Hữu Bhava

Bài Giảng Sư Toại Khanh Youtube 2019

Ở đây chúng ta phải ôn lại một chút về giáo lý duyên khởi, khi mà nói đến 3 hữu. Tức là do vô minh trong 4 đế cho nên là không có biết được mọi hiện hữu là khổ, có mặt ở đâu cũng là khổ hết, trong điều kiện hoàn cảnh môi trường nào cũng là khổ. Chính vì không biết như vậy cho nên khi mà chúng ta chạy theo cái thích và trốn tránh cái mình ghét, trong cái hành trình trốn khổ tìm vui, do không hiểu mọi sự là khổ, dầu ở trong bối cảnh nào, vàng son nhung lụa, gấm vóc lụa là hay ở trong tình trạng thiếu ăn thiếu mặc, cùng cực đói lạnh thì tất cả đều là khổ. Chính vì không hiểu được cái đó cho nên khi trốn khổ tìm vui, chúng ta đi tìm những giải pháp mà nó cũng chỉ quẩn quanh trong cái chuyện gây tạo cái khổ mới.

Thí dụ như bây giờ mình không thích cái cảnh sanh ly tử biệt, mình không có muốn sanh ra đói nghèo, xấu xí, bệnh hoạn mình không có muốn. Cho nên có 2 cách:

1. Ngay trong đời sống hiện tại mình có những nổ lực bất thiện, lừa đảo, lật lọng, sát sanh, trộm cướp v.v. để mà thay đổi cái nếp sống cho nó khá hơn.

2. Có người sẵn sàng chấp nhận một cái đời sống thiếu thốn, khó khăn, miễn là tập trung được cái tâm tư, thời gian, công sức cho cái việc mà vun bồi các hạnh lành.

Nhớ nha, do vô minh trong 4 đế cho nên nó mới lòi ra 2 cách hành xử như vậy.

Cách 1 là làm ác ngay trong hiện tại để mà thay đổi cuộc sống.

Cách 2 là làm lành ngay trong đời này để mà kiếp sau nó được khá hơn.

Thì dầu là mình làm thiện hay là làm ác đi nữa nó chỉ quẩn quanh trong cái ý niệm là cầu sanh tử.

Trong cái bài giảng hôm trước tôi có nói rồi, đó là mình chưa có dịp thấy, mình chưa có cơ hội quan sát quán chiếu. Cái sự có mặt của mình trong đời sống này nó là một gánh nặng, nó nặng lắm. Vì có nó chúng ta mới cầu mong cái này được cái kia, rồi cũng vì có nó mà khi mong cầu không được mình khổ. Rồi chuyện ác nào mình cũng làm hết trơn, chuyện gì cũng làm hết, cái mà chưa có thì ráng tìm cho có, chuyện ác nào cũng làm. Cái có rồi mà nó bị mất đi thì mình phải phản ứng đủ cách hết, hoặc là mình phải làm đủ cách để giữ cái đang có, hoặc là khi nó mất rồi mình phải tìm đủ cách để mình tìm lại, nha.

Nói chung là để thỏa mãn những nhu cầu riêng tư, tình cảm, tinh thần hay là vật chất, tiếng tăm hay là quyền lực, để thỏa mãn những nhu cầu đó thì chuyện gì chúng ta cũng làm hết.

Hữu ở đây có nghĩa là cái nghiệp thiện ác, dục hữu là nghiệp thiện ác mà đưa mình tái sanh trong các cõi dục. Thí dụ như bây giờ mình làm chuyện bất thiện thì mình sẽ sanh vào 4 cõi đọa, mà 4 cõi đọa đó nó lại cũng là trong dục giới; còn không nữa, mình tu tập thập thiện thì mình cũng quẩn quanh trong các cõi nhân thiên của dục giới. Thì dầu việc tội lỗi hay việc lành trong thập thiện thì tất cả đều được kể chung là dục hữu, có nghĩa là cái điều kiện nghiệp báo để mà quay lại sống trong cõi dục giới thì gọi là dục hữu.

Cái đặc điểm của cõi dục là gì? Là sanh ra, chết đi và buồn vui gắn liền với 5 trần vật chất, đó là mắt thấy, tai nghe, mũi ngửi, lưỡi nếm, thân xúc chạm, đó, tức là sắc, thinh, khí, vị, xúc. Cái đặc điểm của cõi dục là vậy, cái đặc điểm là dầu thiện hay ác, lúc nào cũng y cứ trên 5 căn vật chất, gọi là dục hữu.

Còn cái sắc hữu ở đây có nghĩa là có những người họ chán ngán 5 dục, cho nên họ mới tu tập các tầng thiền sắc giới để chết rồi sanh về các cõi thấp nhứt là sơ thiền, tối đa là ngủ thiền sắc giới, về trên đó sống hết tuổi thọ rồi thì trở về với chỗ thấp nhất ở cõi dục như bửa hổm mình học. Tức là đa phần-phần lớn là tu thiền đắc thiền sanh về phạm thiên xong đi lòng vòng cuối cùng cũng trở về cõi thấp nhất thôi bởi vì sao?

Vì 2 lý do:

1. Cái căn cơ, khuynh hướng tâm lý chúng ta thiện ít hơn ác.

2. Môi trường điều kiện hoàn cảnh để chúng ta sống thiện nó ít, nó khó hơn môi trường mà mình sống ác. Ra đường nhắm mắt quơ tay là mình đụng toàn người bất thiện nhiều hơn người thiện, nha. Người thiện mình phải đốt đuốc đi tìm chứ còn người bất thiện thì nhắm mắt rờ là dính.

Cho nên, một là khuynh hướng tâm lý bản thân mình nhiều đời nó đã như vậy, có một kiếp nào đó mình lắp được một tí thôi, nhờ một điều kiện đặc biệt nào đó mình tu thiền đắc thiền rồi sanh về các cõi phạm thiên, nhưng hết tuổi thọ rồi trở về cõi người trở lại thì chúng ta tiếp tục lăn trôi, lặn hụp ở trong bất thiện. Cho nên sắc hữu đây là vậy. Cái tâm thiện sắc giới mà đưa mình về các cõi phạm thiên ngủ uẩn.

Còn cái vô sắc hữu ở đây là chỉ cho cái nghiệp vô sắc, có nghĩa là có những người họ đắc được thiền sắc giới rồi họ chán, họ muốn lìa bỏ 5 trần vật chất cho nên họ mới lên trên cõi sắc, lên cõi sắc rồi họ mới chán luôn cả bất cứ một dây dưa nào liên hệ đến sắc pháp, kể cả đó là đề mục sắc pháp họ cũng hỏng thích nữa. Cho nên họ tiếp tục hướng đến một cảnh giới hiện hữu mà ở đó không còn hình danh sắc tướng mà chỉ còn tâm linh tinh thần thôi. Thì cái này mình học cho biết vậy thôi, chớ còn nó cũng gần như hỏng mắc mớ gì chúng ta, cái đó là chuyện cao hơn chuyện trên mây nữa.

Thì gom gọn lại nội dung bài kinh này nói cái gì? Gom gọn lại bài kinh đó là ngày nào mà chưa hiểu 4 đế thì nhất cử nhất động của chúng ta đều là nhân sanh tử, đó là nội dung bài kinh này.

Ngày nào mà chưa hiểu được 4 đế thì mọi nổ lực của chúng ta đều là nhân sanh tử, mà để chấm dứt được cái nhân sanh tử ấy thì chỉ có một con đường duy nhất, đó là hành trì con đường tam học giới, định, tuệ.

Giới học thì nó giúp cho mình làm thanh tịnh thân nghiệp, khẩu nghiệp, đồng thời giới luật thanh tịnh giúp cho mình hạn chế dục ái và sân, hạn chế thôi, hạn chế dục ái và thân qua thân, khẩu. Còn định làm cho dục ái và sân tạm thời biến mất. Cái kia là hạn chế, còn cái này là tạm thời biến mất, hai cái nó khác nhau.

Giữ giới là hạn chế dục ái và sân, thí dụ như khi mình giữ giới có nhiều chuyện mình muốn lắm mà mình hỏng có làm nữa, cái đó tự các vị biết chứ hỏng lẽ bắt tôi kể mệt quá, nha. Có những chuyện mình muốn lắm nhưng mà giới cấm nên mình hỏng có làm, cái đó là mình hạn chế dục ái.

Cái thứ hai nữa chính vì mình giữ giới, có nhiều cái mình muốn xóa sổ, xóa dấu nhưng vì giới nên không làm, như vậy thì cái giới nó có tác dụng là đối với cái chuyện hạn chế tội lỗi qua dục ái và sân, nó mới hạn chế thôi.

Qua tới định học thì nó mới tạo ra sự vắng mặt của dục ái và sân, đó là định học, tới hồi đắc thiền anh phải vắng được hai thứ đó là dục ái và sân.

Nhưng mà riêng cái tuệ học tứ niệm xứ đó thì nó là con đường chấm dứt tất cả phiền não không riêng gì dục ái và sân nên, mặc dù là cái dục ái – chỉ cần tu hành mà trừ được dục ái là đủ rồi, bởi vì cái đoạn đường còn lại nó giống như nước mà vô máng xối, hết đường đi rồi nó phải chảy xuống lu thôi, nó chảy ra sân thôi chứ hỏng đi đâu được hết.

Cho nên nếu cần có những trường hợp chúng ta thấy Đức Phật chỉ nhắc đến có một thứ phiền não thôi, thí dụ như dục ái, có lúc Ngài nói đến thân kiến, Ngài nói một thứ một thôi, hoặc có nói nữa chỉ nói tâm sân thôi, bởi vì một người không còn tâm sân thì người đó không còn dục ái. Và không còn ở đây có 2 bước, một cái tương đối tạm thời và cái kia vĩnh cửu tuyệt đối.

Thì muốn lìa bỏ được sự tái sanh trong 3 cõi thì chỉ có một con đường duy nhất đó là hành trì tam học chớ không có con đường khác. Đó là bài kinh 105.

Tiếp theo là kinh 106 cũng y hệt như vậy, mà ở trên là hữu còn cái kia là ái, có nghĩa là niềm đam mê ở trong 5 dục, niềm đam mê ở trong thiền, thiền sắc giới, và thứ ba là niềm đam mê ở trong thiền hữu sắc. Ở trên là chữ nghiệp nói chung, còn ở đây nói về 3 cái ái.

Rồi tiếp theo Ngài nói về 3 cái mạn. Mạn ở đây là gì? Ở đây gồm có 3: mạn, tùy mạn, quá mạn; có nghĩa là so bằng, so thua và so hơn.

1. So bằng ở đây có nghĩa là tôi đâu thua gì nó, nó đâu có hơn gì tôi thì đó là so bằng.

2. Tùy mạn ở đây có nghĩa là tự ti, mặc cảm, so thua, so kém, so đo để thấy mình kém, mình thua người ta.

Thì cái thứ nhứt là đẳng mạn, cái thứ hai là ti mạn.

Đẳng mạn là mình thấy mình bằng người ta, mình hỏng co thua gì người ta, người ta cũng không hơn gì mình.

Cái thứ hai là tự ti mặc cảm, cho rằng mình hỏng bằng ai. Quí vị trong room có thể hiểu lầm, quí vị nói: “Ủa, tui thua người ta thì tui biết tui thua chứ” Không, hai cái đó khác nhau nhiều lắm, mình biết mình thua nó khác, còn cái mà mình tự ti mặc cảm thì nó khác, hai cái nó khác nhau.

3. Quá mạn ở đây có nghĩa là mình so hơn, có nghĩa là mình thấy mình hơn người khác, mình hay hơn người khác, mình giỏi hơn người khác, mình đẹp hơn người khác, mình giàu hơn người khác, mình trí thức hơn người khác, mình quyền lực hơn người khác; khi có lòng so đo như vậy được gọi là quá mạn. Quá là vượt qua.

Rồi tiếp theo là kinh 107, cái gì hỏng cần nói nhiều thì tôi nói thoáng qua thôi. Ở đây Ngài giảng rằng có ba cái pháp phải trừ diệt mới có thể giải thoát sanh tử – đó là tham, sân, si; Ở đây ai cũng biết rồi nhưng mà tôi cũng phải giảng sơ một tí.

* Tham là mình thích trong cái này cái kia, thích cho có cái này cái nọ, thích cho đừng có cái này đừng có cái nọ, gọi là tham. Nói nôm na có hai:

– muốn cho có cái này cái kia,

– rồi muốn cho đừng có cái này cái kia,

thì cái đó gọi là tham.

Và ở đây bà con ôn lại cái bài giảng cũ của tôi, tôi nói rằng: Ở đời này khổ có hai nguồn, vui nó có hai nguồn.

Vui nó có hai nguồn là

– mình có cái gì đó

– và không có cái gì đó.

Còn khổ là:

– do mình có cái gì đó

– và do không có cái gì đó, mình mới khổ.

Ở đây cũng vậy, tham là gì?

Tham là muốn được đã đành rồi mà muốn không bị nữa, muốn được và muốn không bị cái gì đó thì gọi là tham.

* Sân ở đây cũng có hai, sân là sự bất mãn:

1. Tránh cái mình ghét không được gọi là sân,

2. Theo đuổi cái mình thích không được cũng là sân.

Nha, sân có hai, tham có hai, ghi đi.

# Tham có hai là muốn được, muốn có cái này cái kia, còn thứ hai là đừng có cái này đừng có cái kia, đó, phải học cho đủ.

# Sân cũng có hai, đó là bực mình, bất mãn vì không có cái mình thích hoặc là tránh không được cái mình ghét thì đó gọi là sân.

# Còn si là sao? Si ở đây có nghĩa là do không có thấy được mọi sự là khổ cho nên mới thấy cái này cần bỏ đi, cái này cần rước về.

Do cái si nó làm nền, cái si là sự vô minh trong 4 đế, cái si đây là si hoài nghi, do cái si đó mới khiến cho mình muốn cái này thích cái kia, mà muốn là tham, mà ghét là sân, nhớ nha. Cho nên là do vô minh – Cái si đây là do vô minh trong 4 đế, không biết rằng trên đời không có gì để ước ao, không có gì để trốn chạy hết, mà khi mình hỏng biết gì mình mới ước ao, mới trốn chạy. Khi ước ao, trốn chạy không được thì khổ dai dẳng triền miên, mà không biết được mấy cái điều đó gọi là si.

