Bốn Truyền Thống Thánh Nhân

Bài Giảng Sư Toại Khanh Houston 2020

Có cái ông người Việt Nam không có biết đạo, ổng bị stroke (đột quỵ) ổng ngồi xe lăn. Ổng về Việt Nam ổng chữa bệnh bốn năm, nhà bỏ trống. Khi ổng trở qua thì ổng ở trong nhà đó ổng hay thấy mấy hiện tượng kì cục, mấy cái hiện tượng mà mình gọi là ma đó, thì ổng sợ rồi ổng nhờ giúp. Thứ nhất, chuyện đầu tiên tôi là người thuyết Pháp chứ không phải là thầy pháp. Tôi không phải là thầy pháp cho nên là trong mấy tình huống như thế này nè thì tôi chỉ góp ý theo kinh sách chứ tôi đâu có biết gì đâu mà tôi góp, tôi góp ý theo kinh thôi. Một là có thể nhà bỏ trống lâu năm, rồi nói theo bên ngoài là cái âm khí nó nặng á, mình ở lâu thì có dương khí, có hơi người á, dương khí là hơi người thôi chứ không có gì hết. Dương khí là nắng; có ánh nắng, có hơi người gọi chung là dương khí. Còn nhà lâu quá không ai ở thì âm khí nó nặng, âm khí ở đây nghĩa là nó thiếu cái dương thì thành ra âm chứ cũng không biết âm khí là cái gì nữa; âm khí mình hiểu nôm na là cái mùi mốc á. Cái nhà mà lâu quá nó không có ánh nắng, không có hơi người thì nó ẩm mốc, thì nó lạnh. Bởi vì quý vị biết khi một người có mặt ở một căn phòng á, cái phòng nó tăng lên 5 độ thì quý vị biết không !? Mỗi người là một cái máy sưởi nhẹ, cho nên thường người ta có hiện tượng hay cưới nhau vào mùa đông, vì nhà thiếu máy sưởi, mà họ tính vụng một cái là tiền mua máy sưởi rẻ hơn tiền cưới nhau; mà cái máy sưởi mình chán thì liệng được, còn cưới nhau chán thì liệng ở đâu, hổng lẽ đem lên chùa à !? tôi đâu có rảnh tôi nhận, ngó được mới nhận chứ máy mà xấu quá tôi không có nhận. Thì cái chuyện theo kinh nghiệm nhà Phật á, một là do cơ thể mình yếu cho nên nó tác động tâm lý mình dễ có những suy nghĩ tiêu cực, biết cái đó không, tâm lý mình bị bệnh á, rồi ba cái “hồn mai bóng quế” đồ đó. Có nhiều người họ nói sai họ kêu “hồn ma”, không phải, là “hồn mai”, “hồn mai bóng quế”, cây mai với cây quế á; nghĩa là những cái cây đó nó lâu ngày rồi người ta tin trong đó nó lẩn khuất, nó thấp thoáng mấy cai này kia đó, mà nhiều người không biết nên cứ kêu “hồn ma bóng quế”; “hồn ma” nói một mình thì được, mà thêm chữ “bóng quế” thì bắt buộc phải là “hồn mai bóng quế”. Thì khi mình sợ vậy đó, thì dễ có những cái suy nghĩ tưởng tượng suy diễn, ma thì ít mà tưởng tượng thì nhiều, “cái chết không đáng sợ bằng sự sợ chết”, ma quỷ không đáng sợ bằng lòng sợ ma. Khi mình sợ thì mình hay nghĩ tùm lum. Cho nên chuyện đầu tiên là phải nói cho người đó biết là tâm lý ổn định thì cái đó nó không còn nữa, đó là chuyện thứ nhất. Chuyện thứ hai, nếu đúng trong nhà đó mà có mấy vị như vậy đó họ ở thì mình rải từ tâm với họ, mình rải từ tâm là “tôi ở đây nhà này là nhà của tôi, giữa chúng ta chỉ có hòa bình và hòa giải thôi, chứ không có cái chuyện là ai xâm lấn ai, thì làm ơn để yên cho tôi”. Và nói theo kinh Phật á, đây là cái nhà của tôi, tôi có quyền bởi vì cái nhà này có được nhờ cái phước của tôi, tôi có phước tôi mới làm chủ cái nhà này, như vậy tôi có cái quyền tôi đuổi “you” (anh/chị/em/cô/chú/bạn…) đi, Chú Giải kinh Bổn Sanh nói như vậy. Nhà này nó có là do phước của tôi, đâu phải ai cũng có được cái nhà đúng không!? Cho nên nhà này có được là phước của tôi, cho nên trên pháp lý pháp luật, lẫn trên nhân quả báo ứng thì cái nhà này là tôi toàn quyền, mà nếu như vậy thì tôi có quyền đuổi “you”, tức là tôi không muốn “you” ở nữa thì “you” phải đi. Nếu người chủ mà họ có đức độ thì cái lời đó nó sẽ có một ảnh hưởng mạnh, còn nếu người chủ không có đức độ mà bị cái thứ nó mạnh thì nó sẽ phá ngược lại. Tuy nhiên, các hàng phi nhân, theo tôi được biết qua kinh điển thì chỉ có một phần trăm trường hợp là loài phi nhân là họ không sợ con người thôi. Chứ còn các vị biết rằng thí dụ như nhà cô Loan mà cô Loan thấy phá quá thì cô Loan có thể phá vách, sửa phòng sửa cửa, thì lúc đó tôi (giảng Sư đang ví dụ) ở không được nữa. Cho nên lúc nào phi nhân họ cũng nhường mình ba phần hết á. Cô Loan một là có đức độ thì chỉ nói một câu thôi “nhà của tôi, Sư đàng hoàng thì Sư ở, còn không thì Sư đi đi, đừng có phá tôi nữa” là tôi liền. Còn nếu phước cô ít quá cô nói tôi không sợ thì cô xài tới biện pháp mạnh đó là cô sửa phòng, sửa cửa sổ. Đó là cái cớ để cho mấy nhà phong thủy họ làm ăn, thực ra phong thủy tôi không có bác nó. Phong thủy là gì!? phong thủy là sự sắp xếp một cách hợp lý, nó xê dịch cái nguồn năng lượng; còn ở đây bà con không tin thì tôi nói luôn.

Tôi hỏi bà con, trong cơ thể mình có những cái chỗ đấm không có đau, có những cái chỗ chọt ngón tay nó nhột, có không? Cái vai mình đấm bùm bùm không có sao hết nhưng cái eo mình chọt một phát nó lên tới đâu luôn. Thì trong Trái đất này cũng vậy. Trái đất nó chỉ là một đơn vị nhỏ trong vũ trụ thôi, nó luôn luôn nhận rất nhiều nguồn tác động từ bên ngoài. Cái điểm A, B, C, D, E, F… nào đó trên đây, vào một thời điểm nhất định nào đó cái điểm A nó nhận nguồn tác động từ bên ngoài khác điểm C. Cho nên những nhà phong thủy chân chính, tôi gạch dưới chân chính, họ là người phát hiện cái đó, vào thời điểm nào cái cục đất đó nó nhận được nguồn năng lượng này. Chưa kể ngay trên bản thân cục đất đó, cái vùng đó nước nhiều, vùng đó đất gò hay là đất trũng, thì ảnh hưởng của vùng đất đó nó có ảnh hưởng đến sức khỏe con người và nó có ảnh hưởng đến tâm lí con người. Các vị ở đồi nó khác ở hồ. Người dân ở miền núi cái tâm tình của họ khác người dân ở miền biển. Dân ở vùng đồng bằng sông nước nó khác với dân ở vùng núi non, cao nguyên. Mà núi non, cao nguyên nó khác với dân ở vùng sông rạch. Cho nên trong một bài viết tôi có viết tâm thức của người Tây Tạng là của đất và của gió. Còn tâm thức của người dân đồng bằng mình là của nước và của đất. Cho nên âm nhạc, thơ ca, tư tưởng của người đồng bằng nó cũng ướt đẫm. Không phải ngẫu nhiên mà có hát xẩm, có quan họ của miền Bắc; mái nhì, mái đẩy của miền Trung; cải lương, tài tử, hát đối của miền Nam. Không phải ngẫu nhiên có cái đó, bởi vì trong bối cảnh sông nước, man mác của hơi nước nó tác động đến suy nghĩ của người ta. Cái môi trường sống nó quan trọng lắm. Chưa kể trong nhà, cách sắp xếp đồ đạc nó ảnh hưởng tâm lý mình nhiều lắm. Chẳng hạn như trong phong thủy họ cấm để một cây đà hay cây gì nằm ngang ở trên đầu của mình. Thứ nhất là mỗi lần mình nằm có cảm giác bị đè. Thứ hai nhỡ nó bị gãy thì cũng mệt. Họ kị cái nhà có quá nhiều góc nhọn, trẻ con nó đi nó va vào trong đó, người già trượt chân gõ vào trong đó. Họ kị những cái góc khuất trong nhà không sử dụng. Cứ thấy cái gì đó không xài nhét vào đó, nhét riết tạo thành một cái góc chết, bụi không, quét không được. Nhìn thì xấu, mà ở đâu có bụi, ở đâu không thường xuyên lau dọn thì có rắn, chuột và maybe rắn, nhện. Trong khi nhà mình diện tích bao nhiêu mà mình mất quá nhiều cái góc chết. Mấy nay tôi về Houston tôi có ghé nhà một số Phật tử, nhà góc chết nhiều quá, nhà không phải hẹp mà chất nhiều quá nên nó làm chết đi cái vùng không gian đó. Trong phong thủy họ nói đó là ngăn chặn cái dòng năng lượng tốt. Nói theo ngôn ngữ của mình thì là dơ, bụi. Nhà dơ hầy, không quét dọn mà khoái party. Mà vui nhất là ở dưới bàn ăn lót thảm, đò ăn nó rớt xuống, nước mắm nó rớt xuống, ăn một ngày mà hôi cả tháng luôn. Tôi trở lại cái chuyện của cái ông hồi nãy. Đó là, một là cái nhà bỏ lâu không được chăm sóc và cửa nẻo thiếu gió thiếu nắng. Thứ hai là trong điều kiện sức khỏe sa sút thì tâm lí mình bị ảnh hưởng. Ba thì mới kể đến cái “loại kia”, mình phải rãi tâm từ hồi hướng cho họ. Cho nên Phật pháp để trả lời những câu hỏi này, rất là rộng, không có phiến diện, không có một chiều. Một là nhà thông thoáng, có nắng, có gió, thường xuyên quét dọn, chống ẩm, tối. Thứ hai tình trạng tâm lí của chủ nhà có vấn đề. Thứ ba mới tới mấy “ông thầy” của tôi. Còn người Việt Nam mình chưa gì hết là ma, là rước mấy ông thầy về cũng cái đã. Mà tôi thấy bày cái đầu vịt, cái đầu heo cúng là tôi thấy tôi đã sợ ma rồi. Mà nhiều thầy còn ác nữa cũng cái đầu heo mà đầu heo sống nữa, nhìn nó ghê quá đi. Có nhiều thầy nói con này nó thành tinh rồi, nó không ăn đồ chín nó ăn đồ sống, chắc con đó ma Nhật vì nó ăn sushi quen rồi.

