* Thực-hành pháp hành-thiền tuệ như thế nào?

Hành-giả muốn thực-hành pháp-hành thiền-tuệ cần phải hiểu biết rõ các đối-tượng thiền-tuệ thuộc chân-nghĩa-pháp (paramatthadhamma), đó là thân, thọ, tâm, pháp trong kinh Tứ Niệm-Xứ, hoặc sắc-pháp, danh-pháp thuộc về chân-nghĩa-pháp (paramatthadhamma).

Đối-tượng tứ niệm-xứ

1- Thân niệm-xứ gồm có 14 phần (pabba).

2- Thọ niệm-xứ có 1 đối-tượng chia ra làm 9 loại thọ.

3- Tâm niệm-xứ có 1 đối-tượng chia ra làm 16 loại tâm.

4- Pháp niệm-xứ gồm có 5 phần (pabba).

Như vậy, đối-tượng tứ niệm-xứ gồm có 21 đối-tượng.

1- Thân niệm-xứ gồm có 14 phần (pabba).

1- Niệm hơi thở vào, hơi thở ra.

2- Niệm tứ oai-nghi: đi, đứng, ngồi, nằm.

3- Niệm các oai-nghi-phụ: đi tới trước, đi lui sau, quay bên phải, quay bên trái, co tay vào, co chân vào, duỗi tay ra, duỗi chân ra,…

4- Niệm 32 thể trọc (trược) trong thân: tóc, lông, móng, răng, da,…

5- Niệm tứ đại: địa đại (đất), thuỷ đại (nước), hoả đại (lửa), phong đại (gió).

6- Niệm tưởng thân của mình như tử thi bỏ nghĩa địa đã trải qua 1-2-3 ngày.

7- Niệm tưởng thân của mình như tử thi bỏ nghĩa địa, bị quạ, diều, chó rừng,… cắn xé ăn thịt.

8- Niệm tưởng thân của mình như tử thi bỏ nghĩa địa, chỉ còn bộ xương dính máu và thịt, có gân ràng rịt.

9- Niệm tưởng thân của mình như tử thi bỏ nghĩa địa, chỉ còn bộ xương dính máu, thịt rã rời.

10- Niệm tưởng thân của mình như tử thi bỏ nghĩa địa, chỉ còn bộ xương khô, không còn máu và thịt nữa.

11- Niệm tưởng thân của mình như tử thi bỏ nghĩa địa, chỉ còn bộ xương rã rời, rải rác mọi nơi.

12- Niệm tưởng thân của mình như tử thi bỏ nghĩa địa, chỉ còn bộ xương màu trắng.

13- Niệm tưởng thân của mình như tử thi bỏ nghĩa địa, chỉ còn đống xương trắng.

14- Niệm tưởng thân của mình như tử thi bỏ nghĩa địa, chỉ còn bột xương trắng.

14 phần (pabba) của thân niệm-xứ thuộc về sắc-pháp.

2- Thọ niệm-xứ có 1 đối-tượng chia ra làm 9 loại thọ:

1- Sukhavedanā: Thọ lạc.

2- Dukkhavedanā: Thọ khổ.

3- Adukkhamasukhavedanā: Thọ không khổ không lạc.

4- Sāmisasukhavedanā: Thọ lạc nương nhờ ngũ-dục.(1)

5- Nirāmisasukhavedanā: Thọ lạc không nương nhờ ngũ-dục.

6- Sāmisadukkhavedanā: Thọ khổ nương nhờ ngũ-dục.

7- Nirāmisadukkhavedanā: Thọ khổ không nương nhờ ngũ-dục.

8- Sāmisa adukkhamasukhavedanā: Thọ không khổ không lạc nương nhờ ngũ-dục.

9- Nirāmisa adukkhamasukhavedanā: Thọ không khổ không lạc, không nương nhờ ngũ-dục.

1 đối-tượng của thọ niệm-xứ chia ra làm 9 loại thọ thuộc về danh-pháp.