Tiếp theo đó, ở trong đây Ngài có dạy thế này: Phải tu tập bất tịnh để trừ tham, tu tập từ tâm để trừ sân, tu tập trí tuệ để trừ si, đó là nói gọn.

Ở đây tôi phải nói rõ bà con một chuyện:

Cái giải pháp cho tâm tham có nhiều lắm chớ hỏng phải chỉ có cái bất tịnh này. Bởi vì tùy căn cơ của mỗi người, có người hợp cái này mà người hợp cái kia, nhưng mà khi Đức Thế tôn thuyết giảng kinh này thì Ngài nhìn thấy căn cơ của các tỳ kheo trước mặt Ngài, họ cần phải nghe nói như vậy đó, họ cần phải nghe nói về mấy pháp tu: là tu đề mục bất tịnh, tu đề mục từ tâm, đại khái như vậy. Chứ còn thật ra để đoạn trừ phiền não dầu tham, dầu sân, dầu si thì cái cách nó giống nhau đó là tu tứ niệm xứ, là cách chung. Nhưng mà có những trường hợp người ta cần đến một cái gì đó cụ thể, tham tùm lum thì phải cho họ thấy có con đường thoát khỏi cái tham đó bằng cách là nhìn vào bản chất thật, cái sự thật của thân tâm này.

Hồi nó còn sống thì nó là nguyên một cái túi da dơ chứa ba mươi mấy món dơ, còn khi nó chết lăn đùng ra rồi đó, trong vòng một ngày, hai ngày nó trương sình, nó chảy nước, nó bốc mùi, cứ thế mà cái tử thi nó tự phân hủy qua nhiều giai đoạn rồi nó trở thành xương trắng, đề mục bất tịnh là vậy đó.

Tức là quán lúc còn sống thì mình sống với bao nhiêu thứ bất tịnh trong thân, mà khi mình chết rồi đó xác của mình ai nhìn cũng sợ hết, sợ đây không phải là sợ ma không mà ớn nó truyền nhiễm, ớn nó hôi hám, nhớ. Cho nên muốn bớt cái tham, chuyện đầu tiên là phải thấy, thấy thân này lúc sống nó vậy, lúc chết nó vậy đó, cũng bớt tham rất là nhiều.

Thí dụ như bây giờ mình thích trữ tài sản, mà mình nhớ là cái thân này nó dơ hầy hà, mà chính vì vậy cho nên là nó nay còn mai mất chớ hỏng phải là sương khói như chư thiên. Khoa học hôm nay cũng cho mình biết rằng trong một cái cơ thể sinh học nó càng phức tạp, nó càng rắc rối chừng nào thì cái nguy cơ mà nó bị có vấn đề cũng lớn hơn, nhớ nha.

Còn cái thứ hai là tu tập từ tâm là nó có tới vô số cách tu tập để mà bỏ đi cái sân tâm, nhưng mà cũng do nhìn vào cái căn tánh của chúng sanh mà Đức Thế tôn trong chỗ này Ngài đề nghị tu tập tâm từ.

Tâm từ là sao? Tâm từ có nghĩa là có cái lòng thương chúng sinh, mong ai cũng được vui vẻ, mạnh khỏe, thông minh, đức hạnh, mong ai cũng nhận được nhân lành quả lành; nhân lành là biết tu, quả lành là có được điều may mắn, nha, đó là từ tâm, là mong cho người ta được sống ở trong nhân lành quả lành.

* Muốn đoạn tận si thì phải tu tập tuệ quán, tu tập trí tuệ. Trí tuệ đây gồm có 3: văn, tư, tu.

– Văn là ráng nghe, ráng nhớ, ráng học, ráng đọc giáo lý. Hễ mà mình có trí văn nhiều thì mình bớt đi một mớ si, bớt đi rất là nhiều, chẳng hạn như si hoài nghi, bớt chớ hỏng có trừ, trừ chỉ có thánh nhân mới trừ thôi. Tôi chỉ nói bớt thôi, bớt, bớt rất là nhiều. Trí văn là vậy đó, mình biết học hỏi, lắng nghe giáo lý.

– Tư ở đây có nghĩa là nghiền ngẫm, thấm thía, tiêu hóa với những gì mình đã đọc, đã nghe, đó là trí tư.

Tôi nhắc lại lần nữa, tùy thuộc vào cái cách mà mình trau dồi trí tuệ mà mình đối phó được bao nhiêu cái si. Tôi nhắc lại, tùy thuộc vào cái cách mà mình trau dồi trí tuệ thì cái si của mình nó giảm bao nhiêu, si ở đây là si hoài nghi, si hoài nghi nó giảm, tùy thuộc vào mức độ trí tuệ. Cho nên mình bỏ công một đời mình học giáo lý mà sao thấy mình vẫn có vấn đề như thường, chứng tỏ là mình ở trí văn thôi. Còn trí tư là biết thấm thía cái mà mình đã học, đã nghe, đã đọc.

– Tu, trí tu gồm có hai: tu thiền chỉ và tu thiền quán.

# Thiền chỉ là samatha, có nghĩa là có rất nhiều điều, nếu mà chúng ta có thiền định, chúng ta có thần thông, chúng ta biết tới nơi tới chốn, biết bao nhiêu tin bao nhiêu. Còn cái biết của người không có thiền thì thấy vậy chứ họ cũng khả nghi lắm. Có thời mình thấy cái đó nó hay, có thời mình thấy nó đẹp, có thời mình thấy nó độc, có thời mình thấy nó dơ, nhưng mà sau đó mình thấy ngược lại, nhớ nha.

Còn riêng về trí tu samatha của cái người đắc thiền định thần thông thì cái thấy của họ chắc chắn hơn. Thí dụ như bây giờ nói về quán nhân quả nghiệp báo đi, mình toàn là nghe học không hà, mình học mình nghe mình nói: Ừ làm ác bị đọa rồi bị khổ kiếp sau, còn làm thiện thì được an lạc đời này, an lạc đời sau thì cái đó toàn là mình nghe nói thôi. Gọi là mình suy diễn chút đỉnh thôi chứ còn không có cách nào bằng cái người mà họ đắc thiền, đắc định, tâm tư của người đắc định họ ngộ, họ nghiệm ra nhiều cái điều hay lắm quí vị, hay lắm, mà đó mới là thiền định thôi đó nha.

# Còn trí tu thứ hai là tuệ quán, có nghĩa là người ta quán sát được rằng là toàn bộ cuộc đời của mỗi người của mỗi chúng sinh từ con dòi cho tới ông vua, tổng thống nó chỉ là sự quẩn quanh trong 12 duyên khởi, nó chỉ là hành trình của 4 đế, ghê như vậy đó.

Thì có tu tuệ quán mình mới thấy được như vậy, mình mới thấy được rằng mỗi lần mình vui buồn thì đây là mình đang gieo cái nhân sanh tử mới nè. Mình nhớ tâm tham chính là tập đế nguyên nhân sanh ra các khổ, ngoài cái đó ra thì bát chánh đạo chính là đạo đế, rồi cuối cùng trừ đạo đế ra, trừ tập đế ra thì cái còn lại là khổ đế. Đừng nhắc diệt đế vì diệt đế là niết bàn không mắc mớ gì trong đời sống mình hết, trong đời sống mình chỉ có 3 đế thôi, tôi đang nói tới người tu hành đó, tu mà tu xịn á.

Tu cà chớn thì làm gì có bát chánh đạo, chỉ có hai thôi, đa phần đời sống mình là chỉ có khổ đế và tập đế, cứ nhớ bao nhiêu đó. Lúc mình thích cái này thích cái kia đó là tập đế, còn ngoài giây phút thích đó ra thì toàn bộ đời sống của mình chìm sâu ở trong khổ đế. Đó, với một đời sống như vậy gọi là đời sống có trí tuệ, tuệ ở đây là trí tu chứ hỏng phải là do học hoặc do ngồi lý luận, suy diễn, nghiền ngẫm.

Cho nên là để đối phó với si mê là dứt khoát phải có được 3 cái trí đó.

Tiếp theo là ác hành, Ngài dạy có 3 ác hành cần phải tránh. Ác hành đây tức là hành động nông nổi, hành động tội lỗi đó.

Hành động tội lỗi ở đây gồm có 3, đó là thân ác hành, khẩu ác hành, ý ác hành.

Hồi đó giờ mình nghe nói tội lỗi mình nghĩ là phải làm cái gì đó hoặc là phải cụ thể một chút thí dụ phải nói cái gì đó hại người mới gọi là ác, nhưng mà trong kinh nói hiểu như vậy thì cạn bởi vì mình bỏ cái ý mất rồi. Tại xưa nay cái ý ác người ta hỏng có thấy chứ đúng ra một người ác thật sự là họ phải có đủ 3 cái này. Bởi vì không có ác ý thì làm gì mà có hành động hay lời nói tổn thương người khác, nha, hỏng có, hỏng thể nào. Anh phải có ác ý thì anh mới có thể xâm hại, nhiễu hại, tấn công, xúc phạm người khác được.

Cho nên toàn bộ hành trình tu Phật có nhiều cách nói lắm, nhưng mà trong những cách nói đó có một cách đó là tu hành để giai đoạn rốt ráo nhất bỏ được 3 cái nghiệp bất thiện, 3 hành:

1. Bỏ được thói quen làm ác bằng tay chân hại người.

2. Khẩu không nói lời hại người, hại đây nhiều lắm:

– nói dối gạt người,

– nói đâm thọc để chia rẽ người,

– nói bằng lời tàn độc, hung tợn để cho người ta phải đau lòng, để người ta phải bị khổ tâm mất ngủ lên máu

Đó là khẩu ác hành.

3. Ý ác hành là những tư tưởng, những suy tư, những suy tưởng, những suy nghĩ có nội dung, mục đích là hại người, thì đó được gọi là ý ác hành.

Bài kinh này mình thấy nó ngắn nhưng mà hết trơn bài pháp có bây nhiêu đó thôi, chỉ cần lìa được điều ác là coi như đã thành tựu điều thiện. Tôi biết tôi nói nhiều người không có đồng ý nhưng mà sự thật nó là như vậy, lìa được các ác thì tự nhiên thành tựu các thiện, cái đó chuyện đương nhiên. Bởi cho nên trong kinh có ba câu Phật ngôn, đó là:

Không làm các điều ác

Làm thiện các hạnh lành

Giữ gìn tâm trong sạch

Mình nghe mình tưởng là 3 cái này nó rời nhau chứ hỏng phải. Chúng ta không có đi tu theo từng bước như vậy, mà phải nói thế này:

Ở cấp một, ba câu này được mình thực hiện như thế nào? Kém cõi nhất.

Step hai, bước hai, cũng ba điều này mà mình khá hơn một chút.

Rồi ở step ba, bước cuối cùng thì mình viên mãn đạo nghiệp, bỏ được tất cả ác và thành tựu tất cả thiện.

Các vị có nghe không? Tôi nhắc lại một lần nữa, không có phải tu bằng cách là không có làm các điều ác riêng rồi tiếp theo làm các việc lành, không, hiểu như vậy là hiểu nghèo lắm. Bởi vì là các việc ác với các việc lành nó gắn liền với nhau, khi mà anh bỏ được một cái điều ác nào đó là anh thành tựu việc lành.

Tôi thí dụ như nghiệp bỏn xẻn đi, thì anh bỏ được nghiệp bỏn xẻn là anh thành tựu nghiệp bố thí. Anh bỏ được tánh ganh tỵ là anh thành tựu được tâm tùy hỷ. Anh bỏ được tâm sân hận là anh thành tựu được tâm từ bi. Yah, nhớ cái đó nha.

Chớ còn mà ba cái câu đó anh cắt khúc ra, anh tưởng là không làm các điều ác là riêng, làm các điều lành riêng, hỏng phải. Thí dụ như bây giờ anh nói với tôi anh giữ giới anh không có sát sanh, thì ngay trong cái lúc mà anh có cái ý anh không sát sanh là anh đã thành tựu được bao nhiêu cái hạnh lành trong đó rồi. Anh phải hiểu ngầm như vậy chứ anh đừng có tách riêng cái chuyện không sát sanh là riêng, công đức là riêng, hỏng phải. Mà ngay trong cái lúc mà anh từ chối cái chuyện sát sanh, trong lúc anh từ chối đoạt mạng chúng sanh khác thì ngay lúc đó anh đã thành tựu công đức, tránh được cái ác mà anh cũng thành tựu cái nghiệp lành ngay cái lúc đó.

Khi mà anh niệm Phật, cái tâm anh chuyên chú vào ở trong cái đề mục thì lúc đó mình thấy tu thiền là làm lành, ngay cái lúc chúng ta vừa làm lành nhưng cũng ngay cái lúc đó chúng ta chuyên tâm niệm Phật, thì lúc đó chúng ta cũng đã bỏ đi vô số cái tội lỗi. Bởi vì sao? Vì chuyên tâm mà, chuyên tâm niệm Phật thì coi như chúng ta không còn cái tâm để mà làm chuyện xấu khác, như vậy thì lúc đó là mình thấy khi mà làm các hạnh lành là mình đã tránh các điều ác rồi, và khi tránh các điều ác cũng có nghĩa là mình đang thực hiện các hạnh lành.

Cái thứ ba, giữ gìn tâm trong sạch, mình tưởng nó là bước ba chớ không, khi mà mình có ý tránh ác là lòng mình đã thanh tịnh, khi mà mình có ý thực hiện các hạnh lành là tâm mình đã thanh tịnh, nhưng có một điều nó thanh tịnh ở mức nào, đó là tùy cái chuyện anh tránh ác tới đâu.

Tôi nói lại một lần nữa, thí dụ như cái người sơ cơ không có học Phật Pháp thì cái ác của họ, họ hiểu là sát sanh, trộm cướp, đốt nhà, giết người, cướp của, lật lọng, lươn lẹo, lừa đảo, thì cái đó mới gọi là ác, thì họ chỉ tránh được cái đó thôi. Nhưng mà ở mức độ cao hơn, thì cái ác không phải nó thô như vậy mới gọi là ác, mà chỉ cần một câu nói, một suy nghĩ hại người cũng là ác, cũng là bất thiện.

