Cấu Trúc và Vận Hành của Thế Giới

Bài Giảng Sư Toại Khanh Houston 2020

Trước khi nói đến chuyện tu hành thì anh phải biết anh là ai, anh ở đâu trong cái cuộc đời này và tại sao anh phải tìm đến Phật pháp. Đúng ra cái bài này mình phải học trước. Tôi phải nói rõ những đề tài, những bài giảng ở đây tôi không có soạn trước mà lúc tôi giảng tôi để ý bà con, đặng tôi cho thuốc. Đầu tiên tôi chỉ cho bà con thuốc ngủ với thuốc tiêu thôi, từ từ tôi cho uống, thấy bà con lòi ra có người bị cao máu, tiểu đường, rồi tôi cho uống sau. Buổi đầu tôi cho bà con nhẹ nhàng, sáng nay bắt đầu tôi kê toa, chỉ chữa bà con từ chiều nay đến ngày mai là hết chữa rồi.

Mình học đề tài là “Cấu trúc và vận hành của thế giới”. Bà con còn nhớ rằng tôi nói là mỗi một cái vũ trụ nó chỉ là một cái trái lượu, nhớ không? Trong một cái trái lượu như vậy nó gồm có hai mươi bảy hột. Tức là hai mươi bảy cảnh giới. Những vị mà có thiên nhãn họ mới nhìn xuyên qua cái trái lượu đó họ mới biết là ngoài cái trái này nó còn có vô số cái trái khác. Đó là người có thiên nhãn mạnh, còn vị mà thiên nhãn yếu thì chỉ thấy rằng có hai mươi bảy cái hột trong cái trái lượu này thôi chứ họ không thấy xuyên qua cái vỏ lượu đó. Và bữa nay quý vị biết cái chuyện này còn hết thồn nữa. Cái khoảng trống rộng nhất của ruột trái lượu là 300.000.000 năm ánh sáng. Cái đó khoa học nói, không phải kinh nha, cái vụ hột là kinh nói, nhưng mà mình ráp với khoa học. Họ cho mình biết là trong mỗi universe, cái chỗ rộng nhất là 300.000.000 năm ánh sáng. Một giây ánh sáng đi được 300.000 cây số, 300.000 km/s. Các vị tưởng tượng 1 phút là 60 giây, quý vị lấy 60 nhân cho 300.000, nó xa dữ lắm phải không. Chỗ rộng nhất của cái trái lượu đó là 300.000.000 năm ánh sáng. Nó rất là xa. Tuy nhiên nó chỉ trong một trái lượu thôi. Và trong mỗi trái lượu như vậy nó có một mặt trăng, một mặt trời, có một Saturn, một Venus, một Mercury, một Mars, nhớ không? Kim tinh, mộc tinh, thủy tinh, mặt trăng, mặt trời. Mỗi một trái lượu như vậy nó có cái đó.

1000 cái trái lượu như vậy là một tiểu thiên thế giới

2000 cái tiểu thiên là một trung thiên

3000 cái trung thiên đó là một đại thiên

1000 tỷ cái đại thiên như vậy là một cái Buddha zone của đức Phật.

Biết Buddha zone không? Khu vực hoằng pháp của một đức Phật. Tới đây quý vị hỏi tôi “Dựa vào đâu, và ai là người sắp xếp cái zone đó?”. Dạ, cái luật của vũ trụ. Một cái Buddha zone như vậy được mô tả giống như một cái ổ ếch vậy đó. Ở đây không biết có ai biết hột é không? hột chia không? có ai biết ổ ếch không? Ếch nó đẻ ra một dề, nhớt lầy, có mấy cái chấm đen đen, mỗi mấy cái chấm là một con ếch sau này. Cái chấm đó nó phát triển thành con nòng nọc, rồi con nòng nọc nó mới phát triển thành con ếch. Một cái Buddha zone như vậy chỉ là một cái bãi ổ ếch thôi. Mà nó có vô số cái bãi ổ ếch như vậy. Trong kinh điển Nam truyền chỉ nói tới đó thôi không nói thêm, các vị Tổ ấm ức lắm. Tổ tức là mấy chư Tăng đời sau Phật ấm ức lắm, ấm ức thêm cái vụ Phật Quốc, Cõi Chúng Hư, Dược Sư Lưu Ly Quang, Cõi A Di Đà. Học Nam Tông mà mù tịt bên Bắc Tông, ăn rồi chổng mông chửi bên Bắc Tông là sai, nhưng mà cắm đầu bên Bắc Tông mà chửi Nam Tông là sai. Tại sao, bộ mấy Tổ khùng mới lòi ra cái đó. Thí dụ Cõi Chúng Hư, theo như mấy Tổ, mặc dù theo bên Nam truyền đó là vẻ vời nhưng mà không phải họ vô lý. Là vì sao? Là vì mỗi một vị Bồ Tát khi mà thành Phật rồi, tất cả chư Phật đều có trí tuệ, đều có thiền định, đều có đức hạnh, đều có suy nghĩ giống hệt như nhau nhưng mà khi còn là Bồ Tát, bên cạnh cái lý tưởng Phật đạo, các vị có những cái thích không có giống nhau. Còn phàm mà, khi thành Phật rồi thì rất là chuẩn. Khi là bác sĩ rồi, hầu hết các bác sĩ đều có cái việc giống nhau, có suy nghĩ giống nhau nhưng khi còn là sinh viên, nhiều sinh viên nó phá dữ lắm. Chính vì cái chỗ hồi còn phàm họ có nhiều ước nguyện kỳ lắm. Có vị nguyện là khi tôi thành Phật là hào quang nó phủ khắp cả trái đất. Có vị nguyện khi tôi thành Phật rồi đi đâu bông sen cũng mọc đầy hết. Có vị nguyện thành Phật rồi đi đâu trên đầu tôi cũng có cái lộng che hết. Tại sao? Tại có bửa ngồi nắng quá, cái nghĩ đến lúc sau này thành Phật đi quá độ mệt, mà chưa có thành Phật lần nào hết, cứ sợ đi bộ mệt, thế là nguyện chơi vậy đó, tới hồi thành có thiệt, lúc thành y chang vậy đó. Có vị lúc đang hành Ba La Mật thấy chúng sanh nó đói khổ, nó nghèo quá, nó không đi nghe Pháp được, nó lo kiếm ăn, khởi lòng đại bi nguyện “Mai này tôi chỉ ra đời khi trái đất này không có đói kém, không có thiếu thốn thực phẩm”, tức là khi tôi ra đời toàn là chúng sanh hưởng phước thôi chứ đừng cho tôi đi độ cái đám này nó mệt quá đi. Mở lớp ra dạy nó, đứa thì tới đứa thì không, nó ghé nghe được một chút rồi nó đi giao hàng nữa, đứa làm nail sáng đứa làm nail chiều, rồi đang nghe vậy ngoài tiệm nói thiếu thợ là bỏ chạy tiếp. Các Ngài lúc đang làm Bồ Tát các Ngài thấy cái đó các Ngài ngán quá đi. Các Ngài nguyện “Tôi thành Phật không còn cảnh này nữa”. Thế là các Ngài chỉ ra đời khi thế giới này không có người nghèo. Cho nên không phải vô lý mà các Tổ bày ra mấy cái cõi Phật, kêu là Phật Quốc hay là Phật Sát, sát là cảnh giới không phải là giết, nhớ nha. Mình kêu là Buddha zone đó. Vậy chứ quý vị hỏi tôi “Ai là người chia cái vụ 1000, 3000?”. Dạ thưa chính chúng sanh chia. Còn nhớ hôm bửa tôi nói không? Nhắm mắt lại, nghe kỹ. Giống nhau nhiều làm mẹ con, chồng vợ, anh em. Cái điểm tương đồng ít một chút thì cùng làng, cùng xã. Ít một chút thì quận, huyện, tỉnh. Tán ra, tán ra. Ít một chút, người chung miền, miền Trung, miền Bắc, miền Nam. Ít một chút chỉ là đồng hương, người cùng quốc tịch thôi, chung một nước. Ít hơn chút, cùng khu vực Asian. Ít hơn chút nữa thì nó tán ra là Châu Á. Ít hơn chút nữa là Nam Bán Cầu. Ít hơn chút nữa là chung trái đất. Chính vì vậy mà mới có cái chuyện là chung trái lượu, chung một group tiểu thiên, chung một cái trung thiên, chung một cái đại thiên rồi chung một cái ổ ếch. Và tại sao có Buddha zone? Khi mà mình đã phát triển thành Bồ Tát rồi mình sẽ quẩn quanh trong cái Buddha zone đó để mình gieo duyên. Có hiểu chữ gieo duyên không? Tức là nó đã từng gặp mình rồi, mình đã từng hướng dẫn nó, lúc mình còn phàm mình đã từng nói chuyện với nó rồi. Mình từng làm vua, một vị minh quân, mình từng là nghiêu là huấn, nó đã từng nghe lời dạy của mình rồi, nó đã từng sống theo cái hướng dẫn của mình rồi. Các vị biết hôm nay các vị về Nam kinh, ngay trong cái chế độ Cộng sản, và người dân Trung Quốc chỉ có một là người dốt, hai là Đảng viên cuồng tín mới thờ ông Mao thôi. Chứ người dân Trung Quốc, một là không cuồng tín, hai là dân có học đều thờ một người đó là ông Tôn Văn, ông Tôn Dật Tiên đó. Cho tôi nói, khổ quá, trong nước họ bị nhiễm họ nói tôi chống Cộng, không phải. Tôi ví dụ, trong nước có ông tổng Bí Thư, Chủ Tịch nước nào được thương hơn ông Trịnh Công Sơn không? Có hiểu tôi nói không? Tôi nói một chuyện còn nhục nữa, có ông tổng Bí Thư, Chủ Tịch nước nào được dân thương hơn Bùi Giáng không? Ông Nguyễn Văn Linh, ông Nông Đức Mạnh, không ông nào được, nếu mà tính trên đầu người thì số người thích ông “khùng” Bùi Giáng nhiều lắm, even me. Cho nên khi mình nguyện thành Phật thì mình quẩn quanh trong đó để mình gieo duyên. Gieo bằng cách nào? Mình là một ông vua hiền, mình là một nghệ sỹ, một nhạc sỹ, một nhà văn, một nhà thơ, bla bla bla… để chi? để mình gieo rắc cái quan điểm thiện lành cho người khác. Chửi gì thì chửi nhưng Trịnh Công Sơn dạy người Việt Nam mình biết xài tiếng Việt đàng hoàng hơn, đúng không? Chính Trịnh Công Sơn dạy người Việt mình biết yêu nước một cách thông minh hơn. Chính Trịnh Công Sơn dạy người Việt Nam mình yêu nhau nhiều hơn, người thương người tử tế hơn, có đúng vậy không? Chứ còn “anh nhớ em, em nhớ anh” cái đó ba xu. Chính Trịnh Công Sơn dạy mình yêu nước yêu nòi nhiều hơn. Nòi “o” chứ không phải Nồi “ô”. Cho nên tại sao có Buddha zone, bây giờ hiểu chưa? Một là nó giống nhau nó sẽ nằm chung một cái zone, thứ hai chính cái zone đó là chỗ để cho chư Phật ra đời. Chỉ có một điều, Phật hiếm quá. Cho nên một cái ổ ếch vậy mà cả một A Tăng Kỳ không có Phật ra. Một A Tăng Kỳ là 10 lũy thừa 140, tức là một con số 1 và 140 con số 0. Suốt thời gian đại kiếp không có Phật ra đời. Mà theo khoa học, tuổi thọ trái đất tính bằng tỷ năm, vài tỷ năm là tuổi thọ trai đất. Ví dụ, dự tính là 5 tỷ năm nữa là mặt trời không còn. Còn cái chuyện nó có cái mới hay không thì chuyện đó tính sau nhưng mà ngay bây giờ theo cái tính toán của họ, họ cho mình một vài cái thông số về vũ trụ.

