Tích Truyện Pháp Cú – Phẩm Sân Hận: Người Nghèo Và Cô Con Gái

Tích Truyện Pháp Cú

Phẩm Sân Hận

Người Nghèo Và Cô Con Gái

Lấy không giận thắng giận …

Câu chuyện xảy ra khi đức Thế Tôn ở tại Trúc Lâm sau khi thọ trai tại nhà Uttarà, liên quan đến nữ cư sĩ Uttarà.

_______________________

Punna Được Công Đức

Tại Vương Xá, có một người nghèo tên Punna sống bằng nghề làm thuê cho Trưởng giả Sumana. Punna có một người vợ và một con gái tên là Uttara, đều là nô tỳ của Trưởng giả.

Ngày nọ, lệnh truyền khắp thành Vương Xá tổ chức lễ hội trong bảy hôm. Sáng hôm lễ, Trưởng giả Sumana thấy Punna đến, bèn hỏi:

– Các người làm thuê cho ta đều nghỉ lễ, còn ngươi nghỉ hay làm?

– Thưa chủ, nghỉ lễ chỉ dành cho người giàu. Phần tôi không đủ cơm ăn cho ngày mai, tôi nghỉ lễ làm gì. Tôi sẽ dắt bò đi cày.

– Tốt lắm, thôi đi cày đi!

Punna bắt một cặp bò mạnh khỏe và lấy cày, nói với vợ:

– Mình ạ, mọi người trong thành đều nghỉ lễ, nhưng nhà mình nghèo quá tôi vẫn phải đi làm, mình đem hai phần cơm hôm nay cho tôi nhé.

Và Punna ra đồng.

Hôm ấy, Tôn giả Xá-lợi-phất sau khi nhập định bảy ngày, thầm nghĩ: “Hôm nay, ta sẽ ban phước đến cho ai?” Nhận thấy Punna có duyên với mình, Tôn giả tự hỏi: “Liệu ông ấy có đủ niềm tin và dâng cúng cho ta?” Quan sát tiếp thấy Punna tín thành, hỷ cúng và còn được hưởng số gia tài lớn, Tôn giả đắp y, mang bát đi đến cánh đồng Punna đang cày, dừng lại bên đường và nhìn chăm chú một bụi cây. Punna thấy Tôn giả, bỏ cày, đến đảnh lễ năm vóc sát đất, và tự nhủ: “Chắc Tôn giả cần tăm xỉa răng”. Ông đem tăm đến cho Tôn giảTôn giả trao đãy lược nước và bình bát cho Punna. “Chắc Tôn giả cần nước”, Punna nghĩ thế cầm lấy đãy lược, lược nước đầy bát và đem trao Tôn giảTôn giả nghĩ: “Người này ở ngôi nhà sau cùng, nếu ta đi tới cửa vợ ông ta sẽ không thấy. Ta sẽ đợi đúng lúc bà ta mang cơm ra cho chồng”.

Tôn giả đứng đợi giây lát, khi thấy bà vợ Punna bắt đầu ra đến đường, Ngài bước đến. Người vợ thấy Tôn giả, tự nghĩ: “Một lần ta có thức ăn thì không gặp, lần khác gặp Ngài thì ta lại không có gì để cúng. Hôm nay ta vừa gặp Ngài lại có thức ăn. Ngài có ban phước cho ta chăng?”. Bà đặt giỏ thức ăn xuống, đảnh lễ Tôn giả năm vóc sát đất và bạch:

– Thưa Tôn giả, xin Ngài đừng nghĩ rằng thức ăn ngon hay dở, xin hãy ban phước cho kẻ tôi tớ này.

Tôn giả đưa bình bát ra, bà sớt cơm vào bát, được phân nửa, Tôn giả bảo: “Đủ rồi!” Và Ngài lấy tay che miệng bát. Người vợ thưa:

– Bạch Tôn giả! Một phần ăn không thể chia làm hai. Xin Ngài ban phước cho con đời này và đời sau. Con muốn cúng dường Ngài tất cả.

Bà sớt cơm vào bát Tôn giả với lời ước nguyện:

– Xin cho con được dự vào pháp vị mà Ngài đã chứng.

– Con sẽ được như thế.

