Ngài giữ được cái ngôn phong, cái ngữ khí, cái phong cách, cái ngữ điệu của một bậc thánh. Có nhiều cái mình thấy có những cái câu mà Ngài hạ bút xuống nó không giống tiếng Việt, nhưng mà nó giữ lại được cái hồn xưa, cái hồn cổ phong của lời Phật xưa hai mươi mấy thế kỷ trước, dầu ngày ấy Thế tôn đã nói bằng ngôn ngữ Ma kiệt đà, không phải tiếng Việt, dầu ngày ấy cái cấu trúc của ngôn ngữ Ma kiệt đà không hề giống với tiếng Việt hôm nay. Ấy thế nhưng mà đọc cái bản dịch của Ngài Minh Châu, mình vẫn nghe nó đồng vọng lời xưa của Phật, mình vẫn nghe phảng phất, váng vất ở đâu đó cái không khí của một phương trời cổ Ấn mấy ngàn năm trước. Đây chính là cái lý do mà hôm nay chúng ta phải sử dụng cái bản dịch của Ngài trong cái quyển Thiền môn nhật tụng Kalama.
Rồi chúng ta học xong cái bài kinh 101.
36:16
Bây giờ chúng ta học qua kinh 102, cái kinh này nó hay quá, bây giờ phải bắt đầu sao ta?
Đức Phật Ngài dạy rằng là cái con đường để đi ra khỏi cái rừng sanh tử có nhiều ngả lắm, các vị biết khu rừng mà, các vị lấy cái tờ giấy để trước mặt các vị, tôi giả định cái tờ giấy đó là cái khu rừng đi, rừng này nó có nhiều cái ngả để đi ra. Đây, tờ giấy vuông hay chữ nhật, 360 độ của hình học của một hình tròn, mình giả định khu rừng đó hình gì hỏng cần biết, nhưng mà cái lối ra là suốt 360 độ, ở góc cạnh nào mình cũng có thể đi ra.
* Thì tùy căn duyên của chúng sanh ở đời, có người thì họ quán chiếu cái đặc tướng vô thường của đời sống, của vạn hữu, họ thấy mọi thứ không bền, họ chỉ tập trung họ thấy cái đó thôi, mọi thứ không bền là họ buông bỏ tất cả, họ chỉ cần họ thấy mọi thứ không bền, họ thấy tự nhiên họ không còn gì để thích, để ghét thế giới này nữa.
* Và có người cũng do căn duyên mà họ nhìn, họ không quan sát trên khía cạnh vô thường mà họ thấy trên khía cạnh đau khổ. Họ nhìn đâu họ cũng thấy thế giới này khổ nạn hết.
Và chúng ta cũng biết rồi, tất cả chúng sanh trong đời này khi mà tu tập bốn niệm xứ, cái căn tánh chúng ta là cái người như thế nào không biết, cái đó là một chuyện khác, nhưng mà khi chúng ta bắt tay vào tu tập tứ niệm xứ, tất cả hành giả đều nằm gọn trong 3 trường hợp sau đây:
1- Là hành giả mạnh về đức tin, mạnh về niềm tin.
2- Là hành giả mạnh về cái định, khả năng định tâm.
3- Là hành giả mạnh về trí tuệ.
Niềm tin, thiền định và trí tuệ, nhớ nha.
Nếu mà chúng ta có là hạng gì đi nữa, tôi không thèm nói, tôi chỉ nói rằng khi mà các vị là hành giả, thì tự nhiên các vị lọt vô một trong ba cái này: Đức tin mạnh nhất hay là trí tuệ mạnh nhất, hay định tâm tốt nhất, bắt buộc.
Thì cái người mà có đức tin mạnh nhất, khi mà họ tu tập tứ niệm xứ, họ cũng đi đứng nằm ngồi trong chánh niệm, làm gì biết nấy, y chang mấy hành giả khác. Nhưng mà ngộ lắm, cái người mạnh nhiều về đức tin thì họ sẽ đặc biệt họ tâm đắc với cái khía cạnh vô thường, nhớ nha.
* Niềm tin nhiều thì sẽ tâm đắc khía cạnh vô thường.
* Định nhiều thì sẽ tâm đắc khía cạnh khổ.
* Trí nhiều thì sẽ tâm đắc khía cạnh vô ngã.
Khi chứng đạo thì cùng lúc thấy cả 3 tướng trên. Có hiểu cái đó không ta? Tức là trong lúc đang tu hành, đang tu chưa chứng cái gì hết thì mỗi người tâm đắc một kiểu, nhưng mà ngay cái giây phút chứng đạo thì cùng một lúc thấy cả 3:
thấy được rằng đó là mẹ mình,
thấy đó là dâu của ông nội,
và đó là con gái của ông ngoại,
và đó là vợ của ba.
Tôi nói có hiểu không ta? Hiểu không?
Có nghĩa khi đang tu thì mình thấy:
đó là má của mình,
đó là vợ của ba mình.
Thấy 1 trong 2 cái đó thôi:
đây là má của mình,
hoặc đây là vợ của ba mình,
hoặc đây là con gái của bà ngoại mình, thí dụ như vậy.
Thì lúc mình tu mình thấy 1 cái đó, nhưng mà ngay cái lúc mà mình đắc, tự nhiên mình thấy hết, mình thấy cái bà này nè:
bả là má của mình,
là vợ của ba mình,
là con gái của bà ngoại,
là con dâu của bà nội mình.
Trong room có hiểu cái đó không ta? Khổ thiệt chứ. Cái room này tôi nghĩ toàn là mấy cái người lớn tuổi không, trong room này mà nói dưới 80 là tôi nghĩ hỏng có đâu, phải 80 trở lên mới chậm dữ thần vầy nè. Thương quá. Quá chậm. Có nghĩa là khi mình tu thì coi như mình tâm đắc cái gì đó, nhưng mà khi mình đắc thì mình thấy nguyên một nùi luôn, nha.
Cũng giống như khi mình đi trong rừng đi ra, tôi thì tôi khoái suối, tôi khoái men men theo mấy con suối, con đường nào có suối tôi khoái đi. Còn quí vị thì quí vị lại khoái xóm làng, trong rừng đi ra quí vị thấy cái chỗ nào có làng, có người thì quí vị khoái. Còn ông kia khoái săn bắn, ổng kiếm chỗ nào có thú rừng nhiều, ổng vừa đi ra mà ổng vừa đi săn luôn. Thí dụ như vậy. Nhưng mà cuối cùng, khi mà ra khỏi rừng thì tụi mình giống nhau, giống nhau ở điểm là đều ra khỏi khu rừng không còn bị lạc nữa. Hiểu không?
Bài kinh này trước hết nói về cái vô thường. Một hành giả mà tâm đắc với cái khía cạnh vô thường của vạn hữu, của vạn pháp thì là họ phải luôn luôn sống ở trong những ý niệm sau đây:
43:17
Thứ nhứt là cái gì? Đó, cái chỗ này mới mệt nè, cái thứ nhứt là cái gì ta?
Có một cái câu nếu mà tôi không giải thích quí vị không có hiểu: “Thấy được sáu lợi ích này, này các Tỷ-kheo, thật là vừa đủ để vị Tỷ-kheo làm cho an trú vô thường tưởng”, cái câu này nếu mà mình dịch lại là: “Đây là sáu cái lợi ích của người quán niệm vô thường”. Nhưng câu này khó hiểu nè: “không có hạn chế trong tất cả các hành” có nghĩa là gì ta? Cái câu đó rất là quan trọng, “không có hạn chế trong tất cả các hành” là sao? Ở trong đây để là anodhiṃ karitvā tức là ‘‘ettakāva saṅkhārā aniccā, na ito pare’’ti, có nghĩa là sao?
Hồi nãy đầu buổi giảng tôi có nói chỗ này, có nhiều người cái miệng của họ nói là “Mọi thứ là vô thường, mọi thứ là phù du, mọi thứ là sương khói, mọi thứ là hư ảo.” Đúng. Nhưng mà cái chữ Ngài Minh Châu dịch là “không có hạn chế trong tất cả các hành”, chỗ này nếu mình dịch nôm na, mà dựa theo bản chú giải nha, thì như thế này “Ở đây vị tỳ kheo khi mà tu tập quán niệm khía cạnh vô thường của vạn hữu thì không có khoanh vùng để mà mê đắm trong đó.” Chữ đó có nghĩa là vậy đó.
“Không có hạn chế trong tất cả các hành” ở đây có nghĩa là không có khoanh vùng là sao ta? Tức là cái gì mình thích thì mình cũng mong đợi nó trường cửu, còn cái nào ngoài ra cái mình thích, bởi trong chú giải có ghi rõ nè, có một mớ trong đó, ở trong đây chú giải ghi rất là rõ “ettakāva saṅkhārā aniccā”: có một mớ trong đó là vô thường thôi; “na ito pare ti”: còn cái phần còn lại là nó ok.
Cũng giống như tôi nói cái này là nó đụng chạm chết luôn mà tôi phải nói. Có rất là nhiều bà con cũng biết đời là danh lợi, tình cảm, quyền lực là vô ngã, vô thường, nhưng mà họ cũng trông đợi là có một cái tôi thường hằng vĩnh cửu ở trên cái cõi Tây phương cực lạc, nghe nói về đó là Cửu phẩm liên hoa, nghe nói về đó là chúng sanh không có giới hạn tuổi tác, mà trên đó là đời đời sống tu hành bên cạnh Chư Phật, Bồ tát, Thánh chúng,… Thì như vậy, cái đó gọi là khoanh vùng.
Lẽ ra là trong cái nhận thức của một hành giả quán chiếu tứ niệm xứ, thì bất cứ một hiện hữu nào trên đời đều phải được buông bỏ, đều phải được nhàm chán, còn đằng này chúng ta khoanh vùng, khôn lắm. Cho nên mới có trường hợp cũng cạo đầu, cũng đắp y, cũng nghiên cứu kinh điển, cũng uyên thâm vậy, nhưng mà có khoanh vùng, có nghĩa là còn chừa lại một số cái để mà đam mê thích thú trong đó. Trong room có hiểu cái này không ta? Có hiểu cái này không? Có nghĩa là mình luôn luôn nói là vô nghĩa vô thường nhưng mà mình vẫn còn khoanh vùng, cái chữ gọi là nodhiṃ karoti có nghĩa là khoanh vùng.
