VIPASSANA ONLINE: CÁC HÀNH THIỀN HÀNG NGÀY & ÁP DỤNG DHAMMA VÀO CUỘC SỐNG? NGÀY THỨ 11 (5/8/2021)

 

 

VIPASSSANA ONLINE: THIỀN SƯ NYANAVUDHA GIẢNG

CÁCH HÀNH THIỀN HÀNG NGÀY & ÁP DỤNG DHAMMA VÀO CUỘC SỐNG? – NGÀY THỨ 11 (5/8/2021)

 

BÀI GIẢNG NGÀY 5/8: TẦM QUAN TRỌNG CỦA VIỆC THỰC TẬP HÀNG NGÀY (BUỔI CUỐI)

Ngài giảng rằng, tất cả các thiền sinh chúng ta ở đây đã đi qua khoá thiền được 10 ngày, và khi tham gia khoá thiền thì chúng ta tham gia với mục đích phát triển những sức mạnh nội tâm, có nghĩa rằng chúng ta phát triển những tâm thiện, làm cho các tâm thiện trở lên nhiều và mạnh mẽ hơn và một góc nhìn khác là chúng ta làm cho những phiền não yếu đi hay là không tạo cho phiền não bất cứ cơ hội nào để nó có thể sanh khởi ở trong tâm thì thông qua việc này chúng ta thanh lọc được tâm, tâm được trong sáng, được trong sạch và vượt khỏi những bợn nhơ, thanh lọc được những bợn nhơ của phiền não;

Buổi giảng hôm trước Ngài đã giảng cho chúng ta nghe về khả năng kiểm soát tâm hay là sức mạnh của Tâm, thì ở đây chúng ta có 5 sức mạnh của tâm gọi là ngũ lực là Tín, Tấn, Niệm, Định, Tuệ và khi mà người Thiền Sinh chúng ta vun bồi những sức mạnh của Tâm này trở lên mạnh mẽ thì nó có khả năng chiến thắng được những phiền não, và phiền não nó bị loại trừ khỏi dòng chảy của Tâm;

Thì ở đây chúng ta chiến đấu với bệnh tật thì việc quan trọng đầu tiên là hàng ngày chúng ta phải sử dụng những thực phẩm để có một cái sức khoẻ tốt, và khi mà chúng ta ăn các đồ ăn tốt thì cơ thể sẽ trở lên khoẻ mạnh và hệ thống miễn dịch nó được mạnh mẽ cho nên những vi trùng, vi khuẩn nó không thể xâm nhập, không gây lên các chứng bệnh thì ở đây tất cả mọi người chứ không có riêng gì ai thường thường mỗi ngày chúng ta đều phải ăn uống, cung cấp dưỡng chất, dưỡng tố cho cơ thể, cho hệ miễn dịch có thể kháng cự lại các bệnh tật;

Không có riêng gì thức ăn hàng ngày mà hơn thế nữa chúng ta phải sử dụng  các thực phẩm chức năng bổ sung như dùng các thức ăn bổ sung như Vitamin A, B, C,vv…hay hỗn hợp Vitamin, và cả thức ăn, nước uống với mục đích là phát triển cho cơ thể khoẻ mạnh để nó có thể kháng lại những bệnh tật, hay nó có thể ngăn ngừa những căn bệnh phát sanh trên cơ thể bởi vì khi cơ thể khoẻ mạnh thì bệnh nó không thể xâm nhập; 

Nếu một người có một hệ thống miễn dịch tốt nghĩa là người ấy có một sức khoẻ tốt thì người ấy rất dễ dàng phòng bệnh, bệnh nó khó mà lây lan hay xâm nhập vào cơ thể của người đó, và lỡ mà nó có xâm nhập vào cơ thể và phát bệnh đi chăng nữa thì hệ thống miễn dịch trong cơ thể nó sẽ ngay lập tức tiêu diệt căn bệnh;

Nếu một người không có sử dụng thực phẩm tốt và cũng không có sử dụng vitamin thì thường xuyên ăn phải những thực phẩm độc hại và hệ thống miễn dịch của người ấy sẽ bị kém cỏi không có đủ sức mạnh, thì khi người này tiếp xúc với mầm bệnh thì người này dễ dàng lây nhiễm những cái căn bệnh;

