Thế Giới Qua Cảm Thọ

Bài Giảng Sư Toại Khanh Houston 2020

Qúy vị lấy mắt nhìn quanh thấy đây là căn nhà có bàn có ghế. Qúy vị bước ra ngoài sân nhìn ra đường thấy xe cộ nhà cửa, cây cối, đủ thứ hết. Bây giờ quý vị nghe nói thế giới này chỉ gồm trong các cảm thọ thì rất là khó chịu, sao kì vậy. Rõ ràng là tôi thấy có cây cối, đất đá, chim muông, súc vật, con người, đủ thứ hết. Rồi bây giờ nói với tôi thế giới này chỉ gồm trong các cảm giác thôi thì có kì hay không. Thì nó như thế này, tôi hỏi bà con trước khi Houston này trước khi người ta về ở thì nó là cái gì? Là mảnh đất trống, có chỗ là trống, có chỗ là rừng, do người ta tính toán thế nào đó rồi người ta phóng đường. Như vậy cái phóng đường đó có phải do cảm xúc của con người không. Cũng như mình thấy người ta bài trí cái khu Galleria nó không giống với Bellaire. Vì sao vậy? Tại có người họ muốn họ mới làm vậy chứ không phải trên trời rơi xuống, họ làm vậy họ thấy vui, họ thích họ mới làm được…Một chuyện nhỏ nữa là tại sao ở đây có người mặc áo màu lam, có người mặc áo màu vàng vì họ thấy màu vàng thoải mái hơn, màu lam thoải mái hơn. Vì lý do nào đó tôi không biết mà tại sao cô áo lam này cổ không mặc áo tím mà sao cổ mặc áo đó, vì đó là vấn đề cảm thọ. Qúy vị đưa lý do gì đó tôi không cần biết tôi chỉ gom gọn là vấn đề cảm thọ. Nhưng nếu quý vị nói không, do giới luật quy định vậy nên tôi phải mặc vậy. Tôi hỏi thêm nữa, tại sao quý vị chọn con đường tu mà sao không chọn ở ngoài đời để mặc áo tím? Vì các vị thấy con đường tu nó hay, các vị thích tu nên các vị chọn đường tu mà chọn đường tu các vị phải mặc cái màu áo đó. Như vậy quý vị thấy từng cái gọng kính qúy vị đeo trên gương mặt, cho tới cái đồng hồ, túi xách, bóp, đầm, hay đôi dép, sợi dây nịch, sợi dây chuyền, chiếc nhẫn, đều đi ra từ sự chọn lựa của mình. Thế giới này là thế giới của cảm xúc là như vậy đó. Chưa hết. Các vị biết cái này các vị mới thấy khiếp. Các vị có nghe người ta nói “chăn êm nệm ấm”, “quần là áo lụa” không, nếu tôi không lầm thì có nhiều loài động vật không thích bốn cái chữ đó. Ví dụ bây giờ mình bắt con cá mình bỏ lên chăn êm nệm ấm nó có chịu không? Qúy vị bỏ con giun đất lên cái chỗ quần là áo lụa nó chịu nổi không? Liệng nó xuống đất sình, lầy lầy, dơ dơ, ẩm ẩm vậy mà nó lại khoái. Chứ giờ quý vị lấy một cái miếng vải silk thật là đắc tiền, silk của Ý, thả con giun lên đó chắc chỉ trong vòng vài tiếng là nó chết. Trong Tăng Chi, Đức Phật dạy: do cái ái sai biệt (sai biệt là khác nhau, mỗi người có một kiểu thích khác nhau, một kiểu cảm giác khác nhau) nên chúng ta mới chọn lối sống khác nhau. Và ở trong cái chọn đó, có nhiều khía cạnh rối rắm trong đó nữa, có người họ chọn đúng cái họ thích, nhưng có người không có điều kiện chọn cái mình thích thì họ chọn cái tương tự cái mình thích. Nên mình thấy có người mặc cái áo màu trắng nhưng chưa chắc đó là cái áo họ thích nhất là vì họ không có khả năng mua cái họ thích nhất cho nên họ mua gần giống với cái họ thích nhất. Như vậy riêng cái thích đã khác nhau, rồi điều kiện nó lại khác nhau, cho nên toàn bộ vũ trụ này nó nằm trong hai chữ “lý do” và “điều kiện”.

Sáng nay tôi cố ý giảng hai chữ này thật là sâu và quý vị buồn tôi cũng nói. Có bao giờ mình ngờ rằng hai chữ đó nó quyết định toàn bộ thế giới này. Lý do là sao, “tại sao anh có mặt ở đây?” Đó là lý do. Còn điều kiện, mình cùng có mặt ở Houston nhưng điều kiện mình sống ở Houston có giống nhau không? Khác nhau chứ. Lý do mình có mặt trên cuộc đời này là đã khác nhau rồi. Cũng có mặt trên đời này nhưng có người họ thích tu hành, có người họ thích hưởng thụ, có người thích yêu đương, có người thích ăn uống, có người thích rong chơi. tất cả những cái đó là những lý do để mình sanh tử. Và trong Kinh nói rất rõ cái lý do khác nhau thì chỗ đến cũng khác nhau… Cho nên, chúng ta tiếp tục sống bằng phiền não thì chúng ta tiếp tục có lý do để sanh tử, mà cái điều kiện sanh tử khác hay giống? Ai giữ giới nhiều thì điều kiện sanh tử không giống người không có giới, ai bố thí nhiều thì điều kiện sanh tử không có giống người không bố thí.

Hai chữ “lý do” và “điều kiện” rất quan trọng. Vì đâu tôi có mặt ở đây? nhưng mà tôi có mặt ở đây trong hoàn cảnh, điều kiện như thế nào? Cho nên cứ nhớ câu này: do có phước báo mình sanh về các cõi nhân thiên là cái lý do, nhưng sanh về các cõi nhân thiên rồi cái điều kiện sống của mình ra làm sao thì đó lại là chuyện khác. Bây giờ do tôi chán dục tôi đắc thiền đó là lý do tôi sanh về cõi Phạm Thiên, đây là lý do. Còn điều kiện là nếu tôi là người lợi căn có trí nhiều, khả năng ly dục của tôi mạnh thì khi tôi về Phạm Thiên rồi, tôi chết tôi tiếp tục đi lên các cõi Phạm Thiên khác cao hơn và khi Phật ra đời tôi xuống dưới đây nghe Pháp. Còn quý vị yếu quá, quý vị không có khả năng ly dục, đắc thiền để về các cõi Phạm Thiên, mà nếu có quý vị sống hết tuổi thọ cõi Phạm Thiên quý vị rớt trở lại cõi dục, cũng trở lại kiếp giun, dế, côn trùng nữa.

Tôi nhắc lại có hai chữ rất quan trọng trong cuộc sanh tử luân hồi đó là “lý do” và “điều kiện”. Suốt một ngày có ai đó hỏi quý vị đi chùa làm cái gì, đến đây học giáo lý làm gì, hãy nói tôi đang chuẩn bị cho hai cái chữ “lý do” và “điều kiện”. “Lý do” là tôi sẽ đi về đâu? Tại sao tôi phải trở lại cõi người? Tại sao tôi phải gặp Đức Phật? Tại sao tôi phải nghe pháp. Còn cái chuyện tại sao tôi phải tạo công đức là tôi đang tạo “điều kiện”. Qúy vị phải đồng ý với tôi, có nhiều chuyện trên đời này nó có lý do nhưng không có điều kiện để thực hiện và có nhiều chuyện mình có điều kiện nhưng không có lý do. Với khả năng tài chánh của tôi tôi đủ sức mua cái cần câu để đi câu cuối tuần nhưng mà tôi không có lý do. Bài giảng này rất là sâu cho hành giả, hành giả nhớ thế này: ta đang có điều kiện gì và ta đang có lý do để làm chuyện gì, và trong những chuyện ta có lý do để làm ta có đủ điều kiện để làm hay không, và trong những chuyện ta có điều kiện ta có lý do để thực hiện hay không. Đời sống này chỉ là “lý do” và “điều kiện” thôi. Tôi giàu, tôi đẹp đó là điều kiện sống nhưng mà nó có phải là lý do để tôi có mặt trên đời này hay không. Cạn lắm. Tôi giàu, tôi đẹp, tôi khỏe, tôi phải lấy cái đó cho việc tu học kìa, chứ nếu tôi lấy cái đó để làm việc tào lao thì tôi đang sống một đời sống vô lý.

Đức Phật ngài dạy rằng toàn bộ thế giới này là thế giới của cảm giác thôi. Bây giờ tôi nói chữ cảm thọ bà con nghe lạ lắm, tôi nói chữ cảm giác. Tại sao cô đó sáng nay cổ đổi tông, cổ mặc quần đen áo trắng, tại cổ mặc cái đó cổ cảm thấy thoải mái. Tại sao bữa nay mình ăn rau luộc, vì mình thấy cái món đó làm cho mình thoải mái. Tại sao mình ngồi mình phải lấy cái đồ mình lót ở dưới, bởi vì nó cho mình sự thoải mái. Có người hồi chưa biết Đạo, họ thấy cái đời sống khắc kĩ, khép mình của một người tu làm cho họ khó chịu nhưng khi là người Phật tử mình có giới, có tu tập, có học giáo lý thì mình thấy sự khép mình, sự khắc kĩ đó làm cho mình thoải mái. Bây giờ quý vị thử nghĩ, chiều tối mặt mũi phải phấn son, quần là áo lụa, leo lên xe đi chơi, hát karaoke, nhậu nhẹt, nhảy đầm , đánh bài với bạn tới khuya một hai giờ sáng mới về. Có người họ thấy cái đó là sự thoải mái, dễ chịu. Nhưng một ngày nào đó vì hoàn cảnh quý vị đi một đêm như tôi nói đó, quý vị có thấy thoải mái không? Tức là chiều quần là áo lụa, hẹn với mấy đứa tóc hai màu, xỏ môi, xỏ mũi, rồi lên xe mở nhạc lắc qua lắc lại, đưa đến chỗ đèn chớp chớp, nhạc thình thình, nhảy ôm nhau, cuồng loạn, uống đến khuya, ra ngoài ói mửa, đứa này kè, xốc đứa kia lên xe, thả trước nhà rồi kêu người nhà ra kéo vô cạo gió, làm khăn ấm, nước chanh, ói mửa đầy nhà hết. Khoảng tuần lễ sau làm một chập nữa, người nhà họ nản luôn. Nhưng có người họ khoái cái đó. Vì sao? vì thế giới này là sự chọn lựa. Như tôi nói rất là nhiều lần, có ba thứ nó đã tạo nên sự chọn lựa của chúng ta, đó là tiền nghiệp, khuynh hướng tâm lý và môi trường sống. Chính ba cái đó làm nên sự chọn lựa của mỗi người. Chính ba cái đó nó làm cho quý vị thấy thích cái này ghét cái kia. Tôi nhớ tôi có nói một chuyện đó là đừng coi thường cái mình ghét. Mình không biết Đạo mình thấy chuyện thích ghét là chuyện tự nhiên. Tôi là con người tôi phải thích cái này ghét cái kia là chuyện tự nhiên nhưng mà vô Phật pháp rồi cả hai cái đó nó đều lớn chuyện như nhau hết.

