Tích Truyện Pháp Cú – Phẩm Song Yếu: Nghiệp Của Đề Bà Đạt Đa

Tích Truyện Pháp Cú

Phẩm Song Yếu

Nghiệp Của Đề Bà Đạt Đa

Nay than, đời sau than…

Giáo lý này do đức Đạo sư dạy khi ở tại Kỳ Viênliên quan đến Đề-bà-đạt-đa.

Chuyện của Đề-Bà-Đạt-Đa, từ lúc trở thành Tỳ-kheo đến lúc mặt đất nứt ra và nuốt ông ta, đều có trong mọi chuyện Bổn Sanh.

Sau đây là tóm tắt câu chuyện:

Khi Thế Tôn ngụ tại vườn xoài Anupiya, gần Anupiya, một thị trấn của thị tộc Mallas, tám mươi ngàn quyến thuộc của ngài một hôm bổng nhận ra những đặc điểm của đấng Như Lai nơi Ngài, và tám mươi ngàn chàng trai con của họ đồng tình rằng Ngài là vua hay một vị Phật, Ngài cũng sẽ sống với một đoàn tùy tùng gồm những ông hoàng dòng Sát-đế-lợi. Sau đó trừ sáu ông hoàng trẻ tất cả đều xuất ly thế gian và trở thành Tỳ-kheo.

Thấy sáu ông hoàng trẻ họ Thích này là vua Bhaddiya, và các ông hoàng Anuruddha, Ananda, Bhayu, Kimbila và Devadatta chưa xuất thếhoàng tộc họ Thích thảo luận với nhau:

– Chúng ta chỉ cho chính con của chúng ta vào Tăng đoàn. Còn sáu ông hoàng họ thích này chắc không phải quyến thuộc của Phật nên không xuất gia làm Tỳ-kheo.

Vì vậy, một hôm, ông hoàng họ Thích tên Mahanama đến gặp em là A-nậu-lâu-đà (Anuruddha), tâm sự:

– Này em, trong gia đình ta chưa có ai xuất gia, em hãy xuất gia trở thành Tỳ-kheo và anh sẽ theo gương em.

Thuở đó, A-lậu-nâu-đà là người được nuôi dưỡng trong nhung lụa và sự cưng chìu, chàng chưa bao giờ nghe tiếng “không có”. Thí dụ, một hôm sáu ông hoàng họ Thích này chơi bắn bi. A-nậu-lâu-đà lấy bánh ra đánh cuộc. Khi thua, chàng nhắn về nhà đòi bánh. Mẹ chàng làm bánh đưa cho họ. Mấy ông hoàng ăn bánh xong tiếp tục chơi. A-nậu-lâu-đà thua liên tiếp. Ba lần mẹ chàng phải gởi bánh tới. Lần thứ tư bà nhắn:

– Không có bánh để gởi.

Trước đó A-nậu-lâu-đà chưa hề nghe chữ “không có”. Do đó chàng nghĩ rằng đó là một loại bánh khác, chàng nhắn bảo tên tiểu đồng về nhà:

– Hãy gởi cho tôi mấy cái bánh không có.

Khi mẹ chàng nhận được tin “Mẹ ơi! Hãy gởi cho con mấy cái bánh không có”, bà tự nghĩ:

– Từ trước con ta chưa hề nghe chữ không có, vậy thì ta sẽ dạy cho nó biết nghĩa ấy.

Rồi bà lấy một bát vàng rỗng chụp lên một bát vàng khác và gởi cho con trai.

Chư thiên bảo vệ thành biết được khi xưa A-nậu-lâu-đà là Annabhara đã bố thí thức ăn phần mình cho Phật Đốc Giác Uparritha và ước nguyện: “Không bao giờ bị nghe tiếng ‘không có’, không bao giờ cần biết thức ăn từ đâu đến”. Bây giờ nếu để A-nậu-lâu  đa thấy bát rỗng, các vị trời sẽ không bao giờ dự được hội trời, ngoài ra có thể đầu bị bể làm bảy mảnh nữa.

Vì thế chư thiên bỏ đầy bánh trời vào bát. Ngay khi bát được đặt xuống trên chiếc dĩa tròn và mở ra, mùi bánh thơm tỏa khắp thành. Hơn nữa, lúc miếng bánh đuợc đặt vào miệng, bảy ngàn thần kinh vị giác rung lên. A-nậu-lâu-đà thưởng thức xong liền kết luận:

– Mẹ ta chẳng thương ta, mọi khi mẹ chẳng hề chiên bánh không có này cho ta. Từ đây trở đi ta sẽ không ăn loại bánh nào khác.

Rồi chàng về nhà hỏi mẹ:

– Mẹ, mẹ có thương con hay không?