Nếu mà một người có cái cơ thể yếu ớt và có một hệ miễn dịch yếu ớt thì người đó thường có một cơ thể yếu kém và người đó thường xuyên dễ bị nhiễm bệnh và khó mà duy trì tuổi thọ cho được được lâu dài;

Ngài giảng rằng cơ thể chúng ta cần phải có những dưỡng tố, những thực phẩm bổ sung như Vitamin thì cái Tâm của chúng ta nó cũng cần phải có những dưỡng tố những thực phẩm bổ sung như vậy, khi mà chúng ta sử dụng những thực phẩm bổ sung cho Tâm để cho Tâm được mạnh mẽ lên, nó được phát triển những phẩm chất thiện thì cái hệ thống miễn dịch của Tâm nó cũng được phát triển và khi mà có những phiền não hay là những thăng trầm trong cuộc sống xuất hiện thì lúc này Tâm nó sẽ có đầy đủ sự mạnh mẽ, sự kiên cường để kháng cự lại những thăng trầm, những đau khổ trong cuộc đời như vậy, và nó cũng không có bị suy sụp, không có bị đau khổ và điên đảo trong vòng xoáy thăng trầm, đau khổ trong cuộc đời;

Thì cái Tâm của chúng ta nó dễ dàng bị phiền não tác động, thao túng và nó kiểm soát và khi mà có những đau khổ, thăng trầm trong cuộc đời, thì ngay lập tức nếu mà tâm của một người nó không có mạnh mẽ, không có đủ cái sức kháng cự thì những cái trạng thái Tâm nó bị tác động rất là dữ dội, Chẳng hạn như là những sự buồn, sự vui, hay sự chán nản, sự thất vọng, tuyệt vọng nó sinh khởi lên trong những tình huống bất như ý thì ở đây nó sinh ra những trạng thái, những căn bệnh của Tâm; những trạng thái giống như Thân bệnh thì ở đây Tâm nó cũng như vậy, nó cũng không có an lạc, và lâu dài nếu nó không được giải toả, nếu mà nó bị kéo dài trong một thời gian không mà người này không có tìm ra cách giải quyết thì Tâm nó sẽ phát sinh ra những vấn đề trầm trọng hơn chẳng hạn như tự kỷ rồi dần phát triển thành trầm cảm và người này nếu mà không có được kiểm soát thì dẫn đến dễ trở lên điên loạn;

Thì Ngài nói là người bị chứng bệnh như vậy thì Tâm nó không đủ sức mạnh cũng như cái hệ miễn dịch của Tâm kém do tâm nó không được sử dụng những thức ăn tốt, cũng như các thực phẩm hỗ trợ của Tâm nó không có tốt cho nên Tâm nó mới yếu ớt như vậy, thì khi một người muốn cho cái Thân của mình nó được khoẻ mạnh và ít bệnh tật thì người này phải chọn thức ăn cũng như bổ sung những dưỡng tố, vitamin thì cũng vậy ở đây thì một người mà muốn Tâm của mình nó mạnh mẽ và nó có khả năng kháng cự lại những Tâm phiền não, những như là các trạng thái thăng trầm trong cuộc đời thì ở đây một người dùng 1 loại thực phẩm bổ sung dành cho Tâm đó là Thiền; Thiền chính là một thức ăn, một loại thực phẩm bổ sung dành cho Tâm mà khi một người có hành thiền thì Tâm người đó có đầy đủ sức mạnh cũng như là hệ thống miễn dịch của Tâm nó được phát triển và nó kháng cự lại những phiền não; 

Thì ở đây các bữa ăn của chúng ta đó thì ngày nào chúng ta cũng ăn hết, để mà bổ sung cho cơ thể có sức mạnh thì đối với thức ăn của Tâm cũng vậy thì ngày nào cũng phải cho nó ăn để nó được ăn cái thức ăn đầy đủ dưỡng chất đó là Thiền, nếu mà một người một ngày không có ăn thì cái người đó sức khoẻ ngay lập tức sẽ bị suy kiệt và người ấy bủn rủn tay chân, đứng không nổi, ngồi không nổi, đi cũng không nổi; thì do cơ thể nó thiếu dưỡng chất cho nên cơ thể nó không thể nào có thể hoạt động một cách bình thường được do thiếu thức ăn; Thì cũng vậy khi mà một người không có hành thiền thì cái người này Tâm sẽ yếu ớt và không có đủ sức mạnh, 1 ngày, 2 ngày, 3 ngày chúng ta bỏ Thiền, thì càng lúc cái Tâm của chúng ta càng yếu đuối, muội lược đi và khi mà cái Tâm yếu đuối của chúng ta này nó tiếp xúc với các pháp thế gian, với những thăng trầm trong cuộc đời thì nó sẽ bị tác động, nó không có đủ mạnh mẽ để có thể kiểm soát được những trạng thái của Tâm sinh lên những phiền não;  