Bây giờ nói huỵch toẹt ra mấy phật tử trong room mình đi, mấy ông của mình đó, nói vô thường tùm lum, nhưng mấy ổng không có cách nào mà mấy ổng quán vô thường trên cái chiếc mô tô của ổng được, ổng mê mô tô quá. Chàng mà tót lên con chiến mã bằng sắt, đội mũ bảo hiểm lên, là chàng phi ra xa lộ và trở thành người hùng tốc độ. Chàng lén bà xã đi rong ruổi, đi phượt với bạn bè, rồi nhiều khi trong đoàn có những giai nhân, rồi cơm chiên cá mặn, oh, chim sa cá lặn gì trong đoàn, đại khái vậy, vui vẻ biết bao nhiêu. Bởi vì cái gì vô thường nhưng mà riêng cái khoảng mà chiếc mô tô của chàng là chàng bỏ nó ra, tức là khoanh vùng, khi mà quán niệm vô thường.
Còn nàng thì sao? Nàng cũng đi chùa, nàng cũng hành thiền, nàng đi Miến điện, nàng đi Pa Auk, nàng đi Shwe Oo Min, nàng đi U Pandita. Chứ nàng về tới nơi cái tủ quần là, áo lụa của nàng, cái tủ mà giầy dép, xách tay, bóp đầm của nàng thì nó không có vô thường. Bởi vì nói cái gì vô thường nhưng mà cái tủ này là tủ đồ ruột của nàng mà, làm sao nó vô thường được. Cho nên nàng tiếp tục sắm và vẫn nàng tiếp tục hạnh phúc, vẫn tiếp tục hưởng thụ, vẫn tiếp tục sử dụng nó bằng tất cả niềm đam mê, tín nhiệm và tin cậy. Hiểu không? Đấy, cái đó gọi là khoanh vùng.
Nhưng mà riêng một cái người mà quán niệm vô thường mà tới nơi tới chốn không có khoanh vùng như vậy.
Cũng giống như rải tâm từ mà có khoanh vùng là sao? Là nguyện cho tất cả chúng sanh đều được an vui, không oan trái lẫn nhau, không bị sầu muộn, không bị sợ hải, mở ngoặc đơn (ngoại trừ ra cái thằng khốn nạn mà mình hỏng ưa nó). Hiểu không? Các vị hiểu cái đó không? Khoanh vùng là vậy. Tức là rải tâm từ là mình rải coi như từa lưa hết, đứa nào cũng được ân triêm công đức hết, nhưng mà cái thằng đó dứt khoát là nó không thể nào nó lọt vô trong cái lưới từ bi của mình được, ghét quá ghét. Làm sao mà mình rải được thằng đó? Cho nên ai cũng được an lạc, trừ ra thằng đó; ai cũng được hạnh phúc, trừ ra con nhỏ đó. Thì đó là rải tâm từ có khoanh vùng.
Quán niệm vô thường cũng vậy, mình thấy mọi thứ là vô thường: “Các pháp hữu-vi thật không bền vững, có tánh sanh diệt là thường, khi sanh rồi diệt, diệt rồi sanh, nên thường hay có sự khổ-não”, mình đọc nghe đã lắm, nhưng mà trong đáy sâu tâm thức của mình, mình vẫn lấy cái bút chì đỏ mình khoanh một vùng. Không phải là mình ngu gì mà mình tin vĩnh cửu, nhưng mà mình không muốn nhắc đến nó trong cái danh mục vô thường. Biết trong room có hiểu không ta? Có hiểu cái này không?
Mình không có ngu gì mà mình cho rằng nó trường cửu, nhưng ta cũng không dại gì mà đưa nó vào cái danh sách của những thứ phù du. Đó, cái này tôi muốn ghi mà tôi làm biếng quá đi: Ta không ngu gì mà cho rằng nó trường cửu, nhưng ta cũng không có dại gì mà đưa nó vào danh sách của những thứ vô thường. Ta để nó qua một bên riêng để ngó chơi vậy đó, bởi vì nó với ta 2 đứa biết nhau thôi. Cái dó là món ruột của ta mà. Cái gì cũng vô thường hết, nhưng mà cái món ta thích khỏi kể. “Cái này Thầy Đề khỏi ghi, Quan Huyện nhớ được rồi”. Các vị có biết cái đó không? Thầy Đề không cần phải ghi cái này, Quan Huyện nhớ là được rồi.
Trong khi đó một hành giả mà tu tập tới nơi tới chốn, thì tất thảy đều phải vô ở trong cái danh mục hết. Tất cả những thiện ác, buồn vui, tất cả những gì thuộc về thân, thuộc về tâm, tất cả những gì thuộc về nhân, thuộc về quả, tất cả những gì có mặt trong cái cõi thiên địa ngũ thú lục đạo này, tất cả những gì mà do duyên sanh, do duyên diệt, tất cả đều nằm gọn ở trong cái dòng chảy vô thường, biến diệt liên tục và thường trực. Cho nên không có khoanh vùng là như vậy đó, còn mình là chuyên gia khoanh vùng. Anodhiṃ karitvā là như vậy, không có khoanh vùng.
50:39
Cái này nếu không có đọc cái bản kinh Pali mà hiểu được tôi chết liền, hiểu chết liền. Cái chỗ này nè, đó: “Thấy được sáu lợi ích, này các Tỷ-kheo, thật là vừa đủ để vị Tỷ-kheo làm cho an trú tưởng vô thường, không có hạn chế trong tất cả hành”. “Không có hạn chế” là không có khoanh vùng. Thế nào là sáu?
1. Thứ nhứt, cái này mà đọc bản tiếng Việt là cũng điếc con rái đó, bản tiếng Việt để như thế này,… Cái câu đầu tiên rất là hay, cái câu thứ nhứt tôi đành phải dịch lại bằng cái bản dịch mới của tôi, Sabbasaṅkhārā ca me anavatthitā khāyissanti:
* Những gì mà tôi đang gặp gỡ, tiếp xúc, đang biết đến và đang sống trong đó gọi là Sabbasaṅkhārā.
* anavatthitā: tất cả đều là mong manh,
* khāyissanti: chắn chắn sẽ có lúc kết thúc,
Ở đây kêu là các hành, là pháp hữu vi, nhưng mà nói bằng cái ngôn ngữ của người mà không biết gì hết thì mình nói như vậy, những gì mà tôi đang sống trong đó, tôi đang tiếp xúc, đang gặp gỡ, đang thích, đang ghét, tất cả những gì mà tôi đang nhận biết, đang sống trong đó, vạn vật mà tôi được biết, tất cả đều rồi sẽ kết thúc. Có hiểu cái đó không? Rất là quan trọng, luôn luôn sống trong tâm niệm như vậy.
Tất cả những gì mà tôi đang sống trong đó, tôi đang sống bên cạnh nó, trong nó, ngoài nó, tôi đang biết tới nó, tôi đang cảm nhận, tôi đang cảm giác, tất cả cái đó đều đang kết thúc, đều sẽ kết thúc sạch sẽ. Cái gì do nhân duyên có đều phải kết thúc. Mọi thứ đều là mong manh và mọi thứ đều phải kết thúc hết. Cái chữ anavatthitā là out steady, là không bền. Các hành là vô thường, là mong manh, tất cả đều phải có lúc kết thúc.
53:14
2. Cái thứ hai nữa đó là cái vị đó quán chiếu sabbaloke ca me mano nābhiramissati, có nghĩa là tôi sẽ không để cái tâm của tôi thích thú trong bất cứ cái gì thuộc về thế giới này. Nói nguyên văn thì nghe là như vậy, nhưng đối với hành giả thì không cần. Tôi nói lại nha, giải thích cái trạng thái như vậy thôi, cái ý nghĩa, cái tinh thần như vậy thôi, chứ còn hành giả tứ niệm xứ họ không có phải đi thuộc lòng nguyên cái đoạn này để họ đọc như con két, hỏng phải, nhớ nha, hỏng phải nghe cái kinh này rồi cái học thuộc lòng đoạn này rồi cái đọc như con két vậy, là hỏng phải. Đọc “Các hành là vô thường, sớm muộn gì cũng biến mất, tôi sẽ không để tâm tôi đam mê trong bất cứ cái gì” thì hỏng phải, mà đây là cái tinh thần mà vị hành giả phải luôn ghi nhớ:
1/ Mọi thứ đều là mong manh vô thường, sớm muộn gì cũng đội nón mà đi: Sabbasaṅkhārā ca me anavatthitā khāyissanti.
2/ sabbaloke ca me mano nābhiramissati: Tôi sẽ không có đam mê trong bất cứ cái gì của vạn vật này, vì trước sau nó cũng biến mất.
Các vị biết cái này các vị mới thấy khiếp. Thứ nhứt, có một bài báo ở nước ngoài, họ viết như thế này: 100 ngàn năm nữa thì cái dấu vết của nền văn minh hôm nay, nó sẽ còn lại cái gì? Nó chỉ còn lại trên những cái gì mà nó bằng đá, bằng những kim loại kiểu như platinum, hay là titanium, chứ còn stainless steel là thép, inox chưa chắc còn. Lúc đó chỉ còn có platinum, còn lại trong cái titanium, còn lại trên đá, may ra. Các vị tưởng tượng, với một cái nền văn minh phải nói là hoành tráng như thế này mà 100 ngàn năm nữa đó, không có ai phá hoại hết, tự nhiên, bởi vì cái tuổi thọ của các thứ vật chất, các chất liệu nó làm sao mà nó trụ nổi 100 ngàn năm, quí vị?
55:42
55:42
Mà sẵn đây tôi nhắc lại cho quí vị một chuyện, đó là cái 100 ngàn năm đó so với tuổi thọ của một con người thì nó nhiều thiệt, nhiều hơn một ngàn lần, nhưng mà trong cái thời gian của vũ trụ, thời gian của trái đất, thời gian của các lớp trầm tích, của các mẫu hóa thạch, thì cái 100 ngàn năm đó chỉ là một giây đồng hồ thôi, quí vị biết không? Mà trong một giây đồng hồ đó của vũ trụ thì toàn bộ cái dấu vết văn minh của chúng ta hôm nay cơ hồ không còn là bao nhiêu hết. Mất sạch. Chỉ còn lại những cái gì đó mà được cấu tạo, được đúc lên từ titanium, platinum, hoặc là bằng vàng, thí dụ như vậy, những thứ vật chất đặc biệt như vậy.
