Nội Dung Chính
- GIẢI VỀ PHÉP ÐẦU ÐÀ (DHUTANGAKATHÀ).
- ÐẦU ÐÀ CÓ 13 PHÉP
- GIẢI VỀ CÁCH THỌ TRÌ ÐẦU ÐÀ (Dhutangasamàdàna vidhànàdikathà).
- I- CÁCH THỌ TRÌ TRONG ÐẦU ÐÀ THƯỜNG MẶC Y CA-SA ÐÁNG GỚM NHƯ PHẨM ÐẤT (Pamasukùlikanga).
- II- CÁCH THỌ TRÌ TRONG ÐẦU ÐÀ CHỈ MẶC TAM Y (Tecìvarikanga).
- III- CÁCH THỌ TRÌ ÐẦU ÐÀ THƯỜNG ÐI ÐỂ KHUẤT THỰC (Pindapàtikànga)
- IV- CÁCH THỌ TRÌ TRONG ÐẦU ÐÀ THƯỜNG ÐI KHẤT THỰC THEO MỖI NHÀ (Sapadànacàrikanga)
- V- CÁCH THỌ TRÌ TRONG ÐẦU ÐÀ THƯỜNG NGỒI ĂN TRONG MỘT CHỖ(Ekàsanikanga)
- VI- CÁCH THỌ TRÌ TRONG ÐẦU ÐÀ THƯỜNG ĂN TRONG MỘT BÁT(Pattapindikànga)
- VII- CÁCH THỌ TRÌ TRONG ÐẦU ÐÀ NGĂN ATRITTABHOJANA(Khaluppacchàbhattikanga)
- VIII- CÁCH THỌ TRÌ TRONG ÐẦU ÐÀ THƯỜNG NƯƠNG NGỤ TRONG RỪNG(Arannikanga)
- IX- CÁCH THỌ TRÌ TRONG ÐẦU ÐÀ THƯỜNG NƯƠNG NGỤ GẦN CỘI CÂY(Rukkhamùlikanga)
- X- CÁCH THỌ TRÌ TRONG ÐẦU ÐÀ THƯỜNG NGỤ TRONG KHOẢNG TRỐNG(Abbhokasikanga).
- XI- CÁCH THỌ TRÌ TRONG ÐẦU ÐÀ THƯỜNG NGỤ NƠI MỘ ÐỊA(Sosànikanga).
- XII- CÁCH THỌ TRÌ TRONG ÐÀU ÐÀ THƯỜNG Ở TRONG CHỖ TĂNG ÐÃ CHO ÐẦU TIÊN KHÔNG DỜI ÐỔI (Yathàsanthatikanga)
- XIII- CÁCH THỌ TRÌ TRONG ÐẦU ÐÀ NGĂN OAI NGHI NẰM ( Nesajjikanga)
- GIẢI VỀ SỰ ÐOÁN XÉT CHUNG TRONG 13 ÐẦU ÐÀ (Sanàsavinicchayakathà)
- GIẢI VỀ PHÂN PHÁT ÐẦU ÐÀ (Byàssavinicchayakathà)
GIẢI VỀ PHÉP ÐẦU ÐÀ (DHUTANGAKATHÀ).
Tiếng đầu đà – DHUTANGAKATHA nghĩa là: Chi [*] của người dứt phiền não, hoặc tư cách có trí tuện để dứt trừ phiền não, là điều kiện và là sự tu hành để phá huỷ nghịch pháp. Nói tóm tắt là tác ý để thọ trì chi ấy.
[*] Chi: là nguyên ở một vật thể chia rẽ ra, Phạn ngữ gọi là Anga.
ÐẦU ÐÀ CÓ 13 PHÉP
1) Pamsukùkanga: chi của Tỳ-khưu là người có phẩm cách, thường mặc y ca-sa có trạng thái đáng gớm như phẩn đất.
2) Tecìvarikànga: chi của Tỳ-khưu là người chỉ thường mặc tam y (y 2 lớp, y vai trái và y nội).
3) Pindapàtikanga: chi của Tỳ-khưu là người có phẩm cách, thường đi để khất thực.
4) Sapadànacàrikanga: chi của Tỳ-khưu là người có phẩm cách để đi khất thực theo mỗi nhà.
5) Ekàsanikanga: chi của Tỳ-khưu là người có phẩm cách chỉ thường dùng vật thực trong 1 chỗ ngồi
6) Pattapindikanga: chi của Tỳ-khưu là người có phẩm cách chỉ thường dùng vật thực trong 1 bát
7) Khalupacchàbhattikanga: chi của Tỳ-khưu là người có phẩm cách không dùng vật thực mà mình đã ngăn, sau rồi mới được lại
8) Àrannikanga: chi của Tỳ-khưu là người có phẩm cách thường trú ngụ trong rừng.
9) Rukkhamùlikanga: chi của Tỳ-khưu là người có phẩm cách trú ngụ gần cội cây
10) Abbhokàsikanga: chi của Tỳ-khưu là người có phẩm cách thường trú ngụ trong nơi khoảng trống.
11) Sosànikanga: chi của Tỳ-khưu là người có phẩm cách thường trú ngụ trong rừng mộ địa.
12) Yathàsanthatikanga: chi của Tỳ-khưu là người có phẩm cách chỉ ngụ trong chỗ mà Tăng đã cho đầu tiên, không dời đổi.
13) Nesajjikanga: chi của Tỳ-khưu là người thường có phẩm cách ngăn oai nghi nằm, chỉ đứng và ngồi.
GIẢI VỀ CÁCH THỌ TRÌ ÐẦU ÐÀ (Dhutangasamàdàna vidhànàdikathà).
Khi đức Thế Tôn còn tại thế, phải đối với Ngài mà thọ phép đầu đà. Sau khi Ngài nhập Niết bàn rồi phải thọ với chư đại Thinh văn. Sau khi không còn chư đại Thinh văn, nên xin giữ với bậc A la hán, A na hàm, Tư đà hàm, Tu đà hườn, với bậc thông hiểu Tam tạng hoặc 2 tăng, hoặc 1 tăng. Sau nữa nên xin với bậc đã hành phép đầu đà trước. Nếu không có, nên quét dọn tháp, chùa cho sạch, hết lòng thành kính lễ bái cúng dường như thưở đức Chánh Biến Tri còn tại tiền, rồi ngồi chồm hổm chấp tay xin thọ, bằng không thì thọ nơi mình cũng được.
I- CÁCH THỌ TRÌ TRONG ÐẦU ÐÀ THƯỜNG MẶC Y CA-SA ÐÁNG GỚM NHƯ PHẨM ÐẤT (Pamasukùlikanga).
Có 2 cách thọ:
1) Tôi xin ngăn [*] y ca-sa mà thí chủ dâng cúng (gahapati dànacìvaram patikkhipàmi).
2) Tôi xin thọ trì chi của Tỳ-khưu, là người có phẩm cách thường mặc y ca-sa đáng gớm như phẩn đất (pamsukùlikàngam samàdiyàmi).
[*] Ngăn: nghĩa là không dùng đến.
Trong 2 cách ấy muốn thọ theo cách nào tuỳ ý.
Hành giả khi đã thọ trì đầu đà này rồi, phải tìm 1 trong 23 thứ vải, kể dưới đây, kiếm thứ nào còn chắc, đem vá cắt, may làm ca-sa, rồi đổi bộ y mà thí chủ đã dâng cho mình đang dùng, mặc y đáng gớm ấy.
23 thứ vải đáng gớm ấy là:
Vải bỏ nơi mồ mả (sosànika).
Vải bỏ nơi quán hàng chợ (àpanika).
Vải dơ mà kẻ tín thí muốn bố thí đem bỏ giữa đường đi (rathiyacola).
Vải dơ bỏ nơi đống rác (sankàracola).
Vải chùi mình dơ rồi bỏ (sotthiya).
Vải dơ mà người bịnh mặc để cho thầy làm phép tắm rồi bỏ (nànacola).
Vải bỏ tại bến nước (titthacola).
Vải dơ bó tử thi rồi bỏ (gatapaccàgata).
Vải đã bị cháy 1, 2 chỗ rồi bỏ (aggidaddha).
Vải bị dò xé rồi bỏ (gokhàyita).
Vải bị mối ăn rồi bỏ (upacikàkhàyota).
Vải bị chuột cắn rồi bỏ (undìrakhàyita).
Vải rách bìa rồi bỏ (antacchinna).
Vải rách biên rồi bỏ (dasacchinna).
Vải làm cờ và phướng rồi bỏ (dhajàhata).
Vải rịt ghẻ rồi bỏ (thùpacìvara).
Vải mà Sa-môn bỏ (samanacìvara).
Vải dùng trong việc tôn vương rồi bỏ (àbhisokika).
Vải của Tỳ-khưu Ehibhikkhu [1] cho (oddhimaya).
Vải rơi rớt giữa đường đi (panthika) [2]
Vải bị gió thổi bay, chủ bỏ (vàtàhata).