3- Tâm niệm-xứ có 1 đối-tượng chia ra làm 16 loại tâm.

1- Sarāgacitta: Tâm có tham đó là tham tâm-sở đồng sinh với 8 tham-tâm.

2- Vītarāgacitta: Tâm không có tham đó là các tam-giới thiện-tâm và các phi-thiện-ác-tâm (abyākatacitta)(1)

3- Sadosacitta: Tâm có sân đó là sân-tâm-sở đồng sinh với 2 sân-tâm.

4- Vītadosacitta: Tâm không có sân đó là các tam-giới thiện-tâm và các phi-thiện-ác-tâm (abyākatacitta).

5- Samohacitta: Tâm có si đó là si tâm-sở đồng sinh với 12 bất-thiện-tâm.

6- Vītamohacitta: Tâm không có si đó là các tam-giới thiện-tâm và các phi-thiện-ác-tâm (abyākatacitta).

7- Saṃkhittacitta: Tâm buồn ngủ đó là buồn-ngủ tâm-sở đồng sinh với 4 tham-tâm và 1 sân-tâm cần tác động, có 5 tâm.

8- Vikkhittacitta: Tâm phóng tâm đó là phóng-tâm tâm-sở đồng sinh với 12 bất-thiện-tâm.

9- Mahaggatacitta: Tâm cao hơn dục-giới-tâm đó là sắc-giới thiện-tâm và vô-sắc-giới thiện-tâm.

10-Amahaggatacitta: Tâm không cao đó là dục-giới-tâm.

11- Sa uttaracitta: Tâm có pháp cao hơn đó là dục-giới-tâm.

12- Anuttaracitta: Tâm không có pháp cao hơn đó là sắc-giới thiện-tâm và vô-sắc-giới thiện-tâm.

13- Samāhitacitta: Tâm có định đó là tâm cận-định, tâm an-định.

14- Asamāhitacitta: Tâm không có định đó là tâm không thực-hành pháp-hành thiền-định.

15- Vimuttacitta: Tâm giải thoát khỏi phiền-não bằng cách diệt-từng-thời (tadaṅgappahāna), diệt-chế-ngự (vikkhambhanappahāna) đó là tam-giới thiện-tâm.

16- Avimuttacitta: Tâm không giải thoát khỏi phiền-não, đó là bất-thiện-tâm, tam-giới quả-tâm, phi-thiện-ác-tâm.

1 đối-tượng của tâm niệm-xứ chia ra làm 16 loại tâm thuộc về danh-pháp.

4- Pháp niệm-xứ gồm có 5 phần (pabba)

1- Nivaraṇapabba: Năm pháp-chướng-ngại.

2- Khandhapabba: Ngũ-uẩn-chấp-thủ.

3- Āyatanapabba: Thập-nhị-xứ.

4- Bojjhaṅgapabba: Thất-giác-chi.

5- Saccapabba: Tứ Thánh-đế.

1- Nivaraṇapabba: Năm pháp-chướng-ngại

Hành-giả thực-hành pháp-hành-thiền-định ban đầu thường gặp các pháp-chướng-ngại làm cản trở mọi thiện-pháp không phát triển được.

Năm pháp-chướng-ngại (nivaraṇa) là:

1- Kāmacchanda: Tham-dục trong ngũ-dục là pháp-chướng-ngại đó là tham tâm-sở đồng sinh với 8 tham-tâm.

2- Byāpāda: Sân-hận là pháp-chướng-ngại đó là sân tâm-sở đồng sinh với 2 sân-tâm.

3- Thinamiddha: Buồn-chán – buồn-ngủ là pháp-chướng ngại đó là buồn-chán tâm-sở và buồn-ngủ tâm-sở đồng sinh với 4 tham-tâm và 1 sân-tâm cần tác động.

