Bốn Hạng Học Đạo

Bài Giảng Sư Toại Khanh Houston 2020

Sáng nay tôi xin nói một chuyện mà tôi cho là quan trọng. Nó cũng có nội dung là bắt đầu cho một lớp học. Có tất cả là bốn trường hợp học Đạo.

Trường hợp thứ nhất, cũng được tiếng là đi học giáo lý nhưng mà học cho biết vậy thôi, giống như người ta học yoga, khí công, có dự lớp yoga, có dự lớp nấu ăn, có dự lớp thể dục nhịp điệu, thể dục thẩm mỹ, nhưng dự xong về không có tập và cuộc sống của người đó cũng như cũ không có gì thay đổi. Qúy vị nghe kịp không? Có một số người học giáo lý bằng cách đó, cũng ghi chép, cũng cặm cụi ghê gớm lắm nhưng họ đi về đời sống họ cũng y chang như vậy. Đó là hạng một.

Trường hợp thứ hai, có học giáo lý nhưng mà không có sống thiết tha trong cái học mà chỉ thỉnh thoảng thôi. Khi nào gặp chuyện, thí dụ như thăm bệnh, đi dự lễ tang hoặc có chứng kiến cảnh gia đạo ai trục trặc thì mình có phút chạnh lòng, có suy tư nhưng mà chỉ thỉnh thoảng. Đó là loại hai. Còn loại một là quá tệ, nghe Đạo cho vui thôi chứ còn không thay đổi được gì hết. Còn loại hai học Đạo nhưng chỉ nhứo đến Đạo khi hữu sự, cũng có hành Thiền nhưng ngoài những phút đặc biệt ấy ra coi như xong.

Hạng thứ ba, cái này nghe cho kỹ nè. Vậy quý vị nhứo hai hạng đầu chưa? Hạng thứ nhất, học xong rồi quên sạch. Hạng thứ hai, học để lâu lâu khi hữu sự móc ra xài chút rồi đem xếp xó. Hạng thứ ba, sau khi học Đạo rồi, tự đốt cháy mình trong cái mình đã học. Cái hạng này thường được Phật Tử Việt Nam khen là tinh tấn dữ lắm. Co hiểu không? Tức là, cái cách họ giữ giới mình nhìn mình mệt dữ lắm. Có thấy những người ăn dưỡng sinh không, nhìn họ mình khó chịu lắm. Đi đâu cái họ gói riêng một hộp vậy đó, nêm nếm không có dám đường, không có dám muối, nói ra nó hơi kì, rớt xuống con chó nó không có ngửi luôn, dở ẹc à. Tôi gặp mấy người ăn kiêng mà tôi sợ. Người tu cũng vậy. Có nhiều người họ học, họ tu xong, tự họ đốt nóng họ và cũng đốt nóng luôn người kế bên luôn. Các vị có hiểu không? Cái cách mà họ ngồi thiền đó, họ đi đâu cái cách họ ngồi, cách họ ăn uống kiêng khem, cách họ giữ giới, mình nhìn thấy họ mình mệt. Họ mệt cho họ mà người bên cạnh cũng nhột nữa. Kiểu như bà con người ta đang ngồi vầy nè, cái mình ngồi nhắm mắt thẳng lưng. Theo tôi thì cái đó cũng hay, nhưng một hai lần thôi chứ mình làm quá mấy người kia người ta đang nói chuyện họ thấy họ nhột. Họ thấy cái cách mình ngồi vậy nè (ngồi thiền) họ nhột, người ta đang nói chuyện vui vẻ mình muốn ngồi mình kiếm chỗ khác mình ngồi, mình cứ đè đám đồng mình ngồi à. Sẵn tôi cũng nhắc lại một cái chuyện mà tôi ghét lắm, tôi hy vọng tôi không có gặp. Lê xe, năm, sáu người đang lên, tự nhiên có một người móc cái phone ra alo, mấy người kia lịch sự họ im, các vị có biết nửa tiếng đồng hồ cả xe im lặng cho bà ấy nói phone, mà nói chuyện tầm bậy không à, hỏi chuyện bà má bên Việt Nam, cô Tám bên Cali, dì Út… mà cả xe im lặng để cho bả nói chuyện. Ở đây cũng vậy, trường hợp mình tu như thế nào mà bản thân mình bị đốt nóng và người bên cạnh mình cũng bị đốt nóng. Như vậy là có bốn hạn. Hạng thứ nhất, học cho vui rồi sau quên hết, Phật pháp không ảnh hưởng gì đến họ hết. Hạng thứ hai, học và chỉ quay lại với Đạo vào những thời khắc nhất định nào đó trong những cơ hộ đặc biệt nào đó. Và hạng thứ ba, là chìm sâu trong cái mình tu học nhưng có một điều trong cách chìm sâu đó là tự mình đốt nóng mình. Nghe kịp không?

Và cái cuối cùng là hạng thứ tư, là cái đáng quý nhất. Học Đạo và thường xuyên sống trong Đạo nhưng an lạc với cái mình học, an lạc với cái mình hành và không khiến cho mình bị khó, bị khổ với cái mình học và không khiến những người khác bị khó bị khổ. Tức nghĩa, hạng thứ tư này là chìm sâu trong cái mình học nhưng an lạc với riêng mình và khiến cho mọi người chung quanh được an lạc. Còn cái hạng thứ ba, chìm sâu trong cái mình học và tự đốt nóng mình và đốt nóng luôn những người chung quanh. Còn cái hạng thứ hai, học nhưng chỉ nhớ, chỉ về với Đạo trong những thời khắc nhất định nào đó thôi. Còn hạng thứ nhất, không cần nói nữa. Hạng này có rất là nhiều.

Và tôi cũng phải nói rõ là, vì là ông Sư nên mời tụng kinh tôi tụng, cầu an thì ok tụng, cầu siêu thì tụng nhưng mà tôi nói thiệt với bà con nha tốt nhất đừng có mời tôi vì tôi tụng nhưng tôi không có tin. Thì mời tôi tụng kiếm tiền xăng, tiền điện nước cho vui chứ tôi tụng tôi không tin là tại sao? Vì nếu bình thường cái thuở bình sinh mà họ có tu học tôi khỏi tụng nó cũng lên. Mà nếu họ lọt vô cái hạng thứ nhất, thì bà cố tôi tụng cũng không lên. Có hiểu không? Nếu mà quý vị không tin tôi, nếu mà ai không tin tôi, tôi hỏi ngược lại một câu, quý vị thuộc nhóm một mà chỉ nhờ tụng kinh mà siêu á thì hôm nay quý vị tới đây làm cái gì, cứ đi đánh bài cho nó đã, cứ thấy ngáp ngáp là rước tăng ni về quất cho một chầu rồi nó siêu đúng không? hiểu không? Cho nên nhiều người họ nói sao Sư bác, không phải tôi bác, nhưng mà quý vị thử nghĩ coi đúng không, nếu mà quý vị thuộc nhóm một mà tụi tôi tụng mà siêu á thì quý vị tới đây làm cái gì, cứ đi đánh bài, đi câu cá cho nó đã, rồi cứ khi nào ngáp ngáp cứ rước về tụng là nó siêu thôi. Nhưng mà vấn đề đáng tiếc là nó không có được như vậy.

Cái mà cứ ám ảnh tôi hoài là tôi không biết tuổi già của tôi sẽ kết thúc như thế nào? Cách đây bốn bửa, ở bên… tôi đứng trong bếp, tôi có luộc rau lang, tôi vừa mỏ nắp ra, nó quay tôi cái à, chóng mặt, tôi chạy vô đo máu, 145. Tôi mới hết thồn kêu một cô Phật tử bác sĩ ở bên …cổ nói cũng được, không đến nổi chết, Rồi lúc đó tôi vô trong nằm suy nghĩ, nếu hồi nãy nó quya cái à rồi đi luôn thì êm. Tôi thưa thiệt, đời tôi, tâm lý của tôi nó chia ra làm nhiều giai đoạn. Giai đoạn một là hồi tôi còn nhỏ tôi không sợ chết. Không phải tôi anh hung vì tôi không có nghĩ ra nó sẽ xảy ra cho tôi. Giờ mấy cô đi hỏi mấy đứa bé 8 tuổi, 10 tuổi nó có nghĩ nó sắp chết không. Không, Nhưng đến một cái tuổi nào đó tôi nghĩ tôi sợ chết, sợ chết. Rồi đến một cái tuổi nào đó do lu bu nên tôi không có nhớ đến cái chết. Đến tuổi này tôi lại đi đến một giai đoạn khác đó là nói không sợ không đúng mà tôi muốn chết kiểu nào, Nói hiểu không? Khi mình tránh không được nó, mình phải có hai cái chuẩn bị sau đây. Một, là chuẩn bị tâm lý. Hai, là chuẩn bị kiểu chết. Dĩ nhiên là chuẩn bị kiểu chết là mình chỉ chuẩn bị trong 30% còn 70% thuộc về trời, gao cho mệnh trời, giao cho tiền nghiệp quá khứ. Nhưng chuẩn bị đây là gì, là sức khỏe đó. Lái xe cẩn thận. Sức khỏe, sẵn tiện đây tôi cũng nói luôn là nếu thường xuyên sống chánh niệm thì sẽ thấy ra nhiều chuyện đặc biệt lắm. Chăng hạn như, chùa Pháp Linh từ năm Hòa Thượng mất thì có những thay đổi trùng tu, có thợ vô làm, tôi không biết họ là thợ quen của chùa, chùa có gì làm nấy hay do họ làm ẩu. Nhưng tôi biết có những lối đi công cộng cho đại chúng họ lót toàn là gạch trơn không à. Lần này tôi về đã hai lần, súyt nữa là trượt té. Lúc đó, tôi mới nhớ một chuyện là cái xương của mình từ 50 trở lên nó rất là giòn, giòn kinh lắm. Sẵn tôi nhắc luôn không phải tôi hù bà con, mình đã 50 ngoài, đi đứng cẩn thận. Một cô Phật tử của tôi ở bên…cổ đi về…ở. Cổ lớn tuổi, năm nay cổ 70, cổ đi rất là nhanh, cổ gãy xương rồi, cổ trượt. Mà quý vị biết là nó lớn thì nó không chịu lành, mà nó không chịu lành là nó phiền dữ lắm, mà nó đau là đau lên tới óc luôn. Nha. Hồi trước tôi hay nói chánh niệm, quý vị nghĩ không biết ổng có thiền không mà sao ổng hay nói chánh niệm mà nói thiệt là ở đay không có tu hành gì hết. Tôi không hề nhắc chữ tu ở đây. Mà tôi chỉ nhắc là sống chánh niệm bớt khổ. Cái đó đúng hay sai? Thứ hai, sống chánh niệm bớt tai nạn. Chứ bây giờ tôi kêu tu, nhưng hỏng biết ổng nói ổng có tu không, chuyện đó là chuyện của tôi. Nhưng mà tôi chỉ nhắc là sống chánh niệm nó bớt được hai cái, nó bớt khổ dữ lắm. Bớt trước mắt là gì, thị phi.

Tôi chỉ hỏi nhẹ thôi là quý vị biết bắt phone, cứ hễ nghe chuông reo là bắt đầu yên tâm là 70% là chuyện phiền rồi, đúng hông? Không biết quý vị có may mắn hơn tôi không, chứ tôi thấy 70% phone vô là có chuyện à. Trong đó có cả những cái phone hỏi thăm nữa, tôi cũng liện nó vô loại phiền. 2h sáng gọi hỏi khỏe hông sao giờ này chưa ngủ? Tôi chửi cho một mạch, cô kiếm coi ai có duyên hơn không, mình đang ngủ kêu mình dậy rồi hỏi tại sao không chịu ngủ, tôi nói tại cô kêu tôi nên tôi mới dậy đó. Mà có nhiều người rất là lạ họ không có thương gì mình, mà họ cũng không có liên lạc tự dưng nổi hứng lên hỏi thăm thì tôi hỏng biết trong lớp học này quý vị có thích cái đó không chứ tôi hỏng thích. Tôi bị bệnh tôi không muốn quý vị đi thăm. Tôi nói cả thế giới đang nghe tôi cũng nói thiệt. Qúy vị tới đem tiền tôi cám ơn, đem cái thuốc tôi đang cần á tôi cám ơn, đem thức ăn tôi đang cần á tôi cám ơn, chứ còn tôi sợ nhất là đến coi tui chết chưa đó! Tới vì tò mò, tới vì muốn tìm người quen coi có ai tới đó hay không. Có loại đó quý vị biết không… Cứ ngu khờ tưởng người ta thăm nên cám ơn, đừng có ngu khờ vậy, hãy khôn một chút đi, không ai thương ai hết. Bữa nay không biết cái chứng gì tôi hận đời dữ vậy không biết! Cho nên đừng có ngồi đó mà làm thơ. Tôi là người làm thơ nhưng mà tôi sống rất là toán, còn nhiều người không biết làm thơ nhưng sống “very” thơ, hồn nhiên tin người ta, không có ai thương quý vị đâu. Nha! Chỉ có Chánh Niệm mới thương mình thôi. Cho nên hạn chế Facebook, email, tin nhắn, messenger.