Cho nên mọi thứ là vậy. Mọi thứ sẽ lần lượt đội nón mà đi và từ đó nó dẫn đến một cái nhận thức, đó là khi hiểu như vậy tôi sẽ không có thích bất cứ cái gì hết, bởi vì tất cả những cái đầu tư của tôi hôm nay rồi thì sao? “Nhất khoảnh điền thiên niên vạn chủ”, một miếng đất trãi qua ngàn năm thì qua tay biết bao nhiêu đời chủ, các vị biết không? Biết bao nhiêu. Cái ngôi nhà mà quí vị đang ngồi nghe giảng nè, cái ngôi nhà này 50 năm trước, 80 năm trước, 100 năm trước, nó thuộc về chủ quyền của ai? Và 100 năm nữa, cái ngôi nhà mà quí vị đang ngồi, nếu quí vị đang ở Saigon thì 100 năm nữa biết đâu nó nằm trong cái khu vực giải tỏa, qui hoạch gì đó, nó trở thành lộ, hoặc maybe nó trở thành sông, nó trở thành kênh rạch hoặc có thể nó sẽ nằm hẳn dưới nước. Bởi vì ai cũng biết Saigon là một trong những khu đô thị mà có cái độ cao là ít nhứt trên thế giới. Bangkok của Thái, Venice của Ý rồi Saigon của Việt nam là một trong những đô thị mà có khả năng bị chìm trong nước cao nhất. Có nghĩa là Saigon bây giờ nếu mà trong vòng vài trăm năm nữa thì nó chỉ là một vùng đầm lầy thôi, và có thể nó càng lúc càng lún sâu, sâu, sâu xuống nữa.
Cho nên những đầu tư của chúng ta bây giờ, nếu chúng ta có một cái nhìn mà nó hơi khoa học, chớ không cần thần thông gì mệt lắm, cái nhìn hơi khoa học một tí, là những cái thứ đầu tư nó bạc lắm. Còn quí vị nói, quí vị dành cho con hả? Đi chết đi. Con quí vị là ai, hả? Gái thì nó đi lấy chồng, trai thì nó lấy vợ. Đời một, đời hai nó còn nhớ quí vị là ai, chớ đến cái đời cháu nội là bắt đầu nó phôi pha, nó nhạt nhòa. Đến đời cháu cố, cháu sơ là quí vị trở thành ra là người tiền sử rồi. Chưa kể trường hợp có những gia tộc mà nó đơn truyền, còn chết nữa. Biết đơn truyền không? Đơn truyền có nghĩa là chỉ có một đứa con trai nối dõi thôi, mà nó bị trục trặc cái gì đó, do thực phẩm, do sinh hoạt, do ô nhiễm gì đó, mà nó tịt ngòi nó hỏng thèm truyền nữa thì coi như xong. Nó đã đơn truyền rồi, mà coi như là đến đời nó là tuyệt nọc, đơn truyền dễ dẫn tới tuyệt nọc lắm. Là coi như kết thúc. Nhớ cái đó nha, cái đó rất là quan trọng.
58:58
1. Cho nên ở đây cái vị hành giả đầu tiên là phải thấy rằng mọi thứ là mong manh, vô thường, rồi sẽ đội nón đi sạch.
2. Cái thứ hai tôi sẽ không để cái tâm của tôi thích thú trong bất cứ cái gì.
3. Rồi cái thứ ba là sabbalokā ca me mano vuṭṭhahissati: cái câu này có nghĩa là ngay trong hình hài này, cái tâm tư của tôi cũng nằm ngoài thế giới này rồi, ngay trong cái hình hài này thì tâm tư của tôi đã nằm ngoài cái cõi đời này rồi.
Nằm ngoài đây có nghĩa là tôi không có bị vướng kẹt trong cái thích và ghét nữa, vuṭṭhahissati là đi ra khỏi, là xuất ly.
Ngay trong cái hình hài này thì cái tâm thức của tôi, cái tâm tư của tôi, tâm tư, tình cảm của tôi đã không thuộc về thế giới này nữa. Cái chữ vuṭṭhahissati dịch là không thuộc về thế giới này nữa, có nghĩa nó đã đi ra khỏi.
Cái tâm thức nhận thức này rất là quan trọng. Buổi đầu có thể là tự kỷ ám thị, nhưng mà lâu ngày, nếu mà thường xuyên tâm niệm thì lâu ngày sẽ có lúc mình trở thành người phương ngoại, các vị biết không? Tức là người cõi ngoài, chớ hỏng phải cõi trên, người cõi trên là hết xài, người cõi ngoài là ok. Có nghĩa là ngay từ phút này tôi đã không thuộc về thế giới này, không thuộc về có nghĩa là tôi không bị vướng kẹt trong đó nữa, tôi không có vì cái gì đó trong cái cuộc đời mà tôi khổ tâm, không vì cái gì đó trong cuộc đời này mà tôi luyến tiếc, tôi đam mê.
Tôi đã nói với bà con rất là nhiều lần có 3 kiểu chết, bà con còn nhớ không? Có 3 kiểu chết, ngay bây giờ bà con phải chuẩn bị tâm lý để chọn 1 trong 3 cái chết đó:
– Cái chết thứ nhứt, đó là cái chết của thánh nhân, thanh thản, nhẹ nhàng xuôi tay khi không còn việc gì để làm nữa, khi không còn duyên để trụ lại tấm thân này nữa thì đi. Đó là cái chết thanh thản của thánh nhân.
– Cái chết thứ hai, đó là cái chết chán chường của cái người mà đã hiểu quá nhiều chuyện đời.
Cái chết thứ nhứt là cái chết thanh thản, cái chết thứ nhứt là cái chết chán chường của một người hiểu quá nhiều cuộc đời, hoặc họ đang đối diện với cái gì đó mà nó quá nặng nề, họ sẽ sẵn sàng ra đi với sự chán chường.
– Cái chết thứ ba là cái chết của người sợ hải, cái chết tiếc nuối của một người không biết chuyện, không có nội hàm, không có hàm dưỡng, các vị hiểu không?
1:01:37
Có 3 cái chết, tôi đang giảng về cái câu thứ ba, tức là sabbalokā ca me mano vuṭṭhahissati, tôi đã không thuộc về thế giới này nữa, thì tôi mới nói đến 3 cái chết đó. Khi mà chúng ta còn bị ràng buộc quá nhiều, chúng ta đi khó lắm, đi mắt hỏng nhắm, tiếc lắm, tiếc tại vì bỏ lại khoảng trời cực kỳ thơ mộng, dễ thương, bao nhiêu ân tình dâu biển, bỏ lại bao nhiêu tình cảm ngọt ngào bỏ lại hết, bao nhiêu trăng thanh gió mát, bao nhiêu thác ghềnh, kinh rạch, sông ngòi, biển cả, đại dương, sa mạc, bao nhiêu trăng sao, hoa lá, ong bướm,…bỏ lại hết để mà đi. Tiếc lắm. Đó là cái chết tiếc nuối hoặc là sợ hải của người không biết gì hết. Đó là cái chết không nên có.
Nhưng mà cái chết thứ hai thì gỡ gạc được, đó là cái chết của người chán chường. Tôi chỉ mong có một điều, tôi bị bịnh gì cũng được, tôi chết tuổi nào cũng được, nhưng mà tôi chỉ mong trong những giây phút cuối đời tôi được ra đi trong sự chán chường, nó xấu hoắc hà ở với nó làm cái gì nữa, nó cằn cỗi rồi tiếc nó làm gì nữa, nó mệt mỏi lắm rồi xài nó được việc gì nữa, thôi thì kiếm cái khác mới mà xài, chờ Phật Di lạc ra, cứ lăn lóc đi một thời gian, đi cho nó qua ngày đoạn tháng rồi chờ Phật Di lạc ra đời thì Ngài thò tay Ngài cứu mình. Nói như vậy không có nghĩa là mình tu là tu tha lực, mình đâu trông đợi người khác, nhưng mà đó là một cách nghĩ mà tôi muốn gợi ý cho bà con thôi, nha. Chớ bà con muốn thành Phật, thành đại thừa, tối thượng thừa tùy các vị, tôi chỉ gợi ý. Có nghĩa là mình nghĩ nó củ xì rồi, nó mệt mỏi, nó xấu hoắc, nó hôi rình, nó hôi ham, nó bất tịnh lắm rồi, nó đã rệu rã lắm rồi, thì thôi giờ của thiên trả địa, nghĩ như vậy đi cho nó đi trong sự chán chường nhưng mà nó ngọt, nó nhẹ, cho nó trơn trơn chút. Cái mà tôi ngán nhứt là ra đi trong sự sợ hải và tiếc nuối. Các vị biết trên đời này không có cái gì mà nó kinh hoàng cho bằng không muốn chết mà phải chết, không muốn đi mà phải đi, không muốn mất mà phải buông, dễ sợ lắm, rất là dễ sợ.
1:04:03
Và đây là câu thần chú mà quí vị phải xâm lên người: “Khi mà ta không thể thay đổi được cái tình thế thì ta phải thay đổi cách nghĩ của mình. Khi ta không tránh được cái chết thì bắt buộc ta phải chuẩn bị một cách nghĩ để mà đón nhận nó một cách ngoạn mục.” Biết tôi nói trong room có hiểu không ta? Tôi nói các vị có hiểu không? Khi mà cái chết, cái tuổi già, cái bệnh tật, nó là cái mà mình không có tài nào mà mình tránh được thì mình phải làm cái việc thứ hai thôi, đó là chuẩn bị tâm lý thiệt là ngon lành để đón nó. Lúc bấy giờ cái chết nó không còn là lớn chuyện nữa, nha. Bởi vì, các vị nhớ nha, có 2 trường hợp mà nhiều khi cái vấn đề đó khó khăn là bởi vì tự thân nó, có nhiều khi nó khó khăn là chỉ vì vấn đề của người đối diện nó. Đấy, chuyện khó hay dễ của một vấn đề nó nằm ở 2 phía, một phần là tự thân nó, nhưng mà nó có trường hợp nó nằm ở phía người đối diện nó.
