Tứ Thanh Tịnh Giới Phần I – Giới Bổn Pātimokkha Của Tỳ Khưu – Phần Kể Ra Về Ưng Đối Trị I

Giới bổn pātimokkha của tỳ khưu

Phần kể ra về ưng đối trị

Ime kho pan’āyasmanto dvenavuti pācittiyā dhammā uddesaṃ āgacchanti.

  1. Sampajāna musāvāde pācittiyaṃ.
  2. Omasavāde pācittiyaṃ.
  3. Bhikkhu pesuññe pācittiyaṃ.
  4. Yo pana bhikkhu anupasampannaṃ padaso dhammaṃ vāceyya pācittiyaṃ.
  5. Yo pana bhikkhu anupasampannena uttari dvirattatirattaṃ saha seyyaṃ kappeyya, pācittiyaṃ.

Vị tỳ khưu biết mình nói láo, phạm ưng đối trị.

Vị tỳ khưu chửi mắng vị khác, phạm ưng đối trị.

Vị tỳ khưu nói đâm thọc với vị tỳ khưu, phạm ưng đối trị.

Vị tỳ khưu nào dạy kệ cho người chưa thọ cụ túc giới, phạm ưng đối trị (dạy và đọc chung một lượt).

Vị tỳ khưu nào, ngủ chung với người chưa thọ cụ túc giới, quá hai ba đêm, phạm ưng đối trị.

  1. Yo pana bhikkhu mātugāmena saba seyyaṃ kappeyya, pācittiyaṃ.
  2. Yo pana bhikkhu mātugāmassa uttari chappañca vācāhi dhammaṃ deseyya, aññatra viññunā purisa viggahena, pācittiyaṃ.
  3. Yo pana  bhikkhu  anupasampannassa uttarimanussadhammaṃ āroceyya, bhūtasmiṃ, pācittiyaṃ.
  4. Yo pana bhikkhu bhikkhussa duṭṭhullaṃ āpattiṃ anupasampannassa āroceyya, aññatra bhikkhu sammatiyā, pācittiyaṃ.
  5. Yo pana bhikkhu paṭhaviṃ khaṇeyya vā khanāpeyya vā, pācittiyaṃ.

(Musāvāda vaggo paṭhamo)

Vị tỳ khưu nào, ngủ chung (một nhà) với phụ nữ, phạm ưng đối trị.

Vị tỳ khưu nào, nói pháp cho phụ nữ quá 5, 6 tiếng phạm ưng đối trị; trừ ra có người nam biết rõ (cùng nghe).

Vị tỳ khưu nào, khoe đạo cao nhơn mà mình có thật, đến người chưa thọ cụ túc giới, phạm ưng đối trị.

Vị tỳ khưu nào, nói tội xấu của vị tỳ khưu cho người chưa thọ cụ túc giới nghe, phạm ưng đối trị, trừ ra vị nào mà chư tăng đã cho phép nói.

Vị tỳ khưu nào, đào đất, hoặc biểu kẻ khác đào, phạm ưng đối trị.

(Dứt phần về loại vọng ngữ)

  1. Bhutagāma pātabyatāya pācittiyaṃ.
  2. Aññavādake vihesake pācittiyaṃ.
  3. Ujjhāpanake khīyanake pācittiyaṃ.
  4. Yo pana bhikkhu saṅghikam mañcaṃ vā pīthaṃ vā bhisiṃ vā kocchaṃ vā ajjh’okāse santharitvā vā santharāpetvā vā, taṃ pakkamanto n’eva uddhareyya na uddharāpeyya anāpucchaṃ vāgaccheyya pācittiyaṃ.
  5. Yo pana bhikkhu saṅghike vihāre seyyaṃ santharitvā vā santharāpetvā vā, taṃ pakkamanto n’eva uddhareyya na uddharāpeyya anāpucchaṃ vā gaccheyya, pācittiyaṃ.

Vị tỳ khưu nào, làm cho loại thảo mộc (còn sống) hư hoại, phạm ưng đối trị.

Vị tỳ khưu nói tráo trở, làm cho chư tăng khó lòng, phạm ưng đối trị.

Vị tỳ khưu biểu vị khác nói xấu các vị tỳ khưu khác hoặc tự mình mắng nhiếc các vị khác, phạm ưng đối trị.

Vị tỳ khưu nào, tự mình hoặc sai người khác, trải dọn giường, ghế, nệm, bàn của chư tăng, ngoài trống, khi đi khỏi nơi ấy, tự mình không đem cất hoặc bảo kẻ khác dẹp đem cất các vật ấy, hoặc cũng không có ý nhắn gởi ai dẹp dùm, tự nhiên đi khởi nơi ấy, phạm ưng đối trị.

