TRÌNH BÀY NỘI DUNG
241. Asajjhāyamalā mantā,
Anuṭṭhānamalā gharā,
Malaṃ vaṇṇassa kosajjaṃ,
Pamādo rakkhato malaṃ.
241. “Không tụng làm nhớp kinh,
Không đứng dậy, bẩn nhà,
Biếng nhác làm nhơ sắc,
Phóng dật uế người canh”.
Kệ ngôn pháp cú câu 241 từ phẩm Cấu Uế (Malavagga) phần nào cho thấy việc quan trọng khi tụng đọc các chú thuật cũng như kinh điển. Truyền thống tụng đọc để bảo lưu và gìn giữ Tam Tạng là một phần tất yếu để duy trì mạng mạch chánh pháp.
Người học rộng cũng nhờ tụng đọc và học hỏi nhiều, nên gọi đó là văn (tư, tu). Phương pháp nhìn (visual) là chỉ qua bằng mắt, và tụng đọc rõ tiếng thành lời nghe được thì đó là phương pháp nghe (audio). Nếu vừa nhìn và tụng đọc thì các hệ thống cơ hàm sẽ được vận động và rung chấn lên não bộ. Âm thanh được tác động vào tai cũng một phần truyền dữ liệu lên não. Điều này cho thấy tác nhân xung hợp do mắt, do tai đưa lại, làm cho người học pháp có sự chú tâm và ghi nhớ hơn. Sức mạnh trí nhớ do liên tục được tụng đọc cũng mang lại định tâm và được nhắc nhở trong thiện pháp. Đức Phật đã nhấn mạnh đến lợi ích của sự trì tụng những bài Hộ Kinh (Paritta) để ngăn ngừa những tai họa nguy khốn có thể xảy đến, và điều này đã trở thành một truyền thống tụng đọc kinh Hộ Trì cho đến ngày nay.
Xuyên qua dòng thời gian, những bài kinh Paritta được thêm vào thành “Kinh Tụng Hằng Ngày”. Chính vì lẽ đó, chư Tăng và các hàng cận sự vẫn trì tụng các bài kinh cơ bản như chúng ta thường thấy ở các quốc gia Phật Giáo Nguyên Thủy. Đối với Việt Nam chúng ta, kinh điển cũng được bậc sơ tổ Cố Đại Trưởng Lão Hộ Tông (1893 – 1981) đã dày công biên dịch nhiều bài kinh cơ bản để chư Tăng, Ni và Phật tử tụng đọc. Đó là những bài kinh cơ bản theo lối văn xuôi hay kệ thơ đã đi vào lòng người từ lâu. Đến nay chúng ta vẫn còn sử dụng những bản kinh của Ngài Hộ Tông. Lần tái bản này, chúng tôi chỉ để lại phần chính của Kinh Tam Bảo là bản kinh xưa [KX] của Cố Hòa Thượng Hộ Tông, nếu quý vị Phật tử nào muốn tham khảo bản kinh Huyền Không [HK], xin xem lại tập ‘Tuyển Tập Kinh Tụng Nam Tông”, Biên soạn Tỳ khưu Đức Hiền, NXB Tôn Giáo, 2013.
Thêm vào đó, một số bài kinh được tuyển tập vào như Kinh Từ Bi, Kinh Châu Báu, hay một số bài quán niệm sự chết và niệm thân do Phật Học Viện Huyền Không đã được in ngày 06/9/2011 (NXB Tôn Giáo, số 925-2011/CXB/44-159/TG, in tại công ty CP In TM Đông Dương. ĐC: 161/1 Lũy Bán Bích, P. Hiệp Tân, Q. Tân Phú, TP Hồ Chí Minh) mang tính súc tích và dễ tụng đọc. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng bổ sung nhiều bài kinh dài, chủ yếu là bản dịch của cố Hòa Thượng Minh Châu, và các bản dịch khác. Tất cả các bài kinh dài đó xem như cốt lõi tu tập Phật Giáo cần được tụng đọc hằng ngày nhằm sách tấn việc học pháp, thực hành pháp và thành tựu pháp cho được giác ngộ giải thoát.
PHÂN BỔ CÁC PHẦN CHÍNH
Phần I: Khóa Kinh Hằng Ngày: Dành cho chư Tăng và Phật tử. (Phần này có 4 mục: Kinh Tam Bảo, Chánh Kinh, Quán Niệm và Hồi Hướng)
Phần II: Khóa Kinh Phúc Chúc: Dành cho chư Tăng.
Phần III: Khóa Kinh Cầu An: Dành cho chư Tăng.
Phần IV: Khóa Kinh Cầu Siêu: Dành cho chư Tăng.
Phần V: Các ngày lễ Rằm: Dành cho chư Tăng và Phật tử.
Lần tái bản này, chúng tôi để lại 5 phần La Mã chính (I-V).
Phần II Bổ Sung Kinh Tụng và phần VI Khóa kinh Sám Hối ở lần in vào năm 2013 đã gỡ bỏ và được bổ sung vào các phần khác, để tránh lặp lại dài dòng.