04/08/2020 – 10:48 – hongha7711

Có một bài báo nói số động vật trên hành tinh này như kiến, một loài kiến, tính bằng số trăm tỷ. Quý vị biết bây giờ tôi lật cái nền nhà này lên biết bao nhiêu con trong đó, quý vị tưởng tượng một trái lượu nó nhiều chúng sanh đến mức nào. Mình may mắn mình có được thân người, mình may mắn mình có được sức khỏe, tài chánh, về nhận thức, chứ còn mình sanh ra ở xứ Hồi Giáo, Cu Ba, Bắc Hàn, bộ lạc ở rừng sâu núi thẳm Amazon hoặc là ở Ấn Độ, Châu Phi là chết. Cho nên có cơ hội biết được Phật pháp là quý. Và tôi nhắc lại lần nữa, không nên và không cần thiết nhắm mắt thờ lạy một đối tượng tôn sư nào hết. Đời sống nó là sự chọn lựa, thầy bà nào cũng là sự chọn lựa thôi. Cái bậy nhất là mẹ sanh mình ra trên tay không có xiềng xích, mẹ sanh mình ra trong nhà bảo sanh không phải trong tù, nhưng theo thời gian mình lớn lên, chính tôn giáo, chính trị, văn hóa, xã hội nó xiềng mình. Có những người có suy nghĩ rất độc quyền vì họ đã trót theo đuổi một ý thức hệ chính trị, họ đã trót thờ lạy một tôn giáo nào đó, họ đã trót thần tượng một sư phụ nào đó mà đụng tới nó nhảy như điên. Có loại này không? Nó đã thờ ông đó rồi mà có ai đó nói không giống với thầy là nó điên lên, các vị nghĩ cái đó có đáng không? Cái đó bậy vô cùng. Mẹ sanh mình ra mình đang Ok, freedom, lớn lên tự nhiên đi thờ một ông thầy nào đó, có ai đó nói không giống với ông thầy, với suy nghĩ của mình là mình nổi điển lên. Mà trời cao đất rộng tự nhiên mình đóng một cái khung, mình leo vô trong đó, đứa nào cao quá 1m2 là trật, đứa nào dưới 6 tấc là sai. Vậy là chết rồi, trời cao đất rộng cái 6 tấc với 1m2 đó không phải là cái chuẩn. Ông thầy mình ổng luôn luôn là vàng khè và cao 1m2, đứa nào không phải màu vàng là đứa đó sai, đứa nào cao quá 1m2 hoặc dưới 1m2 là sai. Phải đúng màu vàng và phải là 1m2 mới là chân lý. Các vị nghĩ có đáng không? Và khổ thay cái chuyện đó nó lại xảy ra khắp nơi và mọi lúc. Chính vì vậy chúng ta là những tù nhân tự nguyện, tù nhân hành chánh và tù nhân tâm thức. Tù nhân hành chánh là tù nhân bị kêu án. Còn tù nhân tâm thức là tự ở trong tâm thức mình đã là tù nhân, nô lệ rồi. Cho nên, sáng nay tôi nói về Cấu trúc và sự vận hành của thế giới, chuyện đầu tiên tôi phải xác định cho quý vị biết đó là quý vị chỉ là một con virus trong một trái lượu thôi. Và trái lượu đó nó là một cái chấm đen trong một cái ổ ếch. Cứ 1000 trái lượu như vậy nó là một tiểu thiên, 2000 tiểu thiên là một trung thiên, 3000 cái trung là một cái đại, mà 1000 tỷ cái đại đó là một Buddha zone. Mỗi một Buddha zone như vậy, có nhiều khi trong một đại kiếp như trái đất này, nó có đến năm vị Phật. Nhưng sau khi trái đất này bị hoại rồi thì một A Tăng Kỳ không có một vị Phật. Khiếp như vậy. Cho nên, tôi nhắc lại một lần nữa, các vị ngồi nghe giảng ở đây và các vị ở gần xa có quyền nghi ngờ thông tin là mấy con số đó có thật hay không, nhưng các vị nên nghĩ thế này là mấy con số đó có chính xác như vậy hay là nó có nhiều hơn hay ít hơn, chuyện đó không quan trọng. Mà mình chỉ nhớ một chuyện là làm thân người rất là khó. Cơ hôi gặp được Chánh pháp là khó. Và khi gặp được Chánh pháp rồi, làm thân người rồi, tùy theo cái căn duyên của mình mà mình có thấy được Phật pháp hay không hay là chỉ đến như là một con chim đậu trong vườn chùa. Con chim đậu trong vườn chùa nó có biết gì kinh kệ không? Cho nên, tùy căn duyên của mỗi người chúng ta có gặp được Phật pháp hay không, gặp rồi chúng ta quan tâm cái gì, quan tâm thế nào, quan tâm bao xa, và bao lâu. “What” và “How”, “How long”, “How deep”, “How far”. Đừng có nói “tôi là Phật tử, tôi giống như Phật tử khác”. Sai. Anh quan tâm cái gì đó là “What” và anh quan tâm được bao xa, bao lâu. Thí dụ như cũng là Phật tử đi vào chùa là nhào vô chạy lên chánh điện đốt ba cây nhang khấn cả buổi luôn. Có người đi vào chùa là nhào vô thư viện kiếm sách đọc. Có người vô chùa kiếm góc nào vắng vắng, xếp bằng, thiền. Có người nhào vô chùa là vô trong bếp, bằm bằm, xắt xắt, chùi cầu, rửa chén. Có trăm ngàn kiểu đi chùa. Cho nên chính vì cái cơ duyên của mình mà mình đến với đạo Phật, chuyện đầu tiên mình quan tâm tới là “What” và sau đó là quan tâm đến cái “How”, “How long”, “How deep” và “How far”. Cũng nghiên cứu Phật pháp nhưng mà coi cái quyển kinh đó là tâm đắc, là vũ trụ. Và sau khi mình nắm được cái quyển đó rồi mình là cái rốn của vũ trụ, mấy đứa khác là dốt, là súc vật hết, chỉ có mình là hiền thánh thôi, mình chỉ tâm đắc đúng quyển kinh đó thôi. Rồi cũng mê thiền lắm, cũng ngồi thẳng lưng, tôi nói hoài có hai loại thiền là thiền Mông Cổ và thiền Ấn Độ, nhớ không? Thiền Ấn Độ là thiền bằng cái đầu, còn thiền Mông Cổ là giữ cái mông cho vững, cái cổ cho thẳng, và cứ ngồi suốt thì thiền đó là thiền Mông Cổ và ở Việt Nam thiền Mông Cổ nhiều lắm.

Sáng nay tôi nói đến bốn hạng chúng sanh trong cuộc đời. Còn nhớ ngày hôm qua tôi nói không cái vòng luân hồi là vô tận, mỗi một kiếp chúng ta ra đời chúng ta mang một số 3. Số 3 đó là gì? Là tiền nghiệp nghĩa là thiện ác quá khức, thứ hai là khuynh hướng tâm lý và ba là môi trường sống. Do cái tiền nghiệp mà bây giờ tôi sanh về châu Á, Phi, Mỹ, Úc. Do cái tiền nghiệp mà tôi là nam, nữ hay bê đê. Do tiền nghiệp mà tình trạng sức khỏe, khả năng nhận thức của tôi nó như thế nào. Sanh ra mình cứ cười cười không, có loại đó không? Chính tiền nghiệp nó ảnh hưởng đến môi trường sống, chính tiền nghiệp nó ảnh hưởng đến khuynh hướng tâm lý. Nhưng mà mình phải xé ra làm ba mới rõ. Mỗi kiếp mình sanh ra mình là một con số 3. Do tiền nghiệp nó đẩy mình vào một cái góc đời nào đó và trong cái góc đời đó mình lại buồn vui, sống và hành động với khuynh hướng tâm lý tiền kiếp. Và chính cái môi trường sống đó nó quyết định là mình tiếp tục giữ lại khuynh hướng tâm lý đó hay là thay đổi. Tức là tôi bước vào đời, vừa lọt lòng mẹ là tôi đã có ba cái này rồi nhưng khi lớn lên chính môi trường sống nó có tác động gì đến tiền nghiệp của tôi hay không, chính cái môi trường sống đó ảnh hưởng đến khuynh hướng tâm lý của tôi và khuynh hướng tâm lý của tôi nó ảnh hưởng lại cái môi trường sống. Do khuynh hướng tâm lý cho nên tôi mới chọn lựa môi trường sống. Có trường hợp khuynh hướng tâm lý không tác động môi trường sống mà môi trường sống tác động lại khuynh hướng tâm lý. Có những gia đình chồng tác động vợ, có những gia đình vợ tác động lại chồng. Ai mà có cái lực tác động mạnh, người đó sẽ chi phối người kia. Chính tiền nghiệp nó đưa tôi vào căn nhà này, thì khi tôi vào căn nhà này rồi, một là khuynh hướng tâm lý nó tác động môi trường sống, hai là chính môi trường sống nó tác động lại khuynh hướng tâm lý của tôi.

Ở đây có bốn hạng chúng sanh. Cái hạng thứ nhất là chìm sâu trong số 3. Bài giảng này tôi muốn dành cho các vị sơ cơ nhất, sơ cơ là chưa từng đi chùa hoặc chưa từng dự các loạt bài giảng trước đây, chỉ học bài giảng sáng nay thôi. Các vị còn nhớ chuyện trái lượu chưa, tôi nói cho các vị ở đâu rồi đó. Bây giờ tôi nói về con người của quý vị. Mỗi một lần mình sanh ra là mình có cái vòng tròn chứa số 3 trong đó. Con rùa nó đang bay nó có con số 3 trong đó không? Ngài Xá Lơi Phất ngài có số 3 không? Thái tử Tất Đạt có con số 3? Và từng người ở đây cũng có con số 3 đúng không? Sư Danh và tôi, mỗi người chỉ là con số 3 thôi. Nghe kĩ lại, do tiền nghiệp mới đẩy chúng ta có mặt ở đâu đó, và do chính khuynh hướng tâm lý nó mới đẩy cho chúng ta chọn lựa môi trường sống hoặc môi trường ấy không do mình chọn mà lại do tiền nghiệp tác động, thì lúc bấy giờ môi trường nó tác động ngược lại khuynh hướng tâm lý. Ở đây có nhiều người ở được nơi mình chọn đúng không? Rồi có nhiều người họ bị ở một chỗ mà họ không muốn đúng không? Có trường hợp khuynh hướng tâm lý nó đưa mình đi tìm môi trường sống, có trường hợp kẹt quá phải về chỗ đó, chính chỗ đó tác động ngược lại khuynh hướng tâm lý. Và chính khuynh hướng tâm lý đó nó mới quyết định là mình tiếp tục ở cái môi trường sống đó hay mình lìa bỏ đi. Ba cái này nó liên hệ nhau rất chặt chẽ. Mỗi người là một con số 3 và mỗi chúng sanh trong đời đều nằm gọn trong bốn hạng:

Hạng một, chìm sâu trong con số 3. Chìm sâu trong con số 3 là sao? Tôi sanh ra trong vũ sình, trong thân phận một con lươn, cả đời tôi chỉ biết sống trong hình hài, thân phận của một con lươn. Tức là tiền nghiệp của tôi nó đưa tôi vô trong cái vũng sình làm một con lươn, và khuynh hướng tâm lý của tôi trong hình hài của một con lươn. Chắc quý vị biết khuynh hướng tâm lý của nó mà, chỉ biết ăn, biết lúc nhúc thôi. Và cái môi trường sống của tôi quý vị biết mà, sình. Và tôi hỏi thiệt luôn, ở đây có ai mang thân người mà sống như con lươn không? Sao nhát quá không dám trả lời? Có. Tức là cha mẹ tạo ra mình, rồi khi lớn, trai lớn lấy vợ, gái lớn lấy chồng, rồi đẻ ra một bầy con, rồi cứ đi làm quần quật. Đi làm để sống, sống để đi làm và đi làm để sống, sống để đi làm. Mà nó cứ như vậy. Tức là “Xào xạc trời gió trời mưa. Có ông thợ mộc quẫy cưa quẫy bào. Trời mưa trời gió xạc xào. Có ông thợ mộc quẫy bào quẫy cưa.” Mà cứ quẫy suốt cuộc đời như vậy. Ở đây bà con biết chuyện “Hai con một hột” không?