4- Uddhaccakukkucca: Phóng-tâm – hối-hận là pháp-chướng-ngại đó là phóng-tâm tâm-sở đồng sinh với 12 bất-thiện-tâm và hối-hận tâm-sở đồng sinh với 2 sân-tâm.

5- Vicikicchā: Hoài-nghi là pháp-chướng-ngại đó là hoài-nghi tâm-sở đồng sinh với si-tâm hợp với hoài-nghi.

Năm pháp-chướng-ngại của pháp niệm-xứ này thuộc về danh-pháp.

Năm pháp-chướng-ngại này trực tiếp làm chướng ngại đối với hành-giả thực-hành pháp-hành thiền-định, nhưng đối với hành-giả thực-hành pháp-hành thiền-tuệ thì 5 pháp-chướng-ngại này là đối-tượng của pháp-hành tứ niệm-xứ hoặc pháp-hành thiền-tuệ.

* Hành-giả thực-hành pháp-hành tứ niệm-xứ hoặc pháp-hành thiền-tuệ, khi pháp-chướng-ngại nào phát sinh, hành-giả có trí-tuệ-thiền-tuệ thấy rõ, biết rõ đối-tượng pháp-chướng-ngại ấy thuộc về danh-pháp có sự sinh, sự diệt, nên có 3 trạng-thái-chung: trạng-thái vô-thường, trạng-thái khổ, trạng-thái vô-ngã của danh-pháp, dẫn đến chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế, chứng đắc 4 Thánh-đạo, 4 Thánh quả và Niết-bàn được.

Cho nên, 5 pháp-chướng-ngại là 1 trong 5 pabba đối-tượng của phần pháp niệm-xứ.

2- Khandhapabba: Ngũ-uẩn chấp-thủ:

Ngũ-uẩn chấp-thủ (pañcupadānakkhandha) nghĩa là ngũ-uẩn là đối-tượng của 4 pháp-chấp-thủ (tham-dục chấp-thủ, tà-kiến chấp-thủ, pháp-thường-hành chấp-thủ, ngã-kiến chấp-thủ, do tham tâm-sở và tà-kiến tâm-sở).

Ngũ-uẩn chấp-thủ có 5 uẩn là:

1- Sắc-uẩn chấp-thủ đó là 28 sắc-pháp là đối-tượng của pháp-chấp-thủ.

2- Thọ-uẩn chấp-thủ đó là thọ tâm-sở đồng sinh với 81 tam-giới-tâm là đối-tượng của pháp-chấp-thủ.

3- Tưởng-uẩn chấp-thủ đó là tưởng tâm-sở đồng sinh với 81 tam-giới-tâm là đối-tượng của pháp-chấp-thủ.

4- Hành-uẩn chấp-thủ đó là 50 tâm-sở (không có thọ tâm-sở và tưởng tâm-sở) đồng sinh với 81 tam-giới-tâm là đối-tượng của pháp-chấp-thủ.

5- Thức-uẩn chấp-thủ đó là 81 tam-giới-tâm là đối tượng của pháp-chấp-thủ.

Ngũ-uẩn chấp-thủ của pháp niệm-xứ thuộc về sắc-pháp và danh-pháp.

3- Āyatanapabba: Thập-nhị-xứ

Thập nhị xứ có 12 xứ chia ra 2 bên:

Bên trong có 6 xứ và bên ngoài có 6 xứ như sau:

* Bên trong có 6 xứ:

1- Cakkhāyatana: Nhãn-xứ đó là nhãn-tịnh-sắc làm duyên cho nhãn-thức-tâm với tâm-sở phát sinh.

2- Sotāyatana: Nhĩ-xứ đó là nhĩ-tịnh-sắc làm duyên cho nhĩ-thức-tâm với tâm-sở phát sinh.

3- Ghānāyatana: Tỷ-xứ đó là tỷ-tịnh-sắc làm duyên cho tỷ-thức-tâm với tâm-sở phát sinh.