Thứ nhất, do cái thích, mình theo đuổi cái thích thì chuyện gì mình cũng làm hết. Thứ hai, do cái ghét, để giải quyết cái ghét thì coi chừng chuyện gì mình cũng làm hết. Thí dụ, mình ghét ở khu da đen, mình muốn về khu da trắng, mình không thích cái nhà chật mình thích cái nhà rộng, mình ghét cái nhà không có trưng chọn nên mình mua đồ về mình trưng bày. Nói chung là mình khổ vì cái mình thích đã đành, mình cũng khổ vì cái mình ghét. Và mỗi người đều có khả năng trở thành nô lệ cho cả hai thứ thích và ghét. Cảm thọ là cái chỗ đó. Chính vì cái khó chịu và dễ chịu nó đã dựng lên cái thế giới này. Các vị đi vào cái khu bảo tồn nhà cổ của Florida, họ cho mình coi lại ngày xưa người bộ lạc họ ở như thế nào, họ làm nhà bằng đất, họ có những bếp lò như thế nào, họ săn thú về họ róc da, họ xẻ thịt rồi họ ướp muối, họ phơi khô con mồi đó như thế nào. Người ta cho mình coi lại những cái đống củi người tiền sử họ đốt để sưởi, nấu nướng như thế nào. Nên mình thấy rằng toàn bộ thế giới này được xây dựng trên chữ thích và chữ ghét. Vào mùa đông người ta phải đốt lửa vì người ta ghét lạnh, vì ghét lạnh, vì thích ấm nên mới có đống lửa đó. Vào mùa hè người ta có đốt lửa không? phải đốt vì người ta không thích ăn đồ sống, người ta thích ăn đồ chín, ngoài cái chuyện nấu ăn họ còn đốt lửa để lấy ánh sáng ban đêm, vì họ ghét bóng tối thích ánh sáng. Cho nên mình chỉ cần nhìn đống lửa, đống củi thì mình đã thấy là họ ghét lạnh thích ấm, ghét ăn đồ sống thích ăn đồ chín, ghét bóng tối thích ánh sáng.

Học rồi mình mới hiểu bây giờ quý vị nhìn quanh ngoài đường, toàn vì cái thích và cái ghét mới tạo nên Houston này. Nếu mình học giáo lý rồi, mình nhìn cái cô đó mặc áo rất là đẹp nhưng mà không phải là ai cũng thích giống cổ. Mình đi đến một cái đám tang mình biết mình nên mặc cái gì, có thể mình mặc cái món mà mình không có thích nhưng vì mình muốn mọi người xung quanh họ dễ chịu, họ thích nên mình mới mặc. Đi đám tang mình mặc đồ khác đám cưới. Đi đám cưới mình mặc đồ giống đám tang thì hơi kì.

Đức Phật ngài dạy rằng toàn bộ thế giới này khi cần có thể phân tích nó là thế giới của cảm xúc, cảm thọ. Tùy thuộc vào cái ta thích là gì thì ta sẽ có cái hướng sống thích hợp với cái ta thích và tùy thuộc vào cái ta ghét là gì thì ta sẽ có hướng sống thích hợp với cái ta ghét. Bây giờ quý vị đã thấy hai thứ thích và ghét nó đã mở đường đi về hai cõi siêu đọa chưa? Nó lớn chuyện lắm. Có người cả ngày họ dồn rất nhiều thời gian cho cái chuyện ăn, mặc, ở, chưng dọn. Tôi biết rất nhiều bà con Phật tử, tôi đang nói Phật tử chứ còn không Phật tử mình hết ý kiến luôn. Họ chờ đến cuối tuần họ về họ nấu ăn. Họ chờ đến cuối tuần họ dành hết thời gian để dọn dẹp nhà cửa. Có người họ chờ đến cuối tuần để họ ra vườn, họ mê làm vườn lắm. Có người ghiền nấu ăn tới mức họ nấu xong họ không ăn hết, họ vô hộp đem phát từng nhà, rồi người ta không nhận họ đem cất tủ đá, một tủ không đủ mua thêm một tủ nữa để cất đồ ăn trong đó, nhà ăn toàn đồ đông đá không. Chuyện có thiệt. Họ lên tới nghiện rồi. Lại có người họ rất là thích chưng dọn nhà cửa. TRong đời tu cũng vậy, mỗi vị tu sĩ có cách nghiện khác nhau, có vị thích ngồi thiền, có vị thích nghiên cứu, có vị thích làm mọt sách, có vị thích hoạt động xã hội, có vị thích cúng kiếng, rất nặng về cúng kiếng, nghe Phật tử nói “thằng Tèo nó hay khóc đêm” là “cúng đi con!”, “lúc này má con hay bực dọc” – “cúng đi con!”, “dạo này ông chồng ổng hay gây quá thầy ơi!”, cúng nữa, họ moi ra đủ thứ Bồ Tát hết, Bồ Tát nào xài cho trường hợp nào, Phật nào để niệm cho trường hợp nào. Có thầy mê việc xã hội, thích việc tổ chức. Đó là trong chùa. Có chùa mình thấy coi nặng về comercial, chè, xôi, đậu hủ, mì căn…dĩ nhiên có trường hợp chúng ta cần tài chánh để vận hành cái chùa nhưng có trường hợp nó đã qua khỏi mức cần thiết rồi vẫn tiếp tục theo đuổi. Tôi không hề có ý phê phán gì ở đây, tôi chỉ muốn nói cho bà con biết rằng dầu đã vào chùa rồi nhưng ta vẫn theo đuổi cái thích và ghét của mình. Cho nên cái “thích” và “ghét” rất là quan trọng. Nãy giờ tôi mở một cái đường rộng ý muốn nói thế giới này được kiến tạo bởi cái thích và ghét của chúng sinh. Do thích người ta làm cái này cái kia và do ghét mà người ta làm cái này cái kia. Do hai cái đó cộng lại mà nó làm nên thế giới. Và mỗi ngày, trong từng phút trôi qua chúng ta nghĩ nhiều về cái gì, dầu nghĩ để ghét hay nghĩ để thích thì chính cái nghĩ nhiều ấy, chính cái nặng lòng ấy, nó sẽ tạo ra một lối về cho chúng ta trong tương lai. Chắc chắn như vậy. Chứ đừng có nghĩ không cần để ý đến khía cạnh này, cứ nghĩ tu là bố thí, trì giới mà quên những cái phân tích này của Đức Phật. Đức Phật ngài đặc biệt lắm, Ngài hướng dẫn nhiều cách tùy theo cái căn duyên của chúng sanh.

Có lúc Ngài nói cấu tạo thế giới này chỉ gồm các món ăn thôi, gọi là tứ thực…

Thế giới này được cấu tạo và được tác động bởi vô số điều kiện, tùy thuộc vào bản chất điều kiện ấy mà cái lực đẩy ấy nó có tên gì. Ví dụ như lực đẩy ấy từ các món ăn thì được gọi là vật thực duyên, còn lực đẩy là các thiện ác thì được gọi là nghiệp duyên hay nhân duyên…Ở trong thế giới này mọi thứ nó được hỗ trợ từ nhiều cái lực đẩy, cái lực đẩy đó mình gọi là duyên và tùy vào lực đẩy đó là cái gì thì duyên đó mang tên tương đương.

Tôi đang nói về ba cảm thọ: khổ, lạc và xả. Còn nói rộng là năm thọ: khổ, lạc, ưu, hỷ, xả. Cảm giác khó chịu của thân xác gọi là khổ. Cảm giác dễ chịu của thân thì gọi là lạc. Có lúc cảm giác Đức Phật ngài chia có ba thôi khổ, lạc, xả, nhưng mình phải hiểu ngầm là khổ ở đây gồm khổ thân và khổ tâm, trong cái lạc là sự dễ chịu của thân và tâm, còn xả là cảm giác hờ hững, lãnh đạm của tâm thôi. Đó là khi mình nói gọn. Còn khi Đức Phật nói rộng mình phải hiểu khác đi một chút. Khi mà nói rộng thì khổ ở đây chỉ là sự khó chịu của thân, ưu là sự khó chịu của tâm, lạc là sự dễ chịu của thân, hỷ là sự dễ chịu của tâm. Nêú bà con không học cả hai thì sau này cãi nhau đã luôn. Có người nói lạc chỉ của thân thôi, có người nói lạc của thân tâm. Mình phải hiểu là khi nào kể ba thì cái lạc nó mới bao gồm thân tâm. Còn khi kể năm thì cái lạc nó chỉ là của thân thôi.

Toàn bộ thế giới này mà trước mắt tấm thân này của quý vị, căn phòng này, ngôi nhà này, thành phố này, tiểu bang này đều được vận hành và cấu tạo bởi năm thọ. Tại sao mà mình có bệnh viện, là để giải quyết cái đau của bệnh nhân, mà cái đau đó có nằm trong mấy cái thọ này không? Tại sao có viện bảo tàng, là để cho người ta tới người ta coi. Tại sao có nhà hát, có phải để giải quyết mấy cái này không. Tại sao có nhà hàng, tiệm nail, lúc trước nó làm móng, sau này nó có làm wax, foot massage,… mà không chỉ còn dành cho phụ nữ mà còn đàn ông nữa. Chỉ riêng cái nail là nó đã phụ vụ cho năm cái này rồi. Chỉ việc để tránh cái này, để có cái kia, nó mới lòi ra tiệm nail. Chỉ tiệm nail, lý do để có mặt tiệm nail là năm cái này rồi. Nhà hàng, rạp hát, vũ trường, casino cũng vậy. Ngay cả bệnh viện được lập ra để giải quyết năm cái này đúng không? Tại sao mùa đông mình phải mặc áo ấm, có phải để giải quyết mấy cái này đúng không, mùa đông mình không mặc cái này mình chịu không có nổi. Tại sao mùa hè mình không tiếp tục mặc đồ ấm nữa, để mình giải quyết cái này đúng không? Bây giờ tin chưa. Tại sao tóc mình không để lòa xòa, mình lấy kẹp ghim làm cái gì? mình không có muốn nó phủ lên trán của mình, phủ lên khó chịu nó ngứa lắm. Đến cả mái tóc của mình nó cũng có sự can thiệp của năm cái ông này nữa. Rồi chuyện tại sao có người muốn có con, có người không muốn có con, có phải do năm cái này không? Có người họ sợ con nít như là sợ quỷ vậy, quý vị có biết không? Tôi biết có nhiều cuộc hôn nhân người ta ly dị vì ông chồng ổng muốn có con mà bà vợ không muốn. Có nhiều cặp là ông chồng ổng muốn có hai mà bà vợ bả muốn tới bốn, là cũng ly dị nữa, chịu không nổi. Coi như chuyện mình có con, chuyện mình có xe, có nhà,… từ cái thích cái ghét của mình nó đã tạo nên thế giới.

