Nội Dung Chính [Hiện]
Video (6) 3 Phẩm Hạng Của Sự Giữ Giới – Thiền Sư U Paṇḍitā – Khóa Thiền Mùa Xuân 2007
3 Phẩm Hạng Của Sự Giữ Giới | Thiền Sư U Paṇḍitā | Khóa Thiền Mùa Xuân 2007
(Bài giảng ngày 10 tháng 5 năm 2007, tại Như Lai Thiền Viện California)
Mấy ngày qua, sư Cả đã giảng về pháp bố thí, nếu bố thí đúng cách, sự bố thí sẽ cao thượng khi thí chủ bố thí với tác ý thiện và mục đích cao thượng, sự bố thí cao thượng mở đường cho sự tu tập giới. Nếu một người tiếp tục tu tập giới sẽ dễ dàng giữ giới, giữ giới tròn đầy làm cho đời cá nhân thăng tiến, ai cũng có thể thực hành bố thí, bố thí không liên quan đến giới hạnh, trong khi giữ giới là căn bản thiết yếu cho sự tu giới, còn bố thí giúp cho người khác có được những gì họ cần, người thọ nhận hoan hỷ vì được những gì mình cần, cá nhân chia sẻ với người khác những gì cá nhân đang có. Trong pháp tu giới cá nhân giữ gìn thu thúc sao cho không làm hại người khác, do đó giữ giới là điều nên làm, giữ giới trong sạch làm cho thân tâm khỏe mạnh dễ mến đó là tại sao giữ giới là pháp phải được tu tập, nhờ giữ giới nên cá nhân biết thu thúc những gì cần phải thu thúc, do vậy cá nhân có thân khẩu ý trong sạch, cá nhân tự động hưởng được lợi lạc nhờ sự giữ giới, cũng nhờ biết thu thúc những gì cần phải thu thúc nên chế ngự được kẻ nội thù là phiền não, kết quả đem lại là cá nhân không có sự sợ hãi do bị người chê trách, không sợ hãi kẻ thù và không bị hiểm nguy. Trì giới làm cho thân khẩu ý trong sạch, quả của sự trì giới đem lại cho cá nhân tái sinh vào nhàn cảnh Bhawasampati ( 2:50) do không muốn làm tổn thương người khác, cá nhân có sự tự kiểm soát, đến đây các hành giả đã hiểu nhiều về sự trì giới, hành giả đã phát triển được văn hóa phật giáo căn bản.
Hôm nay sư giảng về các phẩm hạng của sự giữ giới , trong Thanh Tịnh Đạo phân hạng phẩm chất của sự giữ giới làm 3 hạng khác nhau: Bậc hạ, bậc trung và bậc thượng. Khi giữ giới cá nhân cố gắng giữ cho tròn đầy sao cho giới hạnh đạt tối hảo dựa trên sự thành tựu của giới có thể chia làm 3 loại bất kỳ làm điều thiện gì cá nhân nên làm với tác ý mạnh mẽ và sự mong ước mạnh mẽ không phải là làm do tham nhưng cá nhân phải có ý muốn mạnh mẽ, phải làm với tâm can đảm, can đảm dám làm những gì cần phải làm cũng như can đảm không làm những gì bất thiện và cũng cần phải làm với trí tuệ đây là điều quan trọng, do đó khi thiện nghiệp giữ giới được làm với tác ý mạnh mẽ cùng với tâm dũng mãnh và trí tuệ thì ba yếu tố này trở nên cơ sở cho sự thành tựu giới , nếu ba yếu tố này có phẩm chất cao thì sự giữ giới mang phẩm hạng cao, nếu ba yếu tố này có phẩm chất trung thì sự giữ giới mang phẩm chất trung , nếu ba yếu tố này có phẩm chất yếu thì sự giữ giới mang phẩm chất thấp. Có ba phẩm tính cần thiết cho sự giữ giới: Thứ nhất ý chí lòng ham muốn giữ giới cho trong sạch Chanda (5:22), can đảm quyết tâm giữ gìn những gì cần phải giữ Qwerada ( 5:30), sự hiểu biết Qwehamsa (5:33) ba phẩm tính này