Bây giờ người thật sự quý vị cần không có nhiều lắm đâu. Ở đây ai cũng trên 50 hết tôi cũng nói thẳng, trong đời sống này trên cõi trời tôi không có đụng tới, tôi nói cõi người nhất là cõi người thời này, cái KHÔNG cần thiết nó luôn NHIỀU hơn cái CẦN thiết. Từ điều kiện thiên nhiên cho tới con người. Có đúng không? Trong khi đó, thười Phật Di Lạc ra đời thế giới như thiên đường, tiên cảnh gì đó tôi không biết nhưng tôi chỉ biết thế giới hôm nay cái không cần nó nhiều dữ lắm. Mà cái không cần là nhẹ, cái có hại, cái làm phiền nó nhiều vô cùng. THì chỉ có thể an toàn bằng cái áo giáp chánh niệm thôi. Chỉ có chánh niệm thì mới hạn chế cái va đập của 6 trần. Đúng ra tôi phải xài chữ va chạm nhưng tôi muốn xài chữ va đập cho nó mạnh.

Tôi nhăc lại lần nữa, tôi không lấy tư cách của thiền sư, hành giả, tôi cũng không lấy tư cách của một người tu hành, tôi chỉ lấy tư cách của một người đã quá sức khổ tâm khi sống thất niệm. Với tư cách đó thì bà con mới thấy tôi có quyền nói. Đó là, khi anh thất niệm anh hết sức khổ thân và khổ tâm. Khổ thân là gì, lái xe ẩu, trầy xướt, gãy tay, tai nạn. Người nào làm bếp thì biết, không có niệm mà vào bếp sớm muộn gì cũng bị phỏng và bị đứt tay. Tin tôi đi. Cho nên ở đây tôi kông đóng vai trò một vị thế thiền sư, hành giả. Mà tôi chỉ nói rằng, lấy vị thế từ một người mà quá nhiều hệ lụy từ thất niệm, từ đó đi ra tôi mới kêu gọi cái đó. Và mấy ngày nay, tôi bị trượt cái …lưng, tôi hết thồn, tôi không biết mấy cụ đi chùa mấy cụ có được dạy về chánh niệm hay không. Gặp nhau cứ toàn nói “take care”. Cái chữ “take care” của ngoài đời nó khác trong Đạo nhiều lắm. “Take care” trong Đạo nó gồm có chánh niệm trong sinh hoạt và chánh niệm trong nhận thức.

Chánh niệm trong sinh hoạt là sao? Đi, đứng, nằm, ngồi, xuống bếp, vô nhà tắm, phòng ngủ, phòng khách, lên lầu, xuống đất, luôn chánh niệm. Đó gọi là chánh niệm trong sinh hoạt.

Còn chánh niệm trong nhận thức là sao? Vừa phát hiện ra mình ghét cái gì, mình thích cái gì là biết ngay. Đấy gọi là chánh niệm trong nhận thức. Nghe kịp không? Nếu quý vị hỏi tôi, sư dựa vào đâu sư nói có hai loại chánh niệm. Dạ, đó là chánh niệm trong 6 căn. Thay vì tôi nói chánh niệm trong 6 căn, bây giờ tôi nói còn 2 thứ. Có hiểu hông?

Thay vì nói chánh niệm trong 6 căn, là một cách nói, có mùi nhan khói nặng quá. Mà khói nhiều nó độc lắm. Bây giờ tôi không dùng cách nói đó nữa, mà tôi chuyển cách nói khác đó là chánh niệm trong sinh hoạt và chánh niệm trong nhận thức. Nhận thức tức là trong cái thức thứ 6 đó. Mình thấy bắt đầu mình chớm có cái ý mình thích cái gì, mình chớm có cái ý mình ghét cái gì, bực mình cái gì, mình đang lưu tâm nhiều về cái chuyện gì, phải để ý. Và tôi nhắc lại một lần nữa, bắt đầu buổi giảng sáng hôm nay, tôi đã nói đến bốn trường hợp học Đạo. Tôi nhắc lại.

Loại 1: học giống như người ta nghe nhạc vậy đó, nghe kịp không? Tôi chưa nghe, ai nói thích nghe Tuấn Ngọc,…mà thay đổi đời sống. Tôi chưa nghe nói. Hiểu không? Hạng thứ nhất nghe Đạo giống như đi nghe nhạc vậy đó. Nay Phước Tiến, mai Phước Thuận, bữa kia Nhật Từ, Từ Thông, Bửu Chánh, … nghe như đổi ca sỹ vậy đó. Rồi còn cô Tâm Tâm,… nhiều lắm. Nguyên nhóm Thanh Tuyền, Chế Linh, Tuấn Ngọc…nghe xong không thay đổi gì hết. Vì sao? Vì mình coi những vị Pháp Sư ấy là những ca sỹ. Nha! Hạng 1 nghe Đạo xong cái đầu vẫn đơ như cũ.

Loại 2: Nghe có những thay đổi nhất định trong những khoảnh khắc, thời điểm nhất định nào đó. Qua cơn mê rồi trở lại. Loại này gọi là “sỏi ném ao bèo”. Có loại bèo tai tượng và bèo cám. Bèo tai tượng là cánh bèo nó lớn. Bèo cám là…giống như bèo cám vậy đó! Nếu quý vị có huệ căn. Qúy vị nghe tôi vừa đùa cái là quý vị đắc đạo. Trong kinh nói cái này rất là hay. Có những ví dụ khập khiễng làm hư đi thực tại. Có hiểu câu này không? Câu này nó sâu lắm. Có những ví dụ chỉ làm hư đi thực tại có nghĩa là sao, để nguyên như vậy mà người ta còn hy vọng hiểu đúng, còn mà ví dụ một hồi nó trớt quớt. Ví dụ, sầu riêng mùi nó ra sao? suy nghĩ hồi nói giống như chao bỏ đường vậy đó. Tại nghĩ không ra đó. Hoặc hỏi cà phê có mùi gì, mùi bắp rang mùi đậu rang. No! cho nên nhiều khi ví dụ chỉ làm hư đi nhận thức. Và trong bài kinh… Phật có dạy, chúng sinh tuyệt đại đa số almost … chấp thủ các phương tiện. Bài kinh đó rất là sâu.

Chấp thủ các phương tiện là sao? Khổ quá, vô chùa kiếm sư phụ. Sư phụ dòm mặt ngu ngu, nói thôi con niệm Phật đi con. Nó bèn coi pháp môn niêm Phật là con đường giải thoát. Hiểu không? Mà lẽ ra là sư phụ muốn dắt nó đi từ từ. Kêu nó niệm Phật, bố thí, cúng dường, giữ giới, vô chùa phục vụ, giúp người già,… đại khái vậy. Mà ai ngờ sư phụ mới nhá bài 1 là nó ôm cứng ngắc bài đó luôn. Hiểu không? Các vị có biết người ta cứu chết đuối đó là cả một nghệ thuật. Qúy vị biết không? Tức là nếu thấy chết đuối mà mình nhào xuống nó ô cứng ngắc là hai đứa chết chung, tức là nó chấp thủ phương tiện á. Lúc đó, nó chỉ nên mượn cái vai, mượn bàn tay người ta để nương vào bờ là lúc đó nó sống rồi. Đăng này nó ôm cứng ngắc luôn. Có rất nhiều trường hợp thầy đi cứu trò và hai thầy trò ôm nhau mà chết đuối, cái đó có nhiều.

Ta chở em qua bờ giải thoát.

Em gạt ta sang bến luân hồi.

Trên sông hai đứa cùng cười.

Thì ra em cũng một người độ sinh.

Tức là ông thầy ổng dùng phương tiện để độ đệ tử nhưng mà đệ tử “rù” làm sao mà ông thầy thấy đệ tử có lý. Trường hợp đó có không, thấy có. Bác sĩ khuyên bệnh nhân đừng uóng rượu, mà bệnh nhân rủ bác sĩ đi nhậu, bác sĩ đi nhậu thấy vui nên đi nhậu luôn.

Nên có 4 hạng nghe Pháp.

Hạng 1, nghe giống như người ta nghe nhạc. Nghe mấy chục năm không thay đổi được gì hết.

Hạng thứ 2, nghe và chỉ sống với nó trong những thời điểm nhất định xong rồi thì quên.

Hạng thứ 3, chìm sâu hết mình trong cái mình đã học nhưng lại biến nó trở thành lửa để đốt mình. Và tôi nói không biết bao nhiêu lần, Phật pháp là cái mền đắp cho ấm chứ không phải trùm cho ngộp. Có biết hai cái này không? Có những người hôn nhân là bến đỗ cho cuộc đời, có những người hôn nhân là cái nhà ngục. Quý vị có biết cái đó không? Tôi hy vọng ở đây đừng ai bị trường hợp 2. Có những người hôn nhân là một bến đỗ, đõ là chỗ để họ gửi thân, cuộc đời họ nhờ vậy ổn định. Nhưng cũng có những cuộc hôn nhân lẽ ra không nên có, không có tốt hơn. Cuộc đời con gái đang ngon lành thế này tự dưng lượm một thằng trời ơi về nó đập từ sáng tới chiều, nó đập hai mươi tám ngày trừ ra ngày rằm. Và con thì đẻ đều đều như là Âu Cơ khi nào đủ trăm trứng thì thôi. Mà nó lạ một chỗ là có những trường hợp lệ thuộc ông chồng về tài chánh nó đập mình mình không tức. Tôi biết Việt Nam vợ đi làm về nuôi chồng để nó đập mình. Qúy vị biết không? Cho nên, Phật pháp y chang như vậy. Có trường hợp, giống như hôn nhân, có những cuộc hôn nhân nó là bến đỗ cho mình, có những cuộc hôn nhân nó là đọa đày. Trường hợp thứ 3 này có nhiều người họ học Đạo là tự họ dùng cái Đạo để đốt nóng họ. Trong room đây cũng sẽ có người hỏi tôi, cái đó sư nói hay kinh nói. Dạ, móc cái phone ra bấm dùm tôi Trung Bộ Kinh, đọc dùm tôi bài kinh Bắt Rắn. Đức Phật ngài dạy có những người khi họ muốn bắt rắn mà họ cầm sai chỗ thì bị rắn cắn, giống như rắn chuông mà mình chụp cái đuôi nó vậy đó. Có nhiều người họ cầm bò cạp, họ sợ nó kẹp nên họ chụp cái càng, chụp xong mới biết nó làm việc ở đâu, nó lên tới óc luôn. Mà nó lẹ lắm, nó hiếm khi nào làm 1 cái, thường nó làm lần 2 cái vì nó quá nhanh đi. Ở đây Đức Phật ngài dạy có những người học giáo lý, cách học của họ làm cho họ bị khổ. Đưa cho mình cái mền mà có hai kiểu đắp, trùm cho ngộp và đắp cho ấm. Giống như nãy tôi nói hôn nhân, có nhiều cuộc hôn nhân là bến đỗ của cuộc đời nhưng có những cuộc hôn nhân nó là nhà ngục. Và chưa hết đâu quý vị, tất cả những gì quý vị có trogn đời sống nó đều như vậy không riêng chỉ Phật Pháp.