Vị tỳ khưu nào trải hoặc sai kẻ khác trải đồ nằm trong chỗ ở của chư tăng. Khi ra đi khỏi không dọn dẹp lại, hoặc không biểu ai dọn dẹp lại chỗ ấy, hay là không nhắn lại biểu ai dẹp; tự nhiên ra đi, phạm ưng đối trị.

    16. Yo pana  bhikkhu  saṅghike  vihāre jānaṃ pubb’ūpagataṃ bhikkhuṃ anuppakhajja seyyaṃ kappeyya: yassa sambādho bhavissati, so pakkamissatīti, etad’eva pacayaṃ karitvā anaññaṃ, pācittiyaṃ.

    17. Yo pana bhikkhu bhikkhuṃ kupito anattamano saṅghikā vihārā nikkaḍḍheyya vā nikkaḍḍhāreyya vā, pācittiyaṃ.

    18. Yo pana  bhikkhu  saṅghike  vihāre uparivehāsakuṭiyā āhaccapādakaṃ mañcaṃ vā pīthaṃ vā abhinisīdeyya vā abhinipajjeyya vā, pācittiyaṃ.

    19. Mahallakaṃ pana bhikkhunā vihāraṃkārayamānenayāvadvārakosā aggalaṭṭhapanāyaālokasandhiparikam māya, dvitticchadanassa pariyāyaṃ appharite ṭhitena adhiṭṭhatabbaṃ, tato ce uttariṃ appaharitepi ṭhito adhiṭṭhaheyya, pācittiyaṃ.

  1. Yo pana bhikkhu jānaṃ sappāṇakam udakaṃ tinaṃ vā mattikaṃ vā siñceyya vā siñcāpeyya vā, pācittiyaṃ.

(Bhūtagāma vaggo dutiyo)

Vị tỳ khưu nào khi biết rõ trong chỗ ở của chư tăng đã có vị khác vào ở trước, lại xen vào trải chỗ ngủ và nghĩ rằng: vị tỳ khưu nào có bực tức thì đi ra khỏi chỗ này đi, chỉ có làm cho bực tức là nguyên nhân, chớ không có chuyện chi khác, phạm ưng đối trị.

Vị tỳ khưu nào, sân hận, bất bình vị khác, kéo lôi ra, hoặc biểu kẻ khác kéo lôi ra khỏi chỗ ngụ của chư tăng, phạm ưng đối trị.

Vị tỳ khưu nào, ngồi hoặc nằm trên giường, ghế mà người ta mới ráp tạm vào, ở trên gác (lầu) tịnh thất của chư tăng, phạm ưng đối trị.

Khi vị tỳ khưu cho người làm tịnh thất lớn (có thí chủ cất cho), phải đứng (để sơn phết thường thường) trong khoảng lối…một hắc tay chung quanh cánh cửa cái và cánh cửa sổ, là chỗ để cần dùng mở cửa, sơn phết, vẻ vời cách cửa sổ. Còn mái nhà thì phải đứng nơi chỗ trống không có ruộng rẫy chi mà lợp và chỉ lợp được lối 2, 3 lới thôi; nếu lợp quá số nhất định, dầu đứng nơi trống trải cũng phạm ưng đối trị.

Vị tỳ khưu nào, khi biết trong nước có con lăng quăng, tự mình tưới hoặc biểu kẻ khác tưới cây cỏ hay là đất, phạm ưng đối trị.(Dứt phần thứ nhì thuộc về loại thảo mộc)

  1. Yo pana bhikkhu asammato bhikkhuniyo ovadeyya, pācittiyaṃ.
  2. Sammatopi ce bhikkhu, aṭṭhaṅgate suriye, bhikkhuniyo ovadeyya, pācittiyaṃ.
  3. Yo pana bhikkhu bhikkhun’ūpassayaṃ upasaṅ kamitvā bhikkhuniyo ovadeyya, aññatra samayā, pācittiyaṃ. Tatth’āyaṃ samayo: gilāmā hoti bhikkhunī, āyaṃ tattha samayo.
  4. Yo pana  bhikkhu  evaṃ  vadeyya: āmisahetu bhikkhū bhikkhuniyo ovadantīti, pācittiyaṃ.
  5. Yo pana bhikkhu aññātikāya bhikkhuniya cīvaraṃ dadeyya, aññatra pārivattakā, pācittiyaṃ.

Vị tỳ khưu nào, chư tăng không cho phép, mà đi dạy các tỳ khưu ni, phạm ưng đối trị.