Sáng nay mình bàn cái chuyện này rất là quan trọng. Hạng một là chìm sâu trong số 3. Hạng thứ hai là chìm nhưng mà có chọn lọc. Hạng thứ hai nó khá hơn đúng không? Chúng ta ở đây toàn là hạng hai không. Cũng khoái nhà cửa, xe cộ, lén lút yêu đương tùm lum hết, lâu lâu cũng có đi chùa “tháo gỡ mặc cảm”. Có nghe chữ “tháo gỡ mặc cảm” không? Hạng thứ ba là lìa bỏ cảnh dục bằng cách làm ngơ không nhìn nó nữa, tập trung vào các đề mục tu thiền. Hạng thứ tư là thấu suốt để buông bỏ. Sáng nay mình bàn sâu về số bốn này. Các vị nghe cho kỹ. Các vị đừng có nói với tôi là “Tôi đi làm, tôi có tiền, tôi có quyền tôi sắm cái tôi thích”. Cái đó là người không biết Đạo họ mới nói như vậy. Tôi nói thiệt chậm. Cứ mỗi cái thích của quý vị trong sáu trần nó kéo theo một lô vấn đề các vị có biết không? Đừng có nói với tôi là trưng hoa là vô tội. Sai. Thích ha đẹp, thích ăn ngon, thích áo đẹp, thích nữ trang, thích mỹ phẩm, thích nước hoa. Tất cả những cái thích đó trên phương diện xã hội, trên phương diện thế gian, vô tội, thậm chí còn được khích lệ nữa là khác, được pháp luật bảo vệ nữa là khác, đó là cái quyền làm người. Tuy nhiên khi đã nói đến Phật pháp thì mình phải nói đến một khía cạnh khác. Thí dụ như nói theo phương diện xã hội thì “mình thích gì mình ăn nấy”, pháp luật bảo vệ mình nhưng không cần nói đến Phật pháp, đi vô hỏi mấy ông bác sĩ cái câu đó đúng hay sai là mấy ổng chửi cho tắt bếp luôn. Hỏi “Tôi có quyền ăn gì cũng được phải không?”. Bác sĩ là họ đã chống rồi. Không cần bác sĩ, trẫm nè. Tôi có biết một số điều, đó là nước hoa là thứ không nên dùng, mùi thơm nhân tạo là độc. Tôi đã nói không biết bao nhiêu lần, mùi thơm nhân tạo là độc, thích thì dùng vậy thôi. Chứ còn cái mùi nhà quê vậy mà tốt. Thích thì lấy bồ kết, hoa bưởi gội đầu, dầu sả, lấy sả nấu, hoa bưởi, bồ kết, hoa chanh. Thơm được nhiêu thơm nhưng mà bảo đảm là phải sạch sẽ. Thà vậy còn tốt hơn là xài mấy cái mùi độc. Thứ hai, tắm mà ra thơm là tắm chưa có sạch, tắm sạch nó không có thơm. Nói hoài mà không hiểu. Mình tắm để nó trôi cái da chết, mà khi nó trôi mình lại trây một thứ khác vào. Cái chuyện mà các vị nói kem sữa, sữa dưỡng da là tôi không biết nhưng mà theo tôi biết tắm sạch là nó không có thơm. Và ở bên Thụy Sĩ tôi có biết một vài Phật tử họ nói là tốt nhất nên xài kem hoặc thuốc dưỡng da loại không có mùi. Nó có nhiều cái lợi lắm, hạn chế hóa chất độc hại, hai là không gây phiền cho những người khác. Có những cái mùi cô Nga thích mà cô này không có thích. Tôi nhắc lại lần nữa, khi ta thích một cái gì đó nó kéo theo vô số hệ lụy mà ta không có biết, nhất là thói quen. Trong A Tỳ Đàm nói rõ cái này. Tất cả chúng ta trong đời sống chúng ta đều có thích và ghét. Đời sống quý vị từ nằm ngửa tới lúc vào quan tài chỉ có thích và ghét thôi. Cái thích càng nhiều thì nó kéo theo nhiều vấn đề. Tại sao? Là cứ mỗi cái thích như vậy nó cộng thêm cái phước và tội trong đó. Anh mỗi ngày có tu tập các công đức không, anh có bố thí, trì giới, tham thiền, phục vụ, nghe Pháp hay không. Khi mà anh có mấy cái đó mà cộng với cái thích thì đời sau sanh ra anh sẽ có những cái anh thích. Còn nếu anh thích tùm lum mà anh lại thiếu công đức thì đời sau anh sẽ đi về một cái chỗ thích hợp cho cái đứa thích tùm lum mà thiếu phước. Các vị có thấy mấy bà điên ăn mặc rách rưới mà gài hoa trên đầu không? Mấy bả cũng thích đẹp mấy bả mới gài hoa chứ nhưng mà do điều kiện tinh thần của bả nó có vấn đề cho nên nó ảnh hưởng đến thẩm mỹ của bả. Mấy bà điên mà lang thang chuyện đầu tiên là không có tiền cái đã, rồi không tỉnh táo. Không tiền mà lại không tỉnh, cộng với cái thích đẹp thì nó ra vậy đó. Có muốn tôi dắt đi coi không? Bây giờ thấy chưa? Đó là chuyện trước mắt. Còn cái chuyện tại sao trong thế giới động vật các vị thấy thiên hình vạn trạng thì cứ vậy mà hiểu. Một bà điên, thứ nhất là phụ nữ thích làm đẹp trước cái đã. Trước hết mình phải nói giới tính trước, chứ mấy ông điên tôi thấy cũng hiếm ông nào mà ghim, cắm lắm, hiếm lắm. Một là giới tính, hai là thích làm đẹp, ba là không tỉnh, bốn là không tiền. Bốn cái này cộng lại ra cái bà đó. Ở dưới thì teng beng, ở trên thì bả lấy mấy cái bông giả người ta vứt ngoài nghĩa trang ghim đầy hết. Đó là cái chứng minh cho quý vị thấy, cái thích và cái ghét cộng những điều kiện khác là sẽ ra cái đó. Cho nên quý vị muốn biết mình kiếp sau như thế nào thì nhìn bây giờ mình đang ra sau.

“Dục truy tìm thế nhân

Kim thân thọ giả thị

Dục truy lai thế quả

Kim thân tác giả thị”

Muốn biết kiếp trước ta làm gì, nhìn ta bây giờ.

Muốn biết đời sau ta như thế nào, nhìn ta bây giờ.

Nhìn quả bây giờ biết nhân đời trước.

Nhìn nhân bây giờ biết quả đời sau.

Lớn chuyện lắm. Cái hạng thứ tư này nhiều chuyện để mà nói. Tôi nhắc lại, sống trong cõi dục là ta phải quây quần với năm dục. Mà đã quây quần với năm dục thì ta phải chấp nhận hai cái hệ lụy sau đây, đó là thích và ghét trong năm dục. Và cái thích và ghét đó nó gắn liền với tội và phước. Tôi thích đủ thứ nhưng mà tôi lại có quá nhiều phước thì nó dắt tôi đi về một hướng nào đó. Tôi thích đủ thứ mà nó cộng với cái tội thì nó dắt tôi đi về một hướng khác. Rồi ghét cũng vậy. Đừng coi thường mấy cái ghét. Tôi ghét cái gì đó mà cộng với tôi là người có tu. Thí dụ tôi ghét ồn lắm nhưng tôi là người có tu tập, đời sau tôi sẽ sanh ra những cái chỗ yên tĩnh, đẹp. Còn nếu tôi ghét ồn mà tôi không có tu hành thì tôi sanh ra làm mấy cái con động vật ở trong rừng sâu, núi thẳm, sâu xa. Tôi vô trong rừng núi Thụy Sĩ, những vùng sâu vùng xa, trong mấy hốc đá tôi thấy mấy con sóc ở trỏng, quanh năm nó không thấy gì hết. Rồi có những con sóc nó ở phố, có những lúc ra ngoài Galeria bị xe cán. Thích yên tĩnh, không tu hành thì sẽ làm mấy cái con ở vùng xa xôi vậy đó. Thích yên tĩnh mà có tu hành sẽ về những cái vùng đẹp đẽ. Có nhiều cái nhà bên bờ hồ nhìn chết được, đẹp lắm. Có nhiều cái nhà người chủ hết phước làm chủ, không biết bao lâu họ không về, cửa đóng im lìm, mà mình nhìn cái đó mình mê thiệt là mê, nó hết phước làm chủ. Mà trong khi đó có bao nhiêu tỷ người sống chui rút ở xóm ổ chuột. Quý vị gặp cái đó quý vị mới thấy nó đau. Bên Thụy Sĩ nó có những cái bờ hồ nó đẹp như cõi tiên vậy. Có những cái nhà nằm ở vị trí vàng, cực kì đắt địa mà cửa cứ đóng im ìm, mình nhìn thấy cửa bị hư mà, cửa sổ bị vỡ do gió nó thổi, lâu lắm không có người ở. Trong khi ở xứ nóng là chim, chuột, mèo hoang nó về nó ở. Thì những con chim, chuột, mèo hoang đó là những con mà kiếp trước nó rất thích sự yên tĩnh nhưng kiếp này nó không đủ phước để làm chủ, nó chỉ đủ phước, chỉ đủ cái nghiệp để nó vào sống trong ngôi nhà hoang đó thôi. Nó thích yên tĩnh mà nó không có phước. Còn người thích yên tĩnh mà có phước mới làm chủ được cái nhà đó. Thích bông hoa, cành lá, thơm, đẹp, mà có phước thì sanh làm chủ những cái hoa viên, làm chủ những khu vườn đẹp lộng lẫy. Còn thích bông hoa, chim cảnh mà không có phước thì sanh ra làm những con bướm lang thang trong những khu vườn của người khác. Chưa kể thỉnh thoảng còn bị người ta xịt thuốc sâu nữa. Thích ăn ngon mà có phước sanh ra làm người có lộc ăn. Thích ăn ngon mà không có phước sanh ra làm cái loài ăn tạp, gặp cái gì cũng ăn. Quý vị thấy con gà suốt ngày nó cứ bới hoài vậy đó, con heo suốt ngày cứ ủi hoài vậy đó. Nhất là heo. Sở dĩ tôi chọn hai con này là vì nó thuộc về Nam Bắc song tu, chay mặn đều dùng được hết. Trùn nó cũng quất, cơm nó không có chê, đậu hũ mà có dính nước mắm nó cũng độ luôn. Nó là cái loài ăn tạp, gớm lắm. Rồi có những loại gấu ở bên Alaska, một năm nó theo hai hệ phái. Có mùa nó ra ngoài mấy con suối nó tát mấy con cá, nó tát bằng bàn tay của nó, nó dứt mấy con cá hồi. Rồi hết mùa cá, nó ăn nấm, nó vô trong rừng nó ăn nấm, nó ăn mấy côn trùng vậy đó. Cho nên là thích ăn ngon mà không có tu hành là làm cái loại đó đó. (…)

Tại sao phải tu Tứ Niệm Xứ? Tu Tứ Niệm Xứ là kiểm soát được thứ mình thích và mình ghét. và có một điều vô cùng đặc biệt mà chỉ có ai tu Tứ Niệm Xứ mới hiểu. Khi mà ta thường xuyên quan sát cái mình thích và cái mình ghét thì tự nhiên cái thích ghét nó giảm đi. Cái phiền não nó như đứa con nít vậy, tức là khi mình kiểm soát là nó hết quậy. Kiểm soát là nhốt bỏ vô chuồng, bỏ vô củi, bỏ vô cái nôi là nó bớt quậy, chứ còn thả cho nó đi là nó quậy banh cái nhà luôn. Đời sống của phàm phu chỉ có thích và ghét thôi. Cho nên khi mình sống chánh niệm là mình hạn chế thích và ghét. Cái này quan trọng, tu hành không phải là cố ý thêm cái gì bớt cái gì mà là quan sát, hãy để tự nó mất đi bằng sự kiểm soát, chứ không phải mình có cái ý loại trừ cái này và huân tập cái kia. Sai nghe. Đọc kinh nhiều người họ thấy giống giống nên họ tưởng lầm. Mình tu tập thiện pháp không phải bằng cái ước muốn mong rằng cái đó nó nhiều, khi mong cái đó nhiều nó đã sai rồi. Mà mình cũng đừng mong các pháp nó giảm mà chỉ đi đúng đường thôi la tự động nó mất. Cái này là Phật nói chứ không phải tôi. Ngài nói “Áp dụng đúng cách, dầu không muốn lửa vẫn cháy. Áp dụng sai cách, dầu có muốn lửa vẫn không cháy”. Cầm một vật bén nhọn mà biết để đúng hướng, đúng chiều, nó mới cắt, mới đâm lủng. Còn một vật bén nhọn mà cầm sai chiều nó không thể cắt, không thể đâm thủng. Ngài nói mình nghe nó hơi ngộ ngộ “Tu đúng Bát Chánh Đạo đúng cách thì không muốn, không có cái tâm nguyện giải thoát cũng giải thoát”. Người mà không có coi kinh nghe cái đó thấy kì kì “Ủa mình phải có cái lòng giải thoát thì mình mới giải thoát chứ?”. Nhưng mà nó nằm trong ngoặc đơn (không có Balamật làm gì tu đúng?).

