Hạnh Phúc và Đau Khổ 2

Bài Giảng Sư Toại Khanh Houston 2020

Xin bà con nhớ kỹ dùm một chuyện, con đường trên tấm bản đồ không phải là con đường ngoài thực tế, nếu vậy mình có cần xài bản đồ không? Nó không phải mà tại sao cần? Nếu mà bà con nhìn tấm bản đồ, bà con nghĩ con đường ở ngoài nó y chang như vậy là bà con nghĩ sai. Nhưng mà nếu bà con nghĩ rằng nó không giống, vậy thôi bỏ, khỏi xài, lại sai nữa. Cũng vậy, những cái giáo lý mà bà con học về Thất Giác Chi, Bát Chánh Đạo, cái mô tả về Niết Bàn, phải nói rằng nó là tấm bản đồ vô hồn nhưng mà mình phải theo cái đó. Khi mà bà con hiểu được, thì Bát Chánh Đạo, Thất Giác Chi nó không có giống như mình học ngày xưa nữa, nhưng đừng có nghĩ rằng nó không giống nên không học là chết. Các vị xài app bản đồ, nó để cây xăng, nhà hàng, cửa tiệm… nhưng mà cửa tiệm trên đó không có giống ngoài đời. Tuy nó không giống nhưng mình phải nương theo đó mình lái xe. Ví dụ tôi đi với nhiều người quen họ chở tôi đi, họ muốn tìm Starbucks bằng app bản đồ. Họ chỉ cần đánh chữ Starbucks nó cho họ kết quả một rừng luôn nhưng mà cái hình ảnh trong đó nó đâu có giống như ngoài đời, nhưng mà tôi nhìn tôi hiểu ngầm cứ đi theo đường đó là tới Starbucks.

Cái quan trọng nhất quý vị Phật tử hỏi tôi là quý vị đi nghe Pháp nhiều, đi chùa nhiều, gặp gỡ Tăng Ni nhiều, mỗi thầy giảng một cách, bây giờ bị rối, quý vị phải làm cái gì. Bây giờ tôi xin nói một câu gọn thôi, tôi không biết các vị là Nam hay Bắc tông, tôi không biết các vị mến thầy nào, tôi không biết. Tôi chỉ có nói vắn tắt là bất kể là Nam hay Bắc, bất kể là đệ tử của thầy nào, cái quan trọng nhất là học giáo lý và sống chánh niệm. Qua hai cái đó là bà con sẽ thấy Đức Phật ngồi đằng trước. Nên thờ Phật chứ không nên thờ Tổ, mặc dù Tổ là người hướng dẫn trước mắt của mình nhưng vẫn lấy cái chuẩn là lời Phật, kinh Phật. Mà muốn tu cho đúng kinh Phật thì chuyện đầu tiên phải học giáo lý trước cái đã. Tôi đã nói rồi mỗi thiền sư, mỗi giáo sư, họ đều mang cái dấu ấn cá nhân của họ vào trong từng trang viết, trong từng lời giảng. Họ có sở trường, sở đoản của họ và họ đem sở trường, sở đoản ấy họ gắn vào trong những gì họ viết và họ nói. Và nếu mình cứ ôm sở trường, sở đoản đó mình sẽ trở thành con chuột bạch của họ. Hôm nay tôi giảng cho quý vị về cái chữ Hạnh phúc và Đau khổ trong kinh Phật. Và cái điều rốt ráo tôi muốn nhắn nhủ đó là trong cái chuyện tu tập Tuệ quán, trong khi ngồi thiền đã đành mà trong đời sống cũng vậy, khi ta có lòng theo đuổi, trông đợi, kiếm tìm cái gì đó là ta đang chuốc khổ rồi đó. Vì trông đợi mà không được là khổ, kiếm tìm không được là khổ, tìm được rồi phải giữ là khổ. Cho nên người tu Phật coi nặng cái chữ “Tùy duyên”. Có thân thì phải ăn, phải uống, phải tắm rửa nhưng không để những cái đó nó trở thành ông chủ của mình, mình không làm nô lệ cho những cái đó. Thứ hai, có những người chết rồi mà chưa chôn là sao? Là đi, đứng, nằm, ngồi, sinh hoạt mà không biết rằng mình đang sinh hoạt như thế nào, họ chỉ là cái xác chết chưa có chôn thôi. Mình đừng có nghĩ mình đang là ông này bà nọ, hãy nhớ là mình chỉ là cái xác chưa có chôn nếu mình sống thất niệm. Và hôm qua tôi nói rồi, thế giới này nó chỉ gồm có ba thứ: thứ đã mất thuộc về quá khứ, những thứ chưa có thuộc về tương lai và những thứ mình nói đang có thì nó lại vừa ra đi. Như vậy chỉ có người sống chánh niệm là người có đời sống sinh động nhất, tức là họ sống với giây phút hiện tại. Chứ còn sống thất niệm là mình sống kiểu của người khùng, trong kinh Đức Phật có xài chữ (Pali) tất cả phàm phu đều là người loạn trí. Không có coi trong kinh giải thích mình sẽ không hiểu tại sao bởi vì Ngài nói tất cả phàm phu không biết sống với cái hiện tại trước mắt mà chỉ sống nhiều với ấn tượng, hồi ức về quá khứ, sống với những toan tính, những dự trù cho tương lai, còn hiện tại thì bỏ qua. Tây nó có câu rất là hay “Nếu ngay bây giờ không biết cười thì suốt đời sẽ không cười”. Câu này nghe rất là kì đúng không? Nếu ngay bây giờ bạn không có cười thì cả đời này bạn không có biết cười. Hồi đó tôi nghe tôi ngạc nhiên lắm, giờ tôi không cười thì lát nữa tôi cười. Nhưng mà không phải, người ta nói cái ý khác. Ngay bây giờ, tại đây, right now và right here, nếu mà anh không có an lạc được thì biết chừng nào anh mới an lạc, bởi vì đời sống nó chỉ diễn ra ngay bây giờ thôi. Sáng nay tôi có việc tôi phải đi ra Galleria một chuyến, trong lúc tôi ngồi chờ, theo thói quen tôi rút cuốn sổ tay ghi chép những chuyện cần phải nhớ, tôi mở ra thấy cái trang ghi từ chiều hôm qua. Tôi nhìn nó tôi có cái chạnh lòng, là con người viết hàng chữ này bây giờ không còn nữa, và những dòng suy nghĩ trong lúc viết hàng chữ này đã ra đi không còn dấu vết, chẳng qua bây giờ tôi chưa có chết và cuốn sổ đó nó chưa có cháy nên nhìn vào người ta nói đó là chữ viết của tôi và suy nghĩ của tôi, chứ thật ra con người viết cái đó đã không còn nữa. Trong kinh nói chúng ta có hai cái chết, cái chết trong từng phút và cái chết lúc vào quan tài. Tất cả phàm phu chỉ sợ cái chết lúc vào quan tài chứ không có sợ cái chết từng phút. Nếu ta sống chánh niệm ta thấy rằng mình chết trong từng phút thì ta không còn sợ cái chết cuối đời nữa. Tôi nhắc lại nếu mà các vị biết rằng mình đang chết trong từng phút, thường xuyên sống như vậy, sống với nhận thức rằng “Tôi đang chết trong từng phút” thì khi sống quen với cái đó, mai này đối diện với cái chết thiệt quý vị không còn bị sốc nữa. Và nhiều người khi nghe vậy hiểu lầm là đạo gì buồn quá, suốt ngày bị ám ảnh bởi cái chết. Sai! Khi các vị sống nhiều với cái chết các vị sẽ sống yêu đời hơn, dễ tha thứ hơn, dễ buông bỏ, dễ bao dung hơn. còn đằng này khi mình quên nghĩ đến cái chết, mình cứ nghĩ đến cái gì đó lâu bền, mình nghĩ đến sự kiến tạo, sự gầy dựng.

Các vị còn nhớ bốn hạng nghe Đạo không. Hạng thứ nhất, nghe xong rồi quên coi như không nghe gì hết, hạng này có đầy ở phố. Hạng thứ hai, nghe xong Đạo xong rồi treo lên vách, lâu lâu đụng chuyện móc xuống xài rồi treo trở lên. Hạng thứ ba, nghe Đạo, sống trong Đạo và hành Đạo theo cái kiểu tự đốt nóng mình và đốt nóng người khác. Như vậy cũng chưa có được, nó khá hơn hạng thứ hai, cả ngày cứ miên mật chìm sâu trong Phật pháp nhưng kiểu tu đó của họ nó làm cho họ bị khó khăn. Trong khi cái kiểu của người thứ tư là hiểu Đạo, sống vui vẻ, sống thương người, sống bao dung, nhìn vào thấy họ giống y chang như loại một, sống cũng thanh thản, cà tửng cà tửng vậy đó, nhưng họ là người luôn thường trực sống với một nhận thức rất rõ là nỗi đời hư ảo. Có ông vua ổng hỏi Phật “Con ngạc nhiên khi thấy đệ tử của Thế Tôn sống trong điều kiện vật chất hạn chế, rất là khiêm tốn nhưng mà sao ông sư nào, đệ tử Thế Tôn mặt cũng tươi rói à?”. Đức Phật nói là “Đệ tử của Như Lai không làm nô lệ cho quá khứ, không làm nô lệ cho tương lai, đệ tử Như Lai sống hết mình với giây phút hiện tại. Cho nên đệ tử Như Lai nếu mà tu đúng lời của Như Lai thì vị nào cũng an lạc hết”. Và nó có một chuyện lạ lắm, ở ngoài đời người ta đẹp là nhờ lụa, nhờ phụ kiện, trang sức. Nhưng trong Phật pháp, một người có tâm lành họ có nét đẹp rất là riêng, quý vị biết không. Vừa rồi tôi về bên Miến Điện tôi có gặp một vị Sayadaw ba mươi năm không có nằm, nếu mà nói một cách khách quan Ngài không phải là người đẹp trai nhưng mà Ngài có một sức cuốn hút lạ lắm. Tôi lạy Ngài, tôi lấy cái trán tôi chạm chân Ngài mà tôi nghe nó mát, mà tôi ngồi cạnh bên Ngài tôi thấy cái gì cũng là trò đùa con nít hết, tức cả những toan tính của tôi mà trước mắt Ngài đều là trò đùa hết. Phúc thay cho kẻ nào được gặp gỡ những nhân cách như vậy! Có dịp nên về đó để đi quanh đảo một vòng gặp các vị gọi là Tòng Lâm Chi Thủ, các vị Long Tượng, đặc biệt lắm. Có thể gặp những vị bác học, uyên thâm về Đạo. Có thể gặp những vị mà Đạo nghiệp của họ nó ẩn tàng trong từng bước đi, trong từng ánh mắt, họ an lạc lắm. Ở trong Đạo có hai cái vĩ đại. Vĩ đại thứ nhất là người có nhiều hạnh lành. Cái thứ hai là người cái gì cũng buông. Còn ngoài đời không có, ngoài đời họ đánh giá một người là phải có nhiều thứ gì đó. Đạo Phật thì không, chỉ cần anh cái gì cũng buông hết là anh vĩ đại rồi. Có khả năng buông bỏ là anh vĩ đại rồi. Anh học không có nhiều, anh là người cư sĩ tóc tai luộm thuộm, mặc quần là áo lụa nhưng mà anh là người có khả năng buông bỏ, đó được gọi là một nhân cách đáng kính trong Phật pháp. Chúng ta nhớ rằng dầu đức hạnh, hay là nhan sắc, tiền bạc, tuổi trẻ, sức khỏe, tất cả những cái mình có, nó chỉ là những thứ phương tiện trên con đường đi. Không ai tự hào vì những thứ mình gánh trên vai. Hiểu không? Nó nặng thấy bà nội mà tự hào cái gì?

