Nhất Thiết Lậu Hoặc 2

Bài Giảng Sư Toại Khanh Houston 2020

Bây giờ tôi muốn nói qua chuyện khác, cái chuyện này tôi đã nói rồi mà tôi chưa nói kỹ, bây giờ tôi nói kỹ. Tùy thuộc vào ba thứ sau đây: Tiền nghiệp, khuynh hướng tâm lý và môi trường sống (số 3). Trong suốt vòng luân hồi thì mỗi kiếp mình sanh ra có con “số 3” khác nhau. “Số 3” của kiếp A nó không giống kiếp B. Cứ như vậy mà kiếp ào sanh ra cũng có 3, 3, 3… đến khi gặp Phật ra đời thì lại là con “số 3” nữa. Lúc mình gặp Phật ra đời mình có đắc hay không là do con “số 3” của kiếp này. Tức là tiền nghiệp của kiếp này là cái gì, khuynh hướng tâm lý của kiếp này là cái gì và môi trường sống của kiếp này là cái gì. Thí dụ như ông Đề-bà-đạt-đa nhớ không, có thấy số 3 ổng kỳ cục không, tiền nghiệp ổng quá tốt rồi, ổng được làm hoàng tử , đắc thiền tùm lum, thần thông nhưng khuynh hướng tâm lý của ổng hình như có vấn đề. Trong khi cái môi trường sống của ổng quá tuyệt vời, ở đây có ai dám nói không tuyệt vời không, chứ tôi không dám, the best one luôn. Nhưng xui ở chỗ là ổng bị vướng cái này (khuynh hướng tâm lý) nặng quá. Bây giờ nói đến Đề-bà-đạt-đa quý vị mới thấy run. Thấy chưa?

Như vậy mỗi kiếp sanh ra mình đều có con số 3 hết nhưng khi mình gặp Phật, Phật pháp, giờ mình không gặp Phật nhưng gặp Phật pháp, vấn đề của quý vị bây giờ là con số 3 của các vị ra sao thì trời biết. Thì chính vì con số 3 đó nó mới dẫn đến sáu cái này. Đó là dục tánh, nộ tánh, độn tánh, đãng tánh, mộ tánh, ngộ tánh.