4- Jivhāyatana: Thiệt-xứ đó là thiệt-tịnh-sắc làm duyên cho thiệt-thức-tâm với tâm-sở phát sinh.

5- Kayāyatana: Thân-xứ đó là thân tịnh-sắc làm duyên cho thân-thức-tâm với tâm-sở phát sinh.

6- Manāyatana: Ý-xứ đó là tất cả tâm làm duyên cho ý-thức-tâm với tâm-sở phát sinh.

* Bên ngoài có 6 xứ:

1- Rūpāyatana: Sắc-xứ làm đối-tượng cho nhãn-thức-tâm với tâm-sở phát sinh. là

2- Saddāyatana: Thanh-xứ làm đối-tượng cho nhĩ-thức-tâm với tâm-sở phát sinh.

3- Gandhāyatana: Hương-xứ làm đối-tượng cho tỷ-thức-tâm với tâm-sở phát sinh.

4- Rasāyatana: Vị-xứ làm đối-tượng cho thiệt-thức-tâm với tâm-sở phát sinh.

5- Phoṭṭhabbāyatana: Xúc-xứ làm đối-tượng cho thân-thức-tâm với tâm-sở phát sinh.

6- Dhammāyatana: Pháp-xứ đó là 52 tâm-sở, 16 sắc-pháp vi-tế, Niết-bàn làm đối-tượng cho các tâm với tâm-sở phát sinh.

Khi 6 xứ bên trong tiếp xúc với 6 xứ bên ngoài, phát sinh 6 lộ-trình-tâm, để tâm với tâm-sở phát sinh:

* Khi nhãn-xứ tiếp xúc với sắc-xứ, nên phát sinh nhãn-môn-lộ-trình-tâm.

* Khi nhĩ-xứ tiếp xúc với thanh-xứ, nên phát sinh nhĩ-môn-lộ-trình-tâm.

* Khi tỷ-xứ tiếp xúc với hương-xứ, nên phát sinh tỷ-môn-lộ-trình-tâm.

* Khi thiệt-xứ tiếp xúc với vị-xứ, nên phát sinh thiệt-môn-lộ-trình-tâm.

* Khi thân-xứ tiếp xúc với xúc-xứ, nên phát sinh thân-môn-lộ-trình-tâm.

* Khi ý-xứ tiếp xúc với pháp-xứ, nên phát sinh ý-môn-lộ-trình-tâm.

Thập-nhị-xứ của phần pháp niệm-xứ thuộc về sắc-pháp và danh-pháp.

4- Bojjhaṅgapabba: Thất-giác-chi

Thất-giác-chi có 7 pháp giác-chi, là 7 pháp làm nhân-duyên chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế, chứng đắc 4 Thánh-đạo, 4 Thánh-quả.

Thất-giác-chi có 7 pháp:

1- Satisambojjhaṅga: Pháp niệm giác-chi làm nhân-duyên chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế, chứng đắc 4 Thánh-đạo, 4 Thánh-quả, có chi-pháp là niệm tâm-sở đồng sinh với 8 đại-thiện-tâm, 8 đại-duy-tác-tâm, 26 tác-hành-thiền-tâm (appanājavanacitta).

2- Dhammavicayasambojjhaṅga: Pháp phân-tích giác-chi làm nhân-duyên chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế, chứng đắc 4 Thánh-đạo, 4 Thánh-quả, có chi-pháp là trí-tuệ tâm-sở đồng sinh với 4 đại-thiện-tâm hợp với trí-tuệ, 4 đại-duy-tác-tâm hợp với trí-tuệ, 26 tác-hành-thiền-tâm.

3- Vīriyasambojjhaṅga: Pháp tinh-tấn giác-chi làm nhân-duyên chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế, chứng đắc 4 Thánh-đạo, 4 Thánh-quả, có chi-pháp là tinh-tấn tâm-sở đồng sinh với 8 đại-thiện-tâm, 8 đại-duy-tác-tâm, 26 tác-hành-thiền- tâm.