Các vị có đi leo núi với cái ba lô chưa, tôi đem theo một trái táo, một trái chuối, một chai nước, một cái nón, một cái khăn nhỏ, một ít khăn giấy, tôi đem theo tôi đi một hồi tôi muốn liệng hết, mà tôi liệng hết là tôi chết, từ đây lên núi thì tôi xài cái gì. Cách đây bốn tháng tôi lên một cái núi ở bên Thụy Sĩ, từ ở dưới đất tôi đi cáp lên trên đó là 2200m, mà khi tôi lên trên đó các vị biết không cái mà tôi nhìn thấy là một cái hồ nước mênh mông, hồ mà trên đỉnh núi, nó đẹp không tưởng tượng được, và nó rất dài coi như là con trâu mà ở đầu kia là nhìn nó nhỏ hơn con chó. Bên Tàu định nghĩa dặm là “kiến ngưu như dương”, nghĩa là thấy con bò nó nhỏ hơn con dê, còn cái này nó nhỏ hơn con dê nữa. Trên núi cao, nước trong vắt, may là đi bằng cáp mà cái ba lô nó làm cho tôi trĩu vai chịu không nỗi. Cáp nó đem tôi lên đến đó rồi tôi phải đi bộ chứ, vấn đề là mình không dám liệng, liệng lát hồi đói bụng lấy gì ăn, khát nước lấy gì uống. Thì người tu hành cũng vậy, người tu hành coi những cái hạnh lành, phước báu mình có chỉ là cái ba lô trên vai thôi. Nó nặng mà phải vác, chứ nó hoàn toàn không có gì để hãnh diện hết. Mình nhìn quanh nơi đây không ai trẻ bằng mình, học thức bằng mình, giàu bằng mình, nhưng mình phải nhớ rằng những thứ đó chỉ là cái ba lô trên vai mình đi thôi. Và Đạo Phật lạ lắm, ở ngoài đời một người học trò, sinh viên mà kiêu ngạo miễn học giỏi thì vẫn lên lớp, còn trong Đạo thì không, chỉ cần mình kiêu ngạo là mình đứng yên mình không lên được nữa. Ở ngoài đời, một sinh viên kiêu ngạo nó vẫn có thể lấy bằng tiến sĩ như thường, một đứa học trò tiểu học kiêu ngạo nó vẫn lên trung học như thường, một đứa trung học nó vẫn lên đại học như thường dầu nó kiêu ngạo bằng trời. Nhưng trong Đạo thì không. Trong Đạo, khi anh thỏa mãn với một cái gì thì anh đứng yên không đi xa được nữa, chưa kể rớt. Trong kinh ghi rất rõ “Tùy vào các Ba-la-mật của mỗi người mà ta có hài lòng quá sớm với những thành tựu nửa vời của mình hay không”. Tôi cố ý nói thật chậm và thật rõ chỗ này, tùy vào các Ba-la-mật quá khứ mà bây giờ ta có hài lòng quá sớm với những thành tựu nửa vời của mình hay không. “Nửa vời” có nghĩa là chưa đến đâu mà thấy nó đủ rồi, lên mây rồi. Thua! Và có một chuyện nữa, có nhiều người được rủ đi học giáo lý thì đi học nhưng tôi biết chắc đến bây giờ “Đến bài giảng thứ tư rồi tôi vẫn còn ngờ ngợ là tại sao phải đi học giáo lý?”. Tôi nhắc lại, tôi không có hứa là tôi dắt tay quý vị đi vào cửa giác ngộ, cho quý vị đắc thánh, nhưng có cái chuyện này tôi nghĩ rằng tôi làm được rất nhiều. Thế giới này là những gì anh thấy và anh cảm nhận. Thế giới này nó gồm trong hai chữ “What” và “How”, nghĩa là anh thấy được cái gì và anh thấy nó như thế nào, anh thấy kiểu nó như thế nào. Mà tại sao anh phải học Phật pháp, là bởi vì Phật pháp cho anh cái nhìn khác đi về thế giới. Chính vì Phật pháp cho anh một cái nhìn khác nên từ lớp học này anh đi ra, cái cảm nhận về thế giới của anh cũng khác và khi anh thấy cái thế giới khác đi so với thế giới trước đây thì anh có một thế giới mới đúng không? Thí dụ như, bên Thụy Sĩ có một cái hoa đẹp, là một cái chùm gồm nhiều cái hoa nhỏ màu trắng ngà li ti li ti,thơm lắm. Hồi trước đây tôi chỉ thấy nó thơm thôi, không có cảm giác gì đặc biệt với nó hết. Nhưng mà có một ngày kia người ta cho tôi một chai nước giải khác, và trên cái chai ghi rõ là thành phần được chiết xuất từ cái bông đó, và cái nước đó rất là tốt cho mấy người bị thận, mà tôi vừa mới mổ thận xong, mình thấy nó là mình có cảm tình rồi, mà nó lại thơm nữa. Cho nên khi tôi có cái hiểu biết tối thiểu về cái hoa đó, từ đó về sau tôi đi ngang những cái hoa rừng đó tôi có cảm giác khác, giống như tôi đi giữa vườn thuốc vậy. Cũng là cái góc rừng đó, cũng triền đồi đó, cũng là mùi hoa đó, cũng là một buổi chiều như vậy đó, nhưng mà từ bây giờ tôi đi ngang tôi thấy nó như bạn của tôi vậy đó vì nó tốt cho bệnh của tôi. Cũng giống như Nguyễn Bính có kể câu chuyện: cả xóm ngày xưa có cô gái đẹp, thanh niên trong xóm cứ đi đâu cũng khoái đi ngang con đường đó “Lối này lắm bười nhiều hoa. Đi vòng để được qua nhà đấy thôi!”. Cổ hồi đó ở đâu không biết mà cổ mới dọn về, cả đám thanh niên biết nhà có cô gái đẹp, từ đó dù đi ban ngày hay đêm cũng khoái đi ngang đó để dòm vô, coi nhà đó mở đèn chưa, tắt đèn chưa, coi người ta có đứng trước mái hiên, coi người ta có dòm ra hay không, cả lũ thanh niên vậy đó. Mà hỏi sao đi vậy thì “Lối này lắm bưởi nhiều hoa (Đi vòng để được qua nhà đấy thôi)”. Tức là từ lúc có cô đó rồi cái con đường đang dài bỗng nhiên ngắn lại, nó đang gập ghềnh khúc khủyu khó đi bỗng nhiên thơ mộng, dễ đi, tưởng tượng nó gợi cảm hơn bao giờ hết. Thế giới này cũng vậy, tùy vào cái background của mình, tùy vào cái nền tảng tâm thức, nhận thức của mình mà thế giới này nó ra làm sao, mà Phật pháp cho mình khả năng nhìn, cho mình khả năng nhận thức để nhìn thế giới này khác đi.

Hồi trưa giờ tôi nói bà con nghe về hạnh phúc và đau khổ, bà con có thấy không khi mình hiểu rõ hạnh phúc là cái gì, hạnh phúc nó có hai nguồn đến: một là có và không có cái gì đó, khi mình hiểu như vậy thì từ đây về sau khi nói đến hạnh phúc và đau khổ mình có cách nhìn khác rồi. Thứ hai, hạnh phúc có hai thứ là có được cái mình thích và tránh được cái mình ghét, hạnh phúc nó có được từ việc mình có được cái gì đó và không có cái gì đó. Và từ đó tâm tham nó cũng có hai và tâm tham nó cũng có hai. Tất cả phiền não gom gọn lại chỉ có tâm tham và tâm sân thôi. Thánh khác phàm ở chỗ thánh không còn phiền não. Phàm khác thánh ở chỗ là phàm còn phiền não mà phiền não gom gọn chỉ có hai thôi là tham và sân. Tham là thích cái này cái kia, sân là bất mãn cái này cái kia. Tham gồm có hai và sân gồm có hai. Tham là muốn có được cái gì đó và muốn lìa bỏ cái gì đó, hoặc là muốn có cái gì đó và muốn không có cái gì đó. Sân là bực mình khi không có cái mình muốn và tránh không được cái mình ghét. Vậy có phải toàn bộ vũ trụ, chúng sanh phàm phu đều nằm trong bốn cái này không. Tôi bảo đảm từ một đứa bé nằm nôi cho đến bà cụ chín mươi tám tuổi đều quẩn quanh trong bốn cái này không có ra khỏi. Các vị có biết tại sao con nít nó khóc không, nó ngứa, nó đói bụng, nó nực, nó khó chịu khi không được trong tay mẹ, khi không được thay tã, sạch sẽ thì nó hết khóc. Có nghĩa là cả đời của mình từ lớn đến bé, từ già tới trẻ, đều giống nhau là trốn khổ tìm vui. Và trong cái lý tưởng ấy tùy thuộc vào background, tùy thuộc vào nhận thức của mỗi người mà chúng ta có kiểu trốn khổ tìm vui khác hay giống nhau, khác nhau chỗ nào và giống nhau chỗ nào. Có người trốn khổ tìm vui bất chấp thiện ác, có người trốn khổ tìm vui còn một chút lương thức, là lương tri và nhận thức. Tứ Niệm Xứ là sống chung với lũ, biết rõ hạnh phúc đang có mặt mà bản chất hạnh phúc là cái gì, từ đâu nó tới, biết rõ đau khổ là gì, biết rõ nó từ đâu tới. Và hành giả phải nhận thức một chuyện rất là quan trọng đó là cả thiện lẫn ác, cả hạnh phúc và đau khổ, đêu giống nhau một điểm là để ta nhìn mà thôi. Tôi nói tới nói lui cái này hoài luôn, tôi muốn khi tôi ra khỏi chỗ này quý vị còn nhớ văng vẳng bên tai. Buổi đầu thì còn phân biệt thích ghét, thiện ác, buồn vui. Khi tu rốt ráo rồi thì cái gì cũng chỉ để nhìn mà thôi. Cứ nhìn nó hoài sẽ có lúc ta ngộ ra một điều mà không có kinh sách nào nói tới. Vì sao vậy, vì kinh sách là ngôn từ, nôn từ thì không thể nào diễn tả hết cái bản thể. Thế giới này có hai khía cạnh, một là bản thể, hai là hiện tượng. Tất cả ngôn từ, văn tự, chữ nghĩa chỉ diễn tả được khía cạnh hiện tượng thôi chứ không diễn tả được khía cạnh bản thể. Mình có thể nhìn thấy ly cafe rồi mình chụp hình, mình vẽ nó, chứ mình không thể nào tả đúng cái mùi vị cafe cho người khác được, mình phải đè nó ra đổ vào họng thì nó mới biết được. Thế giới này có hai khía cạnh là bản thể và hiện tượng, và tất cả ngôn từ trên thế giới cả ngôn từ của chư Phật cũng chỉ là phương tiện.