06/08/2020 – 01:53 – hongha7711

Trong một cái nhà tù giam toàn là trọng phạm không à. Trọng phạm là mấy thằng lâu, mấy thằng trưởng lão. Mỗi đêm thằng nào biết hát thì hát, ngâm thơ, kể chuyện ma, kể chuyện chưởng, kể chuyện tếu, kể chuyện Quỳnh Giao, mà nó kể riết nó không còn chuyện kể nữa. Có cái thằng nó bị nhốt tám năm rồi, nó chỉ biết cười thôi. Kể chuyện ma thì rùng mình, kể chuyện tếu thì cười, kể chuyện chưởng thì gồng mình vận công, chứ còn nó không có biết kể. Thằng trưởng phòng, đại ca, đại bàng nó mới bực “Người ta hết chuyện kể, mày tối ngày mày cười không, giờ tới phiên mày kể”. Nó nói “Đại ca ơi, em chữ nghĩa không có, không biết chữ, nghe cũng không nhớ, sao mà em kể” – “Bây giờ mày kể đại chuyện nhà, chuyện đời cũng được, chứ bây giờ hết chuyện rồi” – “Anh hứa nha, em kể chuyện nhà em”. Cái bắt đầu ảnh kể “Ông nội em bán gạo. Rồi tới ba em cũng bán gạo. Đến đời em trước khi vô tù em cũng bán gạo. Bữa đó, trời mưa nước lên, gia đình phải dời gạo từ chỗ thấp lên chỗ cao. Lúc dời gạo, bao gạo nó bị lủng (Cả đám tù nó nghe, chắc có chuyện gì rồi) Gạo rớt, rớt… Mấy con kiến nó biết sắp có đồ ăn. Cho nên cứ hai con nó tha một hột, hai con nó tha một hột…” Mà cả đám tù nghe nó ngủ mà nó cứ “Hai con một hột…”. Nó kể đến khuya, cả trại giam nó ngáy hết rồi, thằng đại bàng mới giật mình dậy, nó vẫn nghe thằng này vừa ngủ gục vừa “Hai con một hột”. Nó chửi thề “Cái chuyện gì kì vậy” – “Không anh, mới nửa bao à!”. Cả tù nó chửi, có đứa cười, có đứa thì chửi. Chuyện đó bỏ qua. Sau mấy tháng, cả đám muốn kể chuyện nữa, cái chỉ nó “Bửa nay tới mày”, cái nó nói “Bửa nay còn nửa bao nha!”. Có nghĩa là từ đó về sau đại ca muốn có chuyện cười là kêu nó. Cái mỗi lần kêu nó, nó nói “Còn nửa bao mà”, đâu có sợ, bây giờ nhốt chung thân nó cũng không ngán, tại mình đâu có biết kì đó gia đình nó lủng mấy bao. Mà nó cứ làm như vậy. Thật ra câu chuyện đó rất là sâu. Sâu ở chỗ nào? Đời sống của chúng ta là “hai con một hột”. Nó tẻ nhạt. Cứ đi làm để sống, sống để đi làm và cứ làm để sống, sống để làm, làm để sống, sống để làm… Nó y như hai con một hột, hai con một hột, mình đếm nguyên đêm đó mà chắc không tới nửa bao, vài ký à, một bao hai chục ky kể biết chừng nào cho hết, mà mình chưa biết bao nhiêu ký mới ghê chứ. Cho nên, cái hạng đầu tiên là chìm sâu trong số 3. Tức là tiền nghiệp dắt nó đến chỗ nào là nó chết dí trong chỗ đó. Đó là hạng một, mà hạng này hơi bị nhiều đúng không? Kể cả vô chùa luôn cũng vẫn là hạng một này rất là nhiều. Cạo đầu xong, là sáng một thời công phu, chiều một thời công phu, giữa , ngày là nấu cơm, xong rồi quét lá, se nhang, làm đậu hũ, nấu tương, Phật tử vô cũng ra chào coi có nhét vô cái thùng kia không? Đứa nào nhét mình chào hơi nhiều, đứa nào không nhét mình làm lơ. Mà cứ kéo dài như vậy, đến bốn chục năm thì cũng lên hàng hòa thượng rồi, rồi từ từ lên bàn thờ luôn, thì cái đám sau nó cứ tiếp tục “Con đường xưa em đi” nó đi nữa. Cũng vô sáng một chầu, chiều một chầu, khúc giữa cũng quét lá, coi đứa nào vô có nhét hay không. Mà cứ suốt như vậy, thì đúng là cái hạng một. Cái này tu hành cũng một đời tu như tu hành kiểu đó cũng chỉ có hạng một. Phật tử: “Cái này cũng đỡ hơn người không tu?”. Trả lời: Nói chữ “đỡ hơn” cho nó “đỡ nhục”, cũng hai thằng nhậu hết, một thằng nhậu lít rưỡi, thằng nhậu một lít, thấy thằng một lít đỡ hơn lít rưỡi “Vậy thầy còn chê! Nó nhậu có một lít à”. Cái chữ “Đỡ hơn” nó tệ lắm, đỡ hơn thằng tệ. Cái khuynh hướng này là loại một nè! Nói mà mình nghe cái mùi tanh tanh là mình biết loại một rồi. Đã nói đến cái nước mạt sát như vậy mà còn nói “Đỡ hơn”. Thằng nhậu ngày một lít, với thằng một lít rưỡi thì bả nói thằng một lít đỡ hơn. Thằng nhậu xong thì đi chém người ta, thằng nhậu xong không có chém mà lấy dao nó đâm người ta. Thì thằng đâm nó đỡ hơn vì cái dao nó nhỏ hơn cái mã tấu. Cho nên, loại một là loại chìm sâu, loại này quá tệ.

Loại hai, là có chọn lọc trong số 3. Là sao? Là trong khuynh hướng tâm lý của ảnh. Mình còn nhớ sáu khuynh hướng không? Một là dục tánh: thích tùm lum. Hai là nộ tánh: bất mãn tùm lum. Ba là độn tánh: nghe chậm, hiểu chậm. Bốn là đãng tánh: lăng xăng, buông bắt. Năm là mộ tánh: bạ đâu tin đó. Sáu là ngộ tánh: nghe nhanh, nhớ lâu, hiểu nhiều. Hạng thứ hai này nó có chọn lọc. Tức là nó tham nhưng nó biết cái nào nên và không nên. Thích lắm nhưng mà có trường hợp lấy trường hợp không lấy. Bực mình lắm nhưng mà có trường hợp biểu lộ và không biểu lộ, biểu lộ như thế nào. Cho nên, cái loại một là không có gì để nói hết, tức là tiền nghiệp đưa vô đâu là nó chết dí trong đó luôn. Còn loại hai là có chọn lọc. Có nghĩa là nó mà là tánh tốt thì nó lựa cái hướng sống theo tánh tốt. Còn nếu mà nó xấu thì nó biết lựa xấu theo kiểu nào, mức độ nào. Rồi cái môi trường sống, nó biết lựa môi trường sống. Người ta nói “Ta không thể lựa nơi sanh mà ta có thể lựa nơi sống”. Bạn mình lựa được đúng không? Hạng thứ hai là có chọn lọc nhưng mà nó vẫn tiếp tục chìm trong con số 3 đó, nó còn có chọn lọc để mà nó tiếp tục sống trong con số 3 đó. Thí dụ, cái hạng một là thuần túy chỉ biết trốn khổ, tìm vui. Cái nào nó thích thì nó nhào theo, cái nào nó ghét thì nó cắm đầu chạy xúc dép. Còn loại hai, trong cái nó ghét thì nó còn biết gồng mình để chịu đựng vài thứ, và trong cái nó thích nó cũng biết gồng mình để từ chối vài thứ. Có đúng vậy không? Người có giáo dục, người biết Đạo, nói chung là người có hàm dưỡng thì không phải cái nào mình bực, mình ghét là mình cũng cuống cuồng bỏ chạy, mà không phải cái nào mình thích là mình cũng cắm đầu, gục mặt vô trong đó, đúng không? Thí dụ, giờ mình biết Đạo rồi đi chùa nhiều lúc không có gì ăn, thôi mình cũng ráng để nghe Pháp, trời lạnh cũng ráng ngồi, ráng ngồi gần cửa chịu lạnh để nghe Pháp. Nhưng mà loại một họ không có khả năng đó. Loại một cái gì mà khó chịu là nó không có chấp nhận. Loại hai có chọn lọc. Chính vì loại hai này có chọn lọc cho nên nó mới biết tu hành. Mà tu hành để chi? Để được quẩn quanh trong con số 3. Nó khổ ở chỗ là đất nước mình mỗi lần tôi nói là nó đụng, mà nó đụng là nói tôi chống Cộng. Khổ quá! Tôi không có chống ai hết. Mà đã nói đến chân lý là mình phải nói thiệt, mà nói thiệt thì anh bầy hầy ảnh tưởng mình chửi ảnh. Quý vị biết người Việt Nam có hai loại, một loại là làm đủ thứ chuyện để đi định cư nước ngoài. Còn loại thứ hai là làm đủ thứ chuyện để tiếp tục sống trong nước. loại hai này là trường hợp làm đủ thứ để tiếp tục sống trong nước. Làm giàu, trở thành đại gia, sống hưởng thụ, sống tiêu phí tiền bạc. Có loại đó không? Họ mua một chậu bonsai mấy tỷ, khu vườn mấy tỷ, xây mấy cái khu nhà, biệt thự mấy chục tỷ, mấy trăm tỷ. Để chi? Để quẩn quanh sống trong đó thôi, họ không nghĩ đến cái chuyện đi ra ngoài. Chứ nếu mà tôi không ở đây, tôi ở trong nước thì tôi tìm mọi cách tôi lấy quốc tịch Lào chứ tôi không ở trong nước. Tại tôi không có chịu được cái chuyện bực mình không nói ra lời, tôi chịu không có nổi. Bực quá, thấy nó vô lý, mà nói ra là nhốt, nói ra là nhốt, nói mình phản động, tôi ghét cái đó lắm. Vô lý mà nói không được. Có những trường hợp Phật tử bắt bẻ ông Sư, bên đó họ nói là phạm tăng, mình biết cái đó không? Cái đó rất là khó chịu, khó chịu là xúc phạm Tam Bảo, tùm lum hết. Nhưng mà bên đó nó khó lắm, rất là khó. Cho nên, có những chúng sanh chìm sâu trong số 3, nhưng mà loại hai nó vẫn thích trong cái môi trường sống đó mà nó có chọn lọc. Cái ác của nó có chọn lọc, cái thiện nó có chọn lọc, để chi, để nó tiếp tục quẩn quanh trong cái môi trường đó. Cho nên, loại hai này nó khá hơn một chút, đó là nó ác nó cũng ác có chọn lọc. Thiện là thiện có chọn lọc, sướng là sướng có chọn lọc, khổ là khổ có chọn lọc. Không có ai thích khổ hết nhưng mà có trường hợp người ta phải chịu khổ.