Năm thứ bảy sau khi thành Phật, Đức Phật ngài thuyết (bài pháp) để trả ơn cho bà mẹ của ngài, ở trên cõi trời Ngài nhắc cái này: Khi cần thiết thì thế giới này có thể được chia thành ba phần như sau, từ cõi Phạm Thiên cao nhất đến cõi Địa Ngục thấp nhất, sâu nhất, từ tầng địa ngục sâu nhất đến cõi Phạm Thiên cao nhất, chỉ nằm gọn trong ba cái này, một là thiện, hai là ác, ba là không thiện không ác. Chữ “không” ở đây không có nam nữ, đực cái, trống mái, đẹp xấu, cao thấp, dài ngắn, trắng đen, mập ốm mà toàn bộ thế giới này khi cần thiết chỉ có ba cái đó thôi: thiện, ác, không thiện không ác. Ngay cả một con người của quý vị mỗi ngày cũng chỉ gồm ba cái đó, thiện, ác và không thiện không ác. Thiện là gì, là từ bi, trí tuệ, thiền định, chánh niệm, kham nhẫn. Ác là gì, chắc khỏi cần tôi kể phải không, tham, sân, si, nhỏ mọn, tị hiền, thù oán, ganh ghét, toan tính, ích kỷ…Còn giấc ngủ là không thiện không ác. Còn cái tấm thân này là thiện hay ác? Tấm thân này là không thiện không ác. Như vậy trong một con người nó có ba phần, thiện, ác, không thiện không ác. Thiện là gồm những hạnh lành. Còn ác là phiền não. Còn không thiện không ác là toàn bộ cái body của mình. Một vị Alahán còn nằm trong ba cái này không? Còn, không thiện không ác. Bây giờ tôi có mỳ, cơm, pizza và cả thế giới sống bằng ba cái này, không ai ra khỏi ba cái này hết. Thằng Ý nó không ăn cơm, nhưng thằng Ý nó ăn pizza. Như vậy tôi nói cả thế giới này đều sống bằng ba cái này được không. Một trong ba, không phải cả thế giới đều ăn ba cái này, không phải. Ở đây cũng vậy, vị Alahán cũng còn nằm trong ba cái này, nhưng mà Ngài nằm trong cái thứ ba. Còn mình thì sao, mình là cả ba.

Tôi nhắc lại lần nữa, Đức Phật ngài dạy khi cần thiết thế giới này chỉ chia làm ba phần: thiện, ác và không thiện không ác. Lúc đó có hàng chục triệu Chư thiên và Phạm thiên đắc Đạo. Ngài nói ở đây không có nam nữ, đực cái, trống mái, đẹp xấu, cao thấp gì hết mà chỉ có thiện, ác, không thiện không ác. Tiếp theo, khi cần thiết thì thế giới này chỉ còn nằm trong các cảm giác. Đắc thêm mớ nữa. Lúc đó mấy ổng nghe “Ồ! thì ra mình là đồ ráp”. Cuộc đời mình mấy chục năm chỉ còn có ba cảm giác là dễ chịu, khó chịu và lưng lững. Lưng lững là xả. Cả thế giới này chỉ được vận hành trong khó chịu và dễ chịu thôi. Để có được cái dễ chịu người ta làm đủ thứ chuyện. Để tránh cái khó chịu người ta làm đủ thứ chuyện. Và cả cuộc đời mấy chục năm của mình chỉ để giải quyết hai cái đó. Mây chục năm trong đời của quý vị là tiến sĩ, kỹ sư…tôi không cần biết. Tôi chỉ biết trong đời của mỗi người chỉ để giải quyết có hai chuyện thôi là giải quyết cái thích và cái ghét. Tại sao mình không mặc cái quần cho nó xột soạc mà mặc cái vải mềm? Tại mình ghét cái xột soạc. Chỉ riêng cái quần thôi là mình thấy cái bài học này ở trỏng rồi. Tại sao mình lựa cái nón này mình không lựa cái nón kia? Có phải mình giải quyết cái thích và cái ghét không? Tại sao mình không lấy ông khác mà mình lấy cái ông áo vàng này? Ông này tại sao không lấy bà khác mà lấy cái bà áo trắng đó? Có phải giải quyết cái thích và cái ghét không?

Khi mình có học Đạo mình mới ngộ ra một chuyện là cả thế giới này đem phân tích ra thì nó tan hoang không còn cái gì hết. Vậy thế giới này có lúc phân tích ra chỉ có ba thứ thôi: thiện, ác, không thiện không ác. Có lúc thế giới này phân tích nó ra chỉ còn có ba thứ thôi là dễ chịu, khó chịu và lưng lửng. Cái thứ ba, có lúc thế giới này phân tích nó ra nó chỉ gồm có ba đường để đi: đi lên, đi xuống và đi ra. Mỗi ngày lái xe đi làm hãy hỏi lòng mình “mình đang đi lên, đi xuống hay là đi ra?”. “Đi xuống” là sao? Sống bằng tham, bằng sân, bằng si, bằng danh, bằng lợi, bằng tình cảm. “Đi lên” là sao? Là tư bi, là trí tuệ, là chia sẻ, là bao dung. Còn “đi ra” là sao? Cầu giải thoát. Tôi nói luôn, ngày chưa biết Đạo ta chỉ theo đuổi cái thích và trốn chạy cái ghét, biết Đạo rồi ta không quan trọng thích ghét mà ta chỉ quan trọng làm lành lánh dữ. Ngày xưa là trốn cái ghét đi theo cái thích, còn giờ là trốn các ác đi theo cái thiện. Cuối cùng đi thêm một bước nữa, khi tu tập Tứ Niệm Xứ, mình thấy rằng thiện tạo ra cái thích, cái ác nó tạo ra cái ghét, mà cả thích ghét đều là khổ, cho nên thiện ác đều là nhân sanh khổ. Cho nên đến lúc mình chỉ cầu không còn sanh tử nữa. Vậy toàn bộ thế giới này nó có ba đường để đi: đi lên, đi xuống và đi ra. Cho nên mỗi ngày tự mình xét coi mình đi cái hướng nào. Khi Ngài nói cái đó xong, đắc thêm mớ nữa. Còn mình mình nghe xong mình ngáp rách miệng luôn tại vì thấy nó mơ hồ quá. Ngài giảng trên cõi trời, cho Chư Thiên, Ngài không có giải thích, còn ở đây tôi giảng muốn banh cái ổ họng luôn. Ngài chỉ nói “toàn bộ thế giới này là đi lên, đi xuống và đi ra”, đắc cái đùng liền! Nhưng mà xin lỗi, họ không phải hay hơn mình vì họ đã nghe tám trăm ngàn kiếp rồi. Cứ gặp Phật pháp là họ nhào vô họ nghe, mới họ nghe không hiểu, nhưng nghe đến lần tám trăm ngàn cái họ hiểu. Cái vấn đề là cái duyên mình có đủ để mình gặp Phật, gặp Thánh mình nghe mình có đắc hay không. Cho nên mình coi kinh mình thấy thời Phật sao nhiều người họ đắc thấy dễ quá. Đừng mặc cảm! Bởi vì họ đã học cực như mình quá trời kiếp rồi. Khi họ gặp Phật là cái duyên họ nó chín, mà cái người giảng cho họ là ai, đã duyên chín mà gặp ông thầy cỡ đó không đắc mới lạ. Còn quý vị hôm nay, duyên còn chưa có hường nữa, gặp ông thầy trời ơi như tôi nữa, sao mà đắc, đắc mới lạ! Cho nên đừng có mặc cảm “Sư ơi sư, sao hồi xưa đắc dễ?”, đủ duyên là mình đã đi rồi, vì mình không đủ duyên nên mình mới lọt ở đây. Nhưng mà trong kinh an ủi mình cái này. Có ba hạng người khi nghe Pháp, khi hành thiền mà không đắc Đạo, mình hy vọng mình không đến nỗi tệ.

Hạng thứ nhất, do có nguyện lớn mà khi hành thiền hoặc nghe Pháp không đắc Đạo được. Nguyện lớn thí dụ như Bồ Tát Thích Ca Mâu Ni trong vô số kiếp Ngài gặp biết bao nhiêu vị Phật, bao nhiêu hiền thánh mà Ngài không có cách gì mà Ngài đắc được bởi vì cái nguyện của Ngài là thành Phật. Cái hạnh Ngài là trở thành professor trong Đại học, là tiến sĩ, bác sĩ, cho nên Ngài không thể đi học hai năm, ba năm cao đẳng, đại họ để đi dạy mấy đứa “cháu lên ba cháu đi mẫu giáo…” là không có được. Cho nên Ngài không thể rời trường sớm. Hoặc ngài Xá Lợi Phất cũng vậy, Ngài gặp biết bao nhiêu Phật, cái chuyện hành giả mà tu thiền Ngài tu không biết là bao nhiêu kiếp nhưng không có tài nào Ngài đắc, là tại sao, vì Ngài có cái nguyện lớn là thành đệ nhất trí tuệ. Nhân vật số hai trong một ngàn tỉ vũ trụ, chỉ đứng sau Đức Phật Chánh Đẳng Chánh Giác thôi. Có cái nguyện lớn như vậy không có cửa nào đắc lẻ tẻ, bến nhỏ là không có chỗ ghé cho tàu lớn. Còn cái đám của mình ở đây là chỗ nào cũng ghé được hết trơn, tại vì mình là xuồng ba lá. Xuồng ba lá chỉ cần có cái chỗ nào có bụi cỏ nào mình cột cái dây bằng ngón tay là mình đã neo vô rồi. Còn cỡ ngài Ca Diếp là hàng công khổ hạm, phải cảng nước sâu cỡ Cam Ranh Ngài vô mới nổi. Cho nên là bến nhỏ không có chỗ đón tàu lớn. Cho nên cái hạng đầu tiên nghe Pháp, ngồi thiền mà không có đắc được là do kẹt cái nguyện lớn.

Cái hạng thứ hai, ba la mật ít quá, cái túc duyên giải thoát, cái vốn nó không có đủ, cho nên có nghe bằng trời, đè nó ra mà đốt mấy cuốn kinh thành tro rồi mình nhồi nhét vô, cũng không đắc nổi, vì cái duyên nó không đủ.

