Cấu Trúc và Vận Hành của Thế Giới 3

Bài Giảng Sư Toại Khanh Houston 2020

Tôi đang nói đến hạng người thứ 4. Hạng thứ 3 là phàm phu tu thiền để giải quyết cái khổ trước mắt bằng cách là an lạc ngay đời này rồi chết sanh về cõi Phạm Thiên. Chúng sanh ở đời chia làm ba tầng. Tầng một là sống chết trong dục, tầng thứ hai là sống chết trong thiền, tầng thứ ba là nhàm chán cả dục cả thiền. Hai cái hạng đầu nó thuộc về ba trường hợp tôi vừa nói. Riêng cái hạng thứ tư họ thấy ba cái hạng kia không khá. Nhà cháy một đứa chui xuống sàn, một đứa chui vô nhà bếp, một đứa leo lên nóc, quý vị nghĩ có đứa nào khá hơn đứa nào không? Quý vị có nhớ vụ …, có người chọn giải pháp là nhảy xuống, mà nghe nói không có người nào sống hết, khoảng bảy, tám chục tầng cái đó chết sạch à. Mà cũng không cần nghe nói, mình đoán cũng ra. Lúc đó họ cũng hoảng loạn rồi. Tôi nhắc lại, nhà đang cháy, chui xuống sàn, hay là vô nhà tắm, hay là vô closet, hay là leo lên nóc đều là những cái chọn lựa không thông minh mà chọn lựa thông minh nhất đó là phải đi ra ngoài căn nhà đó thôi. Hạng bốn họ thấy như vậy. Họ thấy hạng một là chui xuống sàn, hạng hai là chui vô nhà tắm. Bây giờ họ thấy leo lên nóc là “an toàn” nhất, nó cháy sau, chết sau. Chỉ có cái ông hạng thứ tư này, ổng thấy không được, chui xuống sàn, gầm giường, vô nhà tắm hay là leo lên nóc, không có cái nào được nên ổng mới mở cửa ổng dọt. Nhưng mà trong cái đám mở cửa dọt đó có một số ra tới cửa rồi tiếc đồ quay trở lại, đó là chúng ta. Biết Phật pháp, biết hết đó, biết hành thiền là gì, biết tại sao phải hành thiền, hành thiền thế nào, biết hết, nhưng khi vừa chớm chớm có lòng tu thì tiếc quay trở lại. Cho nên trong hướng dẫn an toàn trên máy bay họ có ghi rõ là khi có chuyện thì phải tuân theo hướng dẫn của tiếp viên, mọi người thứ lớp trật tự tìm về ngõ thoát hiểm và điều đặc biệt là đừng tiếc nuối tài sản. Cách đây hai năm có một chiếc máy bay của Iran, nó hạ cánh khẩn cấp vì trục trặc máy móc, kỹ thuật. Khi hạ xuống như vậy nó phải cho mọi người đi ra bằng cửa thoát hiểm tức là nó bung cái cầu thang hơi. Người ta nói nếu mà ở Âu Mỹ thì không có điều gì đáng tiếc nhưng riêng cái vụ đó xảy ra ở Châu Á. Mấy bà mấy cô đang đi quay trở lại lượm mấy cái túi Lvis với Witchy. Khi bả quay lại như vậy đâm ra nó rối. Người ta đang nhảy xuống thì bả quay trở lại chỉ vì tiếc hành lý. Trong kinh nói rất rõ có trường hợp chúng ta phải biết hy sinh cái lợi nhỏ để được cái lợi lớn. Có lúc chúng ta phải bỏ đi vật chất để giữ lấy tứ chi. Tứ chi là tay chân. Có lúc phải hy sinh tay chân để mà giữ cái mạng. Đó là người không biết Đạo. Còn người biết Đạo, nếu cần thì phải bỏ cả cái mạng để mà giữ lấy Pháp. Bỏ mạng giữ Pháp là sao? Là khi thấy không thoát được rồi thì lúc đó tập trung chánh niệm coi coi nó chết kiểu nào, chứ lúc đó có cuốn quýt cũng vậy thôi. Và theo kinh nghiệm của các chuyên gia cứu hộ, cứu hộ là rescue đó. Họ cho biết một chuyện rất là Phật giáo. Họ nói tất cả trong mọi tình huống khẩn cấp, những người bình tĩnh có cơ hội sống sót cao hơn những người hoảng loạn. Quý vị biết chuyện đó không? Có nhiều người họ chết không phải vì tai nạn mà vì run quá, rồi giẫm đạp, hoặc là run quá nó nhồi máu cơ tim, lên máu, chết, có nhiều người chết oan ức lắm. Có ông đó bị bệnh tim ổng vô bệnh viện nằm. Trước khi ổng vô ổng có mua được tờ vé số trúng độc đắc. Người nhà muốn báo cho ổng biết để ổng vui mà sợ báo ổng nghe rồi ổng lên cơn ổng chết, mới suy nghĩ tới lui nhờ ông linh mục nói dùm. Ông linh mục mới vô nói ổng thế này “Ông có biết mọi thành tựu, mất mất ở đời này là do Chúa ban không?” – “Dạ con biết” – “Bây giờ ông bị mất mát tài sản ông có buồn không?” – “Dạ, Chúa cho, Chúa đòi là bình thường” – “Bây giờ ông trúng độc đắc ông có mừng lắm không? – “Dạ thì cũng mừng vì đó là Chúa cho. Mà nếu con trúng con hiến cho nhà thờ để sửa lại nhà thờ mới”. Ông Cha chết! Chết lãng nhách vậy đó. Đúng ra là thằng cha trúng số chả chết, mà chả không chết, chả xui hứa cho nhà thờ thì ông linh mục ổng “đứt bóng”.

Đối với người biết Đạo thì cái quan trọng nhất vẫn là lợi nhỏ sao bì được lợi lớn. Đó là nói về vật chất. Còn đem so với tinh thần, lợi lớn về vật chất sao bì được cái lợi tinh thần. Mà nếu đem so ra, mạng cùi của mình không có bì được Phật pháp, là vì sao? Vì một lý do rất là technical đó là những gì mà ta hiện có bây giờ mà ta thấy nó hay hay là nó đều do ngày xưa ta từng tu hành. Tất cả những gì mà bây giờ quý vị thấy nó hay hay, thí dụ như được mang thân người, được ở một xứ tự do, có được một tí tiền, cái mặt mũi ngó cũng được được là toàn là hồi xưa mình đã từng tu hành sao đó chứ không bây giờ là ở một xứ trời ơi nào đó rồi. Các vị có biết mình rất là may mắn không? Người ta nói nếu mà các bạn trừ hết mọi thứ nợ nần mà các bạn có trong túi một trăm đô la là các bạn đã giàu hơn hàng trăm triệu người trên thế giới rồi các bạn có biết không? Một trăm đô la thôi, mỗi một tháng, trừ hết mọi thứ mà các bạn còn dư đúng một trăm đô la là các bạn đã giàu hơn mấy trăm triệu người trên hành tinh này. Rồi chưa hết, các bạn chỉ cần có hàm răng mà không cần đi nha sỹ các bạn đã may mắn hơn mấy trăm triệu người trên thế giới này, trong đó có tôi. Các bạn có một cái thận không có vấn đề đã hơn mấy trăm triệu người. Các bạn có một cái bao tử không cần phải mổ, các bạn có một trái tim không cần phải mổ, các bạn biết đọc biết viết, các bạn có thể communicate bằng một ngoại ngữ nào đó dầu dở ẹc miễn nó hiểu thôi. Thí dụ mình nói chết lên chết xuống là ‘die up die down’, ‘You go your sugar. I go my sugar’, dầu như vậy ít ra cũng còn đỡ, khi mà anh biết nói một hai chữ như vậy thì anh đã hơn hàng trăm triệu người trên thế giới này không biết tiếng Mỹ. Cho nên mình may mắn dữ lắm! Những gì mình có bây giờ là do mình có tu, mặc dù cái tiếng Anh của mình nó cà chớn thiệt, nhưng mà ít ra có tu, mặc dù tu cà chớn. Tại sao mình hiểu trọng Pháp hơn trọng cái mạng? Là vì cái tôi đang có là do Pháp mang lại. Pháp ở đây là tu hành. Mà con người mình nó rất là bậy, thích sống sướng mà gieo toàn là nhân khổ. Thích ăn sầu riêng mà trồng toàn khổ qua. Đứa nào cũng khoái ăn sầu riêng, măng cụt mà trồng toàn là mắt mèo không. Cho nên, các vị Tu Đà Hoàn họ thấy cái đó họ chán, họ thấy hễ ngày nào còn sống trong cuộc đời này là còn phải bị dính mắc trong cái thương cái ghét mà cái thương cái ghét là do vô minh, do không thấy những cái điều nãy giờ tôi nói. Và họ thấy rằng dầu có sanh về cảnh giới nào đi nữa thì cũng chỉ quẩn quanh trong sướng và khổ. Không sướng nào là bền mà cũng không có khổ nào là thiên thu, không sướng nào là vĩnh cửu, sướng khổ nó đắp đổi cho nhau, siêu rồi đọa, đọa rồi siêu, cuối cùng lại đi về đâu? Rồi cứ lặp lại một điệp khúc tẻ nhạt như vậy. Nó lâu đến mức mà số sữa mẹ mình bú trong vòng luân hồi nó nhiều hơn bốn biển. Cái lệ, máu mình đổ ra trong vòng luân hồi nó nhiều hơn nước trong bốn biển. Các vị đó nghĩ tới các vị ngán quá đi. Khi mà ổng thấy rằng sướng khổ là do các điều kiện, chính vì chỗ đó ổng mới thấu suốt, chính vì thấu suốt mới buông được. Cái thoát khổ của ông thứ tư này mới đặc biệt, mới là cần thiết nhất.