Vải chư thiên đem bố thí, bỏ 1 nơi nào (devadattiya).
Vải bị sóng biển đáng tắp vào bờ (sàmuddiya).
[1] Ehibhikkhu là Tỳ-khưu khi Phật chứng cho làm Tỳ-khưu tự nhiên có y sẳn mặc (Thiện lai Tỳ-khưu).
[2] Vải như thế nên chờ xem coi nếu họ thiệt bỏ rồi sẽ lượm.
Trong 23 thứ vải đã kể trên, Tỳ-khưu đã nguyện giữ đầu đà rồi, kiếm được và may đủ, thì phải bỏ y cũ (y đã mặc lúc còn chùa hay là của thí chủ dâng cúng).
Không phép dùng y của thí chủ dâng đến tay,nếu Tỳ-khưu với nhau cho thì mặc được.
Tỳ-khưu giữ đầu đà này có 3 bực:
– Bực thượng: Chỉ mặc tam y làm bằng vải dơ lượm nơi mộ địa.
– Bực trung: Làm bằng vải dơ của người bỏ.
– Bực hạ: Mặc tam y làm bằng vải dơ của thí cố ý làm phước, đem gần bỏ gần bên chân
Ba bậc Tỳ-khưu này nếu thọ lãnh y nơi tay thí chủ dâng cúng, gọi là phá phép đầu đà mà mình đã nguyện giũ.
Cho nên chẳng phải chỉ có đầu đà này đâu, đầu đà là 12 đầu đà sẽ giải ra phía sau, nếu Tỳ-khưu đã nguyện giữ rồi mà phá hư, nhưng cố ý hành nữa, cần phải thọ mới lại.
Ðầu đà này có 12 quả báu.
- Nissaỳanurùpapatipattisabbhàvo: người có tư cách hành vừa theo phép nương [1] mà vị hoà thượng dạy bảo khi mới thọ cụ túc giới.
2. Pathame ariyavamse patitthànam: tư cách ở trong vòng thánh thứ nhất. [2]
3. Àrakkhadukkhàbhàvo: không có khổ vì sự gìn giữ y.
4. Aparàvattavuttità: không có sự quyến luyến vì kẻ khác.
5. Corabhayana abhayatà: không lo sợ vì kẻ cướp.
6. Paribhogatanhàya abhàvo: không ham muốn trong sự thọ dụng.
7. Samanasàrupparikkhàratà: người có vật phụ tùng vừa theo phận Sa-môn.
8. Bhagavata samvannitapaccayatà: người có vật dụng mà đức Thế Tôn khen ngợi.
9. Pàsàdikatà: người đem đức tin đến kẻ khác.
10. Appicchatà dìnam phalanipphatti: tư cách thành tựu các thứ quả, nhất là không tham hoặc ít tham.
11. Sammàpatipattiyà anubrùhanam: tư cách làm cho chánh đạo được tăng trưởng.
12. Pacchimàya janatàya ditthànuggati àpàdanam: tư cách làm mô phạm cho kẻ hậu lai.
[1] có giải nơi “truyền cụ túc giới”
[2] vòng thánh có 4 tri túc trong casa, tri túc trong khất thực, tri túc trong chỗ ở, tri túc trong thuốc men.
KẾT LUẬN TRONG ÐẦU ÐÀ MẶC TAM Y ÐÁNG GỚM
Màrasenam vighàtàya pamsukùladharo yatisannadhakavaco yudhekhattiyo viyasobhati pahàya kàsikàdini varavatthàni dhàritam yam lokagarunà ko tam pamsukulam na dhàraye tasmà hiattano bhikkhu patinnam samanussaram yogàcàrànukùlamhi pamsukule rato siuyà
Nghĩa là: “Bậc đế vương mang thiết giáp bền chắc trong nơi chiến trường thế nào, hành giả là người hành đầu đà mặc tam y đáng gớm, bền chắc trong tư cách sát nhân hại quân ma cũng như thế ấy”.
Ðức Thế Tôn là tổ sư của chúng sanh trong tam giới mà ngài cũng bỏ các y đáng quí giá, nhứt là y xứ Kàsi, trở lại mặc y phục quí giá, nhất là được ở xứ Kàsi, trở lại mặc y đáng nhờm gớm. Vậy Tỳ-khưu nào dám không mặc y ca-sa đáng gớm ấy được. Cho nên khi hành giả khi đã nhớ đến lời nguyện của mình nên ưa thích trong y ca-sa đáng gớm, vừa theo sự tinh tấn.
II- CÁCH THỌ TRÌ TRONG ÐẦU ÐÀ CHỈ MẶC TAM Y (Tecìvarikanga).
Trong đầu đà này cũng có 2 cách thọ:
1) Tôi xin ngăn y thứ 4 (catutthaka cìvarampatikkhipàmi).
2) Tôi xin thọ trì chi của Tỳ-khưu, người chỉ dùng tam y (tecìvarikangam samàdiyàmi).
Trong 2 cách ấy muốn thọ theo cách nào tùy ý. Tỳ-khưu hành đầu đà này, khi đã thọ trì nếu được vải để làm y (ngoài tam y cũ) mà chưa làm xong hoặc còn thiếu vải, thiếu kim, chỉ, được phép cất giữ vải ấy không có tội trong sự ưa thích y thứ tư, vì nguyện nhận cất giữ vải ấy. Nhưng khi đã nhuộm rồi, không nên để dành. Nếu còn tích trữ, gọi là kẻ cướp lớn về phần đầu đà.
Tỳ-khưu giữa đầu đà này có 3 bậc.
– Bậc thượng: trong khi nhuộm y, nếu nhuộm y nội trước thì mặc y vai trái, y nội khô, lấy mặc vào rồi nhuộm y khác. Muốn nhuộm y nội và y vai trái một lượt cũng được, nhưng phải ngồi gần chỗ phơi y, như có kẻ ngoài đi đến, nên lấy mặc vào, chẳng nên để thân trần truồng và mặc y 2 lớp.
– Bậc trung: nếu muốn nhuộm y 1 lượt, thì được phép mặc đỡ y để nơi nhà nhuộm.
– Bậc hạ: trong khi nhuộm y, được phép mặc đỡ y của vị khác (trong bọn) hoặc dùng ngoạ y cũng được.
Ba bậc Tỳ-khưu này, nếu dùng đến tứ y, gọi là phá phép đầu đà mà mình đã nguyện giữ [*].
[*] được phép dùng y lót mồ hôi bề ngang 1 gang, bề dài 3 hắc.
Phép đầu đà này có 11 quả báo:
- Santuttho: được gọi là người có tri túc trong số y vừa đủ mặc.
2. Samàdàyevagamanam: tư cách chỉ có tam y thôi, dường như loài chim [1] (bay đến nơi nào chỉ có cặp cánh).
3. Appasamàrambhatà: người ít bận việc gì lo khỏi hong phơi hoặc xếp cất các y dư.
4. Vatthasannidhiparivajjanam: tư cách tu hành, không có sự gom thu để dành y.
5. Sallahuka vuttità: người hành vi nhẹ nhàng mau mắn.
6. Atirekacìvaralolupappahànam: tư cách dứt bỏ sự dứt bỏ xấu sa thái hoá trong y dư.
7. Kappiyemattakàrità: trạng thái có tiếp độ trong y vừa (đủ dùng) [2].
8. Sallekhavuttità: người tu hành làm cho phiền não trở nên nhẹ nhàng.
9. Appicchapàdìnam phalanipphatti: tư cách thành tựu các thứ quả, nhất là không tham hoặc ít tham.
10. Sammàpatipattiỳa anubrùhanam: tư cách làm cho chánh đạo được tăng trưởng.
11. Pacchimàia janatàya ditthanugavìapàdanam: tư cách làm mô phạm cho kẻ hậu lai.
[1] Loài chim bay đến đâu, chỉ có cặp cánh vừa để hộ thân, không chất chứa vật chi theo cả.
[2] Dầu đức Chánh Biến tri cho phép dùng các thứ y như tọa cụ, Tỳ-khưu ấy cũng chỉ vui thích trong tam y thôi
Ấy là 11 quả báo trong đầu đà chỉ mặc tam y, mà Tỳ-khưu đã được thọ trì chín chắn.
KẾT LUẬN TRONG ÐẦU ÐÀ CHỈ MẶC TAM Y.
Atirekavatthatanham pahàya sannidhivivajjito dhìro santosa sukharasannu ticìvaradharo bhavati yogì tasmà sapattacararano pakhìva sacìvarova yogivaro sukkha manuvicaritukàmo cìvaraniyam ratim kayirà.
Nghĩa là: Hành giả là người có trí tuệ, biết lương vị của điều an vui phát sanh do sự tri túc, hằng dứt bỏ lòng ham muốn y dư quá số, các ngài năng lánh xa tư cách gom thu y dư để dành, chỉ dùng tam y thôi. Cho nên hành giả cao thượng (trong Phật pháp), khi muốn đi đâu được an vui, chỉ nên có 3 mang y dính theo mình, dường như loài chim bay, chỉ có cặp cánh dính theo mình mà thôi. Phải nên vui thích trong y có hạn định ấy.