1:05:19
Cho nên chúng ta nói nhiều khi không phải là đường đi nó khó mà tại vì chúng ta trang bị không có đủ. Mấy đứa trẻ em người Đức bên đây nè, ở bên đây lớp 1, lớp 2 là nó đã được thầy cô dạy cho học thuộc cái câu này: “Không có thời tiết xấu, chỉ có áo quần mặc đúng hay không mà thôi”. Ghi câu này đi, không có thời tiết xấu, không có thời tiết quá nóng hay quá lạnh, không có thời tiết xấu, phải dạy con nít nó nhớ như vậy, không có thời tiết xấu mà chỉ có áo quần mặc đủ hay mặc đúng hay không mà thôi. Nếu mà mặc đúng, mặc đủ thì tuyết rơi không thành vấn đề, nó âm 5 độ, 10 độ không thành vấn đề. Tôi, tôi đã từng đi trong một bầu không khí, trong cái nhiệt độ âm 5 độ, 10 độ, nhưng nếu tôi mặc ấm là ok, nha.
1:06:10
Cho nên ở đây phải nhớ cái đó, nhớ cái chỗ là cái chết rất quan trọng, cái chết có 3 kiểu. Một, là cái chết của một người biết chuyện, thanh thản nhẹ nhàng ra đi khi việc đã xong, cái chết đó là đẹp quá rồi, cái chết đó 10 điểm. Cái chết thứ hai tôi cho là 6 điểm , 6 trên 10, đó là cái chết chán chường. (Rồi các vị chờ cho một chút. Họ nói chuyện lớn quá. Nữ mà gặp nhau, hai người đàn bà cộng với con vịt nó ra cái chợ.)
1:07:04
4. Bây giờ là cái thứ tư, là nibbānapoṇañca me mānasaṃ bhavissati: tâm của tôi sẽ xuôi về niết bàn, sẽ hướng về niết bàn.
Tâm của tôi sẽ xuôi về niết bàn, sẽ hướng về niết bàn là sao? Có nghĩa là hồi nãy tôi nói rồi, khi mà anh thấy rằng cái sự hiện hữu này nó là một gánh nặng, khi mà cái sự hiện hữu này nó là một nhà giam, khi mà sự hiện hữu này nó là một chuỗi dài của cái tẻ nhạt, vô vị, vô nghĩa thì sao? Thì lúc đó mình chỉ nghĩ đến chuyện kết thúc nó, chấm dứt nó. Còn tất cả những ai mà chưa thấy nó là gánh nặng, chưa thấy nó là cái sự tẻ nhạt, vô vị, chưa thấy nó là một cái nhà giam, thì họ mới còn nhu cầu kiếm tìm, trông đợi, tín nhiệm và chờ đợi, hoài vọng ở nó. Cái người mà họ đã thấy nó không còn cái nước non nào là họ muốn bỏ nó họ đi.
Tôi nhắc lại một lần nữa, khổ, cái nổi khổ trên đời này trong kinh Đức Phật chia 3 cấp, Đức Phật chia chớ không phải trong chú giải nha, Đức Phật chia 3 cấp:
1- Khổ khổ: tức là những gì mà nó làm cho thân tâm mình khó chịu, thân đau đớn nhứt mỏi, tâm thì bực dọc, sợ hải, hờn giận, phiền muộn, tất cả những gì làm cho thân tâm khó chịu được gọi là khổ khổ. Thì cái hạng hạ căn là cái người mà họ phải bị cái gì đó gây sốc đủ để cho thân tâm họ khó chịu, thì họ mới bắt đầu hướng tới chuyện tu hành. Cái hạng thứ hai là hạng trung căn, có nghĩa là cái khổ thứ hai đó.
2- Cái khổ thứ hai đó là hoại khổ.
Cái khổ thứ nhứt là sự đau đớn khó chịu của thân tâm.
Cái khổ thứ hai là sự biến mắt của những gì mà ngọt ngào hạnh phúc, thì cái hạng trung căn là họ không cần phải đau khổ, oằn oại mới tu, mà họ chỉ cần họ thấy một cái hoa héo, họ thấy một cái sự đổ vỡ, một cái sự rạng nứt nào đó trong tình cảm, trong tài sản, trong sức khỏe của ai đó, nói chung họ thấy cái gì tốt đẹp mà bị hư hao là đủ để họ tu rồi, đủ để họ chán sợ.
3- Nhưng mà cái khổ thứ ba, đó là cái bản chất lệ thuộc các điều kiện để có mặt, cái bản chất đó, thứ nhứt, không phải ai cũng đủ sức bình tĩnh, sáng suốt để thấy, mà đồng thời không phải ai thấy cái đó cũng chán.
1:09:41
Tôi nói một lần nữa, cái trường hợp thứ nhứt, khổ khổ nó giống như cái chuyện mà mình làm dâu ở bên nhà chồng mà coi như quá tệ không ra gì. Từ chỗ đó mình chán, mình hỏng muốn làm dâu nữa, đó gọi là khổ khổ.
Cái cái trường hợp thứ hai, gọi là hoại khổ có nghĩa là mình làm dâu lâu lâu mới gặp chồng một lần, người chồng mà mình rất mực yêu thương lâu lâu mới gặp một lần. Lâu ngày mình cũng mệt mỏi với sự đợi chờ đó, mình thương mà ổng cứ bỏ ổng đi hoài, đó là trường hợp thứ hai, cũng chán hôn nhân.
Trường hợp thứ ba, hôn nhân họ ok hỏng có gì hết, nhưng mà những lúc bình tâm nhứt, những buổi chiều vàng ngồi một mình bên triền đồi, bên một đồi cỏ, họ thấy những cô gái trẻ tung tăng đi bên kia đồi, tay nắm tay, tung tăng không có gì âu lo, phiền muộn hết, rồi họ chực nhớ, họ dòm xuống dưới họ thì họ đang đẩy một chiếc xe nôi, chiều nay họ phải về họ nấu cơm tối cho nhà chồng, trước khi ngủ họ phải coi cửa nẻo, họ phải coi chuồng trại này nọ rồi họ mới được đi ngủ, sáng mai sớm khi trời còn mờ sượng mọi người đang an giấc thì họ phải trở mình dậy sớm để họ làm dâu. Mặc dầu làm dâu ở đây vui lắm, ai cũng thương hết trơn, nhưng họ chỉ chán cái cảnh mà đời sống mình không còn tung tăng như thuở nào nữa, họ chán là chán cái chỗ đó. Mình tạm hiểu cái đó giống như là hành khổ vậy.
Nghĩa là không có cái gì hết, họ chỉ chán cái sự tẻ nhạt, vô vị thôi, họ chỉ chán sự tẻ nhạt, vô vị của một cái kiếp làm dâu, làm dâu xứ lạ, làm dâu nhà người, họ chán. Thay vì cái tuổi này hồi đó đừng có yêu đương mắc dịch, mắc toi, đừng có hôn nhân, hôn nhiếc gì hết, bây giờ mình tiếp tục là một sinh viên độc thân, đi làm ngoài giờ rồi để dành tiền bạc rồi mỗi năm lấy vacation, lấy ngày hè, đi tung tăng 5 châu, 4 biển. Còn đằng này, đi vớt một cái thằng nó đẹp trai bằng trời đi nữa thì sao? Rồi thì sao? Nó đẹp trai bằng trời đó, nhà nó giàu nứt đố đổ vách thì sao? Hỏng lẻ mình lấy vàng đó ra mình nhai, mình cạp, mình ăn à, hỏng lẻ mình lấy hột xoàn đó mình nuốt trọng à? Đâu có. Cái chuyện mà nhà nó giàu mặc xác nó, cái chuyện mỗi ngày mình ăn có 3 bửa, mỗi lần ăn chỉ đúng một đôi đũa và một cái chén, mỗi tối mình chỉ ngủ đúng một cái giường thôi, nghe, mình hỏng có thêm được gì hết, chẳng qua mình ảo giác, mình thấy mình là giàu, nha. Chứ đúng ra đó, thì cái nhu cầu thật sự của một kiếp người nó không có đòi hỏi mình phải chơi lớn như vậy, nha, hỏng có cần. Khi mình hiểu như vậy, tự nhiên mình nản, mình thấy nó làm sao đó, nha. Đừng có trách tại sao người ta ngoại tình, là bởi vì người ta muốn vùng thoát ra cái nhà giam mà hồi đó giờ nó làm cho mệt mỏi quá. Ở đây đừng có nói tôi xúi quí vị ngoại tình nha, đổ thừa tôi là tôi không chịu trách nhiệm nha, tôi chối à. Tôi chỉ có thể nói rằng, một ngày nào đó khi mình thấy rằng bị giam nhốt mình mệt mỏi lắm, giam nhốt trong cái lối mòn, trong những cái cũ xì xưa giờ nó nản lắm, nha. Thì đây, cái hành khổ là vậy. Cái bậc thượng căn không cần phải máu lệ họ mới chán đời, mà chỉ cần ngay trong cái sự êm đềm, nhẹ nhàng của đời sống cũng đủ làm cho họ thấy cái sự vô vị, tẻ nhạt họ chán.
Như vậy thì ở đây có 3 hạng hướng về niết bàn. Thứ nhứt, bị một cái đau đớn sốc nổi nào đó họ hướng về niết bàn. Cái hạng thứ hai là họ thấy những cái gì tốt đẹp nó bị mất mát họ hướng về niết bàn. Hạng thứ ba, họ thấy ra cái sự tẻ nhạt, vô vị, lê thê, lết thếch của vòng luân hồi, của mọi cuộc hiện hữu, họ chán, họ muốn buông, thế là hướng về niết bàn. Thì hành giả tu tập đề mục vô thường cũng vậy đó, họ quán chiếu như vậy đó.
1:13:29
5. Rồi tiếp theo là saṃyojanā ca me pahānaṃ gacchissanti, khi mà đã hướng tâm về niết bàn như vậy thì các phiền não của tôi sớm muộn gì cũng phải được cắt đứt. Bởi vì phiền não là gì?
Phiền não gom gọn lại có 2 thôi, đó là thích và ghét. Khi mà tôi đã thích cái gì đó, mà tại sao tôi thích ta? Vì tôi hiểu lầm, tôi hiểu lầm nó, tôi không biết nó là mong manh, tôi không biết nó là khổ, tôi không biết nó là vô ngã, nên tôi mới thích nó, nha, nhớ nha, nhớ cái đó quan trọng lắm.
Cho nên, ở trong đây nói, khi đã thấy như vậy thì vị hành giả lại nghĩ thêm một chuyện nữa là sớm muộn gì chuyện phiền não của mình phải kết thúc. Có nghĩa là sớm muộn gì mình cũng không còn cái gì để thích và để ghét trong cái cuộc đời này nữa. Khi tâm đã hướng niết bàn, khi đã hiểu được vạn hữu nó là cái gì thì không còn gì để mình thích, không còn gì để mình ghét nữa hết. Là vì sao? Là vì mình biết nó là cái gì mà, mình biết nó là cái gì, mình biết cái thích của mình bản chất nó là cái gì, mình biết cái ghét của mình thật sự nó là cái gì.