Một người không năng thiền thì Tâm của người đó càng ngày càng yếu đuối hơn, và Tâm thì nó mỏng manh, nó không có vững chắc và hệ thống miễn dịch của Tâm thì nó không có đủ năng lực, yếu ớt cho nên nếu có những tác động từ bên ngoài thì ngay lập tức Tâm bị chấn động, Tâm không có an lạc, không có định tĩnh khi gặp phải những cái thăng trầm của cuộc đời, thì người này dễ dàng trở lên căng thẳng và đau khổ;

Đó là lý do vì sao mà chúng ta phải hành Thiền mỗi ngày, thì Thiền nó giống như là một cái dưỡng tố, một thức ăn của Tâm; và ở đây chúng ta thực hành 10 cũng với mục đích này có nghĩa là cung cấp những dưỡng tố, những dưỡng chất của Tâm, và khi mà qua 10 ngày rồi mà người thiền sinh dừng cái việc hành Thiền của mình lại, không tiếp tục hành Thiền thì cũng giống như việc chúng ta ngừng ăn, và khi mà chúng ta dừng như vậy và không có tiếp tục hành Thiền nữa thì sau một thời gian chúng ta sẽ quên đi cách thực hành, chúng ta sẽ không còn nhớ nữa, không còn nhớ là chúng ta phải hành thiền như thế nào, rồi cái cách thực hành ra sao tại vì chúng ta bỏ quên một thời gian không có thực hành;

Ngài lấy ví dụ một người tham gia một khoá học về cách sử dụng máy tính, thì ở đây có thể là học cách sử dụng máy tính hay là học cách lập trình, thì sau khi học xong thì về nhà người này bỏ đi, không có tiếp tục sử dụng máy tính nữa, bẵng đi một thời gian và khi quay trở lại với máy tính thì người này không còn  nhớ gì hết; người này quên sạch tất cả những kiến thức mà mình đã học, thì do đó, nếu mà cái người này về nhà vẫn tiếp tục sử dụng máy tính, vẫn tiếp tục tìm hiểu, thực hành trên những điều mà mình đã học thì không những là người này nhớ được những điều mình đã học mà còn phát triển được thêm những kiến thức, người này có thể hiểu được cách vận hành của máy tính, một cách rõ ràng hơn, người này tìm hiểu được ngóc ngách của chiếc máy tính rồi điêu luyện trong cách sử dụng máy tính thì ở đây cũng vậy, người Thiền Sinh tham gia cái khoá thiền 10 ngày và qua 10 ngày người Thiền sinh hiểu được phương pháp thực hành ở mức độ căn bản, thì nếu mà người thiền sinh về nhà tiếp tục thực hành thì mọi chuyện xảy ra rất là tốt đẹp nghĩa là từ cái bước tiến mà chúng ta liên tục nỗ lực chánh niệm phát triển trong 10 ngày thì ở đây trên cái đà đó thì chúng ta sẽ tiếp tục tiến lên; và giữ cho cái tâm của mình được trong sạch hết ngày này qua ngày khác và cùng theo đó là sự tiến bộ về những sức mạnh của Tâm, nếu người này từ bỏ việc thực hành , có nghĩa là sang ngày mai không còn có một thời thiền nào cả thì người này sống thất niệm thì chỉ bẵng sau một thời gian thì cái người này quên hết tất cả các phương pháp và nếu tham gia khoá sau thì nó giống như một thiền sinh mới có nghĩa là chúng ta lại bắt đầu lại từ đầu; trong khi đó một cái người tương tự thì hàng ngày vẫn nỗ lực thực tập thì thông qua thực tập thì người này có sự tiến bộ và khi tham gia một khoá thiền sau thì người này tiếp tục trên cái đà đó phát triển trở thành điêu luyện, và có sự thăng tiến trong pháp hành cũng như sự thanh lọc Tâm;