– Con cưng của mẹ, con ví như con mắt quí báu của một người chỉ có một con mắt, và cũng giống như trái tim mẹ yêu quí con còn hơn thế nữa.

– Vậy thì mẹ thương, tại sao mấy lần trước mẹ không chiên bánh “không có” cho con?

Người mẹ hỏi chú tiểu đồng:

– Nhỏ, không có gì trong bát chứ?

– Thưa bà, chiếc dĩa tràn đầy bánh, và thứ bánh này tôi chưa hề thấy trước kia.

Người mẹ liền hiểu: “Thật là con ta có công đức lớn. Chắc là nó có một ước nguyện. Những vị trời chắc đã bỏ bánh dầy đĩa và gởi cho nó”.

Đứa con nói tiếp với mẹ:

– Từ nay con sẽ không ăn loại bánh nào khác hơn.

Từ nay về sau xin mẹ hãy chỉ chiên bánh “không có” cho con.

Từ lần đó, khi con bà nói “Con muốn ăn bánh” bà liền gởi một bát không, đậy bằng một bát khác, và suốt thời gian chàng sống ở nhà, những vị trời gởi bánh trời cho chàng. Vì A-nậu-lâu-đà quá ngây thơ với mọi sự như thế làm sao chàng có thể nghĩ ra để hiểu ý nghĩ của từ ngữ “trở thành một Tỳ-kheo”.

Vì lý do đó chàng hỏi anh mình:

– Trở tnành một Tỳ-kheo là sao?

Anh chàng trả lời:

– Đời sống của một Tỳ-kheo gồm cạo bỏ râu tóc, ngủ trong bụi gai cũng bình thường như y trong giường đẹp và đi khắp nơi khất thực.

A-nậu-lâu-đà bày tỏ ý mình:

– Này anh, em quá sung sướng, em sẽ không bao giờ có thể thành một Tỳ-kheo.

– Tốt lắm, em thân yêu, vậy hãy học nghề nông và sống đời sống của một gia chủ. Nhưng ít nhất, một trong hai anh em chúng ta phải trở thành Tỳ-kheo.

A-nậu-lâu-đà nói:

– Làm nông là sao?

Làm sao có thể trông mong một chàng trai biết được ý nghĩ của chữ nông nghiệp khi anh ta không biết được thức ăn từ đâu đến? Như một ngày nọ, ba ông hoàng Kimbila, Bhaddiya và A-nậu-lâu-đà bàn lận với nhau về thức ăn từ đâu đến.

Kimbila nói:

– Nó đến từ kho lúa.

Bhaddiya nói với chàng:

– Anh không biết thức ăn từ đâu đến, nó đến từ cái nồi.

A-nậu-lâu-đà nói:

– Cả hai anh đúng là chẳng biết thức ăn đến từ đâu cả. Nó đến từ một bát vàng đậy nắp ngọc.

Người ta kể rằng: Một hôm Kimbila thấy gạo được chuyển ra từ kho thóc, và lập tức chàng nghĩ “những hạt gạo được sản xuất trong kho”. Cũng vậy, một hôm Bhaddiya thấy thức ăn được múc ra từ một cái nồi, và chàng cho rằng “nó có được từ trong nồi”.

A-nậu-lâu-đà chưa hề thấy người ta chứa gạo, nấu cơm hay múc ra khỏi nồi, nhưng chỉ thấy sau khi đã múc ra khỏi nồi và đặt trước chàng. Vì vậy chàng cho rằng khi người ta muốn ăn, thức ăn xuất hiện ngay trong một bát vàng. Đó là sự ngu dốt của cả ba ông hoàng về việc thức ăn đến từ đâu.

Bấy giờ trở lại khi A-nậu-lâu-đà hỏi:

– Làm nông nghĩa là sao?

Chàng nhận được câu trả lời sau:

– Trước hết cánh đồng phải được cày lên, và sau đó những việc khác như thế, như thế phải làm. Và những việc ấy phải làm từ năm này đến năm khác.

Chàng tự nhủ:

– Những bổn phận ràng buộc với nghề nông như thế thì đến bao giờ mới hết. Bao giờ chúng ta mới có thời gian vui hưởng tài sản của mình một cách an nhàn?

Và vì cho rằng những bổn phận ràng buộc vào đồng áng không bao giờ hết và không bao giờ dừng, chàng liền đổi ý:

– Thôi thì, nếu như vậy anh phải sống đời sống của một gia chủ; còn em, em không sống như vậy.

Sau đó, chàng đến nói với mẹ:

– Mẹ! Hãy cho phép con! con muốn xuất gia trở thành một Tỳ-kheo. Ba phen chàng đòi mẹ cho phép trở thành Tỳ-kheo và ba lần bà từ chối. Cuối cùng bà nói với chàng:

– Nếu vua Bhaddiya, bạn con xuất gia, con có thể xuất gia với anh ta.