Từ đâu nó ra cái thích và ghét, tôi nói hoài hà: tiền nghiệp, khuynh hướng tâm lý và môi trường sống, nó khiến cho mình thích cái này, ghét cái kia chớ hỏng có gì hết. Do tiền nghiệp tôi sanh làm con beo, rồi khuynh hướng tâm lý tôi là người hung dữ mà lại ham ăn, thế là tôi phải sanh vào trong đó để tôi ăn thịt sống. Rồi cái môi trường sống hiện tại là tôi lại sống chung với mấy con beo khác, thế là đối với tôi thịt sống máu tươi nó là một cái gì đó rất là hấp dẫn. Nhưng nếu tôi là một con beo mà tôi được nuôi dưỡng ở trong cái môi trường thân thiện trong nhà, như kiểu thú cưng thì tôi đâu có khác máu dã man như đồng loại của tôi trong rừng thẳm, quí vị nghe kịp không?
Đấy, ở đây cũng vậy, khi mà hành giả thấy được niết bàn là sự biến mất, sự chấm dứt của những gì làm cho mình phiền, thì bước đi tiếp theo là hành giả cũng phải hiểu rằng sớm muộn gì những thích và ghét này phải được kết thúc. Do hiểu lầm, do ảo tưởng, do ngộ nhận mà mình thích cái này ghét cái kia, hể có thích là có ghét. Do có thích ấm êm cho nên cái gì không có êm ấm mình không thích, thích ấm áp cho nên không thích cái gì lạnh lẽo, thích mát mẻ nên không thích cái gì nóng nực, đúng không? Yeah, nó luôn luôn như vầy: Các vị thích cái gì thì tự nhiên đằng sau cái thích là nó sẽ ẩn chứa một cái ghét, ghét cái ngược lại. Tôi bảo đảm , tôi đoan chắc như vậy, nha. Các vị cứ nói các vị thích cái gì thì đằng sau cái thích đó sẽ là cái ghét ngược lại.
Bao nhiêu phiền não gom gọn lại chỉ còn thích và ghét thôi. Mà thích và ghét là ảo tưởng mà ra. Đấy, cho nên trong kinh Đại niệm xứ, Đức Phật gom hết phiền não lại còn trong 2 chữ thích và ghét, và ở trong bản tiếng Việt dịch là “tham ưu”, “ở đây vị tỳ khưu tinh tấn chánh niệm tu tập quán thân trên thân, diệt trừ tham ưu ở đời”, tham là thích và ưu là ghét, chỉ vậy thôi. Nhớ nha.
1:16:34
6. Cho nên, bước tiếp theo là paramena ca sāmaññena samannāgato bhavissāmī’ti: rồi đây với chừng ấy nhận thức về thế giới, về vạn hữu và về niết bàn, hiểu được cái chuyện mà mình phải làm đối với phiền não, rồi đây sẽ có một ngày tôi hoàn thành đạo nghiệp.
Samannā là sa môn.
Paramena ca sāmaññena samannāgato bhavissāmī’ti: sẽ có một ngày tôi hoàn thành đạo nghiệp của một sa môn.
Đạo nghiệp sa môn của sa môn là gì? Không còn phiền não nữa, không còn sanh tử nữa, không còn chuyện gì phải làm nữa, thì đó gọi là đạo nghiệp sa môn, nhớ cái đó.
Thì đây chính là 6 cái quan niệm cần có ở một cái người mà quán niệm vô thường. Quán niệm vô thường thì họ sẽ thường xuyên, đây là 6 cái tư duy, đây là 6 cái nhận thức thường có ở một người mà sống quán chiếu tánh vô thường, tánh mong manh, tánh phù du của vạn hữu, nha.
1:17:55
Tiếp theo đó là kinh 103, ở đây có một sự hiểu lầm rất là lớn. Ở đây này các tỳ kheo, một tỳ kheo mà quán niệm cái tánh khổ của vạn hữu là phải quán niệm toàn diện, toàn triệt chớ không có khoanh vùng. Đó, một tỳ kheo mà quán niệm về cái tánh khổ của vạn hữu thì phải quán niệm toàn triệt, toàn diện, toàn tập chớ không có khoanh vùng, là cái gì mình thích mình kể riêng nó ra. Các vị nghe kịp không? Chính vì phàm phu mình, tôi nói hoài, chính vì mình còn có khoanh vùng đó, gọi là odhiṃ karitvā, cái này rất là quan trọng. Tại sao chúng ta biết đạo, thờ Phật tùm lum hết mà tại sao chúng ta vẫn còn phiền não? Tại sao chúng ta khổ là bởi vì chúng ta luôn luôn tu tập theo kiểu khoanh vùng. Có hiểu không ta? Chúng ta khoanh vùng về đối tượng, khoanh vùng trong thời gian, khoanh vùng về không gian, khoanh vùng trong cái mức độ tu tập thì gọi là tu tập kiểu khoanh vùng, tiếng Pali gọi là odhiṃ karoti, khoanh vùng là như vậy đó.
Khoanh vùng trong thời gian là sao? Ơ…còn sớm quá mà, 4 giờ ngủ một chút đi, làm gì mà giờ này mà ngồi thiền; hoặc là chiều nhiều khi muốn ngồi thiền một chút mà thấy trời ơi, trời nó đẹp quá, thôi mình đi ra ngoài một chút, đi chơi. Đó là khoanh vùng về thời gian.
Khoanh vùng về không gian là sao? Cái chỗ này ngồi sao thấy nó hỏng được thoải mái lắm, để lát vô phòng đi; chỗ này ngồi hỏng được êm, đại khái là cái chỗ này nó ồn quá, thí dụ như vậy. Lẽ ra chánh niệm phải được mình tu tập trong mọi lúc, mọi nơi, còn đằng này là mình khoanh vùng bằng cách là đưa ra đủ thứ lý do, đủ thứ điều kiện, dựng lên đủ thứ hoàn cảnh để rồi chúng ta không có tiếp tục tinh tấn, tiếp tục chánh niệm nữa thì đó gọi là khoanh vùng về không gian.
Khoanh vùng về đối tượng là sao? Tức là mình nói mọi thứ là vô ngã, vô thường, vậy chứ mình cũng chừa riêng ra nguyên một rổ đầy ắp những thứ mình thích, mình không có kể nó vào trong cái danh sách những thứ vô thường, những thứ khổ, nhớ nha.
Tôi nhắc lại, tu tập có 2 kiểu, một kiểu tu triệt để, rốt ráo; còn một kiểu tu khoanh vùng. Thì tiếng Pali kêu kiểu khoanh vùng đây là odhiṃ karoti. Tu kiểu khoanh vùng là như vậy đó. Cho nên đừng có lấy làm lạ là tại sao một cái người giỏi giáo lý như vậy, một người tu hành lâu như vậy, làm thầy chùa lâu như vậy, đệ tử đông đúc như vậy mà họ có những cái nó quá kỳ và nó hơi hơi kỳ, bởi vì mình hiểu rằng họ đang tu cái kiểu khoanh vùng. Các vị hiểu không? Tu khoanh vùng là tu vậy đó. Có nghĩa là cái gì cũng vô nghĩa vô thường trừ ra cái này. Đó, ai cũng đáng để nhận cái từ bi của mình trừ ra cái bà nội đó. Đó là tu kiểu khoanh vùng đó.
Thì cái khoanh vùng ở đây, ở bên cái quán phải niệm tánh khổ của vạn hữu là sao? Ở đây trong bản dịch tiếng Việt có một cái nhầm lẫn lớn. Cô Giọt mưa, Cô hoan hỉ bỏ vô cho tôi cái đoạn Pali dùm, Pali của cái Kinh 103, Kinh không có hạn chế
1:22:02
Đúng rồi, Cô mới bỏ vô đoạn tiếng Việt, bây giờ Cô bỏ vô dùm tôi cái đoạn Pali đi, cho bà con họ banh cái con mắt ra họ mới thấy động trời. Đó, ở trong cái bản tiếng Việt thì ghi như thế này: “Trong tất cả các hành tưởng niết bàn sẽ được an trú trong tôi”, nhưng mà thưa với bà con là ngày hôm qua tôi có hỏi bà con rồi, bà con thấy cái chữ nibbāna và nibbida khác nhau. Nibbida là sự nhàm chán, sự yếm ly, sự chán sợ gọi là nibbida, còn nibbana là niết bàn, khổ quá. Các vị nào đọc dùm tôi tiếng Anh, đọc dùm tôi tiếng Đức, đọc dùm tôi bản tiếng Thái coi có phải như vậy không? Cho nên cái chỗ này đây là một nhầm lẫn, tôi e rằng đây là do nhóm biên tập hoặc của bên chỉnh sửa bản in, cảo bản, bởi vì bản thân tôi, tôi đang bị đại nạn ở Việt nam….
Tôi e rằng……Cho nên nó mới lòi ra cái bản tiếng Việt như thế này. Và hôm nay nếu chúng ta bất cẩn, chúng ta sẽ phạm thượng tới Hòa thượng dịch giả, nhưng mà tôi nghi nhóm biên tập, nhóm chấp bút lộn chỗ này, sự nhầm lẫn phải nói là cực kỳ nghiêm trọng.
Ở đây quán niệm đau khổ là sao? Là như thế này, trong cái bản tiếng Việt: “Trong tất cả các hành, tưởng niết bàn sẽ được an trú trong tôi, ví như kẻ giết người đang đưa dao lên chém”, chết rồi, cái chỗ này bản Pali không có nói như vậy. Bản Pali nói thế này:
1. Cái đầu tiên, Sabbasaṅkhāresu ca me nibbidasaññā paccupaṭṭhitā bhavissati: Tôi sẽ chán sợ đối với các hành, đối với vạn hữu giống như một người mà đang nhìn thấy cái kẻ sát thủ mà nó đang giơ gươm lên.