III- CÁCH THỌ TRÌ ÐẦU ÐÀ THƯỜNG ÐI ÐỂ KHUẤT THỰC (Pindapàtikànga)
Trong đầu đà này cũng có 2 cách thọ:
1- Tôi xin ngăn lễ vật ngoài phẩm thực mà tôi đi xin được [*] (atirekalàbham patikkhipàmi).
2- Tôi xin thọ trì chi của Tỳ-khưu là người có phẩm cách đi để khất thực (pindapàtikangam samàdiyàmi).
[*] vật thực mà thí chủ để vào bát mỗi nhà mỗi chút .
Trong 2 cách ấy muốn thọ theo cách nào cũng được.
Hành giả đã nguyện thọ phép thọ đầu đà này rồi không nên ưa thích trong 14 thực phẩm dư nữa (atirekalàbha).
14 thực phẩm dư là:
- Sanghabhatta: thực phẩm mà thí chủ dâng đến tất cả chư tăng.
2. Uddesabhatta: thực phẩm mà họ dâng đến 1 hoặc 2 vị Tỳ-khưu thế mặt cho tăng.
3. Nimantanabhatta: thực phẩm họ thỉnh Tỳ-khưu đến rồi dâng.
4. Salàkabhatta: thực phẩm họ dâng theo cách rút thăm.
5. Pakkhikabhatta: thực phẩm họ dâng trong 1 tuần, hoặc mỗi tháng chỉ có 1 ngày.
6. Uposathikabhatta: thực phẩm họ dâng trong mỗi ngày lễ bát quan trai.
7. Pàtipadikabhatta: thực phẩm họ chỉ dâng trong ngày mùng 1 hoặc 16.
8. Àgamtukabhatta: thực phẩm họ dâng đến Tỳ-khưu ở xa mới đến.
9. Gamikabhatta: thực phẩm họ dâng Tỳ-khưu sắp ra đi đường xa.
10. Gilànabhatta: thực phẩm họ dâng đến Tỳ-khưu bịnh.
11. Gilànupatthàkabhatta: thực phẩm họ dâng đến Tỳ-khưu nuôi bịnh.
12. Vihàrabhatta: thực phẩm họ dâng đến chùa, đến thất.
13. Dhurabhatta: thực phẩm họ để dành trong nhà có việc, rồi họ dâng. [*]
14. Varabhatta: thực phẩm họ chia phần nhau dâng.
[*] vật thực mà thí chủ để vào bát mỗi nhà mỗi chút .
Trong cả 14 thực phẩm ấy, Tỳ-khưu hành đầu đà đi khất thực không nên thọ. Nhưng nếu thí chủ thông hiểu, không thỉnh rằng: Ngài thọ trai tăng mà nói “Xin đại đức thọ thực trong nhà chúng tôi, ngài cũng vậy.” Như thế, Tỳ-khưu ấy thọ được, hoặc họ rút thăm để dâng các món thuốc không phải là vật ăn buổi sáng để phát sanh đến Tăng, hoặc vật thọ thực nấu trong chùa, Tỳ-khưu ấy thọ cũng được.
Tỳ-khưu hành đầu đà này có 3 bực.
– Bậc thượng: Trong khi khất thực, nếu có tín thí do phía trước, hay là phía sau mà đến, hoặc lúc trở về thí chủ đem vật thực dâng cúng, thì được phép lãnh, trừ ra ngồi xuống rồi thì không phép thọ.
– Bậc trung: Dầu ngồi xuống rồi cũng còn thọ lãnh được.
– Bậc hạ: Nếu có thiện tín thỉnh trước để dâng cơm cũng được.
Ba bậc Tỳ-khưu này, nếu thọ lãnh 14 thứ vật thực kể trên, gọi là phá phép đẩu đà mà mình đã nguyện giữ.
Ðầu đà này có 15 quả báo:
- Nissayànurùpapatipattisabbhàvo: người hành vừa theo phép nương [1].
2. Dutiye ariyavamse patitthànam: tư cách ở trong vòng thánh thứ nhì [2].
3. Apparàyattàvuttità: người có sự không dính dấp vì nuôi kẻ khác.
4. Bhagavatà samvannita paccayatà: người có vật dụng mà đức Thế Tôn hằng ngợi khen.
5. Kosajjanimmathanatà: người có sự dứt bỏ tánh lười biếng.
6. Parisuddhàjività: người có sự tinh tấn trong cách nuôi mạng trong sạch.
7. Sekhiyapatipattipùranam: phương pháp tư tập phép ưng học pháp.
8. Aparaposità: người không cần phải nuôi ke ûkhác, vì biết tiết độ trong sự thọ lãnh. [3]
9. Pàranuggahakiriyà: phương pháp tiếp độ kẻ khác vì sự thọ lãnh mỗi nhà mỗi chút.
10. Mànappahànam: phương pháp dứt trừ tâm kiêu hãnh nghĩa là không chọn lựa vì trông cậy có vật thực khác.
11. Rasatanhàya nivàranam: phương pháp ngăn sự mong mỏi trong vị ngon của vật thực khác.
12. Ganabhojanaparampabho janacàritta sikkhapadehianàpattità: người không phạm tội vì thọ ganabhojana, parampabhojana và càritta (xem trong điều học Ưng học pháp) do không chịu mời thọ thực.
13. Appicchatàdìnam anulomavuttità: người có tư cách hành vừa theo các đức tánh, nhất là không hoặc ít tham (Appicchata).
14. Sammàpatipattibrùhanam: phương pháp làm cho chánh đạo được tăng trưởng.
15. Pacchimàjanatànukampanam: phương pháp tiếp độ kẻ hậu lai.
[1] phép nương mà vị hoà thượng dạy khi mới thọ cụ túc giới
[2] sự tri túc trong lúc đi khất thực.
[3] Không thọ lãnh cho nhiều để nuôi kẻ khác.
Ấy là 15 quả báo trong đầu đà để đi khất thực mà Tỳ-khưu hành được chơn chánh.
KẾT LUẬN TRONG ÐẦU ÐÀ ÐI ÐỂ KHẤT THỰC
Pindiyàlopasantuttho aparàyattajìviko pahìnàhàrololuppo hoticàtuddiso yativinodayati kosajjam àjìvassa visujjhati tasmà himàtimanneyya bhikkhàcàram sumedhaso.
Nghĩa là: hành giả có sự vui thích bình đẳng trong hột cơm mà người cho từng vá, có tư cách không nuôi kẻ khác, đã dứt bỏ lòng ham muốn xấu xa trong vật thực, là người có thể đi đến bốn phương được dễ dàng, dứt trừ sự lười biếng, cách nuôi mạng của Tỳ-khưu ấy được trong sạch.
Cho nên người có trí tuệ cao thượng không nên khinh rẻ sự khất thực ấy. Thật vậy, Tỳ-khưu hành đầu đà “đi để khất thực” là người chỉ nuôi một thân mạng không phải nuôi kẻ khác. Như thế chư thiên hằng yêu mến, trọng đãi và hộ trì, vì sự không mong được lễ vật và ngợi khen.
IV- CÁCH THỌ TRÌ TRONG ÐẦU ÐÀ THƯỜNG ÐI KHẤT THỰC THEO MỖI NHÀ (Sapadànacàrikanga)
Trong đầu đà này cũng có 2 cách thọ:
1) Tôi xin ngăn tư cách để đi khất thực theo ý muốn (loluppacàrampatikkhipàmi).
2) Tôi xin thọ trì chi của Tỳ-khưu là người có phẩm cách thường đi khất thực theo mỗi nhà (sapadànacàrikangamsamàdiyàmi).
Trong 2 cách ấy muốn thọ theo cách nào tùy ý.
Tỳ-khưu thọ phép đầu đà này, khi vào đến xóm nên đứng xem, e có điều rủi ro, nếu có sự biến cố nào, nên bỏ qua, đi đến nhà khác cũng được. Nơi nào quen chừng không được vật chi chút ít cả, nên cho rằng không phải là nhà thí rồi đi đến xóm khác. Song nếu được chút ít trong nơi nào, không nên bỏ qua và khất thực cho sớm, đặng phòng ngừa sự bỏ qua những nơi có điều rủi ro, để đi đến nơi khác không cho quá giờ, nếu có người bố thí trong chùa, hoặc gặp giữa đường, họ xin bát để vật thực đem đến dâng cũng được.
Tỳ-khưu hành đầu đà này, trong lúc đi theo đường, nếu đến buổi ăn, không nên đi trớt, dầu không được vật thực hoặc được chút ít, cũng phải đi khất thực mỗi nhà.