Hạng thứ ba, phải quay lại cái tôi nói: tiền nghệp, khuynh hướng tâm lý và môi trường sống. Cái hạng thứ ba này dính tới cái môi trường sống và tiền nghiệp. Thí dụ như các vị coi trong Trường Bộ Kinh, bài Sa Môn Quả, ông vua A Xà Thế, ông mà giết cha để lên ngôi, khi ổng đến gặp Phật, Phật thuyết cho ổng nghe bài pháp xong ổng lạy Phật rồi ổng đi về. Thì Phật dạy “Này các tỳ kheo, nếu mà A Xà Thế kiếp này không bị nghiệp chướng (nghiệp chướng là một trọng nghiệp nào đó nó đủ để ảnh hưởng đến tâm linh của mình) không do cái nghiệp giết cha là đã đắc Tu Đà Hoàn rồi”, mà ổng bị cái đó nên đi không nổi, không đắc được, mà chính vì không đắc được nó dẫn đến một cái hệ lụy khác. Sau khi Trái đất này hoại, là suốt một A Tăng Kỳ đại kiếp không có Phật ra đời, thì lúc đó ông A Xà Thế đâu có cơ hội gặp Phật vì Phật đâu có đâu mà gặp. Hiện giờ ổng có ba la mật rất nhiều đủ để ổng đắc được Tu Đà Hoàn, lâu quá không gặp Phật thì sao, ổng chuyển sang Độc Giác. Mà muốn thành Độc Giác thì thời gian nó mất tới hai A Tăng Kỳ, gấp đôi Ngài Xá Lợi Phất. Mà ông A Xà Thế ổng đã tu một trăm ngàn đại kiếp rồi, cho nên ổng đã xong cái số lẻ mà số chẵn ổng còn nguyên, tức là hai mươi hai năm ổng mới tu có hai năm còn nợ lạ hai chục năm. Còn ông Đề Bà Đạt Đa là xong cái số chẵn còn nợ lại số lẻ. Ổng đã tu xong hai A Tăng Kỳ, còn một trăm ngàn đại kiếp nữa ổng mới đắc Độc Giác. Còn mình tới nay còn nguyên, chẳn lẻ gì còn nguyên! Đi đã luôn, cho nên tụi mình còn gặp nhau dài dài! Khiếp như vậy đó!

Cho nên cái trọng nghiệp nó nguy hiểm lắm, nó ám mình khiếp lắm, mình không có ra khỏi.

Tôi nhắc lại cho bà con nội dung của bộ A Tỳ Đàm đầu tiên, Đức Phật lên cõi trời Ngài nói là: Thế giới này có lúc phân tích nó gồm có là thiện, ác, không thiện không ác. Có lúc thế giới này phân tích nó qua các cảm thọ. Có lúc thế giới này phân tích nó qua ba con đường đi: đi lên, đi xuống và đi ra. Mỗi ngày mình tự mình xét mình đi con đường nào. Và chưa hết, câu này phải nhấn mạnh: trong từng phút chúng ta đang vô tình hay cố ý chuẩn bị lối về cho một nơi chốn nào đó. Nghĩa là trong từng phút mình thích mình ghét cái gì không biết, chính cái thích cái ghét nó dẫn về nơi đó. Ví dụ không ai thích về Cuba, Bắc Hàn, Trung Quốc nhưng do nghiệp nó đẩy. Các vị có đồng ý với tôi rằng trên thế giới này chỗ ở mọi người đều thích nó ít hơn chỗ ở mọi người đều sợ không? Tại sao chỗ người ta không thích nó đông dân hơn? Bây giờ nghe thêm: không ai thích khổ nhưng ai cũng thích tạo nhân khổ hết trơn. Ai cũng thích sướng nhưng trong đời sống ít ai tạo nhân sướng. Có nghĩa là ai cũng thích sướng nhưng tạo toàn cái nhân khổ không. Ai cũng thích ăn sầu riêng mà trồng toàn ớt hiểm không, cho tới mùa thu hoạch thì ăn ớt đã luôn…

Trong một ngày mình sống bằng ba con đường: đi lê, đi xuống và đi ra. Và trong từng phút trôi qua mình quan tâm đến cái gì nhiều nhất, vô tình hay cố ý, thì chính cái mối quan tâm ấy chính là chốn về mai này. Tôi đã nói rồi có nhiều chỗ trên thế giới này người ta không có thích về nhưng mà khổ thay cái chỗ đó dân đông nhất. Và tôi nói các vị nghe cái này các vị còn hết hồn nữa: worldbank người ta thống kê chỉ có 20% dân số trên thế giới được sống đúng chuẩn, là đủ điều kiện tối thiểu về bốn mặt y tế, giáo dục, truyền thông và đi lại. Y tế là đi bác sĩ, nha sĩ, bệnh viện nội khoa, ngoại khoa, mình không có lo về tài chánh. Về giáo dục, là bản thân mình có đủ tiền để học xong bốn năm Đại học. Điều kiện về truyền thông, trên thế giới này có nhiều chỗ kiếm một tờ báo không có để đọc, muốn đọc cuốn sách cũng không có, chưa kể có những nước internet bị chặn, truyền thông không có, toàn là đọc báo một chiều nghĩa là bao nhiêu sách báo đều phải nói về cùng một hướng. Còn ở bên đây, quý vị muốn tìm hiểu cái gì trên đất nước Mỹ này cũng được hết, sách chế bom cũng có. Tôi ở bên Đức, bước vào thư viện của họ các vị muốn đọc Đạo Hồi, Đạo Phật, Đạo Chúa, Đạt Lai Lạt Ma, Hòa thượng Nhất Hạnh, Osho …cái gì cũng có hết. Đều kiện về đi lại, nghĩa là trên bản đồ thế giới chỗ nào không cấm là mình đều có khả năng đi tới, nhưng trên thế giới có những người họ không có khả năng ra khỏi đất nước của họ… Có những đất nước mà cái chuyện ra khỏi biên giới rất là khó, một là về vấn đề giấy tờ, hai là tài chánh không có, ba là vấn đề uy tín chính trị. Có những đất nước mà người ta thấy cái “past” của mình người ta nổi da gà… Trong khi đó có những đất nước ăn còn không có đừng nói chi đến bốn điều kiện đó.

Khổ thay! Có điều mâu thuẫn là ai cũng sợ khổ nhưng tạo toàn nhân khổ. Ai cũng thích sướng nhưng không thèm tạo nhân sướng. Cho nên trong Phật pháp có chữ “thiện” và chữ “ác” thì nhiều người không hiểu tưởng “thiện ác” là vấn đề đạo đức. Không phải. “Thiện ác” là technical, chữ Kusala có nghĩa là thiện, người Mỹ họ dịch là skill, là khéo. Chữ “thiện” thuần túy là vấn đề kỹ thuật. Khi anh muốn hạnh phúc thì anh phải sống và hành động đúng cách thì anh mới có hạnh phúc. Khi anh muốn hạnh phúc thì anh phải có từ bi, trí tuệ, thiền định, chánh niệm, kham nhẫn, bao dung, hào sảng, chia sẻ, yêu thương, tha thứ, chịu đựng, thì đó là những điều kiện để anh có hạnh phúc trong kiếp sau. Còn nếu anh tị hiềm, nhỏ mọn, toan tính, căm ghét, thù oán, thì đó là những điều kiện khiến anh bị khổ. Nói đa phần là ít mà tuyệt đai đa số chúng sinh trong đời ai cũng sợ khổ thích sướng nhưng mà tuyệt đại đa số đều làm chuyện tầm bậy không, cho nên hôm nay mới dẫn đến cái chuyện gọi là “20%”.

Hôm qua tôi đã nói với bà con ba cái chu kỳ mà nó quay vòng vòng. Thế giới đi theo bắt đầu là giai đoạn ác nhiều hơn thiện, rồi thiện ác bằng nhau, rồi thiện nhiều hơn ác, xuống thiện ác bằng nhau, rồi ác nhiều hơn thiện, xong lên trở lại. Nói chung thiện ác bằng nhau là ở giữa, còn ác nhiều hơn thiện là ở đáy, thiện nhiều hơn ác là ở đỉnh. Đáy và đỉnh lê xuống. Về vật lý, âm thanh và ánh sáng đều vận hành theo đỉnh và đáy, wave, sóng rung. Cái đó cả bên vật lý lẫn tâm lý. Bởi thế giới này là thế giới của sóng và hạt, lên lên, xuống xuống. Có người hỏi:”hiện tại mình đang trong giai đoạn nào?”. Trả lời: Theo trong kinh, mình đang đi xuống. Tức là bây giờ mình đang là giai đoạn ác nhiều hơn thiện, nhưng nó ở mấp mé giai đoạn còn cứu được vì Phật pháp còn. Còn giai đoạn mà ác nhiều hơn thiện mà cứu không được. Tức là nếu mình vẽ trong giai đoạn đang đi lên, ác nhiều hơn thiện nằm khúc giữa, nó có ba phần: cứu được, khó cứu và không thể cứu. Trong mỗi giai đoạn có ba cái mắt nữa. Trong mỗi cây tre có nhiều mắt và trong mỗi mắt có ba phần. Khi mình kể gọn thì chỉ có ba chu kỳ: ác nhiều hơn thiện, thiện ác bằng nhau và thiện nhiều hơn ác. Nhưng đầy đủ trong mỗi chu kỳ có ba phần: cứu được, khó cứu và hết cứu. Trong Kinh nói rất rõ chuyện cầu siêu là y chang như vậy. Có những người thiện nhiều hơn ác không cần hộ niệm, tự động “bốc hơi” về trời. Hạng thứ hai là thiện ác bằng nhau thì phải cần sự hộ niệm, ai cũng được miễn là có hộ niệm. Còn hạng đầu tiên là không cần hộ niệm, tức là lúc ngáp ngáp tự họ xử được, chỉ cần họ gom tâm vào theo dõi hơi thơ rồi họ đi luôn. Còn hạng thứ hai phải có sự hộ niệm của ai đó, bất cứ ai miễn là cho họ nghe kinh là họ đi. Còn hạng thứ ba, ác nhiều hơn thiện thì một là người hộ niệm phải là thứ dữ còn hai là vô phương. Hạng thứ ba là vô phương trừ ra họ gặp các vị Thánh, vị Phật chẳng hạn, họ được cứu, nhưng mà cũng tùy duyên không phải Phật là toàn năng cái gì cũng làm được. Nhiều người họ hiểu lầm là cái gì Phật cũng làm được thì tôi không tin vì nếu Phật cái gì cũng làm được thì bữa nay mình lên tòa sen ngồi hết rồi. Nên mình khen Ngài cũng khen vừa vừa, khen quá bị trớt quớt. Bởi vì biết bao nhiêu Phật ra đời mà tại sao mình còn lũ khũ ở đây. Tại sao các Ngài không chú nguyện một phát cho nó thành hết. Mà chuyện đó không được vì Ngài cũng nằm trong cái vòng quy luật của Vũ trụ. Ngài chỉ hà hơi tiếp sức cho người nào mà họ đã có căn cơ rồi và Tây có một câu là “trời chỉ cứu những ai biết tự cứu”. Tức là mình muốn sống, mình muốn bơi và mình có thể bơi nhưng mình bị kiệt sức thì người ta mới liệng cho mình cái phao, cái bè chuối thì mới được. Còn đằng này mình đã không muốn sống người ta có liệng cho mình cái gì mình cũng không có bơi vào bờ. Tức là quý vị không muốn thì làm sao tôi cứu. Bởi vì khi Ngài thành Đạo dưới gốc bồ đề Ngài có suy nghĩ thế này: Đạo ta chứng đăc rất là khó, nó đi ngược lại với dòng đời thì làm sao giảng cho chúng sanh nghe hiểu được. Lúc đó Phạm Thiên biết được cái suy nghĩ đó, lập tức có mặt “Bạch Thế Tôn! Chúng sanh trong đời giống như sen trong nước vậy, có cái còn nằm trong sình; có cái ngoi lên được hai tấc, ba tấc; có cái đã qua khỏi mặt nước chỉ chờ nắng, gió, mưa, sương là nó bung. Thì con xin Thế Tôn hãy vì nghĩ đến những đứa mà nó đã ra khỏi mặt nước mà thuyết pháp cho cái đám đó… Lúc đó Thế Tôn dùng Phật nhãn thấy đúng như vậy. Chúng sanh trong đời có đứa bây giờ đang còn nằm trong củ chứ chưa có ra nữa. Có đứa thì nó cách mặt sình mới có hai gang. Có đứa nó cách mặt nước có hai gang. Có đứa nó đã ra khỏi mặt nước hai gang. Thì Ngài rọi nguyên đám đó rồi, cái đám mà nó ngoi lên được. Qúy vị biết bèo cám không? Theo như mô tả trong kinh thì chúng sanh như là những con cá cách mặt nước tám chục lớp bèo cám. Mỗi lần một vị Phật ra đời, các Ngài chỉ ném một hòn sỏi cho ánh nắng xuyên qua nước trong khoảnh khắc rồi các Ngài niết bàn. Trong thời gian các Ngài liệng vậy con nào thấy thì nó vọt lên, còn con nào không thấy thì… Tức là thời gian ra đời của Đức Phật nó chỉ ngắn như thời gian của một viên sỏi được ném thôi. Tại sao ngắn như vậy? Bởi vì so với dòng luân hồi thăm thẳm thì bốn mươi lăm năm của Đức Phật dài hay ngắn? Các vị có đi San Antonio, cái chỗ có hang động, để hình thành nên cái đó cả hàng triệu năm. Chỉ riêng cái đó không đã hàng triệu năm, lấy bốn lăm năm của Đức Phật mà so với cái hang đó thì sao? Tôi mới nói tới cái hang đó, tôi chưa nói đến cái chuyện Trái Đất này bao nhiêu tỷ năm. Tôi chỉ nói nhẹ, cái hang đó mà so với bốn lăm năm thì bốn lăm năm chỉ như một cái búng tay, sá gì một cái vòng luân hòi thăm thẳm. Hai chục A Tăng Kỳ mà chỉ có hai mươi tám vị Phật. Mà một A Tăng Kỳ là mười lũy thừa một trăm bốn mươi mà chỉ có hai mươi tám vị Phật nên quý vị thấy hiếm cỡ nào.