Ukkhittāsike, Ukkhitta là giơ lên, mà asi là thanh gươm, Ukkhittāsike là đang giơ gươm lên. Tôi sẽ chán sợ các hành bằng cái tâm trạng của cái người mà nhìn thấy cái tên sát thủ mà nó đang giơ cái gươm lên, tôi sẽ chán sợ các hành như một cái người mà ham sống sợ chết mà nhìn thấy một cái tên sát thủ nó đang giơ cái gươm lên, nó giơ cái thanh kiếm lên để nó sửa soạn chặt xuống, tôi sẽ nhàm chán các hành như là người ta nhìn thấy một tên sát thủ. Bản dịch đó như vậy, mà bây giờ trong bản Tiếng Việt thì dịch như thế này: “Trong tất cả các hành, tưởng niết bàn sẽ được an trú trong tôi ví như kẻ giết người đang đưa dao lên chém”, các vị tưởng tượng coi nó có động trời không? Trong khi cái bản kia là: “Tôi sẽ chán sợ các hành đối với vạn hữu như người nhìn thấy sát thủ đang đưa thanh kiếm lên” thì nó sáng hơn rất là nhiều.
2. Rồi cái thứ hai, Sabbalokā ca me mano vuṭṭhahissati: Tôi sẽ để lại thế giới đằng sau lưng của tôi, nghĩa là tôi sẽ rời khỏi nó, tôi sẽ để vạn hữu lại đằng sau lưng của tôi, tôi từ bây giờ không thuộc về cái thế giới này nữa, tôi đã là người phương ngoại, tôi không còn gì để thích và ghét trong thế giới này nữa. Ở đây, những ai mà dịch sát mà nghe tôi dịch họ sẽ nhảy dựng lên tới nóc, nhưng mà tôi vẫn phây phây ra tôi dịch, trẩm dịch như thế đó, nha. Sabbalokā ca me mano vuṭṭhahissati: Tôi đã là người phương ngoại, tôi đã để lại vạn hữu sau lưng của tôi, tôi đã không có mắc mớ gì với cái thế giới này nữa. Bởi vì nó còn là khổ, tôi nhìn nó như là nhìn một cái tên sát thủ mà.
3. Nibbane, cái chỗ này mới là niết bàn nè, nibbāne ca santadassāvī bhavissāmi: Tôi sẽ sống ở trong cái nhận thức, trong cái sự thiết tha về niết bàn, santa là yên tĩnh, dassāvī là nhìn thấy. Tức là: Tôi sẽ là người sẽ cảm nhận được sự an tĩnh của niết bàn, đó là dịch sát, còn nếu mà dịch theo tiếng Việt mình thì dịch nhẹ là: Tôi sẽ có lòng thiết tha đối với niết bàn, vậy là gọn rồi. Giống như là, thay vì nói tôi thấy được tấm lòng của mẹ tôi đối với tôi, thì mình chỉ dịch gọn là tôi sẽ thương mẹ tôi hơn, tôi sẽ có hiếu với mẹ tôi hơn, trong một trường hợp nào đó, mình nói gọn như vậy: tôi sẽ có hiếu với mẹ tôi hơn, chớ không nhất thiết phải dịch sát là: tôi sẽ thấy được tấm lòng của mẹ tôi đối với tôi. Ở đây cũng vậy nibbāne ca santadassāvī bhavissāmi: Tôi sẽ thiết tha đối với cứu cánh niết bàn.
4. Anusayā ca me samugghātaṃ gacchissanti:
samugghātaṃ gacchissanti có nghĩa là chặt đứt, cắt đứt, đốn tận gốc. Anusaya đây là phiền não . Phiền não là sao? Phiền não có 3:
1/ Vitikkamakilesa: là phiền não bộc phát qua thân, khẩu ai nhìn cũng thấy.
2/ Pariyutthanakilesa: là phiền não trong dạng ý nghiệp, chỉ đương sự và người có thần thông mới biết. Thí dụ bây giờ tôi đang bực mình thì trời biết, tôi đang nhăn răng tôi cười nè nhưng mà trong bụng tôi đang nổi điên lên, thì lúc đó chính tôi tôi biết, tôi bết tôi đang sân và cái người có thần thông cũng biết là tôi đang sân, đang bực mình. Hoặc tôi cũng y áo trang nghiêm thế này nhưng mà tôi nhìn một cái gì đó tôi thích, thì người ta đâu biết tôi đang thích cái gì, họ thấy y áo trang nghiêm, mắt lim dim lim dim thế này, thì lúc đó chính tôi, tôi là đương sự tôi biết mình đang sống bằng phiền não và người có thần thông họ nhìn vô, họ biết cái ông này đang phiền não.
3/ Nhưng mà cái phiền não thứ ba này mệt. Phiền não thứ nhứt là phiền não bộc phát qua thân khẩu ai nhì vô cũng thấy, như thấy tôi đang sát sanh, tôi đang chửi bới, tôi đang đâm chém, v v … cái phiền não đó ai nhìn cũng thấy. Phiền não thứ hai chỉ có trong tâm tôi, chỉ có một mình tôi và người có thần thông họ biết thôi. Còn phiền não thứ ba này là Anusayākilesa, tức là phiền não trong cái dạng tiềm tàng khi ngộ sự mới xuất hiện, mới lộ diện. Có hiểu không ta?
Trong room có hiểu cái loại phiền não này không? Tức là nó trong dạng tiềm tàng khi nào ngộ sự nó mới lộ diện. Có nghĩa là mình thấy một người đi chùa mặc áo dài thướt tha, nhu mì, trời ơi mặt nó hiền, nó lim dim, nó chắp tay, nó ngoan hiền, nó đi thướt tha, chánh niệm, từ tâm tràn đầy, chỉ cần mà nó liếc mắt lên mà nó thấy một cái người khác mà đi chung với chồng nó một cái rồi là nó xăn tay áo lên là nó cầm guốc nó xử người ta liền, thí dụ như vậy. Hoặc là một người mình thấy trí thức như vậy, kiếng cận như vậy, ăn nói nhỏ nhẹ như vậy, mà chỉ cần một cái quyền lợi hay cái danh dự, cái sĩ diện của họ mà bị tấn công, bị chà đạp là họ cũng nổi cơn lên liền, bác sĩ, kỹ sư nào đi nữa tới lúc đó là tự nhiên nó quên sạch hết. Đấy, mà trong khi trước đó thì hỏng có gì hết. Thì cái lúc mà không có gì hết, lúc đó phiền não của họ trong cái dạng Anusayā, gọi là phiền não tiềm tàng.
1:32:38
Ở Việt nam mình nó có một cái chữ rất là kỳ, đó là cái chữ ngủ ngầm, cái chữ này không hề có trong tiếng Việt nam, ngủ ở đây là nằm ngủ, còn ngầm ở đây có nghĩa là kín khuất, cái chữ này chỉ có ở trong Phật giáo Nam tông Việt nam mà thôi. Bởi vì tiềm là kín đáo, giống như tiềm thủy đỉnh, hoặc là tiềm tàng, tiềm ẩn, còn miên là ngủ. Hai cái chữ tiềm miên này thật ra nó cũng không có trong văn chương thế tục, bởi vì sao? Vì nó được dịch sát từ cái chữ Anusayā, chỉ có trong kinh Phật mới có. Từ cái chữ Anusayā dịch qua tiếng Hán Việt đó là: tiềm miên, và từ cái chữ tiềm miên thì người Việt nam mình bèn dịch ra là ngủ ngầm. Những người đi chùa lâu năm họ tưởng cái chữ đó là tiếng Việt nam, tôi xin thưa với các bố, cái chữ đó là do những người trong Nam tông Việt nam mình xài thôi, nha. Chớ còn mà không có cái ngôn ngữ nào, từ ngữ nào trong tiếng Việt nam mình mà nó xài chữ ngủ ngầm hết trơn á, mặc dù bây giờ đi chùa quen nghe hiểu nói cái gì, mà đúng là cái đó phải dịch là phiền não tiềm tàng, chớ còn cái đó mình dịch là ngủ ngầm nghe nó kỳ dữ lắm, nó rất là kỳ.
Tôi thí dụ như cái y ông sư, bên ngoài là cái y lớn nầy nè, mấy ông sư có mặc cái nhỏ ở trong như áo lót vậy đó, mà nó chỉ che có một bên thôi, che bên trái còn bên phải bỏ trống thì các vị đi hỏi dùm tôi coi người Việt nam mình, ngay cả một số vị sư và đặc biệt là cư sĩ, các vị hỏi dùm tôi họ kêu cái đó bằng cái gì? Toàn là nghe nói không, không ai biết cái đó là cái gì, họ kêu là cái đó là cái hồng sắc, coi đã hôn? Có người kêu là cái hằng sắc, bây giờ hỏi xong rồi có một nhân vật trả lời là hồng sắc, tôi xin thưa chữ đó là chữ ăn sắt chớ hỏng phải là hồng sắc, ăn đây giống như ăn uống vậy, còn sắt ở đây như sắt thép vậy đó. Mà tại sao vậy? Tại sao kêu ăn sắt? Là bởi vì nó từ cái tiếng Phạn là amsaka tức là cái che vai, amsa là vai, là shoulder, là cái vai. Mà may cái đạo mình là các Ngài đem từ bên Miên về, bên Thái về, họ không có dịch chữ đó, họ đọc chữ đó amsaka theo tiếng Thái, theo tiếng Miên là amsak. Thế là Việt nam mình từ chư tăng tới phật tử là cứ nghe sao lặp lại như vậy, mà lặp riết từ cái amsak mà nó qua tới cái hằng sắc, rồi thấy hằng sắc nó hỏng có đã lắm, bởi vì nó màu hồng thôi kệ kêu nó là hồng sắc, cuối cùng đi đè Nguyễn Lân ra hỏi hồng sắc là gì, ông Đào Văn mà còn sống hỏi ổng,…hỏi đó là cái gì, hỏng có bố nào biết hết trơn, là bởi vì nó hoàn toàn hỏng có phải. Amsak là cái vai, ansaka là cái che vai, nhớ cái đó nha.