Sau đó, chàng đến Bhaddiya bạn mình và nói:

– Này bạn, tôi có xuất gia được hay không với điều kiện là bạn xuất gia đấy!

A-nậu-lâu-lâu-đà thúc giục bạn Bhaddiya bằng mọi lý lẽ khiến anh cùng đi xuất gia. Và cuối cùng, vào ngày thứ bảy Bhaddiya hứa khả.

Rồi sáu ông hoàng thuộc giai cấp Sát-đế-lợi – Bhaddiya, vua của những người họ Thích (Sakyans), A-nậu-lậu-đá, Ananda, Bhagu, Kimbila và Đề-bà-đạt-đa – kèm thêm người hớt tóc là Upali thành bảy người, sau bảy ngày vui hưởng hạnh phúc thần tiên như những vị trời, bắt đầu ra đi với trang phục nhiều gấp bốn lần, như thể trên đường đến vườn giải trí. Khi họ tới lãnh thổ nước khác, họ ra lệnh quân lính trở về. Họ cởi những đo trang sức, gói lại và đưa cho Upali, nói:

– Này Upali, bây giờ hãy trở về. Tất cả tài sản này sẽ đủ cung cấp cho anh sanh nhai.

Upali gieo mình xuống chân họ, lặn lộn trên đất và khóc thảm thiết. Nhưng không giám cãi lệnh, đứng lên và trở về. Giờ chia tay rừng rủ lá, đất rung động. Upali đi được một quãng ngắn không an lòng vì nghĩ rằng những người Sakyans họ Thích ác nghiệt và tàn bạo có thể giết mình vì nghĩ rằng mình đã giết anh em họ. Những ông hoàng họ Thích Sakyans này đã từ bỏ nếp sống lộng lẫy xa hoa, đã lột bỏ những trang sức vô giá xem như một đống đờm dãi và dự định xuất gia trở thành Tỳ-kheo. Sao mình lại không?

Rồi ông mở gói, treo những đồ trang sức trên cây để mặc, ai muốn hãy đến lấy!

Xong, ông đến chỗ những ông hoàng. Họ ngạc nhiên hỏi ông tại sao ở lại, ông kể với họ toàn bộ câu chuyện. Như vậy sáu ông hoàng đem theo người thợ cạo Upali đến Thế Tôn và bạch:

– Bạch Thế Tôn, chúng con là những người họ Thích kiêu hãnh. Người thợ cạo này là người phục vụ chúng con từ lâu. Xin thu nạp ông ta vào Tăng đoàn trước, vì để ông ta vào trước chúng con sẽ cung kính ông ta, do sự kiêu hãnh của chúng con sẽ được giảm bớt.

Vậy là trước tiên họ đã xin cho thợ cạo Upali xuất gia trước và sau đó chính họ xin vào Tăng đoàn.

Trong sáu ông hoàng họ Thích này , Tôn giả Bhaddiya chứng Tam minh ngay mùa hạ đầu. Tôn giả A-nậu-lâu-đà chứng Thiên nhãn thông, và sau nghe bài kinh đầu đề “Những điều suy niệm của một bậc đại nhân”, Ngài chứng A-la-hán. Tôn giả A-nan chừng quả Dự lưuTrưởng lão Bhaya và Trưởng lão Kimbila sau đó khai mở Minh-sát-tuệ và chứng A-la-hán. Đề-bà-đạt-đa chứng thần thông thấp hơn.

Sau một thời gian, khi Thế Tôn ngụ tại Kossambi, của cải và tiếng tăm đều dồn về Thế Tôn và chúng đệ tử của Ngài. Mọi người đến tinh xá thường mang trong tay y phục, thuốc men và những vật cúng dường khác, và hỏi:

– Đức Đạo sư ở đâu?

– Trưởng lão Xá-lợi-phất đâu?

– Trưởng lão Mục-kiền-liên đâu?

– Trưởng lão Ca-diếp đâu?

– Trưởng lão Bhaddiya đâu?

– Trưởng lão A-nậu-lâu-đà đâu?

– Trưởng lão A-nan đâu?

– Trưởng lão Bhagu đâu?

– Trưởng lão Kimbila đâu?

Nói xong, họ đi tìm chỗ ngồi của tám mươi vị Đại đệ tử.

_______________________

dhp017 b 1

Những Hành Động Ác Của Đề Bà Đạt Đa

Nhưng chẳng ai hỏi đến Đề-bà-đạt-đa. Từ đó ông sanh lòng bất mãn: “Ta đi tu cùng lúc với những Tỳ-kheo kia, cũng thuộc giai cấp chiến sĩ như họ. Vậy mà các thí chủ mang phẩm vật cúng dường kia chỉ đến tìm những Tỳ-kheo ấy, chẳng ai nhắc đến tên ta. Ta sẽ về phe ai, thâu phục cảm tình ai để có được lợi dưỡng và sự tôn kính?” Và ông toan tính ly khai. Sau đó ông nghĩ tiếp: “Vua Bình-sa ngay hôm đầu gặp Phật cùng mười một vạn tùy tùng, đã chứng quả Dự lưu, ta không thể về phe ông. Ta cũng không thể theo phe vua Kosala, nhưng ta sẽ đến với hoàng tử A-xà-thế, kẻ không biết nhìn người”.

