Đức-Phật nghe 7 Pháp Giác-chi

* Trường hợp Đức-Thế-Tôn lâm bệnh nặng tại ngôi chùa Veḷuvana. Khi ấy, Ngài Trưởng-lão Mahācunda đến hầu đảnh lễ Đức-Thế-Tôn, rồi ngồi một nơi hợp lẽ. Đức-Thế-Tôn truyền bảo Ngài Trưởng-lão Mahācunda tụng 7 pháp-giác-chi.

Ngài Trưởng-lão Mahācunda tụng bài kinh Tatiya-gilānasutta có 7 pháp-giác-chi như sau:

Kinh Tatiyagilānasutta

Ekaṃ samayaṃ Bhagavā Rājagahe viharati Veḷuvane kalandakanivāpe. Tena kho pana samayena Bhagavā ābādhiko hoti dukkhito bāḷhagilāno. Atha kho āyasmā Mahācundo yena Bhagavā tenupasaṅkami, upasaṅ-kamitvā Bhagavantaṃ abhivādetvā ekamantaṃ nisīdi, ekamantaṃ nisinnaṃ kho āyasmantaṃ Mahācundaṃ Bhagavā etadavoca.

“Paṭibhantu taṃ Cunda, bojjhaṅgā”ti.

Sattime Bhante, bojjhaṅgā Bhagavatā samma-dakkhātā bhāvitā bahulīkatā abhiññāya sambodhāya nibbānāya saṃvattanti. Katame satta?

* Satisambojjhaṅgo kho Bhante, Bhagavatā samma-dakkhāto bhāvito bahulīkato abhiññāya sambodhāya nibbānāya saṃvattati.

* Dhammavicayasambojjhaṅgo kho Bhante, bhagavatā sammadakkhāto bhāvito bahulīkato abhiññāya sambodhāya nibbānāya saṃvattati.

* Vīriyasambojjhaṅgo kho Bhante, Bhagavatā samma-dakkhāto bhāvito bahulīkato abhiññāya sambodhāya nibbānāya saṃvattati.

* Pītisambojjhaṅgo kho Bhante, Bhagavatā samma-dakkhāto bhāvito bahulīkato abhiññāya sambodhāya nibbānāya saṃvattati.

* Passaddhisambojjhaṅgo kho Bhante, Bhagavatā sammadakkhāto bhāvito bahulīkato abhiññāya sambodhāya nibbānāya saṃvattati.

* Samādhisambojjhaṅgo kho Bhante, Bhagavatā samma-dakkhāto bhāvito bahulīkato abhiññāya sambodhāya nibbānāya saṃvattati.

* Upekkhāsambojjhaṅgo kho Bhante, Bhagavatā sammadakkhāto bhāvito bahulīkato abhiññāya sambodhāya nibbānāya saṃvattati.

Ime kho Bhante, satta bojjhaṅgā Bhagavatā samma-dakkhātā bhāvitā bahulīkatā abhiññāya sambodhāya nibbānāya saṃvattantī’ti

Taggha Cunda bojjhaṅgā.

Taggha Cunda bojjhaṅgā’ti

Idamavocāyasmā Cundo. Samanuñño Satthā ahosi. Vuṭṭhahi ca Bhagavā tamhā ābādhā, tathāpahīno ca Bhagavato so ābādho ahosī’ti.

(Tatiyagilānasuttaṃ niṭṭhitaṃ.)

Ý nghĩa bài kinh bệnh thứ ba

Một thuở nọ, Đức-Thế-Tôn ngự tại ngôi chùa Veḷuvana, nơi nuôi dưỡng các loài sóc, gần kinh-thành Rājagaha. Khi ấy, Đức-Thế-Tôn lâm bệnh nặng khổ thân hành hạ.

Ngài Trưởng-lão Mahācunda đến hầu đảnh lễ Đức-Thế-Tôn, rồi ngồi một nơi hợp lẽ, sau khi Ngài Trưởng-lão Mahācunda ngồi một nơi, Đức-Thế-Tôn truyền bảo rằng:

– “Này Cunda! Con hãy nên tụng 7 pháp-giác-chi.”

Ngài Trưởng-lão Mahācunda tụng 7 pháp-giác-chi

– Kính bạch Đức-Thế-Tôn, 7 pháp-giác-chi mà Đức-Thế-Tôn đã thuyết giảng chân chính, được thực-hành, được thực-hành nhiều, để phát sinh trí-tuệ thiền-tuệ thông suốt chân-lý tứ Thánh-đế, chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế, chứng ngộ Niết-bàn diệt khổ.

7 pháp giác chi ấy là thế nào?