quyết định cho phẩm hạng của sự giữ giới, nếu ba yếu tố này mang phẩm chất tối hảo thì sự giữ giới có phẩm chất bậc thượng, nếu ba yếu tố này mang phẩm chất trung bình thì sự giữ giới có phẩm chất trung, và nếu ba yếu tố này mang phẩm chất dưới trung bình thì sự giữ giới có phẩm chất tốt bậc hạ, do đó muốn có sự giữ giới tối hảo, phẩm chất của sự giữ giới còn được phân hạng theo mục đích của sự giữ giới, nếu giữ giới với mục đích để được nhiều người thương mến thì sự giữ giới có phẩm chất bậc hạ, nếu giữ giới với mục đích làm trong sạch thân khẩu thì sự giữ giới có phẩm chất bậc trung, nếu giữ giới với mục đích làm cho trong sạch thân khẩu và có sự hiểu biết giữ thân khẩu trong sạch là điều nên làm và cũng vì đây là điều mà các bậc trí nhân thường làm thì sự giữ giới có phẩm chất bậc thượng, cá nhân hãy tự xem xét lấy để thấy mục đích của sự giữ giới của mình là gì, phẩm chất của sự giữ giới được phân hạng theo mức độ trong sạch, nếu giữ giới với tâm ngã mạn tự hào vì giới đức của cá nhân, chỉ có tôi là người có giới trong sạch hoặc tự cao cho rằng người khác giữ giới không bằng mình nên khinh rẻ người khác, sự giữ giới như vậy không được tốt đẹp vì bị ô nhiễm bởi tâm bất thiện nên có phẩm chất bậc hạ, nếu giữ giới với tâm hoàn toàn trong sạch thì sự giữ giới có phẩm chất bậc thượng, nếu giữ giới với tâm trong sạch không ngã mạn tự cao, thì sự giữ giới có phẩm chất bậc trung, các hành giả ở đây đang giữ giới với tâm không ngã mạn tự cao, nên sự giới của các hành giả mang phẩm chất bậc trung, nếu giữ giới với tâm hoàn toàn trong sạch thì sự giữ giới có phẩm chất bậc thượng, phẩm chất của sự giữ giới còn được phân hạng theo ý muốn, nếu giữ giới với ý muốn đạt được lợi lạc vật chất thì sự giữ giới có phẩm chất bậc hạ , nếu giữ giới với ý muốn giải thoát khỏi luân hồi thì sự giữ giới có phẩm chất bậc trung, các hành giả ở đây có sự giữ giới bậc trung, vì sao mỗi lần sinh giới các hành giả nguyện: “Nhờ phước báu của sự giữ giới tròn đầy mong cho tôi chứng đạt được đạo quả – Idamme silam maggaphalanhasa paccayo hotu” (9:19), nếu giữ giới với ý muốn giải thoát tất cả chúng sinh khỏi luân hồi thì sự giữ giới có phẩm chất bậc thượng. Đây cũng là sự giữ giới tạo nên ba la mật, khi giữ giới cá nhân hãy biết quý trọng lợi lạc của sự giữ giới và phải biết kiên nhẫn để có thể đem lợi lạc cho người khác, khi giữ giới với mục đích tạo ba la mật, trước nhất phải hiểu ba la mật là gì , khi làm điều thiện lành cá nhân đừng mong cầu danh lợi cho riêng mình mà hãy nhắm đến đem lại lợi lạc cho người khác, danh lợi cá nhân chỉ cho loại hạnh phúc không bảo đảm , nếu có mong ước riêng tư hãy mong được loại hạnh phúc bảo đảm, đó là Niết Bàn là loại hạnh phúc giải thoát khỏi tất cả đau khổ, cá nhân nên có sự mong ước chứng đạt niết bàn khi làm điều thiện nghiệp thiện làm với mục đích chứng đạt niết bàn là ba la mật , khi làm điều thiện cá nhân không mong cầu lợi lạc cho riêng mình mà nhắm vào lợi lạc cho