Trong kinh nói lúc Phật giáo chia rẽ thành bộ phái. Phật giáo nguyên thủy chỉ có một thôi nhưng khi Phật niết bàn được một trăm năm thì anh em bắt đầu chia rẽ. Chia rẽ vì nhiểu lý do, một là quan điểm nhận thức, hai là quan điểm hành trì, ba là tập khí sanh tử phàm phu. Quan điểm nhận thức là sao? Là cách hiểu, cách hiểu một bài kinh không giống nhau, đó là khác nhau trên quan điểm nhận thức. Khác nhau trên quan điểm hành trì là sao? Là vì hoàn cảnh mà có nhiều vị họ không giữ được một số giới. Qúy vị có biết hoàn cảnh của các sư, các thầy không có giống nhau? Có thầy đi giảng có bốn, năm đệ tử đi theo, cầm cái túi, đi ra mở cửa xe, tối về nấu sâm cho uống. Còn có ông cầm cái túi đi ra đón Uber, tối về đói le lưỡi, trẫm nè! Hoàn cảnh khác nhau nên đường lối hành trì khác nhau. Trưa ăn không được, tối lén lén dòm ngược dòm xuôi không có ai, nấu gói mỳ ăn. Chính vì cái chỗ đó, cái thứ nhất là sai biệt nhau do nhận thức, hai là do quan điểm hành trì, thứ ba là do tập khí sanh tử. Tập khí sanh tử là sao? Tức là ông nào tà kiến nhiều vô học giáo lý sẽ hiểu giáo lý theo cái hướng tà kiến của ổng. Lớn chuyện là chỗ đó đó. Thứ nhất là do quan điểm nhận thức. Thứ hai là do quan điểm hành trì. Thứ ba là do phiền não. Cũng bài kinh đó mà mỗi người ráng hiểu theo cái hướng mình thích. Vì sao? Là bởi vì có hai cách tìm đến chân lý. Một, hiểu vấn đề như nó là. Hai, hiểu vấn đề như mình muốn. Nhà mình bị mất đồ, thì từ đó giờ mình ghét người nào mình cứ đè người đó ra mình nghi à, đó là hiểu vấn đề theo như mình muốn. Còn hiểu vấn đề như nó là, nghĩa là mình phải theo dấu vết, hiện trường rồi mình mới truy ra, và mình đưa vào diện tình nghi tất cả những người trong đó có những người mà mình vốn dĩ rất thương, miễn là cái dấu vết đó liên quan tới họ. Tập khí sanh tử là sao? Cũng một bài kinh đó mỗi người hiểu theo một cách. Như có một nhóm tỳ kheo khi nghe Phật giảng ” Thân này không có đáng để ôm ấp, bám víu. Thân này là một ổ bệnh, một chỗ chứa tai nạn. Thân này là một nghĩa trang chôn cất xác động vật. Thân này chỉ là một cái xác chưa có chôn”. Ngài nói như vậy xong rồi Ngài đi về phòng riêng, các vị rủ nhau tự sát bởi các vị thấy rằng không đáng để sống với cái này nữa. Dĩ nhiên trong chánh tạng nói vậy thôi, trong chú giải mới giải thích tại sao có cái chuyện đó. Năm trăm vị tỳ kheo đó kiếp xưa là năm trăm ông thợ săn. Và cái người sát sanh nhiều, họ sẽ bị cái quả sanh ra một là bị người khác giết, hai là tự giết mình. Đức Phật nhìn mấy vị này Ngài biết nếu mấy vị này không gặp Ngài thì họ cũng tìm một cái cớ gì đó để họ tự sát. Như ngày xưa ở Mỹ Tho tôi có biết một ông cụ, ổng tự sát bảy lần, lần thứ bảy ổng mới chết. Tôi quý ổng vô cùng, mà ổng chỉ kiếm một cái chuyện nhỏ xíu để ổng tự sát thôi. Ví dụ như ổng thấy giờ mọi người thương ổng chỉ là thương hại, ổng thấy ổng nhục không muốn sống nữa mà hễ làm lơ thì ổng nói khinh rẻ ổng mà chăm sóc ổng thì ổng nói thương hại. Qúy vị nghĩ coi chịu đời có thấu không. Ổng kiếm đủ chuyện để tự sát, treo cổ, uống thuốc rầy, cắt mạch máu, tôi biết được nhiều kiểu tự tử là nhờ ổng dạy. Cuối cùng ổng cũng chết. Có lần treo cổ mà quên đá ghế nên không chết, uống thuốc rầy mà uống lộn thuốc bổ cũng không chết, tổng cộng bảy lần như vậy. Thì năm trăm vị này Đức Phật biết rằng sớm muộn gì cũng kiếm cái cớ để chết, thôi thì Ngài tiễn họ đi một đoạn đường. Ngài biết rằng khi một người hấp hối mà không biết giáo lý, một là sợ hãi, hai là tiếc nuối, thôi thì hãy dạy họ cái gì mà khi họ thực hiện cái chuyện đó họ ra đi trong sự ngon lành hơn. Và trong kinh nói rõ “cái gì chư Phật cũng biết, ai chư Phật cũng thương nhưng không phải chuyện gì chư Phật cũng làm được”. Nhớ nha, Phật tử thứ thiệt phải nhớ cái này nha. “Cái gì chư Phật cũng biết, ai chư Phật cũng thương nhưng không phải cái gì chư Phật cũng làm được”, đó là cưỡng lại định luật vũ trụ. Thí dụ, cưỡng lại nghiệp báo, người đã gieo nghiệp thì Phật cứu không được. Thứ hai, đã sanh ra là phải già phải chết Phật không cưỡng lại được. Phật cũng có già có chết, Ngài còn không cứu Ngài thì Ngài cứu ai. Dòng họ Thích Ca bị tàn sát Phật có cứu được không? Ngài Mục Kiền Liên bị người ta giết Ngài cũng không cứu được. Mà nó ác một chỗ, hai vị đệ nhất thần thông bên Tăng và bên Ni đều bị đại nạn hết. Bà đệ nhất thần thông bên Ni bị người ta cưỡng hiếp, nó lựa ngay chốc cái bà đệ nhất đó mới ghê chứ. Rồi ngài đệ nhất thần thông bên Tăng là ngài Mục Kiền Liên bị nó bằm như tương hột vậy đó, tại sao nó bằm kĩ vì nó đồn với nhau Ngài giỏi thần thông lắm nên nó bằm cho nát. Ngoại đạo họ thấy Phật giáo mạnh quá, tại sao mạnh? Họ không có hiểu mạnh là vì cái phước chúng sanh, có duyên gặp Phật là phải theo Phật, họ lại tưởng ngài Mục Kiền Liên giỏi thần thông nên rù quến tín đồ, Phật tử như vậy. Cho nên họ mới tìm cách họ giết Ngài. Lần thứ nhất, Ngài ngồi trong cái cốc, Ngài nghe tiếng động Ngài biết liền, Ngài suy nghĩ “chuyện gì đây?” thì Ngài vừa nghĩ “chuyện gì đây?” là Ngài biết ngay có người muốn giết mình. Trong kinh nói Ngài không có sợ nhưng Ngài không muốn gây nghiệp chúng sinh nên Ngài biến mất qua cái mái lá, đi mất như một làn khói. Lần thứ hai, mấy ngày sau nó tới rình, Ngài nghe tiếng động, năm trăm đứa mà nó bò êm ru như tụi đặc nhiệm swat của Mỹ vậy, Ngài nghe tiếng sột soạt Ngài biết nó tới nên Ngài đi xuyên qua cái ổ khóa. Tới lần thứ ba, Ngài biết rằng nghiệp rồi, Ngài biết rằng ngày xưa do nghiệp giết cha giết mẹ nên nghiệp Ngài phải trả, Ngài ngồi yên Ngài chịu nhưng Ngài có chú nguyện là bằm thì cứ bằm nhưng sau khi bằm xong Ngài sẽ gom lại để trở lại bình thường nhưng mà Ngài biết cái gom đó chỉ là gom tạm thôi, chứ phải chết thôi, cái đó không thể nào sống. Ngài chú nguyện bằm thì cứ bằm xong Ngài sẽ gom lại, xong Ngài ngồi yên cho nó bằm, nó bằm nát xong nó đi hết rồi Ngài tự gom lại, chỉ có duy nhất một mình ngài Mục Kiền Liên mới có khả năng làm được chuyện đó. Ngài về Ngài lạy Phật “Bạch Thế Tôn, hôm nay duyên có mãn rồi con xin từ giã Thế Tôn con tịch”. Đức Phật ngài nói “Chư tăng, huynh đệ ngồi ở đây, ngươi hãy vì họ mà thuyết pháp lần cuối”. Ngài thị hiện thần thông Ngài giảng pháp xong, Ngài lạy Phật, Ngài đi, đi về cái chỗ mà nãy Ngài bị bằm, vô đó Ngài nằm đó Ngài tịch. Trong đời Đức Phật chỉ dự có hai cái đám tang thôi, đám tang thứ nhất là vua Tịnh Phạn, đám tang thứ hai là đám tang ngài Mục Kiền Liên. Sau đó thì Phật và chư tăng đến dự đám tang do vua, triều đình, đại gia, phú hào, Phật tử xa gần tổ chức lễ đại tang suốt bảy ngày. Cái nghiệp nó phải vậy thôi.

Thế giới này nó có hai khía cạnh bản thể và hiện tượng. Trong vô số kiếp luân hồi chúng ta chỉ nhìn thế giới này qua khía cạnh hiện tượng thôi. Ví dụ như cao thấp, ngắn dài, trắng đen, mập ốm, đẹp xấu, nam nữ, đực cái, trống mái, xa gần, trong ngoài, trên dưới, tất cả những cái đó gọi là hiện tượng phenomenon, còn cái substance và essence mình không có thấy. Ví dụ, mình nhìn một cái gò mối mình gọi nó là đống đất, còn người có hiểu biết họ mới gọi nó là cái gò mối. Người có hiểu biết gọi nó là cái gò mối, người không biết gì gọi đó là cái đống đất. Gò mối ở miền Tây chỉ là cái đống nhỏ thôi, ở miền Đông thì có thể cao một, hai mét, nhưng mà bên Châu Phi có những gò mối cao khoảng từ mười, mười hai mét. Người ngoài không biết tưởng đó là cái đống đất thôi nhưng mà người có biết thì mới biết trong đó có gì, nguyên một tổ chức xã hội cực kì tinh vi của mấy đại ca mối trong đó, mối chúa, mối cha tùm lum trong đó. Thì một người có học giáo lý, có hiểu Đạo khi họ nhìn một con người, họ biết rằng đây là một con người có tham, có sân, có si, họ biết rằng cái tấm thân này là do nghiệp quá khứ tạo ra và người này tiếp tục tạo ra cái nhân sanh tử cho kiếp sau. Họ biết vậy đó, còn mình không biết Đạo mình chỉ kêu bà Tư, bà Tám, hết. Nhưng mà một người hiểu Đạo họ quan sát mình giống như một người có họ họ nhìn họ biết cái gò mối là cái gì. Các vị phải đồng ý với tôi là một người có học họ nhìn thấy cái dùi chuông, ông tiến sĩ về Sinh Vật ổng nhìn cái này không có giống với một người không biết chữ đúng không? Cái ông biết về cây cỏ, thảo mộc, ổng biết rằng cái dùi này là gỗ teak hay là gỗ mahogany, gỗ teak trên thế giới phân bố nhiều ở vùng nào, đặc biệt là Miến Điện và Indonesia, gỗ teak nó có những đặc tính, thuộc tính gì để dùng trong đồ trang trí nội thất bằng gỗ, tại sao vậy? Vì nó nhẹ, cứng, có thể chịu được nước, bla bla bla… Ổng nhìn cái dùi chuông này ổng biết ra bao nhiêu chuyện. Một anh không biết chữ thì ảnh nhìn cái này chỉ biết là cái dùi chuông thôi và ảnh biết nó bằng cây, hết, no more. Nghĩa là một người nhận thức vấn đề qua khía cạnh hiện tượng, còn một người nhận thức vấn đề qua khía cạnh bản thể. Ta phải hiểu rõ vấn đề thì ta mới có thể giải quyết vấn đề. Một nha sĩ họ muốn giải quyết cái hàm răng của mình họ phải biết vấn đề của mình là cái gì. Cho nên vấn đề lớn nhất của chúng ta là không biết vấn đề nằm ở đâu. Và vì lặn hụp trong những dấu hỏi nên vấn đề vẫn còn tồn đọng ở đó chưa được giải quyết. Một ngày nào đó khi ta hiểu được vấn đề thì vấn đề sẽ được giải quyết, chỉ vậy thôi. Thánh nhân là gì? Là người biết rõ mình được cấu tạo ra sao. Khi họ thấy mình được cấu tạo ra sao thì họ hiểu mọi người chung quanh sẽ được cấu tạo ra sao. Khi mình hiểu người khác được cấu tạo ra sao thì mình sẽ hiểu thế giới này được cấu tạo ra sao. Và khi họ biết mọi người, mọi vật được cấu tạo ra sao thì họ không còn thích cái gì và cũng không còn ghét cái gì. Khi họ không còn thích cái gì thì họ không tạo ra con đường đầu thai kiếp khác. Và khi họ không còn thích họ cũng không còn ghét. Cho nên, khi không còn thích họ không có tạo ra cái tâm đầu thai kiếp khác và khi không còn ghét họ không còn khổ vì những cái nhân cũ quá khứ. Khi không còn tham thì ta sẽ không tạo ra nghiệp mới. Khi không còn sân ta sẽ không khổ vì những cái nghiệp cũ. Có nghĩa là vì cái nghiệp tham ái quá khứ mà mình phải có cái thân, phải đói, phải bệnh, phải nóng, phải lạnh, phải già, và phải chết. Vì phải giải quyết cái đói, khát, nóng, lạnh mà chuyện gì mình cũng làm. Nếu tôi nói mọi người ở đây đi làm chỉ để giải quyết cái nóng, lạnh, đói, khát, tôi nói vậy trật hay đúng? Tất cả mọi người ở đây làm cái gì cũng chỉ để giải quyết đói, khát, nóng, lạnh, già và chết. Mỗi tháng các vị trả bảo hiểm chỉ để giải quyết cái già và chết đúng không? Các vị đi làm chỉ để giải quyết cái cơm gạo không? Chính vì giải quyết những cái đó mà những cái đó ở đâu ra? Từ cái thân này nó ra. Mà cái thân này ở đâu ra? Nghiệp cũ quá khứ. Do cái nghiệp cũ quá khứ mà nó đẩy mình gặp người đó làm cha, làm mẹ mình. Do cái nghiệp cũ quá khứ nó đẩy mình vào cái dân tộc đó, tại sao các vị không làm người Campuchia mà làm người Việt Nam? Tại sao không làm người Bắc mà làm người miền Trung? Tại sao không làm nam mà lại làm nữ? Tại sao không tiếp tục ở trong nước mà ra đây làm cái gì, làm cái thân viễn xứ lưu đầy, làm khách tha phương ở xứ người? Nghiệp quá khứ. Tại sao cùng cha cùng mẹ mà một người khỏe mạnh, một người bệnh đau suốt đời? Cùng cha, cùng mẹ mà một người ngó dễ nhìn, một người khó nhìn là tại sao? Tiền nghiệp quá khứ.