Tỳ-khưu hành đầu đà này có 3 bậc:
– Bậc thượng: Nếu có thí chủ đến do phía trước hoặc phía sau, hoặc lúc trở về, họ đem vật thực dâng cúng thì chẳng nên thọ, chỉ được phép lãnh khi đứng trước nhà.
– Bậc trung: được phép thọ, trừ ra khi đã ngồi xuống.
– Bậc hạ: ngồi xuống rồi cũng còn lãnh được.
Ba bậc này, nếu đi khất thực theo ý muốn gọi là phá phép đầu đà mà mình đã nguyện giữ
Ðầu đà này có 8 quả báo:
- Kulesu niccanavakatà: Người thường đi xin trong các khoảng nhà.
2. Cantupamatà: người lành ví như mặt trăng, vì không dính dấp trong nhà nào cả.
3. Kulamaccherappahànam: tư cách dứt bỏ sự bòn rít trong các nhà.
4. Samànukampità: người có sự tiếp độ bình đẳng đủ cả nhà.
5. Kulupàkìdenavàbhàvo: người không có tội trong sự đi vào xóm.
6. Avhananabhinandana: tư cách không vui thích lời kêu gọi thỉnh mời.
7. Abhihàrena anatthikatà: người không có sự cần dùng vật thực mà họ đem đến dâng.
8. Appicchatàdìnam anulomavuttità: người có sự hành vừa theo các đức tánh, nhất là không tham hay ít tham.
Ấy là 8 quả báo trong sự thọ đầu đà đi khất thực theo mỗi nhà mà Tỳ-khưu được thọ trì được chín chắn.
KẾT LUẬN TRONG ÐẦU ÐÀ ÐI KHẤT THỰC THEO MỖI NHÀ
Candùpamo niccanavo kulesu amaccharì sabbasamànukampo kulùpakàdìnavavippamutto hotìdhabhikkhu sapadànacàrì loluppacàram pajahàya tasmà okkhittacakkhu yugamattadassì àkankhamàno bhuvisericàram careyya dhìro sapadànacàram.
Nghĩa là: Tỳ-khưu hành đầu đà đi khất thực theo mỗi nhà, trong Phật pháp này,là người lành ví như mặt trăng, là người thường đi xin ăn, là người không bón rít trong các nhà, có sự tiếp độ bình đẳng đủ cả nhà, là người đã thoát khỏi tội, phát sanh do sự đi vào xóm.
Cho nên bậc trí tuệ, nếu muốn đi trên mặt đất theo sở thích, cũng phải dứt bỏ các đi khất thực theo ý muốn, phải có cặp mắt ngó xuống, chỉ nên liếc xem ra 1 ách (2 sải) rồi nên hành đầu đà đi khất thực theo mỗi nhà.
V- CÁCH THỌ TRÌ TRONG ÐẦU ÐÀ THƯỜNG NGỒI ĂN TRONG MỘT CHỖ(Ekàsanikanga)
Trong đầu đà này có 2 cách thọ:
1) Tôi xin ngăn tư cách ngồi ăn trong nhiều chỗ (nàsàsanabhojanam patikkhipàmi).
2) Tôi xin thọ trì chi của Tỳ-khưu là người có phẩm cách chỉ ngồi ăn trong 1 chỗ (akàsanikangam samàdiyàmi).
Trong 2 cách ấy muốn thọ cách nào tuỳ ý.
Tỳ-khưu thọ phép đầu đà này, trong nhà ăn, không nên ngồi chỗ của vị trưởng lão. Phải phân biện trước chỗ ngồi vừa thoe địa vị mình, rồi mới nên ngồi. Khi đương ăn, nếu có ông thầy dạy đạo, hoặc vị hoà thượng đi đến nên đứng dậy làm lễ, nhưng không được trở lại ăn nữa.
Tỳ-khưu hành đầu đà này có 3 bậc:
– Bậc thượng: dầu có vật thực nhiều hay ít, nếu có thò tay vào thì chẳng nên ăn vật nào khác thêm nữa.
– Bậc trung: nếu vật thực trong bát còn được phép thọ thêm.
– Bậc hạ: nếu chưa ra khỏi chỗ ngồi ăn, được phép lãnh thêm.
Ba bậc này nếu ngồi ăn nhiều chỗ gọi là phá phép đầu đà mà mình đã nguyện giữ.
Ðầu đà này có 8 quả báo:
- Appàbàdhatà: Trạng thái người ít có bịnh.
2. Appàtankatà: trạng thái người sống không kho,å là khỏi bị khổ trong thân thể.
3. Lahutthànam: cách chỗi dậy lẹ làng.
4. Balam: Có thân thể khỏe mạnh.
5. Phasuvihàro: cách ở được an vui.
6. Anatirittapaccayà anàpatti: không phạm tội vì thọ vật thực anatirittabhojana [*].
7. Rasatanhàyavinodanam: cách không mong được vị ngon.
8. Appicchatàdìnam anulomavuttità: trạng thái người có sự hành vừa theo các đức tánh, nhất là không tham hay ít tham.
[*] vật thực mà Tỳ-khưu đã ngăn rồi, sau khi đứng dậy khỏi chỗ ấy, thọ lãnh được rồi không làm theo luật (xem trong điều học Ngăn vật thực ).
Ấy là 8 quả báo trong đầu đà ăn trong 1 chỗ ngồi mà Tỳ-khưu thọ trì được chín chắn.
KẾT LUẬN TRONG ÐẦU ÐÀ ĂN TRONG MỘT CHỖ NGỒI
Ekàsanabhojane ratam nayatim bhojana paccayà rujà visahantirase aloluppo parihàpeti na kammamattano iti phàsuvihàra kàrane suvisallekharatupasevite janaye thavisuddha mànaso ratimekàsanabhojaneati.
Nghĩa là: các thứ bịnh phát sanh phát sanh do dùng vật thực, hằng không làm hại đến hành giả vui thích trong cách thường thọ thực trong 1 chỗ ngồi. Sự chẳng lựa chọn vị ngon không làm cho tiêu hoại nghiệp tinh tấn của hành giả.
Cho nên Tỳ-khưu, là người có tâm trong sạch nên làm cho sự vui thích phát sanh trong đầu đà, chỉ nên ngồi ăn trong 1 chỗ là nguyên nhân làm cho cách ở được an vui.
VI- CÁCH THỌ TRÌ TRONG ÐẦU ÐÀ THƯỜNG ĂN TRONG MỘT BÁT(Pattapindikànga)
Trong đầu đà này cũng có 2 cách thọ:
1) Tôi xin ngăn đồ đựng thứ nhì (dutiyabhàjanam patikkhipàmi).
2) Tôi xin thọ trì chi của Tỳ-khưu, là người có phẩm cách chỉ thường thọ thực trong 1 bát [*] (pattapindikàngamsamàdiyàmi).
[*] tiếng “bát” đây chẳng phải chỉ nói về bình bát thôi đâu, dầu đồ dùng khác cũng gọi là bát được.
Trong 1 cách ấy muốn thọ theo cách nào tuỳ ý.
Tỳ-khưu thọ phép đầu đà này, khi dùng cháo phải để cháo trong đồ đựng, nếu được đồ an khô (khô, mắn) nên ăn đồ khô trước cũng được, húp cháo trước cũng được, để đồ khô trong cháo, e có mùi hôi tanh, ăn rồi mửa ra, nhưng nếu ăn được cũng tốt. Về mật ong, hoặc đường thì phải chung vào ăn với cháo. Các vật ấy Tỳ-khưu phải thọ cho có tiết độ. Trong khi ăn nếu có nước chấm và củ, trái, rau, phải cầm ăn không tiện phải nên để vào bát.
Tỳ-khưu hành đầu đà này có 3 bậc:
– Bậc thượng: ăn vào miệng rồi dầu gặp xương, gặp rác cũng chẳng nên nhả ra (trừ ra ăn mía, được phép nhả rác.
– Bậc trung: ăn nhằm xương hoặc rác được phép nhả bỏ, nhưng không nên bóp, trộn vật thực trong bát rồi mới ăn.
– Bậc hạ: dầu trộn vật thực trong bát rồi mới ăn cũng được.
Ba bậc này, nếu ăn ngoài bát thì gọi là phá phép đầu đà mà mình đã nguyện giữ.
Ðầu đà này có 6 quả báo:
- Nànàrasatanhàvinodanam: cách dứt bỏ sự mong mỏi trong vật thực có vị ngon
2. Atricchatayapahànam: cách dứt bỏ trạng thái có sự ham muốn trong món ăn.
3. Àhàrepayojanamatta dassità: trạng thái người thấy điều hữu ích về sự tiết độ trong vật thực.
4. Thàlakàdipariharanakhedàbhàvo: không có sự cực nhọc nhất là cất giữ vật thực.
5. Avikkhittabhojità: trạng thái người không có tâm thay đổi vật thực khác.
6. Appicchatàdinam anulomavuttità: trạng thái người có cách hành vừa theo các đức tánh, nhất là không tham hay ít tham.
Ấy là 6 quả báo trong đầu đà chỉ thường ăn trong một bát mà Tỳ-khưu thọ trì được chín chắn
KẾT LUẬN TRONG ÐẦU ÐÀ THƯỜNG ĂN TRONG MỘT BÁT.