Từ Kosambi, Đề-bà-đạt-đa đi đến Vương Xá, tự biến thành một chàng trai, với bốn con rắn ở tay chân, một con quanh cổ, một con cuộn tròn trên đầu như búi nệm, một con vắt trên vai. Trang điểm đầy rắn như thế ông từ không trung bay xuống ngồi ngay trong lòng A-xà-thế hết hồn hỏi:

– Người là ai?

– Tôi là Đề-bà-đạt-đa.

Để A-xà-thế hết sợ, Đề-bà-đạt-đa biến nguyên hình trở lại là một Tỳ-kheo, đắp y mang bát và ông chiếm được cảm tình của A-xà-thế cùng lợi dưỡng và sự tôn kính.

Được lợi dưỡng và sự tôn kính rồi, Đề-bà-đạt-đa quyết định: “Ta phải là người lãnh đạo Tăng đoàn”. Vừa khởi ác niệm, Đề-bà-đạt-đa mất hết thần thông. Bấy giờ đức Đạo sư đang thuyết pháp cho Tăng chúng ở Trúc Lâm tinh xá, cũng có nhà vua trong chúng hội. Giữa thời pháp Đề-bà-đạt-đa đảnh lễ Phật, từ chỗ ngồi đứng dậy chấp tay thỉnh cầu:

– Bạch Thế TônThế Tôn nay đã già yếu, mệt mỏi, hãy sống an nhàn không lo lắng. Tôi sẽ lãnh đạo Tăng đoàn, hãy giao phó Tăng đoàn cho tôi.

Đức Đạo sư, thay vì chấp nhận sự sắp xếp của Đề-bà-đạt-đa, đã từ chối lời thỉnh cầu và gọi ông là hạng người ăn đờm dãi. Đề-bà-đạt-đa căm phẫn tột độ ra đi. Đây là lần thứ nhất ông oán hận đức Đạo sưĐức Phật cho công bố câu chuyện Đề-bà-đạt-đa tại Vương Xá.

Đề-bà-đạt-đa hận thù không nguôi vì bị đức Phật khai trừ nên rắp tâm phá Phật. Ông đến gặp A-xà-thế bày kế:

– Này chàng tuổi trẻcon người trước đây sống lâu, nhưng nay chết sớm. Một ông hoàng như anh chẳng bao lâu cũng sẽ chết. Vậy thì, anh hãy giết cha rồi lên làm vua, còn ta sẽ giết đức Thế Tôn và lên làm Phật.

Mưu kế thành tựu, A-xà-thế giết cha rồi lên ngôi, còn Đề-bà-đạt-đa không bỏ cuộc, tự thân leo lên đỉnh núi lòng dặn lòng: “Một mình ta sẽ dứt đời Sa-môn Cồ-đàm”. Rồi ông lăn đá xuống, nhưng chỉ làm thân Phật chảy máu. Thất bại lần nữa trong việc giết Phật, ông lại tính keo khác là thả voi Nàlàgiri hại Phật. Khi voi đến gầnĐại đức A-nan đứng mũi chịu sào hy sinh cản đường cứu Phật. Đức Đạo sư nhiếp phục được voi và rời thành trở về tinh xá. Sau khi dự buổi thọ trai do hằng ngàn thiện tín cúng dường, đức Đạo sư đúng thời nói pháp cho cư dân Vương Xá, đông đến một trăm tám mươi triệu người. Có tám mươi bốn ngàn người được Pháp nhãn thanh tịnh. Các Tỳ-kheo lúc đó không ngớt tán thán A-nan:

– Đại đức A-nan thật cao thượng! Khi con voi hung tợn chạy đến, người dám hy sinh mạng sống đứng chắn cho đức Đạo sư.

 Đức Phật nghe các Tỳ-kheo khen vậy liền bảo:

– Các thầy, đây chẳng phải là lần đầu A-nan hy sinh vì ta. Trong kiếp quá khứ, ông ấy cũng làm như vậy.

Và đáp lời thỉnh cầu của các Tỳ-kheo, Phật kể chuyện tiền thân Culla Hamsa và Kakkata.