07/08/2020 – 02:09 – hongha7711

Thí dụ như bây giờ mình lỡ có chồng có con rồi mình phải buông gánh bán bưng, chuyện đó có không? Cái đó có phải là khổ không? Nhưng mà tại sao người ta lại chịu cái đó, tại vì người ta nuôi con. Sướng, cũng có sướng chọn lọc. Ở đây quý vị có khả năng đi nhảy đầm mỗi đêm không? Nhưng mà tại sao quý vị không đi nhảy đầm? Bây giờ hiểu chưa? Có đủ tiền để đi uống rượu mỗi đêm không? “Dạ có”. Nhưng tại sao cô không đi uống? “Dạ không biết uống”. Không biết uống, uống rồi nó biết. “Dạ phạm giới, thầy”. Như vậy đó là chọn lọc, khi mình sợ phạm giới nghĩa là nó là chọn lọc. Cho nên trong cái hạng số hai này nó sướng có chọn lọc. Có nhiều cái sướng tại sao mình từ chối? Có nhiều cái khổ, đâu ai thích khổ, mà mình lại chấp nhận? Các vị biết ngồi xếp bằng trên cái sàn nhà này nó đâu có hay ho gì đúng không? Tại sao các vị ngày nào cũng lết tới đây hết vậy? Đó là khổ có chọn lọc. Các vị tưởng tôi ngồi vậy sướng lắm à, cái ghế vô duyên, nó lót hai miếng thế này ngồi nó chông chênh giống như đi vượt biên vậy đó. “Dạ, có một miếng lót lưng của thầy cho êm”. À, bây giờ nó ngã xuống thành hai lớp. Tôi lộn. Em sai rồi xin lỗi em đi!

Loại hai là cái loại mà khá hơn loại một. Sướng khổ có chọn lọc, thiện ác có chọn lọc. Nói gọn lại, loại nào cũng sống trong nhân quả hết, nhưng mà loại hai có chọn lọc trong nhân quả, có chọn lọc trong sướng khổ và có chọn lọc trong thiện ác. Nhưng mà chọn lọc để chi, để tiếp tục ở trong đó nữa. Giống như làm lụng cực khổ để chi, để tiếp tục ở trong nước nữa. Trong cái số một tỷ người đó lâu lâu lòi ra một nhóm, thấy cái này quẩn quanh cứ “hai con một hột” hoài nó ngán, nó mới lòi ra nhóm thứ ba. Cái nhóm thứ ba nó không thích nữa, nó muốn thoát ra khỏi nhóm một và nhóm hai. Nó thoát ra bằng cách nào? Không có Phật pháp, nó chỉ nghĩ ra được một cách thôi. Tập trung tu thiền. Khi không mình không biết Phật pháp thì thế giới này có hàng tỷ thứ: đất đá, cây cỏ, sông núi, đàn ông, đàn bà, hoa cỏ, chim muông… Còn khi nó biết thiền rồi thì nó chỉ tập trung mười thứ thôi: đất, nước, lửa, gió, xanh, vàng, đỏ, trắng, hư không, ánh sáng. Tại vì nó thấy rằng cái đứa ăn rồi còn đi tìm cái để nghe, để ngửi, đứa đó tầm thường lắm, rẻ tiền. Bây giờ tôi chỉ tập trung có một cái này thôi. Tôi không muốn dòm đến đời sống của loại một, loại hai nữa, tôi chán “tụi bây thấp kém lắm, tụi bây tầm thường, tụi bây ba xu, tụi bây rẻ tiền lắm. Bây giờ tập trung vô cái này thôi”. Khi tập trung vô cái đó thì nó đắc thiền, về cõi Phạm Thiên. Và dĩ nhiên về cõi Phạm thiên nó thoát được nhiều cái khổ. Vậy nó thoát khổ bằng cách nhắm mắt làm ngơ nhóm một và nhóm hai. Cho nên, trong cái Giới – Định – Tuệ, giữ giới là giải quyết các vấn đề của nhóm một và nhóm hai. Hồi đó mình muốn làm gì thì làm, nói gì thì nói. Còn bây giờ thì nói có chọn lọc, làm có chọn lọc.

07/08/2020 – 07:54 – hongha7711

Mỗi người sanh ra là cõng con số 3. Có con số 3 đó rồi thì mình mới lọt vô trong bốn cái nhóm. Nhóm một là chìm sâu trong số 3, không có ý kiến. Và tôi nói lại lần nữa, con dòi, con giun là nhóm một. Và buồn thay, con người rất nhiều kẻ lọt vô nhóm một. Trước hết tôi phải nói con ruồi, con giun, con dế là nhóm một là mình đã thấy đau lòng. Và cuối cùng tôi phải nói luôn là có vô số con người cũng lọt vô số một. Sanh ra buồn vui thiện ác không điều kiện, đời đẩy về đâu thì cứ về, không hề thắc mắc, không hề có ý thức. Nhóm hai, thiện ác buồn vui có chọn lọc. Có nghĩa là sao? Có những cái khổ họ ráng họ gồng vì là nên khổ. Có những cái vui họ ham lắm nhưng họ phải tránh vì nó không có ích. Có những cái ác mà họ cũng phải tránh. Hồi nãy hỏi sao không đi uống rượu, đi đánh bài, đúng không? Rồi có những cái thiện mà họ không thích họ cũng phải ráng làm. Không thể nào nói rằng không có. Có. Có những cái thiện mà tôi không có thích làm. Thí dụ như đang dừng xe, thấy homeless đứng, lấy chút tiền lẻ mà mắc công quá đi, sợ đèn xanh nó bật lên nữa, lẹ lẹ hốt. Chứ nếu mình không có đạo tâm thì không phải cực, cái đó cực lắm quý vị biết không? Lục giỏ kiếm một đồng, hai đồng cho nó khó lắm, có bửa hốt lộn tờ 100 nữa, thấy có con số một ai ngờ thấy có hai con số “0”, hết thồn, cái đó mệt dữ lắm. Nên ở đời đừng có chê số “0”, nó lớn chuyện. Quý vị biết cái cheque quý vị ký hai con số “0” nó khác mà ba con số “0” nó khác. Chứ nói zero không giá trị là sai. Việt Nam có câu này “Trước bốn giờ chưa biết ai hơn ai”, đến giờ xổ số. Việt Nam có câu này “Giàu thì ghét, nghèo thì khinh, thông minh thì nó giết”. Cho nên khi gây lộn với nhau, nó thấy mình nghèo nó khinh, mình nói “Xin lỗi mày nha, chưa bốn giờ chưa biết thằng nào hơn thằng nào”. Tại sao tôi nói đến cái đó? Là tại tôi muốn nói đến chuyện khác sâu sắc. Nói chậm nghe chậm. Cuộc đời của chúng ta, thời gian của chúng ta có trong mỗi ngày là một tờ vé số chưa dò. Anh sử dụng hai mươi bốn giờ đó ra sao. Anh sử dụng đúng nó là tờ độc đắc. Mà anh sử dụng sai nó là tờ vé số trật. Rất nhiều lần và nhiều lần, tôi cầm vé máy bay, vé xe lửa bên Thụy Sĩ, nhìn nó mà tôi nhớ giống cuộc đời mình lắm. Trời sáng lạnh le lưỡi mà cả một rừng người đứng xếp hàng lấy vé mệt muốn chết. Tới mình lấy được mình mừng lắm, tưởng sao bỏ vô túi lên xe lửa, có bửa nó xét có bửa nó không có xét. Tại vì tấm vé trời ơi đó mà trẫm phải xếp hàng. Lạnh lắm. Có bửa nó đi làm mắc chứng gì nó ùa ra đông lắm, ở trong có phòng bán vé có người bán mà nó cứng ngắc, trong đó thì nó ấm đã lắm, mà tôi thấy nó đông quá đi, nên tôi phải chạy ra cái máy ở ngoài mà ở ngoài cũng đông luôn. Nó xui có bửa nó hư mới ghê chứ. Ba máy nó hư hết hai máy tại nó chọt, nó chọt sao mà hư, nên tụi nó xếp hàng dài lắm. Trời lạnh, lập cập, mà cứ ngó đồng hồ sợ tàu tới, trễ. Chết rồi, chết rồi, sao cái bà này… Có nhiều bà thấy thương lắm, móc tiền ra đếm, thay vì bả đưa cha cái tờ bự cho nó thối, bả muốn giải quyết cái “đống nợ” này. Mà bả không thấy đường nữa, bả kéo mắt kiếng, bỏ từng đồng coin vào. Lúc đó, tự nhiên mình nghĩ “sao ai chết mà chưa thấy bà chết?”. Mình là ông sư mà mình phải nghĩ cái câu đó, tôi nghĩ trong bụng “Biết bao nhiêu người chết mà tại sao tới nay bà chưa chịu chết? Bà sống làm chi mà nó khổ một rừng người sau lưng bà kìa”. Tôi không có trù, tôi chưa bao giờ trù ai hết, tôi chỉ thắc mắc thôi à, tôi chỉ thắc mắc “Tại sao nhiều người chết mà chưa thấy bà chết” vậy đó. Mà tưởng sao, nó cực như vậy để chi? Để lấy cái tờ vô duyên đó nhét vô túi, rồi không bao giờ xài đến nó nữa, tại nó đâu có xét vé đâu. Nó chỉ có giá trị khi nào người ta xét thôi, chứ người ta không xét nó không có giá trị gì hết. Mà cái này mới đau, xe lửa Thụy Sĩ nhiều chuyến nó không có ma nào hết, nó trống lỏng cũng có nữa, mà mình có mua hay không mua thì chiếc tàu đó không vì mình mà nó nặng hơn. Vậy mà phải mua vì nó xét mà không có thì nhảy lầu. Vì cái đó phải mua, mua rồi để trong túi. Có nhiều bửa vắng que vậy đó. Quên nói cho quý vị biết, xếp hàng chung một máy mà chưa chắc đi cùng một điểm, quý vị có biết không? Cái destination khác nhau, người thì đi về điểm A, người thì đi về điểm F nhưng cái lúc mua thì chung một cái máy, nó lâu biết bao nhiêu. Mà tưởng sau lúc mình lên cái tàu của mình nó vắng que, mà không ai thèm xét hết, mà vì cái tờ giấy vô duyên đó mình phải cực như vậy. Cuộc đời mình y chang như vậy. Đời mình là một tờ vé số chưa dò. Anh sống đang hoàng, hữu ích thì đó là tờ trúng, tệ lắm cũng là trúng an ủi. Còn anh sống vô ích thì đó là một tờ trật lất. Đời anh, những cái sự nghiệp của anh nó chỉ là tờ vé tàu thôi. Anh mua để anh đi về một nơi nào đó, tới rồi, liệng. TRong Đạo buồn lắm, cỡ lên tới hòa thượng Tâm Châu, hòa thượng Hộ Giác, hòa thượng Trí Quang thì lên bàn thờ. Nếu mà đầu thai thì cũng làm chú tiểu, cũng đói nghèo trong một ngôi chùa, ngủ không gì đắp, đói không gì ăn, bệnh không có thuốc, học hành, len lỏi, cuối cùng lên tới thượng tọa, hòa thượng thì lên bàn thờ. Cứ như vậy, vòng luân hồi nó như vậy. Mà đó là được làm người, được gặp chánh pháp đó nha. Còn không gặp là làm lươn, làm lịch, cá trình, ruồi, muỗi, chui rút mệt lắm. Hiểu không? Cho nên, loại một là chìm sâu trong đó, loại này rất là đông. Loại hai có chọn lọc, sanh ra thiện ác, buồn vui có chọn lọc. Khổ không ai muốn nhưng nhiều khi phải chấp nhận cái khổ nào đó. Sướng thì không ai không thích nhưng có những trường hợp mình phải từ chối cái sướng nào đó. Có nhiều cái ác mình thích nhưng mình phải từ chối nó. Có nhiều cái thiện mình không thích mình phải chấp nhận nó. Quý vị hiểu không? Đời sống này là một chuỗi dài của những bất toại. Bất toại là nghịch ý, không có như mình muốn. Nhưng mà mình thuộc nhóm hai mà, mình khá.