Qúy vị phải đồng ý với tôi 1 điều. Có những thứ quý vị có nó chỉ làm khổ quý vị thôi. Cho nên ở đây mình sở hữu 1 vật gì đó What chưa đủ còn phải How nữa. Có những món mình sở hữu nó thôi là đã khổ rồi. Có những món bản thân nó chưa đủ làm cho mình khổ mà đợi đến cái How nữa. Tức là anh có nó theo cái kiểu gì? Tôi biết có những người có cái nhà đẹp để họ enjoy nó. Có những người có cái nhà đẹp để họ hầu nó. Có gặp loại người đó chưa? Họ nói chuyện với mình mà miệng nói còn cái tay cứ lau, họ sợ bụi,“dust phobia”, khổ lắm, lên tới phobia luôn, một cái sợ tâm lý. Có những người tôi biết người ta có con để người ta vui, hãnh diện, còn họ có con nó dở, nó ngu, nó khờ, nó bệnh thì họ khổ đã đành, mà có con nó đẹp, nó giỏi cũng khổ nữa. Thậm chí tôi nhớ có bà già đó bảy mươi mấy tuổi rồi, bả ra ngoài pharmacy bả xin thuốc ngừa thai loại mạnh. Bác sĩ mới hỏi “cụ mua cái này để làm cái gì?”. Bả không có răng, bả móm mém nói, “tôi đâu có xài nó, mà tại nhỏ cháu gái tôi nó đẹp lắm, đêm nào tôi cũng phải cho nó uống tôi mới ngủ được.” Đêm nào bả cũng pha cho nó ly sữa rồi cho nó uống. Vì nó ngủ rồi thì những tiếng huýt sáo ngoài đường nó nghe không được. Qúy vị hiểu không, sở hữu 1 đứa cháu đẹp đó. Có nhiều người hỏi tôi quan điểm của tôi về hôn nhân, lấy một người mà không đủ sức làm mình ghen thì lấy làm chi, mà lấy một người mà đủ sức làm cho mình ghen càng không nên lấy. Có đúng không. Lấy một người không đủ sức làm cho mình ghen thì bê đê sướng hơn, là loại người kém quá. Cái thứ mà ra đường dê có thưởng mà hỏng ai dê. Mà cưới cái đứa thừa sức làm cho mình ghen thì cho em xin. Cho nên, có những thứ trên đời này mình sở hữu nó chỉ làm cho mình khổ thôi. Và Đưc Phật dạy thế này, 6 trần, các tỳ kheo, là những thứ mà các người lìa bỏ nó các ngươi sẽ được an lạc. Này các tỳ kheo, lìa bỏ ở đây không phải là mình nhắm mắt lại, mình bịt lỗ tai, nghe kịp không, bởi vì cách lìa bỏ đó rất là máy móc, rất là trẻ con. Qúy vị nhớ, con nít mà mấy đứa con gái nó sợ nó che mặt. Bên Trung Đông có thành ngữ là “Đà Điểu vùi đầu trong cát”. Còn Việt Nam mình có thành ngữ là “ Cù Lần che mặt”. Thì con cù lần che mặt hay đà điểu vùi đầu trong cát nó tưởng đấy là giải pháp hay, nó rất là tạm thời. Đây cũng vậy, thu thúc lục căn không có nghĩa là mình bịt mắt hay bịt lỗ tai mà là cái thái độ nhận thức của mình. Thái độ nhận thức của mình cái đó mới quan trọng. Ở Tăng Chi, Ngài dạy mỗi người có một cái nhược điểm, có người họ chết trong cảnh sắc, trong cảnh thinh, cảnh khí, cảnh vị. Nghe kịp không. Có nhiều người họ khoe với tôi, họ nói tôi ăn gì cũng được hết trơn, mấy chục năm đi làm về đưa tiền cho bà xã, cuối tuần bả đi shopping bả mua tôi cái xà lõn mặc xà lõn, áo ba lỗ mặc ba lỗ. Họ khoe với tôi ý nói họ hay khi nghe giảng về tri túc, họ nghĩ họ hay. Nếu ở mức độ lạ lạ chưa quen thì tôi cũng ậm ờ. Nhưng khi quen tôi mới xì cho họ biết, tôi hỏi “vậy chứ chú tưởng như vậy là tu hả? chú tưởng giao hết cho bà xã chú không bận tâm về vật chất là tu hả? Chưa chắc, bởi vì chú tin bà xã, chú tin rằng bả muốn chú biết cái gì. Chính vì chú tin bả cộng với niềm tin đó kéo dài quá lâu ngày nó trở thành ra một cái điểm tựa, điểm tựa tâm lý. Rồi chú lại quên xét về chỗ đó, mà chú chỉ xét ở chú không bận tâm nhiều về cái ăn, cái mặc. Đừng có nghĩ chú giống như cái mà tôi nói. Cái tôi nói là khả năng buông bỏ của người tu. Còn cái của chú là trên hình thức thì nó giống nhau, không có màng chuyện ăn mặc nhưng thật ra chú yên tâm vì bà xã biết chú thích mặc cái gì, thích ăn cái gì”. Nghe kịp không, nhớ cái này, phân biệt nó. Nói thiệt nha, tôi giảng pháp phải cho tôi nói làm quý vị ghét nha, chứ làm quý vị vui quý vị đi nghe cải lương đi, Võ Đông Sơn Bạch Thu Hà. Có nhiều người họ nghĩ là họ không có thích nữ trang, mỹ phẩm, quần là, áo lụa là hay. Chưa chắc! có hiểu không. Họ bị một cái mặc cảm ngoại hình, mặc cảm tuổi tác, hoặc là một cái trục trặc gì đó trong đời sống, chẳng hạn như hạn chế về tài chánh, hoặc cái chỗ ở của họ họ mặc vậy khỉ nó coi à. Nó có nhiều lý do nên lâu rồi họ không xài nữ trang, mỹ phẩm, quần là, áo lụa, rồi họ tưởng nó là hay. Chứ thử bây giờ cho họ một nhan sắc khác đi, cái bối cảnh sống khác đi, họ có tiếp tục đơn giản không. Cho nên là ở đây Đức Phật ngài dạy hãy luôn luôn cảnh giác với chính mình.

Ai cũng có thể là nạn nhân, tù nhân của 6 trần mà bản thân mình không biết. Mà cái này mới lớn chuyện trong buổi học sáng nay tôi muốn nhấn mạnh, quan trọng hàng đầu trong tu và trong đời sống. Trời đất thì bao la, tại sao có một bộ phận nhân loại nào đó chen chúc, lúc nhúc ở một góc phố và bỏ trống bao nhiêu vùng đất mênh mông? Tại sao nhóm người A không sống với nhóm khác mà lại tìm về với nhau? Có những chỗ lạnh dữ lắm mà vẫn có người, có những chỗ mát đẹp mà vắng hoe. Có những chỗ nóng le lưỡi luôn mà có người, có những chỗ mát mẻ mà không có người. Như vậy thì cái sự phân bố của chúng sinh nói chung và của con người trên Trái Đất này nói riêng. Nói theo trong Kinh là nó tùy thuộc vào rất nhiều thứ chứ không phải là ngẫu nhiên. Nghe kịp không. Vì cái tiền nghiệp quá khứ, khuynh hướng tâm lý, chính những cái này mới đẩy chúng ta về một nơi chốn nào đó.

Tôi muốn cắt ngang để nói cái chuyện ngoài lề. Tôi đang xây dựng thiền đường Kalama ở một tiến độ rất là nhanh. Và cái việc đầu tiên trong lòng tôi trước sau, thật ra tôi nghĩ không ai ngờ, cái chánh của tôi không phải là cơ sở, mà cái chánh của tôi là muốn mượn cái chỗ truyền bá quyển sách mà tôi cho là quan trọng hàng đầu “Nhật Tụng Kalama”. Ở trong bộ đó tôi làm một cái selection mà trong đó tôi cho là căn bản và tinh hoa nhất của kinh tạng. Tôi nhắc lại kinh Phật, bài kinh nào cũng quan trọng nhưng vì sao phải lựa vì có những bài kinh Ngài nói cho đối tượng thượng căn, mới vô Ngài kêu tu thiền vô sắc hoặc có những bài kinh nói chung về bố thí, gồm một loạt nói về bố thí không tôi chỉ lấy một hai bài thôi. Quyển nhật tụng Kalama tôi sắp xếp theo đề tài từ thấp lên cao, bộ đó tôi cho là tinh hoa. Bà con nhớ đọc.

Tôi đang giảng nhận thức về 6 căn mà tôi cho quan trọng hàng đầu. Tùy thuộc vào tiền nghiệp, khuynh hướng tâm lý và môi trường sống mà chúng ta bây giờ có mặt ở đâu. Do 3 cái đó cộng lại mà giờ mình tập truung sống ở đâu. Và mình gặp ai nhiều, ăn uống sinh hoạt ra sao, mình thường đọc sách báo gì, chính những cái đó một lần nữa lại là con tàu đưa mình về một nơi chốn khác. Mọi sự nó không kết thúc ở đây, do tiền nghiệp quá khứ mà tôi sanh làm người Việt Nam, mà cũng chính tiền nghiệp quá khứ nó đẩy cho tôi xa xứ. Đoa slà tiền nghiệp. Nhưng có khuynh hướng tâm lý và môi trường sống thì sao? Môi trường sống, là sau khi quý vị tốt nghiệp ở cái trường gì đó bên Cali, cái job mà quý vị thích lại nằm ở Houston. Do cái tiền nghiệp quý vị làm người Việt Nam xa xứ. Đúng không, tại sao không làm người Việt Nam ở Việt Nam cho rồi? Tại sao nó đẩy ra nước ngoài. Có một thời gian mà phong trò vượt biên nó rộ, tất cả những người đi coi chỉ tay đều hỏi có đường vượt biên không. Là bởi vì thời điểm nào đó trong bối cảnh môi trường sống nào đó, người ta chú ý nhiều về cái chuyện gì đó. Đúng không. Chính vì tiền nghiệp tôi là người Việt kiều chứ không phải là người Việt trong nước. Do môi trường sống tôi học ở Cali nhưng cái job nằm ở đây. Còn khuynh hướng tâm lý thì sao? Chính vì khuynh hướng tâm lý, tôi thích gần gũi người Việt cho nên tôi mới chung vê cái khu nào nó gần Bellaire Từ cái tiền nghiệp nó đưa tôi làm người Việt xa xứ, rồi từ môi trường sống tôi từ Cali bay về Houston, từ khuynh hướng tâm lý nó đưa tôi từ Cali về Houston mà phải về khu Bellaire tôi mới chịu, rồi chính từ cái chuyện tôi quá thường xuyên đi ăn uống, café, cơm tấm… riết rồi tôi mới gặp “đối tác”.

Như vậy thì 6 trần quan trọng như thế nào? Tùy thuộc vào anh thích cái gì, chính vì cái thích đó nó mới dẫn đến cái chuyện anh chọn lựa đời sống, đường hướng hành động. Nghe kịp không. Trong 6 trần tôi nặng về ăn cho nên tôi về Bellaire để đi chợ cho dễ. Chính vì tôi sống nhiều vì cái lưỡi nên tôi coi nặng chuyện ăn uống. Thích shopping nên tôi coi nặng khu… Thích ăn về đâu, thích mặc về đâu. Những người thích thiền thì ở gần chùa. Tôi biết có vài Phật tử quen với tôi tại Mỹ, họ về cái khu đó họ ở vì ở khu đó chùa miễu nhiều, dễ đi chùa. Má rất là thích đi chùa, ba thích đi chùa, thôi kệ mua nhà ở đó, ba má mất thì tính tiếp, với sức khỏe ba má chắc cũng còn hơn 10 năm, ở đó cho ba má dễ đi chùa, nên ở như vậy và ba má thích như vậy lắm.