Dục tánh là gì? là thích đủ thứ, thích cái này, thích cái kia, cái người nặng về thích thì gọi là dục tánh. Còn nộ tánh là người thường xuyên bất mãn, không bao giờ hài lòng với cái gì hết, có loại người này không ta? Suốt ngày làm như bị táo bón, cứ bực mình, bực mình, bực mình. Còn cái hạng thứ ba là độn tánh, cực kỳ chậm, nói không hiểu, còn tệ hơn là độn mì nữa. Biết độn mì không? Giai đoạn ăn độn đó. Độn là si độn. Cái thứ tư là đãng tánh. Đãng tánh là gì? là buông cái này bắt cái kia, suốt đời không có chủ kiến, không có lập trường. Tôi thấy cái loại này nhiều lắm, hồi thì Phước Tiến, hồi thì Pháp Hòa, hồi thì Minh Niệm, hồi thì Thanh Hải, hồi Nhất Hạnh, mà cứ xàng qua xàng lại cuối cùng không biết theo cái Đạo nào, cuối cùng gặp bả ở ngoài đang ăn Dimsum. Đi kiếm không thấy ở đâu, ra gặp thấy đang ăn Dimsum, Dimsum là nguyên một cái rổ đủ thứ món hết trơn, cứ sáng Pháp Hòa, trưa Minh Niệm, tối Phước Tiến, bửa sau thì Nhất Hạnh, Thanh Hải vô thượng sư. Có người biết tiếng Anh thì nghe thêm Ajahn Brahm, nghe mấy ông của Ấn Độ, có hai ông giờ nổi tiếng, một ông trẻ cạo đầu đẹp trai, một ông râu ria như Trương Phi, nổi tiếng lắm. Thì hai ông đó bây giờ chiếm lĩnh nhiều trái tim của Phật tử, vì sao? Cái này bà con phải đề phòng, đó là họ biết kết hợp cái hay của Phật giáo, và cái huyền hoặc của Ấn giáo và cái tổ chức, lề lối của Thiên Chúa giáo. Cho nên họ mở miệng ra là Đạo nào cũng nghe họ được hết. Cái hay của Hòa thượng Nhất Hạnh là không có gây cho người nghe cái mặc cảm về chính trị hay tôn giáo, một người Cộng sản họ nghe Hòa thượng giảng họ không có bị nhột. Còn cách giảng của tôi không có chống ai nhưng quý vị nghe giống như tôi đang chống Cộng sản. Còn Hòa thượng thì không, Hòa thượng thì anh em một nhà, cuối cùng tất cả trở về với đất, nuôi lớn một cành cây, uống một chén nước thấy cả Quốc gia và Cộng sản lổm ngổm trong đó. Coi như là trong cách nói của Hòa thượng không có phân biệt gì hết, đó là thành công của Hòa thượng. Khi mà cái riêng của chúng ta càng ít, cái chung càng nhiều thì chúng ta sẽ gặp nhau. Thay vì dựng lên bức tường ngăn cách thì hãy dựng lên những cây cầu cảm thông. Hạn chế cái riêng lại đi. Các vị hãy phân biệt “chúng tôi” và “chúng ta”. Khi còn nói chữ “chúng tôi” thì mình chưa có trưởng thành, tim mình chưa có đủ rộng để chứa luôn muôn loài mà phải nói là “chúng ta”. Tiếng Mỹ chỉ có “We” thôi, dở lắm, dở hơn tiếng Việt, tiếng Việt hay “chúng tôi” khác với “chúng ta”. Khi tôi đang đứng giữa một đám người Mỹ, tôi noid thì phải dùng chữ “We”, với một đám người Mỹ mà biết tiếng Việt thì tôi nói “chúng tôi” và “chúng ta” thì chữ nào họ thấy mình ở trỏng? Khi mà nói “chúng tôi” thì thằng Mỹ nó thấy nó bị văng ra ngoài, còn nói “chúng ta” thì nó thấy nó ở trỏng. Khái niệm đó rất là độc đáo, độc lắm. Cho nên hãy cẩn thận với những cách nói nghe rất là mềm, rất là êm nhưng mà nên nhớ thuốc độc cao cấp thường không sắc, không mùi, thậm chí nó còn thơm nữa là khác. Tôi không nói ai độc hết, nhưng mà hãy cẩn thận với những luận điểm giáo chủ bây giờ đang nhan nhãn khắp nơi. Hãy cẩn thận với những người mà quý vị thấy họ có lý. Cái quan trọng nhất trong đạo Phật là cho mình tự do chọn lựa, chứ đạo Phật không có dạy mình tự bỏ tù, tự đóng khung.

Dầu cái đó nó ngọt ngào, hấp dẫn cấp mấy đi nữa nhưng hãy nhớ rằng tất cả mọi giảng sư, thiền sư, pháp sư họ đều có cái riêng tư của họ, mình đừng lấy cái riêng tư của họ về làm của riêng cho chính mình.

