Tích Truyện Pháp Cú

Phẩm Song Yếu

Bà Sumanà

Nay sướng, đời sau sướng…

Pháp Cú này đức Đạo sư nói lúc ở tại Kỳ Viên tinh xáliên quan đến bà Sumanaqa.

Mỗi ngày có hai ngàn Tỳ-kheo thọ thực tại nhà Trưởng giả Cấp Cô Độc ở Xá-vệ, và hai ngàn vị tại nhà bà đại thí chủ Tỳ-xá-khư (Visàkhà).

Tại Xá-vệ, ai muốn cúng dường, trước hết đều tìm đến hai thiện tín này. Bạn có thắc mắc lý do không? Giá như có ai hỏi bạn: “Liệu ông Cấp Cô Độc và bà Tỳ-xá-khư cúng dường có được nhiều bằng của bạn không?” Và nếu bạn trả lời không bằng, thì bạn có thể để ra một trăm ngàn đồng tiền để lo cúng dường, và dầu vậy, các Tỳ-kheo cũng không hoan hỷ, sẽ thầm thì: “Cúng dường kiểu gì vậy?” Sự thật là cả hai vị thí chủ trên biết tường tận khẩu vị của chư Tăng và biết chính xác việc gì phải làm. Vì vậy, tất cả những ai muốn cúng dường đều mời hai vị này cùng đi. Và nếu thỉnh chư Tăng về nhà riêng thì các thí chủ chẳng thể tự mình lo chu đáo được bằng họ.

Gặp những trường hợp này, Tỳ-xá-khư đâm ra lo lắng không biết ai sẽ thay bà hộ cho chư Tăng. Bà trông thấy đứa cháu nội và chỉ định cô ta thay thế bà. Từ đó, cháu gái bà Tỳ-xá-khư hộ cho chư Tăng tại nhà bà. Còn ông Cấp Cô Độc thì chỉ định cô con gái lớn Mahà Subhaddà, cô gái này chăm sóc chúng Tăng như lệ thường, lắng nghe pháp, và sau đó chứng quả Dự lưu. Rồi cô ta kết hôn và đến sống với gia đình chồng. Ông Cấp Cô Độc chỉ định cô em là Cullà Subhaddà, và cũng như chị cô chứng quả Dự lưu, và sau đó lấy chồng và đến sống bên nhà chồng. Cuối cùng ông chỉ định cô em út Sumanà. Cô này chứng quả Tư-đà-hàm, nhưng vẫn độc thânThất vọng vì không gặp được một người chồng, cô nhịn ăn. Và vì muốn gặp cha, cô cho người mời ông đến.

Ông Cấp Cô Độc đang ở trong phòng ăn khi nhận được lời nhắn tin của con gái. Ông đi đến ngay và hỏi:

– Chuyện gì vậy, con gái cưng Sumanà?

Sumanà bảo:

– Em nhỏ hỏi gì?

– Con nói chuyện thật lộn xộn.

– Này em nhỏ, tôi không nói lộn xộn.

– Con sợ hả, con gái cưng?

– Tôi không sợ, em nhỏ.

Cô không nói nữa, chết ngay.

Dầu đã chứng quả Dự lưu, ông Trưởng giả cũng không chịu nổi sự buồn phiền. Nên vừa chôn cất con xong, ông liền đến Phật khóc lóc.

Đức Phật bảo:

– Này gia chủ, sao ông đến Ta buồn rầu, đầy nước mắt như vậy?

– Bạch Thế Tôn, con gái Sumanà của con đã chết.

– Rồi tại sao ông khóc? Cái chết không đến với mọi người sao?

– Con biết, bạch Thế Tôn. Nhưng con gái con quá hiền lành lương thiệnvậy mà khi chết nó không tỉnh táo, lại nói mê sảng. Thật quá đỗi đau buồn!

– Nhưng này Trưởng giả, con gái út của ông đã nói gì?

– Bạch Thế Tôn, con gọi nó “con cưng Sumanà” và nó trả lời “em nói gì, em nhỏ”; rồi con bảo nó “con nói thật lộn xộn” và nó trả lời “tôi không nói lộn xộn, em nhỏ”… Rồi nó không nói nữa, nó chết.

– Này ông Trưởng giả, con ông không nói nhảm đâu?

– Nhưng tại sao nó trả lời như vậy?

– Chỉ vì ông là “em nhỏ của cô ấy”. Này gia chủ, con gái ông lớn về quả vị tu chứng. Trong khi ông chỉ chứng quả Dự lưu, con ông đã chứng Tứ-đà-hàm. Con gái ông lớn về quả vị tu chứng nên nói như vậy.

– Lý do là vậy sao, bạch Thế Tôn?

– Lý do là Thế, gia chủ.

– Bạch Thế Tôn, giờ nó tái sanh ở đây?

– Ở cõi trời Đâu-suất.

– Bạch Thế Tôn, khi con gái còn sống ở đây với anh em thân thuộc, nó đi lại vui vẻ, và khi ra đi, nó lại tái sinh cõi phước lạc, an vui.

Đức Đạo sư bảo ông Cấp Cô Độc:

– Đúng như vậy, gia chủ! Người chánh niệm, dù tại gia hay xuất gia, đều an vui đời này và đời sau.

Phật đọc bài kệ:

(18) Nay sướng, đời sau sướng,

Làm phước, hai đời sướng.

Nó sướng: “Ta làm thiện”.

Sanh cõi lành sướng hơn.

dhp018 b

Các bài viết trong sách

Trả lời

Từ điển
Youtube
Live Stream
Tải app