Mà tại sao Phật hiếm? Tôi nói hoài bà con còn nhớ không? Ai hỏi tại sao mà Phật hiếm? Mình nói có năm hạng người trên đời này:

Hạng thứ nhất: chỉ biết mình không biết nghĩ tới ai. Hạng này là đông nhất thế giới luôn.

Hạng thứ hai: ngoài chỉ quan tâm mình họ còn quan tâm đến người nào tốt với họ. Hạng này Đức Phật nói khó kiếm. Hạng người biết tri ân Đức Phật nói đã khó kiếm rồi.

Hạng thứ ba: là có thể quan tâm thêm cái người không ân oán với mình (người dưng nước lã).

Hạng thứ tư: là người có khả năng thương bạn của kẻ thù.

Hạng thứ năm: là thương được kẻ thù.

Tổng cộng là năm hạng và chỉ có hạng thứ năm này mới có nguyện thành Phật. Cho nên nội cái nhân tuyển nguyện thành Phật đã khó kiếm rồi. Nó giết cha mình trước mặt mình mà mình vẫn làm tô mỳ gói cho nó ăn, lái xe đưa nó về nhà, qúy vị làm nổi không? Cho nên cái chuyện mình là người hạng thứ năm là đã hiếm.

Thứ hai, theo đuổi cái nguyện thành Phật khi gặp thử thách hay cám dỗ vẫn không buông, cái này hiếm không? Qúa hiếm. Thử thách và cám dỗ khó vượt qua lắm. Rất là khó!

Cho nên ai hỏi “tại sao Phật là khó?”. Đơn giản thôi tại vì có năm hạng người, mình thấy cái hạng đó hiếm tự nhiên họ hiếm theo. Có ai còn nhớ không?

Hạng thứ nhất: chỉ biết có mình thôi. Mấy con thú nó chỉ biết có nó thôi.

Hạng thứ hai: biết quan tâm đến người tốt với mình, mà cái hạng này Đức Phật đã nói là hiếm rồi.

Hạng thứ ba: tốt được với người không ân oán (người dưng nước lã)

Hạng thứ tư: thương được bạn của kẻ thù. Có nhiều người chống Cộng cực đoan, họ ghét luôn cả những người hay đi về nước, họ ghét luôn cả mấy người hay gửi tiền về nước. Nghĩa là mình “thương ai thương cả đường đi, ghét ai ghét cả tông chi họ hàng”. Thế nên tôi hy vọng có một ngày người nào ở Houston tôi không có ghét lây, hỏi “cô ở đâu?” – “tôi ở Houston” là quay mặt đi chỗ khác liền là thua. Có nhiều khi mình không thích cái chùa đó mà chỉ cần nghe ông Sư ổng ở cái chùa đó là mình ghét lây luôn. Tôi biết có người như vậy, họ không biết gì ông sư đó, chỉ cần nghe ông sư ổng ở cái chùa đó, mà ông đó là cháu của cái bà nào là họ ghét luôn.

Chính năm hạng đó đủ để giải thích tại sao Phật là hiếm.

Tại sao trong kinh nói hạng thứ hai là hiếm? Mấy người có lòng tri ơn rất là hiếm. Có người họ nghe tôi nói vậy, họ nói “cái gì tệ vậy Sư?”. Tôi nhớ tôi có giải thích. Qúy vị nghe cho kỹ nè. Ví dụ vị Sư cô này nè, mười năm nay mỗi ngày tôi nấu cho bả ăn những món đắc tiền nhất, vừa miệng bả nhất, mỗi ngày tôi đưa bả mười ngàn đô la để bả xài, tối trước khi bả ngủ tôi nấu nước ấm cho bả ngâm chân, tôi lau chân khô rồi mới để cho bả đi ngủ và tôi để trong phòng bả cái chuông khi nào cần thì kêu tôi. Mỗi ngày tôi để cho bả mười ngàn đô la cho bả xài, nấu nướng giặt giũ tôi làm hết suốt mười năm. Tới năm thứ mười một, tôi không như vậy nữa, tôi không có chọc ghẹo, tôi chỉ im lặng mà tôi xoay qua tôi lo cho cái bà ngồi sau lưng. Theo quý vị bà này (Sư cô) bả có tiếp tục thương tôi không? Giận! Mười năm qua là coi như zero, tin tôi đi! Nó thiệt như vậy đó! Mười năm tôi hầu bả còn hơn má tôi nữa mà đến năm thứ mười một tôi chuyển qua cái bà ngồi đằng sau lưng, mà trước khi chuyển tôi không có gây gỗ, tôi chỉ lặng lẽ thôi, tôi chỉ nói “cô ơi, con đi nha cô”, rồi tôi đi “chắc tháng này con không có về, rồi con qua con lo cho cô kia”. Bây giờ quý vị có tin tri ơn là khó? Mười năm như bát nước đầy, mỗi ngày mười ngàn đô la, nấu tất cả những gì bả muốn, tối nào cũng phải ngâm chân thuốc bắc hết, lau cho khô, quạt nồng ấm lạnh, để cái chuông “cần kêu nha cô”, mười năm, “mười năm chưa mặc mà quần đã cũ”, ghét tôi mà ghét luôn cái bà đó luôn, bây giờ không nhìn mặt nữa. Bây giờ mình mới hiểu tại sao Phật nói cái người tri ơn nó hiếm. Chỉ cần phạm một cái lỗi nhỏ thôi. Xù! Mười năm đâu phải ít quý vị, nhiều lắm, dài lắm, hầu mỗi ngày mà, cơm bưng nước rót, mười năm như thế, mười năm tôi không có đi du lịch, không đi đâu hết, toàn bộ thời gian tôi dành hết cho bả, fulltime luôn, tất cả cuộc vui trần thế tôi bỏ lại hết tôi về tập trung lo cho bả mười năm. Đến năm thứ mười một tôi lễ phép tôi chào bả “con đi nha cô, con qua lo cho cô kia”. Xong! khó vô cùng! Mà hạng thứ hai nó đã hiếm thì làm gì có hạng thứ ba. Trong đây có nhiều người lặng lẽ không có nói, mà nghĩ là “tôi không cần biết đâu, lâu lâu tôi cũng cho tiền mấy người homeless vậy”. Cái đó không có kể, cho rồi quên mất tiêu đừng có kể.

Đi một vòng để cho quý vị thấy tại sao mà mình phải chia thế giới ra từng phần. Như hồi nãy tôi nói, Đức Phật ngài nói là thế giới này có lúc chia ra từng phần như là thiện ác, cảm giác, lối đi. Nhưng tới cái tôi sắp nói mới là ngán, Ngài nói “toàn bộ thế giới này là những cái đã có, đang có và chưa có”, hết!. Chư Thiên họ đắc thêm một trận nữa.

Thế giới này khi cần phân tích chỉ còn có ba cái thôi: những gì đã có, đang có và chưa có. Những cái đã có thì không còn nữa. Những cái đang có thì vừa mất đi. Vừa mất chứ không phải đang mất. Và những cái sẽ có thì nó chưa có. Khi mà hành giả thấy như vậy thì mới buông được cái lòng tham chấp. Tôi nói lại lần nữa. Toàn bộ thế giới này chỉ gồm có ba cái: đã có, đang có và chưa có. “Những cái đã có thì không còn nữa, những cái đang có thì vừa mất đi, những cái sẽ có thì chưa có”. Đọc như là thần chú vậy. Nếu ai đủ duyên thì sẽ đắc Thánh quả với câu này. Và vô số vị A La Hán thời Đức Phật đã đắc quả bằng câu này. Tôi nhắc lại vô số vị A La Hán đã đắc đạo bằng câu này. “Những gì đã có thì không còn nữa, những gì đang có thì vừa mất đi, những cái sẽ có thì chưa có, mà chưa có thì đồng nghĩa với không có”. Có đúng không, chưa có là không có chứ giờ sao bây giờ! Bà con không có hành thiền bà con không thấy câu này nó hay nhưng mà hành thiền bà con mới thấy. Khi mà ta phát hiện rằng ta đang bực mình thì cái tâm phát hiện đó là tâm thiện hay tâm ác? Khi mà tôi phát hiện rằng tôi vừa có cái tâm ác thì cái tâm phát hiện đó là tâm thiện hay tâm ác? Tâm thiện. Trong kinh nói rõ “không bao giờ cùng một lúc hai tâm có mặt đồng thời”, có cái này thì cái kia phải mất. Vậy khi tôi biết rằng tâm tham đang có mặt là tôi nói sai đúng không? Mà phải nói là tâm tham vừa biến mất để nó nhường chỗ cho “cái tâm biết tâm tham” đó. Vì tụi nó không thể có mặt hai cái đồng thời được hết. Cho nên khi mình biết rằng tâm tham đang có mặt thực ra mình phải biết là tâm tham đó vừa biến mất. Cho nên khi mình không học A Tỳ Đàm, không học giáo lý mình không có biết rằng cái thân này của mình nó vô ngã, vô thường đến cái mức độ nào, kinh khủng, chớp tắt chớp tắt, vừa nhận diện được nó thì nó không còn nữa và nhờ vô minh nên mình thấy nó đẹp. Cái máy mắn là mình u mê nên mình thấy đời nó đẹp. Một vị Thánh tại sao họ không thiết tha sống nữa là bởi vì họ không có gì để họ thích nhưng mà họ không có làm chuyện tự sát.