Như vậy trong cuộc đời này chúng sanh chia làm bốn hạng. Mà trước hết hạng nào đi nữa khi mà lọt lòng đều có số 3 trong người dầu đó là con giun, con dế hay là một ông Giáo Hoàng, tổng thống Mỹ đều có số 3 đó hết. Nhưng ta làm gì với số 3 đó thì đó là chuyện của mỗi người. Do tiền nghiệp ta sanh ra bây giờ ta được cái này cái kia. Có đủ chưa? Chưa. Mình còn xét tới cái thứ hai nữa, khuynh hướng tâm lý của mình nó như thế nào? Đủ chưa? Chưa. Còn cái thứ ba là môi trường sống. Môi trường sống nó có hai trường hợp. Một là do mình lựa chọn. do khuynh hướng tâm lý mà mình tìm đến môi trường sống nào. Hai, khi mà chỗ ở đó không do ta lựa mà do hoàn cảnh thì coi chừng chính cái môi trường sống đó nó tác động ngược lại khuynh hướng tâm lý. Tiền nghiệp nó đưa mình tới một cái chỗ nào đó, còn cái thứ hai và thứ ba có thể đứa này tác động đứa kia hay đứa kia tác động đứa này. Một là do khuynh hướng tâm lý nó dẫn mình đến môi trường sống, hai là do môi trường sống nó tác động tâm lý. Hai cái đó chưa hẳn cái nào là tốt hoặc xấu. Có nhiều khi cái chỗ ở đó mình không có lựa được nhưng mà mình về đó để mà mình tìm cách để vươn lên. Có nhiều người nghịch cảnh đối với họ lại là điều kiện tốt. Còn đối với nhiều người cái thuận duyên lại là điều kiện xấu. Cái này có không? Tôi thấy có. Có nhiều người do cái thiếu nên họ lại dễ thương, họ lại tốt. Có nhiều người chính do cái no đủ họ lại trở nên tệ. Nhưng mà không phải trăm phần trăm như vậy, nhờ cái đầy đủ họ lại tốt hơn, có nhiều người vì cái đầy đủ họ tệ hơn, có nhiều người vì khó khăn họ tốt hơn, có nhiều người vì khó khăn họ tệ hơn. Khó nói lắm. Cái đó do tiền nghiệp, khuynh hướng tâm lý và môi trường sống cứ tác động qua lại như vậy. Môi trường sống ở đây nó gồm sống ở đâu? Thường gặp ai? Thường làm gì? Thường nghĩ gì?. Bốn cái đó cộng lại được gọi là môi trường sống. Tôi bảo đảm tất cả chúng sanh từ con dòi đến vị Phạm Thiên đều không nằm ngoài bốn cái này. Một là chìm sâu trong số 3. Hai là có chọn lọc, có nghĩa là buồn vui, sướng khổ có chọn lọc. Cái loại này là 50-50, nửa thiện nửa ác. Loại thứ ba là thuần thiện, nhưng mà cái thiện của người này chưa phải chí thiện. Tuy là thuần thiện nhưng mà nó còn mang tính tạm bợ, sau cái sân thiện này nó còn có lối mòn dẫn về chỗ cũ. Các vị có nhớ nhà của Thúy Kiều không, có tường nhưng mà có chỗ để nàng leo qua gặp Kim Trọng, có nhớ chỗ đó không? Đi chơi mã Đạm Tiên về đó, rồi lang thang làm sao rớt cấy trâm đó, cố ý làm rớt ở ngoài mà hỏi không biết. Có nghĩa là tất cả chúng ta ở đây đều là Thúy Kiều, ai ở đây chúng ta cũng có một Kim Trọng hết. Rồi cũng giả bộ làm rớt thoa, làm rớt trâm, để mà đứa đi lượm, đứa thì trả, đứa thì đòi, đứa đi kiếm, vậy đó. Nhà nào của chúng ta cũng có cửa sau để rước trộm vào nhà hết, trộm không tìm thì mình đi tìm trộm. Cái nhóm thứ ba này là cái loại cất nhà chừa cửa hậu. Bậc Thánh họ dòm cái nhà đó họ ngán lắm. Thấy cái nhà mà có lối thoát phía sau. Quý vị nên nhớ lối thoát nó có hai ý nghĩa. Nghĩa tốt là lối thoát cho người ở trong. Nghĩa xấu là cho người ở ngoài nó vô. Cho nên nhìn cái nhà mà có cửa hậu thì mình cũng phải hỏi kĩ là ai làm. Tôi nhớ có cái ông đó, nhà ổng lục đục hoài mà ổng sợ vợ dữ lắm. Ổng mới rước thầy phong thủy về nhờ thầy phong thủy sửa nhà cho nó tốt. Ông thầy ổng tiếp xúc với hai vợ chồng rồi ổng ra ổng nghiên cứu, cuối cùng kêu hai vợ chồng làm cái hòn nam bộ, mà nó to dữ lắm, tính ra trên diện tích của cái sân đó hòn năm bộ khoảng một mét rưỡi là được rồi nhưng mà ổng làm hòn nam bộ đó đường kính ba mét rưỡi lận. Thì ông chủ nhà ổng nói “Tại sao to dữ vậy?”. Ổng nói “tôi đã quan sát kỹ. Cái gì cũng phải thiên thời, địa lợi, nhân hòa hết. Ông sợ vợ mà ông để cho làng xóm biết nó dở lắm. Làm bự vậy để mỗi lần bả rượt ông không biết ai chạy trước ai chạy sau”. Tại vì bả rượt ổng, ổng cứ nói “Tao cho mày chết, tao cho mày chết…” thì người ta tưởng là ổng rượt bả mà thật ra là ổng chạy. Mà ổng vừa chạy ổng vừa nói “Tao cho mày chết, tao cho mày chết, tao bắt được tao cho mày chết”. Mà thật ra bả cầm cây chổi lông gà bả đi đằng sau. Tôi lại nhớ câu chuyện nữa. Có một cái trang trại, cái ông đó nuôi một con gà trống mà hai chục con gà mái. Nuôi một thời gian thì con gà trống nó già quá đi, ổng mới đem một con gà trống trẻ về thế. Mà hễ thế con trẻ là phải giết con già. Rồi con già nó buồn lắm, nó mới kêu con trẻ nó nói “Tao nghi sớm muộn tao cũng chết, mày chìu tao một lần được không?”. Con trẻ nó nói “Một lần thì được mà chìu cái gì?”. Cái nó nói “Bây giờ tao chạy trước mày chạy sau. Mày nhớ phải giữ khoảng cách. Mày chạy ba vòng ngày mai tao chết tao cũng nhắm mắt”. Con gà trẻ nó nói “Được, ông chạy trước tôi chạy sau mà giữ khoảng cách đúng không? Được!”. Ngày mai ông chủ ổng đang ngồi cho gà ăn thì con gà già nó chạy đằng trước, con gà trẻ nó rượt đằng sau. Nó chạy vòng vòng, ông chủ nhà mới nói “Trời ơi, kiếm nhầm con gà bê đê. Đã gà trống mà gà già nó còn không tha nữa”. Ổng giết con trẻ liền, con gà già nó tiếp tục ở lại. Tại vì đem con gà bê đê về làm được cái gì. Nó hay ở chỗ đó. Tui giỡn với quý vị mà tôi quên mất tôi giảng cái gì.

Khi mình hiểu hết vấn đề mình mới buông xuống một cách triệt để được. Còn mà lấy tay che giống như mấy bà mấy cô sợ quá lấy tay che, có cái gì mà sợ, mắc cỡ, hoặc đi ngang thấy mấy ông làm bộ che “Ghê quá, ghê quá” mà che toàn là hở ngón tay ra chứ không có ai khép lại. Che như vậy nó thấy còn kĩ hơn cái thằng không che nữa. Cho nên tu thiền là che tạm thời, che mà còn muốn thấy. Giống như hồi nhỏ tôi sợ ma, nhưng mà tôi rất là khoái nghe chuyện ma các vị biết không? Cái thứ mà sợ ma biết thân thì tránh đi nhưng mà không, cứ trùm mền mà lắng tai nghe kể, nghe những chuyện ma trời ơi. Như có bà đó bả đi ngang nghĩa trang, bả đi một mình bả sợ lắm. Bả thấy đóm thuốc lá bả mừng bả chạy theo. Bả nói “Ông ơi ông, ông cho tôi đi chung”. Ổng nói “Ừ, đi thì đi”. Cái đi một đỗi, bả nói “Ông đàn ông sướng thiệt hỏng có sợ ma. Đàn bà sợ khổ quá”. Ổng nói “Ừ, hồi còn sống tôi cũng sợ chứ!”. Đại khái là mình nghe những cái chuyện như vậy là tôi thích lắm. Tôi rất là thích. Mình nghe mình cũng tò mò coi cái chuyện này nó sẽ đi về đâu. Tôi lại thích cái chuyện là ông đó ổng chạy xe ra nghĩa trang ban đêm, gặp cái cô đó mặc nguyên bộ áo dài trắng mà mặt tái mét giống như trong bệnh viện mới ra vậy. Mà đứng ngoắc ngoắc tay, là ảnh biết không phải người nhà rồi, ảnh đạp hết ga luôn. Quá giang, ở ngoài nghĩa trang mà mặt tái mét, ngoắc ngoắc, mắt đứng tròng luôn. Ảnh đạp hết ga băng qua nghĩa trang đến khu dân cư. Ảnh thở dài, cái ảnh gặp một cô gái trẻ mặt quần jean, áo thun, trẻ trung, đeo balô, mang giày thể thao, nhảy tăng tăng tăng ngoắc ảnh, ảnh mừng lắm. Ảnh thắng cái kéc, cổ nhảy lên, cổ thở hổn hển “Hồi nãy hỏng ngừng làm người ta chạy mệt thấy bà!”. Tức là bả luôn. Mà hồi nãy bả đứng ở chỗ đó bả xanh lè à. Tới hồi ảnh ra tới cái khu này ảnh thấy khỏe rồi, đêm hôm mà có gái đẹp, người trắng trẻo, trẻ trung, chịu quá. Ai ngờ bả lên bả thở “Hồi nãy hỏng chịu ngừng làm người ta chạy mệt thấy mồ!”. Thì cái kiểu mình sợ ma mà mình cứ khoái lén lén nghe. Hoặc là người Việt mình hay có biết cái đó hôi hay lén ngửi. Có cái đó không? Mình sợ khổ mà mình cứ vòng vòng cái khổ mà mình không có cái gan mình dứt ra nó vì một lý do nào đó không rời được cái khổ. Giống như hồi nãy tôi nói biết đó là chốn nguy hiểm nhưng mà người ta cứ tìm mọi cách để quay ra quay vô. Chỉ có cái hạng thứ tư này biết nó là độc không rớ giống như mình biết nó là chuyện ma đừng có ráng nghe vậy đó. Nghe nó rất là độc, tôi nói cái này nghe nó hơi vô thần. Tôi học Phật tôi tin có ma đó nhưng mà thường người ta kể chuyện ma tôi không có tin. Vì một là người ta bịa để người ta nhát người khác, hai là do người sợ họ hay thường có cái ảo giác. Chẳng hạn như mình càng chạy nhanh mình tưởng có tiếng chạy sau lưng. Hoặc có nhiều khi mình sợ quá mình trông gà hóa cuốc, mình nhìn cái này mà thấy cái kia. Cho nên tôi nghe kể chuyện ma tôi không có tin nhưng mà cái bậy nhất là mình sợ mà mình cứ nghe lâu ngày nó ám trong bụng mình, nhất là ở nhà một mình. Ở Houston có một cô Phật tử mỗi lần cổ đi dự đám tang về cổ đi tắm là bắt ông chồng đứng trước cửa. Bả tắm một hồi cái “Anh còn đó không?”, mà hễ mời là bả đi, tại thành phố này nè, quý vị biết bả. Cứ hễ đám ma, nhất là mấy cái đám mà cái mặt thấy ghê, bả là đứng coi lâu nhất. Rồi tối về tắm bắt ổng bắt cái ghế ngồi canh, ổng buồn ngủ muốn chết cứ gật gù, mà cứ lâu lâu “Anh còn đó không?” – “Còn” là bả tắm tiếp. Mà mỗi lần đám ma là ổng phải có trách nhiệm canh cho bả, mà cái mặt càng ghê là ổng phải canh hơi gần chút, ngộ lắm.

Muốn thoát khổ là phải hiểu khổ toàn bộ không còn dây dưa một chút nào hết như người sợ ma mà cái lòng còn chút dây dưa là không nên. Như hồi sáng tôi kể chuyện của ngài Ajahn Chah còn nhớ không, Ngài thử ngài đối phó với phiền não bằng cách bịt mắt trong mấy chục ngày không hiệu quả. Cái quan trọng nhất là hiểu nó là cái gì để buông nó chứ không phải không nhìn nó, không nhìn nó là chưa giải quyết được. Tôi nhớ hoài cái chuyện …, muốn giải quyết cái gì phải bạch hóa nó, mình phải biết rõ nó mười mươi thì mình mới có cái chọn lựa dứt khoát được. Còn nếu như mình hiểu nó một cách mơ hồ thì cái sự chán sợ của mình đối với nó chỉ ở mức tương đối. Bây giờ mới đào sâu vô Tứ Niệm Xứ. Tại sao phải tu Tứ Niệm Xứ? Tại sao hành giả thứ tư này phải tu Tứ Niệm Xứ? Tại sao? Là bởi vì Đức Phật ngài dạy như thế này “Không có gì trên đời này tồn tại quá một nháy mắt hết”, đúng là Ngài nói chứ sát-na nhưng mà nói chữ sát-na mắc công giải thích mệt quá nên tôi dùng chữ nháy mắt. Ngài dạy “Không có cái gì trên đời này tồn tại quá một nháy mắt”. Nhưng mà do nó sanh diệt tiếp nối quá nhanh, cái cũ và cái mới nó thừa tiếp với nhau liên tục không gián đoạn, cho nên mình ngó vào mình tưởng chừng như là có một. Cho nên mình mới có cái ngộ nhận là thằng Tèo bốn tuổi, thằng Tèo mười tuổi, thằng Tèo mười lắm tuổi, anh Tèo hai chục tuổi, rồi bác Tèo bốn chục tuổi, rồi cụ Tèo tám chục tuổi. Thật ra không có một người Tèo nào tám chục năm hết. Mình chết đi sống lại trong từng phút, trong từng nháy mắt. Mình giống như một ngọn nến vậy, ngọn nến trong tiếng Mỹ nó xài số ít ‘Flame’, thật ra trong từ điển nhà Phật không có gì là ‘một’ hết. Được gọi là một ngọn lửa đó là một cái quy trình, một cái process tiêu thụ năng lượng, nó đốt cháy oxy tạo ra ngọn lửa, cái đó mình không thể gọi là ‘một’ được. Nó vô số biến động hóa chất trong một ngọn lửa. Chính vì mình không hiểu cái đó nên đi đến ngộ nhận là cái này dễ thương, cái kia dễ ghét, cái này dơ cái kia sạch. Chứ nói rốt ráo theo nhà Phật, nếu nói về vật chất thì chỉ có đất, nước, lửa, gió liên tục sinh diệt dựa vào các điều kiện tác động. Còn nói về danh pháp, tâm tư, linh hồn, tinh thần của mình thì ở đó chỉ là sự kết hợp, hợp tác cộng sinh của thiện, ác, buồn, vui. Và bốn thứ thiện, ác, buồn vui đó luôn luôn sanh diệt trong từng nháy mắt mà mình không có nhận ra.