Có một lần ngài Anan ngài đi bát. Ngài gặp cái ông đó ổng bắn tên rất là giỏi. Ổng có thể bắn bất cứ chiếc lá nào người ta đề nghị. Ổng bắn vào cái cuốn xoài, nguyên một chùm mấy trái xoài người ta muốn ổng bắn vào cái trái xanh nhất hay vàng nhất, ổng bắn rụng đúng cái trái đó thôi, giỏi vậy đó. Ngài đi bát, Ngài đi dĩ nhiên Ngài chỉ nhìn dưới đất, nhưng chuyện gì xảy ra Ngài cũng biết chứ. Ngài nghe người ta nói chuyện bên tai Ngài biết, Ngài về thưa Đức Phật “Bạch Thế Tôn, con đi bát con nghe câu chuyện vậy đó…”. Tại sao cái chuyện gì Ngài cũng kể cho Đức Phật nghe? Bởi gì Ngài biết bất cứ chuyện gì đến Đức Phật rồi thì cũng ra một pháp thoại. Đức Phật hỏi ngài Anan “Anan nghĩ sao, cái chuyện bắn trái xoài đó khó thiệt đó nhưng so với chuyện chẻ sợi tóc ra làm bảy rồi mình túm nó lại một mối, cái nào khó hơn?”. Ngài Anan mới nói “Dạ bắn trái xoài khó thiệt nhưng chẻ sợi tóc ra làm bảy là khó rồi chứ đừng có nói chuyện túm nó”. Thì Đức Phật nói “Cái chuyện hiểu được Bốn Đế nó còn khó hơn chẻ sợi tóc làm bảy nữa”. Nó kẹt vậy nè, khi cái Balamật mình không có đủ là mình đụng đâu dính đó, nó bị super glue. Thí dụ như kêu “con quán vô ngã đi con”, là bắt đầu nó quán “Thân của tôi là vô ngã”, “Lúc này tôi tu tuệ quán nó khác hơn tôi trước đây”, “Tôi hơn mấy người chung quanh” hoặc là “Tôi thiếu phước hơn mấy người chung quanh, tôi thấy họ ngồi được lâu còn tôi ngồi không được nhiều”. Quý vị nghe nó có mệt không? Tức là đi đâu mình cũng vác cái tôi to đùng theo mà bỏ không được mà nói gì thì nói. Rồi họ còn lén lén nghĩ bậy nữa “Nếu nói vô ngã vậy ai tu?”. Mà tại sao họ không chịu hiểu rằng không hề có chiếc xe, chỉ có cái sự lắp ráp phụ tùng mà có xe. Nói bao nhiêu lần họ cũng không hiểu, họ cứ ấm ức là “Nếu vô ngã thì không có người nào ‘no body’ thì ai làm thiện làm ác”. Mà tại sao họ không hiểu là ‘something’. Từ cái ‘somebody’ chuyển qua ‘something’ mà họ nghĩ không có ra. Họ hiểu nhiều cái lạ lắm. Vô ngã không phải là ‘nothing’ mà là ‘nobody’. Và khi mình hiểu được lý vô ngã thì mình hiểu được mình không phải là ‘somebody’ mà mình là ‘something’. Và mình quan sát cái ‘something’ đó nó đang như thế nào. Nó đang đi, đang đứng, đang ngồi, đang nằm, mình nhìn nó như cái vật bên ngoài vậy, đừng có tham dự vào nó nữa, vậy mà làm không được. Chứ lúc nào cũng nhìn, cũng tu hành dưới góc độ “Tôi tu”, “Tôi là”, “Cái này của tôi”, bỏ không được là không được, khó lắm. Rồi chưa hết, làm sao để thấy cho được rằng mọi thứ là khổ và niềm đam mê trong cái nào cũng là nguyên nhân sanh khổ. Đối với nhiều người thấy cái chuyện đó rất là đơn giản. Nhưng với nhiều người họ không có cam lòng. Họ ngạc nhiên ở chỗ là mình bị ngứa, mình bị mỏi, mình bị nhột, mình bị hờn giận, mình bị tức tối, mình bị sợ hãi, cái đó là khổ thì đúng rồi. Nhưng tự nhiên tôi đang mát mẻ, vui vẻ kêu tôi thấy đó là khổ thì làm sao tôi thấy được? Mà họ quên một chuyện, bởi tôi nói phải học giáo lý, học trước rồi trên cái nền đó sẽ có một ngày tự nhiên nó hiểu. Khổ có hai, nhớ không? Khổ cảm giác và khổ bản chất. Từ đó giờ mình nói toàn khổ cảm giác không à. Máu lệ, rồi sanh già đau chết, sanh ly tử biệt, muốn mà không được, rồi thương phải xa, ghét phải gần. Nói tới khổ là mình toàn nói khổ cảm giác không. Nhưng mà nó có cái loại khổ bản chất nữa. Còn nhớ ví dụ của tôi không, tôi gặp thằng bạn đứng ngoài Bellaire nó cầm bông hồng, năng chan chan hoặc là trời lạnh như cắt. Nó đứng ôm bó hồng mà mặt nó tươi rói, “Sao mày đứng đây làm cái gì? – “Chờ nhỏ bồ” – “Trời, ông ơi! Nó đang hát với thằng kia ở trong tiệm kìa cha! Đi về đi” – “Không. Nó hứa lát nó ra. Nó nói nó thương có mình tui à”. Mà nó đang hí hửng nó cười. Xét trên mặt cảm giác, cảm xúc thì nó đang hạnh phúc đúng không? Nhưng mà tôi có quyền nói câu này không “Sao tao thấy mày khổ quá à, Tèo ơi!”. Được không? Cái khổ đó không phải là khổ cảm xúc. Cảm xúc thì nó đang sướng đó. Nhưng mà nói về bản chất là tôi biết sớm muộn gì thì nó sẽ khóc một thúng luôn. Cho nên khổ có hai, một là khổ cảm giác, hai là khổ bản chất. Có nghĩa là sao? Nghĩa là ngay trước mắt nó đắng ngọt không biết nhưng sớm muộn nó cũng dẫn về nước mắt. Không học giáo lý không biết cái khổ thứ hai này. Cứ ăn rồi nói mình khổ với sướng, chỉ toàn nói cảm giác không, mình quên cái thứ hai. Cái khổ cảm giác nó cạn lắm, chỉ là một phần nhỏ thôi. Cái chính là khổ bản chất, bản chất bất toàn. Một cái người biết Đạo họ nhìn cái đám ma họ không có rùng mình bằng họ nhìn cái đám cưới. Bởi vì cái đám ma là ‘finish’, là dấu chấm hết. Kể từ nay về sau không ai cần thiết và bận lòng về người đã chết nữa, người đã chết mình thích thì nhắc chơi cho vui thôi, không nhắc họ cũng không sao. Nhưng mà cái đám cưới là mệt. Đám cưới nó là bắt đầu, là không biết chuyện gì đằng sau cái đám cưới đó. Tôi rời Việt Nam năm tôi ba mươi tuổi. Hồi đó trong nước tôi đọc sách tôi biết cái chữ ly dị là gì, nhưng đối với tôi cái từ đó xa lạ như niết bàn vậy đó. Tới hồi tôi qua Mỹ tôi mới biết, mấy người tôi gặp này nè, nhiều lắm, có người đang ly thân, có người đã ly dị, sắp ly dị, mới vừa ly dị, nhiều lắm. Dĩ nhiên từ một vị thế tu sĩ tôi không có khích lệ, chống đối gì hết nhưng mà tôi chỉ nói cho quý vị biết là trong bản thân cuộc hôn nhân nó đã chứa cái mầm tan vỡ trong đó rồi. Phật dạy rất là kỹ “Bản thân cái nụ cười nó đã chứa nước mắt trong đó”. Trong bản thân cái sự gắn kết nào nó đều chứa cái sự đỗ vỡ trong đó. Đó là cái luật. Ngài nói rằng “Bản thân cái bình gốm khi nó xuất xưởng ra lò, nó đã chứa trong đó cái khả năng đổ vỡ”.