Qua việc bày mưu giết vua, mướn người giết Phật, lăn đá, tính ác độc của Đề-bà-đạt-đa chưa gây chấn động dư luận như lần thả voi hại Phật. Dân chúng biết chuyện xôn xao bàn tán: “Đề-bà-đạt-đa một mình đã giết vua, mướn kẻ sát nhân ném đá, nay còn thả voi Nàlàgiri. Nhà vua đang thân cận một kẻ ác độc đến thế!” Nhà vua nghe được bèn bãi bỏ năm trăm nồi nấu thức ăn cho Đề-bà-đạt-đa và từ đó không cung cấpđáp ứng các nhu cầu của Đề-bà-đạt-đa nữa. Dân chúng cũng vậy, khi ông đến nhà khất thực, họ vẫn không cúng dường.

Danh và lợi đều mất, Đề-bà-đạt-đa lại giở trò quỷ quyệt. Ông đi đến đức Phật đưa ra năm điểm nhưng đức Đạo sư bác bỏ:

– Đủ rồi, Đề-bà-đạt-đa! Ai muốn như vậy, hãy làm một nhà khổ hạnh ở trong rừng.

Đề-bà-đạt-đa quay sang các Tỳ-kheo:

– Chư huynh đệ, lời dạy nào cao thượng hơn, lời Phật hay lời tôi vừa nói? Được rồi, Thế Tôn. Sa-môn suốt đời nên sống trong rừng, đi khất thực, mặc áo bằng giẻ rách lấy từ đống rác, ở dưới gốc cây, không ăn cá thịt. Ai muốn giải thoát đau khổ, hãy để người ấy đến với tôi.

Nói rồi, Đề-bà-đạt-đa ra đi.

Một vài Sa-môn vừa mới xuất gia, thiếu trí, nghe những lời này nghĩ là Đề-bà-đạt-đa nói đúng. Rồi họ đi theo Đề-bà-đạt-đa cùng năm trăm Tỳ-kheo bằng mọi cách thuyết phục mọi người từ người dễ tin đến người dày dạn, chấp thuận năm điểm, và sống bằng cách khất thực từ nhiều gia đìnhĐồng thời Đề-bà-đạt-đa vẫn tìm cách tạo sự chia rẽ trong Giáo đoàn.

Đức Thế Tôn nghe ra bèn bảo:

– Đề-bà-đạt-đa, có đúng như người ta nói, ông đang cố tình gây chia rẽ Tăng đoàn không?

Đề-bà-đạt-đa trả lời:

– Đúng!

Phật dạy:

– Đề-bà-đạt-đa, chia rẽ Tăng đoàn là một tội ác ghê gớm.

Đức Đạo sư tiếp tục răn nhắc Đề-bà-đạt-đa. Nhưng ông không để ý đến lời Phật dạy. Đề-bà-đạt-đa ra đi, gặp Đại đức A-nan đang đi khất thực trong thành Vương Xá, ông nói:

– Sư huynh A-nan, kể từ hôm nay tôi sẽ làm lễ phát lồ và tăng sự riêng biệt, không cần Tăng đoàn, không cần Thế Tôn.

Đại đức A-nan kể lại cho đức Phật nghe, bậc Đạo sư đã phẫn nộ một cách chính đáng, và biết rằng Đề-bà-đạt-đa làm như vậy là tự đóng cửa nhơn-thiên, sẽ phải chịu đau khổ nơi đại ngục A-tỳ.

Và Ngài suy nghĩ như vầy:

Dễ làm thay việc ác,

Việc chỉ gây tai hại.

Những việc lành đem lại

Hạnh phúc, rất khó làm.

Rồi, đức Đạo sư lại nói lên câu kinh sau:

Dễ thay cho người lành,

Làm những việc thiện tốt.

Khó thay cho người ác,

Làm những việc thiện lành.

Người ác khó làm lành,

Người lành khó làm ác.

Vào ngày phát lồ, Đề-bà-đạt-đa ngồi về một phía với những người theo ông, nói:

– Ai đồng ý năm điểm hãy lấy một lá phiếu.

Năm trăm hoàng tử Lệ-xá, những Sa-di ít lòng biết ơn, lấy phiếu. Đề-bà-đạt-đa đem những thầy này đến Gayàsìsa. Đức Đạo sư biết tin họ đến đó, liền phái hai đại đệ tử đi dẫn họ về. Hai vị đến đó, trổ hết thần thông thuyết pháp khiến năm trăm vị Tỳ-kheo nếm được vị Niết-bàn, liền theo hai vị bay về tinh xá hầu Phật.

Tỳ-kheo Kokàlika, người cùng âm mưu với Đề-bà-đạt-đa, thấy vậy, đã vào đánh thức ông dậy:

– Dậy đi huynh Đề-bà-đạt-đa, Xá-lợi-phất và Mục-kiền-liên đã đoạt hết các Tỳ-kheo của anh rồi, anh chẳng nhớ tôi đã nói là đừng tin Xá-lợi-phất và Mục-kiền-liên sao?