Chính vì mình không thấy được cái chỗ đó cho nên mình mới thích cái này và ghét cái kia. Do không thấy mọi thứ là chớp nhoáng nên mới có thích và ghét. Do có thích ghét nên mới có chuyện trốn cái này tìm cái kia. Trốn một cách thành công là hạnh phúc, tìm được một cách thành công là hạnh phúc. Trốn không được là đau khổ, tìm không được là đau khổ. Do hiểu lầm mới có thích ghét. Do có thích ghét mới có trốn chạy và kiếm tìm. Mà trốn chạy thất bại là đau khổ, trốn chạy thành công là hạnh phúc. Kiếm tìm thành công là hạnh phúc, kiếm tìm thất bại là đau khổ. Nó rất là sáng, sáng trưng. Mà thấy cái này bằng cách nghe người ta nói, đọc ở trong sách không xài được. Anh phải sống trong đó. Như tôi nói một ngàn lần, không thể nào đọc cuốn sách ngàn trang, nghe người ta giải thích về mùi cà phê mà mình biết được, mà mình phải ngồi xuống mình pha một tách cà phê, hớp một ngụm là nó thông à. Còn đọc một ngàn trang nó tả mùi cà phê giống đậu rang, bắp rang, giống cơm cháy, trật lất hết, chỉ có uống cà phê thôi. Để thấy mọi thứ là vô ngã, vô thường thì anh phải sống bằng chánh niệm. Tôi nhắc lại một lần nữa cái công phu chánh niệm ấy không có gì ngoài hai chuyện sau đây. Đó là học giáo lý và sống tỉnh thức trong từng ngày, làm gì biết nấy, đừng có nghe người ta rù quến, tuyên truyền, nhồi sọ cho rằng thiền là quán chiếu. Tôi nói không hề có quán chiếu gì hết, cứ sống chánh niệm nhưng phải có học giáo lý. Rồi sẽ có một ngày cái giáo lý đó cộng với chánh niệm nó sẽ lòi ra một cái, tôi gọi là thực chứng. Còn giờ bắt tôi nói thực chứng, nếu mà tôi nói thực chứng được thì Phật đã chứng dùm mình rồi. Tôi đã nói một ly cà phê người ta không có uống dùm để tả cho mình được thì Đạo Quả làm sao mà tả, làm sao mà được. Quý vị có thể tả cái cảm giác mà quý vị nhức răng được không? Tả người ta không hiểu làm sao mà tả được, chỉ nói gượng vậy thôi, chứ bây giờ làm sao mà tả. Bây giờ nói “Trời ơi, Sư qua bên chỗ tuyết nó đẹp lắm”, tôi không biết tuyết nó đẹp ở chỗ nào chứ tôi mở cái ngăn đá tủ lạnh ra thấy nó lạnh muốn chết mà đẹp cái gì. Nhưng mà tôi phải đi qua xứ tuyết, tôi phải ăn mặc đàng hoàng, đứng giữa tuyết thì mới thấy nó đẹp. Sẵn tôi bày luôn, muốn thưởng thức cái tuyết đẹp là phải nói là ý trời. Tuyết rơi càng dày mà lúc không gió, cực đẹp. Chứ còn tuyết rơi lúc gió mưa là mệt lắm. Thứ hai, tuyết rơi dày, trời không gió, trong một đêm không trăng, thiên đường!, ánh sáng của tuyết nó phản quang đẹp lắm. Cái chỗ tôi ở ban đêm nai nó ra, trăng nó treo mà mấy nhánh cây khô, rồi tuyết nó bám từng tảng, ở dưới là gỗ rồi nai trong rừng nó ra, mình nhìn mình chết được. Đẹp lắm, rất là yên bình. Mà nó mát, tuyết mà không có gió nó không có lạnh mà nó mát, mình thở nó xuống tới rốn luôn, nó qua phổi rồi nó xuống tới rốn mà nó mát và sạch lắm. Mà nói tả không được, cái em nào chưa từng ở trong đó thì tối nay nó về nó mở cái tủ lạnh đúc cái đầu vô nó cũng không có thấy được trời tuyết trong đó nữa. Hoặc là vô Vĩnh Phước nan nỉ cái bà kia cho vô “phòng lạnh” nằm nó cũng không giống nữa.

21/08/2020 – 01:10 – hongha7711

Cho nên muốn thấy mọi thứ là sanh diệt, vô ngã, vô thường thì anh phải sống với nó, giống như tuyết vậy đó anh phải sống với nó. Khi anh sống chậm lại anh mới thấy mình không muốn mỏi lưng mà nó vẫn mỏi, đó là vô ngã, đủ duyên là nó mỏi. Còn vô thường là sao? Hồi nãy nó không mỏi mà bây giờ nó mỏi thì đó là vô thường. Còn vô ngã là đủ duyên thì nó mỏi, chưa đủ duyên kêu nó mỏi nó lắc đầu, mà đủ duyên rồi kêu nó ngừng mỏi nó lắc luôn. Nó nói “Để tao mỏi cho đã đã, duyên đang có!”, đang có mối lương duyên mà, nó phải mỏi. Có nghĩa là mọi thứ trong đời này đều là duyên hết, nó do duyên mà có. “We are nothing but relationship”, chúng ta chẳng là cái khỉ gì hết chỉ là những mối quan hệ thôi. Chỉ có quan hệ giữa lực tác động và phản ứng thôi. Dầu muốn dầu không quý vị bắt buộc phải nhìn nhận như vậy. Duyên đủ rồi có đuổi nó cũng không đi mà duyên đủ rồi muốn giữ nó lại nó cũng không ở. Đó là vô ngã. Vô ngã không phải là ‘Nothing’ mà vô ngã là ‘No body’. Ngày mình chưa biết Đạo mình nghĩ mình là ‘somebody’, biết Đạo rồi mình chỉ là ‘something’. Khi mình hiểu mình là ‘something’ hay ‘somebody’ nó khác nhau nhiều lắm, rất là khác. Khi mình là một người Cộng sản vô thần mình nghe nói chết là hết, mình sẵn sàng quăng ra một chữ ‘Nothing’. Đạo Phật nói ‘Không’, ‘Nothing is nothing’. Có hiểu câu đó không? Câu đó rất dễ hiểu lầm. Không có gì trên đời này nó không để lại một cái hậu quả, để lại một tác động. Trên đời này không có gì là vô nghiệm. Một chiếc lá rơi xuống là do vô số điều kiện chiếc lá đó nó rơi xuống. Nhưng mà cái chuyện nó rơi xuống lại là điều kiện cho vô số chuyện khác. Do vô số điều kiện nó mới có cái dùi chuông này nhưng mà cái dùi chuông này nó hoàn toàn có thể là điều kiện để tạo ra vô số chuyện khác. Tôi cầm nó tôi nhắm mắt liệng có chuyện không? Có. Nó được tạo ra bởi vô số điều kiện nhưng bản thân nó hoàn toàn có thể dẫn đến vô số chuyện khác. Tôi nói hoài, một sợi tóc, một lá me nhỏ thiệt nhưng nó có thể là điểm bắt đầu cho vô số chuyện. Một sợi tóc trên đầu là ít nhưng một sợi tóc trong ly nước là nhiều. Một hạt bụi bay trong gió là ít nhưng mà nó rớt vô trong con mắt là hơi nhiều, quý vị chịu nổi mấy hột? “Dạ một hột là đủ chết rồi”. Và một hạt bụi có thể làm nên chuyện tan nhà nát cửa không? Thí dụ người ta đang chạy moto, người ta đang là trụ cột kinh tế của nhà, hạt bụi vô mắt lo dụi, quất cái ‘rầm’, mà họ là trụ cột tài chánh. Có nhiều người bên Mỹ một mình họ làm họ nuôi ba gia đình, một gia đình bên đây, hai gia đình trong nước. Có nhiều cái chuyện lạ lắm, các Pháp là tương duyên, một người bị xe đụng ở Sài Gòn mà hai người ở Cali chết là vì cái ông ở Việt Nam ổng mượn tiền chưa có trả cho hai người bên đây. Cho nên ổng bị đụng ở Hàng Xanh mà bên đây ở bên Mosa hai ông lăn ra chết, bởi vì mượn tiền mặt không có giấy tờ. Cho nên coi chừng cái vụ mượn tiền cash nhiều khi có những cái chết tele-die.

Có nghĩa là mọi sự đều do duyên hết. Mọi thứ do vô số điều kiện tạo ra mới có và bản thân nó lại là điều kiện tạo ra vô vàn cái khác. Và để thấy được điều này một cách như chân như thật thì chỉ có tu tập Tứ Niệm Xứ. Và tôi đã nói một triệu lần trong các Pháp hội. Có hai cách để chúng ta tìm đến chân lý. Một, là ta thấy vấn đề như nó là. Hai, là ta thấy vấn đề như mình muốn. Cái người không tu tập Tứ Niệm Xứ đánh giá cuộc đời này theo cái cách mình muốn không à. Tôi thấy cái đó tôi thích quá tôi nghĩ về nó theo cái cách tôi muốn. Chỉ có thằng cha tu chánh niệm là chả nhìn vấn đề như nó là thôi. Chuyện đó rất là quan trọng. Chỉ có tu chánh niệm mới là loại người thứ hai, quan sát vấn đề như nó là, còn tất cả những người còn lại nhìn vấn đề như mình muốn. Tôi thích cái đó quá là tôi tìm đủ cách tôi bao biện, ngụy biện để nó trở thành hợp lý. Có đúng vậy không? Một là mình nhìn vấn đề như nó là, hai là mình nhìn vấn đề như mình muốn. Chỉ có người tu tập Tứ Niệm Xứ mới nhìn vấn đề như nó là. Và ngày hôm qua tôi nói bà có Tứ Niệm Xứ là một pháp môn gồm hai yếu tố rất là quan trọng. Một là chánh niệm, hai là tỉnh giác. Chánh niệm là gì? Chánh niệm là sự tỉnh thức, sự biết rõ. Đó là định nghĩa rất là sách vở. Còn nói theo ở ngoài là làm cái gì biết rõ mình làm cái đó thì đó là chánh niệm. Còn tỉnh giác là gì? Tỉnh giác nó gồm có bốn. Cái này quan trọng lắm. Hồi này tôi mới vừa nói, có hai cách tìm đến chân lý. Cách một là thấy mọi sự như nó là, hai là thấy như mình muốn. Bây giờ tôi định nghĩa về bốn cái tỉnh giác. Một, trước khi làm cái gì mình phải biết rõ cái này có lợi ích gì cho chuyện tu học hay không, cho con đường giải thoát hay không. Thứ hai, cách hành động, cách thực hiện này có thuận lợi, thuận tiện hay không. Tu là tốt, đúng, nhưng trời mưa mình đi kinh hành ngoài trời có ‘comfortable’ không? Không, vô lý. Thứ nhất là nó có ‘helpful’ hay không, thứ hai là nó có ‘comfortable’ hay không. Thứ ba, cái chuyện mình sắp làm nó có đưa mình ra khỏi cảnh giới chánh niệm hay không. Thí dụ như mình đang tu tập chánh niệm ngon lành tự nhiên có người rủ mình đi chùa, sáng nay đi lễ, đi dâng y, đi cúng dường, thì mình phải xét lại khi mình đi như vậy mình trở về chánh niệm nó không còn như cũ nữa. Cái đó có. Trong khi cái đầu mình nó ngu, mình cứ nghĩ cúng dường là tốt, nghe Pháp là tốt. Sai. Không phải lúc nào ăn xà lách cũng tốt. Chẳng hạn như sau năm giờ chiều uống nước cam không tốt, quý vị biết không? Ăn trứng là cần thiết nhưng một tuần mà quá hai trứng là phải xét lại, có biết cái đó không? Người Thụy Sĩ họ cũng ăn chay nhưng mà ăn chay là vì ‘healthy’. Họ ăn chay vì hai lý do rất là đẹp, một là vì lòng từ, họ thương động vật, hai là vì healthy. Chứ họ không ăn chay vì một tín ngưỡng mơ hồ, ăn như vậy để Phật thương, Tổ thương, ăn để được báo ứng là không. Tôi không có phũ nhận niềm tin tu hành của người Phật tử. Tôi không có phũ nhận. Tôi đang nói về người Thụy Sĩ, họ ăn chay là vì họ nhắm đến cái ‘healthy’ trong khi người Việt Nam mình ăn chay nó lạ lắm, mình ăn chay chỉ vì mục đích tôn giáo thôi, không hiểu tại sao phải ăn chay. Các vị quên một chuyện, giữ giới là thói quen tâm lý. Mà thói quen tâm lý rất là khó có. Giữ giới được là mình phải hình thành thói quen tâm lý nhưng mà ăn chay là thói quen sinh lý. Ăn chay riết nó quen, ăn mặn nó tanh. Đó là thói quen sinh lý. Còn giữ giới là hơi khó vì muốn giữ giới được là mình phải hình thành thói quen tâm lý. Hồi nãy tôi có nói, ở trên đời có ba hạng người mà ‘being nice, being good’. Một, họ ‘being nice, being good’ là muốn cầu danh, cầu lợi, muốn được người khác khen, sợ bị người khác chê. Hạng thứ hai, họ ‘being nice, being good’ là bởi vì họ muốn cầu cái quả lành nhân thiên. Hạng thứ ba, họ ‘being nice, being good’ là bởi vì họ không thể nào sống tệ được, họ hết chọn lựa rồi. Giống như hồi nãy tôi nói người ăn nói lịch sự nó cũng có nhiều loại lắm. Loại thứ nhất, ăn nói lịch sự là đãi bôi. Loại thứ hai, ăn nói lịch sự là vì họ có học, họ có khả năng gồng mình. Nhưng có loại thứ ba, họ ăn nói lịch sự là vì bản chất của họ không thể ăn nói thô lỗ. Tôi sợ nhất là lịch sự bằng trí nhớ, bữa nào trí nhớ đi vắng là nó lưu manh trở lại. Đa phần người phàm mình ‘being nice, being good’ là bằng trí nhớ không à, bữa nào nó không quỡn là nó lưu manh liền vậy đó.