Tôi nhớ có một đệ tử hỏi sư phụ “Người tu có yêu không thầy?”. Thầy nói “Có”. Cái nó nói “Vậy người tu với người đời giống nhau hả thầy?”. Thầy nói “Không. Người đời họ yêu sợ đỗ vỡ. Người tu yêu sợ đổ bể!”. Mặc dù ‘vỡ’ với ‘bể’ nó giống nhau. Người đời yêu sợ đổ vỡ, như tôi yêu là sợ đổ bể. Cho nên tu Tứ Niệm Xứ là kiểm soát được cái mình thích và ghét. Tại sao nó quan trọng như vậy? Nói rồi! Càng nhiều cái thích là càng nhiều vấn đề. Vì sao? Mỗi cái thích như vậy nó sẽ cộng với cái phước với tội. Mà phước với tội, cái nào nhiều? “Tội nhiều”. Thấy chưa! Còn ai không tin tôi nói luôn, xem coi một ngày mình có bao nhiêu phần trăm tội, bao nhiêu phần trăm phước là biết à. Phải xé vấn đề ra mình mới thấy khiếp, mới thấy tại sao tôi lôi cái chuyện này ra phanh phui cho nó lớn chuyện, nói chưa có hết, chưa có đã. Tu Tứ Niệm Xứ là kiểm soát cái thích và cái ghét của mình. Và người tu không có mong cái gì và cũng không có đuổi cái gì. Tất cả chỉ là nhìn thôi. Tại sao không mong, không đuổi? Mong mà không được là khổ, mà đuổi không được cũng là khổ. Cho nên người tu không có ngu gì đi chuốc khổ hết. Chỉ có nhìn thôi. Càng bớt mong, càng bớt đuổi. Nên nhớ thế này, nó bớt mong tự nhiên nó bớt đuổi à. Bởi vì cứ một cái thích là nó kéo theo một cái ghét. Tôi nói hoài mà không nhớ cái đó? Nó đi một cặp. Cứ là tôi thích êm ấm là tôi ghét cái gì lạnh lẽo. Tôi thích mịn màng thì tôi ghét cái gì sần nhám, thô ráp. Cái luật nó như vậy đó. Thích ấm áp thì ghét lạnh lẽo. Thích mát mẻ thì ghét nóng nực. Hễ mà thích cái này thì tự nhiên sẽ có cái ghét đối lập. Cho nên chỉ có sống chánh niệm mình mới có dịp nhìn rõ mình. Mà nhìn rõ cái gì? Chỉ có thích và ghét thôi. Và các vị hỏi tôi “Ở đâu nói vậy Sư?”. Dạ trong kinh Tứ Niệm Xứ. Trong kinh Tứ Niệm Xứ nói “Này các vị tỳ kheo. Chánh niệm, tỉnh giác quán thân trong thân, diệt trừ tham ưu ở đời”. Tham tức là thích mà ưu tức là ghét. Ưu ở đây là bất mãn, là ghét bỏ, trốn chạy, là tống khứ, là từ chối, là từ khước. Còn tham là thích, là kiếm tìm, là đầu tư, là theo đuổi. Toàn bộ đời sống sanh tử của mình là chỉ quẩn quanh trong cái chuyện trốn khổ tìm vui, là đi theo cái thích và trốn lánh cái mình ghét. Nó xui một chỗ là lòng tham mình thì không đáy, mà phước báo mình thì quá ít, mà chuyện đời nó vô ngã. Cho nên cái mình thích thì cơ hội nó không có nhiều. Cái thích của mình nó chỉ vừa đủ tạo ra cái ghét thôi. Trong kinh nói trên đời này mà có ‘toại nguyện’ là chỉ có Chư Thiên thôi, muốn gì được nấy, chứ mang thân nhân loại thì không được. Trong kinh Hiền Ngu, Trung Bộ, nói phải lấy kinh ra mà nói bà con mới tin. Ở đây có cô Phượng bên Việt Nam mới qua, mỗi lần cổ nghe tôi giảng cái gì là cổ về cổ hỏi “Sư, cái đó hay quá, mà Sư nói hay Kinh nói?”. Như cái này tôi phân bốn hạng, bả ra bả thỏ thẻ bả tâm sự “Sư, cái đó Kinh nói hay Sư nói?”. Cái tôi mới nói tôi mà chế ra được cái đó tôi lên ‘tòa’ tôi ngồi rồi. Nhưng mà nếu có học giáo lý quý vị biết cái đó là tôi nói hay Kinh nói đúng không? Cách phân này các vị thấy có gom hết tất cả chúng sanh không? Hết sạch rồi. Làm sao tôi nghĩ ra được cái đó. Thì kinh Hiền Ngu Đức Phật nói thế này “Này các tỳ kheo, vua chuyển luân thánh vương (đọc Chánh Tạng còn phải đọc thêm chú giải. Trong chú giải nói thế này). Chuyển luân thánh vương có ba trường hợp. Một là Kim Luân Vương. Hai là Ngọc Luân Vương. Và ba là Ngân Luân Vương”. Ngân Luân Vương là cái ông chuyển luân vương mà ổng chỉ cai trị có cái hành tinh này thôi. Mà ổng là ai? Các vị có nghe chữ Đế Vương Hoàng không?

Ông Đế, rồi ông Vương, ông Hoàng. Thí dụ như chúa Nguyễn Vương, rồi Tam Hoàng Ngũ Đế bên Trung Quốc. Đế là ông vua cao cấp nhất có sức ảnh hưởng nhiều nhất. Còn Vương là căn cứ một vùng nhỏ. Hồi xưa ở bên Tàu ông nào có công nhiều thì vua ban cho làm vua một cõi, một góc riêng, mấy ông đó gọi là vương hết. Còn ông Hoàng là lớn hơn ông Vương. Ông Đế với ông Hoàng là một, nhưng mà ông nào quyền lực nhiều, đức độ nhiều, ảnh hưởng nhiều, cũng là Hoàng đó nhưng mà ông đó được gọi là Đế. Hoặc là họ kêu chung Hoàng Đế. Trong nhân loại của mình cứ mỗi một vùng lớn, vùng bé, có một ông đứng đầu, mình gọi là ông vua hoặc lãnh chúa. Nhưng Chuyển Luân Thánh Vương là sao? Tức là lâu lâu trên hành tinh này xuất hiện một con người đủ ba mươi hai tướng tốt như Đức Phật vậy. Lâu lâu có một con người như vậy. Mà ở đâu ra con người đó? Là trong ngàn triệu ông vua có một ông mà tu tập nhiều đời. Ông Ngân Luân Vương ổng cũng có ba mươi hai tướng tốt. Mà ba mươi hai tướng không phải ngẫu nhiên mà có. Mà thí dụ như ổng có cái tướng gót chân dài là do nhiều đời ổng giữ giới sát sanh, giữ giới bằng sát. Người có cái gót chân đặc biệt như vậy thì không có bị người khác làm cho tử thương, tức là không có chết do người ta đâm chém. Người có gót chân dài là đau thương bất nhập mà bất độc, bất xâm. Bất độc, bất xâm tức là mình không có đầu độc, mình bỏ thuốc không chết được. Rồi Ngài có cái tướng cái lưỡi Ngài nó dài hơn người bình thường, thì kẻ thù ghét mình bằng trời nghe Ngài nói, ghe cái giọng Ngài thôi là nó bị nhũn như bún thiêu vậy. Là vì nhiều đời Ngài chỉ nói cái lời cao ngôn mỹ từ thôi. Rồi nhiều đời Ngài không có nhìn ngang liếc dọc, thấy huých lườm liếc, chỉ nhìn người khác bằng cái lòng lành thôi, cho nên đời này sanh ra cái cặp mắt của Ngài đẹp hơn người bình thường. Kẻ thù muốn đâm Ngài cái nó nhìn mắt Ngài là nó muốn buông gươm, buông kiếm, nó bị nhũn ra. Tổng cộng là có ba mươi hai đại nhân tướng, có được từ ba mươi hai cái công đức. Trên người Ngài đầy hết, không có chỗ nào lõm xấu như người bình thường, là vì nhiều đời Ngài bố thí thức ăn ngon cho người khác, có gì ngon Ngài hay chia. Có nhiều người họ thảo ăn lắm, mà thảo ăn là sanh ra là người có lộc ăn. Tôi thấy nhiều người họ thảo ăn lắm, có gì một chút cũng kiếm chia, mà tới hồi cái quả nó trổ thì ai có gì ngon là nhớ họ đầu tiên. Tôi không biết tôi tạo cái nghiệp gì mà người ta là món ngon vật lạ mà tôi là vật lạ nhiều hơn món ngon. Chắc hồi đó mình cũng cho người ta cái gì ngộ ngộ vậy đó. Chè mà mình chang nước mắm hay cái gì không biết. Mà đời này sao tôi ăn nhiều thứ đồ lạ lắm, vật lạ nhiều, món ngon thì hiếm, có nhiều món không tên luôn. Ông Vũ Thành An ổng có mấy chục bản Không Tên, còn tôi tôi toàn ăn đồ ăn không tên không. Ngài nhiều phước lắm, cho nên anh phải tạo mấy chục cái công đức như vậy thì anh mới có đủ ba mươi hai tướng tốt. Mà cũng tạo ba mươi hai công đức như vậy đó, nhưng mà cái ông mà nhiều, dĩ nhiên phải có chênh lệch chứ. Cái ông cấp độ một, ổng nhiều nhất thì sẽ là Ngọc Luân Vương. Tức là khi mà ổng có đủ ba mươi hai tướng tốt thì có một ngày tự nhiên ổng nghĩ trong bụng “Có cách nào khiến cho mọi người đều làm lành lánh dữ, thương yêu nhau như anh em một nhà không ta?”. Tự nhiên có một ngày khiến ổng nghĩ như vậy. Ổng đang là hoàng tử mà tự nhiên ổng nghĩ như vậy “Có cách nào mà mọi người, thiên hạ gom về một mối không ta?”. Rồi suy nghĩ thứ hai “Muốn làm được chuyện đó là ta phải dùng sức mới giúp cho người ta được. Thiên hạ nó loạn lắm, mình phải là người tác động chuyện đó”. Khi mà ổng nghĩ được như vậy thì bước thứ hai là gì? Ổng nghĩ “Ta phải thay đổi mình thành một con người mới thì ta mới làm được chuyện đó”. Cũng chính cái phước nó khiến ổng nghĩ như vậy và cũng chính cái phước của ổng nó mới khiến ổng nghĩ đến cái chuyện là tự động ổng phát nguyện trai giới suốt bảy ngày. Các vị nghe các vị không tin, nghe nghĩ đây là chuyện phong thần nhưng tại các vị không có phước. Tôi nói cho các vị biết một chuyện, trong kinh nói khi mà cái phước nó đến nó khiến cho mình có những suy nghĩ, những chọn lọc thông minh. Bình thường mình không có thích mua nhà đất, mà tự nhiên bửa nay nó khiến làm sao, có người kêu mình “Alo, có cái nhà đó được mày mua không?”. Cái mình nói “Ờ, được đó. Mai mốt có giá bán lại hoặc tôi sửa cuối tuần tôi về đó ở một mình nó cũng mát”. Tự nhiên nghĩ vậy đó, mua xong ít bửa cái nhà đó lên gấp tám lần, hốt bạc. Do cái phước nó dục. Nhiều khi cái tội nó tới nó cũng giục cho mình nghĩ ngu nữa. Tự nhiên đang đi vậy change lane không thèm dòm, đang đi ngon tự nhiên muốn change lane, dứt ngang… rước đi luôn. Cái nghiệp nó tới nó giục cho mình có những quyết định rất là ngu. Tự nhiên à, tôi thấy cái đó có. Tự nhiên buổi sáng bình thường cái mình đi kiếm chuyện à. Bình thường bình bông nó vẫn nằm ở đó, tự nhiên bửa đó mắc cái chứng gì bà vợ bả gây “Cái nhà này ngộ lắm, ở đâu cũng bình bông hết, để vậy đó tôi bực mình lâu rồi tôi không có nói”. Mà cái bình nó đã nằm đây tám năm rồi. Mà chính bả là cái người thay bông, ổng chồng ổng chỉ có tội là ngày xưa ổng là người mua cái bình này thôi, và khi ổng đem về là bả đã đồng ý rồi, bả mới để đó mà chính bả là người đã trưng bông tám năm nay rồi. Mà tự nhiên mắc cái chứng gì mà bửa đó tự nhiên bả moi ra bả gây “Nhà ở đâu cũng bông hết, vướng tay vướng chân”. Hoặc có bửa bả gây thế này “Ông đó, ông mua đồ xài không có được”. Ổng tức “Tôi mua cái gì xài không được? Ai shopping mỗi tuần, you hay tôi” – “Ông đó, ông mua tùm lum hết!” – “You nói cụ thể đi, tôi mua cái gì?” – Bả dòm quanh “Đó, đó, cái bình chữa lửa nè, mua về đâu có xài đâu!” – Cái ổng hỏi “Bà muốn xài không? Tôi thấy muốn rồi đó”. Tức là cái cơn nó lên, cái nhà sắp có chuyện, cái tự nhiên nó giục cho nói ngu, trong khi cái bình chữa lửa là cái cần thiết mà tự nhiên gây nhau ma nó nhập tự nhiên nói “Ông mua tùm lum không xài được”. Ổng hỏi “Cái gì?”. Bà tìm không ra, bả thấy cái bình đỏ đỏ là bà chỉ. Cái ổng hỏi “Giờ bà muốn không? Đó là cái món đồ mà khi tôi mua tôi không muốn có ngày sư dụng, bà hiểu không? Đó là một trong những món mà tôi mua tôi không muốn có ngày sử dụng”. Thí dụ một món nữa là … , lúc mình mua mình có muốn có lúc dùng không? Mặc dù mua là để có chuyện dùng nhưng mà không muốn dùng. Có những cái món mình mua nhưng mình không có muốn có dịp xài. Thí dụ như thuốc cảm, tiện tay thì mua nhưng tôi không muốn có dịp tôi uống thuốc. Nó đâu phải kẹo đâu mà buồn buồn vợ chồng mỗi đứa một nắm, nó đâu có đâu. Mà tôi bày cho, thí dụ hiểu chậm quá kiếm cái loại … đứa một nắm. Cái ông Ngọc Luân Vương sau bảy ngày trai giới tự nhiên có một cái bánh xe bằng ngọc tự nhiên nó xuất hiện trên tay ổng. Ổng chỉ cầm trên tay ổng nói là Dallas, ổng có mặt ở Dallas. Ngài muốn đi đâu Ngài chỉ cần cầm cái đó Ngài xoay. Nhưng vì Ngài là Ngọc Luân Vương với cái bánh xe ngọc đó Ngài đi ra khỏi cái hành tinh này. Chuyện này nó hơi phong thần, có nghĩa là Ngài không có bị ảnh hưởng bởi vấn đề khí quyển và áp lực trái đất, atmosphere và gravity. Nhưng mà chỉ cần mình hiểu nôm na là cái ông đó ổng phước nhiều.