Tôn giả đọc câu kệ hồi hướng, và ngồi xuống một nơi mát, sạch, thọ trai. Người vợ nông phu về nhà nấu cơm khác.

Punna đã cày hết nửa mẫu đất, đói bụng quá bỏ cày, ngồi xuống gốc cây trông chừng về phía đường. Khi người vợ mang cơm đến, thấy chồng ngồi trông, bà nghĩ: “Ông ấy bị đói dữ dội đang đợi ta kìa, ông sẽ trách ta đến trễ, lấy gậy đập ta, khiến cho việc ta vừa làm không có kết quả, chi bằng ta nói trước”. Và bà kêu lên:

– Mình ạ, hãy kiên nhẫn một chút và đừng làm mất hết thành quả của việc tôi mới làm. Sáng sớm tôi đem cơm cho mình gặp Tôn giả Xá-lợi-phất và đã cúng dường hết, về nấu cơm khác nên hơi lâu. Chắc mình hài lòng chứ?

– Bà nói gì?

Sau khi nghe xong chuyện lần thứ hai, Punna bảo vợ:

– Mình đã làm việc tốt khi dâng cơm cho Tôn giả. Tôi cũng đã đem tăm và nước súc miệng đến cho Tôn giả sáng nay.

Với nỗi vui mừng khi nghe vợ kể chuyện, hơi mệt vì đã nhịn ăn từ sáng sớm, Punna gối đầu lên chân vợ và ngủ. Bấy giờ, tất cả đất được cày lên từ sáng đều biến thành vàng, sáng lấp lánh như hoa Kanikàra. Punna thức giấc, nhìn thửa ruộng bảo vợ:

– Mình nhìn xem, dường như đất biến thành vàng! Hay là tôi bị chóa mắt vì đã nhịn cơm trưa nay?

– Tôi cũng thấy như vậy.

Punna đứng dậybước xuống ruộng lượm một miếng đất lấy cán cày đập thử và thấy nó là vàng. Ông kêu:

– Ôi! Chúng ta cúng dường Tôn giả Xá-lợi-phất và phước báo đến ngay ngày hôm nay. Nhưng chúng ta không thể dấu hết chừng ấy vàng để xài riêng.

Thế là ông lấy cái giỏ của bà vợ chất đầy vàng đem đến cung vua, tâu:

– Tâu Đại vương, hôm nay đất tôi cày đều biến thành vàng. Số vàng ấy có phải nhập kho không?

– Ngươi tên gì?

– Punna.

– Hôm nay ngươi đã làm gì?

– Sáng sớm hôm nay tôi dâng Tôn giả Xá-lợi-phất nước và tăm xỉa răng, vợ tôi dâng phần cơm của tôi cho Ngài.

Nhà vua giải thích:

– Đó chính là quả phước do việc cúng dường. Ta phải làm gì đây?

– Xin hãy đưa vài ngàn chiếc xe đến để chở vàng về kho.

Khi người của nhà vua nhặt vàng, họ nói:

– Đây là tài sản của nhà vua.

Vàng trong tay họ liền biến thành đất. Họ trở lại tâu vua. Vua hỏi:

– Các ngươi nói gì khi nhặt vàng?

– Chúng tôi nói nó là tài sản của đại vương.

– Ta mà là ai? Hãy đi và nói rằng đây là tài sản của Punna, rồi nhặt vàng.

Họ làm theo lời vua dặn, lập tức đất trong tay họ biến thành vàng. Họ chở hết số vàng này về sân cung điện, và chất thành đống cao tám mươi cubit.

Nhà vua cho vời các thị dân đến và hỏi:

– Có ai trong thành có nhiều vàng như thế này chăng?

– Tâu đại vương, không.

– Ta nên tặng gì cho ông ấy?

– Xin cho một cây lọng báu.

– Hãy gọi ông ấy là Đại Phú Gia, Trưởng giả Bahudhana.

– Đại vương, tôi sống nhờ nhà người, xin cho tôi một nơi để ở.

Nhà vua chỉ khoảnh đất của nhà một Trưởng giả trước đây, nói:

– Nhìn đây, có khoảng cây rậm rạp và ông hãy dọn sạch, cất nhà ở đấy.

Punna cất nhà xong, tổ chức lễ khánh thành, cúng dường trai tăng suốt bảy hôm. Đức Phật thuyết pháp cho ông, sau bài pháp cả Punna, vợ và cô con gái Uttarà đều chứng quả Dự lưu.