Cho nên cái thứ ba là liệu cái ta sắp làm nó có đưa ta ra khỏi cảnh giới chánh niệm không. Và cái thứ mới ghê. Tất cả công phu tu tập, chánh niệm, trí tuệ của ta hoàn toàn chỉ là có sự có mặt của chánh niệm và trí tuệ. Ở đây không có thằng nào tu hết. Luôn luôn phải nhớ rằng, ở đây chánh niệm và trí tuệ đang làm việc. Làm việc với cái gì? Làm việc với sáu trần, hết. Đang đau biết rằng ‘cơn đau đang có mặt’ chứ không phải là ‘tôi đang đau’. Đang bực mình thì biết rõ rằng ‘tâm sân đang có mặt’ chứ không có nên ghi nhận là ‘tôi đang bực mình’, là sai. Mặc dù nhiều cuốn sách ghi như vậy. Họ ghi thì kệ họ nhưng trong nguyên tắc của Tứ Niệm Xứ kị ‘cái tôi’, kị khái niệm ‘tôi’, ‘tôi là’, ‘của tôi’. ‘Đây là tôi’, ‘Đây là của tôi’, ‘Tôi là cái này’, ‘Cái kia là tôi’ là không được. Cái thứ tư gọi là (Pali) nghĩa là tỉnh thức vô ngã. Cái đó rất là khó, rất là khó làm được cái thứ tư này, phải là người có căn lành ba la mật mới làm được cái đó. Chứ còn mình làm được cái gì hay hay là mình thấy mình hay, mình làm được cái gì đẹp là mình thấy mình hay. Cái đó là sai. Muốn thoát khổ chuyện đầu tiên là gì? Anh phải thấy mọi thứ là khổ kể cả ý niệm ‘tôi là’. Tất cả mọi cái khổ đều đi ra từ cái ý niệm ‘tôi là’. Khi mình thấy ‘mình là cái gì đó’ và ‘cái gì đó là của mình’ thì bắt đầu mình quan trọng. Một cọng rơm, một tờ giấy nó rơi từ trên lầu xuống nó không bị ‘damage’. Nhưng mà một cái tô, một cái chén hoặc là một con người rơi từ trên lầu xuống là mình sẽ bị ‘damage’, sẽ bị ‘collapse’. Tại sao vậy? “Tại nó nặng nề, dễ vỡ”. Vậy khi mình coi mình là một cọng rơm, một tờ giấy mình sẽ không bị tổn thương, không bị ‘hurt’. ‘Cái tôi’ nó càng nhỏ thì khả năng bị tấn công nó ít đi. Tôi đưa một sợi chỉ lên thì khả năng bị ném đá rất là thấp. Còn tôi đưa nguyên cái mặt tôi ra thì khả năng trúng đá rất là cao đúng không? Hiểu không? Biết vậy mà đứa nào cũng thích cái tôi nó bự chần dần hết. Tôi là bác sĩ, tôi là pháp sư , tôi đi đâu ai cũng phải biết tôi mà họ quên rằng càng nhỏ bị ném đá khó trúng lắm. Có một ông quan đó đến thăm một vị thiền sư. Ổng viết một danh thiếp thế này “Trần Công Triển, Án Sát, Ngự Xử kiêm Tổng Trấn Tô Châu”. Ổng đưa cho thị giả trình cho thiền sư. Thiền sư nói là “Ra nói với cái ông này cái am thầy chật lắm không chứa nhiều người được”. Thì ông thị giả ra đưa cho ông quan “Sư phụ nói cái am chật lắm không có chứa nhiều người”. Ổng nói “Không. Có một mình tui à!” – “Để tôi chạy vô tôi hỏi” – “Sư phụ…” – “Không, đã nói rồi ở đây chật lắm không có chứa nhiều người, sao mà lì quá vậy”. Thì ông quan ổng nghe ổng hiểu, ổng kêu “đưa danh thiếp đây”, ổng gạch cái rẹc, ghi “Thiện nam Lê Văn Tèo”. Ổng đem vô đưa thiền sư “Ờ, vậy thì được”. Có nghĩa là nào là Tổng trấn, ngự xử, án sát, nhiều quá đi, cái am có bao nhiêu mà nó đem cùng một lúc ba bốn thằng vô, nó nhiều quá. Hay ở chỗ đó. “Khi con đến với Đạo con phải buông con người cũ của con, con phải trụi lũi, trống trơn, trần trụi thì thầy mới có cái thầy cho con được”. Muốn cho con cái áo mà con mặc mười tám lớp thì con mặc chỗ nào? Tại sao có ‘fitting room’? Tại vì vô trong đó anh phải trụi lũi anh mới thay được đúng không? Chứ nếu không có ‘fitting room’ anh có dám trụi lũi ở ngoài không? Khi không dám thì anh thử đồ không chính xác đúng không? Muốn chính xác là phải trũi lũi mà muốn trụi lũi thì phải có ‘fitting room’. Thiền viện là ‘fitting room’.

Thiền viện là ‘fitting room’, là cái chỗ mà anh thử một lần trần trụi, mặc áo da trời. Nhưng mà nói vậy thôi, tắm nhớ đóng cửa.

Chỉ có pháp môn Tứ Niệm Xứ mình mới có dịp sống trần trụi. Chỉ có pháp môn Tứ Niệm Xứ là cái cơ hội để mình nhìn lại mình để mình thấy cái gì nó làm cho mình vui, cái gì nó làm cho mình buồn. Chỉ có pháp môn Tứ Niệm Xứ là cơ hội tốt nhất để bà con ôn lại mấy bài học mà tôi nói. Hạnh phúc nó đến từ cái chuyện trốn được cái mình ghét và có được cái mình thích. Cái này học như két, như vẹt, như nhồng, như sáo, như cựa cả đời không hiểu, chỉ có người tu Tứ Niệm Xứ họ mới hiểu hạnh phúc nó là cái gì. Nó ngứa gãi nó đã lắm biết không? Bây giờ các vị thấy các vị có mọi thứ là hạnh phúc nhưng khi vô thiền viện sẽ có một ngày các vị thèm một dĩa bánh ướt các vị biết không? Hai tuần nay ngồi thiền thấy dĩa bánh ướt nằm trước mặt, bánh ướt Thanh Trì, chả cá Lã Vọng. Nó ngộ lắm, nó đang ở Houston, đang ở Bellaire nó có bao giờ thèm cái đó đâu, mà nó vô thiền viện nó lòi ra, nó lấp lánh lung linh Thanh Trì, Lã Vọng hiện ra. Có nhiều người tội nghiệp lắm, mới hành trì có ba bửa thấy chữ … nó hiện lên. Khi mà cái tâm nó lao xao nó không có thấy. Khi mà nó vọng động mình không có ngờ nó hèn như vậy. Mà nó ăn không à. Tới lúc mà cái tâm nó lắng nó mới lòi con người thiệt mình ra. Tôi nói rất là nhiều lần trong cái đói, cái nghèo mình mới lòi con người thật mình ra. Trong cái quyền lực mình mới lòi cái con người mình ra. Tây nó có một câu rất là hay “Muốn biết bản chất thật của một con người hãy cho nó khổ tới nơi và sướng tới bến”, hoặc còn có một câu nữa “Muốn biết rõ một con người hãy trao vào tay hắn một quyền lực”. Lúc đó không còn giấu nữa, nó mới xì ra. Bao nhiêu nhà chức trách đem ích nước lợi dân, dân tộc, quê hương tùm lum hết, đến hồi có quyền rồi thì tào lao lắm. Chuyện đầu tiên là nó lo cho gia đình nó trước cái đã, chuyện đầu tiên là kiếm xe chống đạn, có chuyên cơ, du thuyền. Biết bao nhiêu đại gia xum xuê ảnh, hiến tặng ảnh bao nhiêu tiện nghi thì ảnh ngu gì ảnh từ chối. Rồi khi mà anh chấp nhận cái quyền lợi của người ta thì phải nghe lời của người ta. Rồi từ đó bao nhiêu lý tưởng ghê gớm thuở nào banh chành hết. Cho nên nếu má nói làm chính trị, chống Cộng đi theo Quốc gia, tất cả đều mệt mỏi bởi vì khi mình bỏ đời mình ra, tánh mạng, bao nhiêu thời gian, công sức, tài sản chống cho đã, lật được thằng Tèo đưa thằng Tí lên, thằng Tí nó có còn như mình muốn không? “Quen em, em mười tám tuổi. Cưới được em rồi em bảy mươi hai”. Tức là khi mình phò nó, nó là một chính khách trinh nguyên, tinh tuyền. Tới hồi nó được lên ngôi rồi nó ra một cái thằng trời ơi đất hỡi. Cho nên theo Đạo Phật thì thế giới chỉ là từng phút giây hiện tại, sống đẹp với nó đi, sống đẹp với nó thì thế giới sẽ đẹp. Từng người đẹp, thì xã hội đẹp, gia đình đẹp và thế giới đẹp. Đó là nói về từng cá thể. Còn nói về thời gian của cuộc sống, vui trong từng phút được thì cả đời vui. Cái câu nghe rất là kì phải hông? Có hiểu câu đó không? Vui được trong từng phút thì cả đời vui. Từng người tốt thì cả thế giới sẽ tốt. Mỗi người đốn một cái cây thế giới thành đồi trọc. Mỗi người tiện tay nhổ một sợi tóc cuối cùng không còn sợi nào hết. Có ông ở Việt Nam ổng ra mấy tiệm tóc thanh nữ cho mấy cô nhổ tóc sâu, nhổ riết rồi ổng ghiền cái cô đó lắm, ổng mới than “Trời ơi, anh lo quá mai mốt anh không còn tóc nữa làm sao anh từ Cali về cho em nhổ?” – “Không, anh cứ đội đầu tóc giả em nhổ cũng được!”. Khủng khiếp như vậy “Anh cứ đội tóc giả nhổ tiếp, cứ có tiền là em nhổ à”. Cái lớp này lạ nói giáo lý thì nó buồn ngủ mà nói tầm bậy thì nó khoái, cái mắt nó sáng ngời luôn. Cái bản tính tôi dễ thương, tôi giảng tôi đùa vậy thôi nhưng những cái tôi giảng phải nhớ, đó là con đường huyết lệ của Đạo Phật. Đạo Phật không phải là cái chỗ để mình tu tà tà. “Không có nếm trãi tận cùng nổi đau sanh tử thì đừng hòng mà nghĩ đến chuyện thoát ly nó một cách triệt để”. Đó là câu nói bằng vàng. “Không thấy được tận cùng nỗi đau của sinh tử thì đừng hòng nghĩ đến chuyện giải thoát triệt để”. Có nếm trãi được cái kinh hoàng của hôn nhân thì thấy cái nhẫn cưới nó dễ sợ lắm, thấy cái sa rê là khóc. Còn cái thứ mà bị bồ đá một hai lần thì nó còn mong có một lần mặc áo cưới lên xe hoa. Còn cái đứa nào mà thấy sa rê nó xanh mặt là biết đứa đó đã giác ngộ rồi. Chưa nếm trãi tận cùng nỗi đau sanh tử đừng hòng được giải thoát triệt để. Muốn giải thoát triệt để thì mình phải nếm trãi nỗi đau tận cùng. Đó là lý do vì đâu có hai trường phái hướng dẫn ngồi thiền mà hôm qua tôi nói. Trường phái một chủ trương đau tới đâu cũng ráng chịu. Họ không phải vô lý đâu. Tại sao mình phải tiếp tục chịu đựng nỗi đau khi ngồi thiền? Là bởi vì cái nỗi đau này nếu mà mình cứ chiều, nó kêu đổi đi là mình đổi thì coi như là nô lệ cho nó rồi. Mới ngồi có ba phút, đổi, bốn phút, đổi, cả buổi mình như đồng hồ quả lắc vậy. Cái đó chỉ nghe quý vị đã thấy nó bậy rồi đúng không? Mình sẽ trở thành nô lệ cho cảm giác. Thứ hai, cái đau này mà chịu không nổi, mai này trên giường chết, ung thứ di căn là chịu không nổi. Tôi từng nghe nói có những người bị ung thư ruột họ chỉ bò và họ rống thôi biết không? Đau ở đâu thì có thể gồng chứ còn đau ruột gồng không có được. Tôi còn biết một chuyện bên Tây có cái bà đó bả bị ung thư mà ung thư gì tôi quên rồi, mà coi như phải chích moocphin cầm canh, cầm canh vậy đó thì bả mới chịu nổi, mà chích vô trong người nó kì lắm. Rồi cái lần chích cuối cùng, buổi sáng trước khi bả mất là chích lần cuối. Mấy lần kia chích cứ gạt bả không à “Chích cái này cho khỏe má”, bả biết bả không nói, mình tưởng bả không biết. Đến lần chích lần cuối cùng bả nói “Chích để đi phải không!”. Cho nên hành giả khi mà đau quá cứ nhớ rằng cái này không chịu nổi thì mai mốt “cái kia” làm sao chịu nổi. Thứ ba, là cái hồi nãy tôi vừa nói. Không có chạm vào tận cùng nỗi đau của tấm thân này thì làm sao mà có thể nuôi cái nguyện giải thoát triệt để được.