Phần I Khóa Kinh Hằng Ngày, được phân ra làm 4 mục chính là:
[1.4] Lễ Bái Tam Bảo,
[2.4] Kinh Hộ Trì và Kinh,
[3.4] Quán Niệm Sự Chết và Quán Thân, Kệ Động Tâm và một số kệ khuyến tu;
[4.4] Hồi Hướng, Chia Phước và Phát Nguyện.
Đối với truyền thống tụng đọc Việt Nam nói chung, những bài Kinh tụng đọc cơ bản (phần 2.4 Chánh Kinh) của một khóa Kinh Hằng ngày vậy là đủ. Về phần cơ bản, các bài kinh chính vẫn được giữ lại qua các ngày theo thứ tự như sau:
THỨ & BÀI KINH
THỨ HAI: Buddha-jayamaṅgala-gāthā – Kệ Phật Cảm Thắng (1)
THỨ BA: Maṅgalasuttaṃ – Hạnh Phúc Kinh
THỨ TƯ: Ratanasuttaṃ – Kinh Châu Báu (Kinh Tam Bảo)
THỨ NĂM: Karaṇīyamettasuttaṃ – Từ Bi Kinh
THỨ SÁU: Tidasa Pāramī – Tam Thập Độ
THỨ BẢY: Paṭicca Sammuppāda – Thập Nhị Duyên Khởi
CHỦ NHẬT: Dhammasaṅgaṇī (Timātikā) – Kinh Vạn Pháp Tổng Trì (Tam Mẫu Đề)
Việc phân chia theo ngày cũng xuất phát từ ý tưởng việc tụng đọc kinh tụng giống ở trường Đại Học Quốc Tế Hoằng Pháp Phật Giáo (1) Có nhiều tựa đề: Phật Lực Thắng Hạnh Kệ, Tám Phật Lực, Tám Kệ Ngôn An Lành,…
Theravāda (International Theravāda Buddhist Missionary University – ITBMU) ở Yangoon, Myanmar. Tuy nhiên, người dẫn Kinh có thể tụng đọc thêm nếu muốn.
Phần II được bổ sung dành cho chư Tăng tụng Kinh Chúc Phúc và Hoan Hỷ Phước Thí mà thí chủ đã dâng cúng. Phần này hầu như dành riêng cho chư Tăng để tán thán một việc phước thí nào đó của Phật tử.
Phần III được giới thiệu về khóa Kinh Cầu An, kế đó là Khóa Kinh Cầu Siêu (Phần IV) là cũng được trích từ một số bài kinh Tụng Hằng Ngày và chỉ được phân chia theo đúng phần của nó.
Phần IV: Khóa Kinh Cầu Siêu: Dành cho chư Tăng
Về cơ bản, những bài Kinh Cầu An và Cầu Siêu được trích từ Khóa Kinh Hằng Ngày như sau:
Kinh Cầu An
1. Buddha-jayamaṅgala-gāthā (Kệ Phật Cảm Thắng)
2. Maṅgalasuttaṃ (Hạnh Phúc Kinh)
3. Ratanasuttaṃ (Kinh Châu Báu)
4. Karaṇīyamettasuttaṃ (Từ Bi Kinh)
Kinh Cầu Siêu
1. Paṭicca Sammuppāda (Thập Nhị Duyên Khởi)
2. Dhammasaṅgaṇī (Timātikā)
[Kinh Vạn Pháp Tổng Trì (Tam Mẫu Đề)]
Phần V là phần giới thiệu sơ lược các ngày lễ và nhiều bài kinh dài để tụng trong các ngày rằm tháng giêng (âm lịch), rằm tháng tư, rằm tháng bảy. Ở đây chúng tôi trích dẫn 2 bản kinh xưa (KX) và một vài bản kinh mới của Huyền Không (HK) để tiện tụng đọc khi cần.
Phần cuối là Phụ Lục giới thiệu các nghi lễ cơ bản trong truyền thống Phật Giáo Nguyên Thủy1 như việc thọ trì ngũ giới, tác bạch, tán thán Đại Lễ Dâng Y Kaṭhina v.v…
Chúng tôi cố gắng tuyển tập lại, và sắp xếp các bản kinh song ngữ Pāḷi – Việt để chư Tăng và Phật tử tiện theo dõi. Chúng tôi vẫn giữ nguyên khổ kinh sách dài và rộng 16x24cm, để trưng dụng được nhiều chữ hơn.
Bên cạnh đó, phần MỤC LỤC chúng tôi trình bày theo số thứ tự và được trích lục một câu mở đầu, ví dụ [Devāradhanā: Thỉnh Chư Thiên = Sagge kāme ca rūpe (Xin thỉnh chư Thiên)] giúp cho người dẫn kinh hay người đọc dễ dàng tìm kiếm. Để thuận tiện cho việc tụng đọc và ngắt đúng, chúng tôi có thêm dấu ‘/’trước mỗi điểm ngừng.