Tới cái nhóm ba, ở đâu nó ra? Nó từ nhóm hai ra. Nó chán, nó thấy cứ quẩn quanh quẩn quanh, chán quá chán. Nó chán nên nó mới chọn giải pháp là lìa bỏ nhưng vì nó không biết Phật pháp. Nó lìa bỏ bằng cách là nó không thèm dòm cái tụi kia nhìn nữa. Các vị biết nhiều khi mình chán chuyện nhà quá mình không biết làm gì, cái mình đi đọc sách, hai là mình đi chùa, đi phố. Có nhiều khi mình không có sách để đọc hoặc là mình không thích đọc sách mà mình không muốn thấy cái chung quanh này, mình kiếm một chuyện gì đó để tập trung, có không? Có nhiều bà bả đan len, không phải vì bả mê len mà vì bả muốn quên đi cái tuổi già cô quạnh, có cái đó không? Tìm quên bằng mấy việc ruồi bu đó thì anh không thuộc nhóm ba. Nhóm ba ở đây là tìm quên bằng cách tập trung vô việc tu thiền. Có những người họ tìm quên cái thế giới xung quanh bằng cách tập trung vô cái gì đó. Chỉ có tập trung vô thiền định thì mới lọt vô nhóm 3. Còn nếu tìm quên bằng cách tập trung vô mấy cái ruồi bu thì vẫn tiếp tục lọt vô nhóm một và nhóm hai. Nhớ nha! Chứ đừng có về mà nói rằng ổng nói người lựa gạo là thuộc nhóm ba, là chết luôn. Mà thật ra cái chữ “lựa” trong đạo Phật rất là hay, cái chữ lựa gạo trong đạo Phật gọi là (Pali) tức là Trạch Pháp Giác Chi. Có cái chùa quê, mấy bà cụ, mấy bà già trầu, vô hành thiền với vị hòa thượng “Tụi này không biết chữ, không biết đọc sách. Hòa thượng dạy tụi này ngồi thiền đi”. Ngài suy nghĩ hồi Ngài nói “Biết lựa gạo, lựa đậu không?”. Mấy bả nói “Biết!”. Hòa thượng mới phát cho mỗi bà hai cái tô, một cái tô không và một cái tô đậu trộn trong đó gồm có đậu đen, đậu đỏ, đậu trắng, đậu xanh. Ngài nói “Bả giờ lận chuỗi, chưa kịp lận thì cũng ngủ à. Rồi kêu bà theo dõi hơi thở thì ngủ lẹ hơn một chút. Thôi thì cho bà lựa đậu đi”. Ngài đưa bả một tô đậu trộn và một tô không, bắt bả ngồi thẳng lưng “Bà cứ ngồi thế này nha, ngồi im nhìn mấy tô đậu mà thấy có suy nghĩ gì bậy bạ, mình lượm hạt đậu đen bỏ ra. Được không?” – “Dạ được” – “Thí dụ muốn chửi lộn, bỏ hột đậu đen ra. Bực mình sao ông thầy ổng nói pháp môn gì kỳ quá, bỏ hạt đậu đen ra. Muốn chiều nay về làm bánh xèo, bỏ hột đậu đen ra. Buồn ngủ quá muốn đi ngủ một chút, bỏ hột đậu đen ra. Cứ thấy bậy là bỏ hột đậu đen ra. Được không?” – “Dạ được”. Trời đất ơi, buổi đầu cả tháng trời toàn đậu đen không à. Rồi khi bả khá rồi, thấy đậu đen nó ít dần, bắt đầu Ngài đổi qua “Thấy cái tư tưởng gì hay hay, lựa hạt đậu trắng bỏ ra”. Cả tháng bả được có sáu hột à. Lúc đó bả mới thấm tại sao Ngài kêu lựa đậu. Ngài nói “Phải trung thực nha, chứ đừng hốt một nắm, kỳ dữ lắm”. Buổi đầu là cứ thấy bậy là cứ hốt đậu đen bỏ ra, buổi đầu Ngài cho tu toàn là đậu đen thôi. Thấy bả khá rồi thì Ngài đổi “thấy bực mình nhiều thì liệng đậu đỏ ra”. Nguyên ngày chỉ theo dõi đậu đỏ thôi. Chữ tham, sân, si, tùy bữa Ngài nói “Bữa này tu tâm sân nha” là nguyên ngày chỉ nhìn tâm sân thôi, thấy có tâm sân mới lượm hạt đậu đỏ liệng ra, còn không có thì thôi, chỉ ngồi nhìn nó thôi. “Hay quá Sư, mình tu cái đó cũng được đó sư” – “Thôi, tui ngán chè đậu lắm rồi”. Có nhớ vụ bà ngoại tình hôm qua không, ông chồng trước khi chết ổng nói “Em nói thiệt đi, em phản bội anh mấy lần?”. Cái bả mới nói “Cứ mỗi lần là em lượm một hột đậu làm kỷ niệm. Có nhiêu em nấu chè cho anh ăn hết rồi”. Bả làm chắc cũng vài ký. Như vậy thì nhóm ba nó không có tiếp tục chìm trong số 3 mà nó bắt đầu biết làm lơ cái thế giới chung quanh. Nó làm lơ bằng cách nào? Là nó gom 10.000 cái vũ trụ vào con số 10 thôi. Có nghĩa là nó chỉ biết đất, nước, lửa, gió, xanh, vàng, đỏ, trắng, hư không, ánh sáng. Bây giờ trong lớp này thắc mắc không biết tập trung bằng cách nào? Bửa hổm tôi nói rồi, tức là tu thiền, thiền chỉ. Lấy một cái tô nước, cái thau nước để trước mặt, cứ tập trung niệm nước, nước, nước… cứ niệm hoài, nhắm mắt lại vẫn thấy một tô nước nguyên vẹn. Tiếp tục niệm nữa, niềm hoài đến một lúc mình thấy cái tô nước đó sáng lòa giống như cái dĩa bằng bạc vậy, giống như mặt trăng vậy, có người thấy nó giống như mặt trời vậy. Tiếp tục niệm nữa thì mới đắc sơ, nhị, tam, tứ thiền. Khi mà đắc thiền nhờ đề mục đó thì sau đó người đó có thể biến mọi thứ thành nước như mình muốn, có thể lay động những thứ vững chắc. Ví dụ như bây giờ quý vị không có tu đề mục nước, không tu đề mục gió thì quý vị không có khả năng làm lúc lắc cái gì hết. Các vị đừng có tưởng có thần thông là muốn làm gì thì làm. Thần thông đó nó có từ cái việc mình tu đề mục nào thì khi quán hiện nó mới làm được chuyện đó. Có một vị A La Hán bảy tuổi, lúc đó Phật niết bàn rồi. Ngài mới lên cõi trời, Ngài đứng nhìn lâu đài của Đế Thích, Ngài mới nghĩ là ngài Mục Kiền Liên thấy chư thiên dễ duôi không có chịu tu hành, ngài Mục Kiền Liên mới dùng ngón chân cái bấm nhẹ vô lâu đài này làm cho lâu đài rung, để cho Chư Thiên họ hết thồn họ tu. “Đâu hôm nay mình bấm thử”. Bấm nó không lúc lắc gì hết. Ngài mới về hỏi sư phụ là “Tại sao ngài Mục Kiền Liên làm được mà con làm không được”. Thì sư phụ mới nói “Con có thấy miếng phân bò trôi sông không?”. Ngài nói “Con hiểu rồi!”. Ngài mới trở lên, nhập vô cái thiền đề mục nước. Khi ngài nhập vô đề mục nước thì cái lâu đài nó nằm trên nước mà, Ngài nhấn ngón chân xuống là nó lắc thôi. Có nghĩa là mỗi loại đề mục nó cho mình khả năng khác nhau. Thí dụ như mình muốn đi trên nước hay bay trên hư không mình phải xài đề mục đất, có nghĩa là mình nhìn đâu cũng thấy đất hết trơn. Còn mình muốn độn thổ mình phải tu đề mục nước bởi vì mình chỉ cần nói “Nước đi” là mình lặn theo nước. Còn mình muốn đi xuyên qua tường thì mình phải xài đề mục hư không. Hư không là sao? Nghĩa là hành giả khoét một cái lỗ, cứ niệm hoài “Khoảng trống, khoảng trống, khoảng trống…”, niệm hoài mà đến một lúc khoảng trống đó nhập tâm mình. Cứ một vật chướng ngại gì mình nói “Khoảng trống đi” là nó trống lỏng à, núi, tường nó đi xuyên qua. Mà bởi vì khả năng tập trung của mình nó yếu quá, mình cũng niệm rồi mình đi xuyên qua đụng vô tường nó u một cục.