Tiếng Việt nam mình nghe chữ ác nó nặng quá. Chữ ác ôn côn đồ thì cái đó nó nặng lắm, còn chữ ác trong kinh Phật: Akusala, có nghĩa là bất thiện thôi. Cho nên khi mà tùy vào mức độ anh lánh ác được bao nhiêu thì cái thiện của anh nó thành tựu được bấy nhiêu, tùy thuộc vào cái cách mà anh hành thiện được bao nhiêu thì cái ác mà anh lánh được cũng nhiều bấy nhiêu, và cũng tùy thuộc vào cái chuyện anh tránh ác và hành thiện ở mức độ nào mà cái tâm của anh cũng được thanh tịnh thêm chừng ấy theo cái tỷ lệ thuận. Các vị có hiểu cái này không ta? Có hiểu cái này không?

Tôi nhắc lại nha, tùy mức độ anh tránh ác bao nhiêu mà anh thành tựu bao nhiêu cái hạnh lành, tùy mức độ anh thực hiện hạnh lành bao nhiêu mà anh tránh được bao nhiêu cái ác, xong chưa.

Rồi bước thứ ba, tùy cái mức độ anh tránh ác, tùy cái mức độ anh làm thiện mà cái tâm anh nó cũng thanh tịnh được bấy nhiêu. Thí dụ như một người không tu tập thiền định thì cái thiện của họ chỉ ở cái mức tránh mấy cái ác tào lao: sát sanh, trộm cắp, nói dóc, họ mới tránh được tới đó thôi. Nhưng mà cái vị đắc thiền tránh cái ác mà mình không có lường được, thí dụ như cái chuyện đầu tiên anh muốn đắc sơ thiền chớ gì, anh phải tránh được cái chuyện đam mê trong 5 dục, cái đó là cái ác, tiếp theo anh phải bỏ được 5 triền cái, thì anh mới đắc được sơ thiền, nhớ nha.

Cho nên là cái ác của người không có tu thiền là cái ác quá nặng, quá thô, quá dơ, quá bần, quá tồi đi, quá nặng nề đó, thì nó khác cái chuyện mà lánh ác hành thiện của người đắc thiền thì lại khác, nó thuộc tâm linh, tinh thần thôi.

Nhưng mà lên cái thiền vô sắc thì sao? Lên cái thiền vô sắc thì cái tâm họ còn thanh tịnh hơn cái vị phạm thiên sắc giới nữa. Phạm thiên sắc giới ly dục nhưng mà còn thích trong vật chất, còn thích trong cái hình danh, sắc tướng của sắc pháp cho nên vị đó mới có thân tướng. Riêng vị phạm thiên vô sắc thì chán hết, họ không còn muốn dây dưa với vật chất sắc pháp nữa, nha.

Nhưng mà chưa hết, tới cái vị mà tu tập tuệ quán ấy, là vị đó đã không có muốn làm điều ác, mà vị đó cũng chán luôn cả cái điều lành. Chán đây là gì, chán đây có nghĩa là gặp dịp thì cũng làm lành, làm thiện, nhưng mà không có cầu cái quả sanh tử nữa. Cái người tu tập tuệ quán mà đúng mức, rốt ráo thì họ làm thiện giống như là uống thuốc vậy đó, hỏng có vui vẻ, hỏng có ngon lành, hỏng có hay ho gì hết á, nhưng mà đó là chuyện bắt buộc.

Biết trong room có hiểu cái này không ta? Cái chuyện uống thuốc nó có gì đâu mà hay, nó hỏng có cái gì mà vui vẻ, ngon miệng hết, hỏng có, nhưng mà nó bắt buộc phải uống. Nói vậy nó hơi nặng mà thật sự nó như vậy. Người tu tứ niệm xứ mà rốt ráo, họ chỉ muốn sống chánh niệm thôi, gặp dịp bố thí thì họ cũng thò tay vô túi họ móc ra mớ họ cho, gặp dịp cần phục vụ, cần phải ra tay ra chân, đổ mồ hôi thì họ cũng giúp, nhưng mà họ giúp là giúp vì lòng từ bi, vì cái chuyện đó không làm thì coi hỏng được, chớ còn không phải vì cầu quả sanh tử, nhớ nha, cái này rất là quan trọng.

Cho nên tu tập là không làm các điều ác qua thân, qua khẩu, qua ý, tùy cái mức độ chớ hỏng phải ai, đối với hạng nào cũng định nghĩa giống nhau, nhớ nha.

Tôi nhắc lại lần nữa, khi mà mình bố thí là thực hiện một hạnh lành, cũng ngay lúc đó mình bỏ bớt, bào mòn được cái tâm bủn xỉn. Khi mà mình chia vui với cái hay, cái đẹp của người khác là mình đang bào mòn cái tánh ganh tỵ, nha, vậy đó. Khi mà mình thương yêu một người khác bằng cái tâm từ bi, có nghĩa lúc đó mình đang bào mòn cái tâm sân hận của mình, nha.

Cái đoạn trong kinh này có ghi rõ nè, để bỏ cái ác phải hành cái thiện đối lập vậy thôi.

Bây giờ qua tới kinh 109, thế nào là 3 pháp cần phải bỏ đi thì mới an lạc đời này, mới được chứng thánh và có thể nếu còn luân hồi thì an lạc đời sau. Đó là 3 cái tà tư duy, cái này tôi giảng rồi cho nên quí vị để ý tôi giảng rất là nhanh là bởi mấy cái này giảng rồi hết rồi.

* Dục tầm ở đây có nghĩa là suy nghĩ, suy tư, tư duy đó.

Dục tầm có nghĩa là còn mong đợi, trông chờ, thích thú, hưởng thụ trong 5 dục: sắc, thinh, khí, vị, xúc. Mắt còn muốn nhìn, tai còn muốn nghe, mũi còn muốn ngửi mùi này mùi kia, lưỡi còn muốn nếm muốn ăn cái này cái nọ, thân muốn êm ái ấm êm, đó gọi là dục tầm.

* Sân tầm là bất mãn tùm lum, bất mãn người, bất mãn vật, bất mãn sự kiện.

– Bất mãn người, thí dụ như là mình ghét người này, mình bực mình người kia.

– Bất mãn vật có nghĩa là gai góc, hầm hố, bùn sình, trời nắng, trời mưa mình nhịn hỏng nổi.

– Bất mãn sự kiện là những tư duy, những suy tư mà nó hơi trừu tượng, thí dụ như là một quan điểm chính trị, quan điểm văn hóa mà mình không có đồng ý.

Nhớ nha, thì cái đó gọi là sân tư duy là vậy đó.

* Hại tư duy là cái ý tưởng đập đổ, chống phá, tổn thương, xúc phạm, chà đạp, phá hủy, gây đổ nát một đối tượng nào đó dầu người hay vật thì cái đó được gọi là hại tư duy.

Nhớ cái chỗ này: chống phá, đập đổ, chà đạp, hủy diệt, thì cái đó được gọi là hại tư duy.

Ba cái này để muốn tránh được?

1. Trừ được dục tư duy là mình phải dùng cái sức ly tầm, có nghĩa là dùng cái tư tưởng ly dục, sống bằng cái tinh thần ly dục.

Sống bằng cái tinh thần ly dục là sao? Không tiếp tục theo đuổi những cái mình thích nữa, bởi vì mình nên nhớ một điều thế này: Cái thích của mình là vô bờ không đáy, một đời mình theo đuổi nó, liệu mình có thể thỏa mãn được nó bao nhiêu phần trăm và trong khi đó cái chuyện trước mắt, là trong đời sống này nó có hai chuyện:

– Mình theo đuổi cái mình thích,

– Mình theo đuổi cái mình cần.

Thời gian mình có được trong kiếp người nó hỏng có bao nhiêu hết. Tôi nói hoài, trừ thời gian mình ngu và thời gian mình ngủ ra thời gian mình còn hỏng là gì hết.

Thời gian mình ngu là từ 1 tuổi tới 18 tuổi

Thời gian mình ngủ là giấc ngủ của mình mỗi ngày từ 4, 6, cho tới 8 tiếng, nha.

Thì trừ cái lúc mình ngu và cái lúc mình ngủ ra thời gian mình còn hỏng bao nhiêu hết. Cứ nhớ như vậy, nó nhiều lý do lắm, nó nhiều cách nghĩ lắm, hoặc là quán bất tịnh, quán tử thi, quán thể trược v v… Nghĩ như thế nào mà để cho đối với 5 dục mình hỏng có thích nữa, thích nó mà không được là khổ, kiếm tìm nó là khổ, tìm được rồi bảo trì bảo quản là khổ, bảo trì bảo quản mà không giữ được lại càng khổ hơn, cứ nhớ bao nhiêu đó thôi:

Muốn không được là khổ,

kiếm tìm cũng là khổ,

tìm không được cũng là khổ,

tìm được rồi phải gìn giữ cũng là khổ,

gìn giữ không được cũng là khổ.

Nó nguyên một hành trình rất là dài. Cái đó được gọi là ly dục tư duy.

2. Thế nào là bỏ, con đường nào để giúp chúng ta lìa bỏ sân tư duy – sân tầm – đó chính là tu tập cái vô sân, cái tâm sở vô sân trong tâm sở A tỳ đàm. Tu tập cái tâm đó, giống như tín, niệm, tàm, úy, vô tham, vô sân, hành xả.

Tu tập vô sân ở đây là sao? Là tu tập tâm từ. Tâm từ ở đây, nhiều người cứ rãi tâm từ, rãi bằng miệng không hà, cứ xếp bằng lại chắp tay, thắp ba cây hương quì lạy Phật, mà hỏng biết họ lạy họ nghĩ cái gì, đó là một chuyện. Chuyện thứ hai nữa đó là ngồi bắt đầu niệm à: “Nguyện cho tất cả chúng sanh hướng Đông đừng có oan trái lẫn nhau, hãy được an vui… Tất cả chúng sanh trong hướng Tây, Tây Bắc, Đông Bắc, Đông Nam, Tây Nam…” Rãi như vậy đó, mà thứ nhứt là miệng rãi mà cái đầu họ đi đâu á, đó là một chuyện. Chuyện thứ hai, họ rãi mà họ không hề hiểu là muốn rãi nước thì trên tay anh phải có nước. Yah, đây là một nguyên tắc rất là sơ đẳng, rất là tiểu học, nha, rất là elementaire.

Có nghĩa là anh muốn rãi nước thì trên tay phải có nước, anh muốn rãi tâm từ thì trong lòng anh phải có tâm từ.

Tâm từ là sao? Là mình thương chúng sanh khác, thương đây không phải là ái, mà thương ở đây là mong cho chúng sanh khác được sống trong nhân lành và quả lành.

Sống trong nhân lành là mong ai cũng biết tu hành, ai cũng biết tạo công đức.

Quả lành là mong cho người ta ai cũng khỏe mạnh, đầy đủ, sung túc, vui vẻ hết.

– Không muốn ai bị khổ thì đó gọi là bi.

– Còn muốn người ta được vui, được đẹp thì đó gọi là từ.

– Vui theo điều tốt lành của người khác gọi là hỷ.

Vui theo nhân lành quả lành của người khác, có nhiều người tôi biết, đó là thấy người khác họ giàu hơn mình, họ đẹp hơn mình, xài đồ tốt hơn mình, mình ganh tỵ, có. Nhưng có người khác hơn, không ganh tỵ cái quả lành của người khác, người khác họ sướng bằng trời họ hỏng quan trọng nhưng họ ganh tỵ cái nhân lành. Nghĩa là mình mang đôi dép bằng vàng bả hỏng ghét, mà bả ghét cái chỗ mà năm nay mình làm đại thí chủ dâng y đó, tự nhiên họ ghét hà, có, trường hợp đó có. Hoặc là thấy tên của người nào đó được nhắc trong cuốn kinh là mình nổi điên lên, thì cái đó là hỏng được.

Mình khó bao giờ mà vui được với cái gì của người khác lắm. Thì khả năng mà vui được với điều lành của người khác, mà vui một cách bất vụ lợi nha, vui hỏng phải là… ở đây, mà mình cảm thấy có sự chia xẻ, dầu hỏng nói ra, nhưng mà trong bụng mình vui khi mình thấy người khác được vui mình nghĩ: “Ờ! ít ra người ta cũng biết tu, hoặc là bây giờ người ta đang hưởng quả cũ.”

Nếu mà trên thế giới này cái người hưởng quả lành càng nhiều, thế giới nó bớt khổ. Biết trong room có hiểu cái này không ta? Cái tùy hỷ nó có cách niệm vậy đó, thấy người ta sướng, người ta giàu, mình chỉ suy nghĩ một cái: Thứ nhứt, kiếp trước nó cũng tu hành trầy da tróc vẫy bây giờ nó mới được như vậy. Thứ hai nữa là mình nghĩ thế này, nếu mà thế giới này toàn là mấy người may mắn vầy không thì cái diện mạo thế giới này sẽ khác đi nhiều lắm, đó là cách để mình tu hạnh tùy hỷ.

3. Rồi cuối cùng đoạn tận hại tầm là gì? Hại tầm là phải tu tâm bi. Muốn bỏ cái lòng nhiễu hại người và vật thì bắt buộc mình phải có tu tâm bi.

Tâm bi ở đây là không đành lòng nhìn thấy người hoặc là vật bị hư hao, bị sụp đỗ, bị tàn tạ, bị héo hon, bị bào mòn, mình hỏng có đành lòng, nha, cái đó được gọi là bất hại tư duy, thì muốn có được cái này, muốn bỏ được hại tư duy là mình phải tu tâm bi.

Tâm bi là không muốn người hay vật bị tấn công, bị nhiễu hại, thì ba cái này mình thấy, thường thường mà bây giờ tui nói ba cái này là tinh hoa Phật Pháp trong room hỏng có tin, mà sự thật nó là như vậy.

Có nghĩa là, thứ nhứt, ba cái này gom chung là chánh tư duy. Quí vị nghĩ: “Ồ, chánh tư duy là 1 phần 8 của bát chánh đạo”. Không, nói như vậy là sai, sai bét. Kể ra thì mình đọc trong kinh mình thấy “Ờ, chánh tư duy là 1 phần 8”, chớ thật ra là người mà tu tập rốt ráo chánh tư duy cũng có nghĩa là tu tập trọn vẹn bát chánh đạo, tôi dám bảo đảm như vậy, tức là tu cho tới nơi tới chốn.

Thí dụ, ly dục tư duy nè,

1/ Ly dục tư duy mà tu cho tới nơi thì sao ta?