Vậy cái quan trọng nhất là mỗi ngày dầu là hành giả hay không phải hành giả, phải tự hỏi mình một chuyện rất là quan trọng “ta đang thích gì, ta đang ghét gì”. Nãy giờ tôi đang nói cái thích bây giờ tôi qua cái ghét. Cái ghét nó làm không kém cái thích. Qúy vị có biết không. Tôi đã nói không biết bao nhiêu lần. Mình thích cái đó, mình thích người đó, mình theo đuổi nó, đó là một thứ phiền não, Nhưng một khi mình ghét cái gì đó mình sống với nó bằng cái tâm thức đối kháng cũng là một thứ phiền não. Có biết tâm thức đối kháng không? Trong Kinh có nói chuyện này mới khiếp, mình mê ai, mình mến ai, mình ở gần người đó, mình bị ảnh hưởng, bị thay đổi thành con người khác. Chuyện đó dễ hiểu rồi, đúng không. Nhưng mà mình ghét ai, mình ở gần người đó, mình cũng bị ảnh hưởng. Có biết không? Bởi vì buổi đầu mình sống với họ bằng tâm thức đối kháng, sau đó nó qua hòa giải và cuối cùng là đồng thuận. Mình bực cái bà có tánh rất là kẹo nên ở chung với bả là những cái gì tôi xài trong nhà tắm xong là đem cất, hồi đó tôi không có tánh đó, nhưng mà giờ tôi có tánh đó. Bả biết xài nhưng bả không biết sắm, nên tôi xài xong mấy cái đồ của tôi tôi đem tôi cất. Hồi đầu tánh tôi không có như vậy, vì ở gần bả lâu ngày, hồi đầu tôi nhịn nhưng nhịn riết không nổi nên cuối cùng tôi phải đem cất. Lâu ngày bả đi chỗ khác, thói quen tôi xài kiểu đó à, có phải chết đời tôi không. Mà tại ngày xưa tôi sống với người tôi ghét, chính vì tôi phải đối phó và sống với tâm thức đối kháng đó, lâu ngày tôi thành một con người khác. Có đúng vậy không. Nên đừng có nói rằng mình ở gần người mình thích, mình thương, mình lây. Thiếu! Cái đừa mà mình ghét nó cũng ảnh hưởng mình không kém. Cho nên đối với 6 trần, tại sao phải sống chánh niệm, vì chính trong 6 trần mà thất niệm, hoặc là anh phải gặp cái anh thích, hoặc là anh phải gặp cái anh ghét. Gặp cái anh thích thì anh theo đuổi nó, gặp cái anh ghét thì anh tống khứ nó, anh trốn chạy nó và anh đối phó nó, đối kháng nó. Và cả hai cái đều làm anh khổ hết. Vì sao? Vì trong cái anh thích, thích mà không được là khổ. Thích mà phải đi kiếm tìm cũng khổ. Tìm được rồi phải giữ nó là khổ. Mà giữ không được thì cũng khổ. Như vậy thì quý vị mới tin là cái thích nó là nguồn khổ, đúng không? Từ đó giờ mình không học Đạo, mình không có ngờ chuyện đó, mình cứ tưởng có được cái mà mình thích đó là hạnh phúc, chưa chắc! Thích mà không được là khổ. Thích mà cái hành trình đi kiếm tìm là khổ. Tìm được rồi phải giữ được nó, cái giữ đó là khổ. Hồi nãy tôi nói đó, lấy cái người mà đủ sức làm cho mình ghen khổ lắm. Cái món đồ nào sợ nó bị hư, sợ nó mất là món đồ tốt, đúng không. Mà món nào quý vị không màng, muốn sao đó muốn á thì… Tôi nói lén nha, tôi lại nhà cô Ba, tôi thương cô Ba dữ lắm, tôi quý cổ lắm, cổ thương tôi, tôi thương vợ chồng của cổ. Tôi nói, cô Ba ơi, cô cho cái nhà này 3000, tôi giục không còn một món. Cô Ba mới nói kỉ niệm không, bây giờ muốn giục cái nào. Cho nên những cái món trời ơi đó, cổ bị mất cổ tiếc chứ tôi mất tôi hỏng có tiếc là tại vì tôi quá chán nó rồi. Khi mà mình muốn sống với món đồ hoặc sống với cái người mình không sợ mất thì có phải khổ không. Cũng khổ mà nó khổ kiểu khác. Mình sống với món đồ, với cái người mình sợ mất, sợ hư nó lại khổ kiểu khác. Cho nên vấn đề thoát khổ không phải là nó mà trong đây nè (tâm). Tôi nói rất là nhiều lần, lỡ sai nồi lộn nắp, đóng nhau mà không hợp thì mình tự sửa. Ok, nếu mà tôi với you một nắp số 8, một cái nồi số 7, nó không có đi với nhau, thì thôi tôi ráng biến mình thành cái nắp cho dễ sửa để hợp với cái nồi của you. Có những lúc mình không thay đổi được thực tế thì mình phải thay đổi con người của mình. Ở đây không phải là trốn chạy mà đó là một cách sống. Tôi nhớ có một câu nói rất là quan trọng đó là “trên đời này không có thích cái gì hay bằng thích nghi”. Lấy được người mình yêu là may mắn. Yêu được người mình lỡ cưới đó là trình độ. Người tu là không đi kiếm tìm 6 trần mà là tùy duyên đón nhận 6 trần một cách tỉnh thức. Thí dụ như mình quá khổ tâm cho cái chuyện phải ăn cái này, phải mặc cái kia thì đó là chuyện không nên. Tuy nhiên bác sĩ khuyên mình nên ăn nhiều rau thì mình có kiếm rau ăn không? Tôi nhắc lại lần nữa, nưgời biết Đạo không có nên coi trọng cái chuyện ăn, mặc, nhưng bác sĩ khuyên mình nên ăn nhiều rau mình có kiếm rau ăn không? Nên chứ. Nhưng mà hãy nhớ rằng mình ăn rau để chữa bệnh chứ không phải mình biến cái chuyện ăn rau trở thành một cái gánh nặng khó khăn cho sinh hoạt của mình. Thí dụ như không có được rau lang thì mình ăn rau muống, không có rau muống thì mình ăn xà lách xoong, không có xà lách xoong thì mình ăn rau khác, chứ mình khôgn nhất thiết là kiếm đúng loại rau đó chỉ trừ loại ra đó có đặc tính đối phó lại cái bệnh của mình hoặc xung khắc với sức khỏe của mình, nếu chỉ đơn giản là rau trái thì không có cái này dùng cái kia. Người tu không kiếm tìm, không trốn chạy 6 trần mà tùy duyên đón nhận 6 trần bằng sự tỉnh thức. Tôi không biết với bài dạy sáng nay, quý vị trong room này thuộc về nhóm nào.

Tôi nhắc lại, nhóm 1: nghe Đạo cho vui, nghe tai này nó trôi qua tai kia, nghe xong bấm nút nước trôi sạch. Nhóm 2: nghe đạo xong, máng Đạo tòng teng trong lòng mình khi nào cần móc ra coi coi một cái rồi trả lại chỗ cũ, coi Đạo giống như cái gương soi mặt vậy. Trường hợp 3: học Đạo và biến đạo trở thành ngọn lửa đốt mình, có nghĩa là từ cách giữ giới, cách bố thì, cách phục vụ đều… Như tôi có gặp nhiều người bố thí ớn quá, không dám ăn, không dám mặc, con cái có những nhu cầu chính đáng mà mình cũng kẹo để rồi lấy cái tiền đó đi làm phước. Bản thân không dám xài, mà người nhà có nhu cầu rất chính đáng mà mình cũng tìm cách lấy tiền đó đi làm phước và cuối cùng nhà tan cửa nát. Một là ông chồng cuồng quá, hai là bà vợ cuồng quá, rồi mấy đứa con nó giận Đạo, giận tăng ni giống như đã dụ dỗ ba má. Đối với tôi bố thí kiểu đó là tự đốt nóng mình, biến cái pháp bố thí đó thành lửa để mình tự đốt cái nhà mình. Cũng vậy có những người giữ giới, thay vì biến cái giới đó thành hàng rào bảo vệ mình, họ biến cái giới đó thành ra hàng rào cua rnhà giam. Có phân biệt hai hàng rào này không. Cái rào thứ nhất đó là để phân biệt nhà này với nhà kia. Cái rào thứ hai đó là cái rào của nhà ngục. Một cái hàng rào giúp cho mình thoải mái, một cái hàng rào khiến mình bị giam cầm. Qúy vị có phân biệt được chữ tù túng và độc lập không. Hàng rào giúp cho mình độc lập nó khác, hàng rào thành cái nhà giam nó khác. Cái nào nó cũng cố định mình lại một chỗ nhưng hai cái nó khác. Như mình bị bệnh, người thân mình ngồi kế bên xem coi mình cần cái gì nó khác với chuyện mình nằm đó có người cầm súng ngồi kế bên. Mình đi ra đường uống cafe, bà xã hỏi “chừng nào anh về, cơm nấu rồi” nó khác với “đi đâu? đi với quỷ nào?”. Cho nên bài học sáng nay chuyện đầu tiên là tôi nói đến 4 hạng người học Đạo cho bà con, bắt đầu chiều nay chính thức mình vô lớp học, thì bà con tự coi mình là trường hợp nào. Và tôi cũng nhắc luôn đừng có nghĩ là biết giáo lý là đủ mà phải nhớ rằng là giáo lý chỉ là những viên thuốc thôi còn mình có chịu uống hay không là chuyện của mình và uống có đều hay không và chưa hết uống mà có kiêng không. Ngày nào tôi cũng uống thuốc tiểu đường hết nhưng cứ tàu hũ nước đường là ngày tôi làm 8 chén. Thứ nhất là mình có chịu uống thuốc hay không. Thứ hai mình uống thuốc mà mình có ăn kiêng hay không. Uống thuốc, ăn kiêng mà tôi có chịu nhúc nhích hay tôi nằm chơi game suốt luôn. Có hiểu không. Cho nên thuốc chưa đủ. Những lớp học như thế này tôi chỉ mang thuốc về hoặc một vài tập sách mỏng mỏng hướng dẫn cho người bị tiểu đường nhưng mà mấy cái tập đó nó không có đủ để chữa tiểu đường… Có rất nhiều bà con Phật tử cầm cuốn kinh hoặc đi nghe những bài giảng giống như tôi cầm những sách thuốc nãy giờ tôi nói vậy đó.

Cho nên, trường hợp 1: nghe Đạo cho vui, không có để lại cái gì cho mình. Vì Kinh nói giống như một bờ cát không có chỗ đọng nước thì nước đánh lên rồi nước rút đi, bờ cát phẳng lì như cũ. Nghe kịp không. Khi trên bờ cát có những chỗ đọng nước thì nước đánh lên có chỗ nó đọng. Còn có nhiều người nước đánh lên không có chỗ nó đọng. Và đối với Phật Pháp thì mình cần có chỗ mình chứa nước, chứa Pháp nhưng đối với chuyện đời mình có nên để nó đọng lại không. Cho nên người Phật tử có lúc phải giữ cái tâm mình như nền nhà bằng đất, có lúc phải giữ tâm mình như nền nhà bằng gạch.