Còn nhớ bài giảng hôm qua tôi có nói bốn hạng nghe Pháp không?

Hạng thứ nhất: nghe rồi trớt quớt, coi như không nghe.

Hạng thứ hai: nghe rồi treo toòng teng đó, lâu lâu đụng chuyện móc ra xài một cái xong máng trở lại. Có nghe rồi lâu lâu đi đám ma bắt đầu mới suy niệm “đúng là đời vô thường!”, nhưng mà vừa niệm xong móc cái phone ra “hôm này Galleria 70% off! OK! Go!”. Cái hạng này là nghe rồi máng lên tường lâu lâu đụng chuyện kéo xuống xài, xong rồi móc lên trở lại.

Hạng thứ ba: Học Đạo, hành Đạo và bị đốt nóng bởi những thứ mình đã học. Tức là tu thì chuyên tâm lắm nhưng mà làm khổ mình khổ người. Tôi nói hoài có nhiều người họ ăn chay mình nhìn mình khó chịu, có nhiều người họ Bát Quan mình khó chịu…có nhiều “kiểu tu” mình nhìn thấy ghét lắm. Tu như vậy là đốt nóng mình và đốt nóng người.

Hạng thứ tư: học Đạo, hành Đạo và biến nó thành suối nguồn an lạc cho mình và cho người khác. Mình tu làm sao mà bản thân mình càng ngày càng an lạc và trong mắt mọi người họ gặp mình họ muốn gần lắm, very friendly, cái đó mới đúng là người tu và nếu quý vị hiểu tu là đóng khung, là khắc kĩ, thì các vị A La Hán chắc không ai gần nổi đâu. Trí tuệ, đạo hạnh cao như ngài Xá Lợi Phất chắc ở một mình luôn nhưng mà không, trong kinh nói rằng ngài Xá Lợi Phất cực kì dễ gần, cực kì dễ thương, dễ mến. Phải nói là “cực kì”. Đến một lúc nào đó người ta trở nên dễ thương như người ta không biết gì, bởi vậy ngài (…), ngài Ca Chiên Diên ngài mới nói là “trí nhiều làm như ngu, sức nhiều làm như yếu, có mắt làm như mù, có tai làm như điếc”. Nói mà nổi da gà. Rất là độc. Ngài nói trí mà thượng thừa như thằng ngu, thằng khờ. “Có mắt làm như mù” tức là không có dòm ngó ai mặc dù chuyện gì cũng biết. Có tai nhưng không nghe chuyện tầm bậy của đời mặc dù chuyện gì cũng nghe được, nhưng mà không. “Có sức làm như yếu” tức là không có cạnh tranh đấu đá với đời. Có trí làm như ngu, có mắt làm như mù, có tai là như điếc, có sức làm như liệt. Đó là cái pháp tu thượng thừa Đạo Phật. Còn mình, mình có ba mớ là bắt đầu thấy ghét rồi, muốn đúc tòa sen rồi. Tôi kể hoài mấy cái người tôi gặp khi đi dạy học, họ gặp tôi, đặc biệt một mình họ với tôi họ không bao giờ hỏi Đạo, luôn luôn hỏi trước đám đông. Hỏi cho người ta biết họ đã tới “cảnh giới” đó rồi. Có nhiều lúc không phải hỏi mà họ bắt tôi phải nghe chuyện “Con nghe Sư về, con hoan hỷ, con tới con hỏi Sư một hai chuyện con thắc mắc từ lâu” – “Cô hỏi đi cô!” – “Dạ con sau này con không có biết giận ai, ai nói gì con cũng thấy thương người ta quá à! Mà bố thì không có tiếc nha Sư, có nhiêu bố hết vậy đó. Còn ngồi thiền coi như ba tiếng không có biết mỏi. Không biết nó là sao?”. Tôi mới nói “cái đó giờ về mua xi măng đúc tòa ngồi chứ đâu có thắc mắc gì nữa!”. Nó nổ, kiếp trước họ làm pháo nên bây giờ nó nổ, can không kịp! Tu như vậy nó làm khổ người ta quá đi. Mình tu là phải làm cho người ta thấy dễ gần.

Tôi nói hoài: có những người sống lâu thành đồ cũ, có những người sống lâu thành đồ cổ. Cái đồ cổ càng lâu nó càng quý. Có nhiều người họ sống lâu, garage sale họ còn không muốn lấy nữa. Có nhiều món chỉ ra tới yard sale, garage sale, có nhiều món là phải museum, phải là antique shop… Cho nên sống lâu thành đồ cũ và sống lâu thành đồ cổ, hai cái khác nhau.

Có những người đời sống của họ chỉ là sự góp mặt chứ không phải là đóng góp và từ đó có những cái chết chỉ là sự vắng mặt không phải là sự mất mát trong đời. Lý do tại sao, là bởi vì lúc họ sống họ chỉ là sự góp mặt thôi, chỉ là góp phần chen lấn thôi chứ không phải là sự đóng góp. Sống phải là đóng góp thì chết mới là sự mất mát và người được như vậy thì sống càng lâu mới là “đồ cổ”, không được như vậy càng lâu thành “đồ cũ”.

Bây giờ tôi quay trở lại tại sao Đức Phật ngài phân thế giới này làm ba thứ là đã có, đang có và sẽ có. Tùy cái duyên của nhiều người họ nghe Ngài nói thế giới này chỉ có thiện, ác và không thiện không ác là họ tâm đắc, nhưng có người họ nghe vậy họ không thích mà họ thích Ngài nói rằng thế giới này chỉ là các cảm giác: dễ chịu, khó chịu và lưng lửng, có người họ lại thích nghe Ngài nói rằng thế giới này chỉ gồm có ba hướng đi thôi: đi lên, đi xuống và đi ra, có người họ nghe Đức Phật giảng thế giới này chỉ gồm có những gì: đã có, đang có và sẽ có và có lúc Ngài nói thế giới này chỉ là phiền não, quả của phiền não hoặc là cảnh của phiền não. Có nghĩa là nghe Ngài nói rồi mình không còn thấy cái gì cao siêu hết. Thế nào là phiền não, quả của phiền não và cảnh của phiền não? Thân xác của vị A La Hán là do tham ái, vô minh đời trước mà có. Đúng không ta? Do có vô minh mới có đầu thai chứ. Vậy thân xác vị A La Hán là do tham ái, vô minh như Đức Phật nói. Vậy cái thân xác của Ngài là quả của phiền não đúng không? Nhưng mà bản thân Ngài giờ còn phiền não không? Còn mình thì sao? cái thân xác của mình thì là quả phiền não đúng không, nhưng mà mình có đang sống với phiền não không? Có nghĩa là bản thân mình đang sống trong bụi cỏ gai mà mình lại tiếp tục trồng thêm cỏ gai để kiếp sau chung vào bụi cỏ gai sống với gai. Còn Ngài thì cái thân xác Ngài đúng là do cái quả phiền não đời trước, nhưng mà bây giờ Ngài không có tạo ra cái nhân mới nữa.

Cho nên Đức Phật có nhiều lúc cần Ngài nói cả thế giới này gom gọn chỉ có ba thứ thôi: nhân phiền não, quả phiền não và cảnh phiền não. Cảnh phiền não là cái gì? Tất cả những gì mình thấy. Trên đời này, tất cả những gì mình thấy bằng tham, sân, si lập tức nó là cảnh phiền não. Cũng cái đóa hoa này trong mắt vị A La Hán nó có phải là cảnh phiền não không? Tôi nói chậm lại: một cái hoa thiệt là đẹp, một mỹ nữ, một giai nhân trước mắt vị A La Hán nó có phải là cảnh phiền não không? Các Ngài nhìn cái đó các Ngài có xi nhê không? Còn mình thì sao? Hoặc là mình nghe một tiếng chửi đối với mình nó làm mình điên lên, các vị A La Hán thì bình thường. Nghe kịp không. Cho nên cả thế giới này chỉ gồm có ba thứ: nhân phiền não, quả phiền não và cảnh phiền não. Không có cái gì nằm ngoài ba cái này hết. Vậy tôi hỏi cái ly này có thể là cảnh phiền não không? Nếu tôi nhìn nó mà tôi thích thì là cảnh của tâm tham, nếu tôi nhìn nó tôi bực mình thì đó là cảnh của tâm sân. Còn tâm si thì hễ ở đâu có tham, có sân thì ở đó có si. Bây giờ hiểu chưa? Cho nên thế giới này nó chỉ gồm có ba thứ, một là nhân phiền não, hai là quả phiền não, ba là cảnh phiền não. Nhân phiền não là ba cái tham, sân, si. Còn quả phiền não là những cái gì được phiền não tạo ra gồm có thân xác này. Còn cảnh phiền não là tất cả những gì quý vị thấy, nghe, ngửi, nếm, đụng được gọi là cảnh phiền não. Như vậy mặt trời có là cảnh phiền não không? Tôi có thể nhìn mặt trời bằng tâm phiền não được không?

Như vậy cả thế giới này có nhiều cách phân tích. Tại sao phải phân tích như vậy? Là bởi vì thằng Tèo nó thích cách phân tích A mà không thích cái B. Chẳng hạn quý vị hỏi tôi “mấy cái phân tích đó Sư hợp với cái nào?”. Tôi nói “tùy lúc”. Có lúc tôi thích nhìn thế giới này qua ba hướng đi lắm, đi lên, đi xuống và đi ra. Tôi thích như vậy hơn. Nhưng có lúc tôi lại muốn phân tích thế giới này qua hướng cảm giác, dễ chịu, khó chịu và lưng lửng. Thế là cả đời tôi năm chục năm qua tôi chỉ làm có hai việc thôi, giải quyết cái thích và giải quyết cái ghét thôi. Đúng không? Giải quyết cái dễ chịu, đi tìm cái dễ chịu, rồi giải quyết cái khó chịu, đi trốn cái khó chịu. Có cái mái nhà này, mình gọi nó là mái ấm, tổ uyên ương, tùm lum tà la thực ra nó chỉ giải quyết cái chuyện khó chịu và dễ chịu thôi. Mình không muốn ở nhà mướn, mình không muốn ở apartment, mình không muốn ở town house… thế là mình mua cái nhà này, mình không muốn ở nông thôn nên mình ở đây, mình không muốn ở phố nên mình ở đây, mình thích ở gần hồ nên mình ở đây, cho nên đó là những lý do để mình về đây đúng không? Cho nên toàn bộ thế giới này là đi lên, đi xuống và đi ra. Mỗi ngày mình coi mình trong cái cảnh giới nào.