Cũng giống như cái bài Idam vo ñatinam hotu, Việt nam mình mỗi người đọc một cách, Idam vo ñatinam hotu sukhita hontu ñatayo: Những cái phước con làm đây xin hồi hướng cho quí bà con được an vui, Idam vo ñatinam hotu họ không có đọc như vậy, mà họ nhái tôi nghe là cây đàn vô giá cây đàn hotu hon cung nha ta yo, mà họ đọc suốt mùa thu, họ đọc từ năm này qua năm khác, đọc suốt như vậy. Cứ là cây đàn vô giá cây đàn …
Rồi thì có một bà tu nữ trên Bửu long, bây giờ bả mất rồi, bà bị bịnh nặng cận tử, mấy sư xuống giống như là hộ niệm rồi có nhắc bà niệm Phật thì bà nói rằng: Con vững tâm lắm, con vững tâm đi lắm, vì mấy chục năm qua là không có giờ nào mà con quên niệm Phật, con cứ là hả ra ăn con niệm riết. Thì ông sư mới hỏi: Bà đọc kỹ cho tôi nghe coi bà niệm làm sao? Thì bà nói niệm Hả ra ăn, thì ông sư nói: Không, A ra hăn là A la hán. A ra hăn là 1 trong 9 hồng danh của Phật, mà bà đọc trong suốt nhiều năm, bà đọc: hả ra ăn, các vị nghĩ coi, động trời không?
Tôi kể ra những cái chuyện này tuyệt đối không phải để bôi bác, để bài xích, để dè bỉu ai hết, mà tôi muốn nhắm tới một chuyện thôi, đó là cẩn trọng đừng có làm cái chuyện là bắt chước mà bắt chước không giống. Như cái ông đó mà ổng nghe hàng xóm nói nho mà ổng bắt chước, ổng nghe hàng xóm la là: Tao không có thích la mày, tao biết là “giáo đa thành oán”, tức là dạy riết nó thành thù, mà ảnh nghe hỏng rõ, ảnh về ảnh la con ảnh, ảnh nói: Bố hỏng muốn đánh con, bố cũng biết là “gáo tra dài cán” nhưng mà tại vì thương con thì bố phải dạy, đại khái như vậy. Lộn như vậy đó, hiểu hỏng có tới.
Bài kinh Phật y chang như vậy, tam sao thất bổn, có nghĩa là ba lần photo nó thành ra là 7 bản.
1:37:53
Rồi, như vậy thì:
1/ Cái thứ nhứt là tôi sẽ chán sợ vạn hữu như là người ta chán sợ cái kẻ sát thủ.
2/ Thứ hai, tôi sẽ để ba cõi ra ngoài sau lưng tôi, tôi là người phương ngoại, tôi không còn thuộc về thế giới này.
3/ Thứ ba, Nibbāne ca santadassāvī bhavissāmi: tôi sẽ cảm được sự yên tĩnh của cái gọi là cứu cánh niết bàn.
4/ Thứ tư, Anusayā ca me samugghātaṃ gacchissanti: các phiền não tiềm tàng của tôi sẽ được kết thúc.
5/ Kiccakārī ca bhavissāmi: cái chuyện cần làm tôi sẽ làm, tôi sẽ là người hoàn tất đạo nghiệp.
6/ Satthā ca me pariciṇṇo bhavissati mettāvatāyā: có nghĩa là tôi sẽ thờ kính Thế tôn theo cái cách của một người tri kỷ, theo cái cách của một người học trò hiểu thầy. Câu này rất là hay: mettāvatāyā là sao? Là bởi vì có hàng triệu người cũng mang tiếng là thờ Phật, tu Phật, học Phật, nhưng mà thương Thế tôn đúng mức thì không có mấy ai, các vị có hiểu không?
Mình có hiểu là vì đâu từ một cái người không là gì hết mà Ngài trở thành một vị bồ tát, tu trì bồ tát hạnh, hành trì Phật đạo để trở thành một vị vô thượng chánh đẳng chánh giác điều ngự thiên nhân sư, cha lành ba cõi, làm sao cái hành trình đó Ngài đã vượt qua bao nhiêu khổ nạn mình không có biết. Rồi khi mà Ngài đắc đạo thì Ngài thấy cái gì mà Ngài thành Phật và Ngài đã dạy cái gì sau khi Ngài thành Phật? Mình có chịu hiểu rằng Ngài đã bỏ đi bao nhiêu thứ để mà Ngài giúp cho mình hay không? Không có Thế tôn thì diện mạo thế giới hôm nay đã khác đi nhiều lắm, không có Thế tôn hôm nay trong đám chúng ta nhiều người đã tự sát, đã bị mất trí rồi.
Không có Thế Tôn thì lịch sử Trung hoa không có một Huyền trang bằng vạn dặm sa mạc để mang về một kho tàng minh triết, để đắp tô cho văn hóa, văn minh Trung hoa. Không có Thế tôn thì hôm nay không có nền văn hóa Phật giáo của Miến điện, của Thái, của Lào, của Campuchia, của Mông cổ, của Tây tạng, của Nhật bản, của Đài loan, của Triều tiên, nha. Không có Thế Tôn thì một phần tư nhân loại hôm nay không biết gì về cái gọi là con đường thoát khổ.
Cái chuyện mà người ta có đắc hay không, tôi không cần biết, tôi chỉ biết rằng cái gọi là con đường thoát khổ là phải nói chỉ đến từ đạo Phật. Đạo Phật là cái nơi chốn duy nhất mà nói rõ cho mình biết khổ là cái gì, bản chất thế giới là cái gì và con đường đi ra khỏi nó dầu ngay bây giờ, trong hình hài, trong thân phận, trong kiếp số của một phàm phu, thì anh vẫn hoàn toàn có thể tìm thấy một chốn về an lành cho anh, về cái khoảng này không ở đâu hơn được đạo Phật hết, và cái điều ấy lại do chính Đức Phật là tôn sư đã đem lại cho mình. Mình chỉ hiểu chừng đó thôi chưa có đủ đâu, phải hành trì thì chúng ta mới đúng là một người thờ cúng thế tôn theo cách của một người tri kỷ. Thờ kính Ngài vì hiểu Ngài chớ không phải thờ kính Ngài chỉ vì đơn giản tin Ngài như tin một ông thần. Các vị hiểu không?
Và ngay trước khi niết bàn, chư thiên muôn cõi đến rải hoa mạn đà cúng dường Thế tôn, lúc đó Thế tôn mới hỏi Ngài Anan, Ngài hỏi: “Anan có thấy trên người Như lai đầy những hoa do chư thiên cúng dường không? Những hoa này không có trong khu vườn, ở đây chỉ cơ bông sala thôi, cái hoa này hoa của chư thiên cúng, Anan có thấy là những hoa này đang rải đầy trên người Như lai?” Thì Ngài Anan mới;” Bạch Thế tôn, con có thấy” Ngài nói rằng: ” Này Anan, trong các cái cách cúng dường lễ bái đối với Như lai mà ý nghĩa nhứt , mà đẹp nhứt, trang trọng nhứt, đó chính là hành trì lời dạy của Như lai.”
Tôi nói rồi, tôi kể bà con nghe cái đoạn kinh này hoài. Hồi tôi con nhỏ, tôi nghĩ rằng là tại vì Ngài đại bi Ngài nói như vậy, Ngài kêu mình tu. Nhưng mà sau này tôi lớn lên, tôi hiểu thêm chuyện nữa, mình có cúng bái cho Ngài bằng cái gì đi nữa, bằng cái lễ phẩm kinh hoàng, hoành tráng cở nào đi nữa, mình cúng xong rồi năm ba bửa mình cũng quên sạch. Cái người mà nhớ Phật nhiều nhất, thương Phật nhiều nhất, kính Phật liên tục nhất, chính là cái kẻ hành trì lời Phật, cái đó mới đúng là thương Phật đó.
Bây giờ tôi thương má tôi quá, tôi mới lấy cái hình của má tôi, tôi ra tiệm vàng tôi kêu họ làm một cái mặt dây chuyền tôi đeo tòng teng. Không, không được. Mà tôi nhớ má tôi bằng kiểu này nè: Đêm đêm tôi xài lại chiếc máy may của má tôi hồi xưa, đêm đêm tôi xài lại cái rổ may của má, đêm đêm tôi xài cặp kính lão của má, đêm đêm tôi mang lại đôi dép nhựa ngày xưa má mang, đêm đêm tôi đi ngủ tôi mặc vô mình tôi áo lụa ngày xưa má mặc mỗi khi đi ngủ, thí dụ như vậy. Và những gì má đối xử với láng giềng, chòm xóm, bà con, thân thuộc, tôi bây giờ tôi vẫn y chang như vậy. Năm nào cũng vậy, đến hẹn lại lên, tôi đi giỗ quảy nhà nào bà con tôi nhớ hết, y như ngày xưa má làm. Chùa làng ngày xưa má đi bây giờ tôi cũng đi ở đó. Ông thầy ngày xưa ổng chết rồi, bây giờ ông thầy trẻ khác lên, tôi vẫn đi như con đường xưa của má. Nói chung là mỗi ngày tôi thấy má trong nhà tắm, trong buồng ngủ, trong phòng khách, trong cái rổ may, trong cặp kính lão. Ngay lúc tôi đi ra làng, đi thăm bà con chòm xóm, lúc tôi đi ra chùa, ra miễu, cây đa, bến nước, ở đâu tôi cũng thấy má tôi hết. Là vì sao? Vì tôi đang đi lại con đường xưa mà má đã đi, tôi đang sống lại cái quảng đời, cái khung trời mà ngày xưa má đã sống. Do đó, má trong tôi là bất tử. Chớ còn tự nhiên tôi đi tôi kêu thợ nó làm, nó đem cái hình má tôi nhét vô trong cái mặt dây chuyền, tôi đeo tòng teng làm cái gì? Hả? Tôi đâu có nhớ má tôi đâu? Cái gì mà đeo lên người mình mà cái thường bị mình lãng quên nhứt, quí vị? Vì nó khuất tầm mắt. Đấy, nhớ nha.
Cho nên thờ Phật là thờ như vậy đấy quí vị. Satthā ca me pariciṇṇo bhavissati mettāvatāyā: Con sẽ thờ kính Thế tôn theo cái cách của một người tri kỷ, thờ theo cách của một người học trò hiểu thầy, thờ Phật bằng tất cả cái lòng thương, quí thật sự, nha.
1:44:39
Bây giờ mình chỉ còn lại một bài kinh nữa là hết giờ. Bài kinh này nó có một chữ nó hay không có tưởng tượng được. Có 3 cái chữ mà bà con phải học:
* Ahaṃkāra: có nghĩa là ý niệm ngả chấp, tin rằng tôi là thế này, thí dụ tôi là giỏi, tôi là đẹp, tôi thông minh, tôi đức hạnh, tôi là người hào sảng rộng rãi, tôi là người nổi tiếng, tôi là v v… , những ý niệm đó gọi là ahaṃkāra.