Có ba lý do, nhắc lại: Một, là ta không thể làm nô lệ cho từng cơn đau, từng cảm xúc. Cái thằng thoái mái nó kêu “Kiếm em nè!”, cái thằng đau khổ thì “Đuổi tôi đi!”, cứ như vậy mà mình làm nô lệ cho hai đứa đó đúng không? Cuốc bắt 10-15-20… Thứ hai, là cái đau này không chịu nổi thì làm sao chịu nổi cái đau “kia”. Thứ ba, phải đau tận cùng mới giải thoát triệt để. Dĩ nhiên ở đây có nhiều người họ không chấp nhận. Những người đang nghe tôi giảng trực tiếp họ chịu không nổi “ủa sao kì?” nhưng mà đó là một trường phái, tôi thấy họ cũng có lý. Còn cái trường phái hai là nói ngược lại. Đau là phải đổi. Vì sao? Vì đau đớn là cảm xúc mà thoải mái cũng là cảm xúc. Quan sát cảm xúc nào cũng là quan sát như nhau. Nhìn cái hoa héo đắc Đạo được thì nhìn cái hoa tươi cũng đắc Đạo được. Tại sao cứ gì phải nhìn hoa héo? nhất là hoa huệ. Ở đây có biết bông huệ không, sơ ý nó đổ ra là dọn nhà biết không? Họ nói là nhìn cái bông nào cũng là nhìn sao mắc gì nhìn cái hoa héo làm chi?. Tại sao phải nhìn nỗi đau, tại sao không nhìn sự thoải mái? Họ có lý chứ. Thứ hai, họ nói rằng tu là phải thoải mái, dễ chịu, vui vẻ để mỗi lần nghe nói tu người ta mới hào hứng, hừng hực. Chứ còn đằng này mỗi lần nghe nói thiền là nó xanh mặt, nó chạy mất dép, vậy có nên hay không? Cái thứ ba là, tu bằng thoải mái nhiều lắm là tâm tham, tu mà khó chịu là tâm sân, vậy là ‘the same’. Cái nào cũng phiền não hết, tại sao phải tu bằng tâm sân? Cũng có lý. Ở đây quý vị hỏi tôi chọn cái nào? Tôi không có nói dùm, vì chuyện quý vị bị ảnh hưởng do nghe tôi mấy ngày nay, quý vị có thể chạy theo tôi, đó là cái sai. Tôi 50-50. Tôi không chủ trương phải chạy theo, phải chiều theo cơn đau một cách yếu đuối. Nhưng mà tôi cũng không chủ trương cắn răn một cách cuồng tín. Cuồn tín thì không mà dễ dãi với nó thì tiêu. Cảm xúc của mình giống như một đứa bé. Mình không thể làm mẹ ghẻ mình bạt đãi nó được nhưng mình cũng không thể là một bà mẹ mà chiều con quá mức. Con nít mình nuông nó quá thì nó hư. Mình hất hũi, bạt đãi nó quá thì nó sẽ bị abuse , cuộc đời nó sau này nó sẽ bị tổn thương rất là lớn về mặt tình cảm. Cả hai không có cái nào nên hết. Mà liệu cách để mà đối phó với nó. Cứ từ từ vậy đó. Mà ở đây cũng nói luôn cho các vị nhớ, ở đây không ai còn trẻ hết, chúng ta không có nhiều thời gian nữa, phải tập ngay bây giờ. Và nên nhớ rằng pháp môn Tứ Niệm Xứ không phải là một cái nghi thức ton giáo, mà nó là một cái phép sống lành mạnh, vui vẻ. Chứ còn có những ông chồng, những bà vợ mà nghe người phối ngẫu đi nghe Đạo về, thấy họ xếp bằng, rồi lim dim không màng tơi mình, rồi mình sợ bị ghẻ lạnh. Không phải. Họ có an lạc thì mình mới an lạc. Chứ còn họ không an lạc thì đừng hòng có một cuộc hôn nhân đẹp. Khó lắm. Đó là nói chuyện thế gian. Còn một chuyện nữa là phải chuẩn bị có một ngày nọ, một trong hai đứa sẽ có một đứa “đi” trước, đứa còn lại sống làm sao đây? Cũng khó. “Ta rất sợ một mai thành chánh giác. Đường trần gian ai dìu bước em đi”.

Cho nên phải chuẩn bị rất là nhiều, ngay bây giờ. KHi chuyện nó chưa có, mình chuẩn bị lâu ngày nó thành nếp. Tôi nói hoài, không cần sống lâu, chỉ cần được chết sạch, chết yên và chết tỉnh. Chết sạch là không hôi hám, dơ bẩn. Chết yên là không dãy dụa, quằn quại. Còn chết tỉnh là không hôn mê, nói sảng, xì ra quá khứ, những chuyện mình dấu ngày xưa giờ xì ra hết, không nên. Cái đó phải nguyện thôi. Thế nào trong room này những người nghe tôi giảng họ cũng cãi “Cái đó là nghiệp”. Sai. Một phần là nghiệp tiền kiếp, mà một phần là nghiệp hiện tại. Chứ ăn rồi cứ nói nghiệp tiền kiếp thì bây giờ tôi khỏi tu nha, quý vị khỏi tu được không? Dẹp, giờ đi đánh bài, tại mình đang chờ quá khứ nó trả mà. Nếu kiếp trước mình không tu mình cứ chờ cái cũ nó trả, thì bây giờ mình hưởng được cái gì? Kiếp vừa rồi là kiếp trước của kiếp này còn kiếp này là kiếp trước của kiếp sau. Nên mình không thể nói là không cần tu, chỉ chờ kiếp trước mình đã làm những gì thì kiếp này ngồi hưởng thôi. Cho nên mình phải tin là nghiệp báo nó có hai cái tác dụng. Một là tác dụng qua một kiếp sống khác. Hai là tác dụng ngay bây giờ. Nó có một cái tác động rất là lớn trong đời sống của chúng ta, có tin chuyện đó không?

Người đánh bài, người ăn nhậu hoài đời sống tâm linh nó không giống người hiền lương, sống tỉnh thức. Tôi không biết siêu đọa có thiệt hay không, mà tôi biết sống bậy bạ thì ngay hiện tại tôi thấy hình như nó hơi khác. Cái người mà ăn rồi cứ toan tính, tỵ hiềm, rình rập, hại người hình như tôi thấy nó khác với người sống thoải mái, yêu thương, vị tha. Cho nên cái chuyện đầu tiên mình phải tin một cái lời nguyện lặp đi lặp lại nhiều lần nó có sức mạnh. Trong kinh nói rất rõ, cái này nói chậm nha “Muốn phát nguyện một điều gì to tát nên dọn lòng ít nhất bảy ngày”. Kinh nói thế không phải em nói. “Muốn phát nguyện một điều gì to tát nên dọn lòng ít nhất bảy ngày”. “Ở kinh nào nói?”. Dạ Tiểu Bộ kinh nói, Bản Sự và chú giải Trưởng Lão Ni và Trưởng Lão Tăng. Tức là muốn phát thệ một cái đại nguyện, một cái nguyện lớn thì phải dọn lòng ít nhất bảy ngày. Dọn lòng là sao? Ngồi thiền, giữ giới, trai tăng, bố thí suốt bảy ngày như vậy thì cái ngày thứ bảy nguyện. Đúng ra quý vị phải trả tiền để được nghe cái câu này. Kể từ bây giờ nhớ. Và một cái chỗ rất là độc đáo, muốn làm phước cho nó sướng thì chỉ có về Miến Điện thôi. Tăng Ni đủ thứ, chuyên về thực hành cũng có, chuyên về pháp học cũng có mà số lượng không đếm xiết. Các vị muốn trai tăng cho nó mỏi tay thì về bển. Tại sao tôi không giới thiệu Thái Lan vì phải nói là về đời sống tu học Thái Lan không bằng Miến Điện. Mà Thái Lan giàu nữa, mình muốn trai tăng coi cho được mình phải ra gấp mười lần Miến Điện. Tu học không bằng người ta mà tại vì con nhà giàu, mình cúng mỏi mệt lắm, cúng nhiều coi mới được. Còn Miến Điện quý vị cho họ một chai dầu cù là họ cũng mừng nữa vì họ nghèo lắm, mà họ tu học rất tốt, và số lượng lớn lắm. Quý vị qua bên đó quý vị chỉ cần kiếm dùm tôi một ngàn chai cù là thôi là cho mấy ổng mừng lắm. Mấy ổng có lạ vậy nè là mấy ổng thích đồ địa phương, thích đồ nội hóa. Thứ nhất họ quen như vậy, thứ hai họ thấy chữ Tây họ không biết nó nói cái gì. Chỉ cần lận dùm tôi 300 đô la qua bển mua cả núi dầu cù, một núi dầu gió, qua bển phát người ta cám ơn dữ lắm. Nhất là, đứt ruột, tu nữ, cúng là toàn cúng cho mấy ông Tăng, Ni thông cảm đi. Mà Ni vẫn giữ bát giới trong sạch. Ni vẫn là chiều nhịn đói y như chư Tăng. Ni là coi như cả đời sống trong bóng tối. Tăng là chit ôm bát lấy thức ăn về ăn thôi. Còn ốm đau, bệnh hoạn, mùng mền, chăn gối có Phật tử lo hết. Còn Ni phải đi xin gạo sống, đi xin từng trái cà, trái ớt về nấu ăn. Nếu mà mẹ tôi, chị tôi ở bên đó tôi nhìn tôi khóc đó. Là coi như rác. Mà trên thế giới Ni mà thấy ghét nhất là Ni Đài Loan. Nó giàu mà nó chảnh banh xác. Cìn cái Ni Miến Điện họ tu học tốt lắm, họ tốt đến mức mà mấy vị Tôn Túc họ mời Ni giảng cho mấy chục okng tăng nghe. Ni Miến Điện nhiều vị rất giỏi, chẳng hạn như tôi có biết một vị Ni người Miến Điện đang dạy học ở Bangladesh, tiếng Anh như gió, có một băng MA ở Mỹ, bỏ hết về xứ Miến Điện xuất gia. Rồi sư phụ thấy bên Bangladesh có nhu cầu, mà bên đó làm sao nói tiếng Miến được. Cho nên cho bả qua bả dạy tiếng Anh cho mấy Sư. Abhitham, Vipassana và Pali bả giỏi cực kì. Có MA ở Mỹ, đáng lẽ ở Mỹ lấy chồng, không, nàng bỏ hết nàng về làm cái chiêu đó, mà về bển sống trong cái sự ghẻ lạnh của mọi người bởi vì bên đó cái xứ họ vậy đó, họ coi Tăng là số 1, Ni là số 10.