Nànàbhàjanavikkhepam hitvà okkhittalocano khananto viya mùlàni rasatanhàya sumànaso paribhunjeyya àhàram koanno pattapindiko.
Nghĩa là: hành giả là người dứt sự thay đổi trong nhiều món ăn khác, có cặp mắt ngó xuống, có hành vi chơn chánh, để đào bứng gốc rễ của lòng tham muốn, là người có thiện tâm hành phép tri túc, như người gìn giữ thân thể mình thế nào, thì Tỳ-khưu hành đầu đà chỉ thường ăn trong một bát, lẽ nào lại thọ thực (trong đồ đựng bát khác được).
VII- CÁCH THỌ TRÌ TRONG ÐẦU ÐÀ NGĂN ATRITTABHOJANA(Khaluppacchàbhattikanga)
Khi Tỳ-khưu đương ăn có thí chủ đem vật thực đến dâng trong hắc mà không lãnh gọi là “Ngăn vật thực”. Đến khi đứng dậy khỏi chỗ ấy rồi mà dùng vật thực ấy hoặc vật thực khác, phải cho người làm theo luật (vinayakamma) mới ăn được. Không làm thì phạm Ưng đối trị, vật thực nhờ người làm vinayakamma được cho phép ăn nữa ấy gọi là atiritabhojana.
Trong đầu đà này có 2 cách thọ:
1) Tôi xin ngăn cách dùng (atirittabhojanam patikkhipàmi).
2) Tôi xin thọ trì chi của Tỳ-khưu là người có phẩm cách không dùng vật thực đã ngăn rồi, mà sau lại được (khalupacchàbhattikangam samàdiyàmi).
Trong 2 cách này muốn thọ theo cách nào tuỳ ý.
Tỳ-khưu thọ đầu đà này, khi đã ngăn vật thực rồi không nên nhờ người làm cho vật thực dùng được đâu. Ðầu đà này có nghĩa giống nhau với điều học (pathama pavàranà) nhưng đây cao thượng hơn.
Nến biết đầu đà này có nghĩa cao thượng hơn điều học pathama pavàrana như thế nào? Trong điều học pathama pavàrana nói: Tỳ-khưu đã ngăn vật thực rồi, khi đã đứng dậy khỏi chỗ ngồi, nếu nhờ người làm vinayakamma rồi thì ăn vật thực ấy được. Trong đầu đà này không phải như thế, dầu có là người làm vinayakamma cho thành vật ăn được, cũng không nên ăn, ấy là chỗ cao thượng hơn, đối với điều học pathama pavàrana.
Tỳ-khưu hành đầu đà này có 3 bậc.
– Bậc thượng: khi đang ăn thức ăn mà ngăn vật thực của người dâng cúng thì chẳng được phép thọ thực phẩm còn lại trong bát.
– Bậc trung: đang ăn vật thực nào chỉ được phép ăn món ấy.
– Bậc hạ: được phép ăn cho đến khi đứng dậy.
Ba bậc này, nếu đã ngăn vật thực rồi mà còn ăn nữa gọi là pháp đầu đà mà mình đã nguyện giữ.
Ðầu đà này có 5 quả báu:
1- Anatirittabho janàpattiyà durìbhàvo: trạng thái người lánh xa khỏi sự phạm tội vì cách dùng vật thực anatirittabhojana [*].
2- Odarikattàbhavo: không có cử chỉ người ăn quá no
3- Niramisasannidhita: trạng thái người không gom thu để dành vật thực.
4- Punapariye sanàya abbàvo: không có cách tìm kiếm thêm nữa
5- Appicchatàdìnam naulomavuttità: trạng thái người có tư cách, hành vừa theo các đức, nhất là không tham hay ít tham.
[*] Vật thực mà Tỳ-khưu đã ngăn, rồi sau khi được lại mà không nhờ người làm vinayakamma gọi là anatirittabhojana.
Ấy là 5 quả báo trong đầu đà này, mà Tỳ-khưu đã thọ trì chín chắn.
KẾT LUẬN TRONG ÐẦU ÐÀ NGĂN VẬT THỰC
Pariyesanàya khedam na yàti na karoti sannidhim dhiro odarikattam pajahati khahipacchabhattiko yogìtasmà sugatappasattham santosagunàdivuddhi sanjananam dose vidhu nitukàmo bhajeyya yogìdhutangamidam
Nghĩa là: Hành giả là người có trí tuệ, là người thọ trì chi của Tỳ-khưu có phẩm cách không dùng vật thực mà mình đã ngăn rồi khi sau ngược lại, là người không có sự khổ cực vì cách tìm vật dụng, không chất chứa vật dụng, là người bỏ tư cách thọ thực quá no.
Cho nên hành giả là người có trí tuệ, muốn dứt bỏ phiền khổ não, nên hành đầu đà này mà đức Thế Tôn hằng ngợi khen và đó là phương pháp làm cho tăng trưởng các đức tánh, nhất là đức tri túc.
VIII- CÁCH THỌ TRÌ TRONG ÐẦU ÐÀ THƯỜNG NƯƠNG NGỤ TRONG RỪNG(Arannikanga)
Trong đầu đà này cũng có 2 cách thọ:
1) Tôi xin ngăn cách ngụ nơi khoảng nhà, trước khi mặt trời mọc (gàmantase nàsanam patikkhi pàmi).
2) Tôi xin thọ trì chi của Tỳ-khưu, là người có phẩm cách thường nương ngụ trong rừng (aranni kangam samàdiyàmi).
Trong 2 cách ấy muốn thọ theo cách nào tuỳ ý.
Tỳ-khưu hành đầu đà này, khi đã thọ trì rồi, không nên ở trong khoảng nhà trước khi mặt trời mọc.
Cần phải ngụ nơi rừng trước khi mặt trời mọc. Chỗ ở nơi khoảng nhà là nói về chỗ ở trong xóm [*]. Còn gọi là rừng ấy là chỉ về chỗ ngoài xóm và ngoài chỗ gần xóm.
[*] người đàn ông có sức lực bậc trung lấy đất cục liệng rớt đến đâu, chỗ ấy là gần xóm.
Chỗ nói xóm là: dầu xóm nào chỉ có 1 hoặc nhiều nhà có hàng rào hoặc vách tường, có tường xung quanh hoặc không có, có người ở hoặc buôn bán chỗ nào có bọn buôn bán đến trú ngụ nơi ấy hơn 4 tháng cũng đều gọi là xóm cả.
Chỗ ở trong rừng nên đo từ ranh xóm (chỗ có nhà chòi, trạm nghỉ) cho xa được 1.000 thước. Nếu không có ranh xóm, chòi, trạm nên đo từ chỗ cục đất mà người trai có sức lực bực trung liệng rớt ấy. Nếu gần xóm nghe tiếng người mà bị khuất núi, hoặc có sông ngăn, không thể đi ngay tới được, nên đo theo đường mà họ thường đi tới lui. Nhưng không nên rào ngăn đường đi tắt gần của họ (nếu làm như thế gọi là “kẻ cướp lớn” về phần đầu đà này).
Ðầu đà này có 8 quả báo:
- Bhabbo aladdham và samàdhim pati ladhum: người đáng đắc thiền định chưa đắc.
2. Laddham vàrakkhitum: người có thể gìn giữ thiền định đã đắc.
3. Satthàpissa attamano: đức thiên nhơn sư hằng vừa lòng đối với Tỳ-khưu ấy.
4. Asappàyarùpàdayo cittam na vikkhipanti: nhất là sắt trrần là điều không vừa lòng,không sao khấy rối tâm Tỳ-khưu ấy được.
5. Vigatasantàso: xa lánh khỏi sự kinh sợ.
6. Jìvitanikantim pajahati: có thể dứt bỏ sự vui thích trong sanh mạng được.
7. Pavivekasukharasam asàdeti: được nếm mùi vị của sự an vui nơi thanh vắng.
8. Pamsukùlikàdibhàvo: người thế có thọ trì đầu đà mặc y ca-sa đáng gớm dễ dàng được.
Ấy là 8 quả báo đầu đà thường ngụ trong rừng.
KẾT LUẬN ÐẦU ÐÀ THƯỜNG NGỤ TRONG RỪNG.
Pavivitto asamsatto pantasenàsane rato àràdhayanto nàthassa vanavàsena mànasam eko aranne nivasam yam sukham labhate yati rasam tassana vindanti api devà sandakà. Pamsukùlanca esovakavacam viya dhàrayam arannasangà magato avasesadhutàyudho samattho nacirasseva jetum màram sahàhanam tasmà aranna vàsamhi ratim kayiràtha pandito.