Mình đã học thế giới phân qua các cảm thọ, thế giới phân qua các hướng đi: đi lên, đi xuống và đi ra. Tiếp theo, thế giới này chỉ là những ngọn lửa thôi. Cái này học rồi. Bây giờ tôi nhắc lại, thế giới chỉ là những ngọn lửa thôi. Đó là lửa thiện và lửa ác. Lửa thiện thì nó có chức năng là đốt cái ác mà lửa ác nó có chức năng là đốt cái thiện. Đó là nói về nhân. Còn quả thì sao? Cái nhân lành nó đốt cái quả xấu mà cái nhân xấu nó đốt cái quả lành. Có hiểu chữ “đốt” không? “Đốt” là xóa sổ, delete. Thế giới này mình đang sống với những ngọn lửa đúng không ta? Khi có một lòng lành, một thiện niệm xuất hiện thì ta đang đốt đi những cái ác niệm mà khi có một cái ác niệm xuất hiện trong lòng, một cái good thinking nó có mặt thì nó sẽ bỏ đi cái bad thinking. Chỉ đơn giản vậy thôi. Khi có một cái thiện niệm trong lòng mình coi như mình xóa sổ cái ác niệm, khi ta đang có một cái ác niệm thì ta đang xóa sổ cái thiện niệm. Rất là đơn giản. Mà rõ ràng trong từng ngày chúng ta đang sống với những ngọn lửa. Theo khoa học họ cũng nhìn nhận rằng đời sống sinh lý của mình chính là mình đang tiêu thụ năng lượng, mình đang đốt calo. Như vậy ta đang sống với những ngọn lửa đúng không? Trong thân xác rõ ràng ta đang sống với lửa. Trong tâm hồn cũng vậy, hễ mà thiện có mặt thì nó đốt cái ác, hễ mà ác có mặt thì nó đốt cái thiện.

Người không biết Đạo nghe chữ “thiện” nghĩ là đạo đức, còn nghe chữ “thiền” tưởng là cao siêu, ngồi xếp bằng lim dim. Không có. Chữ “thiện” ở đây là đốt. Nghe chậm nè. Trước khi Phật giáo đi vào Trung Quốc, thì người Trung Quốc nghe chữ “Thiền” họ hiểu có hai nghĩa thôi. Một, là người con gái đẹp gọi là thiền. Hai là con ve sầu thì gọi là thiền. Đến khi Phật giáo đi vào Trung Quốc thì họ đọc cái chữ (Pali), họ đọc thành ra là chữ “thiền” theo cái âm của họ nên họ cũng lấy cái chữ thiền đó viết thành chữ (Pali). Cho nên người Tàu không biết Phật pháp, không nghe, không học đã đành mà không nghe, không học, không biết gì hết thì với họ chữ thiền là người con gái đẹp, hai là con ve sầu thôi. Tôi hỏi các vị các vị có nghe chữ Hoa Thịnh Đốn không, đem tra chữ Hoa Thịnh Đốn nó có giải thích được chữ Washington không? Ở đây cũng vậy, thằng Tàu có tra chữ “thiền” từ đây đến Tết nó cũng không biết chữ thiền là gì nữa, vì đó là chữ phiên âm… Ví dụ chữ Xá Lợi Phất có chỗ đọc là Xá Lị Phất, hoặc là Niết Bàn có chỗ đọc là Nê Hoàng, chữ Bát Nhã có chỗ đọc là Ban Nhược…

Toàn bộ đời sống của mình mỗi ngày là mình chỉ toàn sống với cái chữ thiền, có điều là thiền thiện hay là thiền ác. Từ đó giờ mình nghe nói thiền là tưởng thiện không, phải không? Nhưng mà không. Thiền ở đây là lửa. Lửa có hai, lửa thiện hoặc là lửa bất thiện. Tham ái cũng là lửa. Sân hận cũng là lửa. Từ bi, trí tuệ cũng là lửa. Nhưng quý vị nhớ lửa nó có những cái chức năng khác nhau: lửa sưởi ấm, lửa nấu nướng, lửa soi sáng và lửa đốt cháy. Mặc dù tất cả là lửa hết nhưng mà nó được dùng trong cái trường hợp nào. Lửa mà để soi sáng là lửa lành. Lửa nấu nướng, lửa sưởi ấm là OK. Nhưng mà lửa làm cho mình bị bỏng, lửa làm cho tan nhà nát cửa thì…Ở đây cũng vậy, gọi là lửa hết nhưng mà đốt cái cần đốt, còn có những cái phải giữ lại thì nó đốt luôn. Sẵn mượn cái này tôi nói luôn, tôi mong bà con hiểu, mà chỉ sợ bà con không hiểu thì uổng, thôi để người muôn phương nghe vậy. Người tu cần những ngọn lửa để chi?

Thứ nhất, nhờ có lửa người tu được ấm, nhờ có lửa người tu mới có thức ăn – thức ăn trong Thiện Pháp, nhờ có lửa bà con mới được soi sáng. Soi sáng, sưởi ấm và thức ăn. Nhờ có lửa bà con mới thiêu hủy, bỏ đi, đốt được rác, những cái không cần giữ lại. Người tu buổi đầu là cần lửa để soi sáng, để sưởi ấm, để nấu thức ăn, để đốt đi những cái không cần thiết. Nhưng mà cuối cùng người tu cần lửa để chi? Để đốt sạch, không còn “sạch” và “dơ” nữa, có nghĩa là giải thoát. Cho nên có nghe cái Giới, Định, Tuệ không? Giới là gì, là đời sống đạo hạnh của thân và khẩu. Định là gì, là nhờ vào sức tập trung để đối phó phiền não một cách tạm thời. Tuệ là gì, là dùng sức mạnh của Định mà phát triển Niệm và Tuệ. Tu Tứ Niệm Xứ cắt đứt phiền não. Tam học là Giới, Định, Tuệ. Ở giai đoạn Định thì cái lửa đó là lửa soi sáng, lửa nấu nướng, lửa sưởi ấm. Nhưng mà lên tới cái Tuệ thì cũng là lửa nhưng mà lửa đó đốt sạch. Bởi vì hãy còn có căn nhà đó thì nó còn có vấn đề. Tôi biết có nhiều người họ có chuyện buồn họ đốt sạch cái nhà đó họ đi luôn, họ chỉ để trơ lại cái nền đất thôi. Như Trang Tử lúc biết vợ ngoại tình ổng đốt nhà ổng đi, biết chuyện đó không? Nhiều khi mình muốn xóa sạch cái gì đó chỉ có đốt thôi, đót bỏ. Ông đó, vợ chết rồi ổng mới phát hiện ra là vợ ngoại tình. Khi mà vợ mất, ổng đi thiêu một số đồ mà bả muốn thiêu cùng, còn cái đồ nào mà bả không có trối thì ổng giữ lại làm kỉ niệm. Ổng giữ luôn cả những sợi tóc bả làm rớt trên gối, phòng. Ổng thương lắm! Mà khi ổng lục được quyển nhật ký của bả, biết bả ngoại tình thì ổng đốt không còn sót một cái nào rồi ổng bán nhà luôn. Người tu cũng vậy là mình đốt từng giai đoạn. Vợ chết thì phải đem xác vợ thiêu nhưng phải giữ lại kỉ niệm, nhưng khi biết rằng bả ngoại tình thì ổng đốt luôn tất cả những gì liên quan tới bả. Ở đây cũng vậy, mình mới tu mình chỉ bỏ đi những cái gì là không cần thiết, nhưng mà đến một giai đoạn nào đó mình đốt đi tất cả mọi thứ vì mọi thứ thật sự đều không cần thiết. Nếu hữu duyên mình đã đắc cái câu này rồi. Mới tu thì mình chỉ đốt đi cái không cần thiết nhưng mà tu rốt ráo thì sẽ đốt hết mọi thứ vì mọi thứ thật sự đều không cần thiết. Tức là hồi đầu vợ chết cái cần đốt chỉ là cái xác của bả thôi, rồi sau đó ổng hủy luôn những cái không thể để lâu như bình hoa bả chưng lần cuối trước khi bả nhập viện. Ổng vẫn còn giữ lại những cái bút tích, nữ trang nhưng mà khi ổng phát hiện ra bả ngoại tình rồi thì ổng đốt sạch mọi thứ và bán cái nhà luôn. Thì người tu hành cũng y chan như vậy. Buổi đầu thì mình lánh ác hành thiện, làm được công đức mừng lắm, ở đâu có cúng dường, phục vụ mình nhào tới, mình mê lắm. Rồi đến một ngày khi tu tập tuệ quán rồi mình chỉ mong chấm dứt sanh tử, không còn mong kiếp sau sanh ra giàu, đẹp, con nhà giàu. Không cần nữa. Chỉ mong chấm dứt sanh tử thôi. Không còn cầu quả nhân thiên nữa. Trong kinh nói cái này mới khiếp nè “khi mình nhận ra những thứ mình có nó chỉ là một cái gì đó phụ bạc thôi, mình không giữ được nữa”. Chữ phụ bạc (Pali) rất là hay, khi mình nhận ra mọi thứ nó chỉ là phụ bạc tức là cái tấm thân mình nó đi “ngoại tình” mà mình không biết. Có hiểu chữ “ngoại tình” không? “Ngoại tình” là gì? Nó lén nó bệnh. Khổ quá! Nó lén nó bệnh! Cái đó có phải “ngoại tình” không? Mình lo cho nó đủ thứ, mình tập thể dục, ăn uống diet, mình làm tùm lum mà nó có lén bệnh không? Nó có lén già không? Đó là “ngoại tình” đó! Mình đi mình chăm sóc cho nó, nó đi nó ngủ hết cái xóm này, quý vị nghĩ đó có là ngoại tình không? Có nghĩa là khói bếp gas, khói nướng thịt, khói xe, nó cứ lén lén nó nạp vô, để chi?, để mình ung thư chơi trong khi mình làm đủ chuyện để mình hầu nó. Thì đó gọi là “ngoại tình”. Chưa hết, nhà cửa, xe cộ nó có phải là “ngoại tình” không? nó có lén mình nó hư không? Tất cả những thứ mình có nó đều lén lúc phản bội mình hết. Bởi vì nếu không có thì làm sao có một ngày mình mất sạch. Tôi mượn chuyện một người, một thời người đó cái gì cũng có rồi bây giờ người đó lại chấp nhận một cái đời sống không có gì hết. Cái đó có phải là do “ngoại tình” không? Chữ “ngoại tình” ở đây nghĩa là những thứ mình có nó đang từng phút lìa bỏ mình. Nhan sắc của mình nó có đang từng phút bỏ mình không? Sức khỏe, nhan sắc, tình cảm, giao tiếp trong xã hội có phải từng phút đang lìa bỏ mình không? Các vị có tin là những tình bạn từng ngày nó đang bị mòn hao? Một là mòn hao bằng cách nó không thích mình nữa, hai là nó quen với người mới, ba là nó dắt nhau nó chết dần, chết từ từ hết…Đó có phải là “phản bội” không? Tình bạn, giao tế, sức khỏe, nhan sắc, quyền lực, tất cả mọi thứ nó đang lặng lẽ, ở sau lưng mình nó chọt, lìa bỏ mình mà minh cứ chổng mông mình lo cho nó. Tất cả đều là “ngoại tình”.