Còn cái ông Kim Luân Vương cũng làm y chang vậy nhưng mà bánh xe bằng vàng, chỉ đi được có hai hành tinh, Trái đất này và một cái hành tinh nữa, hành tinh mà có người ở mà khoa học bây giờ chưa tìm ra cái đó, nó xa. Còn cái ông thứ ba, tệ nhất là Ngân Luân Vương, cái bánh xe bằng bạc, ổng chỉ có ở đây thôi, ổng chỉ đi xa nhất trong Trái đất này thôi. Và Ngài nói rằng “Này các tỳ kheo, ba vị chuyển luân vương vị nào cũng ba mươi hai tướng tốt, và vị nào cũng đẹp hơn người bình thường, và vị nào cũng sống lâu hơn người bình thường, và vị nào cũng có những món báu vật như là ngựa báu, voi báu. Con voi, con ngựa có thể đi vòng quanh Trái đất kịp để vua ăn sáng. Và nữ báu, là khi các vị này làm chuyển luân vương là Chư Thiên sẽ đem tới cho các vị một người con gái mà không quá cao, không quá thấp, không quá trắng, không quá đen, không quá mập, không quá ốm, người tự nhiên có mùi thơm, không xài tới mỹ phẩm và lòng nàng chỉ biết có vua, nàng không nghĩ đến người khác. Tướng quân báu là một vị tướng có khả năng hành quân rất giỏi, không có cần động dao động kiếm mà vẫn có thể chinh phục được đối phương bằng cái mưu trí của mình. Và cư sĩ báu, vị này có khả năng là bất cứ chỗ nào Ổng cần (vàng) Ổng thò tay xuống là có. Vua có bảy báu như vậy”. Ngài nói rằng “Này các tỳ kheo, nghe tả như vậy các ngươi thấy chuyển luân vương rất là sung sướng. Nhưng mà ta nói rằng cái hạnh phúc, khoái lạc của chuyển luân vương có được chỉ là một hòn sỏi so với cái núi”. Tức là so với Chư Thiên, so với Chư Thiên ở cõi Đao Lợi thôi, thì hạnh phúc của chuyển luân vương chỉ là một hòn sỏi so với một ngọn núi thôi. Hạnh phúc của Chư Thiên nó khác với loài người xa như vậy. Rồi thì sao? Nó vô thường, sống hết tuổi thọ trên đó rồi thì bất định. Cái này phong thần, các vị có quyền không tin nhưng mà tôi phải kể hết. Có một vị đại lực tiên ông ổng có một ngàn cô tiên đẹp lắm. Mà trong kinh nói Chư Thiên họ không trãi qua giai đoạn nằm nôi bú bình như mình. Khi mình có phước ở dưới đây mình tắt thở là mình có mặt trên cõi trời y như mình nằm ngủ rồi giật mình thức dậy vậy. Tự nhiên mình đang ngủ mình nghe thơm ngát, mát lạnh, du dương, mình mở mắt ra mình biết mình đang ở cõi trời. Tất cả các vị có mặt trên cõi trời đều có dung sắc của một người trưởng thành. Và cứ giữ dung sắc đó đến ngày chết chứ không có già đi. Ở đó không có bệnh, không có bị những thứ như ruồi, muỗi, đau lưng là không có. Họ giống như là sương khói. Mà cái này mới rùng rợn là một ngày nào đó họ cảm thấy mệt mỏi, trong cái hình dáng sương khói đó họ cảm thấy mệt mỏi, họ thấy hào quang họ nó mờ, họ thấy những bông hoa trên người họ nó héo là họ biết họ sắp chết. Lúc đó mới lớn chuyện, cái ông tiên nào bình thường biết tu tập, biết Phật pháp, biết là ổng sẽ quay lại cái cõi này hoặc sẽ về cái cõi cao hơn hoặc là xuống cõi người cái gia đình nào ổng muốn. Còn ông nào thiếu phước, lúc đó ổng hoang mang không biết sẽ đi về đâu. Sợ lắm, sau khi sống mấy chục triệu năm sung sướng, thấy hoa héo, thấy hào quang mờ, thấy mệt mỏi, lúc đó mình biết mình sắp mất mình không biết mình sẽ đi về đâu.