4- Pītisambojjhaṅga: Pháp hỷ giác-chi làm nhân-duyên chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế, chứng đắc 4 Thánh-đạo, 4 Thánh-quả, có chi-pháp là hỷ tâm-sở đồng sinh với 4 đại-thiện-tâm đồng sinh với hỷ, 4 đại-duy-tác-tâm đồng sinh với hỷ, 3 sắc-giới-thiện-tâm, 3 sắc-giới-duy-tác-tâm.

5- Passaddhisambojjhaṅga: Pháp an-tịnh giác-chi làm nhân-duyên chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế, chứng đắc 4 Thánh-đạo, 4 Thánh-quả, có chi-pháp là an-tịnh tâm-sở đồng sinh với 8 đại-thiện-tâm, 8 đại-duy-tác-tâm, 26 tác-hành-thiền-tâm.

6- Samādhisambojjhaṅga: Pháp định giác-chi làm nhân-duyên chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế, chứng đắc 4 Thánh-đạo, 4 Thánh-quả, có chi-pháp là nhất-tâm tâm-sở đồng sinh với 8 đại-thiện-tâm, 8 đại-duy-tác-tâm, 26 tác-hành-thiền-tâm.

7- Upekkhāsambojjhaṅga: Pháp xả giác-chi làm nhân-duyên chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế, chứng đắc 4 Thánh-đạo, 4 Thánh-quả, có chi-pháp là trung-dung tâm-sở đồng sinh với 8 đại-thiện-tâm, 8 đại-duy-tác-tâm, 26 tác-hành-thiền-tâm.

Thất-giác-chi của phần pháp niệm-xứ thuộc về danh-pháp.

5- Saccapabba: Tứ-đế

Tứ Thánh-đế là sự-thật chân-lý của bậc Thánh-nhân chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế, chứng đắc 4 Thánh-đạo, 4 Thánh-quả và Niết-bàn.

1- Dukkha ariyasacca: Khổ-Thánh-đế là sự-thật chân-lý của chư bậc Thánh-nhân đã chứng ngộ, đó là:

– Tái-sinh kiếp sau là khổ, già là khổ, chết là khổ, sầu não, khóc than, khổ thân, khổ tâm, khổ cùng cực.

– Phải gần gũi, thân cận với người không yêu thương là khổ.

– Phải xa lìa người yêu thương là khổ.

– Mong muốn đừng có sinh, có già, có bệnh, có chết,.. mà không thể nào được như ý là khổ.

Tóm lại, chấp-thủ trong ngũ-uẩn do tham muốn và tà-kiến là khổ.

2- Dukkhasamudaya-ariyasacca: Nhân sinh khổ-Thánh-đế là sự-thật chân-lý của chư bậc Thánh-nhân đã chứng ngộ, đó là tham-ái dắt dẫn tái-sinh kiếp sau hợp với tham muốn, hài lòng, say mê trong các đối-tượng, đắm say trong kiếp sống. Nhân sinh khổ-Thánh-đế ấy là:

– Dục-ái (kāmataṇhā) là tham-ái trong 6 đối-tượng ái (sắc-ái, thanh-ái, hương-ái, vị-ái, xúc-ái, pháp-ái).

– Hữu-ái (bhavataṇhā) là tham-ái trong 6 đối-tượng ái hợp với thường-kiến, và tham-ái trong bậc thiền sắc-giới, bậc thiền vô-sắc-giới, trong cõi sắc-giới, cõi vô-sắc-giới.

– Phi-hữu-ái (vibhavataṇhā) là tham-ái trong 6 đối-tượng ái hợp với đoạn-kiến.