Thời gian sau, vị Trưởng giả thành Vương Xá muốn hỏi Uttarà cho con trai mình, Punna từ chối, Trưởng giả Vương Xá bảo:

– Đừng làm thế, chúng ta là hàng xóm, ông giàu có và địa vị cao. Hãy gả nó cho con trai tôi.

– Con ông theo ngoại đạo. Con gái tôi tin Tam Bảo. Tôi không gả được.

Nhiều nhà vọng tộcphú hào, quyền chức đã khuyên Punna đừng làm mất tình thân của Trưởng giả kia. Cuối cùng, Punna nhận lời, vào ngày trăng tròn tháng Asalhi, gả Uttarà.

_______________________

Uttarà Và Sirimà

Từ khi về nhà chồng Uttarà không có dịp gặp gỡ chư vị Tỳ-kheo Tăng Ni, hoặc cúng dường, hoặc nghe pháp. Hai tháng rưỡi trôi qua, nàng hỏi người hầu.

– Mùa an cư còn bao lâu?

– Thưa phu nhân, nửa tháng nữa.

 

Uttarà nhắn tin về cha nàng: “Tại sao lại nhốt con trong cái nhà như vậy? Thà là đánh con, chửi con hơn gả con cho một gia đình như thế. Từ ngày về đây, con không được gặp một vị Sa-môn nào, chẳng có dịp làm một công đức nhỏ”.

Cha nàng được tin, buồn bã nói:

– Ôi! Con ta bất hạnh quá!

Ông gởi cho nàng mười lăm ngàn kèm theo lời nhắn tin: “Trong thành này có cô kỹ nữ tên là Sirimà, một đêm một ngàn. Với số tiền này, con đưa cô ấy về cho chồng con, để thay con. Và con sẽ có thời giờ làm việc phước”.

Uttarà gọi Sirimà đến, cho tiền, đề nghị làm bạn với chồng mình. Chồng của Uttarà cũng say mê nhan sắc của Sirimà nên đồng ý, để Uttarà tự do đi cúng dường và nghe pháp.

Uttarà thỉnh chư Tăng và đức Phật:

– Bạch Thế Tôn, bắt đầu ngày nay xin thọ trai ở nhà con.

Được Phật nhận lời, nàng vui sướng nghĩ thầm: “Từ ngày mai trở đi cho đến ngày Tự Tứ, ta được dịp hầu hạ đức Phật và nghe pháp”. Và nàng bảo nhà bếp chuẩn bị thức ăn cần thiết: “Hãy nấu món này, hãy làm bánh này”.

Một hôm, vào ngày trước lễ Tự Tứ, chồng Uttarà đứng ở cửa sổ phòng mình nhìn vào nhà bếp, nghĩ thầm:

– Cô vợ khùng này đang làm gì kìa?

Khi thấy Uttarà đi tới đi lui, mình mẩy đẫm mồ hôi, dính đầy tro bụi mồ hóng.. y nói thầm: “A, ở một chỗ như nhà mình mà con nhỏ đó không thích xa hoatiện nghi, chỉ thích nấu nướng cúng kính các thầy tu trọc đầu”, y bật cười rồi bỏ đi. Sirimà đứng gần đó thấy vậy, tự hỏi: “Ông ấy thấy ai mà cười?”. Nhìn qua cửa sổ thấy Uttarà, Sirimà ghen tức “Chỉ vì thấy bà ta thôi, giữa họ vẫn còn tình tứ lắm” (Dù Sirimà sống nửa tháng trong nhà ấy như một nàng hầu, chóa mắt vì sự xa hoa lộng lẫy, nàng quên mình chỉ là nàng hầu mà tưởng mình là nữ chủ).

Sirimà cảm thấy ghét Uttarà muốn làm cho nàng khổ sở đau đớn. Cô chạy xuống lầu, đi vào nhà bếp, đến bên chảo bánh, múc một muỗng bơ đang sôi tiến về phía Uttarà. Uttarà thấy cô đi tới nhưng vẫn nói:

– Cô bạn đã giúp tôi rất nhiều. Trái đất này có thể nhỏ hẹp, cõi trời Phạm có thể chấp, nhưng lòng tốt của cô lớn lao hơn nhiều. Nhờ cô, tôi được rảnh để cúng dường và nghe pháp, nếu tôi nổi giận với cô tôi sẽ bị cháy bỏng. Nếu không, nó không làm hại tôi.