Giữ tâm như nền đất là sao? là có bao nhiêu bụi rớt trên đó nó cũng không làm phiền gia chủ vì đất và bụi nó là một, một cha một mẹ. Có lúc ta phải giữ tâm như nền nhà bằng đất, để chi?, để chuyện đời nó ra sao mình vẫn dửng dưng. Nhưng có lúc ta phải giữ tâm như nền gạch. Tại sao? Vì trên cái nền nhà gạch một tí cát, một tí bụi, một tí rác ta thấy ngay. Nhưng có những nơi chốn một tí bụi, một tí rác ta không thấy. Thí dụ như mình ở ngoài bãi cỏ rộng, một nắm cỏ khô mình không phát hiện được, vì cỏ tươi và cỏ khô là một và nhất là một nắm cỏ trên một bãi cỏ nó không đáng gì hết nhưng nếu trên bãi cỏ đó có một tờ giấy, một bao nilon, một cái chai, cái lon nước mình thấy liền vì những thứ đó với cỏ là khác nhau. Nếu mà mình sống nhiều bằng tâm thiện thì khi cái tâm bất thiện xuất hiện thì nó trở thành cái bao nilon trên sân cỏ. Còn nếu mình sống nhiều bằng tâm bất thiện thì giống như một nắm cỏ rớt trên sân cỏ. Cho nên điều quan trong đối với hành giả tôi vẫn luôn kêu gọi là sống chánh niệm dầu các vị theo truyền thống tuệ quán Tứ Niệm Xứ nào. Trong Tương Ưng Bộ kinh, phần tương ưng niệm xứ Đức Phật dạy rất rõ rằng chư Phật ba đời mười phương nhờ Tứ Niệm Xứ mà đắc Đạo và khi đắc rồi chư Phật ba đời mười phương cũng sống trong Bốn Niệm Xứ. Lý do đơn giản là một người liễu Đạo không thể sống thất niệm. Điều thứ hai là ngoài đời sống chánh niệm ra không còn đời sống khác. Chỉ vậy thôi không có gì cao siêu hết. Một là một người sống chánh niệm không thể sống thất niệm. Thát niệm là một thứ phiền não mà giờ họ hết phiền não rồi làm sao họ sống thất niệm được. Rõ ràng cũng không còn một đời sống nào khác dành cho người đã đắc Đạo. Và cái chuyện thứ ba, cái này khó nói lắm, các vị nghĩ sao nếu tôi nói toàn bộ vũ trụ này chỉ tồn tại trong từng giây, quý vị có tin không? Cái vũ trụ này nó chỉ tồn tại trong từng sát na, từng khoảnh khắc thôi. Thế giới nó có hai góc độ để mình nhìn, góc độ từ khía cạnh hiện tượng và khía cạnh bản chất. Xưa giờ quý vị chỉ sống trong khía cạnh hiện tượng thôi. Các vị nhìn quạt máy nó quạt nhanh quá các vị không biết nó có ba hay bốn cánh, đúng không? Các vị chỉ có thể thấy nó là một cái quầng đục có thể là màu xanh, màu xám hay màu hồng. Các vị không có biết với tốc độ quay đó, cái quầng màu đó được tạo nên từ ba hay bốn cánh quạt vì nó quay nhanh quá. Ở đây cũng vậy, cả hôm nay thế giới khoa học cũng nhìn nhận rằng thế giới này không có đứng yên, các phân tử, nguyên tử, quang tử, điện tử, những proton, photon, electron liên tục hoạt động. Có thể mình không thấy mà mình chỉ nhìn thế giới này qua hiện tượng thôi. Các vị có biết không hề có một ánh sáng nào tồn tại quá một phút không? Nó tiếp nối liên tục, mình tìm không thấy. Và tôi đã nói không biết bao nhiêu lần một bức tranh mà mình thấy đẹp thật ra nó là cộng ghép của hàng triệu cái dấu chấm. Chấm chấm chấm… Bây giờ quý vị phóng bức tranh trên tường, bức tranh nãy giờ tôi thích lắm, nó rất là đẹp, thứ nhất vì màu nó hợp lí, thứ hai mình nhìn bức tranh đó mình muốn nghĩ ra cái gì cũng được, nhưng mà nếu mình phóng bức tranh đó ra một triệu lần thì bức tranh đó không có gì để nhìn hêt vì nó hột không à. Bậc Thánh khi mà họ quan sát thế giới này họ quan sát kiểu đó. Họ thấy một là nó chớp tắt chớp tắt, còn hai thì thấy toàn là hột không à. Cho nên, tôi mới nói nhiều lần là thế giới này không biết Đạo thấy nó là một cái line, một cái đường thẳng, đường thẳng đó là 50 năm, 70 năm. Biết Đạo ba mớ mình sẽ thấy nó là spot, từng đốm nhưng cuối cùng nó chỉ còn lại là dot, chỉ hư dấu chấm thôi, một tiếng đồng hồ nó có bao nhiêu chấm, chấm thiện, chấm ác, chấm buồn, chấm vui. Thiện, ác, buồn, vui. Thiện là nhân lành cho vui kiếp sau. Ác là nhân buồn cho kiếp sau. Cái vui bây giờ là quả của lành của kiếp trước. Khổ bây giờ là quả của ác kiếp trước. Như vậy trong mỗi một giây một tiếng đồng hồ trôi qua chúng ta phải sống với nhân lành tương lai và quả lành quá khứ, nhân xấu tương lai và quả xấu quá khứ. Cho nên trong một giờ đồng hồ trôi qua chúng ta lúc thiện lúc ác, lúc buồn lúc vui. Đó là lí do tại sao trong kinh nói thế giới này chỉ tồn tại trong từng sát na và đó là lí do tại sao phải sống chánh niệm. Bởi vì, chỉ có người sống chánh niệm là người mới kịp thời thấy được mình đang sống và cái người đó mới đúng là người sống. Bây giờ mới hiểu trong kinh nói rằng người thất niệm là người chết rồi mà chưa chôn. Tức là họ ăn toàn đồ nguội, đồ cũ, nó qua rồi, bị nổi mốc rồi họ sống trở lại. Người thất niệm là người sống và chết trong những chuyện tình đã mất. Người tình xưa đã đi lấy chồng, đã sang sông, đã đẻ ra tám đứa cháu ngoại mà mình vẫn còn ngồi ôm một trang thơ màu tím, ngồi trên bến sông xưa, cây đa, bến đò cũ mà người xưa đã có cháu ngoại tám đứa rồi. Người thất niệm là người như vậy đó. Các vị có biết tôi biết tôi nói cái này cả thế giới đang nghe tôi, tôi gặp cái người chung tình tôi sợ lắm. Mặc dù nếu tôi có yêu một người tôi mong người đó chung tình với tôi. Đó là cái khốn nạn của phàm phu. Tôi thấy ai chung tình tôi sợ lắm vì họ phải sống với một quá khứ không còn nữa và họ thấy nó là hay. Tôi sợ bốn chữ tiết, hạnh, khả, phong của thời xưa. Khi tôi chết rồi tôi biết cái người đàn bà mà tôi thương ở vậy tôn thờ hình bóng của tôi, tôi xúc động lắm nhưng là lúc tôi còn sống, tôi chết rồi tôi làm con trùng con dế tôi đâu có cần. Thứ hai, mình ích kỉ mình mong người ta tôn thờ hình bóng của mình nhưng mà thực ra nếu bây giờ mình nhìn một người nào đó họ tôn thờ hình bóng của một người đã mất mà người đó không phải là mình, mình thấy nó tội nghiệp lắm, nó kì lắm, đúng không? Nó rất là bệnh hoạn, rất là tật nguyền. Nếu để tôn thờ một hình bóng đã mất, quý vị có biết ai đáng nhất? Đức Phật. Chỉ có con người đó, đã đi rồi mà mỗi lần mình nhớ đến là mình được lợi ích thôi. Chứ không có một cuộc tình nào, một bóng hình nào mình nhớ tới mình được lợi ích hết. Một là nhớ để hờn, ghen, tức tối, tiếc thương. Tôi nhớ tôi đã từng đọc trong Kim Dung một đoạn sốc lắm, đó là hai vị nữ hiệp cao thủ chạm mặt nhau và đánh nhau trọng thương hấp hối. Một cô là A, cô là B. Trước khi chết họ mới nói thiệt “tôi biết bà là bồ của ổng nhưng mà tôi nói cho bà biết bà bị lừa rồi, bấy nhiêu năm nay tôi mới là người số 1”. Bả mới móc trong người ra một tín vật, một cây sao hay một cái khăn gì đó. Bà kia mới nói “bà mới bị gạt, tôi cũng có vật giống vậy”. Trong lúc đó hai người đau lắm, thì lúc đó ổng xuất hiện, hai người đó sắp chết nan nỉ ổng “tụi tui sớm muộn cũng đi. Ông nói đi! đứa nào nói đúng?” Ổng đời nào ổng nói, ổng càu trời cho hai bà đi hết cho khỏe. Có nghĩa là có một lúc nào đó trong đời mình phải có gan mình nhìn ra được sự thật. Có nhiều khi mình ghen không phải là mình yêu mà là mình tự ái, mình muốn biết là cái người đó có phụ bạc mình không, chỉ vậy thôi. Chỉ vì tự ái không phải vì yêu. Và theo tôi biết, cái ghen nó có nhiều trường hợp. Một, là do mình yêu người đó quá, mình xứng đáng với người đó quá, cho nên mình rất là sốc khi thấy người ta không xứng đáng với tình cảm của mình. Trường hợp hai, mình ghen bởi mình tự ái, mình nghĩ mình vậy tại sao nó đi theo một người thua mình. Trường hợp ba, tại vì mình quá lăng nhăng cho nên mình thấy người kia mình cũng sợ họ lăng nhăng như mình. Tức là, mỗi lần mình có cơ hội là mình ngoại tình cho nên khi mình thấy người chồng hoặc người vợ của mình họ đang ở vào một hoàn cảnh nào đó mình thấy là có “điều kiện” là bắt đầu mình sôi gan lên, mình nghĩ nó cũng đang như mình, chắc bây giờ nó cũng đang lén lén…

Cho nên Đức Phật ngài dạy thế giới này nó tồn tại trong từng khoảnh khắc. Người nào không sống chánh niệm là họ sống bằng toàn nỗi hoài niệm về quá khứ. Đã nói là quá khứ thì nó là vô tận, tha hồ mà khổ. Chỉ có người sống trong hiện tại vì hiện tại rất là ngắn. Cái mẹo nó nằm ở đây. Tại sao sống trong hiện tại được hạnh phúc? là bởi vì hiện tại nó quá ngắn đi. Còn quá khứ là unlimit và tương lai cũng là unlimit. Đời thì chuyện buồn nhiều hơn chuyện vui. Mình bơi vào cái biển của chuyện buồn, của nổi khô niềm đau làm sao mình không đau khổ được. Trong khi đó mình sống trong hiện tại là mình sống trong từng khoảnh khắc mà khoảnh khắc thì nó ngắn lắm. Thứ nhất nói về mặt lý, sống bằng chánh niệm không có cơ hội cho phiền não xuất hiện. Thứ hai nói về tình, anh tập trung vào hiện tại mà hiện tại nó quá ngắn đi nên anh khổ bằng cách nào. Khi anh tập trung vào hơi thở ra vào, tập trung vào cảm giác đang có trong thân tâm, anh đang tập trung vào tâm trạng đang diễn ra, anh khổ với cái gì? Anh đang nhìn những thứ đang diễn ra, anh đang khổ cái gì? Cái mà người ta khổ là người ta đã lìa cái hiện tại để trôi về quá khứ và quá khứ đó đủ dài để cho người ta khổ. Và tương ai cũng vậy, mình dệt mộng, tưởng tượng về tương lai, nó quá dài và độ dài đó nó đủ chỗ để cho mình khổ. Nhưng khi mình sống tập trung vào hiện tại mình không khổ vì hai lý do. Một, khi mình có chánh niệm thì phiền não nó không có lọt vô được. Thứ hai, vì thời gian của hiện tại nó quá ngắn nên chúng ta không có thời gian để mà đau khổ.