* Cái thứ hai là mamaṃkāra: là cái ý niệm ngã sở, tin rằng cái này là của tôi, tôi là chủ cái này.
* Ý niệm thứ ba, tammaya, bài kinh mình đang học đây, ý niệm cho rằng tôi là người hành động, thực hiện chuyện này, việc kia, tammaya là bởi tôi, nhưng mà đây là một cái chữ ghép của cái chữ cố định.
Nhớ nha, đây là ba chữ rất là quan trọng.
Thứ nhứt là ahaṃkāra, tôi là thế này, tôi là thế kia, tôi như thế này, tôi như thế kia. Thứ hai, mamaṃkāra cái này là của tôi nè, tôi là chủ cái này nè. Thứ ba, tamamaya có nghĩa là tôi là người thực hiện cái đó, tôi là thế này, tôi thông minh, tôi đẹp, tôi giàu, tôi giỏi, tôi đức hạnh, v v… Còn mamaṃkāra là kiến thức này là của tôi, cái nhà này của tôi, nhan sắc này là của tôi, tài sản này là của tôi, quyền lực này là của tôi, vị trí này là của tôi. Còn tammaya có nghĩa là tôi là người làm cái này, tôi là người làm cái kia, hôm nay tôi làm việc thiện thì mai mốt tôi sẽ là người được hạnh phúc, hôm nay tôi làm việc ác mai mốt tôi sẽ bị đau khổ, tôi là người có sự nghiệp thế này, tôi có sự nghiệp thế kia, đó là tammayam, nhớ nha.
“Thấy được lợi ích này, này các tỳ kheo, thật là vừa đủ để tỳ kheo an trú trong vô ngã, không hạn chế́”, đó, tức là không khoanh vùng. Không khoanh vùng là sao? Nãy tôi nói rồi, mình toàn là tu khoanh vùng không thôi.
Cái gì trên đời này cũng vô ngã trừ ra tôi, trừ ra mấy chục ký lô này, nó đụng tới tôi là chết cha nó, cái cục này là nó hỏng có vô ngã. Nhiều khi cái miệng mình hỏng dám nói ra nhưng trong bụng mình nó là như vậy. Mình nói đã lắm, cái gì cũng vô ngã, mình thấy chuyện người ta thì mình can đã lắm: “Thôi đi cô, thôi đi chị, Phật dạy đồ ráp, mình hỏng có gì để mình giận hết”. Mà mình vừa nói xong, nó quay qua nó táng mình cái bốp một cái là mình quay lại quýnh nó hai cái, là tại vì sao? Là tại mình tu theo kiểu khoanh vùng. Nghĩa là cái gì cũng vô ngã trừ ra cái này. Đó, là chỗ đó, lẽ ra mình phải thấy mọi thứ là lắp ráp hết, còn đằng này riêng cái này lại khác, cái nào cũng vô ngã trừ ra cái này, trừ ra bản thân mình, trừ ra cái mình thích, trừ ra người mình thương. Cái chữ trừ ra đó có nghĩa là khoanh vùng, là odhim karoti. Mà người tu phải là anodhim karoti, có nghĩa không có khoanh vùng, nha.
Mọi thứ, mọi nơi, lúc nào, không gian, thời gian nào và vật chi nó cũng đều là vô ngã. Và tôi nhắc lại vô ngã ở đây là nobody, là không có ai, chớ không phải là nothing không có gì, làm ơn nhớ dùm cái đó, nha.
Cái chữ “không” trong đạo Phật không có nghĩa là không có gì. Mà nó là “mọi thứ không có chi mà nó tồn tại độc lập mà không cần đến vô số điều kiện”, thì cái đó được gọi là không, chữ không này là vậy. Có nghĩa là không có chiếc xe trong một đống đồ phụ tùng và cũng không có đống phụ tùng trong chiếc xe, vì sao? Vì khi đã đem ráp thành chiếc xe thì đống phụ tùng mất sạch không còn một cái, mà khi rã chiếc xe ra thì nó chỉ còn là đống phụ tùng, chiếc xe biến mất. Chữ “không” đây là vậy, chữ “không” đây không phải phủ nhận mấy trăm ký lô đó là sai, nhớ nha.
Cho nên ở đây vị tỳ kheo quán niệm tánh vô ngã trong vạn hữu là sao?
Thứ nhất, cái bản tiếng Việt ghi thế này: “Trong tất cả thế giới, tôi không dự phần vào trong ấy”, đó là bản tiếng Việt. Còn ở trong bản Pali thì để thế này: Sabbaloke ca atammayo bhavissāmi, hồi nãy tôi nói rồi đó, trong vô lượng thế giới, nói chung là trong cả cuộc đời này, atammayo bhavissāmi tôi sẽ không thấy mình là ai trong đó, mình không phải là kẻ hành động, tammayo là kẻ hành động, mà atammayo là không phải kẻ hành động. Như vậy, Sabbaloke ca atammayo bhavissāmi: Tôi không phải là kẻ hành động, đó là dịch sát, nghe nó kỳ lắm, mà phải dịch thế này:
1/ Sabbaloke ca atammayo bhavissāmi : Tôi chẳng là ai trong cái cuộc đời này. Hay quá, ghi như vậy nó sáng trưng.
2/ ahaṅkārā ca me uparujjhissanti,: tôi sẽ dẹp bỏ mọi ý niệm ngã chấp: “tôi là”, tôi là thế này, tôi là thế kia, tôi như thế này, tôi như thế kia, cái chữ “tôi là” là một cái chữ mà mình phải nhớ, tôi sẽ dẹp bỏ mọi ý niệm ngã chấp “tôi là”.
3/ mamaṅkārā ca me uparujjhissanti: tôi sẽ dẹp bỏ mọi ý niệm ngã sở của tôi, cái này là của tôi, tôi là chủ cái này, dẹp bỏ mọi ý niệm ngã sở.
4/ asādhāraṇena ca ñāṇena samannāgato bhavissāmi, bản dịch Ngài Minh Châu tối mịt mù luôn: “tôi không cùng chia xẻ với người khác”, các vị nghe động trời không? Bản tiếng Việt để như vậy đó: “Tôi sẽ thành tựu trí, không cùng chia xẻ với người khác”. Trong room này có ai có bản tiếng Việt trước mặt không? Tôi nói là muốn nghe giảng cái này, các vị nên có cái bản tiếng Việt trong tay, chứ còn bây giờ có một mình tôi la làng lên thì quí vị đâu có thấy tại sao mà tôi chỉnh tùm lum, là sao? Các vị có bản tiếng Việt trong tay hay không? Rồi, xong. Tôi giảng giống như tôi giảng cho nghĩa trang vậy, thấy vắng hoe, ngộ quá đi, lạ thiệt, khi tôi giảng trong room này quí vị biết, tôi rùng mình từng cơn quí vị biết hôn, da gà nó nổi từng chập vậy đó, nó rợn người, vắng qua đi.
“Tôi sẽ thành tựu trí không cùng chia xẻ với người khác” là sao? Hỏng phải như vậy, mà cái chữ này nó có nghĩa như thế này nè:
Asādhāraṇena ca ñāṇena samannāgato bhavissāmi: Tôi sẽ thành tựu thánh nhân biệt trí, tức là trí tuệ không có ở phàm phu.
Asādhāraṇena có nghĩa là not general, không phải là trí phổ thông.
Mà ở đây bản tiếng Việt dịch phải nói là dịch ác như thế này: “Tôi sẽ thành tựu trí không cùng chia xẻ với người khác”. Là sao? Rất là kỳ. Mà trong khi bản Pali sáng chói mắt luôn, bản Pali nè: Asādhāraṇena ca ñāṇena samannāgato bhavissāmi: Tôi sẽ thành tựu thánh nhân biệt trí, tức là trí tuệ không có ở phàm phu. Và tôi cũng nói luôn, tôi chẳng là cái gì để bà con tin tôi, bà con đọc được tiếng Anh phải không, tiếng Pháp, tiếng Đức phải không, tiếng Thái phải không? Cứ vào trong đó đọc coi có phải như vậy không, nha. Đừng có tin một người nào hết.
5/ hetu ca me sudiṭṭho bhavissati: Tôi sẽ hiểu tận cùng, triệt để cái gọi là nhân.
6/ hetusamuppannā ca dhammā: Tôi sẽ hiểu tận cùng, triệt để cái gọi là quả.
Nhân ở đây có nghĩa là gì? Tôi sẽ hiểu tận cùng cái điều kiện có mặt cho mọi thứ ở đời và tôi cũng sẽ hiểu tận cùng những gì mà được sanh ra từ các điều kiện, tức là quả. Tôi sẽ hiểu tận cùng những gì gọi là điều kiện có mặt của mọi thứ. Tôi sẽ liễu tri tận cùng cái gì là điều kiện có mặt của vạn hữu.
Tôi cũng sẽ liễu tri tận cùng những gì phải do các điều kiện tác động mà có mặt, tức là nhân và quả.
Thì một người quán niệm vô ngã là phải quán như vậy đó, thưa quí vị.
Quán niệm rằng:
1- Sabbaloke ca atammayo bhavissāmi: Tôi chẳng là ai trong cuộc đời này.
2- ahaṅkārā ca me uparujjhissanti: Ý niệm ngã chấp «tôi là» sẽ được tôi lìa bỏ.
3- mamaṅkārā ca me uparujjhissanti: Tôi sẽ lìa bỏ ý niệm ngã sở, chấp rằng cái này là của tôi, tôi là chủ của cái này.
4- asādhāraṇena ca ñāṇena samannāgato bhavissāmi: Tôi sẽ thành tựu thánh nhân biệt trí.
5- hetu ca me sudiṭṭho bhavissati: Tôi sẽ hiểu rốt ráo, tận cùng triệt để cái gì gọi là điều kiện cho mọi hiện hữu có mặt.
6- hetusamuppannā ca dhamma sudiṭṭho bhavissati: Tôi sẽ hiểu tận cùng rốt ráo cái gì là được do các điều kiện tạo nên.
Hai cái này rất là quan trọng:
Cái số 5, tôi sẽ hiểu rõ điều kiện trợ sinh và trợ lực cho vạn hữu ở đời.
Cái số 6, tôi sẽ hiểu rõ mọi thứ ở đời đều do các điều kiện trợ sinh, trợ lực mà có.
Bây giờ đã đúng 4 giờ, xin hẹn gặp lại bà con ngày chủ nhật. Chúc các vị một ngày vui.