Cấp 1, nhờ ly dục tư duy mà mình đắc được thiền sắc giới, đúng hôn? Thêm một bước nữa, nếu mà anh đắc thiền sắc giới, mà anh đi cho hết thiền sắc giới à nha, phải đi hết à, chớ còn, nếu mà anh đắc tới tam thiền thì anh đã ly dục nhưng mà cái đó chưa gọi là rốt ráo, mặc dù anh ly dục ở tầng sơ thiền rồi, nhưng tưởng sao, anh ly dục để anh lên tam thiền anh đứng đó, lên tới sơ thiền anh đứng đó, lên tới nhị thiền anh đứng đó, vậy là cũng chưa gọi là rốt ráo.

Cũng như nói ly hương đi, quê tôi đẻ ở Nha trang tôi bỏ Nha trang tôi qua Cam ranh tôi ở thì cái đó cũng gọi là ly hương nhưng cái đó “ly” đó cũng còn hơi nhỏ chưa có “ly” bự lắm. Mình đẻ ở Nha trang, mình mới ra tới Cam ranh hà, như vậy là chưa phải “ly”, mà mình phải đi ra tới Hải phòng, Trà cổ, Bản giốc mình ở mới gọi là ly hương, mình phải qua Lào mình ở mới gọi là ly hương và cuối cùng mình phải định cư ở nước ngoài mới gọi là ly hương, nha.

Chớ còn đằng này mình đẻ ở Nha trang chạy qua Cam ranh thì cái đó cũng “ly” mà hỏng có “ly” lắm. Đẻ ở Cai lậy chạy qua Mỹ tho, đẻ ở Mỹ tho chạy qua Chợ gạo thì nó cũng chưa có xa lắm. Đẻ ở Vĩnh long chạy qua Cần thơ, rồi đẻ ở Cần thơ chạy xuống Phụng hiệp, Sóc trăng thì nó cũng chưa có xa lắm. Mà cái “ly” ở đây phải “ly” cho tới nơi.

– Do ly dục mà mình không có sát sanh, trộm cắp, thì đó cũng là ly dục đó nhưng mà nó ở mức độ thấp.

– Do ly dục mà phải đắc thiền kìa, đắc thiền sắc giới, cái đó mới là ly dục bậc trung.

– Còn ly dục bậc thượng có nghĩa là chán luôn cái thiền sắc giới mặc dù lúc đó không gọi là ly dục nữa, nhưng mà mình phải kể cái ly dục này nó là ly dục thượng thừa, có nghĩa là sao?

Chính vì hồi nãy tôi nói đó, ly hương có nghĩa là mình không có tiếp tục ở thành phố Mỹ tho nữa, đó gọi là ly dục; nhưng mà tưởng sao anh đi qua bên Cai lậy, Cái bè thì cái đó cũng chưa có xa, anh chạy qua Long an cũng chưa có “ly” lắm. Mà anh phải lên Saigon, anh phải ra ngoài Huế, anh phải ra tới Hải phòng, lên tới Bắc kinh, Vân nam, cái đó mới gọi là “ly” nha, chớ còn cái kiểu mà dân Chợ gạo Mỹ tho thì cái đó đâu có gì gọi là “ly”. Dân Long an chạy lên Bến lức thì cái “ly” đó cũng được đó, cũng “ly” đó nhưng mà nay mai nó đạp xe đạp về trở lại hà, nha, nhớ cái đó.

Cho nên nếu mà ly dục cho tới nơi đó, là phải nói bậc thánh mới đúng là ly dục, tại vì tất cả những ly dục của phàm phu đều là tương đối tạm thời hết á, quí vị, nhớ nha, rồi. … Phải nhớ cái đó, ly dục đó.

2/ Tiếp theo là vô sân. Vô sân cũng có nhiều cấp độ:

– Vô sân mà “xương xương”, vô sân mà kềm chế tâm sân để không có sát sanh, kềm chế tâm sân để không chửi người khác thì mới có vô sân bậc hạ thôi.

– Bậc trung là cái gì? Là anh phải đắc thiền, anh phải bỏ 5 triền cái, cái đó mới gọi là vô sân. Bậc trung có nghĩa là anh vô sân ở mức độ đắc thiền chỉ đó, thì cái đó mới gọi là vô sân.

Giống như hồi nãy ly dục. Ly dục cấp 1, vì ly dục mà anh không có trộm cắp, tà dâm, thì cái đó mới ly dục cấp 1 thôi. Ly dục cấp 2 là anh phải đắc thiền. Rồi ly dục cấp 3 là anh phải tu tập tuệ quán để vĩnh viễn không còn quay lại với 5 dục nữa, thì cái đó mới gọi là ly dục rốt ráo.

Tâm sân cũng y chang như vậy:

– Tâm sân ở cấp 1, anh kềm chế tâm sân để mà anh không sát sanh, anh không có cướp phá nhà cửa, tiền bạc người ta, đó mới là vô sân cấp 1.

– Cấp 2 là anh phải đắc thiền mới là vô sân cấp 2.

– Cấp 3 là anh phải tu tập tuệ quán để vĩnh viễn không quay lui với tâm sân nữa, nhớ nha.

3/ Qua tới cái thứ 3 là bất hại tư duy, nó cũng y chang như vậy, ở cấp 1, cấp 2 và cấp 3:

Cấp 1: là anh tiếp tục sống trong cõi dục nhưng mà anh bàn tay mát mẻ, dễ thương, nhẹ nhàng, êm ái.

Cấp 2: là sự vô hại của người mà còn sống trong cõi dục chưa có rốt ráo bằng cái người đắc thiền, nhưng mà cái người đắc thiền cũng chưa có rốt ráo bằng người tu tuệ quán và chứng quả thánh, thật sự gọi là bất hại một cách tuyệt đối.

Chứ còn phàm phu mà thí dụ như nói thằng cha đó hiền lắm, thằng cha đó tu tâm từ, bây giờ vì lý do nào đó chả trở thành người ác, chuyện đó hỏng có gì lạ hết đó, quí vị. Và cái chuyện nhẹ nhàng nhứt đó là tắt thở, chuyện nhẹ nhàng nhứt là tắt thở, chứ còn tắt thở cái rồi nó làm cọp, beo, sư tử là nó dữ như quỉ luôn, nha.

Cho nên trong 3 cái chánh tư duy này nè, mình tưởng: “Ô, chánh tư duy vậy là nó là 1 phần 8 của bát chánh đạo”, không, kể ra là nó là như vậy, chớ nếu mà anh tu cho rốt ráo tới nơi tới chốn, đến đầu đến đũa cái chánh tư duy thì nó chính là toàn bộ bát chánh đạo, đúng. Kinh ghi rất rõ, tu 1 cái chính là tu luôn 7 cái còn lại, mà từng cái trong 7 cái đó cũng là bao trùm mấy cái kia.

Như định chẳng hạn, mình nói chánh định, mình hiểu nôm na là định đây gồm có cận định, sát na định, kiên cố định, đúng, nhưng mà cái định tu cho đủ nó có bao nhiêu định ta? Nó phải có hiệp thế định và siêu thế định, yah, và cái siêu thế đây nó gồm có 4: Tu đà hườn không giống Tư đà hàm, Tư đà hàm không giống A na hàm, mà A na hàm không giống cái định của A la hán, làm ơn nhớ cái đó nha. Chỉ có cái định của A la hán mới gọi là perfect, là hoàn hảo, là kiện toàn, là tinh tươm bậc nhất, nhớ nha.

Chớ còn mình kể kiểu mà “xương xương”, mình nói định đây có nghĩa là đắc sơ, nhị, tam, tứ. Chưa, nói vậy là nói rất là lỏng lẻo, kiểu mà cái quần quên cột dây thun, nó lỏng te, hỏng có được.

Mà phải nói rõ định nó gồm có nhiều:

– một là định ở trong thiền dục giới,

– định ở trong thiền đáo đại – sắc và vô sắc,

– rồi cái thứ ba là cái định trong thánh trí; có được định trong thánh trí mới được kể là định rốt ráo.

Bằng chứng là trong bài Kinh Tam Bảo là Yānīdha bhūtāni samāgatāni, trong đó Đức Phật dạy rất rõ, Ngài tán thán ānantari-kañña, kamu kañña(?), tức là cái định mà gắn liền với thánh trí, thánh đạo, cái định đó thì Đức Như lai Ngài mới kể tới. Chứ cái định còn phàm phu thì trong một lúc nào đó cần thì Ngài cũng kêu gọi mình tu tập, nhưng mà, chắc các vị hiểu mà? Đức Phật không có muốn mình dừng lại ở bất cứ nơi đâu trong cuộc tử sinh này. Khi Ngài khuyến khích mình tu tập thiền định là Ngài muốn mình lấy cái thiền định ấy làm cái nền tảng để tu tập tuệ quán, nhớ nha.

Cho nên chỉ riêng cái chánh định, mình tưởng “Ồ! chánh định là 1 phần trong 8 phần của bát chánh đạo”. Sai. Chánh định nếu mà hiểu cho rốt ráo, chánh định có hiệp thế định và siêu thế định – định phàm và định thánh, nhớ nha.

Cho nên chánh niệm cũng vậy. Nói chung là cả bát chánh đạo, một “chánh” một thôi mà tu cho tới nơi tới chốn thì dứt khoát nó phải đủ luôn, nó gồm luôn 7 cái kia, nhe, nhớ cái đó. Chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng cũng y chang như vậy, có nghĩa là ở nhiều cấp, chớ hỏng phải là chỉ có một cấp.

Rồi tiếp theo, tưởng y chang như vậy, rồi giới cũng y chang.

Tiếp theo nữa là 112, y chang như Đức Phật đã giảng, tức là ở đây có 3 cái pháp tà kiến mà mình phải bỏ. Nói thiệt với bà con, không có đọc chú giải, mấy cái này mà tự bà con ngồi bà con tưởng tượng ra đó, nó kỳ dữ lắm bà con biết hôn?

Thí dụ như bà con thấy cái chữ thỏa mãn kiến là cái gì trời? Hả? Thỏa mãn kiến là cái gì? Tùy ngã kiến là cái gì? Đã vậy, thỏa mãn kiến kể riêng, rồi tùy ngã kiến, rồi tà kiến. Mà thôi, tôi thấy bây giờ nó thị phi quá rồi, tôi không biết tại sao người ta thù tôi đến mức mà lên tới óc luôn, chống phá đủ điều, người ta thiết tha kêu gọi tôi từ bỏ 3 chuyện thôi, thì tôi sẽ được yên. Một là đừng giảng kinh tạng nữa. Hai, lìa bỏ Kalama. Ba, đừng có in sách nữa. Họ mở ngoặc đơn, nếu làm được cái thứ tư thì họ ủng hộ, đó là lìa bỏ tất cả những cộng sự mà đang làm việc chung với tôi. Mà tôi ngồi tôi suy nghĩ hoài, nếu mà mình bỏ lớp kinh tạng thì tôi không dám nói, tôi tuyệt đối không dám nói là chỉ một mình tôi giảng kinh tạng được, nhưng mà ai làm? Những vị mà có sức làm thì họ đều bận rộn nhập định hết, theo tôi biết, đều là những vị đắc định hết á, những cái vị mà giảng những bài kinh này bây giờ họ vô núi đại định hết, hoặc là có những vị đắc định tại phố hay gì đó, không chịu xuất định để mà họ dạy, chứ nếu mà trong room, bà con trong nước ngoài nước, các vị đó xuất định để mà giảng kinh thì quá tuyệt, nha. Tôi hỏng có định, tuệ gì hết trơn á cho nên tôi quởn, mà bây giờ bà con thiết tha quá, bà con thiết tha kêu tôi bỏ, bỏ lớp kinh tạng, bỏ Kalama với bỏ in sách.

Bây giờ mình quay lại 112.

Thỏa mãn kiến là cái gì? Vấn đề nó là chỗ đó, bà con ghi dùm tôi nha. Á lô, Cô Giọt mưa, Cô ghi dùm tôi chưa, rồi đúng, ghi dùm tôi nhanh nha, Assādadiṭṭhi gọi là cam vị, Assāda là vị ngọt, cam vị kiến, nhưng mà ở đây Assādadiṭṭhi khỏi dịch cho nó mệt, mình để thường kiến dùm tôi, Assādadiṭṭhi ở đây có nghĩa là thường kiến. Á lô, Cô Giọt mưa, Cô ghi dùm tôi:

* Assādadiṭṭhi là thường kiến.

* Attānudiṭṭhi là thân kiến.

* Micchādiṭṭhi, là tà kiến, ở đây là ám chỉ chung cho 62 tà kiến trong Kinh Phạm võng Trường bộ, nha. Cái phần đó là nay mai gì mình cũng phải in, rồi, cám ơn nhiều. Chớ còn cái bản Tiếng Việt thì mệt lắm, tiếng việt là thỏa mãn kiến, rồi tùy ngã kiến. Bây giờ mình mới giải thích nè:

** Thường kiến là sao? Thường kiến gồm có 3:

1/ Tin rằng có một cái “tôi” trong hình thức linh hồn, hay là cái bản ngã mà nó đi từ đời này sang đời khác. Thân này có bề gì nó giống như cái lồng chim mà bị hư, bị sút ra vậy đó rồi con chim trong cái lồng đó nó bay qua cái lồng khác, có nghĩa là có một con chim mà nó đi từ cái lồng này qua cái lồng khác. Mình tin như vậy, mình tin có một cái tôi, có một cái linh hồn mà nó đi từ kiếp này sang kiếp khác, từ hình hài này sang hình hài khác.

Vậy thường kiến, cái đầu tiên nó là gì? Là tin có một cái tôi bất tử, thường hằng, vĩnh cửu, tồn tại xuyên suốt qua mọi không gian, thời gian. Tôi đọc chậm vậy có ghi kịp không? Cái thường kiến đầu tiên nó tin tưởng có một cái tôi, nó trường cửu, nó hằng tại, nó bất biến, nó lưu chuyển, nó lăn trôi từ cái đời này sang kiếp khác, theo cách của một con chim mà bỏ lồng này sang lồng khác nhưng vẫn là con chim ấy.