3- Dukkhanirodha ariyasacca: Diệt khổ-Thánh-đế là sự-thật chân-lý của chư bậc Thánh-nhân đã chứng ngộ, đó là Niết-bàn là pháp diệt tận mọi say mê do tham-ái ấy không còn dư sót bằng 4 Thánh-đạo-tuệ, xả ly, từ bỏ chấp-thủ trong ngũ-uẩn, giải thoát khổ, không còn luyến ái, không còn dính mắc nữa.

4- Dukkhanirodhagāminī paṭipadā ariyasacca: Pháp-hành dẫn đến diệt khổ-Thánh-đế là sự-thật chân-lý của chư bậc Thánh-nhân đã chứng ngộ, đó là Thánh-đạo hợp đủ 8 chánh: chánh-kiến, chánh-tư-duy, chánh-ngữ, chánh-nghiệp, chánh-mạng, chánh-tinh-tấn, chánh-niệm, chánh-định.

Tứ-đế của phần pháp niệm-xứ thuộc về sắc-pháp, danh-pháp.

Như vậy, đối-tượng của tứ-niệm-xứ là thân, thọ, tâm, pháp gồm có 21 pabba (phần) mà mỗi pabba đều có khả năng dẫn đến chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế, chứng đắc 4 Thánh-đạo, 4 Thánh-quả và Niết-bàn, trở thành bậc Thánh A-ra-hán cả thảy.

Sau khi hành-giả đã học hỏi hiểu rõ đối-tượng thân, thọ, tâm, pháp gồm có 21 pabba trong pháp-hành tứ-niệm-xứ hoặc đối-tượng sắc-pháp, danh-pháp trong pháp-hành thiền-tuệ thuộc về chân-nghĩa-pháp (paramattha- dhamma) xong, hành-giả nên tìm đến Ngài Trưởng-lão thiền-sư uyên thâm về pháp-học Phật-giáo, đầy đủ kinh nghiệm về pháp-hành Phật-giáo nhất là pháp-hành thiền-tuệ, để nương nhờ học hỏi phương pháp thực-hành pháp-hành thiền-tuệ.

Hành-giả thực-hành pháp-hành tứ-niệm-xứ có đối-tượng thân, thọ, tâm, pháp hoặc thực-hành pháp-hành thiền-tuệ có đối-tượng thiền-tuệ sắc-pháp, danh-pháp dẫn đến phát sinh trí-tuệ thiền-tuệ theo tuần tự từ trí-tuệ thiền-tuệ tam-giới (lokiyavipassanā) cho đến trí-tuệ thiền-tuệ siêu-tam-giới (lokuttaravipassanā) gồm có 16 loại trí-tuệ thiền-tuệ theo tuần tự như sau:

1- Trí-tuệ thứ nhất gọi là nāmarūpaparicchedañāṇa: trí-tuệ thấy rõ, biết rõ thật-tánh của sắc-pháp, danh-pháp đúng theo chân-nghĩa-pháp (paramatthadhamma) là pháp-vô-ngã (anattā) không phải là ta, không phải là người, không phải là đàn ông, không phải là đàn bà, không phải là chúng-sinh, v.v… tiếp đến,

2- Trí-tuệ thứ nhì gọi là nāmarūpapaccayapariggaha-ñāṇa: trí-tuệ thấy rõ, biết rõ nhân-duyên phát sinh mỗi sắc-pháp, mỗi danh-pháp, tiếp đến,

3- Trí-tuệ thiền-tuệ thứ 3 gọi là sammasanañāṇa: trí-tuệ thiền-tuệ thấy rõ, biết rõ sự diệt của sắc-pháp, danh-pháp, do nhân-duyên diệt, nên thấy rõ, biết rõ trạng-thái vô thường, trạng-thái khổ, trạng-thái vô-ngã của sắc-pháp, danh-pháp, tiếp đến,

4- Trí-tuệ thiền-tuệ thứ 4 gọi là udayabbayānupas-sanāñāṇa: trí-tuệ thiền-tuệ thấy rõ, biết rõ sự sinh, sự diệt của sắc-pháp, danh-pháp tam-giới, nên thấy rõ, biết rõ 3 trạng-thái-chung: trạng-thái vô-thường, trạng-thái khổ, trạng-thái vô-ngã của sắc-pháp, danh-pháp tam-giới, tiếp đến,