Tất cả những gì làm quý vị đau khổ là quý vị đang sống với nó bằng tâm sân đúng không? Cho nên nói gọn lại, khi không còn tâm tham nữa, khi không còn thích nữa thì ta không tạo ra nghiệp mới. Khi không còn tâm sân thì ta không có khổ vì nghiệp cũ. Mà một người không tạo ra cái mới, không khổ vì cái cũ có phải là an lạc không? Cho nên trong đạo Phật có hai cái thái độ tu. Thứ nhất là tu để thành Thánh. Thứ hai là tu để không còn phàm. Hai cái này giống hay khác? Tôi hỏi lại thiệt là chậm, tu để không còn là phàm và tu để thành Thánh, hai cái này khác hay giống? Hoặc nói cách khác, tôi đi làm để tôi hết nghèo và tôi đi làm để tôi được giàu, hai cái này giống hay khác? Nếu có người hỏi tôi “Sư ơi, tại sao Sư xúi con tu Tứ Niệm Xứ để làm cái gì?”, tôi trả lời: trước mắt là để an lạc, đừng có khổ, vì mình kiểm soát được sáu căn là mình bớt khổ, chuyện đó là chuyện nhỏ. Còn chuyện lớn, nếu mà anh đó ảnh thân với tôi thì tôi muốn anh tu Tứ Niệm Xứ để anh không còn là phàm nữa, tôi không có nói là thành Thánh là tại sao? Bởi vì cái phàm nó vuông, tròn, dài, ngắn ảnh biết, còn cái Thánh ảnh đâu có biết. Bởi vì ảnh không biết nên bửa nào ảnh thấy lạ lạ ảnh tưởng đắc rồi là tiêu luôn, cái đó có. Đừng có cười, đừng tưởng giỡn, đó là sự thật. Tu mà để muốn đăc là nó độc hơn vịt xiêm nữa, độc lắm. Bởi vì bửa nào nó thấy nó ngồi cái mông nhẹ nhẹ, cái lưng mát mát là tưởng nó đắc rồi. Bắt đầu nó lo đi nó nổ. Trong khi cái tên mà tu không còn là phàm thì nó chắc ăn hơn. Tại vì nó biết phàm là cái gì. Phàm là cái gì? Phàm là tham, sân, si, tỵ hiềm, ganh tỵ, nhỏ mọn, toan tính, căm hờn, tiểu tâm, tùm lum hết, mấy cái phàm nó biết, nó còn phàm hay không nó biết. Còn cái chuyện tu để thành Thánh có đứa nào đắc đâu mà biết. Cho nên tu để thành Thánh cực kì nguy hiểm. Chưa gì hết là thấy tâm tham một cục, ngã mạn một núi. Thứ hai là trên cái quãng đường đó thì khả năng nó hiểu lầm cực lớn. Tôi đã gặp hai loại hành giả đó rồi, một hạng tu để đắc Thánh và một hạng tu để không còn phàm. Cái loại tu để không còn phàm nó dễ thương lắm. Bởi vì chỉ cần ảnh thấy ảnh kiêu ngạo là ảnh biết, ảnh thấy ảnh nhỏ mọn ảnh biết, ảnh thấy ảnh bủn xỉn ảnh biết, ảnh đang ganh tị ảnh biết, mình ở gần mình thấy mình thích lắm. Còn cái loại mà tu để thành Thánh, chưa thành mà đã tưởng thành rồi chịu không thấu. Bửa hổm có một bà bả đi chung với tôi, đi chung nguyên đoàn, bả đi vô Pa Auk, bả thấy khu Pa Auk nó rộng như nguyên thị trấn, cái temple mà nó to như cái town vậy. Bả thấy cái thiền viện nó lớn dữ lắm, lớn đến mức đi xe mà còn thấy lâu, bả hoan hỷ quá đi nên bả xin Ngài cho ở lại tu. Thì Ngài nói You là người Việt Nam, you tới you liên hệ với cái đám văn phòng người Việt Nam sắp xếp cho you. Bả đi qua bả xui, gặp cái bà hành giả mà tu để thành Thánh, chứ nếu bà kiếm cái bà mà tu để hết phàm thì đời bả khỏe quá rồi. Mà bả gõ ngay chốc cái bà tu để thành Thánh. Bởi hồi nãy tôi hỏi khác hay giống mà cả đám nhao nhao nói giống, không dám giống đâu, hai đứa nó khác nhau nhiều lắm. Nó tu để không còn là phàm nó nghe cái mùi tanh tanh là bắt đầu nó tu tiếp, bởi vì còn phàm nó tanh rình à. Còn cái thứ tu để thành Thánh nó nghe thơm thơm là nó tưởng nó Thánh, mà thơm có nhiều loại lắm, đôi khi xà bông cũng thơm, bông hoa cũng thơm, hoặc không có mùi nó cũng kể là nó thơm rồi. Bả qua bả thấy cửa đóng im lìm, bả gõ, bả kể cho tôi nghe “Con đang hí hửng, hình dung là một gương mặt từ bi mở cửa ra: Có thể giúp được gì cho chị? Em sẽ xếp cho chị một căn phòng có máy lạnh vào mùa hè và máy sưởi vào mùa đông”. Ví dụ như vậy, cơm bưng nước rót, bả hy vọng như vậy. Ai ngờ mở ra là một gương mặt mà bả nói tạc tượng một cái là đem thờ ở chùa được, tượng người không tiêu, tiêu diệt đại sĩ, cái mặt nanh không. Mà bước ra cái mặt sừng sõ “Thế này nhá! Mai mốt vào đây thì phải lựa giờ nhá! Người ta sắp vào thiền rồi, làm phiền bà!” Khủng khiếp, “người ta sắp vào thiền rồi!”(Ở đây không biết có ai người Bắc không, tôi chọc là chết nữa). Mà cái bà đó là người Bắc thiệt, đúng là chanh chua, chuối chát, chị chi cúng chùa là bả. Mà coi như nó tu thành Thánh đó, sầu lữ thứ. Mà tôi đã gặp đủ hết. Tu để hết là phàm, dễ thương cực kì. Còn ớn nhất là tu để thành Thánh, lý do vì nó chưa biết Thánh ra làm sao cho nên nó thấy cái gì ngộ ngộ là nó tưởng là Thánh, là cái hạng tu để giác ngộ, chỉ giác cái gì ngộ thôi. Cái tu thứ thiệt là khi anh hết phàm là anh thành Thánh, không cần phải lo.Khi nó hết phàm thì nó thành thánh. Khi nó hết nghèo thì nó giàu thôi. Đừng có nguyện riêng “Khi nào hết nghèo cho con giàu nha!”, không có cần. Đứa đó hết nghèo đứa đó giàu, khi nào hết bệnh tự nhiên nó khỏe, không cần nguyện riêng. Nhưng mà có người hiểu lầm không nguyện thành Thánh thì nó không thành, cứ đứng chỗ boarding gate đó hoài. Bả kể tôi nghe mà bả còn sân, bả nói tôi nghe bả quay lại bả nói “Cô yên tâm, tôi không bao giờ quay lại đây nữa!”. Và kể từ đó trung tâm Pa Auk vĩnh viễn mất đi một hành giả chỉ vì đi không coi giờ, đi nhầm ngày thứ sáu mười ba, xui, gặp ngay chốc thứ hành giả trời ơi. Khủng khiếp!

Cho nên, cái mục đích tu hành không phải để được cái gì mà coi mình buông được cái gì. Đó là tinh thần đẹp nhất của đạo Phật. Đạo Phật không phải anh đến đây để được cái gì. Tôi nói hoài, tu hành kiểu lượm ve chai và tu hành kiểu người đổ rác. Tu kiểu đổ rác nó an toàn hơn, cứ thấy rác là đem đổ. Còn lượm ve chai nhiều khi lượm nhầm lựu đạn. Các vị có biết Việt Nam năm nào cũng có người chết vì cưa bom, chỉ cần nó thấy là nhôm, đồng, đem về cưa nhiều khi cưa nhầm trái bom là nó chết. Cho nên, cách tu thứ nhất là cách tu của người đổ rác là chỉ biết bỏ rác thôi. Nó an toàn hơn là cách tu của người lượm ve chai. Tức là đi gom nhặt kiến thức, giới hạnh, thiền định, chánh niệm tùm lum, tu mà kiểu thu gom rất là nguy hiểm. Mình học không phải để giỏi mà học để bớt dốt. Học để biết nó khác, học để bỏ cái không biết nó khác. Học để bớt cái không biết thì nó an toàn hơn học để biết. Tôi biết tôi nói cái này giống như chơi chữ nhưng thực sự nó như vậy. Mình học bằng cái tâm trạng để bớt dốt thì nó an toàn hơn học để trở thành một người giỏi, học để biết cái này biết cái kia. Hai cái này nó khác nhau nhiều lắm. Và cái tinh thần cao cấp nhất của đạo phật đó là tu để buông chứ không phải tu để có được cái gì. Khi ta đã buông sạch thì tự nhiên trên tay ta là một đóa sen.