2/ Là tin có một cái cõi vĩnh hằng, Tây phương hay là thiên đàng, ở đây tôi không có ý bài xích, nhưng mà có rất nhiều bà con hiểu lầm một cái cõi vĩnh hằng, mà theo kinh điển mình ghi rất rõ là không hề có một cái cõi nào gọi là vĩnh hằng, hỏng có vĩnh hằng, có cái Nghĩa trang Vĩnh hằng thì ở Việt nam mình có thôi, chứ cái cõi là hỏng có cõi vĩnh hằng, nha. Mình tin là có cõi thiên đàng nào đó, hỏa ngục đời đời, thiên đàng vĩnh cửu là không, nha. Trong kinh nói chung, A tỳ đàm nói riêng là không hề nhìn nhận có cái chuyện đó, hỏng có cái cõi nào mà vĩnh hằng hết, nhưng mình ráng mình tin có một cái cảnh giới vĩnh hằng.

3/ Tin vào cái sự hiện hữu, cái sự tồn tại của một cái đấng gọi là đấng chí tôn, đấng sáng tạo muôn loài an bài mọi thứ, tin tưởng có một đấng chí tôn sáng tạo muôn loài an bài mọi thứ.

Thì 3 cái đó cộng lại được gọi là thường kiến.

** Rồi tiếp theo, thân kiến là cái gì? Thân kiến là thấy rằng thân tâm này là của mình, mình chính là cái thân tâm này, buồn vui này là của mình, mình đang có buồn vui, kinh nghiệm kiến thức này là của mình, mình có rất là nhiều kinh nghiệm kiến thức, nha, những cảm xúc này là của mình, tâm trạng này là của mình, những thiện ác này là của mình, nha. Đó, tức là đem gắn liền tinh thần mà hôm qua mình mới học, 3 tinh thần đó là tammaya, cái đó tôi làm, tôi là người hành động. Viết dùm tôi đi:

– tammaya: tôi là người hành động thiện ác.

– ahamkara: tôi là người thế này thế nọ.

– mamankara: cái này là của tôi, tôi là chủ cái này.

Nhớ 3 cái này: tammaya, ahamkara, mamankara, đó gọi là thân kiến.

Còn 62 tà kiến là gom gọn lại 3 trường hợp nẩy sinh tất cả ngộ nhận trong đời, hiểu hông ta?

1/ là do suy diễn, tưởng tượng, lý luận theo trình độ bản thân.

2/ là do dựa vào trình độ tu chứng, tưởng điều mình thấy bằng thần thông là sự thật tuyệt đối.

3/ là do nghe lại từ người khác.

Trong Kinh Phạm võng, 62 tà kiến mà trong đó gom gọn lại là có 3 lý do đó thôi. Một là do suy diễn, tưởng tượng, lý luận theo trình độ bản thân, cái đó trong kinh Phật dạy:

Điều kiện cho tà kiến nằm trong 2 điều:

1/ paraghosa: do tác động từ người khác.

2/ ayoniso manasikara: do tự mình suy tư không hợp lý, không đúng mức. Các vị có nghe không? Cho nên trong kinh, Đức Phật Ngài có dạy trong 3 cái điều mà tôi vừa nêu thì nó cũng nằm gọn trong 2 điều này, có đúng hôn ta?

Á lô, 3 cái điều mà mình nêu trong Kinh Phạm võng nó cũng chính là 2 cái điều này hay không? Trong 3 điều đó, nó hết 2 điều là của mình rồi, nha, nhưng mà trong kia ghi rõ hơn.

Trong Tăng chi thì Ngài kể đơn giản hơn, ayoniso manasikara, do mình suy tư không đúng mức, không hợp lý thì mình mới có ngộ nhận này nọ, do mình suy tư không đúng mức. Nhưng mà riêng cái trong kia Ngài mới chia cái không đúng mức là sao?

Không đúng mức có 2:

1/ là mình ngồi suy diễn, tưởng tượng, lý luận bằng cái nền tảng kiến thức của mình.

2/ là có tu chứng, có sở chứng, có sở đắc, chớ hỏng phải tưởng tượng, thí dụ như những cái gì mà các vị đắc thiền họ thấy, cái đó hoàn toàn hỏng phải là tưởng tượng, nha. Họ thấy rõ ràng là có đời sau kiếp khác, có cõi trời, có địa ngục, có các loài khuất mày khuất mặt, có kiếp trước kiếp sau, có luân hồi, có nhân quả báo ứng. Họ thấy hết, chỉ có một cái là họ tiếp tục tà kiến trên cái nền tảng xuất sắc ấy, nha.

Mà chúng ta trong room, chúng ta cũng có thấy rồi. Có nghĩa là có biết bao nhiêu người họ cũng là bác sĩ nhưng mà họ có những ngộ nhận cực kỳ nghiêm trọng về chính trị, về văn hóa, về tôn giáo, nha. Chớ đừng có nói với tôi là mấy thằng dốt, mấy thằng thất học nó mới nghĩ bậy, chớ mấy thằng cha trí thức làm gì có. Không, trí thức nó có kiểu ngộ nhận kiểu của trí thức. Có biết bao nhiêu người, bây giờ nói trước 75 đi, có biết bao nhiêu trí thức Việt nam đứng về phía lý tưởng cộng sản miền Bắc, có biết bao nhiêu trí thức lại đứng về tinh thần quốc gia của miền Nam. Cả hai bên, bên nào cũng trí thức trùng trùng.

Thí dụ như là Ôn Thiện Châu ở bên Pháp, lúc đó Ôn du học, Ôn cũng là cộng sản nằm vùng, thí dụ như vậy. Rồi giáo sư Hoàng Xuân Hãn, rồi ông giáo sư Trần Văn Khê, trí thức như vậy, họ vẫn có cảm tình với miền Bắc. Trong Nam mình thấy như giáo sư Trần Ngọc Ninh, rồi ông Lê Tôn Nghiêm, rồi ông Kim Định, Phạm Công Thiện, Bùi Giáng, toàn là trí thức của miền Nam. Rồi biết bao nhiêu trí thức di cư như là cái nhóm Sáng tạo, như là mấy cái ông nhà văn như Mai Thảo, Tạ Tỵ, mấy cái tay đó từ miền ngoài vào. Cho nên là trình độ nào thì họ cũng có kiểu ngộ nhận của cái trình độ đó. Đây tôi không nói ai đúng ai sai, mà tôi nói phe nào cũng có trí thức đứng chung hết trơn á.

Cho nên Tàu có một câu thế này: “Khổng tử còn có người chống, Đạo chích còn có người theo”. Đạo chích là một cái tay mà coi như là, cái chữ Đạo chích nhiều người tưởng lầm, họ hiểu đạo chích là ăn cắp chớ hỏng phải, thật ra là Đạo chích là tên của một cái tay mà đại tướng cướp giống như Từ hải vậy đó. Thời xưa, thời Khổng tử người ta kêu là Đạo chích, rồi sau này họ mới lấy cái chữ đó họ gọi chung cho cái phường trộm đạo.

Cũng giống như cái chữ sở khanh, thật ra người họ Sở tên Khanh, giống như cái tên Toại Khanh vậy thôi, nó hỏng tốt hỏng xấu gì hết, nhưng mà nó xui là ở trong Truyện Kiều, cái chuyện mà Sở khanh làm chuyện đó nó kỳ quá đi. Cho nên từ đó về sau người ta mới lấy cái tên Sở khanh đó người ta gọi cho những người mà có sở hành, hành trạng giống như là Sở khanh, rồi họ mới gọi những người đó bằng cái tên là Sở khanh, nha. Sở khanh là cái người lừa tình lừa tiền, được việc xong là quất ngựa truy phong, thí dụ như vậy, nhưng thật ra cái đó là gọi theo điển thôi. Cho nên ở đây mình thấy người ta nói: “Khổng tử còn có người chống, Đạo chích còn có người theo” là vậy đó.

Thì ở đây mình thấy là cái tà kiến nó gồm có 3, 3 trường hợp đó. Nhiều cách kể lắm, kể 2 là thường kiến, đoạn kiến; cái 3 là cái tà kiến do mình tưởng tượng suông, lý luận suông. Thứ hai, tà kiến nó đến từ cái gì? Từ kết quả tu chứng nửa vời, chưa đúng mức, nhưng mà phải kể riêng hỏng được kể chung.

* Cái loại thứ nhất là cái loại tà kiến văn phòng, tà kiến nông thôn, tà kiến tiểu thủ công nghệ.

* Nhưng mà tà kiến thứ hai, gọi là cao cấp à, tà kiến này là do người ta có tu chứng, có trình độ, có sở đắc, có sở chứng đàng hoàng đó, nhưng mà nó chưa tới nơi.

* Còn cái tà kiến loại ba là do ai đó nhồi sọ, tuyên truyền, nhồi nhét, tẩy não, đó, tức là nghe nó nói hay quá rồi chạy theo nó luôn, nó nói sao nghe vậy, nó nói bậy nghe luôn.

Mà tôi nói không biết là bao nhiêu lần, mình ăn uống mình phải cẩn thận, mình sợ bị dư, cao, ảnh hưởng đến tăng xông, đến tiểu đường, cholesterol, tim mạch, rồi gan, rồi thận, bao tử tùm lum. Ăn uống thì rất là cẩn thận, nhưng mà tại sao những thứ mình dọng vô cái đầu của mình, tại sao mình lại bất cẩn là sao? Mình rất dễ dàng bị người ta tuyên truyền, rất là dễ, tôi xin thưa với bà con, cái chuyện đó nó lớn chuyện lắm, cái điều đó nó lớn chuyện chớ hỏng phải nhỏ đâu, cái chuyện mà dễ bị dụ, tại sao? Kiếp này đó, biết Phật Pháp mình bị dụ nhẹ, bị dụ lai rai giỡn chơi thôi. Nhưng mà cái tánh bị dụ nghĩa là mình không có dùng cái đầu của mình để suy nghĩ, thì ở đời sau sanh ra mình bị dụ còn nghiêm trọng hơn, thí dụ như nó kêu mình ôm bom tự sát, các vị nghĩ sao? Chỉ cần nói bây giờ nghiến răng chịu đau có 3 giây hà, là về ở với đấng A la, các vị nghĩ làm sao? Mà từ hồi nhỏ mình đã nghe cô, chú, người lớn họ đã nói cái đó rồi, cái đầu mình không có để suy nghĩ mà để đội nón thôi. Bây giờ lớn lên mình nghe nó nói hay, nó nói chỉ nghiến răng mà nó đâu chịu đau, nó chỉ hốt ngang, ba cái thần kinh mà chịu đau nó làm việc chưa kịp nữa, nó hốt cái rét, cái ầm một phát là coi như đứt ngang cái đầu bay mất hỏng có đau. Mà trong khi mất 3 giây là về với thượng đế chí tôn để đời đời hưởng lạc, bất tử vinh quang. Thì các vị nghĩ coi mình có nên ôm bom hay không? Khi mà nó tuyên truyền như vậy mà cái đầu mình không biết làm việc, các vị tưởng tượng coi: một là mình chết oan, hai là mình đọa, thứ ba nữa là để lại cái tiếng ngu. Đó, nó khổ, anh hùng hỏng thấy mà thấy anh khùng thì có.

Cho nên cái thói quen mà dễ bị dụ, thói quen đó nó độc dữ lắm, mà cái này hỏng chịu xài mà cứ thấy êm êm vậy đó, tà kiến nó ghê như vậy đó.

Rồi bây giờ tiếp theo kinh 113. Có 3 pháp là bất lạc, hại, phi pháp hành. Cái này không đọc chú giải mà hiểu chết liền.

1. Bất lạc là Arati, là bất mãn tha nhân, nghĩa là sao? Có nghĩa là mình luôn luôn và luôn luôn có cái cớ để mà mình bực mình người khác, luôn luôn mình có cái cớ để mà mình bực mình người khác, và đặc biệt cái nổi bật của cái này là gì? Là thấy người khác được cái gì hay ho là mình ghét, nhưng mà nói chung là luôn luôn bất mãn người khác.

Cái người này tôi nhớ, tôi gặp cũng hơi bị nhiều. Họ sống ở đâu họ cũng bực mình hết, đó là cả thế giới quì xuống hôn chân họ thì may ra, chớ còn mà để họ sống bình thường như mình họ không cách nào mà họ chấp nhận được ai hết. Cái lòng ngộ lắm, tối ngày cái mặt nhăn nhăn như khỉ ăn ớt vậy, không bao giờ nó vui được với ai, nó hỏng thương được ai hết. Khi mình sống như vậy là chỉ khổ mình khổ người thôi, nha. Cái bất lạc là bất mãn người khác, là vậy đó.

Cái này nếu mà nói sơ sơ thì nó vậy, nếu mà nói sâu thì nói tới ngày mốt cũng hỏng hết nữa, các vị phải giăng mùng để mà nghe nói cái vụ này.

Cái bất lạc nó từ đâu ra? Mình đừng bao giờ dại dột nghĩ rằng mình ghét cái thằng đó là tại vì mình ghét cái tánh xấu của nó, mà mình ghét cái tánh xấu của nó là mình không có cái tánh đó. Sai, sai bét. Cái này nhiều người hiểu lầm, nhiều người lắm.

Chuyện đầu tiên là tôi ghét nó, dĩ nhiên là tôi đâu ghét cái tốt của nó, tôi ghét cái xấu của nó đúng hôn? Các vị ngồi lý luận coi có phải vậy hôn? Tôi ghét nó, tôi đâu phải là con thú đâu, tôi ngu gì đến mức tôi ghét cái lành của nó? Cái thiện của nó tôi đâu có ghét, tôi ghét cái bất thiện của nó, tôi ghét cái nết, cái thói xấu của nó. Ai cũng nói vậy hết trơn á, chớ hỏng ai mà đi nói tôi ghét cái tánh hào sảng của nó, tôi ghét cái lòng ngoan đạo của nó, tôi ghét cái đức tin của nó, tôi ghét cái chánh niệm của nó, ghét cái trí tuệ của nó, hỏng có, mà toàn là ghét tánh xấu của người ta không hà. Đó là chuyện thứ nhứt. Mình nói ra là tôi ghét nó tại vì ghét tật xấu của nó, cái tánh nó vầy vầy vầy và khi mà mình đã kích người ta, mình nói xấu người ta, mình ghét người ta đó vì cái tánh xấu đó, vì cái thói xấu đó, thật ra chắc gì mà mình không có, chắc gì? Thí dụ mình nói cái thằng đó nó kẹo, chắc gì mình hỏng kẹo? Coi chừng có trường hợp vì mình quá kẹo cho nên mình mới hiểu thằng kẹo nó kỹ như vậy. Trong room có hiểu không ta?