Bây giờ tôi quay trở lại, trong mỗi kiếp sống mình đều có con “số 3” này. Số 3 của kiếp trước không giống kiếp sau. Cứ vậy đi hoài, đi hoài đến hồi gặp Phật hoặc là gặp Phật pháp thì chúng ta lại có con số 3 khác đúng không? Thì tùy thuộc vào con số 3 đó mà mỗi kiếp ta sanh ra, khuynh hướng tâm lý nằm trong cái nào trong 6 cái. Có thể kiếp trước quý vị thuộc về dục tính nhưng mà do cái môi trường sống quý vị bị lọt vô cái độn tánh. Thí dụ như trong kinh nói cái người sân, tánh nóng, do họ bị cái nghiệp gì đó họ bị đọa địa ngục, khi họ trở lên họ tham không nổi hoặc là họ tiếp tục tánh sân như cũ hoặc là tánh si. Lý do là trong thời gian ở địa ngục họ bị đốt lửa riết họ khờ. Cho nên một là họ tiếp tục sân như cũ, hai là họ si. Đọa nhiều và đọa sâu khó được cái mộ tánh và ngộ tánh, rất là khó. Ở đây có cái đãng tánh là Neutral, 50-50, hên xui. Còn ba cái dục tánh, nộ tánh, độn tánh là 100% là xấu. Chỉ có mộ tánh và ngộ tánh là tốt. Mộ tánh là tánh nhiều đức tin. Ngộ tánh là tánh nhiều trí tuệ. Như vậy là mỗi kiếp ta sanh ra ta đều mang một số 3 trên lưng mình hết. Trong con số 3 có số 2 là khuynh hướng tâm lý, khuynh hướng tâm lý làm nên một trong 6 cái này. Bây giờ nhớ lại bốn Niệm Xứ mà nãy tôi nói. Ai cũng có 6 cái: 1-Dục tính, 2-Nộ tính, 3-Độn tính, 4- Đãng tính, 5- Mộ tính, 6-Ngộ tính, nhưng mà cái nào nhiều cái nào ít thôi. Chứ đừng có nghĩ là chỉ có một, sai, sai bét. Ai cũng có 6 cái này hết nhưng mà trong đó cái nào trội nhất. Thí dụ, người dục tính là vì dục tính họ nó mạnh, nộ tính là vì cái sân nó mạnh, độn tánh là vì cái si nó mạnh, ai cũng có đủ 6 cái này hết.