Cho nên tu hành buổi đầu là mình đốt lửa để mình bỏ đi cái không cần, sau cùng là mình đốt sạch vì không có cái gì cần, hễ nó còn có là còn vấn đề. Trong kinh nói câu này rất là hay “Còn có hiện hữu là còn có vấn đề”. Vì mọi hiện hữu nó chỉ tồn tại trên những vấn đề. Thí dụ tại sao mình có cái xác này? Là bởi vì trước đây có một cặp nam nữ họ yêu nhau, họ gần nhau mới có mình. Rồi cái cặp đó giờ già chết ngắt rồi. Cái thân này được tạo ra đời, nó tồn tại bằng ăn, bằng uống, bằng áo, quần, sự chăm sóc, nhiệt độ thích hợp. Mà chỉ cần những cái này nó trục trặc là coi như cái thân này nó nằm xuống vĩnh viễn. Cho nên có phải là cái thân này nó đang luôn luôn tồn tại trên những vấn đề không? Không có cái thứ gì trên đời này không tồn tại trên những vấn đề. Chiếc xe tại sao nó chạy trên đường được vì nó cần đến xăng, cần một bộ máy hoàn chỉnh. Qúy vị nói với tôi “trên đời này ước gì mình được như làn gió không có lệ thuộc gì hết”. Tôi hỏi quý vị, gió có lệ thuộc không? Không phải chỗ nào cũng có gió. Chỗ có chỗ không. Tại sao tôi ra ngoài sân gió quá chừng, tại sao trong đây không có? Nó bị che. Mình nghĩ nắng với gió là không bị ràng buộc. Đâu phải. Đâu phải chỗ nào cũng có nắng. Đó là tôi lựa hai cái nhẹ nhất trong cuộc đời này đó là nắng và gió. Rồi ngay cả oxy cũng đâu phải chỗ nào cũng có.

Cho nên thế giới này nó luôn luôn có vấn đề vì nó chỉ có một cách duy nhất để tồn tại đó là song hành với vấn đề.

Tại sao mình phải tu tập tuệ quán? Tại sao phải tu tập tứ niệm xứ? Là bởi vì anh không có sống chánh niệm thì anh không có thấy cái điều mà nãy giờ tôi nói. Những điều tôi nói nãy giờ, nhiều lắm là một năm tôi về giảng một lần, anh nghe anh gật gù nhưng mà tôi đi anh quên sạch. Nhưng mà nhờ anh sống chánh niệm từng ngày từng giờ anh sẽ thấy cái điều mà tôi nói. Tại sao thế giới này là song hành với những vấn đề, anh sống chánh niệm anh sẽ thấy, nó đủ thứ chuyện hết.

Nó đi một hồi cái nó mỏi nó muốn ngồi, nó ngồi hồi cái nó muốn nằm, nó nằm lát nó muốn đi, nó đi lát nó nói nó đói bụng, nó đi một hồi nó nói nó khát nước, mình “dọng” cho nó một ly nó nói nó muốn đi tolet. Các vị nghĩ coi chịu nổi không? Các vị có biết thế giới này đang có vấn đề với China không? Là vì họ làm hàng hóa quá rẻ cho nên ai cũng xài đồ Tàu, xài đồ Tàu là phải chấp nhận hệ lụy. Bỏ đồ Tàu thì xài đồ của ai bây giờ? Đất nước Thụy Sĩ là một đất nước mà tôi rất tin cậy về mặt quality nhưng mà hôm nay 70% hàng hóa lưu hành trên nước Thụy Sĩ là đồ Tàu. Tôi nói rõ luôn là vật liệu xây dựng, gạch dá, mấy cái đồ bằng nhựa, bằng sắt … toàn đồ Tàu hết. Lí do là nó rẻ. Và người ta lí luận thế này: không cần thiết phải tốn 1000 đô la cho một cái ban công bằng (…), chỉ có 1m thôi mà là 1000 đô la nếu nó làm tại Thụy Sĩ, mà trong khi nếu nó được nhập từ Tàu 1000 nó xuống còn 300, theo quý vị nên chọn lựa cái nào. Mà cái ban công đó chỉ là chỗ mình đứng mình dựa thôi, làm gì tới 1000 đô 1m nên lấy cái 300. Chính vì ai cũng nghĩ vậy nên đồ Tàu đi toàn cầu mà đồ Tàu luôn luôn có vấn đề, buồn buồn nó gãy, buồn buồn nó sứt. Đồ Tàu như cánh chuồn chuồn, khi vui nó đậu, khi buồn nó bay. Có ông chủ tiệm ăn, ổng mới kêu họa sĩ tới vẽ cho cái bảng hiệu, ổng hỏi giá cả sao. Họa sĩ mới nói có hai giá, sư tử cột thì nó mắc, sử tử thả thì nó rẻ, chênh lệch nhau tới ba phần lận, ví dụ sư tử cột tôi làm cho ông 30 đồng, sư tử thả chỉ có 10 đồng thôi. Thì ông kia nói: thôi sư tử thả đi. Ông họa sĩ vẽ sư tử thiệt là đẹp để “tiệm ăn sư tử kí”. Hai ba đêm sau, trời mưa, ổng ngủ dậy thấy tấm bảng trôi mất tiếu. Ổng kêu thằng thợ tới thì nó nói rằng sư tử thả là vẽ bằng sơn của Trung Quốc, mưa xuống là sư tử nó đi mất à. Còn sư tử cột là vẽ bằng sơn Mỹ, outdoor painting là coi như không có hư, OK, tại you chọn thôi, your’s choice not mine… Khi mà ta chấp nhận cái rẻ của Trung Quốc thì đừng hỏi vì sao mà nó mau hư, đã khoái cái rẻ thì anh phải chấp nhận vấn đề của nó. Bây giờ ngược lại, xài đồ của Anh, Mỹ, Nhật, Đức nó lại có vấn để nữa, nó quá mắc đi, cứ 1m mà 1000 thì bán bà xã chưa đủ làm cái hàng rào nữa…

Thế giới này luôn luôn gắn liền với những vấn đề vì sao vì nó chỉ có một cách duy nhất để tồn tại là song hành với các vấn đề. Anh không thể nào tách nó ra được. Giống như anh cưới một người bị lang beng thì anh phải cưới luôn cái phần bị lang beng đó, anh không thể kêu nó để cái lang beng đó bên ngoài Giáo đường được, trừ phi là anh phải chữa lành cái lang beng đó chứ nó đang bị lang beng thì anh cưới em anh cưới cho bằng hết. Cho nên nhiều cái bi kịch hôn nhân là vì thương một nốt ruồi mà nó cưới luôn mấy chục kí còn lại, nó khổ một đời. Cho nên nhiều người đàn ông nói rằng bị xe mười tám bánh chết không tức bằng bị một nốt ruồi đó đè chết. Đời trai đang tung tăng, bị một cái nốt ruồi, bị một cái răng khểnh, rước nó về, hận mười tám năm vẫn còn hận vì cái răng khểnh nằm đúng chỗ quá. Nó cười có lủng cái lỗ trên mặt, lún đồng tiền, cưới về mới biết là ngoài cái lỗ này ra có trăm ngàn cái lỗ khác phiền lắm.

Lần trước về giảng cho bà con hai mươi bốn chi, là bộ A Tỳ Đàm số 7, bộ A Tỳ Đàm cuối cùng. Bắt đầu lớp này tôi nghĩ khác, tôi muốn dắt bà con đi ngược lại từ đầu của A Tỳ Đàm, kỳ rồi mình học cái đuôi, kỳ này mình học cái đầu, ký rồi mình học cách nấu cơm, kỳ này mình học cách gieo mạ. Hôm qua đến giờ tôi giới thiệu cho các vị bộ A Tỳ Đàm đầu tiên. Tức là khi cần thiết thì thế giới này được phân ra có ba thứ thôi: thiện, ác và không thiện không ác. Khi cần thiết thì phân thế giới này qua cảm xúc: dễ, chịu, khó chịu và lưng lửng. Khi cần thiết phân thế giới này qua các ngọn lửa, toàn bộ thế giới này chỉ là những ngọn lửa, khi thì sống bằng lửa lành, lúc thì sống bằng lửa ác. Khi sống với ngọn lửa lành thì ta đang thiêu hủy những cái không cần thiết, khi sống với ngọn lửa ác thì ta đang thiêu hủy những cái cần thiết và lý tưởng cao nhất của đạo Phật là đốt sạch thiện ác. Vì sao, vì hễ còn có mặt là còn phiền. Chính vì quý vị không có niềm tin, một là biết mơ hồ, từ cái biết mơ hồ nó dẫn đến niềm tin mơ hồ, chứ lúc quý vị biết chắc, tin chắc cái chuyện đêm nay mình chết là một điều có thể thì quý vị sẽ thay đổi rất là nhiều. Điều thứ hai, quý vị biết rằng mình tắt thở rồi chỗ nào mình cũng có thể chui xuống hết. Chính vì cái biết của mình không được chắc chắn, cái biết của mình là cái biết vay mượn borrow knowledge. Cho nên trong kinh nói rất rõ cái điểm khác biệt giữa thánh và phàm là gì? Thánh nhân biết rõ điều mình tin nên tin chết bỏ điều mình biết. Còn phàm phu là hiểu không rõ lắm điều mình tin nên không tin lắm điều mình biết. Cho nên đi chùa nghe Pháp vậy chứ, rốt ráo cái mình quan tâm nhièu nhất vẫn là tiền, bạc, gia đình, tình cảm, quan hệ xã hội. Biết bao nhiêu người họ không đi dự lớp cuối tuần chỉ vì mắc đi sinh nhật, mắc đi nhà hàng. Tin là tin vậy thôi chứ còn vì không hiểu lắm điều mình tin nên người ta không tin lắm điều mình hiểu.

* Các bài Sư Toại Khanh (Tỳ Kheo Giác Nguyên) giảng tại Houson Hoa Kỳ năm 2020. Nguồn Vietheravada
Các bài viết trong sách

Trả lời

Từ điển
Youtube
Live Stream
Tải app