Kinh Phật đem in ra giấy là cả trăm ngàn trang từ chánh tạng đến chú giải. Như vậy thời gian đâu mà mình học, chỉ trừ những cá nhân quá xuất sắc, như mấy vị Pháp sư Tam Tạng. Chứ còn 99,9% những người học Đạo không thể đọc hết chứ đừng nói nhớ hết. Vậy mình không có cơ hội học giáo pháp hay sao? Sai. Chính Đức Phật đã thấy rõ điều đó nên Ngài có cái cách thu gọn giáo pháp. Thu gọn sao ta? Đây là hai nội dung. Người cư sĩ (bận rộn) với cái mức thông minh trung bình vẫn có hy vọng và cơ hội để học hỏi giáo pháp như một tu sĩ. Vì Đức Phật đã phân tích thế giới này và con đường giải thoát nó ra thành từng nhóm vấn đề. Giải quyết được nhóm này cũng có nghĩa là giải quyết được các nhóm còn lại. Như một sợi dây xích dài đến mấy chỉ cần tháo ra một mắc là xong, hoặc trong một cơ thể cường tráng cấp mấy chỉ cần van tim có vấn đề là xong. Ở đây Đức Phật đã phân tích, giải thích thế giới này và con đường thoát khổ. Ngài chia ra thành từng nhóm vấn đề, khi mà một nhóm vấn đề được giải quyết thì các nhóm vấn đề còn lại cũng được giải quyết như một cái van tim bị trục trặc thì nguyên cơ thể mấy chục ký lô, vèo! đi luôn! Qúy vị có biết cái chết của Lý Tiểu Long rất đơn giản, võ nghệ như vậy, sức khỏe như vậy, cho đến bây giờ các nhà pháp y nghiên cứu một là ông bị trụy tim hai là bị cao máu. Nói chung là một cái trục trặc rất là nhỏ và rất là nhanh. Người ta nói mười người thanh niên mà bằng ký lô củ Lý Tiểu Long chưa chắc làm được gì Lý Tiểu Long, trong khi đó một trục trặc nhỏ trong cơ thể là Lý Tiểu Long đi. Cho nên đối với thế giới này cũng vậy, đối với con đường giải thoát này cũng vậy. Đức Phật chia nó ra thành từng nhóm vấn đề và chỉ cần giải quyết một nhóm vấn đề trong đó thôi thì tự khắc nó được giải quyết. Đó là lý do tại sao tôi khẳng định người cư sĩ bận rộn vẫn có cơ hội và điều kiện để học giáo lý như là một tu sĩ. Chứ còn mình nghe kinh sách bao la nhất là mình vừa là bận rộn,nhớ dở, hiểu chậm, thì đâu là cơ hội đây, đâu là cơ hội để mình học. Yên tâm! Nếu quý vị có lòng. Các vị có biết ông Nguyễn Lê có bàn về cái kinh nghiệm học ngoại ngữ. Nếu đó là một ngôn ngữ có văn phạm thì một tuần như vậy mình chỉ cần học ba vấn đề văn phạm thôi, ví dụ như cấu tạo của tính từ hoặc là chia động từ ở ba thì… còn từ vựng thì mỗi ngày học ba chữ thôi. Một tuần mình học năm ngày thôi. Ổng kêu đừng có tham, một ngày đúng ba chữ thôi như cái ghế, cái bàn, con dao, một tuần học năm ngày thôi, để hai ngày kia ngày ôn với ngày đi chơi quên sạch bài vở. Ổng nói bạn học như vậy từ ba đến năm năm bạn đọc được nhiều thứ tiếng lắm. Một ngày ba chữ, một tuần mình học mười lăm chữ, như vậy mười tuần là một trăm năm chục chữ. Một ngày ba chữ là không có nhiều, vậy một tháng mình học được sáu chục chữ. Qúy vị thấy nó nhiều chưa? Tôi nghĩ sáu chục không phải là số nhỏ đâu. Bằng chứng tôi nói luôn, tôi không có dám nói tôi giỏi nhưng tôi về Thái là một, Miến Điện là hai, Tàu là ba, Đức là bốn, tôi ra đường tôi thấy cái lượng từ vựng nó đâu có nhiều nhưng mà nó đủ xoay sở, mình biết nó nói cái gì. Ổng còn khuyên nếu mình biết lựa từ phổ biến mình học như phải, trái, lên xuống, đi, đứng, nói năng, khóc cười, ăn uống… nếu một tháng bạn có sáu chục vậy một năm bạn có bao nhiêu? Một năm mình lấy mười tháng thôi còn hai tháng kia để cúng chùa, vậy là sáu trăm. Vậy ba năm là bao nhiêu? Bây giừo quý vị tin mình đọc báo (nước ngoài) được chưa? Như vậy mười năm quý vị học được ba ngôn ngữ không? Mà mười năm nó qua cái vèo. Ngày xưa tôi ở bên Pháp Linh đến giừo là hai mươi năm rồi. Thời gian đó đủ cho tôi học sáu thứ tiếng. Qúy vị biết không. Nhưng mà cứ kêu học là không có thời gian. Nên đừng có coi thường mấy cái nhỏ nhỏ.

Ở đây trong kinh, Ngài dạy tất cả mọi sự ở đời đều do mình khéo sắp xếp thôi. Tôi nói hoài một cái ví dụ, một cô giáo đem bài tập vào lớp cho học sinh làm. Cổ đem một cái lọ trống bằng thủy tinh, một nhánh cây, một chén cát, một chén sỏi và một chai nước. Cổ kêu học trò làm sao nhét hết mấy thứ đó vào lọ. Mình nhìn bằng mắt thường thì không thể nào, nó quá nhiều. Học trò nó nhét hoài “cô ơi dư cô ơi!”. Đến phiên cô, cô đưa nhánh cây vô trước, xong cô cho sỏi vô, xong cô cho cát vô, xong cho nước vô, thì được. Học trò vỗ tay. “Cô không hay hơn các em đâu, vấn đề là cô biết sắp xếp cái nào trước cái nào sau”. Đời sống nó đòi hỏi mình ưu tiên cho cái gì. Một hành giả học giáo lý hoặc tu tập thiền định cũng phải biết ưu tiên cho cái gì. Tôi biết nhiều người trên thế giới đang nghe cái này, và thấy khó chịu khi tôi nói ra sự thật của họ, đó là ở ngoài khổ quá, nghe ai đó nói đi nghe pháp, đi tu thiền. Thích, nhảy vô tu thiền mà quên một chuyện là học giáo lý. Hỏng biết gì hết. Đã vậy còn bị tuyên truyền, nhồi sọ học chi mất thời gian, cơm mình múc ăn liền mắc gì đi tìm hiểu lúa, ruộng làm chi. Nghe câu đó tôi rất là thích, tôi hiểu chậm, tôi lại làm biếng, nghe cái đó tôi khoái lắm. Không cần tìm hiểu ruộng, lúa, phân bón, cứ múc chén cơm ra là ăn được rồi. Vô thiền viện là múc cơm ăn, chứ còn mấy người kia giờ này còn đi nghiên cứu về nông nghiệp, mất thời gian. Tôi nghe câu đó tôi rất là thích. Thế là tôi về các thiền viện tôi ở. Đúng, giả định như mỗi ngày tôi được thiền sư múc cơm đi, nhưng mà có một ngày kia tôi phát hiện ra là tôi không biết nấu cơm và thiền sư không có ở nhà, gạo để đâu tôi không biết, có người chỉ tôi hũ gạo nhưng tôi loay hoay không biết nấu thế nào. Lúc đó tôi mới tá hỏa ra. Ồ!… Thì ra, từ đó giờ tôi chỉ biết ăn mà không biết gạo, cơm mà chưa nấu nó có hình dáng nó ra làm sao, tôi chưa biết. Cái cơm mà chưa nấu nó là gạo, tôi đâu có biết. Và bây giờ tôi nhìn nó tôi không biết nó là gạo và phải nấu như thế nào. Có những người phụ nữ khéo tay họ nấu “cơm lầu”, ở dưới khét, ở giữa sống, ở trên nhão. Mấy người phụ nữ mà có khuynh hướng bất động sản, nhà đất họ nấu cơm vậy đó. Tôi từng được ăn loại cơm đó. Mình ăn mình thấy cả một khung trời sự nghiệp trong đó. Là vì sao? là vì họ coi thường, tưởng là dễ nuốt lắm. Sai. Tôi nhớ hoài ông ngoại tôi lúc còn sống có nói một cái chuyện, vì là con cháu với nhau thôi nên ông nói hơi dạng, rửa … cho con nít cũng phải học nữa chứ không nó không có sạch, có nhiều người họ làm rất là gọn đem thằng nhỏ ra nó khô ráo mà nó sạch, có nhiều người làm xong đem thằng nhỏ ra nó ướt nhem mà vẫn còn mùi, việc chăm sóc cho con nít, thay tả cho nó mình cũng cần phải học nữa quý vị. Trong một bài giảng gần đây tôi có nói đến cái chuyện nuôi chó cũng phải học nữa. Năm bốn mươi sáu tuổi lần đầu tiên tôi mới biết có những con chó không hôi, nó nhảy lên giường ngủ chung với chủ mà chủ không nghe mùi, nó nhảy lên mình khách mà khách không khó chịu, vì họ cho nó ăn, cái chế độ ăn uống rất là quan trọng, cho nó ăn xương hay đồ ăn của người, một là đường ruột nó có vấn đề, ra máu rồi nó chết ỉu. Như con chó chùa Pháp Linh, nó ăn coi như “chúng sanh vô duyên thệ nguyện độ”, nó quất sạch, bây giờ nó obese, nó mập không thể tả được, bây giờ nó sống đời sống bệnh hoạn mà nó chết khổ cho cái người nào đi khiên, nó nặng cỡ tôi vậy đó. Cho nên nuôi chó cũng phải đi học nữa, nuôi heo cũng phải học. Cho nên mỗi lần quý vị ngồi thiền quý vị phải nhớ mình phức tạp hơn con chó nên mình càng phải học. Cái cơ thể này mình muốn tập cho nó có cơ bắp mình phải có chút kiến thức, nói chi là cái tâm của mình, cái mind của mình nó là formless, nó không có hình dáng, mà nghĩ sao hành thiền mà không học giáo lý. Là sao? OK! Anh có quyền hy vọng, anh đổ hết cho thiền sư, có gì chạy lên hỏi thiền sư, mà anh quên một chuyện đâu phải thắc mắc nào của anh thiền sư họ cũng dành thời gian họ nói đâu. Anh hỏng tin anh ra hỏi bác sĩ đi, bác sĩ họ chỉ trả lời cho anh một số thắc mắc về thuốc men, bệnh hoạn nào đó, phần còn lại phải là anh nữa. Bắt buộc. Chứ đừng có nói bác sĩ đó giỏi lắm, tôi ra tôi ngồi im vậy nè không cần ổng khám, ổng hỏi gì hết. Sai. Tôi còn nhớ bên Đông Y có những cái như là vọng, thiết, vấn. Tức là lắng tai nghe cái mạch còn phải để ý sắc diện, còn phải hỏi người bệnh nữa rồi họ mới chữa được. Cho nên đừng có nghĩ bác sĩ họ ngồi chỉ có nhìn mình là xong, không có đúng. Đối với tu thiền cũng vậy, mình cứ đổ hết cho thiền sư. mà thiền sư chỉ là bác sĩ thôi. Cái chuyện sau khi mình rời khỏi phòng mạch phần lớn là chuyện của mình. Thiền sư dạy mình nên đi, đứng, nằm, ngồi có chánh niệm. Đúng, cái đó rất là dễ hiểu. Rồi thiền sư nói khi mình biết mình buồn, vui, thiện, ác mình biết rõ. Rồi. Nhưng khi tôi về phòng tôi tôi ngồi thì bao nhiêu cái chướng khí, phiền não nó xuất hiện trong đầu của tôi. Tự dưng tôi đang ngồi nó đau quá tôi không biết tại sao nó đau, trước đây nó không đau bây giờ nó đau. Lẽ ra tôi học giáo lý thì chuyện đó bình thường. Rồi tự nhiên tôi đang ngồi ban đêm nằm mơ thấy má tôi về, mặt buồn hiu, tôi đâu có hành thiền được. Mà lẽ ra nếu tôi học giáo lý thì cái chuyện đó tôi bỏ qua. Tôi chỉ ngồi thiền hồi hướng cho má là xong. Còn đằng này tôi hoang mang tại sao má mất ba năm, tám năm rồi bầy giờ lại thấy má buồn. Mà lẽ ra mình bỏ ra có một năm học giáo lý là nó êm mà hỏng chịu học. Nghe người ta nói múc cơm ăn, rồi vô bệnh viện múc cơm đâu có nghiên cứu về gạo, về ruộng làm chi. Thế là, ngồi thiền đau cũng không hiểu đau là cái gì, nằm mơ thấy mẹ mình về buồn hiu mình cũng hoang mang, rồi ngày mai nghe ai đó rủ mình qua cái chùa nào đó trai tăng mình cũng hoang mang không biết có nên đi hay không. Mà nếu người đó học giáo lý thì khỏe quá rồi. Mấy cái lắc nhắc đó phải là học giáo lý. Không chịu học. Cho nên phải có giáo lý một cách căn bản thì mới yên tâm. Cũng giống như mình bị tiểu đường thì bác sĩ và bệnh viện họ lo cho mình, nhưng bản thân mình cũng có ít nhiều kiến thức. Mình cũng phải biết một chút về thế nào là glucose, thế nào là fructose, phải biết sơ sơ, sương sương, còn đằng này hoàn toàn mù tịt hỏng biết gì hết. Bác sĩ nói không được ăn ngọt và về mình tránh ngọt một cách cực đoan rồi nó buồn buồn, nó xỉu, nó chết queo luôn, không phải chết do dư đường mà do thiếu đường. Do cái tật ngu. Hồi xưa, tôi gặp phật tử nghe pháp ít tôi cũng buồn, họ nghe pháp họ buồn ngủ tôi cũng buồn, còn bây giờ tôi đi dạy học tôi thấy nó ít quá hoặc là tôi thấy họ ngủ, họ học họ nghe họ ngáp quá, tôi nói “ngu cho chết luôn”. Bây giờ tôi có cái hạnh, ngày xưa là tâm từ mong cho người ta được điều tốt đẹp, sau đó là tâm bi là xót xa khi thấy người ta học Đạo một cách chậm chạp, bây giờ qua đến tâm xả rồi “chết đi con” (cười) Bởi vì chúng tôi chỉ cần nghe ò e ò e.. là biết săp có đám rồi. Tôi nói quý vị rùng rợn, cái người không học giáo lý mới khoái mời tụng kinh. Phật tử giỏi giáo lý còn lâu mới mời tụng kinh. Vì sao, vì lúc họ còn sống họ đã giỏi giáo lý, học đã có tu tập, tiện thì họ mời còn không tiện thì không thành vấn đề, tùy duyên. Thấy má mất má yếu chỉ nhắc má thôi, má còn sống má có học đạo mà có hành đạo, má có cần con rước riêng vị nào về cho má gặp không, má nói “ờ” cần thầy nào rước một thầy đó về thôi, còn, còn má nói không má muốn nghỉ con, thì thôi. Nó êm quá rồi. Còn đằng này cả hai má con đều mù tịt không biết gì hết, má lăn đùng ra mà mình lại có tiền, trong lúc đau khổ thương nhớ má quá là bắt đầu gọi phone, “hữu sự thì vái tứ phương”, bắt đầu nghe bài vẻ…Không biết giáo lý không biết lấy cái gì mà tu. Tôi rất đỗi không ưa cái chuyện đi tuyên truyền đức tin. Tôi không có quỡn làm việc đó. Tôi bắt người ta phải tin Tam Bảo, phải tin thầy chùa. No!. Mà cái tôi muốn là gợi ý cho họ cách anh phải suy nghĩ như thế nào về Đức Phật. Tôi nói lại một lần nữa, Phật giáo thứ thiệt không có cần tín đồ đông. Phật giáo thứ thiệt là ánh sáng cho thế giới. Người ta cần ánh sáng người ta tìm đến chứ ánh sáng không có đi tìm cái người mà cần ánh sáng. Nếu mà nói đến chữ cần, thì Phật giáo sẽ tồn tại nhờ vào những người hiểu Đạo chứ không phải nhờ vào đám đông. Một rừng người mà không hiểu giáo lý thì chỉ góp phần chen lấn thôi. Tôi nói thiệt, cái sức hút của một địa phương, đối với tôi, sức hút thật sự là một người Phật tử thiết tha học Đạo, hành Đạo, khi tôi gặp họ, họ có cái để hỏi tôi và tôi có cái để tôi nói cho họ, đó mới là sức hút…