5- Trí-tuệ thiền-tuệ thứ 5 gọi là bhaṅgānupassanā-ñāṇa: trí-tuệ thiền-tuệ thấy rõ, biết rõ đặc biệt sự diệt của sắc-pháp, danh-pháp tam-giới, nên thấy rõ, biết rõ 3 trạng-thái-chung: trạng-thái vô-thường, trạng-thái khổ, trạng-thái vô-ngã của sắc-pháp, danh-pháp tam-giới, tiếp đến,

6- Trí-tuệ thiền-tuệ thứ 6 gọi là bhayatupaṭṭhānañāṇa: trí-tuệ thiền-tuệ thấy rõ, biết rõ sự diệt của sắc-pháp, của danh-pháp thật đáng kinh sợ, tiếp đến,

7- Trí-tuệ thiền-tuệ thứ 7 gọi là ādīnavānupassanā-ñāṇa: trí-tuệ thiền-tuệ thấy rõ, biết rõ sắc-pháp, danh-pháp thật đầy tội chướng, tiếp đến,

8- Trí-tuệ thiền-tuệ thứ 8 gọi là nibbidānupassanā-ñāṇa: trí-tuệ thiền-tuệ thấy rõ, biết rõ sắc-pháp, danh-pháp thật đáng nhàm chán, tiếp đến,

9- Trí-tuệ thiền-tuệ thứ 9 gọi là muñcitukamyatā-ñāṇa: trí-tuệ thiền-tuệ tha thiết mong thoát khỏi sắc-pháp, danh-pháp, tiếp đến,

10- Trí-tuệ thiền-tuệ thứ 10 gọi là paṭisaṅkhānupas-sanāñāṇa: trí-tuệ thiền-tuệ thấy rõ, biết rõ trở lại sắc-pháp, danh-pháp có 3 trạng-thái-chung: trạng-thái vô-thường, trạng-thái khổ, trạng-thái vô-ngã của sắc-pháp, danh-pháp một cách rõ ràng, để tìm ra phương-pháp giải thoát khỏi khổ-đế của sắc-pháp, của danh-pháp, tiếp đến,

11- Trí-tuệ thiền-tuệ thứ 11 gọi là saṅkhārupekkhā-ñāṇa: trí-tuệ thiền-tuệ thấy rõ, biết rõ sắc-pháp, danh-pháp thật sự là pháp-vô-ngã, nên trí-tuệ thiền-tuệ đặt tâm-trung-dung trong sắc-pháp, danh-pháp có trạng-thái vô-thường, hoặc trạng-thái khổ, hoặc trạng-thái vô-ngã làm đối tượng, tiếp đến,

12- Trí-tuệ thiền-tuệ thứ 12 gọi là saccānuloma-ñāṇa: trí-tuệ thiền-tuệ thuận dòng theo 8 trí-tuệ thiền-tuệ phần trước và thuận dòng theo 37 pháp chứng đắc Thánh-đạo (bodhipakkhiyadhamma) phần sau, tiếp đến

13- Trí-tuệ thiền-tuệ thứ 13 gọi là gotrabhuñāṇa: trí-tuệ thiền-tuệ chuyển dòng từ phàm-nhân sang dòng bậc thấp lên Thánh-nhân bậc cao) vì thấy rõ, biết rõ Niết-bàn là đối tượng, tiếp đến,

14- Trí-tuệ thiền-tuệ siêu-tam-giới thứ 14 gọi là Maggañāṇa: Thánh-đạo-tuệ (1) là trí-tuệ thiền-tuệ siêu-tam-giới có Niết-bàn làm đối-tượng, có khả năng đặc biệt diệt tận được mọi phiền-não, mọi tham-ái tùy theo khả năng của mỗi Thánh-đạo-tuệ, tiếp đến,