Nghĩa là: Hành giả có tâm yên lặng, không lẫn lộn vì phe đảng, hằng vui thích trong nơi thanh vắng, là người có thể làm cho đức Phật được vừa lòng và khen rằng: Hành giả là người nương ngụ trong rừng 1 mình, hằng được an vui cho đến nỗi tất cả chư thiên và thiên đế cũng chẳng đặng nếm hương vị của sự an vui ấy. Như thế, nếu hành giả được hành thêm đầu đà mặc y đáng gớm làm thiết giáp rồi, xông vào chiến trường tức là rừng, dùng 11 pháp Dhuta làm quân binh, thì có thể chiến thắng Ma vương cùng bọn quân ma được dễ dàng không lâu.
Cho nên bậc trí tuệ cần phải vui thích trong phương pháp nương ngụ trong rừng.
IX- CÁCH THỌ TRÌ TRONG ÐẦU ÐÀ THƯỜNG NƯƠNG NGỤ GẦN CỘI CÂY(Rukkhamùlikanga)
Trong đầu đà này cũng có 2 cách thọ:
1) Tôi xin ngăn chỗ ở có che lợp (channam patikkhipàmi).
2) Tôi xin thọ trì chi của Tỳ-khưu là người có phẩm cách thường nương ngụ gần cội cây (rukkhasmuỳlikangam samàdiyàmi).
Trong 2 cách ấy muốn thọ theo cách nào tuỳ ý.
Tỳ-khưu hành đầu đà này, khi đã thọ rồi nên tìm nương ngụ gần cội cây, cây nào ở xa chùa, nhà, trừ ra cây chỗ ranh xóm, cây mà họ hay đến cúng vái, cây có dầu, cây có trái, có bông mà họ cần dùng, có dơi chim, cò ở.
Tỳ-khưu hành đầu đà này có 3 bậc.
– Bậc thượng: chẳng nên lựa bông cây theo ý mình, phải tránh các thứ cây đã kể trên, lấy chân đùa lá cây, để làm chỗ ở.
– Bậc trung: nếu có người nào ở gần, nhờ họ quét dùm cũng được.
– Bậc hạ: được phép cậy người ở chùa quét dùm cũng được và làm hàng rào cho. Bữa nào có nhiều người hội hiệp nơi ấy, phải tìm nơi khuất tịch khác.
Ba bậc này, nếu ở nơi nào có che lợp đến mặt trời mọc gọi là phá phép đầu đà mà mình đã nguyện giữ.
Ðầu đà này có 6 quả báo:
1-Nissayànurùpapatipattisabbhàvo: người tu hành vừa theo phép nương mà vị hoà thượng đã dạy khi mới thọ cụ túc giới rằng: Người xuất gia nên nương ngụ nơi cội cây.
2- Bhagavatà samvannitapaccayatà: người có vật dụng mà đức Thế Tôn hằng ngợi khen là vật dụng ít, dễ kiếm và không tội.
3- Anicca-sannàsamutthapanatà: trạng thái có thể làm cho phép vô thường tưởng (anicca-sanna) phát sanh vì được thấy thường thường cái hiện tượng [*] của cây và lá.
4- Senàsanamaccherakammàràmatànam abhàvo: không bón rít trong chỗ ở và là người vui thích trong phận sự mình.
5- Devatàhi sahavàsità: trạng thái mà người được ở chung cùng với chư thiên.
6- Appicchatàdìnam anulomavuttità: trạng thái mà người có phẩm cách tu hành vừa theo các đức tánh, nhất là không tham hay ít tham.
[*] trạng thái của vật mà người có thể cảm giác được.
Ấy là 6 quả báo trong đầu đà này mà Tỳ-khưu đã thọ trì được chín chắn.
KẾT LUẬN TRONG ÐÀU ÐÀ THƯỜNG NƯƠNG NGỤ GẦN CỘI CÂY.
Vannito buddhasaetthena nissayoti cabhàsito nivàso pavivittassa rukkhamùlasamo kutoàvàsamaccheraharedevatà paripàlite pavivitte vasanto hi rukkhamùlamhi subbato abhirattàni nìlàni pandùni patìani ca passanto tarupannàni nicca-sannam panùdati tasamà hi buddhadàyajjam bhàvanàbhiratàlayam vivittam nàti manneyyà rukkhamùlam vicakkhano.
Nghĩa là: chỗ ở của Tỳ-khưu, là người có tâm yên lặng mà đức Phật hằng ngợi khen và giảng rằng: Chỗ ở trong rừng là nơi nương náu của bậc xuất gia, chẳngcó chi sánh bằng “Tỳ-khưu ngụ trong rừng là nơi thanh vắng, có thể dứt bỏ được sự bón rít trong thất, có chư thiên nương theo rừng hộ trì nữa. Chẳng phải có thế thôi, Tỳ-khưu là người ở gần cội cây, khi thấy lá mới trổ xanh tươi hoặc lá cây chín có màu vàng đã rụng, có thể dứt trừ phép thường tưởng [*] (nicca-sanna). Bởi cớ ấy, bậc có trí tuệ không nên khinh rẻ chỗ yên lặng gần cội cây, là chỗ của đức Chánh Biến Tri đã ngự, là nơi cư trú của các hành giả ưa thích trong phép thiền định.
[*] thường tưởng: tưởng là thường trong các sắc vô thường.
X- CÁCH THỌ TRÌ TRONG ÐẦU ÐÀ THƯỜNG NGỤ TRONG KHOẢNG TRỐNG(Abbhokasikanga).
Trong đầu đà này cũng có 2 cách thọ.
1) Tôi xin ngăn chỗ ở che lợp và chỗ ở gần cội cây (channanca rukkhamùlanca patikkhipàmi).
2) Tôi xin thọ trì chi của Tỳ-khưu là người có tư cách thường nương ngụ trong khoảng trống (abbhokàsikangam samàdiyàmi).
Trong 2 cách ấy muốn thọ theo cách nào tuỳ ý.
Tỳ-khưu hành đầu đà này,nếu vào tịnh xá để nghe pháp, hoặc làm lễ Uposatha mà có mưa đến không nên cội ra đi, chờ cho mưa tạnh sẽ đi, hoặc đã vào nhà ăn, nhà khói đã làm Phật sự (giúp việc cho vị trưởng lão, cho tăng cũng nên). Nếu đi theo đường có cầm vật phụ tùng của vị trưởng lão mà mắc mưa nên vào đụt mưa trong các phước xá (nhà trạm) cắt giữa đường cũng được, dầu không có cầm vật chi của vị trưởng lão, vào nơi ấy đụt mưa cũng nên, song phải đi chậm rãi, hoặc không nên tính ở nghỉ trong phước xá ấy.
Tỳ-khưu hành đầu đà có ba bậc:
– Bậc thượng: Chẳng nên ở dưới bóng cây, trong núi, nhà mát.
– Bậc trung: Nếu có việc phải vào nhà không lỗi.
– Bậc hạ: Vào nghỉ các nơi ấy cũng được nhưng không nên ở đến mặt trời mọc.
Ba bậc này nếu ở trong các nơi có che lợp, hoặc dưới cội cây hoặc ở chỗ che lợp đến mặt trời mọc, gọi là phá phép đầu đà mà mình nguyện giữ.
Quả báo trong abbhokàsikanga – Ðầu đà này có 5 quả báo:
- Àvàsapalibobdhupacchedo: cách dứt bỏ sự bận trong tịnh thất(chùa).
2. Thìmamiddhappanudanam: cách dứt trừ sự lường biếng trong thân tâm
3. Nissangatà: trạng thái người không bận lòng vì sự lo gìn giữ chỗ ở.
4. Catuddisatà: trạng thái người đi đến 4 phương được, không có sự trở ngại, vì khỏi lo sợ không có chỗ ngủ.
5. Appicchatàdinam anulomavuttità: Trạng thái người có sự hành vừa theo các đức tánh, nhất là không tham hay ít tham.
Ấy là 5 quả báo trong đầu đà này mà Tỳ-khưu thọ trì được chín chắn.
KẾT LUẬN TRONG ÐẦU ÐÀ NGỤ TRONG KHOẢNG TRỐNG.
Anagàriyabhàvassa anurùpe adullabhe tàràmani vìtanamhi candadi pappabhàsite abbhotàse vasam bhikkhu migabhutena cetasà thinamiddham vinodetvà bhanamàràmatam sito pavivekarasassàdam nacirasseva vidatiyasmà tasmàhisappanno obhokàse ratosiyà.
Nghĩa là: Hành giả không gìn giữ chỗ ở, ví như thú rừng hằng nương theo trạng thái vui thích trong phép thiền định, tìm kiếm chỗ ngụ trong khoảng trống, là nơi vừa cho hàng xuất gia, lấy các ngôi sao làm trần, có ẩn dạng ngọc mã não, lấy mặt trăng làm đèn để soi sáng, có thể dứt trừ sự lười biếng trong thân tâm và không bao lâu sẽ được hưởng điều vui thích trong hương vị của pháp yên lặng.
Cho nên hành giả là người có trí tuệ nên ưa thích khoảng trống như thế.