Tôi nhớ tôi có kể câu chuyện này hoài mà tôi thích. Ông thầy dạy võ tiễn học trò xuống núi lập nghiệp. Ổng nói rằng “Chúng ta là con nhà võ chúng ta gầy dựng sự nghiệp bằng cái nắm đấm. Nhưng con nhớ cái nằm ở trong cái nắm tay nó ít hơn trong vòng tay. Cái trong vòng tay nó ít hơn cái trong tầm mắt. Mà cái trong tầm mắt nó nhỏ hơn rất là nhiều cái trong suy nghĩ của con”. Cái câu chuyện đó rất là sâu. Sâu ở chỗ nào? Nó kêu gọi một sự buông bỏ triệt để. Có một điều rất là quan trọng, có nhiều người Phật tử họ không có hiểu, họ hiểu lầm, họ giận tôi tới nay vẫn còn giận. Tôi nói rằng trong một trăm người Phật tử tôi gặp tôi không tin trong đó có một người Phật tử thứ thiệt như là tôi muốn. Họ hỏi tôi “Sao Sư nói bi quan quá!”. Tôi nói đúng. Bởi vì, cái người Phật tử thứ thiệt là người họ phải thấy rằng bản thân cái sự có mặt trên đời này là một cái gánh nặng dầu cho mình là tiên đồng ngọc nữ sống một tỷ năm, một triệu tỷ năm, trên một cái cõi tiên giới nào đó, ăn rồi chỉ nắm tay nhau bay qua các cõi tinh hà, các tinh tú, ăn rồi chỉ muốn đi đến các hành tinh nhặt kim cương về xây dựng tổ ấm, sống đời đời bất tử, chỉ sống với trời xanh, mây trắng, nắng vàng. Một người có trí họ sẽ tự hỏi họ “cuộc sống như vậy sẽ dẫn về đâu?”. Trong kinh nói thế giới này có ba cái khổ. Cái khổ thứ nhất là phải sống gần người hoặc vật mà mình ghét. Cái khổ thứ hai là phải xa người hoặc vật mà mình thích. Cái khổ thứ ba là bản thân sự có mặt này là khổ rồi. Và trong kinh ghi rất rõ, người hạ căn, trình độ thấp, họ cầu đạo giải thoát là vì họ muốn trốn cái khổ thứ nhất vì họ sợ chịu đựng cái mà họ không thích. Cái hạng thứ hai, khi mà họ phải chia xa, mất mát cái họ thích, đối với họ là đủ để họ sợ rồi. Cái hạng thứ ba là bậc thượng thừa, chỉ cần họ đặt dấu hỏi thôi “cái cuộc sống này sẽ dẫn về đâu? Cái ý nghĩa rốt ráo, tối hậu của cuộc hiện hữu này là gì?”. Đó là một con số không to tướng. Quý vị hiểu chữ “số không” không? Nhiều người không biết giáo lý, họ đam mê cuộc sống vật chất, khi họ vào chùa họ nghe đến cõi Tây Phương họ ham. Bởi vì họ không có tu hành, họ không thấy được cái thân này là khổ, họ nghe nói trên đó là sống hoài không chết, họ nghe nói trên đó tu ít mà mau đắc, tu có sự hỗ trợ hết mình của chư Phật và chư Bồ Tát, ở toàn chỗ cảnh đẹp sung sướng, không đau khổ, không máu lệ, họ nghe họ khoái. Chứ một người thật sự là hành giả Tứ Niệm Xứ, họ nghe một cái cõi như vậy họ sẽ hỏi “Tại sao lại không ‘đi’ ngay bây giờ mà lại về đó để tu?”. Ở đây ai đã từng đi máy bay, từng đi xe lửa rồi thì biết, cái nhà ga nào cho dù nó đẹp cấp mấy cũng không ai muốn ở đó lâu hết trơn, ai cũng muốn về nhà hết. Phi trường nào đẹp cấp mấy, lớn cấp mấy, ai cũng muốn bay càng sớm càng tốt, không ai muốn delay hết trơn. Mấy người khoái đi về Tây Phương là mấy người khoái bị delay chuyến bay. (Tôi không có giỡn, nhìn mặt tôi không đủ nghiêm sao mà cười!). Một khi anh thấy cái thân này là một cái gánh nặng, anh không muốn tồn tại nữa và cái lý do tại sao chiều nay tôi tập trung nói nhiều về chữ Hạnh phúc và Đau khổ, bà con cũng không có hiểu, là vì tôi muốn cho bà con hiểu Hạnh phúc là cái gì thì bà con sẽ thấy rằng nó không đáng để bà con ước mơ, cái đau khổ là cái gì nó không đáng để bà con sợ hãi. Hạnh phúc không đáng để mình ước mơ và đau khổ không đáng để mình sợ hãi. Mà hai đứa cộng lại chỉ để cho mình chán thôi. Không có cái nào đáng để mình mê, không có cái nào đáng để mình sợ, mà cả hai đứa cộng lại chỉ đủ để cho mình thấy chán thôi. Tại sao chán? Thứ nhất, hai đứa không có đứa nào bền hết trơn. Cái khổ nó không có lâu, cho nên nó không có gì để mình sợ. Mà hạnh phúc nó không có đáng để mình phải đam mê vì nó rất là ngắn. Đó là nói về mặt khía cạnh thời gian tính. Còn về khía cạnh bản thể, bản chất, vì đâu mà có cái thích? Nói rồi, là do tiền nghiệp, khuynh hướng tâm lý và môi trường sống mới có cái thích, cái ghét. Vì có cái thích và cái ghét cho nên mới có đau khổ và hạnh phúc. Vì có được cái mình thích thì mình mới hạnh phúc, và vì phải chấp nhận cái mình ghét nên mình mới bị đau khổ. Tôi nói riết mà tôi quê luôn! Khi nói đến tận cùng như vậy, cái đau khổ không phải là cái làm cho mình sợ. Dầu cho chiều nay bác sĩ nói mình bị cancer không qua được tuần này, nếu mà nói rốt ráo theo tinh thần nhà Phật thì chúng ta đã chết từ nhiều năm nay chứ không phải đợi đến chiều nay mới chết, và chết ở đây không phải là sự kết thúc, không phải là ending mà còn là beginning, sự bắt đầu một hành trình khác. Và Ngài dạy rất rõ, một người có tu hành phải hiểu rằng xài cái thân này mấy chục năm là đủ rồi, bỏ nó đi, kiếm cái mới xài cho đến bao giờ không còn cái để xài thì gọi là giải thoát. Và vì anh không thường trực sống với cái nhận thức kỹ lưỡng về nó, anh tưởng nó hay lắm, anh mới sợ mất nó.

Có những cuộc hôn nhân mà người ta sẵn sàng ly dị không cần chia tài sản, vì sao? Vì cái nổi khổ của cuộc hôn nhân đó nó lớn hơn cái tài sản đó. Và có những người đàn bà họ tiếp tục chấp nhận một cuộc hôn nhân đau khổ là vì một cái lý do nào đó nó lớn hơn cái nỗi khổ mà họ phải gánh chịu trong cuộc hôn nhân ấy. Cho nên sẽ có một ngày quý vị thấy cái mà mình gọi là hạnh phúc nó không đáng để mình đam mê và cái gọi là đau khổ nó không đáng để mình sợ hãi. Và cả hai, hạnh phúc và đau khổ nó không đáng sợ, không đáng đam mê mà đáng chán thôi. Không thấy được điều tôi nói nãy giờ thì lại tiếp tục mê thích nữa, hễ mê thích là có bất mãn, khổ như vậy! Còn mê thích là còn bất mãn. Còn mê thích là có investment. Mà hễ có đầu tư là có đầu thai. Mà hễ có đầu thai là có đầu tư. Mà đầu tư thì tiếp tục có đầu thai. Mà đầu thai về đâu thì trời biết, đa phần nó đi xuống không, đi xuống dưới rồi thì cơ hội nó trồi lên cực hiếm. Theo mô tả trong kinh, chúng ta chỉ cần một tích tắc, từ một con người đi xuống làm một con giun chỉ có một giây đồng hồ thôi, nhưng mà từ một con giun nó lên trở lại làm một con người thì không biết bao nhiêu tỷ năm. Vì sao? Vì khi xuống tới đó rồi cái đầu óc của chúng ta không còn phân biệt được thiện ác nữa. Và theo mô tả trong kinh, những khi mình sa đọa quá sâu mà mình trồi lên, mình phải khờ rất nhiều kiếp. Trong kinh Hiền Ngu nói như vậy, không phải tôi nói. Khi mà lặn sâu quá đến hồi trồi lên nó phải khờ rất là nhiều kiếp, từ cái con li ti li ti mà nó trồi lên từ từ tới hồi làm người cũng không…Quý vị thấy có nhiều người họ chỉ ăn uống thôi, chứ họ không màng ba cái vụ triết học, chính trị, văn chương. Có rất nhiều người Việt Nam đi vượt biên bị cưỡng hiếp trên tàu, đau khổ gần chết, qua tới đây có được cơ nghiệp, họ vẫn không hiểu lý do họ đi vượt biên là gì. Quý vị biết chuyện đó không? Người ta rủ đi thì đi thôi. Có người họ đi vượt biên bởi lý do chính trị, có người vượt biên vì lý do kinh tế, so người bị xúi rồi đi, may mắn thì tới còn không tới thì thôi. Nghĩa là qua tới bên đây rồi họ chỉ biết đi làm, kiếm tiền, sống sung sướng, tới hồi Việt Nam mở cửa thì họ đi về nước, mua đất cất nhà, họ không nhớ rằng ngày xưa vì đâu họ phải bán mạng để lên đường. Cái đầu sống rất là đơn giản, đơn giản lắm. Có nhiều cụ sáu, bảy chục tuổi ở đây đi về bển chỉ vì một lý do là họ khen con gái Việt Nam lễ phép, mấy tuổi nó cũng kêu bằng anh, chỉ vì lý do đó mà họ về nước. Cái đầu của họ nó đơn giản vô cùng. Mà trong khi cái đó mình thấy nó kì mà họ sống đơn giản lắm. Rồi có người nói về nước đêm hôm nhứt mỏi, búng tay một cái có mấy dịch vụ đấm bóp tại gia, bên đây đâu có, chỉ vì vê nước sướng nên về bển hưởng. Tôi nói cái này tôi biết nhiều người nghe họ sẽ giận tôi, tại sao tôi chọt tới họ, tôi đã nói phải nói cho hết. Mang thân người đừng nghĩ là đều có khả năng nhận thức giống nhau. Có những người nói đến chính trị họ hoàn toàn mù tịt, có những người nói đến văn học nghệ thuật họ mù tịt, có những người nói đến tâm linh, tôn giáo, tín ngưỡng, tinh thần họ mù tịt. Mù còn đỡ, có những người chẳng những mù mà họ còn thắc mắc là nhắc đến cái đó để làm gì nữa. Dốt nó không quan trọng bằng tự hào với cái dốt của mình. Một ông thi sĩ Canada nói cái câu đó, thằng dốt tôi còn đối phó được mà tôi bó tay trước cái thằng mà tự hào với cái dốt của nó, tôi lạy nó từ xa. Mà rất nhiều người trong chúng ta rơi vào hoàn cảnh đó. Tức là mình đã dốt mình thấy mình hay mới ghê chứ.

Tôi nói cái này hy vọng không ai buồn nha. Hôm qua tôi lại nhà Phật tử, buổi trưa tôi nằm nghỉ, chắc thấy tôi buồn hay sao mà mở tivi cho tôi coi. Tôi thấy có nhiều người xấu quắc à mà họ mặc áo dài họ lên hát. Tôi nói với bả xấu không phải là cái tội mà không biết mình xấu là cái tội lớn hơn. Tôi cũng xấu mà tôi biết tôi xấu, còn đằng này nó xấu quắc à mà nó dám dành nguyên cái chương trình hai tiếng đồng hồ nó múa, nó làm dơ cái tivi của người ta. Có nhiều người ở đây nói tôi đang ác, tôi đang diễn tả thôi. Lỗi lầm bản thân nó chưa đáng sợ bằng sự tự hào về cái lỗi lầm đó của mình. Cái đó rất là đáng ngại. Vô minh đáng ngại nhưng tự hào với cái vô minh đáng ngại hơn.

Tại sao tôi chọn đề tài Đau khổ và Hạnh phúc, là bởi vì tôi muốn bà con khi bắt đầu vào công phu tuệ quán bà con phải nắm rõ cái Hạnh phúc và Đau khổ. Tại sao? vì đó là hai cái trước mắt bà con phải gặp trong đời sống và hai là trong cuộc tu hành chắc chắn bà con phải gặp. Từ đâu? từ cái vụ thoải mái, khó chịu, lúc đó bà con nghe văng vẳng “Ồ, ngày xưa ổng nói cái này”. Nhớ trong tu tập không có xua đuổi, trông đợi.