(1) + (6) yếu = Thân Quán Niệm Xứ

(1) + (6) mạnh = Thọ Quán Niệm Xứ

Tà kiến + (6) yếu = Tâm Quán Niệm Xứ

Tà kiến + (6) mạnh = Pháp Quán Niệm Xứ

Tôi ôn lại nha. Mỗi kiếp trong vòng luân hồi vô tận, khi sanh ra là ta đều cõng trên vai mình số 3. Số 3 kiếp này không giống số 3 kiếp kia. Mà trong số 3 đó nó gồm cái phần 2 (khuynh hướng tâm lý), phần 2 đó nó gồm 6 cái (Dục tính…Ngộ tính). Còn cái chuyện cái nào mạnh hay không là do môi trường sống. Còn cái chuyện ta đi vào cõi nào là do tiền nghiệp. Có kịp không? Ta đi vào cái cõi nào, tại sao ta không đi Mỹ mà ta đi về Nhật là do tiền nghiệp. Tại sao không làm đàn ông mà làm đàn bà là do tiền nghiệp. Từ cái tiền nghiệp nó sẽ đưa mình tới đâu. Do khuynh hướng tâm lý, 6 cái và môi trường sống thì mình mới làm một con người mới. Ba cái đó nó hỗ trợ nhau liên tục. Cứ mỗi kiếp sanh ra ta đều có con số 3. Do tiền nghiệp mà ta có mặt ở đâu và ở môi trường nào. Do khuynh hướng tâm lý mà ta thuộc về cái loại nào trong 6 cái căn tánh. Do môi trường sống mà ta tiếp tục giữ lại khuynh hướng đó hay thay đổi khuynh hướng khác. Nghe mới thấy vòng luân hồi nó dễ sợ. Tức là do cái môi trường mà ta tiếp tục giữ lại, củng cố hay lìa bỏ cái khuynh hướng tâm lý đó. Thí dụ, trước đây mình tham dữ lắm nhưng mà do cái môi trường học Đạo, mình bèn đổi, mình không thích đánh bài nữa, mình chuyển qua hành thiền. Tức là mình là người thích đủ thứ, khi mình học Đạo rồi mình chuyển cái thích đó. Chưa hết cái bất mãn, mình là người hay bực mình chuyện này, bực mình chuyện kia nhưng mà khi mình biết Đạo rồi cái mình mát trở lại. Hoặc trước đây mình bặc mình ba cái tào lao, bực mình vật chất, giờ mình bớt bực mình mấy cái vật chất, bực mình cái gì thuộc về tinh thần thôi. Thí dụ, trước đây nhà bụi qúa bực mình, nóng quá bực mình, ồn quá bực mình, còn bây giờ mình ngồi thiền không được mình mới bực mình. Nó đỡ hơn một chút, nhưng mà đại khái cái tánh bực bực nó theo mình lâu lắm. Cái tánh tham cũng vậy. Hồi xưa mình thích vật chất, thích xe cộ, thích nhà đẹp, thích chăn êm, nệm ấm, quần là, áo lụa, giờ mình không thích nữa, mình chuyển qua mình thích cái tọa cụ ngồi phải sang, phải mềm, phòng ngồi thiền phải có máy lạnh. Ở Việt Nam tôi biết có nhiều bà nhà giàu đi tu làm sư cô, bả buông hết gia đình vậy chứ sổ sách, chi thu trong nhà bả đem hết lên chùa luôn, bả sợ chồng lấy tiền nuôi vợ bé. Rồi bả vô bả tu, bả làm nguyên cái tủ lạnh, chiều chiều bả xay sinh tố, sữa khuya, sáng uống yến, có sức mà tu, dưỡng để có sức tu, đắc Đạo không thấy mà mập ú. Hỏi bả sao tu sướng quá vậy? Bả trả lời tỉnh bơ “Phải dưỡng sức chứ, mới có sức để tu”, mà bả dưỡng quá đà. Dưỡng hoài, dưỡng hoài. Dưỡng cho đủ xài thôi còn nàng dưỡng tới mức over. Người ta dưỡng tầm chiều cao mét rưỡi khoảng năm chục ký, còn bả bảy mươi lăm, đi không nổi, khủng khiếp. Cái đó là do khuynh hướng tâm lý đó, nếu không gặp môi trường thầy, bạn thì cái khuynh hướng đó tiếp tục được lớn mạnh, tô đậm. Mà cũng khuynh hướng tâm lý đó nếu gặp môi trường đối lập, một là cái đó nó bị bào mòn, hai là nó sẽ bị thay đổi. Nhưng mà nó kẹt ở chỗ là nó trở nên tốt hơn hay xấu hơn thì khó nói, thí dụ như mình đã là người tốt. Tôi có biết một chuyện tôi tiếc ghê lắm. Sát bên cái chùa sư huynh tôi ở Việt Nam, cô đó cổ tốt, mà giờ nhắc lại tôi vẫn còn thương cổ lắm, cổ đạo Phật mà lấy chồng Tin Lành. Từ ngày lấy rồi, lâu lâu cổ lén chồng vắng nhà, cổ lấy gạo đem qua chùa cổ cho. Ông chồng về cổ làm mặt lạnh, cổ gặp mấy sư cổ không thèm chào nữa tại ông chồng ghét chùa. Rồi tôi biết một người ở Đà Nẵng ngoan Đạo từ hồi con gái mươi ba, mười lăm tuổi đi chùa, giữ giới trong sạch, mấy ngày bát