XI- CÁCH THỌ TRÌ TRONG ÐẦU ÐÀ THƯỜNG NGỤ NƠI MỘ ÐỊA(Sosànikanga).
Trong đầu đà này cũng có 2 cách thọ.
1) Tôi xin ngăn chỗ không có mồ mã (sasusànam patikkhipàmi).
2) Tôi xin thọ trì chi của Tỳ-khưu là người thường có phẩm cách thường nương trong nơi mộ địa (Sosànikangam samàdiyàmi).
Trong 2 cách ấy muốn thọ theo cách nào tuỳ ý.
Nơi thiêu người hoặc chôn tử thi đầu đà là họ còn đương thiêu hoặc chôn thường ngày hay là đã bỏ từ 12 năm rồi, cũng gọi là mộ địa. Những nơi nào họ nói là mộ địa mà chưa từng thiêu hoặc chôn tử thi, không gọi là mộ địa được.
Thật vậy, Tỳ-khưu ngụ trong mộ địa không nên bảo người làm chỗ đi kinh hành, chỗ để giường chõng, không nên chứa nước uống, tắm, rửa hoặc dạy người học kinh luật. Vì đầu đà này trọng lắm, cần phải ngừa sự rủ ro. phải trình cho vị trưởng lão trong chùa và các viên chức trong làng, tổng hay trước, rồi mới được phép vào ngụ, không nên dễ duôi. Khi đi vào, phải theo đường lộ, đến khi đi kinh hành phải iếc mắt xem chỗ thiêu hoặc chôn tử thi. Ban ngày nên phân biện cho rồi chỗ có cây, đá, gốc cây. Nếu có phi nhơn [*] kêu la trong ban đêm, không nên dùng vật chi để đánh, đập, đuổi xô đâu. Cần đi đến mộ địa mỗi ngày, nếu đi vào nơi ấy lúc nữa đêm, khuya rồi trở về cũng được. Không nên ăn mè, bột trộn, với đậu rajamàsa, cá, thịt, hoặc bánh trộn với sữa tươi, dầu và đường mía, là vật vừa miệng của hành phi nhơn. Chẳng nên đi vào đình, miếu cất trong nơi ấy.
[*] phi nhơn là ngạ quỉ mà người thường gọi là chư vị.
Tỳ-khưu hành đầu đà này có 3 bậc:
– Bậc thượng: nên ở trong nơi nào mà họ thường chôn tử thi hoặc thường đến chôn ấy mà than khóc
– Bậc trung: nơi nào thường chôn hoặc thiêu tử thi cũng ở được.
– Bậc hạ: nơi nào có chôn hoặc thiêu tử thi một đôi lần, cũng ở được
Ba bậc này nếu lúc canh 5 (là canh chót, ít hơn hết) mà chẳng vào ở nơi mồ mã gọi là phá phép đầu đà mà mình đã nguyện giữ.
10 quả báo trong Sosànikanga:
- Maranassatipatilàbho: phương pháp đắc phép niệm sự chết do được thường thấy tử thi.
2. Appamadavihàratà: trạng thái người không dễ duôi, nhờ cách đắc phép niệm về sự chết.
3. Asubhanimittàdhigamo: phương pháp tham thiền thấy cảnh tử thi, do được xem tử thi bỏ trong mộ địa
4. Kàmaràgavinodanam: cách dứt giảm tình dục về sự tham thiền thấy cảnh tử thi ấy.
5. Abhinham kàyasabhàvadassanam: cách thường thấy trạng thái của thân thể không sạch.
6. Samvegabahulatà: trạng thái người có nhiều sự cảm sợ (samvega) do đắc phép niệm về sự chết.
7. Àrogyamadàdippahànam:: cách dừt bỏ sự say mê, do được thấy người bịnh trong nơi ấy.
8. Bhayabheravasahanatà: trạng thái người kiên nhẫn trong điều kinh sợ đáng ghê gớm vì quen gặp cảnh đáng ghê tởm.
9. Amanussànam garubhàvaniyatà: trạng thái người có phẩm cách đáng cho phi nhơn tôn trọng và ngợi khen.
10. Appicchatàdinam anulomavuttità: trạng thái người có sự hành vừa theo các đức tánh, nhất là không tham hay là ít tham.
Ấy là 10 quả báu trong đầu đà này mà Tỳ-khưu thọ trì được chín chắn
KẾT LUẬN TRONG ÐÀU ÐÀ THƯỜNG NGỤ TRONG NƠI MỘ ÐỊA
Sosànikanhimaranànusa-dippabhàvà niddàga tampi phusanti pamàdadosà sampassato cakunapàni bahùni tassa kàmànurà gavasagampi nahoti cittam sam vegameti vipulam namadam upeti sammàatho ghatati nibbutimesamàno sosànikangamitineka gunàvahattà nibbànaninnahadayena nisevitabbam.
Nghĩa là: Tỳ-khưu là người ngụ trong mộ địa, dầu muốn ngủ trong nơi ấy cũng trái lẽ, vì không bị các sự dễ duôi tiếp xúc do thắng lực của phép thiền định về sự chết đã đắc trong nơi ấy. Chẳng phải có thế thôi, tâm của Tỳ-khưu ấy khi đã thường thấy tử thi thì không sao bị tình dục lôi cuốn mà chỉ có nhiều Samvega (dịch là “cảm sợ”) không say mê.
Cho nên hành giả mong đạt đến Niết bàn là nơi dứt khổ, phải tinh tấn hành đầu đà này, nhờ tâm chơn chánh xu hướng về phép đầu đà thường ngụ trong mộ địa là pháp đem đến rất nhiều đức tánh như đã có giải.
XII- CÁCH THỌ TRÌ TRONG ÐÀU ÐÀ THƯỜNG Ở TRONG CHỖ TĂNG ÐÃ CHO ÐẦU TIÊN KHÔNG DỜI ÐỔI (Yathàsanthatikanga)
Trong đầu đà này cũng có 2 cách thọ.
1) Tôi xin ngăn sự chọn lựa chỗ ở (senàsanalolupam patikkhipàmi).
2) Tôi xin thọ trì chi của Tỳ-khưu là người thường có phẩm cách thường ở trong chỗ mà Tăng cho đầu tiên, không dời đổi (yathàsathatikangam samàdiyàmi).
Trong 2 cách ấy muốn thọ theo cách nào tuỳ ý.
Hành giả thọ đầu đà này, nếu Tỳ-khưu thế mặt Tăng cho chỗ ở đầu tiên thế nào, thì phải vui thích chỗ ở ấy thôi, không được tìm hỏi, hoặc đi lựa chỗ ở nào khác.
Tỳ-khưu hành đầu đà này có 3 bậc:
– Bậc thượng: chẳng nên hỏi thăm chỗ ở của mình xa hay gần, hoặc có ma quỷ phá quấy haychăng? Giáo hội định chỗ nào phảỉ ở nơi ấy.
– Bậc trung: được phép hỏi, nên chẳng nên đi xem chỗ ở theo ý mình.
– Bậc hạ: được phép hỏi và đi xem chỗ ở, nếu không vừa ý cũng không nên xin đổi chỗ.
Ba bậc này, nếu phát lòng ham muốn cũng chỗ ở theo mình, gọi là phá phép đầu đà mà mình đã nguyện giữ.
Ðầu đà này có 6 quả báo:
- Ovàdakaranam: được gọi là hành theo lời dạy của đức Thế Tôn. Ngài có giải rằng: Chỗ ở mà mình đã được rồi, thì mình phải nên vui thích theo chỗ ấy, không nên dời đổi như thế
2. Sabramacàrìhitesità: trạng thái người tìm lợi ích cho hàng phạm hạnh cùng nhau, là nhường chỗ ở khác cho vị khác.
3. Hìnapanìtavikappariccàgo: cách dứt bỏ sự phân biện, thấp hèn hay là cao sang.
4. Anurodhavirodhappahànam: phương pháp dứt bỏ sự vừa lòng và điều trái ý được.
5. Atricchatàyadvàrapidahanam: cách cấm ngăn sự ham muốn đã qua. [*]
6. Appicchatàdinam anulomavuttità: arạng thái người có cách hành vừa theo các đức tánh nhất là không tham hay là ít tham.
[*] là sự ham muốn thái quá đã qua rồi như là được một rồi còn mong được một nữa
Ấy là 6 quả báo trong đầu đà thường ở chỗ mà tăng già đã cho mà Tỳ-khưu thọ trì được chín chắm.
KẾT LUẬN TRONG ÐẦU ÐÀ THƯỜNG NGỤ TRONG CHỖ TĂNG ÐÃ CHỈ CHO ÐẦU TIÊN KHÔNG DỜI ÐỔI.
Yam laddham tena santuttho yathàsan thatiko yati nibbikappo sukkham seti seti tina santhara kesupi naso rajjàti setthamhi hìnam laddhà na kuppati tasmà ariyatàcannam mun ipunga vavannitam anuyrujetha medhàvì yathàsantaràmatam.