Hỏi: Dạ thưa Sư, tại sao bên phía Bắc Tông, bên Thiền Tông, cũng như bên Khất Sĩ và bên Mật Tông, mọi người đều có thể chấp nhận những người tu nữ để thọ được giới Sa Di, tất nhiên là một giới xuất gia. Nhưng đặc biệt ở bên Nam Tông không chấp nhận cho người nữ được xuất gia để lên Tỳ Kheo, mỗi lần muốn đi Tỳ Kheo như vậy phải qua bên Tích Lan. Và coi như ngay cả Việt Nam mình, Thái Lan, Miến Điện hình như chưa chấp nhận. Và ở Việt Nam cũng có một số rất đông những vị không chấp nhận. Thưa Sư, Sư có thể giải thích cho chúng con về điều đó theo quan điểm của Sư không ạ? Mô Phật! Con kính cám ơn Sư. Bởi vì trong nhóm hội chúng này nếu mà kiểm lại người nam đi nghe Pháp, dạ thưa Sư, Sư thấy cũng rất là ít phải không ạ, mà người nữ đi tu rất nhiều ở các chùa và mọi nơi. Người nữ cũng là người đi tu rất nhiều, con không biết có sự khác biệt nào giữa người nam và người nữ tu để có thể thành Phật, hoặc là tu để có thể thành A-La-Hán, hoặc là tu để có trí tuệ, nó khác nhau chỗ nào mà tại sao bên Nam Tông lại có những vị còn khắt khe như vậy. Xin Sư giải thích cho chúng con được hiểu. Con cám ơn Sư.

Trả lời: Cám ơn cô. Câu hỏi hay. Nó hay và cần thiết đến mức mà thỉnh thoảng tôi cũng muốn nghe bà con nhắc lại câu hỏi này một lần. Có nhiều câu hỏi tôi chỉ trả lời thôi, tôi không quan tâm. Đặc biệt là câu hỏi này thỉnh thoảng tôi muốn bà con nhắc lại một lần. Tại sao? Tại vì tôi quan tâm đến, nó vừa là cái hoang mang, vừa là cái ấm ức của nhiều người lắm, và tôi thấy các vị Phật tử cần có một câu trả lời. Trước hết tôi xin nói rõ rằng cô nói “Theo quan điểm của Sư”, thì tôi xin thưa rằng ở đây tôi không có ý kiến trong vụ này, tôi chỉ nói theo quan điểm trong kinh. Bởi vì nói theo quan điểm của tôi thì tôi không muốn nghĩ nhiều về chuyện đó vì nhiều lý do lắm, tôi thấy chuyện đó nó không quan trọng. Bởi vì theo trong kinh, kinh đã giải thích rồi, tôi không cần phải nghĩ thêm. Cái chuyện đó như thế này: Ở đây ai cũng có con trai, con gái. Mình thấy con gái đi chơi khuya mình ngại hơn là con trai đúng không? Cái đó có phải do mình kỳ thị giới tính không? Không phải do kỳ thị giới tính mà là sự an toàn. Theo trong kinh nói có hai lý do chính mà nó dẫn đến chuyện bên Phật giáo Nam Tông hôm nay không có Ni giới, có mà cũng rất hạn chế và có không chính thức. Thế nào là hạn chế? Hạn chế ở đây là chỉ có ở bên Miến Điện là nhiều, dưới Miến Điện một chút là tới Thái Lan, chứ còn Tích Lan, Lào, Campuchia số tu nữ không có nhiều, đó là nói về số lượng. Còn nói về chính thức là sao? Bên Phật giáo Nam Tông bây giờ không có cái giới đàn, giới đàn trao truyền giới phẩm cho người nữ như Sa Di, Tỳ Kheo giống như bên Tăng là không có. Vì sao? Vì hai lý do. Các vị hỏi thì tôi trả lời một cách technical, về kỹ thuật mà nói, ở đây không có vấn đề về cảm xúc, cảm tính, tình cảm, thương, thích gì ở đây hết. Một vị Tăng ba mươi tuổi, sau mười năm tu học bên chân thầy Tổ, thì có thể được giao phó cái trọng trách đi hoằng pháp bất cứ đâu, cả thầy Tổ lẫn Phật tử đều có thể yên tâm. Nhưng ngược lại một vị Ni ba mươi tuổi, sau mười năm học bên chân thầy, mà lại đi xa nhận một cái chùa thì chư Tăng không có yên tâm. Việc thứ hai, các vị phải đồng ý với tôi là về cái đời sống tâm lí đàn ông họ đơn giản hơn đàn bà rất là nhiều. Tôi không có thích ông Hiệp ổng ngồi trên cầu thang đó, tôi không có thích cái ông Phát này nhưng ba anh em tôi là ba huynh đệ tu chung một chùa, tôi không có thích họ thì tôi tránh tôi không có nói chuyện với họ nhiều nhưng mà ba huynh đệ tôi có thể sống trong chùa suốt mười năm không sao hết. Nhưng mà nữ, ba cô không thích nhau, thì họ chọt cho banh cái chùa luôn. Có hiểu tôi nói gì không? Đàn ông không thích nhau gọn lắm, không thích có nghĩa là không thích, nhưng mà dàn xếp ở được. Còn nữ họ không thích rồi là chết. Và sẵn tôi nói luôn, chính đàn bà hiểu nhau mà, các vị vào chỗ này các vị biết trong cái chỗ này có cái ông đó ổng thích mình, các vị dễ thở hơn là biết cái bà đó bả không thích mình. Làm ơn, tôi nan nỉ quý vị hiểu cái đó dùm, đừng có chối cái đó. Đàn bà họ ghét rồi chỉ có chết thôi. Người ta nói đừng dại dột chọc giận phụ nữ mà. Họ lạ lắm, họ tay yếu chân mềm, vật tay với họ, làm việc nặng họ không bằng mình nhưng mà để họ lặng lẽ, lầm lì để mà toan tính, âm mưu hại người, họ hơn tụi tôi vạn phần. Tôi biết tôi nói cái này quý vị giận nhưng phải nói thiệt. Cho nên về mặt sinh hoạt thì nữ không có an toàn. Về cá tính thì nữ họ có nhiều cái thói xấu. Tôi nhắc lại một lần nữa mẹ tôi là đàn bà, chứ không phải là đàn ông. Tôi rất tôn trọng đàn bà. Người mà nuôi cơm áo cho tôi là đàn bà chứ không phải đàn ông. Tôi nói cho quý vị biết. Tôi mang ơn phụ nữ nhiều hơn là đàn ông. Không có đàn ông tôi không chết, không có phụ nữ tôi chết lâu rồi. Nhưng mà tôi phải nói thiệt, trong suy nghĩ của tôi bắt tôi để nam nữ ngang nhau về một vài khía cạnh, tôi không đồng ý. Khía cạnh nhân quyền, nam nữ bằng nhau, quyền lợi trong đời sống tôi cho bằng nhau. Nhưng có những chuyện bắt tôi phải xem bằng nhau, tôi không chịu. Thí dụ, người đàn bà có thể hoàn toàn lấy bằng bác sĩ, tiến sĩ nhưng kì lạ lắm muốn chạm tới đỉnh cao của bất kì lĩnh vực nào đều phải là đàn ông từ cái nấu ăn cho đến fashion designer, cắt tóc, make up, cái gì mà lên tới đỉnh, những nghiên cứu phát minh về khoa học, về mỹ thuật, về kỹ thuật lên tới top, lên tới đỉnh phải là đàn ông. Vì sao vậy? Trừ ra những người bình thường tôi không nói, còn những người xuất sắc, cái phần xuất sắc bên đàn ông nó khác bên đàn bà ở chỗ là đàn ông họ có thể quên sạch tất cả những cái thích và ghét, quên sạch cái hình thức đẹp và xấu. Đối với đàn ông, thích, ghét, đẹp, xấu, nếu cần họ bỏ, họ chỉ nhắm đến cái việc đó thôi. Nhưng đàn bà họ rất là nặng cái chuyện thích, ghét, đẹp, xấu. Và trong lịch sử Phật giáo Việt Nam cũng đã chứng minh những vị Tăng xuất gia từ nhỏ hay là xuất gia bán thế, (bán thế có nghĩa là nửa đời rồi mới xuất gia), dầu xuất gia bé hay xuất gia lúc lớn đều có Đạo nghiệp dễ dàng hơn. Thí dụ như Hòa thượng Thanh Từ là xuất gia bán thế, Hòa thượng Thích Minh Châu là xuất gia bán thế, chỉ có một số Ôn ví dụ như Ôn Trí Thủ, chứ còn bên Nam Tông thì Hòa thượng Hộ Tông, Hòa thượng Bửu Chơn đều là bán thế. Nhưng dầu xuất gia nửa đời, khi vào Đạo rồi họ chuyên tâm, các vị vẫn có Đạo nghiệp. Nhưng riêng phụ nữ, hôm nay mà bên Ni giới Việt Nam mà nếu mà nói là Đạo nghiệp, Đạo nghiệp mà vô danh thì tôi không biết, Đạo nghiệp mà tôi biết thì đếm trên đầu ngón tay. Thí dụ như Sư bà Như Thanh của chùa Huệ Lâm, Sư bà Diệu Không ở ngoài Huế, Ni Sư Thích Nữ Trí Hải là ba, Ni Sư Hải Triều Âm là bốn, còn thêm một nhân vật nữa kêu là Đạo nghiệp tôi không muốn mà là Sự nghiệp là Ni Sư Thích Nữ Huỳnh Liên của bên khất sĩ, có chút yếu tố chính trị thì Ni Sư mới có tiếng. Như vậy thì hai ngàn năm lịch sử Phật giáo Việt Nam cho bây giờ mà kêu tôi kể các vị Ni mà có thành tựu về Đạo nghiệp, học thuật thì tôi biết quá ít, nhưng còn bên Tăng thì tôi đếm từ đây cho đến Tết chưa hết. Tăng mà có Đạo nghiệp tôi có thể đếm từ đây cho đến Tết chưa hết mà Ni thì tôi kể tíc tắc hết sạch. Và cho tôi nói luôn, tôi biết thế giới nhiều người đang nghe tôi. Tôi nhắc lại lần nữa mẹ tôi là phụ nữ và người nuôi tôi là phụ nữ, tôi kính trọng, quý mến phụ nữ như trong kinh đã nói. Đức Phật nói với một ông vua “Tại sao phải coi thường phụ nữ khi mà tất cả những đàn ông vĩ đại đều do phụ nữ sanh ra”. Tôi vẫn theo quan điểm đó, tôi tiếp tục tôn trọng phụ nữ nhưng mà tôi phải nói thiệt là cái thói xấu của người nữ đa phần rất nhiều, thứ hai họ không có khả năng tự bảo vệ và đời sống của họ phải lệ thuộc vào rất nhiều người khác. Muốn làm trụ trì ở một nơi xa thì người phụ nữ phải cần đến sự giám sát, dòm ngó, sự chăm sóc của nhiều người họ mới có thể cáng đáng được. Chính vì những bất tiện này nên sự thành lập một Ni đoàn phải đối diện với rất nhiều sự khó khăn. Thí dụ như thời Đức Phật, trong kinh ghi rõ vị Tỳ kheo có thể đi một mình nhưng vị Ni không thể đi đâu đó một mình, rất là phiền. Mà tại sao có Ni giới thời Đức Phật? Là bởi vì (tôi biết tôi nói cái này ra các vị không tin nhưng mà với niềm tin tôn giáo mình phải chịu điều đó thôi) tất cả chư Phật ba đời mười phương đều có Tỳ kheo Ni với một lý do rất đơn giản, đó là một người đã đắc A-La-Hán không thể nào sống quá một tuần trong hình thức cư sĩ. Khi mà chư Phật còn tại thế có quá nhiều người nữ đắc quả A-La-Hán, mà không cho họ xuất gia thì họ phải chết khẩn cấp trong một tuần, mà đó là chuyện vô lý, thế là phải cho họ đắp y. Chứ một khi Thánh nhân hiếm rồi thì sự có mặt của người đàn bà trong màu áo này rất là bất tiện. Thà nếu mình có thương họ lắm mình cho họ cạo đầu, đắp y, phải là khác với Tăng, chứ không giống được để nó có sự phân biệt. Và đồng thời giới luật cho người nữ, các vị có đọc trong luật của Nam truyền, luật của Tỳ kheo tăng chỉ có 227, luật của Tỳ kheo Ni tới 311. Bên Tỳ kheo Tăng chỉ có 4 đại trọng giới và rất khó phạm. 4 đại trọng giới có nghĩa là phàm vào 4 cái này thì không còn là Tỳ kheo nữa, 4 cái này rất khó phạm và tương đối dễ tránh. Nhưng riêng Tỳ kheo Ni có 8, gấp đôi, mà lại rất dễ phạm. Thí dụ, bên Tăng, một ông Tăng sờ chạm một người phụ nữ với cái tâm thích thú thì chỉ bị 21 ông Tỳ kheo họp lại xử phạt. Bên Ni, sờ chạm một người đàn ông với tâm thích thú, tức khắc bị lột y, khó như vậy đó. Tại sao? Cái này bắt tôi nói tôi phải nói thiệt. Cái tấm thân sinh lý của người nữ nó có ảnh hưởng quan trọng đến tâm lý của người nữ. Một người đàn ông trong một sự va chạm nó khó đi xa hơn người nữ. Người nữ một khi họ đã chấp nhận va chạm họ sẽ dễ đi xa hơn và khó dừng lại hơn. Cả tấm thân sinh lý và tâm lý đều phức tạp hơn người nam rất là nhiều. Lợi bất cập hại, cho mặc áo giống như bên Tăng, tôi phải nói rõ tôi đặc biệt quý trọng Ni Sư Liễu Pháp ở Việt Nam, tôi ước ao tất cả tu nữ được như Ni Sư Liễu Pháp. Nhưng mà tôi cũng biết rằng được như vậy không nhiều. Cho đến hôm nay tôi cũng chỉ thấy có một thôi. Tôi quý Ni Sư Liễu Pháp ba điểm. Thứ nhất, Ni Sư là người rất là uyên bác. Thứ hai, Ni Sư có lý tưởng tu hành. Thứ ba, Ni Sư là người rất là khiêm tốn. Ba cái này là ba tố chất cần thiết cho một người tu nói chung và cho một Ni Sư nói riêng. Phải hiếu học, khiêm tốn và có lý tưởng tu hành. Tôi nói như vậy không có nghĩa là tôi nói các vị Ni khác không có mà mấy vị khác đều thiếu. Có lý tưởng tu nhưng mà không có uyên bác, uyên bác ở đây không cần có bằng cấp mà đủ để tự tu và đủ để dạy người ta. Một là thiếu khiêm tốn, hai là thiếu kiến thức, ba là lý tưởng. Lý tưởng ở trong Đạo gồm có lý tưởng học Đạo, hành Đạo và hoằng Đạo. Người tu phải có những cái lý tưởng này mới gọi là có lý tưởng, nếu không có lý tưởng học Đạo, hành Đạo và hoằng Đạo tôi gọi là không có lý tưởng. Một là lý tưởng, hai là uyên bác, ba là khiêm tốn. Mà đa phần phụ nữ cứ cho họ một tí ti vị trí thì họ khó ưa, kiêu ngạo hơn người nam. Còn lý do tại sao thì trời biết! Tôi biết tôi trả lời cái này là tôi đã chạm vào một đống ổ kiến lửa vẫn phải nói. Tôi nói lại lần nữa mẹ tôi là phụ nữ, tôi đặc biệt tôn trọng phụ nữ. Người nuôi tôi có được cái hình hài này, cơm gạo nuôi tôi có được hình hài năm mươi tuổi này là đàn bà không phải đàn ông, chờ đàn ông mà đem gạo đến là mồ xanh cỏ. Bửa cơm trưa nay của tôi là phụ nữ cho, cái ly nước này là do phụ nữ, cái mic này là của bà chủ nhà này. Tôi nói tóm lại, điều kiện sinh hoạt của phụ nữ phức tạp và đòi hỏi nhiều điều kiện hơn đàn ông, đó là một cái bất lợi. Điều kiện sinh hoạt kể cả vấn đề an ninh rất là phiền. Thứ hai, người nữ có nhiều thói xấu. Thứ ba, sự đóng góp của người nữ chỉ hữu hiệu khi họ có tóc. Nếu anh có lòng quý Đạo, có lòng tu hành thì anh hãy có tóc để anh làm tốt cái vai trò đó, không nhất thiết anh phải bỏ tóc để tạo ra vô vàn những khó khăn thí dụ như trong sinh hoạt. Anh hãy có tóc thì chúng tôi gọi anh là bà mẹ chiến sĩ, bà chị nuôi chiến sĩ, còn anh quất cái tóc vô rồi anh sẽ là những cán bộ có vấn đề.