Ở đây nếu mà một người thực hành với phương pháp thực tập máy tính, nếu mà sau khoá học người này về thực tập thuần thục mình sử dụng máy tính để nâng cao cái khả năng và áp dụng được những gì mình học hỏi được thì sau một thời gian nếu mà người Thầy mở thêm một khoá nâng cao thì người này có thể đăng ký tham gia một cách nhanh chóng và dễ dàng nhưng mà cũng là một vị học sinh khác cũng học khoá đó nhưng mà về bỏ bê cái việc thực tập máy tính, không có ngó ngàng gì tới cái máy tính thì bẵng một thời gian nếu mà Thầy mở một khoá nâng cao thì người này cũng không dám đăng ký tham gia bởi vì những cái kiến thức mà anh ta đã học ở những khoá cơ bản anh ta đã quên hết bây giờ vào khoá nâng cao thì không thể nào học được thì ở đây cũng vậy với vị Thiền Sinh nếu mà tham gia khoá thiền và thực tập hàng ngày thì sau này nếu mà có khoá thực tập và có khoá nâng cao được mở ra thì cái người này tiếp tục phát triển và khoá đó trở thành khoá nâng cao đối với họ có nghĩa là khoá trước mình đã thực hành tới đâu thì trong hàng ngày mình duy trì cái tiến độ thực hành đó để khoá sau mình có thể tiến lên; Nhưng mà nếu một người Thiền sinh bỏ bê việc thực hành thì  sau này chẳng hạn vị thiền sư mở thêm một khoá mới và ở đây người thiền sinh đó đi vào thì coi như là sự chánh niệm, sự định tâm là nó mất hết sạch; Và người này lại phải bắt đầu ghi nhận và phát triển chánh niệm lại từ đầu;

Nếu mà quý vị nỗ lực thực tập mỗi ngày thì Tâm của quý vị nó sẽ được trong sạch nó tránh xa được phiền não và sự dơ bẩn của phiền não, cho nên  trong trạng thái Tâm trong sạch ít phiền não này thì rất là an lạc, rất là an vui, và có rất nhiều những lợi ích khi mà một người phát triển được chánh niệm cũng như là sự thiền tập mỗi ngày, thì những lợi ích này được gọi là vị ngọt của Thiền Minh Sát và lúc này khi mà chúng ta thực hành thì chúng ta sẽ tự mình cảm nhận được, tự thân chứng được những cái cảm giác này; 

Nếu mà quý vị tự thực hành thiền mỗi ngày thì những lợi ích quý vị sẽ tự mình biết được thông qua sự thâu nhận được thông qua thực hành Thiền; và những lợi ích này nó rất là hữu dụng và nó có khả năng áp dụng được trong cuộc sống hàng ngày, đem lại rất nhiều lợi ích và việc này tự mỗi thiền sinh có thể nhận thức được những lợi ích thông qua việc thực hành của mình; sẽ thấy được thông qua sự thực hành này Tâm của mình nó sẽ thực sự được trong sáng hơn; nó bớt đi những phiền não, bớt đi những ô nhiễm, những lo âu, những bất an, và do đó mình sống một cách an vui, hạnh phúc hơn và khi mà mình có được cái cảm nhận được những cái kinh nghiệm thực chứng như vậy, thì cái người này phát triển được đức tin, phát triển được cái Tâm hoan hỷ trong việc thiền tập và khi mà có cái đức tin hoan hỷ như vậy thì người này sẽ nảy sinh ước muốn tiếp tục gia công và nỗ lực thực tập thêm thì do đó sinh ra cái tâm tinh tấn, và càng tinh tấn thực hành thì cái người này tâm càng được trong sạch, và Tâm càng được trong sạch thì lại thu được nhiều lợi ích, thì những lợi ích mà người Thiền Sinh nhận được trong việc thực hành hàng ngày nó rất là nhiều, đó là khi mà chúng ta tiếp xúc trong cuộc đời thì nó có rất là nhiều những cái vấn đề, gọi là những pháp thế gian, hay là sự thăng trầm thì ở đây khi mà một nội tâm vững chắc có sức mạnh có sự bảo vệ của chánh niệm cũng như sự hành thiền thì người đó có đươc cái sự bình an, Tâm nó sẽ không có sóng gió và cuộc đời của người này sẽ ít sóng gió và Tâm thường được an lạc, tĩnh lặng và do vắng lặng những phiền não cho nên sống rất là an vui;