Nói như thế, và Uttarà hướng tâm thương yêu về phía đối thủ. Khi Sirimà tạt muỗng bơ đang sôi lên đầu nàng, nói giống như nước lạnh. Sirimà múc luôn muỗng thứ hai..

Các bà gia nhân của Uttarà thấy thế, la lên:

– Cút đi! Đồ ngu! Mày có quyền gì mà chế bơ vào đầu chủ tao.

Họ xúm lại đánh đập, đá thoi, xô Sirimà xuống đất. Uttarà cố gắng can ngăn mà không được. Nàng đứng chắn trước Sirimà, đẩy gia nhân ra, hỏi han Sirimà:

– Sao cô hành động hung bạo thế?

Nàng đỡ Sirimà dậy, tắm rửa bằng nước nóng, lấy dầu loại quý thoa cho. Lúc ấy, Sirimà mới chợt nhớ mình chỉ là nàng hầu, tự nhủ: “Thật là một hành động thô bỉ khi ta đổ bơ nóng lên đầu nàng chỉ vì chồng nàng cười với nàng. Và nàng, thay vì ra lệnh cho gia nhân trói ké ta lại, nàng lại đuổi họ đi khi họ đánh đập ta, rồi hết sức chăm sóc ta. Nếu ta không xin lỗi nàng, đầu ta sẽ bể làm bảy mảnh”. Sirimà quỳ dưới chân Uttarà nói:

– Phu nhân, hãy tha lỗi cho tôi.

Uttarà trả lời:

 – Tôi là con của cha tôi, nếu cha tôi tha lỗi cho cô, tôi sẽ tha lỗi.

– Lành thayphu nhân. Tôi sẽ xin lỗi cha nàng, Trưởng giả Punna.

– Punna là cha thế gian của tôi. Nếu người cha xuất thế gian của tôi tha lỗi cho cô, tôi sẽ tha lỗi.

– Nhưng ai là cha xuất thế gian của nàng?

– Là đức Phật, bậc Giác Ngộ Vô Thượng.

– Tôi không dám tin vào Phật sống.

– Tôi sẽ làm cho nàng tin. Ngày mai đức Phật sẽ đến đây với chư Tỳ-kheo, hãy chuẩn bị đồ cúng dường và đến đây xin sám hối.

– Thưa vâng, phu nhân.

Sirimà trở về nhà, bảo năm trăm tỳ nữ chuẩn bị sẵn sàng theo cô. Nàng sắm nhiều loại thức ăn ngon, hôm sau mang đến nhà Uttarà. Không dám đặt phẩm vật cúng dường vào bát của Phật và chư Tăng, nàng đứng đợi. Uttarà bèn nhận phẩm vật và tùy nghi dâng lên. Phật thọ trai xong, Sirimà và đoàn tỳ nữ quỳ dưới chân Phật, Ngài hỏi:

– Con đã gây tội gì?

– Bạch Ngài, hôm qua con đã làm như thế.. Nhưng người bạn này đã ngăn gia nhân không cho đánh con. Nàng rất tốt nên con xin nàng tha thứ, nàng nói nếu Thế Tôn tha thứ, nàng sẽ tha thứ.

– Uttarà, đúng vậy không?

– Thưa vâng, bạch Thế Tôn!

Uttarà thuật lại những gì lòng nàng nghĩ về Sirimà, lúc ấy, Phật khen ngợi:

– Lành thay! Lành thay! Uttarà! Đó là cách đúng nhất để dập tắt cơn giậnTừ bi có thể xóa sạch hận thù. Dùng không mắng chửi để thắng mắng chửi, dùng bố thí thắng xan tham, dùng thật ngữ thắng vọng ngữ.

Ngài nói kệ:

(223) Lấy không giận thắng giận,

Lấy thiện thắng bất thiện,

Lấy thí thắng xan tham,

Lấy chơn thắng hư ngụy.

dhp223 b

Các bài viết trong sách

Trả lời

Từ điển
Youtube
Live Stream
Tải app