19/06/2020 – 07:26 – hongha7711

Hỏi: Thưa Sư, sao xã hội bây giờ họ phân tích, họ nghiên cứu thấy trong những cộng đồng, đoàn thể chính trị, xã hội cần sự đóng góp của người nữ thì sẽ dễ thành công hơn, còn mấy ông thì khó thành công?

Trả lời: Thưa cô, tinh thần tôn trọng phụ nữ phải có. Ở một tập thể nào, đoàn thể nào mà thiếu sự tôn trọng phụ nữ, tập thể đó có vấn đề. Thí dụ như trong xã hội Hồi Giáo. Chính trong Trường Bộ kinh, Đức Phật đã dạy rõ đất nước nào tôn trọng phụ nữ, tôn trọng người già thì đất nước đó khá, đất nước nào coi thường người già, coi thường phụ nữ thì đất nước đó là đất nước mọi rợ. Tuy nhiên, thế giới này dầu là thế giới vật lý hay tâm lý, được tồn tại trên cái thế lưỡng cực âm dương. Mình không phủ nhận sự đóng góp của người nữ nhưng không nhất thiết phải đặt phụ nữ vào cái vị thế y chang như đàn ông. Nãy giờ tôi không phủ nhận vai trò của người phụ nữ trong Phật giáo nhưng mà anh hãy tiếp tục thờ Phật, tu Phật với cái tóc chứ tôi đâu có kêu anh bỏ Đạo để nguyên đám đàn ông tụi tôi theo Đạo đâu. Cô nói đoàn thể nào cũng cần có người nữ đúng không, thì cái chuyện cô giúp cho Đạo giúp bằng mái tóc nó tốt hơn là cô mặc áo y như vậy, bởi vì mặc như vầy nó phiền cho cô và tụi tôi dữ lắm.

Hỏi: Thưa Sư, con thắc mắc là nếu cho người nữ xuất gia, làm Tỳ Kheo tức là họ phải chấp nhận nhiều giới hơn, họ sẽ dễ (thành lập) được họ nhiều hơn. Vậy tại sao lại không cho?

Trả lời: Tôi nói vắn tắt thôi. Xin nhắc lại một lần nữa nói một chiều là như vậy. Khi họ được khép mình vào khuôn khổ chặt chẽ thì họ sẽ tốt hơn đúng không? Nhưng tại sao cô không nói ngược lại, có bao nhiêu người chịu nỗi cái sự chặt chẽ đó, khi chịu không nỗi nó bung mà khi nó bung nó tệ hơn đàn ông. Cái đồng hồ cái bộ máy càng phức tạp thì cái máy đó càng tinh vi, cái đó quá hay nhưng nó xui một chỗ, có những cái phức tạp nghĩa là tinh vi nhưng có những cái phức tạp chỉ có nghĩa là rắc rối thôi. Thí dụ trên thế giới có đấu giá cái đồng hồ (…) là hai triệu đô la bởi vì trong đó nó có hàng ngàn cái linh kiện li ti li ti, lúc bấy giờ cái sự phức tạp đó lại là sự tinh vi. Nhưng có những sự phức tạp là rắc rối như đường dây điện ở Việt Nam. Tức là thợ điện ở Việt Nam các phi hành gia Naza nó qua nó quỳ lạy, nó không hiểu cái gì, nó có lên sao Mars nhưng nó qua nhìn nó sợ lắm, nó không biết dây nào là dây nào hết. Cho nên có những cái phức tạp là sự tinh vi, có những cái phức tạp là sự rắc rối. Tôi nhắc lại cô hiểu đúng dùm ý của tôi. Tôi không phủ nhận sự đóng góp của người nữ trong Phật pháp, tôi không phủ nhận vai trò cần thiết của người phụ nữ. Tôi chỉ trả lời đúng câu hỏi của cô Tâm Hạnh thôi là người nữ nên tiếp tục để tóc rồi phục vụ Phật pháp, rồi học Phật, tu Phật thì nó đỡ rắc rối hơn, chỉ vậy thôi. Chứ còn người nữ hoàn toàn có thể học thuộc lòng Tam Tạng, làm hành giả, làm thiền sư. Hôm qua tôi có nói bên Miến Điện, Thái Lan người ta coi trọng những người phụ nữ tu giỏi, học giỏi lắm. Họ sẵn sàng mời hàng chục vị Tăng uyên bác ngồi nghe mấy bà cư sĩ tóc tai dài sọc ngồi nói Đạo, giảng cho mấy ông Sư nghe, mấy ông Sư đặt câu hỏi rất là cung kính. Có đi có gặp cái đó mới hết thồn, cô mở youtube lên cô coi. Ni Sư (…) được chư Tăng rất là tôn trọng. Chỉ có đièu bả mặc khác áo y này là OK, khi bả mặc giống sẽ nảy ra chuyện.

22/06/2020 – 02:29 – hongha7711

Hỏi: Dạ kính bạch Sư, qua sự giải thích của Sư con vẫn còn một chút thắc mắc con xin hỏi tiếp. (…) Nếu phải để tóc thì người nữ mới có thể tu khá hơn thì con nghĩ rằng có thể những lời của Sư nói làm chúng con chùn chân chăng? Hoặc là giữa xuất gia và tại gia chỉ khác nhau bởi cái tâm chứ chưa hẳn là người xuất gia cái tâm đã thuần khiết như người tại gia. Vậy thì cái màu áo đó nó cũng chỉ là hình tướng chứ không phải là điều quyết định có phải không thưa Sư?

Trả lời: Cám ơn cô gợi ý, nếu tu mà hình tướng không quan trọng vậy mấy bà đấu tranh đòi mặc y giống tôi làm gì. Chuyện thứ nhất, không phải lúc nào chúng ta cũng gọi nước là nước, trong trường hợp đặc biệt phải là H2O. Có lúc chúng ta phải xài khái niệm H2O, nhưng có lúc chúng ta phải gọi nó là nước. Khái niệm bản thể hay hiện tượng là nói trên phương diện nhận thức chứ trong đời sống thực tế mình không thể đem nó ra mình nói rằng về bản thể là mọi người giống nhau cho nên nam nữ phải được coi giống nhau. Đó là mình áp dụng cái khái niệm đó bị sai rồi. Nếu nói nam nữ bình quyền thì tại sao những việc nặng bắt đàn ông vác. Vậy thì bây giờ cái chữ bình quyền mình phải hiểu theo khía cạnh khác. Lúc bấy giờ mình phải bỏ đi cái chữ bình quyền, mình phải hiểu bình quyền là cái gì, chứ không phải mình nghe chữ bình quyền nghĩa là giống nhau mọi chuyện, vậy thì chuyện gì đàn ông làm được thì đàn bà cũng làm được hay sao? Cho nên mình nghe chữ bình quyền đừng có hiểu là anh với tôi giống nhau, trong khi công việc trong nhà phân bố rõ ràng mình thấy nam khác, nữ khác rồi. Chuyện thứ nhất, đừng nhầm lẫn khái niệm triết học và thực tế trong xã hội. Có những khái niệm kinh tế mình không thể áp dụng bên chính trị, có những khái niệm bên chính trị mình không thể áp dụng bên toán học, khoa học được. Chuyện thứ hai, tôi nói thiệt chậm các vị nên nhớ thế này. Có hai cách tìm đến chân lý. Cách một, mình nhìn nó như mình muốn và thứ hai là mình nhìn nó như nó là. Tôi nói các vị không có nghe mà chờ cho tôi đồng ý nữ được đắp y không à. Mà các vị không nghe tôi nói tại sao không để cho các vị đắp y. Các vị cứ chờ tôi đồng ý với các vị. Tôi nói thiệt chậm, khả năng giác ngộ của nam nữ giống nhau. Thứ hai, người nữ đóng góp cho Phật pháp rất là nhiều thậm chí nhiều hơn người nam nhưng vì người nữ có những cái vấn đề như tôi đã trình bày, bất tiện trong sinh hoạt thế là khi họ đắp y họ gây phiền cho họ và phiền cho cả bên Tăng nữa. Chỉ vì cái chuyện đó thôi nên bên Nam truyền không có thiết tha lắm cho người nữ mặc y. còn tại sao các hệ phái khác mà lại có? Hỏi thì tôi phải nói sự thật. Đó là bên Phật giáo Nam Tông luôn dựa vào một nguồn duy nhất là kinh điển Phật giáo tiếng Pali. Còn riêng Phật giáo Khất Sỹ là Phật giáo địa phương, local Buddism của Việt Nam, Phật giáo Khất Sỹ trong cái nhìn của giới nghiên cứu thế giới, Phật giáo Khất Sỹ không phải là đạo Phật chính thống, họ coi Phật giáo Khất Sỹ như là đạo Cao Đài, Hòa Hảo vậy, họ không phải là một nhánh Phật giáo chính thống cho nên mình không nên nhắc tới họ, họ giống như thầy Lang vườn vậy đó, đừng nhắc tới họ. Bây giờ mình còn lại cái Bắc Tông. Tại sao Bắc Tông có ni mà Nam Tông lại không? Là vì như thế này, giáo lý của Phật giáo Nam Tông chỉ có một nguồn duy nhất là kinh điển Pali nhưng mà giáo lý của Phật giáo Bắc Tông trên hình thức mình gọi là Hán tạng, nhưng mà cái Hán tạng của Phật giáo Bắc Tông không phải là từ một nguồn. Kể cả Phạn tạng tức là tam tạng bằng tiếng Sankrit hôm nay tuy không còn đủ, nhưng mình phải hiểu ngầm rằng trong quá khứ đã từng có một thời kì hiện hữu một bộ tam tạng bằng tiếng Sankrit, tiếng Hán, tiếng Tây Tạng. Và đặc biệt những bộ tạng bằng tiếng Hán, Tây Tạng, Sankrit nó không phải là từ một nguồn thuần nhất và nó là kinh điển Phật giáo bộ phái. Tôi nói rõ luôn cái bộ tạng mà các Thầy Việt Nam hay các thầy tu Phật bây giờ đang xài, riêng cái tạng luật nó gồm của nhiều bộ phái Phật giáo chứ không có một nhánh như Phật giáo Nam Tông. Phật giáo Nam tông cái luật của Tỳ kheo nó chỉ có một nguồn một, nhưng mà luật Tỳ kheo của bên Hán tạng là luật của hóa địa bộ, Pháp tạng bộ, Đại chúng bộ, của Hữu bộ. Người ta căn cứ vào đó, có những cái bộ luật này không cho phép, nhưng bộ luật khác cho phép thế là họ theo bộ luật đó.