Vị tỳ khưu nào chư tăng đã cho phép rồi, khi mặt trời đã lặn mà còn dạy đạo cho các vị tỳ khưu ni, phạm ưng đối trị.

Vị tỳ khưu nào vào tận nơi chỗ ở của tỳ khưu ni mà dạy đạo, phạm ưng đối trị. Trừ ra có trường hợp. Trường hợp trong điều học này là: Tỳ khưu ni khi có bịnh; đây là trường hợp trong điều học này vậy.

Vị tỳ khưu nào nói như vầy: Các vị tỳ khưu dạy đạo cho bọn tỳ khưu ni, vì muốn được lợi lộc, phạm ưng đối trị.

Vị tỳ khưu nào, cho y đến tỳ khưu ni không phải là thân quyến, phạm ưng đối trị, trừ ra đổi y với nhau.

    26. Yo pana bhikkhu aññātikāya bhikkhuniyā cīvaraṃ sibbeyya vā sibbāpeyya vā pācittiyaṃ.

27. Yo pana bhikkhu bhikkhuniyā saddhiṃ saṃvidhāya ekaddhāna maggaṃ paṭipajjeyya, antamaso gāmantarampi, aññatra samayā, pācittiyaṃ. Tatth’āyaṃ samayo: Satthagamanīyo hoti maggo, sāsaṅkasammato, sappaṭibhayo ayaṃ tattha samayo.

28. Yo pana bhikkhu bhikkhuniyā saddiṃ saṃvidhāya ekanāvaṃ abhirūheyya, uddhaṅgāminiṃ vā adhogāminiṃ vā, aññatra tiriyantaraṇāya, pācittiyaṃ.

29. Yo pana bhikkhu bhikkhuniyā saddiṃ saṃvidhāya ekanāvaṃ abhirūheyya, uddhaṅgāminiṃ vā adhogāminiṃ vā, aññatra tiriyantaraṇāya, pācittiyaṃ.

30. Yo pana bhikkhu bhikkhuniyā saddhiṃ eko ekāya raho nisajjaṃ kappeyya, pācittiyaṃ. (Ovādavaggo tatiyo)

Vị tỳ khưu nào, may y hoặc biểu kẻ khác may y cho tỳ khưu ni, không phải là thân quyến, phạm ưng đối trị.

Vị tỳ khưu nào rủ tỳ khưu ni đi cùng đi chung đường xa, dầu cho đi trong một khoảng xóm, cũng phạm ưng đối trị, trừ ra có trường hợp. Trường hợp trong điều học này là: 1) đường nào mà cần phải đi cho có bọn; 2) đường mà có sự nghi ngờ (tai hại); 3)đường mà có sự kinh sợ rõ rệt. Ðây là trường hợp trong điều học này.

Vị tỳ khưu nào, rủ tỳ khưu ni cùng đi chung một chiếc thuyền, đi xuôi nước hoặc ngược nước, phạm ưng đối trị, trừ ra đi ngang sông.

Vị tỳ khưu nào, biết rõ, vật thực do tỳ khưu ni sắp đặt mà thọ thực, phạm ưng đối trị, trừ ra vật thực mà người thế họ sắp đặt trước.

Vị tỳ khưu nào, ngồi nơi thanh vắng một mình với tỳ khưu ni phạm ưng đối trị. (Dứt phần ba về cách dạy đạo)