1- Kính bạch Đức-Thế-Tôn, pháp niệm giác-chi mà Đức-Thế-Tôn đã thuyết giảng chân chính, được thực-hành, được thực-hành nhiều, để phát sinh trí-tuệ thiền-tuệ thông suốt chân-lý tứ Thánh-đế, chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế, chứng ngộ Niết-bàn diệt khổ.

2- Kính bạch Đức-Thế-Tôn, pháp phân-tích giác-chi mà Đức-Thế-Tôn đã thuyết giảng chân chính, được thực-hành, được thực-hành nhiều, để phát sinh trí-tuệ thiền-tuệ thông suốt chân-lý tứ Thánh-đế, chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế, chứng ngộ Niết-bàn diệt khổ.

3- Kính bạch Đức-Thế-Tôn, pháp tinh-tấn giác-chi mà Đức-Thế-Tôn đã thuyết giảng chân chính, được thực-hành, được thực-hành nhiều, để phát sinh trí-tuệ thiền-tuệ thông suốt chân-lý tứ Thánh-đế, chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế, chứng ngộ Niết-bàn diệt khổ.

4- Kính bạch Đức-Thế-Tôn, pháp hỷ giác-chi mà Đức-Thế-Tôn đã thuyết giảng chân chính, được thực-hành, được thực-hành nhiều, để phát sinh trí-tuệ thiền-tuệ thông suốt chân-lý tứ Thánh-đế, chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế, chứng ngộ Niết-bàn diệt khổ.

5- Kính bạch Đức-Thế-Tôn, pháp an-tịnh giác-chi mà Đức-Thế-Tôn đã thuyết giảng chân chính, được thực-hành, được thực-hành nhiều, để phát sinh trí-tuệ thiền-tuệ thông suốt chân-lý tứ Thánh-đế, chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế, chứng ngộ Niết-bàn diệt khổ.

6- Kính bạch Đức-Thế-Tôn, pháp định giác-chi mà Đức-Thế-Tôn đã thuyết giảng chân chính, được thực-hành, được thực-hành nhiều, để phát sinh trí-tuệ thiền-tuệ thông suốt chân-lý tứ Thánh-đế, chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế, chứng ngộ Niết-bàn diệt khổ.

7- Kính bạch Đức-Thế-Tôn, pháp xả giác-chi mà Đức-Thế-Tôn đã thuyết giảng chân chính, được thực-hành, được thực-hành nhiều, để phát sinh trí-tuệ thiền-tuệ thông suốt chân-lý tứ Thánh-đế, chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế, chứng ngộ Niết-bàn diệt khổ.

– Kính bạch Đức-Thế-Tôn, 7 pháp-giác-chi mà Đức-Thế-Tôn đã thuyết giảng chân chính, được thực-hành, được thực-hành nhiều, để phát sinh trí-tuệ thiền-tuệ thông suốt chân-lý tứ Thánh-đế, chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế, chứng ngộ Niết-bàn diệt khổ.

Đức-Thế-Tôn truyền bảo rằng:

– Này Cunda! 7 pháp giác chi thật là huyền diệu!

– Này Cunda! 7 pháp giác chi thật là huyền diệu!

Ngài Trưởng-lão Mahācunda tụng 7 pháp-giác-chi xong, Đức-Thế-Tôn phát sinh duy-tác-tâm vô cùng hoan-hỷ trong 7 pháp-giác-chi ấy, Đức-Thế-Tôn đã khỏi hẳn bệnh ngay tức khắc, căn bệnh của Đức-Thế-Tôn khỏi hẳn, không còn tái phát lại nữa.

(Xong bài kinh bệnh thứ ba)

Lợi ích của sự nghe tụng kinh Pāḷi

Người bệnh nghe tụng kinh Pāḷi là một trong những truyền thống trong Phật-giáo. Bệnh có 2 loại: bệnh-thân và bệnh-tâm.

Bệnh-thân do có thân. Thân có tứ đại: đất, nước, lửa, gió. Tứ đại không điều hòa nên phát sinh bệnh-thân. Tất cả chúng-sinh nói chung, con người nói riêng, hễ có thân là có bệnh-thân, chỉ có khác nhau bệnh nhẹ hoặc bệnh nặng mà thôi. Cho nên, chư Thánh A-ra-hán và Đức-Phật cũng không tránh khỏi bệnh-thân.

Bệnh-tâm phát sinh do mọi phiền-não, mà mọi phiền- não phát sinh do nương nhờ nơi bất-thiện-tâm (ác-tâm). Nếu khi bất-thiện-tâm (ác-tâm) nào phát sinh thì ắt có số phiền-não đồng sinh với bất-thiện-tâm (ác-tâm) ấy.