Đó, cho nên, cái bất lạc, cái đầu tiên này là gì? Khi anh không được an lạc thì anh không có cam tâm mà nhìn người khác an lạc, nhớ nha. Đó, cái chuyện nó lớn chỗ đó. Khi anh không có được an lạc thì anh mới bất mãn người khác, vậy cái vấn đề ở đây là gì?

Tại sao anh không an lạc? Đó, tại sao?

Tại sao anh không an lạc? Khi mà anh không an lạc, anh mới đem cái không an lạc ấy anh trút lên người khác, nha, anh trút lên người khác, anh tấn công bằng đủ cách hết, đủ cách hết, là vì sao? Là vì trước hết bản thân anh không có an lạc.

Tây có một câu rất là hay: “Khi mà mình có lòng hại người, nó giống như là mình uống thuốc độc mà mình muốn người ta chết”. Có nghĩa là chưa biết ai chết mà chuyện đầu tiên khi mà mình sống mình thức, mình ngủ với cái lòng hại người đó, các vị biết hôn, là mình đã không an lạc rồi. Đấy, khi mình sống với cái lòng bất mãn người khác, dầu cái bất mãn đó theo mình là hợp lý hay là vô lý thì hể còn để tâm nghĩ đến người khác bằng cái sự không an lạc thì chuyện đầu tiên là mình không an lạc.

Thứ hai, hành động nào, suy tư nào mà nó bắt nguồn từ cái tâm trạng không an lạc thì chắc chắn cái quả báu của nó cũng là không an lạc, nhớ nha. Tại sao mà mình ghét người đó quá ghét? Cái chuyện mà người đó nó có xấu hay không thì trời biết, nhưng mà chuyện đầu tiên là bản thân mình không an lạc và bản thân mình không có tốt.

Các vị tận mắt các vị thấy thằng Tèo nó đi ăn cướp, thấy nó giết người luôn, nhưng mà, một là các vị kêu cảnh sát bắt nó, còn hai nữa là quí vị làm lơ đi, đó là lời khuyên của tôi. Một là các vị kêu cảnh sát bắt nó, đi tố cáo nó; hai là quí vị im lặng luôn cho nó chìm xuồng. Còn đằng này quí vị chọn cái giải pháp thứ ba là đi nói xấu, nói làm chi, quên được thì quên, nha.

Cái chuyện đầu tiên là mình phải an lạc trước cái đã, chuyện đầu tiên là mình phải an lạc trước, còn đằng này có cái gì ngu cho bằng mình đem chuyện xấu của thằng Tèo mình về mình làm thành cục lửa mình bỏ vô trong cái túi quần của mình. Các vị nghĩ các vị chịu nổi hôn? Á lô, các vị có hiểu cái này không ta?

Mình bực mình về cái chuyện của người ta, ngay cả con ruột của mình nó hư, thì mình khuyên nó mà nó hỏng nghe thì mình đành phải quên cái chuyện đó đi. Tôi biết tôi nói vậy trong room không đồng ý nhưng mà tùy các vị, các vị phải nhớ đó, mình nói nó mà nó hỏng nghe thì mình phải quay lại mình lo mình chứ? Chứ có ai mà nói con, nói chồng, nói vợ hỏng nghe rồi mình ôm cái cục khổ này mình vô giường mình ngủ à? Các vị nghĩ coi có gì ngu bằng cái đó hôn? Tôi gọi cái đó là ngu đó, là tự nhiên lấy cục lửa trong nhà người ta đem nhét vô túi quần của mình, quí vị không nhảy tưng tưng nó mới lạ đó, nha.

Nên cái đầu tiên là bất lạc là vậy, là bất mãn, không có thể sống chung với người khác được.

2. Cái thứ hai là nhiễu hại, vihiṃsā, có nghĩa là sống với một cái tâm trạng thích chống phá, đập đổ, hủy diệt. Thua.

** Cái thứ nhứt là bất mãn đã mệt rồi, mà khoan, quên giảng cái này, bất lạc là không có khả năng vui vẻ với ai, luôn luôn bất mãn người khác, để đối phó với cái này chỉ có một cách một là tu tâm tùy hỷ, ghi dùm tôi cái đó đi.

– Để đối phó với cái bất lạc này nè, đối phó với tâm bất mãn tha nhân thì ta phải tu tập tùy hỷ, Muditā.

** Cái thứ hai, để bỏ đi cái lòng nhiễu hại người khác thì mình phải tu cái bất hại, bất hại ở đây có nghĩa là tâm bi mẫn, Karunā.

Làm ơn ghi dùm tôi 4 cái nha, định nghĩa luôn:

1/ Tâm từ là muốn người được sống trong nhân lành quả lành, nhân lành là tâm tốt nói chung, muốn người ta vui vẻ mà vừa biết tu.

2/ Tâm bi là muốn cho người ta đừng có sống trong nhân xấu quả xấu.

Phải ghi rõ như vậy đó, chứ tôi sợ nhứt là phật tử đi chùa 80 năm mà hỏi từ bi hỷ xả là gì nói tầm bậy tầm bạ, nó vừa xấu hổ cho đạo, mà thêm cái đầu mình nó như vậy rồi mai mốt rồi làm sao mà trồi lên mà học đạo được, hả? Giáo lý nó nằm ngay chóc ở đây hỏng chịu học. Trong kinh điển thời này Phật Pháp còn thì hỏng chịu học, mà rồi mai mốt sanh ra không gặp Phật Pháp thì coi như là càng đi xuống nữa nha.

Cho nên tâm bi là muốn cho người ta đừng sống trong nhân xấu quả xấu.

3/ Tâm hỷ là vui khi nhìn thấy cái nhân lành quả lành của người khác, là vui theo nhân lành quả lành của người khác.

4/ Tâm xả, phải định nghĩa đầy đủ không có bỏ xót một chữ, không được ghi thiếu, là cái khả năng bình thản khi nhìn về mọi người, bằng cách nghĩ về cái nghiệp riêng của mỗi cá nhân: Ta thương họ bao nhiêu thì cũng không bằng cái thiện nghiệp của họ, có nghĩa là mình không thể lo cho họ được bằng cái phước cũ của họ do quá khứ để lại, mà ta có ghét họ bao nhiêu thì ta cũng không hại được họ, bởi vì cái phần đó đã có nghiệp ác của họ nó lo rồi.

Nói chung là mình không cần phải luyến nhớ ai mà cũng không cần phải căm thù ai. Mỗi người đã có cái nghiệp riêng tự nó xử nó. Cái chuyện mà người ta xấu đó là chuyện của người ta. Nhưng mà cái chuyện mà mình bất mãn người ta đó là nhân xấu của mình, mà tự nhiên mình đi gắp lửa mình bỏ trong túi quần là sao?

Cho nên cái vị mà tu tập xả vô lượng tâm là luôn có khả năng thanh thản khi mà thấy người ta thiện, ác hay là khổ, vui. Thương thì vẫn thương nhưng mà nhắm trong trường họp thấy không giúp được, thì vị đó vẫn phải có khả năng thanh thản bằng cách là nghĩ về cái nghiệp lý của mỗi người, vị đó phải có khả năng đó.

Anh có lòng thương người bằng trời nhưng mà không có khả năng thanh thản, tôi đã gặp rồi, thấy người ta khổ cái tự nhiên khóc hà, cái đó mới vô duyên dữ dội đó, nha. Thấy khổ quá, cái họ kể cho tôi nghe họ cũng khóc nữa. Họ nói “Trời ơi, sư ơi, về nước thấy cái gia đình gì đâu nheo nhóc, nhà tôn thấp tè mà có ba bà cháu hà, bố đi tù, bà mẹ xì ke nghiện ngập, để cho bà nội bà ngoại ở nhà với mấy đứa nhỏ, có ba bà cháu vậy đó. Mà tụi nó đâu có học hành gì, tụi nó bán vé số, mà coi như là đôi dép của nó dép nhựa tổ ong đó sư, rồi nó đứt, nó lấy kẽm nó ràng lại. Mà trời ơi bửa đó con đi thăm con nhỏ cháu, rồi tình cờ con chờ nhỏ cháu nó mở cửa cổng, đi vô con nhìn con thấy khổ quá, vô hỏi kỹ lại gia cảnh vậy. Trời ơi, muốn giúp làm sao bây giờ? Cho tiền nó thì má nó về lấy hết, còn cất thì ăn trộm nó vô nó lấy. Thứ hai nữa, cho thì cho bao nhiêu cho đủ, cho nó giờ cho năm, ba triệu thì sao đủ xài mà cho nhiều thì mình cũng ngán.” Kể vậy cái tự nhiên khóc hà.

Thí dụ như vậy thì tôi nghĩ hỏng có nên, tại vì tôi cần quí vị thương tôi, tôi cần quí vị giúp tôi, chớ tôi không muốn quí vị ứa nước mắt khi nghĩ về tôi, nhớ về tôi, bởi vì cái đó tôi ăn không có được. Thứ hai nữa, khóc là cái rất là bất thiện, các vị hiểu không?

Cho nên cái thứ tư này là cái khó tu nhất, có nghĩa là anh có khả năng thương người, anh có khả năng bao dung. Cái gì anh cũng có hết, nhưng mà cái đặc biệt, cái khả năng thứ tư là anh trong trường hợp cần thiết, thì anh phải có khả năng thanh thản khi mà nghĩ về cái định nghiệp riêng của mỗi người, nha.

Có nghĩa là ta thương họ cở nào đi nữa thì ta cũng không lo cho họ bằng cái thiện nghiệp của họ. Mà ta cũng không cần phải ghét ai bởi vì mỗi người đã có phần nghiệp ác của họ nó tự lo cho họ rồi. Họ đối phó với cái ác của họ là họ đã bở hơi tai rồi, tối tăm mặt mũi rồi, chứ cần gì mình ra tay. Nên mình không cần phải ghét ai cũng không cần mình phải ái luyến ai. Chuyện căn bản là mỗi người có cái nghiệp riêng. Đấy, là như vậy đó.

3. Phi pháp hành, adhammacariyā, là chỉ cho thập ác nói chung, thân tam, khẩu tứ, ý tam.

Muốn trừ hại tư duy thì phải tu tâm bi, còn muốn trừ phi pháp hành(thập ác) thì phải tu thập thiện.

Thập ác là cái gì? Mình cứ nhớ là thân tam, khẩu tứ, ý tam.

* Thân tam: là sát sanh, trộm cắp, tà dâm.

* Khẩu tứ: là nói dối, nói đâm thọc, nói độc ác, nói vô ích.

Sát, đạo, dâm là 3 thân nghiệp ác.

Vọng ngữ, lưỡng thiệt, ác ngữ, phiếm luận là khẩu ác nghiệp.

Định nghĩa rồi, vọng ngữ là nói dóc, lưỡng thiệt là nói đâm thọc, ác ngữ là nói lời nặng nề thô lỗ làm cho người ta đau gồm có mắng chửi, thô lỗ, hung dữ và phiếm luận là nói vô ích. Nhưng mà bây giờ tôi lỡ tay tôi viết tiếng Hán rồi, ai làm ơn viết lại tiếng Việt dùm tôi đi:

– vọng ngữ là nói dối,

– lưỡng thiệt là nói đâm thọc,

– ác ngữ là nói độc ác,

– phiếm luận là nói vô ích.

Đó là khẩu tứ.

* Ý tam: là tham ác, sân ác, tà kiến ác. Là ý ác nghiệp.

Thì muốn bỏ mấy cái này đó thì phải tu thập thiện.

Thập thiện ở đây có 2 nghĩa:

1/ Tránh thập ác là thập thiện, là tránh 10 điều không nên làm.

2/ Thập thiện ở đây là thực hiên 10 điều nên làm.

Thì cả 2 cái này đều là tu thập thiện hết.

10 điều nên làm bà con có biết không? Bố thí, trì giới, tham thiền (tham thiền ở đây chỉ là cận định vì thập thiện là nhân sanh dục thiên), phục vụ, cung kính, tùy hỷ, thính pháp, thuyết pháp, hồi hướng, điều chỉnh nhận thức.

Như vậy là bửa nay mình học được 2 định nghĩa về thập thiện:

– Một, tránh làm 10 điều không nên làm.

– Hai, thực hiện 10 điều nên làm.

Tại sao có 2 định nghĩa như vậy? Tùy chỗ, tùy chỗ mà hiểu. Bửa nay bà con không có ghi 10 cái này là có bửa bà con…lên luôn bà con nói “Ủa, sao kỳ vậy ta?”. Lúc đó mất thời gian dữ lắm. Thật ra quí vị đi xài cái này một chút thì nó cũng hỏng có chỏi nhau, hỏng hề chỏi.

Tránh chuyện không nên làm thì cũng là tu. Thực hiện điều nên làm thì cũng là tu. Hồi nãy tôi có nói rồi. Khi ta tránh điều ác cũng có nghĩa là ta đang hành thiện, tránh ác là cách hành thiện. Khi mà ta đang hành thiện cũng có nghĩa là ta đang tránh ác. Mà khi ta đang làm ác thì có nghĩa là ta đang tránh thiện. Có đúng vậy không ta? Các vị có đồng ý cái đó không? Khi mà các vị đang làm cái chuyện ác nào đó có nghĩa là các vị đang quay lưng lại với một cái việc thiện tương ứng, đối xứng.

Thí dụ như bây giờ tôi trộm cắp, có nghĩa là lúc đó tôi đang từ chối cái chuyện chia xẻ. Khi mà tôi đánh đập người khác có nghĩa là tôi đang làm ngược lại cái chuyện xoa dịu, giúp đỡ, yêu thương người khác. Cho nên khi mà mình làm ác có nghĩa là mình đã phủ nhận, từ chối cái thiện. Mà khi anh đang làm thiện có nghĩa là anh đang từ chối, xa lánh một cái điều ác nào đó, nha. Chớ còn bà con mà tách ra, các vị nói không làm điều ác là riêng, làm các điều lành là riêng, là hỏng được.

Thí dụ như một hành giả tu tứ niệm xứ hoặc một hành giả tu samatha, họ đang ngồi thiền thôi chứ họ làm cái gì đâu, nhưng mà ngay lúc đó đúng là họ đang lánh ác, hành thiện và giữ tâm trong sạch rồi, nghĩ kỹ coi đúng hôn? Tối nay về nghĩ kỹ coi đúng hôn? Tức là một hành giả ngồi yên hỏng có làm cái gì hết, ngồi yên lim dim lim dim, chánh niệm theo dõi hơi thở thì lúc đó là họ đang tránh điều ác, hành thiện và giữ tâm trong sạch. Chớ lúc bấy giờ họ không có phải chia 3 khúc ra làm riêng đâu, hỏng có. Lúc đó một phát một là nó gom hết, nha. Nhớ cái đó.