Mình sống bảy chục năm, tám chục năm, hôm qua tôi có nói có bốn hạng người chết trong hoảng loạn, sợ hãi. Một là cái người trong cuộc sống thích hưởng thụ, khi chết tiếc nuối. Hạng thứ hai là coi nặng cái thân xác này, khi chết cũng hoảng loạn, sợ hãi. Cái hạng thứ ba là quá nhiều tội ác. Hạng thứ tư là làm quá ít phước báu. Mình sống mấy chục năm mình đã hoảng loạn. Quý vị tưởng tượng sống mấy chục triệu năm chỉ toàn hưởng thụ không, khi mình biết mình sắp chết, sợ dữ lắm. Cái hạng thứ tư này nó thấy hết mấy cái đó, nó biết, nó có học giáo lý nó biết hết mấy cái đó. Nó chán, nó không muốn sanh về cõi nào, nó muốn đi cho sớm thôi. Tôi nhắc lại lần nữa, tôi nói thiệt là chậm, tôi mong ở đây có người hiểu, không hiểu tại chỗ, thì về hiểu hoặc tháng sau, năm tới. Tôi nói thiệt chậm: chúng ta trong Kinh nói giống như con khỉ vậy, tức là mình cầm con khỉ mình liệng nó lên trên cây nó phải chụp một cái chỗ nào đó. Chúng ta thấy chúng ta hạnh phúc là do cái tiền nghiệp nó đẩy mình vào đây và do cái tập khí phiền não nó khiến mình hễ mình rớt vô chỗ nào là mình thích chỗ đó. Tôi mong quý vị hiểu được chỗ này vì nó rất là sâu. Do cái tiền nghiệp nó đẩy mình rớt vào chỗ nào đó, rồi do cái phiền não nó khiến cho mình rớt vào đâu thì thích cái đó. Dầu mình sanh ra trong một hình hài tật nguyền, một gia đình khó khăn, nghèo khổ thì mình vẫn thích được làm người, thích được sống. Có đúng không? Tôi nói có đúng không? Dầu tật nguyền, xấu xí cấp mấy ai cũng tham sống sợ chết hết. Người khùng, người điên họ ăn họ biết ngon không? Biết chứ. Bằng chứng là đưa đồ dở nó không ăn. Mà nó khác mình ở chỗ là, mình không thích mình cũng tỏ ra lịch sự, còn nó không thích nó phun cái phẹt. Do tiền nghiệp mà mình có mặt ở một cảnh giới nào đó. Do phiền não khiến cho mình đam mê cái chỗ mà mình có mặt dầu cho cái chỗ đó không ra gì hết. Bước thứ ba, do cái nghiệp phiền não mình đam mê bản thân mình vô điều kiện. Hồi mình dậy thì mình thấy mình đẹp. Tới hồi mình có chồng rồi, mình bệ rạc hơn chút, mình cũng thấy mình đẹp. Lớn một chút nữa, sa sút, xuống cấp, không còn đẹp nữa, đập hết xây lại. Có không? Tới lúc bảy chục tuổi mình cũng ráng nghĩ mình đẹp nên mới đắp, mới tô tùm lum. Đúng không? Nói thiệt, đừng có nói dóc. Nếu mà anh nói với tôi anh không đẹp vậy anh đeo tùm lum làm cái gì? Anh đeo vòng, vàng, nhẫn, anh đeo cho ai? Tôi đang nói thuyết pháp làm ơn cho tôi nói thiệt, đừng có buồn. Mà nó khổ là quý vị khoái các vị mà nói ngọt “Hay quá, bà con hay quá. Bà con có phước báu, có duyên lành mới gặp mặt nhau ở đây nè”. Cứ toàn nói ru không à, mà không chịu nói thiệt. Hôm nay mình nói hết lời ra luôn. Có nghĩa là do tiền nghiệp mình có mặt tùm lum ở cõi này cõi kia. Thứ hai là do tham ái mà sanh ra ở đâu mình thích ở đó. Thứ ba, do nghiệp tham ái mà mình đam mê bản thân mình vô điều kiện. Và cái thứ tư, là do nghiệp phiền não hiếm người nghĩ đến cái chuyện giải thoát cái mình đang có. tại vì sao? Vì kẹt cái thứ ba, do thích một cách vô điều kiện cho nên mình không có nghĩ đến cái chuyện giải thoát khỏi nó. Có nghĩa là do cái tiền nghiệp mình có mặt trên cái bàn này nhưng mà do cái nghiệp tham ái nó khiến cho mình thấy cái bàn này nó đã đời lắm. Chính vì cái chỗ mình thấy nó hay cho nên mình không có nghĩ được cái chuyện mình rời cái bàn này mình đi. Cho dù nó là vũng sình, là đầm lầy, mình mà vô đó rồi mình thấy nó là tất cả. Trong kinh nói trong vô số kiếp luân hồi làm trâu, làm chó, làm heo, làm ngựa, làm người, làm trời, có một cái kiếp nào đó tình cờ mình nghe được mấy câu nói này, mấy câu nói nãy giờ. Nếu lúc đó mình có phước nhiều mình nghe câu này mình đi tu liền. Còn mình phước ít mình chỉ nghe rồi mình để nó nằm ở đó. Phải qua nhiều nhiều nhiều kiếp nữa có người thứ hai nói lại cái câu này nữa nó mới đậm hơn một chút. Còn cái chuyện bao lâu các vị nghe lại lần thứ ba? Bao lâu thì tôi nói không được. Cô Nga này hai ngàn kiếp cổ nghe được một lần. Cô Loan tới sáu ngàn kiếp cổ mới nghe được một lần. Có nhiều khi có người nói mà lúc đó mình không thèm hiểu. Rồi có lúc mình đủ sức hiểu thì không có đứa nào nó nói. Cho nên trong Kinh nói có những cái điều đại bất hạnh là khi Phật ra đời mà mình không được mang thân người hoặc làm người ở cái vùng biên địa. Nguyên cái hành tinh này nó chia ra làm hai vùng cư trú. Vùng một gọi là (Pali) là vùng biên địa, cái vùng mà không có ánh sáng văn minh soi rọi, cái vùng mà hàng tứ chúng Tăng, Ni, Phật tử không có lui tới. Cái vùng thứ hai gọi là (Pali) là vùng trung thổ, gọi là vùng văn minh. Văn minh gồm có hai là văn minh vật chất và văn minh tâm linh. Văn minh vật chất nó tệ thiệt nhưng ít ra nó cũng đỡ hơn vùng bán khai mà tốt nhất là vùng văn minh tâm linh. Trong Kinh nói Trái đất mình nó theo chu kỳ, có lúc trung tâm văn minh nó nằm ở đâu, nó cứ chạy vòng vòng, có lúc ở đây, có lúc ở kia. Nó khổ ở chỗ là có trung tâm văn minh nó lại chia làm hai là văn minh tâm linh và văn minh vật chất. Và các vị cũng thắc mắc là các nền văn minh đó nằm ở đâu? Dạ lục đại cũ xưa nó chìm xuống biển và cái mới nó trồi lên. Và cứ không biết bao nhiêu hằng hà xa số kiếp mà nghe lại cái đó một lần. Rồi mình bỏ qua. Rồi lâu lâu có cơ hội làm người mình chun lên nghe được một cái nữa. Rồi mình bỏ qua. Cái nghe đó nó lặp lại nhiều lần rồi đến khi gặp Phật, Phật ra đời, Phật nói lần nữa cái mình đắc. Rồi có nhiều người họ làm trâu, làm chó, họ cũng có cái căn tánh bồ đề nhưng mà bây giờ nó đã mang cái thân đó rồi. Nên ngay bây giờ Phật pháp còn ở đời nhưng mà bây giờ họ vậy đó, họ làm con này con kia là thua. Tôi nói thiệt là chậm chỗ này: Do cái nghiệp quá khứ mà bây giờ mình có mặt ở nơi nào đó và do cái nghiệp tham ái, phiền não cho nên mình thích cái này, ghét cái kia. Và cũng do nghiệp tham ái mình có mặt ở đâu là ôm chặt chỗ đó. Tôi hỏi cái này có lẽ các vị đồng ý. Vàng với kim cương nó quý bởi vì nó hiếm đúng không? Nếu bây giờ có một cái hành tinh nào đó vàng với kim cương nó nhiều hơn sắt và đồng, thì ở đó đồng với sắt nó quý đúng không? Có nghĩa là cái mà mình thấy quý nó rất là tương đối. Chưa hết, cái này mới phũ phàng. Tối nay về mở cái hộp nữ trang ra coi, nó đau ở chỗ là cái Rolex, rồi mấy cái vòng, nhẫn, xuyến trong đó, nếu để yên đừng đập phá nó thọ hơn mình đúng không? Còn phải không? Nghĩ đến nản lắm. Nản lắm! Có nghĩa là mình biết mình sống không bao lâu nhưng mà luôn thích xài đồ bền. Có những cái món bền đến mức mình không nghĩa lý gì đến nó hêt. Cái bàn (solid wood) nếu mà không có đập phá nó, nó vài trăm năm tỉnh bơ. Bên Thụy Sĩ nó có mấy cái lâu đài xưa, mấy cái cầu thang gỗ là ba, bốn trăm tuổi, bây giờ nó bị lỏng rồi là do nhiệt độ khiến nó co rút, co giãn nên nó lỏng nhưng mà nó vẫn chắc khừ. Rồi có những castle mà tôi tới nó cất đẹp lắm, bên ngoài nó tròn vo mà bên trong chính giữa là cái sân, cái sân nó lót đá granite dày mà người ta đi riết nó mòn nó bóng luôn, mấy trăm năm đó, không biết bao nhiêu thế hệ sơ, cố, nội, cha, ông sơ, ông sờ, ông xẩm, ông xít, cháu, chắc, chút, chít, chót, chét, nó đã sống ở trong đó bây giờ nó đi hết rồi mà cái nhà đó vẫn còn. Mình thấy đời mình rất là phù du và rất là trẻ thơ, khờ dại lắm. Mình đi đầu tư những thứ mà mình sống không bằng nó. Nhìn cái đó nản lắm. Tôi nhắc lại do cái nghiệp quá khứ mà bây giờ ta có mặt ở đâu. Thứ hai do cái nghiệp phiền não, sanh ra ở đâu là bám chặt chỗ đó mà tưởng cái đó là hay lắm. Như nguyên cái bộ phụ kiện trên người bà đó, bả vừa ý bả mới mặc đúng không? Chứ bây giờ bả tháo ra bả cho hết, tôi không lấy một món quý vị biết không? Cái khăn màu xanh xanh, cái áo màu tím tím, cái quần bò, cái vớ… (không phải tôi chê, tôi đang ví dụ thôi. Cô có tin là cô cho tôi không lấy không?) Nhưng mà ba khoái bả mới invest nó. Nguyên cái bộ trên người của cô Vy Nga tôi không có thích. Tôi tìm ở đây có cái nào tôi thích không. Không có. Tôi chỉ thích cái túi da kế bên quý vị thôi bởi vì trong đó có cái tôi cần. Nguyên một rừng người thế này mà đồ trên người quý vị tôi không có thích cái nào hết. Vậy mà, vậy mà sao? Trời ơi, quý vị phải đi shopping biết bao lâu mới có chừng đó đồ đem đến đây diện. Đâu có dễ! Tại sao mà Việt kiều khoái đi chùa, tại sao khoái đi ăn phở? Tại vì đó là chỗ duy nhất để khoe đồ. Mua về bắt thằng chồng nó coi à, chỉ có chùa thôi, chỉ có đi đám cưới thôi. Chứ trong nước nhiều chỗ khoe lắm, Sài Gòn cứ đi bơ bơ ngoài đường, có nhiều đứa nó ganh tị và ngưỡng mộ. Chứ ngoài ra Tây nó coi như rác. Tây nó thấy mình ngày thường mặc đồ đẹp nó tưởng mình khùng nữa, nó tưởng mình quên uống thuốc. Cho nên là cứ vô chùa, chỉ cái lễ bình thường, chủ nhật thôi là đã chơi từ trên xuống dưới, trang bị tận răng. Mới mua được cái đồng hồ mới cứ lật ra coi hoài, coi giờ. Rồi đeo cái nhẫn bự, vô chùa hỏi ai có uống nước chanh không mà cái tay cứ ngoắc ngoắc. Cái bà nào hỏi uống nước chanh không, tôi hay dòm bàn tay bả lắm. Một là bả khoe nhẫn, còn hai là bả rửa móng, mỗi lần bả nặn chanh là bả rửa móng, cứ mỗi lần tôi được một ly là cái móng bả sạch. Ớn muốn chết luôn! Thấy gớm! Tôi đang nói cho quý vị cười để quý vị đừng có ngủ nhưng tôi đang nói một chuyện rất là nghiêm túc. Do tiền nghiệp thiện ác mà ta có mặt ở nơi nào đó. Và do nghiệp tham ái, tập khí sanh tử nhiều đời lọt vô đâu là bám chặt chỗ đó. Mà nãy giờ tôi đã nói rồi, mỗi người có một kiểu bám mắt cười lắm. Xấu hoắc mà cũng mặc, mà tôi biết cái đó nó không có rẻ, nó cashmere đó, mà nó làm xấu hoắc à. Mà cũng mê đắm, rước về thờ phụng cho bằng được. Đi đâu khoác lên với tất cả sự hãnh diện, hy vọng người ta ngưỡng mộ và ganh tỵ. Rất là nhiều thứ của thằng Tèo mà thằng Tí nó ngửi không vô, mà thằng Tèo nó thấy sung sướng và hãnh diện. Các vị thấy con công nó xòe cánh sung sướng mà các vị có biết tôi sợ cái lông công vô cùng. Cái lông công mà nó quẹt vô mắt nó hư mắt các vị biết không? Nó độc còn hơn cái gì. Nên một trong những cái mà bậy nhất là ngày xưa cái quạt lông công để quạt cho ông vua, rồi quẹt vô mắt là nó đui. Lông công nó độc hơn cái gì. Có những cái mình bậy mà mình không có biết. Cho nên là nhiều khi mình sống chung với cái nó hại mình. Mà nói theo trong Kinh là “Chúng sanh phàm phu có khuynh hướng chối bỏ, xoay lưng với đường sống mà thích tìm về nẻo chết”. Hồi đó tôi nhỏ tôi đọc cái đó tôi không hiểu, bây giờ tôi mới hiểu. Tức là mình cứ tìm những chốn đoạn trường mình đi, mình cứ lựa cái gì hạt mình mình đi không. Vì sao vậy? Một là do vô minh hướng dẫn sai đường. Hai là do ác nghiệp quá khứ. Ác nghiệp nhiều hơn thiện nghiệp đúng không? “Dạ đúng”. Trí tuệ và vô minh cái nào nhiều? “Vô minh”. Giữa ác nghiệp, thiện nghiệp thì ác nhiều hơn. Vô minh cộng với ác nghiệp nó khiến ta lựa toàn đồ độc không. Nói phải có khoa học chứ còn bắt người ta phải nghe là không được. Phải hỏi ra từng điều từng điều như vậy người ta mới thấy Phật nói cái đó. Cứ ngồi nhâm rnhẩm từng cái giống như con nít học tiểu học vậy. Ác nhiều hơn thiện, mà hễ ác nhiều hơn thiện thì trong cái ác nó có vô minh đúng không? Mà trí tuệ nó nằm trong cái thiện đúng không? Rất là toán. Mình nhớ ác nhiều hơn thiện vây thì vô minh nó nhiều hơn trí tuệ. Mà nếu ác nhiều hơn thiện thì mình tạo nhiều cái tội hơn cái phước. Mà nếu tội nhiều hơn phước mà cái vô minh nó nhiều hơn trí tuệ thì cái tội nó cộng với vô minh thì nó dắt mình đi tầm bậy, nó dắt mình chọn toàn là tầm bậy không. Còn cái gì nữa? Ở đây không phải tôi hù quý vị mà tự quý vị về quý vị suy nghĩ coi có đúng như vậy không. Học Đạo phải xài cái đầu. (1:09:08)