Kì rồi tôi qua bển, tôi có đăng lên Kalama, tôi tới trai tăng ở chùa…. Thương lắm, 3 tầng lầu, 500 cô, nhỏ nhất là 10 tuổi, áo quần tinh tươm, chỉnh chu, dầu hơi cũ. Mà tới giờ quýnh cái “beeng” là nhào lên học thẳng tắp, tiếng Anh, tiếng Miến, toán, lý, hóa, địa, sử đàng hoàng. Học xong quýnh cái “beeng” nhảy qua học giáo lý, học Pali đàng hoàng. Xong rồi quýnh cái “beeng” nhào xuống ăn, đi thảng băng, vô ngồi răm rắp như quân đội. Mà nghe thương, quý vị nghe đứt ruột. Đoàn tụi tôi qua trai tăng, hỏi “Bên đây bao nhiêu người?” – “500 cô” – “Trai tăng bao nhiêu thì được” – Họ nói liền không suy nghĩ “Cho xin 300 đi”. Lúc tôi vô bà sư cô bả nói bửa nay là ăn thịnh soạn đó, được một cái trứng, với miếng sốt cà, với cơm Miến Điện, là thịnh soạn. Bình thường chắc nó cho ăn đinh với kẽm gai hay sao mình không biết nữa. Nhưng mà một cái trứng với miếng sốt cà, thịnh là thịnh cái gì. Trứng nó luộc rồi nó đem đi chiên (mà nói cũng thèm chớ!) chiên cho cháy cạnh đó, nó làm miếng nước sốt, chắc bình thường nó ăn kẽm gai hay sao. Nói thiệt, không có nói giỡn, nó chỉ ăn kẽm gai thôi thì mới thấy cái đó là thịnh soạn, nó thịnh là thịnh cái gì. Chắc nó lấy rau để xào mặn. Qua đó mới thấy thương, tăng ni đều tu hành như nhau hết mà ni thì như vậy. Thương là thương chỗ này, tăng mặc đồ mới tinh à, nghèo thì có nghèo thiệt, không có tiền mặt “no cash”, đi bát, một bửa ăn của chư tăng dầu chùa nghèo đi nữa nhìn đã lắm. Còn ni thì đồ nấu chín họ ít lắm, thường họ đi xin gạo sống, rau trái củ quả mà tôi liếc thấy héo queo, chợ chiều đó, đi bát buổi chiều chứ buổi sáng mấy ông sư vớt rồi. Mà đi chợ chiều, rồi gạo, bạt cắt. Mà có chuyện này tôi thương thiệt là thương. Kì đó tôi đi với bốn vị Miến Điện, đi ra mua đồ để về cúng cho một cái học viện, bút, mực, dầu gió. Đi ra tới chợ… mới gặp một chục “chị hai” của tôi đang ôm cái thố bằng nhôm. Trong đó mình thấy có tiền Miến Điện, 2000 Kyat là 1 đô la, mà tôi thấy trong đó có 1 tờ 500 biết chừng nào được 1 đô. Mà cái ông sư đi chung ổng nói giỡn bằng tiếng Miến Điện ổng nói ổng cần cái đó, có chút tiền, mình hiểu như vậy. Nó hốt nó đưa ổng mà nó đi xin từ trưa đến giờ, mà ổng với cái đám đó không có quen. Chỉ kêu bác Hồ bằng Bác thôi, chứ không có quen biết gì hết. Có nghĩa là nó tu mà cái lòng nó rộng lắm. Ok, tôi xin tôi cực, mà you cần thì tôi cho. Cũng như ông người Mỹ ổng “bị” Phật giáo Tây Tạng đánh gục bằng một đòn chí tử rất là đẹp. Là ổng đi chụp hình ở …, gặp bà cụ người Tây Tặng ăn xin bên đường, ăn xin người ta cho bạt cắt, đồng xu. Đến giờ ăn, Mỹ bên đây ngồi uống cà phê thì bả bên kia đang cầm khúc bánh mì, có con chó nó chạy ngang bả bẻ nửa khúc bả đưa nó. Bả đang đói, đói từ sáng đến giờ. Thì ông phóng viên Mỹ mới hỏi “Bà đói mà, tại sao bà cho nó phân nửa vậy”. Bả nói “Nó cũng đói vậy”. Bả trả lời giống như nó rất bình thường. Tu đến một cái mức mà vô ngã, vị tha. Chữ nghĩa họ không nhiều, mà nhờ họ nghèo cộng thêm với dốt, chỉ cần chánh tín, họ sống sát sao với Đạo Phật hơn là cái thứ trí thức nửa vời. Thứ trí thức nửa vời, cái thứ thức không ra thức, ngủ không ra ngủ, nó chập chờn, tôi sợ lắm. Một là trí tuệ cho tới bến người ta gọi là trí thức, còn hai là nó ngu cho em nhờ. Còn cái thứ thức không ra thức, ngủ không ra ngủ, cái thứ lơ mơ, lơ mơ nó dễ thành gà mờ, gà mờ thì tới chết vẫn còn mơ. Người Miến Điện, người Tây Tạng, họ có một nếp sống rất là đẹp. Và muốn thương được họ, giống như pháp môn thiền quán vậy. Muốn thương được họ phải cọ xát với họ. Muốn hiểu được danh sắc phải từng phút cọ xát với danh sắc. Muốn hiểu thế giới anh phải dấn thân, anh phải nhập cuộc, anh phải thành một với nó mới hiểu nó. Nói như vậy không có nghĩa để quá độ mình phải vào quán bar, không phải, mà có nghĩa là có nhiều lúc pháp môn Tứ Niệm Xứ nó cho mình cơ hội sâu sát với cái cảnh danh sắc. Lâu lắm rồi nhiều kiếp mình không biết mình đang vui buồn, thiện ác, mình không biết. Và tệ nhất là mình không học giáo lý, mình không biết thiện là cái gì. Cho nên nhiều Phật tử nói rằng “đi vào chùa thì cứ hành thiền, học chi cho mất thời gian”. Người lạ tôi nhìn thấy ghét thì tôi im re, còn người nào thấy thân thân tôi hỏi họ một câu thôi “Cô ơi, anh ơi, cứ lo thiền không lo học thì nghe cũng hay đó nhưng lúc phiền não nó tới đó thì làm sao mình biết đó là phiền não”. Mà có nhiều cái phiền não với cái thiện nó giống nhau y chang. Thí dụ như cái niềm vui của người học Đạo nó giống với sự kiêu ngạo của thằng không ra gì, nó giống lắm. Như bửa nay, cả sáng hôm nay tôi ngồi hai tiếng đồng hồ, lòng tôi nó yên tĩnh, không có thích, không có ghét gì hết, lòng tôi đang vui lắm. Cái vui đó nó cũng hao hao giống cái vui của người thấy sáng giờ mình ngồi quá giỏi, ngồi hơi lâu vậy đó. Cái đó chỉ có thằng học giáo lý nó mới biết cái nào là ngã mạn, cái nào là pháp hỷ, cái nào là hỷ giác chi, cái nào là tâm tham có ngã mạn đi cùng. Vị Alahán có mệt mỏi và có đi nằm ngủ. Nhưng cái mệt mỏi của vị Alahán hoàn toàn là vấn đề về thể lý physical, chứ không có hôn thụy, hôn thụy là vấn đề của mental problem. Muốn hiểu được hai cái này bắt buộc anh phải là người học giáo lý. Các vị học hóa chất các vị biết có những thứ cái mùi cũng chua chua nhưng nó không giống nhau đúng không? Chưa kể có những thứ không mùi mà độc le lưỡi luôn như Cyanua biết không? Cyanua là một thứ chất độc không màu, không mùi, không vị, mà cái ghê nhất của nó (Tôi nói mà tôi sợ, chắc mai mốt tôi đem nước chai tôi uống quá). Nó ghê một chỗ là bỏ vô trong nước, người uống không có biết, mà khi uống rồi nó tạo ra một phản ứng sinh học y như nhồi máu cơ tim vậy. Uống xong thì tim không làm việc nữa, đem đi bác sĩ thì nó nói thằng này chết do nhồi máu cơ tim. Lúc đó chỉ có một cách thôi là ta phải đi điều tra cái ly đã đựng. Nếu cái ly đó đã vứt rồi thì chết luôn. Và nhất là trãi qua một tời gian dài thì dấu vết đó không còn nữa. Thì phièn não nó y chang như Cyanua vậy. Có nhiều khi khoảng cách giữa thiện và ác nó rất là gần nhau. Tôi ví dụ như tôi làm phước tôi hoan hỷ. Nếu tôi học Đạo thì tôi biết đó là ngã mạn, nhưng nếu tôi không biết tôi nghĩ nó là niềm vui trong thiện pháp. Và chính ngài Xá Lợi Phất ngài cũng nói “Có những cái khó chịu nên có và cũng có những cái khó chịu không nên có”. “Khó chịu nên có” là khi thấy mình không tinh tấn mình khó chịu, hoặc là khó chịu khi nghĩ đến chuyện mình sẽ chết, mình sẽ bị sa đọa, rồi mình khí chịu khi mình tiếp tục luân hồi nếu mình dễ duôi. Đó là khó chịu nên có, bởi vì nhờ cái khó chịu đó mình tiếp tục mình tu. Còn những cái khó chịu là vì mình không được cái mình thích, khó chịu vì mình bị chê, khó chịu vì bla bla bla… đó là những cái “khó chịu không nên có”. Chính ngài Xá Lợi Phất ngài dạy như vậy trong kinh hành trì (Pali). Và phải học giáo lý để biết cái nào là nên có, cái nào là không nên có. Và cái ranh giới giữa thiện với ác đôi khi nó chỉ là một sợi tóc thôi. Cho nên phải học giáo lý, rồi phải sống chánh niệm. Chỉ hai việc đó. Tôi không đòi các vị làm việc thứ ba.

Bây giờ các vị hỏi đi. Ai có thắc mắc gì thì hỏi.

Hỏi: Thưa thầy, nãy thầy có nói niềm vui của người học Đạo bằng cái chi thưa thầy? Con viết không kịp. Cái vui của người học Đạo bằng cái gì đó thì con nghe không rõ nhưng mà cái câu đó rất là hay. Con muốn viết lại”

Đáp: Tôi hy vọng tôi nói đúng vì tôi nói xong tôi quên. Cái niềm vui của người học Đạo nó đến từ nhiều nguồn. Người mà không học Đạo, họ vui vì họ có cái này cái kia. Còn niềm vui của người học Đạo là do bỏ được cái này cái kia. Không biết cái tôi nói có phải cái này không. Vui của người học Đạo nó đến không phải do sự nắm giữ cái gì mà là buông bỏ được cái gì. Tôi rất là thường nói câu đó. Bởi vì niềm vui bằng cái cầm nắm một cái gì đó mình thích nó không lâu bền bằng niềm vui của người họ buông. Bởi vì cầm nắm mình cầm được bao lâu, còn niềm vui của người rãnh tay thì nó lâu hơn. Tôi biết có nhiều quen với tôi họ đi chơi là họ không có muốn mang xách tùm lum, họ thà tốn tiền họ đi mua thức ăn dọc đường chứ không muốn xách đồ ăn theo là vì một là nó nặng, thứ hai nữa là nó bị hư, dọc đường nó dập, nó bể, nó chảy nước mà mang xách thì nặng. Thêm cái cuối cùng nữa, gặp món ngon, món lạ không dám ăn bởi vì ăn thì cái này tính làm sao. Vác theo rồi cũng đi mua đồ ở ngoài. Mà cái cuối cùng, nặng. 1 kí lô ở 5 cây số đầu nó khác với cây số sau. Và nhất là trong đó không có cái gì hư bể, mình cần mình lấy nó gối đầu, còn đằng này mình để trong đó chái chuối, với cái trứng chiên, mà hai cái thứ đó nó bị dẹp nó trộn lại coi nó kì dữ lắm.”

Hỏi: Hồi nãy Sư có nói cái người làm điều thiện có tâm vui, tâm hỷ. Sư nói đó là do cái ngã.

Đáp: Hiểu lầm rồi. Tôi nói không học giáo lý thì mình không phân biệt được cái vui của cái tâm tham ngã mạn và cái vui của người hành Đạo. Nghe kịp không? Không phân biệt được, tôi mới vừa làm công đức xong tôi vui, nếu tôi học giáo lý tôi biết rằng cái vui đó là cái vui của người mới làm được việc lành hoặc là tôi biết rõ cái vui đó là vui của người kiêu ngạo là “trong đây không ai làm phước bằng tôi hết”. Hiểu không? Hai cái đó nó hơi giống nhau, nó phảng phất, phảng phất. Mà tôi có học tôi mới biết nó giống nhau, còn nếu tôi không học tôi cứ thấy “hoan hỷ quá! hoan hỷ quá!”. Tôi biết có nhiều người Phật tử họ làm xong, họ lên facebook họ khoe khắp nơi hết, họ nói “Hoan hỷ quá, bửa nay được cúng dường mấy cái vị Miến Điện, Tích Lan. Đâu phải ai muốn cũng được!”. Quất cái câu sau là thấy thúi hoắc rồi. “Bửa nay hoan hỷ quá” là thấy cũng được, mà quất cái câu sau “Đâu phải ai muốn cũng được” là thấy rồi, cái bà này là xong rồi. Mà kì lắm.

Hỏi: Thưa Sư, con học ở đây thấy có nhiều điều hay. Con muốn chia sẻ với ông xã con và em con. Con có nên chia sẻ không và chia sẻ cách nào? Con chia sẻ với ông xã con, ổng không muốn nghe thì con im. Con chia sẻ với em con, một người em ở Canada và một người em ở bên Pháp, họ có học Phật giáo nhưng không có học với thầy.