Thông qua cái việc thực hành thì người thiền sinh sẽ thấy được rằng nhờ cái sự thực hành thiền mà ta phát triển được khả năng tư duy, khả năng lý luận hay là chúng ta có thể hiểu là cái Tâm mà như Lý tác Ý, nó được phát triển rất là tốt đẹp, hay là những tư duy nó trở lên rất là nhạy bén và cái tâm của chúng ta giải quyết vấn đề trở lên rất là thông thái và thông minh, khi đứng trước những tình thế khó khăn và khó xử thì với người bình thường với cái Tâm thiếu Như Lý tác Ý hay suy nghĩ lo âu, suy nghĩ tiêu cực thì cái người này không có giải quyết được những vấn đề khó khăn và khó xử và thường chìm vào trong những cái lo âu những buồn rầu, than vãn, thất vọng vv…mà không có tìm được lối ra mặc dù người này bỏ rất nhiều thời gian để suy nghĩ nhưng mà cũng không giải quyết được vấn đề, nhưng mà một người hành thiền thì khi mà phát triển một cái tư duy thông qua hành thiền như vậy thì cái người này giải quyết vấn đề này rất nhanh và khôn khéo, luôn nhìn cái vấn đề khó khăn với những cái hướng giải quyết rất là tích cực; và những cách giải quyết rất khôn khéo và hướng người này tới một giải pháp rất bình an và bớt đau khổ, thì đó là những lợi ích nó thiết thực trong hiện tại đối với việc hành thiền; đó là khả năng phát triển tư duy và khả năng giải quyết vấn đề rất là nhanh chóng và thông minh;

Ngài đưa cho chúng ta một ví dụ về cái Tâm tích cực hay là như Lý tác Ý thì nếu mà chúng ta gặp phải một người mà cái người này thường xuyên thích đi hãm hại, gây gổ với người khác, thì hầu hết ai cũng gặp trong đời thì khi mà gặp  người đó thì với tâm như Lý tác Ý đó, hay là với Tâm tích cực, thì người này sẽ khởi lên cái ý nghĩ rằng là nhờ có người này mà mình phát triển được cái tâm kham nhẫn, nhẫn nại, hay là người này có thể nghĩ là do cái nghiệp quá khứ mình đã làm nên điều bất thiện nên bây giờ mình phải chịu oan trái với cái người này, mình phải gặp cái người mà nó không có tốt đẹp như vậy thì tốt nhất là mình không có nên nói hay là làm những cái gì bất thiện với người này, bởi vì nếu mà làm như vậy thì kiếp này mình lại tạo thêm một nghiệp bất thiện mới, kiếp sau mình lại gặp đau khổ nữa; Thì ở đây người này có suy nghĩ như Lý tác Ý như vậy thì những cái vấn xảy ra nó không có tốt đẹp với mình thì do những suy nghĩ khôn khéo như vậy nên người này không khởi sanh thêm các Tâm Bất thiện trong Tâm như Tâm sân sẽ không xuất hiện, và do tâm sân không xuất hiện nên không có đau khổ, tâm lúc này được bình an, tĩnh lặng có được sự nhẫn nại và người này trong khoảnh khắc đó được an nhiên tự tại; 

Thì đó là lý do vì sao mà Ngài kêu gọi quý Thiền Sinh của mình phải nỗ lực thực tập trong đời sống hàng ngày mặc dù khoá thiền đã chấm dứt, chỉ khi thực tập trong đời sống hàng ngày thì chúng ta mới có các trạng thái Tâm suy nghĩ tích cực hay là như Lý Tác Ý ngay lập tức như vậy, thì cái việc thực tập hàng ngày nó rất là quan trọng; Mặc dù có Thiền Sinh đã hỏi Ngài sáng ngày hôm nay và Ngài đã có câu trả lời nhưng mà do vấn đề này nó rất là quan trọng cho nên Ngài nhắc lại cho Quý Thiền Sinh được rõ;