Tiếp theo nữa đó là kinh 114. Đây là có 3 cái pháp mà coi như đó là kéo dài sanh tử cũng được, khiến mình đau khổ cũng được. Có 3 cái pháp mà khiến mình đời này đau khổ và đời sau luân hồi là 3 pháp này. Tất cả các định nghĩa về ác pháp đều như vậy hết. Ở đây là 3 pháp khiến mình đời này đau khổ đời và đời sau sanh tử:

1/ Không có tri túc, nghe thì nó thường lắm. Nghe hỏng tri túc “Ờ cái này tôi có nghe giảng hoài hà”. Nhưng mà không. Mình phải hiểu làm sao mà mình mới thấy cái không tri túc nó lớn chuyện. Phải hiểu làm sao?

Tôi nói cho bà con nghe thế này: Ai cũng biết ăn rau trái là tốt, ai cũng biết uống nước nhiều là tốt, ai cũng biết vận động là tốt, ai cũng biết hết. Nhưng mà tôi xin hỏi thiệt bà con nha, cái biết của bà con nó có đủ, nó có đủ để mà bà con ngày ngày nghiêm chỉnh chấp hành những nguyên tắc dưỡng sinh hay không, đó lại là chuyện khác. Biết nói vậy có hiểu không ta? Ai cũng biết là chế độ kiêng khem như thế nào là tốt, ai cũng biết thường xuyên uống nước lạnh, rửa tay là tốt, ai cũng biết vận động thể thao là tốt, nhưng mà tùy vào cái biết của mỗi người mà chúng ta có làm được 3 điều đó tới đâu, bao nhiêu phần trăm.

Đây cũng vậy, có nhiều vấn đề Phật Pháp mình tưởng mình hiểu rồi, nhưng mà cách hiểu nào, cách hiểu nào mà nó cho mình sống gắn bó, sống chết với điều mình biết. Và nó có những cách hiểu mà coi như là nó để Phật Pháp một bên đường mà ta một nẻo, nha. Cái này rất là quan trọng.

Cái thứ nhất là cái không biết đủ là sao? Hồi nãy tôi nói rồi đó, ai cũng tưởng mình hiểu hết nhưng mà không biết đủ là gì?

Không biết đủ có nghĩa là mình không có phân biệt được cái mình thích và cái mình cần, thì gọi là không biết đủ, nha, không phân biệt được cái mình thích và cái mình cần.

Chỉ cần mà anh phân biệt được cái này là cái mình cần và cái này là cái mình thích, thì tôi đã nói biết bao nhiêu lần, người không có biết đạo, không biết tu hành thì cả đời chỉ biết chạy theo cái mình thích thôi. Người biết ba mớ thì hạn chế cái thích và chỉ lưu tâm cái cần. Rồi lâu dần mình đi tới bước ba là giảm dần cái thích chỉ còn giữ lại cái cần. Và cái cuối cùng là chỉ giữ lại cái tối cần. Các vị còn nhớ hôn? Cái người đó được gọi là người tri túc.

Có hiểu cái này không ta? Có hiểu không? Buổi đầu là mình chỉ sống theo cái mình thích thôi, rồi từ từ cái bước hai là mình giảm thích, chỉ lưu ý cái cần và bước ba là chỉ giữ lại cái tối cần.

Tại sao đời sống của vị sa môn thứ thiệt, sa môn nguyên thủy, Đức Phật Ngài nói rằng chỉ có 4 nhu cầu vật chất thôi, trong khi nhu cầu tâm linh thì là vô tận: giới, định, tuệ. Ngày nào mà giới, định, tuệ chưa hoàn mãn công đức thì vẫn tiếp tục ngày đêm, sáng tối, nóng lạnh, đói khát gì cũng phải nổ lực, đi cầu, đi tiểu, đi tắm lúc nào cũng phải là chánh niệm liên tục không giới hạn. Nhưng mà riêng trong nhu cầu vật chất thì Đức Phật xác định, trong định nhu cầu vật chất, thì coi như là vị tỳ kheo chỉ cần có 4 thứ ăn, mặc, ở và thuốc chửa bịnh thôi.

– Ăn, có nghĩa là một ngày đó là tùy. Vị mà trì hạnh đầu đà, nhất tọa thực thì một ngày chỉ có ăn một lần thôi, ăn buổi trưa chính rồi không có điểm tâm. Còn nếu một người không có trì hạnh đầu đà thì có thể ăn tám bửa miễn sao là trước 12 giờ trưa. Tức là từ lúc buổi sáng sớm thấy được cái chỉ tay, thấy được cái lá cây là xanh hay là màu vàng, lá khô hay lá tươi cho đến lúc đứng ngọ thì ăn tám bửa cũng được miễn sao trong thời gian đó thôi, đó là cái vị không có thọ đầu đà. Còn cái vị mà có đầu đà đó là họ chỉ có ăn đúng một buổi thôi. Đó là cái ăn.

Rồi thứ hai nữa là có người mời thỉnh thì tới nhà còn không là phải ôm bình bát, mà đã là ôm bình bát thì cái nguy cơ bị nhịn đói là cực lớn, bị người ta để ba cái thứ tào lao sao mà ăn. Nó để toàn là gạo với là muối không về là lấy gì ăn, là đói, đó le lưỡi cũng phải chịu. Có bửa thì nó cho ăn đàng hoàng, có bửa nó liệng cho một mớ gạo với bịt muối là về nhìn khóc. Nhưng mà đó là cái nhu cầu về ăn của tỳ kheo. Có nghĩa là có mời thì ăn, còn hỏng có thì ôm bát đi xin, mà ôm bát đi xin thì phải chấp nhận nguy cơ là đói nhăn răng.

– Mặc cũng có 2. Một, có ai cho y áo đàng hoàng, cho vải mới xịn, về tự tay may cắt nhuộm. Còn không ai cho gì hết thì phải có khả năng kiếm, lượm, tìm vải dơ vải xấu vải tào lao về giặt nhuộm may mặc. Thì vị tỳ kheo phải có cái khả năng đó.

– Ở cũng có 2. Một, là có trú xá có mái che thì quá tuyệt, nhưng mà trong tình huống không có cái gì hết thì vị này phải có khả năng màn trời chiếu đất, đúng là tỳ kheo nguyên thủy phải có khả năng. Ngay trong buổi thọ giới tỳ kheo là vị bổn sư đã nói rồi, đã nói 4 điều nên tránh và 4 điều nên nhớ. Bốn điều nên tránh là 4 đại trọng giới. Bốn điều nên nhớ đó là:

* Không ai cho con ăn thì con phải có gan đi ăn mày.

* Không ai cho con y áo đàng hoàng con phải có khả năng đi lượm vải dơ về con may, con nhuộm, con mặc.

* Ai cho con chỗ ở có mái che đàng hoàng thì ok, không ai cho con là con phải có khả năng màn trời chiếu đất, gốc cây, hang động.

* Con bị bịnh thuốc men ai lo thuốc men cho con được thì tốt, còn không nữa thì con phải huy động cái nguồn thuốc của vũ trụ, trong đó gồm có những thứ mà khó gặm nhứt như là nước tiểu trâu bò, heo vịt gì con cũng phải ráng con nuốt. Tức là cái nước tiểu bò Ấn độ là cái nước tận cùng gọi là đồ phế phẩm, đồ bài tiết của súc vật là mình đã ớn rồi, mà đằng này cái đồ bài tiết của súc vật mà mình cũng ráng trợn trợn mình nuốt luôn.

Thì đó được gọi là tri túc.

Một điều nữa là tỳ kheo hiểu được cái ý nghĩa, cái tác dụng của những thứ vật chất mà mình dùng thì được gọi là tri túc:

– Ăn không cầu ngon, chỉ cầu no, cầu có sức khỏe để mà tu tiếp.

– Mặc không cần đẹp, không cần sang, chỉ cần có cái che thân bởi muỗi mòng, rắn rít, nóng lạnh.

– Ở không cần sang, không cần tiện mà chỉ cần có chỗ náo thân.

– Thuốc men không cần loại nào mà thế gian ưa chuộng mà mình chỉ cần thuốc mà nó chửa bịnh cho mình thôi, thuốc gì uống cũng được, nước tiểu trâu bò cũng uống được.

Đó gọi là tri túc.

2/ Cái tiếp theo là không tỉnh giác, có nghĩa là tỳ kheo không có cái khả năng sống tỉnh thức trong sinh hoạt thường nhật. Cái này nó quan trọng lắm, rất là quan trọng. Tôi nói lại một lần nữa nha, các vị có nghe ai kêu gọi các vị sống chánh niệm, cái người đó là ai không quan trọng, nếu hôm nay quí vị còn ngồi nghe chúng tôi nói. Tôi xác định lại một lần nữa, người đó là ai không quan trọng, cái quan trọng là quí vị phải thực tập để thấy chánh niệm nó quan trọng cở nào.

Chánh niệm là con đường duy nhất để ta sống an lạc, an toàn ngay từ bây giờ và an tâm khi cận tử lâm chung. Đó, nhớ nha. Chánh niệm là con đường duy nhất để ta an toàn, an lạc ngay từ bây giờ, đó là 2 “an” rồi đó, an toàn, an lạc ngay từ bây giờ và cuối cùng là được an tâm khi mà vào cái giờ cận tử lâm chung. Nhớ cái đó, nhưng mà với điều kiện phải lâu à, phải 3 năm, 5 năm, 10 năm, chứ còn tự nhiên là sống lơ đễnh như con thú rồi đùng một phát cái ngáp ngáp niệm nào mà nổi. Phải 5 năm, 10 năm, phải có chiều dầy.

Còn quí vị hỏi tôi bao nhiêu mới gọi là lâu thì cái đó trời biết. Thứ nhứt, quí vị còn lại bao nhiêu thời gian; hai, là cái căn cơ của quí vị đâu có ai giống ai, có người chỉ cần một năm mà chuyên tu chánh niệm lòng như thánh nhân. Còn có người tu 10 năm mà cứ ăn rồi chờ xả thiền đi khoe, cái thứ đó nó tu 1 triệu kiếp nó cũng hỏng có tới đâu. Mà cái thứ đó hơi bị nhiều, nó ngồi mà nó cứ chờ hết giờ nó ra nó đi khoe, nó khoe lúc này nó ngồi được 3 tiếng, nó ngồi được 2 tiếng, nó khoe nó được thiền sư khen, nó khoe là nó đã dự bửa nay được 4 khóa, 8 khóa, nó khoe nó qua đây nó ở được mấy năm, cái thứ đó là hỏng được.

Cái thứ thiệt là người ta không có gì để khoe và người ta cũng không có muốn khoe. Không muốn khoe và họ cũng không thấy cái gì để khoe. Mặc dù họ có rất nhiều cái để khoe. Họ không muốn khoe vì họ không thấy gì để khoe, mặc dù họ có rất nhiều cái để khoe.

Còn người khác, những người ngược lại thì sao? Lòng luôn muốn khoe, nên luôn luôn thấy có đủ thứ để khoe và mặc dù họ chẳng có gì để khoe. Ba cái này rất là quan trọng.

Mà khi anh có lòng anh khoe thì nó hết hay, nó hết đẹp, cho nên chỉ có sống chánh niệm anh mới được an lạc và an toàn ngay từ bây giờ và anh sẽ được an tâm vào giờ cận tử. Sống chánh niệm tỉnh giác rất là quan trọng. Tức là trong mọi sinh hoạt “làm gì biết nấy”, nghe rất là thường, thường lắm. Nó thường cũng giống như mình nghe nói là hạn chế thịt đỏ, ăn nhiều rau cỏ, thường xuyên tập thể dục, giữ đầu óc thông thoáng lành mạnh thì tự nhiên nó khỏe.

Mình nghe mình hỏng tin. Ăn nhiều rau cỏ, rồi thường xuyên thể thao, hạn chế thịt đỏ, đầu óc lành mạnh trong sáng, mình nghe nó rất là thường. Ít ra mình nghe cái này mình mới tin nè, là sử dụng hồng sâm, đản sâm, huyết yến, linh chi, bào ngư, mình nghe cái đó mình thấy nó linh. Còn đằng này, mình nghe ăn nhiều rau cỏ, hạn chế thịt đỏ, thường xuyên vận động, giữ đầu óc thông thoáng lành mạnh. Tôi nói thật tôi nghe nói 4 cái đó tôi chẳng thấy khỏe chỗ nào hết, tôi nói thẳng luôn, tôi không thấy một chữ gì là “khỏe” hết.

Hạn chế thịt đỏ khỏe chỗ nào? Ăn nhiều rau cỏ khỏe chỗ nào? Thường xuyên vận động chỉ có mồ hôi chứ tôi không thấy nó khỏe. Rồi cuối cùng đầu óc lạc quan, hướng thượng tôi cũng không thấy chữ “khỏe” nằm trong đó. Nhưng, anh cứ thử đi. Anh thử 3 tháng đi.

Còn ba cái tào lao của anh, là ba cái thứ mà nó rốt rác, là cái thứ nhà giàu trọc phú, đa phần là trọc phú, có nghĩa là túi tiền đi nhanh hơn cái đầu, thì mới mê những cái thứ mà nó tào lao, thí dụ như là mê ba cái yến, ba cái sâm, ba cái nhung, ba cái thuốc đắt tiền. Thật ra tôi hỏng phải nặng lời với họ nhưng phải nói rất là nguy hiểm ở chỗ, là khi họ không tuân thủ những điều căn bản mà họ lại chạy theo những cái đó, tôi gọi là phù phiếm. Những cái đó nó có hỗ trợ tí ti, nhưng mà quan trọng 4 điều tôi vừa nói. Tôi nói lạc đề tôi cố ý, cố ý tôi lạc đề đó để cho quí vị thấy chánh niệm nó y chang như vậy.