08/08/2020 – 02:21 – hongha7711

Có một ông vua ổng hỏi vị A La Hán “Con nghe nói có thần thông bay được, mà nói không tin thì vô lễ vô phép, mà nói tin thì nói thiệt con không biết con tin kiểu gì. Tự nhiên bay được con thấy nó kì kì. Có cách nào Ngài nói cho con tin không?”. Ngài A La Hán mới hỏi ổng “Từ nhỏ đến lớn có khi nào ông cảm nhận cơ thể ông nó lơ lửng trên không không?”. Ổng nói “Có” – “Lúc nào?” – “Lúc con nhảy”. Vị A La Hán hỏi “Vậy thời gian lơ lửng bao lâu?” – “Dạ nháy mắt”. Thì vị A La Hán mới nói thế này “Khi ông còn hưởng dục, ông còn bị năm thứ phiền não đó là tham dục, sân hận, tức là còn thích, còn ghét, còn hôn thụy tức là buồn ngủ, còn trạo hối tức là còn bị ray rứt, còn hoài nghi tức là còn hoang mang, nghi hoặc. Khi mà ông còn bị năm thứ phiền não đó chi phối thì ý muốn của ông nó không đủ mạnh, nó nhiều lắm là nó cho ông lơ lửng trên đất, trên hư không trong nháy mắt thôi. Nhưng mà khi một người họ không còn năm cái thứ đó nữa, thì cái muốn của họ nó mạnh hơn người bình thường”. Giống như một đứa bé nó ráng nâng một cái vật nặng không có lâu bằng một người lớn đúng không? Cái sức khỏe của một đứa bé “Con, con cầm dùm mom, cầm dùm mom con”, nó mới bốn tuổi “ư…bụp”, buông. Hồi đó có một lần tôi ở (…), lúc đó chưa có địa chỉ, tôi mới nhờ một ông Mỹ tôi mượn địa chỉ để gửi đồ về. Trời đất ơi tới hồi đồ về ổng kêu tôi tới lấy. Ổng để trong garage ổng khiêng ra xe cho tôi, còn thằng nhóc bốn tuổi nó thấy nó khoái nó cũng hì hục nó đẩy, mặt mày nó đỏ chét “À… À…”, thấy ghét lắm, mập ú à. Nó không làm được gì, nó chỉ chàng ràng thôi à. Bố nó suýt đạp nó mấy lần, tại nó cứ chen vô cái chỗ mình khiêng. Mà nó cũng ì ạch nó làm dữ lắm, mà nó làm không được, bốn tuổi mà, mà nó khôn lắm. Thì mình thấy rõ ràng nó cũng muốn khiêng mà khiêng không được. Hoặc kêu nó cầm cái gì, quý vị có nhờ con nít làm việc chưa, thấy ghét lắm. Cái tay nó có một khúc như nãi chuối cau, nó không có cầm được, rồi nhiều anh cái bàn chân nó có một khúc nó đi không có vững mà cái gì cũng dành làm hết. Đi không rành mà thích chạy, lúc lớn lên nhờ thì không thèm làm, mà lúc nhỏ thì cái gì cũng có ảnh hết, cái gì cũng chọt. Lùn xịt mà người ta đang bằm, đưa cái tay vô cái thớt mới ghê chứ. Đủ trò hết, thấy ghét lắm. Ở chỗ Security ở sân bay có cái chỗ quốc tế vô làm immigration, nghe nói có cái chỗ con nít nó hay bị kẹt tay hoài là do nó chọt tay vô cái bản lề. Cuối cùng người ta phải để một miếng nilon cứng để cho nó đừng chọt. Ngộ lắm, cứ đi ngang là nó đưa cái tay vô, đưa vô chi? để cho người lớn đóng cửa lại, ngu khủng khiếp. Ở đây cũng vậy, cái thời gian để làm một việc đàng hoàng nó làm không được là vì sao? Vì nó là con nít. Người hưởng dục y chang như đứa con nít vậy, nó không có khả năng. Cho nên nó muốn trốn khổ tìm vui thì luôn luôn thất bại. Kể cả cái chuyện nó muốn độn thổ, nó muốn bay, đi xuyên tường, nó làm không được là bởi vì nó y như đứa con nít không có khả năng. Cái người có khả năng định tâm, vắng mặt năm thứ triền cái, năm thứ phiền não, lúc đó người ta mới có thể giống như một người trưởng thành. Và thế giới này nếu các vị hiểu thêm các vị mới giật mình. Thế giới này là thế giới của perception, của tưởng tượng. Khi mà cái phước mình ít, định ít, trí ít, niệm ít thì cái chuyện mình làm được cũng rất ít. Phước nhiều, định nhiều, trí nhiều, niệm nhiều thì cái chuyện mình làm được rất là nhiều. Đây là một công thức rất là sơ đẳng nhưng mà rất là căn bản. Phước ít, định ít, trí ít, niệm ít mà đòi làm như người ta là không được. Có nhiều người họ nghe nói Phật là cái gì cũng biết, ai Ngài cũng thương, đức lành nào Ngài cũng có, họ hoang mang hỏi “Có thiệt không?”. Thì tôi chỉ hỏi họ một chuyện thôi “Xin lỗi anh nha, thu nhập một tháng của anh là bao nhiêu? Ở Mỹ lịch sự người ta không hỏi tuổi đàn bà, không hỏi thu nhập của đàn ông nhưng bửa nay anh ép tôi, tôi hỏi anh một tháng anh thu nhập được bao nhiêu, anh bịa đại đi. Một tháng 6000 đúng không?”. Tôi hỏi ổng là lúc đó ông Bill Gates mới có 50 tỷ thôi. “Anh biết không một tháng anh kiếm được 6000. Nếu mà mỗi năm trừ thuế hết mà anh còn đúng một triệu thì phải 50 thế kỷ nữa thì anh mới bằng ông Bill Gates sáng nay. Anh lấy khả năng tài chánh của anh mà anh so với ổng thì anh không tin rằng trên đời này có cái tên nào mà nó giàu dã man vậy đúng không? Chỉ riêng cái tiền thôi. Và anh tưởng tượng trên đời này có những người năm mươi tuổi mà cộng, trừ, nhân, chia họ còn làm lúng túng, lọng cọng. Mà có những kẻ bây giờ nó còn tính được đường bay của phi thuyền

08/08/2020 – 04:21 – hongha7711

Họ tính chính xác vận tốc của quả đất như thế này thì sẽ phóng cái phi thuyền ra khỏi trái đất vào thời điểm nào, để khi nó trở về với tại vận tốc nào sẽ rớt chính xác chỗ nào. Rồi chưa kể, trước năm 75 có mấy cái Đề-lô pháo binh, là Việt Cộng nằm một bên, Quốc Gia nằm một bên, mình phải cho cái tọa độ chính xác để nó rót ngay cái thằng Việt Cộng nằm cách mình có 8 mét thôi. Cho lộn một cái nó hốt nguyên gia đình đi luôn. Chỉ có một trường hợp mình biết là ông Nguyễn Đình Bảo ở trại đồi Charles là ổng biết thua rồi nên đành cho nguyên cái tọa độ luôn, để nó dập, hốt hai phía luôn. Chỉ có trường hợp đó. Những người Đề-lô pháo bình họ phải biết chính xác trường hợp đó, lúc đạn nó réo như cơm sôi nhưng cái đầu họ phải đủ tỉnh, thần kinh thép để nó cho tọa độ chính xác đặng thằng kia nó rót vô, rót cách bên phía giặc có 8 mét thôi. Nó ngay chốc mà bên gia đình mình an toàn. Gia đình mình tức là đơn vị mình đó. Mà trong khi mình vô trong lớp, an toàn trong lớp, trên là thầy cô, dưới là bạn bè, phấn trắng bảng đen, mình ngồi nghĩ không có ra. Mình đem cái đầu “bư” của mình mình so với thằng kia, nó vừa giỏi toán, giỏi hình học mà nó phải lạnh ngắt, phải bình tĩnh như vậy đó. Đó là tôi so sánh những chuyện rất là nhẹ. Chưa kể những cái pha xử lý hoàn cảnh của phi công trong lúc ngặt nghèo quý vị biết không? Cách đây không lâu có một chiếc của Delta nó đi từ Atlanta về (…), nó đi ngang cái eo nó rớt tự do 6000 mét. Qúy vị biết gặp người bình thường là đã điên rồi, đã “đi ra” một quần rồi, mà lúc đó họ vẫn tỉnh táo để họ kéo nó lên trở lại. Còn mình chỉ cần nó lách ngang một chút là mình chửi “Đồ quỷ xứ chạy nguy hiểm!”. Thí dụ như vậy. Trong khi người ta rớt tự do 6000 mét. Tỉnh bơ. Qúy vị có hình dung được cái đó không? Khiếp lắm. Tại vì lúc mình ngồi trong đó mà nó rơi tự do 6000 mét là mình nghĩ nó xong rồi. Như có cái anh đó gặp lúc ngặt nghèo ảnh mới gọi xuống trạm điều hành không lưu ở dưới mới nói “Hoàn cảnh của tôi như vậy…”. Ở dưới nó nói “Giờ anh phải làm theo tôi nè. Xong chưa? Chuẩn bị chưa?” – “Chuẩn bị rồi” – “Anh làm dấu Thánh đi”. Có một điểm đặc biệt khác giữa Nam Hàn với Bắc Hàn đó là khi gặp một chiếc máy bay trục trặc về máy móc thì Nam Hàn thay đổi máy bay, còn Bắc Hàn thay đổi phi công. Người ta nói đó là điểm khác biệt giữa Nam Hàn và Bắc Hàn.

Cái nhóm thứ ba này nó thấy nhóm một bậy quá, nhóm hai cũng vẫn còn bậy. Cho nên nó lo tập trung nó quan sát thế giới vô lượng vũ trụ vào còn con số 10. Rồi quáy vị hỏi tôi “Từ nhỏ đến lớn tôi đâu có thấy giải quyết vấn đề bằng mấy cái này?”. Dạ thưa, xứ Việt Nam mình không có chứ còn bên xứ Ấn Độ nó có. Như Bồ Tát lúc ngài bảy tuổi, cha Ngài đem Ngài ra ruộng lúc làm lễ cày ruộng đầu năm, vua làm màu diễn giống như bác Hồ trồng cây đặng chụp hình. Vua đi cày hai ba đường làm mẫu để cho phóng viên chụp hình. Bồ Tát ngồi trong gốc cây, Bồ Tát nhìn xung quanh không có gì để nhìn hết. Ăn tiền chỗ đó, nhìn quanh mà không có gì đáng để nhìn. Ngài nhắm mắt lại. Bồ Tát mới bảy tuổi, khi Bồ Tát nhắm mắt lại, thấy cái gì? Chỉ thấy hơi thở thôi. Bồ Tát mới theo dõi ra biết ra, vào biết vào, đắc sơ thiền ngay chỗ đó. Chưa kể trong kinh có nói rằng thế giới nhân loại chia làm hai vùng là (Pali) tức là vùng biên địa, vùng thứ hai là (Pali) vùng trung thổ hay là khu vực trung tâm văn minh. Biên địa là sao? Là vùng mà ở đó ánh sáng văn minh, văn hóa nó tới không được. Thí dụ như có một số vùng ở châu Phi, Châu Phi mình chỉ biết có Nam Phi thôi là còn có hơi hướng của văn minh, chứ còn lại là thua. Đó là về Châu Phi. Chứ còn châu Mỹ, mình chỉ biết Bắc Mỹ thôi.