Bệnh-thân thuộc về quả của nghiệp, còn bệnh-tâm là do phiền-não mà mọi phiền-não phát sinh do nương nhờ nơi bất-thiện-tâm (ác-tâm), làm cho tâm bị ô nhiễm nóng nảy khổ-tâm gọi là bệnh-tâm.

Thật ra, bệnh-thân và bệnh-tâm là 2 bệnh riêng biệt, sở dĩ có sự liên quan với nhau là vì phiền-não tha muốn mau khỏi bệnh-thân, nhưng không khỏi bệnh thân, nên phiền-não sân phát sinh làm cho khổ-tâm gọi là bệnh-tâm.

Đức-Phật và chư Thánh A-ra-hán đã diệt tận được mọi phiền-não không còn dư sót nên không còn khổ-tâm nghĩa là không còn bệnh-tâm, chỉ còn có bệnh-thân mà thôi.

Cho nên, khi nghe 7 pháp-giác-chi là chánh-pháp mà Đức-Phật và chư Thánh A-ra-hán đã từng chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế, nên phát sinh đại-duy-tác-tâm vô cùng hoan-hỷ trong 7 pháp-giác-chi ấy như là một linh-dược mầu-nhiệm (osadhañca imaṃ mantaṃ) chữa trị khỏi căn bệnh nặng của Ngài đại-trưởng-lão Mahā-kassapa, Ngài đại-trưởng-lão Mahāmoggallāna và Đức-Phật khỏi bệnh ngay tức thì một cách huyền-diệu.

Đối với bệnh nhân là hạng phàm-nhân vẫn còn đầy đủ 1500 loại phiền-não, nếu được nghe 7 pháp-giác-chi mà hiểu biết rõ ý nghĩa mỗi pháp-giác-chi thì bệnh nhân phát sinh đại-thiện-tâm trong sạch vô cùng hoan-hỷ trong 7 pháp-giác-chi ấy, do năng lực của đại-thiện-tâm này làm cho thân có sắc-pháp nhẹ nhàng (lahutā), mềm mại (mudutā) uyển chuyển (kamaññatā), giúp cho bệnh-thân giảm bớt khổ-thân(1)

* Tích Dhammika upāsakavatthu(2) được tóm lược điểm chính như sau:

Trường-hợp cận-sự-nam Dhammika lâm bệnh trầm trọng, sắp lâm chung, nên truyền bảo người thân trong gia đình đến hầu đảnh lễ Đức-Thế-Tôn, cầu xin Đức-Thế-Tôn cho phép số Đại-đức tỳ-khưu-Tăng đến tư gia, cận-sự-nam Dhammika muốn nghe pháp lúc lâm chung.

Đức-Thế-Tôn truyền dạy một số Đại-đức tỳ-khưu-Tăng đến tụng kinh tại tư gia của cận-sự-nam Dhammika.

Chư Đại-đức tỳ-khưu-Tăng đến tư gia, cận-sự-nam Dhammika nằm trên giường chắp tay thỉnh cầu chư Đại-đức tỳ-khưu-Tăng tụng bài kinh Mahāsatipaṭṭhānasutta: Kinh Đại-niệm-xứ đó là 1 trong những bài kinh chính yếu trong Phật-giáo.

Khi chư Đại-đức tỳ-khưu-Tăng đang tụng bài kinh Mahāsatipaṭṭhānasutta: Kinh Đại-niệm-xứ cho cận-sự-nam Dhammika nằm lắng tai nghe, khi ấy, 6 chiếc xe trời có 1.000 con ngựa báu từ 6 cõi trời dục-giới hiện xuống chờ đón rước cận-sự-nam Dhammika (Đó là trường-hợp gatinimitta của người sắp chết).

Cận-sự-nam Dhammika chọn cõi trời Tusita (Đâu-suất đà-thiên), nên sau khi cận-sự-nam Dhammika chết, đại-thiện-nghiệp trong đại-thiện-tâm cho quả trong thời-kỳ tái-sinh kiếp sau (paṭisandhikāla) có đại-quả-tâm gọi là tái-sinh-tâm (paṭisandhicitta) làm phận sự tái-sinh kiếp sau hoá-sinh làm vị thiên-nam trong lâu đài nguy nga tráng lệ, có hào quang sáng ngời toả khắp mọi nơi trên cõi trời Tusita (Đâu-suất đà-thiên) mà đã chọn trước khi chết, hưởng mọi sự an-lạc trên cõi trời ấy.

Vị thiên-nam hoặc vị thiên-nữ trên cõi trời Tusita (Đâu-suất đà-thiên) có tuổi thọ 4000 năm cõi trời, so với thời gian cõi người 576 triệu năm, bởi vì 1 ngày 1 đêm bằng 400 năm cõi người.