Cái đời sống chánh niệm, mình nghe cái chữ chánh niệm nó chẳng có cái gì là Phật Pháp trong đó hết, nó không có cái gì mà gọi là trí tuệ, là giác ngộ, là sở đắc, là sở chứng, là giải thoát, là niết bàn, mà nhất là rất nhiều người họ nghe cái “làm gì biết nấy” kể cả trong nhà cầu, họ khó chịu lắm. Họ nói “Trời ơi, tu cái gì mà nó đơn giản quá sức vậy hả? Quá đơn giản vậy ta? Tu cái gì mà vô tới nhà cầu cũng tu được nữa hả?”. Họ nghe cái họ coi thường, nhưng mà phải nói họ u mê quá họ mới coi thường. Tại vì anh phải nhớ rằng anh có 3 lý do để anh thường xuyên chánh niệm:

1- Anh không biết anh sẽ chết lúc nào?

2- Anh không biết rằng anh có thể bỏ lỡ cơ hội giác ngộ lúc nào?

3- Anh không biết rằng 3 phút nữa anh sẽ tạo cái nghiệp gì? Hỏng biết, nếu anh thất niệm. Nếu anh thất niệm thì anh không có thể nào mà sống an toàn, an tâm bởi vì sao? Bởi vì anh không biết anh sống được bao lâu và anh không biết rằng mình sẽ bỏ lỡ cơ hội giác ngộ lúc nào.

Và sẵn đây trong room tôi nói luôn, nhiều người nghĩ rằng đời nay không có người đắc đạo. Sai. Tôi đã nói rồi người đắc đạo ngày xưa nhiều hơn bây giờ một tỷ lần. Đúng. Nhưng mà điều đó không có nghĩa là ngày nay không có. Mà tại sao mình hỏng biết?

Thứ nhứt, họ không có nhu cầu để cho người khác biết. Thứ hai, họ nói ra mình có tin hay không, mà trong khi cái đồ giả nó quá nhiều đi. Bây giờ có vị nào họ đắc thiệt họ nói, thứ nhứt, có ai tin họ hay không, mà giả sử như có người tin, thì bửa trước là có một ông thứ thiệt ổng nói, là bửa sau nó có tới 800 cái người giả nó cũng xưng nữa là chết.

Thánh nhân thấy, thứ nhứt là mình hỏng thích khoe, thứ hai nữa là khoe để được cái gì? Thứ ba, khoe vậy chỉ hại đạo thôi. Thứ tư, thánh nhân người ta không có thời gian để mà người ta ngồi an lạc, thì mà làm sao có thời gian đâu để mà đi khoe, nội mà an lạc là họ đã không có thời gian rồi.

Cho nên phải tin, nếu tu đúng cộng với túc duyên đầy đủ. Đúng và đủ nha, đúng có nghĩa là tu không có sai đó. Thứ hai là đủ, đủ túc duyên đó. Thì cái chuyện mà đắc đạo, tôi không nói dễ nghe, tôi không hề nói cái đó dễ nghe, tôi không hề nói. Nhưng mà tôi có nói thế này: mình cũng không nên mặc cảm, tự ti rồi tuyệt vọng, nha. Bởi vì nghe nói nó thường lắm. Chánh niệm rất là quan trọng. Bởi vì anh hứa với tôi anh làm 2 chuyện thôi:

* Anh học giáo lý trước cái đã. Giờ cái đầu anh nó đất sét không thì anh chánh niệm anh thấy được cái gì? Anh hiểu được cái gì? Anh cứ học giáo lý cho tôi.

* Điều thứ hai là anh phải sống chánh niệm liên tục, liên tục, chớ hỏng phải sống chánh niệm theo giờ, có nghĩa là mình xả thiền ra xong muốn là muốn làm gì làm, cái đó không có kể. Mà cái chuyện anh ngồi một ngày nửa tiếng cũng được nữa, 45 phút cũng được nữa, thậm chí anh ngồi 15 phút cũng được nữa, dĩ nhiên cũng nên ngồi, ngồi một chút, nhưng cái căn bản là chánh niệm xuyên suốt. Cái thời gian mà anh còn thức rất là quan trọng, vô cùng quan trọng.

Với đời sống chánh niệm, anh được an lạc và an toàn ngay từ bây giờ và anh có thể được an tâm trong ngày anh ra đi. Và chưa hết, có cái thứ tư nữa, hồi nãy giờ tôi không nói, đó là khi anh sống chánh niệm, anh là suối nguồn an lạc cho vô lượng chúng sanh khác. Anh biết hôn? Anh có hiểu cái đó không? Khi mà anh sống chánh niệm ấy, anh là suối nguồn an lạc cho vô lượng chúng sanh khác. Anh sẽ không có nói cái gì mà làm khổ người, anh sẽ không có làm cái gì mà hại người, anh không nghĩ đến cái chuyện mà hại người, anh có hiểu cái đó không?

Có rất nhiều điều mà người thiếu phước không có chấp nhận được:

1- Họ không có tin pháp môn chánh niệm nó ảo diệu như vậy.

2- Họ cũng không ngờ là bên cạnh cái ảo diệu với bản thân, với đương sự, nó còn có ảo diệu với người khác.

Cái chữ mà “ân triêm lợi lạc” tôi không biết bà con xài chỗ nào, tôi phải nói là cái người tu chánh niệm đúng là ân triêm lợi lạc cho mình và cho người, cái người mà tu chánh niệm, nha.

Tôi nhắc lại lần nữa, tôi chưa bao giờ mà tôi dại dột tôi nhận tôi là hành giả, chưa bao giờ, nhưng mà tôi phải nói rằng nếu có phải mở miệng ra nói với bà con thì cái điều đầu tiên tôi muốn nói là đời sống chánh niệm, kể cả bà con đã có sống đời cư sĩ, bà con có bận rộn lu bu cở nào đi nữa thì cái chuyện đầu tiên là phải sống chánh niệm.

3/ Tiếp theo đó là nhiều dục. Thứ nhứt là không biết đủ. Thứ hai là không tỉnh giác. Cái thứ ba là sống nhiều dục. Thì muốn hết dục thì phải sao? Phải thiểu dục.

Nhiều dục là sao? Nó cũng lập lại cái thứ nhứt, có nghĩa là thích nhiều. Đời sống chúng sanh có 2 khuynh hướng:

1- Chối bỏ cái mình đang có, thường xuyên sống bất mãn. Cả cuộc đời họ lấy cái bất mãn, lấy cái chống đối làm chủ đạo.

2- Cái loại chúng sanh thứ hai, ăn rồi là chuyên môn đi kiếm tìm, buông bắt cái này cái kia.

Đó là 2 hạng chúng sanh. Cái đó là ở trong tứ niệm xứ là có hạng chúng sanh sống nặng về ưu và có hạng chúng sanh sống nặng về tham, tham và ưu đó. Cái hạng mà thường xuyên bất mãn thì thấy ghét thiệt nhưng mà nó hỏng có độc, bất mãn nó không phải là nhân luân hồi. Nhưng mà cái người thường xuyên sống trong đam mê, đeo đuổi, truy cầu cái này cái kia độc lắm. Cái chỗ này rất là quan trọng.

Người học ít, tôi đang nói văn hóa đời, thì họ có cái kiểu tham riêng. Người mà học nhiều thì có cái kiểu đam mê riêng. Trong đạo cũng vậy, gọi là phiền não, công lực cở nào thì phiền não cở đó.

Chữ “thích nhiều” ở đây là tùy, có người thì họ đam mê ở trong danh lợi, tiền bạc, tình cảm; có người họ đam mê ở trong cái chức quyền, tiếng tăm, uy tín; có người họ đam mê ở trong cái chuyện mà mình nghe mình ngạc nhiên đó là họ đam mê trong cái hạnh lành mà họ sở hữu. Thí dụ như họ giỏi giáo lý, họ có không cần cầu danh, không có muốn ai biết hết nhưng họ rất sung sướng vì họ là người giỏi, họ sung sướng là vì giới luật không ai bằng họ, họ sung sướng là vì họ có thể ngồi được 3 tiếng, 5 tiếng, họ sung sướng là vì họ có khả năng tu tập chánh niệm rất tốt v v và v v.

Mà theo trong cái tinh thần nhà Phật mình, cái người cấp thấp thì họ sẽ thích những cái sơ đẳng, hạ tiện; nhưng mà cái người bậc cao, bậc thượng thì họ lại thích cái khác nó cao cấp, nó sạch sẽ hơn, nó văn minh, nó văn hóa hơn. Nhưng mà thôi bây giờ đừng bàn nhiều, nói chung chung, ở một trình độ cấp thấp đã cạy, nạy ra rất nhiều lý do để mà chúng ta thích cái này cái nọ. Mà chúng tôi nói rất là nhiều lần, chúng ta có là ai đi nữa, chỉ cần nhớ 3 điều này thôi:

1- Những gì ta thích không được là khổ, trong bao nhiêu điều ta muốn ta bất toại mấy chục phần trăm?

2- Tìm được nó là khổ.

3- Mai này nó mất đi cũng là khổ.

Chỉ nhớ 3 điều đó thôi, chúng ta nhớ như vậy.

Tất cả những cái gì chúng ta muốn nó đều do ảo giác, do hoàn cảnh, do tiền nghiệp, do khuynh hướng tâm lý mà ngay bây giờ ta thích cái này thích cái kia, nhưng mà suy cho cùng rốt ráo nói đến đầu đến đũa thì tất cả những cái ta thích đơn giản là do trình độ văn hóa, khuynh hướng tâm lý, tiền nghiệp của mình nó mới tác động tới cái thích.

Cái đó mình tưởng là mình sang, mình tưởng là mình hay, rồi mình chê mấy đứa khác là nhà quê, là cù lần, là củ chuối, là âm lịch, nhưng mà xin nói thiệt, chưa biết đứa nào hơn đứa nào. Chẳng qua là cái tiền nghiệp nó đẩy anh cho anh làm heo thì anh khoái ăn cám, làm chó thì khoái ăn xương, mà làm cọp beo sư tử thì thích ăn thịt sống máu tươi, cũng chưa biết đứa nào nó sang hơn đứa nào. Anh làm đàn bà thì anh khoái phấn son, lụa là. Tôi là đàn ông thì tôi khoái mô tô, tui khoái chích hút. Đó, các vị nghe kịp không? Đó, nó đại khái như vậy. Rồi mình tưởng mình đàn ông sở thích sang hơn đàn bà, rồi đàn bà nó sang hơn đàn ông. Chưa biết. Đứa thích ăn cỏ, đứa thích ăn thịt, đứa sống trên bờ, đứa sống dưới nước thôi, nha. Nhớ cái đó, cái đó rất là quan trọng.

Cái điều quan trọng nhất đó là phải nhớ rằng: Một người mà có hiểu được vạn hữu là vô thường, vô ngã, nay có mai mất, thì cái thái độ sống của mình chắc chắn phải thay đổi. Tôi đã nói không biết bao nhiêu lần: Khi mà ta không thể thay đổi được cái sự việc thì ta phải thay đổi cách nhìn.

Cái chết là cái mình tránh hỏng được, không có thể nào tránh được cái chết, không có thể nào tránh được tuổi già, không có thể nào tránh được cái bịnh hoạn hết. Nếu mà mình không tránh được thì ngay bây giờ mình phải chuẩn bị tâm lý để mai này mình đối diện với ba thứ đó tốt hơn. Trừ ra hôn mê, trừ ra lú lẫn thì tôi bó tay, chứ còn nếu mà mình không phải hôn mê, không phải lú lẫn thì một cái chết mà trong tỉnh táo nó vẫn tốt hơn.

Các vị còn nhớ tôi nói hoài ba cái chết bà con nhớ không?

1- Là cái chết thanh thản của thánh nhân, cái chết của một người đã làm xong việc cần làm.

2- Là cái chết chán chường của một người biết chuyện hoặc là của một người không còn một cái điểm gì để mà luyến lưu cuộc đời này. Mặc dù nghe nói nó hơi tiêu cực, chết trong tâm trạng chán chường nghe nói tiêu cực nhưng mà tôi thà tôi chết theo cách thứ hai.

3- Là cái chết mà tôi cực kỳ kinh sợ, sợ hơn là cái chết, sợ hơn là bản thân cái chết, đó là chết trong sợ hãi, chết trong tiếc nuối, tôi không muốn, tôi không muốn là mình phải chết trong sợ hãi, tiếc nuối.

Một là chết thanh thản kiểu thánh nhân thì cái đó tôi quì tôi lạy rồi, nhưng mà nếu tệ mà không được thì cũng xin được chết trong sự chán chường. Mấy cái này nó cũ rồi, nó hôi hám, nó nặng nề, nó đau nhức, nó dơ bẩn rồi thôi buông. Thì phải chết trong tâm trạng như vậy thì ok, chứ còn mà thấy quải lắm.

Còn ba cái bửa hổm tôi ghi, tôi nhớ tôi giảng xong rồi họ comments, họ nói tùm lum, họ nói là “khi đó an trụ vô quái ngại thì mình sẽ cái này cái kia…, tôi rầu cái đó. Ở Việt nam có loại người lạ lắm, cái chính trị thì dốt như cái gì vậy đó, mà nói lưu loát, nói nghe đã lắm, mà bản thân họ đi tham nhũng banh xác, còn giáo lý họ khoái học sáo ngữ, thích những cái từ giống như là vô quái ngại, rồi cái gì vô sở đắc, rồi nào là cư trần bất nhiễm, làm ơn học giáo lý cho 5, 10, 15 dùm cái, nó căn bản dùm đi nghe, đừng có nói đến cao siêu. Như bửa tôi nói trên đời này chỉ có 2 hạng người đáng thương và dễ thương, người xấu là người đáng thương còn người thiện là người dễ thương thì họ cũng phản ứng, họ nói “Mình tu mà còn thương với hỏng thương là chưa tới mức”, nói chung là tiếng Việt họ không đủ để làm một cái thằng chăn trâu Việt nam thì làm sao đủ tiếng Việt để đi vào trong những cái hội chúng như thế này. Khổ lắm.

Ok, bây giờ nó cũng vừa đúng giờ. Rồi thì hẹn lại bà con vào ngày mai nha. Chúc bà con một ngày vui. Tôi giảng mà tôi nhắm mắt, bây giờ tôi mới mở mắt ra. Thì nó hay, nó ngộ lắm, nó có cái đồng hồ sinh học, nó canh đúng chóc tự nhiên nó mở mắt ra, hay thiệt đó.

Hẹn gặp lại bà con ngày mai. Chúc bà con một ngày vui.

* Các bài Sư Toại Khanh (Tỳ Kheo Giác Nguyên) giảng trên Youtube năm 2019. Nguồn Vietheravada

Trả lời

Từ điển
Youtube
Live Stream
Tải app