Đáp: Thưa cô, đó là một chuyện nghe thì nó đơn giản nhưng nó khó lắm cô. Tại vì cô trực tiếp tiếp xúc với tôi thì cô chấp nhận cách nói chuyện của tôi và cô nghe live, nghe tiếng nói và thấy mặt nó khác. Còn đằng này cô chỉ nhắc lại cái cô nghe thì nó khác nhiều lắm. Tôi thí dụ nó hơi đời một chút, cô thích Tuấn Ngọc mà cô muốn rủ người khác nghe, cô giả cái giọng rên rên rên… thì tôi thề với cô tôi không có nghe Tuấn Ngọc đâu, bởi cô nhái không giống. Cô thấy khó không, may là cái giọng thôi không có ngôn từ. Khó lắm. Hoặc quý vị tả cho tôi món bánh cuốn đó nó ngon, muốn thuyết phục tôi không phải dễ, tại vì tôi chưa từng ăn bánh cuốn. Quý vị tả một hồi làm tôi thêm ác cảm nữa. Đó là một. Chuyện thứ hai, đó là vấn đề tâm linh, vấn đề trừu tượng, vấn đề tinh thần, cái khẩu vị mỗi người mỗi khác thưa cô. Cô hợp với cái đó nhưng mà chưa chắc người ta thích. Cái đó chỉ có hy vọng mong manh thôi là có một dịp nào đó, cái này tôi nói vô tư thôi, một dịp nào đó mà cô sắp xếp có một cuộc gặp mặt thì maybe. Nói vậy chứ tôi cũng nghĩ chỉ có 40% thôi. Chứ thông qua một trung gian thì khó, nhất là trung gian đó họ thường gặp mấy chục năm nay nữa. Cô hỏi tôi có nên hay không thì tôi đã trả lời, câu còn lại thì khỏi nói rồi “nên nói bằng cách nào?” thì không cần giải thích nữa. Nói nửa câu đầu là thấy mệt rồi. Bởi vì qua một trung gian họ đã gặp mặt nhiều năm rồi thì “bụt nhà không thiêng”. Phải trực tiếp live. Thậm chí cô biết người ta nghe tôi mà nghe qua video thu lại nó cũng khác với nghe tôi nói ở ngoài nữa. Và tôi cũng có một chút kinh nghiệm, tôi kể thiệt tình, vô tư, không có ý gì hết, vì nó kẹt nên tôi phải nói thiệt. Tôi từng gặp một số nhân vật văn hóa ngoài đời. Thí dụ tôi từng gặp ông Huy Cận. Hồi đó tôi đi học ở Sài Gòn, trong cái ngày kỷ niệm 50 năm Thơ Mới, ông Huy Cận có vào cái chỗ đó, tôi gặp ổng người thiệt ở ngoài. Rồi tôi có gặp nhà văn Sơn Nam, ông Bùi Giáng. Khi tôi gặp họ ngoài đời, cái tôi cảm nhận về họ nó hoàn toàn không giống với cái tôi đọc ở họ. Hồi đó tôi ở cái rạp Đông Nhì thì ông Bùi Giáng ở hẻm Hương Gia, đường Lê Quang Định, Gò Vấp. Sáng trước 10 giờ mấy quán nhậu chưa mở thì ổng tỉnh, rồi từ lúc quán nhậu mở cửa thì từ đó ổng bắt đầu say xỉn, khùng điên cho tới khuya. Chứ còn ai gặp Bùi Giáng trước khi mấy quán nhậu đó mở thì ổng tỉnh lắm. Ông với tôi như hàng xóm vậy, nhiều khi tôi đi học từ bên chỗ tôi qua bên chùa Già Lam, hoc với ôn Thái Siêu, tôi là người thường dắt ổng qua lộ, lúc ổng tỉnh ổng rất là sợ xe. Nhưng mà lúc ổng say lên rồi ổng đội cái nó phụ nữ, quấn khăn, ổng cầm gốc cây làm cảnh sát giao thông không có sợ xe. Nhưng lúc ổng tỉnh ổng rất là sợ. Tôi dắt ổng qua, tôi còn nhớ có lần ổng nói “Kì quá. Chắc lớn tuổi rồi sáng hay đổ mồ hôi”. chuyện thứ hai, tôi nhớ kỷ niệm lúc tôi đang dịch quyển Thiền Học Nam Truyền, tôi có lại nhà hỏi ổng, tôi hỏi “cái chỗ này nghĩa là sao?”. Ổng mới dịch cho tôi một đoạn. Chuyện thứ ba, có lúc đó sáng tôi đi từ bên rạp Đông Nhì qua chùa Dược Sư thỉnh sách thì gặp ổng. Trước đó một đêm tôi có đọc sách Phạm Công Thiện thì tôi có hỏi ổng “Bác nghĩ sao về ông Phạm Công Thiện?”. Ổng trả lời thế này “Ôi cái thằng cha đó trên trời”. Tới bây giờ tôi không có dịp hỏi “trên trời” là sao? “trên trời” là viễn vông hay “Trên trời” là cao siêu. Đó là những cái kỷ niệm tôi nhớ về ổng. Với tôi có vô nhà ổng được hai lần, tôi có quen với anh Hà cháu rễ của rổng. Nhà ổng phía trước có cái cổng rào, có nguyên cái vách bằng tôn, có cây mận, ở dưới có giăng cái võng, ổng hay ngồi đó khi ổng không xỉn. Khi mà mình tiếp xúc với ổng ở ngoài đời nó khác ở trong sách vở nhiều lắm. Cho nên những cái gì cô nghe được ở tôi mà cô muốn đi truyền tải, truyền đạt cho người khác sẽ gặp nhiều khó khăn. Nhất là cái cách nói của tôi nhiều khi nó không được nghiêm túc. Mà nhiều người họ đòi hỏi một ông Sư phải đạo mạo, ghê gớm mà tôi quý vị thấy đó… nó bầy hầy, nó bê bối, bề bộn lắm.

Hỏi: Làm sao mình thực hành chết trong chánh niệm?…

Đáp: Tôi hỏi cô nè, thời gian học võ 10 năm của tôi với cô ra hai người mình giỏi giống nhau không? Một thầy, một võ đường, cùng một thời điểm bắt đầu, vậy 10 năm sau tôi với cô có giống nhau không? “Dạ không”. why? “Trình độ hấp thu của mỗi người khác nhau”. Đó chính là câu trả lời của tôi đó. Cô hỏi tôi “Sư ơi làm sao mình chết trong chánh niệm?”. Thì cô tu kiểu gì? Cô tu cái kiểu tà tà thì hồi cô chết cô run bắn lên. Rồi chưa kể tiền nghiệp của cô lúc trước cô từng tu nhiều hay tu ít. Kiếp trước cô có từng tu tập, cô có từng coi nhẹ cái mạng của mình chưa? Cô có từng coi chánh pháp là quan trọng chưa? Hay là cô thấy “cái tôi” của cô là quan trọng? Cô đừng có nói với tôi là kiếp này cô có tu thì mấy cái đó của cô nó ngon lành. Cho nên hỏi tôi Sư ơi làm sao để con tu được cái này cái kia, thứ nhất là tôi không biết được cái tiền nghiệp của cô hồi trước, cô tu dày hay mỏng. Thứ hai, là ngay bây giờ cô tu kiểu gì? Tôi nói hoài, “What” chưa đủ, “What” tức là tu pháp môn nào. Mà hai là “How”, “How deep”, “How long”, “How far”. Chỉ nói gọn thôi, tôi nói kinh nghiệm của tôi. Người ta tu người ta mong có cái chùa, có được đệ tử, có được đạo quả, đắc chứng tùm lum. Nhưng tôi thì tôi treo cho đời tôi ba cái mục đích. Mục đích một, nghe cái gì thì cũng biết đường chạy vào kinh điển kiểm tra xem nó ở đâu, chứ tôi không có nói rằng trở thành người tinh thông kinh điển, mà tôi chỉ mơ rẳng tôi muốn biết cái gì tôi cũng có thể tìm cái đó ở đâu trong kinh điển. Tạm nói bây giờ tôi đã được, ít nhiều tôi đã làm được cái đó. Thứ hai, làm sao mình bớt bị tác động bởi thị phi, khen chê, bị chúng chửi cũng tỉnh bơ mà được chúng khen cũng thanh thản. Cái thứ ba, bớt sợ chết lại. Đó là hai cái chắc làm đến cuối đời. Một là phải có chút chút kiến thức về kinh điển, hai là trước thị phi tỉnh bơ, tỉnh thiệt chứ không phải là tỉnh giả vờ. Nhiều khi đang giảng vậy người ta chửi mình, trước mặt mình cứ cười cười nhưng bên trong tan nát thì mình không có kể. Cái này là tỉnh thiệt. Cái thứ ba là bớt sợ chết. Mà muốn bớt sợ chết thì chuyện đầu tiên phải coi thường cái sống. Có hiểu “Coi thường cái sống” không? Có nghĩa là mình phải thấy sống là khổ, sống là gánh nặng. Chứ còn không thể khơi khơi vẫn yêu đời rất mực mà một mặt thì không sợ chết, tôi thề tôi chưa từng thấy. Khi anh coi thường được cái này thì anh mới có được cái kia. Khi mà mình còn ham sống thì đương nhiên là mình phải sợ chết. Trong kinh có nói rất rõ là có bốn hạng người sau đây không thể nào không sợ chết. Một, thích hưởng thụ. Hai, còn coi nặng cái thân này. Ba, làm quá nhiều điều ác. Bốn, làm quá ít điều lành. Lúc còn sống mình không có thấy, tới hồi nó hấp hối tự nhiên nó lòi ra “Ủa mình tu cái gì ta?”. Nhớ lại toàn là hình thức không à. Tôi biết tôi nói cái này nó đụng tùm lum nhưng mà đã là người đi nói Pháp, đã là người hành Bồ Tát đạo bắt buộc phải có cái gan nói thiệt. Rất nhiều và rất nhiều người hiểu lầm cạo đầu, mặc áo tu, hai buổi công phu, quét lá, nấu ăn là tu. Sai. Bởi vì ngoài chuyện cạo đầu, mặc áo tu ra anh phải nghiên cứu kinh điển, thực tập, hành trì mỗi ngày, dòm vào cái xấu cái tốt của mình để biết thêm cái nào bớt cái nào. Cái đó mới gọi là tu. Chứ còn cạo đầu, mặc áo tu, ngày hai buổi công phu, lốc cốc leng keng, chưa gọi là tu. Chưa kể bày làm mứt, làm bánh bán, nấu tương, làm chao, làm ruộng, làm rẫy, cực khổ mặc áo nâu sòng vá díu, sống ăn rau củ vậy đó, khó khăn, uống nước suối rừng. Cứ nói đó là tu. Là sai. Cho nên rất là khó. Hỏi rằng “Làm sao mà không có sợ chết?”, lúc cận tử, lúc lâm chung mới nhớ là bấy nhiêu năm qua mình là người sống cực, chứ không phải là người sống tu, người sống Đạo. Sống Đạo khác, sống cực khác. Hoặc nói bằng cách khác, được gọi là một nhà khoa học la vì họ vùi đầu trong những cái định đề, vấn đề khoa học và họ có những nghiên cứu, những tìm hiểu và tốt nhất là có những phát hiện, những công trình cụ thể. Chứ không phải nhà khoa học là vì người đó ăn rồi vô phòng lab ngồi ở trỏng. Ngồi trong phòng lab chơi game rồi hai chục năm sau trở thành nhà khoa học, có cái đó không? Chuyên gia kỹ thuật số (số đề), nó cũng số mà là số đề. Cho nên “Muốn không sợ chết thì phải coi cái sống không ra gì”. Đây là một câu nói mang tính chất máu xương của nhà Phật. Anh phải sống chánh niệm thường trực để anh thấy rằng cái tấm thân này, sự hiện hữu này nó là gánh nặng, nó là vui ít khổ nhiều, nó là bấp bênh, nó là bất toàn. Tôi không muốn anh sống trong sự âu lo, trong sự bất mãn, trong sự tiêu cực, trong sự bi quan nhưng anh sẽ thấy nó là sự thật. Lâu ngày sẽ có một lúc anh sống được với sự tỉnh thức của một người tu, biết và luôn luôn nhớ nó nhưng lòng không còn sợ hãi nữa. Hiểu không? Luôn luôn nhớ nó mà lòng không còn sợ hãi nữa. Giống như một người y tá, buổi đầu còn sợ máu, sợ kim nhưng sẽ có một ngày người y tá không còn sợ máu, sợ kim nữa mà chỉ còn là sự cẩn thận và tấm lòng của một người y tá mà thôi. Chứ không phải tới một ngày không còn sợ máu, sợ kim nữa, gặp là lụi, gặp là lụi, là sai.

Hỏi: Bát Chánh Đạo có phải là Thất Giác Chi không?