09/08/2020 – 02:26 – hongha7711

Nam, Trung Mỹ không có tệ nhưng không bằng Bắc Mỹ. Còn Châu Âu mình chỉ biết có Tây Âu với Bắc Âu thôi, chứ còn mấy cái Âu còn lại không bằng. Rồi Châu Á, mình thấy Trung Á, Tiểu Á, Đông Nam Á, Nam Á, Tây Á thì trong đó chỉ có Đông Nam Á là khu vực có Phật giáo, ngày xưa thì có Nam Á nhưng sau đó nó tràn xuống Đông Nam Á rồi nó ngưng đó, Thái Lan, Miến Điện, Lào. Paccantapadesa gọi là cái vùng biên địa là vùng ánh sáng văn minh, khoa học, đạo đức, tâm linh nó tới không kịp, tới không được. Văn minh của nhân loại chia làm hai loại là văn minh tâm linh và văn minh vật chất. Những xứ Âu Mỹ là những xứ văn minh về vật chất, văn minh tâm linh là mấy xứ Châu Á. Dầu văn minh nào đi nữa, văn minh tâm linh hay văn minh vật chất thì vẫn là văn minh, cái đó được gọi là Matjhimapadesa là vùng trung thổ. Trung ở đây là trung tâm, còn Paccantapadesa là thua.

Hồi nãy có nói với quý vị loại thứ ba này là nó chán nhóm một, nhóm hai và nó tu tập thiền định. Các vị hỏi tôi tại sao biết chán là đi vô tu? Thì tôi nói rõ luôn, người Việt Nam mình rất xa lạ với thiền định, nếu không có Phật giáo mình không biết về thiền định luôn bởi vì mình thuộc về nhóm Paccantapadesa. Đất nước của mình nằm ở vùng rất là khó. Các vị có nghe người xưa nói “Nhất cận thị, nhị cận giang” không? Một là gần chợ, hai là gần sông. Gần chợ là gần nơi người ta buôn bán, mình có điều kiện tiếp xúc với khách phương xa tới. “Nhất cận thị”, cận thị là gần chợ chứ không phải cận thị là không thấy đường. “Nhị cận giang”, có ‘g’, giang là sông, chứ không phải mấy cái đám gian này. Ngày xưa đường bộ không có phương tiện, chỉ gồm có walking, xe bò, xe ngựa, hết. Cho nên ngày xưa muốn vận chuyển đi xa và chở nặng thì chỉ trông cậy vào đường thủy. Vào đời Tùy Vạn Đế ở thế kỷ thứ IV, Tùy Vạn Đế là bạo chúa, hôn quân nhưng ổng có một cái công rất lớn, có nghĩa là vừa công vừa tội mình chưa biết cái nào lớn hơn. Đó là ổng muốn từ vũng Giang Nam đi chơi qua Bắc Kinh, đâu có cách nào, ổng kêu người ta đào con kênh dài 800 cây số, tên là Đại Vận Hà. Đó là đường thủy lộ lâu nhất trên thế giới được sử dụng cho đến tận bây giờ. Đường thủy ngày xưa nó quan trọng lắm. Và bao nhiêu gạch, đá, ngói, gỗ được đem về xây dựng Tử Cấm Thành là được đem về bằng đường thủy hết. Đường thủy nó quan trọng lắm. Mà tại sao tôi lạc đề, là tại vì tôi muốn nói ý nghĩa Paccantapadesa, trung thổ và biên địa là chỗ nào. Mình ở một nơi chốn mà nó có điều kiện tiếp xúc với nền văn minh, văn hóa. Dầu là văn hóa, văn minh về tâm linh hay vật chất vẫn là văn hóa, văn minh, những chỗ đó mình có điều kiện để học hỏi. Còn như người Việt Nam mình điều kiện tiếp xúc rất là ít nên nó mới tạo ra cái não trạng của người Việt Nam là nô lệ tâm thức. Nói ra các vị buồn cũng như trong nước họ đang thù tôi. Cái gì là rác của thế giới đổ về Việt Nam mình thờ hết. Mỹ qua Việt Nam đem mấy cái vụ xì ke, nhảy đầm, chích hút, gái điếm. Mỹ đi rồi mình lấy cái đó mình thờ. Các vị biết nếu mà nói về trụy lạc, người Mỹ không có bằng dân Châu Á các vị biết không? Tỷ lệ người Mỹ hút thuốc tính theo phần trăm ít hơn mình, các vị biết không? Nó đem qua là mình thúi quắt luôn, còn nó, nó Ok. Cho tôi nói luôn, đạo Thiên Chúa tụi Âu Mỹ nó qua nó truyền qua mình, phải nói tín đồ ngoan đạo hàng đầu thế giới trong đó phải kể người Việt Nam. Chứ còn dân Âu Mỹ nói đến Chúa nó thoáng lắm các vị biết không? Nhà thớ bên Châu Âu không có Cha. Giáo dân bên Châu Âu nó sẵn sàng đi nghe thầy Nhất Hạnh. Còn bên mình… là đệ nhất thiên hạ cuồng tín, nó dữ như quỷ vậy đó. rồi ngay cả Chủ nghĩa Cộng Sản, Đông Âu là nó sụp lâu rồi, Nga nó sụp lâu rồi mà tới giờ mình vẫn thờ trên đầu coi nó là ánh sáng soi đường, mình vẫn là đỉnh cao trí tuệ. Tôi không có chửi Cộng Sản, tôi chỉ nói rằng cái mà tôi chê họ đó là thế giới luôn thay đổi nên mọi giải pháp đều mang tính tạm thời. Một thời điểm nào đó triết học Mác-Lê là cần thiết nhưng thế giới chuyển mình thì chúng ta phải đi tìm một hướng khác. Chúng ta yêu nước có nhiều cách yêu nước chứ chúng ta không nên nhắm mắt theo đuổi một cái học thuyết. Sai. Thí dụ như Phật pháp để nói về Bốn Đế, giáo lý Bát Chánh Đạo, Đức Phật có nhiều cách nói chứ Ngài không có nói theo một cách. Đó là lý do tại sao kinh có tới 45 cuốn, 1 bộ Đại Tạng, nội dung cũng chỉ có Bát Chánh Đạo thôi nhưng mà phải linh động. tôi nhắc lại thế giới luôn thay đổi nên mọi giải pháp đều mang tính tạm thời nên không có gì bậy bạ bằng cắm đầu theo đuổi một công thức. Có hiểu không? Mà người mình cho tới bây giờ vẫn chưa thấy được cái đó. Theo Chúa, theo Phật, theo chính trị, mình luôn luôn là thích cái gì thì gục mặt vô đó thờ, thích cái gì là gục mặt vô đó thờ và không dám nhìn, không dám hoài nghi, không dám hoang mang, nghi hoặc con đường dưới chân của mình xem nó dẫn về đâu, không có dám. Đó là nô lệ tâm thức. Não trạng tâm thức. Thầy mình giỏi bằng trời nhưng mà mình phải biết nhìn lại chứ. Sư phụ tôi là hòa thượng Nhất Hạnh, hòa thượng Thanh Từ, tôi thờ những hòa thượng đó tôi ví dụ như vậy. Nhưng tôi phải nhìn lại hòa thượng đang viết gì, đang nói gì, chung quanh hòa thượng có những ai, họ đang nói gì và đang viết gì. Chưa kể tôi phải nhìn lại kinh điển nữa chứ. Bao nhiêu thế hệ lịch đại tổ sư đã nói gì, đã làm gì. Nghe hiểu không? Chứ đâu phải tôi cắm đầu theo Làng Mai mà không biết gì, đâu phải chỉ có Làng Mai, còn nhiều cái làng khác cũng được lắm, Làng Mai còn có Làng Mốt, Làng Bửa Kia nữa, chứ đâu phải chỉ có một làng. “Mai” của người ta là ‘Plum’ đó chứ không phải là ‘Tomorrow’. Chính vì cái tâm thức nô lệ đó mới đẩy quý vị vô Paccantapadesa, đẻ ra là chung vô cái chỗ biên địa đó, để chi? Để tiếp tục làm nô lệ. Nô lệ tôn giáo, nô lệ chính trị, nô lệ văn hóa. Có nhiều người tới bây giờ thế giới có bao nhiêu chuyện để quan tâm mà bây giờ vẫn còn chống Cộng, chống Trung Quốc trong khi có biết bao nhiêu chuyện. Còn có một anh ảnh cũng cực đoan, tôi hỏi nhỏ ảnh “Anh năm nay nhiêu tuổi rồi?”. Ảnh nói “Năm nay con 56 tuổi”. Tôi nói “Anh có tin có tái sanh không?”. Ảnh nói “Con thờ Phật mà”. Cái tôi nói “Anh có biết cái chuyện mình sẽ sanh về đâu nó tùy thuộc vào đời sống của mình, anh có tin không?” – “Dạ tin, con nghe pháp mà”. Tôi nói “Vậy chứ anh nghĩ sao khi anh chết anh sanh về Tàu, anh muốn Trường Sa của ai, Hoàng Sa của ai?”. Cho nên mọi cái ý niệm chính trị nó rất là trẻ con, rất là buồn cười. Cái mình cần xây dựng là một đầu óc biết mở cửa thông thoáng để tiếp nhận cái hay, chọn lọc, chọn lọc, chọn lọc và chọn lọc. Anh đừng có nói với tôi anh ghét Tàu, anh đừng có nói với tôi anh ghét Cộng, kiểu sống của anh bây giờ miệng của anh nói chống nhưng mà đời sống của anh rất là Cộng Sản thì anh sẽ trở về làm con của Tổng Bí Thư. Hiểu không? Miệng vẫn nói chống mà mình vẫn thích sướng, mình vẫn thích quyền lực, mình vẫn thích đè đầu, đè cổ người khác. “Bùm”, lên đó. Nếu mà có phước là vô trong đó nữa. Khi vô trong đó rồi mình có não trạng của con ông cháu cha. Mình trở về với cái mình vẫn chống xưa nay. Coi chừng chống Phát-xít mình lại Phát-xít cha Phát-xít. Mình chống cực đoan mình lại là cha cực đoan. Mình chống khủng bố mà mình lại là khủng bố. Có cái đó không ta? Mình chống khủng bố bằng tư tưởng khủng bố, cuối cùng mình quẩn quanh trong cảnh giới của khủng bố. Tu hành để thoát khổ mà chỉ cần nhận thức sai, sai trong nhận thức và sai trong hành trì có khả năng quay trở lại cái khổ nữa. Cho nên giải thoát có hai, tà giải thoát và chánh giải thoát. Chánh giải thoát là đi lên, đi ra luôn, không quay lui. Tà giải thoát là đi xuống, đi vào và ‘hai con một hột, hai con một hột, hai con một hột…’ cái đó gọi là tà giải thoát. trong vô số kiếp luân hồi mình đã có vô số lần giải thoát rồi, giải thoát cái kiểu đó đó. Tức là từ hạng một leo lên hạng hai, từ hạng hai leo lên hạng ba, rớt trở lại hạng hai. Và mình cứ như vậy bao nhiêu lần rồi.