Thì trong đời sống của chúng ta tối thiểu chúng ta nên dành thời gian 2 thời thiền một ngày mỗi thời 1 tiếng đồng hồ để ngồi thiền, thì nếu có thời gian thêm thì rất tốt nhưng tối thiểu để duy trì chánh niệm thì chúng ta dành tối thiểu 2 thời mỗi ngày, một thời vào buổi sáng và một thời vào buổi tối, thì đây là hai thời mà Ngài thấy nó phù hợp, Tuy nhiên là nếu Thiền Sinh thấy rằng cái thời gian của mình nó khác biệt và không có phù hợp thì tuỳ thuộc vào thời gian nào mình sắp xếp nó tốt đẹp hơn thì không quan trọng, chúng ta cứ thực hành bất cứ thời gian nào chúng ta thấy phù hợp;

Đối với việc đi kinh hành thì chúng ta dành tối thiểu một giờ 1 ngày để thực tập và nếu mà quý Thiền Sinh không có thể dành một thời gian riêng 1h để thực tập được thì chúng ta nên nỗ lực dành ra những khoảng thời gian mà chúng ta đi bộ, đi chỗ này, đi chỗ kia, những khoảng thời gian mà chúng ta đi một mình thì chúng ta dành riêng những khoảng thời gian đó để thêm vào sự thực tập việc đi kinh hành, chúng ta cứ niệm là trái bước, phải bước hoặc là bước, bước, bước hoặc là đi đi đi…Thì chẳng hạn chúng ta đi siêu thị, hoặc đi hoặc hoặc đi tới chỗ làm hoặc là chúng ta đi đổ rác thì ở đây đối với những công việc hàng ngày như vậy chúng ta dành ra để đi kinh hành và khi đi một mình thì chúng ta rất dễ để thực hiện và đương nhiên là Ngài nói phải dành thời gian phù hợp để thực hành chứ không phải là lúc nào mình cũng có thể thực hành được bởi vì chẳng hạn như là chúng ta đi sang đường và có rất nhiều xe cộ rất là đông đúc thì đương nhiên là những lúc đó sẽ khó để chúng ta có thể thực hành trái bước, phải bước, thì ở đây phải có không gian phù hợp đó là chúng ta đi một mình và chúng ta chọn cái việc đó để chúng ta đi kinh hành nếu mà quý thiền sinh không có thu xếp được thời gian để dành 1h đồng hồ để đi mỗi ngày;

Thì để mà chánh niệm được trong những hoạt động đi ở bên ngoài thì thực sự là nó không phải dễ đối với một thiền sinh mới, thì chúng ta mới thực tập cho nên việc mà chúng ta giữ được chánh niệm như vậy thì nó thực sự rất là khó nhưng mà người Thiền Sinh phải có một cái niềm tin là chúng ta sẽ làm được bởi vì nó chỉ khó cái giai đoạn đầu tiên mà thôi rồi sau một thời gian nó sẽ trở thành một cái thói quen và sau khi nó đã trở thành thói quen rồi thì mọi thứ nó cứ diễn ra một cách rất tự nhiên và thoải mái, người Thiền sinh sẽ ghi nhận một cách thoải mái và điêu luyện, mỗi khoảnh khắc mà chúng ta đi ra ngoài thì chúng ta sẽ dễ dàng thiết lập được chánh niệm trên bước chân trái bước, phải bước của mình;

  Thì ở nhà chúng ta có những hoạt động chẳng hạn như là đi lên gác, thì chúng ta leo lên như vậy thì khoảng thời gian chúng ta đi một mình thì chúng ta cũng cố gắng giữ chánh niệm trên từng cái bước đi của mình thì chúng ta có thể niệm dở lên-đạp xuống, dở lên-đạp xuống, tại vì khi chúng ta leo thang thì chúng ta có cái động tác là cái đầu gối nâng lên và đầu gối hạ xuống và chúng ta có thể ghi nhận cái đầu gối hoặc là cái bàn chân thì chúng ta có thể Niệm là dở lên-hạ xuống như vậy thì mỗi lần leo thang thì chúng ta đều có cái sự chánh niệm thì cứ tới cầu thang là chúng ta sẽ nhớ tới việc chánh niệm thì ở đây, đó là cái khoảng thời gian nó rất là lợi ích vì chúng ta có thể phát triển được; Nếu nhà có cầu thang thì một ngày có thể chúng ta phải leo lên, leo xuống rất nhiều lần và mỗi một lần như vậy thì chúng ta có thể phát triển được Chánh Niệm;