10/09/2020 – 07:27 – hongha7711

Nếu có người hỏi tôi cái đời sống nào hạnh phúc nhất? Tôi nói đời sống hạnh phúc nhất là đời sống của một hành giả Tứ Niệm Xứ. Và sẵn đây tôi nói luôn, trên đường tới đây tôi muốn giảng sơ, ôn sơ lại bốn hạng người, hạng thứ ta. Sáng nay tôi đặc biệt giảng về bốn cái pháp gọi là Truyền Thống Thánh Nhân… Bốn Truyền Thống Thánh Nhân là gì? Bốn nhưng mà gom có một thôi tại trong Kinh nói rộng chứ thật ra cái đó có một thôi. Bốn truyền thống đó là gì? Là khả năng biết đủ trong ăn, mặc, ở, thuốc men. Chỉ bấy nhiêu đó thôi, gọi là truyền thống thánh nhân. Mà nếu tôi không giải thích bà con biễu môi nói “Cái đó có gì sâu?”. Không! Nó sâu như biển. Cái chuyện biết đủ trong ăn, mặc, ở, thuốc men. Tại sao lại có thuốc men ở đây? Vì theo trong Kinh Đức Phật dạy đó là bốn nhu cầu tối thiểu của một con người, thiếu là chết liền. Nó sâu ở chỗ mình phân tích từng điều mới khiếp. Ngài dạy nhu cầu vật chất của chúng sanh nên dựa vào đâu? Nên dựa vào đời sống của một vị tỷ kheo. Tỷ kheo có nhu cầu như thế nào thì cái nhu cầu đó được xem là nhu cầu căn bản nhất của chúng sanh. Một là ăn, hai là ở, ba là mặc, bốn là thuốc men. Một người cư sĩ hỏi tôi “Sư ơi, con muốn tu hành con phải sống làm sao?”. Tôi sẽ nói thế này “Cứ theo cái đời sống của tỳ kheo rồi gia giảm là nó ra một đời sống cư sĩ hoàn hảo”. Ăn đủ no và healthy, đó là tiêu chuẩn ăn của một tỳ kheo. Đủ no là sao? Một ngày thức ăn đủ cho cơ thể mình chỉ cần một bữa chánh thôi, còn nêu thêm nhiều lắm là một bữa điểm tâm nhẹ buổi sáng, còn buổi chiều nếu có nhu cầu thì uống chút nước thôi. Cái đó là khoa học nói chứ không phải Phật nói. Là cơ thể của mình mỗi ngày nó chỉ cần một bữa ăn chính đàng hoàng, thêm chữ ‘đàng hoàng’, lành mạnh. Buổi chiều những vị có nhu cầu đặc biệt thì họ dùng một chút tinh bột để cho nó dằn cái bụng vậy thôi. Chuyện ăn ở trong Đạo Phật là gì? Đủ sống và lành mạnh. Cái lành mạnh rất quan trọng vì bạ cái gì ăn nấy thì lăn ra chết. Đủ sống, đủ nuôi mạng một ngày và lành mạnh. Thứ hai là mặc. Mặc để đáp ứng hai cái nhu cầu thôi. Một là che thân, hai là giải quyết được vấn đề nhiệt độ nóng lạnh, nóng quá mình phải mặc thích hợp, lạnh quá phải mặc thích hợp. Tức là mặc chỉ giải quyết hai chuyện, một là che thân hai là nhiệt độ. Hết. Ăn là để đủ nuôi thân và lành mạnh. Còn mặc là đủ để che thân và thích hợp nhiệt độ. Cái thứ ba là ở. Ở là chỉ giải quyết hai cái điều kiện thôi. Một là giải quyết nhiệt độ, nhờ cái nhà mình mới tránh được cái nóng cái lạnh. Thứ hai, là có chỗ để mà tu tập. Tôi đang nói về tỳ kheo, về người tu là vậy đó. Tức là mỗi một nhu cầu chỉ đáp ứng có hai chuyện thôi. Nhớ không? Ăn là đủ nuôi thân và lành mạnh. Mặc là che thân và giải quyết vấn đề nhiệt độ. Ở là giải quyết vấn đề nhiệt độ và có cái chỗ để dưỡng tâm. Trong Kinh nói cái này mới ghê “Nhà là chỗ náu mình cho thân và cũng là chỗ náu mình cho tâm”. cái trú xứ nó quan trọng lắm. Nếu mà nguyên căn nhà đó nó không nằm được trong chỗ thanh vắng thì căn nhà đó phải có một cái phòng để khi mình cần mình chui vô trong đó ngồi thiền. Chứ các vị than với tôi “Giờ hoàn cảnh vợ chồng con chỉ mua được căn nhà ở đây không mua được chỗ khác, Sư bắt con phải kiếm chỗ thanh tịnh”. Đâu ai bắt đâu, nhưng mà trong nhà phải có một cái góc nào đó không có đồ đạc, sạch sẽ, thông thoáng, có nắng, có gió, không ẩm mốc, nặng mùi, và đủ thanh vắng. Và sẵn tôi nói luôn, bỏ đi cái đầu tôn giáo. Cái phòng có chút xíu, nhiều lắm là một bức hình nhỏ trên tường thôi, ở dưới là mấy cái tấm trải ngồi. Đừng có cái phòng bằng lỗ mũi mà để cái tượng bằng cái lu. Rồi bông hoa, nhan, đèn nghi ngút, tôi lạy mấy bố! Ngu vừa vừa thôi. Xách cái đầu tôi giáo vô mấy chỗ đó không có tu hành được, mà sao ngu quá bao nhiêu thế hệ không thấy cái đó. Đốt khói nhang nó độc hơn cái gì. Mà cái phòng có chút xíu mà bày nhiều quá thì quét dọn không được, quét không được thì bụi, muốn quét dọn được thì rất là cực. Thiền đâu không thấy mà mất thời gian lau dọn, mà lau dọn những thứ ruồi bu kiến đậu. Cúng thức ăn, một chén nước, một chén gạo, rồi bình bông, tượng lớn, tượng bé. Người Việt mình có nhiều người ngộ lắm, không biết xếp nó vào chỗ nào thì đem lên bàn thờ. Đi vô chùa người ta cho cái tượng Phật nhỏ, về không biết để đâu, phòng khách không được, phòng ngủ không được, Cho vô bàn Phật. Có cái xâu chuỗi, đẹp thì đeo mà nếu xấu quá không biết bỏ đâu thì cho vô bàn thờ. Cái gì mà xài không được đem bỏ lên bàn thờ. Bên Thụy Sĩ tôi có biết một cái nhà Phật Tử, bả thở Phật mà lúc tôi tới tôi tụng kinh, tôi hỏi “Mình lạy cái nào cô?”. Nguyên một cái bàn thở, Phật bây lớn, cái bình bông cũng bây lớn, tượng ông Địa cũng bây lớn, cái dĩa bánh cũng cao bây lớn, hộp trà, Phúc Lộc Thọ cũng cao bây lớn, tôi vô nhìn rồi giờ mình tụng cái nào. Bàn thờ không có lớn, cao chừng một mét, bề ngang chừng tám tất. Tôi thấy bả ghim cây nhang, tôi hỏi “Ngài ở đâu?”, tôi kiếm như con thơ tìm mẹ, thấy Ngài chìm ở trong cái cõi chợ đời ô trượt đó: trà, bánh in Mai Hiên, Rồng Vàng bánh đậu xanh… Ngài nằm chung trong đó. Tôi nhìn mà tôi đau quý vị bởi vì Mẹ tôi nằm lẫn trong đó. Con thơ tìm mẹ. Và từ cái nhà đó đi ra mới thấy mình còn thương Phật bởi vì nếu bả thờ đàng hoàng tôi đâu có nhớ Phật dữ dội vậy. Mà nhờ bả ém Ngài vô một cái gọc chợ đời đầy ô trượt tôi thấy Ồ! thì ra mình thương Ngài. Hay! Gợi nhớ ở mức độ rất cao! Cho nên cái chỗ trú xứ của người tu nếu được một chỗ thanh vắng hoàn hảo. Có một khu vườn, một địa điểm, một chỗ ở hoàn hảo, good location thì quá tuyệt. Còn nếu không thì làm ơn cho xin một căn phòng tĩnh tâm. Cái trú xứ ấy không phải chỉ là chỗ náu thân cho mình mà còn cho cái tâm của mình nữa. Cho nên nhắc lại bốn cái truyền thống thánh nhân là gì? Một là cái nhu cầu về ăn là chỉ giải quyết có hai chuyện thôi, là đói no và sức khỏe. Mặc là chỉ giải quyết vấn đề nóng lạnh và che thân. Ở là chỉ giải quyết vấn đề nóng lạnh và chỗ náu mình. Thuốc men thì tôi khỏi giải thích rồi. Cơ thể mình suốt ngày kiếm chuyện thì mình phải giải quyết rồi. Mà tại sao bốn cái này nó sâu? Khi anh hạn chế được càng nhiều, anh bớt được những cái nhu cầu thì anh mới khác được với loài sa đọa. Sử dụng một cách thông minh những nhu cầu thì bấy giờ mình đang từng bước xa rời bốn cõi đọa. Vì bốn cõi đọa nó không có khái niệm đó. Mấy cái loài đọa nó không có khái niệm đó. Thí dụ như ngạ quỷ, cả đời nó chỉ biết thiếu thôi. Tới Atula, cả ngày nó ăn rồi nó đi kiếm chuyện không. Rồi tới địa ngục, suốt ngày nó nằm trong cái chảo dầu cháo quẩy, tôi hỏi các vị nó nóng cỡ đó làm sao nó quỡn mà nó nghĩ đến chuyện khác, nó nóng dữ lắm. Rồi tới súc sanh là miễn bàn rồi, súc sanh là nó thích cái gì là nó gục vô trong đó. Chỉ có con người mình thôi, con người mình có hai nhu cầu, một là nhu cầu tâm linh và hai là nhu cầu vật chất. Nhu cầu tâm linh là phải đi đúng đường. Nhu cầu tâm linh gồm có hai là nhu cầu nhận thức và nhu cầu hành trì. Nhu cầu tâm linh có ở loài thấp không? Chỉ riêng cái vụ này là thấy khác cái loài đọa rồi. Rồi qua đến vật chất, loài người với nhu cầu vật chất thì sử dụng một cách thông minh. Ngay lúc mình ăn là ăn kiểu con người chứ không phải ăn kiểu con thú. Mình ăn để nuôi thân để có sức khỏe làm việc hữu ích cho mình, cho người. Nói chung nhu cầu vật chất chỉ hỗ trợ cho nhu cầu tâm linh. Từ cái ăn, cái mặc, cái ở, cho đến thuốc men chỉ để hỗ trợ cho nhu cầu tâm linh thôi. Mà loài súc vật nó không có nhu cầu tâm linh, cho nên nó chỉ còn lại nhu cầu vật chất và cái nhu cầu vật chất của nó rất là phàm, rất là tục, người ta kêu là phàm ăn tục uống. Trong khi con người mình có cả hai nhu cầu vật chất và tâm linh. Và nhu cầu vật chất của mình chỉ hỗ trợ cho nhu cầu tâm linh. Nhu cầu tâm linh gồm có hai đó là nhận thức và hành trì. Còn nhu cầu vật chất của mình vì nó là nền tảng cho nhu cầu tâm linh nên nó được sử dụng một cách thông minh ở mức độ cần và đủ. Cần là thiếu không được, còn đủ nghĩa là không thiếu không dư. Bây giờ quý vị mới thấy bốn cái này nó sâu cỡ nào chứ còn cứ nói “Mình tu mình phải đơn giản nghe con!”. Nói vậy là cạn, phải xé cho nó banh chành ra như vậy. Còn các vị hỏi tôi “Kinh nào nói vậy Sư?”. Dạ kinh Sa Môn Quả, kinh Trường Bộ, bài số hai, nói như nãy giờ tôi nói đó. Bây giờ mình xé ra mình mới thấy nhu cầu vật chất nó lớn chuyện quá.