Hãy cẩn thận. Trên năm mươi tuổi cái quý nhất không phải là tiền mà là thời gian và sức khỏe. Anh phải có thời gian sống thoải mái và hữu ích thì cuộc đời đó mới đáng sống. Trong kinh Đức Phật dạy rất rõ là tùy vào duyên nghiệp và khuynh hướng tâm lý của chúng sinh mà có người sống trong khổ mà không biết mình khổ. Họ chạy theo cái khổ với một ảo tưởng rằng tôi đi tìm hạnh phúc.

Tôi kể cho quý vị một câu chuyện rất là hay, là có ông cụ tám mươi mấy tuổi, ổng đi tập thể dục trong công viên gặp một anh thanh niên dáng cao, lực lưỡng, mắt sáng, ngon lành đang kiếm chỗ tự tử. Ông cụ mới hỏi “cậu muốn chết tôi không có cản. Quyền sống và quyền chết là của cậu. Tôi chỉ hỏi mấy câu thôi rồi tôi đi khuất để cho cậu treo cổ. Cậu cho tôi biết tại sao cậu tự tử?” – “Tại cháu kiếm không ra job, người yêu bỏ, gia đình coi thường, mặc cảm, học hành không tới đâu”. Ông già lắc đầu mới nói “cháu biết cháu là triệu phú không. Cháu nói cháu không có tiền nhưng cháu biết cháu là triệu phú không?”. Ảnh cười méo mó “tới giây phút này bác còn cười cợt cháu làm cái gì?” – “Không! Tôi nói thiệt với cậu đó. Tôi nói nghiêm túc. Cậu có biết có bao nhiêu tỉ phú trên đời này sẵn sàng trở lại tay trắng để mà được trẻ như cậu, khỏe như cậu, cậu mới ngoài hai mươi chứ mấy. Cậu có biết rằng người ta đi làm răng nó đau đớn biết chừng nào, ví dụ như implant, hai cái hàm là năm bảy chục ngàn, mà tôi nhìn cậu tôi biết cậu chưa đi nha sĩ đúng không, cái răng của cậu là răng hoàn hảo mà. Như vậy cậu không mất mấy chục ngàn, không bị đau đớn, cậu đang sở hữu hàm răng mấy chục ngàn. Cái mạng của cậu, tuổi trẻ của cậu người ta bỏ ra hàng tỉ đô la không được. Rồi sức khỏe của cậu, tôi nhìn cơ bắp của cậu, ruột, gan, phèo, phổi của cậu là ok rồi. Người ta phải bỏ ra mấy trăm ngàn để nằm viện, còn cậu chắc chưa có mổ đâu đúng không, cậu không bị ruột thừa, không bị sạn thận, không bị tùm lum, tôi nhìn tướng cậu là tôi biết ok. Thì cậu có biết rằng cậu sở hữu những cái đó không mà cậu than cậu nghèo. Cậu tưởng tượng cậu có tám chục triệu mà tuần sau cậu đi mổ thận, tuần rồi mới mổ bao tử, tuổi thì bảy mươi hai. Cậu nghĩ sao?” Ở đây cũng vậy sẽ có một lúc chúng ta biết quý, tôi không kêu gọi quý vị cọi trọng về sức khỏe thân xác mà tôi muốn nói cái này, từ năm mươi tuổi trở đi cái đáng quý của chúng ta đó là sức khỏe và thời gian. Sức khỏe là sao, nhờ không có bệnh chúng ta mới đủ bình tâm, mới rãnh cái trí để sống về tinh thần. Còn thời gian là sao, vì nếu nó có tất bật, bề bộn thì mình cũng không có rãnh cái trí để mình nghĩ ngợi cái chuyện mình muốn, mình enjoy cái chuyện mình thích, thực hiện cái điều mà mình thấy cần thiết. Và cái tiêc nhất là người như đức Đạt Lai Lạt Ma nói đó là nhiều người trên thế giới này đem bán tuổi trẻ và sức khỏe để lấy tiền, khi có tiền thì bắt đầu đi mua sức khỏe và tuổi trẻ. Đi mua tuổi trẻ tức là đi bơm, đắp, cắt, vá chỗ này chỗ kia. Còn đi mua sức khỏe là quý vị biết bệnh quá, quăng tiền triệu ra để mua. “Có khi đem vàng bán đi để mua một thứ có khi không vàng”. Tôi nói như vậy không nghĩa là tôi kêu quý vị bỏ học Đại học, bỏ job. Tôi không xúi dại như vậy mà nhắc chừng hãy nhớ câu nói này là đi học thì cứ đi học, đi làm thì cứ đi làm, hãy nhớ canh cánh trong lòng “đừng bán rẻ thời gian, sức khỏe, tuổi trẻ để mà bán mạng kiếm tiền. Tới một ngày mà ôm một núi tiền, đi mua lại tuổi trẻ và sức khỏe”. Cách đây không lâu ở Tân Cương, Trung Quốc, có một bà đại gia bả xách bốn cái túi hàng hiệu đầy ắp tiền mặt vô bệnh viện, bả cầm bả rãi đầy bệnh viện bả gào lên “ung thư kì cuối, bốn cái túi này không xài được”. Mà suốt thời gian bả kiếm tiền, bả ăn toàn mì gói không, chính mì gói nó đã đưa bả ra nghĩa địa.

Nếu nói theo kinh Phật, thế giới này chỉ là cảm xúc thôi, feeling. Bây giờ tôi hỏi kĩ quý vị, quý vị không cần trả lời, tôi chỉ để quý vị suy nghĩ thôi, có tiền nhiều để có good feeling? Đúng hay sai? Như vậy tôi đi học Đại học để tôi có bằng cấp mục đích là để tôi có good feeling trong đời tôi đúng không? Nhưng mà từ khi tôi có học vị rồi, có tiền rồi, có bằng cấp rồi thì cái thời gian để tôi có được good feeling không còn nhiều nữa bởi vì tôi đã đốt hết cho bằng cấp, cho thời gian đi kiếm tiền. Cho nên, tôi nói lại lần nữa tôi không xúi người ta bỏ học, tôi không xúi người ta dừng làm ăn, tôi chỉ mong người ta nhớ chừng là mình đừng có đem đốt, nhiều người hiểu lầm Đạo Phật xúi người ta bỏ học, bỏ làm. Sai. Trong kinh ghi rất rõ, Bồ Tát Thích Ca Mâu Ni trong vô số kiếp Ngài là một người chồng tuyệt vời, một người cha tuyệt vời, Ngài là một người đàn ông tuyệt vời, học cái gì ra cái đó, nghề nào ra nghề đó nhưng mà Ngài luôn luôn khác người bình thường ở ba điểm. Chính nhờ cái điểm khác này cho nên giờ Ngài làm thầy của ba cõi. Tổng thời gian mà lúc Bồ Tát Thích Ca Mâu Ni sơ phát bồ đề tâm, nguyện thành Phật cho đên lúc thành Phật, thời gian mà Ngài làm tu sĩ chỉ là một trên nhiều ngàn tỉ thôi, đa phần thời gian Ngài làm cư sĩ. Tức là bảy, tám ngàn kiếp sống mới có một lần Ngài làm ông sư, người tu. Qúy vị có biết ổ ếch không, ổ ếch đẻ ra một dề trứng. Trong kinh nói một cái thế giới giống như một trái lượu, nó gồm mấy chục hột tức là mấy chục cõi trong đó. Trong mỗi tái lượu nó có một mặt trăng, một mặt trời, một venus, một cái mars,… tất cả nằm trong trái lượu. Ngàn tỉ trái lượu như vậy nó làm thành một cái ổ ếch, một dề. Mỗi một vị Phật ra đời thì cái zone, cái aria, khu vực hoằng pháp là nguyên cái ổ ếch, ngàn tỉ. Một vị nguyện thành Phật thì họ không đầu thai ra khỏi ổ ếch đó, họ chỉ lẩn quẩn trong ngàn tỉ đó thôi. Và họ càng gần cái lúc thành Phật thì họ càng tập trung một chỗ nhiều hơn để gieo duyên cho cái khu vực đó. Vậy giả định mình đang nằm trong một trái lượu, và trái lượu đó nằm trong một dề trứng ếch. Thì trong cái dề mình đang ở, tôi không nói mấy dề khác, mấy dề khác cũng vậy thôi, trong suốt hai mươi a tăng kỳ và một trăm ngàn đại kiếp chỉ có hai mươi tám vị Phật thôi. Một a tăng kì là mười lũy thừa một trăm bốn mươi. Tức là một con số một và một trăm bốn mươi con số không, mà hai mươi lần như vậy. Quá lâu. Tại sao lại lâu như vậy? Tại sao không lâu cho được. Vị mà muốn thành Phật, phải lâu như vậy để họ có được phước báu nhiều hơn tất cả chúng sanh trong cái ổ ếch đó cộng lại. Chính vì cái phước Ngài nhiều như vậy, nên trong kinh mới nói Ngài chỉ mới hứa thôi, Phạm Thiên thỉnh Ngài xuống thành Phật, Ngài nói “Ừ, ta xuống”, mới hứa thôi thì nguyên ổ ếch nó lắc. Rồi trong cái lúc Ngài nhập thai rồi Ngài xuống trong bụng mẹ, trong kinh nói giống như con voi mà bước xuống chiếc xuồng, nó lắc. Rồi khi Ngài thành Đạo, Ngài ngồi ở gốc bồ đề Ngài đắc thành quả Phật, lắc. Đến lúc Ngài gần mất, Ngài chỉ mới nói thôi “ba tháng nữa ta tịch”, lắc nữa. Nguyên ổ ếch nó chịu không nổi. Cái đêm mà Ngài dứt thở, không có thở nữa, lắc nữa. Cái phước nhiều như vậy đó. Thứ hai, tại sao lâu, để đủ thời gian gieo duyên cho vô số chúng sinh. Thứ nhất là thời gian lâu để Ngài có được cái công đức, gọi là không ai trong đây mà bằng Ngài hết. Thứ hai, là Ngài phải có được phước báu mà khi Ngài thành Phật ngài muốn cái gì cũng được miễn là cái đó hợp lí, Ngài muốn là phải được. Cho nên, cái gì Ngài cũng có, ai Ngài cũng thương và cái gì Ngài cũng biết. Mấy cái này rất là khó. Nhất là cái gì cũng biết, tức là Ngài phải luân hồi chừng đó từ lúc Ngài phát nguyện đến khi thành, phải lau như vậy để cái trí của Ngài là trùm, không sót một cái gì hết. Chứ còn khơi khơi leo lên cái tòa đó ngồi, ai cũng ham hết nhưng không phải dễ. Thí dụ trí tuệ của ngài Xá Lợi Phất cũng không đủ can đảm và tình thương với chúng sanh để ở lâu như vậy. Tại vì trong kinh nói rất rõ, trong Tam Tạng cuốn 31, Bổn Sự, nói Chư Phật khi thọ kí cho ai, thọ kí có nghĩa là tuyên bố ngươi sẽ thành Phật. Chư Phật muốn thọ kí cho người nào, Ngài nhìn người này Ngài thấy đủ cái gan mà dám xuống địa ngục ngay bây giờ, vừa nói xong người đó xuống địa ngục liền để bị đốt từ đây cho đến khi thành Phật. Cái gan phải đủ như vậy thì Phật mới thọ kí. Giống như bây giờ tôi muốn rủ một người đi Ấn Độ tôi phải biết rõ người này đủ sức khỏe, đủ siêng, vác nguyên cái buồng chuối đi với tôi trong hai chục cây số mỗi ngày thì tôi mới dám rủ đi Ấn Độ. Khi chư Phật muốn thọ kí một người, chư Phật phải xét đến hùng tâm tráng trí của người này đủ để họ xuống địa ngục ngay bây giờ không trễ một phút, xuống ngay bây giờ, bị đốt từ bây giờ. Mà quý vị có thấy chảo dầu sôi chưa, tôi bày cho thử thôi, nó sôi mình thử đưa bàn tay mình vô để mình hiểu Phật, nó khó cỡ nào. Ngài có cái gan để vô cái chảo đó từ đây đến ngày thành Phật. Khó như vậy đó!