* Trường-hợp ông phú hộ Anāthapiṇḍika lâm bệnh trầm trọng, bệnh phong hành hạ kinh khủng, trong bài kinh Anāthapiṇḍikovādasutta(1) được tóm lược điểm chính như sau:

Ông phú hộ Anāthapiṇḍika lâm bệnh trầm trọng, bệnh phong hành hạ kinh khủng, nên ông phú hộ truyền bảo người thân trong gia đình đến hầu đảnh lễ Đức-Thế-Tôn, rồi kính bạch với Đức-Thế-Tôn về bệnh tình trầm trọng của ông.

Ông phú hộ truyền bảo người thân trong gia đình đến hầu đảnh lễ Ngài Đại-Trưởng-lão Sāriputta, rồi kính bạch với Ngài Đại-Trưởng-lão về bệnh tình trầm trọng của ông, kính thỉnh Ngài Đại-Trưởng-lão có tâm từ tế độ đến tư gia của ông.

Khi ấy, Ngài Đại-Trưởng-lão Sāriputta và Ngài Trưởng-lão Ānanda cùng nhau đến tư gia thăm ông phú hộ Anāthapiṇḍika.

* Ngài Đại-Trưởng-lão Sāriputta giảng giải cho ông phú hộ hiểu biết về 6 đối-tượng bên ngoài tiếp xúc với 6 tịnh-sắc-pháp bên trong, phát sinh 6 thức-tâm, 6 xúc, 6 thọ, v.v…

* Ngài Trưởng-lão Ānanda cũng khuyên dạy, ông phú hộ Anāthapiṇḍika phát sinh đại-thiện-tâm vô cùng hoan-hỷ trong lời giảng dạy của Ngài Đại-Trưởng-lão Sāriputta và Ngài Trưởng-lão Ānanda.

Ngài Đại-Trưởng-lão Sāriputta và Ngài Trưởng-lão Ānanda trở về ngôi chùa Jetavana một lát sau, ông phú hộ Anāthapiṇḍika chết, sau khi ông phú hộ chết, đại-thiện-nghiệp trong đại-thiện-tâm cho quả trong thời-kỳ tái-sinh kiếp sau (paṭisandhikāla) có đại-quả-tâm gọi là tái-sinh-tâm (paṭisandhicitta) làm phận sự tái-sinh kiếp sau hoá-sinh làm vị thiên-nam Anāthapiṇḍika trên cõi trời Tusita (Đâu-suất-đà-thiên) trong lâu đài nguy nga tráng lệ, có hào quang sáng ngời toả khắp mọi nơi.

Ngay đêm hôm ấy, vị thiên-nam Anāthapiṇḍika từ cõi trời Tusita xuất hiện xuống  ngôi chùa Jetavana làm ch ngôi chùa sáng choang, vị thiên-nam Anāthapiṇḍika đến hầu đảnh lễ Đức-Thế-Tôn, tán dương ca tụng ân-đức Phật, ân-đức Ngài Đại-Trưởng-lão Sāriputta, rồi đảnh lễ Đức-Thế-Tôn xin phép trở về cõi trời Tusita (Đâu-suất-đà-thiên).

Cho nên, phước-thiện nghe chánh-pháp lúc nào cũng đem lại sự lợi ích, sự tiến hoá, sự an-lạc trong kiếp hiện-tại và vô số kiếp vị-lai, nhất là đối với bệnh nhân nghe chánh-pháp, phát sinh đại-thiện-tâm vô cùng hoan-hỷ làm cho bệnh giảm bớt, hoặc bớt hẳn, nếu bệnh nhân không sống được, thì sau khi bệnh nhân chết, đại-thiện-nghiệp nghe chánh-pháp có cơ hội cho quả tái-sinh kiếpsau 1 trong 7 cõi thiện-dục-giới là cõi người và 6 cõi trờidục-giới, hưởng mọi sự an-lạc trong cõi thiện-giới.

Các bài viết trong sách

Dhamma Nanda

BQT trang Theravāda cố gắng sưu tầm thông tin tài liệu Dhamma trợ duyên quý độc giả tìm hiểu về Dhamma - Giáo Pháp Bậc Giác Ngộ thuyết giảng suốt 45 năm sau khi Ngài chứng đắc trở thành Đức Phật Chánh Đẳng Chánh Giác vào đêm Rằm tháng 4, tìm hiểu thêm phương pháp thực hành thiền Anapana, thiền Vipassana qua các tài liệu, bài giảng, pháp thoại từ các Thiền Sư, các Bậc Trưởng Lão, Bậc Thiện Trí.

Trả lời

Từ điển
Youtube
Live Stream
Tải app