Khi mà muốn phát triển Chánh Niệm trong hoạt động hàng ngày, lúc ở nhà thì quý vị phải chọn ra một số hành động mà quý vị dễ thực hiện và dễ chánh niệm, khi mà tới hoạt động đó thì mình nhớ mình làm và mình chánh niệm và mình nên ghi ra một vài cái hoạt động chẳng hạn hai thời điểm, 3 thời điểm hoặc 4 thời điểm trong ngày thì trong thời điểm đó chúng ta nỗ lực mình thực tập Chánh Niệm, chẳng hạn mình lựa chọn cái khoảnh khắc mà mình vừa mới thức dậy, tôi sẽ chánh niệm thì khi vừa mới thức dậy thì chúng ta ngay lập tức chánh niệm và chúng ta chánh niệm đối với những hoạt động mà chúng ta đang làm một mình nó sẽ dễ hơn, chẳng hạn khi thức dậy thì chúng ta sẽ mặc áo vào hoặc đi vào nhà vệ sinh, đi vệ sinh, đánh răng, rửa mặt và những việc đó chúng ta làm một mình và khi làm một mình như vậy thì chúng ta dễ dàng phát triển Tâm Chánh Niệm còn khi mà chúng ta làm chung với các thành viên trong gia đình, sinh hoạt chung thì khi đó chúng ta sẽ khó cho những Thiền Sinh mới trong phát triển Chánh Niệm, thì ở đây Ngài khuyên Thiền Sinh nên chọn những hành động mà mình làm một mình thì nó sẽ rất là dễ khi quý vị thực hành phát triển chánh niệm và mình phải chọn nó một cách rõ ràng bởi vì ngày nào chúng ta cũng sẽ lặp đi lặp lại cái việc đó;

Ngài giảng rằng, quý Thiền sinh phải chọn thời điểm mà chúng ta thực hành thật cụ thểvà chúng ta phải làm trong cái khả năng của mình, và khi chọn được như vậy rồi thì quý vị phải lên lịch thật rõ ràng, chi tiết, chẳng hạn như là một ngày chúng ta phải ngồi 2 thời thì 1 thời lúc mấy giờ và thời thứ hai lúc mấy giờ, đi kinh hành lúc mấy giờ và những hoạt động nào thì chúng ta phát triển chánh niệm trong đời sống hàng ngày thì chúng ta ghi ra và thời gian nó rõ ràng, thì khi mà chúng ta ghi ra như vậy thì chúng ta phải có cái sự cam kết và nghiêm khắc tuân theo cái lịch này, bởi vì nếu mà quý vị không lên lịch và không có cam kết thì mình sẽ tạo điều kiện cho cái tâm Lười nó sinh khởi, thì qua một ngày mình cứ nghĩ trong tâm là hôm nay mình sẽ ráng mình ngồi thiền 2 thời nhưng mà qua 1 ngày thì chúng ta cảm thấy lười, chúng ta bỏ qua một ngày không có thiền thì ngày hôm sau chúng ta sẽ lười thêm và chúng ta lại bỏ thêm một ngày nữa và cứ như vậy thì không thể nào tập được cái thói quen cho nên chúng ta phải lên lịch và phải cam kết và chỉ sau một khoảng thời gian thì nó trở thành một thói quen, và khi đã trở thành một thói quen rồi thì nó rất là dễ dàng và nó không còn khó khăn nữa, chẳng hạn quý vị thiết lập được thói quen là lúc 6h sáng chúng ta sẽ đi hành thiền và ngày nào cũng như vậy và cho tới 1 ngày nó thành thói quen rồi thì bỗng nhiên sáng đó mình không có ngồi thiền được và chúng ta cảm thấy trong người nó thiếu thiếu cái gì đó và nó rất là bứt rứt khó chịu, và ở đây khi mà hành giả đã thiết lập được thói quen thiền rồi thì nó sẽ đem lại rất nhiều cái lợi ích, và cũng vậy đối với thời thiền buổi tối khi mà chúng ta cũng lặp lại một thời gian và nó sẽ tạo thành một cái thói quen và đúng cái giờ đó chúng ta thu xếp được tâm sẵn sàng cho việc ngồi thiền và tâm của chúng ta nó sẽ không có lười, sẽ không có mệt;