giới là thọ bát giới ngon lành. Tới hồi lấy chồng, bà mẹ chồng thích ăn cái con gì phải còn nhúc nhích bả mới ăn. Con vịt, con gà, con cá, con tép là phải còn nhúc nhích. Con nào không nhúc nhích thì phải là còn sống. Thì làm dâu mới đầu vừa khóc vừa làm cá, cuối cùng vừa cười vừa làm luôn, riết nó quen đó. Cho nên đừng coi thường người mình gặp gỡ, đừng coi thường chỗ ở mình có mặt. Mình nghĩ nó không tác động được mình vì “Cái tánh tôi vậy tôi không có thay đổi”. Sai. Cứ tiếp xúc hoài, ở hoài, gặp hoài, con người mình thay đổi. Tin tôi đi. Ở “xóm chài tanh cá, làng nhang thơm trầm”, cái đó có thiệt. Hồi đầu mình sống gần người đó mình không thích, mình sống bằng tâm thức đối kháng, còn nhớ tôi giảng cái đó không. Từ cái đối kháng nó chuyển qua hòa giải. Từ hòa giải nó chuyển qua đồng thuận. Từ đối kháng chuyển qua hòa giải là cái gì cũng được, từ hòa giải chuyển qua đồng thuận, đồng thuận nghĩa là “Hay à!”, “Thấy hay à!”, là xong. Nhớ nha, đối kháng, hòa giải và đồng thuận. Còn cái quá trình đó bao lâu thì tùy mỗi người. Cho nên, trong kinh nói có nhiều kiếp ngài Mục Kiền Liên ngài ác không có tả được, bởi vì ngài nặng về định. Ngài Xá Lợi Phất, ngài Anan thì đỡ bởi vì các ngài nặng về trí. Cái pháp môn tu nó ảnh hưởng mình dữ lắm. Chưa kể cái này quan trọng lắm, hổ tôi có giảng về hai mươi bốn duyên, tôi có nói hay chú ý đến cái mình thích và ghét, có nhớ cái đó không? Cái đó nó độc còn hơn là vịt xiêm nữa biết không? Tại vì khi mình không kiểm soát được mình thích cái gì, mình ghét cái gì, chính cái đó nó dẫn đến cái chuyện mình sẽ về đâu và gặp ai. Khi mà mình có kiểm soát, để ý thường mình thấy chính cái thích và ghét nó mới dẫn mình sống về chỗ nào, tiếp xúc với loại người nào. Còn bình thường tôi không nói, quý vị đâu có ngờ, “cái thích và cái ghét nó có ảnh hưởng gì tới cuộc đời tôi đâu”. Sai. Có người chịu khó mắc tiền chút họ về biển, có người chịu khó mắc tiền chút họ về phố, có người chịu khó mắc tiền chút được ở gần khu Châu Á, có người chịu khó mắc tiền chút cũng được miễn được ở gần chợ búa, trường học, bệnh viện. Có cái đó không? Còn bên Thụy Sĩ, người ta chịu khó mắc tiền chút ở trên núi, gần hồ. Bên Thụy Sĩ nó lạnh, người ta chịu khó trả gấp rưỡi tiền nhà để ở nhà xoay mặt về hướng Tây, để nó kéo dài cái thời gian nắng chiều. Trong khi ở xứ nóng này, nắng Tây em lạy. Trong khi ở Thụy Sĩ, nó coi nhà luôn luôn coi vào buổi chiều, cái nhà nắng Tây luôn luôn gấp rưỡi giá, 100 lên 150, cũng mê, là vì sao? vì nó lạnh le lưỡi, nhờ nắng Tây nên cái ấm nó kéo dài. Trong khi chỗ tôi đang ở, bốn giờ là bùm hết, trong khi hàng xóm sáu giờ mà nó còn rực rỡ hoàng hôn, chỉ vì cái đó mà nó trả tiền. Cho nên vì tôi thích nắng nên tôi tìm chỗ nhà ở góc đó có nắng chiều. Mà tạo sao? Vì tôi thích xứ lạnh nên tôi mới về Thụy Sĩ, mà vì tôi thích nắng, thích ấm nên tôi mới chọn chỗ đó. Vì hai cái thích này nó mới dắt tôi về góc trời đó. Đó ghê chưa, gớm lắm. Cho nên có nhiều người lấy chồng không vì yêu người mà vì… Có người họ lấy Đài Loan vì họ không có thích người Đài Loan mà vì họ cần tiền, họ sợ nghèo. Có người họ lấy chồng Đại Hàn vì họ thương cái người dẽ mất trí nhớ. Vi dụ vậy. Cái dân gì dễ mất trí nhớ, phim nào cũng mất trí nhớ hết, lạ!, dân tộc gì đâu mà sơ suất cái là mất trí nhớ à, kì! Bởi vậy cho nên cho dân Đại Hàn mượn tiền mình cũng ngán lắm. Mà tôi thấy Phật tử mình bị hội chứng Nam Hàn nhiều lắm, giảng buổi sáng, chiều quên, hội chứng đó kêu là South Korean Syndrome. Mình mất trí nhớ dữ lắm, hỏi “Em còn nhớ hay em đã quên”, quên rồi. “Dạ xả!”. Nữa!, cái đó là xả rác, chứ không có cái xả nào nó dơ, nó mất vệ sinh như vậy hết đó, xả rác.