Đề-bà-đạt-đa nói:

– Xá-lợi-phất và Mục-kiền-liên ôm lòng ác độc.

Vừa nói lên câu ấy, đầu gối Đề-bà-đạt-đa đã dộng trúng tim mình và miệng hộc máu tươi ra.

Các Tỳ-kheo trông thấy Tôn giả Xá-lợi-phất bay trong không giữa một đoàn Sa-môn tùy tùng, báo tin cho Phật:

– Bạch Thế Tôn! Đại đức Xá-lợi-phất đi chỉ với một người mà trở về huy hoàng với cả đám đông.

Đức Đạo sư đáp:

– Các Tỳ-kheo, đây không phải lần đầu xảy ra sự việc này. Khi Xá-lợi-phất sinh trong thân thú, ông cũng đã trở về với Ta huy hoàng như vậy.

Và Phật nói bài kệ chuyện tiền thân Lakkhana (Tiền thân của Xá-lợi-phất đã bảo vệ được năm trăm con nai trong đàn an toàn trở về sau mùa săn. Còn nai Kàla, tiền thân của Đề-bà-đạt-đa không bảo vệ được đàn mình, để năm trăm con nai bị chết hết).

Người đạo đứcthân thiện,

Mọi sự đều tốt lành.

Kìa, Lakkhana xuất hiện!

Dắt theo đủ bà con.

Và kìa, xem Kàla,

Chẳng bà con nào còn!

Các Tỳ-kheo lại kể tiếp:

– Bạch Thế Tôn, người ta đồn rằng Đề-bà-đạt-đa cũng đặt hai vị Đại đệ tử ngồi hai bên và bắt chước Thế Tôn nói: “Ta sẽ thuyết pháp như Phật”.

Đức Đạo sư nói:  – Này các Tỳ-kheo, đây không phải là lần đầu ông ấy làm như vậy. Trong một kiếp quá khứ ông ấy cũng bắt chước ta, nhưng đã thất bại.

Vìraka! Có thấy

Chồng tôi, Savitthaka (1), đâu không?

Tiếng chàng thanh dịu ngọt

Cổ rực rỡ như công?

Savitthaka ham bắt chước

Vĩraka, quạ nước

Lặn bắt cá trong hồ

Vướng rong rêu, đã chết.

(1) Quạ Savitthaka – tiền thân của Đề-bà-đạt-đa – muốn bắt chứơc con quạ nước Vĩraka (tiền thân của Phật) lặn xuống hồ bắt cá, bị mắc giữa đám rong và chết.

Để kể hết câu chuyệnđức Thế Tôn thuật chuyện tiền thân Vìraka. Mấy hôm sau, cũng với đề tài này, Ngài kể các chuyện tiền thân Kandagalaka và Virokana:

Chim gõ mõ (2) bay trong rừng mổ

Cây cành mềm, hư đổ, kiếm ăn.

Cây keo gỗ chắc một khi

Hắn lầm mổ phải đầu thì bể ngay

Óc não mày nát chảy,(3)

Đầu thì vỡ tan hoang,

Bao xương sườn gãy vụn,

Thật thảm thương kinh hoàng,

(2) Chim gõ mõ Kandagalaka, tiền thân của Đề-bà-đạt-đa bắt chước chim bạn-tiền thân của Phật mổ cây leo kiếm sâu ăn. Vì khác loài, không đủ khả năng nó bị gãy mỏ, mắt lồi ra, đầu bể.

(3)  Dã can (tiền thân của Đề-bà-đạt-đa) sống nhờ ăn đồ thừa của sư tử – tiền thân Phật- một hôm dã can bắt chước sư tử, giết voi, bị voi đạp nát xương thịt rồi đi đại tiểu tiện lên.

Một ngày nọ, nghe lời nhận xét “Đề-bà-đạt-đa là kẻ bội ơn”, đức Đạo sư kể lại chuyện tiền thân Java Sakuna:

Chúng tôi đã hết lòng phục vụ.

Và vô cùng tôn kính chúa công.

Vậy nay xin được cầu mong,

Chúa ban ơn huệ mở lòng tha cho.

Ta đã ngặm chắc ngươi trong mõm,

Ta sống bằng uống máu ăn tươi.

Thói ưa giết chóc ta nuôi.

Quá lâu ngươi đã sống rồi, tiếc chi!

Phật lại kể chuyện tiền thân Kurunga, cho thấy Đề-bà-đạt-đa đi đây đi kia chỉ để sát hại:

Con nai biết quá rõ,

Chính ngươi (4) thả trái rơi:

“Ta mau đến cây khác

Cây không thích, nên rời.”

(4) Người thợ săn chài lưới (tiền thân Đề-bà-đạt-đa) liệng trái cây nhử nai (tiền thân Phật) để giết nhưng không thành công.