Đáp: Cô phải học A Tỳ Đàm, Bây giờ cả lớp thấy chưa, không học giáo lý cái thắc mắc như vậy đó. Nó hỏi ông Trần Hưng Đạo có phải là Phạm Ngũ Lão không? cái đó chưa có đau, cái này mới đau, Nguyễn Huệ có phải Quang Trung không? Ba tui có phải là chồng của má tui không? Má tui có phải là con gái của ông ngoại tui, là con dâu của ông nội tui không? Nó như thế này. Bát Chánh Đạo là cái gì? (Tôi ghét tôi không thèm trả lời luôn tôi bán sách cho cô, cuốn 20 đồng, tiền trước sách sau nha). Chánh kiến là gì? Trí. Chánh tư duy? Trí luôn. Chánh ngữ, nghiệp, mạng? là giới phần. Chánh niệm là tâm sở niệm. Định, tuệ là tâm sở định và trí tuệ. Chánh niệm là sở hữu niệm. Chánh định là sơ hữu định. Có nghĩa là căn cứ vào chi pháp mình thấy chánh kiến, chánh tư duy nó thuộc về phần tuệ học. Ngữ, nghiệp, mạng thuộc về giới học. Phần còn lại là định học. Thất giác chi là cái gì? Niệm giác chi, phân tích cho tới nơi thì nó là chánh niệm trong Bốn Niệm Xứ. Trạch pháp giác chi là trí tuệ trên hành trình tu tập bất cứ tình huống nào. Định giác chi chính là chánh định. Niệm giác chi chính là chánh niệm. Xả giác chi chính là đỉnh cao của định và của tuệ. Vậy chừng đó Thất Giác Chi có phải là Bát Chánh Đạo không? Cái này nó ‘là’ cái kia, chứ không phải là ‘giống’ cái kia. Nên nhớ tam học Giới-Định-Tuệ chia nó thành ra Thất Giác Chi cũng được, chia nó thành ra Bát Chánh Đạo cũng được, chia nó thành Ngũ Căn, Ngũ lực cũng được. Do chính vì chia làm sao cũng được, Đức Phật ngài gom lại thành 7 nhóm thành là là 37. 37 phẩm Bồ Đề là tổng hợp các nhóm pháp môn mà mỗi nhóm ấy có quan hệ tương tức lẫn nhau. Tương tức nghĩa là cái này nó chính là cái kia. Không bao giờ có chuyện một người tu hoàn tất Tứ Niệm Xứ mà không có thành tựu Bát Chánh Đạo. Không bao giờ có chuyện một người tu hoàn tất Bát Chánh Đạo mà không hoàn thiện Thất Giác Chi. Chuyện đó không có mặc dù kể ra nó hơi khác khác. Nhưng mà không. Vì tùy cơ tánh chúng sanh mà Ngày phải nói như vậy. Tôi ví dụ như cái từ “Không dễ ngươi”, từ cũ là “Không dễ duôi”. “Dễ ngươi” là khinh thường, coi thường. Có chỗ Đức Phật nói thế này “Toàn bộ con đường tu chứng chỉ nằm trong một câu thôi”. Nghe kỹ nha, toàn bộ con đường giải thoát chỉ nằm trong một câu thôi đó là “Không dễ ngươi”. Các vị thấy trong đó có Giới-Định-Tuệ không? Đâu có, đâu thấy đâu nhưng mà có đó. “Không dễ ngươi” là gì? Có ba nghĩa. Một, là không coi thường cái điều ác nào là nhỏ rồi làm. Thứ hai, không chê cái điều thiện nào là nhỏ rồi không làm. Thứ ba, không có chấp nhận bất cứ một hình thức tái sanh nào dầu sướng như tiên, không chấp nhận bất cứ một hình thức tái sanh nào nữa. Chỉ cần vướng một trong ba cái này thì bị xem là dễ ngươi. Đức Phật có một lần Ngài đi bên một bờ sông, Ngài gặp khúc gỗ nó trôi, Ngài nói với chư Tăng “Theo các người khúc gỗ này có trôi ra biển hay không?”. Thì chư Tăng nói “Dạ cũng maybe với điều kiện là nó không có bị những trở ngại sau đây. Một, là nó không tấp vào bờ (tấp vào bờ làm sao nó đi). Hai, là nó không bị người ta vớt. Ba, là nó không bị mục nửa đường trên cái hành trình ra biển. Bốn, là nó không bị mắc cạn. Năm là nó không có bị lọt vô vùng nước xoáy. Sáu, là nó không có bị mấy loài khuất mặt khuất mày can thiệp” Cái này người mà vô thần nghe không có tin, trong kinh nói là phi nhơn, khuất mày khuất mặt nó rất thích gỗ thơm, rất thích bảo thạch, quý kim. Cho nên chỗ nào có vàng bạc, ngọc quý người ta đồn thường có ma quỷ, cái đó đúng, mấy loài phi nhơn nó rất thích cái đó. Và nó có nhiều hình thức để bảo vệ. Một là nó tạo ra những cái tai nạn chung quanh khu vực có đồ quý. Hai, nó tạo ra những hình thức như rắn, rít, mãn xà. Còn không nó cho mình thấy có một cô leo lên leo xuống cười cười, đứng quắt quắt, mặt tái mét. Có nhiều trường hợp như vậy, loài phi nhơn rất thích cái đó. cho nên những khúc gỗ quý nó sẽ vớt vô. Chư Tăng nói như vậy thì Đức Phật ngài nói “Một tỳ kheo trên đường đi đến cứu cánh giải thoát có thể bị những trở ngại. Thứ nhất, bị tấp vào bờ” có nghĩa là sao? Một là bị tấp vào bờ này, hai là bị tấp vào bờ bên kia. Bờ bên kia có nghĩa là đam mê sáu trần, thích nhìn cái này, thích nhìn cái kia. Tấp vào bờ này nghĩa là coi nặng cái thân này. Có nhiều người họ không có thích nghe, ngửi gì hết mà thích dũa móng, thích chấm chấm, bậm bậm môi vậy đó. “Không có bị mục” là đối với người không có đức hạnh. Chính cái đời sống của một người không có giới hạnh thì được xem là mục ruỗng từ bên trong. “Không bị người vớt” ở đây có nghĩa là gì? Cái này mới ghê nè. Là không bị những mối quan hệ xã hội cuốn hút. Ăn rồi là cứ “Alo, chị tám khỏe hông?…ừm… ừm… em cũng đỡ hơn lúc mệt”. Nó rất là mất thời gian. Còn ông Sư ăn rồi cứ hỏi thăm Phật tử “Sao, vừa rồi cúng giỗ cho má, khỏe hả cô chú? Vừa rồi thất thứ bảy, thất thứ tám này có vô không?” – “Dạ thất thứ bảy đủ rồi không có thất thứ tám thầy ơi” – “Ủa vậy hả thầy quên”. Mà cứ như vậy, ăn rồi mà cứ lâu lâu tùm lum. Cứ như vậy đó thì gọi là bị người vớt, khúc gỗ bị người vớt đó là một người tu bị lôi bởi những quan hệ ngoài xã hội. Bị chư thiên vớt là sao? Là tu mong sanh về cõi này, cõi kia. Hồi nãy tôi muốn giải thích chữ dễ ngươi mà tôi móc nguyên bài kinh dài này ra đó. Tu mà cầu về cõi này cõi kia là khúc gỗ bị chư thiên vớt. Tu là để chấm dứt sanh tử. Trong kinh Đức Phật có dạy mình một cái kinh Hộ Niệm rất là hay. Mình bây giờ thấy ngáp ngáp là thầy bà tới lốc cốc, leng keng, chuông mỏ khùng khùng điên điên. Chứ trong kinh nói rõ là thời Đức Phật không có chuyện cả đám bu quanh cái xác chết lạnh ngắt, nó đã đi rồi. Giống như anh chàng đó lên thiên đường cứ cười cười, thánh Peter hỏi “Sao cười?”. Ảnh nói “tôi lên tới đây rồi mà tụi nó còn mổ ở dưới”. Có nhiều cái vong nó chết rồi mà nó còn cười cười là tại vì mấy ông sư còn rải nước trúng mây đứa kia, còn nó chết ngắt rồi. Khổ quá, tôi mệt với mấy bà mê tín thiệt. Tôi giỡn có nhiều lắm không?! Nó đã đi rôi, mà nãy giờ cứ lo tụng, nhắm mắt, cứ lo rải nước mà rải trúng mấy đứa còn sống không à. Cho nên khi mình có lòng cầu sanh về chỗ này chỗ kia là sai. Chứ thời Đức Phật ngài nói thế này khi một người cận tử, chư Tăng tới không phải tới để cầu cho cái xác bả died, bởi vì chúng ta là “born to die”, không có gì phải ngạc nhiên hết nhưng mà cái quan trọng nhất là hộ niệm cho cái tên mà còn nghe được, với điều kiện đương sự phải đồng ý nghe thì mới nên mời. Còn kiểu như người nhà của cô hồi nãy, họ chưa có sẵn sàng mà vì cô thương tôi, cô năn nỉ tôi về nội họ trừng mắt tôi không là tôi đủ run rồi. Mà nó trừng mà nó còn sống tôi đỡ, còn nó trừng mà khuya nó “đi” luôn là tôi về tôi khỏi ngủ luôn. Tôi nói nửa giỡn nửa thiệt các vị có phân biệt được không? Chẳng hạn như tôi bây giờ tôi ngáp ngáp, mà cô Diệu Tịnh cổ thương tôi cổ rước Cha đến làm lễ, quý vị nghĩ coi chịu nổi không? Tôi không có sẵn sàng. Tôi đang cần rửa mặt không rửa mà rửa tội cái gì. Cho nên chuyện đầu tiên chư Tăng thời Đức Phật đến không phải để giải quyết cái xác mà là để làm việc với cái tên ngáp ngáp. Mà cái tên đó nó phải sẵn lòng nó nghe thì Ngài mới tới. Chuyện thứ hai, Ngài dạy trong trường hợp không có chư Tăng, không có Như Lai tới thì người gia đình nên làm thế này. Nói với người sắp đi “Ba ơi, má ơi, chuyện nhà đã có đám còn lại nó lo. Mình có lo bằng trời thì đi rồi thế giới vẫn quay, Trái đất vẫn quay. Mình lo làm gì để cái đám ở lại nó lo”. Cái thứ hai, “thưa cha cái thân này nó đã cũ xì rồi, bỏ nó để lấy đồ mới xài tốt hơn. Lấy gì mà tiếc, hôi thúi, nặng nề, cũ kĩ, đau đớn, bất tịnh, tiếc chi nó. (Tiếc chi một đêm rồi mai xa ngàn trùng). Bỏ!”. Nói như vậy rồi tiếp, không có ngừng, nói tiếp “Thưa cha, cha mong trở lại cõi người nhưng cha biết không, cõi người nó thua cõi chư thiên xa lắm. Mà thưa cha, cõi thấp nó không bằng cõi cao. Mà thưa cha, các cõi Dục Thiên, cái cõi mà còn hưởng thụ nó còn thua mấy cõi Phạm Thiên chỉ ngồi thiền không à. Mà thưa cha, thiền chi cho đã, một bữa nào đó nó hết thiền nó rớt trở lại. Thưa cha, tốt nhất cha hãy nghĩ mọi thứ là vô ngã, vô thường, chấm dứt sanh tử là tốt nhất!”. Phải hộ niệm như vậy. Và đương nhiên người hộ niệm cũng là người phải biết Phật pháp ít nhiều. Chứ còn cái thứ bình thường nó đi nhà thờ, bây giờ đem kinh ra giảng cho nó nghe, nó không cắn mình mới lạ đó. Cho nên bị chư thiên vớt là sao, là chết còn mong sanh về cõi này cõi kia. Đức Phật ngài dạy rằng “Người hạ căn phước ít mới cầu quả nhân thiên. Người thượng căn họ thấy quả nhân thiên là của tạm”. Mà theo nhà Phật mình kì lắm, buông hết mình sẽ được tất cả, nắm tùm lum không được gì hết. Còn nắm níu, đi còn tiếc cái nhà, tiếc vợ, tiếc con, tiếc cửa, xong sẽ quay lại, đi không có xa. Tại vì nó có hai cái kiểu bay, bay kiểu diều và bay kiểu chim. Bay kiểu chim là bay tự tại, bay như mình muốn. Còn bay kiểu diều là có sợi dây giữ lại. Cho nên đa phần Phật tử mình cứ toàn nghe mấy thầy tụng kinh, thuyết pháp mà kêu làm diều không à. Không có dạy cho nó biết là “Cắt dây đi con”. Mà nói “Không, sợ diều (băng)”. Mà nó quên một chuyện rất là quan trọng, đã là chim thì nó đâu có (băng). Sẵn đây tôi nói câu cuối cùng trước khi tôi về, tôi mệt lắm rồi. Có một điểm khác biệt rất là lớn giữa con người với con chim khi đứng trên cành cây. Con chim nó tin vào đôi cánh, con người tin vào nhánh cây. Tin cái nào chắc ăn hơn? “Tin vào đôi cánh”. Chúng ta không thể tin vào tấm thân này, chúng ta không thể tin vào sự nghiệp này, không thể tin vào cái mối hôn nhân này. Những cái đó rồi sẽ mất trong tích tắc. Đứng trên nhánh cây của cuộc đời, con chim nó chỉ tin vào đôi cánh của nó thôi. Nếu vạn nhất có xảy ra điều gì bất trắc, chim có cánh để mà bay. Mình cũng vậy, yêu nhau cho lắm, giàu cho lắm vào, tình cảm, tiền bạc, sức khỏe, nhan sắc cho lắm vào, phải chuẩn bị cái lúc mà mình phải tự vỗ cánh mà bay về “cuối trời quên lãng”. Nghe hiểu không?

* Các bài Sư Toại Khanh (Tỳ Kheo Giác Nguyên) giảng tại Houson Hoa Kỳ năm 2020. Nguồn Vietheravada
Các bài viết trong sách

Trả lời

Từ điển
Youtube
Live Stream
Tải app