Đừng coi thường cái chuyện mình thích, mình ghét cái nào, lớn chuyện lắm. Tại sao mình nghe thầy Minh Niệm? Vì thầy có nói những quan điểm về gia đình rất hay. Tại sao mình nghe thầy Phước Tiến? Vì thầy Phước Tiến nói về niềm tin tôn giáo, mấy cái vụ vàng mã, mê tín, thầy nói rất là hay. Ví dụ như vậy. Tại sao mình thích thầy Pháp Hòa? Vì thầy có nụ cười rất là hiền, thầy chưa kịp nói gì thấy thầy cười là mình muốn ngồi kế thầy rồi. Cứ như vậy, chưa biết thầy nói cái gì, do mình thích là mình đã theo rồi. Mà cái đó mới chết, do mình thích mình mới đi theo, mà đi theo rồi thì “trái ấu cũng tròn”, cái đó là cái le lưỡi. Trong kinh nói rõ, tại sao người nữ khác người nam? Người nữ khi mà đã thích rồi là họ buông xuôi lý trí. Còn đàn ông, chỉ trừ cái chuyện giới tính, tức là chuyện phụ nữ thôi, chứ còn ngoài cái chuyện tình cảm ra thì người đàn ông luôn luôn thấy trước mới tin sau. Còn đàn bà là tin trước mới thấy sau. Cho nên tại sao những pháp hội thì đàn ông ít vì họ rất là khó tin, họ phải bị thuyết phục bởi cái gì đó, trừ khi họ đi để giữ vợ thì họ mới đi thôi. Chứ đa phần đàn ông rất là hiếm đi, phải có cái chuyện gì chạm vào chỗ sâu thẳm của họ thì họ mới đi. Me too. Tôi không thể nào vì tôi thương cái cô nào đó mà tôi phải ngồi nghe cổ nói Pháp, tôi nghe không nổi. Mà đàn bà thì chỉ cần họ mến một người nào đó, họ đến họ nghe, từ cái chỗ họ mến họ dễ bị cuồng. Trong khi thánh và phàm khác nhau chỗ này “Thánh nhân hiểu rõ điều mình tin nên tin chết bỏ điều mình hiểu. Còn người phàm không hiểu lắm điều mình tin nên không tin lắm điều mình hiểu”. Cho nên học Đạo cả tủ mà khi gặp Phật vẫn còn ngờ ngợ. Bằng chứng là kiểu tu tà tà của mình, mình vừa tà đạo vừa tà tà, mà tu tà đạo gặp chánh đạo cũng nghĩ là tà vì chữ tà nó không có tách khỏi mình. Tách không nổi. Vì mình không hiểu lắm cái điều mình tin. Cái điểm khác biệt nữa giữa người nam và nữ đó là, tôi nghe Tây nó có một câu” Đàn ông yêu bằng mắt còn đàn bà yêu bằng lỗ tai”. Cứ rỉ rả rỉ rả, nó mềm rồi, mình nói tầm bậy nó cũng nghe. Cái đó rất là nguy. Bên Chúa nói là “Phúc thay cho kẻ nào chưa thấy đã tin”. Còn bên đạo Phật mình thì nói rằng “Phúc thay cho kẻ nào đã tin rồi mà còn ráng mở mắt ra để thấy”. Đức Phật không cần cái thứ đệ tử mà tin bừa. Hôm nay nó vì tin bừa mà nó đến với mình thì mai nó cũng vì tin bừa mà nó bỏ mình. Lấy nhau dễ, bỏ nhau dễ. Tin tôi đi. Phải chịu khó dê thời gian dài lấy nó mới bền. Niềm tin trong Đạo pháp nó y chang như tình cảm vậy, phải có tìm hiểu, phải có thử thách, phải cùng vượt qua cám dỗ thì mai này mình mới trụ lại được với Đạo, với cái mối hôn nhân đó. Còn đằng này, đến với nhau dễ, không cần tìm hiểu gì hết, qua trung gian mai mối thì mai này cũng sẽ vì trung gian mai mối mình bỏ nhau, dễ ẹc. Còn đằng này, nếu mình hiểu nhau, mình quý nhau, mình biết tại sao mình thích cái đó, tại sao mình cần cái Đạo đó, cái giáo lý đó, tại sao mình cần vị thầy đó thì trời có sập xuống thì mình cũng