Lại nữa, khi người ta bàn bạc: “Đề-bà-đạt-đa mất cả lợi dưỡng danh dự và địa vị tôn quý của một Sa-môn”, đức Đạo sư nói:

– Các Tỳ-kheo, đây chẳng phải là lần đầu ông ấy mất hết, trong một kiếp quá khứ cũng vậy; và Phật kể chuyện tiền thân Ubhataobhattha:

Mắt hư, áo bị mất (5),

Cãi vả đến trong nhà,

Việc làm ăn hỏng cả

Dưới nước lẫn trên bờ.

(5) Một người chài lưới (tiền thân Đề-bà-đạt-đa) câu nhằm khúc cây tưởng là cá lớn, cởi áo lặn xuống bắt, bị va vào khúc cây mù hai mắt áo trên bờ bị lấy cắp. Vợ người ấy ở nhà sợ phải chia phần cá, cãi vã với hàng xóm và bị phạt vạ.

Trong lúc đức Đạo sư ngự tại Vương Xá, Ngài đã kể chuyện tiền thân của Đề-bà-đạt-đa như vậy. Rồi Ngài đến Xá-vệ ở tại Kỳ Viên.

Đề-bà-đạt-đa bị đau trong chín tháng. Sau cùng, muốn gặp đức Phật, ông nói với đệ tử của ông:

– Ta muốn gặp đức Đạo sư, hãy giúp ta đến gặp Người:

Họ trả lời:

– Khi còn sức khỏe, thầy đã đối xử thù nghịch với đức Đạo sưchúng tôi sẽ không dẫn thầy đến gặp Phật.

Đề-bà-đạt-đa nói:

– Xin đừng hại tôi! Tôi thật có lòng thù hận đức Thế Tôn, nhưng Ngài không hề ghét tôi dầu chỉ mảy lông.

Và thật vậy:

Kẻ sát nhân Đề-bà-đạt-đa

Và kẻ cướp Ương-quật-ma-la.

Voi Dhanapàla hay La-hầu-la

Với ai Phật cũng ôn hòa điềm nhiên.

– Cho tôi gặp đức Thế Tôn.

Đề-bà-đạt-đa năn nỉ mãi.

Sau cùng họ để Đề-bà-đạt-đa trên cái cáng khiêng đi. Các Sa-môn nghe Đề-bà-đạt-đa đến, thông báo với Phật:

– Bạch Thế Tôn, Đề-bà-đạt-đa đang đến gặp Thế Tôn.

Phật dạy:

– Ông ấy sẽ không gặp Ta trong kiếp này nữa.

(Người ta nói rằng, kể từ lúc các Sa-môn đưa ra năm điều, họ đã không còn gặp Phật được nữa).

– Bạch Thế Tôn, họ đã đến nơi đó… nơi đó… rồi.

– Ông ấy làm gì thì làm, cũng chẳng bao giờ gặp lại Ta.

– Bạch Thế Tôn, hiện ông ấy chỉ còn cách một dặm, chỉ còn cách nửa dặm, chỉ còn cách một khoảng… ông ấy đến hồ sen.

– Dầu cho ông ấy vào đến Kỳ Viên, cũng không gặp được Ta.

Những người khiêng Đề-bà-đạt-đa đến hồ sen tinh xá, đặt cáng và xuống tắm trước khi vào hầu Phật. Đề-bà-đạt-đa ngồi dậy, bỏ chân xuống đất, và bị lún xuống đất, và bị lún ngay tại đó. Ông bị lún từ từ, ban đầu là mắt cá, rồi đến đầu gối, hông, ngực, rồi đến cổ… Sau cùng, khi làm sát đất, ông đọc đoạn kệ sau:

Với xương và thịt này

Cùng với hơi thở còn

Con xin quy y Phật

Thiên Nhơn SưThế Tôn

Điều Ngự, đấng Toàn Giác

Đức hạnh hằng tỏa rạng

Trăm hảo tướng chói ngời.

Theo truyền thuyết, khi đức Phật thấy sự việc như vậy, Ngài lại xuất gia cho Đề-bà-đạt-đa làm Sa-môn, vì Phật biết nếu Đề-bà-đạt-đa là một cư sĩ, chưa được xuất gia, với chừng ấy tội ác đã tạo, ông sẽ không thể còn có hy vọngtin tưởng gì ở kiếp tương lai. Nhưng nếu ông là một Sa-môn thì dầu có phạm tội ghê gớm mức nào, vẫn có thể vững lòng tin vào kiếp tương lai. (Sau trăm ngàn kiếp Đề-bà-đạt-đa sẽ thành Phật Độc Giác hiệu là Atthissara-Thiên Vương Như Lai, cõi nước tên là Thiện Đạo).