Thì ở đây trong những hoạt động hàng ngày khi mà quý vị chọn 1,2,3 cái hoạt động hàng ngày để mà thực tập như vậy và khi thực tập một thời gian Tâm nó trở lên quen thuộc với cái đề mục thì lúc đó chúng ta thêm vào những cái bài tập mới, ví dụ như chúng ta chọn cái sự rửa mặt là để khởi đầu cho việc chánh niệm hàng ngày và khi mà chúng ta thực tập như vậy trong một khoảng thời gian thì Tâm chúng ta nó quen thuộc với cái việc chánh niệm rửa mặt và mỗi lần rửa mặt thì tâm nó tự động nó ghi nhận chánh niệm việc rửa mặt một cách rất là tự động, nó chánh niệm rất là sát sao thì đến lúc này chúng ta lại thêm vào các hoạt động khác, chẳng hạn bây giờ chúng ta thấy tự tin với việc ghi nhận việc rửa mặt rồi thì chúng ta thêm cái hành động là tắm, khi tắm chúng ta phát triển chánh niệm và khi tắm thì chúng ta cảm thấy là tự tin với việc ghi nhận rồi thì chúng ta lại tiếp tục thêm vào với những hoạt động khác và cứ thêm vào, thêm vào như vậy và cứ mỗi ngày hoặc là sau một khoảng thời gian thì chúng ta càng thêm nó nhiều hơn và dần dần thì càng có nhiều đề mục mà chúng ta phát triển được trong các hoạt động hàng ngày, mà cái tiến trình nó diễn ra một cách đều đặn và khá là thoải mái;

Thì Ngài tin rằng nếu mà quý Thiền Sinh mà làm được theo đúng cái cam kết của mình thì chắc chắn là người Thiền Sinh sẽ tự thân mình cảm nhận được những lợi ích to lớn của cái việc hành thiền trong cuộc sống hàng ngày và cái nội tâm của những người Thiền Sinh nó sẽ dần dần phát triển được cái sự bình an, tĩnh lặng và hạnh phúc;

Do những lợi ích to lớn như vậy thì Ngài Thiền sư có một sách tấn, khích lệ đối với tất cả Thiền Sinh chúng ta phải nỗ lực thực hiện thiền tập mỗi ngày dù là khi chúng ta ra khỏi khoá thiền thì chúng ta vẫn giữ sự thực tập mỗi ngày và với cái sự nỗ lực thực tập đều đặn thì người Thiền Sinh sẽ dần dần phát triển được cái sự điêu luyện, cái sự chuyên nghiệp và quen với việc chánh niệm và ghi nhận thì Ngài cầu chúc cho tất cả quý thiền sinh phát triển được sự điêu luyện trong tâm và Ngài mong rằng với sự thưc tập quen thuộc và thuần thục như vậy người Thiền Sinh sẽ cảm nhận được lợi ích của việc thực hiện hành thiền và phát triển chánh niệm trong từng khoảnh khắc, và sẽ đạt được hạnh phúc cao thượng, thì thông qua cái việc đi trên con đường chánh đạo này, con đường để thanh lọc tâm này thì Ngài cũng cầu chúc tất cả các Quý Thiền Sinh sẽ đạt tới mục đích cuối cùng đó là đoạn diệt được tất cả mọi phiền não, những đau khổ, và Ngài Thiền Sư chấm dứt bài pháp thoại ở đây;

Sadhu sadhu sadhu! 

(Người đã đánh chữ tốc ký: Giang Tenzin)

 

 

Các bài viết trong sách

Dhamma Nanda

BQT trang Theravāda cố gắng sưu tầm thông tin tài liệu Dhamma trợ duyên quý độc giả tìm hiểu về Dhamma - Giáo Pháp Bậc Giác Ngộ thuyết giảng suốt 45 năm sau khi Ngài chứng đắc trở thành Đức Phật Chánh Đẳng Chánh Giác vào đêm Rằm tháng 4, tìm hiểu thêm phương pháp thực hành thiền Anapana, thiền Vipassana qua các tài liệu, bài giảng, pháp thoại từ các Thiền Sư, các Bậc Trưởng Lão, Bậc Thiện Trí.

Trả lời

Từ điển
Youtube
Live Stream
Tải app