không từ bỏ, vì đó là lẽ sống của mình. Cái quan trọng của đạo Phật là phải dùng từ Trí. Cho nên ngay cái hồng danh của vị giáo chủ của mình là Buddha, Buddha là Phật, Phật là hiểu, đạo Phật là đạo của người hiểu. Hiều chuyện mà đến. Chữ Buddha là hiểu biết. Trong khi đó người thờ Phật hôm nay họ không quan tâm đến cái hiểu, học chỉ quan tâm đến cái tin. Tôi cũng nói rõ cho quý vị biết rằng, may mắn mình tin nhầm cái đúng thì không có gì, mình tin nhầm cái tào lao thì có phải khổ không. Hôm nay cái thói quen dễ tin, nói rằng “Bà ngoại tôi đi chùa, má tôi đi chùa, tôi cũng đi chùa, tôi thấy đi chùa vui tốt thì cái đó có gì đâu xấu”. Không, mình phải tìm hiểu, mình phải xác định tại sao mình tin Phật. Bởi vì mình dễ dàng đến với Phật thì kiếp sau mình dễ dàng đến với đạo Hồi. Có rất nhiều vị sư Tây phương họ kể lại thấy thương lắm, đang là một sinh viên bên Mỹ, bên Đức, bên Úc, đang là sinh viên vào một buổi trưa vào trong thư viện đọc một cuốn sách về Phật. Tự nhiên họ quay một trăm tám, họ liền lìa bỏ Thiên Chúa giáo. Hoặc có một vài vị đi du lịch bên Thái, bên Tích Lan, họ ghé vào một cái chùa, họ chỉ nói chuyện với vị sư trong đó một vài câu, họ trở về với đạo Phật và họ bỏ ra thời gian dài để tìm hiểu. Còn người Phật tử Việt Nam theo tôi để ý, khả năng tìm hiểu sâu như vậy không có. Ở đây cũng sẽ có người hỏi tôi “Sư dựa vào đâu mà Sư quơ đũa cả nắm?”. Dạ em theo dõi mấy tác phẩm của Phật giáo thế giới em thấy. Người Mỹ, người Anh, người Đức khi mà họ đã tìm hiểu Phật pháp rồi là họ có những công trình nghiên cứu xuất sắc. Còn người Việt Nam mình tính trên tỷ lệ dân số, một trăm triệu dân Việt Nam thì có bao nhiêu phần trăm là Phật tử? Thống kê năm 2017 là 60%, chính xác hay không không cần biết mà mình biết chính xác là không dưới rồi đó. Trong 60% đó cho đến hôm nay, đã có công trình nào nghiên cứu của người Việt mà chạm mức thế giới chưa? Không phải tôi chê, quý vị chỉ tôi cám ơn, không phải tôi chê mà tôi không thấy. Trong khi đó ở tại North Florida có ông giáo sư … chuyên gia A Tỳ Đàm. Ổng viết một quyển gọi là Buddhist Phenomenology dày 700 trang, trong đó ổng phân tích ra A Tỳ Đàm nguyên thủy làm sao, A Tỳ Đàm bộ phái qua các thời kỳ lịch sử làm sao, ổng cho mình biết số phận ngài Huyền Trang sau khi đem kinh điển về Tàu ra làm sao, Huyền Trang bị chư Tăng tại bản quốc chèn ép ra làm sao. Ngài đem về những luồng gió mới, vì quyền lợi cũng có, vì tự ái cũng có, những vị bản xứ đã chèn ép không cho Ngài phổ biến cái mới. Khi mà Ngài vừa nằm xuống, Ngài ỉu lắm, Ngài mất năm sáu mươi bốn tuổi, khi Ngài nằm xuống một phát là họ xóa dấu được bao nhiêu họ xóa. Ngài thấy rất rõ, chính cái chuyện đó Ngài để lại người đệ tử kế thừa, đó là ngài Khuy Cơ nhưng ảnh hưởng không bao nhiêu, bởi vì một làm sao địch lại muôn người, đọc cái đó mới thấy khiếp. Đó là ông … Mà ổng đọc được các nguồn tại liệu bằng tiếng Pali, Nhật, Sankrit và Tây Tạng. Người Mỹ đó, họ nghiên cứu đến đầu đến đũa.