Nghĩa là: hành giả có sự tri túc trong chỗ ở, được sao ở vậy, là người ngụ chỗ mà Tăng cho, không tìm ở chỗ cao sang, thì hằng ngủ được an vui, dầu là nằm trên chiếu cỏ. Người không vui thích trong chỗ quí trọng, dầu được chỗ thấp hèn cũng chẳng bất bình hờn giận, mới đáng gọi là người tiếp độ các hàng phạm hạnh mới xuất gia cho được điều lợi ích.
Bởi cớ ấy, bậc trí tuệ nên có lòng vui thích trong chỗ ở mà Tăng đã cho, là cổ lệ của hàng thánh nhơn, mà đức Phật đã thường khen ngợi.
XIII- CÁCH THỌ TRÌ TRONG ÐẦU ÐÀ NGĂN OAI NGHI NẰM ( Nesajjikanga)
Trong đầu đà này cũng có 2 cách thọ:
1) Tôi xin ngăn oai nghi nằm (seyyam patikkhipàmi).
2) Tôi xin thọ trì chi của Tỳ-khưu là người có phẩm cách ngăn oai nghi nằm (nesajjikangam samàdiyàmi).
Trong 2 cách ấy muốn thọ theo cách nào tuỳ ý.
Tỳ-khưu đã nguyện hành đầu đà này rồi ban đêm, trong canh 3 đi kinh hành trọn một canh cũng được, nhưng không nên nằm [*].
[*] phương pháp niệm tất cả đề mục thiền định đều dùng oai nghi ngồi, nếu hành đầu đà này, để tham thiền được vừa ý.
Tỳ-khưu hành đầu đà này có 3 bậc:
– Bậc thượng: dầu dựa mình vào đâu cũng chẳng được.
– Bậc trung: Được phép dựa.
– Bậc hạ: Nếu dùng giường ghế theo luật định cũng được (trừ ra không nên nằm).
Ba bậc này nếu nằm trước mặt trời mọc, gọi là phá phép đầu đà mà mình nguyện giữ.
Quả báo đầu đà Nesajjikànga (đầu tiên ngăn oai nghi nằm) – Ðầu đà này có 5 quả báo:
- Catasovinibandhassa upacchedanam: Phương pháp nhất là dứt trừ cái tâm đã quen thỏa thích trong sự mê ngủ.
2. Sabbakammatthànànayogasappàyatà: trạng thái của oai nghi được sự an vui đến phẩm cách tinh tấn trong cách thiền định .
3. Pàsadikairiyàpathatà: trạng thái người có oai nghi đem sự tín ngưỡng đến nhiều người.
4. Viriyàrambhànukulatà: trạng thái vừa đến người có chi tinh tấn.
5. Sammàpatipattiyàsamupabrùhanam: phẩm cách phát sanh sự tu hành chơn chánh.
KẾT LUẬN TRONG ÐẦU ÐÀ NGĂN OAI NGHI NẰM
Àbhuyitvàna pallankam panidhaya ujumtanum nisìdànto vikampeti màrassa hàdayam yati sèyyasukham middhasukham hitvà àraddhaviriyo nisajjà bhirato bhikkhu sabhayanto tapovanam niràmisam pìtisukham yasmà samodhigacchati tasmà samanuyunjeyya dhìro nesajjikam vatam.
Nghĩa là: Hành giả ngồi bán già, thân hình cho ngay thẳng, có thể làm cho tâm của Ma Vương phải rung động. Tỳ Khưu là người có tâm tinh tấn dứt bỏ cách nằm và ngủ cho vui sướng, chỉ ưa thích trong oai nghi ngồi, làm cho rừng, tức là tapadhamma [1] được soi sáng rõ ràng, hằng được phỉ dạ [2] vừa lòng không có amisa [3].
[1] tapadhamma: pháp thiêu đốt các phiền não
[2] phỉ dạ (piti) là nhờ thỏa thích trong khi tham thiền mà được no lòng
[3] Chú giải: “vừa lòng không có amisa” là vừa lòng thỏa thích không nương theo ngũ dục và đẹp ý trong sự xuất gia
Bởi cớ ấy bậc có trí tuệ nên giữ gìn phép đầu đà Nesajjika này cho được chín chắn.
GIẢI VỀ SỰ ÐOÁN XÉT CHUNG TRONG 13 ÐẦU ÐÀ (Sanàsavinicchayakathà)
Mười ba đầu đà này nói tóm lại chỉ có tám phần: 3 phần chánh và 5 phần không chung lộn; tóm lại nữa còn 4 phần:
1) 2 đầu đà nương theo ca-sa ( cìvarapatisamyutta).
2) 5 đầu đà nương theo sự khất thực ( pindapàtapatisamyutta).
3) 5 đầu đà nương theo chỗ ở ( senàsanapatisamyutta).
4) 1 đầu đà nương theo sự tinh tấn ( viriyapatisamyutta).
tóm lại nữa có 2 phần :
1) Ðầu đà nào, hành giả đã thọ rồi, mà thiền định được tiến hóa thì phải thọ.
2) Đầu đà nào hành giả phải thọ mà thiền định không phát sanh thì không nên thọ.
Nhưng đầu đà nào mà hành giả không thọ hoặc đã thọ mà thiền định vẫn được tiến hóa không tiêu hoại, cũng gọi là thọ, là phải thọ để làm khuôn mẫu cho kẻ hậu lai; hoặc đầu đà nào mà hành giả thọ hay không thọ mà thiền định vẫn không phát sanh cũng gọi là thọ, là phải thọ như thường để làm gương đến người hậu tấn.
Tóm lại nữa, chỉ còn một, là nơi nói về tác ý thọ trì cả 13 đầu đà ấy.
Hỏi: – Chia đầu đà ra làm 3 phần chánh và 5 phần không chung lộn ấy như thế nào ?
Đáp: – 1. Sapadànacàrikanga, 2. Ekàsanikanga, 3. Abbokàsikanga, cả ba đầu đà ấy gọi là đầu đà chánh. Nghĩa là: Khi đã thọ sapadànacàrikanga rồi thọ luôn pindapàtikanga cũng được, nếu đã thọ ekàsanikanga rồi thọ luôn pattapindikanga và khalupacchàbhattikanga cũng được, nếu đã thọ khalupacchàbhattikanga cũng được, nếu đã thọ abbokàsikanga rồi không lẽ không thọ rukkhamùlikanga, yâthàsanthatikanga nữa thế nào được.
Àrannikanga, pamsukùkikanga, tecìvarikanga, nesajjikanga, sosànikanga, cả 5 đầu đà ấy gọi là 5 đầu đà không chung lộn nhau, vì không mường tượng với đầu đà khác.
Hỏi: – Chỗ nói tóm lại, còn 4 phần ấy như thế nào ?
Đáp: – Pamsukùlikanga, tecìvarikanga – cả hai đầu đà này gọi là nương theo ca-sa vì dính dấp cùng nhau trong cách dùng ca-sa.
Pindapàtikanga, sapadànacàrikanga, ekàsanikanga, pattapindikanga, khalupacchàbhattikanga, cả 5 đầu đà này gọi là nương theo thọ thực vì dính dấp cùng trong cách thọ thực.
Àrannikanga rukhamùlikanga, abbhokàsikanga, sosànikanga, yathàsanthatikanga, cả 5 đầu đà này gọi là nương theo chỗ ở vì có sự dính dấp cùng nhau trong chỗ ở.
Nesajjikanga gọi là nương theo tinh tấn vì dính dấp cùng nhau trong sự tinh tấn.
Hỏi: – Chỗ nói tóm lại, còn 2 phần ấy như thế nào ?
Đáp: – 12 đầu đà trên gọi là nương theo vật dụng. một đầu đà Nesajjikanga sau cuối cùng gọi là nương theo tinh tấn.
GIẢI VỀ PHÂN PHÁT ÐẦU ÐÀ (Byàssavinicchayakathà)
– Tỳ Khưu nên thọ trì cả 13 đầu đà.
– Tỳ Khưu ni chỉ nên thọ trì 8 đầu đà ( vì khó giữ).
– Sa-di không có luật buộc phải adhitthàna tam y, rút tecìvatikanga ra chỉ còn 12 đầu đà.
– Sikkhamànà và Sa-di ni không bị buộc phải adhitthàna tam y như sadi và phận sự phụ nữ như Tỳ Khưu ni nên bỏ àrannikanga, khalupacchàbhattikanga, abbhokàsikanga, rukkhamùlikanga sosànikanga, tecìvarikanga ra còn lại 7 đầu đà.
Cận sự nam và cận sự nữ [*] nên thọ trì 2 đầu đà là ekàsanikanga và pattapindikanga.
[*] cận sự nam và cận sự nữ là người nam hoặc người nữ đem cả thân tâm lo cho Tam bảo hết lòng hành theo giáo pháp của đức Phật.
-ooOoo-