31. Agilānena bhikkhunā eko āvasathapiṇdo bhiñjitabbo, tato ce uttariṃ bhuñjeyya, pācittiyaṃ.

  1. Gaṇabhojaneaññatrāsamayā, pācittiyaṃ. Tatth’āyaṃ samayo: gilānasamayo, cīvaradānasamayo, cīvarakārasamayo, addhānagamanasamayo nāvābhirūhaṇasamayo, mahāsamayo, samaṇabhatta samayo; ayaṃ tattha samayo.
  2. Paramparabhojane aññatra samayā, pācittiyaṃ. Tatth’āyaṃ  samayo: gilānasamayo cīvaradānasamayo cīvarakārasamayo; ayaṃ tattha samayo.
  3. Bhikkhuṃ pan’eva kulaṃ upagataṃ pūvehi vā manthehi vā abhihaṭṭhum pavāreyya. Akaṅkhamānena bhikkhunā dvittipattapūrā paṭiggahetabbā. Tato ce uttariṃ paṭiggaṇheyya, pācittiyaṃ. Dvittipattapūre paṭiggahetvā tato niharitvā bhikkhūhi saddhiṃ saṃvibhajitabbaṃ, ayaṃ tattha sāmīci.
  4. Yo pana bhikkhu bhuttāvī pavārito anatirittaṃ khādanīyaṃ vā bhojanīyaṃ vā khādeyya vā bhuñjeyya vā, pācittiyaṃ.
  5. Yo pana bhikkhu bhikkhuṃ bhuttāvim pāvaritaṃ anatirittena khādanīyena vā bhojanīyena vā abhihaṭṭuṃ pavāreyya: handa bhikkhu khāda vā bhuñja vāti, jānaṃ āsādanāpekkho, bhuttasmiṃ pācittiyaṃ.
  6. Yo pana bhikkhu vikāle khādanīyam vā bhojanīyaṃ vā khādeyya vā bhuñjeyya vā, pācittiyaṃ.
  7. Yo pana bhikkhu sannidhikārakaṃ khādanīyaṃ vā bhojanīyaṃ vā khādeyya vā bhuñjeyya vā, pācittiyaṃ.
  8. Yāni kho pana tāni paṇītabhojanāni sayyathīdaṃ: sappi, navanītaṃ, telaṃ, madhu, phānitaṃ, maccho, maṃsaṃ kīraṃ, dadhi. Yo panna bhikkhu evarūpāni paṇītabhojanāni agilāno atthāya viññāpetvā, bhuñjeyya pācittiyaṃ.
  9. Yo pana bhikkhu adinnaṃ mukhadvāraṃ āhāram āhareyya, aññatra udakadantapoṇā; pācittiyaṃ.(Bhojanavaggo catuttho)

Vị tỳ khưu vô bịnh chỉ được phép thọ thực nơi phước xá1 trong một lần, nếu thọ hơn số ấy, phạm ưng đối trị.

Vị tỳ khưu thọ “Vật thực mà người thỉnh nói tên vật thực ấy ra” từ 4 vị trở lên, phạm ưng đối trị, trừ ra có trường hợp. Trường hợp trong điều học này là: Khi có bịnh, trong hạn kỳ lễ Kaṭhina, lúc may y của lễ Kaṭhina, lúc đi đường xa, lúc đi ghe thuyền, lúc chư tăng cu hội nhiều quá số. Ðây là những trường hợp trong điều học này vậy.

Vị tỳ khưu thọ thực của thí chủ thỉnh sau người khác, phạm ưng đối trị, trừ ra có trường hợp. Trường hợp trong điều học này là: lúc có bịnh, trong hạng kỳ lễ Kaṭhina, trong lúc may y Kaṭhina. Ðây là trường hợp trong điều học này.

Vị tỳ khưu đi đến nhà người, nếu có thí chủ yêu cầu lấy bát bánh mới (thứ ăn liền) bánh để dành lâu được, vị tỳ khưu vui thích chỉ được phép lãnh lối 2, 3 bình bát. Nếu thọ lãnh quá số ấy, phạm ưng đối trị. Vị tỳ khưu nào thọ lãnh bánh ấy, đúng số 2, 3 bát rồi phải đem bánh ấy chia cho các vị tỳ khưu khác. Sự phải chia bánh ấy là cách thực hành tốt đẹp trong điều học này.

Vị tỳ khưu nào, thọ thực xong cho đến khi ngăn cản không thọ lãnh nữa (khi đi khỏi nơi ấy) lại thọ thêm vật thực cứng, vật thực mềm sái luật, phạm ưng đối trị.

Vị tỳ khưu nào đem vật thực cứng hoặc mềm sái luật, đến buộc vị tỳ khưu khác, đã thọ thực xong và ngăn cản vật thực, phải ăn nữa và nói rằng: “Này đạo hữu, ông nhai, ăn đi”. Nếu biết rõ và cố ý để cáo lỗi, khi vị kia ăn thì vị biểu ăn ấy phạm ưng đối trị.

Vị tỳ khưu nào, nhai ăn vật thực cứng hoặc mềm trong lúc sái giờ,1 phạm ưng đối trị.

Vị tỳ khưu nào, cắn nhai, hoặc ăn vật thực cứng hoặc mềm, mà tự mình cất giữ cách đêm, phạm ưng đối trị.

Vật thực quí nào như là: bơ đặc, bơ tươi, dầu, mật ong, đường, cá, thịt, sữa tươi, sữa chua. Vị tỳ khưu nào vô bịnh, xin vật thực quí giá ấy, để cho mình thọ thực, thì phạm ưng đối trị.

Vị tỳ khưu nào, thọ vật thực vào miệng mà không có người dâng (đến tay cho) phạm ưng đối trị, trừ ra nước mát và tăm xỉa răng.

(Dứt phần thứ tư về loại vật thực)

 

 

 

Các bài viết trong sách

Trả lời

Từ điển
Youtube
Live Stream
Tải app