22/06/2020 – 07:21 – hongha7711

Bởi vì trong nguyên cái tạng nó có nhiều bộ luật. Vậy những bộ luật đó ở đâu ra, là do các bộ phái. Ngày xưa ngài Huyền Trang (…), người ta đem về bên Trung Quốc các bộ luật. Khuynh hướng của Phật giáo Trung Quốc là gì, khi nào họ cần giải quyết một vấn đề nào đó thì họ kiếm xem bộ luật nào cho phép vấn đề đó. Thí dụ có những chuyện bà ngoại cho, khi nào tôi cần làm chuyện đó thì tôi đem bà ngoại ra. Có những chuyện bà ngoại cấm, OK, tôi chạy qua kiếm má, má cho chuyện này, tôi chạy theo má. Có những chuyện má cấm mà bà nội cho, tôi theo bà nội. Tôi là một đứa con, đứa cháu rất là ngoan, trên đầu tôi có ông bà cha mẹ. Nghe kĩ lại, có một số chuyện bà ngoại OK mà bà nội lắc đầu, lúc đó tôi theo bà ngoại. Có những chuyện bà ngoại lắc đầu mà bà nội Ok, tôi lại theo bà nội. Đây là lý do vì sao cho đến hôm nay Phật giáo Bắc Tông có tỳ kheo ni mà Phật tử Việt Nam không đọc kinh điển không biết cái này. Phật giáo Bắc Tông, cái kinh điển Bắc Truyền hệ Hán tạng, trong đó luật, kinh, luận là của nhiều bộ phái. Sẵn đây tôi cám ơn cô, cho tôi nói luôn, Phật giáo Nam Tông không hề có trường hợp có cái pháp môn tu tập nào mà nó hoàn toàn phủ nhận cái pháp môn tu tập khác và bên Phật giáo Nam Tông nó không hề có cái pháp môn nào nó xa lạ trùng trùng với pháp môn khác như bên Phật giáo Bắc Truyền. Thí dụ, bên phật giáo Bắc Truyền, người tu Mật Tông cái lý thuyết nó khác xa với ông tu Thiền Tông, bên Thiền Tông cái lý thuyết tu hành của họ hoàn toàn xa lạ với ông bên Tịnh Độ, và ông Tịnh Độ cái lý thuyết của ổng hoàn toàn xa lạ với ông Luật Tông, và ông Luật Tông cái lý thuyết tu hành hoàn toàn xa lạ với ông Câu Xá Tông, Pháp Tướng Tông, Tam Luận Tông. Vì sao, là vì kinh điển Bắc Truyền là sự tổng hợp của các bộ phái Phật giáo. Nhưng riêng Phật giáo Nam Tông không bao giờ có pháp môn này chỏi pháp môn kia. Thí dụ, pháp môn Tứ Niệm Xứ thì chỏi pháp môn Bát Chánh Đạo, Pháp môn Bát Chánh Đạo nó khác pháp môn Tứ Chánh Cần, không có. Bên Phật giáo Nam Tông nhất quán trước sau như một. Còn bên Phật giáo Bắc Tông thì đi theo Mật Tông rồi nhìn lại giáo lý Thiền Tông không ngờ đó là một góc của đạo Phật. Mà Mật với Thiền không giống, Thiền, Mật, Luật, Tịnh các vị về các vị mở từ điển ra hay là vô google coi, cái giáo lý bên Mật hoàn toàn khác bên Tịnh Độ, mà Tịnh Độ lại không giống bên Thiền. Các vị về coi kĩ lại, hôm nay là thời đại thế giới phẳng, flat world, không cần phải đi thờ thầy chùa mà người ta nói xong mình móc phone ra mình coi liền. Các lý thuyết của các bộ phái tu hành bên Bắc Tông có thể chỏi nhau, có thể phủ nhận nhau và có thể nhìn nhau xa lạ như khác cha khác mẹ mặc dù trên danh nghĩa đều gọi nhau là Phật giáo. Đây là lý do vì sao hôm nay bên Phật giáo Bắc Tông vẫn có tỳ kheo ni. Hồi nãy tôi nói rồi, hễ ba không chịu mình chạy qua hỏi má, hễ má gật đầu là mình làm. Ba không cho đi chơi nhưng mà má cho, tôi đi. Tôi đi tôi không ghé tiệm kem được vì ba không cho ăn kem buổi tối, tôi qua tôi hỏi bà nội, bà nội nói ăn được. Thế là tôi vừa được đi chơi tối, được đi ăn kem, được về khuya mà tôi vẫn là một đứa con ngoan, trên đầu tôi vẫn có cha mẹ ông bà, tôi không hề cãi lời người lớn. Vì sao, vì trong nhà tôi có tám phái lận, bà ngoại một phe, ông ngoại một phe, ông nội, bà nội, ba, má, tổng cộng là sáu phe. Tôi theo cả sáu phe này thì coi như đời tôi êm ấm luôn. Ở đây cũng vậy, Phật giáo Bắc Tông họ không có sai, là vì cái chỗ để cho phép họ nhiều quá, ba, má, ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, chưa kể cô, dì, chú, bác, thím, cậu, mợ, dượng. Còn bên Nam Tông thì không. Và có một chuyện nó hơi mang tính tâm linh một chút. Trong Tăng Chi Bộ kinh, phần tám pháp của kinh tạng Pali nói rất rõ, sự có mặt của người nữ trong hình thức cư sỹ hỗ trợ cho Phật pháp rất là nhiều. Đức Phật ngài nói rằng cái sự có mặt của hàng thiện nam, tín nữ là hỗ trợ cho Phật pháp rất là nhiều, không có thiện nam, tín nữ thì giáo pháp này không thể tồn tại. Tuy nhiên, sự có mặt của Tỳ kheo Ni sẽ làm cho Phật giáo bị tổn thọ. Vi sao, là vì chính những cái vấn đề do Tỳ kheo Ni đem lại sẽ làm nảy sinh cái rắc rối cho Đạo. Và tôi nhắc lại lần nữa, Phật giáo nhìn nhận khả năng giác ngộ của nam và nữ giống nhau nhưng những vấn đề của người nữ bên nam không có, chỉ vì vậy nên không cho họ đắp y. Còn bây giờ mình đừng có ăn gian mình nói rằng “không cho tôi đắp y là không thấy khả năng giác ngộ của tôi”. Sai! Mình đẻ ra đứa nào mình cũng thương hết nhưng mà đặc biệt con trai mình cho nó đi chơi đêm mà con gái mình không có cho nó đi. Đâu phải là bà má bả kỳ thị giới tính. Không phải! Không phải bà má bả là sexist. Không phải! Nhưng mà vì có những chuyện con trai được mà con gái không được. Mà đứa con gái nó ham đi chơi nó cứ cãi hoài à “Má nói má không kỳ thị mà tại sao thằng Tèo má cho đi mà con má không cho đi”, nói tới tối luôn mà nó cứ cãi hoài, “Sao con ngu quá vậy, đứa nào má cũng banh da xẻ thịt, chín tháng mười ngày má sanh ra, đứa nào má cũng cưng hết. Má cưng con gái hơn con trai vì con gái nó mong manh yếu đuối. Cũng chính vì con mong manh yếu đuối má không dám cho con đi chơi khuya. Khổ quá! Mà giờ này con đem ra mấy cái luật, hiến pháp gì của Mỹ, mấy cái luật nhân quyền,… con nói với má. Ở đây không phải chỗ. Má không muốn cho con đi chơi đêm vì con là con gái. Còn cái chuyện con học hành ở trường, tháng rồi điểm con cao hơn thằng Tèo, má biết chứ. Con sắp ra trường, cái mộng con làm bác sĩ, má biết chứ. Thằng Tèo cái mộng nó làm chủ tiệm nail không à, má biết chứ. Trong mắt của má, con hơn thằng Tèo, con là niềm hy vọng, niềm tự hào của gia tộc, má biết chứ. Nhưng, right here, right now, con ở nhà, vì con là con gái, con đi về là con đẻ má nuôi không kịp. Cứ ham đi chơi mà cứ đòi hoài, mệt quá!”. Tôi không có phủ nhận người nữ. Khổ quá! Tôi thương họ còn chưa hết, chưa có người đàn ông nào làm tôi mất ngủ, mà đàn bà thì có.

“Như vậy Sư cũng công nhận Ni Sư Liễu Pháp là một người Ni mà Sư rất là quý trọng”. Dạ không, trên cái mức đó nữa. Nếu mà tất cả tu nữ được như cô Liễu Pháp thì tôi là người đầu tiên trãi mình trên đất để van xin tăng già thế giới tái hiện Ni Bộ, trãi mình trên đất, tam bộ nhất bái và hành hương các thứ…nhưng tôi biết chuyện đó là impossible vì tôi biết mấy cô tật quá nhiều. Trong thời gian tôi tiếp xúc với Phật tử, nam làm tôi phiền thì không có nhiều, mà nữ làm tôi khóc nhiều lắm, họ trời ơi đất hỡi. Bây giờ tôi đang làm Kalama mà bị quậy banh chành là nữ không, giúp Kalama là nữ giúp mà quậy Kalama là nữ quậy, còn nam chỉ có giúp, không giúp trùm mền ngủ, tôi thương chỗ đó. Rôi tới hồi ngồi dậy, gọi phone hỏi tôi tới đâu, đi qua nhổ cỏ dùm, còn nữ khi họ thương họ cũng đặt vấn đề và khi họ ghét vấn đề nhiều hơn.

* Các bài Sư Toại Khanh (Tỳ Kheo Giác Nguyên) giảng tại Houson Hoa Kỳ năm 2020. Nguồn Vietheravada
Các bài viết trong sách

Trả lời

Từ điển
Youtube
Live Stream
Tải app