Cái thứ ba là mũ ni che tai. Có nghĩa là làm lơ, kéo cái nón xuống, là chỉ về trời né được một thời gian thôi nó rớt trở về đơn vị gốc. Chỉ có cái ông thứ tư ổng mới ghê. Ổng giải quyết vấn đề bằng cách thấu suốt thì mới có buông bỏ. Còn anh không thích nó, anh muốn lìa bỏ, anh muốn chối từ, tống khứ nó mà anh không hiểu gì về nó coi chừng nay mai anh quay trở lại nó, khả năng đó cực lớn. Chán hôn nhân tại vì cái thằng vũ phu, kiếm thằng khác, nó là vũ sư còn tệ hơn vũ phu nữa. Vũ phu là nó quýnh mình trào máu nhưng nó chỉ ngủ với một mình mình, còn thằng vũ sư mỗi lần nó kè Paso Doble, rồi Tango, chachacha, mỗi lần nó kè nó vớt là còn chết nữa. Mà cứ nói là chán hôn nhân nhưng mà cứ buôn cái này bắt cái kia, chạy thằng cái dính thằng con, tránh vỏ dưa gặp vỏ dừa. Cho nên cái quan trọng nhất là thấu suốt, có thấu suốt mới có buôn bỏ. Ngài thiền sư Ajahn Chah người Thái, các vị biết mà Ngài là tổ sư cua một truyền thống lớn. Ngày Ngài còn trẻ, có mùa an cư, Ngài nói mình tu đã lâu nên có cái gì lạ lạ. Sắp đến mùa an cư, Ngài khấn với bản thân “Ba tháng này không nhìn phụ nữ”. Ngài đi bát Ngài chỉ nhìn dưới đất thôi, Ngài không có nhìn lên suốt tám mươi tám ngày. Tới cái ngày thứ tám mươi chín, Ngài nghĩ trong bụng “Đâu thử ngước lên coi chết thằng Tây nào không”. Thì Ngài ngước lên ngay chốc cái bà đó cũng coi được. Ngài nói ngài cảm giác như điện từ ở trên đầu nó giật xuống vậy đó. Các vị nghe các vị cười “Tại sao thầy chùa còn mê gái”. Không phải. Cái thứ nó nén nó mới vỡ bờ. Ngài không nhìn mà cái tâm Ngài không nghĩ tới luôn đó. Các vị có nghe chuyện ông sư đi qua đò chưa? Lần thứ nhất ổng đi qua đò thì cô lái đò lấy tiền ổng gấp đôi. Ổng hỏi “tại sao?” – “Thầy đi đò mà thầy cứ nhìn em hoài à”. Lần thứ hai ổng không nhìn mà cổ lấy gấp ba, ổng hỏi “Sao kì?” – “Vì thầy không nhìn mà thầy tưởng tượng còn ghê hơn nữa. Hồi đầu thầy chỉ nhìn mặt em, còn cái thứ không nhìn mà thầy tưởng tượng từ trên xuống dưới không sót ngõ ngách”. Nhưng tới lần thứ ba thì bả miễn phí bởi vì “Thầy thấy em đanh đá quá thầy chỉ có ghét thôi chứ thầy không còn màng đến em nữa. Em chặt thầy hết hai lần rồi làm sao thầy còn bụng dạ nào mà thương em. Kì này mới thứ thiệt đó. Em chở một bậc chân tu qua sông”. Thì ở đây cũng vậy, mình không giải quyết vấn đề bằng cái sự né tránh. Nói theo A Tỳ Đàm mới ghê, mình nhìn họ mình thích họ trong hai phút thì tội lỗi trong hai phút. Nó còn đỡ hơn là mình không nhìn mà mình trùm mền mình tưởng tượng trong hai tiếng. Trong cái quan điểm thế gian thì một ông thầy chùa nhìn gái trong hai phút tội rất nặng. Còn trong Đạo nói khác “Tự con làm Judge cho con”. Hồi nãy ngoài chợ con không có nhìn, đúng, thằng bạn của con nó nhìn con không có nhìn, về con trùm mền hai tiếng ở trỏng cái tội con nặng hơn. Cái tội luân hồi của con nặng hơn cái đứa nhìn hai phút. Mà người đời chỉ đánh giá cái mặt là thấy ổng cứ liếc liếc bả hoài thì cái đó là ổng thích mà thực ra cái ông mà không liếc mới ghê. Nên nếu tôi mà có liếc tội ít hơn sư Danh. Ổng không liếc mà ổng ngồi ổng tưởng không là chết luôn. Nói đến đây tôi mới nhớ một chuyện. Có hai vợ chồng đi coi triễn lãm tranh. Ông chồng ổng mới thấy có bức tranh khỏa thân mà cái người trong đó là vợ ổng. “Trời đất ơi!” – ổng chết điếng luôn – “Em làm mẫu cho người ta vẽ hả?”. “Không. Ổng vẽ theo trí nhớ thôi!”. Có hiểu không? “Dạ hiểu”. Là sao? “Em chính chuyên thế này em làm mẫu cho ổng hay sao? Ổng vẽ theo trí nhớ thôi”. Hiểu hả? Cho nên là phải thấu suốt. Thì lúc mà Ngài (Ajahn Chah) thấy cô đó mà Ngài bị “điện giật”, thì lúc đó Ngài mới ngộ ra thì ra tu không phải là đóng cửa mà là thấu suốt. Hồi nhỏ người lớn cấm không có ăn ngọt trước khi ngủ, mình chỉ vì sợ bị la nên mình không có ăn nhưng trong bụng của mình nó ấm ức giữ lắm. “Ngon quá mà, kem ngon quá mà, mà tại sao trước khi đi ngủ không cho ăn?”. Nhưng mà một ngày nào đó khi mình trưởng thành rồi, không có ai la mình nữa, nhưng lúc đó mình không ăn là vì không phải mình bị cấm, vì lúc đó mình hiểu là tại sao trước khi ngủ không nên ăn ngọt. Hai cái đó nó khác nhau chứ. Một bên mình không làm vì bị một cái gì đó. Một bên mình không làm là vì mình đã hiểu tất tần tật.

Cho nên cái hạng thứ tư là hạng đáng nể nhất. Có nghĩa là họ buông bỏ thế giới này vì họ hiểu nó là cái gì. Họ hiểu tôi chỉ là một con virus, một con bacteria trong một cái trái lượu. Cứ 1000 trái lượu như vậy là một tiểu thiên. 2000 tiểu thiên là một trung thiên. 3000 cái trung thiên là một đại thiên. Và 1000 tỷ cái đại thiên như vậy là một Buddha zone, cái ổ ếch thôi. Và cái chuyện người này thích người kia, chúng ta thích ăn món này, thương người nọ, hoàn toàn là do tiền nghiệp, khuynh hướng tâm lý và môi trường sống. Bây giờ mình mang thân người mà lại mang thân nam thì mình khoái nữ. Kiếp sau mình mang thân người mà là thân nữ mình lại khoái nam. Nhiều lúc tôi lén nhìn người đàn ông tôi thấy tại sao mấy bà khờ đến mức lại lấy cái người nó xấu quắc như vậy? Anh chàng ảnh hỏi Chúa trời “Tụi con, trời ơi vòng một, vòng hai Ok quá mà tại sao Chúa tạo đàn ông nó xấu quắc như vậy?”. Thì Chúa nói “Con để ý đi, đàn ông thông minh lắm cho nên nó chọn tụi con, tụi con phải khờ một chút mới thương được tụi nó”. Nhưng mà khi mình mang thân nữ rồi mình lại thương những cái thằng trời ơi nó không có ra gì hết. Cho nên đàn ông thương bằng mắt là chỗ đó. Nhưng mà ngược lại tôi lại thích sống gần đàn ông. Một là tôi thương họ, hai là tôi không thương tôi cũng không có phiền bằng người nữ. Còn người nữ nếu mình không thương được họ thì lạy trời cho ông đừng có sống gần bả, nó độc hơn là vịt xiêm. Không có gì vô duyên hơn bằng gặp một người đàn bà mình không thích, đan ông Ok. Nguyên cái đám đàn ông này mà tôi không thích, do hoàn cảnh tôi phải gồng thì tôi vẫn sống được. Ok không thích nhau thì thôi, chạm mặt không nhìn hoặc chỉ chào nhau một cái đứa nào về phòng nấy. Tôi vẫn sống được ba chục năm với một đám đàn ông lượu đạn tôi vẫn sống được. Nhưng mà nữ thì không. Đã ghét rồi thì chỉ có chết thôi, hoặc là You hoặc là Me , hoặc chết hoặc chia tay chứ không có cửa nào sống chung được. Cho nên Chúa tạo rất là thông minh. Cho nên tại sao mình phải tu tập Tứ Niệm Xứ, tại sao mình phải học giáo lý? Phải học giáo lý để nắm được lý thuyết, phải tu Tứ Niệm Xứ để có được phần thực hành. Tôi nói lại một lần nữa: Con đường trên bản đồ và con đường ngoài thực tế không giống nhau nhưng không phải vì vậy mà chúng ta từ chối bản đồ. Còn đường trong bản đồi, trong GPS,… nó không giống trong thực tế, nó không có ngõ hẻm, không có cây cối, hàng quán đúng không? Như vậy thì nó không có đúng với con đường ngoài đời nhưng không phải vì nó không giống 100% mà mình từ chối con đường trong GPS, phải theo đó àm đi. Muốn thấu suốt, muốn buông bỏ, chuyện đầu tiên anh phải có lý thuyết, anh phải học giáo lý. Bởi vì cái đầu phàm phu của anh nó không đủ để mà anh hiểu ra được cái chuyện ổ ếch hồi nãy tôi nói. Vfa tôi nhắc lại lần nữa, những ai đang nghe giảng trực tiếp hoặc nghe lại trên youtube, các vị phải nhớ một điều: Đừng bao giờ dại dột bận tâm đến những chi tiết râu ria ở trong kinh. Thí dụ như là 3000, 4000… cái chánh là mình lấy cái ‘main idea’ thôi. Bây giờ các vị hỏi tôi “cái main idea là gì?”. Theo tôi, chúng ta không phải là một loại động vật duy nhất trên thế giới này đúng không? Thứ hai, cảnh giới loài người không phải là cái không gian cư trú duy nhất đúng không? Thứ ba, không phải có mặt một lần này rồi thôi. Lấy ba cái này cộng lại thì ba cái vụ 3000 tỷ, 5000 tỷ, vứt, trẫm không quan tâm. Học kinh phải học như vậy đó. Tại vì chưa gì hết có những người họ đi vào trong kinh họ bị dính mấy cái chi tiết. Có kẻ thì không tin, bỏ kinh, sai. Có kẻ khư khư, ôm cứng ngắc mấy chi tiết, sai luôn. Bà ngoại, mẹ kể cho mình nghe về cái thời con gái của họ để mình học kinh nghiệm thì mình chỉ học cái sườn thôi. Chứ còn ngày xưa ngoại thương cái ông có râu, má thương anh chàng biết chơi guitar, cái chuyện đó không có mắc mớ gì mình hết. Mình chỉ học cái kinh nghiệm ngày xưa họ bị gạt như thế nào mà có mình thôi. Có hiểu không? Còn cái chuyện ông ngoại mình có râu, chuyện nhỏ. Ba mình cũng có râu, chuyện nhỏ luôn. Mà cái quan trọng là hai người họ bị gạt như thế nào, đã hên xui như thế nào trong tình trường, trong cõi yêu để rồi bây giờ ra cái thằng này. Chú ý cái đó để mai mốt đừng có những con người làm nên lịch sử và những con người do vô ý sanh ra, là mình không có thuộc vào cái loại đó. Mình không có trở thành nạn nhân của thời cuộc như vậy.

* Các bài Sư Toại Khanh (Tỳ Kheo Giác Nguyên) giảng tại Houson Hoa Kỳ năm 2020. Nguồn Vietheravada
Các bài viết trong sách

Trả lời

Từ điển
Youtube
Live Stream
Tải app