Sau khi chết lún trong đất, Đề-bà-đạt-đa đọa vào địa ngục A-Tỳ. “Vì ông phạm tội với một đức Phật thường hằng, hãy để ông chịu cực hình không gián đoạn”. Và đó là sự đau đớn Đề-bà-đạt-đa phải chịu. Vì ngục A-tỳ rộng lớn một trăm dặm nên thân ông cao một trăm dặm. Cả đầu đến lỗ tai ông bị ở trong một cáo sọ sắt và chân lún đến mắt cá nằm trong mặt nền bằng sắt. Một cọc sắt to bằng thân cây thốt nốt từ vách phía tây của chiếc ngục sắt đâm ngang thắt lưng, suốt qua ngực và xuyên qua vách sắt phía đông. Một cọc sắt khác từ vách sắt phía bắc. Một cọc khác từ đỉnh sọ sắt, đâm qua sọ của Đề-bà-đạt-đa, suốt xuống phần dưới và xuyên đến mặt nền bằng sắt. Đề-bà-đạt-đa chịu sự đau đớn trong tư thế không thể nhúc nhích này.

Các Tỳ-kheo bắt đầu bàn bạc: “Đề-bà-đạt-đa từ xa đến nhưng không gặp được đức Đạo sư, lại bị chôn sống”.

Đức Phật dạy:

– Đây không phải là lần đầu Đề-bà-đạt-đa phạm tội với Ta và bị chôn sống. Trong một kiếp trước ông cũng bị chôn sống như vậy.

Để minh chứng, Ngài kể câu chuyện đã xảy ra trong một tiền thân của Ngài làm voi chúa. Có một người bị lạc đường, voi để anh ta ngồi trên lưng và chở về nơi an toàn. Sau đó người ấy trở lại chỗ voi ba lần liên tiếp cưa lấy phần đầu, phần giữa và phần gốc ngà của voi. Vừa đi khuất tầm mắt voi chúa, anh ta liền bị đất chôn sống.

Và đức Đạo sư kết thúc câu chuyện tiền thân Sìlava Nàga:

Một người ưa bội bạc

Và luôn tìm cơ hội

Dầu cho cả quả đất

Cũng không thấy thỏa lòng.

Mọi người bàn tán mãi chuyện này.

Vì thế đức Phật kể lại câu chuyện Kalàburàjà (tiền thân Đề-bà-đạt-đa) bị đất nứt chôn sống vì làm hại Khantivàdi (tiền thân đức Phật). Rồi đức Đạo sư lại kể chuyện Mahàpatàparàjà (tiền thân Đề-bà-đạt-đa) bị đất chôn sống vì làm hại Culla Dhammapàla (tiền thân Phật).

Giờ đây khi Đề-bà-đạt-đa đã bị đất nuốt, dân chúng vui mừng, treo cờ, dựng cây chuối rẻ quạt, bày những lu hũ đầy nước, mở hội lớn: “Cái chết của hắn quả là thắng lợi lớn đối với chúng ta”.

Khi các Tỳ-kheo bạch lại chuyện này cho đức Đạo sư, Ngài dạy:

– Đây không phải là lần đầu dân chúng vui mừng vì Đề-bà-đạt-đa chết. Trong quá khứ họ cũng vui mừng như vậy. Rồi Ngài kể câu chuyện tiền thân Pingala vua xứ Ba-la-nai, bị dân chúng oán ghét vì quá ác độc. Họ rất vui mừng khi vua chết:

Chính vua Pingala,

Làm hại khắp mọi người.

Nay vua kia đã chết,

Ai cũng an vui cười.

Này, anh chàng gác cổng!

Có phải ngươi khóc than

Vì lòng ngươi thương tiếc

Lão vua cặp mắt vàng?

Chẳng phải thương tiếc chi

Lão vua mắt vàng đó

Tôi khó vì lo sợ

Lão trở lại nơi này.

Lão đi đến cõi chết

Hại đến cả thần chết

Thần chết ngán ắt quẳng

Lão trở lại cõi này!

Sau cùng, các Tỳ-kheo hỏi Phật:

– Bây giờ, bạch Thế Tôn, hãy cho chúng con biết Đề-bà-đạt-đa tái sanh nơi nào?

– Ông ấy ở nơi địa ngục A-tỳ.

– Bạch Thế Tôn, lúc sống, ông ấy chịu khổ, và khi chết đi, tái sinh ở cảnh khổ.

– Đúng vậy, Tỳ-kheo. Người không chánh niệm, dù là tu sĩ hay cư sĩ, chịu khổ cả hai nơi.

Và đức Phật đọc câu kệ:

(17) Nay than, đời sau than,

Kẻ ác, hại đời than,

Nó than: “Ta làm ác”

Đọa cõi dữ,than hơn.

Các bài viết trong sách

Trả lời

Từ điển
Youtube
Live Stream
Tải app