Khi mà chúng ta không còn đủ sức khỏe chúng ta sẽ không làm được cái điều mình muốn. Có sức khỏe mà không có thời gian cũng không làm được điều mình muốn. Tôi không có kêu quý vị ngay bây giờ lìa bỏ trách nhiệm làm chồng, làm vợ, làm cha, làm mẹ, ai đang đi học tôi không kêu người đó bỏ học, ai đang đi làm tôi không kêu người đó bỏ làm, mà tôi chỉ nhắc một điều là hãy tiếp tục làm chồng, làm cha, làm mẹ, làm vợ nhưng phải luôn luôn nhớ rằng từ tuổi năm mươi trở đi thì cái qusy nhất của chúng ta chính là thời gian và sức khỏe. Và thậm chí thời gian qua tôi biết bốn, năm người quen Phật tử họ bị mất job. Tôi lại chúc mừng họ vì họ là người rất là ngoan Đạo. Tôi nói rằng, nếu anh nếu chị mà vẫn tiếp tục ngoan Đạo như trước đây, tiếp tục tha thiết học giáo lý thì tôi xin chúc mừng. Bởi vì tôi thà thấy anh thấy chị sống hơi túng một chút mà có nhiều thời gian cho Đạo, tôi thích hơn là bây giờ tôi thấy anh chị đầu tóc mặt tối, tiền đêm không hết, vô nhà thấy tiền cash bao bao bao mà mấy anh chị không có thời gian, đi ăn mì gói đó thì tôi xin thành thật chia buồn cùng tang quyến. Tôi nói cái này quý vị phải đồng ý thôi. Tôi giả định tôi có hai người chị. Người thì giỏi giáo lý, hành thiền rất tốt, sống thích nghi với mọi điều kiện vật chất, có điều là bà này thu nhập rất là khiêm tốn. Bà chị thứ hai, bả có tám nhà hàng, mười lăm tiệm nail, mà giờ bả đang khổ vụ ông chồng có vợ bé, con thì chích hút, băng đảng, bất mãn. Thì theo qusy vị trong hai bà chị tôi nên ưu tư, lo lắng cho bà nào hơn? Bà thứ hai này bả giàu thiệt, nhưng tôi lo cho cái bà thứ hai này bả tự sát, hoặc là bả bị điên, nhẹ nhất là bả bị depress (trầm cảm). Tôi đang chờ tin buồn từ gia đình bả nhắn, bả giàu dữ lắm nhưng tôi không có yên tâm. Nhưng còn bà kia, giáo lý cực giỏi, ngồi thiền cực ngon lành mà sống thích nghi cũng ngon lành, có điều thu nhập bả kém, nhưng bả có một đời sống tinh thần ok. Tôi nói thiệt đói với cái bà thứ nhất tôi chỉ có thương bả thôi chứ lo thì không có lo. Mà thậm chí tôi có chuyện buồn tôi cũng mò đến bà thứ nhất. Đây là chứng minh cho đời sống tinh thần rất là quan trọng. Hãy ngồi lại để suy nghĩ một điều rằng mình đã coi nặng đời sống tâm linh hay vật chất? Quý vị nói đời sống tinh thần quan trọng hơn vậy chứ qusy vị có ăn uống cẩn thận không. “Có!”. Vậy khi quý vị đi học Đạo, quáy vị hành trì có nghiên cứu cẩn thận không? (lắc đầu). Mình nói tâm linh nó quan trọng hơn thể xác mà trong khi đó mình ăn rất cẩn thận, mà mình đưa vô đây (lỗ tai) “ông” nào cũng được hết trơn. Pháp môn nào tôi cũng làm, chúa chùa tôi làm sạch, trong khi ăn tôi đâu có dám, ăn tôi rất là cẩn thận, tôi bị coa máu, tiểu đường, sạn thận nên ăn uống rất là cẩn thận. Như vậy mặt tinh thần rất là tạp. Khi đó, quý vị mới thấy rõ mình đã coi thường đời sống tinh thần như thế nào. Nói ra nó mới lòi ra mà không phanh phui ra nó không có lòi. Trong bất cứ một lãnh vực nào của đời sống này, từ chính trị, văn hóa, tôn giáo, xã hội tất cả đều phải được minh bạch hóa, phanh phui thì nó mới khá được… Mình đi nha sĩ, nha sĩ có quyền banh họng mình ra rọi đèn vào để phất hiện tất cả vấn đề trong đó, nổ, trám, bọc sứ…cái nào cần làm gì là nó nói hết thì mình mới có răng đẹp chứ. Rồi mình đi khám internal doctor nó phải phanh phui bằn hết, phải thử máu, đàm, phân, nước tiểu…rồi MRI, Scan, Xray…không có một góc khuất trong người mình thì mình mới khỏe được. Cho nên nhưng cái chuyện mà nãy giờ tôi phanh phui cho bà con thấy. Đó là vấn đê lớn của chúng ta. Từ đó giờ mình nghĩ mình coi nặng đời sống tinh thần nhưng thật ra đười sống vật chất nó quan trọng hơn. Như tôi đã nói, quý vị ăn thì rất là kĩ mà cái nạp vô đầu thì rất là tạp. Chưa hết đâu còn cái chuyện này nữa. Nếu bây giờ có một phép lạ nào đó cho quý vị trở thành mù chữ, không biết đọc, không biết viết, cho quý vị ở lại sống hai trăm tuổi quý vị chịu không? Hứa đẹp, giàu, chồng cưng, vợ mến, lộng lẫy luôn nhưng mà không biết chữ, nghe Đạo không hiểu gì hết nhưng sống được hai trăm tuổi. Qúy vị chịu không? Trong cái phim Twilight của Mỹ có một câu mà tôi rất là thích, chàng hỏi nàng “chúng ta sẽ sống cho cái gì nếu chúng ta sống hoài không chết?”.

Ở trong kinh, Đức Phật nói rằng đời là bể khổ, rồi người ta mới thêm một câu “qua được bể khổ là qua đời”. Nhnưg cái chữ khổ của Phật nó sâu và rộng lắm. Khổ ở đây không có nghĩa là bad felling, hiểu theo nghĩa là pain, suffering là kiểu con nít bú bình. “Khổ” theo Phật dạy nghĩa nó rộng lắm, khổ theo cảm giác và khổ bản chất. Khổ cảm giác là bad feeling. Khổ bản chất là sao là bad situation, khổ trên tình trạng. Cái khổ thứ nhất, Đức Phật dạy là khổ khổ, sự có mặt của những cái gì nó làm cho mình khó chịu. Tất cả những người không học giáo lý đều hiểu khổ theo cái nghĩa số một này. Tất cả những gì nó làm mình khó chịu về thân tâm là khổ. Thí dụ bây giờ tôi ghen tuông, tôi sợ hãi, tôi hờn giận, tức tối, tiếc nuối thì đó là khổ tâm. Đau đớn, nhức buốt, tê mỏi, nóng quá, lạnh quá, ngứa ngáy là khổ thân. Nhưng mà hai cái đó cộng lại mới là một thứ khổ đầu tiên đó là khổ khổ thôi. Cái khổ thứ hai mới là hơi khó thấy. Cái khổ thứ nhất là sự có mặt của những thứ làm mình khó chịu. Cái khổ thứ hai là sự vắng mặt của những thứ làm cho mình dễ chịu. Tôi ở gần cái người tôi ghét có phải là khổ không. Tôi phải ở chỗ tôi không muốn ở là khổ. Tôi phải ở trong điều kiện khí hậu, thời tiết nó quá nóng, quá lạnh là tôi khổ. Ở chỗ tôi không thích, gần người tôi không thích, gần cái vật mà tôi không thích thì đó là khổ. Nhưng mà cái kiểu thứ hai là hoại khổ đó là đối với những thứ tôi đang thích tự dưng nó mất đi có phải là khổ không. Cái khổ thứ nhất là gần cái mình ghét, cái khổ thứ hai là xa cái mình thích. Thương thằng Tí mà phải lấy thằng Tèo, đó là khổ. Khi mà lấy thằng Tèo mình bị hai cái khổ cùng một lúc. Một là phải ở với thằng Tèo, hai là phải xa thằng Tí. Cho nên, cái khổ thứ nhất là khổ khổ, là không tránh được cái mình ghét. Còn cái thứ hai, hoại khổ là không giữ được cái mình thích. Rồi còn cái khổ thứ ba là gì? là hành khổ là sự lệ thuộc các điều kiện. Bản thân cái sự lệ thuộc đó là khổ. Bởi vì chính cái thứ ba này nó đẻ ra hai cái trước.

 

 

—————————–

Bài viết được trích từ Bài Giảng Sư Toại Khanh – Houston 2020, tác giả Tỳ Khưu Giác Nguyên 

Link  Bài Giảng Sư Toại Khanh – Houston 2020
Link  tải sách ebook Bài Giảng Sư Toại Khanh – Houston 2020
Link  video Bài Giảng Sư Toại Khanh – Houston 2020
Link  audio Bài Giảng Sư Toại Khanh – Houston 2020
Link  thư mục tác giả Tỳ Khưu Giác Nguyên 
Link  thư mục ebook Tỳ Khưu Giác Nguyên 
Link  giới thiệu tác giả Tỳ Khưu Giác Nguyên 
Link  tải app mobile Phật Giáo Theravāda

 

* Các bài Sư Toại Khanh (Tỳ Kheo Giác Nguyên) giảng tại Houson Hoa Kỳ năm 2020. Nguồn Vietheravada
Các bài viết trong sách

Trả lời

Từ điển
Youtube
Live Stream
Tải app