15- Trí-tuệ thiền-tuệ siêu-tam-giới thứ 15 gọi là Phalañāṇa: Thánh-quả-tuệ(2) là trí-tuệ thiền-tuệ siêu-tam-giới có Niết-bàn là đối tượng, tiếp đến,

16- Trí-tuệ thiền-tuệ thứ 16 gọi là paccavekkhaṇa-ñāṇa: trí-tuệ đặc biệt quán triệt Thánh-đạo nào, Thánh-quả nào đã chứng đắc, Niết-bàn đã chứng ngộ, phiền-não nào đã bị diệt tận và phiền-não nào chưa bị diệt tận được. Thánh-nhân, (hoặc chuyển dòng từ Thánh-nhân bậc

Hành-giả thực-hành pháp-hành thiền-tuệ có khả năng làm cho phát sinh 16 loại trí-tuệ thiền-tuệ trở thành bậc Thánh-nhân.

Phước-thiện hành-thiền (Bhāvanākusala) phần pháp-hành thiền-tuệ trong 10 phước-thiện này chỉ có giới hạn trong dục-giới thiện-tâm mà thôi.

Cho nên, nếu hành-giả thực-hành pháp-hành thiền-tuệ có khả năng phát sinh 16 loại trí-tuệ thiền-tuệ thì chỉ kể từ trí-tuệ thứ nhất nāmarūpaparicchedañāṇa cho đến trí-tuệ thiền-tuệ thứ 11 saṅkhārupekkhāñāṇa mà thôi, bởi vì 11 loại trí-tuệ thiền-tuệ này vẫn còn thuộc về dục-giới thiện-tâm có đối-tượng sắc-pháp, danh-pháp trong tam-giới.

Còn trí-tuệ thiền-tuệ siêu-tam-giới thứ 14 gọi là Maggañāṇa thuộc về siêu-tam-giới thiện-tâm.

Những tính chất của phước-thiện hành thiền

* Kusalavaḍḍhāpanalakkhaṇa: Phước-thiện hành-thiền có trạng-thái làm cho thiện-pháp phát triển.

* Akusalapahānarasa: Phước-thiện hành-thiền có phận sự diệt bất-thiện-pháp (ác-pháp).

* Sattācārokkamanapaccuppaṭṭhāna: Phước-thiện hành-thiền đúng theo phương pháp thực-hành pháp hành-thiền là quả hiện hữu.

* Yonisomanasikārapadaṭṭhāna: Sự hiểu đúng trong tâm phương pháp thực-hành pháp hành-thiền là nguyên nhân gần của phước-thiện hành-thiền.

* Paṭikkhepadhamma: Pháp nghịch với phước-thiện hành-thiền đó là tâm si.

* Anuññātadhamma: Pháp giúp hỗ-trợ cho phước-thiện hành-thiền đó là trí-tuệ.

Bài viết trích từ cuốn Phước ThiệnTỳ Khưu Hộ Pháp biên soạn. Quý vị có thể tải sách bản PDF tại đây.

AUDIO TOÀN BỘ CUỐN SÁCH PHƯỚC THIỆN

Các bài viết trong sách

Dhamma Nanda

BQT trang Theravāda cố gắng sưu tầm thông tin tài liệu Dhamma trợ duyên quý độc giả tìm hiểu về Dhamma - Giáo Pháp Bậc Giác Ngộ thuyết giảng suốt 45 năm sau khi Ngài chứng đắc trở thành Đức Phật Chánh Đẳng Chánh Giác vào đêm Rằm tháng 4, tìm hiểu thêm phương pháp thực hành thiền Anapana, thiền Vipassana qua các tài liệu, bài giảng, pháp thoại từ các Thiền Sư, các Bậc Trưởng Lão, Bậc Thiện Trí.

Trả lời

Từ điển
Youtube
Live Stream
Tải app