Hôm qua tôi có nói đến cô … người Đức. Tên tiếng Đức của cổ tôi quên rồi, tôi chỉ nhớ tên tiếng Phạn của cổ là …, dịch ra là Toại Khanh, người đi tìm lửa. Cổ đi du lịch bên Miến Điện và cổ đi học Đạo với một vị Sayadaw về A Tỳ Đàm, xong rồi cổ về bên Đức cổ làm một trang web là Abhidhamma.com gồm nhiều thứ tiếng Pali, Miến, Anh và Đức. Một tài liệu rất là quý để nghiên cứu Phật học. Người ta phải như vậy, còn mình nói tùm lum hết nhưng tôi chưa thấy một công trình nào của Việt Nam hết. Qúy vị biết chỉ tôi, tôi cám ơn, đừng có nói tôi chống, tôi chê người Việt nhưng mà nói người ta mình phải dẫn chứng, quý vị muốn bênh chỉ cho tôi có công trình nào thấy ghê như vậy không. Không thấy. Bởi cái duyên, hạt giống bồ đề khi mà nó trổ rồi, nó phải có môi trường. Tôi không nói người Việt Nam thiếu bồ đề tâm nhưng môi trường văn hóa, giáo dục của mình nó không cho cái bồ đề tâm đó phát triển giống như là bên xứ Tây Phương. Thí dụ bên mình, mình lỡ khoác áo Bắc Tông rồi mà mình lỡ có những nghiên cứu hơi sâu về Phật pháp là mình sợ sư phụ la. Phật pháp mà nghiên cứu sâu nó lại phanh phui ra nhiều chuyện Nam, Bắc dữ lắm. Hòa Thượng Minh Châu phải nói là một người “một mình một ngựa”, chứ còn rất là khó, mình bị cái đó nặng lắm. Giống như trong Cộng sản họ sợ nói cái gì, làm cái gì đi ngược lại với chủ trương, đường lối, họ sợ lắm. Bên đạo Hồi cũng vậy, họ sợ nói, viết cái gì đi ngược lại với chủ trương, đường lối. Có cái ông tín đồ đạo Hồi, ổng dệt được một tấm thảm rất đẹp, bạn bè tới dòm nói “Perfect! Tao chưa gặp được một tấm thảm nào đẹp như vậy. Một tấm thảm không có lỗi”. Nó vừa nói xong thì thằng thợ nó lấy cái kéo cắt cái góc đi. Nó nói rằng “Tao cám ơn mày thưởng thức. Nhưng mà trên đời này chỉ có Ala là hoàn hảo thôi. Bây giờ tao phải làm cho tấm thảm này có tí lỗi để nó dưới Ngài một bậc”. Tức là một tấm thảm đẹp như vậy mà nghe thằng bạn khen là ảnh cảm thấy có lỗi với Đấng Chí Tôn mà ảnh đang tôn thờ, đến nỗi phải lấy kéo cắt để nó có lỗi một chút để nó dưới Ngài, nếu mà không cắt thì nó bằng Ngài, từ đây về sau mọi người Hồi giáo phải coi tấm thảm đó ngang với Ala hay sao. Như người ta kể một ngày Đức Giáo Hoàng qua Mỹ, có ông tỷ phú ổng tới, ổng xin Đức Giáo Hoàng, ổng trả Đức Giáo Hoàng một tỷ, ổng nói thay thế chữ “Amen” bằng chữ “Coca” mà Đức Giáo Hoàng không chịu. Bởi vì cái đó là thiêng liêng quá rồi, không thay đổi được nữa.

* Các bài Sư Toại Khanh (Tỳ Kheo Giác Nguyên) giảng tại Houson Hoa Kỳ năm 2020. Nguồn Vietheravada
Các bài viết trong sách

Trả lời

Từ điển
Youtube
Live Stream
Tải app