Con người khác con thú ở chỗ là con người có đến hai nhu cầu, vật chất và tâm linh. Nhu cầu tâm linh gồm có hai thứ là nhu cầu nhận thức và nhu cầu hành trì. Còn nhu cầu vật chất gồm có bốn” ăn, mặc, ở và thuốc men. Nhu cầu vật chất là nền tảng cho nhu cầu tinh thần, nhu cầu tâm linh. Do đó nhu cầu vật chất của con người phải khác so với con thú là vì sao vì cái ăn của con người chỉ giải quyết có hai chuyện thôi đó là nuôi mạng và healthy. Còn nhu cầu mặc là chỉ giải quyết vấn đề nóng lạnh và che thân. Còn nhu cầu ở là chỉ giải quyết vấn đề nóng lạnh và chỗ náu mình, náu tâm. Có hiểu chữ ‘náu’ không? Náu là ‘u’, còn Náo ‘o’ là ồn ào, tu riết thay vì ‘Bát Nhã’ nó chuyển qua ‘Bát Nháo’ là cái chỗ đó. Có hiểu bát nháo không? Cái Náu ‘u’ là cái chỗ ẩn nấp, cái shelter. Còn cái Náo ‘o’ là noisy. Các vị nghe chữ ‘lao xao’ các vị hiểu nó có nghĩa là gì? ‘Lao xao’ tiếng Việt là gió thổi lao xao, nhưng mà ‘lao xao’ tiếng Anh có nghĩa là gì, là um sùm, noisy…

Sáng nay tôi giảng về bốn nhu cầu vật chất, các vị nghe các vị thấy thất vọng vì nó cạn quá. Nhưng mà không nó rất là lớn chuyện. Nên nhớ vũ trụ này không có cái gì nó cạn hết mà tại cái đầu mình nó cạn. Các vị có biết cái cục kẹo này mình bỏ ra năm chục năm nghiên cứu mà mình vẫn còn chuyện đê nghiên cứu không? Năm chục năm nghiên cứu cái này cũng không hết. Bây giờ tôi nói các vị nghe, trong đây nó có mật, các vị đã hiểu biết gì về mật chưa? Trong đây nó có chanh, mình biết gì về chanh? Mình có biết cái tác dụng của chanh đối với bệnh ung thư chưa? Các vị có biết cái hột chanh nó lớn chuyện lắm. Rít nó cắn, lấy hột chanh cắt đôi áp lên nó rút nọc, các vị có biết không? Các vị có biết mật ong có khả năng kháng khuẩn không? Không có gì ướp xác, cứ đổ mật ong vô ướp xác thì một ngàn năm sau con cháu đem lên vẫn còn tươi tỉnh, đè ra đánh môi son, vẫn cười nhăn răng như thường. Nhựa thông và mật ong khả năng kháng khuẩn cực mạnh. Một vết thương không có gì sứt, lấy mật ong bôi lên. Còn kẹt quá đứt tay không có ancol, lấy nước hoa hoặc là lấy rượu wodka, mà nếu bôi lên vẫn còn đau thì uống luôn, uống nó bớt đau. Có cái ông đó ổng đi nhổ răng, ổng nan nỉ nha sĩ “Tôi là võ sĩ, tôi bự như vậy nè, tôi thấy máu tôi không sợ mà tôi thấy cây kim tôi sợ lắm. Nha sĩ cho tôi xin một miếng rượu mạnh thôi thì muốn nhổ gì nhổ”. Ông kia ổng vô ổng mới rót cho ổng một miếng. Ổng uống vô rồi ổng mới nói “Cái tướng tôi vậy mà có chút xíu vậy đâu có thấm”. Cái ông kia ổng rót cho miếng nữa. Cái ổng nói “Cho tôi xin một lần cuối cùng nữa thôi”. Ông nha sĩ vô rót lần thứ ba. Ổng uống xong ổng nói “Bây giờ thằng nào đụng tới tao, tao đập chết cha nó luôn!”. Có nghĩa là thuốc men phải xài chừng mực. Qúy vị biết có cái chữ rất là hay, ở trong tiếng Pali, rượu tiếng Pali kêu là (…) mà nó cùng một căn với chữ (…) có nghĩa là anh hùng. Rượu là cái uống vô làm cho một thằng hèn nó cũng gan nữa. Mà chừng khi nó tỉnh thì lại khác, nó hèn tiếp tục. Bốn cái nhu cầu vật chất nghe nó thường mà nó rất là sâu. Chỉ cần hiểu sâu nhu cầu vật chất đã là tu rồi. Tại sao tôi ăn? Vì ăn, ở, mặc và thuốc men là nền tảng, là điều kiện hỗ trợ cho đời sống tâm linh. Chính vì vậy trong cái ăn tôi chỉ giải quyết đúng hai nhu cầu thôi, đó là nuôi mạng trong một ngày và hỗ trợ cho sức khỏe dài lâu. Thứ hai, mặc chỉ để giải quyết vấn đề nóng lạnh và che thân. Ở cũng chỉ để giải quyết vấn đề nóng lạnh và chỗ náu thân, mà náu thân ở đây còn có nghĩa là náu tâm. Vì sao vậy vì cái chỗ ở nso hoàn toàn ảnh hưởng đến đời sống tâm linh của mình. Hồi nãy tôi còn kỹ lưỡng dặn dò, nếu không có một căn nhà, một good location, vị trí như ý thì tối thiểu phải có một góc riêng trong nhà và góc riêng đó tôi còn nói chi tiết là hạn chế những cái dấu ấn tôn giáo trong đó. Nhang đèn nghi ngút, trong phòng hẹp không nên đốt nến trong đó, toàn CO2 không, mà nhất là nến thơm. Ngu vừa vừa thôi, cứ thích toàn cái ngu không. Đốt nến, đốt hương không tốt. Thỉnh thoảng phải mở ra cho nó thoáng, dầu trời lạnh cũng mở ra một, hai phút rồi đóng lại ngồi thiền, tụng kinh. Hoặc là trong đó tập yoga, khí công. Mà tôi cũng nhắc luôn trong cái phòng thờ cũng nên thờ cái hình nhỏ thôi đặng lỡ mình có tập thể dục trong đó mình không thấy kì. Chứ còn mình thỉnh cái tượng Phật lớn, Ngài ngồi ở trên còn mình ở dưới mình mặc bộ đồ hai mảnh ưỡn ẹo, nó kì quá đi. Tôi chưa bao giờ mặc đồ hai mảnh hết, tôi thấy ngại, tôi không có mặc. Có thấy kỳ không? Ngài ngồi ở trên, mình ở dưới lăn lê bò toàn, mà ăn mặc nhìn nó ớn quá, đẹp cái gì, xấu hoắc, kiểu đó nó kỳ dữ lắm. Cho nên một cái người tu hành chỉ riêng định nghĩa về vật chất là bao nhiêu vấn đề giáo lý trong đó rồi. Và cứ nhớ thế này, loài chúng sanh cấp thấp nó không có đời sống tâm linh, nó không có nhu cầu phát triển tâm linh, là thấy đã khác mình. Thứ hai, ngay trong cái nhu cầu vật chất nó đã không có khả năng kiểm soát. Còn mình, mình cao cấp là vì bên cạnh cái nhu cầu vật chất, mình còn có nhu cầu tâm linh. Và trong cái nhu cầu vật chất đó nó vẫn luôn luôn trong sự kiểm soát và mọi thứ đều trong cái sự ý nghĩa, nó vừa healthful mà nó vừa meaningful. Xuất sắc cái chỗ đó. Nó vừa lợi ích, nó vừa có ý nghĩa. Mà làm sao trong cái ăn của mình nó đã là tu, trong cái ăn của mình nó đã có dấu ấn của trí tuệ. Trong cái mặc cũng vậy, mình mặc cái áo vô nó đã là dấu ấn của trí tuệ. Đó là lý do tại sao Đức Phật gọi rằng “Cái sự chừng mực trong nhu cầu vật chất là truyền thống của Thánh nhân ba đời”. Trong chú giải nói mới ghê “Bao nhiêu chư Phật, Tổ ba đời mười phương đều sống theo cái truyền thống này – chừng mực trong nhu cầu vật chất”. Vì sao? Vì đó là cái ranh giới để phân biệt sự khác nhau giữa loài cao, loài thấp trong chúng sinh. Lớn chuyện lắm. Chứ còn mình nói “tu hành là phải đơn giản, là phải bớt ham thích”. Tôi không thích nói cách đó mà phải nói tại sao? Tại sao phải đơn giản? Là bởi vì khi anh không có hiểu rõ cái chữ ‘cần’ và ‘đủ’, anh không khác con thú. Và bao nhiêu cái hệ lụy trong cuộc đời này nó đi ra từ cái chỗ mình không kiểm soát được nhu cầu vật chất. Có biết cái đó không? Nó lớn chuyện lắm. Mà ngộ là họ vô họ đòi nghe cái gì ghê gớm Tánh Không, Bát Nhã, tùm lum hết nhưng mà cái chuyện rất là nhẹ nhàng: ăn, ở, mặc và thuốc men họ không hiểu. Cho nên tại sao mà trong các thiền viện hò đề nghị mặc đồng phục. Có nhiều lý do lắm. Khi mà mọi người đều giống nhau mà đánh cái “beeng” lên ngồi thiền là mình mặc đồ rất là lẹ, chứ mình không có lựa, có gì đâu mà lựa, có nhiêu đó lựa cái gì? Chỉ lựa cái nào nó rách mông là mình không có mặc thôi, chứ mà hễ nó không rách thì cứ xỏ vô đi tới thôi. Còn cái thứ mà cho nó mặc thoải mái, mỗi lần nghe ngồi thiền một cái là nó lựa là cái dưới phải đi với cái trên, rồi nó gắn hai cái đeo bông, son màu nước hay son màu, rồi nó lựa kẹp, rồi nơ, băng đô,… nó làm ngồi thiền như đi múa lân vậy. Mất rất là nhiều thời gian. Còn đằng này, cái nhu cầu vật chất nó dừng ở mức cần và đủ. Chúng ta không có nhiều thời gian. Quý vị có biết tại sao tụi tôi đàn ông háo sắc mà thù đàn bà không? Tại các vị rất là mất thời gian. Kêu đi là cà rề cà rà, chẳng qua các vị ngó còn được nên chúng tôi còn nấn ná chút, chứ cái tội làm mất thời gian của quý vị khiến chúng tôi nản quý vị lâu lắm rồi biết không? Nó ớn lên tới cổ rồi. Không biết mình xấu hay sao mà làm lung tung hết. Mà ai nhìn? Không ai nhìn hết, một mình mình nhìn thôi. Cho nên biết được chuyện đó, chuyện đầu tiên là mình tiết kiệm được thời gian cho mình và mình không làm phiền người khác. Và thời gian tiết kiệm đó để làm cái gì? Biết bao nhiêu chuyện cần đến thời gian. Nhớ bao nhiêu đó thôi: Biết bao nhiêu chuyện cần đến thời gian. Đời mình trừ ra hai cái thời điểm ngu và ngủ thì còn lại không bao nhiêu hết. Ngu tức là từ một cho tới mười tám tuổi là ngu. Còn ngủ là lúc mình ngủ. Trừ thời gian ngu và ngủ ra thì phần còn lại rất là ít. Một phần ba thời gian là ngủ mà. Trong đời mình bảy mươi lăm năm là có hai mươi lăm năm là ngủ. Rồi trong khoảng bảy mươi lăm năm mình trừ thời gian mình ngu là mười tám nữa. Vậy nó còn lại bao nhiêu? Không bao nhiêu hết. Rồi chưa kể trừ thời gian mình bị bệnh, trừ những lúc mình buồn, mình giận, mình ghen tuông, mình sợ hãi, mình khổ tâm, mình mệt mỏi, mình bị stress, mình bị depress, trừ hết ra, thì cái giây phút mình thanh thản, mình tĩnh tâm, có trí tuệ, có từ bi không có nhiều. Cái đó chỉ ngồi làm một bài toán tiểu học nó ra hết. Tại sao hỏi “Làm thân người nó khó?”. Vì mang thân người mà có trí tuệ, có Phật pháp là đã tu bao nhiêu rồi, thì nói gì cái người không biết Đạo.

* Các bài Sư Toại Khanh (Tỳ Kheo Giác Nguyên) giảng tại Houson Hoa Kỳ năm 2020. Nguồn Vietheravada
Các bài viết trong sách

Trả lời

Từ điển
Youtube
Live Stream
Tải app