người khác , nếu có ước muốn hãy có ước muốn thành tựu niết bàn, sự giữ giới với phẩm chất này là sự giữ giới ba la mật, người giữ giới với mục đích cao thượng mong sự thành tựu niết bàn là người cao thượng Parama (11:21) , do đó hành động cao thượng được gọi là parami Ba la mật, khi cá nhân làm việc thiện với mục đích đem lợi lạc cho riêng cá nhân mà không nghĩ đến người khác, người này thường thiếu kiên nhẫn hy sinh vì chỉ nghĩ đến cho riêng mình , người này chỉ nhắm vào danh lợi riêng tư, do đó thiện nghiệp do người này làm không được coi là ba la mật vì không mang tác ý cao thượng, người làm việc thiện để hoàn thành ba la mật khác người làm việc thiện với mục đích đem lợi lạc cho riêng cá nhân mình, người làm việc thiện để hoàn thiện ba la mật có tâm từ bi, quảng đại, khoan dung, nhẫn nại và hy sinh chỉ nhắm cho lợi lạc đến người khác. Đây là loại thiện nghiệp được làm bởi người cao thượng.
Khi bố thí cá nhân làm với tác ý muốn cho mình trong sạch với tâm từ là mong muốn cho người nhận được an vui hạnh phúc, với tâm bi cá nhân hy sinh nhẫn nại không muốn làm người khác đau khổ thân tâm bởi sự quan tâm đến người khác hiểu rằng không ai muốn đau khổ, vì có sự quan tâm đến hạnh phúc của người khác nên cá nhân giữ giới để không làm người khác đau khổ thân tâm cũng như giữ giới với mục đích giải thoát nên sự giữ giới này gọi là giữ giới Ba la mật Paramisila, sự giữ giới này mang phẩm chất bậc thượng, các hành giả ở đây nếu giữ giới với mục đích giải thoát thì sự giữ giới mang phẩm chất bậc thượng , người thực hành bố thí với tâm ý và mục đích trong sạch thì dễ tu giới. Đức Phật giảng về bố thí trước khi giảng về giới, qua sự phân tích ý nghĩa của bố thí chúng ta thấy bố thí tạo điều kiện thuận lợi đưa đến sự giữ giới đó là tại sao Đức Phật dạy tu bố thí trước khi tu giới. Chú giải giải thích rằng đó là tại sao bố thí là pháp dễ cho nhiều người tu tập, khi bố thí với tác ý trong sạch không mong cầu lợi lạc cho riêng mình, người bố thí không dính mắc, không ích kỷ có tâm trong sạch không bị tham sân si quá độ , do đó tạo điều kiện dễ dàng thuận lợi cho sự tu giới. Nếu người bố thí có giới trong sạch và người thọ nhận cũng có giới trong sạch thì sự bố thí được thành tựu tối ưu nhờ vào sự hỗ trợ của cả hai là người cho và người nhận. Trong pháp bố thí, bố thí đem lại lợi lạc cho người khác nên bố thí là pháp tu nên làm những gì nên làm, trong khi đó trì giới là thu thúc để không làm hại người khác , do đó trì giới là pháp tu nên làm những gì không nên làm , quả của bố thí đem lại cho cá nhân cuộc sống vật chất dồi dào Bogasampati (15:33) , còn quả của sự trì giới đem lại cho cá nhân tái sinh vào nhàn cảnh Bhawasampati (15:42), phước của bố thí và trì giới sẽ kéo dài bao lâu và cá nhân tùy thuộc vào các phước báu này như thế nào. Sư Cả sẽ giảng vào ngày mai.
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật
BỘ VIDEOS 39 BÀI GIẢNG | THIỀN SƯ U PAṆḌITĀ | KHÓA THIỀN MÙA XUÂN 2007